Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

cảm quan hiện thực trong chuyện cũ hà nội của tô hoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.5 KB, 107 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




ĐỖ THỊ HỒNG VÂN



CẢM QUAN HIỆN THỰC
TRONG CHUYỆN CŨ HÀ NỘI CỦA TÔ HOÀI




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN




Thái Nguyên - Năm 2013






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



ĐỖ THỊ HỒNG VÂN


CẢM QUAN HIỆN THỰC
TRONG CHUYỆN CŨ HÀ NỘI CỦA TÔ HOÀI

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60220121


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Mai Thị Nhung






Thái Nguyên - Năm 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Mai Thị Nhung.
Nội dung đề tài nghiên cứu của luận văn chưa được ai công bố trong
bất kì công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013
Tác giả luận văn



Đỗ Thị Hồng Vân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 14
CHƢƠNG 1. NHÀ VĂN TÔ HOÀI VÀ NHỮNG YẾU TỐ TẠO NÊN
CẢM QUAN HIỆN THỰC CỦA TÁC GIẢ 14
1.1. Nhà văn Tô Hoài 14
1.2. Những yếu tố tạo nên cảm quan hiện thực của Tô Hoài 18
1.2.1. Khái niệm cảm quan hiện thực 18
1.2.2. Những phương diện thể hiện cảm quan hiện thực của Tô Hoài 19
1.2.2.1. Cảm quan nhân bản đời thường về con người 19
1.2.2.2. Cảm quan về xã hội qua cảnh sinh hoạt, phong tục 23

1.2.2.3. Cảm quan sinh hoạt phong tục về loài vật 25
1.2.2.4. Cảm quan thiên nhiên bình dị mang màu sắc tự nhiên,
khách quan 27
1.3. Những yếu tố tạo nên cảm quan hiện thực về Hà Nội trong hành
trình sáng tạo của Tô Hoài 29
1.3.1. Tình yêu Hà Nội cháy bỏng và mãnh liệt 29
1.3.2. Nhãn quan phong tục đặc biệt 33
CHƯƠNG 2 CẢM QUAN VỀ XÃ HỘI, CON NGƯỜI VÀ PHONG TỤC
TRONG CHUYỆN CŨ HÀ NỘI CỦA TÔ HOÀI 39
2.1. Cảm quan về xã hội 39
2.1.1. Hà Nội với những nét sinh hoạt văn hoá truyền thống 39
2.1.2. Hà Nội trong sự phồn tạp của nhiều giá trị văn hóa 42
2.2. Cảm quan về con ngƣời 43
2.2.1. Con người Hà Nội trong nét đẹp văn hoá truyền thống 43
2.2.2. Con người đời thường với những tính cách và số phận đa đoan 47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2.2.2.1. Khám phá con người Hà Nội từ cảm quan hiện thực đời
thường, phát hiện những tính cách đa dạng… 47
2.2.2.2. Những số phận đa đoan 50
2.3. Cảm quan về phong tục trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài 57
2.3.1. Hà Nội với những nét phong tục đẹp 57
2.3.1.1. Hà Nội với những nét đẹp của lễ hội hay sự tôn vinh những
giá trị tinh thần 57
2.3.1.2. Trang phục và thú chơi của một thời xưa cũ 60
2.3.2. Hà Nội với những hủ tục lạc hậu ấu trĩ 67
CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CẢM QUAN HIỆN THỰC
TRONG CHUYỆN CŨ HÀ NỘI CỦA TÔ HOÀI 70
3.1. Ngƣời kể chuyện biết lắng nghe trầm tích văn hóa từ những

chuyện đời thƣờng 70
3.2. Ngôn ngữ tự nhiên, có sự pha trộn nhiều màu sắc 78
3.3. Sự phong phú của không gian nghệ thuật 84
3.3.1. Phát hiện miền không gian mới, hé lộ những cuộc đời dễ bị lãng
quên của Hà Nội phồn hoa 85
3.3.2. Không gian nghệ thuật có sự tương phản, sự đối chiếu giữa quá
khứ và hiện tại 88
3.4.Chi tiết đắt giá - một thế mạnh của bút kí Tô Hoài 90
KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tô Hoài là nhà văn có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam
hiện đại. Sớm nổi tiếng trên văn đàn và giữ vững được phong độ qua thử
thách nghiệt ngã của thời gian, cho đến nay, ông là một trong số ít những nhà
văn lão thành vẫn đang có những đóng góp cho nền văn học nước nhà thời
đương đại. Sự nghiệp của ông đồ sộ về khối lượng, phong phú về thể loại và
đa dạng về phong cách. Với hơn 160 đầu sách, hàng ngàn bài báo và tiểu
luận, Tô Hoài có mặt ở hầu hết ở các thể loại của văn xuôi từ tiểu thuyết,
truyện ngắn, truyện dài đến hồi ký, bút kí, chân dung văn học. Ông cũng có
nhiều tác phẩm đạt giải thưởng như: Truyện Tây Bắc - giải nhất tiểu thuyết
của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1956, Miền Tây - giải thưởng Hội Nhà văn
Á – Phi năm 1970, Quê nhà - Giải A giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội năm
1980, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I năm 1996. Có thể nói, Tô Hoài có ảnh
hưởng khá lớn đến những người viết văn xuôi của thế hệ sau. Ngay bản thân
những bạn văn nổi tiếng và khó tính của Tô Hoài cũng phải ghi nhận sự
chuyên nghiệp và quyết liệt của ngòi bút Tô Hoài: “Cung cách của Tô Hoài là
cung cách của nhà văn lớn – mặc dầu Xuân Diệu thường ít khen ai – lớn thì

phải có tác phẩm nhiều tất nhiên cả về số lượng và chất lượng. Tô Hoài đạt cả
hai tiêu chuẩn đó. Có người viết rất giỏi nhưng chưa lớn, vì tác phẩm quá ít.
Có thể đó là nhà văn tài hoa, nhà văn nổi tiếng nhưng chưa gọi là lớn”. Nhà
văn Nguyễn Tuân khẳng định: “Tô Hoài là một người có ý chí mạnh mẽ, đã
viết cái gì thì không chịu bỏ dở, viết kỳ được mới thôi. Xem ra tác phẩm của
anh ta tính theo đầu sách thì vô địch nhất nước đấy!” [6; 29].
Trong sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài, tác phẩm Chuyện cũ Hà Nội có
một vai trò quan trọng. Tác phẩm này đã được Uỷ ban Nhân dân thành phố
Hà Nội tặng giải thưởng Thăng Long năm 1997-1998 và được coi là một tập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

kí sự đặc biệt có giá trị về Hà Nội trong khoảng chục năm trở lại đây. Nhắc
đến những trang sách viết về Hà Nội, không thể thiếu Chuyện cũ Hà Nội của
nhà văn Tô Hoài. Đúng là chuyện cũ, chuyện của những ngày tháng thuộc địa
với cái đời sống mệt mỏi, song không nhạt hay lạc lõng đối với bạn đọc thế hệ
hôm nay. Bởi nó không chỉ là một tập ký sự mà còn được đánh giá như một
cuốn biên khảo về văn hóa, phong tục tập quán, hội hè đình đám và thậm chí
như một công trình nghiên cứu về xã hội học. Tác phẩm được coi là một Vũ
trung tùy bút thời hiện đại, bởi với tư cách một chứng nhân, Tô Hoài đã ghi
lại “muôn mặt đời thường” của Hà Nội thời thuộc Tây, một quá khứ tuy
không quá xa nhưng cũng khiến người đọc phải ngỡ ngàng, lạ lẫm.
Sức hấp dẫn của cảm quan hiện thực độc đáo trong sáng tác của Tô
Hoài nói chung và cảm quan hiện thực trong Chuyện cũ Hà Nội nói riêng đã
thôi thúc người viết lựa chọn đề tài Cảm quan hiện thực trong Chuyện cũ Hà
Nội của Tô Hoài. Thiết nghĩ, khảo sát tác phẩm này, trên cơ sở khám phá cảm
quan hiện thực của nhà văn là một việc làm cần thiết để góp phần định vị giá
trị của tác phẩm và làm rõ hơn bản sắc văn chương của một cây bút giàu nội
lực của nền văn học hiện đại Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu về tác giả Tô Hoài và cảm quan hiện thực trong

sáng tác của nhà văn
Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sáng tác của Tô
Hoài, trong đó, cảm quan hiện thực của tác giả là khía cạnh thu hút nhiều nhà
nghiên cứu. GS Nguyễn Đăng Mạnh trong bài viết Tô Hoài với quan niệm
"con người là con người " đã khẳng định: "Tô Hoài quan niệm con người là
con người, chỉ là con người, thế thôi". Vì thế, nhân vật của ông được khai
thác "toàn chuyện đời tư, đời thường". Ngay cả nhân vật cách mạng, nhân vật
anh hùng của ông thường ít được lý tưởng hoá. Nhà nghiên cứu Nguyễn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Đăng Điệp nhấn mạnh: "Viết về cái của mình, quanh mình là định hướng
nghệ thuật và cũng là kênh thẩm mỹ của Tô Hoài. Đúng hơn, đây là yếu tố
cốt lõi làm nên quan niệm nghệ thuật của ông. Nó khiến cho văn Tô Hoài có
được phong cách, giọng điệu riêng. Đó là một giọng kể nhẩn nha, hóm hỉnh
và tinh quái"
Khi giới thiệu cho Tuyển tập Tô Hoài, Giáo sư Hà Minh Đức cũng đưa
ra nhận xét sâu sắc, khẳng định giá trị truyện lịch sử của Tô Hoài: “Ông muốn
trở về với ngọn nguồn của những truyền thuyết, thần tích, những câu chuyện
cổ để tìm hiểu sự sống của dân tộc trong thời kỳ xa xưa với những cảm nghĩ
và hình thái tư duy, với những hành động sáng tạo của người lao động trong
quá trình dựng nước và giữ nước”. [9;128].
Cùng với suy nghĩ đó, Vũ Quần Phương khẳng định: “Tô Hoài có lối đi
riêng khi viết truyện lịch sử. Đọc truyện của ông, người ta được tắm mình vào
không khí Việt Nam truyền thống. Ông là người lưu giữ được nhiều nét xưa,
nhiều hương vị xưa mà không sa vào hoài cổ” [6;58]. Cùng chia sẻ cảm hứng
khẳng định giá trị đặc sắc truyện lịch sử của Tô Hoài, tác giả Lã Thị Bắc Lý
trong Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975 đã viết: “Tô Hoài đã mở ra
hướng khai thác mới, hướng khai thác lịch sử gắn với huyền thoại, phong tục
và văn hóa” [6;24].
Phong Điệp lại nhận thấy: Tiểu thuyết Tô Hoài là hình ảnh của dòng

đời tự nhiên, chảy trôi miên viễn. Cuộc sống hiện ra dưới cái nhìn của Tô
Hoài thật dung dị tự nhiên như nó vốn thế: có mọi thứ của sinh hoạt đời
thường, vặt vãnh, cái tốt đẹp và cái tầm thường, có đời sống xã hội, vận động
của lịch sử và đời sống thế sự, sinh hoạt phong tục. Cảm quan hiện thực đời
thường và ngòi bút nghiêng về phong tục là đặc điểm riêng biệt của Tô Hoài,
không chỉ trong tiểu thuyết. Tô Hoài vẫn được coi là nhà văn của những
“chuyện thường, người thường, đời thường”. Nhưng cũng không vì thế mà lại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

không thấy ở tác phẩm của ông, nhất là tiểu thuyết, sự phản ánh những vấn đề
xã hội và lịch sử, theo một cách riêng, xã hội và lịch sử được nhìn nhận được
tái hiện trong những sự việc, chi tiết của đời sống sinh hoạt, thế sự, gắn kết tự
nhiên với đời sống thường nhật, với công việc làm ăn, những buồn vui, đổi
thay của số phận con người [6;54].
Có một công trình công phu và toàn diện hơn cả đã khảo sát về phong
cách nghệ thuật của Tô Hoài là chuyên luận của TS Mai Thị Nhung, trong đó,
cảm quan hiện thực của Tô Hoài đã được nghiên cứu công phu trên những
phương diện cơ bản. Theo đó, tác giả của công trình đã chỉ ra hạt nhân của
phong cách nghệ thuật Tô Hoài chính là cảm quan hiện thực đời thường, bao
gồm: cảm quan nhân bản đời thường về con người, cảm quan về xã hội trong
dòng chảy tự nhiên của đời sống sinh hoạt và phong tục, cảm quan sinh hoạt
phong tục về loài vật, cảm quan thiên nhiên bình dị mang màu sắc tự nhiên,
khách quan (24). Đây là những kết quả nghiên cứu toàn diện và có ý nghĩa
khoa học sâu sắc, được coi là cơ sở quan trọng cho việc tìm hiểu và khảo sát
nhiều tác phẩm của Tô Hoài. Luận văn của chúng tôi cũng triển khai dựa trên
những gợi ý quan trọng từ công trình nghiên cứu đó.
2.2. Những kết quả bước đầu nghiên cứu về Chuyện cũ Hà Nội
Chuyện cũ Hà Nội in lần đầu năm 2000, là một tập ký sự về Hà Nội.
Bản in năm 1986 gồm 42 chuyện, bản in năm 1994 gồm 64 chuyện, bản in
mới gồm 114 chuyện, có chuyện lấy lại từ Hà Nội và Hà Nội (1996), như

Vườn Hoa, tên cũ là Vườn và Hoa, cây hoa. Nhưng đây vẫn chưa phải là toàn
bộ những bài viết của Tô Hoài về Hà Nội, ví dụ không có bài xuất sắc Đôi
Nét Hồ Tây trong Hà Nội và Hà Nội. Ấn bản năm 2000 không phải là có bổ
sung mà còn có sửa chữa và có thể nói toàn bộ mang một nội dung mới : hai
ấn bản trước mang tính cách hồi ký, có giá trị xã hội hoặc dân tộc học về địa
phương Hà Nội, thì ấn bản sau này mang dụng công dân tộc học rõ ràng hơn,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

theo gương người xưa : “Các danh sĩ Lê Quý Đôn, Phạm đình Hổ, thời các cụ
chưa có các môn xã hội học, phong tục học, nhưng các cụ đã ý thức ghi chép
cẩn thận về mũ áo và cái nón , bởi cái nón cũng tỏ ra phân biệt địa vị con
người” [14; 150]. Không gian tác phẩm được mở rộng, thời gian được dàn
dài, chuyện đời, chuyện người cũng trở nên phong phú hấp dẫn hơn. Nếu ở
lần in đầu, các truyện nghiêng hẳn về miền đất ngoại ô như một lẽ tự nhiên
trong cảm hứng của Tô Hoài, thì tới lần xuất bản này, nhà văn đã đạt được sự
“cân bằng” đáng kể khi làm lộ diện một nội thành đa dạng, truân chuyên và
sang trọng, hào hoa. Tô Hoài đã mở rộng đề tài Hà Nội sang địa hạt văn hoá
dân tộc trên cả hai chiều lịch sử và thời sự, như bài Đất nói về những dụng cụ
làm bằng đất, công dụng hòn đất trong đời sống dân tộc hay bài Tiếng Trống,
Đình Làng, nón Xưa vượt ra khỏi chu vi Hà Nội. Những bài như Dung và
Quyền nói lên thân phận con người chìm nổi trong lịch sử : hoạ sĩ Ngô thúc
Dung, tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật cùng khoá với Nguyễn Đỗ Cung, sau
1954 bán vé tàu điện đường Bưởi, không còn nhận ra bạn bè chán đến nỗi
không còn muốn nhận ra nhau nữa. Tác phẩm đã sớm thu hút được sự quan
tâm của giới nghiên cứu và những người yêu văn học, yêu Hà Nội.
Nói chung, ngòi bút Tô Hoài ưu đãi nếp sống dân dã. Chuyện cũ Hà
Nội chủ yếu là chuyện người nghèo, bắt đầu từ dân quê trôi giạt về thành phố
kiếm ăn, ở đợ, may thuê, gánh mướn, làm đào hát, đào rượu. Tô Hoài ghi lại
nếp sống thành phố, từ cái xe đạp, cái Tàu điện, đến Chiếc xe kút kít qua Phố
Hàng Đào, Phố Hàng Ngang, từ cảnh chợ buôn người đến cơm đầu ghế,

những niềm vui của trẻ em nghèo, của Tô Hoài thời cỏ dại : bẫy chim, chơi
chim, trèo me, trèo sấu, cho đến sinh thú của người lớn, những Hội hè đình
đám, đặc sắc là thú chơi Diều sáo. Là người hiện đại, Tô Hoài lưu tâm đến
đời sống kinh tế, mức thăng trầm các nghề thủ công và viết nhiều về Chợ, từ
những chợ xép ven đô, đến những chợ trung tâm, chợ trâu bò. Ông đếm, cuối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

năm 1995, Hà Nội có 135 cái chợ quy mô, không kể chợ xanh chợ cóc
[14;504]. Ông đã ghi lại những phong tục lớn nhỏ, không nhất thiết là thuần
phong mỹ tục. Những tập quán như Giỗ Tết, Cưới hỏi, Đón Giao thừa, không
riêng gì Hà Nội. Đặc biệt Hà Nội là những nhân vật hằng ngày, có tên tuổi
trong đời sống vô danh: Bà Viết, Ông Phó Ngạc khâu thuê, Bác Khán goá vợ,
Ông ấm làm môi giới, Cô Ba Tý lên đồng, Ông Đồ Huỵch bị Tây bắt là
những hình bóng linh động và cảm động của một thời. Những hình ảnh khẳng
định Chuyện Cũ Hà Nội - ký sự xã hội, là một tác phẩm văn học trong ý nghĩa
đầy đủ của chữ văn học.
Trong lời giới thiệu Chuyện cũ Hà Nội, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh
Phúc khẳng định: “Có thể coi đó là một thứ Vũ trung tuỳ bút thời hiện đại, vì
với những mẩu chuyện không dài, Tô Hoài với tư cách một chứng nhân đã
ghi lại “muôn mặt đời thường” của cái Hà Nội thời thuộc Tây. Tuy mới qua
sáu, bảy chục năm mà dường như không mấy ai nhớ nữa, thậm chí đã trở
thành chuyện đời xưa” [16]. Trong nhận định này, Nguyễn Vinh Phúc đã chỉ
ra đặc trưng cảm quan hiện thực đời thường của Tô Hoài khi viết về Hà Nội,
đồng thời khẳng định giá trị của nó không chỉ ở phương diện văn học, mà còn
ở phương diện văn hoá và lịch sử.
Viết nhiều, nhưng trước sau, Tô Hoài vẫn trở đi trở lại với hai vùng đất:
con người, phong thổ ngoại ô Hà Nội và vùng đất Tây Bắc, nơi ông đã gắn bó
sâu sắc trong thời kháng Pháp và sau đó còn trở lại nhiều lần. Vậy nên, nhà
nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp đã cho rằng: “Cắm sâu vào những miền đất đã
nên duyên nên số với mình, Tô Hoài điềm tĩnh bóc từng lớp một, và khi

“người thợ khâu” ấy nối liền các mảnh văn hóa, các số phận trong một sinh
thể nghệ thuật, ta bỗng ngạc nhiên về sự giàu có của đất và người, của thời
gian và không gian, của văn hóa và tâm linh dân tộc” [5]. Đó là cái điềm tĩnh,
lặng lẽ và nhẫn nại của một người tin vào cái căn cốt văn chương và sự trải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

nghiệm của mình. Riêng về Hà Nội, Tô Hoài là một cây bút cự phách. Cùng
với Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Bằng Tô Hoài đã để lại nhiều trang văn
xuất sắc vì câu chữ của ông không những thể hiện được văn hóa, phong tục
mà còn thể hiện được “hồn vía” của người Hà Nội. Không chỉ Hà Nội hôm
nay mà cả Hà Nội “chuyện cũ” đều được Tô Hoài quan tâm thể hiện. Không
ai hơn Tô Hoài về vùng đất ngoại ô đã đành, nhưng cũng hiếm người vượt
được Tô Hoài về đời sống văn nghệ sĩ Hà Thành. Ông kể về họ bằng cái chất
giọng quai quái một chút, nhưng chân thành yêu mến. Có vẻ như Tô Hoài đã
tự chuẩn bị cho một thế nhìn: đời sống nó thế, lên gân quá, tô vẽ quá cũng chỉ
vậy mà thôi. Đọc Tô Hoài, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp liên tưởng đến
Nguyễn Tuân và nhận thấy: “Văn hai ông rất khác nhau. Một bên cố gắng tạo
cái vân chữ của mình bằng những cách nói độc đáo, bằng trùng điệp liên
tưởng, bằng những nét vẽ phóng khoáng, những ấn tượng mạnh, một đằng
văn nhẩn nha, chi tiết đặc chất tiểu thuyết, khoảng cách giữa người trần thuật
và nhân vật là khoảng cách gần gũi, suồng sã, phi sử thi. Nhưng cả hai cây đại
thụ này đều có cái nhìn riêng về đời sống. Nguyễn Tuân truy tìm cái đẹp
đượm màu lý tưởng. Đó có thể là cái đẹp vang bóng, có thể là cái đẹp trong
hiện tại nhưng trên cái nền hiện tại ấy, mọi cái đẹp đều hiện lên kỳ vĩ, khác lạ.
Còn Tô Hoài, cái đẹp hiện ra chính trong đời thường” [5]. Tô Hoài không
chuốt văn theo cách ép hoa trong tủ hay cầu kỳ một cách thái quá để tạo nên
kiểu bonsai chữ nghĩa mà ông cắt tỉa, gọt giũa câu văn, tạo nên những cấu
trúc cú pháp mới cũng là để văn gần hơn với đời. Đúng hơn, với ông, bản
thân ngôn từ cũng chính là một thực thể sống, nó không hề đóng vai trò như
một thứ vật liệu tải chở nội dung theo cách hình dung cơ giới giản đơn. Bởi

thế, ngôn ngữ của ông mềm mại, tung tẩy, nẫu nục chất dân gian. Đó là sự
tinh tế của một cây bút cao tay, là ý thức đạt tới sự giản dị của một sự khéo
léo lớn. Chính vì thế mà văn Tô Hoài không bị mòn cũ theo thời gian. Ống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

kính của Tô Hoài vừa sắc nét trong việc tái hiện lại các chi tiết, vừa có khả
năng tạo ra sự lưu chuyển hợp lý giữa các trường đoạn, màu sắc du ký và màu
sắc tự truyện hòa vào nhau hết sức sống động. Tô Hoài không thật quen với
tầng lớp trên, ông chỉ gần gũi với những người bình dân, vì thế, ông thông
thuộc tâm tính của họ, những người sinh ra trong nhếch nhác, khổ nghèo. Nói
về họ, kể về họ thực chất cũng là nói về mình, kể về mình. Tô Hoài là thế, chỉ
viết về những điều gì ông thật quen, những gì ông đã nhìn thấy. Trong Tự
truyện, Tô Hoài cho biết, thậm chí “cả những chuyện loài vật tưởng như xa lạ
kia cũng không ngoài cái rộn ràng hay thầm lặng của khu vườn trước cửa”.
Điều mà Tô Hoài gần với Vũ Trọng Phụng, Nam Cao chính là ở đó: “Các ông
muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi
muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời”. Chỉ có điều, là những cây bút tài năng nên
sự thực hiện lên trong mắt họ khác nhau. Phản ánh bức tranh của xã hội cũ,
Với Vũ Trọng Phụng, đó là chuyện nhố nhăng, rởm đời, bịp bợm thời Âu hóa
trong môi trường đô thị, với Nam Cao, đó là sự khốn cùng của người nông
dân, là sự tha hóa của nhân cách và tấn bi kịch bị từ chối quyền làm người
trong xã hội nông thôn trước Cách mạng. Còn Tô Hoài, đó là những chuyện
thường ngày mà ông từng gặp, từng nhìn thấy ở vùng đất ngoại ô Hà Nội. Cái
vùng đất ấy, tự trong bản chất, vẫn là một vùng quê thuần túy. Nhưng chỉ
bước ra một loáng là chạm vào đời sống thị thành. Vì thế, chuyện hương đồng
gió nội bay đi ít nhiều, chuyện phải đối mặt với những huyên náo và chịu sự
tác động, chịu ảnh hưởng lối sống thị thành nhanh hơn các vùng nông thôn
khác cũng là điều dễ hiểu. Và thế là có bao nhiêu chuyện đau lòng đã diễn ra
ở đất kẻ Bưởi trong buổi giao thời đầu thế kỷ XX đã được Tô Hoài nhìn từ
góc nhìn thế sự - đời tư, bởi thế, các chi tiết của ông sắc nét, chuyện trong

sách mà ngỡ như chuyện ngoài đời.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

PGS.TS Phạm Thị Chiến trong bài viết Nét văn hoá Thăng Long xưa
trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài cũng cho rằng: “Một tác phẩm văn học
có giá trị bao giờ cũng là câu trả lời những yêu cầu của con người về Tổ quốc,
gia đình, diện mạo của mỗi thời của mỗi dân tộc. Đó cũng là phương diện văn
hoá của văn học. Lịch sử văn học Việt Nam đã cho thấy có rất nhiều tác phẩm
đạt được như vậy, trong đó có “Chuyện cũ Hà Nội” của Tô Hoài. Đây là một
tập ký sự độc đáo, hấp dẫn người đọc bởi một lối kể chân thực, một cách nhìn
thấu đáo hồn hậu, thấm đẫm tình yêu sâu lắng, xót xa mà vẫn tràn trề hy vọng
về mảnh đất Thăng Long xưa của Tô Hoài”[2].
Cũng am hiểu về Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài, Đoàn Minh Tuấn
khẳng định: “Tô Hoài là một nhà văn lão luyện ở Hà Nội, ngõ ngách, phong
tục, tập quán bác am hiểu tường tận. Cuốn sách Chuyện cũ Hà Nội gần 300
trang, ông viết từ phố mới, phố xưa, cho đến 36 phố phường, việc bắt rượu,
tiếng rao đêm, thuế thân, thịt chó, đến trèo me, trèo sấu, rồi đào rượu, đào hát,
đến bắt chuột, bẫy chim, chơi chim, rồi tàu điện đêm, đi phu mộ, chết đói…
nghĩa là thượng vàng hạ cám Tô Hoài đều đưa được vào trang viết của mình.
Trong chuyện Mừng ngày giáp tết: Thuở niên thiếu gia cảnh nhà bác Tô Hoài
đói kém, sợ nhất là cảnh đòi nợ, không có tiền trả, chủ nợ lấy đồ đạc khuân
bát hương đi. Nhà bà nội không có tiền, trong nhà không có gì đáng giá nửa
hào, thì có gì mà xiết, mà trừ nợ được. Bà nội chỉ dúi vào tay người đòi nợ vài
xu uống nước đi tàu điện về đỡ phải cảnh đòi nợ ngày tết dông cả năm” [26].
Nhà phê bình Vương Trí Nhàn đã tinh tế gọi tên được bản sắc của Tô
Hoài khi viết về Hà Nội và tìm cách lý giải nguyên nhân của bản sắc ấy:
“Những khi phải tả Hà Nội, Tô Hoài vừa có cái kỹ lưỡng từ trong nói ra, lại
có cái tươi mới như vừa gặp vừa thấy. Sở dĩ như vậy, theo tôi, một phần do
trước sau Tô Hoài vẫn giữ được cái hóm, cái nghịch cần thiết cho những
“Người ven thành” luôn luôn phải đi lên thành phố để làm đủ các loại việc,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

rồi ít ngày sau, lại bỏ đấy, bắt sang những công việc khác, mà lúc nào cũng
giữ được cái thế của người đứng ngoài, đứng hơi xa một chút, để nhận xét cho
thấu đáo, lên thành phố, những người này phải rất hoạt bát để bán được hàng,
tìm được việc, mà lại khỏi bị những người hàng phố lừa. Và lên đấy phải
nghe ngóng, tích luỹ, phải có nhiều điều tai nghe mắt thấy, để về còn kể cho
bà con hàng xóm, hoặc con cháu trong nhà. Bởi vậy, nên cái chân dung thành
phố do những con người này vẽ nên bao giờ cũng tươi mới, giàu chi tiết, kích
thích sự tò mò của người khác”[6;181]. Ông còn khẳng định thêm: Trong
Chuyện cũ Hà Nội Tô Hoài kể ra một số vùng ngoại ô với những nghề nghiệp
cha truyền con nối, lên làm ăn ở thành phố. Cổ Nhuế, thợ may, hàng thầu;
Thủ Lệ, giặt là; Lai Xá, thợ ảnh; Thanh Nhàn, cắt tóc; Thuỵ Khuê, xôi lúa,
quà vặt v.v và v.v Quả ngoại ô Hà Nội là một “thế giới” phong phú. Trong
“thế giới” đó, cũng có sự phân công lao động rất tỉ mỉ, khiến cho từng người
làm nghề trở thành những người nghệ sĩ tài hoa và hết lòng với nghề, được
mọi người kính trọng. Từ các làng xóm chung quanh nội thành, người đi viết
văn, viết báo xưa nay không phải ít, nếu kể ra các vùng quê mới cắt từ Bắc
Ninh, Hưng Yên, Sơn Tây, Hà Đông để nhập vào Hà Nội, nhưng theo Vương
Trí Nhàn thì “số tác giả của Thủ đô thật là nhiều. Song có lẽ chỉ có Tô Hoài
là mang được cái chất riêng của vùng đất mà mình đã từ đó trưởng thành. Và
giữ được cái chất đó, trong suốt cuộc đời cầm bút”.
Nhà phê bình Đặng Tiến cho rằng: Vào tuổi “thiều quang chín chục”,
sau 170 đầu sách, ngòi bút Tô Hoài vẫn dạt dào xuân sắc. Vẫn một dòng suy
cảm, một khối u hoài. Duy niềm u hoài bên Xóm Giếng ngày nay nhẹ phần
mơ mộng, thêm phần tư lự . Chuyện cũ Hà Nội là niềm hoài cựu miên man về
một thành phố, đồng thời là khối trầm tư day dứt một đời người về thân phận
làm người. Chuyện cũ Hà Nội thật ra là Chuyện Cũ Tô Hoài, những mảnh đời
cụ thể, những mảnh tình cảm, suy tư non một trăm năm dâu bể. Tư liệu và tư
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


duy. Nhân chứng và tâm chứng. Nghiệm cho cùng, tác phẩm Tô Hoài là
chuyện về con người trong tình đời không bao giờ cũ.
Hầu hết ý kiến của các nhà nghiên cứu đều khẳng định: Chuyện cũ Hà
Nội - Đó là một Hà Nội với đủ thứ chuyện của đời thường trong mấy chục
năm trước Cách mạng tháng Tám: từ cảnh mua bán người thê thảm ở phố Mới
đến chuyện kinh doanh thức ăn thừa dơ dáy của lính Tây ở cửa Đông; từ việc
Tây khám rượu lậu đến “tiếng rao đêm” bán quà bánh trên các phố…Nhưng
cái hay của tác phẩm không dừng lại ở sự phong phú bề ngoài ấy, mà là chiều
sâu văn hoá của nó. Bỏ cái nền nếp của mình mà học cái nền nếp của người ít
lâu, sẽ quên là mình từng có nền nếp! Nền nếp bị quên, có người chịu khó
chép vào sách đấy. Ðọc sách Tô Hoài, lắm khi như lật ngược trang văn hóa
Việt Nam. Của tin sờ sờ, nhưng trong lúc “bổ sấp bổ ngửa” tranh giầu có với
người, mấy ai nhìn đến.
Như vậy, có thể thấy rằng, Chuyện cũ Hà Nội là một tác phẩm xứng
đáng để nghiên cứu và đã bước đầu được quan tâm, khảo sát, tìm tòi. Tuy
nhiên, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về Chuyện cũ Hà Nội
một cách công phu và toàn diện ở phương diện cảm quan hiện thực. Vì lẽ đó,
trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả mà nhiều người đi trước đã đạt
được, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu Cảm quan hiện thực trong Chuyện cũ
Hà Nội của Tô Hoài.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cảm quan hiện thực của Tô Hoài, các
phương diện thể hiện cảm quan hiện thực và những nét đặc sắc nghệ thuật
trong việc biểu hiện cảm quan hiện thực đó.
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu là tác phẩm
Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài. Tất nhiên, trong quá trình nghiên cứu, người
viết còn tiến hành khảo sát một tác phẩm khác của tác giả Tô Hoài và khảo sát
tác phẩm của các tác giả khác cùng viết về Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở giải quyết các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, luận văn
làm sáng rõ sự thể hiện cảm quan hiện thực của Tô Hoài trong Chuyên cũ Hà
Nội qua các phương diện cơ bản. Để làm nổi bật cảm quan hiện thực của Tô
Hoài trong Chuyện cũ Hà Nội, luận văn so sánh với cảm quan về Hà Nội
trong các tác phẩm trước đó của Tô Hoài, đồng thời với các tác giả khác viết
về Hà Nội để thấy nét độc đáo của Tô Hoài. Từ đó định vị giá trị của tác
phẩm trong sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài nói riêng và trong số các tác
phẩm của văn học Việt Nam về đề tài Hà Nội nói chung.
5. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cảm quan hiện thực trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài, chúng
tôi hướng tới những mục đích sau:
- Chỉ ra cảm quan hiện thực của Tô Hoài thể hiện trên nhiều phương diện, từ
đó khẳng định cá tính sáng tạo của nhà văn.
- Từ việc nghiên cứu cảm quan hiện thực của Tô Hoài, chúng tôi góp thêm cơ
sở để khẳng định phong cách nghệ thuật của tác giả.
- Đóng góp một tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu về tác giả Tô
Hoài.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cưu, chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp khảo sát, phân loại: Trên cơ sở khảo sát để định hình các
phương diện thể hiện cảm quan hiện thực trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô
Hoài.
- Phương pháp phân tích để thấy sự biểu hiện phong phú của cảm quan hiện
thực đó từ chi tiết tới giọng điệu, ngôn ngữ, không gian nghệ thuật.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu giữa các tác phẩm của Tô Hoài viết về Hà
Nội ở những thời điểm và góc độ khác nhau để thấy sự vận động và biến đổi,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


nét bảo lưu trong cảm quan hiện thực về Hà Nội của Tô Hoài; đối chiếu cảm
quan hiện thực của Tô Hoài với các nhà văn khác viết cùng đề tài Hà Nội để
thấy nét riêng độc đáo của nhà văn.
- Phương pháp khái quát, tổng hợp: Sau khi phân tích, so sánh luận văn sẽ
khái quát những nét đặc sắc trên phương diện cảm quan hiện thực trong
Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn được triển khai thành 3 chương:
- Chương 1: Nhà văn Tô Hoài và những yếu tố tạo nên cảm quan hiện thực
của tác giả
- Chương 2: Cảm quan về xã hội, con người và phong tục trong Chuyện cũ
Hà Nội của Tô Hoài
- Chương 3: Nghệ thuật thể hiện cảm quan hiện thực trong Chuyện cũ Hà Nội
của Tô Hoài.







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
NHÀ VĂN TÔ HOÀI VÀ NHỮNG YẾU TỐ
TẠO NÊN CẢM QUAN HIỆN THỰC CỦA TÁC GIẢ


1.1. Nhà văn Tô Hoài
Tô Hoài là cây đại thụ trong khu rừng văn học hiện đại Việt Nam, nói
cho đúng hơn thì thế giới nghệ thuật mà ông sáng tạo cũng là cả một cánh
rừng với bao nhiêu loài thảo mộc lớn nhỏ, đa dạng về chủng loại. Nói đến Tô
Hoài, người đọc nhớ ngay đến Tô Hoài của những sáng tác về Hà Nội, Tô
Hoài với miền núi Tây Bắc, Việt Bắc, Tô Hoài của Dế Mèn phiêu lưu ký và
những sáng tác cho thiếu nhi, Tô Hoài của hồi ký, tự truyện Ở phương diện
nào, Tô Hoài cũng tạo lập được một giá trị riêng, một gương mặt riêng không
thể nhòe lẫn. Trong cái thế giới nghệ thuật hết sức đa dạng ấy, về mặt thể loại,
không thể không nói đến bút kí, bên cạnh truyện ngắn, chân dung văn học…
Thời kỳ dò dẫm tìm đường, Tô Hoài bắt đầu làm thơ. Mà chẳng riêng
gì ông, Nam Cao, Nguyễn Tuân đều thế. Nó có ý nghĩa như một kiểu thử bút,
dò tìm. Sau những dò tìm ấy, Tô Hoài nhận ra mảnh đất dụng võ của mình là
văn xuôi, là những câu chuyện của mình, quanh mình như ông đã nói. Ngay
cả những chuyện về loài vật cũng là những chuyện về cuộc đời. Hơn hai mươi
tuổi (thực ra gần đây ông tiết lộ mới chỉ mười bảy tuổi), ông đã tạo được một
kiệt tác ở thể đồng thoại: Dế mèn phiêu lưu ký. Truyện viết cho thiếu nhi
nhưng cũng là viết cho người lớn vì ẩn trong tác phẩm này là những bài học
nhân sinh sâu sắc. Tại đây, ta nhận thấy sự mẫn cảm và óc quan sát tinh tế dặc
biệt của Tô Hoài. Ông tả loài vật nào đúng với bản chất và đặc điểm của loài
vật ấy. Cuộc sống của chúng hiện lên trong trang viết của Tô Hoài thật sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

động: “Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt,
nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập
xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông,
mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để
kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi
tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà
vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào. khổ quá, những kẻ yếu đuối, vật lộn cật

lực thế mà vẫn không sống nổi. Tôi đứng trong bóng nắng chiều tỏa xuống
ánh nước cửa hang mà nghĩ việc đời như thế”. Ống kính của Tô Hoài vừa sắc
nét trong việc tái hiện lại các chi tiết, vừa có khả năng tạo ra sự lưu chuyển
hợp lý giữa các trường đoạn, màu sắc du ký và màu sắc tự truyện hòa vào
nhau hết sức sống động. Với Dế mèn phiêu lưu ký, Tô Hoài thực sự là cây bút
hàng đầu về nghệ thuật miêu tả thế giới loài vật. Biệt tài ấy còn được Tô Hoài
mài sắc mãi về sau. Chung quy lại, nó xuất phát từ khả năng quan sát sắc sảo
và khả năng liên tưởng phong phú, cách tạo hình độc đáo của Tô Hoài.
Nhiều nhà nghiên cứu đã đặt ra câu hỏi: vì sao cảnh đời thường lại có
sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với ngòi bút của Tô Hoài? Vì những sáng tác đầu
tiên của ông đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy là những bài thơ như Tiếng reo,
Đan áo…Nhưng ngay sau đó, ông đã từ giã vườn thơ để đến với cánh đồng
văn xuôi, từ bỏ chân trời lãng mạn để đến với chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo. Có
nhiều lí do dẫn đến sự chuyển hướng ấy, trong đó, phải kể tới hoàn cảnh chủ
quan của nhà văn, cảnh sống vất vả túng thiếu của bản thân, gia đình khiến
ông khó có thể thả mình vào một thế giới của phiêu diêu và mơ mộng, của
“chàng – nàng”. Chính một nhân vật văn sĩ nghèo trong truyện ngắn của Tô
Hoài - Hết một buổi chiều đã từng độc thoại: “Mạch sống của cuộc đời táp
nham này còn có gì đáng lồng vào dòng nước, một nhánh hoa, một dòng nước
trắng!”. Vả lại sống trong môi trường Nghĩa Đô, những con người cần lao,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

chất phác, những cảnh đời điêu đứng, cùng quẫn của những người nông dân
nghèo vẫn quen thuộc và thân thiết hơn với Tô Hoài.
Nhớ lại những ngày mới tập viết, Tô Hoài kể: lúc ấy đọc sách Nhất
Linh Khái Hưng thì cũng thích lắm, nhưng tự xét mình không sống cuộc sống
như họ nên không thể viết như họ. Cách nói ý nhị tưởng như một lời tự thú
khiêm tốn về sự bất lực của mình, nhưng thực ra ở đó ngầm chứa một thứ
tuyên ngôn nghệ thuật: Ngòi bút này dựa trên sự quan sát thực tế chung quanh
và sống đến đâu, viết đến đó, viết ngay về những gì từng viết, từng trải quanh

mình. Có thể bảo một thứ tuyên ngôn như thế quá thông thường, không đủ
làm ai giật mình, mà lại cũ. Nhưng nó thích hợp với cá tính của Tô Hoài, thói
quen ham nghe ham biết, hóm hỉnh hiền lành của ông, cũng như những chăm
chỉ dùi mài nghề nghiệp những năm về sau. Cuộc sống vốn không chỉ có cái
dồn dập sôi nổi bên trên mà còn có cái phần chuyển động chắc chắn ở tận đáy
sâu. Được khích lệ bởi không khí thời đại, một số người chọn lối viết “đặt vấn
đề” dồn hết tâm lực vào những cuộc đấu tranh tư tưởng và quả thật có mang
lại cho các trang sách một sinh khí mới. Không phải là Tô Hoài đứng ngoài
chuyện đó, ông có biết và đã để tâm đưa vào sáng tác cái không khí sôi sục
của đời sống. Nhưng ông vẫn thấy tạng của mình là viết về cái mạch ẩn chìm
kia và lặng lẽ làm cuộc phiêu lưu đơn độc. Nhận ra điều đó, nên khi bàn về
tập Truyện Tây Bắc, một người khá thâm trầm là Tế Hanh đã nêu nhận xét:
“Trong khi nhiều người chỉ nhớ Vợ chồng A Phủ thì tôi lại rất thích Mường
Giơn”. Không hẳn có nhiều người cùng quan điểm với Tế Hanh, nhưng có
một sự thật là: Trong khi Vợ chồng A Phủ đề cập đến cái lớn lao của thời đại
với sự đổi đời của những con người nhỏ bé thì Mường Giơn lại là câu chuyện
mà hình như thời nào cũng có. Bởi thời nào cuộc sống chẳng gồm những
nồng nàn sôi nổi lẫn những mất mát đắng cay, và khi nghĩ lại về nó, nhất là về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

một cái gì tàn phai mà không sao cứu vãn, con người bao giờ cũng ám ảnh
một cảm giác nhớ, tiếc, buồn, thương.
Nghiên cứu về Tô Hoài, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh có một
nhận xét chính xác: “Có thể nói, Tô Hoài là nhà văn của người thường, của
chuyện thường, của đời thường”
(1)
. Đúng thế, Tô Hoài không viết về những
đôi lứa lá ngọc cành vàng, không thi vị hóa đời sống, không vẽ vời, lý tưởng
hóa các chân dung. Ông chỉ viết về những điều mà ông đã nhìn thấy: “Tôi đã
miêu tả tâm trạng của tôi, gia đình tôi, làng tôi, mọi cái của mình, quanh

mình” (Tự truyện). Những cây bút nào trước khi viết về người khác lại biết
mang mình ra để tự trào, để giễu chơi cái tôi của mình một chút là những
người ghê gớm, tinh tường, bởi lập tức, mọi thứ nghi lễ, rào cản về khoảng
cách không còn, chỉ còn lại ta với mình, y với thị, tôi với hắn như đang nói
chuyện, tán gẫu trong cuộc sống thường ngày. Như vậy, viết về cái của mình,
quanh mình là định hướng nghệ thuật và cũng là kênh thẩm mỹ của Tô Hoài.
Đúng hơn, đây là yếu tố cốt lõi làm nên quan niệm nghệ thuật của ông. Nó
khiến cho văn Tô Hoài có được phong cách, giọng điệu riêng. Đó là một
giọng kể nhẩn nha, hóm hỉnh và tinh tế. Rất hiếm khi ta thấy Tô Hoài cao
giọng. Những triết lý về đời sống của Tô Hoài bắt nguồn từ những câu chuyện
đã từng xảy ra đâu đó trong đời chứ không phải là sản phẩm của những tư
biện xám màu. Đây cũng là một bí quyết chinh phục độc giả của Tô Hoài.
Đọc ông người ta không thấy gượng, không thấy giả cũng vì lẽ đó. Có cảm
giác như Tô Hoài biết nuôi dưỡng một bí mật: những chuyện kể, những hồi
ức trong tác phẩm của ông là những chuyện mà ông đã nhập tâm, đã biết tỏng
tự đời nào, bây ông mới hé “cho khách hồng trần thử soi”. Sự đời nó thế, dâu
bể cũng là đấy mà ngọt ngào cũng từ đấy. Chuyện về đời cũng là chuyện về
chính bản thân ông. Thì đấy, chàng Dế mèn trong Dế mèn phiêu lưu ký là hình
bóng của tuổi trẻ Tô Hoài đi tìm kiếm tư tưởng đại đồng, những câu chuyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

mà Tô Hoài hồi nhớ lại trong Cát bụi chân ai và Chiều chiều là những câu
chuyện được ông thể hiện qua cái nhìn của mình về những câu chuyện quanh mình.
1.2. Những yếu tố tạo nên cảm quan hiện thực của Tô Hoài
1.2.1. Khái niệm cảm quan hiện thực
Hêghen trong Dẫn luận mỹ học đã nhấn mạnh: “Tác phẩm nghệ thuật
là một cái nhằm phục vụ tri giác cảm quan của con người”. “Để tỏ lòng biết
ơn tự nhiên đã sản sinh ra cả bản thân mình, người nghệ sỹ dâng trả lại cho tự
nhiên một tự nhiên thứ hai nào đó. Song đây là một tự nhiên được sinh ra từ
tình cảm và tư tưởng, một tự nhiên được hoàn thiện bởi con người". Trong

thực tế sáng tạo nghệ thuật, mỗi nghệ sỹ có sự cảm nhận về thế giới hiện thực
khách quan khác nhau nên sự tái hiện, "dâng trả" cho hiện thực khách quan
cũng khác nhau. Sự "dâng trả" ấy thể hiện trong từng tác phẩm nghệ thuật,
trong cả gia tài nghệ thuật của họ. Căn cứ duy nhất để khảo sát, nhận diện bức
tranh hiện thực của người nghệ sỹ là tác phẩm nghệ thuật. Các tác giả A.Ja
Gurevich khi bàn về Các phạm trù Văn hoá Trung cổ, Mai Nauđôp - tác giả
cuốn Tâm lý học sáng tạo văn học đều chú ý đến sự cảm thụ và nhận thức thế
giới. Mai Nauđôp cho rằng, người nghệ sỹ là người "cực kỳ nhạy cảm", nên
"anh ta nhanh chóng nhận xét, tóm bắt trúng được tất cả những gì thu hút sự
chú ý của mình, để lại những dấu ấn không gì xoá nổi trong tâm khảm".
Nghiên cứu khái niệm này, Chu Văn Sơn trong Ba đỉnh cao của Thơ mới-
Xuân Diệu- Nguyễn Bính- Hàn Mặc Tử cho rằng: “Có thể hiểu cảm quan như
là lối cảm nhận riêng trong đó chứa đựng quan niệm và cách cắt nghĩa riêng
về thế giới của từng người nghệ sĩ. Trong những trường hợp thật điển hình,
cảm quan ấy thường đọng lại trong những hình mẫu tổng quát nào đó”.
Như vậy, cảm quan hiện thực chính là lối cảm nhận riêng về thế giới
của từng nghệ sĩ. Lối cảm nhận ấy được thể hiện trong từng tác phẩm của họ.
Nó chi phối mạnh mẽ để làm nên thế giới nghệ thuật riêng của nhà văn. Để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

nghiên cứu cảm quan hiện thực trong Chuyên cũ Hà Nội của Tô Hoài, chúng
tôi nhất trí với quan niệm của nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn.
1.2.2. Những phương diện thể hiện cảm quan hiện thực của Tô Hoài
Nghiên cứu sáng tác của Tô Hoài dựa trên sự khảo sát kỹ lưỡng theo
những định hướng trên, TS Mai Thị Nhung khẳng định trong cuốn Phong
cách nghệ thuật của Tô Hoài: “Trước cuộc sống hiện thực muôn màu muôn
vẻ, nhà văn đặc biệt quan tâm và có niềm say mê mãnh liệt với con người và
cuộc sống đời thường - đó là cuộc sống sinh hoạt, quan hệ thế sự, là những
sinh hoạt phong tục, tập quán trong cuộc sống bình thường của lớp người lao
động bình dân và lớp dân nghèo thành thị. Yếu tố thể hiện tư tưởng nghệ

thuật và có tính chất quyết định được coi là hạt nhân phong cách nghệ thuật
Tô Hoài là cảm quan hiện thực đời thường”. Quả thực, đây là cảm quan chi
phối toàn bộ những sáng tác của Tô Hoài trong suốt hành trình sáng tạo
không biết mệt mỏi của nhà văn.
1.2.2.1. Cảm quan nhân bản đời thường về con người
Mỗi nhà văn khi xây dựng thế giới nhân vật, đều xuất phát từ cảm quan
về con người riêng của mình. Cảm quan này vì vậy gắn liền với cá tính sáng
tạo của người nghệ sĩ. Nói như Nguyễn Đăng Mạnh thì: “Tâm hồn mỗi nhà
văn có một “chất dính” riêng. Dù ông ta có quan sát thực tế đời sống ở nhiều
lĩnh vực khác nhau, “chất dính” ấy vẫn chỉ có thể bắt lấy được những gì thích
hợp với nó mà thôi. Những “cái gì” đó tạo nên ở mỗi cây bút một đối tượng
thẩm mỹ riêng, nơi cung cấp những nguồn chất liệu phù hợp để nhà văn dựng
nên thế giới nghệ thuật riêng của mình” [23,14]. Cảm quan nghệ thuật về con
người là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá giá trị nhân văn vốn
có của một hiện tượng văn học. Người nghệ sĩ đích thực là người luôn suy
nghĩ về con người, vì con người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu con
người. Về điều này, Nguyễn Minh Châu – một trong những cây bút xuất sắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

của nền văn xuôi Việt Nam đã khái quát: “Văn học và đời sống là hai vòng
tròn đồng tâm mà tâm điểm của nó là con người. Người viết nào cũng có thể
có tính xấu nhưng tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại
không mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương
con người. Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê,
vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số
phận, hạnh phúc của những người xung quanh mình. Cần giữ cái tình yêu lớn
ấy trong mình, nhà văn mới có khả năng cảm thông sâu sắc với những nỗi đau
khổ, bất hạnh của người đời, giúp họ có thể vượt qua những khủng hoảng tinh
thần và đứng vững được trước cuộc sống”. Khám phá cảm quan nghệ thuật về
con người của một tác giả là đi sâu vào thực chất sáng tạo của người nghệ sĩ

để đánh giá đúng về họ.
Tô Hoài viết với quan niệm “đấu tranh để nói ra sự thật, cho dù phải
đập vỡ những thần tượng”, vậy nên, cảm quan về con người của nhà văn có
những điểm độc đáo, táo bạo riêng. Tô Hoài, trong cuốn hồi kí Cát bụi chân
ai đã từng khẳng định: “người ta ra người ta thì phải là người ta đã chứ”.
Nghĩa là với ông, con người trước hết phải là chính mình, phải là tất cả những
gì thuộc quyền sở hữu riêng, có xấu và tốt, thiên thần và ác quỷ, ý thức với
bản năng tồn tại đan xen, ngay cả những con người vốn được coi là thần
tượng cũng có những phần nhỏ nhoi, tầm thường trong họ. Thế nên, trong khi
nhiều người viết hồi kí với mong muốn “dựng lên dấu ấn muôn đời của bản
thân vượt qua thời gian và kí ức cá nhân”, thì Tô Hoài lại viết hồi kí như một
sự “giải thiêng”, không tô vẽ bản thân và tô vẽ một mẫu hình lý tưởng nào,
ông tự nhiên và táo bạo miêu tả một thế giới nhân vật với những cá tính và
thói tật, những vui buồn rất trần tục, đời thường. Trong thể hồi ký của Tô
Hoài, người đọc còn thấy chân dung đời thường của những nhà văn tên tuổi
trong nền văn học hiện đại nước nhà: Xuân Diệu "tình trai" lai láng, những

×