Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu tác dụng của các dịch chiết từ thực vật để phòng trừ nấm gây bệnh thối xám (botrytis cinerea) và nấm gây bệnh thán thư (colletotrichum gloeosporioides) trên một số loại rau quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.22 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
==============



VŨ DUY HIỆN


NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA CÁC DỊCH CHIẾT
TỪ THỰC VẬT ĐỂ PHÒNG TRỪ NẤM GÂY BỆNH
THỐI XÁM (BOTRYTIS CINEREA) VÀ NẤM GÂY
BỆNH THÁN THƯ (COLLETOTRICHUM
GLOEOSPORIOIDES) TRÊN MỘT SỐ
LOẠI RAU QUẢ





Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số:

60.62.10




LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP






Người hướng dẫn khoa học
TS. Đặng Vũ Thị Thanh





HÀ NỘI - 2011
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới TS. Đặng Vũ Thị Thanh - Hội Bảo vệ thực vật, người thầy đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Viện Bảo vệ thực vật, Bộ
môn Chẩn đoán giám định dịch hại và thiên địch đã cho phép, tạo mọi điều
kiện giúp đỡ về cơ sở vật chất, kỹ thuật, vật liệu trong quá trình thực hiện đề
tài.
Lời cảm ơn chân thành tôi xin được gửi tới các Thầy, Cô giáo và tập
thể cán bộ Ban Đào tạo Sau Đại Học - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
đã tận tình dạy bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp,
nhóm Chẩn đoán bệnh hại và tập thể cán bộ Bộ môn Chẩn đoán giám định
dịch hại và thiên địch - Viện Bảo vệ thực vật đã giúp đỡ tôi về cơ sở vật chất,
thời gian cũng như về phương pháp nghiên cứu.
Cuối cùng là lòng biết ơn những người thân trong gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2011
Tác giả luận văn



Vũ Duy Hiện
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chưa từng sử dụng cho bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn và
các thông tin tài liệu đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về số liệu của luận văn này.

Tác giả luận văn



Vũ Duy Hiện















Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

iv

MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa i

Lời cảm ơn ii

Lời cam đoan iii

Mục lục iv

Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu vi


Danh mục các bảng vii

Danh mục các hình ix


MỞ ĐẦU
1

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 4

1.1.1. Những nghiên cứu về nấm Botrytis cinerea 4

1.1.2. Những nghiên cứu về nấm Colletotrichum spp. 5

1.1.3. Nghiên cứu sử dụng dịch chiết từ thực vật để phòng trừ nấm
gây bệnh cây

9

1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 19

1.2.1. Những nghiên cứu về nấm Botrytis cinerea 19

1.2.2. Những nghiên cứu về nấm Colletotrichum spp. 20

1.2.3. Nghiên cứu sử dụng dịch chiết từ thực vật để phòng trừ nấm
gây bệnh cây



21

Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

2.1.
Vật liệu nghiên cứu
26

2.2.
Nội dung nghiên cứu
26

2.3.
Phương pháp nghiên cứu
27

2.3.1.
Thu thập tuyển chọn các loài thực vật có chứa các hoạt chất
sinh học có khả năng ức chế nấm gây bệnh thối xám và bệnh


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

v

thán thư
27


2.3.2. Chiết tách các hoạt chất sinh học từ thực vật có khả năng ức
chế nấm gây bệnh thối xám và bệnh thán thư

27

2.3.3. Đánh giá khả năng ức nấm B. cinerea, C. gloeosporioides của
các dịch chiết từ thực vật trong phòng thí nghiệm

28

2.3.4. Đánh giá hiệu lực phòng trừ nấm B. cinerea, C.
gloeosporioides gây bệnh trên rau quả của các dịch chiết và
ảnh hưởng của chúng tới cây trồng trong nhà lưới


29

2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu

32

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.
Kết quả thu thập tuyển chọn các loài thực vật có chứa các
hoạt chất sinh học có khả năng ức chế nấm gây bệnh thối xám
và bệnh thán thư



33

3.2.
Nghiên cứu chiết tách các hoạt chất sinh học từ thực vật có
khả năng ức chế nấm gây bệnh thối xám và bệnh thán thư

34

3.3.
Đánh giá khả năng ức chế nấm B. cinerea, C. gloeosporioides
của các dịch chiết từ thực vật trong phòng thí nghiệm

38

3.4.
Đánh giá hiệu lực phòng trừ nấm B. cinerea, C.
gloeosporioides gây bệnh trên rau quả của các dịch chiết
trong nhà lưới


57

3.5.
Đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết tới sự phát triển của cây
cà chua và ớt trong nhà lưới


65



KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận 67

2. Đề nghị 68


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Chữ viết tắt Chú giải
B. cinerea Botrytis cinerea
BVTV Bảo vệ thực vật
C. gloeosporioides Colletotrichum gloeosporioides
CSB Chỉ số bệnh
CT Công thức
Car Carbenzim 50WP
DMSO Dimethyl sulfoxide
ĐB Điện Biên
ĐBSH Đồng bằng Sông hồng
ĐC Đối chứng
HLPT Hiệu lực phòng trừ
HN Hà Nội
KNƯC Khả năng ức chế
LC Lào Cai

MeOH Methanol
NSP Ngày sau phun
NXB Nhà xuất bản
PDA Potato dextrose agar
TLB Tỷ lệ bệnh
VP Vĩnh Phúc




Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

TT Tên bảng Trang

3.1. Các loài thực vật đã được thu thập trong các năm 2010 - 2011 33

3.2. Kết quả chiết tách các hoạt chất kháng nấm từ các loài thực
vật (Viện BVTV - 2011)

35

3.3. Khả năng ức chế của các dịch chiết tới sự phát triển của nấm
B. cinerea trên môi trường PDA (Viện BVTV - 2011)

38


3.4. Khả năng ức chế của các dịch chiết tới sự phát triển của nấm
C. gloeosporioides trên môi trường PDA (Viện BVTV -
2011)


41

3.5. Đặc điểm thực vật học của các cây có triển vọng sử dụng để
phòng trừ nấm B. cinerea, C. gloeosporioides (Viện BVTV -
2011)


44

3.6. Khả năng ức chế của dịch chiết DC8 từ củ gừng tới sự phát
triển của nấm B.cinerea trên môi trường PDA (Viện BVTV -
2011)


47

3.7. Khả năng ức chế của dịch chiết DC9 từ củ nghệ tới sự phát
triển của nấm B. cinerea trên môi trường PDA (Viện BVTV -
2011)


48

3.8. Khả năng ức chế của dịch chiết DC36 từ đài hoa cúc dã quỳ
tới sự phát triển của nấm B. cinerea trên môi trường PDA

(Viện BVTV - 2011)


49

3.9. Khả năng ức chế của dịch chiết DC8 từ củ gừng tới sự phát
triển của nấm C. gloeosporioides trên môi trường PDA (Viện
BVTV - 2011)


52

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

viii

3.10. Khả năng ức chế của dịch chiết DC9 từ củ nghệ tới sự phát
triển của nấm C. gloeosporioides trên môi trường PDA (Viện
BVTV – 2011)


54

3.11. Khả năng ức chế của dịch chiết DC36 từ đài hoa cúc dã quỳ
tới sự phát triển của nấm C. gloeosporioides trên môi trường
PDA (Viện BVTV - 2011)


55


3.12. Ảnh hưởng của dịch chiết DC9 và DC36 đến diễn biến bệnh
thối xám (B. cinerea) trên cây cà chua trong nhà lưới (Viện
BVTV - 2011)


59

3.13. Hiệu lực phòng trừ bệnh thối xám (B. cinerea) trên cây cà
chua của dịch chiết DC 9 và DC 36 trong nhà lưới (Viện
BVTV - 2011)


60

3.14. Ảnh hưởng của dịch chiết DC8 và DC9 đến diễn biến bệnh
thán thư (C. gloeosporioides) trên cây ớt trong nhà lưới (Viện
BVTV - 2011)


62

3.15. Hiệu lực phòng trừ bệnh thán thư (C. gloeosporioides) ớt của
dịch chiết DC8 và DC9 trong nhà lưới (Viện BVTV - 2011)

63

3.16. Ảnh hưởng của dịch chiết DC9 và DC36 đến sự phát triển của
cây cà chua (Viện BVTV - 2011)

65


3.17. Ảnh hưởng của dịch chiết DC8 và DC9 đến sự phát triển của
cây ớt (Viện BVTV - 2011)


66






Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

TT Tên hình Trang

3.1. Hoạt động chiết tách các loài thực vật 37

3.2. Cây gừng (Zingiber officinali) 45

3.3. Cây nghệ (Curcuma longa) 45

3.4. Cây cúc dã quỳ (Tithonia diversifolia) 45

3.5. Khả năng ức chế của dịch chiết DC8 tới sự phát triển của nấm
B. cinerea trên môi trường PDA sau 7 ngày


47

3.6. Khả năng ức chế của dịch chiết DC9 tới sự phát triển của nấm
B. cinerea trên môi trường PDA sau 7 ngày

49

3.7. Khả năng ức chế của dịch chiêt DC36 tới sự phát triển của nấm
B. cinerea trên môi trường PDA sau 7 ngày

50

3.8. Thí nghiệm đánh giá khả năng ức chế nấm B. cinerea của dịch
chiết DC8 sau 7 ngày

51

3.9. Thí nghiệm đánh giá khả năng ức chế nấm B. cinerea của dịch
chiết DC9 sau 7 ngày

51

3.10. Thí nghiệm đánh giá khả năng ức chế nấm B. cinerea của dịch
chiết DC36 sau 7 ngày

51

3.11. Khả năng ức chế sự phát triển nấm C. gloeosporioides của dịch
chiết DC8 trên môi trường PDA sau 7 ngày


53

3.12. Khả năng ức chế sự phát triển nấm C. gloeosporioides của dịch
chiết DC9 trên môi trường PDA sau 7 ngày

54

3.13. Khả năng ức chế sự phát triển nấm C. gloeosporioides của dịch
chiết DC36 trên môi trường PDA sau7 ngày

56

3.14. Thí nghiệm đánh giá khả năng ức chế nấm C. gloeosporioides


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

x

của dịch chiết DC8 sau 7 ngày 56

3.15. Thí nghiệm đánh giá khả năng ức chế nấm C. gloeosporioides

của dịch chiết DC9 sau 7 ngày

57

3.16. Thí nghiệm đánh giá khả năng ức chế nấm C. gloeosporioides
của dịch chiết DC36 sau 7 ngày


57

3.17. Hiệu lực phòng trừ bệnh thối xám (B. cinerea) trên cây cà chua
của dịch chiết DC9 và DC36 trong nhà lưới Viện BVTV

60

3.18. Thí nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ bệnh thối xám (B.
cinerea) trên cây cà chua của dịch chiết DC9 và DC36 tại Viện
BVTV


61

3.19. Hiệu lực phòng trừ bệnh thán thư (C. gloeosporioides)
ớt của dịch chiết DC8 và DC9 tại nhà lưới Viện BVTV

63

3.20. Thí nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ bệnh thán thư
(C. gloeosporioides) ớt của dịch chiết DC8 và DC9 tại Viện
BVTV


64



Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Điều kiện khí hậu và trồng trọt ở nước ta rất phù hợp cho nấm Botrytis
cinerea và Colletotrichum gloeosporioides phát sinh gây hại. Hai loài nấm
này gây các triệu chứng thán thư, thối hoa, thối quả, chết cây con, đốm lá hay
thối thân, thối rễ. Nấm gây hại trên cây rau, cây cảnh, cây ăn quả, cây rừng
Nấm không những gây hại trên cây trồng trước thu hoạch mà còn là một yếu
tố hạn chế đến khả năng bảo quản và chuyên chở của các loại nông sản sau
thu hoạch.
Để phòng trừ bệnh thối xám và thán thư trên các loại rau, quả người
ta dùng Captan, Thiram, Benomyl, Iprodione và Vinclozolin. Nhưng một số
dòng Botrytis đã xuất hiện khả năng kháng các loại thuốc Benomyl, Iprodione
trên nhiều loại cây trồng gây khó khăn cho việc phòng trừ bệnh.
Các loại quả và rau chủ yếu dùng để ăn tươi có thời gian thu hoạch
kéo dài theo từng đợt ra hoa, các lứa quả gối nhau, trong 1 chùm quả dâu tây
và cà chua có cả quả xanh và quả chín, hàng ngày phải thu quả theo độ chín
không thu gọn được thành đợt. Do có đặc tính trên việc sử dụng thuốc trừ
nấm hoá học phun phòng trừ bệnh cho các loại rau, dâu tây, cà chua trong
thời kỳ ra hoa đậu quả là vô cùng khó khăn do không đảm bảo được yêu cầu
của an toàn thực phẩm.
Kết quả nghiên cứu bước đầu của Viện Bảo vệ thực vật đã chỉ ra rằng
các loại tinh dầu Thyme, Oregano, Cinnamon có khả năng ức chế nấm B.
cinerea, C. gloeosporioides phát triển trong môi trường. Đặc biệt tinh dầu
Cinnamon được chiết xuất từ cây quế là một loại cây được trồng phổ biến ở
nước ta. Kết quả nghiên cứu này đã mở ra một triển vọng cho việc nghiên cứu
ứng dụng các sản phẩm phụ của cây quế như lá và cành con để sản xuất tinh
dầu làm thuốc thảo mộc trừ bệnh mốc xám và thán thư.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

2

Việc tìm ra và ứng dụng được những chất trừ nấm chiết tách từ thực vật
an toàn với con người và thân thiện với môi trường để phòng trừ nấm B.
cinerea và nấm C. gloesporioides không những là một điều cần thiết cho việc
phát triển sản xuất rau, hoa quả mà còn là một yếu tố cần thiết để góp phần
phát triển các nghề trồng rau, hoa cây cảnh, cây ăn quả và phát triển nông
nghiệp bền vững ở Việt Nam. Để đáp ứng được phần nào những nhu cầu của
sản xuất chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ‘‘Nghiên cứu tác dụng của
các dịch chiết từ thực vật để phòng trừ nấm gây bệnh thối xám (Botrytis
cinerea) và nấm gây bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides) trên
một số loại rau quả”.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
Xác định được các loài thực vật có chứa các hoạt chất sinh học có khả
năng ức chế nấm gây bệnh thối xám B. cinerea và nấm gây bệnh thán thư C.
gloeosporioides gây hại trên rau quả. Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở để tiếp tục
nghiên cứu và sản xuất các chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh thối xám B.
cinerea và bệnh thán thư C. gloeosporioides đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm và thân thiện với môi trường.
Các kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ cung cấp thêm các thông tin
của nấm B. cinerea, C. gloeosporioides, các thông tin này sẽ trở thành nguồn
tài liệu để tham khảo trong nghiên cứu của các lĩnh vực nấm, bảo vệ thực vật,
đa dạng sinh học
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc thảo mộc trong phòng trừ
bệnh hại là một biện pháp có tính khả thi cao an toàn cho người sử dụng và
thân thiện với môi trường, góp phần giảm thiểu sâu bệnh, tăng năng suất cây

trồng, giảm thiệt hại cho người sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
xã hội và xuất khẩu.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

3

3. Mục tiêu của đề tài
Phát hiện được các dịch chiết từ thực vật có khả năng phòng trừ nấm
gây bệnh thối xám B. cinerea và nấm gây bệnh thán thư C. gloeosporioides an
toàn với con người và thân thiện với môi trường trong sản xuất rau, quả và
hoa cây cảnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nấm B. cinerea, C. gloeosporioides gây hại trên rau, quả
- Các dịch chiết được chiết tách từ thực vật
- Các loại rau, quả ( ớt, cà chua…).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thu thập các cây có khả năng chứa các hoạt chất có khả năng ức chế
nấm gây bệnh thối xám, bệnh thán thư tại Lào Cai, Điên Biên, Hà Nội và phụ
cận.
- Đánh giá khả năng ức chế của các dịch chiết từ thực vật tới sự phát
triển của các nấm B. cinerea, C. gloeosporioides trong phòng thí nghiệm tại
Viện Bảo vệ thực vật.
- Đánh giá hiệu lực phòng trừ bệnh thối xám và bệnh thán thư trên rau,
quả của các dịch chiết từ thực vật trong nhà lưới tại Viện Bảo vệ thực vật.









Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

4

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.1.1. Những nghiên cứu về nấm Botrytis cinerea
Nấm Botrytis cinerea là một loài ký sinh đa thực gây bệnh trên cây
trồng đã được phát hiện ở nhiều vùng sinh thái khác nhau trên thế giới. Nấm
nằm trong ngành Eumycota, ngành phụ Deuteromycotina, lớp Hyphomycetes,
bộ Hyphales, họ Moniliaceae. Nấm gây hại trên các cây rau, cây cảnh, cây ăn
quả, cây rừng Nấm gây các triệu chứng thối hoa, thối quả, chết cây con,
đốm lá, thối thân, thối rễ. v.v. Nấm không những gây hại trên cây trồng trước
thu hoạch mà còn là một yếu tố hạn chế đến khả năng bảo quản và chuyên
chở của các loại nông sản sau thu hoạch.
Nhiệt độ thích hợp cho nấm Botrytis cinerea phát triển là 18 - 23
0
C,
nhưng nấm có thể phát triển ngay cả khi nhiệt độ hạ xuống dưới 10
0
C (Agrios
1988) [17]. Thời tiết ẩm ướt là điều kiện lý tưởng cho nấm phát triển, hình
thành bào tử, lan truyền và xâm nhiễm. Bào tử nảy mầm có thể xâm nhiễm
trực tiếp vào mô cây nhưng chủ yếu nấm xâm nhiễm vào mô qua vết thương.
Sợi nấm và bào tử có thể bao phủ bề mặt các mô bị bệnh (McKeen, 1974)
[49]. Nấm có thể tồn tại trên tàn dư cây bệnh hay trong đất ở dạng sợi nấm

hay hạch và đây là nguồn lan truyền bệnh trên đồng ruộng. Hạch nấm chủ yếu
nảy mầm thành sợi nấm và xâm nhiễm trực tiếp vào cây, nhưng có những
trường hợp từ hạch nấm hình thành các quả bào tử hình phễu và các túi bào tử
(Coley-Smith et al., 1980; Agrios, 1988) [29];[17].
Tại Hawai nấm được phát hiện trên 28 loại cây trồng bao gồm cây rau,
cây ăn quả, hoa cây cảnh v.v. Triệu chứng bệnh do nấm gây ra trên các cây
trồng và các bộ phận của cây cũng rất khác nhau (Andrew, Stephen, 1994)
[19]. Nấm có thể gây chết cây con (damping off) cho rau và một số loài thông
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

5

trong vườn ươm. Dịch bệnh đã gây thiệt hại nặng cho các vườn ươm cây
thông giống ở California (Perterson, Smith, 1975) [57]. Nấm gây triệu chứng
thối hay thối xám trên lá, thân, hoa, quả, củ trên các cây dâu tây, quả đào, quả
nho, đậu, ớt, hành, cà chua, cà rốt, dưa chuột, hoa lay ơn, hoa hồng v.v
(Walker, 1926; Roger, 1953; McClellan, Hewitt, 1973; Forsberg, 1975; Ellis,
1976; Agrios, 1988; Andrew, Stephen, 1994) [77]; [64]; [48]; [35]; [33]; [17];
[19].
Cấu trúc gen của nấm B. cinerea được chia thành 2 nhóm. Các nhóm
này khác nhau ở chỗ có hay không chứa các nguyên tố có thể đổi chỗ. Các
dòng B. cinerea var transposa có chứa các nguyên tố có thể đổi chỗ trong khi
đó các dòng B. cinerea var vacuma không chứa các nguyên tố này (Giraud et
al., 1997) [36].
Trong 117 nguồn nấm có 43 dòng vacuma kháng lại fenhexamid và 17
dòng vacuma mẫn cảm với fenhexamid. Có 49 dòng transposa kháng lại
fenhexamid và 8 dòng transposa mẫn cảm với fenhexamid. Các dòng nấm
kháng fenhexamid có chứa gen Bc-hch1 (nhóm 1), các dòng nấm mẫn cảm
với fenhexamid có chứa gen Bc-hch 2 (nhóm 2) (Elisabeth et al., 2003) [32].
Tuy nhiên các tác giả khác lại cho rằng nhóm 1 chỉ bao gồm các dòng vacuma

còn nhóm 2 bao gồm cả các dòng transpora và vacuma (Giraud et al., 1997)
[36].
Một số dòng Botrytis có khả năng kháng các loại thuốc benomyl,
dichloran, iprodione. Để hạn chế khả năng xuất hiện tính kháng thuốc của
nấm người ta đã sử dụng hỗn hợp thuốc hay phun luân phiên các loại thuốc
(Agrios, 1988) [17].
1.1.2. Những nghiên cứu về nấm Colletotrichum spp.
Hàng trăm loài nấm Colletotrichum gây bệnh trên cây đã được phát
hiện ở nhiều vùng sinh thái khác nhau trên thế giới. Nấm nằm trong ngành
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

6

Eumycota, giai đoạn vô tính nấm nằm trong ngành phụ Deuteromycotina, lớp
Coelomycetes, bộ Melanconiales, họ Melanconiaceae. Nấm gây hại trên các
cây lương thực, cây rau, cây cảnh, cây ăn quả, cây rừng v.v. Nấm gây các
triệu chứng thối hoa, thối quả, đốm lá, thân v.v. Nấm không những gây hại
trên cây trồng trước thu hoạch mà còn gây hại cả sau thu hoạch, nấm là một
yếu tố hạn chế đến khả năng bảo quản và chuyên chở của các loại nông sản
(Roger, 1953; Sutton, 1999; Agrios, 1988; Bailey and Jegger, 1992) [64];
[71]; [17]; [21].
Nghiên cứu về gen và mối quan hệ giữa các loài về phả hệ của
Colletotrichum đã được tiến hành. Kết quả các phân tích gen đã chỉ ra được
mối quan hệ của các loài thể hiện bằng các khoảng cách trong cây phả hệ
(Saitou, Nei. 1987; Sherriff at al., 1994; Josep et al., 2004) [65]; [66]; [40].
Để có thể xác định đến loài của nấm Colletotrichum đã có rất nhiều
nghiên cứu trên thế giới kết hợp phương pháp sinh học phân tử giải trình tự
gen bao gồm cả rDNA-ITS, β - tubulin, MAT1-2, GDPH và dựa trên đặc
điểm hình thái nấm là một trong những phương pháp hữu ích hiện nay trong
chiến lược kiểm soát bệnh và phục vụ các nghiên cứu chuyên sâu (Josep et

al., 2004; Maung Mya Thaung, 2008 ; Hyde et al., 2009) [40]; [47]; [39].
Là một loài nấm gây bệnh rất quan trọng cho cây trồng nhiều kỹ thuật
sinh học phân tử đã được ứng dụng để phát hiện nấm và xác định về mối quan
hệ di truyền của các dòng nấm Colletotrichum. Mặc dù vậy cho đến nay phân
loại nấm vẫn chưa rõ ràng có tới 11 các gen đồng tên đã được đưa ra cho chi
nấm Colletotrichum (Sutton, 1999) [71]. Riêng loài nấm C. gloeosporioides
đã có tới gần 600 đồng tên được đưa ra (Von Arx, 1957) [76].
Kết quả nghiên cứu nấm Colletotrichum gloeosporioides Penzig
Nấm C. gloeosporioides xuất hiện và gây hại ở nhiều nơi trên thế giới
nhưng chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, người ta đã phát hiện được
470 ký chủ khác nhau của nấm (Hyde et al., 2009) [39]. Nấm được xác định
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

7

là loài gây hại kinh tế quan trọng trên rất nhiều loại cây lương thực, thực
phẩm như lúa, ngô, cây họ đậu, rau, các loài cỏ, trên các cây ăn quả, cây công
nghiệp lâu năm có ý nghĩa kinh tế như bông, cà phê, cao su, chuối, xoài, bơ,
đu đủ v.v. Nấm làm giảm chất lượng và sản lượng thu hoạch trên các cây
trồng bị hại (Bailey et al, 1992) [21].
Nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra triệu chứng cháy lá, khô
hoa, khô hạt, là đối tượng gây hại phổ biến và có ý nghĩa kinh tế quan trọng.
Bệnh tấn công mạnh giai đoạn ra hoa và chồi non ở nhiều vùng trồng điều
trên thế giới, nhiều khi nấm tấn công cả vào quả làm giảm năng suất và phẩm
chất hạt. Bệnh gây hại phổ biến trong mùa mưa, mức độ nghiêm trọng của
bệnh thay đổi từ năm này sang năm khác và từ vùng này đến vùng khác tùy
thuộc vào điều kiện môi trường (Brown, 1968) [23].
Nấm Colletotrichum gloeosporioides xâm nhập và tấn công cây qua
các vết thương do côn trùng chích hút. Bệnh gây hại nặng vào mùa mưa và
trong các vườn có hệ thống thoát nước kém (Suwit Chaikiattiyos, 1998) [72].

Nấm Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh thán thư cho cây trồng
và là một vấn đề ở hầu hết các khu vực có mưa lớn và ẩm độ tương đối. Bệnh
tấn công lá, thân cây và cành non, các bộ phận của hoa và hạt với các triệu
chứng bệnh khác nhau (Rajani Nadgauda, 2004) [61]. Bệnh có thể làm giảm
50% năng suất ở các vườn trồng điều (Cardoso et al., 2006) [25]. Bệnh thán
thư cũng gây hại nặng trong các vườn ươm điều giống tại Brazil chủ yếu
trong mùa mưa. Triệu chứng bệnh trên lá và chồi non tương tự như trên cây
điều trưởng thành, bệnh hại nặng làm cho chồi non bị thui đen (Rajani
Nadgauda, 2004) [61].
Nấm C. gloeosporioides còn được ghi nhận gây rụng lá cao su trên cả
cây non và cây trưởng thành đang trong thời kỳ khai thác nhựa. Bệnh rụng lá
do nấm C. gloeosporioides gây ra là một trong những bệnh hại kinh tế của cao
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

8

su. Chúng gây hại ở hầu hết các quốc gia trồng cao su trên thế giới như
Brazil, Cameroon, Trung Quốc, Gabon, Guyane, Ấn Độ, Indonesia, Bờ Biển
Ngà, Sri Lanka, Thái Lan, Philippin v.v. Người ta đã ghi nhận được sự xuất
hiện của nấm trên cao su từ năm 1972, có trên 81% các đồn điền trồng cao su
nhiễm bệnh này tại Malaysia. Các kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh gây hại
nặng trong mùa thu làm cho lá thứ cấp tăng trưởng chậm dẫn đến giảm sản
lượng nhựa cao su (Masanto Masyahit, 2009) [45].
Nấm C. gloeosporioides cũng được coi là đối tượng gây hại quan trọng
với nhiều loại cây ăn quả vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trong bảo quản sau
thu hoạch như bơ, ổi, đu đủ, chuối, xoài v.v. (Bailey et al, 1994; Wasantha
Kumara KL et al., 2008) [66]; [78].
Tuy nhiên, nấm C. gloeosporioides cùng với 4 loài Colletotrichum
khác (C. coccodes, C. crassipes, C. dematium và C. graminicola) trong một
số báo cáo gần đây đã ghi nhận gây bệnh cho con người, gây viêm giác mạc

sau khi bị chấn thương mắt và nhiễm trùng dưới da do bệnh nhân bị ức chế hệ
thống miễn dịch (Josep Cano et al., 2004) [40].
Đặc điểm sinh học, sinh thái và qui luật phát sinh phát triển của nấm C.
gloeosporioides
Sợi nấm C. gloeosporioides có thể phát triển tốt trên các loại môi
trường nhân tạo, nhưng nấm sẽ phát triển mạnh hơn trên môi trường có bổ
sung Nitơ và Các bon. Theo Chaturvedi (1965) [26], đường glucose, maltose,
fructose và tinh bột bổ sung vào môi trường nuôi cấy rất phù hợp cho sự sinh
trưởng và hình thành bào tử của C. gloeosporioides. Nhiệt độ tối ưu cho nấm
phát triển nằm trong khoảng 25 - 30
0
C. Môi trường mạch nha MEA (Malt
extract agar) và môi trường PDA phù hợp nhất cho sự phát triển và hình thành
bào tử của nấm C. gloeosporioides. Ngoài ra, các loại môi trường OMA (Oat
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

9

meal agar), môi trường CM và môi trường CZD-V8 (Czapek-Dox-V8) cũng
được sử dụng trong các thí nghiệm với nấm C. gloeosporioides (Muniz et al.,
1997) [52].
Bào tử C. gloeosporioides nảy mầm mạnh nhất trong điều kiện nhiệt độ
28
0
C và ẩm độ cao trên 97%. Tuy nhiên, trong điều kiện khô hạn bào tử tồn
tại trên bề mặt mô cây ký chủ vẫn có thể nẩy mầm, xâm nhiễm gây bệnh do
được kích hoạt bởi quá trình lão hóa hoặc do tổn thương mô cây. Bào tử chỉ
hình thành cơ quan sinh sản (acervuli) khi độ ẩm đạt tối thích. Ánh sáng mặt
trời, độ ẩm thấp và nhiệt độ dưới 18
0

C và trên 25
0
C nhanh chóng làm cho bào
tử ngừng hoạt động (CABI, 2005) [24].
Trên đồng ruộng, điều kiện khí hậu đóng vai trò quan trọng trong sự
phát triển dịch bệnh. Trời sương mù hoặc nhiều sương có ảnh hưởng trực tiếp
đến sự nảy mầm, phát triển của bào tử cũng như tốc độ lan truyền bệnh.
Ngoài ra, bệnh lan truyền qua hạt giống, tàn dư cây bệnh, cỏ dại, nước mưa và
tác động của gió góp phần phát tán bào tử nấm trong không khí (Dodd et al.,
1991; CABI, 2005) [31];[24].
Các biện pháp giống chống chịu, luân canh, bón phân hợp lý, xử lý
nhiệt độ, loại trừ các loài cỏ là ký chủ trung gian và các thuốc trừ nấm và các
chế phẩm Trichoderma hazianum được dùng để phòng trừ Colletotrichum (
Tronsino, Ystaas, 1980; Agrios, 1988; Bailey, Jegger, 1992) [74]; [17]; [21].
1.1.3. Nghiên cứu sử dụng dịch chiết từ thực vật để phòng trừ nấm gây
bệnh cây
Trước những năm 1940 rất nhiếu sản phẩm thực vật hay chiết xuất từ
thực vật đã được sử dụng rộng rãi để làm thuốc trừ sâu. Từ sau những năm
1940 do sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hóa học, các thuốc trừ sâu
tổng hợp theo con đường hóa học đã thay thế và trở thành sản phẩm được
dùng chủ yếu trong bảo vệ thực vật ở hầu hết các nước trên thế giới. Việc lạm
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

10

dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật hoá học đã đưa ra nhiều hệ lụy cho sức
khoẻ của con người và môi trường.
Trong những năm gần đây nhằm tìm ra các loại thuốc bảo vệ thực vật
an toàn với con người và thân thiện với môi trường các nghiên cứu ứng dụng
các sản phẩm tự nhiên để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng đã được nghiên

cứu ở nhiều nước trên thế giới.
Sử dụng các sản phẩm chiết tách từ cây Achyranthes japonica và rễ
Rumex crispus đã trừ được bệnh phấn trắng dưa chuột do nấm Podosphaera
xanthii gây ra trong nhà lưới (Kim et al., 2004) [41]. Từ rế cây Rumex crispus
người ta đã chiết tách được 3 hợp chất nepodin, chrysophanol, và parietin có
khả năng kháng nấm (Choi et al., 2004) []. Các dịch chiết của hành tỏi Allium
spp., của ớt Capsicum và các loại tinh dầu của Palmarosa, Thyme, Cinnamon
có hiệu quả cao trong phòng trừ B. cinerea.
Nghiên cứu về khả năng phòng trừ nấm của dịch chiết từ 57 loài thực
vật bằng dung môi Methanol đối với các bệnh đạo ôn trên lúa (Magnaporthe
grisea), thối xám trên cà chua (B. cinerea), khô vằn (Corticium sasaki), sương
mai cà chua, (Phytophthora infestans), rỉ sắt lúa mì (Puccinia recondita) và
phấn trắng đại mạch (Blumeria graminis f. sp. hordei) đã được tiến hành tại
Hàn Quốc. Trong 57 loài cây này dịch chiết từ 7 loài cây có khả năng ức chế
trên 90% với ít nhất 1 loài nấm. Tuy nhiên không có loại dịch chiết nào có
khả năng ức chế cao với nấm B. cinerea (Gyung Ja Choi et al., 2004) [37].
Trong số dịch chiết của 26 loài cây thuộc 20 họ thực vật đã xác định
được 22 loài cây có khả năng ức chế sự phát triển của nấm Phytophthora
infestans trên lá khoai tây, trong đó dịch chiết của các loài cây Glycyrrhiza
glabra, Lauris nobilis, Salvia officinalis, Solanum nigrum, Sytrax officinalis,
Xanthium strumarium có nồng độ ức chế (MIC) thấp từ 2 - 8% w/v (Yusuf
Yanar et. al., 2011) [80].
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

11

Patcharavipa Chaijuckam và Michael Davis (2010) [55] đã sử dụng
dịch chiết từ gừng, ớt, húng, tỏi và sử dụng tinh dầu neem, tỏi, sả và quế để
phòng trừ nấm Rhizoctonia oryzae- sative gây bệnh trên bẹ lúa tại phòng thí
nghiệm của trường đại học California. Với nồng độ sử dụng 5% trong các

dịch chiết từ gừng, ớt, húng, tỏi chỉ có dịch chiết từ tỏi có khả năng ức chế sự
sinh trưởng của nấm, các dịch chiết từ gừng, ớt, húng không ức chế sự phát
triển của nấm mà còn kích thích tản nấm phát triển. Các loại tinh dầu khảo
nghiệm đều ức chế sự phát triển của nấm trong đó tinh dầu tỏi, tinh dầu sả và
tinh dầu quế ức chế hoàn toàn sự phát triển của nấm trong môi trường nuôi
cấy. Trong nhà lưới thí nghiệm sử dụng tinh dầu quế hoà tan trong dầu ăn ở
các nồng độ 12,5; 37,5; 62,5 và 87,5% để trừ 2 nguồn nấm Rhizoctonia
oryzae- sative mang ký hiệu 13B và 3B. Ở nguồn 13B tinh dầu quế ở tất cả
các nồng độ sử dụng đều không ức chế sự phát triển của nấm. Với nguồn nấm
3B tinh dầu quế ở các nồng độ 12,5 và 37,5% không ức chế sự phát triển của
nấm các nồng độ 62,5 và 87,5% ức chế sự phát triển của nấm nhưng lại làm
giảm khối lượng hạt cũng như khối lượng của cây lúa.
Kitherian et al. (2006) [42] đã nghiên cứu khả năng phòng trừ nấm
Fusarium oysporum của một số dịch chiết từ các loài cây bằng các dung môi
khác nhau. Dịch chiết trong các loại dung môi Benzene, Methanol,
Petroleumether và nước từ củ hành (Alium sativum), hạt na (Annona
squamosa) và lá cây Vitex negundo được đánh giá khả năng ức chế nấm
Fusarium oysporum gây hại trên đậu trong điều kiện phòng thí nghiệm. Trong
3 loại cây được khảo nghiệm dịch chiết từ củ hành có khả năng ức chế sự phát
triển của nấm cao nhất và thấp nhất là dịch chiết từ lá cây Vitex negundo.
Dịch chiết bằng Benzene và Methanol của hạt na có khả năng ức chế nấm
phát triển hơn so với các dung môi khác.
Dịch chiết bằng các dung môi Chloroform và Methanol của 20 loài
thực vật đã được nghiên cứu để phòng trừ các nấm gây bệnh trên quả cam sau
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

12

thu hoạch trong bảo quản tại Ma Rốc. Dịch chiết của các cây T. leptobotrys,
C. villosus, E. globulus, P. harmala có hiệu quả phòng trừ cao với các nấm

gây bệnh thối xám trên quả cam Penicillium digitatum, Penicillium italicum
và Geotrichum candidum (Ameziane at al., 2007) [20].
Dịch chiết từ các cây Cassia alata (Candle bush) and Dennetia
tripetala (Pepper fruit) đã ức chế khả năng phát triển của nấm Sclerotium
rolfsii trên môi trường PDA (Eunice. O. Nwachukwu and Osuji J.O, 2008)
[34].
Tại Hungari và Rumani các hợp chất chiết tách từ các cây thanh hao
hoa vàng (Artemisia annua) - Artemisinin, Chelidonium maius - Chelidonine,
Mentha piperita - Menthol, Populus nigra - Populin, Thymus vulgaris -
Thyme ở nồng độ 3% - 6% đã ức chế khả năng nảy mầm của bào tử nấm
Venturia inaequalis gây bệnh sẹo trên táo từ 40 - 85% (Rezso et al., 2007)
[63].
Sản phẩm Neemazal của cây neem (Azadirachta indica) có chứa 5%
azadirachtin đã kích thích khả năng kháng bệnh phấn trắng của cây đậu
(Prithiviraj et al., 1998) [60].
Tại Mỹ một số sản phẩm sinh học trừ bệnh cây đã được thương mại
hóa như Actigard (acibenzolar-S-methyl) trừ nhiều loại bệnh trên các cây họ
cà, Actinovate (Streptomyces lydicus) trừ các bệnh có nguồn gốc từ đất;
AQ10 Biofungicide (Ampelomyces quisqualis isolate M-10) trừ bệnh phấn
trắng ,Aspire (Candida oleophila I-182). Trừ các bệnh do nấm Botrytis spp.,
Penicillium spp. Bio-save 10LP, 110 (Pseudomonas syringae) trừ các bệnh
gây ra bởi các nấm Botrytis cinerea, Penicillium spp., Mucor pyroformis,
Geotrichum candidum (Brian B. McSpadden Gardener, Deborah R. Fravel,
2002)

[22].
Các hợp chất kháng nấm chiết tách từ các loài thực vật chủ yếu tập
trung trong các nhóm hợp chất phenolics, phenolic acids, coumarins, pyrones,
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


13

flavonoids, isoflavonoids, steroids, steroidal alkaloids, miscellaneous (Mitra
et al., 1984) [50].
Nghiên cứu của Soon Ok Oh và nnk (2008) [70] đã chỉ ra rằng trong
dịch chiết của lá bạch đàn thành phần chủ yếu của hợp chất là 3 Flavonoit
(Quercetin, Quercetin-3-O-α –L rhamoside, Quercetin-3-O-β- Dglucoside) và
2 Phenolic acid (Gallic acid, 3,4 dihydroxy benzoic acid). Trong các đơn chất
này Gallic acid đã hạn chế sự phát triển của nấm B. cinerea trên môi trường
hơn 80%. Bào tử nấm B. cinerea không nảy mầm trong Gallic acid ở nồng độ
5000mg/L. Các dung dịch Quercetin, Quercetin-3-O-α –L rhamoside,
Quercetin-3-O-β- Dglucoside ở nồng độ 5000mg/L giảm khả năng nảy mầm
của bảo tử nấm Botryosphaeria dothidea trên 50%.
Tại Ấn Độ đã xác định được 20 loại tinh dầu thực vật có khả năng ức
chế sự phát triển nấm B. cinerea trong môi trường PDA ở nồng độ 500ppm.
Trong 20 loại tinh dầu trên 10 loại tinh dầu chiết tách từ các cấy
Chenopodium ambrosioides, Eucalyptus citriodora, Eupatorium cannabinum,
lawsonia inermis, Ocinum canum, O. gratissinum, O. sanctum, Prunus
persica, Zingiber cassumunar, Z. officinali có khả năng ức chế hoàn toàn sự
phát triển của nấm trong môi trường. Tinh dầu của các loại cây O. sanctum,
Prunus persica,, Z. officinali có nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) thấp hơn với
giá trị tương đưong 200, 100 và 100ppm. Tinh dầu của các loại cây O.
sanctum, Prunus persica, Z. officinali đã được sử dụng nghiên cứu phòng trừ
bệnh thối xám B. cinerea trên nho trong quá trình bảo quản. Tinh dầu của các
cây O. sanctum kéo dài được thời gian bảo quản của nho được thêm 5 ngày,
tinh dầu Prunus persica kéo dài được thời gian bảo quản của nho được thêm 4
ngày, tinh dầu Z. officinali kéo dài được thời gian bảo quản của nho được
thêm 6 ngày. Các loại tinh dầu này đều không gây ra các triệu chứng có hại
cho quả nho (Pramila Tripathi, Dubey, Shukla, 2008) [58].
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


14

Khả năng ức chế nấm B. cinerea phát triển trên môi trường PDA của
các loại tinh dầu đinh hương, tinh dầu quế, tinh dầu sả và tinh dầu củ gấu
cũng đã được nghiên cứu ở Thái Lan. Các loại tinh dầu đinh hương, tinh dầu
quế có MIC là 15mg/ml và tinh dầu củ gấu có MIC là 25mg/ml đối với nấm
B. cinerea (Sirirat Siripornvisal, Wimolpun Rungprom, Sanit Sawatdikarn,
2009)

[68].
Kết quả nghiên cứu ở Rumani đã cho thấy dịch chiết từ vỏ cây
Berberil vulgaris đã làm thay đổi cấu trúc của bào tử nấm B.cinerea. Người ta
thấy rằng khả năng thay đổi cấu trúc của bào tử nấm của dịch chiết từ vỏ cây
Berberil vulgaris còn mạnh hơn khả năng của berberine tinh khiết nồng độ
MIC của dịch chiết từ vỏ cây Berberil vulgaris là 18,6 mg/ml trong khi MIC
của berberine tinh khiết là 27,8 mg/ml. Từ những kết quả này đã mở ra những
gợi ý tiếp tục nghiên cứu để sử dụng dịch chiết từ vỏ cây Berberil vulgaris để
phòng trừ nấm B. cinerea (Parvu et al., 2010) [56].
Tại Nam Phi khi nghiên cứu sử dụng dịch chiết của các cây
Aspalanthus linearis, Cyclopia genistoides và C. subternata để phòng trừ nấm
B.cinerea người ta nhận thấy ở nồng độ 10mg/ml dịch chiết của các cây
Aspalanthus linearis, C. subternata không ức chế sự phát triển của nấm mà
còn kích thích sự phát triển sinh khối của nấm trên môi trường PDA có cho
thêm các nguyên tố dinh dưỡng. Khi sử dụng ở nồng độ 100 mg/ml dịch chiết
của các cây Aspalanthus linearis, C. subternata đã ức chế sự sinh trưởng của
nấm trên môi trường. Ở nồng độ 100 mg/ml khả năng nảy mầm của bào tử
nấm giảm 36% với dịch chiết của cây Aspalanthus linearis và 19% với dịch
chiết của cây Cyclopia genistoides (Coetzee et al., 2008) [28].
Nghiên cứu sử dụng dịch chiết từ các loài thực vật để phòng chống

nấm Colletotrichum đã được tiến hành ở nhiều nước khác nhau trên thế giới.
Tại Thái Lan dịch chiết của các cây Acorus calamus, Peper betel đã được
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

15

nghiên cứu để trừ nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên ớt. Thí
nghiệm được bố trí trên ô 2,5 x 5 m, thí nghiệm nhắc lại 3 lần, tại trường đại
học Kasetsart, Dịch chiết Acorus calamus nồng độ 1000 ppm đã giảm 20% sự
phát triển của nấm trên quả và tăng năng suất của ô thí nghiệm so với đối
chứng 30% (Nalinee Charigkapakorn, 2000) [53].
Tại Nigeria nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết từ các bộ phận lá, vỏ
thân, vỏ rễ của 11 loài thực vật với nấm C. capsici đã cho thấy rằng dịch chiết
của các bộ phận khác nhau của cùng một cây có ảnh hưởng khác nhau đến sự
nảy mầm của bào tử nấm và sự phát triển của nấm khác nhau. Các loại cây
khác nhau thì các hoạt chất sinh học có khả năng kháng nấm C. capsici tập
trung ở các bộ phận cũng khác nhau (Nduagu, Ekefan, Nwankiti, 2008) [54].
Tại Ấn Độ dịch chiết bằng Ethanol của các cây Aloe vera, Ocinum
sanctum, Cenetella asiatica, Piper betle, Calotropis gigante, Vitex negumdo,
Ocinum basilicum và Azadirachta indica đã được đánh giá khả năng ức chế
sự phát triển của nấm C. falcatum trên môi trường PDA. Dịch chiết của cả 8
loại cây này đều có khả năng ức chế sự phát triển của nấm C. falcatum trên
môi trường PDA. Dịch chiết của các cây Vitex negumdo, Piper betle,
Cenetella asiaticacó khả năng ức chế lớn nhất tới sự sinh trưởng phát triển
của nấm, khoảng cách ức chế đạt tới 25mm và nhỏ nhất là dịch chiết của cây
Azadirachta indica khoảng cách ức chế chỉ đạt 5mm (Prince, Prabakaran,
2011) [59].
Tại Bangladesh hiệu quả ức chế sự phát triển của nấm C. falcatum gây
bệnh thối đỏ mía của các dịch chiết từ hạt neem và từ lá các cây: nghệ, cà độc
dược, cây Ocinum sanctum và vỏ cây Swietenia mahagoni đã được nghiên

cứu. Các dịch chiết này đều có khả năng ức chế sự nảy mầm của bào tử nấm
cũng như sự phát triển của sợi nấm. Trong đó dịch chiết từ vỏ cây Swietenia
mahagoni có khả năng hạn chế 80,2% sự phát triển của sợi nấm, và làm giảm

×