Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

VĂN HÓA MÔI TRƯỜNG SÔNG NƯỚC VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1018.13 KB, 60 trang )

ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Nhóm: 10 (Hot Boy 100
0
C)
Lớp: 08QK4
Trần Bảo
Lê Nguyễn Phương Thái
Lâm Đỗ Khoa
Trònh Huy Quang
Văn hóa với mơi trường sơng nước Việt Nam 08QK4
1
M ụ c L ụ c
Đôi lời giới thiệu: 2
Phần I : Vùng văn hóa Sông Hồng
I - Nghệ thuật múa rối nước 5
II - Đặc sắc văn hoá ẩm thực Ninh Bình 12
Phần II : “Hò”ø nét văn hóa riêng miền trung bộ
I - Điệu hát hò khoan Quảng Nam 14
II - Hò mái nhì - mái đẩy 19
III - Man mác điệu hò xứ sở 21
IV - Bồng bềnh sóng nước Tam Giang 34
1)Nơi những dòng sông hò hẹn… 36
2)Rừng xanh giữa sóng nước 37
3)Hoàng hôn trên phá Tam Giang 38
V - Lễ hội sông nước Tam Giang (huyện Sông Cầu – Phú Yên) 40
VI - Sông Thu Bồn và những viên ngọc lấp lánh 42
Phần III : Nam bộ những nét văn hóa đặc trưng
I - Êm ả sóng nước Đảo Dừa Lửa 48
II - Nặng lòng sông nước miền Tây 49


1) Chợ nổi đặc trưng của miền tây: 49
2) Miền Tây Nam Bộ quê hương của đờn ca tài tử : 54
3) Sông Rạch Rầm-Xoài Mút nét văn hóa gắn liền với lòch sử 56
 Tài liệu tham khảo:
 http:// xuquang.com /
 o/
 /> Đại cương văn hóa VN (Khoa :khoa học cơ bản, ĐH Luật TP.HCM
2007-2008).
 Cơ sở VH VN - Chu Xuân Diên, NXB ĐHQG TP.HCM 2002.
 Văn hóa vùng &phân vùng văn hóa ở VN, NXB Khoa học xã hội
1993.
 Cơ sở VH VN – Trần Ngọc Thêm.
Văn hóa với mơi trường sơng nước Việt Nam 08QK4
2
Đôi lời giới thiệu:
Sông nước từ lâu vẫn là hình ảnh quen thuộc, thi vò nhất về quê hương, bản
quán trong lòng mỗi người dân Việt.
Mở đầu bài thơ Tống biệt hành, Thâm Tâm viết:
"Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiếu không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong? "
Nhìn từ góc độ văn hóa còn thấy thêm rằng "tiếng sóng" dào dạt không
phải từ đáy sông mà từ "trong lòng" ấy chính là tâm thức sông nước có sẵn
trong mỗi người. Người Việt xưa cũng như nay, nói tới chia li, cách trở vẫn
hay nghó tới hình ảnh dòng sông, con đò, bến nước Nghòch lí mà Thâm
Tâm đưa ra là "không" mà "có" ấy tựa như một điểm nhấn có giá trò biểu
cảm và thẩm mó rất đặc trưng cho tâm hồn dân tộc. Người ra đi, dù không
qua sông vẫn nghe âm vang sóng vỗ và dòng sông không có ấy, qua ngôn
ngữ thơ, thực sự đã chảy trong tâm hồn người đọc.

Nói tới sông nước trong tâm thức của người Việt là đề cập tới khá nhiều
vấn đề liên quan: điều kiện đòa lí, môi trường sống, tiến trình lòch sử, đặc
điểm dân tộc và phong tục, tập quán v.v Nước Việt Nam có nhiều con
sông lớn nhỏ, rộng hẹp khác nhau nhưng hầu như vùng, miền nào cũng có.
"Nước" trong tiếng Việt còn có nghóa là Tổ quốc, lãnh thổ, quốc gia, đất
nước Sông nước tồn tại cùng với con người. Với những cư dân lúa nước,
nước không chỉ là điều kiện tiên quyết của kinh tế nông nghiệp (nước,
Văn hóa với mơi trường sơng nước Việt Nam 08QK4
3
phân, cần, giống) mà còn là yêu cầu đầu tiên cho mọi sự lựa chọn từ nơi
sinh sống đến vò trí quan trọng nhất là kinh đô của một nước.
Người Việt từ xa xưa đã sống hòa với sông nước đến mức coi sông nước
như người. Cách đặt tên sông phổ biến ở cả nước là: sông Cái, sông Con,
sông Cả cũng thể hiện một mối quan hệ rất thân tình, rất gia đình của
con người với tự nhiên. Sông nước cho dù có lúc làm nguy hại hay gây khó
khăn cho cuộc sống con người thì con người cũng biết chấp nhận như một
lẽ tất yếu của tự nhiên.Sông nước vừa là hình ảnh chung của đất nước vừa
rất cá biệt, vừa là tự nhiên khách quan vừa thể hiện tính bản đòa, sự khác
biệt của văn hóa mỗi vùng miền. Những con sông đều giống nhau ở dòng
nước chảy giữa hai bờ, nhưng sông Hồng khác với sông Cửu Long và càng
khác với những con sông ngắn mà dốc, chạy từ miền núi phía Tây đổ
xuống biển Đông ở khúc ruột miền Trung Sông nước từ xưa đến nay đã
chảy trong tâm hồn người Việt với biết bao buồn vui của một đời người,
với biết bao thăng trầm, đổi thay của thời cuộc. Người chưa một lần qua
sông, qua đò, chưa từng sống cạnh sông nước nhưng nghe câu hò của một
chàng trai của vùng sông nước phương Nam:
"Hò ơ Gió đưa cơn buồn ngủ lên bờ
Mùng ai có rộng, cho anh ngủ nhờ một đêm!"
thì cũng thấy rất thú vò và tâm hồn lâng lâng, bắt nhòp
Sông nước hóa thành giá trò văn hóa và có khả năng làm tươi mới tâm hồn

con người Sông nước cũng như tình yêu không phải là vónh viễn, bất biến
mà luôn vận động, đổi thay. Dù người xưa hay lấy sông núi để thề bồi
nhưng vẫn có chuyện "sông cạn, đá mòn" xảy ra.Nhiều giá trò văn hóa bò
Văn hóa với mơi trường sơng nước Việt Nam 08QK4
4
mất đi và thay thế bằng những giá trò mới. Con người cần kiến thiết những
công trình vó đại nhưng cũng phải bảo vệ những cái gần gũi, thiết yếu là
nguồn nước tự nhiên. Lũy tre và ao làng không thể trói buộc con người hay
ngăn cản sự đổi mới, nhưng sông nước, làng quê vẫn vô cùng thiêng liêng
trong tâm thức của người Việt Nam. Quá trình đô thò hóa và cuộc sống
công nghiệp hiện nay đã khiến cho diện tích mặt nước tự nhiên hầu như
đều bò thu hẹp lại. Nguy cơ mất cân bằng trong môi trường sinh thái cũng
như sự mai một, khô cạn của một nền văn hóa sông nước đã có tự nghìn
năm không phải chỉ là lời cảnh báo.
Văn hóa với mơi trường sơng nước Việt Nam 08QK4
5
Phần I : Vùng văn hóa Sông Hồng
I - Nghệ thuật múa rối nước
Từ xa xưa, con người và thiên nhiên luôn gắn liền với nhau, hỗ trợ cho
nhau. Con người đã biết dựa vào thiên nhiên để sản xuất và đồng thời
cũng là để sáng tạo ra những loại hình nghệ thuật độc đáo.
Miền đồng bằng châu thổ sông Hồng là cái nôi sinh ra nghệ thuật múa rối
nước. Con người nơi đây hay lam, hay làm và giàu óc sáng tạo. Ngoài thời
gian mùa màng đồng áng, họ đã biết dựa vào sông nước để sáng tạo ra
những trò giải trí diễn vào dòp lễ hội, ngày vui, ngày Tết, mà nổi bật lên là
trò múa rối nước. Nghệ thuật biểu diễn múa rối nước là một loại hình sinh
hoạt văn hoá truyền thống lâu đời, nó đã có từ xa xưa trong lòch sử văn hóa
dân tộc với những nét độc đáo riêng.
Văn hóa với mơi trường sơng nước Việt Nam 08QK4
6

Múa rối nước là một sáng tạo độc đáo của cư dân vùng châu thổ Sông
Hồng, được manh nha từ công cuộc chế ngự nước, cải tạo nước thành yếu
tố số một cho việc sản xuất nông nghiệp. Phạm vi hoạt động của nó bao
gồm nhiều tỉnh như Thái Bình, Phú Thọ, Thanh Hoá, Nam Hà, Hà Tây…
Yếu tố độc đáo của rối nước là sử dụng mặt nước làm sân khấu để con rối
diễn trò, đóng kòch. Buồng trò rối nước được nhân dân quen gọi là nhà rối
hay thủy đình, được dựng lên giữa ao, hồ với kiến trúc cân đối tượng trưng
cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam. Tất cả buồng trò, sân khấu
cùng trang bò cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã… đúng là một khu đình làng
thu nhỏ lại thành một cảnh đẹp như trong mộng với những mái uốn cong
lung linh phản chiếu trên mặt nước. Sân khấu rối nước là khoảng trống
trước mặt buồng trò, nó chỉ thực sự hoàn chỉnh khi đã vào chương trình
biểu diễn và cũng bắt đầu mất đi ngay khi chấm dứt tiết mục cuối cùng.
Qua những tiết mục biểu diễn của nghệ thuật rối nước cổ truyền, những
cảnh sinh hoạt bình thường về đời sống, tập tục tinh thần và vật chất
truyền đời của người nông dân Việt Nam được thể hiện một cách rõ nét.
Để làm được một con rối hoàn chỉnh, phải trải qua rất nhiều công đoạn từ
đục cốt đến trang trí hóa trang và rất nhiều công đoạn mà người nghệ nhân
không thể bỏ qua. Quân rối càng hoàn hảo, càng giúp cho kỹ xảo điều
khiển nâng cao, khả năng diễn đạt phong phú. Quân rối nước làm bằng gỗ
tốt sẽ nặng và chìm, trên thực tế, gỗ sung là chất liệu thông dụng để tạc
con rối, vì loại gỗ này nhẹ lại dai, rất dễ điều khiển trong khi biểu diễn
dưới nước.
Văn hóa với mơi trường sơng nước Việt Nam 08QK4
7
Sau khi con rối được tạc với những đường nét cách điệu riêng, chúng được
đầu óc tinh tế của các nghệ nhân thổi vào luồng sức sống mới bằng cách
gọt giũa, đánh bóng và trang trí với nhiều màu sơn khác nhau để làm tôn
thêm đường nét tính cách cho từng nhân vật, làm cho nhân vật được đặc
sắc hơn, trong sáng hơn trước người xem.

Quân rối nước chính là sản phẩm của nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian, nó
vừa giàu tính hiện thực, vừa mộc mạc, đằm thắm, trữ tình. Trong kho tàng
quân rối nước cổ truyền ta còn thấy những người đi cầy, chú tễu, người
đánh cá, dàn nhạc, cô tiên… Ở đây tài năng của nghệ nhân đã đem lại cho
ta cái tươi mát, đôn hậu, hiền dòu, niềm lạc quan yêu đời, yêu thiên nhiên,
con người qua cái bình dò đơn sơ được khuếch đại và nghệ thuật hóa. Quân
rối nước dù tạc liền một khối gỗ hay chắp lại đều có hai phần gắn liền
nhau đó là phần thân và phần đế. Phần thân là phần nổi lên mặt nước thể
hiện nhân vật, còn phần đế là phần chìm dưới mặt nước giữ cho rối nổi bên
trên và là nơi lắp máy điều khiển cho quân rối cử động.
Máy điều khiển và kỹ xảo điều khiển trong múa rối nước rất được coi
trọng, nó tạo nên hành động của quân rối nước trên sân khấu, đó chính là
mấu chốt của nghệ thuật múa rối. Quân rối đẹp mới chỉ có giá trò về mặt
điêu khắc. Sự thành công của quân rối nước chủ yếu trông vào sự cử động
của thân hình, hành động làm trò đóng kòch của nó. Các nghệ nhân dân
gian đã dựa vào kinh nghiệm, lần mò trong thực tế, tìm tòi, sáng tạo và để
lại cho đời nay nhiều kiểu máy rối nước phong phú và đa dạng.
Ta có thể gặp ở đây khá nhiều đồ dùng thường ngày của nghề lúa nước mà
người nông dân tự làm ra như thừng, sào, vọt… để làm máy điều khiển
Văn hóa với mơi trường sơng nước Việt Nam 08QK4
8
quân rối. Máy điều khiển rối nước có thể được chia làm hai loại cơ bản:
máy sào và máy dây đều có nhiệm vụ làm di chuyển quân rối và tạo hành
động cho nhân vật. Máy điều khiển được giấu trong lòng nước, lợi dụng
sức nước, tạo sự điều khiển từ xa, cống hiến cho người xem nhiều điều kỳ
lạ, bất ngờ khó lý giải.
Người nghệ nhân rối nước đứng trong buồng trò để điều khiển con rối. Họ
thao tác từng cây xào hoặc giật con rối bằng hệ thống dây bố trí ở bên
ngoài hoặc dưới nước. Ngâm bùn lội nước để làm nghệ thuật không phải là
một công việc bình thường thích thú với mọi người. Nếu không phải là

người sống ân tình với nước tới mức “Sống ngâm da, chết ngâm xương”
như cư dân trồng lúa nước, thì khó có được sự truyền cảm nồng nhiệt vào
hành động của nhân vật rối nước. Trong nghệ thuật múa rối nước, nghệ
thuật sử dụng mặt nước cũng là yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh của
con rối. Là sân khấu ngoài trời giữa ao hồ mà trò rối lại xuất thân là các
trò không lời, nếu có thì chỉ là những câu ca dao mang tính chất giới thiệu,
minh hoạ, làm nền… cho nên, rối nước cần âm thanh mạnh để giữ tiết tấu
và khuấy động không khí buổi diễn. Các phường hội dân gian chuyên dùng
bộ nhạc gõ dân tộc như trống cái, não bạt, m õ. Ngoài ra còn có pháo, tù
và ốc hỗ trợ đắc lực cho trò diễn. Âm nhạc rối nước mang tính đại náo của
hội hè, có tác dụng kích động mạnh cả người múa lẫn người xem.
Vốn là một nghệ thuật lấy động tác làm ngôn ngữ diễn đạt, rối nước gắn
bó với âm nhạc như nghệ thuật múa. Âm nhạc điều khiển tốc độ, giữ nhòp,
dẫn dắt động tác, gây không khí với tiết tấu truyền thống vẫn giữ vai trò
chủ đạo trong sân khấu.
Văn hóa với mơi trường sơng nước Việt Nam 08QK4
9
Nghệ thuật múa rối nước là một loại hình sinh hoạt văn hoá truyền thống
lâu đời của cư dân nông nghiệp vùng châu thổ sông Hồng. Thông qua các
trò của rối nước, người xem đã cảm nhận được sắc thái của hội làng, lại
phảng phất những mơ ước bình dò cho cuộc sống. Họ mơ ước có được cuộc
sống may mắn, hạnh phúc và bình yên. Nghệ thuật múa rối cổ truyền từ
thời xa xưa đã mang đậm bản sắc dân tộc từ vẻ dòu dàng, man mác đồng
quê, sự chòu thương chòu khó tần tảo sớm hôm lo cho cuộc sống, tới sự quật
cường anh dũng bảo vệ nơi chôn rau cắt rốn khi kẻ thù xâm chiếm bờ cõi
giang sơn. Ở đấy vừa trần tục gần gũi lại vừa linh thiêng, nó cũng chính là
biểu tượng cho mơ ước của cộng đồng người Việt, một nghệ thuật quen
thuộc và gần gũi với người nông dân từ bao thế kỷ qua.
Thanh Hóa có bề dày truyền thống lòch sử và văn hóa. Nếu như con sông
Hồng góp phần hình thành nên nền văn minh nông nghiệp và văn hóa lúa

nước ở phía bắc, thì sông Mã là con sông đóng vai trò không nhỏ làm nên
nền văn hóa Đông Sơn, làm rạng danh cho non sông đất Việt. Con sông ấy
và các lớp “phù sa” văn hóa trầm tích vẫn tuôn chảy lúc cuồn cuộn sục
sôi, lúc hiền hòa sâu lắng… để rồi hòa vào đại dương - nền văn hóa dân tộc
Việt Nam. Với 7 tộc người cư trú trên mảnh đất xứ Thanh gồm: Kinh,
Mường, Thái, Dao, Khơ Mú, Mông, Thổ, mỗi dân tộc đều có truyền thống
lòch sử văn hóa riêng, trong quá trình dựng nước và giữ nước, họ đã góp
phần làm nên sắc thái văn hóa tỉnh Thanh giàu hương sắc hòa cùng vườn
hoa văn hóa các dân tộc Việt Nam. Khắp các làng quê của người Việt tỉnh
Thanh, đến đâu cũng đều bắt gặp những ngôi chùa, đền, đình ngàn xưa rêu
phong, cổ kính, luôn in đậm trong tâm thức của mỗi người về những chiến
Văn hóa với mơi trường sơng nước Việt Nam 08QK4
10
công, về những sự tích lẫy lừng của những người anh hùng có tên và không
tên mãi còn lưu truyền trong dân gian và đọng lại ở những câu truyện cổ,
trong ca dao, tục ngữ, truyền thuyết… ở đó, chúng ta bắt gặp những hội
làng xốn xang lòng người với tiếng trống gọi mùa xuân và những lời ca
ngân nga đằm thắm. Người dân Việt tỉnh Thanh luôn tự hào với vốn văn
hóa dân gian đặc sắc của mình, với hệ thống trò chơi, trò diễn, dân ca, dân
vũ phong phú, độc đáo, tiêu biểu như: Dân ca, múa đèn Đông Anh, trò
Xuân Phả, trò Ngô, Ai lao Chiêm Thành, đua thuyền, chơi đu, rối nước, rối
cạn, chèo chải… phản ánh tâm hồn yêu cuộc sống của nhân dân. Đồng bào
Mường có lễ hội Pồn Poông, lễ hội xuống đồng, có các làn điệu dân ca,
các trò chơi ném còn, biểu diễn âm nhạc cồng chiêng… Đồng bào Thái có
lễ hội Kin chiêng boọc mạy, khặp, khua luống… Đồng bào Mông với những
bộ váy áo nhiều màu sắc, họ say mê mở hội mùa xuân với những điệu
múa khèn, múa ô đặc sắc. Đồng bào Dao có Tết Nhảy, có điệu múa Rùa
và múa Sênh Tiền. Đồng bào Khơ Mú và đồng bào Thổ với những làn
điệu dân ca trữ tình, thiết tha làm xao xuyến cả rừng cây, con sông, ngọn
suối Thực hiện Nghò quyết Hội nghò Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây

dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc”, những năm qua, ngành VHTT Thanh Hóa đã không ngừng chăm lo
và chú trọng đối với việc giữ gìn và phát huy các giá trò văn hóa truyền
thống của đồng bào các dân tộc. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
về “Sưu tầm, bảo tồn và phát huy các giá trò văn hóa phi vật thể”, ngành
đã triển khai thực hiện hiệu quả việc sưu tầm, giới thiệu các trò chơi, trò
diễn, dân ca, dân vũ, ca dao, tục ngữ, truyện, thơ của các dân tộc trong tỉnh
Văn hóa với mơi trường sơng nước Việt Nam 08QK4
11
như: Tổ khúc hát múa đèn Đông Anh, trò diễn Xuân Phả, hò Sông Mã,
Ngũ trò Bôn, trò Chiềng, múa đèn chạy chữ, Xường, Rang, Xéc bùa,
Khặp, Khua luống, Kin chiêng boọc mạy, Pồn poông, trò diễn trong đám
ma người Mường, đám ma người Mông… Cùng với việc xây dựng đời sống
văn hóa cơ sở, triển khai và thu được kết quả tốt, ngành VHTT đã kế thừa
những luật tục và hương ước của làng, bản xưa để xây dựng quy ước,
hương ước làng, bản văn hóa. Những nghề thủ công truyền thống như dệt
thổ cẩm, đan lát được phát huy góp phần xóa đói, giảm nghèo. Các hoạt
động văn hóa văn nghệ dân gian, trò chơi, trò diễn được các làng, bản
thường xuyên tổ chức để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân
dân. Đặc biệt, từ nhiều năm nay, phối hợp với các ngành, các cấp và đồng
bào ở các đòa phương, hàng năm và theo đònh kỳ ngành liên tục tổ chức
“Ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc”, “Người đẹp trong sắc phục dân
tộc”… ở các huyện vùng cao, ở tỉnh, tham gia ở Trung ương có sức thu hút
và hấp dẫn người xem về các giá trò văn hóa phong phú, đặc sắc. Các đơn
vò văn hóa chuyên nghiệp đã khai thác từ những chất liệu dân ca, dân vũ
phong phú độc đáo của các vùng miền để xây dựng nên những chương
trình ca - múa - nhạc phục vụ quần chúng nhân dân và tham gia các hội
thi, hội diễn đoạt nhiều huy chương vàng, bạc. Nhằm bảo tồn và phát huy
vốn văn hóa đặc sắc ấy góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong thời gian tới, công tác này đã

và đang đặt ra cho ngành VHTT tỉnh ta nhiều vấn đề cần phải giải quyết,
đó là đẩy mạnh hơn nữa việc sưu tầm, nghiên cứu và phổ biến các giá trò
văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh; có chính sách
Văn hóa với mơi trường sơng nước Việt Nam 08QK4
12
thỏa đáng đối với các nghệ nhân dân gian; có kế hoạch sát hợp, cụ thể
từng thời kỳ, từng năm để bảo tồn những giá trò văn hóa vật thể. Tiếp tục
trùng tu, tôn tạo các di tích cách mạng, lòch sử, văn hóa, danh thắng trọng
điểm. Thường xuyên giáo dục, nâng cao ý nghóa lòch sử và văn hóa truyền
thống của dân tộc và của quê hương đối với mọi người dân, đặc biệt là thế
hệ trẻ. Đất nước ta và tỉnh Thanh đang mở cửa hội nhập với khu vực và
quốc tế để phát triển kinh tế, thế nhưng hòa nhập mà không hòa tan, muốn
làm được điều đó, trước tiên cần phải trân trọng, bảo tồn, khơi dậy và phát
huy những giá trò văn hóa truyền thống của dân tộc nói chung và của quê
hương Thanh Hóa nói riêng.
II - Đặc sắc văn hoá ẩm thực Ninh Bình
Ninh Bình là một trong những tỉnh nằm ở vùng duyên hải thuộc châu thổ
sông Hồng, có những nét đặc thù riêng của nền văn minh lúa nước, của
văn hoá sông Hồng, trong đó có văn hoá ẩm thực. Và ở mỗi vùng miền
trên dải đất này lại có những món đặc sản riêng không chỉ hợp khẩu vò với
người dân sở tại mà còn làm cho nhiều du khách cả trong nước và Quốc tế
đến đây thích thú, say lòng.
Đến với vùng đất mở Kim Sơn, nhiều đoàn khách khi về đây, không chỉ
tìm đến nhà thờ Đá, mà còn không quên thưởng thức bát bún mọc, món gỏi
Nhệch, nhâm nhi với ly rượu nếp Lai Thành. Sắc màu, dư vò của những
món ăn, thức uống này được chế biến, chưng cất với cả một nghệ thuật, kỹ
năng dày công tích luỹ. Những người cao niên ở đất Lai Thành cho biết:
Muốn có rượu ngon cũng phải dày công lắm, bởi không chỉ có men gia
Văn hóa với mơi trường sơng nước Việt Nam 08QK4
13

truyền, nước phải từ giếng khơi mà thứ gạo nếp để nấu rượu cũng phải
chọn đất để cấy. Có như vậy rượu mới thơm, trong, sóng sánh và chỉ nhấp
nhẹ một ngụm đã cảm nhận được dư vò đặc biệt của nó, cay ngọt, lâng lâng
lan toả khắp cơ thể. Bún mọc Quang Thiện lại mang một nét đặc trưng khá
độc đáo. Để có được bát bún ngon, người làm bún phải rất kỳ công từ khâu
chọn gạo xay, sàng, lọc sao cho khi chế biến sợi bún trắng, dẻo, săn tròn.
Việc làm mọc còn cầu kỳ hơn. Thòt phải là thòt bắp, lọc hết gân mỡ ra mới
cho xay giã, ướp gia vò, viên thành từng viên nhỏ, thả vào nồi nước sôi, sau
7 đến 10 phút, viên mọc đã nổi lên trên mặt nước trắng hồng, trong suốt,
một mùi thơm ngọt lan nhẹ xung quanh. Đến với Yên Mô, ta sẽ được
thưởng thức đặc sản nem Yên Mạc, rượu Yên Lâm, bánh đa chợ Lồng.
Nghe nói ngày xưa khi các nho sinh trên đường vào Kinh đi thi thường ghé
qua chợ Bút để mua sắm, tối hội nhau ở Mạc Đình để thưởng thức món
nem Yên Mạc với rượu Yên Lâm, vừa để ngâm vònh, hoạ thơ. Để rồi
"Nem Yên Mạc níu chân người - Rượu bầu thơ túi một đời tìm nhau"Ngày
nay nem Yên Mạc đã vươn xa, có mặt ở nhiều khách sạn, nhà hàng cả
trong và ngoài tỉnh. Nem Yên Mạc do được tinh chế khá công phu, sợi nem
nhỏ, đỏ hồng, rời, tươi, ướp gia vò là lá ổi tàu để được hàng tuần, nên trong
ngày Tết không chỉ ở Ninh Bình mà không ít người từ Nam Đònh, Hà Nội,
Hải Phòng còn tìm về mua để dùng đãi khách quý.
Đến với thành phố trung tâm tỉnh lỵ hay đến với Hoa Lư với đất kinh đô
xưa lại có những món ăn, một phong cách ẩm thực độc đáo. Có những món
đặc sản dù xuất hiện chưa lâu mới vài ba thập kỷ nhưng đã thực sự chinh
phục thực khách. Đó là những món ăn được chế biến từ dê như: tái dê, dê
Văn hóa với mơi trường sơng nước Việt Nam 08QK4
14
hấp, dê áp chảo. Ở đất Trường Yên và các xã vùng ven, dê được chăn thả
trên những dãy núi đá trập trùng, chất bổ dưỡng cao, có tác dụng chữa
bệnh, nên hầu như số đông khách du lòch về Ninh Bình đều tìm đến thưởng
thức. Riêng quán thòt dê ở dưới chân núi Mã Yên, ngày nào ít nhất cũng

đón tới hàng trăm khách. Ở thành phố, còn có món cơm cháy Hương Mai,
miến lươn bà Phấn vốn đã nổi tiếng gần xa. Ngược dòng thời gian, khi đến
với đất Cố đô không ai không biết đến cá rô Tổng Trường, nghe nói ngày
xưa là thứ đặc sản tiến vua, được đánh bắt từ những triền hang, lòng động.
Thân cá tròn lẳn, béo múp, da vàng óng, thòt cá thơm, ngậy, ngọt, xương cá
giòn, ta có thể kho tộ, rán, nấu dấm đều ngon.
Dê núi Ninh Bình
Văn hóa với mơi trường sơng nước Việt Nam 08QK4
15
Phần II : “Hò” nét văn hóa riêng miền Trung bộ
I - Điệu hát hò khoan Quảng Nam:
Huế có điệu hò mái đẩy não nùng. Bình-đònh có nói vè buồn thê thảm.
Quảng-nam có điệu hát hò khoan dí dỏm, dễ thương.
Hò mái đẩy hay nói vè, thường thường đã có câu hát sẵn, người hát chỉ cần
giọng tốt thuộc bài bản là có thể hát hò được. Trái lại, điệu hát hò khoan
Quảng nam trước đây hầu như là lối hát "kiến tại", câu hát xướng hay đối,
phải do mình đặt ra và hát lên ngay tại hiện trường, do đo người hát phải
sáng dạ, thông minh, thuộc nhiều điển tích.
Một đêm hát hò khoan như một thi đàn xướng họa của lớp bình dân. Cũng
bởi khó khăn này, cho nên điệu hát hò khoan thất truyền, kể từ khi xứ
Quảng theo vận nước lâm vào cảnh chiến tranh, những câu hát nhân nghóa
bình thường ít ai ghi nhớ, chỉ còn những câu hát dí dỏm, hoặc châm chọc
độc đáo được lưu truyền trong dân gian, để hát trong các buổi gặt lúa, giã
gạo, giã vôi làm nhà v.v
Văn hóa với mơi trường sơng nước Việt Nam 08QK4
16
Gọi là hát Hò Khoan, vì sau mỗi câu hát thính giả đồng thanh hò phụ "Hố
khoan, hố khoan hợi là Hò Khoan" (hố khoan, hô hợi là hò khoan), , cái
buổi hát có một bên nam và một bên nữ.,có khi hát nhân nghóa, trai gái kết
bạn trăm năm, diễn biến đến hồi cần ông mai hoặc bà mối, thì trong đám

người nghe, có lẽ ra tay giúp đỡ đôi trai gái, hát làm mai. Cái buổi hát hò
khoan sôi động không bao giờ giống nhau.
Có khi hai bên trai gái hát đố, hát xạo, và cũng có lúc hát tuồng tích. Nói
chung tùy theo ngẫu hứng của buổi hội ngộ. Tham dự một buổi hát hò
khoan mới thấy được tài thông minh độc đáo và dễ thương của giới bình
dân xứ Quảng, bởi hát hò khoan, câu hát được nghó ra trong một thời gian
rất ngắn, người không có tài ứng biến không hát được, đối phương dứt câu
hát, thính giả hò phụ "Hố khoan hợi là hò khoan", chậm lắm là một hai
phút, phải hát trả lời, nếu bí thì đành bỏ cuộc ra về, không thể nào để
khoảng thời gian trống lặng, cái khó của điệu hát hò khoan là như vậỵ
Câu hát hò khoan được truyền khẩu trong nhân gian,nhưng hình như không
có ai ghi chép như ca dao, tục ngữ. Thû xưa, dân chúng còn tiêu tiền kẽm,
chưa có giấy bạc, đồng tiền hình tròn, lỗ vuông. Một cô gái kiêu sa cho
mình như đồng tiền q giá, hát rằng:
Thân em thái thể đồng tiền
Lớn thời ăn sáu nhỏ nguyền ăn ba
Chữ đề thông bữu quốc gia
Dân yêu quan chuộng nghó đà sướng chưa ?
Không may cho cô ta, gặp phải chàng trai ngỗ ngáo, ứng khẩu đáp ngay:
Văn hóa với mơi trường sơng nước Việt Nam 08QK4
17
Thân anh thái thể chuổi trôn
Ăn sáu anh cũng xỏ, ăn ba không từ
Đi ra mua bán đời chừ
Đồng sứt đồng mẻ anh không từ đồng mô
Nói ra thì sợ mất lòng cô
Chứ đường ngay tôi xỏ thẳng
Lẽ mô cô giận hờn
Đến nông nỗi này thì cô gái đành ngoe nguẩy bỏ đi, không quên liếc xéo
chàng trai ứng đối hợp cảnh hợp tình. Lại một cô gái không dám ví mình

như đồng tiền, gặp nhau cô nàng mời ăn uống đàng hoàng, nhưng có giòng
máu Hồ Xuân Hương nên cô ta hát rằng:
Chàng tới thiếp, thiếp dọn một bát mì tàu
Hai bên thòt mỡ trắng phau phau
Ở giữa có con tôm sú nhuộm màu ngân ta
Chàng ăn rồi, chàng chẳng muốn ra
Chàng kêu bầy trẻ, pha nước trà bưng lên
Một chàng trai ứng khẩu hát đối:
Thiếp tới chàng chàng dọn một dóa rau
Hai bên hai củ hành tàu
Ở giữa có con cá tràu nằm ngang
Ăn vô cho thấu bụng nàng
Thực bất tri kỳ vó, mới biết của chàng là ngon
Văn hóa với mơi trường sơng nước Việt Nam 08QK4
18
Cái hay của câu hát đối là chữ "thấu", và câu kết đã ăn không rõ mùi vò ra
sao, mà biết ngon. Một cô gái kênh kiệu hát câu hát sau đây, mà hình như
từ xưa chưa tìm ra được câu hát đáp lễ:
Đất em ở dựa bờ rừng
Tây qua đạt sứ lại có chừng không sai
Đất của em, một đám ngăn hai
Giữa mương nước chảy hai bên thành bờ
Nửa đám em để một tờ đoạn ngôn
Phận chàng là cháu đích tôn
Để làm chi ? Đàng trên lấn xuống, đàng dưới lấn lên ??
Tức mình đội bộ xuống Sứ mà quỳ
Chữ chàng đứng giữa, thiếp thì hai bên
Câu hát hò khoan của một cô gái xứ Quảng nam đóng vai gái Huế, không
rõ giận người tình thế nào, mà hát một câu độc, đáo để, không ai đối được.
Kể cả chàng trai cùng các người tài cao học rộng. Câu hát như sau:

Đất Quảng nam rộng đà ra sức rộng
Đường ra kinh xa đã quá xa
Anh ra làm chi mỗi tháng mỗi ra ?
Anh ra một bữa cực ta ba, bốn ngày
Tiếng Việt giàu ẩn ngữ và súc tích, nếu cô gái nói ra Huế thì câu hát
chẳng có gì là độc, hơn nữa cô ta trách chàng ra mỗi tháng thì điêu ngoa
vô cùng.
Văn hóa với mơi trường sơng nước Việt Nam 08QK4
19
Tương truyền ở Quận Đại Lộc có anh Trần Hàn xấu trai, mặt thì rỗ, lại
thêm chột hết một mắt, nhưng anh ta hát hay nổi tiếng ở Quảng nam. Cao
nhơn tắt hữu cao nhơn trò, anh xuống làng La Qua , quận Điện Bàn, gặp
một cô gái hát chỉ hai câu, anh không tài nào đối được, đành bỏ nghề hát,
tuyệt tích gian hồ. Câu hát rằng:
Trần ai gặp lúc cơ hàn
Rổ đan mặt mốt, xuống ngàn đổi khoai.
Cái chữ khó của câu hát là chữ "Rổ" .Đan mặt mốt, nghóa trắng là nghèo
quá phải đan rổ tre long mốt để đổi khoai, nghóa đen lại là mặt rỗ hoa mè
lại đui một mắt (mặt mốt nói lái là một mắt).
Hát hò khoan là lối hát kiến tại, những buổi hội ngộ để hát, hai bên trai
gái tự đặt câu hát, không bao giờ lặp lại câu hát cũ đã có kẻ hát rồi, những
câu hát "Xạo" nói trên cũng do kẻ hát người đối trong một thời điểm nào
đó, nhưng tâm lý quần chúng ưa thích, những câu hát châm chọc nên
truyền miệng lưu lại mai sau. Còn những câu hát gái trai thì ít được lưu
truyền , thông thường kẻ thấp cổ bé miệng, ưa trêu ghẹo bề trên, như hai
câu hát của thân phận đi ở mướn sau đây:
(Câu một)
Hồi nhỏ tôi ở với cậu với mợ
Mợ cho ăn cơm nguội
Uống nước lạnh, ngủ nhà ngoài

Đêm khuya đau bụng tôi lần tôi vô
Mợ nghe sục sạt, mợ hỏi: đứa mô ?
Thưa rằng, đau bụng con vô kiếm gừng
Văn hóa với mơi trường sơng nước Việt Nam 08QK4
20
Dang tay mợ rút mối dây lưng
Độc thời con giải độc, chớ kiếm gừng làm chi ?
(Câu hai)
Hồi nhỏ tôi ở với cậu với mợ
Cậu ăn rồi cậu bỏ cậu đi
Mợ ở nhà mợ ngủ như Đòch Nghi
Quần áo tuột hết giống chi cũng không còn
Đầy tớ lâu ngày thác thể bà con
Chết thì con chòu chết
Thấy đồ ngon con không từ
Không phải hầu hết câu hát hò khoan là hát "Xạo", mà còn nhiều câu hát
về tuồng cổ, về bổn phận làm trai với quốc gia, làm con với cha mẹ.
II - Hò mái nhì - mái đẩy
Hò mái nhì, mái đẩy là điệu hò trên sông nước, âm điệu ngân nga, lan toả,
mang sắc thái những dòng sông ở Thừa Thiên Huế: êm đềm, phẳng lặng
và đầy mộng mơ.
Hò mái nhì thường đïc ưa chuộng từ nông thôn cho đến thành thò, nhất là
trên dòng sông Hương tình tứ, nên thơ. Điệu hò êm ả, vang vọng, để lại
những dư âm trên mặt nước, trong bầu không khí huyền ảo của trăng, của
mây và sương khói trên sông.
Lời hò thường uyển chuyển, láy đi láy lại, khoan thai mà:
Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhòp
Em qua không kòp tội lắm anh ơi
Ngờ đâu mà duyên trời sớm dứt, đêm em nằm tấm tức l nhỏ tuôn rơi
Văn hóa với mơi trường sơng nước Việt Nam 08QK4

21
Vì ai mà mang tiếng chòu lời
Đôi đứa mình xa cách, bởi ông trời mà xa.
Hò mái đẩy cũng ngân nga vang vọng. Nhưng so với mái nhì có phần ngắn
và mạnh hơn. Điệu hò này cũng phổ biến khắp Thừa Thiên Huế, nhưng
thường gặp nhất là trên dòng sông Bồ, gần vùng phá Tam Giang. Những
đêm trăng sáng, năm sáu chiếc đò dọc bơi gần nhau, những lời hò trao gởi
lại trên sông, thành những cuộc tâm tình sâu lắng giữa mênh mông trời
nước:
-Em bước xuống đò, hai mái chèo thốc
Ngó lên cánh buồm, gió dục buồm lay,
Ôi thôi rồi duyên nợ chay vay
Khác chi ngọn bèo tan ra khốn trông hiệp lại buồn thay hỡi buồn!
-Đập sông Bồ có khúc sâu khúc cạn
Chàng có thương thiếp, cho thiếp chộ hình chộ dạng để bớt nhớ thôi thương
Kể từ ngày đào lựu cách trở hai phương
Trông cho thấy mặt kẻo hai đứa hai đường thảm chưa?
-Gió thổi pho pho đưa đò lên Huế
Trăng non Đoài vội xế Bao Vinh
Gặp nhau đây giữa ngã ba Sình
Có ai vô kết nghóa chung tình ngàn năm ?
Làn điệu hò mái nhì, mái đẩy còn được vận dụng trong một số hình thức
dân ca khác, ví dụ như trong hò đưa linh, hoặc hò nàng Vung (một kiểu
sinh hoạt dân gian khá đặc biệt ở phía nam Thừa Thiên Huế.
-Anh xa em ra chưa đầy một tháng
Văn hóa với mơi trường sơng nước Việt Nam 08QK4
22
Nước mắt lai láng hai tám đêm ngày
Biết răng chừ nước ráo lòng mây
Sông kia hết chảy, duyên nợ này mới thôi thương.

-Ai mau chân qua chuyến đò trước
Ai lỡ bước qua chuyến đò sau
Thuận buồm xuôi gió gặp nhau mấy hồi.
-Anh ra có nhớ nghóa em không
Hay là thuận buồm, xuôi gió biệt mong xa chừng.
-Ai đi qua bến Cầu Hai
Có về xứ Huế thì mai mốt về
Đất Cầu Hai trai hiền gái đảm
Người Cầu Hai lòch lãm dễ quen
Dù cho mưa gió bao phen
Mai kia về ngoài nớ chớ có quên trong này.
- Anh tưởng ông tơ hồng đang còn bận việc
Ngỡ thiên tào chưa quyết nơi đâu
Còn đang lo phận khó, chưa dám trao câu tình.
III - Man mác điệu hò xứ sở
Đổ dần từ tây sang đông, nơi khởi nguồn của các dòng sông Thạch Hãn,
Vónh Đònh, Hiền Lương nơi khơi nguồn cảm hứng dân gian những điệu
hò sông nước mênh mang, ở đó thể hiện tình cảm thầm kín, chất chứa của
con người trong lao động
Náo nức một thời !
Văn hóa với mơi trường sơng nước Việt Nam 08QK4
23
Từ cái nhìn thẳm sâu, trong không gian văn hóa mênh mông dường như vô
tận, thắm đượm tâm hồn, khí phách về đất và người. Quảng Trò ở ngã ba
đường thiên lý bắc - nam, đông - tây. Từng là nơi cát cứ của nhà Nguyễn,
trong tiến trình tiến về phía nam, với bao thăng trầm, chất chồng trên đôi
vai người đi vỡ đất, mở cõi, trong cơn bó cực, thû ban sơ đó như sợi dây vô
hình gắn kết họ với cộng đồng bản đòa, tạo nên nền văn hóa phong phú đa
sắc.
Quá trình sinh sống cùng chung lưng đấu cật, cần mẫn lao động, sáng tạo

cũng là chặng đường giao thoa, hòa hợp dòng âm nhạc nơi quê cha đất tổ
với nền âm nhạc bản đòa; dần dà hòa quyện thành công dòng chảy lớn của
thi ca nơi chốn dân giã - dòng âm nhạc dân gian riêng có của người Quảng
Trò.
Trong dòng âm nhạc dân gian Quảng Trò có bao khúc hát ru, điệu hò, lý
từ chất liệu cuộc sống viết nên, từ những cảm hứng, tình cảm trong lao
động "kẻ hô người ứng" mà thành.
Trong xứ sở của những điệu hò đó, chỉ đơn cử ra viên ngọc tỏa sáng, ẩn
chứa sức sống diệu kỳ trong kho tàng âm nhạc truyền thống vô giá, đó là
điệu hò Mái nhì, Mái đẩy - mang âm hưởng lắng sâu, tiếng nói chân thực
phản ánh sâu sắc khát vọng, tư tưởng của nhân dân lao động.
Nét đặc trưng của điệu hò sông nước xứ sở này thể hiện tình cảm thầm kín,
chất chứa của con người trong lao động, nên giai điệu thường trải dài, ẩn
khuất trong không gian sông nước mênh mông, thời gian như lắng đọng,
văng vẳng, len lỏi trong tâm can của người lữ khách sang sông.

Văn hóa với mơi trường sơng nước Việt Nam 08QK4
24
Hơ ! Thuyền ai thấp thoáng bên sông đưa (hờ!) câu (hò) mái đẩy
(Hơ !) mái đẩy chạnh (hờ!) lòng hơ hơ hơ !
Chạnh lòng nước non (Hơ hơ hơ !)
(Hò mái nhì)
Không mang tính chương trình, nặng về trình diễn; ở đó thể hiện sự tự do,
phóng khoáng trong lối hát ca; giai điệu chứa đầy nguồn cảm hứng tươi
nguyên, đẹp đẽ, nồng ấm và gần gũi; dễ thường có tính phổ biến cao trong
sinh hoạt cộng đồng, hòa sâu và trở thành chất liệu của các điệu hò Nam
ai, Nam bình kinh thành đất Huế sau này(*).

Chính điệu hò Mái nhì, Mái đẩy tiêu biểu cho chức năng giao duyên của
những điệu hò xứ sở này; ở đó là sự giao cảm đầy chất lãng mạn nam, nữ

trong lao động, như thầm mong vơi đi nỗi nhọc nhằn, truân chuyên, tạo
nguồn cảm hứng dường như vô tận, thời gian và không gian ở đó dường
như dừng lại nhường chỗ cho sự thăng hoa cảm xúc của con người.
Qua con đường giao duyên hòa ca tuyệt vời, con người sẻ chia cùng vượt
qua gian khó, "cập bến mơ", thi vò hóa ý chí, khát vọng kết đoàn, tương
phùng tương ngộ của con người từ trong không gian mênh mông được xích
lại gần nhau hơn, từ trong chân lấm tay bùn yêu thương nhau thêm !
Theo nghệ só Xuân Lư - nguyên Trưởng đoàn ca kòch Bình - Trò - Thiên:
"Thû ấy những người có tài ứng tác, bẻ làn nổi tiếng như thợ Mai, thợ Hộ,
thợ Thiềm Những đêm trăng thanh ca hát giao duyên ở Triệu Phong, sự
góp mặt của thợ Thiềm bao giờ cũng sôi nổi, hấp dẫn ". Ðặc biệt trước
Văn hóa với mơi trường sơng nước Việt Nam 08QK4
25

×