Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và mật độ trồng thích hợp của một số giống vừng vụ hè thu tại huyện vĩnh lộc, tỉnh thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1002.99 KB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI








TRỊNH THÙY LAN



NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ
MẬT ĐỘ TRỒNG THÍCH HỢP CỦA MỘT SỐ GIỐNG VỪNG
VỤ HÈ THU TẠI HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH THANH HOÁ


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số : 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Đình Chính








HÀ NỘI - 2012
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động của chính tác giả. Các số liệu
và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn



Trịnh Thùy Lan
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận
được sự giúp đỡ, động viên, chỉ bảo của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và

người thân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GVC.TS.NGUT. Vũ Đình Chính
giảng viên Bộ môn Cây Công nghiệp và Cây Thuốc, Khoa Nông học, Trường
Đại học Nông nghiệp Hà Nội, người đã luôn theo sát và tận tình hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa Sau
Đại học, Khoa Nông Học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã luôn giúp
đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh Lộc, Phòng
Nông nghiệp&PTNT, Phòng Thống kê, Phòng TNMT huyện Vĩnh Lộc, tỉnh
Thanh Hoá cùng cán bộ, xã viên và nhân dân tại Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc,
tỉnh Thanh Hoá.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn !


Tác giả luận văn





Trịnh Thùy Lan







Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình viii
1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu 4
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
1.4 Giới hạn của đề tài 4
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
2.1 Nguồn gốc và phân bố cây vừng 6
2.2 Phân loại và đặc điểm sinh học của cây vừng 7
2.3 Yêu cầu điều kiện sinh thái của cây vừng 12
2.4 Tình hình sản xuất và nghiên cứu vừng trên Thế giới 14
2.5 Tình hình sản xuất và nghiên cứu vừng ở Việt Nam 24
3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
3.1 Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 32
3.2 Nội dung nghiên cứu 32
3.3 Phương pháp nghiên cứu 32
3.4 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu 38
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
4.1 Kết quả nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học của một số dòng,
giống vừng trong điều kiện vụ hè thu năm 2011 tại huyện Vĩnh

Lộc, tỉnh Thanh Hóa. 39
4.1.1 Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các dòng, giống vừng 39
4.1.2 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng, giống vừng 40
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

iv

4.1.3 Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các dòng, giống vừng 42
4.1.4 Một số đặc điểm sinh trưởng của các dòng, giống vừng 45
4.1.5 Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các dòng, giống vừng 47
4.1.6 Sự tích lũy chất khô của các dòng, giống vừng 51
4.1.7 Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các dòng, giống vừng 53
4.1.8 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng, giống vừng 54
4.2 Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của 2 giống vừng V6 và vừng trắng
trong vụ hè thu năm 2011 tại huyện vĩnh lộc, tỉnh Thanh Hóa. 59
4.2.1 Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian sinh trưởng của các giống vừng. 59
4.2.2 Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng chiều cao thân
chính của các giống vừng 61
4.2.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số đặc điểm sinh trưởng
của các giống vừng 63
4.2.4 Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng diện tích lá và chỉ số
diện tích lá (LAI) của các giống vừng 66
4.2.5 Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng tích lũy chất khô của các
giống vừng 71
4.2.6 Ảnh hưởng của mật độ đến mức độ nhiễm sâu bệnh của các
giống vừng 74
4.2.7 Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất của
các giống vừng 77
4.2.8 Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất của các giống vừng 79

5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
5.1 Kết luận 85
5.2 Đề nghị 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1. Chỉ số diện tích lá LAI
2. Đối chứng Đ/C
3. Khoa học nông nghiệp Việt Nam KHNNVN
4. Mật độ MĐ
5. Năng suất cá thể NSCT
6. Năng suất lý thuyết NSLT
7. Năng suất thực thu NSTT
8. Tổ chức lương thực Thế giới FAO
9. Thời gian sinh trưởng TGST
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên bảng Trang
1.1 Tình hình sản xuất vừng và thương mại theo khu vực 14


1.2 Tình hình xuất, nhập khẩu vừng trên Thế giới từ năm 2000 – 2009 15

1.3 Các nước xuất khẩu và nhập khẩu vừng lớn nhất Thế giới 16

1.4 Nhóm các nước sản xuất vừng lớn nhất trên Thế giới 16

1.5 Tình hình sản xuất vừng ở Việt Nam từ năm 2000-2010 25

1.6 Tình hình sản xuất vừng ở Thanh Hóa một số năm gần đây từ năm
2006 - 2010 26

1.7 Tình hình sản xuất vừng ở huyện Vĩnh Lộc một số năm gần đây từ
năm 2006 - 2010 27

4.1 Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các dòng, giống vừng 40

4.2 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng, giống vừng 41

4.3 Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các dòng, giống vừng 43

4.4 Số đốt, cành cấp 1 và chiều cao đóng quả của các dòng, giống vừng 46

4.6 Chỉ số diện tích lá ở một số thời kỳ sinh trưởng, phát triển của các
dòng, giống vừng 50

4.7 Khả năng tích luỹ chất khô của các dòng, giống vừng qua các thời
kỳ sinh trưởng và phát triển 52

4.8 Mức độ nhiễm sâu bệnh của các dòng, giống vừng 54


4.9 Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống vừng 55

4.10 Năng suất của các dòng, giống vừng thí nghiệm. 57

4.11 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian các thời kỳ sinh trưởng
của các giống vừng 59

4.12 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều cao thân chính các thời kỳ
sinh trưởng của các giống vừng 62

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

vii

4.13 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số đặc điểm sinh trưởng của
các giống vừng 64

4.14 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến diện tích lá qua các thời kỳ sinh
trưởng của các giống vừng 67

4.15 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá (LAI) qua các
thời kỳ sinh trưởng của các giống vừng 69

4.16 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng tích lũy chất khô của
các giống vừn 72

4.17 Ảnh hưởng của mật độ đến mức độ nhiễm sâu của các giống vừng 75

4.18 Ảnh hưởng của mật độ đến mức độ nhiễm bệnh của các giống vừng 76


4.19 Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất của các
giống vừng 78

4.20 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất của các giống vừng 80

4.21 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thu nhập thuần của các giống
vừng (tính cho 1 ha) 82





Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT Tên hình Trang

1.1 Diến biến năng suất và diện tích vừng ở Việt Nam từ 2000 - 2010 25
4.1 Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các dòng, giống
vừng 44
4.2 Diện tích lá ở các thời kỳ sinh trưởng, phát triển 48
4.3 Chỉ số diện tích lá ở một số thời kỳ sinh trưởng, phát triển của
các dòng, giống vừng 50
4.4 Khả năng tích luỹ chất khô của các dòng, giống vừng qua các
thời kỳ sinh trưởng và phát triển 52
4.5 Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các dòng, giống
vừng 58

4.6 Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao cuối cùng của các giống
vừng 62
4.7 Ảnh hưởng của mật độ đến chỉ số diện tích lá của vừng ở thời kỳ
sau ra hoa 2 tuần 70
4.8 Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng tích lũy chất khô của vừng
ở thời kỳ quả mẩy 73
4.9 Ảnh hưởng của mật độ đến NSLT của các giống vừng 83
4.10 Ảnh hưởng của mật độ đến NSTT của các giống vừng 83

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

1

1. MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Cây vừng (Sesamum indicum L.) còn gọi là cây mè, có nguồn gốc từ Châu
Phi và được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên Thế Giới. Đây được xem là cây công
nghiệp ngắn ngày quan trọng nhất, đã có từ lâu đời, có giá trị dinh dưỡng và giá trị
kinh tế cao được sử dụng nhiều trong lĩnh vực như y học, đời sống, công nghiệp,
nông nghiệp … Nó chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp nước ta
nói riêng cũng như trên Thế giới.
Cây vừng có giá trị sử dụng cao, thành phần dinh dưỡng của vừng chủ
yếu là lipit 45 - 55 %, protein 16 - 18 % và gluxit 18 - 22 %. Do vừng là cây
có hàm lượng dầu cao nên nó được mệnh danh là “hoàng hậu của các cây có
dầu”, và do sự hiện diện của các chất chống oxy hóa mạnh, hạt vừng được gọi
là “những hạt giống của sự bất diệt”. Tiềm năng và triển vọng của nó không
những dùng cho nhu cầu thực phẩm mà còn có thể dùng cho các nhu cầu khác
trong đời sống hàng ngày như dùng trong công nghiệp, dược phẩm và dầu
sinh học trong tương lai. Dầu vừng tinh chế được xem là loại dầu ăn hảo hạng

và ngày càng được sử dụng nhiều thay thế cho mỡ động vật, bởi khi ăn dầu
vừng tránh được bệnh xơ cứng động mạch và một số bệnh khác như chữa
thiếu sữa cho con bú của sản phụ, chữa tóc khô, rụng nhiều, tóc bạc sớm,
chữa hen suyễn … Ngoài ra, với đặc tính không bị ôxi hoá, có thể cất giữ
được lâu mà không bị ôi và với hương vị đặc thù nên dầu vừng được sử dụng
nhiều trong ngành công nghiệp thực phẩm (Phạm Văn Thiều, 2005) [21].
Hạt vừng được dùng làm thực phẩm cho người như ăn sống, rang ép
dầu ăn, làm dầu thắp, làm bánh kẹo và làm thuốc… Trong 100g vừng hạt có
chứa 560 – 580 calo, 18g protein, 20g hydratcacbon, 50 – 60g chất béo,
10,5mg sắt, 616mg photpho, 720mg kali, 60mg natri, 30 đơn vị Vitamin A,
0,8mg B1 …, đặc biệt lượng canxi trong vừng rất cao, gấp 20 lần lạc và nhiều
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

2

hơn thịt lợn nhiều lần và có lợi cho bệnh tim mạch, bệnh xốp xương, [21].
Trên Thế Giới, dầu vừng được dùng trực tiếp trong việc nấu nướng hoặc ăn
sống với rau và làm phụ gia trong công nghiệp thực phẩm như nước chấm,
công nghệ dược liệu, mỹ phẩm, thuốc sâu.
Dầu vừng còn được sử dụng nhiều trong việc bồi bổ sức khoẻ và trong các
công nghiệp dược phẩm. Đông y coi vừng là loại thuốc, vừng đen có tên là “Hắc
ma chi” làm thuốc bổ, thuốc nhuận tràng, lợi sữa … Theo Hải Thượng Lãn Ông
thì vừng có vị ngọt, tính bình, không độc, đi vào bốn kinh phế, tỳ, gan, thận, có tác
dụng ích gan, bổ thận, nuôi huyết, nhuận tràng, điều hoà ngũ tạng. Ngoài ra, dầu
vừng còn có những công dụng khác như điều trị mờ mắt, hoa mắt, chóng mặt và
đau đầu, thúc đẻ, sát trùng, tiêu uất khí [21].
Khô dầu vừng có 30 - 50 % protein, giàu tritophan và methionin dùng làm
bột chế biến thức ăn cho gia cầm, cho gia súc, loại kém thì dùng làm phân bón.
Vừng được sử dụng trong ngành công nghiệp như người Châu Phi đã dùng
vừng để tạo nước hoa và loại nước hoa Cô-lô-nhô nổi tiếng được sản xuất từ hoa

vừng [65]. Axit myristiccos trong hạt vừng được xem là một thành phần không
thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Chất sesamin và sesamolin trong hạt
vừng có tính diệt khuẩn và sâu bọ nên được làm chất tăng cường tác dụng cho
thuốc trừ sâu. Dầu vừng được làm dung môi hoà tan các loại dược phẩm, thuốc
làm mịn da, trong sản xuất bơ thực vật và xà phòng [47]
Vừng còn được ứng dụng nhiều trong việc bồi bổ sức khoẻ và trong ngành
công nghiệp dược phẩm. Lignan của vừng có đặc tính chống oxi hoá và có hoạt
tính tăng cường sức khoẻ [49]. Do trong vừng có sesamin và sesamolin đã được
xác định là có hàm lượng cao có tác dụng tăng cường tốc độ oxi hoá các axit béo
trong peroxyxom và trong ty thể [64]. Dùng vừng hạt làm thực phẩm dường như
có tác dụng làm tăng hoạt tính của y-tocopherol là chất được xem là chống ung
thư và bệnh tim [45] . Dầu vừng còn được làm dung môi cho một số thuốc tiêm
vào cơ, đặc tính bổ dưỡng, làm dịu vết viêm mềm cơ và thuốc nhuận tràng. Vào
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

3

thế kỷ thứ 4, người Trung Quốc đã dùng dầu vừng để trị bệnh chứng đau răng và
bệnh viêm lợi, dầu vừng còn biết đến trong giảm colesterol do có hàm lượng
cao các chất béo không có khả năng sinh colesterol. Những công dụng khác
của vừng bao gồm điều trị mờ mắt, hoa mắt, chóng mặt và đau đầu.
Ở Việt Nam cây vừng được trồng rộng rãi sản xuất từ Bắc đến Nam,
nhưng diện tích còn mạnh mún, không thành khu vực rõ rệt, chủ yếu phục vụ
kinh tế phụ cho gia đình, năng suất còn thấp.
Do cây vừng có một số đặc tính nông học quan trọng như phổ thích
nghi rộng, chịu hạn rất tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, phát triển được trên đất
nghèo dinh dưỡng, không cần đầu tư nhiều. Vì vậy, nó rất thích hợp trên
những vùng đất bạc màu hoặc vùng đất cát ven biển của các miền nhiệt đới.
Ở huyện Vĩnh Lộc nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung cây vừng được
trồng phổ biến trên vùng đất cát ven biển, đất thịt nhẹ. Hầu hết các giống

trồng ở đây là các giống địa phương nhiều năm không được chọn lọc, phục
tráng, ít có giống mới thay thế, vì thế đã bộc lộ nhiều nhược điểm như năng
suất không ổn định, dễ mắc các loại bệnh, độ thuần chủng của các giống
không bảo đảm, chất lượng không đồng đều của từng giống. Gây khó khăn
cho việc bố trí thời vụ, xây dựng các công thức luân canh mới cũng như việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trước tình hình đó, cần có những công trình
điều tra nghiên cứu một cách đầy đủ có hệ thống, các giống vừng này nhằm
đánh giá đúng tiềm năng về năng suất, những ưu điểm và hạn chế của từng
giống để góp phần làm căn cứ khoa học cho việc bảo tồn gen quỹ và làm cơ
sở cho các chiến lược tạo giống mới và năng suất cao, chất lượng tốt, có khả
năng chống chịu sâu bệnh, thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai và trình
độ canh tác ở Thanh Hoá.
Với ý nghĩa thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và mật độ trồng thích hợp
của một số giống vừng vụ hè thu tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

4

1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển nhằm mục tiêu xác định giống
vừng tốt có năng suất cao và mật độ trồng thích hợp của một số giống vừng vụ hè
thu tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, mức độ nhiễm sâu bệnh của
một số giống vừng tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng
suất của một số giống vừng tại địa phương
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Xác định có cơ sở khoa học những dòng, giống vừng tốt phù hợp với điều
kiện của địa phương và mật độ trồng thích hợp cho một số giống vừng vụ hè thu
nhằm tăng năng suất trên đất thịt nhẹ tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung thêm các thông tin, các dữ liệu khoa
học về cây vừng, làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa
học và công tác chỉ đạo.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bổ sung các giống vừng có năng suất cao, chất lượng tốt vào cơ cấu các
giống vừng tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện quy trình trồng một số giống vừng
tại địa phương.
Góp phần tăng năng suất, mở rộng diện tích trồng vừng và chuyển dịch cơ
cấu cây trồng tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
1.4. Giới hạn của đề tài
Do thời gian và điều kiện còn hạn chế nên đề tài chúng tôi chỉ tập trung
nghiên cứu trong phạm vi sau:
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

5

- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, mức độ nhiễm sâu bệnh,
năng suất của 7 dòng, giống vừng trong vụ hè thu năm 2011 tại huyện Vĩnh Lộc,
tỉnh Thanh Hoá.
- Nghiên cứu mật độ trồng thích hợp trong vụ hè thu 2011 cho 2 giống V6
và Vừng trắng tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
























Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

6

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Nguồn gốc và phân bố cây vừng
Theo tài liệu của các nhà sử học, những ghi chép của những nhà buôn và
sau đó là những nghiên cứu khoa học có hệ thống thì cây vừng là cây có dầu xưa
nhất. Quê gốc của vừng là Nam Phi [51], [60]. Tại đây đến nay còn rất nhiều vừng
hoang dại cho hạt nhưng có rất nhiều vị đắng, nếu dùng công nghệ xử lý thì tốn

kém. Sau đó bằng nhiều con đường khác nhau, vừng được đem trồng ở khắp châu
Phi, tới Trung Mỹ, Nam Mỹ, miền Trung Á, Ấn Độ, Trung Quốc, các nước Đông
Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Một số tác giả (Bedigran and Hardan, 1986 [38]; Brar and Ahuja, 1979
[43]; Joshi, 1961 [48]; Nayar and Mehra, 1970 [57]) cho rằng cây vừng là một cây
lấy dầu có giá trị ở Irap và Syria cách đây 4000 năm hoặc thậm chí sớm hơn. Tuy
nhiên, hầu hết các loại vừng dại lại được tìm thấy ở Châu Phi (Ethiopia) từ đây đã
lưu truyền tới các nước phương Tây, Châu Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản Ở
những nơi này nó đã trở thành trung tâm phát tán thứ sinh. Vì vậy có thể kết luận
rằng nguồn gốc của vừng là thuộc về vùng nhiệt đới.
Theo Thomas Jeffersom, vừng là một loại cây lấy dầu lâu đời và được
ghi nhận lần đầu tiên cách đây khoảng 4000 năm ở vườn Babylon và Assyria.
Từ đây nó được phát triển và trồng ở nhiều vùng trên thế giới với trên 5 triệu
mẫu Anh. Nước sản xuất vừng lớn nhất là Ấn Độ, nó cũng được trồng nhiều ở
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Nam Mỹ và một số nước
ở Châu Phi. Sản xuất thương mại cũng bắt đầu được tiến hành ở Mỹ vào
những năm 1950 (dẫn theo Betts, 1990 [41]) .
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

7

2.2. Phân loại và đặc điểm sinh học của cây vừng
2.2.1. Phân loại
Cây vừng (Sesamum indicum L.) thuộc họ Pedaliaceae bao gồm 16 chi và
16 loài (Weiss, 2000) [65], chi Sesamum có khoảng 37 loài nhưng chỉ có
Sesamum indicum là loài duy nhất được sử dụng trong trồng trọt. Bên cạnh vừng
trồng còn có 2 loại vừng dại S. prostratum và S. laciniatum được tìm thấy ở vùng
tiểu lục địa Ấn Độ. Theo (Joshi, 1961) [46], các loại thuộc chi Sesamum thường
có số nhiễm sắc thể 2n là 26, 32 và 64, vừng trồng (S. indicum có 2n = 26), ngoài
ra còn có S. cpennsen, S. chenkii, S. laniniatum có 2n = 64

Theo tài liệu của Trung Quốc, S. indicum được phân thành 2 loại phụ dựa
theo số tâm bì của quả, loài phụ có 2 tâm bì và loại phụ có 4 tâm bì, trong đó loại
phụ có 2 tâm bì được dùng rộng rãi trong sản xuất.
Cây vừng có nhiều giống, nhiều dòng khác nhau về thời gian sinh trưởng,
màu sắc của hạt và dạng cây.
Theo Nguyễn Thị Kim Ba (2005) [1] hiện nay phân loại vừng phụ thuộc
vào một số đặc tính thực vật như sau :
- Thời gian sinh trưởng: phân loại giống có thời gian sinh trưởng dài ngày
(trên 100 ngày) hoặc giống sinh trưởng ngắn ngày (dưới 100 ngày). Cách phân
loại này rất quan trọng khi chọn giống để luân canh với cây trồng khác như lúa,
bắp, đậu, khoai…
- Số khía trên quả: phân loại các giống vừng bốn khía, sáu khía, tám khía,
phân loại này dùng để chọn cỡ hạt nhỏ hay to.
- Quả bị nứt khi thu hoạch hay không bị nứt: phân loại này giúp cho việc
thu hoạch được đồng loạt hay không vì những giống không nứt quả khi thu hoạch
không bị nứt hạt.
- Màu hạt: đây là cách phân loại phổ biến nhất
Vừng đen (Sesamun indicum L.)
Vừng vàng (Sesamun orentalis L.)
Vừng đen cho màu có phẩm chất tốt và hàm lượng dầu cao hơn vừng trắng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

8

(nhất là vừng trắng một vỏ), vừng đen có giá trị xuất khẩu cao hơn vừng trắng.
- Vỏ hạt phân biệt vừng một vỏ với vừng hai vỏ, vì vừng một vỏ cho dầu
cao hơn vừng hai vỏ.
Ngoài các cách phân loại trên, người ta còn phân loại vừng theo thời vụ
trồng, số hoa ở nách lá, sự phân cành trên thân.
2.2.2. Một số giống được trồng phổ biến hiện nay

Theo một số tác giả như Nguyễn Thị Kim Ba (2005) [1], Phạm Văn Thiều
(2005) [21], Nguyễn Vy (2003) [32] thì một số giống vừng trồng phổ biến hiện
nay ở Việt Nam là:
* Nhóm vừng vàng
- Vừng vàng An Giang: ra hoa 30 ngày sau khi trồng, phân cành ít (2 - 3
cành/cây), thân màu xanh, chiều cao khoảng 80cm, thời gian sinh trưởng ngắn,
khoảng 85 ngày. Năng suất bình quân 1,2 tấn/ha, giống này có sáu hoa, quả có
tám khía, trồng phổ biến ở vùng Châu Phú (An Giang).
- Vừng vàng Diễn Châu (Nghệ An): không phân cành, quả có 2 ngăn 4
múi. Thời gian sinh trưởng từ 75 - 90 ngày, trồng được cả vụ xuân và hè thu.
Năng suất khoảng 400 - 500 kg/ha, khối lượng 1000 hạt khoảng 2,2 g.
- Giống vừng cối xay: cây bé, chiều cao khoảng 60 - 80 cm. Thời gian sinh
trưởng khoảng 75 - 80 ngày. Năng suất trung bình chỉ khoảng 400 - 500 kg/ha.
Giống này được trồng nhiều ở vùng trung du miền núi phía bắc.
- Vừng vàng Miền Đông: ra hoa 30 ngày sau khi trồng, phân cành trung
bình (4 cành/cây), thân màu xanh đậm, chiều cao thấp (70 cm), thời gian sinh
trưởng ngắn (80 ngày), năng suất khá cao (1,5 tấn/ha). Giống trồng phổ biến ở
Đồng Nai, Sông Bé trên vùng đất cao, quả có bốn đến tám khía.
- Vừng vàng Cồn Khương: ra hoa ngày thứ 35 sau khi trồng, phân cành 4 -
6 cành/cây, chiều cao 90 cm, thời gian sinh trưởng 75 ngày, năng suất 1,4 tấn/ha.
Trồng phổ biến ở Cồn Khương (Cần Thơ), quả có bốn đến sáu khía.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

9

* Nhóm vừng đen:
- Vừng Trà Ôn: ra hoa ngày thứ 35 sau khi gieo, phân cành nhiều 4 - 6
cành/cây, chiều cao 90 cm, thời gian sinh trưởng 95 ngày, năng suất khá cao 1,4
tấn/ha. Trồng phổ biến ở Trà Ôn (Vĩnh Long), quả có từ 4 đến 6 khía.
- Vừng đen Campuchia: nhập từ Ấn Độ, phân cành rất nhiều, có cả cành

cấp hai mang quả, chiều cao từ 90 - 100 cm, thời gian sinh trưởng 100 ngày, năng
suất cao nhất trong các giống 1,6 tấn/ha, tuy nhiên hạt có nhiều màu sắc khác nhau
(có cả đỏ, trắng, nâu), rất khó khi chọn hạt để xuất khẩu.
- Giống vừng đen Nghệ An: quả ra từng chùm ở nách lá, cây phân cành
nhiều. Thời gian sinh trưởng 90 - 100 ngày. Hạt màu đen, năng suất đạt 400 - 600
kg/ha. Giống này không chỉ được trồng ở Nghệ An mà còn ở Hà Tĩnh, Quảng
Bình,
- Giống vừng đen Đồng Nai: phân cành ít, thời gian sinh trưởng khoảng 80
ngày, cây cao từ 110 - 120 cm. Hàm lượng dầu thấp hơn giống vừng vàng. Năng
suất bình quân khoảng 10 tạ/ha.
* Một số giống vừng khác: từ năm 1995 đến nay công tác nghiên cứu khảo
nghiệm giống vừng được chú trọng, Việt Nam đã có 40 giống trong đó các giống
vừng trắng V6, vừng đen V36, VĐ10 cho năng suất và phẩm chất cao hơn cả.
- Đặc điểm giống vừng V6:
+ Số mắt trên cây 10 - 15, số quả/mắt 3,0 - 3,7, số quả/cây 37 - 46
+ Năng suất trong điều kiện thâm canh có thể đạt 9,5 - 13,6 tạ/ha.
+ Tỉ lệ dầu 52,98 %, chỉ số axit trung bình 1,25, hàm lượng protein 26,12
%, độ lẫn màu 2,7 %, khối lượng 1000 hạt trung bình 2,8 g.
- Đặc điểm giống vừng V36:
+ Tỉ lệ dầu 52-55 %, chỉ số axit 0,25-1 %, hàm lượng protein 27-29 %, độ
lẫn màu 0,8- 1 %, khối lượng 1000 hạt 2,8 g.
2.2.3. Sinh trưởng và phát triển của cây vừng.
Thời gian sinh trưởng của vừng biến động 75 - 120 ngày phổ biến khoảng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

10

75 ngày. Theo Nguyễn Văn Bình và cs (1996) [4] quá trình sinh trưởng phát triển
của cây vừng được chia làm 3 giai đoạn:
* Thời kỳ mọc mầm

Được tính từ khi gieo hạt đến khi hai lá mầm lộ ra khỏi mặt đất, lá thật xuất
hiện. Hạt vừng có kích thước nhỏ nên quá trình mọc mầm rất mẫn cảm với ẩm độ
đất. Độ ẩm đất thích hợp cho quá trình mọc mầm 60 - 70 %. Trường hợp đất quá
khô hạt không mọc mầm được, đặc biệt là đất sét khả năng mọc đều rất khó xảy
ra. Khi thiếu ẩm, thời điểm nảy mầm của từng hạt là khác nhau. Để đảm bảo cho
hạt nảy mầm đều, sau khi thu hoạch lạc xuân tiến hành gieo vừng luôn. Có nơi
theo kinh nghiệm của người dân gieo vừng vào đất trước khi thu hoạch lạc. Sau đó
bừa lấp hạt vừng.
Nhiệt độ thích hợp cho quá trình mọc mầm của hạt 25 - 30
0
C, nhiệt độ dưới
20
0
C kéo dài thời gian mọc mầm của hạt, đối với giống vừng V6 vốn có nguồn
gốc ôn đới không thể nảy mầm và phát triển ở nhiệt độ dưới 21
0
C.
Đất đai cũng ảnh hưởng đến khả năng mọc mầm của hạt mặc dù vừng có
thể trồng trên nhiều loại đất. Để tạo cho quá trình nảy mầm thuận lợi cần tạo điều
kiện để hạt vừng tiếp xúc với đất do đó cần lưu ý đến lớp đất phủ phía trên hạt.
Không nên để hạt nằm phơi trên mặt đất.
* Thời kỳ cây con
Được tính từ sau khi hạt mọc mầm cho đến khi cây bắt đầu ra hoa. Thời kỳ
sinh trưởng dinh dưỡng của vừng kéo dài 40 - 60 ngày tuỳ giống trong đó thời kỳ
cây con kéo dài 35 - 50 ngày.
Thời kỳ này cây có khả năng chịu hạn khá, tuy nhiên độ ẩm thích hợp nhất
cho cây con là 70 - 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng.
Nhiệt độ trung bình ngày quyết định thời gian sinh trưởng dinh dưỡng.
Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng của các bộ phận dinh dưỡng là 25 - 27
0

C,
nhiệt độ dưới 18
0
C gây nguy hại cho sự phát triển của cây. Đất đủ ẩm và trời
ấm, thân lá phát triển tốt và đều nên chiều cao cây có thể đạt 120 cm, số mắt
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

11

trên cây cao, số quả nhiều.
Trong thời kỳ này quá trình sinh lý quan trọng nhất của vừng là sự sinh
trưởng của các bộ phận dinh dưỡng và sự phân hoá đốt, mầm hoa.
Mưa lớn kéo dài nếu không tháo nước kịp sẽ làm cho cây con chết hàng
loạt. Đồng thời cây con cũng rất dễ bị cỏ dại lấn át, tranh chấp ánh sáng và dinh
dưỡng làm cho vừng “chột” không vươn cao được. Thiếu ánh sáng sẽ làm ảnh
hưởng đến quá trình quang hợp và phân hoá hoa, cây con dễ bị nhiều loài sâu hại
như sâu xanh, sâu cuốn lá, bọ xít …
Do bộ rễ vừng ăn nông nên đòi hỏi tầng đất mặt phải phì nhiêu, để kích
thích bộ rễ phát triển cây cần được bón đầy đủ N, P, K.
* Thời kỳ ra hoa, làm quả cho đến chín
Được tính từ khi cây ra hoa đầu tiên cho đến khi quả chín thu hoạch. Thời
gian ra hoa kéo dài khoảng 15 - 20 ngày. Trên cây vừng vừa có hoa vừa có quả,
những hoa ở phía gốc đã hình thành quả trong khi những hoa ở phía trên ngọn tiếp
tục nở để hình thành quả. Sau khi ra hoa thân lá vẫn tiếp tục phát triển.
Thời kỳ ra hoa làm quả cây cần nhiều nước hơn so với các thời kỳ khác
(chiếm 45 % tổng lượng nước mà cây cần). Khô hạn và mưa lớn đều ảnh hưởng
đến việc ra hoa hình thành quả trên cây.
Mật độ cây trên đơn vị diện tích cũng chi phối lớn đến năng suất. Mật độ
cây quá cao sẽ dẫn đến hiện tượng rụng hoa hoặc chột quả khi mới hình thành và
tăng số hạt lép nên số hạt/quả cũng giảm rõ rệt. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu

dinh dưỡng cho nên ở giai đoạn này cây cần được cung cấp đầy đủ đạm, lân đặc
biệt kali.
Sau khi hoa nở khoảng 9 ngày quả sinh trưởng với tốc độ rất nhanh. Quả
phát triển tối đa trong khoảng 9 ngày sau khi hoa nở mặc dù quả còn tiếp tục phát
triển trong 24 ngày trong thời kỳ chín. Khối lượng khô của quả đạt tối đa vào
khoảng ngày thứ 27 sau khi hoa nở. Quả chín hoàn toàn sau khi hoa nở khoảng 40
- 45 ngày.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

12

Vào thời kỳ này cây vừng cần nhiều ánh sáng: 200 - 250 giờ nắng/tháng
cho đến chín để thuận lợi cho việc tích luỹ vật chất vào hạt đặc biệt là quá trình
hình thành dầu.
Thời điểm thu hoạch vừng rất sợ nước, trong khi thu hoạch gặp mưa lớn sẽ
làm hàm lượng axít tăng đột ngột, làm giảm phẩm cấp hạt nghiêm trọng. Cho nên
cần lưu ý trong quá trình thu hoạch.
Hiện nay, trên thế giới để nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng của vừng,
người ta còn sử dụng phương pháp BBCH (Biologische Bundesantalt and
CHemische). Các tiếp cận này có thể giúp đỡ rất nhiều cho người trồng vừng và
các nhà nghiên cứu cho hiệu quả thực hành quản lý quy hoạch và thiết kế thực
nghiệm (Attibayéba et al., 2010) [36].
2.3. Yêu cầu điều kiện sinh thái của cây vừng
2.3.1. Nhiệt độ
Vì cây vừng có nguồn gốc nhiệt đới. Tổng tích ôn của vừng khoảng
2.700
0
C cho thời gian sinh trưởng 3 - 4 tháng nhiệt độ trung bình khoảng 25 -
30
0

C. Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm, sinh trưởng, các bộ phận dinh dưỡng
và sự hình thành hoa khoảng 25 - 27
0
C. Nhiệt độ thích hợp cho sự nở hoa và sự
phát triển quả vào khoảng 28 - 32
0
C. Nếu nhiệt độ dưới 20
0
C kéo dài thời gian
nảy mầm. Nhiệt độ dưới 18
0
C sẽ gây khó khăn cho sự phát triển và nếu nhiệt độ
dưới 10
0
C cây ngừng phát triển và chết. Nhiệt độ cao trên 40
0
C vào thời gian ra
hoa sẽ ảnh hưởng sự thụ phấn, thụ tinh, tăng tỷ lệ hoa rụng và do đó làm giảm số
hoa, số quả trên cây và ảnh hưởng đến năng suất của vừng [1].
2.3.2. Ánh sáng
Vừng là cây ngày ngắn. Trong điều kiện thời gian chiếu sáng dưới 10
giờ/ngày sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng của vừng. Vừng sẽ nở hoa sớm hơn 15
- 20 ngày trong điều kiện tự nhiên 12 giờ/ngày.
Cường độ ánh sáng, số giờ nắng trong ngày ảnh hưởng trực tiếp đến năng
suất của vừng. Trong thời gian sinh trưởng, nhất là sau khi trổ hoa, vừng cần
khoảng 200 - 300 giờ nắng/tháng cho tới khi quả chín.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

13


Một số kết quả nghiên cứu cho thấy: cường độ ánh sáng trong thời gian kết
qủa đến khi chín 28.000 lux thích hợp nhất cho quá trình hình thành dầu. Hàm
lượng dầu trong hạt giảm 8% nếu cường độ ánh sáng giảm xuống 7.000 lux [1].
2.3.3. Nước
Nước là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất vừng. Vừng
tương đối chịu hạn nhưng cho năng suất thấp, khi đất có ẩm độ dưới 70 %. Vừng
ít cần nước mưa, vừng cho năng suất cao ở lượng mưa 500 - 650 mm. Trong điều
kiện có tưới tổng lượng nước cần lên tới 900 - 1000 mm.
Vừng yêu cầu lượng nước phân bố đều trong vụ: thời kỳ sinh trưởng sinh
dưỡng 34%, thời kỳ ra hoa kết quả 45% và thời kỳ chín là 21%. Độ ẩm đất thích
hợp cho sự sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của vừng khoảng 70 - 80%.
Tuy nhiên vừng có khả năng chịu hạn khá. Qua tài liệu nghiên cứu cũng
như trong thực tiễn sản xuất cho thấy vừng có thể cho năng suất trong điều
kiện lượng mưa 200 – 300 mm phân bố đều trong vụ. Mưa lúc thu hoạch sẽ
làm phẩm chất vừng giảm do nhiễm bệnh. Vừng rất dễ mẫn cảm với nước,
nếu mưa liên tục sẽ làm cây đổ ngã và chết. Trong lúc gieo hạt, mưa nhiều hạt
sẽ không nảy mầm [1]
2.3.4. Gió
Vừng rất dễ bị thiệt hại do gió, nhất là khi thân chính phát triển, gió cũng
làm cho mất hạt khi quả bị nứt. Do đó, khi chọn thời vụ trồng vừng nên tránh vào
thời gian mưa to, gió lớn. Ở Pháp người ta không đưa vừng trồng ở miền Nam vì
một trong những lý do là vùng này có gió mạnh. Ở thung lũng Kasmia của Ấn Độ
vừng bị thiệt hại nặng do gió mạnh từ miền núi thổi qua. Do đó khi canh tác vừng
thường chọn những giống có lóng ngắn, chiều dài của thân tương đối ngắn, có thể
cho nhiều quả, chú ý cần phải vun gốc cho cây [1].
2.3.5. Đất
Vừng phát triển được trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng phát triển tốt
nhất là trên loại đất phì nhiêu, thoát nước tốt. Kết cấu đất không quan trọng bằng
khả năng thoát nước, cây sẽ chết nếu nước ngập kéo dài, nhất là thời kỳ sinh
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


14

truởng đầu. Tính thích nghi của vừng ở nhiều loại đất đã được đề cập đến từ lâu.
Cách đây nhiều thế kỷ, người Roma cho rằng: vừng yêu cầu đất phải tơi xốp, đất
giàu dinh dưỡng (dẫn theo [1]).
Các loại đất cát, cát pha có pH từ 5,5 - 8 đều trồng được, nhưng tốt nhất là
pH = 6. Ẩm độ thích hợp nhất 70 %. Đối với đồng bằng sông Cửu Long như An
Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, một số vùng ven Thành Phố Hồ Chí Minh và các
tỉnh miền trung là nơi thích hợp phát triển vừng. Vừng rất thích hợp với đất phù sa
ven sông như: Cồn Khương (Cần Thơ), ở Châu phú (An Giang) do phú sa bù đắp
sau vụ lúa nổi, trồng vừng thường cho năng suất cao [1]
2.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu vừng trên Thế giới
2.4.1. Tình hình tiêu thụ và sản xuất vừng trên Thế giới
Cây vừng được xếp ở vị trí thứ 9 trong 13 cây lấy dầu hàng đầu thế giới và
được trồng ở hơn 60 nước. Vừng mặc dù là nguyên sản ở vùng nhiệt đới Nam Phi,
nhưng hiện nay vừng được sản xuất chủ yếu châu Á và các khu vực khác
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất vừng và thương mại theo khu vực
Khu vực
Diện tích

( 1000 ha)
Sản lư
ợng
(1000 tấn)

Nhập khẩu

(tấn)
Giá trị

nh
ập khẩu
(1000 USD)

Xuất khẩu
(tấn)
Giá trị xuất
khẩu
(1000
USD)
Châu Á
4.400,04 2.291,37 882.730 1.138.741 388.425 520.416
Châu Phi 3.134,78 1.386,20 56.299 85.871 682.332 766.664
Châu Mỹ 277,62 157,07 80.205 136.039 118.942 162.222
Châu Âu 0,27 1,39 139.566 250.284 33.123 67.979
Châu Đại Dương

0,00 0,00 6.523 12.379 61 147
Thế giới
7.812,71 3.836,03 1.165.323 1.623.314 1.222.883 1.517.428
Nguồn: FAOSTAT, 2011
Theo FAO (2011) [71], châu Á và châu Phi là hai khu vực sản xuất vừng
lớn nhất, chiếm 59,73% và 36,14 % sản lượng vừng Thế giới. 30% vừng sản xuất
trên thế giới phục vụ cho xuất khẩu, trong đó châu Á và châu Phi là 2 khu vực
xuất khẩu vừng lớn nhất chiếm tỷ lệ lần lượt là 46 và 40 % sản lượng vừng
xuất khẩu của Thế giới. Châu Á là nước tiêu thụ vừng lớn nhất Thế giới và
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

15


cùng là nước nhập khẩu vừng gấp 1,64 lần sản lượng sản xuất ra và châu Phi
chính là khu vực đáp ứng yêu cầu đang tăng cao của thị trường châu Á. Tổng
giá trị xuất khẩu vừng trên Thế giới năm 2009 xấp xỉ đạt 1,52 tỷ USD, trong
đó châu Á và châu Phi cũng đạt giá trị xuất khẩu cao nhất tương ứng 520,416
và 766,664 triệu USD. Giá trị xuất khẩu vừng của châu Đại Dương không
đáng để chỉ đạt 147 nghìn USD (xem bảng 1.1).
Bảng 1.2. Tình hình xuất, nhập khẩu vừng trên Thế giới từ năm 2000 – 2009
Năm
Xuất khẩu
(tấn)
Giá trị xuất khẩu
(1000 USD)
Nhập khẩu
(tấn)
Giá trị nhập
khẩu (1000 USD)
2000 762.067 548.323 734.237 576.858
2001 742.843 464.890 752.269 543.415
2002 706.831 399.602 751.698 468.356
2003 745.532 555.596 810.337 619.150
2004 775.747 670.535 933.054 868.173
2005 1.019.925 842.680 973.026 861.070
2006 1.038.060 882.259 1.117.384 978.912
2007 1.015.645 1.049.081 1.032.699 1.022.924
2008 968.034 1.410.960 1.029.482 1.732.172
2009 1.222.883 1.517.428 1.165.323 1.623.314

Số liệu bảng 1.2 cho thấy: tình hình tiêu thụ vừng trên Thế giới tăng mạnh
từ năm 1961 đến nay, đặc biệt trong khoảng 5 năm trở lại đây. Năm 2006, sản
lượng vừng nhập khẩu trên Thế giới đạt 1.117.384 tấn, đến năm 2008 giảm không

đáng kể còn 1.029.482 tấn. Năm 2009, bắt đầu tăng trở lại 1.165.323 tấn.
Về tình hình xuất nhập khẩu của các nước trên Thế giới: Ethiopia là nước
cung cấp sản lượng vừng lớn nhất cho các nước nhập khẩu vừng. Năm 2009,
Ethiopia xuất khẩu tổng sản lượng 255.783 tấn, tiếp đến là Ấn Độ (215.733 tấn),
Sudan (1125.097 tấn), Trung Quốc là nước nhập khẩu vừng lớn nhất
(353.717 tấn). Thị trường vừng ở châu Á và châu Âu đang tăng rất nhanh
trong những năm đầu thế kỷ XXI vì các sản phẩm chế biến từ vừng tốt cho
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

16

sức khỏe ở các nước phát triển và là cách nấu nướng phổ biến ở các nước
phương Đông (xem bảng 1.3).
Bảng 1.3. Các nước xuất khẩu và nhập khẩu vừng lớn nhất Thế giới
Xuất khẩu Nhập khẩu
Nước Sản lượng (tấn) Nước Sản lượng (tấn)
Ethiopia 255.783 Trung Quốc 353.717
Ấn Độ 215.733 Nhật Bản 161.433
Sudan 125.097 Thổ Nhĩ Kỳ 91.954
Nigeria 102.400 Hàn Quốc 72.966
Tanzania 71.803 Israel 36.051
Myanmar 60.900 Mỹ 35.964
Paraguay 60.717 Hy Lạp 33.624
Burkina Faso 49.518 Saudi Arabia 24.098
Mozambique 39.736 Đức 22.930
Trung Quốc 34.103 Lebanon 21.731
Nguồn: FAOSTAT, 2011
Bảng 1.4. Nhóm các nước sản xuất vừng lớn nhất trên Thế giới
Tên nước Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
Ấn Độ 1.840.000 3,386 623.000

Myanmar 1.580.000 4,604 722.900
Sudan 1.273.020 1,948 248.000
Trung Quốc 481.331 12,215 587.947
Ethiopia 315.843 9,942 314.000
Nigeria 308.229 3,750 115.586
Uganda 280.000 6,071 170.000
Niger 172.207 4,976 85.694
Burkina Faso 125.471 7,225 90.649
Chad 102.000 3,431 35.000
Thế giới 7.812.711 4,910 3.836.030
(Nguồn: FAOSTAT, 2011)

×