Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Huy động vốn để phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 136 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH





ĐỖ KHẮC CƢỜNG






HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY



Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Mã số : 60.34.04.10




LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN CHIẾN THẮNG





Thái Nguyên, năm 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN

Luận văn thạc sỹ "Huy động vốn để phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội
trong giai đoạn hiện nay", chuyên ngành quản lý kinh tế, mã số 60.34.04.10, đây là
công trình tác giả đã dầy công nghiên cứu, trong đó có sử dụng thông tin từ nhiều
nguồn tƣ liệu và dữ liệu khác nhau, các thông tin đƣợc trích rõ nguồn gốc.
Tác giả xin cam đoan các số liệu nghiên cứu trong luận văn là trung thực và
rõ ràng.

Tác giả luận văn




Đỗ Khắc Cƣờng
















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN
Để có đƣợc bản luận văn này, tác giả xin chân thành ơn đối với các
Thầy giáo, Cô giáo Trƣờng Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh đã tận
tình giảng dạy, hƣớng dẫn và quan tâm giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập,
nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ
Nguyễn Chiến Thắng, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tác giả
trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và Chuyên viên Cục Thống kê; Sở Kê
hoạch và đầu tƣ; Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn; Sở Tài Chính,
thành phố Hà Nội và các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ, đóng
góp ý kiến, cung cấp tài liệu, tạo điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành luận
văn này.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhƣng do còn hạn chế về lý luận, kinh
nghiệm cũng nhƣ thời gian nghiên cứu nên chắc chắn khó tránh khỏi những
thiếu sót, tác giả mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các nhà khoa
học, các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn
thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2013
Tác giả luận văn



Đỗ Khắc Cƣờng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HUY ĐỘNG VỐN ĐỐI VỚI QUÁ
TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 5
1.1. VỐN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN 5
1.1.1. Nội dung của vốn và huy động vốn 5
1.1.2. Khái niệm về vốn 5

1.1.3. Cơ cấu nguồn vốn và các phƣơng thức huy động vốn trong nƣớc 10
1.1.3.1. Cơ cấu nguồn vốn 10
1.1.3.2. Các phƣơng thức huy động vốn 13
1.1.4. Vai trò của vốn đối với phát triển nông nghiệp 19
1.1.4.1. Yêu cầu cấp bách về vốn để phát triển nông nghiệp 19
1.1.4.2. Vốn - nhân tố quyết định thúc đẩy nông nghiệp phát triển
theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa 20
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 26
1.2.1. Nhu cầu vốn quyết định qui mô, tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn 26
1.2.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp chi phối khả năng huy động vốn 27
1.2.3. Khả năng cung ứng của các nguồn vốn ảnh hƣởng trực tiếp đến
huy động vốn 28
1.2.4. Chính sách của Nhà nƣớc ảnh hƣởng đến việc huy động vốn 30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRONG VIỆC TẠO VỐN ĐỂ
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 31
Chƣơng II: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 35
2.1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết 35
2.1.2. Cơ sở phƣơng pháp luận 35
2.1.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể 35
2.1.3.1. Phƣơng pháp chọn địa điểm nghiên cứu 35
2.1.3.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin 40
2.1.3.3. Phƣơng pháp phân tích 40
2.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NGUỒN VỐN 41
2.2.1. Số lƣợng và cơ cấu nguồn vốn 41

2.2.2. Chất lƣợng nguồn vốn 41
Chƣơng III: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 42
3.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ HÀ
NỘI TRONG THỜI GIAN QUA 42
3.1.1. Tài nguyên đất và thực trạng sử dụng đất 42
3.1.2. Về dân số, lao động 44
3.1.2. Tình hình phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội trong thời
gian qua 47
3.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HÀ NỘI 55
3.2.1. Thực trạng huy động vốn thông qua nguồn ngân sách nhà nƣớc
để phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội 55
3.2.2. Thực trạng huy động vốn tín dụng nhà nƣớc để phát triển nông
nghiệp thành phố Hà Nộ i 61
3.2.3. Thực trạng huy động vốn từ doanh nghiệp và hợp tác xã để phát
triển nông nghiệp 65

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
3.2.4. Thực trạng huy động vốn từ dân cƣ để phát triển nông nghiệp 68
3.2.5. Đánh giá chung 72
Chƣơng 4: CÁC GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CÓ HIỆU QUẢ NHẰM
ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRONG GIAI ĐOẠ N TỚI 80
4.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦ A THÀNH PHỐ HÀ
NỘI VÀ DỰ BÁO NHU CẦU VỀ VỐN 80
4.1.1. Định hƣớng phát triển nông nghiệp 80
4.1.2. Mục tiêu phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nộ i 81

4.1.3. Dự báo nhu cầu và khả năng huy độ ng vốn đầu tƣ 88
4.2. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HUY ĐỘNG
CÓ HIỆU QUẢ CÁC NGUỒN VỐN, ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 90
4.2.1. Một số phƣơng hƣớng chủ yếu để huy động vốn có hiệu quả để
phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội 90
4.2.1.1. Khai thác triệt để mọi nguồn vốn đầu tƣ vào phát triển nông nghiệp 90
4.2.1.3. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng
nhằm huy động tối đa các nguồn vốn để phát triển nông nghiệp 96
4.2.2. Những giải pháp chủ yếu huy động có hiệu quả các nguồn vốn
để phát triển nông nghiệp trong thời gian tới 100
4.2.2.1. Đa dạng hóa các nguồn vốn và phƣơng thức huy động vốn 100
4.2.2.2. Đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính đẩy mạnh huy
động vốn để phát triển nông nghiệp 111
KẾT LUẬN 117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
PHỤ LỤC 124


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BT
Hợp đồng xây dựng - Chuyển giao
BOT
Xây dựng - vận hành - Chuyển giao
CNH - HĐH
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
CN- XD

Công nghiệp - Xây dựng
CSDN
Cơ sở dạy nghề
DNNN
Doanh nghiệp Nhà nƣớc
DNTN
Doanh nghiệp tƣ nhân
DV
Dịch vụ
ĐVT
Đơn vị tính
NSNN
Ngân sách nhà nƣớc
NSTW
Ngân sách trung ƣơng
NGO
Tổ chức Phi Chính phủ
NLN
Nông, Lâm ngiệp
UBND
Uỷ ban nhân dân
USD
Đô la Mỹ
KBNN
Kho bạc Nhà nƣớc
KT-XH
Kinh tế - Xã hội
SLLT
Sản lƣợng lƣơng thực
TOT

Chuyển giao - Kinh doanh - Chuyển giao
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
ODA
Hỗ trợ phát triển chính thức
ICOR
Hệ số tiêu chuẩn phản ánh hiệu quả vốn đầu tƣ
INVITRO
Công nghệ cấy mô tế bào
PPP
Hợp tác Công - tƣ
RAT
Rau an toàn
GTTT
Giá trị thực tế
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu 1.1. Mức vốn huy động trong dân qua các năm 12
Biểu 3.1. Thực trạng sử dụng đất thành phố Hà Nội 42
Biểu 3.2. Một số chỉ tiêu về dân số 44
Biểu 3.3. Một số chỉ tiêu về lao động 45
Biểu 3.4. Cơ cấu nông lâm thủy sản 49

Biểu 3.5. Các sản phẩm trồng trọt chủ yếu 52
Biểu 3.6. Các sản phẩm chăn nuôi chủ yếu 53
Biểu 3.7. Một số chỉ tiêu về lâm nghiệp 54
Biểu 3.8. Tình hình cho hộ nông dân vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn tại 5 huyện 62
Biểu 4.1. Dự báo nhu cầu và khả năng huy động vốn đầu tƣ 89



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Tăng trƣởng Nông, Lâm, Thuỷ sản 48
Hình 3.2: Một số chỉ tiêu về Thuỷ sản 53
Hình 3.3: Chi ngân sách cho phát triển Nông nghiệp Hà Nội qua các năm 57
Hình 3.4. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn Hà Nội 61
Hình 3.5. Sản phẩm trang trại và giá trị hàng hoá hàng năm 70




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam thuộc những nƣớc chậm phát triển, vì vậy công nghiệp hoá,

hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn luôn chiếm vị trí quan trọng trong quá
trình phát triển. Chỉ có có công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, mới tạo
tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nƣớc. Trên cơ sở quy luật đó, Đảng ta xác định: Phải luôn luôn coi
trọng “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn,
giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân”. Đến Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta chủ trƣơng phát triển nông nghiệp
theo hƣớng hiện đại, hiệu quả, bền vững đô thị và nông thôn. Để đạt đƣợc
mục tiêu này thì vốn là một trong những yếu tố rất quan trọng cho sự tăng
trƣởng kinh tế, tốc độ tăng trƣởng kinh tế phụ thuộc vào quy mô và hiệu quả
của nguồn vốn đầu tƣ.
Là nƣớc nông nghiệp, có gần 80% dân số sống ở nông thôn và 70% lao
động làm nông nghiệp, do đó nông nghiệp là ngành kinh tế giữ vị trí trọng
yếu trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa Đảng và Nhà nƣớc ta chủ trƣơng mở mang công nghiệp,
dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn. Trong bối cảnh đó, việc huy động có
hiệu quả các nguồn vốn để cung ứng đủ vốn cho nông nghiệp, nông thôn là
vấn đề trọng tâm và có ý nghĩa quyết định. Thành phố Hà Nội là trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật của cả nƣớc. Trong những năm
đổi mới, nông nghiệp của thành Hà Nội có sự chuyển biến mạnh mẽ; phát
triển đa dạng, phong phú và đạt trình độ thâm canh cao hơn các vùng, miền
khác trong cả nƣớc. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển một nền nông nghiệp
hàng hóa hiện đại, nông nghiệp của thành phố Hà Nội vẫn còn những yếu
kém và còn nhiều hạn chế, trở ngại, trong đó có vấn đề: thiếu vốn và chƣa huy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
động đƣợc tối đa các nguồn vốn vào phát triển nông nghiệp. Vấn đề huy động
vốn trên địa bàn Hà Nội có những lợi thế, đặc điểm và yêu cầu riêng. Vì vậy

việc tìm ra những giải pháp để huy động các nguồn vốn là rất thiết thực và
cần thiết, các giải pháp nào đẩy mạnh việc huy động có hiệu quả các nguồn
vốn để phát triển nông nghiệp cho thành phố Hà Nội? để trả lời phần nào câu
hỏi này, tôi đã chọn đề tài "Huy động vốn để phát triển nông nghiệp thành
phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay" mong rằng đề tài này góp phần nhỏ
và có ý nghĩa thực tiễn vào việc giải đáp câu hỏi trên.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng huy động vốn trong nông nghiệp của
thành phố Hà Nội, nhằm đề xuất những phƣơng hƣớng, giải pháp khả thi để
huy động có hiệu quả các nguồn vốn phát triển nông nghiệp của thành phố Hà
Nội tại các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Từ Liêm, Gia Lâm và Thanh Trì, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Nhiệm vụ:
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về vốn, đặc điểm, vai trò vốn
đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn phục vụ phát triển nông
nghiệp tại các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Từ Liêm, Gia Lâm và Thanh Trì,
của thành phố Hà Nội.
- Phƣơng hƣớng, giải pháp huy động có hiệu quả từ các nguồn vốn
phục vụ phát triển nông nghiệp cho các huyện này theo hƣớng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung chủ yếu nghiên cứu nguồn vốn huy động để phát triển
nông nghiệp tại thành phố Hà Nội, bao gồm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn,
Từ Liêm, Gia Lâm, và Thanh Trì của thành phố Hà Nội hiện nay. Đề tài trong
đó tập trung nghiên cứu, phân tích các chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và các
chính sách của các ngân hàng, các doanh nghiệp, dân cƣ…. đối với việc huy
động vốn để phát triển nông nghiệp, nông thôn cho Thành phố Hà Nội trong
giai đoạn 2006 -2010 và những giải pháp để việc huy động đó có hiệu quả
trong thời gian tới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của luận văn liên quan chủ yếu đến lĩnh vực huy
động vốn trong nƣớc, để phát triển nông nghiệp tại các huyện Đông Anh, Sóc
Sơn, Từ Liêm, Gia Lâm và Thanh Trì, của thành phố Hà Nội giai đoạn 2006
đến 2010 và tập trung vào phƣơng hƣớng, quan điểm và giải pháp có tính chất
định hƣớng và tham khảo kinh nghiệm của một số Quốc gia.
3.3. Câu hỏi nghiên cứu: Để có cơ sở đánh giá Huy động vốn có hiệu quả
cho nông nghiệp thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay, chúng ta cần thiết phải
làm rõ những nội dung chủ yếu sau:
- Thực trạng huy động vốn để phát triển nông nghiệp của thành phố Hà
Nội giai đoạn 2006 đến năm 2010 nhƣ thế nào?
- Những giải pháp nào để đẩy mạnh việc huy động có hiệu quả các nguồn
vốn, để phát triển nông nghiệp của thành phố Hà Nội trong giai đoạn tới?
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Đề tài nghiên cứu những vấn đề của việc huy động nguồn vốn cần cho
phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Dùng làm tài liệu cho việc định hƣớng phát triển nông nghiệp của
thành phố Hà Nội, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

S húa bi Trung tõm Hc liu i hc Thỏi Nguyờn

4

- Nghiờn cu cú h thng i vi vic huy ng vn v ra cỏc gii
phỏp huy ng vn cú hiu qu, nhm y mnh phỏt trin nụng nghip, nụng
thụn ca mt s huyn c ca thnh ph H Ni núi chung v nh hng
phỏt trin ca thnh ph H Ni hin nay trong giai on ti.
- ti mang ý ngha lý lun v thc tin i vi lnh vc v vn cn
cho xõy dng, phỏt trin nụng nghip, nụng thụn mi trong thi k cụng
nghip húa hin i húa t nc.
5. úng gúp ca ti
- ti trỡnh by mt cỏch h thng lý lun v huy ng vn v tỏc
ng ca nú n quỏ trỡnh phỏt trin nụng nghip, nụng thụn.
- ỏnh giỏ thc trng huy ng vn phỏt trin nụng nghip, nụng thụn
ca thnh ph H Ni.
- a ra nhng gii phỏp cú tớnh cht nh hng, gúp phn huy ng cú
hiu qu cỏc ngun vn, y mnh phỏt trin nụng nghip thnh ph H Ni
theo hng cụng nghip húa, hin i húa.
6. Kt cu ca lun vn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung chính của luận văn đ-ợc kết cấu thành 4 ch-ơng:
Chng I: C s lý lun ca huy ng vn i vi quỏ trỡnh phỏt
trin nụng nghip.
Chng II: Phng phỏp nghiờn cu ti.
Chng III: Thc trng huy ng vn phỏt trin nụng nghip ca
thnh ph H Ni giai on 2006 - 2010.
Chng IV: Cỏc gii phỏp huy ng vn cú hiu qu nhm y
mnh phỏt trin nụng nghip ca thnh ph H Ni trong giai on ti.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5
Chƣơng I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HUY ĐỘNG VỐN ĐỐI VỚI
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.1. VỐN VÀ VAI TRÕ CỦA NÓ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN
1.1.1. Nội dung của vốn và huy động vốn
1.1.2. Khái niệm về vốn
Vốn là nguồn lực rất quan trọng nhất đối với tăng trƣởng và phát triển
kinh tế của một quốc gia. Việt Nam là nƣớc chậm phát triển và đang trong
quá trình phát triển, vì vậy nhu cầu về vốn là rất lớn. Tuy nhiên, do tích lũy từ
nội bộ nền kinh tế còn thấp, khả năng "hút" vốn từ nƣớc ngoài còn hạn chế,
nên số lƣợng vốn đầu tƣ cho phát triển nền kinh tế còn thiếu. Vì vậy, nhận
thức và vận dụng đúng đắn phạm trù vốn sẽ là tiền đề thúc đẩy việc khai thác
có hiệu quả mọi tiềm năng về vốn để đầu tƣ phát triển nền kinh tế nói chung,
kinh tế nông nghiệp nói riêng theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cho đến nay đã có nhiều khái niệm về vốn dƣới các giác độ khác nhau,
nhƣng chủ yếu:
Theo nghĩa rộng, vốn gồm toàn bộ các nguồn lực kinh tế đƣợc đƣa vào
xã hội để chung chuyển, nhƣ: tiền, lao động, vật tƣ, tài nguyên, máy móc,
thiết bị, ruộng đất; Ngoài ra còn có giá trị những tài sản vô hình, nhƣ: vị trí
đất đai, công nghệ, quyền phát minh, sáng chế Trong các nền kinh tế phát
triển thì tài sản vô hình ngày càng có vai trò quan trọng trong cơ cấu vốn.
Theo nghĩa hẹp, vốn là một trong ba yếu tố đầu vào phục vụ cho sản
xuất (lao động, đất đai, vốn). Đối với các nhà kinh tế, vốn là yếu tố thứ ba của
sản xuất (các yếu tố khác là lao động và đất đai) đƣợc kết hợp lại để sản xuất
hàng hóa và dịch vụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


6
Các nhà kinh tế học thuộc các trƣờng phái kinh tế trƣớc C.Mác đã
nghiên cứu vốn thông qua phạm trù tƣ bản và đi đến kết luận: Vốn là phạm
trù kinh tế.
Ngày nay, do yêu cầu của sự phát triển, vốn không những là yếu tố quan
trọng đối với quá trình sản xuất của các nƣớc có nền kinh tế phát triển mà còn
là yếu tố khan hiếm đối với hầu hết các quốc gia đang và kém phát triển trên
thế giới. Vì vậy, phạm trù vốn luôn đƣợc các nhà kinh tế hiện đại quan tâm
nghiên cứu và tiếp cận nó trên những phƣơng diện khác nhau. Đó là:
- "Vốn là tiền của bỏ ra lúc đầu, dùng trong sản xuất, kinh doanh nhằm
sinh lợi" [53, 1126].
- "Vốn là một loại nhân tố "đầu vào" đồng thời bản thân nó lại là kết
quả "đầu ra" của hoạt động kinh tế" [13, 138].
- Dƣới dạng tiền tệ, vốn đƣợc định nghĩa là khoản tích lũy, tức là một
phần thu nhập chƣa đƣợc tiêu dùng. Dƣới dạng vật chất, vốn bao gồm các loại
máy móc, thiết bị, nhà xƣởng, các công trình hạ tầng, các loại nguyên liệu, nhiên
liệu, các sản phẩm trung gian, các thành phẩm Ngoài ra, còn có các loại vốn vô
hình (bằng phát minh sáng chế, vị trí kinh doanh v.v ), không tồn tại dƣới dạng
vật chất nhƣng có giá trị kinh tế và cũng là những yếu tố vốn cần thiết cho quá
trình phát triển. Trong quá trình hoạt động của nền kinh tế, vốn luôn luôn vận
động và chuyển hóa về hình thái vật chất cũng nhƣ từ hình thái vật chất sang
hình thái tiền tệ.
Tổng số vốn đã tích lũy còn đƣợc gọi là tài sản quốc gia. Tài sản quốc
gia đƣợc tích lũy, có thể chia thành hai nhóm: vốn sản xuất (tài sản vật chất)
và vốn phi vật chất (tài sản phi vật chất). Nhƣ vậy, vốn sản xuất vật chất là
một phần của tài sản quốc gia nhƣ là kết quả của quá trình tích lũy và đƣợc
trực tiếp sử dụng trong quá trình sản xuất hiện tại. Tài nguyên thiên nhiên,
nhƣ: đất đai, hầm mỏ không đƣợc tạo ra từ các hoạt động đầu tƣ. Các khoản
đầu tƣ dƣới dạng thiết bị, máy móc, nhà xƣởng, vật kiến trúc hay một số vật


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
liệu khác cần cho quá trình khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên thì đƣợc
xếp vào vốn sản xuất. Ngoài ra, bộ phận tài sản quốc gia phi sản xuất là các
công sản quốc gia cũng hết sức quan trọng.
Các tài sản vật chất trong quá trình sử dụng hao mòn theo thời gian, do
nhu cầu sử dụng các tài sản vật chất ngày càng tăng, cho nên phải tiến hành
thƣờng xuyên việc bù đắp hao mòn và tăng thêm khối lƣợng các tài sản vật
chất mới và tăng thêm hàng hóa tồn kho [13, 138-139].
- "Vốn là những tài sản có khả năng tạo ra thu nhập và bản thân nó
cũng đƣợc cái khác tạo ra. Vốn là một trong bốn yếu tố sản xuất, bao gồm máy
móc, nhà máy và nhà cửa là cái làm cho sản xuất trở thành hiện thực nhƣng trừ
nguyên liệu thô và có thể đƣợc coi nhƣ là giữ giá trị đƣợc tích trữ của những cái
này" [10].
Từ những cách tiếp cận trên về vốn, có thể rút ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, vốn là một trong những nhân tố không thể thiếu trong quá
trình sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Nó góp phần tạo ra thu nhập,
đẩy mạnh tăng trƣởng và phát triển kinh tế.
Thứ hai, vốn không chỉ là lƣợng tiền mặt nhất định trực tiếp đầu tƣ
sinh lợi nhuận mà còn là đại diện về mặt giá trị cho những tài sản hữu hình và
vô hình tham gia vào các quá trình sản xuất - kinh doanh.
Thứ ba, vốn đƣợc biểu hiện bằng tiền. Song, không phải tất cả tiền đều
là vốn. Tiền là hình thái biểu hiện của vốn. Trƣờng hợp tiền để tiêu dùng hàng
ngày, tiền để cất trữ không đƣợc coi là vốn. Đó là các khoản để chi tiêu và
tiền tiết kiệm để giành. Chỉ có những đồng tiền đƣợc đảm bảo bằng tài sản
thật, đƣa vào đầu tƣ kinh doanh với mục đích sinh lời mới là vốn.
Trong cơ chế thị trƣờng, đối với một quốc gia, hay các doanh nghiệp có
thể sử dụng cùng một lúc ba phƣơng thức đầu tƣ vốn theo mô hình trên, nhằm
mục tiêu có mức doanh lợi cao và nằm trong khuôn khổ pháp luật. Khả năng

sinh lời của vốn vừa là mục đích cuối cùng của việc đầu tƣ kinh doanh đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
vốn, vừa là phƣơng tiện để vốn tiếp tục vận động với qui mô ngày càng mở
rộng ở chu kỳ sau. Sự vận động của vốn trong thị trƣờng tuân theo qui luật
khách quan của kinh tế thị trƣờng. Song, con ngƣời có thể nắm bắt và lợi
dụng chúng để tạo ra những kênh huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, đáp
ứng yêu cầu mục đích sản xuất, kinh doanh của mình.
Trong giới hạn, phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu, luận văn chỉ đề cập
dƣới góc độ huy động vốn trong nƣớc (vốn bằng tiền) để phát triển nông
nghiệp. Cụ thể nhƣ sau:
Một là, vốn trong nƣớc là toàn bộ những giá trị của tất cả các yếu tố cần
thiết để cấu thành quá trình sản xuất, đƣợc hình thành nên từ nguồn lực kinh tế
và sản phẩm thặng dƣ của nhân dân lao động trong một quốc gia. Hay, nói cụ
thể hơn, vốn trong nƣớc là toàn bộ những giá trị của tất cả các yếu tố cần thiết
cấu thành quá trình sản xuất, bao gồm: tiền mặt, nhà xƣởng máy móc thiết bị,
vật kiến trúc, nguyên liệu, đất đai, lao động, kinh nghiệm quản lý, chữ tín của
khách hàng đối với sản phẩm, bí quyết công nghệ, vị trí kinh doanh, mạng
lƣới tiêu thụ sản phẩm, Đƣợc hình thành nên từ các nguồn lực kinh tế và sản
phẩm thặng dƣ của nhân dân lao động trong một quốc gia.
Nhƣ vậy, các nhân tố cấu thành vốn trong nƣớc là rất đa dạng: vốn
bằng tiền, các dạng của cải, vốn con ngƣời, vốn tài sản, Trong điều kiện nền
sản xuất hàng hóa, các loại vốn trên có thể thâm nhập và đan xen vào nhau,
chuyển hóa cho nhau và dĩ nhiên, chúng sẽ trở thành tiền mặt trong những
điều kiện cụ thể. Vì vậy, cần có cách nhìn biện chứng, linh hoạt về các nguồn
vốn. Từ đó mà có biện pháp khai thác, huy động nguồn vốn còn tiềm ẩn trong
nền kinh tế và phát triển kinh tế, nhất là khi có một nguồn vốn nhất định đủ
sức tiến hành sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hàng hóa, thì điều quan

trọng là phải tìm cách cấu trúc tối ƣu các yếu tố, quản lý có hiệu quả để đạt
hiệu quả cao trong kinh doanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Hai là, vốn bằng tiền (tiềm lực về tài chính) đầu tƣ vào phát triển nông
nghiệp. Nói cụ thể, vốn đầu tƣ trong nông nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tƣ
liệu lao động và đối tƣợng lao động đƣợc sử dụng vào sản xuất kinh doanh
trong lĩnh vực nông nghiệp.
Vốn là yếu tố không thể thiếu đối với tăng trƣởng và phát triển kinh tế.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp hay trên phạm vi từng
quốc gia cần phải có các khoản tiền ứng ra để đầu tƣ ban đầu và đầu tƣ vào
sản xuất trong giai đoạn đƣa công trình vào hoạt động. Xã hội càng phát triển,
những chi phí cho các khoản "đầu vào" càng lớn. Bởi lẽ, những tƣ liệu lao
động và đối tƣợng lao động do con ngƣời tạo ra có quy mô ngày càng lớn,
phong phú về kết cấu, đa dạng về chủng loại và hàm chứa một trình độ khoa
học - công nghệ ngày càng cao. Chúng trở thành những tài sản rất có giá trị.
Dựa theo những tiêu thức khác nhau mà ngƣời ta có thể chia vốn thành các
loại khác nhau. Dƣới đây là một số loại cơ bản:
+ Dựa vào đặc điểm vận động của vốn, có hai loại: vốn cố định và vốn
lƣu động. Vốn cố định ứng với tài sản cố định (nhà xƣởng, vật kiến trúc, máy
móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải, dụng cụ đo lƣờng, phƣơng tiện quản lý ;
vốn lƣu động ứng với tài sản lƣu động (nguyên liệu, nhiên liệu, sản phẩm dở
dang, thành phẩm, hàng hóa và các khoản tiền tệ đáp ứng nhu cầu thanh toán
chi trả, ).
+ Dựa theo hình thái và nguồn lực đầu tƣ, vốn có hai loại: vốn hữu hình
và vốn vô hình. Vốn hữu hình có hình thái vật chất cụ thể, bao gồm các tài
sản hữu hình, tiền mặt, những giấy tờ có giá trị thanh toán ; vốn vô hình là
phần vốn tiền tệ đã đƣợc chi phí nhằm sử dụng những tài sản vô hình để phục

vụ yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn vô hình bao gồm: vị trí
kinh doanh, bí quyết công nghệ, bằng phát minh sáng chế
+ Dựa vào thời gian sử dụng, vốn có ba loại: vốn ngắn hạn, vốn trung
hạn và vốn dài hạn. Vốn ngắn hạn là lƣợng tiền đƣợc sử dụng để đầu tƣ với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
thời hạn 1 năm. Vốn trung hạn là lƣợng tiền đƣợc sử dụng để đầu tƣ với thời
hạn từ 1 năm đến dƣới 5 năm. Vốn dài hạn là lƣợng tiền đƣợc sử dụng để đầu
tƣ với thời hạn 5 năm trở lên.
+ Dựa vào chế độ sở hữu, vốn có hai loại: vốn chủ sở hữu và vốn vay.
Vốn pháp định là số vốn bắt buộc phải có để thành lập doanh nghiệp. Vốn
pháp định là bộ phận quan trọng hợp thành vốn đầu tƣ của doanh nghiệp.
Trên thực tế, để giảm bớt rủi ro, các chủ thể đầu tƣ thƣờng xây dựng phƣơng
án kinh doanh với tỷ lệ góp vốn pháp định trong tổng vốn đầu tƣ càng ít càng
tốt; vốn vay là lƣợng vốn huy động từ các nguồn bên ngoài chủ thể kinh
doanh để đảm bảo tính liên tục, hiệu quả của quá trình sản xuất. Trong nền
kinh tế thị trƣờng, vốn vay là lƣợng vốn chiếm phần lớn trong tổng vốn đầu tƣ.
Ngoài các cách phân loại trên, ngƣời ta còn có những cách thức phân
loại vốn khác,nhƣ: phân theo giác độ sử dụng vốn có hai loại: vốn đầu tƣ trực
tiếp và vốn đầu tƣ gián tiếp; căn cứ vào quyền sở hữu các nguồn vốn để tiến
hành đầu tƣ trên tổng thể nền kinh tế có vốn đầu tƣ trong nƣớc và vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài,
Trong nền kinh tế thị trƣờng, ở mỗi góc nhìn khác nhau cho ta những
quan niệm khác nhau về vốn, đầu tƣ vốn, song, xét về bản chất nó là thể thống
nhất. Việc phân chia vốn thành các loại khác nhau nhằm mục đích hiểu rõ bản
chất phạm trù của vốn. Nói cách khác, là hiểu đƣợc tính đa dạng, phong phú
và rất phức tạp của vốn đầu tƣ trong nền kinh tế thị trƣờng, giúp cho các chủ
thể kinh doanh có kế hoạch chủ động để huy động và sử dụng nguồn vốn

ngày càng có hiệu quả.
1.1.3. Cơ cấu nguồn vốn và các phƣơng thức huy động vốn trong nƣớc
1.1.3.1. Cơ cấu nguồn vốn
Hiện nay, nguồn vốn trong nƣớc tồn tại dƣới nhiều dạng khác nhau,
nhƣng tựu chung lại có các loại: vốn ngân sách nhà nƣớc, vốn doanh nghiệp,
vốn tín dụng ngân hàng và vốn tích lũy của dân cƣ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
- Nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc: Nguồn này đƣợc hình thành thông
qua việc tiết kiệm của chính phủ. Nói cách khác, phần tiết kiệm của chính phủ
là phần tiết kiệm của ngân sách nhà nƣớc. Tiết kiệm của chính phủ thể hiện ở
số chênh lệch giữa tổng số thu so với tổng số chi tiêu thƣờng xuyên của ngân
sách nhà nƣớc. Về bản chất, đây là nguồn vốn của ngân sách nhà nƣớc chi
cho phát triển kinh tế.
Trong những năm gần đây, qui mô ngân sách của Nhà nƣớc ta không
ngừng tăng lên nhờ mở rộng nguồn thu. Song, thu chủ yếu vẫn qua huy động
thuế và phí (trên 90%). Với khả năng huy động vốn trên, ngân sách nhà nƣớc
sẽ có điều kiện để tăng lƣợng vốn đầu tƣ cho phát triển nói chung, kinh tế
nông nghiệp nói riêng.
- Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, bao gồm: doanh nghiệp nhà nƣớc,
doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nguồn này đƣợc hình thành từ phần tiết
kiệm của doanh nghiệp, thể hiện ở phần lãi thuần đƣợc để lại dùng làm tăng
vốn chủ sở hữu. Phần lãi thuần để lại thực chất là phần đầu tƣ ròng tăng thêm
của các doanh nghiệp. Ngoài ra, phần khấu hao cơ bản hàng năm cũng là
nguồn để các doanh nghiệp đầu tƣ.
- Nguồn vốn tín dụng: Nguồn này đƣợc hình thành từ vốn tự có của
ngân hàng, vốn huy động, vốn vay và các nguồn khác. Nền kinh tế thị trƣờng
càng phát triển, nguồn vốn tín dụng càng trở thành nguồn vốn chủ yếu trong

tổng vốn kinh doanh của các chủ thể kinh tế. Ở nƣớc ta, nguồn vốn tín dụng
đƣợc thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng cổ phần,
quỹ tín dụng nhân dân. Trong đó, hệ thống ngân hàng thƣơng mại bao gồm:
Ngân hàng trung ƣơng (Ngân hàng nhà nƣớc), Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam, Ngân
hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam.
Trong đó, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là ngân
hàng chủ yếu cung ứng vốn tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Đến 31/10/2011, tổng nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 483.724 tỷ đồng;
ƣớc đạt 504.425 tỷ đồng vào cuối năm 2011. Trong đó, vốn huy động từ khách
hàng (thị trƣờng I) đạt 443.815 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 91,7% nguồn vốn huy
động; ƣớc đạt 448.938 tỷ đồng vào cuối năm 2011, chiếm tỷ trọng 88,9% [5].
Cơ cấu vốn tín dụng tập trung cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông
dân và nông thôn. Tuy nhiên, khả năng cấp tín dụng của các ngân hàng còn
nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc các tài trợ về đầu tƣ cơ bản. Nguồn vốn
huy động đƣợc chủ yếu mới cho vay ngắn hạn. Vốn cho vay trung và dài hạn
còn rất khiêm tốn.
- Nguồn vốn của dân cƣ: Đây là nguồn đƣợc hình thành từ phần còn lại
trong thu nhập của dân cƣ. Thu nhập của dân cƣ đƣợc hình thành từ thu nhập
trong kết quả lao động ở lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của các gia đình, cá
nhân ngƣời lao động; thu nhập do thừa kế các loại thu nhập khác, nhƣ: trúng
xổ số, tài sản nhàn rỗi, tài sản của thân nhân từ nƣớc ngoài gửi về Nói cách
khác, nguồn vốn của dân cƣ là khoản tiết kiệm của họ. Thực chất đó là phần
dôi ra sau khi đã trừ chi tiêu của các hộ gia đình.
Trong nền kinh tế thị trƣờng, tiết kiệm của dân cƣ là bộ phận chủ yếu

và ngày càng khẳng định đƣợc vị trí quan trọng trong việc hình thành tổng
nguồn vốn đầu tƣ của các quốc gia. Theo điều tra của Tổng cục Thống kê; của
Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, ƣớc tính nguồn vốn trong dân cƣ hiện có từ 6-8 tỷ
USD. Trong đó chỉ có 36% vốn hiện có đƣợc huy động cho đầu tƣ phát triển.
Biểu 1.1. Mức vốn huy động trong dân qua các năm
Năm
Mức huy động (tỷ đồng)
Mức tăng so với năm trƣớc (%)
2006
8.0375
181,4
2007
13.58
169
2008
16.25
119,7
2009
21.25
130,8
2010
25
117,7
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Tóm lại: Cơ cấu nguồn vốn trong nƣớc bao gồm: vốn ngân sách, vốn
tín dụng, vốn của doanh nghiệp, vốn của dân cƣ Mỗi nguồn vốn đều có đặc

điểm, tầm quan trọng riêng. Song, bản thân chúng là những yếu tố hợp thành
nên tổng nguồn vốn để đầu tƣ phát triển kinh tế. Do đó, phải biết cách khai
thác, huy động, quản lý và sử dụng các nguồn vốn một cách hiệu quả.
1.1.3.2. Các phương thức huy động vốn
Trong nền kinh tế thị trƣờng, để có đủ vốn đầu tƣ, chủ đầu tƣ có thể và
cần phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, bằng những phƣơng thức
khác nhau. Trên thực tế, có hai phƣơng thức cơ bản để huy động vốn:
Một là, phương thức huy động vốn gián tiếp: Đó là phƣơng thức
chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu vốn thông qua các trung gian tài chính,
nhƣ: các ngân hàng thƣơng mại, các tổ chức tín dụng, các công ty bảo hiểm,
các công ty tài chính, các quỹ hỗ trợ đầu tƣ quốc gia Nội dung của phƣơng
thức này là thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi vào các trung gian tài chính, từ đó,
các trung gian tài chính cấp vốn cho những nơi cần vốn. Việc đa dạng hóa các
kênh huy động vốn đã từng bƣớc đáp ứng đƣợc các nhu cầu về vốn đầu tƣ.
Tuy nhiên, ở nƣớc ta, việc huy động vốn thông qua các công ty bảo hiểm,
công ty tài chính còn là loại hình mới mẻ. Do đó, việc huy động vốn cho phát
triển kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng chủ yếu đƣợc thực hiện
qua kênh ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Hiện nay ở Việt Nam có 01 Ngân hàng quỹ tín dụng nhân dân; 02 ngân
hàng chính sách (Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam và Ngân hàng phát
triển Việt Nam); 04 ngân hàng nhà nƣớc (Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam,
ngân hàng Công thƣơng Việt Nam, Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam
và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam); ngoài ra còn
có 40 ngân hàng thƣơng mại cổ phần; 06 Ngân hàng liên doanh; 14 ngân hàng
có vốn 100% nƣớc ngoài và chi nhánh của nƣớc ngoài tại Việt Nam. Các
ngân hàng thƣơng mại huy động vốn thông qua tiền gửi tiết kiệm của dân cƣ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14

tiền gửi của các tổ chức kinh tế, phát hành kỳ phiếu ngân hàng thƣơng mại,
hình thành các quỹ tín dụng nhân dân Bên cạnh đó, ngân hàng còn thực
hiện các phƣơng thức huy động vốn mới, nhƣ: huy động vốn cổ phần xác lập
và cổ phần thƣờng xuyên từ các hộ sản xuất kinh doanh ở nông thôn. Số dƣ
tiền gửi loại hình này lên tới hàng trăm tỷ đồng. Các Ngân hàng Đầu tƣ phát
triển, Ngân hàng Công thƣơng đã hình thành hình thức huy động tiết kiệm
xây dựng nhà ở với số vốn huy động hàng ngàn tỷ đồng. Các loại trái phiếu
ghi danh của các ngân hàng phát hành trên thị trƣờng theo chủ trƣơng của
Nhà nƣớc vào các thời điểm khác nhau đã khai thác đƣợc lƣợng vốn khá lớn.
Ngoài ra, hình thức huy động vốn thông qua mở tài khoản tiền gửi cho
khoảng 500.000 tài khoản tiền gửi, với số dƣ hàng chục tỷ đồng.
Về lãi suất: cơ chế điều hành lãi suất đã có sự thay đổi theo diễn biến cung
cầu vốn trên thị trƣờng. Ở đây, thể hiện tính linh hoạt, mềm dẻo, hợp lý trong
chính sách huy động các nguồn vốn của Đảng và Nhà nƣớc cũng nhƣ của ngành
Ngân hàng. Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc ra Quyết định số 211/QĐ/NH1 ban
hành qui chế phát hành tín phiếu ngân hàng nhà nƣớc và Quyết định số
212/QĐ/NH1 ban hành thể lệ phát hành trái phiếu ngân hàng thƣơng mại, ngân
hàng đầu tƣ phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho huy động vốn.
Ngoài ra Tín phiếu Ngân hàng nhà nƣớc (là giấy nợ ngắn hạn) có lãi do
Ngân hàng nhà nƣớc phát hành nhằm tạo công cụ để điều hành thị trƣờng tiền
tệ theo mục tiêu của chính sách trong từng thời kỳ. Đối tƣợng mua tín phiếu
ngân hàng nhà nƣớc là các ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng đầu tƣ và phát
triển, ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nƣớc
ngoài, công ty tài chính. Việc mua tín phiếu Ngân hàng nhà nƣớc, dựa trên cơ
sở tự nguyện, nhƣng trong trƣờng hợp cần thiết để phục vụ mục tiêu ổn định
tiền tệ, Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc có thể qui định tỷ lệ mua tín phiếu
ngân hàng nhà nƣớc bắt buộc đối với các ngân hàng trên. Tỷ lệ này đƣợc tính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


15
trên tổng vốn huy động của các ngân hàng [15]. Về bản chất, huy động vốn
bằng trái phiếu ngân hàng là nguồn vốn dài hạn của các tổ chức tín dụng,
không phải dành để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nƣớc mà chủ yếu để đầu
tƣ mua sắm máy móc thiết bị, nhà xƣởng, nguyên vật liệu, lao động, cho các
dự án kinh tế. Vì vậy, lãi suất của trái phiếu do các tổ chức tín dụng quy định
phải dựa trên cơ sở quan hệ cung cầu đồng vốn trên thị trƣờng. Nghĩa là lãi
suất của trái phiếu phải linh hoạt, mềm dẻo để vừa khuyến khích đƣợc ngƣời
gửi tiền dài hạn, chủ đầu tƣ (ngƣời vay) có thể chấp nhận đƣợc; vừa đảm bảo
hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại.
Hai là, phương thức huy động vốn trực tiếp: Đó là phƣơng thức
chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu vốn một cách trực tiếp, thông qua thị
trƣờng chứng khoán mà không qua các trung gian tài chính. Các nhà đầu tƣ có
thể phát hành các cổ phiếu, trái phiếu thu hút vốn. Ngƣợc lại, các nhà đầu tƣ
tài chính mua cổ phiếu, trái phiếu do các công ty hay Chính phủ ban hành, có
thể rút vốn thông qua mua đi bán lại trên thị trƣờng chứng khoán. Cụ thể là:
- Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp
nhà nƣớc.
Trái phiếu doanh nghiệp nhà nƣớc là chứng chỉ vay nợ có kỳ hạn, có
mệnh giá và có lãi phát hành bao gồm các loại ký danh và vô danh, thời hạn
từ một năm trở lên tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và khả năng thu hồi vốn để
trả nợ của doanh nghiệp nhà nƣớc. Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp nhà nƣớc
đƣợc Bộ Tài chính qui định và do doanh nghiệp nhà nƣớc công bố theo từng
đợt phát hành đảm bảo cho ngƣời mua trái phiếu đƣợc hƣởng lãi suất thực (+)
với các chỉ số trƣợt giá và căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu hồi
vốn của doanh nghiệp.
Cổ phiếu doanh nghiệp nhà nƣớc là chứng chỉ thừa nhận sự góp vốn và
quyền sở hữu về vốn của chủ sở hữu cổ phiếu do doanh nghiệp nhà nƣớc phát
hành, nhằm góp vốn vào doanh nghiệp đang hoạt động hoặc góp vốn thành


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
lập doanh nghiệp mới mà nhà nƣớc là ngƣời sáng lập. Cổ phiếu bao gồm các
loại ký danh và vô danh, phát hành dƣới dạng chứng chỉ do Kho bạc nhà nƣớc
qui định theo mẫu. Cổ phiếu doanh nghiệp nhà nƣớc chỉ có một loại mệnh giá
do doanh nghiệp nhà nƣớc qui định sau khi đã đƣợc Bộ Tài chính chấp thuận.
Lợi tức cổ phần đƣợc thanh toán hàng năm vào cuối năm tài chính qui định,
tùy thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh và theo Điều lệ hoạt động doanh
nghiệp. Cổ phiếu doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc tự do mua bán, chuyển
nhƣợng, thừa kế. Việc chuyển nhƣợng quyền sở hữu đối với các loại cổ phiếu,
ký danh và vô danh đƣợc thực hiện tại doanh nghiệp nhà nƣớc, nơi phát hành
cổ phiếu và không phải chịu bất cứ khoản phí nào.
Trên thế giới, huy động vốn bằng cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp nhà
nƣớc là phƣơng thức quan trọng và phổ biến nhằm vay vốn để mở rộng qui
mô sản xuất kinh doanh, đổi mới thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp. Ở
nƣớc ta, phƣơng thức huy động vốn này còn mới mẻ. Việc thành lập thị
trƣờng chứng khoán đang ở giai đoạn tìm tòi, thử nghiệm trên thực tiễn. Tuy
nhiên, đó sẽ là một phƣơng thức, một kênh chủ lực để huy động vốn đầu tƣ
hiệu quả trong tƣơng lai. Vì vậy, Chính phủ đang rất chủ động thúc đẩy việc
hình thành thị trƣờng chứng khoán bằng các thông tƣ, nghị định hƣớng dẫn
việc thực hiện huy động vốn thông qua thị trƣờng chứng khoán. Đó là Thông
tƣ số 91/TC-KBNN (ngày 5/11/1994)[44] của Bộ Tài chính hƣớng dẫn chi tiết
việc thực hiện qui chế trên; Nghị định số 28/CP (ngày 7/5/1996) về việc
chuyển doanh nghiệp nhà nƣớc thành công ty cổ phần [39]. Và, gần đây nhiều
Nghị định, Thông tƣ mới ra đời nhằm thúc đẩy sự ra đời thị trƣờng chứng
khoán tại Việt Nam.
Có thể nói rằng, mỗi Nghị định, Thông tƣ ra đời đều thể hiện sự tìm tòi,
thử nghiệm và tiếp tục hoàn thiện dần hình thức huy động vốn thông qua phát
hành trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp nhà nƣớc; phù hợp với từng bƣớc đi

của tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc. Hiện nay, Đảng và Nhà nƣớc

×