Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.79 KB, 26 trang )

Module 2
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
Module 2
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
33
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Qua module này học viên phải
- Trình bày được khái niệm, đặc trưng, vai trò của dạy học theo nhóm
- Phân biệt các hình thức học tập theo nhóm: Nhóm 2 học sinh, nhóm 4-5
học sinh, nhóm kim tự tháp, nhóm chuyên gia và nhóm hoạt động trà trộn.
- Phân tích các bước tổ chức hoạt động nhóm trong quá trình giảng dạy
2. Kỹ năng:
- Học viên vận dụng để lựa chọn nội dung, thiết kế và tổ chức được các
bài học sinh học theo hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Học viên thấy được giá trị, vai trò của hoạt động nhóm trong
quá trinh học tập từ đó có ý thức áp dụng trong dạy học sinh học ở trường phổ
thông
II. GIỚI THIỆU MODULE
- Đây là module thứ hai trong tài liệu bồi dưỡng đổi mới PPHD sinh học ở
trường THPT với nội dung giới thiệu về vai trò, các kiểu học tập theo nhóm và
một số ví dụ minh họa xem như là các "mẫu" được chúng tôi nghiên cứu và áp
dụng trong thời gian gần đậy tại trường Đại học Sư phạm Huế.
- Nội dung chính của module:
 Đặc trưng và vai trò của hoạt động nhóm
 Các hình thức học tập theo nhóm
 Các bước tổ chức hoạt động nhóm
 Phương pháp và biện pháp tổ chức hoạt động nhóm
 Một số kiến thức sinh học được tổ chức theo hoạt động nhóm
III. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ THỰC HIỆN MODULE
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu đa chức năng, giấy croquy, bút, băng


dính, kéo
- Tài liệu tham khảo:
• Nguyễn Thị Hồng Nam (2003). Tổ chức hoạt động hợp tác
trong học tập theo hình thức thảo luận nhóm. Đại học Cần Thơ.
• Trần Thị Lệ Quyên ( 2004). Tổ chức hoạt động học tập theo nhóm tại lớp
trong quá trình dạy học sinh học lớp 10 ban khoa học tự nhiên, luận văn thạc
sĩ khoa học giáo dục. Trường ĐHSP Huế
IV. HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Trao đổi, thời gian 1 tiết
 Nhiệm vụ: Học viên tự nghiên cứu tài liệu và trao đổi theo từng cặp
 Thông tin:
34
Xem phụ lục số 2.1: Tổ chức hoạt động học tập theo nhóm nhằm nâng
cao hiệu quả nhận thức cho học sinh, gồm các mục:
1. Khái niệm dạy học theo nhóm
2. Đặc điểm dạy học theo nhóm
3. Đặc trưng của hình thức học tập theo nhóm
4. Vai trò của hình thức học tập theo nhóm
Hoạt động 2:Nghe giảng viên trình bày,thảo luận theo nhóm,thời gian 2tiết
 Nhiệm vụ: Học viên nghe giảng viên trình bày trước lớp, nghiên cứu
tài liệu và trao đổi theo nhóm hoàn thành các câu hỏi:
- Nghiên cứu các hình thức học tập nhóm để hoàn thành Phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP
STT Hình thức nhóm Đặc điểm Ví dụ
1 Nhóm 2 học sinh
2 Nhóm 4-5 học sinh
3 Nhóm chuyên gia
4 Nhóm kim tự tháp
5 Nhóm hoạt động trà
trộn

- Trình bày các đặc điểm của hoạt động theo nhóm.
 Thông tin:
Xem phụ lục số 2.1: Tổ chức hoạt động học tập theo nhóm nhằm nâng
cao hiệu quả nhận thức cho học sinh, gồm các mục:
5. Các hình thức tổ chức dạy học theo nhóm
6. Các hoạt động theo nhóm
Hoạt động3 : Trao đổi theo nhóm ( 3-5 học viên), thời gian 4 tiết
 Nhiệm vụ: Học viên tự nghiên cứu tài liệu và trao đổi theo nhóm
nhằm:
- Trình bày quy trình tổ chức hoạt động theo nhóm
35
- Vận dụng để thiết kế một số kiến thức trong chương trình sinh học được
tổ chức theo các hình thức học tập nhóm khác nhau ( Mỗi hình thức 1 ví dụ)
- Vận dụng để soạn 1 bài học hoàn chỉnh được tổ chức dạy học theo nhóm
 Thông tin:
Xem phụ lục số 2.1: Tổ chức hoạt động học tập theo nhóm nhằm nâng
cao hiệu quả nhận thức cho học sinh, mục:
7. Một số kiến thức thuộc chương trình sinh học 10 ban KHTN được thiết
kế dạy học theo nhóm
Xem phụ lục 2.2: Một số kiến thức thuộc chương trình sinh học 10 ban
khtn được thiết kế dạy học theo nhóm
Xem phụ lục 2.3: Bài giảng minh họa
Xem phụ lục 2.4: Phương pháp và biện pháp tổ chức dạy học theo
nhóm để nâng cao hiệu quả nhận thức cho học sinh
V. ĐÁNH GIÁ:
Sau khi kết thúc 2 buổi học, học viên phải trả lời được các cẩu hỏi sau:
Câu 1: Trong dạy học sinh học ở trường THPT việc tổ chức dạy học theo
nhóm có những thuận lợi và khó khăn nào? Cho ví dụ.
Câu 2: Hãy nêu các điều kiện cần và có để tổ chức học tập theo nhóm đạt
hiệu quả.

Câu 3: Anh ( chị) dự định áp dụng hình thức tổ chức hoạt động nhóm
trong quá trình đổi mới PPDH bộ môn như thế nào?
36
Phụ lục 2.1
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO NHÓM NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ NHẬN THỨC CHO HỌC SINH
1.Khái niệm dạy học theo nhóm
Dạy học theo nhóm là một hoạt động học tập có sự phân chia học sinh
theo từng nhóm nhỏ với đủ thành phần khác nhau về trình độ, cùng trao đổi ý
tưởng, một nguồn kiến thức dựa trên cơ sở là hoạt động tích cực của từng cá
nhân. Từng thành viên của nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc học tập của
mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập của bạn bè trong nhóm.
2.Đặc điểm dạy học theo nhóm
- Hoạt động dạy học vẫn được tiến hành trên quy mô cả lớp, như mô hình
giờ học truyền thống.
- Việc phân chia nhóm học sinh vừa tuân theo đặc điểm tâm lý-nhận thức
của học sinh vừa phụ thuộc vào nhiệm vụ học tập học sinh phải giải quyết.
- Trong mỗi nhóm phải có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, phải cùng hợp
tác giải quyết nhiệm vụ chung của nhóm.
- Học sinh phải trực tiếp tham gia các hoạt động, giải quyết các nhiệm vụ
học tập được đặt ra cho mỗi nhóm.
- Trong các giờ học tổ chức theo nhóm giáo viên phải là người tổ chức,
hướng dẫn hoạt động cho học sinh chứ không phải làm thay, không áp đặt.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của giáo viên trong các giờ học này là phải căn cứ vào
nhiệm vụ của giờ học mà thiết kế các nhiệm vụ học tập cụ thể và các hoạt động
để học sinh giải quyết trong mỗi nhóm, đồng thời thiết kế các yêu cầu cụ thể cho
mỗi nhóm, thiết kế các bài tập trắc nghiệm để kiểm tra lại mức độ hiểu, kỹ năng
thực hành, hành vi thái độ cần hình thành ở học sinh.
- Có thể hiểu tổ chức giờ học theo nhóm là một kiểu tổ chức giờ học trên
lớp. Tuy nhiên, tuỳ từng nhiệm vụ của mỗi giai đoạn giờ học, nếu thoả mãn một

số điều kiện, có thể tổ chức học sinh thành các nhóm, tiến hành các hình thức học
tập khác nhau để giải quyết bài tập của nhóm mình, qua đó đạt mục tiêu giờ học.
3. Đặc trưng của hình thức học tập theo nhóm
*Trò- chủ thể tích cực chủ động sáng tạo của hoạt động học tập: Dạy học theo
nhóm là sự tác động trực tiếp giữa học sinh với nhau, sự cùng phối hợp hoạt
động của họ. Với hình thức học tập theo nhóm không diễn ra sự tiếp xúc trực tiếp
giữa giáo viên với học sinh mà chỉ trong trường hợp cần thiết người giáo viên
mới tham gia vào công việc của nhóm riêng rẽ. Vai trò của người giáo viên thông
qua sự chỉ dẫn bằng ngôn từ được đề ra trước khi tiến hành công tác của nhóm.
Trong trường hợp giáo viên tham gia vào công tác của nhóm nhỏ đó thì sự giao
tiếp mang tính chất cá nhân hơn là tính chất công việc như trong hình thức dạy
học chung toàn lớp.
37
Công tác với toàn lớp trong điều kiện học tập nhóm tại tiết học có tính chất
hoàn toàn khác. Nhóm báo cáo trước toàn lớp công việc của mình. Nội dung từng
báo cáo đó đối với những học sinh của nhóm khác có thể là những thông tin mới.
Điều đó có nghĩa là những nhóm khác và từng học sinh riêng rẽ nắm tốt tài liệu
đến mức nào phụ thuộc vào chất lượng thực hiện nhiệm vụ của mỗi nhóm. Với
sự thảo luận các báo cáo, cả tính chất tác động lẫn nhau trong lớp cũng biến đổi.
Nếu với công tác dạy học toàn lớp như thường lệ sự tiếp xúc trực tiếp giữa học
sinh ít, thì bây giờ khả năng tiếp xúc như vậy tăng lên đáng kể. Và sự đánh giá
lẫn nhau trong công tác với toàn lớp nay có vai trò rất lớn.
Từ đó có thể nói công tác với toàn lớp trong điều kiện học tập nhóm tại
lớp là công tác có tính tập thể như là hình thức công tác độc lập
* Giáo viên – “ người thức tỉnh” tổ chức và đạo diễn: Trong giờ học theo
nhóm, giáo viên dẫn dắt học sinh khám phá, lĩnh hội kiến thức qua từng bước.
Các nhóm học sinh tự tiến hành các hoạt động , qua đó có thể rút ra các tri thức
cần thiết cho mình. Giáo viên là người tổ chức, điều khiển học sinh tự tiến hành
các hoạt động. Tuy nhiên, để giúp học sinh tránh những sai lầm, trong tổ chức
giờ học theo nhóm, cần có một khoảng thời gian để giáo viên tổ chức cho học

sinh làm việc, thảo luận chung cả lớp.
* Nhóm học tập – môi trường, phương tiện để lĩnh hội tri thức, phát triển trí
tuệ và nhân cách của học sinh: Nhóm học tập là nơi hội tụ và phát huy tiềm năng
trí tuệ của tập thể, trong các nhóm học tập, việc học tập cá nhân cũng có những
nét mới. Đó không còn là sự lĩnh hội tài liệu học tập xuất phát từ hứng thú cá
nhân, hoặc do sợ kiểm tra, mà lĩnh hội có tính tới công tác phối hợp sau này. Vì
vậy mà phương hướng học tập cá nhân thay đổi, nó có phương hướng xã hội
nhiều hơn.
4. Vai trò của hình thức học tập theo nhóm
- Học tập theo nhóm nuôi dưỡng một môi trường học tập có lợi, bởi học tập
theo nhóm bao giờ cũng sôi nổi. Nó tạo cơ hội cho học sinh sử dụng các phương
pháp, nguyên tắc diễn đạt ngôn ngữ. Các học sinh nhút nhát, thường là ít phát
biểu trong lớp sẽ có môi trường động viên để tham gia xây dựng bài. Hơn thế
nữa, hầu hết các các hoạt động nhóm đều mang trong nó cơ chế tự sửa lỗi và học
sinh dạy lẫn nhau, theo đó các lỗi sai đều được giải đáp, mà thường là trong bầu
không khí rất thoải mái. Với việc thảo luận cùng với các thành viên khác trong
lớp và nhóm, nhiệm vụ học tập được giải quyết dễ dàng hơn. Thông qua trao đổi
trong nhóm kết hợp được sức mạnh của từng cá nhân, dẫn đến sự hỗ trợ và giúp
đỡ nhau trong học tập. Trên cơ sở những hoạt động chung sẽ khơi dậy tinh thần
tập thể, vì lợi ích của nhóm, của cộng đồng và xã hội.
- Trong các giờ học theo nhóm, cùng một đơn vị thời gian nhưng có thể huy
động được nhiều học sinh tham gia vào các hoạt động học tập, điều này rất có ý
nghĩa đối với việc tăng tích tích cực và tính năng động của người học. Dạy học
theo nhóm còn rất thuận lợi cho tổ chức trong các trường hợp thiếu đồ dùng dạy
học (hoạt động theo kiểu gánh xiếc).
- Khi học tập trong nhóm, học sinh sẽ thảo luận xoay quanh từng đề tài cụ thể.
Hoạt động này không những lý thú mà còn tạo nhiều cơ hội cho các em học hỏi.
38
Người học sẽ phải xử lý các tài liệu mới, sau đó tự mình tìm hiểu nó. Phương
pháp học theo nhóm đã chuyển trách nhiệm phải hiểu được bài sang cho người

học. Khi làm việc trong nhóm sẽ có sự so sánh thường xuyên các kết quả của
từng cá nhân, học sinh sẽ có một ý niệm rõ ràng về giá trị chân thực của chính
mình, lòng tự trọng, chính đó là điều kiện đầu tiên của sự trưởng thành về mặt
nhân cách xã hội.
- Nếu xét các thành tố giáo dục, có tính đến yếu tố “dạy lẫn nhau”, hoạt động
nhóm bao gồm tất cả những gì học sinh cần. Học sinh có cơ hội thực hành các
kỹ năng trí tuệ bậc cao như kỹ năng sáng tạo, đánh giá, tổng hợp và phân tích.
Các em cũng thực hành các “kỹ năng thông thường” như khả năng cùng làm việc
và giao tiếp với nhau.
- Ngoài ra, hoạt động nhóm mang lại cho học sinh một cơ hội thuận lợi để làm
quen với nhau. Nó cũng khơi dậy sự gắn bó tập thể, đặc biệt là khi có hiện diện
yếu tố cạnh tranh, sẽ là một động cơ học tập rất mạnh.
5. Các hình thức tổ chức dạy học theo nhóm
 Làm việc theo cặp 2 học sinh (Pairwork)
Đây là hình thức học sinh trao đổi với bạn ngồi kế bên để giải quyết tình
huống do giáo viên nêu ra, trong quá trình giải quyết các tình huống, học sinh sẽ
thu nhận kiến thức một cách tích cực. Nhóm này thường được sử dụng khi giao c
ho HS chấm bài, sửa bài cho nhau (qua phiếu học tập, qua các bài tập lựa chọn
trong sách giáo khoa ).Ưu điểm của hình thức tổ chức này là không mất thời
gian tổ chức, không xáo trộn chỗ ngồi mà vẫn huy động được HS làm việc cùng
nhau.

 Làm việc theo nhóm 4-5 học sinh hoặc 7-8 học sinh (Group work)
Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm và thảo luận các bài tập, câu hỏi tình
huống do giáo viên nêu ra.
Có 2 loại hình bài tập: Bài tập cho hoạt động trao đổi và bài tập cho hoạt
động so sánh. Trong hoạt động trao đổi, mỗi nhóm giải quyết 1 vấn đề khác nhau
(nhưng cùng 1 chủ đề), sau đó trao đổi vấn đề và giải quyết vấn đề của nhóm
mình đối với nhóm khác. Trong hoạt động so sánh, tất cả các nhóm cùng giải
quyết một vấn đề, sau đó so sánh cách giải quyết khác nhau giữa các nhóm. Hoạt

động trao đổi thường được sử dụng cho những bài học có nhiều vấn đề cần phải
giải quyết trong một thời gian ngắn. Hoạt động so sánh thường dùng cho những
bài học có dung lượng không lớn.
39
Mô hình nhóm 2 học sinh
Mô hình nhóm 4-5 học sinh
 Nhóm chuyên gia hay nhóm chuyên sâu (JigsawII)
Ở đây, tổ chức các nhóm có tính luân chuyển. Trước hết, giáo viên chia
lớp thành nhiều nhóm (nhóm xuất phát hay nhóm gốc). Nhóm gốc gồm những
học sinh có trách nhiệm cùng nhau tìm hiểu về những thông tin đầy đủ, trong đó
mỗi học sinh được phân công tìm hiểu một phần của các thông tin đó. Sau đó lập
nhóm chuyên sâu (nhóm chuyên gia). Nhóm chuyên gia tập hợp những học sinh
ở trong những nhóm xuất phát khác nhau có cùng chung một nhiệm vụ tìm hiểu
sâu một phần thông tin.
Như vậy, một học sinh sẽ nhận nhiệm vụ từ nhóm xuất phát và cùng làm
việc, trao đổi kỹ ở nhóm chuyên sâu và sau đó lại trở về nhóm xuất phát để trình
bày kết quả về các thông tin mình đã thu thập được.
Nhóm chuyên sâu Nhóm chuyên sâu

Nhóm xuất phát


Nhóm chuyên sâu Nhóm chuyên sâu
Ưu điểm của nhóm chuyên gia là việc báo cáo công việc của các nhóm sẽ
do tất cả các thành viên của nhóm đảm nhận chứ không phải chỉ do một học sinh
khá giỏi đảm nhận. Mỗi học sinh sẽ nắm một mảng thông tin để lắp ghép thành
một thông tin hoàn chỉnh và sẽ không có một học sinh nào đứng ngoài hoạt động
của lớp học.
 Nhóm kim tự tháp (Pyramid)
Đây là cách tổng hợp ý kiến tập thể của lớp học về một vấn đề của bài

học. Đầu tiên giáo viên nêu một vấn đề cho các học sinh làm việc độc lập. Sau đó
ghép 2 học sinh thành một cặp để các học sinh chia sẻ ý kiến của mình. Kế đến
các cặp sẽ tập hợp thành nhóm 8, nhóm 16…Cuối cùng cả lớp sẽ có 1 bảng tổng
kết các ý kiến hoặc một giải pháp tốt nhất để giải quyết một vấn đề. Như vậy, bất
kỳ ý kiến các nhân nào cũng đều dựa trên ý kiến của số đông.
Hình thức học tập này thể hiện tính dân chủ và dựa trên nguyên tắc tương
hỗ, mô hình này phù hợp với các giờ ôn tập khi học sinh phải nhớ lại các định
nghĩa, khái niệm, công thức…đã học trong một chương.

40
AA
AA
BB
BB
CC
CC
A B
C D
DD
DD
Mô hình nhóm kim tự tháp
 Hoạt động trà trộn (Mingling Activities)
Trong hình thức này, tất cả các học sinh trong lớp phải đứng dậy và di
chuyển trong lớp học để thu thập thông tin từ các thành viên khác. Sự di chuyển
khỏi chỗ ngồi cố định làm cho các học sinh cảm thấy thích thú, năng động hơn.
Đối với các học sinh yếu thì đây là cơ hội cho họ hỏi nhiều người khác nhau
cùng một câu hỏi mà không cảm thấy xấu hổ. Cũng bằng cách học này, họ sẽ
thấy rằng có thể có nhiều câu trả lời đúng, nhiều ý kiến, nhiều quan điểm khác
nhau cho cùng một vấn đề. Có thể coi hoạt động trà trộn là bảng “trưng cầu ý
kiến” và “khảo sát ý kiến” của tập thể. Hoạt động này thường được dùng trong

phần mở đầu của tiết học nhằm “khởi động” hoặc kích thích nhận thức của học
sinh trước khi học bài mới.


Mô hình hoạt động trà trộn
6. Các hoạt động theo nhóm
 Các hoạt động đơn lẻ
Yêu cầu các nhóm tiến hành giải một bài tập, ví dụ: Thiết kế một thí
nghiệm, trả lời một câu hỏi; phân tích đánh giá; tiến hành nghiên cứu một bài
học, một quyển sách để tìm thông tin cụ thể.
Bài tập này cần phải hết sức rõ ràng và nếu cần thì nên chia nhỏ. Nếu có
thể ta vừa ra đề bài cho cả nhóm vừa yêu cầu nhiệm vụ cho từng cá nhân. Ví dụ
Yêu cầu mỗi học sinh ghi chép lại các phát hiện của cả nhóm. Nếu sau phần hoạt
động nhóm ta có chuẩn bị phần bài tập cho cá nhân, làm như vậy từng cá nhân
học sinh sẽ nắm bài tốt hơn.
 Bài tập giống nhau, tuỳ chọn khác nhau
Bài tập các nhóm có thể giống nhau hoặc giáo viên cho một số lựa chọn
để các nhóm tự quyết định. Mỗi nhóm có thể làm các bài tập khác nhau, sau đó,
kết quả nghiên cứu của nhóm sẽ được trình bày lại trước lớp. Ta thường có thể sử
dụng các bài tập tự do.
 Cạnh tranh thi đua giữa các nhóm
41
Các nhóm cùng làm một bài tập, mục đích là để thi đua giữa các nhóm.
Bài tập ở đây có thể là đưa ra một cách giải quyết một vấn đề , thiết kế một thí
nghiệm… hay chỉ đơn giản là trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Sau khi bài tập đã
hoàn tất, giáo viên hay cả lớp có thể đứng ra làm giám khảo; đơn giản hơn và ít
cạnh tranh hơn là mỗi nhóm trình bày công việc của nhóm mình, chúng ta nên
cẩn thận đối với các bài tập có tính cạnh tranh.
 Gánh xiếc
Mỗi nhóm sẽ tiến hành cùng một sêri bài tập nhưng theo thứ tự khác nhau,

vì thế vào bất kỳ thời điểm nào ta cũng có các nhóm tiến hành các hoạt động
khác nhau; nhưng đến cuối giờ các nhóm đều thực hiện xong phần việc của
mình. Phương pháp này cho phép tiến hành được các bài tập có đòi hỏi giáo cụ
và đồ dùng thí nghiệm nhưng không đủ cho cả lớp.
Ví dụ: Có 3 nhóm A, B, C. Trong ma trận thứ nhất có 3 bài tập và thời lượng
như nhau; ma trận thứ 2 có thể dùng 5 bài tập trong đó có bài tập 1 có thời gian
dài gấp đôi các bài tập khác.
Nhóm Bài tập
A 1 2 3
B 2 3 1
C 3 1 2
Ma trận 1: 3 bài tập có cùng thời lượng và thời gian quay vòng là sau 10

phút
Nhóm Bài tập
A 1 1 2 3 4 5
B 2 3 4 5 1 1
C 4 5 1 1 2 3
Ma trận 2: Bài tập1 kéo dài 10 phút,các bài tập khác kéo dài 5

phút. Thời gian quay vòng
cũng sau 10

phút
7. Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm
Quy trình tổ chức giờ học theo nhóm bao gồm 4 bước cơ bản:
- Điểm xuất phát: Giáo viên Học sinh Đối tượng học tập
- Bước 1: Hướng dẫn Tự nghiên cứu Kinh nghiệm cá nhân
- Bước 2: Tổ chức HS HS Kinh nghiệm cá nhân
(hợp tác, thảo luận)

- Bước 3: Tổ chức Nhóm Nhóm Nội dung học tập
(hợp tác, thảo luận)
- Bước 4: Trọng tài, Tự điều chỉnh kiến Tri thức cá nhân,
42
cố vấn thức thu nhận được
Trong 4 bước trên, cần lưu ý trong bước 2 và bước 3 HS làm việc theo
nhóm, còn bước 1 và bước 4 là bước làm việc cá nhân, HS tự suy nghĩ, tìm tòi.
Bước 4 giúp HS tự lĩnh hội, tự điều chỉnh tri thức thu nhận được. Nó giúp cho
kiến thức HS được lĩnh hội vững chắc hơn. Điều này được thể hiện rõ qua các
bước trong quy trình sau:
Các bước Giáo viên (GV) Học sinh (HS)
Bước 1
- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ
nhận thức
- Tổ chức các nhóm, giao nhiệm
vụ cho các nhóm
- Hướng dẫn cách làm việc theo
nhóm
- Nhận xét, phát hiện vấn đề
- Tham gia vào các nhóm, tổ chức
nhóm
- Thu thập thông tin, tái hiện tri thức
chuẩn bị làm việc trong nhóm.
Bước 2
- Kích lệ HS làm việc, khuyến
khích sự tham gia của mỗi cá nhân
HS vào các hoạt động học tập
chung của nhóm.
- Đưa ra những câu hỏi gợi ý khi
thảo luận bế tắc hoặc đi chệch

hướng.
- Tự đặt mình vào các tình huống, tự
sắm vai đưa ra cách xử lý tình
huống, trao đổi ý kiến, thảo luận
trong nhóm, xử lý thông tin.
-Tự ghi lại ý kiến theo chủ kiến của
mình, khai thác những gì đã hợp tác
với bạn hoặc tham khảo thêm ý kiến
của GV để bổ sung sản phẩm ban
đầu của mình
Bước 3
- Yêu cầu mỗi nhóm báo cáo kết
quả.
- Ghi lại những điểm nhất trí và
chưa nhất trí, những khía cạnh mà
các nhóm bỏ qua.
- Tổ chức thảo luận toàn lớp
- Đại diện các nhóm trình bày, bảo
vệ sản phẩm của mình trước lớp.
- Tỏ thái độ trước những ý kiến của
các nhóm khác,
- Khai thác bổ sung ý kiến của các
nhóm khác, điều chỉnh sản phẩm
của nhóm mình.
Bước 4
- Tóm tắt từng vấn đề.
- Đưa ra những nhận xét đánh giá
về kết quả của từng nhóm, từ đó
đưa ra các kết luận khoa học
- Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề

tiếp theo
- So sánh, đối chiếu kết luận của GV
và của các bạn với sản phẩm ban
đầu của mình.
- Tự sửa sai, bổ sung, điều chỉnh
những gì cần thiết.
- Tự rút kinh nghiệm về cách học,
cách sử lý tình huống, cách giải
quyết vấn đề của mình.
Nguồn tài liệu tham khảo
1. Ngô Thị Thu Dung (2001). Mô hình tổ chức học theo nhóm trong giờ
học trên lớp. Tạp chí giáo dục, (3), tr 21-22.
43
2. Nguyễn Thị Hồng Nam (2002). Tổ chức hoạt động hợp tác trong học
tập theo hình thức thảo luận nhóm. Đại học Cần Thơ.
3. Spencer Kagan, Ph.D (1985). Cooperative Learning. Kagan
Cooperative Learning, San Juan Capistrano, CA.
Phụ lục 2.2
MỘT SỐ KIẾN THỨC THUỘC CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 10 BAN
KHTN ĐƯỢC THIẾT KẾ DẠY HỌC THEO NHÓM
1. Thiết kế hình thức tổ chức dạy học theo nhóm 2 HS
- Ví dụ : Kiến thức Liên kết hoá học (bài 11)
I. Mục tiêu: Sau khi học xong kiến thức này, HS phải:
- Nêu được định nghĩa liên kết hoá học và phân biệt được liên kết bền
vững và liên kết yếu
II. Nội dung chính:
1. Định nghĩa liên kết hoá học: Liên kết hoá học là lực hút giữa hai nguyên tử
với nhau trong phân tử hoặc trong tinh thể. Có hai loại liên kết hoá học:
- Liên kết bền vững: Liên kết cộng hoá trị.
- Liên kết yếu: Liên kết hiđrô, liên kết ion, liên kết Vanđe Van, liên kết kị

nước
III. Tổ chức: Hoạt động nhóm 2 HS, thảo luận nội dung Phiếu học tập học tập
sau:
Phiếu học tập :
- Hãy kể tên các liên kết hoá học mà em biết?
- Quan sát hình 7.2 và 7.3 SGK 1 trang 27, em hãy phân tích để chỉ ra các liên
kết bền vững và các liên kết yếu, qua đó em hãy cho biết liên kết hoá học là gì?

2 Thiết kế hình thức dạy học theo nhóm 4-5 HS hoặc 7-8 HS:
- Ví dụ : Kiến thức các cấp độ tổ chức của sự sống
I. Mục tiêu: Sau khi học xong kiến thức này, HS phải:
- Hiểu được thế giới sống là một hệ thống mở có tổ chức phức tạp theo cấp
44
bậc lệ thuộc
- Phân biệt được các cấp độ tổ chức của hệ thống sống
- Giải thích được sự đa dạng và thống nhất giữa các cấp tổ chức
- Vẽ được sơ đồ các cấp tổ chức sống từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức
tạp
II. Nội dung chính:
* Đặc điểm nổi bậc của sự sống là có tổ chức phức tạp gồm nhiều cấp độ: Các
cấp độ đó là: Tế bào ,Cơ thể ,Quần thể ,Loài ,Quần xã , Hệ sinh thái -Sinh quyển
1. Cấp tế bào:
- Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống
- Thành phần chính: Màng sinh chất, chất tế bào và nhân
- Thành phần cấu tạo nên tế bào: Các phân tử; các đại phân tử; các bào quan.
2. Cấp cơ thể:
- Cơ thể đơn bào
- Cơ thể đa bào: Tế bào , mô ,cơ quan ,cơ thể
Như vậy: Cơ thể là một thể thống nhất, gồm nhiều cấp độ tổ chức nhưng hoạt
động rất hoà hợp và thống nhất nhờ có sự điều hoà, điều khiển chung. Do đó, cơ

thể thích nghi được với môi trường sống thay đổi.
3. Cấp quần thể:
- Quần thể bao gồm các cá thể trong cùng một loài tập hợp với nhau trong
mối quan hệ sinh sản và đó chính là cơ sở của tiến hoá dưới tác động của chọn
lọc tự nhiên
- Loài là đơn vị phân loại của sinh giới, sự phân bố địa lý của tất cả các cá
thể thuộc các quần thể nếu có khả năng giao phối hữu thụ sẽ thuộc về một loài
4. Cấp quần xã:
- Quần xã là cấp tổ chức gồm nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau cùng
chung sống trong một vùng địa lý nhất định.
- Trong tổ chức quần xã có: + Tương tác giữa các cá thể trong quần xã
+ Tương tác giữa các quần thể trong quần xã
5. Hệ sinh thái- sinh quyển:
- Hệ sinh thái là hệ thống tương đối hoàn chỉnh bao gồm một quần xã sinh
vật và nơi sống của quần xã
- Sinh quyển: Khoảng không gian trên trái đất có các cơ thể sống cư trú và
các hệ sinh thái hoạt động
III. Tổ chức: Hoạt động nhóm 4-5 HS (Hoạt động trao đổi).
45
Phiếu học tập 1: (nhóm 1)
-Em hãy đọc thông tin SGK1 trang 5 và cho biết thành phần cấu tạo nên tế bào
và thành phần chính của tế bào?
-Tại sao nói cấp độ tế bào là cấp độ tổ chức cơ bản của sự sống?
-Các đại phân tử như prôtêin axit nuclêic, các siêu cấu trúc như các màng bào
quan có phải là vật chất sống không? Tại sao không xếp chúng vào các cấp tổ
chức của sự sống?
Phiếu học tập 2: (nhóm 2)
-Bằng những hiểu biết của mình, em hãy cho biết vì sao cơ thể sinh vật thích
nghi được với môi trường sống thay đổi?
-Em hãy tìm các ví dụ về cấp tổ chức cơ thể, dưới cơ thể và hoàn chỉnh sơ đồ

sau:
Tế bào→ → → cơ thể
- Nếu mô cơ tim, quả tim cũng như hệ tuần hoàn bị tách ra khỏi cơ thể chúng có
hoạt động co rút, bơm máu và tuần hoàn máu được không? Tại sao?
-Em hãy kể tên và chức năng 1 số mô, cơ quan, hệ cơ quan mà em biết?

Phiếu học tập 3: (nhóm 3)
- Em hãy đọc thông tin trong SGK và cho biết, tại sao nói quần thể là đơn vị
sinh sản và tiến hóa? Cho ví dụ về quần thể? Có nhận xét gì về các cá thể trong
quần thể?
- Em biết gì về đơn vị phân loại loài?
- Quần thể có tương ứng bằng loài không? Vì sao?
Phiếu học tập 4: (nhóm 4)
-Tìm ví dụ về quần xã? Khái niệm quần xã?
- Vì sao ở cấp quần xã sinh vật giữ được mức cân bằng?
- Hãy sắp xếp tên các quần xã tương ứng theo nhiều cách gọi:
+Theo địa điểm phân bố
+Theo chủng loại phát sinh
+ Theo dạng sống
+Theo loài hay nhóm sinh vật SV ưu thế
Quần xã tương ứng
a.Quần xã(QX) thực vật ven hồ, QX động vật hoang mạc
46
b.QX SV đồng cỏ, QX cây bụi, QX sồi dẻ…
c. QX SV bãi triều, QX SV núi đá vôi…
d. QX SV nổi, QX SV tự bơi…
Phiếu học tập 5: (nhóm 5 )
- Tìm ví dụ về hệ sinh thái? Khái niệm hệ sinh thái?
- Cho biết cấp độ tổ chức sống cao nhất và lớn nhất của hệ thống sống là gì? Vì
sao?

3. Thiết kế hình thức dạy học theo nhóm kim tự tháp:
- Ví dụ : Kiến thức Cấu trúc và chức năng của ADN (bài 10)
I. Mục tiêu: Sau khi học xong kiến thức này, HS phải:
- Giải thích và phân tích được thành phần hoá học của 1 nuclêotit và sự cấu
thành nên axit nuclêic
- giải thích được mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của ADN
II. Nội dung chính:
1. Nuclêic- đơn phân của ADN:
- Có 4 loại nuclêotit (hình vẽ 10.1 trang 38 SGK1)
- Thành phần 1 nuclêotit: Bazơ nitơ, đường đêôxiribôzơ, nhóm photphat
2. Cấu trúc và chức năng của ADN:
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân (mỗi đơn phân là một nuclêôtit) nên thực
hiện được chức năng mang thông tin di truyền
- Cấu tạo từ 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung nên thông tin di truyền được
bảo quản tốt và truyền đạt được thông tin di truyền qua quá trình tự nhân đôi,
phiên mã.
III. Tổ chức: Hoạt động nhóm kim tự tháp đối với Phiếu học tập học tập sau:
Phiếu học tập
- Quan sát hình 10.1 SGK1 trang 38, em hãy cho biết (nhóm 2 HS)
+ Có mấy loại nuclêotit, là những loại nào? Thành phần của nuclêotit?
+ Các nuclêotit cấu thành nên axit nuclêic bằng cách nào?
- Vì sao tên gọi của các loại nuclêotit chính là tên của bazơ nitric? Vì sao axit
nuclêic có nghĩa là axit nhân? (nhóm 4 HS)
- Quan sát hình 10.2 SGK1 trang 39, em hãy mô tả cấu trúc phân tử ADN và
cho biết tại sao ADN vừa đa dạng lại vừa đặc trưng? (nhóm 8 HS)
47
- Vì sao ADN có được chức năng lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền? (Hoặc
ADN có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào?) (Nhóm 16 HS)

4. Thiết kế hình thức dạy học theo nhóm chuyên gia:

Ví dụ : Kiến thức Cacbon hiđrat (bài 8)
I. Mục tiêu: Sau khi học xong kiến thức này, HS phải:
- Liệt kê được tên các loại đường đơn, đường đôi, đường đa có trong các cơ
thể sinh vật và phân biệt được các loại đường này
- Nêu được chức năng của từng loại đường trong cơ thể sinh vật.
II. Nội dung chính:
* Cacbon hiđrat: Là hợp chất hữu cơ đơn giản chỉ chứa 3 loại nguyên tố,
công thức cấu tạo chung: C
n
(H
2
O)
n
và được chia thành các loại: Monosaccarit,
disaccarit, polisaccarit.
1. Monosaccarit:
- Công thức cấu tạo phân tử: C
6
H
12
O
6
, tồn tại ở dạng mạch thẳng và mạch
vòng
- Có tính khử mạnh
- Vai trò: +Tham gia tạo axit nuclêic (đường ribôzơ và đường đêoxiribôzơ)
+ Nguồn năng lượng của tế bào (glucôzơ, fructôzơ và galactôzơ)
2.Disaccarit:
- CTCTPT: C
12

H
22
O
11

- Được tạo thành từ 2 phân tử monosaccarit
III. Tổ chức: Hoạt động nhóm chuyên gia
Đặt vấn đề: Từ công thức cấu tạo chung của gluxit: C
n
(H
2
O)
n
, em hãy cho biết
vì sao gluxit được gọi là cacbon hiđrat?
-Quan sát hình 8.1,8.2,8.3 SGK 1 trang 30,31 tìm hiểu xem saccarit có mấy
nhóm chính?
Tiếp tục phân HS vào các nhóm gốc và cho hoạt động nhóm chuyên gia đối với
Phiếu học tập giao việc 1,2,3.
Phiếu học tập 1:
- Kể tên các loại đường đơn em biết? Các loại đường này có gì khác biệt nhau
trong cấu trúc?
-Vì sao đường đơn còn được gọi là đường khử?
- Em cho biết vai trò của các loại đường đơn? (có trong các loại thực phẩm
nào?)
48
Phiếu học tập 2:
- Phân biệt monosaccarit với disaccarit?
- Kể tên các loại đường đôi mà em biết, chúng có trong các loại thực phẩm nào?
- Vai trò của đường đôi?


Phiếu học tập 3:
- Đường phức được hình thành như thế nào? Kể tên các đường phức mà em biết?
- Chức năng của đường phức?
Phiếu học tập 4: (Phát cho HS sau khi HS trở về nhóm gốc)
- So sánh đường đôi và đường đơn?
- Đường phức có gì khác với đường đôi và đường đơn?
5. Thiết kế hình thức dạy học theo kiểu hoạt động trà trộn
Ví dụ 1: Kiến thức Các nguyên tố cơ bản của của tế bào (bài 7)
I. Mục tiêu: Sau khi học kiến thức này, HS phải:
- Kể tên được các nguyên tố cơ bản của vật chất sống
- Trình bày được tính thống nhất về vật chất giữa giới vô cơ và giới hữu cơ
II. Nội dung chính:
1. Những nguyên tố cơ bản của tế bào: O, C, H, N, Ca, P, K, S, Cl, Na, Mg,
Fe
- Những nguyên tố này có những tính chất lý hoá phù hợp với cơ thể sống
và các nguyên tố cấu trúc nên cơ thể sống có bản chất hoá học hoàn toàn giống
với các nguyên tố đó ở ngoài tự nhiên
III. Tổ chức: Hoạt động trà trộn để thực hiện nội dung học tập sau:
Phiếu học tập
1. Em hãy kể tên các nguyên tố hoá học mà em biết? Có khoảng bao nhiêu
nguyên tố cấu thành nên cơ thể sống?
2. Vì sao trong tự nhiên có nhiều nguyên tố nhưng chỉ có chừng đó nguyên tố cấu
thành nên cơ thể sống?
3. Tại sao các tế bào khác nhau nhưng lại được cấu tạo chung từ một số nguyên
tố nhất định?
4. Các nguyên tố cấu trúc nên cơ thể sống có giống với các nguyên tố ở ngoài tự
nhiên không? Qua đó ta rút ra kết luận gì?
49


Nguồn tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Trần Dụ Chi, Trịnh Nguyên Giao,
Phạm Văn Lập, Phạm Văn Ty (2002). Sinh học lớp 10 (Bộ sách thứ 2), SGK thí
điểm ban KHTN, NXB Giáo dục Hà Nội.
2. W.D.Phillíp, T.J.Chilton (1997). Sinh học tập 1. NXB Giáo dục Hà Nội.
3. W.D.Phillíp ,T.J.Chilton (1997), Sinh học tập 2. NXB Giáo dục Hà
Nội.
Phụ lục 2.3
BÀI GIẢNG MINH HỌA
Bài 41: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ VẬT LÝ LÊN SINH TRƯỞNG
CÚA VI SINH VẬT ( Sinh học 10 ban KHTN)
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS phải:
- Trình bày được một số điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng lên sinh trưởng của
sinh vật.
- Nêu được cách sử dụng các điều kiện ngoại cảnh để điều chỉnh sinh trưởng
của vi sinh vật, khai thác mặt có lợi, hạn chế mặt có hại.
II. Phương tiện dạy học:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Các bảng về khoảng nhiệt độ và pH sinh trưởng
của VSV, Phiếu học tập (thiết kế kiến thức tổ chức dạy học theo nhóm), đèn
overhead
2. Chuẩn bị của học sinh: Sưu tầm các tranh ảnh có liên quan đến các vi sinh
vật (VSV) sinh trưởng ở những điều kiện môi trường khắc nghiệt.
III. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp hỏi đáp- tìm tòi được tổ chức theo hoạt động nhóm (nhóm
chuyên gia)
* Nội dung chính:
1. Nhiệt độ: Dựa trên phạm vi nhiệt độ ưa thích, chia VSV thành 3 nhóm:
- Ưa lạnh: Nhiệt độ < 20
o
C

- Ưa ẩm: Nhiệt độ thích hợp 20- 40
o
C
- Ưa nhiệt: + Ưa nhiệt: 55- 65
o
C
+ Rất ưa nhiệt: 75-80
o
C
50
+ Cực kỳ ưa nhiệt: 95-100
o
C
Nhiệt độ thích hợp là nhiệt độ mà vi khuẩn sinh trưởng mạnh mẽ nhất.
2. pH: Dựa vào pH thích hợp của VSV, chia thành 3 nhóm:
- Ưa trung tính: pH từ 6 đến 8 và ngừng sinh trưởng ở: pH < 4 hoặc pH > 9
- Ưa axit: pH từ 4 đến 6
- Ưa kiềm: pH < 9. đôi khi pH >11
3. Áp suất thẩm thấu:
- Khi sinh trưởng trong môi trường nước có nồng độ chất hoà tan cao hơn
nồng độ nội bào, nước bên trong tế bào sẽ bị rút ra ngoài dẫn đến hiện tượng
co nguyên sinh và sinh trưởng bị kiềm hãm. Ngược lại nếu môi trường có
nồng độ chất hoà tan quá thấp, nước từ bên ngoài sẽ xâm nhập vào tế bào
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
*Bước 1: Đặt vấn đề:
Chiếu nội dung phiếu 1 qua đèn
overhead, cho HS thảo luận ở nhóm
gốc.
Sau khi biết được các yếu tố vật lý ảnh

hưởng đến sinh trưởng và phát triển SV,
GV giới thiệu bài mới
*Cho HS hoạt động nhóm chuyên sâu
thảo luận nội dung Phiếu học tập 2,3,4
*Bước 2: Theo dõi hoạt động của các
nhóm, kích lệ HS làm việc và điều chỉnh
khi HS mất mạch hay lạc hướng; tham
gia vào các nhóm có vấn đề khó. Ví dụ:
-ở Phiếu học tập 2: Sự phân định các
nhóm VSV theo nhiệt độ có phải là tuyệt
đối không?
-Tham gia: Một số nấm mốc và nấm
men là SV ưa mát nhưng một số nấm
men có thể phát triển được ở nhiệt độ
45
o
C và một số khác ở 1
o
C.
- ở Phiếu học tập 4 Tế bào vi khuẩn có
bị vỡ khi áp suất nội bào tăng lên hay
không?
-Gợi ý: Dựa vào đặc tính của thành tế
Sau khi thảo luận ở các nhóm gốc
sẽ biết được:
- Mùa hè nhiệt độ cao, độ ẩm thích
hợp cho các VSV hoạt động mạnh
nên làm thức ăn mau ôi thiu.
- Ngoài nhu cầu dinh dưỡng, VSV
còn đòi hỏi các nhu cầu vật lý như:

nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng
* Nhận các Phiếu học tập , phân
công nhiệm vụ cho từng thành
viên.
* Về các nhóm chuyên sâu hoạt
động, thảo luận giải quyết các vấn
đề học tập
- Không xác định được.
- Hiểu được vấn đề, suy luận và
biết được: Sự phân định các nhóm
sinh vật trên không phải là tuyệt
đối mà thường giới hạn giữa các
nhóm có phần xen cài lên nhau
- Chưa tìm ra hướng giải quyết
- Thành tế bào vi khuẩn cứng nên
tế bào vi khuẩn sẽ không bị vỡ do
51
bào vi khuẩn.
*Bước 3: Yêu cầu HS trở về nhóm gốc,
các chuyên gia báo báo lại kết kết quả
mình đã học tập được ở nhóm chuyên
sâu
* Phát bài tập cho các nhóm gốc
* Bước 4: Cùng HS thảo luận sửa bài
tập và giải đáp các vấn đề HS còn bỏ
lửng hoặc HS chưa hiểu
* Nhận xét, đánh giá hiệu quả học tập
các nhóm. Có thể cho điểm thưởng các
nhóm hoạt động tốt
áp suất nội bào tăng lên, do có

thành tế bào cứng nên ở vi khuẩn
không xảy ra hiện tượng vỡ sinh
chất như ở tế bào thực vật
* Các chuyên gia sẽ thay phiên báo
cáo lại nhiệm vụ học tập của mình
cho nhóm
* HS các nhóm nghiêm túc làm bài.
* Thảo luận chung trước lớp để
hoàn thiện nội dung bài học và bài
tập
* Nghe nhận xét đánh giá của giáo
viên để rút kinh nghiệm cho các bài
học sau
Bài tập cho các nhóm gốc:
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ VẬT LÝ LÊN SINH TRƯỞNG
CÚA VI SINH VẬT
Nhiệt độ pH Áp suất thẩm thấu
-Đa số vi khuẩn…………
…………………………
đặc trưng
+
+
+
-Ví dụ về các nhóm VK
tuỳ theo phạm vi nhiệt độ
sinh trưởng?
+
+
+
+

…………………………
gọi là pH
Giá trị pH……………….
-Dựa vào pH thích hợp, ta
chia 3 nhóm VSV:
+
+
+
-Vd về hiện tượng
thẩm thấu của VSV?
-Cơ chế cân bằng áp
suất thẩm thấu của
VK biển:…
……………………
………
……………………
……
Ứng dụng: Ứng dụng: Ứng dụng:
52
* Các Phiếu học tập học tập được sử dụng trong tiết học:

Phiếu học tập 1: (HS thảo luận ở nhóm gốc)
- Giải thích vì sao về mùa hè ta để thức ăn thường mau bị ôi thiu hơn mùa
đông?
- Căn cứ vào nhu cầu sinh trưởng, nếu phải nuôi một chủng nấm men để thu
sinh khối, em sẽ cung cấp cho chúng những điều kiện gì?
- Ngoài nhu cầu dinh dưỡng, vi sinh vật đòi hỏi nhu cầu vật lý nào để tồn tại
và phát triển?
Phiếu học tập 2:
- Dựa trên phạm vi nhiệt độ sinh trưởng dưới đây, hãy nêu các nhiệt độ cực đại,

thích hợp và cực tiểu của 5 nhóm vi khuẩn
- Tìm ví dụ về các vi sinh vật thích hợp ở các phạm vi nhiệt độ đó?
- Sự phân định các nhóm như vậy có phải là tuyệt đối không? Hãy tìm ví dụ
minh hoạ?
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110
Phiếu học tập 3:
- Em hiểu thế nào là độ pH? Giá trị pH?
- Hãy cho biết phạm vi giới hạn pH (pH cực đại, thích hợp và cực tiểu) để đa số
vi sinh vật sinh trưởng? Giải thích vì sao vi sinh vật lại cần giới hạn pH như vậy?
- Hãy tìm ví dụ về sự thích nghi của các vi sinh vật ở các môi trường có độ pH
khác nhau?
53
Ưa lạnh Ưa
nhiệt
Cực kỳ
ưa nhiệt
Ưa ẩm Rất ưa
nhiệt
-Một số vi khuẩn ưa axit thường gặp trong các thức ăn hằng ngày, em hãy cho
biết tên một vài vi khuẩn đó?
Phiếu học tập 4:
- Em hiểu gì về hiện tượng thẩm thấu? Áp suất thẩm thấu? (Cho 1 ví dụ về hiện
tượng thẩm thấu?)
- Khi sinh trưởng trong môi trường nghèo dinh dưỡng, chất tế bào của vi khuẩn
sẽ rút nước từ bên ngoài làm tế bào căng lên. Theo em tế bào vi khuẩn có bị vỡ
do áp suất thẩm thấu nội bào tăng lên hay không?
- Dựa vào đặc tính: Vi khuẩn cần độ ẩm nhất định để sinh trưởng, em hãy cho
biết cách bảo quản rau quả?
Phụ lục 2.4
PHƯƠNG PHÁP VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO NHÓM

ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬN THỨC CHO HỌC SINH
1. Thành phần nhóm
- Tuỳ thuộc vào mục đích sư phạm và yêu cầu của vấn đề học tập mà ta
có nhiều cách chia nhóm Thông thường để đảm bảo học sinh cùng làm việc nên
xếp mỗi nhóm từ 2 đến 8 học sinh. Các nhóm được duy trì ổn định trong cả tiết
học hoặc thay đổi theo từng hoạt động, từng phần của tiết học. Khi thành lập
nhóm học tập tại lớp, cần lưu ý:
+ Nhịp điệu làm việc của các thành viên trong nhóm.
+ Trình độ học lực của các cá nhân trong nhóm.
+ Mối quan hệ giữa học sinh với nhau.
- Các nhóm HS có khả năng khác nhau có thể làm việc cùng nhau rất tốt,
tuy nhiên vẫn phải tạo điều kiện cho những học sinh có cùng khả năng, đặc biệt
là những học sinh có khả năng cao làm việc cùng nhau. Chẳng hạn những học
sinh có khả năng cao có thể đóng vai trò “giáo viên” giúp cho việc học tập nhóm
để những HS khác dễ dàng học hỏi bạn mình. Nhóm nói chung là không có nhóm
trưởng mà chỉ thay nhau làm đại diện cho nhóm trong những thời điểm nhất
định. Song, trong hoàn cảnh trình độ tổ chức của các thành viên còn yếu thì có
thể cử nhóm trưởng trong thời gian đầu. Khi các thành viên nhóm đã quen dần
với việc tổ chức học nhóm thì có thể loại bỏ. Tất nhiên, nhóm trưởng phải là
người có kết quả học tập tương đối tốt, có ý thức giúp đỡ các thành viên trong
nhóm.Các nhóm sẽ làm việc tốt nhất nếu các HS hài hoà được kỹ năng hợp tác.
54
- Xây dựng đồng đội là việc làm cần thiết để giúp vượt qua những vấn đề
khác nhau gắn liền với việc cùng làm việc. Do đó, giáo viên phải dạy cho học
sinh các kỹ năng xây dựng đồng đội bao gồm:
+ Khả năng hiểu được nhu cầu của người khác và biết nhận lượt mình.
+ Khả năng biểu đạt được một quan điểm.
+ Khả năng nghe quan điểm của người khác.
+ Khả năng đáp lại, đặt câu hỏi, thảo luận, tranh luận và lập luận.
- Để học sinh có được những kỹ năng trên, giáo viên cần cho học sinh

nhận thức được mục đích của việc học tập hay làm việc theo nhóm là: Hợp tác và
giúp nhau, nghe lẫn nhau, cùng suy nghĩ .
2. Ra quy tắc cho nhóm
- Đôi khi học sinh làm việc cùng nhau trong nhóm có những hành vi cản
trở bao gồm thái độ định kiến, cạnh tranh, bác bỏ người khác và xa lánh mọi
người vì vậy GV cùng HS đưa ra những quy tắc nhóm để giúp nhóm làm việc
tốt:
+ Các thành viên trong nhóm đều có lượt được nói, cần tạo điều kiện để
HS phát biểu hết các loại ý kiến khác nhau, đặc biệt ưu tiên các HS yếu kém phát
biểu trước. Phải có sự phân công, các thành viên trong nhóm đều có nhiệm vụ,
trách nhiệm giải quyết các vấn đề học tập của nhóm.
+ Hãy ủng hộ và giúp nhau bổ sung chi tiết
+ Không cười nhạo điều ai đó đã nói
+ Hãy suy nghĩ trước khi đặt câu hỏi
- Ghép đúng học sinh vào nhóm và giao việc phù hợp cho từng nhóm.
“Thành công trong hoạt động nhóm có nghĩa là đã ghép đúng được HS vào với
nhau, giao việc đúng cho nhóm.”
- Các thành viên trong nhóm phải giải đáp các vấn đề học tập cho nhau
trước khi trao đổi với giáo viên.
3. Giao việc cho nhóm
- Giao việc cho nhóm nhiệm vụ thật cụ thể để thực hiện bằng lời, bằng
Phiếu học tập giao việc, bằng viết trên bảng Nếu các thành viên trong nhóm
phải giải quyết những vấn đề khác nhau thì giáo viên cần định rõ nhiệm vụ cho
từng thành viên từ đầu. GV chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ, giúp đỡ cho hoạt
động các nhóm và đánh giá, khen thưởng nỗ lực tập thể nhóm.
- Cần chú ý trình độ và năng lực của các thành viên trong mỗi nhóm
3.1. Điều khiển thảo luận
Thảo luận có thể dùng như một thuật ngữ chung chỉ một loạt tình huống
thông thường trong đó diễn ra cuộc trao đổi giữa mọi người đồng thời đó cũng là
một dạng tương tác nhóm đặc biệt trong đó các thành viên cùng giải quyết một

55
vấn đề cùng quan tâm, trao đổi các quan điểm khác nhau nhằm đạt tới một sự
hiểu biết chung về vấn đề đó.
Thảo luận là một hình thức không thể thiếu được trong tổ chức hoạt động
nhóm trong dạy học. Hình thức thảo luận có tác dụng phát huy cao độ tính tích
cực, tính độc lập của cá nhân kết hợp với sự giúp đỡ, sự hợp tác với nhau để cùng
giải quyết vấn đề đặt ra, giúp học sinh trình bày và bảo vệ ý kiến của mình trước
một số đông người.
Để tổ chức thảo luận có hiệu quả:
- GV phải chú ý đến việc bố trí chỗ ngồi sao cho mọi HS tham gia thảo
luận có thể nhìn thấy mặt nhau một cách rõ ràng (có thể xếp lại bàn ghế hoặc bàn
ghế đã sắp sẵn cho HS chỉ cần đổi hướng)
Trong dạy học qua thảo luận GV không nên can thiệp sâu vào cuộc thảo
luận, thể hiện đúng vai trò của mình:
+ GV với tư cách chuyên gia: Trong nhiều tình huống GV cần phải đóng
vai trò chuyên gia, duy trì sự chú ý của các cá nhân hay các nhóm, dẫn dắt HS
đến những cấp độ hiểu biết cao hơn thông qua các phương pháp dạy học trực
tiếp. Ví dụ: Nội dung HS thảo luận: “Pha tối quang hợp không phụ thuộc vào
pha sáng có chính xác không?”
Qua thảo luận HS chỉ biết được là pha tối có phụ thuộc vào pha sáng
nhưng không giải thích được vì sao.
GV có thể gợi ý: Sản phẩm của pha sáng là gì? Nguyên liệu pha tối sử
dụng? Nếu không có ánh sáng kéo dài thì pha tối có xảy ra không?
Qua sự gợi ý này, chắc chắn HS sẽ hiểu đầy đủ và giải quyết chính xác được vấn
đề đưa ra.
+ GV với tư cách là người tạo điều kiện: Trong khi các nhóm thảo luận,
HS có thể tự do tìm hiểu các ý tưởng và cộng tác với nhau, GV không cần
thường xuyên tham vấn, GV chỉ nên can thiệp khi các nhóm bị lạc đề. GV nên
can thiệp bằng cách tổ chức thêm các tình huống cho HS làm việc theo nhóm.
Ví dụ: Nội dung HS thảo luận: “Các đại phân tử như prôtêin, axit nuclêic,

các siêu cấu trúc như các màng bào quan có phải là vật chất sống không và chúng
có được xếp vào các cấp tổ chức của sự sống không?”
HS thảo luận cho rằng: Các đại phân tử này có những hoạt động sống, quyết
định sự sống nên HS cho rằng chúng là vật chất sống và có thể xếp vào các cấp
tổ chức của sự sống.
GV tạo thêm tình huống: “Nếu tách ra khỏi tế bào, các đại phân tử này có
thực hiện được vai trò sống của chúng không?”
HS sẽ tìm hiểu và nhận ra rằng, các đại phân tử này nếu bị tách ra khỏi tế
bào thì chúng là những phân tử chết và không còn thực hiện được vai trò sống
của chúng. Các bào quan này có thể thực hiện được chức năng sống trong điều
kiện vô bào nhưng là những điều kiện giống như điều kiện của tế bào sống. Qua
56
đó HS có thể điều chỉnh được rằng các đại phân tử và các bào quan không được
xếp vào các cấp độ tổ chức của sự sống.
+ GV với tư cách người tham gia: Tức là làm cho HS nói và nghe nhau
nói, chứ không phải chỉ đạo mọi điều HS nói qua GV. Mục đích là HS cảm thấy
độc lập và bình đẳng trong trả lời các bạn. GV có thể tham gia ngồi chung cùng
độ cao với HS, cùng đưa ra ý kiến, ý tưởng hoặc kinh nghiệm của riêng mình để
kích thích HS suy nghĩ, thay vì hỏi quá nhiều câu hỏi.
3.2. Bắt đầu thảo luận
- GV trình bày kế hoạch chuẩn bị thảo luận cũng như giao nhiệm vụ cho
cả lớp, cho từng nhóm hoặc từng người chuẩn bị để báo cáo (GV thông báo cho
HS cách tổ chức nhóm theo từng giai đoạn). GV có thể bắt đầu phần thảo luận
bằng việc trình bày trực quan, chiếu phim hoặc tạo ra sự bất đồng ý kiến để kích
thích thảo luận. Phương pháp phổ biến nhất là bắt đầu thảo luận bằng đặt câu hỏi.
- HS có thể được thông báo trước các vấn đề thảo luận để chuẩn bị hoặc
chuẩn bị trong một thời gian ngắn tùy theo nội dung và khối lượng vấn đề thảo
luận.
3.3. Tiến hành thảo luận
- Mở đầu, người điều khiển thảo luận (GV hoặc HS được chỉ định) trình

bày ngắn gọn mục đích, yêu cầu và nội dung vấn đề thảo luận (nội dung thể hiện
trong các Phiếu học tập giao việc, bằng lời nói )
- Trong học tập qua thảo luận, một số HS luôn ở trạng thái thụ động, HS
không phát biểu có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân lớn nhất vẫn là sự
nhút nhát. Để giái quyết tình trạng này, GV nên chia HS thành những nhóm nhỏ
để thảo luận, có thể thảo luận theo cặp trước khi thảo luận chung. Gọi tên HS để
khuyến khích tham gia thảo luận. Cách tốt nhất để khuyến khích HS ít phát biểu
tham gia thảo luận là yêu cầu HS đóng góp ý kiến về lĩnh vực mà HS đó hiểu
một cách thấu đáo hoặc đặt câu hỏi trước cho cả lớp, giao nhiệm vụ cho HS
chuẩn bị và chỉ định HS sẽ báo cáo vấn đề thảo luận trước lớp.
- Đôi khi để có sự thay đổi trong tổ chức học tập, thông thường các nhóm
sau khi thảo luận để giải quyết các vấn đề trong Phiếu học tập giao việc sẽ có đại
diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm, ta có thể cho các nhóm
sau khi thảo luận không báo cáo kết quả, mà đưa ra các vấn đề mà nhóm chưa
giải quyết được để các nhóm khác giải quyết hoặc GV giúp giải quyết (GV với
tư cách là người tham gia). Sau đó trên tinh thần các vấn đề học tập đã được giải
quyết, GV gọi bất kỳ HS trình bày các vấn đề học tập còn lại.
- Khi những người phát biểu tranh luận những vấn đề vụn vặt, không
trọng tâm hoặc trình bày những vấn đề xuôi chiều, GV có thể hướng sự thảo luận
lại và nêu lên những vấn đề mâu thuẫn với ý kiến chung của những người tham
gia thảo luận. Ngoài ra, GV phải nhận xét thêm về tinh thần, thái độ chuẩn bị của
cả lớp, của các cá nhân đặc biệt sau đó đánh giá cho điểm.
- Việc cho HS thảo luận thường xảy ra tình trạng cháy giáo án, có thể khắc
phục bằng cách chỉ cho HS thảo luận những vấn đề trọng tâm đồng thời xác định
57

×