Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

sử dụng phần mềm movie maker soạn gián án điện tử dạy sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.6 KB, 10 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm “ Làm ĐDDH động qua tranh ảnh”
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Xuất phát từ thực tiễn trong nhà trường THCS hiện nay nói chung và
Trường THCS Vĩnh An nói riêng đồ dùng dạy học chưa được trang bị
đầy đủ và chất lượng chưa thực sự đảm bảo và chính xác để phục vụ cho
giảng dạy các môn học.
Trong khi đó, chúng ta đang tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học
“Lấy học sinh làm trung tâm” thì trong giảng dạy phải áp dụng phương
pháp phát huy tính tích cực của học sinh. Từ đó sẽ kích thích gây hứng
thú, tạo động cơ tốt cho các em học tập.
Theo luật giáo dục, Điều 24.2 đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh,
phù hợp với từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học,
rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm
đem lại hứng thú cho học sinh.” Chính vì vậy, học sinh phải tự mình
chiếm lĩnh tri thức thông qua sách giáo khoa ở “Kênh chữ và kênh hình”
và đồ dùng dạy học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Đồ dùng dạy học là
thiết bị,một phương tiện rất cần thiết mà thông qua đó để học sinh hiểu,
nắm, khắc sâu, vận dụng kiến thức đã học. Tuy nhiên hiện nay “kênh
hình” nó ở trạng thái tĩnh nên rất ít sinh động khó gây sự chú ý và hứng
thú cho học sinh tìm tòi kiến thức để học tập. Trong khi đó “kênh hình” ở
trạng thái động lại dễ gây hứng thú, kích thích cho học sinh.
Qua thực hiện nhiều năm giảng dạy bộ môn Hóa học và thực trạng về
thiết bị sử dụng đồ dùng dạy học ở các cơ sở Trường học nói chung và
Trường THCS Vĩnh An nói riêng. Đồng thời nhằm nâng cao chất lượng
đổi mới phương pháp dạy học hiện nay và khắc phục những mặt còn hạn
chế về sử dụng đồ dùng dạy học, đã thôi thúc tôi viết nên đề tài “Làm đồ
dùng dạy học động qua tranh ảnh”.
I. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
CỦA ĐỀ TÀI.
1. Thuận lợi:


- Được sự quan tâm nhiệt tình của lãnh đạo nhà trường, Tổ
chuyên môn và các đồng nghiệp
- Nhà trường có đầy đủ phòng học bộ môn, đầu đĩa VCD, Đèn
chiếu, Tivi .
- Thông tin cập nhật trên mạng rất thuận lợi qua địa chỉ:
www.bachkim vn
- Phương pháp này đơn giản dễ thực hiện trong một thời gian
ngắn, di chuyển dễ dàng
- Học sinh rất thích học theo phương pháp này
- Phần mềm có tích hợp sẵn trong Window
Đinh Mạnh Hà - Trường THCS Vĩnh An Trang: 1
Sáng kiến kinh nghiệm “ Làm ĐDDH động qua tranh ảnh”
- Đĩa VCD trắng bán rất thông dụng ngoài thị trường với giá rẻ.
- Dễ sử dụng với giáo viên không chuyên về tin học
2. Khó khăn:
- Đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy còn thiếu nhiều.
- Kinh phí thiết kế mua sắm thiết bị còn hạn chế.
- Tài liệu nghiên cứu còn hạn chế.
- Trình độ tin học, khả năng sử dụng các phần mềm của giáo viên
còn hạn chế.
3. Số liệu thống kê:
Thống kê ở 95 học sinh thuộc 3 lớp 9
1
, 9
2
, 9
3
Trường THCS
Vĩnh An năm học 2006 – 2007
* Em nghĩ như thế nào về môn học này ?

a/ Rất thích
b/ Thích
c/ Bình thường
d/ Không thích
* Môn học này dễ tiếp thu không ?
a/ Dễ
b/ Bình thường
c/ Khó
* Kết quả học tập ở bài kiểm tra đầu năm:
a/ Giỏi 10.5 %
b/ Khá 18.9%
c/ Trung bình 54.7%
d Yếu và kém 15.8%
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lí luận:
- “Đồ dùng dạy học động qua tranh ảnh”, là thiết bị chuyển đổi
“Kênh hình” từ trạng thái tĩnh sang “kênh hình” ở trạng thái
động, nhằm phát huy tính tích cực và hứng thú trong học tập,
giúp học sinh dễ dàng tiếp thu, nắm vững, vận dụng kiến thức
một cách chủ động và có hiệu quả.
- Kích thích hứng thú học tập thông qua “Đồ dùng dạy học động
qua tranh ảnh”, đã rèn luyện cho học sinh kĩ năng suy nghĩ độc
lập, khả năng phán đoán và xử lí tình huống để giải quyết vấn
đề có hiệu quả. Qua đó tạo nên ý thức tự giác và niềm say mê
nghiên cứu ham thích môn học.
Đinh Mạnh Hà - Trường THCS Vĩnh An Trang: 2
Sáng kiến kinh nghiệm “ Làm ĐDDH động qua tranh ảnh”
- Với phương châm “ Luôn luôn đổi mới phương pháp, nhằm
nâng cao chất lượng Dạy và Học” hiện nay, thì trong quá trình
giảng dạy nhất là bộ môn Hóa học thì việc sử dụng đồ dùng dạy

học, làm thí nghiệm thực hành là rất quan trọng và rất cần thiết
cho mỗi tiết học.
- Từ các cơ sở lí luận trên, đồng thời qua thực tiễn giảng dạy sử
dụng “Đồ dùng dạy học động qua tranh ảnh” trong năm học :
2006 – 2007 tôi nhận thấy đồ dùng dạy học này áp dụng được
nhiều bộ môn học và đạt hiệu quả về chất lượng giảng dạy,
truyền thụ kiến thức cho học sinh
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp đó.
a. Nội dung
- Sử dụng tranh ảnh, câu hỏi trắc nghiệm, các video clip bằng
trình chiếu màn hình tivi.
- Sử dụng bảng điện tử mạng không dây (có dây) trong các câu
hỏi trắc nghiệm.
b. Biện pháp:
• Cách làm video clip
- Nguồn tư liệu là tranh ảnh liên quan tới bài học
- Mở phần mềm “movie Maker” trong: C:\ program files\ movie
Maker \ moviemk.
Màn hình hiện ra, nhấp đúp vào dòng: import video, import
picture, import audio music. Của thanh “ 1.Capture Video ” Chỉ đường dẫn
tới file cần lấy thông tin.

Đưa film Đưa ảnh Đưa nhạc
Sau khi ảnh (video clip) đã được đưa vào nhấp chuột phải chọn dòng
“Add to Timeline” để đưa tranh (videoclip) để tạo film.
Đinh Mạnh Hà - Trường THCS Vĩnh An Trang: 3
Sáng kiến kinh nghiệm “ Làm ĐDDH động qua tranh ảnh”
Muốn làm cho đoạn video clip thêm sinh động ta chọn thêm các hiệu
ứng. Nhấp chuột vào “View video effects”. Và lựa chọn những hiệu ứng cho
phù hợp với nội dung bài học.

Ngoài ra còn có thể lồng tiếng cho đoạn video clip để chú dẫn cho
đoạn film minh họa của mình bằng cách bấm vào ô có biểu tượng “micro
phone” ở Thanh “Narrate Timeline” hiện ra bấm vào thanh “Start Narr
ration” và băt đầu ghi âm cho đến khi muốn dừng lại bấm vào “done”
để hoàn tất và lưu vào
Đinh Mạnh Hà - Trường THCS Vĩnh An Trang: 4
Sáng kiến kinh nghiệm “ Làm ĐDDH động qua tranh ảnh”
Ở đây video clip đã làm xong chúng ta xuất cho nó ra thành film bằng cách
nhấn vào nút “save to my compute” ở thanh “3.finish Movie” tiếp theo chỉ
đường dẫn để lưu đoạn video clip này.
Để cho đoạn video clip này có những lời chú dẫn ở ngay trên đoạn video
clip ta phải chọn một phần mềm nữa đó là “Nero”.
• Làm câu hỏi trắc nghiệm ta nhấn đúp vào dòng chữ “Make titles
orredits”ở thanh “2.Edit movie” sau đó chọn các dòng để đánh câu hỏi
vào (thông thường ta chọn dòng” số 2 của hộp thoại và đánh văn bản
vào và chọn “done” để hoàn tất câu hỏi, sau đó cho chạy thử cuối
cùng xuất ra film như ở trên.
Đinh Mạnh Hà - Trường THCS Vĩnh An Trang: 5
Sáng kiến kinh nghiệm “ Làm ĐDDH động qua tranh ảnh”
Sau khi hoàn tất các phần có thể xuất ra đĩa CD nếu có đầu ghi (hoặc đưa ra
tiệm)
Chú ý: Cách sử dụng: khi dạy cần phần nào thì bấm vào nút số
(1,2,3,4…) ở trên remote của đầu đĩa.
• Sử dụng bảng điện tử
- Học sinh chọn đáp án trắc nghiệm (a,b,c,d) của mình trên
remote, trên bảng điện tử sẽ nhận tín hiệu (có đèn báo), khi nào
các nhóm chọn xong giáo viên sẽ cho đáp án hiện lên màn hình.
- Ngoài ra còn có thể chọn quyền ưu tiên để trả lời (nhóm giành
được quyền ưu tiên chỉ có đèn của nhóm đó sáng, đồng thời có
chuông báo).

Đinh Mạnh Hà - Trường THCS Vĩnh An Trang: 6
Sáng kiến kinh nghiệm “ Làm ĐDDH động qua tranh ảnh”
III. KẾT QUẢ
1. Tạo đĩa CD.
- Các film, câu hỏi trắc nghiệm được chiếu trên màn hình Tivi rất
sinh động đã gây sự chú ý cho học sinh đến nội dung.
- Giáo viên có thể trình chiếu bất kì nội dung nào đã ghi trên đĩa
thông qua remote
- Rút ngắn thời gian treo tranh ảnh, câu hỏi trắc nghiệm.
2. Bảng điện tử:
- Lựa chọn đáp án khách quan.
- Chọn ưu tiên, có chuông báo.
3. Kết quả sau thời gian thử nghiệm:
Sau một năm (năm học 2006 – 2007) thử nghiệm đã đạt kết quả
như sau:
* Em nghĩ như thế nào về môn học này ?
a/ Rất thích 31.6%
b/ Thích 63.2%
c/ Bình thường 5.2%
d/ Không thích 0%
* Môn học này dễ tiếp thu không?
a/ Dễ 89.5%
b/ Bình thường 10.5%
c/ Khó 0%
* Kết quả học tập cuối năm:
a/ Giỏi 17.9 %
b/ Khá 37.9 %
c/ Trung bình 44.2 %
d Yếu và kém 0 %
Đinh Mạnh Hà - Trường THCS Vĩnh An Trang: 7

Sáng kiến kinh nghiệm “ Làm ĐDDH động qua tranh ảnh”
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Với giáo viên:
“Đồ dùng dạy học động qua tranh ảnh”, giúp cho giáo viên truyền thụ
kiến thức cho học sinh được linh động hơn và thời gian làm việc được nhẹ
nhàng hơn trong các thao tác, kiểm tra và sử lí tình huống trong học tập.
“Đồ dùng dạy học động qua tranh ảnh”, giúp cho giáo viên củng cố
kiến thức trong tiết dạy cho học sinh được dễ dàng và hiệu quả hơn.
“Đồ dùng dạy học động qua tranh ảnh” làm cho không khí học tập sôi
nổi và hiệu quả nâng cao.
2. Với học sinh:
“Đồ dùng dạy học động qua tranh ảnh”, giúp cho học sinh hứng thú,
tạo niềm say mê, giải quyết tình huống có vấn đề được linh hoạt hơn.
“Đồ dùng dạy học động qua tranh ảnh”, giúp học sinh Yếu, Kém mạnh
dạn hơn trong hoạt động nhóm để tìm tòi vận dụng kiến thức đã học.
“Đồ dùng dạy học động qua tranh ảnh”, làm cho tiết học sinh động, sôi
nổi và từ đó mối quan hệ giữa Thầy và Trò được tốt hơn.
3. Phạm vi sử dụng:
“Đồ dùng dạy học động qua tranh ảnh”, được áp dụng cho nhiều tiết dạy
của nhiều bộ môn học.
Đinh Mạnh Hà - Trường THCS Vĩnh An Trang: 8
Sáng kiến kinh nghiệm “ Làm ĐDDH động qua tranh ảnh”
V. KẾT LUẬN:
1. Kết luận
- “Đồ dùng dạy học động qua tranh ảnh”, là một thiết bị điện tử đã
gây hứng thú trong học tập và lĩnh hội kiến thức cho học sinh. Đồng
thời Đồ dùng dạy học đã giúp cho giáo viên được nhẹ nhàng hơn
trong quá trình truyền thụ kiến thức, theo dõi học sinh Yếu kém.
- “Đồ dùng dạy học động qua tranh ảnh”, là thiết bị sử dụng cho nhiều
tiết dạy của nhiều bộ môn, đồng thời kinh phí mua sắm sử dụng vừa

sức với nhà trường, tạo được phòng bộ môn cho nhiều môn học mang
lại hiệu quả cao.
- “Đồ dùng dạy học động qua tranh ảnh”, trong thời gian thực hiện
luôn được sự quan tâm sâu sát của BGH và sự đóng góp xây dựng ủng
hộ nhiệt tình của đồng nghiệp để “Đồ dùng dạy học động qua tranh
ảnh” được hoàn thiện hơn.
2. Đề nghị
- Giáo viên được tham gia học nâng cao trình độ tin học về viết các
phần mềm phục vụ cho công tác giảng dạy.
- Kết nối Intenet cho phòng máy để giáo viên có điều kiện truy cập
thông tin.
Trên đây là nội dung đề tài “Đồ dùng dạy học động qua tranh ảnh”,
trong quá trình viết và thực hiện đề tài không tránh khỏi những sai sót và
hạn chế của đề tài. Nhưng với phương châm “luôn luôn đổi mới phương
pháp Dạy và Học nhằm nâng cao chất lượng”.
Tôi rất mong sự đóng góp xây dựng của quý đồng nghiệm.
Xin chân thành cảm ơn!
Vĩnh An \ Ngày 19 tháng 10 năm 2007
Người viết đề tài
Đinh Mạnh Hà
Đinh Mạnh Hà - Trường THCS Vĩnh An Trang: 9
Sáng kiến kinh nghiệm “ Làm ĐDDH động qua tranh ảnh”
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- SGK Hóa học 9 – Nhà xuất bản Giáo dục
- Áp dụng Dạy và Học tích cực trong môn Hóa học – Nhà xuất
bản Đại học Sư Phạm Hà Nội.
- Sách Tâm Lý Giáo dục – Nhà xuất bản Giáo dục
Đinh Mạnh Hà - Trường THCS Vĩnh An Trang: 10

×