BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
oOo
PHẠM THỊ HIỀN
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA HẦU THÁI BÌNH
DƯƠNG (Crassostrea angulata Lamarck, 1819) GIAI ĐỌAN
ẤU TRÙNG CHỮ D ĐẾN CON GIỐNG CẤP 2 (15mm)
LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 60.62.70
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Xuân Thu
HÀ NỘI – 2012
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Phạm Thị Hiền
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
ii
LỜI CẢM ƠN!
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS. TS.
Nguyễn Thị Xuân Thu, người thầy đã tận tình định hướng, chỉ bảo và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội, Ban lãnh đạo và Phòng Hợp tác Quốc tế và Đào tạo-Viện
nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I đã ủng hộ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để
tôi hoàn thành tốt khóa học này.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo cùng các cán bộ,
nhân viên Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Bắc đã tạo điều kiện và hỗ
trợ tôi một phần kinh phí để hoàn thành luận văn này.
Lời cảm ơn chân thành xin gửi tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp,
những người đã giúp đỡ và động viên tôi trong học tập cũng như trong cuộc
sống.
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Tác giả
Phạm Thị Hiền
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Một số đặc điểm sinh học của hầu 3
2.1.1. Hệ thống phân loại và đặc điểm hình thái bên ngoài 3
2.1.2. Đặc điểm phân bố 4
2.1.3. Phương thức sống 5
2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng 5
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng 7
2.1.6. Đặc điểm sinh sản 8
2.1.7. Các giai đoạn phát triển của ấu trùng 10
2.2. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống hầu Crassostrea angulata
trên thế giới và ở Việt Nam 11
2.2.1. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống hầu trên thế giới 11
2.2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất giống hầu ở Việt Nam 14
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu 16
3.1.1. Thời gian nghiên cứu 16
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu 16
3.1.3. Đối tượng nghiên cứu 16
3.2. Phương pháp tiếp cận 16
3.3. Dụng cụ thí nghiệm 16
3.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm 17
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
iv
3.4.1. Ảnh hưởng của mật độ ương tới sinh trưởng, tỷ lệ sống và thời
gian biến thái của ấu trùng giai đoạn phù du. 17
3.4.2. Thí nghiệm về ảnh hưởng của mật độ ương tới sinh trưởng và tỷ
lệ sống của hầu giai đoạn ương từ spat lên con giống cấp 2. 19
3.5. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 21
3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu 21
3.5.2. Công thức tính toán 22
3.5.3. Xử lý số liệu: 22
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23
4.1. Ảnh hưởng của mật độ ương tới sinh trưởng và tỷ lệ sống của
ấu trùng hầu giai đoạn phù du: 23
4.1.1. Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm 23
4.1.2. Ảnh hưởng của mật độ ương tới tỷ lệ sống và thời gian biến thái
của ấu trùng phù du: 24
4.1.3. Ảnh hưởng của mật độ ương tới tốc độ sinh trưởng của ấu trùng
phù du 26
4.2. Ảnh hưởng của mật độ ương tới sinh trưởng và tỷ lệ sống của
hầu giai đoạn spat đến con giống cấp 2 29
4.2.1. Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm 29
4.2.2. Ảnh hưởng của mật độ ương tới sinh trưởng và tỷ lệ sống của
hầu giai đoạn spat đến con giống cấp 1 (3 – 4 mm) 30
4.2.3. Ảnh hưởng của mật độ ương tới tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ
sống của hầu giai đoạn con giống cấp 1 đến con giống cấp 2
(15mm): 34
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 38
5.1. Kết luận 38
5.2. Đề xuất ý kiến 39
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Diễn giải nghĩa
1 ÂT Ấu trùng
2 Chữ D Ấu trùng Veliger
3 CT Công thức
4 DGR Tốc độ sinh trưởng bình quân ngày
5
6
DO
Umbo
Hàm lượng oxy hòa tan
Ấu trùng đỉnh vỏ
7 TBD Thái Bình Dương
8 SGR Tốc độ sinh trưởng đặc trưng
9 Spat Ấu trùng giai đoạn sông bám
10 vb Vật bám
11 VNCNTTS I Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Các dụng cụ đo yếu tố môi trường 17
Bảng 3.2. Lượng thức ăn cho ăn theo từng giai đoạn phát triển của hầu
Thái Bình Dương 18
Bảng 4.1. Một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm giai đoạn ấu trùng phù
du 23
Bảng 4.2. Tỷ lệ sống và thời gian chuyển giai đoạn của ấu trùng phù du hầu 25
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của mật độ ương tới sinh trưởng của ấu trùng phù du
hầu 26
Bảng 4.4. Tăng trưởng chiều cao của ấu trùng theo thời gian nuôi (µm) 27
Bảng 4.5. Một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm giai đoạn spat đến
con giống cấp 2 29
Bảng 4.6. Tỷ lệ sống của hầu giai đoạn con giống cấp 1 30
Bảng 4.7. Tốc độ sinh trưởng của hầu giai đoạn ương từ spat lên con
giống cấp 1. 31
Bảng 4.8. Tăng trưởng về chiều cao hầu giai đoạn con giống cấp 1 theo
thời gian nuôi (mm) 32
Bảng 4.9. Tỷ lệ sống của hầu giai đoạn con giống cấp 2 34
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của mật độ ương tới sinh trưởng của hầu giai đoạn
con giống cấp 2 35
Bảng 4.11. Tăng trưởng của hầu giai đoạn con giống cấp 2 theo thời gian nuôi 36
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Hình thái ngoài của hầu Thái Bình Dương 3
Hình 2.2. Vòng đời phát triển của Hầu Thái Bình Dương 11
Hình 3.1. Thí nghiệm ương ấu trùng phù du hầu ở các mật độ khác nhau 17
Hình 3.2. Thí nghiệm ương hầu bám ở các mật độ/giá thể 19
Hình 4.1. Sự thay đổi về chiều cao của ấu trùng phù du qua các lần đo 28
Hình 4.2. Tăng trưởng của hầu giai đoạn con giống cấp 1 theo thời gian nuôi 33
Hình 4.3. Tăng trưởng của hầu giai đoạn con giống cấp 2 theo thời gian nuôi 37
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
1
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Vùng biển nước ta có 11 loài hầu. Trong đó có những loài có giá trị
kinh tế lớn như hầu cửa sông (C. rivularis), hầu sú (S. cucullata), hầu dày vảy
(O. denselamellosa), hầu đá (O. glomerata) Từ lâu, nhân dân ta đã biết bỏ
đá nuôi hầu như bãi hầu ở bãi giữa sông Gianh – Quảng Bình. Theo chủ
trương của Tổng Cục Thủy sản, hầu đã là đối tượng nuôi hàng đầu của nghề
nuôi hải sản nước ta [5].
Hầu Thái Bình Dương không phân bố tự nhiên ở Việt Nam. Năm 2005,
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I đã nhập giống hầu Thái Bình Dương
từ Đài Loan về nuôi thăm dò tại vịnh Bái Tử Long. Năm 2008, Viện thực hiện
đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm hầu Thái
Bình Dương phục vụ xuất khẩu” [11]. Năm 2008 – 2009, Viện đã nghiên cứu
sản xuất thành công giống hầu Thái Bình Dương cho năng suất, chất lượng, tỷ
lệ thịt/vỏ cao, cung cấp cho các cơ sở nuôi từ 100 đến 120 triệu con hầu
giống/năm [29].
Do hầu không phân bố tự nhiên ở Việt Nam nên việc nuôi phụ thuộc
hoàn toàn vào con giống sản xuất nhân tạo. Vì vậy, đưa ra các giải pháp nuôi
thích hợp với con giống từ sản xuất nhân tạo cũng cần được quan tâm nhằm
đưa nghề nuôi hầu ở nước ta phát triển mạnh, tạo ra sản lượng lớn để xuất
khẩu. Mật độ nuôi cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
hiệu quả nuôi. Mật độ ương nuôi có quan hệ chặt chẽ với tốc độ sinh trưởng,
phát triển, chất lượng của ấu trùng và hầu giống. Mật độ ương quá cao hay
quá thấp đều không tốt. Nuôi với mật độ thấp, lãng phí thức ăn, thể tích bể và
tốn công chăm sóc. Nuôi với mật độ quá cao, khó quản lý môi trường do các
sản phẩm trao đổi chất và các chất thải thải ra nhiều sẽ làm ô nhiễm môi
trường nước nuôi, dẫn đến ấu trùng và hầu giống phát triển chậm, thời gian
nuôi kéo dài. Do đó, việc nghiên cứu nhằm tìm ra mật độ nuôi phù hợp rất cần
thiết, góp phần nâng cao năng suất của nghề nuôi hầu Thái Bình Dương.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
2
Xuất phát từ thực tế đó, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng
của mật độ ương đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu Thái bình dương
(Crassostrea angulata Lamarck, 1819) giai đọan ấu trùng chữ D đến con
giống cấp 2 (15mm)”.
* Mục tiêu chung: Góp phần hoàn thiện công nghệ sản xuất giống hầu TBD
(dạng bám).
* Mục tiêu cụ thể: Xác định được mật độ tối ưu cho sinh trưởng tốt nhất và tỷ
lệ sống cao nhất cho giai đoạn ương từ ấu trùng lên con giống cấp 2.
* Nội dung:
1. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và
thời gian biến thái của giai đoạn ấu trùng phù du.
2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và tỷ lệ sống
của ấu trùng giai đoạn bám lên con giống cấp 2 (15mm).
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số đặc điểm sinh học của hầu
2.1.1. Hệ thống phân loại và đặc điểm hình thái bên ngoài
Hầu Thái Bình Dương được Lamarck phân loại vào năm 1819 và được
sắp xếp như sau:
Ngành Mollusca
Lớp Bivalvia
Bộ Anisomyarya
Họ Ostreidae
Giống Crassotrea
Loài Crassostrea angulata (Lamarck, 1819)
Hình 2.1. Hình thái ngoài của hầu Thái Bình Dương
Cũng như các động vật hai mảnh vỏ khác, hầu Thái Bình Dương (TBD)
có hai vỏ úp lại với nhau và khép mở nhờ cơ khép vỏ. Hai vỏ này rất cứng,
thô, khác nhau về hình dạng và kích thước. Vỏ phải thì nhỏ, nông nằm ở trên
còn vỏ trái thì sâu và lớn dùng để bám chặt vào vật cứng và nằm ở dưới. Hầu
TBD không có răng bản lề ở bên trong. Cơ khép vỏ có màu tím hay màu nâu.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
4
Hầu TBD có tỉ lệ chiều dài và chiều rộng vỏ tương đối lớn (thường chiều dài
gấp 3 lần chiều rộng). Ngoài ra hai mép lưng bụng của hầu gần như song song
với nhau cũng là một đặc điểm nhận dạng khác [18].
2.1.2. Đặc điểm phân bố
Phân bố địa lý:
Hầu có phân bố địa lý tương đối rộng từ 14 - 40 vĩ độ Bắc đến 107 -
124 kinh độ Đông. Diện tích phân bố địa lý rộng hay hẹp chủ yếu được quyết
định bởi hai yếu tố là nhiệt độ và nồng độ muối. Đa số các loài hầu có phạm
vi phân bố rất rộng, chúng có mặt khắp nơi trên thế giới từ hàn đới, ôn đới,
nhiệt đới. Ví dụ: Hầu Châu Âu O. edulis phân bố từ ven biển Na Uy xuống
đến Maroc, qua Địa trung hải vào đến Biển Đen. Hầu Mỹ Crassostrea
virginica phân bố dọc ven biển Đại Tây Dương: từ New Brunswich (Canada)
xuống đến Vịnh Mexico. Loài O. lurida phân bố từ Alaska xuống đến Baja,
California nhưng tập trung nhiều nhất tại Oregon và Washington. C. gigaslà
loài bản địa của Đông Bắc châu Á như Nhật Bản nhưng được di chuyển và
lan rộng ra nhiều quốc gia như Pháp, Trung Quốc (du nhập vào đầu và cuối
những năm 70 của thế kỉ 20), Anh bờ tây nước Mỹ (vào những năm 1950) và
hiện nay chúng được nghiên cứu để du nhập và phát triển nuôi tại bờ đông,
Ca-na-đa, Bra-xin, Hàn Quốc, Úc (những năm 1960) New Zealand vì mục
đích nuôi và vì sự phát tán ngẫu nhiên bởi những tàu buôn lớn. Cho nên có
thể nói hầu TBD phân bố toàn cầu. Trong khi đó hầu C. angulata có nguồn
gốc tại Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Maroc. Được du nhập và nuôi nhiều ở
Pháp, Nhật, Anh, Đài Loan. Tại Châu Á cũng có một số loài hầu phân bố.
Loài Saccostrea cucullata (hầu nắp) thường gặp tại Thái Lan, Malaysia,
Indonesia. Hầu C. belcheri và C. iredalei phân bố nhiều ở các nước khu vực
Đông Nam Á như: Malaysia, Thái Lan và Việt Nam (Gosling, 2003).
Phân bố theo phương thẳng đứng: Hầu TBD trưởng thành không có
tơ chân và bám chặt trên những vật bám cứng như đá hay vỏ động vật thân
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
5
mềm khác trong vùng triều và vùng hạ triều đến độ sâu 3 m nước. Chúng
thiên về những vùng nước lợ ở cửa sông hay những vùng duyên hải gần bờ
mặc dù chúng có thể thích nghi với biên độ dao động mạnh của nồng độ muối
và các yếu tố môi trường nước nên có thể xuất hiện ở ngoài khơi ở độ sâu
khoảng 40 m nước nhưng với mật độ ít và sinh trưởng kém [18].
2.1.3. Phương thức sống
Phương thức sống của hầu thay đổi theo giai đoạn phát triển của cơ thể.
Trứng hầu sau khi đẻ một thời gian ngắn được thụ tinh và phát triển
thành ấu trùng đĩa bơi. Từ ấu trùng đĩa bơi đến lúc sống bám phải trải qua giai
đoạn sống phù du. Thời kỳ này dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiệt độ nước.
Sau thời kỳ sống phù du, ấu trùng chuyển sang giai đoạn sống bám.
Chúng thường sống bám cố định vào bất kỳ vật thể cứng nào như đáy cứng,
đá, vỏ động vật thân mềm, san hô chết…[16]
2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Thức ăn:
Thức ăn của hầu thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của cơ thể.
Giai đoạn ấu trùng:
Hầu khi phát triển thành ấu trùng đĩa bơi, các chất dinh dưỡng trong cơ
thể đã bị tiêu hao hết, cơ quan tiêu hóa đã dần được hình thành và ấu trùng
phải sử dụng thức ăn từ bên ngoài môi trường. Thức ăn của ấu trùng giai đoạn
này thường là các loại thực vật phù du có kích thước nhỏ bé (2 – 8µm) như
Nannochloropsis, Irochrysis, Chaetocerosi, Pavlova, Chlorella,
Cryptomonas, Platymonas… Trong sinh sản nhân tạo, vấn đề thức ăn của ấu
trùng là một vấn đề cần được chú trọng.
Giai đoạn trưởng thành:
Theo kết quả nghiên cứu thức ăn của hầu người ta thấy rằng thức ăn của
hầu gồm có sinh vật phù du, mùn bã hữu cơ và những chất hòa tan trong nước
như amino acid, muối khoáng (đặc biệt là các muối calci rất cần thiết cho sự
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
6
hình thành vỏ). Thực vật phù du (phytoplankton) chủ yếu là tảo silic:
Melosira, Coscinodiscus, Navicula, Nitzschia, Chaetoceros, Biddulphia,
Skeletonema, Cyclotella, Rhizosolema, Thalassiotrix… Động vật phù du
(zooplankton) bao gồm ấu trùng giun nhiều tơ, ấu trùng copepoda, copepode
nhỏ, rotifer.
Phương thức bắt mồi:
Lebesnerais (1985), Boucaud-Camou và ctv (1985) đã nghiên cứu cơ chế
lọc thức ăn và quá trình chuyển hóa thức ăn trong hệ thống tiêu hóa của hầu
Thái Bình Dương [7], [8]. Theo Chestinnt (1946) thì phương thức bắt mồi của
hầu là bị động theo hình thức lọc nhiều lần. Hầu bắt mồi trong quá trình hô
hấp, dựa vào cấu tạo đặc biệt của mang. Khi hô hấp, nước có mang theo thức
ăn qua bề mặt mang, các hạt thức ăn sẽ đính vào các tiêm mao trên bề mặt
mang nhờ vào dịch nhờn được tiết ra từ tiêm mao. Hạt thức ăn có kích cỡ
thích hợp (nhỏ) sẽ bị đính vào dịch nhờn và bị tiêm mao cuốn thành viên sau
đó chuyển dần về phía miệng, còn các hạt thức ăn có kích cỡ quá lớn tiêm
mao không giữ được sẽ bị dòng nước cuốn đi khỏi bề mặt mang sau đó tập
trung ở mép màng áo và bị màng áo đẩy ra ngoài. Mặc dù hầu bắt mồi bị động
nhưng với cách bắt mồi này thì có thể chọn lọc thức ăn theo kích thước [16].
Quá trình chọn lọc thức ăn được thực hiện bốn lần theo phương thức
trên: Lần thứ nhất xảy ra trên mang, lần thứ hai xảy ra trên đường vận
chuyển, lần thứ ba xảy ra trên xúc biện, lần thứ tư xảy ra tại manh nang
chọn lọc thức ăn. Thức ăn sau khi được chọn lọc bởi manh nang chọn lọc
thức ăn, được đưa trở lại dạ dày để tiêu hóa. Tại đây nó được tiêu hóa một
phần nhờ tác dụng của men tiêu hóa tiết ra từ nang tinh. Sau đó thức ăn
được chuyển đến manh nang tiêu hóa và tiếp tục được tiêu hóa nhờ men tiêu
hóa do manh nang tiêu hóa tiết ra. Cuối cùng thức ăn được tiêu hóa tại ruột,
các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ, còn chất cặn bã sẽ bị đưa ra ngoài cơ
thể qua hậu môn.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
7
Các tác nhân ảnh hưởng đến cường độ bắt mồi của hầu là thủy triều,
lượng thức ăn và các yếu tố môi trường (nhiệt độ, nồng độ muối …).
Khi triều lên cường độ bắt mồi tăng, triều xuống cường độ bắt mồi giảm.
Trong môi trường có nhiều thức ăn thì cường độ bắt mồi thấp và ít
thức ăn thì cường độ bắt mồi cao.
Khi các yếu tố môi trường (nhiệt độ, nồng độ muối …) trong khoảng
thích hợp thì cường độ bắt mồi cao và khi các yếu tố môi trường ngoài
khoảng thích hợp thì cường độ bắt mồi thấp. Khi nhiệt độ nước 10-15
o
C hầu
bắt mồi mạnh nhất. Trong mùa sinh sản nhiệt độ nước tương đối cao, hầu bắt
mồi yếu. Nói chung lượng nước lọc của hầu khoảng 1-25 L/h, trong thời gian
ngắn có thể lọc được 31-34 L/h bằng 1500 lần khối lượng của nó [16].
Độ pH của nước biển có ảnh hưởng đến hoạt động bắt mồi của hầu.
Khi pH = 7,75 cường độ lọc nước bình thường, từ 6,75 – 7,00 cường độ lọc
nước tăng nhưng khi pH giảm dưới 6,5 thì cường độ lọc giảm xuống. Khi pH
= 4,14 lượng nước lọc chỉ còn 10% mức bình thường (Loosanoff, 1948).
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng
Hầu có tốc độ sinh trưởng rất nhanh khi so sánh với các loài hầu khác có
trên thế giới [23]. Sinh trưởng của hầu phụ thuộc rất nhiều vào tập tính sinh lý
và sinh thái.
Nhiệt độ được xem là một trong những nguyên nhân gây nên hiện
tượng chết mùa hè của hầu mà đã được nhiều nhà nghiên cứu trên khắp thế
giới quan tâm như Perdue và CTV (1981); Cheney và CTV (2000); Huvert và
CTV (2004); Garnier và CTV (2007) và Samain (2004, 2007) [26]. Theo
Beatrice Gagnaire và CTV (2006) [14], sự tương tác giữa nhiệt độ, độ mặn,
chất ô nhiễm và các yếu tố môi trường khác như (pH, DO) có thể là nguyên
nhân của hiện tượng chết mùa hè.
Hầu sống ở nơi có dòng chảy nhanh lớn chậm hơn nơi có dòng chảy
chậm, ở độ sâu từ tầng mặt đến 3m sinh trưởng nhanh hơn ở tầng nước sâu,
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
8
dưới độ sâu 3m sẽ hạn chế hầu sinh trưởng, hầu sống ở độ sâu 7m lớn nhanh
hơn 13m [19]. Từng vùng nuôi khác nhau thì hầu có tốc độ sinh trưởng và độ
dày vỏ khác nhau [25].
Mức độ phong phú của thức ăn, sự phát triển của tuyến sinh dục là
những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của hầu. Đặc biệt là số lượng và
khối lượng thức ăn - những yếu tố này lại ảnh hưởng bởi mức độ trao đổi
nước và các điều kiện thời tiết như mưa rào, tốc độ gió, thuỷ triều và hàm
lượng dinh dưỡng của mỗi vùng. Hầu đói do thiếu dinh dưỡng, sinh trưởng
chậm hoặc không sinh trưởng. Theo Brown (1988), tốc độ tăng trưởng của
hầu trước hết bị ảnh hưởng bởi nguồn thức ăn cung cấp, sau đó mới đến yếu
tố nhiệt độ.
Những nghiên cứu về mật độ nuôi đã chỉ ra rằng, mật độ thả giống cao
thường làm cho hầu sinh trưởng chậm hơn so với hầu được thả nuôi ở mật độ
thấp [21], [23]. Mật độ giống thả còn ảnh hưởng đến hình dạng vỏ, ảnh hưởng
đến thị hiếu của người tiêu dùng [23].
Chất lượng giống, vị trí nuôi và thời gian thả giống cũng ảnh hưởng
đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu. Các loài trong cùng một họ, vị trí nuôi
khác nhau có tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống khác nhau. Yếu tố chi phối chủ
yếu là môi trường nuôi, bên cạnh đó loài, kiểu gen cũng ảnh hưởng đến sinh
trưởng của hầu [22], [24].
2.1.6. Đặc điểm sinh sản
Hầu TBD là loài lưỡng tính có yếu tố đực chín trước. Chúng thường
tham gia sinh sản đầu tiên là con đực và sau đó chuyển thành con cái. Các yếu
tố môi trường đặc biệt là thức ăn có thể ảnh hưởng đến giới tính của hầu.
Trong điều kiện dồi dào thức ăn, chúng có xu hướng chuyển giới tính từ con
đực sang con cái và ngược lại trong điều kiện thức ăn hạn chế hay chúng tập
trung thành những quần thể với mật độ quá lớn, toàn bộ đàn hầu là con đực.
Một số ít cá thể lưỡng tính.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
9
Hầu tham gia sinh sản lần đầu sau khoảng một năm. Mùa vụ sinh sản
thường diễn ra vào những tháng mùa xuân và mùa hè. Trong suốt mùa sinh
sản khối lượng tuyến sinh dục của hầu có thể chiếm tới 50% khối lượng cơ
thể. Sức sinh sản của hầu là vô cùng lớn, một con hầu cái có thể sinh ra
khoảng 50-100 triệu trứng trong một lần đẻ. Quá trình thụ tinh diễn ra trong
nước và phải mất khoảng 10-15 phút sau khi đẻ.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của hầu:
Quá trình sinh sản của hầu chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện môi
trường, đặc biệt là nhiệt độ.
Theo Byung Ha Park và ctv (1988), nghiên cứu sự thành thục của hầu
C.gigas tại Hàn Quốc cho thấy, yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành
thục là nhiệt độ. Nhiệt độ tăng cao thời gian chín của tuyến sinh dục càng rút
ngắn. Còn theo thí nghiệm của Loosanoff về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự
phát triển của tuyến sinh dục hầu C.virginica cho thấy ở nhiệt độ 10
o
C thì sau
35 ngày hầu mới thành thục nhưng tỷ lệ thành thục ít, ở 20
o
C sau 5 ngày hầu
đã thành thục nhưng tỷ lệ đẻ thấp chỉ đạt 24%, ở 30
o
C chỉ sau 3 ngày hầu đã
thành thục và cho tỷ lệ sinh sản cao.
Ngoài ra, hoạt động sinh sản của hầu còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố
môi trường khác như:
- Độ mặn: có quan hệ chặt chẽ đến sinh sản của hầu. Khí hậu vùng
nhiệt đới quanh năm thích hợp cho hầu Ấn Độ Ostrea cucullata sinh sản
nhưng ở Ấn Độ hầu này chỉ đẻ từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau; còn tháng 7,
8 tuy tuyến sinh dục thành thục nhưng vẫn không đẻ vì lúc đó mùa mưa
xuống độ mặn giảm không thích hợp cho sinh sản của nó. Ở nước ta, hầu sông
có mùa sinh sản từ tháng 4 đến tháng 9, trong các tháng này hầu đẻ rộ nhất
vào thời kỳ nhiệt độ nước cao nhất trong toàn năm (trung bình 30
o
C) nhưng
độ mặn lại thấp nhất toàn năm (trung bình 5 – 10 ‰).
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
10
- Thức ăn: trong môi trường giàu dinh dưỡng thì khả năng tích lũy
glycogen tăng, do đó sự tích lũy noãn hoàng trong trứng của hầu tăng theo, vì
vậy mà hầu thành thục sớm và khả năng sinh sản tốt hơn. Ngược lại trong môi
trường nghèo dinh dưỡng thì khả năng thành thục sinh dục và sinh sản của
hầu sẽ kém đi.
2.1.7. Các giai đoạn phát triển của ấu trùng
* Ấu trùng Veliger (Ấu trùng chữ D)
Xuất hiện ÂT Veliger sau 16 - 24 giờ từ khi thụ tinh, ÂT có dạng chữ
D, có 2 nắp vỏ và có vành tiêm mao giữa 2 nắp vỏ, ÂT vận động nhanh nhờ
sự vận động của vành tiêm mao miệng. Giai đoạn này kéo dài từ 2 - 6 ngày và
kích thước ÂT dao động từ 75 - 120 µm [17].
* Ấu trùng Umbo (Ấu trùng đỉnh vỏ)
Đặc trưng của giai đoạn này là sự hình thành các cơ quan bao gồm: giai
đoạn Umbo sơ kỳ, bắt đầu xuất hiện mầm cơ khép vỏ. Quan sát trên kính hiển
vi thấy ruột và một đôi cơ quan trong suốt. Giai đoạn Umbo trung kỳ xuất
hiện đỉnh vỏ, kích thước ÂT đạt 130 - 200 µm. Giai đoạn hậu kỳ đỉnh vỏ, ÂT
xuất hiện điểm mắt, kích thước ÂT tăng nhanh, cuối giai đoạn Umbo hậu kỳ
xuất hiện điểm mắt ở gần phía đỉnh vỏ, một số cá thể hình thành chân bò, đây
là dấu hiệu kết thúc giai đoạn sống trôi nổi chuyển sang giai đoạn sống bám
cố định [20]. Trong sản xuất giống nhân tạo, đây là thời điểm đặc biệt quan
trọng trong việc thả vật bám để thu con giống bám.
* Ấu trùng bám (spat)
Sau khi xuất hiện chân bò, hoạt động bơi của ÂT giảm dần, ÂT chuyển
xuống bò dưới đáy, lúc này vành tiêm mao và điểm mắt thoái hoá dần. Đặc
trưng của giai đoạn này là sự hình thành các tơ chân, màng áo và một số cơ
quan khác. Ấu trùng chuyển sang hoàn toàn sống bám.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
11
* Giai đoạn sống con giống
Từ ấu trùng spat, ấu trùng bám vào giá thể là các loại vỏ động vật thân
mềm, các tấm nhựa… chúng sống cố định vào các vật bám cho đến khi
trưởng thành. Thời gian từ giai đoạn ấu trùng spat đến con giống cấp 2 kéo
dài khoảng 2 tháng tùy vào điều kiện chăm sóc.
Hình 2.2. Vòng đời phát triển của Hầu Thái Bình Dương
(Nguồn: Fishers and Marine technology center Saturo Aka Shige)
2.2. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống hầu Crassostrea angulata trên
thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống hầu trên thế giới
Mặc dù nuôi hầu đã có lịch sử rất lâu đời, nhưng sản xuất giống hầu chỉ
bắt đầu 40 năm trở lại đây ở một số nước như Nhật Bản (Pacific oyster,
Crassostrea gigas), Úc (Sydney Rock oyster, Crassostrea commercialis), Mỹ
(Crassostrea virginica) và Pháp. Từ đó tới nay, quy trình sản xuất giống đã
dần được hoàn thiện và phát triển ở trình độ cao. Cụ thể là trong những năm
đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, sản lượng con giống từ sinh sản nhân tạo
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
12
chiếm gần 90% tổng sản lượng hầu giống ở Anh, Canada, Mỹ (Wong, 1993)
[27]. Việc sản xuất ở mọi nơi đều tuân theo một trình tự chung là chọn lọc và
thu thập hầu bố mẹ và nuôi vỗ, kích thích cho đẻ hay cho thụ tinh nhân tạo,
ương nuôi ấu trùng và con giống, cấy tảo làm thức ăn. Quá trình nuôi vỗ dài
hay ngắn tùy thuộc vào từng vùng và mùa nhưng thông thường 2 -3 tuần vào
mùa xuân hè, 6 – 8 tuần vào mùa đông. Phương pháp kích thích cho đẻ thì đa
dạng bao gồm nâng hạ nhiệt độ, độ muối, phơi khô, tạo dòng chảy, tiêm hóa
chất seretonin, nhưng đối với hầu hiệu quả nhất là nâng nhiệt. Ương nuôi ấu
trùng thực hiện trong bể 1 - 2 m
3
với mật độ ấu trùng 5 – 8 con/ml [1].
Phương pháp sản xuất giống hầu nhân tạo dựa trên những cơ sở và kết
quả nghiên cứu đầu tiên của Loosany và Imai. Điều kiện cần thiết cho sinh
sản là nhiệt độ, ở những thủy vực ôn đới, mùa vụ sinh sản phụ thuộc vào sự
gia tăng nhiệt độ. Mùa xuân là cực điểm của sự chín sinh dục khi nhiệt độ
nước đạt đến ngưỡng sinh sản. Nhiệt độ cũng cần thiết cho sự phát triển của
ấu trùng. Riêng ở những vùng có khí hậu nhiệt đới thì nhiệt độ không phải là
yếu tố kích thích sinh sản nhưng sự gia tăng nhiệt độ trong ngưỡng thích hợp
sẽ làm sản phẩm sinh dục chín, chính vì thế tăng nhiệt độ là biện pháp kích
thích sinh sản trong sản xuất giống nhân tạo.
Trên thế giới phương pháp sản xuất giống mang tính thương mại đã có từ
những năm cuối của thế kỷ 19. Công trình nghiên cứu cho hầu đẻ thành công
vào năm 1897 của Brook, ông đã nuôi được ấu trùng bơi lội tự do từ trứng và
tinh trùng của hầu trong mùa sinh sản. Cũng có nhiều nghiên cứu tiến hành
ương nuôi ấu trùng hầu trong phòng thí nghiệm nhưng mãi đến năm 1920,
Wells mới thành công trong kỹ thuật ương nuôi ấu thể Spat.
Để làm cơ sở cho việc sử dụng vật bám trong sản xuất giống nhân tạo
cũng như cải tiến phương pháp thu giống ngoài tự nhiên, Latama (1996) đã sử
dụng những vật liệu sẵn có, rẻ tiền như thanh tre và tấm xi măng để thu giống
hầu C. cucullata tại Indonesia. Kết quả cho thấy hầu bám nhiều hơn trên
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
13
những tấm xi măng so với thanh tre. Năm 2000, Yulianda và Atmadipura đã
kết luận rằng độ ghồ ghề và loại của vật bám có ảnh hưởng đến mật độ bám
của con giống hầu Crassostrea sp. Thí nghiệm của họ cho kết quả là hầu
giống bám nhiều hơn trên những vật bám là những viên đá có bề mặt gồ ghề
hơn vật bám là những vỏ sò [1].
Theo Jones và Jones (1988), một chi tiết rất quan trọng liên quan đến
việc vận chuyển ấu trùng để cho bám ở những vùng không có khả năng xây
dựng trại giống là ấu trùng điểm mắt của hầu Thái Bình Dương có thể giữ
trong điều kiện độ ẩm và nhiệt độ 5
o
C trong thời gian hàng tuần, hầu vẫn có
thể bám tốt. Nhưng trong nghiên cứu của Tan và Wong (1995) tại Hong Kong
cũng đã kết luận rằng ấu trùng điểm mắt của hầu C. belcheri có thể giữ tốt
nhất trong vòng 12 giờ ở nhiệt độ 15
o
C [27]. Ứng dụng những thành tựu đó,
Mỹ và Malaysia đã xây dựng những trại giống có công suất lớn tạo ra ấu
trùng hầu điểm mắt cung cấp cho các cơ sở cho bám và nuôi thương phẩm
trong nước hay xuất ra nước ngoài.
Đỉnh cao của phương pháp sản xuất giống nhân tạo là thu giống hầu đơn
(remote – setting). Ấu trùng được nuôi đến giai đoạn hậu ấu trùng đỉnh vỏ lồi,
dùng LHG kích thích hầu xuống đáy mà không cần bám, hoặc dùng bột vỏ
hầu, bột vỏ điệp, các hạt có kích thước 300 – 500 µm, ấu trùng Spat bám vào
các hạt đó và thu được con giống dạng bám đơn. Hai phương pháp này được
sử dụng nhiều ở các nước tiên tiến như Mỹ, Pháp, Úc (FAO, 2003) [30].
Vào những năm 1982, các nhà khoa học của trường đại học Washington
và trường Maire đã nghiên cứu thành công việc dùng các tác nhân vật lý và
hóa học tạo thể tam bội ở hầu với kết quả đạt được 80% thể tam bội trong 1
triệu trứng sinh ra. Theo kết quả của Chaiton và Allen (1985), 57% thể tam
bội của hầu C.gigas được tạo ra khi trứng đã thụ tinh được đặt ở áp suất 6000
– 8000 atmosphere trong 10 phút. Ngoài ra, với việc dùng các tác nhân hóa
học 6 – DMAP gây đột biến đa bội trên hầu ống cho ra kết quả là 90% cá thể
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
14
hầu tam bội. Guo el al. (1996) đã so sánh tỷ lệ tạo tam bội (3N) khi sử dụng
hóa chất CB và 100% thể tam bội khi cho lai giữa dạng tứ bội (4N) và lưỡng
bội (2N). Khi cho hầu đực tứ bội lai với hầu cái lưỡng bội, Nell (2002) cũng
đã cho ra kết quả là 100% hầu tam bội. Và từ đó trở đi vệc nuôi thương mại
hầu tam bội tại bờ biển phía tây của Bắc Mỹ tăng đáng kể.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất giống hầu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hầu Thái Bình Dương phân bố ở những vùng triều thấp tới
độ sâu 10 mét nước ở những vùng nước thuộc tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng
[6]. Nguyễn Văn Chung (2001) khi điều tra đánh giá tình hình phân bố của
hầu Thái Bình Dương phân bố ở đầm Cù Mông, đầm Ô Loan nhưng với tần
số bắt gặp rất ít [3].
Việc nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh sản hay sinh thái của hầu
dường như ít được đề cập đến trong các tài liệu, có chăng đó chỉ là những tài
liệu tiếng Việt được dịch từ các thứ tiếng khác như tiếng Trung, tiếng Anh,
tiếng Nhật… Điều đó chứng tỏ rằng việc nghiên cứu sản xuất giống hay nuôi
hầu thương phẩm ở nước ta chưa thực sự phổ biến. Việc nuôi hầu chỉ là tự
phát, xuất phát từ giá trị kinh tế và người nuôi chỉ dựa vào kinh nghiệm.
Đến năm 2001 – 2004, Bộ Khoa Học & Công Nghệ đã cấp kinh phí cho
Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu đề tài “nghiên cứu công
nghệ sản xuất hầu giống và nuôi hầu (Crassostrea) thương phẩm” do kỹ sư
Hà Đức Thắng làm chủ nhiệm, bao gồm 3 chi nhánh: miền Bắc do kỹ sư Hà
Đức Thắng đảm nhiệm, miền Trung do tiến sỹ Lê Trọng Phấn phụ trách và
miền Nam do tiến sỹ Lê Minh Viễn đảm nhiệm.
Từ đó đến nay, đề tài đã có những thành công nhất định trong việc phát
triển nghề nuôi hầu ở cả ba vùng Bắc, Trung, Nam với các loài C. belcheri và
C. rivularis.
Đa số các hộ ở miền Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng) nhập con giống hầu
C.angulata từ Trung Quốc và Đài Loan về nuôi, còn ở miền Nam có công ty
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
15
nuôi trồng thủy sản và thương mại Viễn Thành tiếp tục sản xuất giống các
loại hầu C. belcheri, C. rivularis để cung cấp cho hoạt động nuôi hầu của
công ty, đồng thời cung cấp giống cho người dân.
Lê Minh Viễn (2004) đã tiến hành nghiên cứu và sản xuất thành công
hầu giống bám đơn (C. belcheri) bằng phương pháp sinh sản nhân tạo. Hình
thức này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với hình thức nuôi
hầu bằng phương pháp lấy giống tự nhiên.
Hiện nay hầu Thái Bình Dương C. angulata đang được quan tâm và
được xem là một đối tượng nuôi quan trọng. Năm 2008 - 2010, Viện Nghiên
cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 đã thực hiện Đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản
xuất giống và nuôi thương phẩm Hầu Thái Bình Dương phục vụ xuất khẩu”.
Đề tài đã có thành công bước đầu, xây dựng được quy trình công nghệ sản
xuất giống và nuôi thương phẩm Hầu Thái Bình Dương. Đề tài đã nghiên cứu
thử nghiệm 3 loại vật bám để thu con giống khác nhau như: vật bám là vỏ
Hầu Thái Bình Dương, vỏ Điệp và nhựa trắng và đã tìm ra loại vật bám là vỏ
Hầu thích hợp để thu giống Hầu bám. Tuy nhiên con giống cấp 1 (3 - 5 mm)
khi đưa vào nuôi dưỡng thành giống cấp 2 (> 15 mm) ngoài tự nhiên hầu
chậm lớn, nguyên nhân trong quá trình xử lý bám chưa điều chỉnh được số
lượng con giống bám trên mỗi vật bám: đạt > 40 con/vật bám là quá cao so
với thực tế nuôi thương phẩm (15 - 20con/vật bám). Do vậy sản xuất giống
Hầu bám (giai đoạn từ giống cấp 1 lên cấp 2) vẫn chưa ổn định.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
16
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2011.
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Trung Tâm Quốc gia giống Hải sản miền Bắc – xã Xuân Đám – Huyện
Cát Hải – Thành phố Hải Phòng.
3.1.3. Đối tượng nghiên cứu
Hầu Thái Bình Dương (Crassostrea angulata Lamarck, 1819)
3.2. Phương pháp tiếp cận
- Tiếp cận trực tiếp: Thông qua thực tế sản xuất và bố trí thí nghiệm, thu
thập, xử lý số liệu, đánh giá kết quả.
- Tiếp cận gián tiếp: Thông qua các tài liệu tham khảo, các báo cáo khoa
học và các tài liệu khác có liên quan đến đối tượng nghiên cứu.
- Thu số liệu của các yếu tố môi trường: Trực tiếp đo đạc các yếu tố môi
trường như t
o
C, S ‰, pH, DO, kiểm tra lượng Chlor dư trong xử lý nước.
3.3. Dụng cụ thí nghiệm
- Vật bám sử dụng là vỏ hầu được vệ sinh sạch sẽ, xâu lại thành dây, mỗi
dây có 30 vỏ hầu. Mỗi lô thí nghiệm bố trí 20 dây vật bám.
- Gồm có 15 bể composite 400 lít với thể tích thực sử dụng là 300 lít bố trí
thí nghiệm về ảnh hưởng của 5 mức mật độ ương giai đoạn ấu trùng phù du. 1
bể thuyền 3m
3
, bể được bố trí với 5 khoảng, mỗi khoảng chia làm 3 phần
phân biệt bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ ương giai đoạn con giống
sống bám. Xô nhựa và bể được ngâm bằng Chlorine, sau đó rửa lại bằng xà
phòng và nước ngọt nhiều lần trước khi sử dụng.
- Nước mặn: Nước biển được lấy vào bể lọc thô, sau đó được xử lý bằng
tia cực tím và được lọc qua túi vải trước khi sử dụng.
- Nước ngọt: Sử dụng nước máy và được xử lý lại bằng túi vải lọc.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
17
- Những vật liệu khác bao gồm: Kính hiển vi quang học, buồng đếm tảo,
buồng đếm động vật, thước kẹp, nhiệt kế thủy ngân, tỷ trọng kế, vợt, chậu, hệ
thống sục khí …
Bảng 3.1. Các dụng cụ đo yếu tố môi trường
Stt Chỉ số Đơn vị PP xác định
Độ chính
xác
Thời gian đo
1 Nhiệt độ
o
C
Nhiệt kế bách
phân
1
o
C 7-8h và 14-15h
2 Độ mặn ‰ Tỷ trọng kế 1‰
3 pH Test pH 0,3 7-8h và 14-15h
4 DO mg/l PP Winkler
3.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Hầu bố mẹ sau khi kiểm tra tuyến sinh dục phát triển tốt tiến hành lấy
trứng và tinh trùng cho thụ tinh, sau đó đưa vào bể ấp trứng.
3.4.1. Ảnh hưởng của mật độ ương tới sinh trưởng, tỷ lệ sống và thời gian
biến thái của ấu trùng giai đoạn phù du.
* Sơ đồ thí nghiệm:
Hình 3.1. Thí nghiệm ương ấu trùng phù du hầu ở các mật độ khác nhau
- Tỷ lệ sống
- Tăng trưởng
- Thời gian biến thái
MĐ 7
AT/ml
MĐ 5
AT/ml
MĐ 9
AT/ml
MĐ 11
AT/ml
MĐ 13
AT/ml
Ấu trùng chữ D