Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT CƠ SỞ VĂN HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.26 KB, 30 trang )

I/VĂN HOÁ GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
1) CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN TRONG VĂN HOÁ GIAO TIẾP CỦA
NGƯỜI VIỆT NAM
Bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp. Chữ "nhân" với
nghĩa là "tính người" bao gồm chữ "nhị" và bộ "nhân đứng" - tính người
bộc lộ trong quan hệ giữa hai người.
Trước hết, xét về thái độ của người Việt Nam đối với việc giao tiếp,
có thể thấy được đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp, lại
vừa rất rụt rè.
Người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi
trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng,
chính đó là nguyên nhân dẫn đến việc coi trọng giao tiếp. Sự giao tiếp tạo
ra quan hệ : Dao năng liếc thì sắc, người năng chào thì quen. Sự giao tiếp
củng cố tình thân : áo năng may năng mới, người năng tới năng thân.
Năng lực giao tiếp được người Việt Nam xem là tiêu chuẩn hàng đầu để
đánh giá con người : Vàng thì thử lửa, thử than - Chuông kêu thử tiếng,
người ngoan thử lời.
Vì coi trọng giao tiếp cho nên người Việt Nam rất Thích Giao Tiếp.
Việc thích giao tiếp này thể hiện chủ yếu ở hai điểm:
1.Từ gốc độ của chủ thể giao tiếp, người Việt Nam có tính thích
thăm viếng. Đã là người Việt Nam, đã thân với nhau, thì cho dù hàng ngày
có gặp nhau ở đâu, bao nhiêu lần đi nữa, những lúc rảnh rỗi, họ vẫn tới
thăm nhau. Thăm viếng nhau đây không do nhu cầu công việc ( như ở
Phươg Tây) mà là biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, có tác dụng thắt
chặt thêm quan hệ.
2.Với đối tượng giao tiếp thì người Việt Nam có tính hiếu khách. Có
khách đến nhà, dù quen hay lạ, thân hay sơ người Việt, dù nghèo khó đến
đâu, cũng cố gắng tiếp đón một cách chu đáo và tiếp đãi một cách thịnh
tình, dành cho khách các tiện nghi tốt nhất, các đồ ăn ngon nhất : Khách
đến nhà chẳng gà thì gỏi, bởi lẽ đói năm, không ai đói bữa. Tính hiếu
khách càng tăng lên khi về những miền quê hẻo lánh, những miền rừng


núi xa xôi.
3.Đồng thời với việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại có một đặc
tính hầu như ngược lại là rất rụt rè - điều mà những người quan sát nước
ngoài rất hay nhắc đến. Sự tồn tại đồng thời hai tính cách trái ngược nhau
(tính thích giao tiếp và tính rụt rè ) này bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản
của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị :
Đúng là người Việt Nam xởi lởi, rất thích giao tiếp, nhưng đó là khi
thấy mình đang ở trong phạm vi của cộng đồng quen thuộc, nơi tính cộng
đồng (liên kết) ngự trị. Còn khi đã vượt ra khỏi phạm vi của cộng đồng,
trước những ngời lạ, nơi tính tự trị phát huy tác dụng thì người Việt Nam,
ngược lại, lại tỏ ra rụt rè. Hai tính cách tưởng như trái ngược nhau ấy
không hề mâu thuẫn với nhau vì chúng bộc lộ trong những môi trường
khác nhau, chúng chính là hai mặt của cùng một bản chất, là biểu hiện
cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam.
Xét về quan hệ giao tiếp, nguồn gốc văn hóa nông nghiệp với đặc
điểm trọng tình đã dẫn người Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm - lấy sự yêu
sự ghét - làm nguyên tắc ứng xử : Yêu nhau yêu cả đường đi - Ghét nhau,
ghét cả tông ti họ hàng; Yêu nhau cau sáu bổ ba - Ghét nhau cau sáu bổ
ra làm mười; Yêu nhau củ ấu cũng tròn - Ghét nhau bồ hòn cũng méo;
Yêu nhau mọi việc chẳng nề - Dẫu trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng; Yêu
nhau chín bỏ làm mười
4.Nếu trong tổng thể, người Việt Nam lấy sự hài hòa âm dương làm
nguyên lí chủ đạo nhưng vẫn thiên về âm tính hơn, thì trong cuộc sống
người Việt Nam sống có lí có tình nhưng vẫn thiên về tình hơn. Khi cần
cân nhắc giữa tình với lí thì tình được đặt cao hơn lí : Một bồ cái lí không
bằng một tí cái tình; Đưa nhau đến trước cửa quan - Bên ngoài là lí, bên
trong là tình. . .
5.Với đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu,
quan sát, đánh giá. Tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình
trạng gia đình (bố mẹ còn hay mất, đã có vợ/chồng chưa, có con chưa,

mấy trai mấy gái, ) là những vấn đề người Việt Nam thường quan tâm.
Thói quen ưa tìm hiểu này (hoàn toàn trái ngược với người phương Tây!)
khiến cho người nước ngoài có nhận xét là người Việt Nam hay tò mò.
Đặc tính này - dù gọi bằng tên gọi gì đi chăng nữa - chẳng qua cũng chỉ là
một sản phẩm nữa của tính cộng đồng làng xã mà ra.
a/Do tính cộng đồng, người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải
quan tâm đến người khác, mà muốn quan tâm thì cần biết rõ hoàn cảnh.
Mặt khác, do phân biệt chi li các quan hệ xã hội, mỗi cặp giao tiếp đều có
những cách xưng hô riêng, nên nếu không có đầy đủ thông tin thì không
thể nào lựa chọn từ xưng hô cho thích hợp được.
b/Tính hay quan sát khiến người Việt Nam có được một kho kinh
nghiệm xem tướng hết sức phong phú : chỉ cần nhìn vào cái mặt, cái mũi,
cái miệng, con mắt, là đã biết được tính cách của con người. Chẳng
hạn, riêng về xem người qua con mắt đã có các kinh nghiệm : Đàn bà con
mắt lá dăm- Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền; Người khôn con mắt
đen sì, Người dại con mắt nửa chì nửa thau, Con lợn mắt trắng thì nuôi -
Những người mắt trắng đánh hoài đuổi đi, Những người ti hí mắt lươn -
Trai thì trộm cướp, gái buôn chồng người; Trên trời Phạm Nhan, thế gian
một mắt.
Biết tính cách, biết người là để lựa chọn đối tượng giao tiếp thích hợp :
Tùy mặt gửi lời, tùy người gửi của; Chọn mặt gửi vàng. Trong trường hợp
không được lựa chọn thì người Việt Nam sử dụng chiến lược thích ứng
một cách linh hoạt : ở bầu thì tròn , ở ống thì dài ; Đi với Bụt mặc áo cà sa,
đi với ma mặc áo giấy.
c/Tính cộng đồng còn khiến cho người Việt Nam, dưới gốc độ chủ
thể giao tiếp, có đặc điểm là trọng danh dự : Tốt danh hơn lành áo; Đói
cho sạch rách cho thơm; Trâu chết để da, người ta chết để tiếng. Danh dự
được người Việt Nam gắn với năng lực giao tiếp : Lời nói ra để lại dấu vết,
tạo thành tiếng tăm, nó được truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai tiếng.
Không phải ngẫu nhiên mà từ "tiếng" trong tiếng Việt, từ nghĩa ban đầu là

"ngôn ngữ" (vd: tiếng Việt ), đã được mở rộng ra để chỉ sản phẩm của
ngôn ngữ ( vd: tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa), và, cuối cùng, chỉ cái
thành quả mà tác động của lời nói đã gây nên - đó là "danh dự, uy tín" (vd:
nổi tiếng).
d/Chính vì quá coi trọng danh dự nên người Việt Nam mắc bệnh sĩ
diện : ở đời muôn sự của chung - Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi;
Đem chuông đi dấm nước người - Không kêu cũng đấm ba hồi lấy danh;
Một quan tiền công, không bằng một đồng tiền thưởng . ở chốn làng quê,
thói sĩ diện thể hiện trầm trọng trong tục lệ ngôi thứ nơi đình trung và tục
chia phần. Các cụ già tám mươi, tuy ăn không được, nhưng vì danh dự
( sĩ diện), vẫn có thể to tiếng với nhau vì miếng ăn : Một miếng giữa làng,
bằng một sàng xó bếp. Thói sĩ diện đã tạo nên giai thoại cá gỗ nổi tiếng.
6.Về cách thức giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng
sự hòa thuận.
Lối giao tiếp ưa tế nhị khiến người Việt Nam có thói quen giao tiếp
"vòng vo tam quốc", không bao giờ mở đầu trực tiếp, nói thẳng vào vấn đề
như người phương Tây. Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là
phải vấn xá cầu điền, hỏi thăm nhà cửa ruộng vườn. Cũng để tạo không
khí, để đưa đẩy, người Việt Nam trước đây có truyền thống "miếng trầu là
đầu câu chuyện". Với thời gian, trong chức năng "mở đầu câu chuyện"
này, "miếng trầu" từng được thay thế bằng chén trà, điếu thuốc, ly bia
Để biết người đối ngoại với mình có còn cha mẹ hay không, người Việt
Nam thường hỏi : Các cụ nhà ta vẫn mạnh giỏi cả chứ? Để biết người phụ
nữ đang nói chuyện với mình có chồng hay không, người Việt Nam ý tứ sẽ
hỏi : Chị về muộn thế liệu anh nhà( ông xã) có phàn nàn không? Còn đây
là lời tỏ tình rất vòng vo của ngời con trai Nam Bộ - nơi mà người Việt có
tiếng là bộc trực hơn cả : Chiếc thuyền giăng câu, Đậu ngang cồn cát, Đậu
sát mé nhà, Anh biết em có một mẹ già, Muốn vô phụng dưỡng, biết là
đặng không? ( Ca dao).
Lối giao tiếp "vòng vo tam quốc" kết hợp với nhu cầu tìm hiểu về

đối tượng giao tiếp tạo ra ở người Việt Nam thói quen chào hỏi - "chào" đi
liền với "hỏi" : "Bác đi đâu đấy?", "Cụ đang làm gì đấy ?" Ban đầu, hỏi là
để có thông tin, dần dần trở thành một thói quen, người ta hỏi mà không
cần nghe trả lời và hoàn toàn hài lòng với những câu "trả lời" kiểu : "Tôi đi
đằng này một cái" hoặc trả lời bằng cách hỏi lại : Cụ đang làm gì đấy? Đáp
: Vâng ! Bác đi đâu đấy?
Lối giao tiếp ưa tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối
tư duy coi trọng các mối quan hệ (tư duy biện chứng). Nó tạo nên một thói
quen đắn đo cân nhắc kĩ càng khi nói năng : Ăn có nhai, nói có nghĩ; Chó
ba quanh mới nằm, người ba năm mới nói; Biết thì thưa thốt, không biết
thì dựa cột mà nghe; Khôn cũng chết, dại cũng chết, ai biết thì sống;
Người khôn ăn nói nữa chừng, Để cho kẻ dại nữa mừng nữa lo, Chính
sự đắn đo cân nhắc này khiến cho người Việt Nam có nhược điểm thiếu
tính quyết đoán. Để tránh phải quyết đoán, và đồng thời để không làm mất
lòng ai, để giữ được sự hòa thuận cần thiết, người Việt Nam rất hay cười.
Nụ cười là một bộ phận quan trọng trong thói quen giao tiếp của người
Việt; có thể gặp nụ cười Việt Nam vào cả những lúc ít chờ đợi nhất.
Tâm lý trọng sự hoà thuận khiến người Việt Nam luôn chủ trương
nhường nhịn : Một sự nhịn chín sự lành; Chồng giận thì vợ bớt lời - Cơm
sôi nhỏ lửa có đời nào khê
Người Việt Nam có một hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú.
1/Trước hết, đố là sự phong phú trong hệ thống xưng hô bằng các
từ chỉ quan hệ họ hàng. Hệ thống xưng hô này có các đặc điểm : Thứ
nhất, có tính chất thân mật hóa (trong tình cảm), coi mọi người trong cộng
đồng như bà con họ hàng trong một gia đình. Thứ hai, có tính chất xã hội
hóa, cộng đồng hóa cao - trong hệ thống từ xưng hô này, không có cái
"tôi" chung chung. Quan hệ xưng hô phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị xã hội,
thời gian, không gian giao tiếp - chú khi ni , mi khi khác. Cùng là hai người,
nhưng cách xưng hô có khi đồng thời tổng hợp được hai quan hệ khác
nhau : Chú - con, bác - con, bác - em, anh- tôi, Lối gọi nhau bằng tên

con, tên cháu, tên chồng; bằng thứ tự sinh ( Cả, Hai, Ba, Tư ). Thứ ba,
thể hiện tính tôn ti kĩ lưỡng: Người Việt Nam xưng và hô theo nguyên tắc
xưng khiêm hô tôn (gọi mình thì khiêm nhường, còn gọi đối tượng giao
tiếp thì tôn kính). Cùng một cặp giao tiếp, nhưng có khi cả hai đều cùng
xưng hô là em và đều cùng xưng là em và đều gọi nhau là chị. Việc tôn
trọng, đề cao nhau dẫn đến tục kiêng tên riêng : người ta chỉ gọi tên cái ra
để chửi nhau; đặt tên con cần nhất là không được trùng với tên của những
người bề trên trong gia đình, gia tộc cũng như ngoài xã hội. Vì vậy mà
trước đây có tục nhập gia vấn húy (vào nhà ai, hỏi tên chủ nhà để khi nói
nếu có động đến từ đó thì phải nói lệch đi).
2/Nghi thức lời nói trong lĩnh vực cách nói lịch sự cũng rất phong
phú. Do truyền thống nặng về tình cảm và linh hoạt nên người Việt Nam
khơng có những từ cảm ơn, xin lỗi khái qt dùng chung cho mọi người
trường hợp như người phương Tây. Cũng như trong xưng hơ, đối với mỗi
người ta có một cách cảm ơn, xin lỗi khác nhau : Con xin chú (Cảm ơn khi
nhận q), Chị chu đáo q, Anh tốt q (cảm ơn khi được quan tâm),
Bác bày vẽ q (cảm ơn khi được tiếp đón nồng hậu), Q hóa q (cảm
ơn khi có khách đến thăm), Anh q khen (cảm ơn khi được khen),
2)TÍNH BIỂU TRƯNG BIỂU CẢM TÍNH LINH HOẠT TRONG NGHỆ
THUẬT NGÔN TỪ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
Cơng cụ của giao tiếp là ngơn ngữ. W. Humboldt, nhà văn hóa lớn của
nhân dân Đức, từng nói rằng ngơn ngữ là “linh hồn của một dân tộc”. Nhìn
vào tiếng Việt, có thể thấy đúng là nó phản ánh rõ hơn đâu đâu hết linh
hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của
nền văn hóa Việt Nam.
2.1. Trước hết, nghệ thuật ngơn từ Việt Nam có TÍNH BIỂU TRƯNG
cao. Tính biểu trưng thể hiện ở xu hướng khái qt hóa, ước lệ hóa, cơng
thức hóa với những cấu trúc cân đối, hài hòa.
Xu hướng ước lệ bộc lộ ở chỗ tiếng Việt thích những cách diễn đạt
bằng các con số biểu trưng. Trong khi người Pháp nói de toutes parts (từ

tất cả các phía), người Anh nói he opens his eyes (nó mở những con mắt
của nó) thì người Việt nói từ ba bề bốn bên, từ khắp bốn phương trời; nó
mở to đơi mắt. Ở những trường hợp, khi người châu Âu dùng từ “tất cả”
thì người Việt dùng các từ chỉ số lượng ước lệ [Phan Ngọc 1989: 24]: ba
thu, nói ba phải, ba mặt một nhời, năm bè bảy mối, tam khoanh tứ đốm,
trăm khôn ngàn khéo, tiền trăm bạc vạn, trăm họ, vạn sự, ngàn thu…
Nguyễn Bính viết:
Nhà em cách bốn quả đồi,
Cách ba ngọn suối, cách đôi cánh rừng,
Nhà em xa cách quá chừng,
Em van anh đấy, anh đừng thương em!
Lối tư duy tổng hợp mọi yếu tố, lối sống ổn định có quan hệ tốt với hết
thảy mọi người dẫn đến xu hướng trọng sự cân đối hài hòa trong ngôn từ
– một biểu hiện khác của tính biểu trưng. Tính cân xứng là một đặc tính
rất điển hình của tiếng Việt.
Theo nguyên lý cấu trúc loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết,
song nó chứa một khối lượng không nhỏ các từ song tiết; điều quan trọng
hơn nữa là mỗi từ đơn tiết lại hầu như đều có thể có những biến thể song
tiết, dạng láy, cho nên thực chất trong ngôn từ, lời nói Việt thì cấu trúc
song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều cấu tạo
theo cấu trúc có hai vế đối ứng: trèo cao / ngã đau; ăn vóc / học hay; một
quả dâu da / bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt / không biết dựa cột
mà nghe…
Tiếng Việt rất phát triển hình thức câu đối là một loại sản phẩm văn
chương đặc biệt, nó vừa công phu tỷ mỷ, lại vừa cô đúc ngắn gọn. Trong
một tác phẩm “mini” ấy thể hiện đủ cả cái đẹp cân đối nhịp nhàng của hình
thức và cái uyên thâm của chiều sâu triết lý phương Đông. Ở Việt Nam
xưa kia, nhà nhà, đình đình, chùa chùa… nơi nào cũng đều có treo câu
đối. Và trong mọi dịp, người ta đều làm câu đối từ việc hiếu cho đến việc
hỷ. Câu đối chữ Hán có, chữ Nôm có,vừa Hán vừa Nôm cũng có.

Đây là đôi câu đối của Nguyễn Khuyến làm cho một người vợ khóc chồng
làm nghề thợ nhuộm với đủ mọi kỳ công: vế trước nói về vợ, vế sau nói về
chồng; vế trước nói về người sống, vế sau nói về về người chết; nghĩa
đen với tình cảm vợ chồng thắm thiết, nghĩa bóng với đủ mọi sắc màu của
nghề thợ nhuộm:
Thiếp kể từ lá thắm xe duyên, lúc vận tía, buổi cơn đen, điều dại điều
khôn nhờ bố đỏ;
Chàng ở dưới suối vàng có biết, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan
tím ruột với trời xanh.
Kurn Stern trong lời tựa một tập thơ Việt Nam dịch ra tiếng Đức có
nhận xét rằng “Việt Nam là đất nước của thơ ca và chiến tranh”. Người
Việt Nam, hầu như ai cũng biết làm thơ. Văn hóa gốc nông nghiệp trọng
âm, trọng tình cảm tất yếu sẽ có khuynh hướng thiên về thơ; văn hóa gốc
du mục trọng dương, trọng lý trí tất yếu dẫn đến khuynh hướng thiên về
văn xuôi: truyền thống văn chương phương Tây mạnh về văn xuôi. Trung
Hoa cũng thiên về văn xuôi hơn thơ<! [if !supportFootnotes] >[iii]<!
[endif] >. Trong khi đó, suốt cả lịch sử mấy nghìn năm văn chương của
Việt Nam đều là lịch sử của thơ ca – một thứ thơ ca có cấu trúc chặt chẽ
(lục bát, song thất lục bát) và có vần điệu nghiêm ngặt thể hiện sự cân đối
hài hòa.
Thống kê trên hai tập Từ điển văn học (NXB KHXH, Hà Nội, 1983-
1984) cho thấy trong 198 mục từ về các tác phẩm văn học phương Tây
(Châu Âu và Nga) thì có 43 tác phẩm thơ và 155 tác phẩm văn xuôi, tức là
văn xuôi chiếm 78,3%. Trong khi đó, trong 95 mục từ tác phẩm văn học
Việt Nam (không kể các chuyện cổ tích được nhắc đến riêng rẽ như Trầu
Cau, Thánh Gióng…) thì có 69 tác phẩm thơ và 26 tác phẩm văn xuôi, tức
là thơ chiếm 72,6% (trong số 26 mục từ văn xuôi này có rất nhiều tác
phẩm thuộc các thể loại hịch, chèo, tuồng… là những thể loại mang đậm
chất thơ).
Đây là một sự khác biệt mang tính nguyên lý, nó bắt nguồn từ chính

sự khác biệt gốc rễ giữa hai loại hình văn hóa: Văn hóa gốc DU MỤC với
bản tính ĐỘNG tất thiên về trình bày các nội dung tình tiết, sự kiện với bút
pháp tả thực và lối diễn đạt tự do phóng túng – tất cả những đặc trưng đó
chỉ có thể tìm thấy sự biểu hiện tập trung trong văn xuôi (ngay cả thơ
phương Tây chủ yếu cũng là thơ tự do). Văn hóa gốc NÔNG NGHIỆP với
bản tính TĨNH tất thiên về trình bày các nội dung tâm lý, tình cảm với bút
pháp biểu trưng và lối diễn đạt cân xứng nhịp nhàng – tất cả những đặc
trưng đó chỉ có thể tìm thấy sự biểu hiện tập trung trong thơ.
So sánh Truyện Kiều (TK) của Nguyễn Du là tác phẩm thơ nổi tiếng
của Việt Nam với Kim Vân Kiều truyện (KVKT) của Thanh Tâm Tài Nhân
là một tác phẩm văn xuôi Trung Hoa mà Nguyễn Du đã mượn làm cốt
truyện để sáng tác, ta thấy rất rõ đối lập này: Trong khi KVKT là văn xuôi
thì TK là thơ. Những đoạn tả sự kiện, hành động trong KVKT chi tiết, dài
dòng bao nhiêu thì trong TK, chúng ngắn gọn, đơn giản bấy nhiêu; với
những đoạn tả tâm lý, tình cảm thì diễn ra một tình hình ngược lại: Chẳng
hạn, đoạn tả sự kiện Thúc Sinh chuộc Kiều trong KVKT dài trên 1600 chữ
thì trong TK chỉ vỏn vẹn có 8 dòng thơ; trong khi đó, đoạn tả nỗi lòng Thúy
Kiều khi ở lầu Ngưng Bích ở KVKT chỉ có khoảng chưa đầy trăm chữ thì ở
TK Nguyễn Du đã thể hiện nó dài tới 22 dòng thơ!
Ở Việt Nam, văn xuôi truyền thống cũng là một thứ văn xuôi thơ, thế
mạnh đó còn do tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu thanh điệu, tự thân các
thanh điệu đã tạo nên tính nhạc cho câu văn rồi. Từ những bài văn xuôi
viết theo lối biền ngẫu như Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, hoặc viết
theo lối tự do như thơ dụ hàng của Nguyễn Trãi gửi địch, cho tới những lời
văn nôm bình dân … khắp nơi, ta đều gặp một lối cấu trúc cân đối, nhịp
nhàng, chặt chẽ và có tiết tấu vần điệu.
Đây là một vài câu trong thư của Nguyễn Trãi gửi Vương Thông: “Nhà
lớn gần xiêu, một cây gỗ khôn hay chống đỡ; đê dài sắp vỡ, một vốc đất
khó thể duy trì. Nếu không lượng sức mà cứ cưỡng làm, thì ít khi không
thất bại…”. Còn đây là lời cầu trong trò phụ đồng chổi của trẻ em: “Phụ

đồng cái chổi, mau nổi mà lên. Ba bề bốn bên, đồng lên cho chóng.
Nhược bằng cửa đóng, cũng phá mà vào; cách sông cách ao, phải vào
cho được. Hoặc đồng còn đi quét lá đa, hoặc đồng còn đi xa về gần, hoặc
đồng còn đi ân về ái, nghe lời thầy gọi, cũng phải về ngay. Ông chổi đi
trước, bà chổi đi sau, dắt díu lấy nhau, nhập vào cái chổi…”.
Thậm chí ngay cả trong việc chửi nhau, người Việt cũng chửi nhau
một cách có bài bản, cân đối, nhịp nhàng, đầy chất thơ (không chỉ lời chửi,
mà cả cách thức chửi, dáng điệu chửi… cũng mang đầy tính nhịp điệu,
xem hình 15.1). Không phải ngẫu nhiên mà ngôn ngữ dân gian Việt Nam
vẫn gọi đùa việc chửi bằng các từ chỉ các loại hình nghệ thuật diễn xướng
như ca, hát, tế… (ta thường nghe thanh niên nói với nhau: Mày nói vậy,
bà ấy tế cho một trận bây giờ; Tao vừa bị mẹ tao ca cho một bài…). Với lối
chửi có vần điệu, có cấu trúc chặt chẽ, người Việt có thể chửi từ giờ này
qua giờ khác, ngày này qua ngày khác mà không hề nhàm chán. Đây là
một “nghệ thuật chửi” độc nhất vô nhị mà có lẽ không một dân tộc nào
trên thế giới có được. “Nghệ thuật” này, xưa không ai truyền cho ai, nhưng
những cô con gái Việt, do đã nghe mẹ, nghe hàng xóm láng giềng chửi
nhiều lần nên ngẫu nhiên đã nhập tâm, sau này khi đi lấy chồng, có gia
đình riêng, hễ va chạm với xã hội là cái “nghệ thuật” chửi này lại được dịp
phô bày và hoàn thiện.
Ở Việt Nam, văn chương truyền thống là văn chương thơ; và thơ
truyền thống là thơ có vần điệu, cấu trúc cân đối, nhịp nhàng. Chỉ có sau
này, từ đầu thế kỷ XX, do ảnh hưởng của phương Tây, thơ tự do và tiểu
thuyết mới xuất hiện. Nhưng ngay trong thể loại tiểu thuyết mới xuất hiện
do ảnh hưởng của văn xuôi phương Tây này cũng vẫn bộc lộ rất đậm nét
dấu ấn của truyền thống cân đối nhịp nhàng, biểu trưng ước lệ. Đây là
những câu văn tả người của Tản Đà: Tiếng nói nhẹ bao nhiêu, dáng người
mềm bấy nhiêu; mềm bao nhiêu, chín bấy nhiêu; chín bao nhiêu, tươi bấy
nhiêu; tươi bao nhiêu, tình bấy nhiêu. Như ghét, như yêu, như chiều, như
ngượng. Lông mày ngài, đôi mắt phượng, cô chờ ai? (Giấc mộng con).

Không chỉ tiểu thuyết mà ngay cả văn chính luận Việt Nam cũng có thể
mang đầy chất thơ nhờ sự cấu tạo cân đối nhịp nhàng. Đọc Tuyên ngôn
độc lập hay những lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hoặc những câu
sau đây của Người, ta thấy rất rõ chất thơ đó: “Nếu không có nhân dân thì
không đủ lực lượng. Nếu không có chính phủ thì không ai dẫn đường”;
“Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân, ta phải
hết sức tránh.”
2.2. Đặc điểm thứ hai của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam là nó rất GIÀU
CHẤT BIỂU CẢM – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình cảm.
Về mặt từ ngữ, chất biểu cảm này thể hiện ở chỗ các từ, bên cạnh yếu
tố gốc mang sắc thái nghĩa trung hòa, thường có rất nhiều biến thể với
những sắc thái nghĩa biểu cảm: Bên cạnh màu xanh trung tính, có đủ thứ
xanh rì, xanh rờn, xanh rợn, xanh ngắt, xanh um, xanh lè, xanh lét… Bên
cạnh màu đỏ trung tính thì có đỏ rực, đỏ au, đỏ lòm, đỏ loét, đỏ hoe…
Các từ láy mang sắc thái biểu cảm mạnh cũng rất phổ biến trong tiếng
Việt (ở phần lớn các ngôn ngữ khác, kể cả tiếng Hán, tuy có phương thức
láy, nhưng số lượng từ láy thì hết sức ít ỏi, tới mức không đáng kể): không
phải ngẫu nhiên mà trong thơ ca của ta có thể gặp rất nhiều từ láy. Ở trên
vừa nói tiếng Việt thiên về thơ, mà thơ là mang đậm chất tình cảm rồi, cho
nên từ láy với bản chất biểu cảm rất phù hợp với nó. Chính nhờ sức biểu
cảm của các từ láy mà thơ Nguyễn Du đã khắc họa rất đạt một Tú Bà với
hình ảnh Nhác trông nhờn nhợt màu da, Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao… Một
Mã Giám Sinh với hình ảnh Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao, Trước
thầy sau tớ lao xao… Còn ai đã từng đọc thơ Hồ Xuân Hương rồi thì quên
làm sao được những hình ảnh: Cầu trắng phau phau…, Nước trong leo
lẻo…, Cỏ gà lún phún…, Cá diếc le te…
Về mặt ngữ pháp, tiếng Việt sử dụng rất nhiều các hư từ có sắc thái
biểu cảm: à, ư, nhỉ, nhé, chăng, chớ, hả, phỏng, sao, chứ… Cấu trúc “iếc
hóa” mang sắc thái đánh giá (sách siếc, bàn biếc…) cũng góp phần quan
trọng trong việc tăng cường hệ thống các phương tiện biểu cảm cho tiếng

Việt.
Sự phổ biến của thơ hơn văn xuôi đã nói đến ở trên không chỉ là sản
phẩm của tính biểu trưng mà rõ ràng cũng đồng thời là sản phẩm của tính
biểu cảm. Khuynh hướng biểu cảm còn thể hiện ở chỗ trong lịch sử văn
chương truyền thống không có những tác phẩm anh hùng ca ca ngợi
chiến tranh; có nói đến chiến tranh chăng thì chỉ là nói đến nỗi buồn của
nó (ví dụ: Chinh phụ ngâm, một truyện thơ Nôm dài nói về nỗi lòng của
người vợ có chồng đi chinh chiến).
2.3. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam còn có đặc điểm thứ ba là TÍNH
ĐỘNG và LINH HOẠT.
Tính động, linh hoạt này trước hết bộc lộ ở hệ thống ngữ pháp. Trong khi
ngữ pháp biến hình của các ngôn ngữ châu Âu là một thứ pháp chặt chẽ
tới mức máy móc thì ngữ pháp tiếng Việt tổ chức chủ yếu theo lối dùng
các từ hư để biểu hiện các ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp, khiến cho người
sử dụng được quyền linh hoạt tối đa. Ngữ pháp của các ngôn ngữ
phương Tây là ngữ pháp hình thức, còn ngữ pháp Việt Nam là ngữ pháp
ngữ nghĩa.
Nói bằng một ngôn ngữ châu Âu, ta bắt buộc phải chia động từ theo
các thể, các ngôi…; phải đặt danh từ vào các giống, các số, các cách…;
phải đặt tính từ vào những hình thái phù hợp với danh từ…; tóm lại là
phải đáp ứng đầy đủ mọi đòi hỏi tai quái nhất mà hệ thống ngữ pháp của
ngôn ngữ đó yêu cầu (ngay cả khi ý nghĩa ngữ pháp đó đã được thể hiện
năm bảy lần trong câu bằng những hình thái khác rồi cũng vậy). Còn trong
tiếng Việt thì tùy theo ý đồ của người nói mà anh ta có thể diễn đạt, không
diễn đạt hay diễn đạt nhiều lần một ý nghĩa ngữ pháp nào đó. Chẳng hạn,
để diễn đạt ý nghĩa thời tương lai, tiếng Việt có thể có các cách nói: (Ngày
mai) tôi đi Hà Nội; (Ngày mai) tôi sẽ đi Hà Nội, trong khi tiếng Anh chỉ có
thể nói: I’ll go to Ha Noi (tomorrow). Để truyền đạt ý nghĩa giống cái, câu
tiếng Việt “Coâ giáo trẻ người Nga dạy tôi viết” chỉ cần thể hiện một lần;
trong khi câu tiếng Nga tương ứng bắt buộc phải thể hiện tới bốn lần (hai

lần bằng tính từ, một lần bằng danh từ và một lần bằng động từ): Ìỵëỵäàÿ
ðĩđđêàÿ ĩ÷èịåëüíèưà íàĩ÷èëà ìåíÿ ïèđàịü. Tiếng phương Tây gán ghép
giống cho cả những danh từ biểu thị các sự vật không hề có “giống”, còn
tiếng Việt thì cho phép diễn đạt cả những khái niệm có giống dưới dạng
không giống chung chung (so sánh: giáo viên, giám đốc với thầy giáo - cô
giáo, nữ giám đốc).
Chính vì linh hoạt như vậy mà tiếng Việt có khả năng diễn đạt khái
quát rất cao: Chẳng hạn, trong khi người Việt có thể nói một câu không
thời, không thể, không ngôi như Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng (tục
ngữ), thì người Anh và Pháp bắt buộc phải nói: Near the ink, you are
black; near the light, you will shine; Près de l’encre, on se tache; près de la
lampe, on bénéficie de sa lumière. Khả năng diễn đạt khái quát, mơ hồ
của tiếng Việt chính là điều kiện rất quan trọng cho việc phát triển thơ ca
đã nói đến ở trên.
Tính động, linh hoạt của ngôn từ Việt Nam còn bộc lộ ở chỗ trong lời
nói, người Việt rất thích dùng cấu trúc động từ: trong một câu có bao
nhiêu hành động thì có bấy nhiêu động từ. Trong khi đó thì các ngôn ngữ
phương Tây có xu hướng ngược lại – rất thích dùng danh từ. Trong khi
người Việt nói: Cảm ơn anh đã tới chơi; Anh ta không bao giờ quên những
chi tiết nhỏ nhặt cho nên đã trở thành một điệp viên tài giỏi thì người Anh
nói: Thank you for your coming (Cảm ơn về sự đến chơi của anh); Never
forgetting these small details made him a good secret agent (Sự không
bao giờ quên những chi tiết nhỏ nhặt này làm anh ta trở thành một điệp
viên giỏi).
Người phương Tây không chỉ danh hóa các động từ mà còn danh hóa
cả các tính từ, các cụm chủ vị: The brilliance of his satires was such as to
make even his victims laugh (Sự sắc sảo của những lời châm biếm của
ông ấy làm cho đến cả các nạn nhân của ông ta cũng phải cười); Him
being a Jesuit was a great surprise (Việc ông ta là một giáo sĩ dòng Tên
làm nên một sự ngạc nhiên lớn) – trong những trường hợp như thế này,

người Việt Nam sẽ nói đơn giản hơn rất nhiều: Những lời châm biếm của
ông ta sắc sảo đến mức ngay cả các nạn nhân cũng phải bật cười; Mọi
người rất ngạc nhiên khi biết ông ta là một giáo sĩ dòng Tên.
Khuynh hướng thích dùng danh từ trong các ngôn ngữ châu Âu chính
là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện lan tràn các từ dùng làm công cụ để
danh từ hóa như sự, việc, cuộc, cái, thứ… trong các bài mà người Việt
Nam dịch từ các tiếng phương Tây và hiện tượng dùng thừa danh từ ở
những người phương Tây học tiếng Việt (kiểu như: Tôi nhớ ngày khi tôi
đến Việt Nam).
Tính linh hoạt, năng động còn là nguyên nhân khiến cho tiếng Việt ưa
dùng cấu trúc chủ động mà ít dùng cấu trúc bị động. Người Việt thậm
chí dùng cấu trúc chủ động ngay cả trong câu bị động: Những câu tiếng
Anh như Linda was punished by the teacher; These chairs were made by
Jhon mà dịch thành “Lin-đa bị phạt bởi thầy giáo”, “Những cái ghế này
được làm bởi Giôn” như ta thường gặp là rất dở. Người Việt Nam không
bao giờ nói thế, họ nói một cách đơn giản hơn: Lin-đa bị thầy giáo phạt;
Những cái ghế này do Giôn đóng – “thầy giáo phạt”, “Giôn đóng” chính là
những cấu trúc chủ động. Cấu trúc bị động thích hợp cho việc diễn đạt lối
tư duy hướng ngoại, khách quan (tách rời khỏi người nói) của người
Phương Tây, còn cấu trúc chủ động thì thích hợp cho việc diễn đạt lối tư
duy hướng nội, chủ quan (gắn bó mật thiết với người nói) của văn hóa
nông nghiệp phương Đông.
Như vậy, có thể nói rằng trong giao tiếp, người Việt Nam có thiên
hướng nói đến những nội dung tĩnh (tâm lý, tình cảm, dẫn đến nghệ thuật
thơ ca và phương pháp biểu trưng) bằng hình thức động (cấu trúc động
từ, ngữ pháp ngữ nghĩa linh hoạt). Trong khi đó người phương Tây nói
riêng và truyền thống văn hóa trọng dương nói chung lại có thiên hướng
nói đến những nội dung động (hành động, sự việc, dẫn đến nghệ thuật
văn xuôi và phương pháp tả thực) bằng hình thức tĩnh (cấu trúc danh từ,
ngữ pháp hình thức chặt chẽ).

Mới hay, ngơn ngữ thực sự là tấm gương phản chiếu văn hóa dân tộc
và tác động của luật âm dương (trong âm có dương, trong dương có âm;
âm sinh dương, dương sinh âm) thật là rộng lớn và sâu xa!
II/MỐI QUAN HỆ GIAO TIẾP VÀ CÁCH XƯNG HÔ CỦA NGƯỜI VIỆT
Cách xưng hơ của người Việt rất độc đáo, nó có thể thay đổi linh hoạt
tùy theo quan hệ vị thế và quan hệ thân hữu. Xưng hơ thích hợp sẽ tạo
thêm sự thân mật với người tham gia đối thoại và do đó dễ đạt được hiệu
quả giao tiếp mong muốn.
Hoạt động giao tiếp bao gồm các nhân tố: nhân vật giao tiếp, thực tế
được nói tới, hồn cảnh giao tiếp, hệ thống tín hiệu được sử dụng làm
cơng cụ. Trong giao tiếp khơng phải nhân vật giao tiếp muốn nói gì thì nói.
Nhân vật giao tiếp nói (viết) gì, như thế nào là tùy thuộc vào quan hệ xã
hội của họ. Mỗi tương tác ngơn ngữ nhất thiết là một tương tác xã hội.
Để ý thức được cái sẽ nói trong giao tiếp chúng ta phải tính đến
những nhân tố có liên quan đến khoảng cách xã hội và mức gắn bó giữa
những người giao tiếp. Căn cứ vào những nhân tố liên quan đến khoảng
cách xã hội và mức độ gắn bó giữa những nhân vật giao tiếp, người ta
khái qt thành hai loại quan hệ giao tiếp là: Quan hệ vị thế và quan hệ
thân hữu.
Một số nhân tố đã được thiết lập trước đối với giao tiếp và do đó là
những nhân tố khách quan bên ngồi. Chúng gồm vị trí tương đối của các
tham thoại. Vị thế đó dựa vào những giá trị xã hội liên quan đến tuổi tác,
giới tính và cương vị xã hội. Các nhà ngơn ngữ học đã dùng thuật ngữ vai
giao tiếp để biểu hiện vị thế xã hội của nhân vật hội thoại. Có thể nói vai
giao tiếp là cơ sở mà các nhân vật hội thoại dựa vào để tổ chức và biểu
hiện vị thế xã hội của mình trong giao tiếp. Trong phần lớn những tương
tác xã hội, những người tham dự không có một khó khăn nào để quyết
định họ có cùng hoặc không cùng vị thế xã hội. Trong trường hợp vị thế xã
hội không bình đẳng thì người nào ở bậc trên, người nào ở bậc dưới cũng
xác định một cách rõ ràng. Thí dụ: Bố mẹ là bậc trên so với con cái, thầy

giáo là bậc trên so với học sinh, cha cố là bậc trên với con chiên, sĩ quan
là bậc trên với binh lính, v.v.
Vị thế xã hội có thể phụ thuộc vào giới tính và tuổi tác. Căn cứ vào
tuổi tác thì những người nhiều tuổi hơn ở bậc trên những người ít tuổi
hơn. Các cặp từ xưng hô trong tiếng Việt như: ông-cháu, chú-cháu, anh-
em, chị-em, bác-tôi, v.v. phản ánh sự khác biệt về tuổi tác của các nhân
vật giao tiếp. Trong xã hội phương Tây, phụ nữ thường ở vị thế cao hơn
đàn ông. Người ta thường nói: các bà, các ông và các cô chứ không nói :
các ông, các bà, các cô. ở Việt Nam thì ngược lại. Ta thường nghe cách
nói sau đây: Kính thưa các cụ, các ông, các bà, các anh, các chị, v.v. Để
đánh dấu khoảng cách xã hội, trong tiếng Việt cũng như nhiều ngôn ngữ
khác người ta còn dùng hình thức hô gọi gồm cả chức vụ lẫn họ tên.
Chẳng hạn, sinh viên tự thấy mình ở vị thế thấp hơn so với thầy, nên
thường nói thầy Tôn Thất Tùng, Giáo sư Tôn Thất Tùng chứ không gọi tên
trống không. Trong trường hợp vị thế xã hội bình đẳng thì họ có ý xưng
khiêm hô tôn. Nói chung chúng ta tham gia vào một dải rộng những tương
tác xã hội mà ở đó chiếm ưu thế là những khoảng cách xã hội được quy
định bởi những nhân tố bên ngoài. Thí dụ: Ông với cháu, cô với cháu, anh
với em, chị với em, chú với cháu, thầy với trò, thủ trưởng với nhân viên.
Tuy nhiên có những nhân tố khác như mức độ thân hữu lại thường
được thương lượng trong giao tiếp. Đó là những nhân tố bên trong đối với
giao tiếp, có thể xảy ra khi khoảng cách xã hội ban đầu thay đổi và được
đánh dấu trong quá trình giao tiếp. Những cảnh sáng chú, chiều anh, tối
chúng mình chắc mọi người đều biết và rõ ràng thay đổi cách xưng hô là
dấu hiệu của sự rút ngắn khoảng cách. Dẫn chứng từ một tác phẩm văn
học sau đây lại cho chúng ta một tương tác xã hội theo chiều tiêu cực, xa
cách dần:
Khoảng 7 giờ anh mới tới nơi, dựng xe tít ngoài ngõ chứ không dắt
vào nhà như mọi bận.
Lưu ngạc nhiên hỏi:

- Sao anh để xe ngoài ấy?
Mộc đáp:
- Khóa rồi. Tôi vào một tí rồi đi ngay.
Anh không còn xưng anh và gọi Lưu là em như trước. Anh xưng tôi
một cách rành rẽ vẽ một đường mực đen giữa hai người. Lưu biết nhưng
không đủ can đảm công nhận điều đó. Lưu cung cúc ra ngoài ngõ, bưng
chiếc xe đạp khóa của Mộc và dựng dưới hiên nhà:
- Cho nó yên tâm. Mất của bao giờ làm ra được. - Chị nói trống không
để khỏa lấp nỗi ngượng ngùng. Mộc ngồi yên lặng trong ghế.
Các nhân tố bên ngoài và các nhân tố bên trong chẳng những ảnh
hưởng đến những cái chúng ta nói mà còn ảnh hưởng cả đến việc chúng
ta giải thích như thế nào. Hãy đọc đoạn văn sau đây của Nguyễn Quang
Thân:
Anh gọi chị là bà làm chị kiêu hãnh, sau đó là chị làm chị ấm lòng và
cuối cùng là em làm chị sung sướng. Cuộc cách mạng về xưng hô ấy chỉ
diễn ra trong vòng 15 phút. Phút thứ 16 thì anh nói đã thuê hai hec-ta rừng
thông chiều nay để không ai được lai vãng qua. Phút thứ 17 thì lưng chị đã
lấm đầy cát và sau đó chị bắt đầu cuộc hành trình vào thiên đường lần
đầu tiên trong đời (Vũ điệu của cái bô, Văn nghệ số 423, ngày 26-10-
1991).
Lời tâm sự của nhà văn Nguyễn Công Hoan cũng là một minh chứng:
" và nhất là khi nghe thấy Bác gọi tôi bằng chú và xưng bằng mình
thì rõ ràng tôi thấy như không phải tôi đang ngồi trước một nhà chính trị
lớn, một bậc khai quốc. Có cái gì thật là dễ dãi, là quen thuộc, là hấp dẫn,
là thân mật của tình cha con".
Giáo sư Tạ Quang Bửu, người đặt nền móng cho các ngành kỹ thuật
quân sự, khoa học và giáo dục Việt Nam đã để lại ấn tượng sâu đậm trong
lòng những quân nhân và các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế về một
trí tuệ uyên bác, về một tấm lòng toàn tâm vì dân vì nước. Ngay trong lĩnh
vực giao tiếp xã hội ông cũng rất lịch lãm. Hồi làm Bộ trưởng Đại học và

Trung học chuyên nghiệp, theo thói quen nếu không bận đi họp, trước khi
làm việc bao giờ ông cũng đi một vòng tới các vụ để gặp gỡ, trò chuyện
với các nhân viên. Ông thường gọi những người đối thoại bằng "ông" và
xưng "mình" một cách thân mật. Nhưng khi có công việc hoặc có người
ngoài ông đều gọi nhân viên dưới quyền bằng "đồng chí". Thời kỳ kháng
chiến chống thực dân Pháp, khi ông làm Thứ trưởng rồi Bộ trưởng Quốc
phòng, thường ngày ông và các sĩ quan binh lính dưới quyền sống trong
quan hệ rất gần gũi, thân tình.
Ấy thế nhưng trong bối cảnh giao tiếp nào đó, ông cũng nhắc riêng
với mọi người, không được gia đình chủ nghĩa, mà cần thưa gửi cho đúng
nghi thức.
Trong giao tiếp ngôn ngữ, nhiều trường hợp các phát ngôn được
đánh giá là khiếm nhã, thiếu thận trọng, suồng sã hoặc tế nhị, sâu sắc, lịch
thiệp, v.v. Như vậy, sự giải thích đã vượt quá cái người nói có ý định
truyền đạt. Thừa nhận tác động của những đánh giá như thế có nghĩa là
thừa nhận cái được thông báo nhiều hơn cái được nói. Để nghiên cứu
những tác động đó người ta thường dùng khái niệm lịch sự (politeness)
mà chúng tôi sẽ trình bày trong một dịp khác.
III/LỄ NGHI GIAO TIẾP CỦA VIỆT NAM
Người Việt Nam chúng ta cũng là một dân tộc rất xem trọng phong
cách trong giao tiếp. Từ việc tiếp khách tại tư gia cho đến các cuộc
hội họp đều đòi hỏi sự tinh tế lịch thiệp ở cả chủ lẫn khách. Chúng ta
có thể liệt kê ra một số điều cần nắm rõ trước những buổi gặp gỡ với
đối tác Việt Nam:
* Tránh biểu lộ tình cảm thân thiện với người khác giới.
* Không được xoa tay lên đầu người khác.
* Khi đưa hay chuyển bất kỳ vật gì đều phải dùng 2 tay.
* Không được chỉ trỏ bằng ngón tay, khi muốn hướng người nghe quan
sát theo hướng mình muốn đề cập phải dùng cả bàn tay.
* Không được chống nạnh khi đứng nói chuyện.

* Không nên khoanh tay trước ngực.
* Không được chuyền vật gì qua đỉnh đầu của người khác.
* Không được chạm vai khi gặp mặt.
* Không được vô tư động chạm đến người khác phái.
* Nếu ở bãi biển thì nam giới nên mặc quần short.
1)Khi tham dự các buổi tiệc:
a.Nếu bạn được mời đến nhà của người Việt bạn nên:
* Mang theo trái cây bánh kẹo để làm quà.
* Các món quà nên được gói ghém cẩn thận bằng giấy màu.
* Không được trao khăn tay, những vật có màu vàng, đen và hoa cúc.
b.Cư xử trên bàn ăn:
* Không được tự do ngồi vào bàn cho đến khi bạn được hướng dẫn chỗ
ngồi.
* Bạn nên ngồi vào bàn sau khi những người lớn hơn đã ngồi vào bàn.
* Khi chuyền những đĩa thức ăn phải dùng cả 2 tay.
* Đũa phải được đặt trên bàn ăn cạnh chén khi bạn nghỉ tay chờ phục vụ
món kế tiếp hay dừng đũa khi tay bạn phải nâng ly.
* Dùng muỗng bằng tay trái với món soup.
* Cố gắng dùng hết những gì có trong đĩa của mình, không để sót.
* Khi đã ăn xong, đũa phải đặt trên miệng chén.
* Che miệng khi xỉa răng.
c.Nghi thức trong kinh doanh:
* Những cuộc hẹn nên được thỏa thuận trước vài tuần.
* Cách tốt nhất để sắp xếp cuộc hẹn là thông qua đại diện hay chính các
thông dịch viên của bạn.
* Phải đến cuộc hẹn đúng giờ.
* Ăn mặc lịch sự.
* Hãy bắt đầu và kết thúc cuộc hẹn bằng 1 cái bắt tay thân thiện, nhưng
chỉ đối với người cùng giới.
* Một vài người Việt Nam có thói quen dùng cả 2 tay khi bắt tay, tay trái sẽ

đặt trên cổ tay phải.
* Nếu bạn là nam giới, phải đợi người phụ nữ chủ động trong việc bắt tay,
nếu không thì chỉ gật đầu chào.
* Name card nên được trao đổi vào đầu cuộc gặp và được trao bằng cả 2
tay. Khi cầm name card của đối tác thì cần tỏ ra trân trọng, quan tâm và tỏ
ra bạn đang đọc thật cẩn thận từng chi tiết, không được liếc nhìn rồi cất
vào túi.
* Người có chức vụ cao hơn sẽ được ưu tiên vào phòng họp trước.
* Mối quan hệ có tính quan trọng rất cao trong đối tác kinh doanh. Cần
phải bỏ nhiều thời gian để xây dựng các mối quan hệ vững mạnh với cả
các cá nhân lẫn công ty. Tất cả cá buổi gặp mặt lần đầu tiên chỉ nên dừng
lại ở mức là 2 bên muốn tìm hiểu lẫn nhau.
* Việc quà biếu sau các cuộc gặp là rất quan trọng nhưng không được quá
lớn hay đắt tiền. Những món quà như logo công ty của bạn hay những
món quà đặc trưng cho quốc gia của bạn là rất ý nghĩa.
VI/NGƯỜI VIỆT CHỬI
Nói đến chửi, người Việt Nam nào cũng nghĩ ngay đó là hiện tượng
vô văn hóa, người ta liên tưởng tới những câu chửi tục, những lời chửi
“rỉa róc”, chửi “như vặt thịt” người ta. Thực ra thì “nói vậy mà không
phải vậy”!
Cuộc sống phức tạp vốn nhiều quan hệ nên hay có va chạm, xung
đột. Mà đã có xung đột thì cần giải quyết. Người ta có thể hòa giải
bằng “đối thoại”, song cũng không ít người sử dụng “đối đầu”. Mà đối
đầu “hiền lành” nhất có lẽ là “đấu võ mồm”, tức là chửi nhau.
Việc chửi (nhau) thì dân tộc nào cũng có, thậm chí có từ rất lâu đời.
Lối chửi phổ biến ở mọi dân tộc, mà người Việt cũng biết, là sử
dụng các từ ngữ chỉ bộ phận sinh dục, bài tiết, quan hệ tình dục… mà
“ném” vào mặt đối phương. Họ gán cho đối phương là "họ hàng" của
các loài vật mà theo họ có những đặc tính xấu, bị xã hội chỉ trích: chó,
bò, lợn (heo), rắn rết, giòi bọ, dê (xồm)… Một số người mát tính hơn,

họ chỉ hạ thấp đối phương một cách tương đối. Họ hạn chế ở mức độ
ví đối phương với những thứ như: giả nhân, ngợm, quỷ quái, yêu
tinh… Họ nêu những khiếm khuyết hoặc gán ghép cho đối phương
những khiếm khuyết vật chất, tinh thần, xã hội, ví dụ: (đồ, con, quân,
lũ, bọn) què, mù…; ngu, ngốc, điên, khùng…; đểu cáng, ác độc, vô
luân, bất hiếu…; lừa đảo, ăn cắp…. Các cách chửi này phổ biến
nhưng không phải là tiêu biểu cho người Việt.
Với bản chất của một dân tộc có nếp sống cộng đồng tình cảm, ưa
tế nhị, truyền thống chửi của Việt Nam là chửi có bài bản, có văn vẻ,
có vần điệu và đặc biệt là có thể kéo dài tùy ý. Chúng tôi nhớ có một
bài thơ châm biếm ra đời vào khoảng năm 1974 mở đầu bằng mấy
câu như sau:
Chỉ vì mất một con gà,
Rêu rao bà chửi suốt ba ngày liền.
Chỉ sang tứ phiá láng giềng,
Réo từ nội ngoại tổ tiên mười đời…
Chỉ bốn câu này cũng đã đủ cho ta thấy phần nào lối chửi thâm thúy
của người Việt!
Phụ nữ Việt Nam vốn rất hiền lành, nết na, nhưng cũng không chịu
để ai bắt nạt (ăn hiếp). Mất một con gà không phải là chuyện lớn,
nhưng nếu cứ tiếp tục mất như thế thì không thể chấp nhận được. Bởi
vậy mà phải ra tay “dằn mặt” để cho kẻ có tính xấu kia từ nay đừng có
động đến gia đình “bà”. Với một dân tộc luôn coi trọng uy tín và danh
dự hơn hết thảy mọi cái ở đời thì cách tốt nhất là phải làm cho đối
phương mất mặt trước cộng đồng. Thông thường, người ta tức lúc nào
thì chửi lúc đó. Người Việt Nam truyền thống thì không như vậy, họ
chờ khi có thật đông người thì mới chửi và khi chửi lại cố tình đệm
thêm “ới làng trên xóm dưới” hoặc “ới trời cao đất dày” như mời gọi
thêm mọi người trong cả cộng đồng đến nghe.
Trong lối chửi của người Việt, cái hấp dẫn người nghe không phải là

những lời tục tĩu, mà là những lời xưng hô không theo lẽ thông
thường. Bình thường người ta “xưng khiêm hô tôn”, còn khi chửi thì
người ta cố tình làm ngược lại: “Cha bố tiên nhân thằng Cò! Cha bố
tiên nhân thằng Cốc! Cha họ nội họ ngoại, họ gần họ xa, họ năm đời
giở lên, họ ba đời giở xuống nhà thằng Cò, thằng Cốc! Cha tam đại, tứ
đại, ngũ đại mai thần chủ thằng Cò, thằng Cốc! Cha đứa già đứa trẻ,
đứa nhớn đứa bé, đứa mẹ đứa con, đứa đỏ như son, đứa vàng như
nghệ nhà thằng Cò, thằng Cốc, bảo nhau định vỗ nợ của bà!” (Trích
truyện Khao của Đồ Phồn).
Trong đoạn trên, không có từ ngữ tục tĩu nào mà ta vẫn nhận ngay
ra đây là lời chửi. Người chửi đã tự tôn mình lên mức ngang hàng với
cha của “bố tiên nhân” dòng họ nhà đối phương. Người Việt vốn rất
kính trọng ông bà tổ tiên (thể hiện qua tục thờ cúng tổ tiên), nên không
thể nào chịu được khi bị chửi “tên cái” (tên của bố mẹ, ông bà… hoặc
các từ thay thế kiểu như tam đại, tứ đại…). Có thể nói, đây là một
nguyên nhân dẫn đến thói quen giấu tên của người Việt (xem ở trên,
§12.1.6).

×