Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

nghiên cứu tác dụng của cao linh chi ( ganoderma lucidum) trong việc phục hồi tình trạng suy giảm bạch cầu gây bởi các thuốc kháng ung thư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.07 MB, 120 trang )


ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ








BÁO CÁO NGHIỆM THU
(Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu)



NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA CAO LINH CHI (Ganoderma
lucidum) trong việc phụ hồi tình trạng suy giảm bạch cầu gây bởi
các thuốc kháng ung thư






CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
(Ký tên)

PGS.TS. Trần Mạnh Hùng






CƠ QUAN QUẢN LÝ CƠ QUAN CHỦ TRÌ
(Ký tên/đóng dấu xác nhận) (Ký tên/đóng dấu xác nhận)









THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 12/2013
TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Đặt vấn đề
Các thuốc hóa trị liệu ung thư gây tác dụng phụ lên nhiều hệ cơ quan, trong đó suy giảm bạch
cầu do hóa trị đôi khi buộc phải ngưng điều trị. Đề tài này được tiến hành với mục tiêu “xây
dựng các mô hình suy giảm bạch cầu trên chuột nhắt và ứng dụng để đánh giá tác động phòng
ngừa suy giảm bạch cầu của cao linh chi và viên nang linh chi OPC”.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là chuột nhắt trắng chủng Swiss albino, 6-8 tuần tuổi, phái đực, đạt tiêu
chuẩn thử nghiệm. Các thuốc hóa trị ung thư như oxaliplatin, 5-FU, paclitaxel, carboplatin,
doxorubicin và cyclophosphamid là những dược phẩm đang được sử dụng trên lâm sàng.
Thử nghiệm thăm dò tác động gây suy giảm tổng lượng bạch cầu của các thuốc hóa trị ung thư để
xây dựng mô hình suy giảm bạch cầu được thực hiện trên buồng đếm Neubauer. Thử nghiệm xây
dựng mô hình suy giảm bạch cầu và đánh giá tác động của linh chi được thực hiện bằng

phương pháp xác định các chỉ số bạch cầu trên máy xét nghiệm CELL-DYN 3700. Hàm lượng
đường hòa tan trong polysaccharid của cao linh chi được xác định bằng phương pháp phenol-
acid sulfuric và hàm lượng đường khử trong polysaccharid của cao linh chi được xác định bằng
phương pháp acid 3,5-dinitro salicylic.
Kết quả
Polysaccharid của cao linh chi OPC chứa 25,07% đường hòa tan và 9,06% đường khử.
Chúng tôi đã xây dựng được 3 mô hình gây suy giảm bạch cầu bằng phối hợp oxaliplatin
(5mg/kg, ip, ngày 0) + 5-FU (50 mg/kg, ip, ngày 0, 1) + leucovorin (50 mg/kg, ip, ngày 0, 1)
hoặc bằng phối hợp paclitaxel (20 mg/kg, ip, ngày 0) + carboplatin (75 mg/kg, ip, ngày 0)
hoặc bằng phối hợp cyclophosphamid (150 mg, ip, ngày 0) + doxorubicin (5 mg/kg, ip, ngày
0) với chỉ tiêu làm giảm trên 50% tổng lượng bạch cầu, bạch cầu trung tính và bạch cầu
lympho. Mô hình cho đáp ứng với thuốc đối chứng là filgrastim ở liều 50 g/kg.
Trên mô hình gây suy giảm bạch cầu bằng oxaliplatin phối hợp với 5-FU và leucovorin, cao
linh chi ở nồng độ 12,5% hay 25% hoặc viên nang linh chi ở liều tương ứng thể hiện tác động
dự phòng và điều trị một phần suy giảm bạch cầu. Tuy nhiên, so với filgrastim (50 g/kg), tác
động của linh chi thể hiện kém hơn trên các chỉ số tổng lượng bạch cầu và bạch cầu lympho.
Ngoài ra, linh chi cũng thể hiện tác động dự phòng suy giảm tiểu cầu.
Trên mô hình gây suy giảm bạch cầu bằng cyclophosphamid phối hợp với doxorubicin, linh
chi và viên nang linh chi thể hiện tác động dự phòng và điều trị suy giảm bạch cầu tùy thuộc
liều lượng, trong đó ở nồng độ 25% linh chi thể hiện tác động tốt hơn filgrastim trên các chỉ số
tổng lượng bạch cầu, bạch cầu trung tính và bạch cầu lympho.
Chúng tôi cũng thu được kết quả tương tự về tác động dự phòng và điều trị suy giảm bạch cầu
của linh chi trên mô hình paclitaxel phối hợp với carboplatin.
Kết luận
Các mô hình suy giảm bạch cầu đã xây dựng có ý nghĩa về mặt bệnh lý và có tính ứng dụng
trong dược lý thực nghiệm để sàng lọc các thuốc dự phòng và điều trị suy giảm bạch cầu do
thuốc hóa trị.
Linh chi OPC có tác dụng dự phòng và hồi phục một phần tình trạng suy giảm bạch cầu do các
thuốc hóa trị gây ra.
Từ khóa: Linh chi OPC, oxaliplatin, 5-FU, carboplatin, paclitaxel, cyclophosphamid,

doxorubicin, suy giảm bạch cầu.
SUMMARY OF RESEARCH CONTENT

Introduction
Chemotherapeutic agents cause many adverse reactions, of those leukocytopenia is one of the
most serious side effects that may delay or postpone chemotherapy. In this study, we
developed mice models of chemotherapy-induced leukocytopenia and investigated the
preventive effects of lingzhi extract and lingzhi preparation manufactured by OPC.

Materials and methods
Study was conducted in Swiss albino male mice, 6-8 weeks old and meeting criteria for
experiment. Chemotherapeutic agents such as oxaliplatin, 5-FU, paclitaxel, carboplatin,
cyclophosphamide and doxorubicin were from pharmaceutical formulations being used
clinically.
For developing leukocytopenia model, the determination of total white blood cell count was
done by Neubauer hemocytometer. For investigating the effect of lingzhi in prevention and
treatment of leukocytopenia, the determination of white blood cell indices was conducted in
hematological analyzer CELL-DYN 3700. We applied phenol-sulfuric acid method for
determination of soluble sugars and 3,5-dinitro salicylic reagent for determination of reducing
sugars in polysaccharide content of lingzhi extracts.

Results
Polysaccharide in OPC dried lingzhi extract contained 25.07% of soluble sugars and 9.06%
reducing sugars.
Leukocytopenia models were successfully developed by the combination of oxaliplatin
(5mg/kg, ip, day 0) + 5-FU (50 mg/kg, ip, day 0, 1) + leucovorin (50 mg/kg, ip, day 0, 1) or by
paclitaxel (20 mg/kg, ip, day 0) + carboplatin (75 mg/kg, ip, day 0) or cyclophosphamide (150
mg/kg, ip, day 0) + doxorubicin (5 mg/kg, ip, day 0). These models showed reductions of
more than 50% of total white blood cell-, lymphocyte- and neutrophil counts. Filgrastim (50
g/kg), a granulocyte-colony stimulating factor, exerted leukocyte-enhancing response.

In mouse model of leukocytopenia induced by oxaliplatin plus 5-FU and leucovorin, lingzhi
extracts at concentration of 12.5% or 25% or lingzhi capsule at equivalent doses showed
partial prevention and treatment effects. However, these responses were weaker on total white
blood cell- and lymphocyte count as compared with filgrastim (50 g/kg). In addition, lingzhi
also exerted preventive effect on suppression of platelet count.
In mouse model of leukocytopenia induced by cyclophosphamide plus doxorubicin, lingzhi
extract and lingzhi capsule showed a dose-dependent response on prevention and treatment of
leukocytopenia, of those, the concentration 25% showed better response toward filgrastim.
We also obtained similar result of the effect of lingzhi in prevention and treatment of
leukocytopenia in paclitaxel plus carboplatin model.
Conclusions
Leukocytopenia models mentioned above represented a significance in term of pathology and
application in pharmacological experiment for screening drug candidates in prevention or
treatment of chemotherapy-induced leukocytopenia.
Lingzhi extract and preparation manufactured by OPC exerted partly preventive and
recovering effects in leukocytopenia mice caused by chemotherapy.
Key words: Lingzhi OPC, oxaliplatin, 5-FU, carboplatin, paclitaxel, cyclophosphamide,
doxorubicin, leukocytopenia.
MỤC LỤC

Trang
Danh sách các chữ viết tắt i
Danh sách bảng ii
Danh sách biểu đồ iii

PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Giới thiệu nấm linh chi 4
1.1.1. 1.1.1. Đặc điểm chủng loại và mô tả cây 4
1.1.2. Thành phần hóa học 5

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về linh chi (G. lucidum) thuộc lĩnh vực đề t
ài
7
1.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước 7
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước 8
1.3. Các dòng bạch cầu 9
1.3.1. Bạch cầu hạt 10
1.3.2. Bạch cầu lympho 11
1.3.3. Bạch cầu đơn nhân 11
1.4. Suy giảm bạch cầu do thuốc 12
1.4.1. Các thuốc hóa trị ung thư 12
1.4.2. Các thuốc kháng giáp tổng hợp 14
1.4.3. Các loại thuốc khác 15
1.4.4. Yếu tố kích thích tạo bạch cầu 16
1.5. Các mô hình gây suy giảm bạch cầu thực nghiệm 17
1.5.1. Phối hợp oxaliplatin với 5-FU và leucovorin 18
1.5.2. Phối hợp paclitaxel và carboplatin 23
1.5.3. Phối hợp cyclophosphamid và doxorubicin 25
1.6. Cơ sở nghiên cứu tác dụng phục hồi tình trạng suy giảm bạch cầu của linh chi
trên mô hình gây suy giảm bạch cầu bằng thuốc hóa trị ung thư
28
1.7. Tính cấp thiết của đề tài 28

CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Nội dung 1: xác định hàm lượng đường hòa tan và đường khử trong
polysaccharid của cao khô linh chi OPC
30
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 30
2.1.2. Mô tả nội dung 30
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu 30

2.1.4. Sản phẩm nội dung cần đạt 32
2.2. Nội dung 2: Khảo sát mức độ gây suy giảm bạch cầu của 3 phối hợp
oxaliplatin/5-FU/leucovorin, paclitaxel/carboplatin và
cyclophosphamid/doxorubicin
33
2.2.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát mức độ gây suy giảm bạch cầu của oxaliplatin
phối hợp 5-FU và leucovorin trên chuột nhắt
33
2.2.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát mức độ gây suy giảm bạch cầu của carboplatin
và paclitaxel trên chuột nhắt
35
2.2.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát mức độ gây suy giảm bạch cầu của
cyclophosphamid và doxorubicin trên chuột nhắt
36
2.3. Nội dung 3: Xây dựng mô hình gây suy giảm bạch cầu bằng 5-FU,
oxaliplatin và leucovorin trên chuột nhắt
38
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu 38
2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi
38
2.3.3. Sản phẩm nội dung cần đạt
38
2.4. Nội dung 4: Khảo sát tác dụng phòng ngừa suy giảm bạch cầu của linh
chi trên mô hình gây suy giảm bạch cầu bằng oxaliplatin phối hợp 5-FU và
leucovorin
39
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu 39
2.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi
39
2.4.3. Sản phẩm nội dung cần đạt

39
2.5. Nội dung 5: Xây dựng mô hình gây suy giảm bạch cầu bằng carboplatin
và paclitaxel
40
2.5.1. Phương pháp nghiên cứu 40
2.5.2. Các chỉ tiêu theo dõi
40
2.5.3. Sản phẩm nội dung cần đạt
40
2.6. Nội dung 6: Khảo sát tác dụng phòng ngừa suy giảm bạch cầu của linh
chi trên mô hình gây suy giảm bạch cầu bằng carboplatin + paclitaxel
41
2.6.1. Phương pháp nghiên cứu 41
2.6.2. Các chỉ tiêu theo dõi
41
2.6.3. Sản phẩm nội dung cần đạt
41
2.7. Nội dung 7: Xây dựng mô hình gây suy giảm bạch cầu bằng
cyclophosphamid và doxorubicin
42
2.7.1. Phương pháp nghiên cứu 42
2.7.2. Các chỉ tiêu theo dõi
42
2.7.3. Sản phẩm nội dung cần đạt
42
2.8. Nội dung 8: Khảo sát tác dụng phòng ngừa suy giảm bạch cầu của linh
chi trên mô hình gây suy giảm bạch cầu bằng cyclophosphamid và doxorubicin
43
2.8.1. Phương pháp nghiên cứu 43
2.8.2. Các chỉ tiêu theo dõi

43
2.8.3. Sản phẩm nội dung cần đạt
43


CHƯƠNG III: KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN 44
3.1. Nội dung 1: Xác định hàm lượng polysaccharid, đường khử và đường hòa tan 44
3.1.1. Kết quả xác định hàm lượng polysaccharid 44
3.1.2. Kết quả xác định hàm lượng đường hòa tan trong polysaccharid 44
3.1.3. Kết quả xác định hàm lượng đường khử trong polysaccharid 45
3.2. Nội dung 2: Khảo sát mức độ gây suy giảm bạch cầu của 5-FU, oxaliplatin,
carboplatin, paclitaxel, cyclophosphamid và doxorubicin
46
3.2.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát mức độ gây suy giảm bạch cầu của 5-FU và
oxaliplatin trên chuột nhắt
46
3.2.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát mức độ gây suy giảm bạch cầu của carboplatin
và paclitaxel trên chuột nhắt
49
3.2.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát mức độ gây suy giảm bạch cầu của
cyclophosphamid và doxorubicin trên chuột nhắt
51
3.3. Nội dung 3: Xây dựng mô hình gây suy giảm bạch cầu bằng 5-FU, oxaliplatin
và leucovorin trên chuột nhắt
52
3.4. Nội dung 4: Khảo sát tác dụng phòng ngừa suy giảm bạch cầu của linh chi trên
mô hình gây suy giảm bạch cầu bằng 5-FU + oxaliplatin + leucovorin
55
3.5. Nội dung 5: Xây dựng mô hình gây suy giảm bạch cầu bằng carboplatin và
paclitaxel

61
3.6. Nội dung 6: Khảo sát tác dụng phòng ngừa suy giảm bạch cầu của linh chi trên
mô hình gây suy giảm bạch cầu bằng paclitaxel và carboplatin
63
3.7. Nội dung 7: Xây dựng mô hình gây suy giảm bạch cầu bằng cyclophosphamid
và doxorubicin
69
3.8. Nội dung 8: Khảo sát tác dụng phòng ngừa suy giảm bạch cầu của linh chi trên
mô hình gây suy giảm bạch cầu bằng cyclophosphamid và doxorubicin
71

BÀN LUẬN 79
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 83
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG VIẾT
DD Dung dịch
TT Thuốc thử
DNS 3,5-dinitro salicylic
5-FU 5-Fluorouracil
V Thể tích
OD Mật độ quang
Ip Tiêm phúc mạc
MDA Malonyldialdehyd
DPPH 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl
FRAP Ferric ion Reducing Antioxidant Power (Năng lực khử Fe

3+
)
CCl
4
Carbon tetrachlorid
DNA Desoxynucleotide acid (acid deoxynucleotid)





DANH SÁCH BẢNG

SỐ TÊN BẢNG SỐ LIỆU TRANG
1.1. Các hoạt chất chính của linh chi và tác dụng dược lý thực nghiệm

6
1.2. Các giá trị bình thường của bạch cầu ở người 9
1.3. Công thức bạch cầu ở chuột nhắt 10
1.4. Thời điểm tác động của các thuốc hóa trị trong chu kỳ tế bào 14
1.5. Phân độ suy giảm bạch cầu theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ
(NCI)
14
3.1. Kết quả định lượng polysaccharide trong cao khô linh chi OPC 44
3.2. Kết quả xác định hàm lượng đường hòa tan trong mẫu thử 45
3.3. Kết quả xác định hàm lượng đường khử trong mẫu thử 46
3.4. Tổng lượng bạch cầu và các loại bạch cầu ở các lô thử nghiệm
xây dựng mô hình oxaliplatin + 5-FU + leucovorin
53
3.5. Tổng lượng bạch cầu và các loại bạch cầu ở các lô thử nghiệm tác

động dự phòng và điều trị của cao linh chi, viên nang linh chi trên mô
hình gây suy giảm bạch cầu bằng oxaliplatin + 5-FU + leucovorin
57
3.6. Tác động của linh chi đến số lượng hồng cầu và tiểu cầu trên mô
hình gây suy giảm bạch cầu bằng oxaliplatin + 5-FU +
leucovorin
59
3.7 Tổng lượng bạch cầu và các loại bạch cầu ở các lô thử nghiệm
xây dựng mô hình carboplatin + paclitaxel
61
3.8 Tổng lượng bạch cầu và các loại bạch cầu ở các lô thử nghiệm
tác động dự phòng và điều trị của cao linh chi, viên nang linh chi
trên mô hình gây suy giảm bạch cầu bằng paclitaxel +
carboplatin
65
3.9 Tác động của linh chi lên số lượng hồng cầu và tiểu cầu trên mô
hình gây suy giảm bạch cầu bằng paclitaxel + carboplatin
68
3.10 Tổng lượng bạch cầu và các loại bạch cầu ở các lô thử nghiệm
xây dựng mô hình cyclophosphamid + doxorubicin
69
3.11 Tổng lượng bạch cầu và các loại bạch cầu ở các lô thử nghiệm
tác động dự phòng và điều trị của cao linh chi, viên nang linh chi
trên mô hình gây suy giảm bạch cầu bằng cyclophosphamid +
doxorubicin
74


DANH SÁCH HÌNH - BIỂU ĐỒ


SỐ TÊN HÌNH - BIỂU ĐỒ TRANG
1.1. Các loại bạch cầu: bạch cầu lympho, bạch cầu ưa kiềm, bạch
cầu ưa acid, bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân
12
1.2. Cơ chế tác động của oxaliplatin 19
1.3. Cơ chế tác động của 5-FU 20
3.1. Đường tuyến tính glucose chuẩn trong định lượng đường hòa tan

45
3.2. Đường tuyến tính glucose chuẩn trong định lượng đường khử 46
3.3. Tổng lượng bạch cầu xác định bằng buồng đếm Neubauer của
các lô thử nghiệm sơ khởi trên mô hình oxaliplatin + 5-FU
47
3.4. Tác động gây suy giảm bạch cầu của oxaliplatin, 5-FU và
leucovorin trong thử nghiệm sơ khởi
48
3.5. Tác động gây suy giảm bạch cầu của paclitaxel và
carboplatin
50
3.6. Tác động gây suy giảm bạch cầu của cyclophosphamid và
doxorubicin
51
3.7. Mô hình gây suy giảm bạch cầu bằng oxaliplatin kết hợp với
5-FU và leucovorin
54
3.8. Tác động của linh chi lên số lượng tiểu cầu trên mô hình gây
suy giảm bạch cầu bằng oxaliplatin kết hợp với 5-FU và
leucovorin
60
3.9 Mô hình gây suy giảm bạch cầu bằng carboplatin kết hợp

paclitaxel
62
3.10 Tác động của linh chi trên các chỉ số bạch cầu ở mô hình
carboplatin + paclitaxel
66
3.11 Mô hình gây suy giảm bạch cầu bằng cyclophosphamid kết
hợp doxorubicin
70
3.12 Tác động của linh chi trên các chỉ số bạch cầu ở mô hình
cyclophosphamid + doxorubicin
75
3.13 Tác động của linh chi lên số lượng hồng cầu trên mô hình
gây suy giảm bạch cầu bằng cyclophosphamid + doxorubicin
76
3.14 Tác động của linh chi lên số lượng tiểu cầu trên mô hình gây
suy giảm bạch cầu bằng cyclophosphamid + doxorubicin
76

1

PHẦN MỞ ĐẦU

Tên đề tài: Nghiên cứu tác dụng của cao linh chi (Ganoderma Lucidum) trong việc
phục hồi tình trạng suy giảm bạch cầu gây bởi các thuốc kháng ung thư
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Trần Mạnh Hùng
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Khoa học công nghệ Dược Sài Gòn (SAPHARCEN)

Thời gian thực hiện đề tài: 20 tháng (từ 04/2012 đến 11/2013
Kinh phí được duyệt: 270.000.000 đồng (Hai trăm bảy mươi triệu đồng)
Kinh phí đã cấp: 180.000.000 đồng (Một trăm tám mươi triệu đồng)

theo TB số : 24/TB-SKHCN ngày 13/04/2012

Mục tiêu: (Theo đề cương đã duyệt)
1. Mô phỏng mô hình gây suy giảm bạch cầu bằng các thuốc hóa trị ung thư trên
chuột nhắt
2. Khảo sát tác dụng của Linh chi (Ganoderma lucidum) trong việc phục hồi tình
trạng suy giảm bạch cầu gây bởi các thuốc kháng ung thư

Nội dung: (Theo đề cương đã duyệt)
1. Xác định hàm lượng polysaccharid toàn phần trong cao khô linh chi nhằm qui
ước liều lượng linh chi sử dụng trong các thử nghiệm dược lý.
2. Thiết lập 3 mô hình gây suy giảm bạch cầu thực nghiệm bằng sự phối hợp các
thuốc 5-fuorouracil, oxaliplatin, carboplatin, paclitaxel, doxorubicin, và
cyclophosphamid trên chuột nhắt dựa trên các phác đồ hóa trị thường sử dụng
trong ung thư đại tràng, ung thư phổi và ung thư vú.
3. Áp dụng qui trình để đánh giá tác dụng của Linh chi trên từng loại thuốc gây
suy giảm bạch cầu nhằm chứng minh tác dụng của Linh chi trên từng thông số:
tổng lượng bạch cầu, bạch cầu trung tính, tiểu cầu và hồng cầu.


2

Những nội dung đã thực hiện ở giai đoạn 1 (đối chiếu với hợp đồng đã ký):
TT Công việc dự kiến Công việc đã thực hiện
1 Xác định hàm lượng polysaccharid
toàn phần trong cao khô Linh chi
(do Công ty cổ phần Dược phẩm
OPC cung cấp)
Đã xác định được hàm lượng đường hòa tan
và hàm lượng đường khử của polysaccharid

làm cơ sở tiêu chuẩn cho thí nghiệm dược lý

2 Khảo sát mức độ gây suy giảm
bạch cầu của 5-FU, oxaliplatin,
carboplatin, doxorubicin,
paclitaxel, cyclophosphamid
Đã xác định được liều lượng, thời gian phù
hợp cho việc xây dựng mô hình
3 Xây dựng mô hình gây suy giảm
bạch cầu bằng 5-FU + oxaliplatin
Đã xây dựng được mô hình: giảm >50%
tổng lượng bạch cầu; giảm có ý nghĩa bạch
cầu trung tính, bạch cầu lympho
4 Khảo sát tác dụng phòng ngừa suy
giảm bạch cầu của linh chi trên mô
hình gây suy giảm bạch cầu bằng
5-FU + oxaliplatin
Đã xác định được tác dụng dự phòng và
điều trị suy giảm bạch cầu của cao linh chi
và chế phẩm linh chi
5 Xây dựng mô hình gây suy giảm
bạch cầu bằng carboplatin +
paclitaxel
Đã xây dựng được mô hình: giảm >50%
tổng lượng bạch cầu; giảm có ý nghĩa bạch
cầu trung tính, bạch cầu lympho
6 Khảo sát tác dụng phòng ngừa suy
giảm bạch cầu của linh chi trên mô
hình gây suy giảm bạch cầu bằng
carboplatin + paclitaxel

Đã xác định tác dụng dự phòng và điều trị
của cao linh chi và chế phẩm linh chi
7 Giám định đề tài Hội đồng giám định thông qua




3

Những nội dung đã thực hiện ở giai đoạn 2 (đối chiếu với hợp đồng đã ký):
TT Nội dung thực hiện Sản phẩm cần đạt
1
Xây dựng mô hình gây suy giảm bạch
cầu bằng Doxorubicin kết hợp
Cyclophosphamid
Đã xây dựng được mô hình gây suy
giảm > 50% tổng lượng bạch cầu;
giảm có ý nghĩa bạch cầu trung tính,
bạch cầu lympho
2
Khảo sát tác dụng phòng ngừa suy giảm
bạch cầu của linh chi trên mô hình gây
suy giảm bạch cầu bằng doxorubicin
kết hợp cyclophosphamid
Đã xác định được tác dụng dự phòng
và điều trị suy giảm bạch cầu của
cao linh chi và chế phẩm linh chi
3
Tổng kết số liệu, viết báo cáo Báo cáo tổng kết
4 Nghiệm thu đề tài cấp cơ sở Báo cáo được Hội đồng nghiệm thu

cấp cơ sở thông qua
5 Nghiệm thu đề tài cấp thành phố Báo cáo được Hội đồng nghiệm thu
cấp thành phố thông qua



4

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN

1.1. Giới thiệu nấm linh chi
Từ hơn 4000 năm trước nấm linh chi đã được coi như một loại thần dược, chỉ dành
riêng cho các bậc vua chúa. "Thần nông bản thảo" xếp linh chi vào loại siêu thượng
phẩm hơn cả nhân sâm; "Bản thảo cương mục" coi linh chi là loại thuốc quý, có tác
dụng bảo can (bảo vệ gan), giải độc, cường tâm, kiện não, tiêu đờm, lợi niệu, ích vị. Lý
Thời Trân đã viết: “linh chi làm thân thể nhẹ nhõm và gia tăng tuổi thọ,…”. Tác dụng
của linh chi được cho là tùy vào màu sắc của nấm, loại tốt nhất là loại màu đỏ, hay còn
gọi là xích chi (Qi-zhi) với những đặc tính đại bổ và tăng thọ. Theo truyền thuyết dân
gian Trung Hoa và Nhật, một số người dân đã phải đi vào rừng sâu để tìm cho được
linh chi về chữa những bệnh nan y như ung thư. Tuy công dụng của linh chi đã được
ghi chép trong sổ sách nhưng ít người được thấy, được sử dụng nên linh chi từ lâu vẫn
thuộc loại thuốc quý hiếm, chỉ có vua chúa, người giàu mới có thể sử dụng. Chỉ trong
vòng 20 năm gần đây, có sự hợp tác giữa các nhà khoa học hiện đại với các lương y có
kinh nghiệm, tác dụng dược lý của linh chi mới dần dần được sáng tỏ, nhưng vẫn còn
nhiều vấn đề chưa thể kết luận chính xác, nên cần phải sử dụng và tiếp tục nghiên cứu
tìm hiểu kinh nghiệm của người xưa
[2]
.

1.1.1. Đặc điểm chủng loại và mô tả cây

Tên khoa học: Ganoderma lucidum
Tên đồng nghĩa: Boletus lucidus, Polyporum lucidus
Tên Việt Nam: linh chi, nấm lim, nấm thần tiên, nấm trường thọ
Tên Trung Quốc: ling-zhi
Tên Nhật Bản: reishi
Họ: nấm lim (Ganodermataceae)
Về thực vật, linh chi là nấm hóa gỗ, sống một hoặc lâu năm, có cuống dài hoặc ngắn,
mũ nấm có dạng hình thận, hình tròn hay hình quạt, dày 0,8-1,2 cm, đường kính 3-10

5

cm. Cuống thường không cắm ở giữa mũ nấm mà cắm lệch sang một phía mũ, hình trụ
tròn hay dẹt, đường kính 0,5-3 cm, có thể phân nhánh cuống và cuống có thể phân
nhánh khác nhau tùy theo loài, loài đỏ thay đổi từ nâu đến đỏ vàng, đỏ cam, mặt trên
bóng loáng như đánh vecni, trên mặt mũ có những vân đồng tâm. Bào tử nấm hình
trứng hay hình bầu dục, cụt đầu, màu gỉ sắt, có một mấu lồi và nhiều gai nhọn. Cấu tạo
của vỏ ngoài bào tử gồm hai lớp, có thể quan sát được dưới kính hiển vi. Lớp ngoài
nhẵn, lớp trong có nhiều gai nhỏ, kích thước trung bình của bào tử là 5-6 µm x 8,5-12
µm
[2]
.

1.1.2. Thành phần hóa học
Theo nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới, trong thành phần hóa học của nấm linh
chi có gần 100 chất. Các nhóm chất và các chất có hoạt tính sinh học là protein,
triterpenoi, steroid, alcaloid, nucleotid, axit béo, enzym và các nguyên tố vi lượng. Đặc
biệt trong linh chi có các hoạt chất quý như acid ganoderic, germanium (lớn gấp 20 lần
so với ở nhân sâm). Ngoài ra còn có các nguyên tố vô cơ như Ca, Mg, Na, Mn, Fe, Zn
và Cu.
Trong nấm linh chi có một thành phần quan trọng là polysaccharid, một nhánh của

arabinoxyloglucan tan trong nước (polysaccharid GL-1), một chất chiết bằng kiềm, các
heteroglycan tan trong nước, nhiều heteroglucan không tan trong nước, các ganoderan
A và B, và các glycan A, B, C. Nhóm hoạt chất và tác dụng dược lý tương ứng của
linh chi được trình bày trong bảng 1.1.




6

Bảng 1.1. Các hoạt chất chính của linh chi và tác dụng dược lý thực nghiệm
Hoạt chất Nhóm Hoạt tính dược lý
Cyclooctasulfur Ức chế giải phóng histamin
[53]

Dẫn xuất adenosin Nucleotid Ức chế kết dính tiểu cầu, giãn cơ
[53]

Lingzhi-8 Protein Điều hoà miễn dịch
[39,41,43,47,53]

Alcaloid Alcaloid Trợ tim
[53]

Ganodosteron Steroid Kháng viêm, giải độc gan
[44,76,81]

Acid lanosporeric Steroid Ức chế tổng hợp cholesterol
[14,21,34]


Lanosterol Steroid Ức chế tổng hợp cholesterol
[14,21,34]

Ganoderans A, B, C Polysaccharid Làm giảm đường huyết
[64,72,82]

β-D-Glucan Polysaccharid Chống ung thư, tăng tính miễn
dịch
[15,20,23,37,51,77,83]

Polysaccharid Hạ lipid huyết, chống oxy hóa
[21,22,78]

Acid ganoderic R, S Triterpenoid Ức chế giải phóng histamin
[37]

Acid ganoderic B, D,
F, H, K, Y
Triterpenoid Hạ huyết áp, ức chế men chuyển
[53]

Acid ganoderic Triterpenoid Chống khối u, chống di căn
[19,40,50,79]

Ganodermadiol Triterpenoid Hạ huyết áp, ức chế men chuyển
[53]

Acid ganoderic M, F Triterpenoid Ức chế sinh tổng hợp cholesterol
[14]


Acid ganoderic T, O Triterpenoid Ức chế sinh tổng hợp cholesterol
[14]

Lucidone A Triterpenoid Bảo vệ gan
[51,76]

Lucidenol Triterpenoid Bảo vệ gan
[51,76]

Ganosporelacton A Triterpenoid Chống khối u
[40]

Ganosporelacton B Triterpenoid Chống khối u
[40]

Dẫn xuất acid oleic Acid béo Ức chế giải phóng histamin
[53]





7

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về linh chi (G. lucidum) thuộc lĩnh vực đề tài
1.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Cho đến nay, trên thế giới có khoảng trên 500 công trình nghiên cứu về Linh chi, tập
trung chủ yếu trên 4 lĩnh vực sau: tác dụng điều hòa miễn dịch, tác dụng kháng ung
thư, tác dụng trên chuyển hóa (làm giảm glucose huyết, làm giảm cholesterol) và tác
dụng chống oxy hóa (giải độc gan, bảo vệ gan, kháng viêm).

Trên miễn dịch: dịch chiết nước của linh chi, đặc biệt là các polysaccharid làm
tăng khả năng thực bào của các đại thực bào in vitro và in vivo
[41,53]
, làm tăng hoạt tính
của diệt bào tự nhiên (Natural Killer Cell) và tăng họat tính của diệt bào trên cơ chế
gây độc tính tế bào
[23,53]
. Polysaccharid cũng làm tăng sự tổng hợp các cytokin có tác
dụng miễn dịch như interleukin-1, yếu tố gây hoại tử khối u (TNF-)
[15,51]
. Khi sử dụng
linh chi trên ngựa, linh chi cũng làm tăng số lượng các tế bào lympho T như CD5
+
,
CD4
+
, và CD8
+
, cũng như làm tăng các kháng thể đặc hiệu
[47]
. Trên lympho B, thành
phần polysaccharid của linh chi có tác dụng làm tăng sản xuất, hoạt hóa và biệt hóa
lympho B.
Trên ung thư: hầu hết các nghiên cứu về khả năng chống khối u của linh chi tập
trung trên thành phần triterpenoid, đặc biệt là các dẫn xuất của acid ganoderic. Chen và
cộng sự (2008) đã chứng minh rằng acid ganoderic Me có khả năng ức chế sự xâm lấn
của dòng tế ung thư phổi
[19]
. Acid ganoderic T cũng gây apoptosis trên dòng tế bào ung
thư phổi

[79]
. Phân đoạn chứa acid ganoderic có khả năng ức chế sự phát triển và xâm
lấn của dòng tế bào ung thư vú
[40]
. Acid ganoderic X có tác dụng ức chế topoisomerase
và gây apoptosis trên các dòng tế bào ung thư
[50]
. Linh chi cũng có tác dụng ức chế sự
tạo mạch máu trong khối u và ức chế sự tiết các yếu tố kích thích sự tạo mạch
[77]
.
Trên chuyển hóa: dịch chiết nước của linh chi có tác dụng làm giảm glucose huyết
ở chuột bị tiểu đường týp 2 và chuột được gây béo phì, tuy nhiên lại không có tác dụng
trên nồng độ insulin
[72]
. Ở mô hình gây tăng đường huyết bằng streptozocin trên chuột
cống
[64]
, hay bằng alloxan trên chuột nhắt
[82]
, thành phần polysaccharid của linh chi đều
có tác dụng làm giảm glucose huyết. Ling Zhi-8 (LZ-8), một protein có hoạt tính tăng

8

cường miễn dịch trong linh chi cũng có tác dụng ngăn ngừa viêm tụy và phục hồi số
lượng tế bào tiết insulin trên mô hình đái tháo đường týp 1 (lệ thuộc insulin) trên chuột
nhắt
[43]
. Trên mô hình chuột cống gây tăng lipid huyết, polysaccharid của linh chi có

tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol toàn phần, triglycerid, làm tăng HDL và ức
chế quá trình peroxide hóa lipid
[21]
. Ganoderol A, ganoderol B, và acid ganoderic Y có
tác dụng ức chế sự sinh tổng hợp cholesterol vitro, ex vivo và cả in vivo
[14,34]
.
Trên tác động chống oxy hóa và kháng viêm: thành phần polysaccharid từ linh chi
có tác dụng làm tăng hoạt tính các hệ enzym chống oxy hóa như GSH-Px và SOD trên
chuột nhắt
[21]
. Dịch chiết cồn của linh chi có tác dụng làm tăng hoạt tính của các hệ
enzym chống oxy hóa như manganese-superoxide dismutase (Mn SOD), glutathione
peroxidase (GPx), glutathione-S-transferase (GST) và catalase (CAT) trong ti thể của
tế bào tim và não chuột cống
[78]
, làm giảm nồng độ các gốc tự do (qua các phương
pháp định lượng MDA, DPPH và FRAP) và làm tăng hàm lượng GSH trong tế bào gan
chuột
[22]
. Thành phần triterpenoid và steroid của linh chi có tác dụng ức chế sự phóng
thích các chất trung gian hóa học gây viêm từ tế bào mast, bạch cầu trung tính và đại
thực bào
[44]
. Trên gan chuột, dịch chiết linh chi có tác dụng bảo vệ, phòng ngừa xơ gan
do CCl
4
và thioacetamid gây ra
[81]
, bảo vệ tổn thương gan gây bởi D-galactosamin

[76]
.
Ngoài ra acid ganoderic trong linh chi cũng có tác dụng chống viêm gan gây bởi CCl
4
,
BCG và cả siêu vi B trên chuột
[52]
.

1.2.2. Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt nam, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về linh chi, ở đây chúng tôi chỉ đề
cập đến một số nghiên cứu gần đây nhất. Trong linh chi Việt nam, quả thể và nấm thể
đều chứa các enzym chống oxy hóa như catalase, superoxid dismutase và NADH
oxidase
[7]
. Dịch chiết nước của linh chi có tác dụng làm hạ lipid huyết
[6]
. Thành phần
polysaccharid chiết xuất từ linh chi đỏ có tác dụng chống oxy hóa theo hướng bảo vệ
gan trên mô hình gây stress oxy hóa bằng CCl
4
trên chuột nhắt
[3]
. Trên mô hình gây
suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamid, dịch chiết nước, dịch chiết cồn từ nấm linh
chi và thành phần polysaccharid của nấm này cũng có khả năng tăng cường lại hệ miễn

9

dịch đã bị suy giảm

[4]
. Cao nước linh chi có tác dụng bảo vệ gan trên mô hình gây tổn
thương gan bằng rifampicin và isoniazid trên chuột nhắt
[8]
. Linh chi cũng có tác dụng
bảo vệ gan trên mô hình gây nhiễm độc gan cấp tính bằng CCl
4
và cả trên mô hình gây
loạn sản tế bào gan trên chuột nhắt
[9,10]
. Trên tủy xương, cao chiết nước của linh chi có
tác dụng phục hồi tình trạng suy tủy gây bởi methotrexat
[12]
.

1.3. Các dòng bạch cầu
Bạch cầu là những tế bào có nhân được tạo thành trong tủy xương. Sau khi được tạo
thành, bạch cầu lưu thông trong máu tuần hoàn chung để tham gia bảo vệ cơ thể. Bạch
cầu có ba đặc tính cơ bản là khả năng xuyên mạch, chuyển động bằng chân giả và tính
hóa hướng động. Những nơi viêm thường tập trung nhiều bạch cầu, tại đó bạch cầu
dùng chân giả bắt giữ các vi khuẩn và mảnh tế bào chết. Khi các vật lạ lọt vào bào
tương của bạch cầu, như một túi thực bào, các enzym của bạch cầu (oxidase,
peroxidase, catalase, lipase, amylase) sẽ tiêu hóa chúng. Thực bào là chức năng quan
trọng nhất của bạch cầu đa nhân trung tính và đại thực bào.
[5]

Số lượng bạch cầu ở người trưởng thành bình thường dao động từ 4x10
9
/L - 11x10
9

/L.
Ở trẻ em và phụ nữ có thai, lượng bạch cầu có thể cao hơn. Số lượng bạch cầu tăng
trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, đặc biệt tăng cao trong các bệnh bạch huyết cấp
hoặc mạn tính và giảm trong trường hợp bị nhiễm độc, nhiễm xạ, suy tủy.
[5]

Có nhiều cách phân loại bạch cầu, thông dụng nhất là chia thành ba nhóm: bạch cầu hạt
(bạch cầu trung tính, ưa acid và ưa kiềm), bạch cầu lympho và bạch cầu đơn nhân.

Bảng 1.2. Các giá trị bình thường của bạch cầu ở người
[5]
Các loại bạch cầu Giá trị tuyệt đối (trong 1 mm
3
) Tỷ lệ phần trăm (%)

Bạch cầu trung tính 1700 – 7000 60 – 66
Bạch cầu ưa acid 50 – 500 2 – 11
Bạch cầu ưa kiềm 10 – 50 0,5 – 1
Bạch cầu đơn nhân 100 – 1000 2 - 2,5
Bạch cầu lympho 1000 – 4000 20 – 25

10

Ở chuột, cũng tìm thấy những loại bạch cầu giống ở người. Tuy nhiên, tỷ lệ bạch cầu
lympho ở chuột cao hơn ở người và bạch cầu ưa kiềm ít khi được tìm thấy trong máu
chuột trưởng thành.
[38]

Số lượng bạch cầu rất khác nhau tùy thuộc vào gen, giới tính, môi trường và phương
pháp lấy máu. Ở chuột cái, bạch cầu hạt cao hơn chuột đực. Theo nghiên cứu của các

nhà khoa học Đại học Michigan, số lượng bạch cầu khi lấy máu ở đuôi chuột thường
cao hơn khi lấy máu ở tim. Việc lấy máu đuôi nhiều lần cũng có thể làm tăng bạch cầu
từ 50 – 120%.
[38]


Bảng 1.3. Công thức bạch cầu ở chuột nhắt
[38]

Tổng lượng bạch cầu (trong 1 mm
3
máu) 6000 – 15000
Bạch cầu lympho (%) 55 – 95
Bạch cầu trung tính (%) 10 – 40
Bạch cầu đơn nhân (%) 1 – 4
Bạch cầu ưa acid (%) 0 – 4
Bạch cầu ưa kiềm (%) 0 – 1

1.3.1. Bạch cầu hạt
Bạch cầu hạt (granulocyte) trước đây được gọi là “bạch cầu đa nhân” do nhân tế bào
thắt lại, chia nhiều thùy. Bạch cầu hạt gồm ba loại, phân biệt nhờ tính bắt màu phẩm
nhuộm khác nhau của các tiểu hạt trong tế bào chất.
Bạch cầu trung tính
Là những tế bào trưởng thành trong máu tuần hoàn, chức năng quan trọng là vận động
và thực bào các vật lạ bên ngoài, đặc biệt là vi khuẩn, virus ngay sau khi chúng xâm
nhập vào cơ thể. Vì vậy, bạch cầu trung tính tăng trong các trường hợp nhiễm trùng
cấp như viêm ruột thừa, viêm phổi… Số lượng bạch cầu trung tính cũng có thể tăng
gấp 3 - 4 lần so với bình thường sau khi chơi thể thao, vận động nhiều, làm việc nặng.
Khoảng 60 phút sau, sự tăng bạch cầu sinh lý này sẽ trở lại bình thường.


11

Bạch cầu trung tính giảm trong các trường hợp nhiễm độc kim loại nặng (Pb, As), suy
tủy, nhiễm siêu vi, nội độc tố, do thuốc,…
[5]

Bạch cầu ưa kiềm
Bạch cầu ưa kiềm không có khả năng vận động và thực bào, nhưng có vai trò quan
trọng trong phản ứng quá mẫn do IgE - một globulin miễn dịch gây ra phản ứng dị ứng
có khuynh hướng gắn trên màng bạch cầu ưa kiềm. Khi màng bạch cầu vỡ ra, histamin,
bradykinin, serotonin được phóng thích vào máu gây ra các triệu chứng phù, ngứa,
mẫn đỏ, đau,… Ngoài ra, bạch cầu ưa kiềm còn phóng thích heparin vào máu để phòng
ngừa đông máu lòng mạch.
[5]

Bạch cầu ưa acid
Bạch cầu ưa acid có vai trò chính là khử độc các protein lạ trước khi chúng xâm nhập
vào cơ thể, do đó, thường tăng trong các phản ứng dị ứng, ký sinh trùng. Ngoài ra,
bạch cầu ưa acid giải phóng plasminogen, chất này được hoạt hóa thành plasmin, làm
tan cục máu đông. Bạch cầu ưa acid có khả năng thực bào kém hơn bạch cầu trung
tính, chủ yếu là thực bào và tiêu hóa các phức hợp kháng nguyên - kháng thể, sau khi
quá trình miễn dịch hoàn thành, vì vậy không giữ vai trò quan trọng chống lại sự nhiễm
khuẩn.
[5]

1.3.2. Bạch cầu lympho
Lympho bào là những tế bào có khả năng miễn dịch, được chia thành hai dòng:
- Dòng lympho bào cảm ứng (lympho T) phân bố ở tuyến ức, có chức năng miễn dịch
tế bào, tiêu diệt các tác nhân xâm lấn.
- Dòng lympho bào có chức năng miễn dịch thể dịch (lympho B), phân bố ở gan, lách,

các tổ chức bạch huyết ở ống tiêu hóa, chúng có khả năng tạo kháng thể, làm mất
hiệu lực của kháng nguyên.
1.3.3. Bạch cầu đơn nhân
Bạch cầu đơn nhân là bạch cầu có kích thước lớn nhất trong các tế bào máu tuần hoàn,
đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của đáp ứng miễn dịch. Bạch cầu đơn nhân
trong máu cũng như các bản sao của chúng ở các mô thực bào rồi đưa kháng nguyên

12

của tác nhân gây bệnh tới trình diện cho tế bào T. Bạch cầu đơn nhân trưởng thành có
thể biệt hóa thành đại thực bào tại các mô khác nhau của cơ thể.
Quá ít hay quá nhiều bạch cầu trong máu đều cho thấy sự rối loạn trong cơ thể.
Leukopenia là sự giảm sút số lượng bạch cầu xuống dưới 4000/mm
3
, làm cho cơ thể
nhạy cảm hơn với các bệnh truyền nhiễm. Leukocytosis là sự gia tăng số lượng bạch
cầu lên đến hơn 11000/mm
3
máu, đây có thể là sự đáp ứng bình thường của cơ thể để
chống lại bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, sự tăng bạch cầu cũng có thể là kết quả của sự
điều chỉnh những bạch cầu bị phá hủy, còn non hay không bình thường được phóng
thích ra máu.
[5]











Hình 1.1. Các loại bạch cầu: a. bạch cầu lympho, b. bạch cầu ưa kiềm, c. bạch cầu ưa
acid, d. bạch cầu trung tính, e. bạch cầu đơn nhân
[5]


1.4. Suy giảm bạch cầu do thuốc
1.4.1. Các thuốc hóa trị ung thư
Các thuốc hóa trị gây độc tế bào là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng suy
tủy cấp tính, thường được biểu hiện trên lâm sàng qua sự suy giảm lượng bạch cầu
trung tính. Mức độ tổn hại tủy xương cũng như sự hồi phục của tủy xương sau đó phụ
thuộc vào cơ chế tác động dược lý của các thuốc hóa trị được sử dụng và tỷ lệ hồi phục

13

của từng dòng tế bào là khác nhau. Về mặt lý thuyết, các thuốc gây giảm bạch cầu
trung tính có thể ảnh hưởng đến các tế bào gốc đa năng, làm tổn hại các nguyên bào
đơn dòng hay đa dòng, sự biệt hóa tế bào và hoặc tác động lên môi trường xung quanh
các tế bào khác như màng trong tủy hay chất nền liên kết mô.
[73]

Bảng 1.4 liệt kê những thuốc hóa trị thường được sử dụng trong thực hành lâm sàng và
thời điểm tác động của nó trong chu kỳ tế bào. Hầu hết các thuốc điều trị ung thư đều
làm giảm bạch cầu ở những mức độ khác nhau, ngoại trừ steroid - mặc dù nó cũng có
thể gây giảm bạch cầu. Nhìn chung, những tác nhân này với thời điểm tác động trong
suốt những pha chuyên biệt của thời kỳ gián phân gây suy giảm tế bào máu tương đối
nhanh (đặc biệt là giảm bạch cầu hạt và sau đó là tiểu cầu). Tuy nhiên, sự hồi phục
cũng nhanh chóng, đặc biệt là với những tác nhân tác động trên pha S và pha M như:

cytarabin, vinblastin, và methotrexat. Tuy nhiên, sự tiêm truyền kéo dài các thuốc hóa
trị tác động trên các pha chuyên biệt cũng có thể dẫn đến tình trạng suy tủy xương mạn
tính, chứng tỏ rằng thời gian dùng thuốc và đường dùng thuốc có ảnh hưởng đến kiểu
tổn hại của tủy xương. Những yếu tố tác động lên tình trạng tế bào tủy xương như: tuổi
tác của bệnh nhân, mức độ thâm nhiễm tủy xương của tế bào u, các hóa trị và xạ trị đã
nhận trước đó, tình trạng dinh dưỡng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển
hóa và thải trừ các thuốc hóa trị ung thư sẽ ảnh hưởng đến mức độ suy giảm tế bào liên
quan đến thuốc hóa trị.
Những tác nhân tác động không chuyên biệt trên bất kỳ pha nào như anthracyclin và
dactinomycin gây ra tình trạng suy tủy ngay tức thì, với sự khởi đầu của tình trạng suy
giảm bạch cầu trung tính tương tự như các tác nhân trên các pha chuyên biệt gây ra
nhưng tình trạng suy giảm này kéo dài hơn. Những thuốc không tác động trên chu kỳ tế
bào hay chỉ tác động ở pha G
0
(ví dụ như nitrosourea hay busulfan) gây ra một tình
trạng suy giảm bạch cầu và hồi phục trễ hơn. Sử dụng lặp lại các thuốc như BCNU
(carmustin) có thể gây ra tình trạng suy giảm bạch cầu mạn tính. Những loại thuốc này
thể hiện độc tính đối với cả các tế bào sơ khai cũng như cả với các tế bào gốc của hệ
tạo máu.
[73]


14

Bảng 1.4. Thời điểm tác động của các thuốc hóa trị trong chu kỳ tế bào
[73]
CÁC THUỐC TÁC ĐỘNG TRÊN PHA CHUYÊN BIỆT
Pha G
1
Pha S Pha G

2
Pha M G
0

L-Asparaginase
Steroid
Methotrexat
Cytarabin
Fluorouracil
Mercaptopurin
Thioguanin
Hydroxyurea
Procarbazin
Cyclophosphamid
Steroid
Bleomycin Vincristin
Vinblastin
Etoposid
Teniposid
Paclitaxel
Busulfan
Mechlotheramin
Melphalan
CÁC THUỐC TÁC ĐỘNG TRÊN PHA KHÔNG CHUYÊN BIỆT
Nhóm ALKYL Nhóm kháng sinh Nhóm nitrosourea Nhóm khác
Busulfan
Chlorambucil
Cyclophosphamid
Mechlorethamin
Ifosfamid

Daunorubicin
Doxorubicin
Dactinomycin
Mithramycin
Mitomycin C
Carmustin
Lomustin
Semustin
Carboplatin
Cisplatin
Chlorozotocin
Streptozocin
Dacarbazin

Bảng 1.5. Phân độ suy giảm bạch cầu theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NCI)
[24]

Phân độ theo NCI Độ 1
(Nhẹ)
Độ 2
(Trung bình)
Độ 3
(Nặng)
Độ 4
(Rất nặng)
Tổng lượng bạch cầu 3000/mm
3
2000-3000/mm
3
1000-2000/m

3
<1000/mm
3

Bạch cầu trung tính 1500/mm
3
1000-1500/mm
3
500-1000/mm
3
<500/mm
3


1.4.2. Các thuốc kháng giáp tổng hợp
Các thuốc kháng giáp trạng tổng hợp như methimazol, carbimazol hoặc
propylthiouracil được dùng rất phổ biến trong điều trị các bệnh lý có cường giáp như
basedow, nhân tuyến giáp Mặc dù có hiệu quả cao trong điều trị nhưng các thuốc này

15

có thể gây khá nhiều phản ứng phụ ở các mức độ khác nhau. Một trong những phản
ứng phụ gây nguy hiểm cho người bệnh là giảm bạch cầu hạt. Tuy ít gặp (khoảng
4/1000 người sử dụng), nhưng tỉ lệ tử vong cao: 6 – 20%. Hầu hết các trường hợp mất
bạch cầu hạt do thuốc kháng giáp tổng hợp thường xảy ra trong vòng 90 ngày sau khi
sử dụng. Một số ít trường hợp lại xảy ra sau 1 năm hoặc hơn. Một số nghiên cứu thấy
rằng, tác dụng phụ này xảy ra ở người cao tuổi nhiều hơn so với ở người trẻ và tỉ lệ tử
vong cũng cao hơn. Tác dụng làm giảm bạch cầu hạt của các loại thuốc này ít khi xảy
ra ở đợt điều trị đầu mà thường chỉ xảy ra ở những đợt điều trị tiếp theo.
[36]


Mất bạch cầu hạt của thuốc kháng giáp tổng hợp là một phản ứng miễn dịch, gây ra do
sự thành lập các kháng thể đặc hiệu với thuốc, hoặc với các chất chuyển hóa của
chúng. Các kháng thể này được gắn trên bề mặt của các bạch cầu hạt. Ở lần điều trị
tiếp theo, thuốc hoặc chất chuyển hóa của chúng sẽ gắn với các kháng thể này, gây ra
các phản ứng miễn dịch và phá vỡ các bạch cầu hạt này. Ngoài ra, theo các nghiên cứu
gần đây, sự giảm bạch cầu hạt của các thuốc này còn thông qua nhiều cơ chế khác nữa.
Vì phản ứng phụ này là một phản ứng miễn dịch, nên có sự phản ứng chéo giữa các
loại thuốc kháng giáp với nhau.
[36]

1.4.3. Các loại thuốc khác
Các Penicillin: được chiết xuất từ nấm Penicillium notatum hoặc Penicillinum
chrysogenum. Do có chung cấu trúc là beta-lactam, nên các kháng sinh thuộc nhóm
này đều có thể có tác dụng phụ là gây giảm bạch cầu.
[36]

Ngoài ra, các kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin (phân lập từ nấm
Cephalosporium) như: cefaclor, cefadroxil, cephalexin, cephaloridin, cephalothin,
cephradin, cefazolin, cefotaxim, cefamandol cũng có thể gây giảm bạch cầu.
[32]

Kháng sinh nhóm Phenicol: các kháng sinh nhóm này thường gây suy giảm bạch cầu
không hồi phục, có thể phụ thuộc hoặc không phụ thuộc liều, có tần suất khoảng
1/10.000 ca điều trị và thường là tử vong.
[36]

Kháng sinh nhóm Cyclin: như tetracyclin, oxycyclin, doxycyclin cũng có thể làm giảm
bạch cầu, tuy nhiên ít gặp và cũng ít gây nguy hiểm.
[36]



16

Kháng sinh nhóm Sulfamid: có thể gây ức chế tủy, kết hợp trimethoprim và
sulfamethoxazol có nguy cơ cao làm giảm bạch cầu, bạch cầu trung tính nhất là trên
tủy nhạy cảm (ghép tủy).
[36]

Phenothiazin: thường làm giảm bạch cầu sau 2 – 8 tuần điều trị, hoặc khi tổng liều
vượt quá 5 gam. Có thể thay đổi theo cá nhân và tùy theo khả năng bù trừ sự ức chế
của phenothiazin lên tổng lượng ADN.
[36]

1.4.4. Yếu tố kích thích tạo bạch cầu
Bạch cầu trong hệ thống miễn dịch có thể giúp chống nhiễm trùng. Khi lượng bạch cầu
xuống thấp trong máu, cơ thể sẽ giảm khả năng chống nhiễm trùng. Trong liệu pháp
hóa trị ung thư, bạch cầu thường hạ thấp nhất vào khoảng giữa thời gian của mỗi chu
kỳ hóa trị ung thư. Thí dụ, cứ 3 tuần lễ hóa trị thì khoảng 10 ngày sau đó bạch cầu hạ
thấp nhất. Khi bạch cầu xuống thấp nhất là lúc bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi nhiều nhất
và nguy cơ nhiễm trùng cao nhất. Sau giai đoạn giảm tối đa, bạch cầu dần dần trở lại
bình thường. Sau đó, bệnh nhân có thể được hóa trị chu kỳ tiếp theo.
Ngày nay, việc sử dụng các yếu tố kích thích tạo bạch cầu để phục hồi lượng bạch cầu
trong máu càng được chú trọng. Một số thuốc thường được sử dụng như GM-CSF
(Granulocyte Macrophage – Colony Stimulating Factor: yếu tố kích thích dòng bạch
cầu-đại thực bào) và G-CSF (Granulocyte - Colony Stimulating Factor: yếu tố kích
thích dòng bạch cầu).
[45]

Đặc tính và tác dụng của filgrastim

Filgrastim là một yếu tố kích thích dòng bạch cầu hạt của người, được sản xuất bằng
công nghệ tái tổ hợp ADN và có hoạt tính giống hệt yếu tố nội sinh kích thích dòng
bạch cầu hạt ở người. Filgrastim là một protein không gắn đường, có độ tinh khiết cao,
chứa 175 acid amin. Filgrastim được sản xuất trong phòng thí nghiệm từ chủng vi
khuẩn Escherichia coli mà hệ gen của chúng đã được biến đổi do gắn thêm vào một
gen sản xuất ra yếu tố kích thích tạo bạch cầu hạt. Thuốc điều hoà việc sản xuất và huy
động các tế bào hạt trung tính từ tuỷ xương. Thuốc kích thích sự hoạt hoá, tăng sinh và
biệt hoá các tế bào tiền thân bạch cầu trung tính. Trong một số trường hợp giảm bạch

×