Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Ảnh hưởng của độ mặn, mật độ nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu giống tam bộ Thái Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 72 trang )



i
LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình thực hiện đề tài, do kiến thức cá nhân về đối tượng còn ít,
hơn nữa đây là một loài mới, việc bố trí thí nghiệm chưa có kinh nghiệm. Vì vậy,
tôi gặp rất nhiều khó khăn trong khi thực hiện. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ tận tình
của:
- Thầy Nguyễn Đình Trung, bộ môn môi trường, Khoa NTTS, trường
ĐH Nha Trang, đã hướng dẫn, góp ý hết sức nhiệ
t tình.
- Th.s Phùng Bảy, phó phòng sinh học thực nghiệm, Viên nghiên cứu
Nuôi trồng Thủy sản III, đã tiếp nhận, hướng dẫn tôi cụ thể về khâu kỹ thuật tiến
hành thí nghiệp trong suốt thời gian làm đề tài.
- Các anh, chị kỹ sư phòng sinh học thực nghiệm, Viên nghiên cứu
Nuôi trồng Thủy sản III, cũng rất nhiệt tình giúp đỡ về khâu kỹ thuật suốt quá trình
thí nghiệm.
- Các bạn sinh viên thự
c tập tại viện, trong thời gian qua đã giúp đỡ tôi
rất nhiều trong việc tìm đề tài, bố trí thí nghiệm.
Nhờ những sự giúp đỡ nhiệt tình này, tôi đã hoàn thành đúng hạn đề tài và
đạt được thành công đáng kể.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các cá nhân, tập thể đã ủng hộ
và giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!

Nha Trang, tháng 06 năm 2011
Sinh viên thực hiện



Đoàn Trần Tấn Đào










ii
TÓM TẮT


Để góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của nghề nuôi hầu, nâng cao
chất lượng và số lượng con giống trong sản xuất giống nhân tạo, việc nghiên cứu
để chọn ra mật độ và độ mặn nuôi phù hợp cho hầu giống tam bội hầu Thái Bình
Dương (Crassostrea gigasThunberg, 1793) là rất cần thiết. Thí nghiệm đã được
tiến hành trongthời gian 50 ngày với 8 nghiệm thức khác nhau về
mật độ nuôi từ
nghiệm thức 1 đến nghiệm thức 4 lần lượt là 3 con/L, 6 con/L, 9 con/L, 12 con/L
và độ mặn là 15
0
/
00
, 20
0
/

00
, 25
0
/
00
, 30
0
/
00
. Số lần lặp lại là 3. Tổng số đơn vị thí
nghiệm là 24. Thí nghiệm được bố trí trong các xô nhựa 10 L với thể tích nước 8L.
Nước biển sử dụng được lọc sạch với độ mặn 30 – 33 ppt, pH 7,5 – 8,5, nhiệt độ
23– 30
0
C và sục khí 24/24h. Thí nghiệm được tiến hành khi hầu giống đạt kích
thước về chiều cao 2,00 – 2.50 mm và 1,00 – 1,75 mm. Thức ăn là tảo Isochrysis
galbanavà hỗn hợp tảo biển. Mật độ tảo trong suốt quá trình nuôi được tăng dần
theo kích thước và ngày tuổi của hầu giống. Kết quả cho thấy: mật độ ương nuôi
thích hợp nhất cho sự phát triển của hầu giống tam bội Thái Bình Dương
(C.gigas)là 3 – 6 con/L. Ở mậ
t độ này, kích thước về chiều dài, chiều cao và tỷ lệ
sống của hầu giống cao nhất (ở ngày nuôi thứ 50, hầu giống có chiều dài từ
19,49
0,306mm đến 28,53 0,182mm, chiều cao từ 27,67 0,254 đến
33,92
0,244mm, tỷ lệ sống từ 98,89 0,056 đến 100 0,000 %). Độ mặn thích
hợp là 20 – 25
0
/
00

. Ở độ mặn này, hầu giống cũng đạt sự sinh trưởng và tỷ lệ sống
cao nhất (ở ngày nuôi thứ 50, hầu giống có chiều dài từ 18,90
0,233mm đến
21,90
0,805mm, chiều cao từ 22,38 0,159 mm đến 26,00 0,170 mm, tỷ lệ sống
100%).








iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... i
TÓM TẮT ............................................................................................................................ ii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1. Tình hình nghiên cứu và nuôi hầu trên thế giới: .......................................................... 3
1.1. Một số đặc điểm sinh họchầu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas). ................... 3
1.1.1. Chu kỳ vòng đời: .................................................................................................. 3
1.1.2. Hệ thống phân loại: ............................................................................................... 4
1.1.3. Đặc điểm phân bố: ................................................................................................ 4
1.1.4. Đặc điểm hình thái: ............................................................................................... 6
1.1.5. Phương thức sống: ................................................................................................ 7
1.1.6. Đặc điểm dinh dưỡng: .......................................................................................... 7
1.1.7. Đặc điểm sinh trưởng: ........................................................................................ 10
1.1.8. Đặc điểm sinh học sinh sản: ............................................................................... 11

1.2. Vai trò của hầu: ...................................................................................................... 14
1.2.1. Vai trò của hầu trong tự nhiên: ........................................................................... 14
1.2.2. Vai trò dinh dưỡng của hàu: ............................................................................... 14
1.3. Nghiên cứu sả
n xuất giống nhân tạo: ..................................................................... 15
1.4. Nghiên cứu sản xuất hầu bám đơn: ........................................................................ 17
1.5. Nghiên cứu tạo giống đa bội thể: ........................................................................... 18
1.7. Địch hại và bệnh: .................................................................................................... 23
2. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống và nuôi hầu ở Việt Nam: ................................ 25
2.1. Tình hình sản xuất giống: ....................................................................................... 25
2.2. Tình hình nuôi thương phẩm: ................................................................................. 28
3. Ảnh hưởng của
độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu giống Thái Bình
Dương (C.gigas): ............................................................................................................... 31
4. Ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu Thái Bình Dương
(C.gigas): ........................................................................................................................... 31
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 32
4.1. Ảnh hưởng độ mặn lên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầ
u giống Thái Bình
Dương (C.gigas). ............................................................................................................... 34
5. Phương pháp chăm sóc và quản lý hầu giống: ........................................................... 35
6. Phương pháp cấy tảo cho hầu giống ăn: .................................................................... 35
6.2. Cấy hỗn hợp tảo biển: ............................................................................................. 36
8. Các công thức tính toán: ............................................................................................ 37


iv
8.1. Xác định mật độ tảo: ............................................................................................... 37
8.2. Công thức pha độ mặn: .......................................................................................... 38
8.3. Công thức tính tốc độ sinh trưởng tuyệt đối bình quân ngày (mm/ngày): ............. 39

9. Phương pháp xử lý số liệu: ......................................................................................... 40
2. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống hầu giống tam bội Thái Bình
Dương (C.gigas): ............................................................................................................... 41
2.1. Ảnh hưởng của độ
mặn đến sinh trưởng về chiều dài của hầu giống tam bội Thái
Bình Dương (C.gigas): ...................................................................................................... 42
2.2. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng về chiều cao của hầu giống tam bội Thái
Bình Dương (C.gigas): ...................................................................................................... 45
3. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống hầu giống tam bội Thái Bình
Dương (C.gigas): ............................................................................................................... 47
3.1. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của hầu giống tam bội Thái Bình Dương
(C.gigas): ........................................................................................................................... 48
3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng về chiều dài của hầu giống tam bội Thái
Bình Dương (C.gigas): ...................................................................................................... 48
3.1.2 Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng về chiều cao của hầu giống tam bội Thái
Bình Dương (C.gigas): ...................................................................................................... 50
3.2. Ảnh hưởng của mật độ ương nuôi đến tỷ lệ sống của hầu giống tam bội Thái Bình
Dương (C.gigas): ............................................................................................................... 53
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN .............................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 56
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 57












v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Môi trường dinh dưỡng dùng nuôi cấy tảo ở Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng
Thủy Sản III. ...................................................................................................................... 36
Bảng 2.2. Dụng cụ và thời gian đo các yếu tố môi trường ............................................... 37
Bảng 3.1. Biến động các yếu tố môi trường trong thí nghiệm ......................................... 41
Bảng 3.2. Sự tăng trưởng về chiều dài của hầu giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas)
nuôi ở các độ mặn khác nhau. (Đơ
n vị: mm) .................................................................... 42
Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về chiều dài (mm/ngày) ở lô thí nghiệm độ
mặn. ................................................................................................................................... 44
Bảng 3.4. Sự tăng trưởng về chiều cao của hầu giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas)
nuôi ở các độ mặn khác nhau. (Đơn vị: mm) .................................................................... 45
Bảng 3.5. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về chiều cao (mm/ngày) ở lô thí nghiệm độ
m
ặn. ................................................................................................................................... 46
Bảng 3.6. Sự tăng trưởng về chiều dài của hầu giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas)
nuôi ở các mật độ khác nhau. (Đơn vị: mm) ..................................................................... 48
Bảng 3.7. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về chiều dài (mm/ngày) ở lô thí nghiệm
mật độ. ............................................................................................................................... 49
Bảng 3.8. Sự tăng trưởng về chiều cao của hầu giống tam b
ội Thái Bình Dương (C.gigas)
nuôi ở các mật độ khác nhau. (Đơn vị: mm) ..................................................................... 50
Bảng 3.9. Tốc độ tăng trưởng (DGR) bình quân ngày về chiều cao (mm/ngày) ở lô thí
nghiệm mật độ. .................................................................................................................. 52
Bảng 3.10. Tỷ lệ sống của hầu giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas) ở các mật độ

ương nuôi khác nhau. ........................................................................................................ 53





vi
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Chu kỳ vòng đời của hầu .................................................................................. 3
Hình 2.2. Hầu giống lúc bắt đầu thí nghiệm và sau thời gian thí nghiệm. ..................... 34
Hình 3.1. Sự thay đổi chiều dài của hầu giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas) nuôi
ở các độ mặn khác nhau. ................................................................................................. 43
Hình 3.2. Tốc độ tăng trưởng bình quân (DGR) ngày về chiều dài (mm/ngày) ở lô thí
nghiệm độ mặn. ............................................................................................................... 44
Hình 3.4. Tốc độ tăng trưởng bình quân (DGR) ngày về chi
ều cao (mm/ngày) ở lô thí
nghiệm độ mặn. ............................................................................................................... 47
Hình 3.5. Sự thay đổi chiều dài của hầu giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas) nuôi
ở các mật độ khác nhau. .................................................................................................. 48
Hình 3.6. Tốc độ tăng trưởng bình quân (DGR) ngày về chiều dài (mm/ngày) ở lô thí
nghiệm mật độ. ............................................................................................................... 49
Hình 3.7. Sự thay đổi chiều dài của hầu giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas) nuôi
ở các mật độ
khác nhau. .................................................................................................. 51
Hình 3.8. Tốc độ tăng trưởng bình (DGR) quân ngày về chiều cao (mm/ngày) ở lô thí
nghiệm mật độ. ............................................................................................................... 52
Hình 3.9. Tỷ lệ sống của hầu giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas) ở các ở những
mật độ khác nhau. ........................................................................................................... 53







vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT


TBD : Thái Bình Dương.
cvt : cộng tác viên.
NT : Nghiệm thức.
NTTS : Nuôi trồng thủy sản.
TN : Thí nghiệm.
DGR : Tốc độ tăng trưởng bình quân.

















1
MỞ ĐẦU

Vùng biển nước ta có 11 loài hầu. Trong đó, có những loài có giá trị kinh tế
lớn như:Hầu cửa sông (C. rivularis), hầu sú (S. cucullata), hầu đá (O. glomerata),
hầu dày vảy (O. denselamellosa),... Từ lâu,nhân dân ta đã biết bỏ đá nuôi hầu như
bãi hầu ở bãi giữa sông Gianh – Quảng Bình. Theo chủ trương củaTổng Cục Thủy
sản, hầu đã là đối tượng nuôi hàng đầu của nghề nuôi h
ải sản nước ta.
Hầu Thái Bình Dương (C.gigas) không phân bố tự nhiên ở Việt Nam.
Nhưng, vì đây là loài có tốc độ sinh trưởng nhanh, kích thước lớn hơn so với nhiều
loài hầu khác, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường. Vì vậy, năm
2005, nước ta đã tiến hành nuôi thử nghiệm, năm 2008 nghiên cứu sản xuất giống
và nuôi thương phẩm. Kết quả,năm 2008 – 2009,
đã nghiên cứu sản xuất thành
công giống hầuThái Bình Dương cho năng suất, chất lượng, tỷ lệ thịt/vỏ cao, cung
cấp cho các cơ sở nuôi từ 100 đến 120triệu con hầu giống/năm. Cũng theo đà phát
triển đó, năm 2008, Trung Tâm Khuyến Nông – Khuyến Ngư quốc gia, đã cấp kinh
phí thực hiện dự án “ Nhập công nghệ hầu tứ bội thể để sản xuất hầu tam bộ
i thể
”.Cơ quan tiếp nhận công nghệ là Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III,
Công Ty Nuôi Trồng Thủy Sản & Thương Mại Viễn Thành. Đề tài được thực hiện
trên đối tượng là hầu C.gigas và một số đối tượng hầu khác. Tuy nhiên, những
nghiên cứu về loài hầu này rất còn hận chế ở Việt Nam.
Nhằm tìm hiểu một số đặc điểm sinh thái làm cơ sở đư
a loài hầu này vào
nuôi phổ biến ở Việt Nam nên tôi đã chọn đề tài: “ Ảnh hưởng của độ mặn, mật độ
nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu giống tam bộ Thái Bình Dương
(Crassostrea gigas Thunberg, 1793)” làm đề tài tốt nghiệp. Với các nội dung:

¾ Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu giống.


2
¾ Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu giống.
Mục tiêu đề tài:
¾ Hiểu thêm đặc điểm về sinh thái của loài hầu Crassostrea gigas.
¾ Tìm ra độ mặn, mật độ ương nuôi thích hợp nhất, góp phần hoàn thiện
quy trình sản xuất giống nhân tạo loài hầu này trong kỹ thuật ương giống.


3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. Tình hình nghiên cứu và nuôi hầu trên thế giới:
1.1. Một số đặc điểm sinh họchầu Thái Bình Dương (Crassostrea
gigas).
1.1.1. Chu kỳ vòng đời:




Hình 1.1. Chu kỳ vòng đời của hầu









4
1.1.2. Hệ thống phân loại:


Hầu Thái Bình Dương được Thunberg phân loại vào năm 1793 và được sắp
xếp như sau:
Ngành Mollusca
Lớp Bivalvia
Bộ Anisomyarya
Họ Ostreidae
Giống Crassotrea
Loài Crassostrea gigas (Thunberg, 1793)
1.1.3. Đặc điểm phân bố:
¾ Phân bố thẳng đứng:
Hầu có phương thức sống bám cố định trên những vật bám cứng như: đá, vỏ
độ
ng vật than mềm khác,…trong vùng trung triều và vùng hạ triều đến độ sâu vài
métnước. Chúng thiên về những vùng nước lợ cửa sông hay những vùng duyên hải
gần bờ. Các loài hầu khác nhau có phân bố thẳng đứng khác nhau như loài hầu vảy
đáyOstrea denselamellosa là loài sống ở vùng nước sâu, trong khi đó loài hầu súO.
cucullata lại sống vung bãi triều. Hầu cửa sông phân bố vùng trung triều cho tới độ
sâu-10m nước [5]. Hầu Thái Bình Dương thuộc họ Ostreoidae phân bố r
ộng khắp
thế giới từ hàn đới, ôn đới, nhiệt đới, đâu đâu cũng có dấu vết của chúng. Do khả
năng thích ứng với điều kiện sống của mỗi loài khác nhau nên phân bố của chúng
cũng khác nhau. Đứng về mặt yêu cầu sinh thái học chúng ta chia làm 2 loại phân
bố: Phân bố địa lý và phân bố thẳng đứng.



5
¾ Phân bố địa lý:
Hầu có phân bố địa lý tương đối rộng từ 14 – 40 vĩ độ Bắc đến 107 - 124
kinh độ Đông. Diện tích phân bố rộng hay hẹp chủ yếu được quyết định bởi hai
yếu tố nhệt độ và nồng độ muối. Đa số các loài hầu có phạm vi phân bố rộng,
chúng có mặt khắp nơi trên thế giới từ hàn đới, ôn đới đến nhi
ệt đới. Ví dụ: Hầu
Châu Âu O. edulis phân bố ven biển Nauy đến Maroc, qua Địa trung hải vào đến
Biển Đen. Hàu Mĩ Crassostrea virginica phân bố dọc biển Đại Tây Dương: từ
New Brunswich (Canada) xuống đến vịnh Mexico. Loài O.lurida phân bố từ
Alaska xuống bến Baja, California nhưng tập trung nhiều nhất tại Oregon và
Washington. Hầu C. angulata có nguồn gốc từ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và
Maroc. Được du nhập và nuôi nhiều ở Pháp, Nhât, Đài Loan. Tại châu Á cũ
ng có
một số loài hầu phân bố như loài Saccostrea cucullata (hầu nắp) thường gặp ở Ma-
lai-si-a, Thái Lan, Indonesia. Hầu C. belcheri và C. iredalei phân bố nhiều ở các
nước khu vực Đông Nan Á như: Ma-lai-si-a và Việt Nam ( Gosling, 2003). [15]
Hầu Thái Bình Dương (C. gigas) là loài bản địa của Đông Bắc châu Á như
Nhật Bản nhưng được di chuyển và lan rộng ra nhiều quốc gia như Pháp, Trung
Quốc (du nhập vào đầu và cuối những năm 70 của th
ế kỉ 20), Anh, bờ biển phía
Tây của nước Mĩ (vào những năm 1950) và hiện nay chúng được nghiên cứu để du
nhập và phát triển nuôi tại bờ Đông, Ca-na-da, Brazil, Hàn Quốc, Úc (những năm
1960), Niu-di-lân vì mục đích nuôi và vì sự phát tán ngẫu nhiên của những tàu
buôn lớn. Cho nên có thể nói, hầu Thái Bình Dương là loài phân bố toàn cầu.
Riêng ở vùng biển Việt Nam có hơn 20 loài hầu khác nhau. Tuy nhiên, loài
hầu được nuôi phổ biến nhất là hầu cửa sông C. rivularis và hầu ố
ng hay hầu Thái
Bình Dương C. gigas. [16]



6
¾ Vị trí phân bố:
Phân bố vùng cửa sông, eo, vịnh, đầm, phá nơi nước lưu thông, ít sóng gió.
¾ Điều kiện môi trường:
Hầu là loài rộng muối và rộng nhiệt, thích ứng với độ mặn 5 – 30 ppt, nhiệt
độ 7 – 35
0
C, pH 7.5 – 8.5.
¾ Chất đáy:
Hầu có thể phân bố nơi đáy cứng là rạng đá hay đáy mềm là cát bùn, cát bùn
pha lẫn vỏ thân mềm, san hô.
1.1.4. Đặc điểm hình thái:
Cơ thể hầu được bao bọc bởi hai vỏ cứng chắc. Vỏ trái lớn hơn và thường
bám vào nền đá, có dạng hình chén. Vỏ phải nhỏ và phẳng. Đỉnh vỏ ở phía trên và
có bản sừng gắn giữ
a hai vỏ. Vỏ hầu có 3 lớp: lớp sừng ngoài mỏng, dễ bóc và cấu
trúc hoàn toàn bằng protein. Lớp giữa dày nhất là tần đá vôi với cấu trúc gồm
carbonate calcium kết tinh gắn chắc trên thể protein. Lớp trong cùng mỏng, bong,
sáng và rất cứng là tầng xà cừ.
Hình dạng của vỏ rất khác nhau phụ thuộc vào môi trường sinh sống. Nếu
hầu sống riêng rẽ trên nền đáy mềm thì vỏ nhẵn và kéo dài. Nếu phân bố trên nề
n
đáy cứng, vỏ có hình ống, nhăn, vỏ trái tròn hơn và lõm sâu. Khi hầu phân bố tập
trung, vỏ có hình dạng méo mó. Thông qua hình dạng vỏ hầu có thể xác định được
trạng thái của chất đáy. Hầu sống ở độ mặn cao có vỏ cứng hơn ở vùng có độ mặn
thấp.


7

1.1.5. Phương thức sống:
Phương thức sống của hầu thay đổi theo giai đoạn phát triển của cơ thể.
Ấu trùng phù du sống trôi nổi:(giai đoạn này bắt đầu từ lúc trứng thụ tinh
đến khi chuẩn bị chuyển sang ấu trùng bò lê). Ấu trùng hầu có khả năng bơi lội
nhờ vào hoạt động của vành tiêm mao hay đĩa bơi, thời kỳ này dài hay ngắn phụ
thu
ộc vào nhiệt độ nước. Theo Byung Ha Park và ctv (1998) khi nghiên cứu về hầu
Thái Bình Dương tại Hàn Quốc cho thấy tại nhiệt độ 19 – 20
0
thì giai đoạn phù du
của hầu kéo dài 3 tuần và nhiệt độ 27
0
C là 10 ngày.
Trưởng thành sống bám cố định: Ấu trùng bò lê nếu gặp được vật bám phù
hợpnhư đáy cứng, đá, vỏ động vật thân mềm, san hô chết…, hàu sẽ tiết ra tơ chân
để bám và sau đó nó sẽ tiết ra các keo dính để cố định vỏ trái trên vật bám, chân
mất đi thể (sống cố định trong suốt đời sống của chúng). Giai đoạn này thường kéo
dài 1 – 2 ngày.
1.1.6. Đặc đi
ểm dinh dưỡng:
Những hiểu biết về nhu cầu dinh dưỡng của các loài hai mảnh vỏ có giá trị
kinh tế cao còn rất hạn chế (Raimbailt, 1966; lubet1987; Morton, 1983). Hiện nay,
chúng ta vẫn còn phải chấp nhận trong việc xác định nhu cầu dinh dưỡng cũng như
khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng cho các loài hai mảnh vỏ (Galtsoff, 1942).
Các nghiên cứu được thực hiện gần đây trên vẹm Mytilus edulis (Jensen,
1981) hầu C.gigas (Lebesnerais, 1985; Boucaud – camon et al. 1985), điệp Pectin
maximus ( Boucaud, 1986) cho thấy vị trí của enzyme trong tế bào là tương tự
nhau giữa các loài. Theo Palm (1979) hoạt động của emzym lipid trong ống tiêu
hóa của hầu được phát hiện ở dạng tinh thể lỏng.
¾ Thức ăn: Thức ăn của hầu thay đổi khác nhau tùy thuộc vào phương

thức sống của từng giai đoạn.


8
• Giai đoạn sống trôi nổi: Thức ăn của ấu trùng ở giai đoạn này
thường là các loại thực vật phù du có kích thước nhỏ bé (2-8 micromet) như
nannochloropsis, Isochrysis, Chaetocesros, Pavlov, chlorella, Cryptomonas,
Monas, Platymonas,…Trong sản xuất giống nhân tạo vấn đề thức ăn là một vấn đề
cần được chú trọng và nghiên cứu sâu hơn nữa.
• Giai đoạn trưởng thành: Theo kết quả nghiên cứu thức ăn củ
a hầu
người ta thấy rằng:Thức ăn của hầu gồm có sinh vật phù du, mùn bã hữu cơ và
những chất hòa tan trong nước như aminoaxit, muối khoáng (đặc biệt là các muối
canxi rất cần thiết cho sự hình thành vỏ). Thực vật phù du (phytoplankton) chủ yếu
là tảo silic: Melosira, Coscinodiscus, Navicula, Nitzchia, chaetoceros, Biddulphia,
Skeletonema, Cyclotella, Rhizosolema, Thalassiotrix…Động vật phù du
(zooplankton) bao gồm ấu trùng giun nhiều tơ, Copepoda nhỏ, Rotifer và các loại
ấu trùng Copepoda, Polychaeta .
¾ Phương thức bắ
t mồi:
Yonge (1926) đã nghiên cứu mô tả hình thái cấu tạo của mang và quá trình
vận chuyển thức ăn của hầu (Ostrea).[3]
Morton (1983) cho rằng hệ tiêu hóa của hầu được cấu tạo bởi các ống có các
gờ nhỏ có chức năng đẩy thức ăn từ dạ dày vào các ống tiêu hóa. Ngoài ra, hệ tiêu
hóa còn được được cấu tạo bỡi hệ thống tiêm mao có chức năng đẩy các chất thải
trong dạ
dày ra ngoài theo hướng ngược lại. Các nghiên cứu về hóa sinh và tế bào
của Morton (1983) đã cho phép định nghĩa về bản chất, vị trí hoạt động của
enzyme trong ống tiêu hóa của hầu. Cũng nghiên cứu về vấn đề này Vương Như
Tài, Vương Thiệu Bình, Trương Kiến Trung (1962) xác định rằng: trong ống dẫn

của túi tiêu hóa ở hầu, ngoài các men xúc tác tinh bột, men xúc tác đường còn có
men xúc tác albumim, men tiêu hóa mỡ làm nhiệm vụ tiêu hóa và các tế bào nuốt


9
plàm nhiệm vụ tiêu hóa trong tế bào. Ngoài ra, túi tiêu hóa còn có chức năng hấp
thụ chất đinh dưỡng. [6]
Hầu là loài sống bám cố định vì vậy chúng có phương thức bắt mồi bị động
theo hình thức lọc nhiều lần (Chestinnt (1946)) không có khả năng chọn lọc thức
ăn về chất nhưng có khả năng chọn lọc kỹ càng thức ăn theo kích thước lớn nhỏ.
Hầu bắt mồi trong quá trình hô hấ
p dựa vào cấu tạo đặc biệt của mang. Khi hô hấp
nước có trong mang theo thức ăn qua bề mặt mang, các hạt thức ăn được giữ lại ở
mang nhờ các tiêm mao và dịch nhờn dược tiết ra nhờ các tiêm mao. Các hạt thức
ăn có kích thước nhỏ sẽ được dich nhờn của các tiêm mao quấn dần về phía miệng
còn hạt thức ăn quá lớn tiêm mao không giữ được sẽ bị dòng nước cuốn đ
i khỏi bề
mặt mang, sau đó tập trung ở mép màng áo và bị màng áo đẩy ra ngoài. Mặc dù
hầu bắt mồi thụ động nhưng cách bắt mồi như vậy chúng có thể chọn lọc thức ăn
theo kích thước (FAO, 2003).
Quá trình chọn lọc thức ăn được thực hiện bốn lần theo phương thức trên:
Lần thứ nhất xảy ra trên mang, lần thứ hai xảy ra trên đường vận chuyển, lần thứ

ba xảy ra trên xúc biện, lần thứ tư xảy ra tai manh nang chọn lọc thức ăn. Thức ăn
sau khi được chọn lọc bởi manh nang chọn lọc thức ăn,được đưa trở lại dạ dày để
tiêu hóa. Tại đây nó được tiêu hóa một phần tác dụng của men tiêu hóa tiết ra từ
manh nang. sau đó thức ăn được chuyển đến manh nang tiêu hóa và tiếp tục được
tiêu hóa nhờ men tiêu hóa do manh nang tiêu hóa tiết ra. Cuối cùng thứ
c ăn được
tiêu hóa tại ruột, các chất dinh dưỡng sẽ hấp thụ. Còn chất cặn bã sẽ bị đưa ra

ngoài cơ thể qua hậu môn.
Các nhân tố ảnh hưởng đến cường độ bắt mồi của hầu là thủy triều, lượng
thức ăn, độ pH và các yếu tố môi trường khác (nhiệt độ, nồng độ muối...).


10
Khi thủy triều lên cường độ bắt mồi tăng, ngược lại khi triều cường xuống
cường độ bắt mồi giảm.
Trong môi trường có nhiều có nhiều thức ăn thì cường độ bắt mồi thấp và ít
thức ăn thì cường độ bắt mồi cao. Khi các yếu tố môi trường (nhiệt độ, nồng độ
muối…) trong khoảng thích hợp thì cường độ bắt mồi cao và khi các yếu t
ố môi
trường ngoài khoảng thích hợp thì cường độ bắt mồi thấp (FAO, 2007). Khi nhiệt
độ nước 10 – 15
0
C hầu bắt mồi mạnh nhất, trong mùa sinh sản nhiệt độ nước tương
đối cao, hầu bắt mồi yếu. Nói chung, lượng nước lọc của hầu khoảng 1 – 1,25 L/h,
trong một thời gian ngắn có thể lọc được 31 – 34L/h bằng 1500 lần khối lượng của
nó [6].
Độ pH của nước biển có ảnh hưởng đến hoạt động bắt mồi của hầu. Khi pH
từ 7,00 – 7,50 cường độ l
ọc nước bình thường, từ 6,75 – 7,00 cường độ lọc nước
tăng nhưng khi pH giảm dưới 6,50 thì cường độ lọc giảm xuống, khi pH ở 4,14
lượng nước lọc chỉ còm 10% mức bình thường (Loosanoff, 1948) [6].
Khi phân tích thức ăn của hầu tại vùng Hạ Môn (Trung Quốc), Kim Đức
Cường (1937 – 1957) đã thống kê được 85 loài tảo silic thuộc 34 giống, một số tảo
biển dạng sợi, tram xương của Hải Miên và h
ữu Khổng trùng. [6]
1.1.7. Đặc điểm sinh trưởng:
Hầu là loại động vật thân mềm chỉ sinh trưởng trong một giai đoạn nhất định

khi còn non, sau khi trưởng thành rồi thì hầu không lớn lên được nữa. Trong năm
đầu tiên, hầu sinh trưởng nhanh về kích thước, năm thứ hai và thứ ba sinh trưởng
nhanh về khối lượng. Từ năm thứ tư trở đi thì tốc độ tăng trưởng giả
m [5].
Hầu Thái Bình Dương có tốc độ tăng trưởng nhanh ( có thể sinh trưởng hơn
75mm trong vòng 12 tháng đầu tiên. Tuy nhiên, tại vùng nước Wadden Sea (Đan


11
Mạch), hầu có thể sinh trưởng đạt 100mm sau 12 tháng nuôi đầu tiên. Hầu này có
thể sống tới 10 năm và đạt kích cỡ trung bình khoảng 150 – 200 mm (Spencer,
2002)[2].
Sự sinh trưởng của hầu phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh trong đó nhiệt độ
là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của hầu. Theo Byung Ha
Park và ctv (1998) khi nghiên cứu về hầu Thái bình Dương tại Hàn Quốc cho thấy:
nhiệt
độ, thức ăn và độ mặn là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự
sinh trưởng phát triển của ấu trùng. Ở vùng nhiệt đới có nhiệt độ ấm, tốc độ sinh
trưởng của hầu rất nhanh và quá trình sinh trưởng diễn ra quanh năm. Thí dụ loài
Hầu Crassostrea paraibanensis có thể đạt chiều cao 15cm trong một năm
(Singaraja.1980). Ở vùng ôn đới quá trình sinh trưởng diễn ra trong mùa xuân – hè,
mùa thu – đông hầu gần nh
ư không sinh trưởng Khi nhiệt độ thấp, hầu sinh trưởng
và biến thái chậm dù thời gian phù du kéo dài. Ở nhiệt độ 19 – 20
0
C , giai đoạn
phù du của hầu kéo dài khoảng 3 tuần, ở nhiệt độ 27
0
C là 10 ngày. Độ mặn trong
giai đoạn này có thể giao động từ 14 – 37 ‰ nhưng thích hợp nhất là 15 – 25 ‰ .

Sự sinh trưởng của Hầu còn phụ thuộc vào mật độ, ở Venezuela Hầu trong các
đầm nước lợ thì chậm lớn vì mật độ quá cao, nhưng trong điều kiện nuôi thì chúng
đạt 6cm trong vòng không đầy 6 tháng. Tốc độ sinh trưởng của Hầu cũng khác
nhau tùy theo loài và vùng phân bố do điều kiện môi trường nước của từng vùng
khác nhau và do đặc tính riêng c
ủa từng loài (yếu tố di truyền). Một đặc điểm nổi
bật của Hầu vùng nhiệt đới là sinh trưởng rất nhanh trong 6 – 12 tháng đầu tiên sau
đó chậm dần.
1.1.8. Đặc điểm sinh học sinh sản:
¾ Giới tính: Có 3 dạng là đực, cái, lưỡng tính. Giới tính của chúng thay
đổi theo trong vòng đời. Đối với hầu Thái Bình Dương, chúng là loài lưỡng tính có
yếu tố đực chín trước. Chúng thường tham gia sinh sản đầu tiên là con đự
c sau đó


12
chuyển thành con cái. Các yếu tố môi trường, đặc biệt là thức ăn có thể ảnh hưởng
đến giới tính của hầu. Trong điều kiện dồi dào thức ăn, chúng có xu hướng chuyển
giới tính từ con đực sang con cái và ngược lại trong điều kiện thức ăn hạn chế hay
chúng tập trung thành từng quần thể với mật độ quá lớn toàn bộ đàn hầu là con
đực. Một số ít cá th
ể lưỡng tính.
¾ Tuổi thành thục: Hầu Thái Bình Dương tham gia sinh sản lần đầu
sau khoảng 1 năm kích thước 70 – 100mm và một con hầu cái có thể sinh sản ra 50
– 100 triệu trứng trong một lần đẻ. Quá trình thụ tinh diễn ra trong môi trường
nước và phải mất khoảng 10 – 15 phút sau khi đẻ trứng ở nhiệt độ 25
0
C (Nimpis,
2002; Reise, 1998).
¾ Phương thức sinh sản: Tùy theo loài mà hình thức sinh sản khác

nhau. Giống Crassostrea và Saccostrea thì đẻ trứng và tinh trùng ra môi trường
nước, quá trình thụ tinh và phát triển ấu trùng diễn ra trong nước. Đối với nhóm
Ostrea thì quá trình thụ tinh và phát triển ấu trùng diễn ra bên trong màng áo của
cơ thể mẹ đến giai đoạn diện bàn, hoặc muộn hơn mới ra khỏi cơ thể mẹ.
¾ Mùa vụ sinh sản: Ở vùng nhiệt đới sau một nă
m đã thành thục và
tham gia sinh sản. Mùa vụ sinh sản xảy ra quanh năm, nhưng có hai mùa đẻ rộ là
vụ 1 từ tháng 4 – 6 và vụ 2 từ tháng 8 – 10 hàng năm. Mùa vụ sinh sản ở vùng
nhiệt đới thường ít tập trung và kéo dài hơn so với vùng ôn đới.
¾ Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của hầu: Quá trình
sinh sản của hầu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: nhiệt độ, thức ă
n, tỷ trọng nước,
độ mặn, …Tuy nhiên, yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đó là nhiệt độ.
Theo Byung Ha Park và ctv (1998) nghiên cứu sự thành thục của hầu Thái
Bình Dương tại Hàn Quốc cho thấy, yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành
thục là nhiệt độ. Nhiệt độ tăng cao thời gian chín của tuyến sinh dục càng rút ngắn.
Còn theo thí nghiệm của Loosanoff về ảnh hưởng của nhi
ệt độ đến sự phát triển


13
của tuyến sinh dục hầu Mỹ C.virginica cho thấy ở nhiệt độ 10
0
C thì sau 35 ngày
hầu mới thành thục nhưng tỉ lệ thành thục ít, muốn tuyến sinh dục chín mùi thì
nhiệt độ thấp nhất là 15,8
0
C ở 20 – 25
0
C sau 5 ngày hầu đã thành thục nhưng tỉ lệ

đẻ thấp chỉ đạt 24%, ở 30
0
C chỉ sau 3 ngày hầu đã thành thục và cho tỷ lệ sinh sản
cao. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả thì các loài hầu khác nhau nhiệt độ
nước cần cho quá trình sinh sản cũng khác nhau: hầu dài C.gigas trên 25
0
C còn hầu
C.virginikca là từ 17 – 20
0
C (Spencer, 2002), O.echinata trên 28
0
C, hầu Ấn Độ
C.cucullata 17 – 18
0
C, C.denselamellosa 21 – 23
0
C, hầu vịnh Đại Liên
C.talienwhanesis 20 – 27
0
C,.. Nói chung, nhiệt độ nước có quan hệ chặt chẽ với sự
thành thục sinh dục, phóng tinh và đẻ trứng của hầu.
Ngoài ra hoạt động sinh sản của hầu còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi
trường như:
Tỷ trọng của nước biển nằm trong khoảng 1.020 tới 1.030 kg/m³ tại bề mặt
còn sâu trong lòng đại dương, dưới áp suất cao, nước biển có thể đạt tỷ trọ
ng riêng
tới 1.050 kg/m³ hay cao hơn. Tuy nhiên, tỷ trọng nước thích hợp nhất cho sinh sản
của hầu là 1.008 – 1.018 kg/m
3
đó là vào lúc triều cường, mùa trăng. Khi quan sát

trên hầu O.edulis ở nam nước Anh, Orton (1936) thấy phần lớn chúng đẻ trứng vào
lúc triều cường, trăng tròn mùa hè. Theo Ariatai và Rai (1931), tháng 3 đến tháng 6
là mùa đẻ chính thức của hầu Ấn Độ C.cucullata, đến tháng 7 gió mùa Đông Bắc
hoạt động làm tỷ trọng nước biển giảm là nguyên nhân làm hoạt động đẻ trứng của
hầu dừng lại, từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau có hiện tượng đẻ
trứng bất thường
không theo quy luật.[6]
Độ mặn: Có quan hệ chặt chẽ đến sinh sản của hầu. Độ mặn cũng chịu ảnh
hưởng riêng lẻ cùng với nhiệt độ và thức ăn đồng thời ảnh hưởng đến sự thành thục
của tuyến sinh dục. Tuy nhiên, khi nhiệt độ thích hợp và hầu đã thành thục nhưng
độ mặn chưa thích hợp thì hầu vẫn chư
a sinh sản rộ. Khí hậu vùng nhiệt đới quanh
năm thích hợp cho hầu Ấn Độ Crassotre cuculata sinh sản nhưng ở Ấn Độ hầu này


14
chỉ đẻ từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau; còn tháng 7,8 tuy tuyến sinh dục thành
thục nhưng vẫn không đẻ vì lúc đó mùa mưa xuống độ mặn giảm không thích hợp
cho sinh sản của nó. Ở nước ta hầu song sinh sản từ tháng 4 – 9, trong các tháng
này hầu đẻ rộ nhất vào thời kỳ nhiệt độ nước cao nhất trong toàn năm (trung bình
30
0
C) nhưng độ mặn lại thấp nhất toàn năm (trung bình 5 – 10‰).
Thức ăn: trong môi trường giàu dinh dưỡng thì khả năng tích lũy glucogen
tăng do đó sự tích lũy noãn hoàng trong trứng của hầu tăng theo vì vậy mà hầu
thành thực sớm và có khả năng sinh sản tốt hơn. Ngược lại, trong môi trường
nghèo dinh dìng thì khả năng thành thục sinh dục và sinh sản của hầu sẽ kém đi.
Thủy triều: đa số hầ
u sinh sản mạnh vào lúc triều cường, nước lên.
1.2. Vai trò của hầu:

1.2.1. Vai trò của hầu trong tự nhiên:
Trong môi trường tự nhiên hầu có 2 đặc tính quan trọng đó là:
¾ Lọc sinh học (Biofilter): theo nghiên cứu của Yonge (1962) về hình
thành cấu tạo của mang và vận chuyển thức ăn của hàu (Crassostrea) có thể nhận
thấy trong quá trình lọc thức ăn hầu đã góp phần làm môi trường nước trong sạch
[3]. Trong tự nhiên, 1 m
2
hàu phân bố lọc được 280 m
3
nước/ngày và mỗi cá thể
hàu lắng 1,0875 g bùn/ngày. [12]
¾ Loài chủ chốt (Keystone spicies): ở góc độ toàn cầu, hàu là loài sinh
vật có vai trò quan trọng trong việc duy trì tính đa dạng sinh học và sự thành công
của một chuỗi hệ sinh thái đại dương. Chúng là vật mồi để duy trì sự cân bằng giữa
một số loài trong tự nhiên. [12]
1.2.2. Vai trò dinh dưỡng của hàu:
Hầu là loài có giá trị dinh dưỡng cao. Thịt hàu chứa 45 – 75 % protein, 7 – 11
% lipid, 19 – 38 % glucid. Ngoài ra, thịt hầu còn chứa nhiều Vitamin A, B
1
, B
2,
D


15
và E. Hàm lượng iod trong thịt hầu so với sữa bò và lòng đỏ trứng cao gấp 200 lần.
Nước chiết hầu tươi gọi là sữa bò trong biển sau khi cô đặc gọi là “dầu hầu”. [6]
Thành phần dinh dưỡng trong 100g phần thịt ăn được của hầu (Crassostrea
sp): [15]
• Calories 6g

• Chất đạm 9g
• Carbohydrate 4,8g
• Chất béo tổng cộng 2,1g
• Cholesterol từ 100 – 250 mg (tùy loài)
• Nhiề
u Vitamin: A, B
1
, Riboflavine, B
6
, E, Biotin, B
12
, D
• Nhiều chất khoáng
• Thành phần acid béo Omega – 3: EPA 536 mg, DHA 584 mg
Hầu còn được coi là “thực phẩm thuốc”: thịt hàu rất bổ dưỡng, có tính chữa
bệnh và phòng trừ chứng truyền nhiễm đối với bệnh nhân phổi, còi xương, người
có thai, sản phụ, có tác dụng giảm stress, bổ não,chống béo phì, nhồi máu cơ tim,
giúp phát triển chiều cao ở trẻ, bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết cho người già,
thiếu sinh lực,…Vỏ
hầu không những dùng làm nghiên liệu nung vôi mà còn là bài
thuốc để chữa bệnh ợ chua, bệnh phù nhũng, bệnh cảm cúm. Hàu là loài hai mảnh
vỏ được nhiều người thích ăn tươi sống, nướng, chế biến thành các mặt hàng đông
lạnh, đóng hộp, phơi khô, làm mắm xuất khẩu. [13]
1.3. Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo:
Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo có thể được xem như là giải pháp hoàn
h
ảo để chủ động cung cấp nguồn giống ngoài tự nhiên bị mất đi do khai thác, đồng
thời cung cấp giống cho người nuôi, phục vụ xuất khẩu, giải quyết công ăn việc
làm, góp phần xóa đói giảm nghèo cho các ngư dân ven biển,…(Nguyễn Thị Xuân
Thu, 2005).



16
Năm 1879, Brook đã cho hầu đẻ thành công và nuôi được ấu trùng bơi lội tự
do. Sau đó cũng có nhiều nghiên cứu tiến hành ương nuôi ấu trùng hầu trong
phòng thí nghiệm, nhưng mãi đến năm 1920, Wells mới thành công trong kỹ thuật
ương nuôi ấu thể spat [1].
Dựa trên cơ sở các nghiên cứu về đặc điểm sinh sản của hầu, nhiều phương
pháp kích thích sinh sản đã được sử dụng trong sinh sản nhân tạo hầu. Ph
ương
pháp kích thích nhiệt là phương pháp đầu tiên và được sử dụng phổ biến nhất.
Ngoài ra, còn có một số phương pháp khác như xử lý bằng hóa chất: dung dich
ammonium hydroxine, H
2
O
2
, xử lý bằng tia cực tím kết hợp với nước chảy,
phương pháp tiêm serotonin (5 hydrotriptoamine) vào cơ thể để kích thích hầu đẻ
nhanh là phương pháp có hiệu quả được áp dụng để cho hầu sinh sản phổ biến hiện
nay [6].
Để làm cơ sở cho việc sử dụng vật bám trong sản xuất nhân tạo cũng như cải
tiến phương pháp thu giống ngoài tự nhiên, Latama (1996) đã sử dụng những vật
liệ
u sẵng có, rẻ tiền như thanh tre và tấm ximent để thu giống hầu S.cucullata tại
Indonesia. Kết quả cho thấy hầu bám trên tấm ximent nhiều hơn so với thanh tre.
Năm 2000, Yulianda và Atmadtipura đã kết luận rằng độ gồ gờ và loại của vật bám
có ảnh hưởng đến mật độ bám của giống hầu Crassostrea sp. Thí nghiệm của hoc
cho kết quả là hầu bám nhiều hơn trên những vật bám là những viên
đá có bề mặt
gồ gờ hơn vật bám là những vỏ sò [1].

Theo Jones (1988), một chi tiết rất quan trọng liên tới việc vận chuyển ấu
trùng để cho bám ở những vùng không có khả năng xây dựng trại sản xuất hầu
giống là: Ấu trùng điểm mắt của hầu C.gigas có thể giữ trong điều kiện độ ẩm và
nhiệt độ 5
0
C trong thời gian hàng tuần vẫn có thể bám tốt. Trong nghiên cứu của
Tan và Wong (1995) tại Hồng Kông, cũng đã kết luận rằng: Ấu trùng điểm mắt của
hầu C.belcheri chỉ có thể giữ tốt trong vòng 12 giờ ở nhiệt độ 15
0
C. Ứng dụng
những thành tựu đó, Mỹ và Malaysia đã xây dựng những trại giống có công xuất


17
lớn tạo ra ấu trùng hầu điểm mắt, cung cấp cho các cơ sở cho bám và nuôi hầu
thương phẩm trong nước hay xuất khẩu ra nước ngoài [1].
1.4. Nghiên cứu sản xuất hầu bám đơn:
Theo phương pháp sản xuất giống truyền thống thì khi ấu trùng hầu chuyển
sang giai đoạn hậu ấu trùng đỉnh vỏ, lúc này thả vật bám để thu giống: vỏ hầu, vỏ
sò, dây bám,…Tuy nhiên, những vật bám này sẽ
gây ra hiện tượng bám chùm, hầu
bám không đều hoặc bám chồng lên nhau, làm cho hoạt động vận chuyển và nuôi
hầu gặp nhiều khó khăn, không chủ động được mật độ nuôi, hầu chặm lớn, lớn
không đều nhau, chất lượng và giá trị không cao.
Để khắc phục được những đặc điểm trên, người ta đã nghiên cứu ra phương
pháp sản xuất giống hầu bám đơn. Ấu trùng được nuôi đến giai đo
ạn hậu ấu trùng
đỉnh vỏ rồi dùng bột vỏ hầu, vỏ điệp, các hạt có kích thước 300 – 500 µm cho ấu
trùng spat bám vào và thu được con giống dạng bám đơn. Ngoài ra, tại một số cơ
sở nghiên cứu sản xuất hầu giống tam bội, tứ bội ở Mỹ và Canada, người ta đã

sùng hóa chất Epinephrine để tiêu hủy tuyến tiết chất bám vào vật bám cứng của
hầu, tạo thành những con hầ
u giống đơn, giúp ích nhiều cho nuôi thương phẩm.
Tại Úc, còn có phương pháp tạo giống hầu đơn bằng cách cho ấu trùng bám vào
những tấm nhựa hình gợn sóng, đợi đến khi con giống lớn lên đạt kích thước
khoảng 50mm, người ta uốn cong tấm nhựa lúc này con giống rời ra tạo thành con
giống đơn [12]. Cùng với phương pháp cho hầu bám vào bột vỏ hầu, ở Mỹ, Úc,
Pháp còn dùng phương pháp kích thích hầu xuống đáy mà không cần bám bằng
LHG
khi hầu ở giai đoạn đỉnh vỏ (FAO, 2003).
Ưu điểm của hầu bám đơn:


18
• Đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng: Thịt hầu bám đơn sau 8 – 12 tháng tuổi có
vị béo, mùi thơm, thịt nhiều, màu sắc đẹp, kích thước vừa phải, đồng cỡ, hình dạng
bên ngoài gọn đẹp, hấp dẫn bắt mắt khi trình bày trên bàn tiệc.
• Tiết kiệm chi phí vận chuyển: nhờ vỏ mỏng nên việc vận chuyển hầu đơn ít
tốn kém, tiết kiệm được 15 – 20% chi phí so với hầu bám chùm. Lợ
i ích này càng
rõ rệt khi vận chuyển hầu sống nguyên con bằng phương tiện hàng không.
• Giảm tỷ lệ hao hụt khi khai thác còn 3 – 5% : Hầu đơn thương phẩm khắc
phục được tính trạng ghè tách trong khai thác, theo số liệu thống kê đối với hầu
bám tỷ lệ hao hụt qua ghè tách là khoảng 40 – 50% [12].
1.5. Nghiên cứu tạo giống đa bội thể:
Vấn đề nghiên cứu tạo giống đa bội thể một s
ố loài động vật thân mềm
(ĐVTM) hai mảnh vỏ đã được bắt đầu từ thập kỷ 80. Xuất phát từ việc kích thích
cho đẻ bằng các phương pháp sốc hoặc xử lý hóa chất, đã tạo ra sự biến đổi đặc
biệt: Một số đặc tính di truyền đem lại những kết quả bất ngờ về sức sống và khả

năng sinh trưởng (hầ
u tam bội mất đi khả năng sinh sản, sinh trưởng nhanh, thịt
nhiều, khả năng chống chịu bệnh tốt và có độ béo quanh năm). [10]
Vào những năm 1980 – 1982, các nhà khoa học cổ truyền thuộc đại học
Washington và trường Maire đã nghiên cứu thành công việc dùng các tác nhân vật
lý và hóa học để tạo thể tam bội ở hầu, với kết quả đạt được 80% thể tam bội trong
một triệu trứng sinh ra [1].
Chaiton và Allen (1985)
đã xử lý trứng thụ tinh sau 10 phút của hầu Thái
Bình Dương (C.gigas) ở áp suất 6000 – 8000 atmosphere trong thời gian 10 phút.
Kết quả đạt được 57% tam bội thể. [1] Cũng trên loài hầu này, Quillet và Panelay
(1986) đã dùng phương pháp nhiệt để gay đột biến. Trứng sau khi thụ tinh 10
phút, được xử lý nhiệt 30 – 38
0
C trong 10 – 20 phút. Kết quả đạt được tỷ lệ hầu

×