Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

TIỂU LUẬN CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI & NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.97 KB, 18 trang )


TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

Đề tài:
CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI
& NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ

 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Lan
- Số thứ tự : 83 – Nhóm 9
- Lớp : Cao học Đêm 5
- Khóa : 21
 Giảng viên hướng dẫn: Ts. Bùi Văn Mưa

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 2 năm 2012
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………1
CHƯƠNG I: NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI…………………………… 2
1.1 Sơ lược về bối cảnh lịch sử, xã hội Phương Tây thời cận đại…………………… 2
1.2 Các đặc điểm cơ bản của triết học Phương Tây thời cận đại………………………2
1.3 Những tư tưởng triết học tiêu biểu của chủ nghĩa duy lý - tư biện……………… 3
1.3.1 Siêu hình học………………………………………………………………….4
1.3.2 Khoa học…………………………………………………………………… 10
CHƯƠNG II: GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ - TƯ BIỆN
PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI………………………………………………… 12
2.1 Giá trị của chủ nghĩa duy lý - tư biện phương Tây thời cận đại………………… 12
2.1.1 Về tư tưởng………………………………………………………………….12
2.1.2 Về khoa học…………………………………………………………………13


2.1.3 Lý luận về con người……………………………………………………… 13
2.1.4 Về chính trị………………………………………………………………….13
2.2 Hạn chế của chủ nghĩa duy lý - tư biện phương Tây thời cận đại ……………… 14
2.2.1 Hạn chế thứ 1……………………………………………………………… 14
2.2.2 Hạn chế thứ 2……………………………………………………………… 14
2.2.3 Hạn chế thứ 3……………………………………………………………… 14
2.2.4 Hạn chế thứ 4……………………………………………………………… 14
KẾT LUẬN………………………………………………………………………….15
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………… 16
Chủ nghĩa duy lý tư biện Phương Tây thời cận đại
GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

LỜI MỞ ĐẦU
Từ bao thế kỷ triết học đã gắn liền và chi phối hoạt động đời sống của con
người. Trong mỗi thời đại, mỗi hoàn cảnh xã hội đều xuất hiện những tư tưởng, trường
phái triết học khác nhau gắn liền với tên tuổi vả thành tựu, đóng góp của các triết gia
nổi tiếng cho xã hội vể mặt tư tưởng chính trị, khoa học kỹ thuật, … Cuộc sống hiện
đại hóa mà chúng ta đang có được hôm nay là sự kế thừa và phát triển những thành tựu
của những thế hệ triết gia trong những thời đại trước. Một trong số những triết gia tiêu
biểu đã để lại cho chúng ta những thành quả nổi bật trong vật lý, toán học, sinh học,…
là Rene Descartes. Từ kinh nghiệm đau thương đó, ông hiểu được rằng sự khác biệt
trong niềm tin tôn giáo đã gây tác hại chia rẽ con người đến mức nào. Qua cảm nhận và
nhờ lối suy nghĩ khoa học, Descartes đi đến kết luận rằng chỉ có khả năng lý luận mới
giúp được con người vượt qua và chấp nhận những khác biệt [6, tr.1]. Tư tưởng của
ông mang tính khai phá và tạo nền tảng cho chủ nghĩa duy lý trong triết học phương
Tây thời cận đại.
Ở thời kỳ này nổi bật bốn trường phái triết học tiêu biểu: trường phái duy vật
kinh nghiệm - duy giác, trường phái duy lý - tư biện, trường phái duy tâm-bất khả tri,
triết học khai sáng và chủ nghĩa Pháp. Tuy nhiên bài tiểu luận chỉ trình bày về nội dung
tư tưởng và những giá trị, hạn chế của trường phái duy lý - tư biện Phương Tây thời

cận đại. Các triết gia tiêu biểu trong truờng phái này: Rene Descartes, Baruc Spinoza,
và Gottfried W.Leibniz. Tư tưởng của các triết gia này đã mang đến cho triết học
Phương Tây sự đổi mới to lớn cũng như cho bản thân em nhận biết vai trò to lớn của lý
trí, nhận thức trong cuộc sống.
Tiểu luận sử dụng tài liệu chính là triết học của Khoa Triết Học – Trường Đại
Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh do TS. Bùi Văn Mưa chủ biên và tham khảo thêm một
số sách, bài viết của các tác giả khác có nội dung liên quan.
Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 3
Chủ nghĩa duy lý tư biện Phương Tây thời cận đại
GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

CHƯƠNG I
NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ
TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI.
1.1 SƠ LƯỢC VỀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ, XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN
ĐẠI
Thời cận đại (thế kỷ XVII-XVIII) là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và trở thành phương thức sản xuất thống trị Tây Âu dẫn
đến phát sinh nhiều mâu thuẫn, xung đột trong khắp các lĩnh vực kinh tế, chính chị, xã
hội. Đây là nguyên nhân làm bùng nổ ra các cuộc cách mạng tư sản trên khắp các nước
Tây Âu đưa giai cấp tư sản lên vũ đài quyền lực chính trị, xóa bỏ triệt để chế độ phong
kiến, đánh dấu một bước ngoặc lớn. [1, tr.98]
Bên cạnh đó, thời kỳ này cũng là thời kỳ phát triển rực rỡ của Tây Âu trên tất cả
các mặt của đời sống xã hội, tạo ra những vận hội mới cho khoa học, kĩ thuật phát triển
đặc biệt là các ngành khoa học tự nhiên. Đặc điểm của khoa học tự nhiên thời kì này là
khoa học tự nhiên - thực nghiệm dẫn đến thói quen nhìn nhận đối tượng nhận thức
trong sự trừu tượng tách rời, cô lập, không vận động, không phát triển, nếu có nói đến
vận động thì chủ yếu là vận động cơ giới, máy móc. Đó là nguyên nhân chủ yếu làm
cho triết học duy vật thời kỳ này mang nặng tính máy móc siêu hình. [6, tr.2]
Có thể nói, đây là thời kỳ Tây Âu chuyển mình dữ dội sau ngàn năm “yên tĩnh”.

Những quan niệm, lẽ sống, cung cách ứng xử, hoạt động thực tiễn và nhận thức dần
thay đổi. [2, tr.60&61].
1.2 CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN
ĐẠI
Từ những điều kiện kinh tế - chính trị và khoa học tự nhiên thời cận đại đã hình
thành những đặc trưng về mặt triết học thời kỳ này:
Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 4
Chủ nghĩa duy lý tư biện Phương Tây thời cận đại
GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

Thứ nhất, triết học thời kỳ này thể hiện rõ thế giới quan duy vật máy móc bên
cạnh quan điểm tự nhiên thần luận của giai cấp tư sản [1, tr.130] .
Thứ hai, triết học chủ yếu đi tìm phương pháp nhận thức mới để khắc phục triệt
để phương pháp kinh viện giáo điều, nhằm xây dựng một triết học và khoa học mới có
liên hệ mật thiết với nhau, hướng đến xây dựng tri thức [1, tr.130].
Thứ ba, triết học thể hiện rõ tinh thần khai sáng và chủ nghĩa nhân đạo tư sản.
Nó là ngọn cờ lý luận của giao cấp tư sản để tập hợp, giác ngộ, hướng dẫn quần chúng
thực hiện những hành động cách mạng nhằm cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới -
chủ nghĩa tư bản [1, tr.131].
Sự đối lập gay gắt giữa cảm tính và lý tính làm sản sinh ra sự đối lập của chủ
nghĩa kinh nghiệm - duy giác và chủ nghĩa duy lý tư biện. Trào lưu triết học thống trị
trong giai đoạn này là chủ nghĩa duy vật siêu hình – máy móc [1, tr.131].
1.3 NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TIÊU BIỂU CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ
TƯ BIỆN
Chủ nghĩa duy lý - tư biện là trường phái triết học - siêu hình học đề cao lý tính,
cố gắng hệ thống hóa toàn bộ tri thức mà con người đạt được lúc bấy giờ dựa trên cơ sở
phương thức tư duy lý luận, nhằm giúp con người thoát ra khỏi cách nhìn thiển cận về
thế giới [1, tr.144]. Descartes (1596-1650) là một trong những người sáng lập, được ghi
vào biên niên sử khoa học như một trong những tên tuổi kiệt xuất, cha đỡ đầu của tri
thức khoa học thế kỷ XVII. Descartes tin tưởng gần như tuyệt đối vào sức mạnh của lý

luận đối với sự giải thoát, và chính niềm tin vào lý luận như một phương tiện cốt yếu
đạt đến mục đích đã thật sự giúp Descartes thành công trong những khám phá mang
tính khoa học và triết học. Lịch sử triết học, khoa học và văn minh tinh thần của
Phương Tây chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các tư tưởng của ông [1, tr.144&145], Tư
tưởng của Descartes được Spinoza (1632-1677) - nhà triết học luôn hướng đến cái
thiện, phục vụ con người và Leibniz (1646-1716) –người đầu tiên nhận thấy trong triết
Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 5
Chủ nghĩa duy lý tư biện Phương Tây thời cận đại
GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

học Phương Tây có hai trào lưu đối lập nhau là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
phát triển theo hai khuynh hướng duy vật và duy tâm khác nhau [1, tr.154&155.].
Nội dung chủ yếu của chủ nghĩa duy lý – tư biện gồm hai phần: siêu hình học và
khoa học.
1.3.1 SIÊU HÌNH HỌC
Trong siêu hình học, Descartes là nhà nhị nguyên luận ngã về duy tâm [1,
tr.144]. Theo ông, triết học mới phải là siêu hình học - cơ sở thế giới quan, lấy việc xây
dựng các nguyên tắc chỉ đạo lý trí khám phá ra chân lý làm nhiệm vụ [1, tr.145]. Các
tư tưởng nổi bật của ông:
“Nghi ngờ phổ biến”: Theo Descarte, để đạt được tri thức đúng đắn trước hết
phải khắc phục chủ nghĩa hoài nghi, gạt bỏ những đạo lý kinh viện của tôn giáo. Ông cho
rằng mọi chân lý đều bắt nguồn từ lý tính, và nghi ngờ phổ biến tức nghi ngờ mang
tính phương pháp luận là biện pháp cần thiết để lý tính không mắc sai lầm trong nhận
thức. Nhận thức là quá trình lý tính thông qua năng lực trực giác của mình xâm nhập
vào chính mình để khám phá ra tri thức bẩm sinh chứa đựng trong mình, và sử dụng
những tri thức này để tiếp cận thế giới, giúp các khoa học lý thuyết xây dựng các định
lý, định luật về thế giới xung quanh. Descartes đề cao lý tính phân tích toàn diện những
tri thức do trực giác phát hiện ra hay do suy diễn mang lại, và hạ thấp năng lực cảm
tính tổng kinh nghiệm mà quan sát thí nghiệm đem đến hay tri thức do quy nạp mà có.
Với nguyên tắc nghi ngờ phổ biến, ông cho rằng mọi cái tồn tại chỉ có thể trở thành

chân lý khi chúng được chứng minh về sự tồn tại của chính mình. Vì vậy, “Nghi ngờ
phổ biến” là cơ sở phương pháp luận của triết học Descarte [1, tr.145&146].
“Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại”: Dựa trên nguyên tắc nghi ngờ phổ biến nhưng
Descarte không đi đến chủ nghĩa hoài nghi mà bác bỏ nó và xây dựng nguyên lý cơ bản
của toàn bộ hệ thống siêu hình học duy lý của mình - nguyên lý “Tôi suy nghĩ, vậy tôi
tồn tại”. Ông lý luận: dù tôi nghi ngờ về sự tồn tại của mọi cái nhưng sự tồn tại của
Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 6
Chủ nghĩa duy lý tư biện Phương Tây thời cận đại
GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

chính mình là không thể nghi ngờ, vì nếu tôi không tồn tại thì làm sao tôi có thể nghi
ngờ. Mà nghi ngờ là suy nghĩ, là tư duy, nên tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại. [1, tr.146]
Đối với Descarte, sự tồn tại của suy nghĩ là một chân lý, nhưng sự tồn tại của
thể xác chưa thể là chân lý vì nó còn có thể bị nghi ngờ do chúng ta nhận biết được cơ
thể qua cảm giác mà cảm giác thì không đáng tin cậy. Để chứng minh sự tồn tại thật sự
của thể xác cần phải dựa vào sự tồn tại của Thượng đế. [1, tr.146]
Lý luận về Thượng đế, giới tự nhiên và con người: Từ nguyên lý “Tôi suy
nghĩ, vậy tôi tồn tại” ông xây dựng hệ thống siêu hình học của mình, đưa ra các học
thuyết, lý luận chặt chẽ về “Thượng đế, giới tự nhiên và con người”. Theo ông,
Thượng đế thật sự tồn tại vì mọi dân tộc, mọi con người đều nghĩ về Thượng đế.
Thượng đế là cái đảm bảo chắc chắn cho sự tồn tại của giới tự nhiên, của vạn vật sinh
tồn, cũng như đảm bảo cho sự tồn tại của thể xác và năng lực nhận thức vô tận của con
người. Thượng đế của ông là Thượng đế của lý trí, khác với Thượng đế của lòng tin
của các nhà thần luận. Vạn vật trong giới tự nhiên được tạo thành từ thực thể tinh thần
phi vật chất với thuộc tính biết suy nghĩ, tạo thành ý nghĩ, quan điểm, tư tưởng, … thực
thể vật chất phi tinh thần được đo theo các đặc tính không gian, thời gian. [1, tr.147]
Cùng đề cập về thượng đế và giới tự nhiên, Spinoza cũng có quan điểm nổi bật
với “Lý luận về thực thể, thuộc tính, dạng thức”. Trong đó, Spinoza đã đồng nhất
Thượng đế , Giới tự nhiên và Thực thể là một. Thực thể là nguồn gốc, cơ sở, bản chất
chung và duy nhất của mọi sự cật, hiện tượng. Thực thể là cái siêu không gian, siêu

thời gian, siêu vận động, là nguyên nhân của chính nó. Thực thể có vô vàn thuộc tính
và biểu hiện thành vô vàn dạng thức. Thuộc tính là tính chất cố hữu mà qua đó thực thể
biểu hiện ra. Có vô số thuộc tính nhưng chúng ta chỉ biết hai thuộc tính của thực thể là
tư duy (suy nghĩ) và quãng tính (vật chất). Do mọi sự vật đều bắt nguồn từ Thực thể có
tư duy và quãng tính nên chúng đều được cấu thành từ vật chất và biết suy nghĩ, không
chỉ riêng con người mới biết tư duy. Thuộc tính tư duy thể hiện sự phát triển của thực
thể thông qua sự phát triển khả năng tự suy nghĩ. Spinoza phân tư duy thành hai loại:
Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 7
Chủ nghĩa duy lý tư biện Phương Tây thời cận đại
GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

Tư duy với tính cách là thuộc tính của thực thể và tư duy của con người - là sự thể hiện
cao thuộc tính tư duy của thực thể. [1, tr.151&152]
Dạng thức là trạng thái, sự biểu hiện đơn lẻ của thực thể. Dạng thức tồn tại trong
không gian, thời gian, luôn vận động và bị chi phối bởi luật nhân quả. [1, tr.152]
Lý luận về thực thể của Spinoza thể hiện thế giới quan duy vật sâu sắc của ông.
Spinoza muốn khẳng định rằng, bản thân Thượng đế cũng chỉ là Giới tự nhiên, vì vậy,
Thượng đế cũng mang tính tự nhiên. Còn bản thân Giới tự nhiên là một chỉnh thể thống
nhất, tồn tại độc lập, vĩnh viễn, tự nó sản sinh ra nó; vì vậy, muốn tìm hiểu Giới tự
nhiên phải xuất phát từ chính bản thân Giới tự nhiên, xuất phát từ tư duy – một thuộc
tính của Thực thể - Giới tự nhiên để nhận thức Giới tự nhiên như một thực thể. [1,
tr.152&153]
Về con người, Descarte cho rằng con người là một sự vật đặc biệt được tạo
thành từ hai thực thể Thượng đế và Giới tự nhiên. Nó vừa có linh hồn bất tử vừa có cơ
thể khả tử. Là một sinh vật chưa hoàn thiện nhưng có khả năng đi đến hoàn thiện, là
bậc thang trung gian giữa Thượng đế và hư vô, nên con người vừa cao siêu, không mắc
sai lầm vừa thấp hèn, có thể mắc sai lầm. [1, tr.147]
Spinoza coi con người là dạng thức của thực thể, là sản phẩm của Giới tự nhiên
và là mục đích cuối cùng của triết học. Con người thể hiện ít nhất hai thuộc tính của
Thực thể là quãng tính và tư duy dưới dạng thể xác và linh hồn. Thể xác và linh hồn là

hai cách biểu hiện của cùng một nội dung là con người đang suy nghĩ như một thể
thống nhất. Mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ giữa cấu trúc và khả năng, vì vậy
chúng tồn tại không thể tách rời nhau, nhưng cũng không quy định nhau. Khi con
người là một dạng thức phức tạp của thực thể. Spinoza cũng cho rằng, bản thân con
người cũng nằm trong quá trình phát triển và diệt vong như bao sự vật (dạng thức)
khác. Đồng thời, con người hoạt động hoàn toàn theo các quy luật của tự nhiên, là sự
thể hiện khả năng của Giới tự nhiên tự nhận thức, tự ý thức về mình. Hoạt động bản
Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 8
Chủ nghĩa duy lý tư biện Phương Tây thời cận đại
GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

chất của con người là hoạt động nhận thức. Nhu cầu nhận thức là khác vọng lớn nhất
của con người muốn thể hiện tình yêu trí tuệ của mình đối với Thượng đế. [1, tr.153]
Trong quá trình nhận thức Giới tự nhiên, con người khám phá ra các quy luật
của nó và khi tuân theo các quy luật này, con người có thể hành động một cách tự
nhiên để giải quyết một cách hiệu quả mọi tệ nạn xã hội, mọi khó khăn trong cuộc sống
của chính mình. [1, tr.153]
Lý luận về linh hồn và nhận thức của con người: Theo Descarte, linh hồn con
người bao gồm lý trí và ý chí. Lý trí mang lại khả năng nhận thức sáng suốt, đúng đắn.
Ý chí mang lại khả năng chọn lựa, phán quyết, tự do giải quyết. Ý chí có khả năng dẫn
dắt linh hồn sa vào sai lầm, nhầm lẫn. Hoạt động bản chất của linh hồn con người là
nghi ngờ, tức tư duy, suy nghĩ., vươn tới sự hoàn thiện. Do bắt nguồn từ Thượng đế,
linh hồn con người có chứa sẵn một số tư tưởng hoàn thiện mang tính bẩm sinh, luôn
đúng đắn. Ngoài ra, linh hồn con người còn có một số tư tưởng khác không hoàn thiện
có thể mắc sai lầm do linh hồn tự nghĩ ra, hay được du nhập từ bên ngoài. [1, tr.147]
Xuất phát từ quan niệm cho rằng hoạt động bản chất của linh hồn là nhận thức,
và mọi chân lý đều bắt nguồn từ linh hồn lý trí, Descarte cho rằng, nhận thức là quá
trình linh hồn lý tính xâm nhập vào chính mình để khám phá ra tư tưởng bẩm sinh (các
nguyên lý, quy luật của lôgich hay của toán học…) chứa đựng trong mình và sử dụng
chúng để tiếp cận thế giới.

Spinoza phủ nhận sự tồn tại tư tưởng bẩm sinh, ông coi nhận thức là hoạt động
mang tính bản chất của con người. Nhiệm vụ của nhận thức là phát hiện ra các nguyên
nhân khách quan của sự tồn tại và quy luật tự nhiên chi phối sự thay đổi của các dạng
thức thực thề. Đối với ông, khả năng nhận thức của con người là vô hạn, tuân theo các
quy luật tự nhiên, đây là cách thức vươn tới tự do của con người. Nhận thức bao gồm
nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 9
Chủ nghĩa duy lý tư biện Phương Tây thời cận đại
GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

Cũng như Descarte, Spinoza là một nhà duy lý, ông đề cao nhận thức lý tính,
nhận thức cảm tính chỉ cho phép cảm thụ được tính đa dạng và sinh động của sự vật
đơn lẻ. Nhận thức lý tính cho phép nắm bắt những đặt tính tổng quát và căn bản của sự
vật, khám phá ra thuộc tính, bản chất của thực thể. Không tồn tại tự do ý chí, chỉ có
xúc cảm chi phối hành động con người.
Descarte coi trực giác là năng lực linh cảm của linh hồn lý tính mang lại những
ý niệm rõ ràng, rành mạch, hiển nhiên là hình thức nhận thức tối cao khám phá ra các
tư tưởng bẩm sinh đó. Ông coi lý trí khúc chiết chỉ nhận thức được chân lý khi nó dựa
vào trực giác như là điểm khởi đầu và là hình thức hoạt động trí tuệ cao nhất của mình.
Bản thân lý trí khúc chiết tự nó không khẳng định hay phủ định điều gì cả, nên nó
không bao giờ mắc sai lầm. Còn Spinoza cho rằng trực giác không chỉ là năng lực
nhận thức cao nhất của lý tính khám phá ra bản chất của Thực thể mà còn là tiêu chuẩn
của chân lý. [1, tr.148]S
Các nguyên tắc phương pháp luận nhận thức: Theo Descarter, một linh hồn vĩ
đại cũng có thể sản sinh ra những điều nhảm nhí, nếu nó không biết dựa vào một
phương pháp luận đáng tin cậy. Vì vậy, nhiệm vụ của siêu hình học là xây dựng các
nguyên tắc mang tính phương pháp luận nhằm chỉ đạo hoạt động nhận thức của linh
hồn lý tính, giúp hoàn thiện trí tuệ- năng lực tư duy, đồng thời cũng là để giúp cho các
ngành khoa học khám phá ra các chân lý. Theo ông, có 4 nguyên tắc phương pháp luận
nhận thức: [1, tr.148&149]

Một là, chỉ coi chân lý là những gì rõ ràng, rành mạch, không gợn một chút nghi
ngờ nào cả (nhờ vào trực giác).
Hai là, phải chia đối tượng phức tạp thành các bộ phận đơn giản cấu thành để
tiện lợi trong việc nghiên cứu.
Ba là, quá trình nhận thức phải xuất phát từ những điều đơn giản, sơ đẳng nhất,
dần dần đến những điều phức tạp hơn.
Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 10
Chủ nghĩa duy lý tư biện Phương Tây thời cận đại
GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

Bốn là, phải xem xét toàn diện mọi dữ kiện, tài liệu để không bỏ sót một cái gì
trong quá trình nhận thức.
Như vậy, theo Descarter, quá trình nhận thức đúng đắn phải dựa vào năng lực
trực giác của linh hồn lý tính để khám phá ra những tri thức bẩm sinh chứa sẵn trong
nó. Sau đó, linh hồn lý tính sử dụng hiệu quả tư duy phân tich một cách toàn diện và
phép suy diễn hợp lý để xây dựng mọi tri thức khoa học lý thuyết, đồng thời, qua đó
hoàn chỉnh lý trí khúc chiết để phát triển chủ nghĩa duy lý.
Không hài lòng về các hệ thống siêu hình học trước đó, Leibniz đã xây dựng
một hệ thống siêu hình học mới đóng vai trò nền tảng cho mọi khoa học và hoạt động
con người. Theo ông hệ thống siêu hình học mới phải khắc phục được cả chủ nghĩa nhị
nguyên của Siêu hình học Descarter và chủ nghĩa nhất nguyên của Siêu hình học
Spinôza nhưng nó tiếp tục khẳng định vai trò của tư duy lý luận và lấy trí tuệ con người
làm cơ sở để phán xét. [1, tr.154&155]. Ông cho rằng Siêu hình học mới phải dựa trên
11 nguyên lý:
- Nguyên lý về sự khác nhau phổ biến: không có hai sự vật hoàn toàn giống
nhau (tính đa dạng của thế giới).
- Nguyên lý về sự đồng nhất: nếu có hai sự vật mà trong đó mọi tính chất của sự
vật này cũng là mọi tính chất của sự vật kia, và ngược lại.
- Nguyên lý về tính liên tục: cái hiện tại là kết quả của quá khứ, đồng thời là tiền
đề của cái tương lai (tính kế thừa trong sự phát triển).

- Nguyên lý về tính gián đoạn: mỗi sự vật đều có giới hạn tương đối để phân
biệt được với nhau (tính nhảy vọt trong sự phát triển).
- Nguyên lý về tính toàn vẹn: mọi sự vật đều chứa đựng trong mình đầy đủ
những tính chất cần thiết cho sự tồn tại của chính mình (tính đầy đủ của sự tồn tại).
Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 11
Chủ nghĩa duy lý tư biện Phương Tây thời cận đại
GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

- Nguyên lý về tính hoàn thiện: mọi sự vật cũng như bản thân thế giới đều vận
động theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn (tính hướng đích).
- Nguyên lý về mối liên hệ giữa khả năng và hiện thực: mọi sự vật dù là vật chất
hay tinh thần đều không tách biệt nhau.
- Nguyên lý về tính cần thiết tư duy lôgích: lý tính phải tuân thủ các quy luật
lôgích hình thức và các quy tắc tam đoạn luận của nó.
- Nguyên lý về cơ sở đầy đủ: một sự vật chỉ được coi là có thật hay chân lý nếu
nó có đầy đủ cơ sở để chứng minh cho sự tồn tại của chính mình là như thế này mà
không thể là như thế khác.
- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: mọi sự vật đều có mối liên hệ với nhau.
- Nguyên lý về tính thống nhất giữa cực đại và cực tiểu: cực tiểu của bản chất
sản sinh ra cực đại của tồn tại.
Từ đó, Leibniz đưa ra hai nội dung của siêu hình học mới:
Đơn tử luận: Ông khẳng định tính đa dạng và thống nhất giữa vật chất và tinh
thần của thế giới, tính năng động của sự vật đơn nhất. Từ đó, ông đưa ra khái niệm về
đơn tử - thực thể như là những điểm của Siêu hình học. Đơn tử không chỉ có năng lực
hoạt động mà còn có khả năng nhận thức. Quá trình phát triển của các đơn tử từ thấp
đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện luôn tuân theo nguyên tắc hài hòa tiền định,
tức theo sự sắp đặt cùa Thượng đế. [1, tr.157]
Thần học: Ông cho rằng Thượng đế vừa là đơn tử vừa là đấng sáng tạo ra các
đơn tử khác, là đơn tử của mọi đơn tử, là lý tính siêu thế giới. Giới tự nhiên, con người
chỉ là kết quả sáng tạo của Thượng đế. [1, tr.158].

1.3.2 KHOA HỌC
a)Trong lĩnh vực vật lý học: Descartes bộc lộ thế giới quan duy vật siêu hình
máy móc của mình, tuy nhiên có chỗ thể hiện một số quan điểm biện chứng vượt trước
Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 12
Chủ nghĩa duy lý tư biện Phương Tây thời cận đại
GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

thời đại. Ông xây dựng lý luận về vật chất và vận động. Không gian, thời gian và vận
động là những thuộc tính gắn liền với những vật thể vật chất. Descarter xây dựng mô
hình vũ trụ. Nhờ vào cái hích đầu tiên của Thượng đế, thế giới có được một xung
lượng ban đầu. Xung lượng này đưa vật chất đồng nhất nguyên thủy – ete vào trạng
thái chuyển động xoáy, dẫn tới sự hình thành các hạt vật chất lớn dần. [1, tr.149]
Leibniz bàn về giới tự nhiên, về không gian, thời gian vận động: giới tự nhiên là
một hệ thống chỉnh thể liên kết vạn vật tồn tại trong tính đa dạng của mình. Vạn vật
trong giới tự nhiên đều được cấu thành từ các đơn tử -bản chất của vạn vật. Ông đưa ra
quan niệm về không gian tương đối và thời gian tương đối. [1, tr.158]
b)Trong lĩnh vực toán học: Descarter có những tư tưởng biện chứng vượt trước
thời đại. Ông đã sửa đổi lại đại số, dùng hình chỉ số; dùng chữ để chỉ những đại lượng
biến thiên và đưa các đại lượng biến thiên vào trong toán học bên cạnh những đại
lượng không đổi. Từ đó, xuất hiện hình học giải tích, hàm số và phương pháp đồ thị
Với ý tưởng biện chứng này, Descarter đã đặt nền móng cho toán học hiện đại. Phương
pháp diễn dịch toán học là phương pháp chung để thu được tri thức đúng đắn; bởi vì nó
là phương pháp thể hiện rõ bốn nguyên tắc phương pháp luận nhận thức mà trí tuệ phải
tuân theo để đạt chân lý. [1, tr.150]
c)Trong lĩnh vực sinh học: Descarter phát triển tư duy duy vật máy móc về sự
phụ thuộc của tinh thần vào cơ cấu vật chất, trạng thái của các cơ quan trong cơ thể. Từ
đó, ông khẳng định sự hình thành và phát triển của giới thực vật và giời động vật là quá
trình hoàn toàn tự nhiên, không có sự can thiệp của Thượng đế. Ông là người khám
phá ra cơ chế phản xạ. Sự hoạt động của cỗ máy này sinh ra linh hồn thực vật và linh
hồn động vật khả tử. Tuy nhiên, theo Descarter, con người là một cỗ máy – hệ thống có

gắn liền với linh hồn lý tính bất tử. Trong lĩnh vực siêu hình học, Descarter chỉ coi cơ
thể là nơi trú ngụ tạm thời của linh hồn để linh hồn thực hiện hoạt động bản chất của
mình là nhận thức, nhưng trong lĩnh vực khoa học, do tiếp cận được quan điểm duy
Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 13
Chủ nghĩa duy lý tư biện Phương Tây thời cận đại
GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

vật, nên ông đã coi cơ thể con người là khí quan vật chất, còn linh hồn là chức năng
hoạt động của cơ thể con người. [1, tr.150]
d)Trong nhân bản học: Leibniz coi con người là sự thống nhất giữa linh hồn và
thể xác. Thể xác là vỏ bên ngoài, linh hồn là cái bản chất tiềm ẩn bên trong. Ông cũng
xem con người là cái máy tự nhiên có tính tổ chức cao do Thượng đế tạo ra. [1, tr.158].
e)Trong nhận thức luận: Leibniz coi nhận thức là một quá trình tương đối đi
từ những hiểu biết mơ hồ đến hiểu biết chính xác chứ không phải là hành động trực
giác như Descarter đã thừa nhận. Ông không thừa nhận sự tồn tại tư tưởng bẩm sinh,
mà chỉ thừa nhận sự tồn tại những khả năng bẩm sinh của con người. Theo ông nhận
thức có hai loại là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Nhận thức cảm tính mang
lại những chân lý sự kiện, nói về dáng vẻ bên ngoài cũa những sự vật đơn lẻ. Nhận
thức lý tính mang lại những chân lý vĩnh hằng, nói về bản chất bên trong của sự vật. [1,
tr.159].
CHƯƠNG II
GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY
THỜI CẬN ĐẠI.
Do ảnh hưởng của nền tư tưởng đương thời nên những tư tưởng, lý luận của
Descarter, Spinoza và Leibniz còn bộc lộ nhiều hạn chế nhưng vẫn toát lên những giá
trị vô cùng to lớn cho thời đại lúc bấy giờ cũng như hiện nay.
2.1GIÁ TRỊ CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN
ĐẠI.
2.1.1 Về tư tưởng: Chủ nghĩa duy lý tư biện nhận ra vai trò của lý trí trong lý luận về
nhận thức, chống lại những đạo lý kinh viện của tôn giáo và lòng tin vô căn cứ, các

Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 14
Chủ nghĩa duy lý tư biện Phương Tây thời cận đại
GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

quan niệm giáo điều, giáo lý nhà thờ, đồng thời đề cao vai trò đặc biệt của lý tính, của
trí tuệ con người, coi đó là chuẩn mực đánh giá suy nghĩ và hành động của con người.
Nó đã đặt nền móng vững chắc và cổ vũ mạnh mẽ cho sự phát triển của khoa học lý
thuyết, hướng tới sự hoàn thiện và phát triển khả năng trí tuệ của con người, giúp con
người làm chủ tư duy và nâng cao trình độ lý luận.
Chủ nghĩa duy lý cũng tạo sự nhị phân, căn bản nhất là sự phân tách giữa trí óc
và thể xác, lý luận và cảm xúc, từ đó có thể nhìn thế giới, và nhìn lại mình, từ một
khoảng cách tinh thần, khả năng tự quyết, khách quan.
Dù các thành tựu khoa học tự nhiên thời cận đại được phát hiện ra trong thời đại
thống trị của phương pháp siêu hình nhưng chúng cũng phản ánh các yếu tố biện chứng
của tự nhiên và đó cũng là thời kỳ đang hình thành dần phương pháp tư duy biện
chứng. Do bản tính siêu hình mà khi xâm nhập trở lại khoa học, triết học duy vật siêu
hình máy móc đã làm lu mờ các yếu tố biện chứng chứa trong các thành tựu đó.
Sự phát triển nhanh chóng của cơ học đã vượt ra ngoài lỉnh vực thực tiễn, thấm
sâu vào cung cách suy nghĩ, lý giải của con người về mọi cái xảy ra trong thế giới.
Cách tiếp cận cơ học không chỉ được đề cao mà còn được tuyệt đối hóa biến thành chủ
nghĩa cơ giới và trở thành thành tựu tiến bộ vượt bậc có ý nghĩa thời đại của nó lại là
chủ nghĩa cơ giới [2, tr.63&64].
2.1.2 Về khoa học: Các triết gia như Descarter, Leibniz không những đóng góp to lớn
trong lĩnh vực tư tưởng mà còn có những cống hiến to lớn về khoa học, tạo nền tảng
cho sự phát triển của khoa học và kĩ thuật sau này.
2.1.3 Lý luận về con người: nhận thức được con người bao gồm hai mặt thể xác và
linh hồn, nằm trong quá trình phát triển và diệt vong như bao sự vật khác.
2.1.4 Về chính trị: Các tư tưởng mang tính giải phóng nở rộ, chủ nghĩa nhân đạo
mang sắc thái mới (chủ nghĩa dân chủ), biến các khát vọng về tự do, công bằng, dân
chủ, dân quyền, nhân quyền, công lý, đa nguyên, pháp trị v.v… thành hiện thực, mang

lại hạnh phúc, tự do cho con người từ khả năng chinh phục tự nhiên, chứ không dừng
lại ở lý tưởng như thời kỳ phục hưng.
Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 15
Ch ngha duy lý t bin Phng Tõy thi cn i
GVHD: TS.Bựi Vn Ma

Spinoza l ngi sỏng lp ch dõn ch v thỳc gic giỏo hi phi l thuc
vo quc gia. ễng bo v quyn t do by t ý kin v trờn tt c tỡm cỏch gii phúng
con ngi khi s s hói [3, tr.373].
2.2 NHNG HN CH CA CH NGHA DUY Lí T BIN PHNG TY
THI CN I.
2.2.1 Hn ch th 1: Chu nh hng ca cỏc quan nim c hc, c gii nờn quan
im v th gii mang tớnh duy vt siờu hỡnh, mỏy múc, phim din (phng phỏp siờu
hỡnh t bin). Xem xét sự vật trong trạng thái đứng im, không vận động, tách rời cô lập
và tách biệt nhau. Cách xem xét cho chúng ta nhìn thấy sự tồn tại của sự vật hiện tợng ở
trạng thái đứng im tơng đối, nhng nếu tuyệt đối hoá phơng pháp này sẽ dẫn đến sai lầm
phủ nhận sự phát triển, không nhận thấy mối liên hệ giữa các sự vật hiện tợng.
2.2.2 Hn ch th 2: Tuy cú nhng quan im trit hc tin b v lnh vc xó hi,
nhng nhỡn chung vn cha thoỏt khi quan im duy tõm trong vic gii thớch vn
xó hi v lch s.
Descarter ó khụng nhỡn thy, khụng th i tỡm tin xut phỏt ca nhn thc ngay
trong nhn thc m phi tỡm t bn thõn i sng thc tin xó hi.
2.2.3 Hn ch th 3: Ch thy mt mt ca quỏ trỡnh nhn thc - mt lý tớnh, xem nh
cm tớnh, kinh nghim, do ú c s phng phỏp lun ny cng mang tớnh siờu hỡnh.
Descarter ó tha nhn mt cỏch sai lm rng, nhng nguyờn tc c bn ca logic hc v
toỏn hc l nhng cỏi bm sinh, khụng ph thuc vo kinh nghim.
2.2.4 Hn ch th 4: Khụng vch ra mi liờn h gia cỏc s vt hin tng v khụng
xỏc nh ỳng n nguyờn nhõn ca s vn ng v phỏt trin .
Descarter coi vn ng khụng phi cỏi gỡ khỏc ngoi s hot ng, m qua ú
mt vt c chuyn v trớ t ch ny sang ch khỏc. ễng quy ton b cỏc dng vn

ng thnh vn ng c hc n thun, khụng coi vn ng l thuc tớnh c hu ca
vt cht m ch xem l biu hin cỏ bit ca cỏc s vt mt cỏch b ngoi. Gia vn
ng v ng yờn khụng cú quan h gỡ vi nhau.
Nguyn Th Ngc Lan Trang 16
Chủ nghĩa duy lý tư biện Phương Tây thời cận đại
GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

KẾT LUẬN
Câu nói “Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại” đã giúp cho nền triết học của phương Tây
nói riêng mà còn cho cả thế giới nói chung phát triển một cách mạnh mẻ. Chính vì sự
nghi ngờ mà con người không an phận với những hiện trong tự nhiên, chấp nhận những
gì thiên nhiên đã tạo. Con người không chấp nhận mình phụ thuộc vào thiên nhiên và
những thế lực siêu nhiên chi phối. Con người không chỉ tin vào khả năng của mình mà
bắt thiên nhiên phải phục vụ cho mình qua tư duy sáng tạo.
Chủ nghĩa duy lý đã trở thành nền tảng của triết học chính trị thời vận đại đến
nay và ngày nay đã được toàn cầu hoá, trở thành thứ diễn ngôn trần tục duy lý luận.
Có thể nói chủ nghĩa duy lý - tư biện phương Tây thời cận đại là một bước
ngoặc mang đến sự thay đổi to lớn trong suy nghĩ, nhận thức và tạo nền tảng, tiền đề
cho sự phát triển, hoàn thiện các chủ nghĩa thời hiện đại.
Hiện nay, trong tất cả lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội đều đòi hỏi sự tư duy,
nhận thức để sáng tạo giúp cho con người tồn tạị, phát triển và vươn đến sự hoàn thiện.
Với nền kinh tế hội nhập trên thế giới thì sự tư duy để tìm ra những phát minh mới rất
cần thiết. Và mỗi chúng ta phải luôn luôn tư duy, đổi mới trong suy nghĩ để không phải
lạc hậu giữa thế giới ngày càng phát triển như hiện nay.
Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 17
Chủ nghĩa duy lý tư biện Phương Tây thời cận đại
GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS.Bùi Văn Mưa chủ biên (2010), Đại cương về lịch sử triết học, Đại Học Kinh Tế

TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
2. TS.Bùi Văn Mưa (2008), Triết học & Bức tranh vật lý học về thế giới, Đại Học
Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
3. Hoàng Xuân Việt (2004), Lược sử Triết học Phương Tây, Tổng hợp thành phố Hồ
Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Ước (2009), Đại cương Triết học Tây Phương, Tri Thức, Hà Nội.
5.
6. />Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 18

×