Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Nghiên cứu giải pháp phát triển làng văn hoá ở huyện gia bình, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






NGUYỄN VĂN ĐỊNH





NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG
VĂN HOÁ Ở HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH




LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ




Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.31.10





Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đỗ Kim Chung




Hà Nội - 2012
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn là trung thực và chưa được sử dụng để công bố, bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả



Nguyễn Văn Định
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
và sự đóng góp quý báu của nhiều của nhiều tập thể và cá nhân đã tạo điều

kiện để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc GS.TS Nguyễn Kim Chung
thày giáo trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện đào tạo Sau đại học, Khoa kinh tế & PT
nông thôn, Bộ môn Phân tích chính sách đã giúp tôi hoàn thành quá trình học
tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo UBND
huyện Gia Bình, UBND các xã, thị trấn huyện Gia Bình đã tạo điều kiện cho
tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết để hoàn thành luận văn.
Cảm ơn gia đình cùng toàn thể bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn



Nguyễn Văn Định
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii


DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH vii

1. MỞ ĐẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Câu hỏi nghiên cứu 3

1.3. Mục tiêu nghiên cứu 3

1.3.1. Mục tiêu chung 3

1.3.2. Mục tiêu cụ thể 3

1.4. Đối tượng nghiên cứu 4

1.5. Phạm vi nghiên cứu 4

1.5.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu 4

1.5.2. Phạm vi thời gian 4

1.5.3. Phạm vi không gian 4
1.6. Kết cấu luận văn 4
2. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN LÀNG VĂN HOÁ 5

2.1. Cơ sở lý luận về phát triển làng văn hoá 5


2.1.1. Một số khái niệm 5

2.1.2. Đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong xây
dựng Làng văn hóa 14

2.1.3. Vai trò của phát triển làng văn hoá 15

2.1.4. Các tiêu chuẩn công nhận làng văn hoá 19

2.1.5. Các nội dung nghiên cứu phát triển làng văn hóa 21

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


iv

2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển làng văn hoá
trong giai đoạn hiện nay 31

2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển làng văn hóa 35

2.2.1. Tổng quan về quá trình phát triển làng văn hóa ở nước ta
trong thời gian qua 35

2.2.2. Một số kinh nghiệm phát triển làng văn hoá trong nước 42

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 49

3.1.


Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 49

3.1.1. Quá trình hình thành huyện Gia Bình 49

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - văn hoá - xã hội của huyện Gia Bình 51

3.2. Phương pháp nghiên cứu 53

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 53

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 53

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 55

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu 55

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 56

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 61

4.1. Thực trạng phát triển làng văn hóa huyện Gia Bình 61

4.1.1. Những chủ trương xây dựng làng văn hóa ở huyện
Gia Bình 61

4.1.2. Về tổ chức thực hiện việc phát triển làng văn hóa ở huyện
Gia Bình 62

4.1.3. Những kết quả trong việc phát triển làng văn hóa ở huyện

Gia Bình 76

4.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển làng văn hóa
ở huyện Gia Bình 89

4.1.5. Đánh giá chung 91

4.2. Giải pháp phát triển làng văn hóa huyện Gia Bình 95

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


v

4.2.1. Những giải pháp chung 96

4.2.1.1. Tiến hành rà soát lại hệ thống làng văn hóa ở huyện
Gia Bình nhằm xây dựng kế hoạch phát triển toàn diện 96
4.2.1.2. Xây dựng cơ chế điều hành thống nhất 96
4.2.1.3. Thực hiện lồng ghép các chương trình kinh tế, xã
hội, văn hóa, an ninh, môi trường và các chương
trình khác vào trong quá trình triển khai kế hoạch 97
4.2.1.4. Phát huy nội lực, đẩy mạnh xã hội hóa, tập trung
nguồn lực cho nhiệm vụ xây dựng làng văn hóa 98
4.2.1.5. Xây dựng mô hình và phương pháp thực hiện phù
hợp cho từng làng 100
4.2.1.6. Đẩy mạnh công tác vận động tuyên truyền 101
4.2.2. Những giải pháp riêng cho từng nhóm làng 104

4.2.2.1. Nhóm làng thuần nông 104


4.2.2.2. Nhóm làng bán đô thị 107

4.2.2.3. Nhóm làng nghề 108

4.3. Một số kiến nghị nhằm phát triển làng văn hoá ở huyện Gia Bình 109

4.3.1. Đối với Trung Ương 109

4.3.2. Đối với tỉnh Bắc Ninh 110

5. KẾT LUẬN 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO 114

PHỤ LỤC 116

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 3.1. Bảng số lượng đối tượng điều tra theo các nhóm làng 54

Bảng 3.2. Bảng số lượng phiếu điều tra giành cho đại diện hộ gia đình
và đại diện thôn làng 54


Bảng 3.3. Bảng điểm xét công nhận danh hiệu làng văn hóa 57

Bảng 4.1. Bảng so sánh về kinh tế giữa các làng đã được công nhận
và các làng chưa được công nhận là LVH ở huyện Gia Bình 81

Bảng 4.2. Bảng đánh giá sự phát triển về mặt kinh tế của các làng khi
mới đăng ký và khi được công nhận danh hiệu LVH ở
huyện Gia Bình 82

Bảng 4.3. Bảng đánh giá sự phát triển làng văn hóa về mặt chất lượng
theo từng nhóm làng 87
















Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….



vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ đánh giá của người dân về sự cần thiết của
phong trào xây dựng LVH 76

Hình 4.2. Biểu đồ số lượng làng đăng ký và làng được công nhận
danh hiệu LVH của huyện Gia Bình từ năm 2000 đến 2010 77

Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ các làng văn hóa theo nhóm làng 77

Hình 4.4. Biểu đồ tỷ lệ LVH trong các nhóm làng 78

Hình 4.5. Biểu đồ tỷ lệ làng được công nhận mới và làng bị tước danh
hiệu LVH của huyện Gia Bình qua các năm 79















Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


1

1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hoá Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động, sáng tạo, đấu
tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhiều nền văn minh
thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hoá Việt Nam đã hun đúc nên
tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân
tộc. Trong giai đoạn hiện nay, với đường lối đúng đắn của Đảng, văn hoá Việt
Nam tiếp tục được phát huy đã góp phần quyết định vào những thắng lợi to
lớn của nhân dân ta trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì “dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Nghị quyết Trung ương 5
(Khoá VIII) “xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc” ra đời đáp ứng đúng yêu cầu phát triển của đất nước và
nguyện vọng của nhân dân, đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, được xã hội
nhiệt tình hưởng ứng, thực hiện, gắn kết chặt chẽ hơn văn hoá với các lĩnh
vực của đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định
chính trị và tạo nên những thành tựu về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng,
đối ngoại của đất nước.
Năm 2000, Chính phủ triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá”. Đây là một trong bốn nhóm giải pháp lớn thực hiện
Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trên địa bàn huyện Bắc Ninh từ
khi phát động đến nay, phong trào đã được triển khai thực hiện ngày càng sâu
rộng, có tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Huyện Gia Bình là một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Ninh - Kinh

Bắc là cái nôi văn hoá của người Việt cổ, với gần một trăm lễ hội văn hoá
lớn nhỏ. Diện tích tự nhiên 107,5km
2
, dân số khoảng 92.300 người (tính
đến 1/4/2009); gồm 14 xã, thị trấn; 74 thôn, làng, nhân dân chủ yếu sống
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


2

bằng nghề nông. Với truyền thống lao động cần cù, ý chí tự lực tự cường,
nhiều thế hệ con người Gia Bình đã vượt khó khăn, tiếp thu nhanh khoa
học kỹ thuật, khai thác tiềm năng, thế mạnh của quê hương để làm giàu cho
bản thân, gia đình và xã hội, đồng thời chấp hành tốt đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng - Pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, nhân dân
trong huyện vẫn giữ được nhiều quy định về thuần phong - mỹ tục, sống
với nhau chan hoà, tình làng, nghĩa xóm mang những nghĩa cử cao đẹp của
một vùng quê nông thôn Việt Nam.
Trong sự nghiệp đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thông qua các
phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động mang tính văn hoá - xã hội
như: “xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá”, phong trào “xoá đói giảm
nghèo”, “đền ơn đáp nghĩa” Đã được toàn Đảng bộ và nhân dân trong huyện
tích cực triển khai, hưởng ứng đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, tạo nên nhiều
nét mới trong giá trị đạo đức, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ kinh tế
- xã hội của địa phương, với mục tiêu xây dựng huyện Gia Bình giàu mạnh -
văn minh.
Tuy nhiên, trong việc xây dựng làng văn hoá còn gặp nhiều khó khăn trở
ngại nhất là tình hình lao động, việc làm, an ninh trật tự ở một vài địa bàn dân
cư là thách thức tác động trực tiếp đến việc phát triển kinh tế, xã hội của địa
phương:

- Phong trào xây dựng làng văn hoá triển khai chưa được đồng bộ, ở một
số xã còn biểu hiện hình thức chạy theo thành tích, quan tâm phát triển phong
trào về bề rộng hơn là chiều sâu nên chất lượng phong trào còn hạn chế và
thiếu bền vững.
- Việc hướng dẫn, chỉ đạo và triển khai thực hiện phong trào, chưa xây
dựng được mô hình chuẩn làm điển hình tiên tiến để nhân rộng; kinh phí đầu
tư xây dựng các thiết chế văn hoá ở một số nơi chưa được quan tâm thích
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


3

đáng, việc đầu tư trang thiết bị và phương tiện phục vụ cho hoạt động còn
khiêm tốn nên hiệu quả trong tổ chức hoạt động chưa cao.
- Tình hình tệ nạn xã hội như cờ bạc, số đề, ma tuý vẫn diễn biến phức
tạp, có chiều hướng gia tăng.
- Tỷ lệ làng được công nhận là làng văn hoá còn thấp, chiếm 55% số
thôn làng trong tổng số các thôn, làng trong huyện.
Mặc dù vậy, với mục tiêu xây dựng làng văn hoá ngày càng phát triển đi
vào chiều sâu, đạt hiệu quả rõ rệt, thiết thực, góp phần phát triển bền vững
kinh tế - xã hội của huyện. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, tôi tiến hành
nghiên cứu luận văn thạc sỹ kinh tế với đề tài “Nghiên cứu giải pháp phát
triển làng văn hoá ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Tiêu chuẩn nào để đánh giá, công nhận làng văn hoá ?
- Tại sao phải nghiên cứu vấn đề xây dựng làng văn hoá ở huyện
Gia Bình?
- Tồn tại nào trong vấn đề xây dựng làng văn hoá hiện nay ở huyện
Gia Bình?
- Giải pháp nào để phát triển làng văn hoá huyện Gia Bình trong thời

gian tới?
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng xây dựng làng văn hoá hiện nay ở
huyện Gia Bình, đề xuất các giải pháp phát triển làng văn hoá huyện Gia Bình
trong những năm tới
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển làng văn hoá.
- Tìm hiểu thực trạng phát triển làng văn hoá huyện Gia Bình giai đoạn
2000 - nay.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


4

- Đề xuất các giải pháp phát triển làng văn hoá huyện Gia Bình trong
những năm tới.
1.4. Đối tượng nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận về làng, văn hoá làng, xây dựng làng văn hoá.
- Những vấn đề thực tiễn về phát triển làng văn hoá ở huyện Gia Bình.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
1.5.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu
- Phân tích thực trạng xây dựng làng văn hoá huyện Gia Bình từ năm 2000
đến nay.
- Các giải pháp chủ yếu để phát triển làng văn hoá huyện Gia Bình trong
những năm tới.
1.5.2. Phạm vi thời gian
+ Thời gian làm luận văn: Từ tháng 08/2010 đến tháng 04/2011.
+ Thời gian thu thập số liệu nghiên cứu: 10 năm (2000 - 2009).
1.5.3. Phạm vi không gian

Đề tài được tiến hành trên phạm vi huyện Gia Bình
1.6. Kết cấu luận văn
1. Mở đầu
2. Một số cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển văn hóa
3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
5. Kết luận




Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


5

2. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN LÀNG VĂN HOÁ
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển làng văn hoá
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Làng
Làng là một trong bốn đơn nguyên lưu giữ kho tàng văn hóa vật chất và
văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam. Bốn đơn nguyên đó gồm: Con người
Việt Nam, gia đình Việt Nam, làng Việt Nam, đất nước Việt Nam. Trong bốn
đơn nguyên này, làng là một đơn nguyên văn hóa mang đủ các yếu tố kinh tế,
chính trị, xã hội, văn hóa, quân sự,… đóng vai trò cầu nối giữa con người, gia
đình với đất nước, giữa nước với nhà.
Làng, như nhiều học giả đã xác nhận, đó là từ thuần Việt. Đây là điều
thật đáng lưu ý. Khác với xã, thôn là những từ Hán - Việt, làng có cội nguồn
từ chính đời sống Việt Nam và được biểu đạt trong ngôn ngữ thuần Việt.

Thuật ngữ này phản ánh sự tồn tại của một kiểu cộng đồng cấu kết trên cơ sở
một vùng địa lý với các thành viên riêng biệt của nó. Những thành viên được
phân định vai trò của mình thông qua vị trí là dân bản quán hay dân ngụ cư,
gắn kết về mặt huyết tộc nhiều hay ít với các cư dân khác trong làng. Cộng
đồng này có lối sống riêng và thường là đặc trưng riêng về tâm lý, đạo đức và
truyền thống so với các cộng đồng khác.
Trong cuốn “Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên, làng được
hiểu là : “Làng là khối dân cư ở nông thôn làm thành một đơn vị có đời sống
riêng về nhiều mặt, và là đơn vị hành chính thấp nhất thời phong kiến”.
Trong cuốn “Đại từ điển tiếng Việt” từ làng được giải thích là: “Nơi
sinh sống làm ăn lâu đời của nông dân vùng đồng bằng, trung du, thường có
phạm vi và những đặc trưng riêng biệt”.
Theo giáo sư Trần Quốc Vượng: “Làng là một đơn vị cộng cư có một
vùng đất chung của cư dân nông nghiệp. Theo quan niệm của người Việt, làng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


6

là một gia đình lớn, là một xã hội thu nhỏ. Quốc gia là hình ảnh mở rộng của
gia tộc, người ta coi toàn quốc như một đại gia đình. Làng là một trong ba
hằng số văn hoá Việt Nam (nhà - làng - nước). Là tụ cư được tổ chức chủ yếu
dựa vào hai nguyên lý, cùng cội nguồn và cùng chỗ ở. Là hình thức công xã
nông thôn với những đặc thù riêng của mình. Những đặc thù riêng ấy, thể
hiện ở chế độ ruộng đất, chế độ công điền, chế độ tổ chức xã hội, các điều lệ,
tập tục của làng, tín ngưỡng, phong tục tập quán, lễ hội làng”. [Cơ sở văn hoá
Việt Nam].
Không phải tự nhiên mà chúng ta có làng. Trong quá trình lịch sử dài
lâu của sự tồn tại và phát triển, cùng với việc xử lý những tình huống gay go
của nhu cầu chống thiên tai, địch họa mà cộng đồng làng được hình thành.

Làng Việt là kết quả tiến triển tự nhiên của tổ chức công xã. Làng thường có
nhiều chòm, xóm (chòm, xóm cũng là những từ thuần Việt). Nhưng cộng
đồng chòm, xóm không có được những đặc trưng độc lập về văn hóa, do vậy
chòm, xóm chỉ là những thành phần của cộng đồng làng.
Trong lịch sử, làng không phải là một đơn vị hành chính. Xã, trải qua
nhiều thể chế chính trị, mới là đơn vị hành chính. Xã không phải là từ thuần
Việt mà là từ Hán - Việt. Xã có thể chỉ bao gồm một làng. Nhưng thường
thường xã bao gồm vài ba làng. Xã không phải là cái gì đó cao hơn hoặc
quyền uy hơn làng, mà là một thực thể xã hội khác, mang cấu trúc chính trị -
xã hội khác với làng.
Về phương diện hành chính, xã là thiết chế có tính chất pháp lý. Còn
đối với người dân, người nông dân bình thường của hàng bao thế kỷ, thì
người ta chỉ biết có làng. Các chỉ, dụ, luật pháp của triều đình; các thể chế,
quy định của xã, thôn hết thảy đều thể hiện sức mạnh thông qua làng. Tập
tục làng, truyền thống làng là chất keo đặc thù gắn kết mọi thế hệ thành viên
của làng. Dù dưới triều đại nào, dù phải ứng xử với người cai trị là bản địa
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


7

hay ngoại bang, theo văn minh phương Đông hay phương Tây, làng vẫn tồn
tại một cách tự nhiên với sự cố kết cộng đồng đầy bản sắc của nó.
Có thể nói trong sinh hoạt của nhân dân ta, khái niệm làng đã ăn sâu
vào nhiều khía cạnh tình cảm, suy nghĩ, tập quán và quan hệ xã hội. Ngày
nay, những ấn tượng sâu sắc về làng vẫn còn được mang theo trong tiềm thức
của mỗi chúng ta, được tạo bởi những hình ảnh gần gũi như : hội làng, đường
làng, đình làng, cổng làng, ao làng, luỹ tre làng…Từ những khái niệm ấy, con
người đã gắn bó với nhau từ đời này qua đời khác trong quan hệ tập tục, nếp
sống và những trật tự của cộng đồng.

Tóm lại : Làng là hiện tượng đặc thù của xã hội Việt Nam. Làng là đơn
vị cơ bản chiếm hữu và phân phối đất đai công cộng với nền kinh tế tiểu
nông, tự cấp, tự túc. Làng gắn liền với các nghề thủ công tinh xảo, truyền
thống. Làng cũng là đơn vị văn hoá, xã hội, nơi tập hợp cư dân quanh mái
đình, ngôi chùa, nhà thờ với tín ngưỡng lễ giáo, tập tục riêng.
2.1.1.2. Văn hóa làng
Trước hết, văn hoá làng với tư cách là một khái niệm, phản ảnh khách
quan sự tồn tại của đời sống kinh tế và xã hội nông thôn Việt Nam trước đây,
nó góp phần làm nên bản sắc văn hoá dân tộc, đồng thời tác động, chi phối
đời sống tinh thần của con người. Văn hoá làng không chỉ là văn hoá riêng
của một vùng quê nhỏ bé mà là văn hoá có tính phổ biến trong cả nước với
nền kinh tế nông nghiệp lâu đời và có lịch sử đấu tranh chống thiên nhiên
cũng như chống giặc ngoại xâm bền bỉ và oanh liệt.
Khái niệm văn hoá làng ngày nay được hiểu rất rộng, bao gồm cả văn
hoá phi vật thể và văn hoá vật thể. Bên cạnh những đình làng, còn có hội làng
và bao nhiêu phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc, các địa phương đang
được bảo tồn. Trong văn hoá làng, tinh thần cộng đồng, tình nghĩa con người
nhiều khi đã đạt đến đỉnh cao của giá trị.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


8

Văn hoá làng được thể hiện thông qua các biểu trưng văn hoá mang giá
trị truyền thống: từ cây đa, bến sông, con đê, mái đình, giếng nước đến các
bản gia phả, hương ước, tập tục, hội hè đình đám, tín ngưỡng, các nghề thủ
công truyền thống, những làn điệu dân ca, dân vũ, những người giỏi văn, giỏi
võ, vv Văn hoá làng mang những giá trị đẹp giàu tính truyền thống, đồng thời
cũng cần xoá bỏ những tập tục cổ hủ, lạc hậu.
Tính chất khoa học của khái niệm văn hóa làng thể hiện ở chỗ, dù phân

loại theo kiểu nào người ta cũng khó có thể đồng nhất phong tục, tập quán, tín
ngưỡng, tâm lý, lối sống, phương thức hoạt động và ứng xử của cộng đồng
làng với các cộng đồng văn hóa khác, kể cả những cộng đồng đặc biệt gần gũi
như xã, hoặc các cộng đồng theo đơn vị hành chính, xã hội hoặc tôn giáo.
Với đơn vị là làng, văn hóa đã hiện ra như là những khuôn thước ứng
xử nằm ở tầng sâu trong đời sống cộng đồng; như là hệ thống các giá trị đặc
thù qui định và ngầm điều khiển các quan hệ cộng đồng; như là sự tổng hợp
của những kinh nghiệm sống hình thành qua lịch sử của các cộng đồng.
Mỗi con người Việt Nam, như chúng ta đều biết, nếu có được cái may
mắn là sinh ra và lớn lên ở làng, thì dù đi đâu, về đâu; dù làm nghề này hay
nghề kia; dù mang quốc tịch này hay quốc tịch khác cũng đều khó có thể
thoát ly khỏi tâm thức làng, lề thói làng, giá trị làng cái đã ăn sâu vào văn
hóa cá nhân. "Phép vua thua lệ làng" thành ngữ này hầu như mọi người Việt
Nam đều biết. Đành rằng thành ngữ này có cái dở của nó, như phản ánh sự
tản mạn, cục Bộ của một xã hội tiểu nông, nhưng đừng nghĩ rằng ở đây không
hề có ý nghĩa tích cực nào. Thông qua thành ngữ này, văn hóa làng luôn biểu
đạt cái đặc trưng riêng, cái có ý nghĩa riêng, cái mang lại sức mạnh của làng.
Lịch sử cho thấy, tất cả những gì là ngoại nhập hay ngoại sinh, nếu muốn có
chỗ đứng thực sự ở làng thì phải tìm cách "chung sống" với văn hóa làng.
Chính từ thực tiễn lịch sử của dân tộc Việt mà chúng ta nhận ra văn hóa
làng. Xác định sự tồn tại hiện thực của văn hóa làng là sự phát triển phù hợp
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


9

với sự tiến triển của các ngành tri thức về văn hóa. Có lẽ chỉ khi đặt trong
tương quan với các dạng thức văn hóa vùng và các loại văn hóa cộng đồng
khác, chúng ta mới thấy rõ hơn tính đặc thù và ý nghĩa của văn hóa làng. Với
cộng đồng làng, tính tự lập và tự quản thể hiện rất rõ. Mối quan hệ vừa gia

trưởng vừa dân chủ (dân chủ làng xã) giữa các cá nhân thể hiện trong sự đan
xen với các quan hệ huyết thống và vị trí của người bản quán và người ngụ
cư. Nghĩa vụ và quyền lợi của các thành viên đối với làng cũng được căn cứ
vào những quan hệ phức tạp này mà triển khai thực hiện.
Về mặt kinh tế, do tính chất tự lập, tự quản mà làng là một đơn vị quản
lý rất có quyền lực (đương nhiên, quyền lực này dẫu lớn cũng không vượt ra
khỏi trình độ chật hẹp của một nền sản xuất khép kín và có phần tự cấp, tự
túc). Trong lịch sử, làng thường có công quỹ riêng, có công điền, công thổ
riêng. Và nhiều làng còn có nghề riêng gắn liền với các tổ chức phường hội,
có bí mật nhà nghề truyền từ đời này đến đời khác.
Mỗi làng thường có đình, miếu, có làng về sau còn có chợ. Những thiết
chế nhà không đơn giản chỉ là nơi duy trì hoạt động bình thường của làng, mà
còn là sự hiện diện, sự vật chất hóa đời sống tinh thần, đạo đức và tính cộng
đồng của các thành viên trong làng. Chính ở đây các hoạt động văn hóa
tinh thần của làng cũng được hình thành, nuôi dưỡng và phát triển. Theo cố
học giả Trần Đình Hượn thì "Tranh làng Hồ, hát quan họ không những có gốc
làng mà còn có quy mô làng Ngay cả văn hóa cung đình cũng chỉ là tập hợp
kỹ xảo của các làng".
Làng, có thể nói là cộng đồng văn hóa rất riêng, nhưng cũng rất chung
trong khuôn khổ của lề thói theo phương thức sản xuất châu Á. Cái riêng của
từng làng thì thể hiện tương đối rõ ở từng tập tục riêng, lễ hội riêng, cách thức
ứng xử riêng Nhưng từng cái riêng ấy lại đều có một "mẫu số chung" làm
nên khuôn thước văn hóa làng. Khuôn thước văn hóa làng, dù hiện diện một
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


10

cách mờ nhạt hay rõ rệt thì cũng đều là hành trang cho sự tiến Bộ của con
người Việt Nam hiện đại

2.1.1.3. Làng văn hóa
Khác với văn hoá làng, một giá trị truyền thống cần được bảo tồn, làng
văn hoá lại nói lên ý chí, nguyện vọng của con người và cộng đồng cần vươn
tới. Nó như mục tiêu để phấn đấu mà nội dung vừa phải kế thừa có chọn lọc
truyền thống xưa, đồng thời phải biết tiếp thu và sáng tạo những giá trị mới.
Thực ra làng văn hoá là một khái niệm của riêng ngành văn hoá, nên
việc xây dựng cơ sở lý thuyết cho vấn đề này mới chỉ nhận được sự quan tâm
của một số ít nhà nghiên cứu trong ngành, chưa có sự tham gia đóng góp của
các nhà nghiên cứu khoa học - xã hội trên phạm vi toàn quốc. Làng văn hoá
còn được hiểu là một nội dung công tác của Cục Văn hoá - Thông tin cơ sở, vì
thế nó mang tính chất công việc của cơ quan chỉ đạo nghiệp vụ này, chủ yếu
là hỗ trợ - hướng dẫn nông dân xây dựng đời sống văn hoá ở nông thôn trên
phương diện những hoạt động văn hoá mới, vì thế chúng ta không lấy làm lạ
khi gặp một loạt những từ nếp sống mới, gia đình văn hoá mới, hương ước
mới… [5].
Thế nào là làng văn hoá ? Trong cuốn « Hỏi và đáp về xây dựng làng
văn hoá, gia đình văn hoá, nếp sống văn hoá tổ chức và quản lý lễ hội truyền
thống » có viết : «Làng, thôn, ấp, bản, buôn, phum, sóc…là cộng đồng dân cư
nông thôn có chung lãnh thổ, tín ngưỡng, tôn giáo, tập quán, cảnh quan ; là
đơn vị cấu thành địa bàn hành chính của chính quyền cấp xã.
Xây dựng làng văn hoá là xây dựng cộng đồng dân cư như trên, có đời
sống kinh tế và văn hoá tinh thần phát triển lành mạnh phong phú. Vì vậy,
làng văn hoá là danh hiệu vinh dự của những cộng đồng dân cư ở nông thôn
phấn đấu đạt được các yêu cầu trên. Tuỳ theo kết cấu dân cư truyền thống của
địa phương, có thể gọi là làng văn hoá, ấp văn hoá, thôn bản văn hoá ». [13]
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


11


Chúng ta nên hiểu khái niệm làng văn hoá là một khái niệm công tác,
nhưng mục đích xây dựng làng văn hoá thì không chỉ xây dựng những cái
mới, mang tính thời đại mà toàn diện và sâu sắc hơn, đó là : Phát huy cao độ
các giá trị tiềm ẩn của văn hoá làng, đồng thời thúc đẩy quá trình phát triển
kinh tế - văn hoá - xã hội ở nông thôn trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
Hai khái niệm văn hoá làng và làng văn hoá giống nhau ở chỗ đều lấy
làng làm đơn vị cơ sở. Tuy nhiên, văn hoá làng mang tính chất tự nhiên, phổ
biến. Văn hóa làng gắn với sự hình thành và phát triển của làng trong lịch sử
với những đặc điểm chung và riêng do môi trường địa lý, tự nhiên và con
người chi phối.
Làng văn hoá khởi thuỷ ít nhiều mang tính tự nhiên nhưng không đầy
đủ, không phổ biến. Trong cách hiểu hiện nay, làng văn hoá là một mô hình
mang tính chủ quan của con người bao gồm sự toàn vẹn về mọi mặt trên cơ sở
những đặc điểm tích cực. Về mặt lý thuyết, nếu như văn hoá làng có những
mặt yếu kém thì làng văn hoá phải được hiểu hoàn toàn ngược lại.
2.1.1.4. Bản sắc văn hóa làng với việc xây dựng làng văn hóa và xây dựng đời
sống kinh tế xã hội ở nông thôn hiện nay
Trong quá trình đổi mới, văn hóa làng có tác động sâu sắc đến quá trình
xây dựng đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn nước ta hiện nay. Chính vì
vậy, phát huy bản sắc văn hóa làng trong bối cảnh hiện nay là một nội dung
quan trọng trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước: "Phát huy bản sắc
văn hóa làng xã là làm cho bản sắc văn hóa ấy sáng lên, tức là làm cho nó
ngày một đa dạng và phong phú tốt đẹp hơn Phát huy bản sắc văn hóa làng
xã là khai thác vai trò, sức mạnh của nó vào sự phát triển kinh tế - xã hội của
làng xã và của cả đất nước" [Bản sắc văn hóa làng trong xây dựng nông thôn
ở đồng bằng Bắc Bộ, tr. 10], tạo ra chuyển biến mạnh mẽ trong cuộc vận động
xây dựng làng văn hóa ở nông thôn nước ta hiện nay.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….



12

Văn hóa truyền thống làng xã đóng vai trò là nền tảng cho sự lựa chọn
mô hình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn phù hợp với đặc thù đất nước
ta. Bài học thực tế ở hàng trăm làng xã Thái Bình và một số tỉnh ở đồng bằng
Bắc Bộ mấy năm vừa qua đã cho thấy: Muốn phát triển kinh tế - xã hội bền
vững ở vùng nông thôn thì phải thực hiện CNH, HĐH theo kiểu mới: "Thực
chất kiểu mới đó là phải hướng tới mục tiêu kép: vừa giảm nghèo, tăng giàu
lại vừa đảm bảo công bằng xã hội, vừa hướng tới tiến Bộ văn hóa văn minh,
vừa bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc bằng giải pháp kép: vừa đẩy
mạnh kinh tế thị trường vừa kiên trì chủ nghĩa xã hội, vừa tiếp thu giải phóng
cá nhân vừa bảo vệ lợi ích công cộng" [Nông thôn trong bước quá độ sang
kinh tế thị trường. Tr 20].
Như vậy, mô hình kinh tế - xã hội mà chúng ta lựa chọn hiện nay cần
phải thực hiện hai mục tiêu là tăng trưởng kinh tế và tiến Bộ xã hội (trong đó
vấn đề cốt lõi là dân chủ và công bằng xã hội), có chiều sâu từ bản sắc văn
hóa làng xã. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn bao gồm những nội dung rất
rộng. Và, sẽ góp phần tích cực của văn hóa làng xã vào quá trình CNH, HĐH
hiện nay ở nông thôn được biểu hiện thông qua việc tham gia vào các quy
trình như: "Chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, đưa khoa
học công nghệ, máy móc, kỹ thuật vào nông nghiệp làm thay đổi cơ bản nền
sản xuất nông nghiệp nước ta, hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hiện đại
và trên cơ sở đó mà hiện đại hóa nông thôn (bao gồm tất cả các lĩnh vực đời
sống vật chất và đời sống tinh thần) hướng tới trình độ văn hóa văn minh hiện
đại trên nền tảng bản sắc văn hóa truyền thống" [Bản sắc văn hóa làng trong
xây dựng nông thôn ở đồng bằng Bắc Bộ, tr. 11].
Nghiên cứu sự phát triển kinh tế của những làng xã như: Duy Sơn II
(Duy Xuyên, Quảng Nam), Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội), Đồng Kỵ (Bắc
Ninh), Vân Tràng (Hà Tây) cho thấy rằng, để phù hợp với xu thế phát triển

mới cần phải phát triển một nền kinh tế mang tính tổng hợp, đa dạng và vươn
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


13

tới sản xuất hàng hóa đáp ứng thị trường vùng, khu vực cả nước và với nước
ngoài. Thực tế sự phát triển kinh tế của những làng xã tiêu biểu nêu trên cho
thấy người ta có thể dựa vào truyền thống kinh nghiệm của mình được tích
lũy trong văn hóa làng xã để tìm ra phương thức, mô hình cho sự phát triển.
Vai trò của văn hóa làng xã cổ truyền trong quá trình xây dựng làng
văn hóa hiện nay là hết sức to lớn. "Văn hóa làng xã là cơ sở để xây dựng
làng văn hóa (thực chất là phát triển văn hóa làng xã lên một trình độ mới,
cao hơn)" [Bản sắc văn hóa làng trong xây dựng nông thôn ở đồng bằng Bắc
Bộ, tr. 14]. Toàn bộ thiết chế văn hóa làng xã xưa: Cổng làng, chợ làng, nghề
làng, chùa làng, đình làng, trường làng, hội làng và kết hợp với thiết chế văn
hóa mới hôm nay như: hệ thống điện đến từng hộ dân và cơ sở sản xuất, trạm
y tế, bưu điện văn hóa xã, thư viện là tài sản chung của làng văn hóa hiện
nay. Chính vì vậy, cần có giải pháp thích hợp để tạo ra mối quan hệ bền chặt
giữa thiết chế văn hóa cổ truyền và thiết chế văn hóa hiện đại trong từng làng
văn hóa để tạo ra sức mạnh chung.
Bên cạnh đó, những vấn đề như: quan hệ gia đình, dòng họ, dân chủ
trong văn hóa làng xã cổ truyền vẫn đang diễn ra và có vai trò quan trọng
trong cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở nông thôn nước ta hiện nay.
Như vậy, nghiên cứu về bản sắc văn hóa làng để khẳng định vai trò của nó
trong quá trình xây dựng làng văn hóa và xây dựng đời sống kinh tế - xã hội ở
nông thôn nước ta hiện nay có ý nghĩa quan trọng. GS.TS Nguyễn Duy Quý
rất xác đáng khi cho rằng: "Văn hóa làng như vậy đã góp nên sự bền vững
của cộng đồng dân cư ở cơ sở của xã hội nước ta đã vượt qua bao thử thách khó
khăn. Mong muốn xây dựng văn hóa cơ sở ở làng xã thì cần phải phát huy

những cái hay và khắc phục những mặt bất cập của văn hóa làng" [Mộ số vấn
đề xây dựng làng văn hóa, ấp văn hóa hiện nay, tr. 65]; và "Làng văn hóa
không thể là làng nghèo, không thể có quá nhiều hội hè, đình chùa khang trang
rực rỡ mà trường học, trạm xá thì mái dột tường xiêu" [tr. 66-67]. Đây cũng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


14

chính là những nội dung lớn mà cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở nước
ta đang nghiên cứu giải quyết trong những năm tiếp theo.
2.1.2. Đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong xây dựng Làng
văn hóa
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đóng vai trò to lớn trong sự nghiệp
đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ tổ quốc và xây dựng CNXH. Nông
nghiệp và kinh tế nông thôn là bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nông dân là nhiệm vụ chiến lược, là cơ sở để đảm bảo ổn định tình hình chính
trị - xã hội, sự phát triển hài hòa và bền vững theo định hướng XHCN của đất
nước. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến những vấn đề của làng
văn hóa và của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Các chủ trương, Nghị
quyết của Đảng được Nhà nước thể chế hóa bằng các chính sách và được các
cấp, các ngành triển khai trong thực tế. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 1998 -
2010 đã có trên 40 Nghị định và quyết định về chính sách đầu tư hỗ trợ cho
nông nghiệp, nông dân, nông thôn được ban hành và áp dụng:
- Chỉ thị 27/CT-TW ngày 12/1/1998 của Bộ Chính trị và Chỉ thị 14/CT-
TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh trong cưới, lễ
tang, lễ hội.
- Quyết định số 62/2006/QĐ-BVHT ngày 23/6/2006 của Bộ VHTT về
việc ban hành quy chế công nhận danh hiệu: “Gia đình văn hóa”, “Làng văn

hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”.
- Năm 1998, Bộ VHTT vận động xây dựng “Nếp sống văn minh, gia
đình hạnh phúc”.
- Năm 1999, Uỷ ban MTTQVN vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


15

- Năm 2000, một số UBND tỉnh đã sát nhập hai cuộc vận động trên
thành cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng Đời sống mới
văn hóa”.
- Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 5/8/2009 của BCH TW Đảng khóa X
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Nghị quyết số 24NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành
chương trình hành động thực hiện nghị quyết TW khóa X về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn.
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Thông tư số 54/2009/ TT-BNNPTNT ngày 21/ 2009 của Bộ
NNPTNT về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Công văn số 7598/BTC-NSNN ngày 28/5/2009 của Bộ Tài chính về
việc hướng dẫn nguồn vốn, đối tượng và mức hỗ trợ các dự án, nhiệm vụ
trong việc xây dựng đề án nông thôn mới cấp xã.
Như vậy, từ năm 1998 - 1999 đến nay đã diễn ra 3 cuộc vận động quy
mô lớn nhằm xây dựng một môi trường mới, một cuộc sống mới ở nông thôn,
đó là những cuộc vận động sau:
- Cuộc vận động “Xây dựng gia đình văn hóa”
- Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ

sở”
- Cuộc vận động “Xây dựng nông thôn mới”
Ba cuộc vận động trên nối tiếp nhau, bổ sung cho nhau, góp phần tạo
nên sự biến đổi mạnh mẽ của làng xã trên mọi phương diện.
2.1.3. Vai trò của phát triển làng văn hoá
Chúng ta đều biết văn hoá và phát triển có mối quan hệ biện chứng.
Nếu phát triển tách rời nhu cầu văn hoá và môi trường văn hoá thì sẽ mất
cân đối và gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Xét cho cùng, mục đích
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


16

phát triển của mỗi cá nhân và cộng đồng là phải tạo ra được các giá trị văn
hoá. Vì vậy, xây dựng làng văn hoá là phù hợp với sự phát triển nông thôn
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Làng xã, mường bản Việt Nam đã có một lịch sử lâu đời. Chính từ
những làng bản đơn vị cơ sở này mà đất nước tồn tại và ghi được nhiều
thành tựu, tạo nên một văn hoá làng có nhiều nét riêng. Ngày nay, muốn
đất nước có một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc như Đảng ta luôn
nhấn mạnh, thì trước hết phải quan tâm tới văn hoá làng.
Từ bao đời nay, làng xã Việt Nam đã trở thành đơn vị hành chính cơ
sở, nơi cộng đồng dân cư sinh sống , gắn bó chặt chẽ với nhau trong các
quan hệ kinh tế, dòng tộc và văn hoá.
Trong quá trình phát triển của dân tộc, làng xã Việt Nam đã khẳng
định được vị trí, vai trò to lớn của mình qua lịch sử đấu tranh dựng nước và
giữ nước.
Công cuộc đổi mới đất nước trong những năm qua cũng bắt đầu từ cơ
sở. đổi mới nông nghiệp, nông thôn trước hết cũng diễn ra ở làng xã. Ngày
nay, 75% dân cư ở nước ta là nông dân, ở nông thôn, làm nông nghiệp,

chiếm 70% lực lượng lao động toàn quốc. Đây cũng là nơi trực tiếp biến
mọi chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước
thành hiện thực sinh động của cuộc sống.
Chính vì vậy, nông dân, nông nghiệp, nông thôn luôn là vấn đề
chiến lược hàng đầu, được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Điều đó
được thể hiện trong nhiều chính sách kinh tế và chủ trương chăm lo cho tổ
chức, xây dựng các cộng đồng làng, xã, thôn, bản nhằm không ngừng
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Bằng nhiều hình
thức khác nhau, sinh hoạt cộng đồng làng xã đang từng bước được tổ chức
lại. Một số cộng đồng làng xã đã đạt được những thành tích quan trọng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………….


17

trong phát triển kinh tế, xã hội, kế thừa và phát huy được những giá trị
văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
Về phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nghị quyết đại hội VIII của
Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ : « Xây dựng gia đình văn hoá có ý
nghĩa rất quan trọng trong tình hình hiện nay, góp phần phát triển lực
lượng sản xuất ổn định và cải thiện cuộc sống, thực hiện kế hoạch hoá gia
đình, dân số, giữ gìn và phát huy những truyền thống đạo đức văn hoá tốt
đẹp của dân tộc. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi lớp
người, kết hợp và phát huy vai trò của xã hội, của đoàn thể nhà trường, tập
thể lao động, và tập thể dân cư trong việc chăm lo bồi dưỡng tình đồng chí,
đồng đội, hình thành nhân cách cao đẹp và nếp sống có văn hoá ».
Từ những quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế, xã hội ở nông
thôn, chúng ta thấy làng văn hoá có vị trí quan trọng đối với sự phát triển
của quá trình này.
Trước hết, vị trí của làng văn hoá đối với sự phát triển kinh tế - xã

hội ở nông thôn hiện nay tập trung ở việc thay đổi những quan niệm, những
nhận thức của nông thôn truyền thống sang nông thôn hiện đại. Văn hoá
cung cấp tri thức, những kinh nghiệm chuyển sản xuất tự cung tự cấp dựa
trên sơ sở lao động thể thực với công cụ thô sơ sang nền sản xuất hàng hoá
nhiều thành phần với cơ chế thị trường, mở rộng giao lưu giữa thị trường
trong nước với thị trường quốc tế. Nền sản xuất tự cung tự cấp gắn liền với
nếp sống, nếp nghĩ ổn định, không chú ý cạnh tranh để phát triển. Nền sản
xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường là nền sản xuất năng động, nhạy cảm,
chú ý khai thác mọi nguồn lực về trí tuệ, tài năng, nguồn vốn…để cạnh
tranh phát triển.
Nông thôn cổ truyền của chúng ta có truyền thống trọng tình cảm,
yêu thương, đùm bọc lấy nhau. Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông thôn, cần phải bổ sung vào đó tinh thần trọng khoa học, phát triển

×