Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Phòng chống tác hại của thuốc lá trong trường học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 39 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 1
Trang 1
A. PHẦN MỞ ĐẦU 2
I. LÝ DO CH N TÀIỌ ĐỀ 2
II. I T NG NGHIÊN C UĐỐ ƯỢ Ứ 2
III. PH M VI NGHIÊN C UẠ Ứ 2
B. PHẦN NỘI DUNG 3
I. C S LÍ LU NƠ Ở Ậ 3
1. Thu c lá là gì? ố 3
2. T i sao ng i ta l i nghi n hút thu c lá?ạ ườ ạ ệ ố 4
3. Các thành ph n và đ c tính có trong thu c láầ ộ ố 5
4. Nh ng nguy h i c a vi c hút thu c láữ ạ ủ ệ ố 6
II. C S TH C TI NƠ Ở Ự Ễ 11
1. Nh ng thu n l i và khó kh nữ ậ ợ ă 11
2. Th c tr ng s d ng thu c láự ạ ử ụ ố 12
III. N I DUNGỘ 13
1. Giáo d c h c sinh thông qua các bài gi ng có n i dung ki n th c liên quanụ ọ ả ộ ế ứ 13
2. Gi i thi u m t s giáo án d y h c tích h p giáo d c phòng ch ng tác h i c a thu c lá ớ ệ ộ ố ạ ọ ợ ụ ố ạ ủ ố
trong môn sinh h cọ 20
IV. K T QU NGHIÊN C U VÀ TH O LU NẾ Ả Ứ Ả Ậ 34
1. K t qu nghiên c uế ả ứ 34
2. Kh n ng áp d ngả ă ụ 36
C. PHẦN KẾT LUẬN 37
I. BÀI H C KINH NGHI MỌ Ệ 37
II. K T LU NẾ Ậ 37
III. KI N NGHẾ Ị 38
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
“PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TRONG TRƯỜNG HỌC,
THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC Ở TRƯỜNG THPT”


…    …
1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thuốc lá là nguy cơ lớn nhất đối với sức khoẻ con người và là nguyên nhân hàng
đầu dẫn đến tỉ lệ tử vong sớm ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Trong thời gian qua, trên
các kênh thông tin đại chúng đã tuyên truyền nhiều về tác hại của thuốc lá. Tuy nhiên,
vẫn còn nhiều người chưa hiểu hết tác hại của nó đối với sức khoẻ con người. Thực trạng
này đang diễn ra phổ biến không chỉ ở người lớn mà cả trong giới trẻ. Đặc biệt, làn khói
thuốc đã len lỏi vào cả học đường, nơi các em mặc đồng phục học sinh. Mặc dù tác hại
về sức khoẻ do hút thuốc lá đã được cảnh báo liên tục, nhưng tình trạng hút thuốc ở thanh
thiếu niên hiện nay, nhất là học sinh đang có chiều hướng gia tăng. Các em xem hút
thuốc lá như một thú vui, thú tiêu khiển vô hại. Nhưng các em đâu biết rằng tương lai của
các em đang mờ tan dần theo khói thuốc. Đốt thuốc, cũng chính là đốt tương lai sức khoẻ
của các em.
Điều này cho thấy nhiệm vụ phòng chống tác hại của thuốc lá trong thời gian tới
vẫn còn nhiều thách thức. Để góp phần thực hiện thành công mục tiêu bảo vệ sức khỏe
cộng đồng, giảm tỉ lệ người hút thuốc lá thì việc tích hợp nội dung phòng chống tác hại
của thuốc lá vào một số môn học là rất quan trọng. Việc làm này nhằm cung cấp cho các
em những kiến thức toàn diện về tác hại của thuốc lá và từ đó hình thành cho các em
những kĩ năng sống cần thiết, góp phần xây dựng một môi trường không khói thuốc lá.
Trên tinh thần đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Phòng chống tác hại của thuốc lá trong
trường học, thông qua giảng dạy môn sinh học ở trường trung học phổ thông”.
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Với đề tài này tôi đã thực hiện ở lớp 10C9, 11C7 năm học 2012-2013 và 11C9,
Với đề tài này tôi đã thực hiện ở lớp 10C9, 11C7 năm học 2012-2013 và 11C9,


12C7 năm học 2013-2014
12C7 năm học 2013-2014

III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Hệ thống các lý thuyết cơ bản về thuốc lá và tác hại của thuốc lá nhằm giúp cho học
Hệ thống các lý thuyết cơ bản về thuốc lá và tác hại của thuốc lá nhằm giúp cho học


sinh có thể nâng cao nhận thức, khả năng ứng phó của bản thân để phòng tránh tác hại từ
sinh có thể nâng cao nhận thức, khả năng ứng phó của bản thân để phòng tránh tác hại từ


thuốc lá gây ra.
thuốc lá gây ra.
2
Giới thiệu những địa chỉ tích hợp giáo dục phòng chống tác hại của thuốc lá, những
Giới thiệu những địa chỉ tích hợp giáo dục phòng chống tác hại của thuốc lá, những


gợi ý về tổ chức dạy học tích hợp nội dung giáo dục tác hại của hút thuốc lá và minh họa
gợi ý về tổ chức dạy học tích hợp nội dung giáo dục tác hại của hút thuốc lá và minh họa


một số bài soạn tích hợp nội dung giáo dục tác hại của hút thuốc lá.
một số bài soạn tích hợp nội dung giáo dục tác hại của hút thuốc lá.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Thuốc lá là gì?
Thuốc lá là loại thuốc kích thích làm từ là cây thuốc lá. Đây là loại cây có độc tính
rất cao, nhất là những lá già, có hàm lượng nicôtine cao. Trên thực tế đã có trường hợp
người lớn chết do dùng khoảng 15-20gam thuốc lá dưới dạng thuốc nước để thụt tháo đại
trực tràng. Trẻ em chỉ cần uống 1 vài gam sẽ tử vong.

3
Các mặt hàng thuốc lá rất đa dạng ở nước ta
Người ta sử dụng thuốc lá theo cách đốt lên để hít khói thuốc vào người. Những loại
thuốc lá thuờng dùng như thuốc lá có và không có đầu lọc, thuốc lào hay xì gà,…
2. Tại sao người ta lại nghiện hút thuốc lá?
Chỉ cần vài giây sau khi hít một hơi thuốc lá vào phổi, chúng ta sẽ cảm nhận được
những kích thích của chất nicôtine lên hệ thần kinh trung ương và lên toàn cơ thể. Một số
vùng có những thụ thể tiếp nhận nicôtine ở não. Nên khi hút thuốc lá, người hút có thể
thấy trí óc sáng suốt, minh mẫn và làm việc có hiệu quả hoặc trong những lúc căng thẳng,
lo âu, thuốc lá có thể làm cho người hút cảm thấy thư giãn và bình tĩnh hơn. Nicôtine tác
động làm tăng tiết các chất dẫn truyền thần kinh trung gian và các nội tiết tố tham dự vào
chức năng kháng lại các stress của cơ thể. Những chất này làm cho người hút thuốc lá
cảm thấy bình tỉnh, tự tin, bớt lo âu và có sức để làm việc nhiều hơn.
Tuy nhiên trên thực tế nếu chúng ta càng hút nhiều, cơ thể bị kích thích tiết các chất
nội tiết tố liên tục cho đến khi các chất này bị cạn kiệt, lúc ấy thay vì có cảm giác sảng
khoái, người bệnh lại thấy mệt mỏi hơn, khó tập trung tư tưởng, cáu gắt và suy sụp tinh
thần nhanh chóng.
Nhưng đáng tiếc phần lớn những người nghiện thuốc lá lại không thấy được tác hại
này, khi họ hút thuốc mà không thấy sảng khoái thì lại có khuynh hướng tăng liều, nên
càng lúc càng nghiện nặng hơn và phải gánh chịu những hậu quả rất tồi tệ.
4
3. Các thành phần và độc tính có trong thuốc lá
Các thành phần và độc tính có trong thuốc lá
Trong khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất. Trong đó có hơn 200 loại có hại
cho sức khoẻ con người, bao gồm các chất gây nghiện và cả những chất gây độc. Được
chia ra 4 nhóm chính:
3.1. Nicôtine
Là một chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi thuốc khi tiếp
xúc với không khí. Nicôtine được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào
phổi. Người hút thuốc trung bình đưa vào cơ thể 1 đến 2 mg nicôtine/ mỗi điếu thuốc hút.

Hút thuốc lá đưa nicôtine một cách nhanh chóng đến não, trong vòng 10 giây khi hít vào.
3.2. Mônôxit cacbon (khí CO)
Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với
hêmôglôbine với ái lực mạnh hơn 20 lần ôxy. Với người hút trung bình một bao thuốc
mỗi ngày thì hàm lượng hêmôglôbine khử có thể tới 7-8%. Sự tăng hêmôglôbine khử làm
chuyển dịch đường cong phân tách ôxi- hêmôglôbine dẫn đến giảm lượng ôxi chuyển đến
tế bào gây thiếu máu ở các cơ quan.
3.3. Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá
Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất kích
thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các
5
tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển. Các thay đổi
này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhầy-lông chuyển. Phần lớn
các thay đổi này có thể hồi phục được khi ngừng hút thuốc.
3.4. Các chất gây ung thư
Trong khói thuốc lá có trên 40 chất trong số đó gồm cả các hợp chất thơm có vòng
đóng như benzôpyrene có tính chất gây ung thư. Các hoá chất này tác động lên tế bào bề
mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mãn tính, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản,
loạn sản rồi ác tính hóa.
4. Những nguy hại của việc hút thuốc lá
Hút thuốc lá chia làm 2 loại:
- Hút thuốc lá chủ động xảy ra khi người hút hít khói thuốc lá vào cơ thể mình.
- Hút thuốc lá thụ động (hít khói thuốc thụ động) là hình thức hít khói thuốc từ không khí
mà không trực tiếp hút thuốc lá hoặc thuốc lào. Việc hút thuốc lá thụ động cũng bị tác hại
gián tiếp không nhỏ đến sức khỏe cơ thể.
4.1. Các nguy cơ bệnh lý thường gặp khi hút thuốc lá chủ động
Bệnh lý ở đường hô hấp trên như viêm mũi mãn tính, viêm họng mãn tính, viêm
thanh quản mãn tính, ung thư xoang hàm, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, ung
thư miệng hay ung thư thực quản.


6
HÚT THUỐC LÁ LÀ NGUYÊN
NHÂN GÂY UNG THƯ MIỆNG
Bệnh lý ở đường hô hấp dưới như viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, ung thư phế
quản. Bệnh lý ở phổi gồm viêm phổi, dãn phế nang hay ung thư phổi.

Bệnh lý hệ mạch máu như bệnh xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, gây
viêm tắc mạch máu, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não.
Ảnh hưởng của thuốc lá lên hệ thần kinh do hợp chất NNK có trong thuốc lá làm
cho bạch cầu ở hệ thần kinh trung ương tấn công những tế bào khỏe khác dẫn đến sự phá
hủy nghiêm trọng ở hệ thần kinh làm giảm số lượng các tế bào thần kinh trong não làm
giảm trí nhớ, giảm trí thông minh và khả năng học tập. Trong thời kì mang thai bà mẹ hút
thuốc lá thì tỉ lệ chậm phát triển trí tuệ tăng hơn 50% so với người không hút thuốc và
tăng 70% ở những người hút từ 1 bao/ ngày trở lên.
7
HÚT THUỐC LÁ LÀ NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ PHỔI
Bệnh răng và lợi gồm viêm loét, cao răng, các mảng bám vào răng làm cho răng dễ
bị lung mủ và dễ rụng tự nhiên hơn.
Chúng ta đều biết hút thuốc lá gây ảnh hưởng cho phổi, tuy nhiên một số nghiên
cứu phát hiện ra rằng, hút thuốc lá cũng có thể gây ảnh hưởng cho xương. Hút thuốc lá
làm tăng nguy cơ yếu xương, loãng xương. Tình trạng này làm tăng nguy cơ gãy xương
bao gồm cả cong vẹo cột sống.
Đối với phụ nữ và bào thai sẽ tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung, giảm trọng thai nhi,
sinh non, băng huyết sau sinh, dễ sẩy thai ngẫu nhiên, gia tăng tần suất sinh ra thai nhi bị
8
bất thường bẩm sinh. Đứa trẻ sau khi sinh ra cũng có nguy cơ bị còi xương, trí tuệ chậm
phát triển, suy dinh dưỡng do giảm tiết sữa ở người mẹ.
Đối với nam giới việc hút thuốc lá có thể bị suy nhược sinh dục hay liệt dương giảm
số lượng và chất lượng tinh trùng và có thể dễ dẫn đến vô sinh.
Đối với trẻ em thì dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển hay suy dinh dưỡng do bị

giảm tiết sữa ở người mẹ.
Những rối loạn về da như xuất hiện sớm các vết nhăn trên mặt, nicôtine còn làm
cho da của các ngón tay cầm điếu thuốc trở nên màu vàng nâu.
4.2. Nguy cơ của việc hút thuốc lá thụ động
Những người không hút thuốc nhưng lại phải chung sống hay cùng làm việc với
những người nghiện thuốc lá, đặc biệt là đối tượng trẻ em vẫn có nguy cơ bị bệnh rất cao
do hít phải khói thuốc thụ động.
9
- Đối với người lớn gây ung thư phổi và các bệnh khác, nhất là bệnh đường hô hấp.
- Đối với trẻ em rất dễ cảm nhiễm với khói thuốc lá và trẻ dễ bị viêm phế quản, viêm
phổi mãn tính, các bệnh lý về tai - mũi - họng hay nhức đầu.
- Công nhân làm trong các nhà máy sản xuất thuốc lá cũng bị những nguy cơ tương tự.
4.3. Những tác hại khác của thuốc lá
Ảnh hưởng kinh tế gia đình: Người hút thuốc lá sẽ tiêu phí một khoản tiền khá lớn
để mua thuốc lá, làm ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình. Hút thuốc lá chắc chắn sẽ gây
ra những bệnh tật nguy hiểm, chi phí để chăm sóc y tế cho chính bản thân người hút và
người bị hút thuốc lá thụ động trong gia đình là rất lớn.
Ảnh hưởng đến kinh tế quốc gia: Đất canh tác dùng cho sản xuất các loại cây lương
thực bị thu hẹp lại, nhường chổ để trồng cây thuốc. Một lượng lớn giấy phục vụ cho việc
vấn các điếu thuốc lá, và các loại bao bì. Rác do thuốc lá cũng ảnh hưởng xấu đến môi
trường sống. Chi phí chăm sóc y tế cho những người dân hút thuốc lá và việc giảm ngày
công lao động của họ là những tổn thất rất lớn. Ngoài ra thuốc lá còn có nguy cơ gây ra
những vụ hoả hoạn dữ dội và những vụ cháy rừng tàn phá tài nguyên quốc gia.
Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm người dân trong nước tiêu tốn tới hơn 8.200 tỷ
đồng để mua thuốc lá và xã hội phải dành khoảng 800 tỷ đồng để điều trị các loại bệnh có
liên quan đến thuốc lá, chiếm 18% tổng chi phí cho y tế. Như vậy, thuốc lá và hút thuốc
10
lá gây những ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với kinh tế - xã hội, đe dọa sức khỏe và
tính mạng của con người.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1. Những thuận lợi và khó khăn
1.1. Thuận lợi
Khi thực hiện đề tài tôi gặp những thuận lợi sau:
Sinh học là một môn học có liên hệ mật thiết với Khoa học môi trường và sức khỏe
con người. Vì vậy, tích hợp giáo dục phòng chống tác hại của thuốc lá trong giảng dạy
Sinh học ở trường phổ thông là rất thuận lợi.
Các em học sinh THPT phần lớn là chưa hút thuốc lá hoặc chỉ mới bắt đầu hút
thuốc lá nên việc giáo dục dễ đạt hiệu quả. Trường có hệ thống máy vi tính nối mạng
internet tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tìm kiếm các thông tin mới nhất về tác hại
thuốc lá cũng như các biện pháp phòng chống.
Vấn đề phòng chống tác hại thuốc lá hiện nay đang là vấn đề được xã hội quan tâm,
đặc biệt công tác giáo dục phòng chống tác hại của thuốc lá trong trường học hiện nay
đang là một trong những mục tiêu mà Bộ giáo dục và đào tạo hướng tới. Đồng thời được
sự ủng hộ nhiệt tình từ Ban giám hiệu nhà trường, BCH đoàn trường, BCH công đoàn,
đặc biệt là sự giúp đỡ của các giáo viên trong tổ bộ môn Hóa - sinh - CN.
1.2. Khó khăn
Bên cạnh đó tôi cũng gặp những khó khăn sau:
Một số giáo viên vẫn còn hút thuốc lá ở trường vô tình đã tạo điều kiện cho các em
học sinh có suy nghĩ sai lệch về việc hút thuốc lá. Mặt khác, các em học sinh THPT đang
ở độ tuổi rất thích tìm tòi, khám phá, muốn khẳng định mình nhưng các em lại chưa hiểu
hết tác hại của thuốc lá nên dễ dàng bắt chước theo.
Thời lượng dành cho phần giáo dục tác hại thuốc lá chưa nhiều nên khó khăn trong
việc tuyên truyền những tác hại của thuốc lá đến học sinh. Công tác quản lí việc kinh
doanh thuốc lá ở nước ta chưa chặt chẽ nên các em học sinh có thể dễ dàng mua thuốc lá
ở mọi nơi, mọi lúc.
11
2. Thực trạng sử dụng thuốc lá
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ người hút thuốc lá, 84% số người hút thuốc
lá sống tại các nước đang phát triển. Việt Nam nằm trong nhóm 15 quốc gia có số lượng
người sử dụng thuốc lá cao hàng đầu thế giới. Tỷ lệ đang hút thuốc lá, thuốc lào hiện nay

là 23,8% tương đương 15,3 triệu người.
Theo số liệu Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam mỗi năm có trên
5 triệu người bị chết vì thuốc lá và các tác nhân liên quan tới thuốc lá. Thực tế hiện nay
cho thấy, số người hút thuốc lá ngày càng trẻ hóa và hình ảnh những cậu học sinh ở tuổi
trung học phổ thông trên môi đã phì phèo điếu thuốc gần như hiện diện ở khắp mọi nơi.
Tại trường THPT Tân Thạnh những năm gần đây, tình trạng hút thuốc lá trong đối
tượng học sinh ngày càng phổ biến. Các em không hút thuốc công khai trong trường mà
tranh thủ giờ ra chơi các em thường tụm 5 tụm ba trong nhà vệ sinh trên tay phì phèo
điếu thuốc. Ngoài khuôn viên nhà trường, dạo quanh các quán cà phê gần trường phổ
thông trong nội ô thị trấn không khó để bắt gặp cảnh các em nam mặc đồng phục học
sinh với điếu thuốc trên tay, miệng thì cứ hít còn mũi thì cứ thả khói liên tục, cộng với
những câu chuyện giòn tan thoạt nhìn tôi không nghĩ ra đó là những khuôn mặt quen
thuộc của học sinh trường mình. Một địa điểm khác cũng rất lí thú cho việc hút thuốc lá
của các em đó chính là các tụ điểm dịch vụ giải trí game online trong địa bàn thị trấn.
Trong một lần tình cờ tôi bắt gặp có hơn 1/3 bạn trẻ vừa “cày” game vừa phì phà hút
thuốc. Thêm một em khác vừa bước vào tiệm, chưa kịp ngồi lên ghế đã gọi lớn "cho vài
điếu Jet đi" rồi vô tư "nhả khói" một cách điệu nghệ. Theo kết quả do tôi khảo sát sơ bộ
tại trường THPT Tân Thạnh, với số lượng 48 học sinh ở 2 lớp thì có đến 22.91% học sinh
có nguy cơ hút thuốc lá. Các em xem hút thuốc lá như một thú vui, thú tiêu khiển vô hại.
Nhưng các em đâu biết rằng tương lai của các em đang mờ tan dần theo khói thuốc. Đốt
thuốc, cũng chính là đốt tương lai sức khoẻ của các em.
Trước thực trạng đó, công tác phòng, chống hút thuốc lá là một vấn đề bức thiết,
hơn ai hết đối tượng đáng được quan tâm nhất là tuổi trẻ, với những đặc trưng tâm lý lứa
tuổi rất dễ bị lôi kéo vào việc hút thuốc. Vì vậy, công tác phòng chống hành vi hút thuốc
lá ở tuổi học sinh, là rất quan trọng bởi lẽ tỉ lệ trong cơ cấu dân số ở độ tuổi này khá cao
và đây là độ tuổi dễ bị ảnh hưởng nhất và họ chưa nhận thức đúng về tác hại của thuốc lá.
12
Từ thực trạng trên cho thấy chúng ta cần phải có giải pháp hữu hiệu để tuyên truyền
sâu rộng đến công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá, khắc
phục những hậu quả do sử dụng thuốc lá gây ra nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe người

dân. Và một trong những giải pháp khả thi là tích hợp trong một số nội dung bài dạy môn
sinh học để giáo dục cho các em thấy được tác hại nghiêm trọng của việc hút thuốc lá.
III. NỘI DUNG
1. Giáo dục học sinh thông qua các bài giảng có nội dung kiến thức liên quan
1.1. Các bài học có nội dung giáo dục phòng chống tác hại của hút thuốc lá
1.1.1. Chương trình sinh học lớp 10 (ban cơ bản)
TÊN BÀI
NỘI DUNG
TRONG BÀI CÓ
GIÁO DỤC
CÁCH VẬN DỤNG KIẾN THỨC ĐỂ
GIÁO DỤC HỌC SINH
Bài 18. Chu kì tế
bào và quá trình
nguyên phân
I. Chu kì tế bào
- Chu kì tế bào được điều khiển bằng một
hệ thống điều hòa rất tinh vi. Nếu các cơ
chế điều khiển phân bào bị hư hỏng hoặc
trục trặc, cơ thể có thể bị lâm bệnh.
- Cho học sinh thấy được thuốc lá là một
trong những thủ phạm hàng đầu gây nên
ung thư. Các chất độc trong khói thuốc có
thể làm tổn thương vật chất di truyền của tế
bào làm rối loạn quá trình điều hòa phân
bào làm cho tế bào phân chia vô hạn định
dẫn đến tạo khối u chèn ép các cơ quan.
- Giáo dục cho học sinh không nên hút
thuốc vì hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc
bệnh ung thư.

- Cung cấp thêm một số tư liệu về tác hại
của các chất gây ung thư, trong đó có tác
13
nhân thuốc lá.
Bài 32. Bệnh
truyền nhiễm và
miễn dịch
I.2. Các phương
thức lây truyền
Qua sol khí: (Các
giọt keo nhỏ nhiễm
vi sinh vật bay trong
không khí) bắn ra
khi ho hoặc hắt hơi.
I.3. Các bệnh
truyền nhiễm
thường gặp do virut
- Bệnh đường hô
hấp: Viêm phổi,
viêm phế quản, cảm
lạnh, viêm họng,…
- Bệnh hệ thần kinh.
- Bệnh da: Hút thuốc
lá là thủ phạm gây ra
rất nhiều biến đổi
xấu cho da.
- Nguyên nhân chủ yếu gây nên hậu quả
của các bệnh về đường hô hấp như viêm
phổi, viêm phế quản, viêm họng chính là
thuốc lá.

- Những trẻ em sống trong gia đình có
người hút thuốc lá thì nguy cơ bị nhiễm các
bệnh cao hơn, tỉ lệ bệnh nặng hơn và
thường phải nằm viện lâu hơn 20%.
- Giáo dục các em thấy được ý nghĩa của
việc phòng chống tác hại thuốc lá không
chỉ bảo vệ sức khỏe cho bản thân mà cho
cả những người thân trong gia đình và nhất
là đối với trẻ nhỏ.
- Tư liệu về tác hại của các phân tử nhỏ
trong khói thuốc.
- Tư liệu về nguy cơ của việc hút thuốc lá
thụ động đối với trẻ em.
- Hình ảnh về việc hít khói thuốc thụ động
của trẻ em.
1.1.2. Chương trình sinh học lớp 11 (ban cơ bản)
TÊN BÀI
NỘI DUNG TRONG
BÀI CÓ GIÁO DỤC
CÁCH VẬN DỤNG KIẾN THỨC ĐỂ
GIÁO DỤC HỌC SINH
Bài 15. Tiêu hóa ở
động vật
IV. Tiêu hóa ở động
vật có ống tiêu hóa
- Hút thuốc thụ động ở trẻ em gây tăng
nguy cơ phát triển bệnh về đường ruột,
viêm đại tràng mạn tính. Những trẻ nhỏ
tiếp xúc với khói thuốc thì nguy cơ bị
14

loét đại tràng tăng gấp 2 lần so với trẻ
không tiếp xúc.
- Để tránh được tác hại từ thuốc lá gây
ra, chúng ta cần không hút thuốc lá.
Giáo dục cho học sinh kỹ năng từ chối
với thuốc lá.
Bài 17. Hô hấp ở
động vật
III. 4. Hô hấp bằng
phổi
- Cung cấp thêm kiến thức về ảnh
hưởng của khói thuốc lá đến hệ hô hấp
của con người.
+ Ảnh hưởng của thuốc lá đến chức
năng phổi.
+ Gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính.
+ Bệnh hen, tuy hút thuốc không phải là
nguyên nhân gây ra cơn hen nhưng nó
làm cho tình trạng bệnh hen nặng lên.
+ Nhiễm trùng đường hô hấp, những
người hút thuốc hay bị nhiễm trùng
đường hô hấp hơn.
- Giáo dục cho học sinh cần nói không
với thuốc lá. Và tuyên truyền cho mọi
người thấy được tác hại của thuốc lá để
từ đó không hút thuốc lá.
Bài 19. Tuần hoàn
máu (tiếp theo)
III. Hoạt động của hệ

mạch
- Liên hệ cho học sinh thấy được tác hại
của thuốc lá đối với hoạt động của hệ
tim mạch.
+ Bệnh tim mạch: Dù hút một vài điếu
thuốc trong ngày cũng làm tăng nguy cơ
mắc bệnh này.
15
+ Hút thuốc ảnh hưởng đến nhịp tim và
huyết áp.
+ Bệnh mạch vành: Hút thuốc chủ động
chắc chắn là một yếu tố nguy cơ của
bệnh mạch vành.
+ Đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.
+ Rối loạn nhịp tim và đột tử: Khói
thuốc làm tăng tiết catecholamine, một
hoạt chất tự nhiên trong cơ thể gây ra
loạn nhịp tim nguy hiểm đến tính mạng.
- Từ đó giáo dục cho học sinh nâng cao
ý thức phòng tránh tác hại của thuốc lá
cho bản thân, gia đình và xã hội. Hãy
nói không với thuốc lá.
Bài 20. Cân bằng
nội môi
III. Vai trò của thận
và gan trong cân
bằng áp suất thẩm
thấu
- Vai trò của thận
- Vai trò của gan

- Hút thuốc lá là nguyên nhân gây nên
bệnh ung thư thận và bàng quang.
Trong tổng số ca tử vong do ung thư
bàng quang, thì ước tính khoảng 40 tới
70 % là vì sử dụng thuốc lá.
- Ung thư tuyến tuỵ cũng có nguồn gốc
từ khói thuốc vì khói thuốc vào cơ thể
tới tuyến tuỵ qua máu và túi mật. Ước
tính rằng thuốc lá là nguyên nhân của
30 % của tổng số ung thư tuyến tuỵ.
Bài 39. Các nhân
tố ảnh hưởng đến
sinh trưởng và
phát triển ở động
vật
II. Các nhân tố bên
ngoài
- Ảnh hưởng của khói thuốc lá đến sự
sinh trưởng và phát triển ở người đặc
biệt ở giai đoạn phôi thai và giai đoạn
trẻ sơ sinh.
+ Hút thuốc làm tăng nguy cơ thai chết
lưu do hút thuốc gây các biến chứng ở
16
nhau thai và hút thuốc làm thai nhi phát
triển chậm trong tử cung.
+ Tăng nguy cơ truyền HIV cho thai
nhi.
+ Dị tật bẩm sinh, tình trạng dị ứng.
+ Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

+ Ảnh hưởng đến trí tuệ của thế hệ sau.
- Giáo dục cho các em thấy được ý
nghĩa, tầm quan trọng của việc phòng
chống tác hại của việc hút thuốc lá. Hãy
từ bỏ thuốc lá, không hút thuốc là khỏe
mạnh, văn minh và lịch sự.
- Tư liệu về tác hại của hút thuốc lá chủ
động đối với phụ nữ và bào thai, đối với
trẻ em.
I. Cơ chế điều hòa
sinh tinh và sinh
trứng
- Hút thuốc làm giảm sản xuất tinh
trùng, làm dị dạng tinh trùng, giảm khả
năng di chuyển của tinh trùng, gây liệt
dương.
- Ở nam hút thuốc nồng độ testostêrôn
trong máu thấp, là một trong những
nguyên nhân làm giảm chất lượng tinh
trùng và tăng tỉ lệ vô sinh ở nam giới.
- Hút thuốc gây tổn thương trực tiếp
thậm chí phá huỷ noãn bào, do vậy gây
vô sinh. Nicotinee có tác dụng ngăn cản
hình thành lớp bảo vệ được gọi là lớp
vỏ.
- Hút thuốc còn gây các tác hại xa cho
17
Bài 46. Cơ chế
điều hòa sinh sản
- Cơ chế điều hòa sinh

tinh
- Cơ chế điều hòa sinh
trứng
thai nhi, làm tăng huyết áp và ảnh
hưởng tới khả năng của thai nhi thực
hiện các cử động thở. Những phụ nữ hút
thuốc hay bị bong nhau non và nhau
tiền đạo gây chảy máu ở mẹ và chết ở
thai nhi.
+ Biến chứng về phụ khoa.
+ Hút thuốc gây mãn kinh sớm.
- Giáo dục cho học sinh thấy được tác
hại của thuốc lá đối với giống nòi dân
tộc, từ đó để các em phòng tránh việc
hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe sinh sản
của bản thân và những người xung
quanh.
- Tư liệu về nguy cơ của việc hút thuốc
lá chủ động đối với nam giới.
1.1.3. Chương trình sinh học lớp 12 (ban cơ bản)
TÊN BÀI
NỘI DUNG
TRONG BÀI CÓ
GIÁO DỤC
CÁCH VẬN DỤNG KIẾN THỨC ĐỂ
GIÁO DỤC HỌC SINH
Bài 21. Di truyền
- Trong thuồc các hợp chất thơm có vòng
đóng như benzôpyrene có tính chất gây
ung thư.

+ Ung thư phổi.
+ Các loại ung thư ở các bộ phận thuộc
đầu và cổ: Ung thư thực quản, ung thư
thanh quản, ung thư miệng, ung thư mũi.
18
y học
III. Bệnh ung thư
+ Ung thư thận và bàng quang.
+ Ung thư tuyến tuỵ.
+ Ung thư bộ phận sinh dục.
- Tư liệu về thành phần độc tính của thuốc
lá, tác hại của các chất gây ung thư.
- Có thể sử dụng thêm tư liệu ở phần cơ sở
lí luận bổ sung cho các em thông tin vể tỉ
lệ người chết do hút thuốc lá ở Việt Nam
và thế giới mà nguyên nhân chủ yếu là do
mắc bệnh ung thư.
- Trên cơ sở đó giáo dục cho học sinh là
không nên hút thuốc lá và có ý thức đấu
tranh phòng chống tác hại thuốc lá ở mọi
lúc, mọi nơi.
Bài 22. Bảo vệ
vốn gen của loài
người và một số
vấn đề xã hội của
di truyền học.
I. Bảo vệ vốn gen
của loài người
- Tạo môi trường
sạch nhằm hạn chế

các tác nhân gây
bệnh.
- Thuốc lá đã và đang để lại những hậu
quả nặng nề cho con người trong hiện tại
và tương lai. Khi hút thuốc, hoặc sống
chung người hút thuốc, sẽ gây nên các
bệnh tim mạch, ung thư, hô hấp, bệnh răng
lợi, khó ngủ và giảm thể lực cơ thể do
thiếu ôxy mãn tính,…
- Giáo dục cho học sinh tạo môi trường
sạch, không có tác nhân gây bệnh, nhất là
khói thuốc lá. Nâng cao ý thức đấu tranh
với tác hại của thuốc lá gây ra.
- Người mẹ hút thuốc lá khi mang thai con
của những người hút thuốc thường có khó
khăn trong nhận thức, rối loạn hành vi và
giảm khả năng học tập ở trường.
19
III. Một số vấn đề xã
hội của di truyền
học
- Vấn đề di truyền
khả năng trí tuệ
- Giáo viên sử dụng tư liệu về ảnh hưởng
của thuốc lá lên hệ thần kinh.
- Giáo viên cần lưu ý với học sinh là
không chỉ hút thuốc lá chủ động mà việc
hút thuốc lá thụ động cũng có những nguy
cơ tương tự.
- Trên cơ sở đó giáo dục cho học sinh là

không nên hút thuốc lá và có ý thức đấu
tranh phòng chống tác hại thuốc lá. Tuyên
truyền “Bạn có biết thuốc lá như một quả
bom nổ chậm”, “Hãy dừng lại khi chưa
quá muộn”.

2. Giới thiệu một số giáo án dạy học tích hợp giáo dục phòng chống tác hại của
thuốc lá trong môn sinh học
 GIÁO ÁN 1
Tuần: … Ngày soạn: ….….……
Tiết PPCT: … Ngày dạy: ….….……
Bài 32. BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS phải:
- HS nắm được các khái niệm cơ bản về bệnh truyền nhiễm, cách lan truyền của các tác
nhân gây bệnh để nâng cao ý thức phòng tránh, giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng.
- HS nắm được khái niệm cơ bản về miễn dịch. Phân biệt được miễn dịch đặc hiệu và
miễn dịch không đặc hiệu, miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch.
2. Kỹ năng: HS rèn luyện các kĩ năng:
Kỹ năng Kỹ thuật
20
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý trước nhóm, tổ, lớp.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực trình bày suy nghĩ / ý tưởng.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về bệnh truyền nhiễm và
miễn dịch của cơ thể.
- Kĩ năng tự bảo vệ cơ thể trước các bệnh truyền nhiễm và nâng
cao sức đề kháng của cơ thể.
- Trực quan –
tìm tòi.
- Dạy học nhóm.

- Vấn đáp tìm
tòi.
- Khăn trải bàn.
3. Thái độ
Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, biết được những tác nhân gây bệnh
đề phòng tránh, đặc biệt là tác nhân thuốc lá.
II. Phương tiện, phương pháp
1. Phương tiện
SGK, SGV, PHT, GA, tài liệu có liên quan khác.
2. Phương pháp
- Vấn đáp tìm tòi, gợi mở;
- Đặt và giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
III. Trọng tâm bài học
Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.
IV Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
- Phagơ gây thiệt hại cho ngành công nghiệp vi sinh vật như thế nào?
- Virut thực vật lan truyền theo con đường nào? Nêu vai trò của virut trong sản xuất các
chế phẩm sinh học?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: BỆNH TRUYỀN NHIỄM I. BỆNH TRUYỀN NHIỄM
21
? Hãy nêu một số bệnh mà em biết?
? Trong đó bệnh nào là bệnh truyền nhiễm?
? Bệnh truyền nhiễm là gì?
? Muốn gây được bệnh truyền nhiễm VSV phải
có điều kiện gì?

? Ở Việt Nam vào mùa khô mùa mưa thường
xuất hiện những bệnh gì ? Tác hại của những
bệnh này ra sao?
- GV nhận xét và khái quát kiến thức.
- Bệnh truyền nhiễm lây truyền như thế nào? Cho
ví dụ?
- GV bổ sung.
- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập: Các
bệnh truyền nhiễm thường gặp.
 Liên hệ
? Nêu các biện pháp phòng tránh bệnh truyền
nhiễm?
- Có ý thức vệ sinh môi trường sạch sẽ, loại trừ,
hạn chế các ổ vi sinh vật gây bệnh phát triển.
- GV: Có thể bổ sung thêm 1 số bệnh khác nếu
học sinh nêu chưa đầy đủ.
- GV: Những đối tượng nào có thế nhiễm những
bệnh này?
- HS: Tất cả mọi đối tượng đều có thể nhiễm
nhưng trong đó trẻ em là đối tượng dễ nhiễm các
bệnh đường hô hấp nhất.
- GV nhấn mạnh thêm: Những trẻ em sống
trong gia đình có người hút thuốc thì nguy cơ
1. Bệnh truyền nhiễm
- Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây lan
từ cá thể này sang cá thể khác.
* Điều kiện gây bệnh:
+ Độc lực.
+ Số lượng đủ lớn trong tế bào chủ.
+ Con đường xâm nhập thích hợp.

2. Phương thức lây truyền
a. Truyền ngang
- Qua sol khí.
- Qua đường tiêu hóa.
- Qua tiếp xúc trực tiếp.
- Qua động vật cắn hay côn trùng
đốt.
b. Truyền dọc
- Truyền từ mẹ sang con.
- Nhiễm qua sữa mẹ hay khi sinh
nở.
3. Các bệnh truyền nhiễm thường
gặp
(Nội dung phiếu học tập)
22
nhiễm các bệnh trên cao hơn, bị nặng hơn và
thường phải nằm viện lâu hơn 20% so với trẻ em
sống trong gia đình không có người hút thuốc.
? Theo các em tại sao như vậy?
- GV bổ sung thêm: Do trong khói thuốc lá chứa
nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt
nhỏ. Các chất kích thích này gây nên các thay đổi
cấu trúc của niêm mạc phế quản và làm mất các
tế bào có lông chuyển. Các thay đổi này làm tăng
tiết nhầy và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm
nhầy -lông chuyển. Nên các virut dễ xâm nhiễm
và gây bệnh.
- GV: Chúng ta có nên hút thuốc lá không?
- GV nhấn mạnh: Chúng ta không nên hút thuốc
lá bởi vì hút thuốc lá không những gây nên

những bệnh nguy hiểm cho bản thân mà còn gây
23
nguy hiểm cho những người xung quanh đặc biệt
là trẻ nhỏ.
HOẠT ĐỘNG 2: MIỄN DỊCH
- Miễn dịch là gì?
- GV giảng giải về các hàng rào miễn dịch.
? Có các loại miễn dịch nào?
? Miễn dịch không đặc hiệu là gì? Cho VD?
? Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò gì?
? Thế nào là miễn dịch đặc hiệu?
? Miễn dịch thể dịch là gì? Vai trò của miễn dịch
thể dịch ? Cho ví dụ?
? Thế nào là miễn dịch tế bào?
? Miễn dịch tế bào có vai trò gì?
- Vận dụng:
? Tại sao trẻ em chỉ bị sởi hay quay bị 1 lần còn
cúm thì mắc lại nhiều lần?
? Tại sao có nhiều bệnh
( trừ AIDS ) người ta không sử dụng Vacxin?
 Liên hệ
- Có ý thức giữ vệ sinh chung nơi công cộng như
trường học, bệnh viện, cơ quan… Tránh tiếp xúc
II. MIỄN DỊCH
- Miễn dịch là khả năng của cơ thể
chống lại các tác nhân gây bệnh.
1. Miễn dịch không đặc hiệu
* Định nghĩa:
- Là miễn dịch tự nhiên mang tính
bẩm sinh

* Vai trò:
- Không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc
trước với kháng nguyên.
- Miễn dịch không đặc hiệu có tác
dụng trước khi miễn dịch đặc hiệu
chưa kịp phát huy tác dụng.
2. Miễn dịch đặc hiệu
a/ Khái niệm
- Là miễn được hình thành để đáp
lại một cách đặc hiệu sự xâm nhập
của kháng nguyên lạ.
b/ Miễn dịch thể dịch: là miễn dịch
24
với những tác nhân gây bệnh như các hóa chất
độc hại, khói thuốc lá, vi khuẩn virut,… là một
trong những nguyên nhân gây nên các bệnh
truyền nhiễm.
sản xuất ra kháng thể
+ Kháng nguyên: là chất lạ
(prôtêin) có khả năng kích thích cơ
thể tạo đáp ứng miễn dịch.
+ Kháng thể: là prôtêin do cơ thể
tiết ra để đáp ứng sự xâm nhập của
kháng nguyên lạ.
+ Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu
với kháng thể.
c/ Miễn dich tế bào: Là miễn dịch
có sự tham gia của tế bào T độc.
* Vai trò:
+ Tế bào T khi phát hiện ra tế bào

nhiễm thì tiết ra prôtêin độc để làm
tan tế bào nhiễm làm virut không
nhân lên được.
+ Miễn dịch tế bào đóng vai trò chủ
lực vì virut nằm trong tế bào nên
thoát khỏi sự tấn công của kháng
thể.
3. Phòng chống bệnh truyền
nhiễm
Tiêm vacxin, kiểm soát vật trung
gian truyền bệnh, giữ vệ sinh cá
nhân và cộng đồng
4. Củng cố
- Cho HS tóm tắt nội dung trong khung ghi nhớ.
- Hướng dẫn HS hoàn thành các câu hỏi trong SGK.
25

×