TRƯỜNG ĐH HÙNG VƯƠNG TP. Hồ Chí Minh
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Tiểu luận môn|
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM
NHÓM 7:
NGUYỄN HOÀNG TRUNG KIÊN
ĐỔ THỊ BÍCH HUYỀN
NGUYỄN THỊ CẨM VIÊN
LÊ MINH HOÀNG
1
MỤC LỤC
Lời nói đầu 3
Chương 1:
KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NAM BỘ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 7
Chương 2:
CÁC DÂN TỘC Ở NAM BỘ VÀ PHONG TỤC TẬP QUÁN RIÊNG 10
Chương 3:
TÍN NGƯỢNG VÀ TÔN GIÁO VÙNG NAM BỘ 18
Chương 4:
KIẾN TRÚC ĐẶC TRƯNG Ở NAM BỘ 40
Chương 5:
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HỌC 43
Chương 6:
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÙNG NAM BỘ 54
Chương 7:
ẨM THỰC NAM BỘ VÀ NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG RIÊNG BIỆT 79
Chương 8:
MỘT SỐ LỄ HỘI CỔ TRUYỀN CỦA CÁC DÂN TỘC TẠI NAM BỘ 85
ĐỪNG ĐÁNH MẤT NẾP SỐNG VĂN HÓA NAM BỘ 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
Phụ lục 110
2
Lời nói đầu
Trong nền văn hóa chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam thì mỗi dân
tộc, mỗi vùng miền lại có nét văn hóa riêng rất độc đáo, đa dạng và phong
phú. Nam bộ tuy là vùng đất tổ tiên ta mới khai phá lập nghiệp hơn 300 năm,
nhưng văn hóa của nông thôn Nam bộ bắt nguồn từ nền văn hóa chung của
cộng đồng dân tộc Việt Nam có hơn 4000 năm lòch sử.
Nam bộ từ miền đất hoang vu rừng thẳm, nhiều sông rạch, đầm lầy "muỗi
kêu như sáo thổi, đỉa lộí như bánh canh , trên rừng nhiều thú dữ, rắn độc và
động vật quý. Dưới nước tôm cá bạt ngàn, còn có cá sấu, cá mập. Người nông
dân Nam bộ lao động cần cù, dũng cảm. Thế hệ sau tiếp nối thế hệ trước cải
tạo tự nhiên, phòng chống thú dữ trên rừng, dưới nước để sản xuất và bảo vệ
sản xuất. Để tồn tại và phát triển giống nòi, sản xuất và bảo vệ sản xuất tất
yếu các gia đình nông dân trong họ tộc, trong xóm làng liên kết lại (hợp tác)
lao động đổi công phá rừng làm ruộng rẫy, đào sông rạch, làm đường giao
thông: săn bắn thú dữ, cưu mang đùm bọc "thương ngøi như thể thương thân"
giúp đỡ nhau chén cơm manh áo, con giống, hạt giống, đúng với câu ca
truyền miệng gần như nông dân Nam bộ ai cũng thuộc lòng "một miếng khi
đói bằng cả gói khi no "trong sản xuất và đời sống. Tuy cuộc sống vô cùng cơ
cực ngày ngày lao động trên đồng ruộng, đêm đêm nam nữ quây quần giã
gạo, chài đôi, chải ba, rồi ca hát hoặc hò đối đáp dưới ánh trăng, tình quê tuy
mộc mạc nhưng thấm đậm nghóa tình.
Những người nông dân có mặt ở vùng đất Nam bộ này hơn 300 năm trước
đây là những nông dân đến từ nhiều vùng ở miền Trung, miền Bắc. Tuy buổi
đầu lập nghiệp trên vùng đất hoang sơ trăm đắng ngàn cay bời rừng thiêng
nước độc, thú dữ, người nông dân thiếu cả công cụ, phương tiện lao động
nhưng mọi người kiên cường bám trụ "đến đây thì ở tại đây trăm năm bám rễ
xanh cây không về". Bám rễ xanh cây không chỉ có nghóa lao động sáng tạo
ra của cải vật chất trên nền nông nghiệp phì nhiêu trù phú, mà sự xanh cây
bám rễ còn có nghóa mối quan hệ giữa người với người từ bốn phương tụ hội
trên mảnh đất Nam bộ ấm áp tình người. Tấm lòng người nông dân Nam bộ
xưa nay luôn đức độ bao dung, sẵn sàng tha thứ cho những ai biết hối cải lỗi
3
lầm, nhưng cũng không tha thử kẻ gian ác, điêu ngoa. Họ coi trọng nhân-
nghóa-trí-dũng-liêm, lòng thương người bao la vô tận, nhưng rất ghét bọn gian
tà, tham nhũng, xu nònh, những kẻ "tham phú phụ bần". Nếu ai là người lương
thiện có đạo đức làm người, sống trung thực, nhân nghóa dẫu từ đâu đến với
xóm làng nào Nam bộ thì cũng được nông dân đón tiếp thân tình theo đúng
nghóa "tứ hải giai huynh đệ", sẵn sàng cưu mang giúp đỡ người đói rét, bệnh
tật "anh em như thể tay chân" hay là "Bầu ơi thương lắy bí cùng, tuy rằng
khác giống nhưng chung một giàn".
Nền kinh tế Nam Bộ ngày càng phát triển, đường giao thông ngày càng
thuận lợi, sự giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội của nông dân các làng quê
ngày càng mở rộng, các phong tục, tập quán từ việc ăn, ở, giao tiếp, sinh hoạt
văn hóa, lễ hội đến đám cưới, đám tang của nông dân Nam bộ cơ bản là
giống nhau. Nhưng nét riêng của miền Đông, miền Tây và mỗi tỉnh, mỗi làng
quê về tính cách, tập quán, mỹ tục cũng có khác nhau. Không phâi ngẫu
nhiên mà có câu ca "Cà Mau đi dễ khó về, trai đi có vợ, gái về có con". Trai
đi có vợ, gái về có con ở đây không chỉ có "đất quê ta mênh mông" hoặc
đường đi cách trở sơn khê mà bởi đất lành chim đậu, sự lưu luyến về vùng đất
phì nhiêu dễ dàng sản xuất tạo ra của cải, xây dựng cuộc sống, hơn nữa là
tình người nhân hậu thủy chung, "trai cũng dễ mến mà gái cũng dễ thương"
Hay như câu ca dao "Cần Thơ gạo trắng nước trong, ai đi đến đó lòng không
muốn về". Cần Thơ không phải chỉ có gạo trắng nước trong mà còn là sự giao
lưu văn hóa, xã hội hài hòa lòch thiệp, đa cảm đa tình. Người Cần Thơ mến
khách nên khách cũng mến người. Nếu ai đến bến Ninh Kiều từ xa xưa cũng
"ngựa xe như nước áo quần như nêm" và bây giờ càng thêm lộng lẫy, phố
phường nhộn nhòp. Đêm đêm tàu thuyền san sát bên sông, có cả thuyền văn
hóa lưu động, các nhóm tài tử phục vụ đủ các hạng người tao nhân mặc
khách. Chính vì phong cảnh hữu tình, quyến rũ làm chạnh lòng quân tử,
thuyền quyên mà "đi không nỡ, ở cũng đành". Nói về hoạt động văn hóa, văn
nghệ nhất là đờn ca tài tử thì không riêng ở bến Ninh Kiều, Cần Thơ mà gần
như đều khắp các làng quê Nam bộ, anh nông dân đi cày chò nông dân đi cấy
cũng có thể hát, hò và ca vọng cổ được.
4
Tinh thần yêu nước là đỉnh cao của văn hóa. Lúc bình thường trong cuộc
sống nông dân có thể có vui, có buồn thậm chí to tiếng với nhau vì một lý do
nào đó, nhưng khi đất nước có giặc ngoại xậm thì người nông dân đoàn kết lại
sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đặc biệt là từ khi có Đảng, có Bác Hồ lãnh đạo
cách mạng Việt Nam, nông dân Nam bộ cũng như nông dân cả nước được
Đảng, được Hội Nông dân giáo dục, tổ chức và hướng dẫn đấu tranh thì nông
dân sục sôi lòng căm thù thực dân, đế quốc và tay sai; lòng yêu nước được
khơi dậy và phát huy, ý chí cách mạng càng mạnh mẽ, nên họ sẵn sàng tham
gia cách mạng. Điều đó minh chứng là tổ chức Hội Nông dân (Nông hội đỏ)
các tỉnh Nam bộ từ Cao Lãnh, Sa Đéc, Cần Thơ, Vónh Long, Bến Tre, Mỹ
Tho, Gia Đònh, Thủ Dầu Một, Cà Mau đã ra đời cuối những lăm hai mươi.
Suốt chặng đường dài hơn 70 năm đấu tranh gian khổ chống thực dân Pháp,
Đế quốc Mỹ và tay sai, nông dân Nam bộ đã đóng góp to lớn sức người, sức
của cho sự nghiệp thắng lợi có ý nghóa lòch sử của dân tộc và thời đại. Hơn 25
năm sau giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, cả nước tiến lên chủ
nghóa xã hội, nông dân Nam bộ một lòng theo Đảng - theo tư tưởng Hồ Chí
Minh, đã vượt qua bao khó khăn, thi đua lao động sản xuất và có thể nói đi
đầu trong thời kỳ đổi mới nông nghiệp nông thôn, đóng góp xứng đáng vào sự
nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc.
Thực hiện nghò quyết của Đảng và sự hướng dẫn của Hội Nông dân, của
các ngành, những năm qua nông dân Nam Bộ chẳng những phát huy nền văn
hóa đậm đà bản sắc dân tộc mà từng bước xây dựng nền văn hóa tiên tiến xã
hội chủ nghóa. Cuộc vận động của Hội Nông dân xây dựng "gia đình tiêu
chuẩn" trước đây và cuộc vận động "xây dựng gia đình nông dân văn hóa",
tham gia xây dựng nông thôn, ấp bản làng văn hóa hiện nay ngày càng có
nhiều gia đình nông dân hưởng ứng và đạt danh hiệu đó. Cuối năm 2000 Hội
Nông dân các đòa phương, cơ sở cùng mặt trận, ngành văn hóa Thông tin, các
cấp chính quyền đã bình xét hộ nông dân đại tiêu chuẩn gia đình văn hóa.
Kết quả các tỉnh Nam Bộ mỗi nơi 5-7 vạn, có tỉnh hơn 10 vạn hộ "gia đình
nông dân văn hóa". Để đạt được gia đình nông dân văn hóa, cán bộ hội viên
nông dân phải phấn đấu làm nhiều việc tốt ích nước lợi nhà, cụ thể là thực
hiện tốt các phong trào cách mạng theo sự hướng dẫn của Hội Nông dân Việt
5
Nam. Và, Hội Nông dân các đòa phương, cơ sở ở Nam bộ đã phối hợp với các
ngành, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, các cơ quan thông tin đại chúng,
cùng chung lo nâng cao dân trí, kiến thức khoa học, vốn, vật tư nông nghiệp
cho nông dân để thi đua sản xuất làm giỏi làm giàu, tổ chức các phong trào
hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, tổ chức các hội thi kiến thức
nhà nông, hội trại nhà nông, nhà nông đua tài, liên hoan nghệ thuật nông dân,
vận động nông dân tham gia kinh tế hợp tác hợp tác xã
Các phong trào cách mạng và vận động xây dựng gia đình nông dân văn hóa
còn nhằm từng bước khắc phục những phong tục, tập quán lạc hậu trong sản
xuất và đời sống nông dân. Đồng thời, khắc phục những tồn tại ấy trên cơ sở
không ngừng nâng cao dân trí, kiến thức khoa học, phát triển kinh tế, tạo việc
làm, nâng cao đời sống vật chất, đời sống văn hóa, làm cho hàng triệu nông
dân và làm cho mảnh đất Nam Bộ giàu truyền thống cách mạng, đằm thắm
thủy chung, nghóa tình mãi mãi rực rỡ, ngát hương trong vườn hoa đậm đà bản
sắc văn hóa Việt Nam.
Tuy chỉ là một vùng đất “trẻ” nhưng Nam Bộ đã mang trên mình cả một
nền văn hóa đáng để cho muôn đời sau phải tự hào, một nền văn hóa mà bất
kì ngøi dân Việt Nam nào, bất kì ngøi dân Nam Bộ nào lại không tự hào,
một nền văn hóa mà không phải chỉ một hai trang giấy, một hai bộ sách là có
thể diễn đạt đïc hết vẻ đẹp của nó. Những vấn đề đïc trình bày dùi đây
chỉ là một phần khái quát để làm sáng tỏ những nét đẹp của một nền văn hóa
còn mang đậm nét “hoang sơ” mà thiên nhiên và biết bao thế hệ con ngøi
đã ưu ái dựng nên cho dân tộc Việt, một nền văn hóa là niềm tự hào của cả
nền văn hóa Việt – Nền văn hóa Nam Bộ.
6
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NAM BỘ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
A. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Nhắc đến Nam Bộ ngøi ta thøng liên tûng đến một vùng đất còn
nhiều vẻ hoang sơ và hết sức huyền bí, một vùng đất được “khai phá” chưa
lâu, một vùng đất còn gắn liền với những “truyền thuyết dân gian”. Thật vậy,
nếu so với Bắc Bộ thì Nam Bộ của chúng ta vẫn còn là một vùng đất “mới”.
Tuy nhiên do đặc thù của đòa lý và lòch sử hình thành mà Nam Bộ lại mang
trên mình một nét văn hóa hết sức độc đáo không thua kém gì so với các
vùng đất khác.
Nam bộ được mệnh danh là xứ sở của những dòng sông, nơi có khoảng
54.000 km chiều dài sông, rạch. Chính yếu tố sông rạch đã góp phần quan
trọng vào cuộc sống của người dân nơi đây.Theo những khám phá của các
nhà khảo cổ học, con người đã có mặt ở vùng đất Nam Bộ khá lâu đời. Nếu
căn cứ theo những di chỉ cư trú và di cốt của con người ở Óc Eo, Ba Thê, Núi
Nổi… thì từ cách đây 4.000 đến 5.000 năm, con người đã có mặt ở vùng đất
còn chứa nhiều nước mặn, sình lầy, cây dại và dã thú này; đồng thời họ cũng
để lại nhiều dấu ấn văn hóa khá đặc trưng về vùng miền, mà sinh động và
thiết thực nhất là ở vùng tứ giác Long Xuyên và U Minh Thượng.
Công cuộc mở đất phương Nam, khẳng đònh vùng văn hóa phương Nam, chỉ
7
thật sự đònh hình từ những cuộc di dân lớn của người Việt ở TK XVI và đầu
TK XVII. Đó là quá trình di dân tự nhiên, quá trình di dân cơ chế và quá trình
chuyển cư tại chỗ. Quá trình di dân tự nhiên là quá trình di dân lẻ tẻ, chưa đủ
để đònh hình bản sắc văn hóa của vùng đất. Chỉ đến khi nhà Nguyễn tiến
hành những cuộc di dân cơ chế lớn từ vùng Ngũ Quảng vào, kết hợp với sự di
dân cơ chế sau thất bại của nhà Minh trước triều Mãn Thanh (do Dương Ngạn
Đòch, Trần Thượng Xuyên, Mạc Cửu cầm đầu), cùng với việc di dân cơ chế
trước TK XV của những lớp cư dân cổ Khơme đến từ nhiều vùng trên đất
nước Campuchia, tràn về theo sông Tiền, sông Hậu để tránh họa diệt tộc của
vua chúa Xiêm La, và sự di dân cơ chế của người Chăm Hồi giáo đến vùng
Châu Đốc, kết hợp với quá trình chuyển cư tại chỗ của cộng đồng các tộc
người để lập làng lập ruộng, vùng văn hóa mang bản sắc Nam Bộ mới thật sự
hình thành. Chính nhờ quá trình chuyển cư tại chỗ, mới có việc thúc đẩy sự
gần gũi giữa các nhóm dân cư, giữa các cộng đồng dân tộc, mới làm xuất
hiện những điều kiện khách quan, tạo nên những tiếp xúc văn hóa giữa các
cộng đồng người có những đặc trưng văn hóa khác nhau, làm nên tính chất
đòa văn hóa, đòa kinh tế của một vùng đất châu thổ phương Nam rộng lớn. Đó
chính là một vùng văn hóa trẻ, phong phú, đa dân tộc, đa tôn giáo và đa màu
sắc.
B. VÀI NÉT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG NAM BỘ
Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa . Thời tiết có hai mùa mưa và
mùa nắng . Ở Nam Bộ, từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa mưa những tháng còn
8
lại không mưa gọi là mùa khô nên hầu như nơi đây nóng quanh năm và
không có mùa đông. Riêng đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 8 thường có lũ
lụt , ngạp khoảng 25% diện tích (Đồng Tháp , An Giang,…) Nhiệt độ trung
bình cả năm là 260 C.
Mật độ sông ngòi dày đặt. Sông lớn sông bé khắp nơi. Ở Nam Bộ có hai
nhóm sông chính Tiền Giang và Hậu giang, Sông Tiền có dòng chảy mở rộng
quanh co, giữa sông có những cù lao lớn, nước chảy chậm, bồi đắp phù sao
cho vùng Sa Đéc, Mỹ Tho rất thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt. Sông
Hậu được hình thành muộn hơn, dòng chảy thẳng và nhanh. Vùng đất quanh
sông Hậu mới được khai phá mạnh vào đầu thời kỳ hình thành con sông này.
Thiên nhiên Nam Bộ tương đối đồng nhất , tuy nhiên cũng có những dò biệt
về đòa chất :
- Miền Tây - Đồng bằng sông Cửu Long hình thành từ quá trình lùi dần của
biển cổ (Vùng Cà Mau có khoảng 1000 năm trước) Toàn bộ vùng đồng bằng
này là sản phẩm bồi lắng phù sa rất lâu đời của sông Cửu Long (1 tỉ tấn phù
sa/ năm) . Chính vì vậy đòa hình nơi đây chòu tác động của sông biển với hệ
thống kênh rạch chằng chòt ( 50 000 km kênh rạch , trong đó 25 000 kênh
rạch nhân tạo)
- Miền Đông Nam Bộ : hệ sinh thái vừa có sông ngòi vừa có rừng , núi…
Đông Nam Bộ có đồng bằng sông Đồng Nai và các chi lưu của nó là sông La
Ngà , sông Sài Gòn , sông Vàm Cỏ tạo nên một đồng bằng nhỏ , có những
thềm phù xa cổ ( cùng đất xám) và các cao nguyên đất đỏ bazan.
9
Chính sự đa dạng về mặt đòa lý này cũng góp phần quan trọng trong việc
hình thành một nền văn hóa đa dang đầy màu sắc.
Chương 2
CÁC DÂN TỘC Ở NAM BỘ VÀ PHONG TỤC TẬP QUÁN RIÊNG
Nam Bộ là vùng đất cuối cùng của Tổ Quốc.Từ hơn 300 năm qua, vùng
đất mới này đã đón nhận nhiều cộng đồng cư dân đến sinh sống, trong đó
chiếm đa số là người Việt, người Khơme , người Hoa và người Chăm. Đòa bàn
cộng cư này cũng đã tạo nên mối quan hệ, giao lưu văn hoá trên nhiều lónh
vực. Chính sự giao lưu này đã tạo nên phong tục đặc thù ở Nam Bộ. Phong
tục là một mảng đề tài rất đa dạng. nó được tạo nên bởi nhiều yếu tố khác
nhau. Nhưng vì thời gian có hạn nên chúng tôi sẽ đề cập đến các tục lệ đặc
trưng của vùng như: lễ đón xuân, nghi thức hôn lễ của người Chăm ở An
Giang…
Nét tính cách của người Nam Bộ: Do nguồn gốc lòch sử, hoàn cảnh sống và
tác động của môi trường thiên nhiên đã hình thành nên tính cách của người
Nam Bộ. Ngoài tính hiếu khách, tính bộc trực mạnh mẽ, hào phóng và đôn
hậu. Người Nam Bộ còn biết bao nét đẹp truyền thống đáng trân trọng như:
tính nghóa khí hào hiệp, tấm lòng nhân hậu, bao dung, tư chất thông minh và
giàu nghò lực. Đặc biệt: phụ nữ miền Nam rất đỗi vò tha, dòu dàng mà lại khéo
tay nhưng đáng quý nhất là sự hy sinh cho chồng con, cho quê hương Đất
10
nước. Điều đó được chứng minh suốt quá trình hơn 300 năm lòch sử của Nam
Bộ.
Về trang phục của những con người vùng đất Nam Bộ bên cạnh người
kinh quen với việc đồng áng, lúa nước lại chọn khăn rằn quấn cổ và áo nâu
sòng, quần đen thanh thoát trên những đồng lúa hay trên sông nước ngày xưa.
Đặc biệt là chiếc áo bà ba là nét đặc trưng của người kinh ở Sài Gòn xưa và
Đồng bằng sông Cửu Long. nó tạo thành nét đẹp duyên dáng đậm đà của
người dân Nam Bộ xưa và nét đẹp đó còn tồn tại đến tận ngày nay. Giữa quê
hương miền Nam hai mùa mưa nắng, không biết tự bao giờ chiếc áo bà ba
hiện hữu, đồng hành với người phụ nữ Nam bộ như một thứ y phục đặc trưng
cho tính cách thuần hậu, dòu dàng của họ. Dường như khi nhìn những đường
nét mộc mạc của chiếc áo bà ba, ta cảm nhận đó là một thứ ngôn ngữ im lặng
ký thác một phẩm hạnh, một giá trò vónh cửu của người phụ nữ Việt Nam nói
chung và phụ nữ Nam bộ nói riêng. Áo thấp thoáng trên những nhòp cầu tre
lắt lẻo, mềm mại trên những chuyến đò ngang trên xuồng ba lá và bay bổng,
lãng mạn quyện hòa trong những điệu lý con sáo, lý cây bông Khăn rằn -
nón lá - áo bà ba đã trở nên một liên kết, tạo dựng một biểu trưng hoàn mỹ
cho vẻ đẹp tâm hồn thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong nhân gian
còn lưu truyền câu “ăn mặn nói ngay” để nói tính cách của người miền Nam.
Vì họ là những lưu dân đến đây chủ yếu bằng đường biển, suốt hành trình
lênh đênh giữa sóng to gió lớn để chống lại giá rét, những cơn cuồng nộ của
11
biển cả… buộc họ phải tìm cách bảo đảm mạng sống và sinh tồn.
Một đặc tính của người miền Nam là luôn chân tình, cởi mở và dễ hoà mình.
“Hiếu khách” là nét đặc trưng là cá tính độc đáo của người miền Nam.
Với tính cách của người miền Nam như vậy nên tục đón xuân của họ cũng có
biết bao điều kì lạ và hấp dẫn. Người ta thường chuận bò đón tết rất sớm. Mỗi
gia đình nông dân đều giành một nủă thửa ruộng để cấy một giống nếp ngon
làm bánh trong ngày tết. Khi mùa màng thu hoạch xong thì không khí tết rộn
lên trong tiếng chày quếch bánh.
Trong ngày tết cành mai là không thể thiếu trong mỗi gia đình miền
Nam. Ngày tết thường có nhiều trò vui đặc biệt như: đá gà , đá cá lia thia…
những lễ tục phiền toái lãng phí xa hoa tốn kém thời giờ và tiền của hay
mang tính chất mê tín dò đoan đều được nhân dân tự giác loại bỏ.
Chính vì nơi cư trú của nhiều dân tộc nên ở vùng đồng bằng bên cạnh dân tộc
Kinh còn có các dân tộc khác chung sống lâu đời ( Chăm, Khơme, người Hoa,
người Xtiêng…) vẫn còn lưu giữ được những văn hoá nghệ thuật phong tục tập
quán mang sắc thái riêng.
Trên các cao nguyên xếp tầng và các vùng núi cao có nhiều dân tộc ít
người sinh sống: Gia Rai, Ê Đê, Xu Đăng… Tuy trình độ phát triển kinh tế vẫn
còn hạn chế song giữu gìn đượ những bản sắc dân tộc riêng với nền văn hoá
12
nghệ thuật dân gian độc đáo. Đó là những nhạc cụ như: đàn trưng, đàn đá,
đàn krông put, cồng chiêng…
1. Người Hoa
Hơn 900.000 người Hoa ở Viêt Nam phần lớn là cư trú ở Nam Bộ.
Riêng thành phố Hồ Chí minh có đến 400.000 người. Đây chỉ tính số người
Hoa vào Việt Nam từ thế kỷ này, còn trước đó cũng có khá nhiều nhưng
phần lớn đã bò Việt hoá. Họ thuộc “ngủ bang” vùng Hoa nam: quảng
Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và Hẹ. Làm nhiều nghề khác
nhau: công nghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp, công nhân, viên chức,
giáo viên, buôn bán Có truyền thống trồng lúa nước và nổi tiếng về các
nghề gia truyền.Ở miền Nam từng có một thời không có đường phố nào
mà lại không có các tiệm chạp phố của người Hoa. Họ bán rất nhiều loại
hàng hoá: từ cây kim, sợi chỉ cho đến tương, chao…Chợ Lớn – Sài Gòn
ngày nay cũng là một trung tâm tiểu thủ công nghiệp lớn.
Vào nhà người Hoa cái đập ngay vào mắt là những bàn thờ ngoài sân,
trong nhà, trên cao, dưới đất…Ngoài việc thờ cúng tổ tiên gia đình người
Hoa còn thờ nhiều vò thần bảo trợ: Thần tài phù hộ làm ăn, thổ đòa quản lí
đất đai, Táo quân ghi chép mọi việc để cuối năm lên thiên đình báo cáo…
Tuy vậy không thể nói tính cách người Hoa thiên về tín ngưỡng. Dân tộc
này sống rất thực tế. Họ chỉ muốn tất cả các mối quan hệ giữa họ với tất
13
cả mọi người cũng như giữa họ với thần linh đều hữu hảo để họ có thể dễ
bề làm ăn.
Về phong tục tập quán của người Hoa : Ở nhà ba gian, hai chái, sống
gắn bó với nhau trong một khu vực. Các gia đình trong cùng dòng họ quây
quần bên nhau. Người cha là chủ gia đình. Con trai được thừa kế gia tài và
con trai cả được phần hơn. Thờ cúng người chết tại nhà. Trong thôn xóm
đều có chùa, đền, miếu để thờ cúng. Hôn nhân của con do cha mẹ quyết
đònh trên cơ sở tương đồng về hoàn cảnh kinh tế và đòa vò xã hội. Việc ma
chay phải qua rất nhiều thủ tục nghiêm ngặt.
2. Người Khmer
Tập trung nhiều ở hai tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng và các huyện dọc
biên giới ở châu Đốc. NHà của người Khơme hầu hết là nền đất, lợp lá
không khác gì nhà của người Việt. Và nhiều nhà thành một “phum”.
“Sóc” gồm nhiều “phum” tương đương như làng xã của người Việt.
Ở Nam Bộ bạn có thể gặp ngưòi Hoa khắp nơi: Họ là chủ những quán
ăn, chủ tiệm tạp hoá… nhưng người Khơme thì ít thấy mặc dù họ đông
không kém người Hoa. Bởi lẽ người Khơme có khuynh hướng sống khép
14
kín trong “Sóc” xa thành phố. Khi so sánh thì hai dân tộc này hầu như có
nhiều tính cách tương phản nhau:
Người hoa: năng nổ, thích làm giàu, giỏi buôn bán và nhiều ngành
nghề.
Người Khơme: Có vẻ an phận thủ thường, chỉ là những người nông dân, kó
thuật vẫn còn đơn giản.
Chiếc sà rông của người Khơme ngày chàng ít thấy trừ trong ngày
cưới vì đó là trang phục bắt buộc của chú rể. Thường ngày nam cũng như
nữ đều mặc bà ba đen và quấn khăn rằn. Trong dòp lễ tết họ mặc áo bà ba
trắng , quần đen (hoặc áo đen , quàng khăn quàng trắng chéo , ngang hông
vắt lên vai trái .Trong đám cưới chú rể thường mặc bộ “ xà rông “ (hôl) và
áo ngắn bỏ ngoài màu đỏ. Đây là áo ngắn sẻ ngực cổ đứng ngoài cúc,
quàng khăn trắng vắt qua vai trái và đeo thêm “con dao dưới “ (kầm pách)
với ý nghóa bảo vệ cô dâu Thanh niên hiện nay khi ở nhà không mặc áo và
quấn chiếc “xà rông” kẻ sọc. Chùa Khơme nào cũng có những căn nhà
danh cho “ những ông sư trẻ” tạm thơì này. Về phụ nữ cách đây khoảng 30
– 40 năm họ thường mặc chiếc “Xăm pốt“ (váy) đó là loại váy bằng tơ
tằm hình ống (kín) Chiếc váy điển hình là loại xăm pốt chân khen , một
loại váy hở quấn. Nam giới đến tuổi trưởng thành phải vào chùa tu một
thời gian thì mới được xã hội nhìn nhận . Gia đình phụ quyền nhưng đàn bà
15
vẫn được tôn trọng, đối xử bình đẳng. Họ theo truyền thông phật giáo tiểu
thừa khi chết thì hoả thiêu bởi “sóc” Khơme không có nghóa đòa.
Về phong tục tập quán : Theo đạo Bà La Môn, đạo Phật dòng tiểu thừa.
Sùng kính đạo Phật. Thanh niên trước khi trưởng thành thường đến chùa tu
học để trau dồi đức hạnh và kiến thức. Nhà ở lợp bằng lá dừa nước, ít nhà
lợp ngói. Có tiếng nói và chữ viết riêng. Sống xen kẽ với người Kinh, Hoa
trong các phum, sóc, ấp. Các ngày lễ lớn là lễ Chôn Chơ Nam Thơ Mây
(năm mới), lễ Phật Đản, lễ Đôn Ta (Xá tội vong nhân), lễ hội Ooc-Om-
Bok (cúng trăng).
3. Người Chăm
Hiện nay ở vùng Nam Bộ có khoảng 12 000 người ( thống kê 1999 )
tập trung chủ yếu ở An Giang , Đồng Nai , TP Hồ Chí Minh và miền cực
Đông Nam Bộ . Ngôn ngữ chính thuộc hệ Mã Lai – Đa Đảo. Hầu hết
người Chăm theo đạo Hồi (nhóm Bà Ni và nhóm Ixlam) và đạo Bà La
Môn (chiếm 3/5 dân số). Duy trì chế độ mẫu hệ, con gái theo họ mẹ. Nhà
gái cưới chồng cho con, con trai ở rể. Con gái được thừa kế tài sản, con gái
út phải nuôi dưỡng bố mẹ. Nhà ở quay mặt về phía nam hoặc tây. Múa hát
dân tộc Chăm rất nổi tiếng.
16
Các lễ hội dân gian truyền thống tiêu biểu của người Chăm đó là: lễ
hội Katê (tưởng niệm đấng cha - lễ hội lớn nhất, vui nhất của người Chăm
theo đạo Bà La Môn) ; lễ hội Ramưwan - lễ hội điển hình nhất về lễ nghi
ở thánh đường của người Chăm theo đạo Hồi; lễ hội Tháp Bà (tưởng niệm
nữ thần Mẹ Xứ sở) đến từ Nha Trang - Khánh Hòa; lễ mừng sức khỏe, lễ
múa tống ôn đầu năm, lễ cưới của người Chăm An Giang
Trang phục Chăm, vì có nhóm cơ bản là theo đạo Hồi nên cả nam và nữ lễ
phục thiên về màu trắng. Có thể thấy đặc điểm trang phục là lối tạo hình
áo (khá điển hình) là lối khoét cổ và can thân và nách từ một miếng vải
khổ hẹp (hoặc can với áo dài) thẳng ở giữa làm trung tâm áo cho cả áo
ngắn và áo dài. Mặt khác có thể thấy ở đây duy nhất là dân tộc còn thấy
nam giới mặc váy ở Việt Nam với lối mang trang phục và phong cách
thẩm mỹ riêng.
4. Người Xtieng (Xa Điêng)
Dân số khoảng 66 788 người ( 1999 ) đòa bàn cư trú chủ yếu ở phía
bắc tỉnh Bình Dương và một phần của tỉnh Tây Ninh và Đồng Nai. Thuộc
nhóm ngôn ngữ chính là Môn – Khmer.Người Xtiêng là một dân tộc rất
đam mê âm nhạc và nhạc cụ của họ là bộ chiêng 6 cái , cồng , khèn , bầu.
Trang phục : Nữ mặc váy, nam đóng khố. Mùa đông choàng thêm tấm
17
vải.Họ để tóc dài búi sau gáy, tai xâu lỗ, xăm mặt, xăm mình. Đeo nhiều
loại trang sức làm bằng gỗ hoặc ngà voi.
Phong tục tập quán :Đứng đầu là già làng am hiểu tập tục, có uy tín,
tháo vát. Họ sống đònh canh đònh cư theo từng gia đình. Tin vào sức mạnh
huyền bí của sấm sét, trời đất, trăng, mặt trời. Tính tuổi theo mùa rẫy.
Trong hôn nhân, họ lấy vợ lấy chồng khác dòng họ. Cô dâu về ở nhà
chồng ở sau ngày cưới.
5. Người Chơ Ro (Châu Ro, Đơ Ro)
Dân số khoảng 22 567 người tập trung chủ yếu ở Đồng Nai , Bà Ròa –
Vũng Tàu và các tỉnh cực Đông Nam Bộ , ngôn ngữ thuộc nhóm Môn-
Khmer gần với tiếng Mạ , Xtiêng. Đa số người dân Châu Ro sống bằng
nghề làm nương rẫy nhiều nơi phát triển về trồng lúa nước, chăn nuôi , săn
bắt , đánh cá , nghề thủ công là đan lát, làm các đồ dùng bằng tre, gỗ.
Phong tục tập quán : Coi trọng chế độ mẫu hệ và phụ hệ như nhau. Người
Chơ Ro tin mọi vật đều có "hồn" và các "thần linh" chi phối con người,
khiến con người phải kiêng kỵ và cúng tế. Lễ cúng "thần rừng" và "thần
lúa" là quan trọng. Trước đây sống ở nhà sàn, hiện nay họ đã ở nhà trệt.
Trang phục : Mặc như người Kinh trong vùng. Nữ thích đeo các vòng đồng,
bạc, dây cườm
18
Ngoài những dân tộc thiểu số sống ở Vùng đồng bằng Nam Bộ như
đã kể trên đã góp phần làm tăng nét phong phú của Văn hóa Việt Nam về
các mặt : phong tục tập quán, lễ hội , âm nhạc , trang phục. Còn có phần
lớn người Kinh sinh sống và làm ăn lâu đời ở đây tạo nên sắc thái pha trộn
giữa những nềnVăn hóa riêng biệt thành một nền Văn hóa chung - Văn
hóa Nam Bộ.
Chương 3
TÍN NGƯỢNG VÀ TÔN GIÁO VÙNG NAM BỘ
A. TÍN NGƯỢNG
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo tín ngưỡng . Dân tộc Việt Nam
rất coi trọng tín ngưỡng và coi đó là một truyền thống văn hóa từ lâu đời.
Các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín
ngưỡng riêng gắn liền với đời sống kinh tế và tâm linh của mình . Góp
phần làm phong phú đa dạng và biến đổi trong văn hóa Việt về tín
ngưỡng, Tổ tiên người Việt ở Nam bộ đã tạo nên những sắc thái riêng biệt
của văn hóa tín ngưỡng trong vùng.
Tín ngưỡng của nhân dân Nam Bộ cũng do những quá trình đi tìm
miền đất hứa của những lưu dân Đàng Trong xuôi Nam tiếp tục phát huy
19
truyền thống Văn hóa Việt và tạo ra những sắc thái riêng biệt của văn hóa
tín ngưỡng Nam Bộ.
Những cơ sở của biến đổi văn hóa Việt tạo nên sắc thái riêng cho văn
hóa Nam Bộ về tín ngưỡng:
+ Tâm thức của người dân: Theo dòng Nam tiến của những lưu dân
đầy khó khăn lớn lao về về mọi mặt đã tự tạo cho mình một bản lãnh anh
hùng độc đáo , dám nghó dám làm , hoàn toàn không câu nệ vào tập tục
truyền thống . Sự biến đổi này là cơ sở tạo ra hành động trên con đường đi
tìm miền đất mới hoàn toàn xa lạ người dân không thể hành động rụt rè
dựa trên lối mòn của những nếp suy nghó cũ kó , trên sách vở cổ điển .
Tâm lí của họ là những người thích phiêu lưu mạo hiểm không chòu khuất
phục trước những khuôn khổ của vùng đất cũ vì vậy họ dễ dàng chấp nhận
những cái mới và sáng tạo nên những tín ngưỡng mới phù hợp với đời sống
tâm linh của mình lúc bấy giờ.
+ Ảnh hưởng của khung cảnh đòa lí : Trong cuộc Nam Tiến, người lưu
dân Đàng Trong, sau khi vào đến vùng đồng bằng Nam Bộ , chắc chắn
không khỏi bàng hoàng trước không gian mênh mông của vùng đất mới
nầy, vì trước đó, trong hàng thế kỷ, tầm nhìn của họ đã bò khép chặt lại bởi
dải Trường Sơn trên những cánh đồng duyên hải chật hẹp. Không những
20
mênh mông, đồng bằng Nam Bộ còn là một vùng đất phì nhiêu với tài
nguyên vô cùng phong phú, khác hẳn với các cánh đồng duyên hải chật
hẹp, nghèo nàn của vùng Thuận-Quảng. Cuộc sống của người lưu dân
trong vùng đất mới, tuy có rất nhiều khó khăn lúc đầu trong việc khai
khẩn, nhưng rõ ràng là sung túc hơn rất nhiều so với trước đó. Câu nói đã
truyền tụng trong dân gian Miền Nam, “làm chơi ăn thiệt,” đâu phải là
không có cơ sở. Do cuộc sống tương đối dễ dàng hơn rất nhiều so với cuộc
sống ở vùng đất cũ, cá tính tâm lý của người lưu dân cũng dần dà biến đổi,
trở nên rộng rãi, phóng khoáng hơn. Lại nữa, trong cuộc đấu tranh gian
khổ với thiên nhiên, người lưu dân luôn luôn cần có bè bạn để giúp đở
nhau cùng vượt qua khó khăn. Nhu cầu sinh tồn nầy dần dà cũng tạo ra
trong người lưu dân tính nghóa hiệp, sẳn sàng giúp đở những người chẳng
may lâm nạn. Câu “kiến nghóa bất vi” đã trở thành một mẫu mực sống của
người dân đồng bằng Nam Bộ.
+ Sự tiếp súc với các nền văn hóa bản đòa: Khởi đi từ vùng Thuận
Quảng, người lưu dân Việt đã được tiếp cận với một số nền văn hoá bản
đòa phi-Việt. Trước hết là văn hóa Chiêm Thành đã để lại nhiều ảnh
hưởng sâu đậm trong văn hóa Việt, đặc biệt là về âm nhạc và tôn giáo.
Riêng về phương diện tôn giáo, tín ngưỡng , nhiều thần linh của Chiêm
Thành đã được lưu dân Việt tiếp nhận và thờ phượng. Sau khi tiến vào lưu
vực Đồng Nai, lưu dân Việt chính thức tiếp cận với một nền văn hoá bản
21
đòa phi-Việt mới: đó là văn hóa Chân Lạp, một nền văn hóa chòu ảnh
hưởng sâu đậm của văn hóa Ấn, với một tôn giáo đa-thần vô cùng phong
phú. Tuy không phải chòu chung số phận bò diệt vong hoàn toàn như
Chiêm Thành, Chân Lạp cũng phải chòu lùi bước trước sức Nam Tiến của
dân tộc Việt. Mặc dù vậy, Chân Lạp cũng tạo ra được những dấu ấn quan
trọng trong tín ngưỡng dân gian của người Việt.
Trong khía cạnh ảnh hưởng của các nền văn hóa bản đòa phi-Việt
nầy, người viết nghó rằng cũng nên kể đến những đóng góp rất quan trọng
của người Minh Hương. Người Minh Hương là một cụm từ dùng để chỉ
chung tất cả những người thuộc sắc tộc Hoa đã rời bỏ đất nước họ sang “tỵ
nạn chánh trò” tại Đàng Trong vào hậu bán thế kỷ 17 (1679) sau khi nhà
Minh bò bại vong và nhà Thanh thiết lập được chính quyền tại Trung Hoa.
Điều quan trọng cần lưu ý là về sau họ hoàn toàn hội nhập vào cuộc sống
tại quê hương mới và trở thành những công dân Việt (khác hẳn với người
Hoa Kiều nhập cư vào Việt Nam trong thời Pháp thuộc). Họ đã cung ứng
nhiều yếu tố rất tích cực vào văn hoá Việt nói chung và tín ngưỡng dân
gian Việt nói riêng.
Từ những cơ sở của biến đổi văn hóa Việt , tín ngưỡng Miền Nam
phản ánh rất rõ những đặc trưng nông nghiệp lúa nước của nền văn hóa
Việt Nam. Đó là: sự tôn trọng và gắn bó mật thiết với thiên nhiên (tín
22
ngưỡng sùng bái tự nhiên): là sự phản ánh đậm nét nguyên lý Âm - Dương
(từ đối tượng thờ cúng như Trời - Đất, Chim Thú. Rừng - Nước, cơ quan
sinh dục Nam - Nữ . . . cho đến cách thức giao lưu giữa con người và thần
linh, trần gian và cõi linh thiêng); là khuynh hướng đề cao nữ tính với hàng
loạt nữ thần được thờ cúng ở mọi làng quê: Mẹ Trời. Mẹ Đất, nữ thần
Mây, Mưa ) là tính tổng hợp thể hiện ở tính đa thần, tính cộng đồng. Tín
ngưỡng của người Việt ở Nam Bộ thể hiện ở các mặt: tín ngưỡng phồn
thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái con người.
Hệ Thống Thần Linh.
Là con dân trung thành của Chúa Nguyễn, người lưu dân Đàng Trong
không mang tâm trạng “hoài Lê” như dân Đàng Ngoài. Thực tế nầy đã
đưa đến việc Nhà Nguyễn về sau tin dùng người Nam Hà hơn là người Bắc
Hà, thậm chí các vua Nhà Nguyễn chỉ chọn người chính thất là người Nam
mà thôi. Từ tâm lý “không hoài Lê” nầy, người lưu dân Đàng Trong, tuy
không chối bỏ, nhưng cũng không cảm thấy bò hoàn toàn ràng buộc vào hệ
thống thần linh của Đàng Ngoài. Họ du nhập tương đối thoải mái các thần
linh của các văn hóa bản đòa mà họ đã tiếp cận trên đường Nam Tiến.
Nói chung hệ thống thần linh của dân tộc Việt, chòu ảnh hưởng sâu đậm
của văn hóa Trung Hoa dựa trên Tam Tài là Thiên-Đòa-Nhân, luôn luôn
bao gồm ba bộ phận: Thiên Thần (các thần có nguồn gốc thiêng liêng, từ
cỏi trên Thiên xuống), Nhiên Thần (các thần tượng trưng cho các sức
23
mạnh của thiên nhiên Đòa như Sơn Thần, Thủy Thần, Thổ Thần…), và
Nhân Thần (các thần có nguồn gốc là người—Nhân nhưng do hành trạng
đặc biệt đã được tôn vinh lên bực thần). Hệ thống thần linh của người
Miền Nam cũng không vượt ra ngoài tính cách chung nầy. Tuy nhiên, hệ
thống thần linh của Miền Nam, so với hệ thống của Miền Bắc, có “số
lượng ít, chủ yếu gắn bó với các giai đoạn lòch sử từ thời các Chúa Nguyễn
về sau.” .
1. Thiên Thần: Đây là sảnphẩm đặc thù của vùng cư dân dân tộc với những
dòng chảy văn hoá đa dạng , phức tạp tạo nên yếu tố văn hoá đặc trưng
văn hoá của vùng đất này.
Trong khối Thiên Thần, những vò thần được thờ phượng phổ biến ở lưu vực
sông Hồng, như Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Đức Thánh Gióng (Phù Đổng
Thiên Vương), vv, gần như vắng mặt trong hệ thống Miền Nam. Tuy
nhiên, thỉnh thoảng các vò nầy có thể được nhắc nhở đến trong các bài văn
tế khi lễ hội. Một khác biệt quan trọng nữa là trong khối thiên thần ở Miền
Nam ta thấy thiếu vắng hẳn những ‘Phúc Thần.’ Nhà nghiên cứu văn hoá
Miền Nam lảo thành nổi tiếng Sơn Nam đã khẳng đònh: “Ở đồng bằng
sông Cửu Long, chẳng nghe nói đến hai tiếng phúc thần”. Thay vào đó,
các thiên thần của các văn hoá bản đòa Chiêm Thành và Chân Lạp đã
được chấp nhận và đưa vào hệ thống thần linh của Miền Nam. Trong số
24
nầy đặc biệt nhứt là Thánh Mẫu Pô Nagar của người Chiêm Thành đã
được “Các vua triều Nguyển ban sắc phong là: Hoàng huệ, phổ tế, linh
cảm, diệu thông, mặc tướng, trang huy, Dực bảo, trung hưng, Thiên-Y-A-
Na Diễn Ngọc Phi thượng đẳng thần ”. Vò nữ thần nầy được người Việt gọi
dưới nhiều tên khác nhau như Thiên Y A Na, Diễn Ngọc Phi, Vân Hương
Thánh Mẫu, Chúa Ngọc, Chúa Tiên. Đền thờ của vò Thánh Mẫu nầy tập
trung nhiều nhứt trong tỉnh Khánh Hòa, phần lớn được giữ gìn bởi cả người
Chàm lẩn người Việt. Ngôi đền lớn nhứt thờ vò nữ thần nầy là Tháp Bà ở
Nha Trang vẫn còn bia đá dựng vào năm Tự Đức thứ 9 (1856) . Vào đến
Nam Bộ , dân chúng thuần Việt đã phổ biến sự thờ phượng vò Thánh Mẫu
nầy vào tận đơn vò gia đình, với bài vò và bàn thờ đơn giản trong nhà và
gọi là Bà Chúa Ngọc, Chúa Tiên. Hiện tượng thờ Thánh Mẫu nầy ta còn
tìm thấy ở rất nhiều đòa phương trong vùng Đồng bằng Nam Bộ , như Bà
Đen ở Miền Đông và Bà Chúa Xứ ở Miền Tây. ‘Tục lệ thờ Bà phổ biến ở
Nam Bộ lấy núi Bà Đen ở Tây Ninh làm trung tâm điểm; điện thờ Linh
Sơn thánh mẫu, bên sườn ngọn núi cao nhất Nam Bộ. Tên mới nầy của
Thánh Mẫu là do việc triều đình nhà Nguyễn đã ban cho núi Bà Đen tên
chữ là Linh Sơn vào năm Tự Đức thứ ba (1850).
2. Nhiên Thần: Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.
25