Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

nghiên cứu sinh trưởng keo tai tượng (acacia mangium wild) tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.29 KB, 75 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
BÙI MẠNH HÙNG
“Nghiên cứu sinh trưởng Keo tai tượng (Acacia
mangium Wild) tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”
2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên />i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố
trong một công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những
lời cam đoan trên./.


Tác giả
Bùi Mạnh Hùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên />ii
LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp này được hoàn thành tại
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên theo chương trình đào tạo cao học
Lâm nghiệp hệ chính quy, khóa học 2011-2013.
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ của của Ban giám hiệu, Phòng quản lý đào tạo Sau đại học
và các thầy, cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các ban ngành,
chính quyền địa phương nơi tôi thực hiện đề tài nghiên cứu. Nhân dịp này tôi
xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước tiên, tôi xin đặc biệt cảm ơn PGS.TS. Đặng Kim Vui và Th.s
Nguyễn Thị Thoa là hai người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn tôi
trong quá trình thực hiện luận văn này.


Tôi cũng xin cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Phú Lương, Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Lương đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện luận văn này.
Nhân dịp này, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới bạn bè và người thân
trong gia đình đã động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong cả
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2013
Tác giả

Bùi Mạnh Hùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên />iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài 2
Chương 1 4
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
1.1.1. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu 4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 5
1.1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước 10
1.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên - xã hội khu vực nghiên cứu 20
1.2.1. Điều kiện tự nhiên 20
1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 23
1.2.3. Những thuận lợi và khó khăn 26
Chương 2 27
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Nội dung nghiên cứu 27

2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu 27
2.3.1. Phương pháp kế thừa 27
2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 28
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu 28
2.3.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 31
Chương 3 34
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
3.1. Kết quả đánh giá thực trạng công tác trồng rừng Keo tai tượng (Acacia
mangium) 34
3.2. Kết quả nghiên cứu tình hình sinh trưởng của Keo tai tượng (Acacia -
mangium) thông qua một số nhân tố điều tra 36
3.2.1. Sinh trưởng về chiều cao vút ngọn 36
3.2.2. Sinh trưởng về đường kính tán 38
3.2.3. Sinh trưởng về đường kính ngang ngực 40
3.2.4. Đánh giá chất lượng các lâm phần Keo tai tượng 43
3.3. Xác định mật độ tối ưu cho từng độ tuổi 45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên />iv
3.4. Dự tính năng suất, trữ lượng rừng trồng Keo tai tượng (Acacia - mangium
Wild) 46
3.5. Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của Keo tai tượng
(Acacia mangium Wild) 48
3.5.1. Mật độ 48
3.5.2. Đặc điểm đất đai 49
3.5.3. Tác động của người dân tham gia trồng rừng 53
3.6. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm nuôi dưỡng rừng trồng Keo
tai tượng (Acacia mangium Wild) 56
KẾT LUẬN 58
1. Kết Luận 58
2. Kiến nghị 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên />v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FAO : Food and Agriculture Organization of the United Nations -
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc.
ha : Héc ta.
m
3
: Mét khối.
ÔTC : Ô tiêu chuẩn.
H
vn
: Chiều cao vút ngọn.
vn
H
: Chiều cao vút ngọn trung bình.
H
vn
(min) : Chiều cao vút ngọn nhỏ nhất.
H
vn
(max) : Chiều cao vút ngọn lớn nhất.
D
1.3
: Đường kính tại vị trí 1,3 mét.
3.1
D
: Đường kính trung bình tại vị trí 1,3 mét.
D
1.3

(min) : Đường kính nhỏ nhất tại vị trí 1,3 mét.
D
1.3
(max) : Đường kính lớn nhất tại vị trí 1,3 mét.
D
t
: Đường kính tán.
t
D
: Đường kính tán trung bình.
D
t
(min) : Đường kính tán nhỏ nhất.
D
t
(max) : Đường kính tán lớn nhất.
NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo.
QĐ-BKHCN: Quyết định - Bộ Khoa học Công nghệ.
BVR : Bảo vệ rừng.
Nxb : Nhà xuất bản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên />vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Biểu điều tra tình hình sinh trưởng của rừng trồng 29
Bảng 2.2: Mẫu biểu mô tả hình thái phẫu diện đất 30
Bảng 3.1: Số liệu trồng rừng từ năm 2006 đến năm 2010 tại huyện
Phú Lương 34
Quá trình đo đếm, thu thập và xử lý số liệu, kết quả sự sai khác về
sinh trưởng chiều cao vút ngọn ở các ÔTC được thể hiện
vào bảng sau: 36

Bảng 3.2: Kết quả so sánh sự sai khác về sinh trưởng chiều cao vút
ngọn 36
ở các ÔTC 36
Sinh trưởng chiều cao vút ngọn phụ thuộc vào nhiều nhân tố như loài
cây, mật độ trồng, điều kiện lập địa và mức độ thâm canh
rừng Quá trình thu thập số liệu và tính toán sự sai khác về
sinh trưởng chiều cao vút ngọn ở các vị trí được thể hiện
như sau: 38
Bảng 3.3: Kết quả so sánh sinh trưởng về chiều cao vút ngọn ở các vị
trí 38
Đường kính tán là nhân tố quyết định đến hiệu quả giữ nước của rừng,
là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất của đất rừng. Vì
vây, việc nghiên cứu sinh trưởng đường kính tán là rất cần
thiết. Quá trình tính toán sự sai khác về sinh trưởng đường
kính tán ở các ÔTC được thể hiện thông qua bảng sau: 39
Bảng 3.4: Kết quả so sánh sự sai khác về sinh trưởng đường kính tán
39
ở các ÔTC 39
Bảng 3.5: Kết quả so sánh sinh trưởng về đường kính tán ở các vị trí
40
Bảng 3.6: Kết quả so sánh sự sai khác về sinh trưởng đường kính
ngang ngực ở các ÔTC 41
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên />vii
Bảng 3.7: Kết quả so sánh sinh trưởng về đường kính ngang ngực . .42
ở các vị trí 42
Bảng 3.8: Đánh giá chất lượng các lâm phần Keo tai tượng 43
Bảng 3.9: Kết quả tính toán mật độ tối ưu của lâm phần 45
Bảng 3.10: Kết quả tính toán năng suất và trữ lượng lâm phần 47
Bảng 3.11: Kết quả tính toán mật độ của lâm phần 48
Bảng 3.12: Kết quả phân tích mẫu đất 50

Bảng 3.13: Giá trị chỉ thị của các chỉ tiêu lý hoá trong đất 51
Bảng 3.14: Kết quả phỏng vấn người dân tham gia trồng rừng 54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên />viii
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người, cũng
như đối với hệ sinh thái rừng. Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế -
xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, rừng tham gia vào
quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển ôxy và các nguyên tố cơ bản
khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt,
hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của thiên
tai, bảo vệ nguồn nước mặt và nước ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không
khí và nước.
Rừng và đất rừng Việt Nam chiếm khoảng 2/3 tổng diện tích tự nhiên
của đất nước, đó là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng và là cơ hội
tạo việc làm cho nhiều người thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Nhằm góp phần
đẩy nhanh tốc độ phục hồi và phát triển rừng, trong những năm qua Chính
phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, đầu tư thực hiện nhiều chương
trình, dự án, áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó phát triển lâm nghiệp
đã được quan tâm chú trọng hơn như đầu tư thực hiện Chương trình 327, Dự
án trồng mới 5 triệu ha rừng
Để tăng tỷ lệ che phủ đất trống đồi núi trọc, tạo thêm công ăn việc làm
cho người dân sống ở miền núi, đặc biệt là đồng bào sống trong và gần rừng
đồng thời đáp ứng được nhu cầu về gỗ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ,
thì việc trồng rừng bằng các loài cây có giá trị kinh tế cao và thời gian sinh
trưởng nhanh là yêu cầu cấp bách hiện nay.
Keo tai tượng (Acacia mangium Wild) là loài cây lá rộng, mọc nhanh,
mọc được trên nhiều loại đất, có biên độ sinh thái rộng, phù hợp cho trồng
rừng trên quy mô lớn. Ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản
xuất giấy, ván nhân tạo, gỗ của loài cây này còn được sử dụng cho các mục

đích khác như xây dựng, trang trí nội thất, gỗ củi Đây cũng là loài cây có
nốt sần chứa cả Rhizobium và Bradyrhiobium, có khả năng tổng hợp nitơ tự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên />1
do trong không khí rất cao, có khả năng thích ứng với nhiều điều kiện khí hậu
đất đai ở nước ta từ vùng cát ven biển tương đối khô hạn đến vùng núi thấp
dưới 400m ở Tây Nguyên. Keo Tai tượng đã được lấy giống để gây trồng ở
nhiều nơi. Nếu nguồn giống tốt, điều kiện sinh thái và lập địa phù hợp sẽ tạo
ra khối lượng gỗ lớn không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn
có thể xuất khẩu sang nước ngoài.
Với những đặc điểm như vậy, Keo tai tượng là một trong những loài
cây đáp ứng được mục tiêu của trồng rừng sản xuất của nước ta trong giai
đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Đây là loài cây có khả năng thích ứng lớn
có thể trồng trên đất trống đồi núi trọc, vừa có khả năng cung cấp gỗ nguyên
liệu vừa có khả năng cung cấp gỗ lớn có giá trị để làm đồ mộc. Hiện nay, Keo
tai tượng đã được trồng khá phổ biến ở nước ta, đặc biệt trong chương trình
trồng rừng theo dự án 661, những nghiên cứu về loài cây này cũng tương đối
nhiều, tuy nhiên những nghiên cứu về sinh trưởng và phát triển thì còn hạn
chế đặc biệt là ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Xuất phát từ vấn đề
trên, đề tài “Nghiên cứu sinh trưởng Keo tai tượng (Acacia mangium Wild)
tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” được đặt ra là hết sức cần thiết
nhằm giúp ta hiểu rõ hơn về đặc điểm sinh trưởng của loài cây này đồng thời
góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển lâm nghiệp của vùng.
2. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được một số chỉ tiêu sinh trưởng của loài Keo tai tượng
(Acacia mangium Wild) trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên làm
cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động nhằm nâng cao năng xuất và
chất lượng gỗ theo mục tiêu kinh doanh gỗ nhỏ.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu khả năng sinh trưởng của Keo tai tượng nội
(Acacia mangium Wild) tuổi 4, tuổi 5 và tuổi 6 trên địa bàn huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên />2
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng (H
vn
, D
1.3
,
D
t
) và chất lượng rừng trồng Keo tai tượng tuổi 4, tuổi 5 và tuổi 6 tại ba xã
Yên Ninh, Yên Đổ và Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển
của rừng trồng Keo tai tượng.
2.3. Ý nghĩa nghiên cứu
2.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Qua thực tiễn nghiên cứu đề tài sẽ giúp tôi củng cố lại những kiến thức
đã được học, có thêm cơ hội kiểm chứng những lí thuyết học trong Nhà
trường đúng theo phương châm học đi đôi với hành. Bên cạnh đó, quá trình
học tập nghiên cứu đề tài tại khu vực nghiên cứu, tôi đã tích lũy thêm được
nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong điều tra, đánh giá. Đây sẽ là
những kiến thức rất cần thiết cho quá trình nghiên cứu, học tập và làm việc
của tôi sau này.
2.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần đưa ra được những định hướng trong
kinh doanh rừng nhằm đạt hiệu quả cao, đồng thời tìm hiểu được một số nhân
tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của Keo tai tượng từ đó đưa ra những biện pháp
để lâm phần có sức sinh trưởng tốt nhất, phù hợp với điều kiện lập địa tại khu

vực nghiên cứu, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả trồng rừng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên />3
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu
1.1.1.1. Phân loại khoa học
Giới (regnum): Thực vật (Plantate)
Bộ (ordo): Đậu (Fabales)
Họ (familia): Đậu (Fabaceae)
Phân họ (subfamilia): Trinh nữ (Mimosoideae)
Chi (genus): Keo (Acacia)
Loài (species): Keo tai tượng (Acacia mangium)
Danh pháp hai phần: Acacia mangium Willd
Tên khác: Keo lá to, Keo đại, Keo mỡ.
1.1.1.2. Đặc điểm sinh thái
Keo tai tượng là cây ưa sáng mọc nhanh. Cây gỗ nhỡ, vỏ màu xám nâu,
nứt dọc, tán hình trứng hoặc hình tháp, thường phân cành thấp. Cây ở tuổi 20
trở đi tốc độ sinh trưởng chậm dần. Cây ra hoa vào tháng 9 - 10, quả chín
tháng 2 - 3 năm sau. Cây 2 tuổi có thể ra hoa và kết quả. Keo tai tượng là cây
ưa sáng, sinh trưởng nhanh, rễ có nốt sần, có khả năng tái sinh bằng hạt và
chồi tốt. Cây thích hợp khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ bình quân 29 - 30
o
C,
chỉ chịu được sương giá nhẹ, lượng mưa 1000 - 4500 mm/năm và không có
mùa khô kéo dài.[2].
1.1.1.3. Đặc điểm hình thái
Keo tai tượng là cây gỗ trung bình, tuổi thành thục thường cao trên 15
m, đường kính 40- 50 cm, cây non mới mọc lúc đầu (khoảng 1- 2 tuần tuổi)
có lá kép lông chim 2 lần, sau đó mới ra lá thật, lá đơn mầu trắng hoặc mầu

vàng nhạt, lá Keo tai tượng to, rộng khoảng 10 cm. Hoa nhỏ mầu trắng hoặc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên />4
vàng, cụm hoa dạng bông ở nách lá. Quả đậu, dài, xoắn lại nhiều vòng, màu
nâu đậm [2].
1.1.1.4. Phân bố địa lý
Keo tai tượng phân bố tự nhiên ở Đông Bắc Australia, PaPua
Newghine, Đông Inđônêsia, ở độ cao dưới 100 m so với mực nước biển,
thường mọc ven sông, vùng đồng cỏ Ở Việt Nam, hiện nay đang mở rộng
trồng ở hầu hết các tỉnh đồng bằng cũng như trung du đến độ cao 400 - 500 m
so với mặt nước biển, trên nhiều loại đất khác nhau: Đồi bị xói mòn, chua,
nghèo, xấu, khô hạn nó vẫn sinh trưởng bình thường và ra hoa kết quả [2].
1.1.1.5 Giá trị kinh tế
Gỗ Keo tai tượng có nhiều tác dụng, gỗ có giác, lõi phân biệt, có thể
làm nguyên liệu giấy, bao bì, củi đun. Keo tai tượng là cây mọc nhanh, tán
rậm, thường xanh, rễ phát triển mạnh, dùng làm cây che phủ đất, cải tạo và
bảo vệ ở vùng đất trống đồi núi trọc, làm cây trồng trong công viên, đường
phố, lá có thể làm thức ăn cho gia súc như Dê, Hươu… [2].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.2.1. Nghiên cứu sinh trưởng
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đời sống cây rừng, lâm phần rừng
được chia thành 5 giai đoạn: non, sào, trung niên, thành thục, quá thành thục
và ở mỗi giai đoạn khác nhau thì cây rừng sẽ có sức sinh trưởng và phát triển
rất khác nhau, Burkhat 1974, tổng kết có ba hướng nghiên cứu sinh trưởng
cho rừng đồng tuổi (dẫn theo Trịnh Đức Huy, 1988) [16] như sau:
* Nghiên cứu toàn lâm phần
Theo hướng này, ta có thể nghiên cứu mối quan hệ giữa các chỉ tiêu
sinh trưởng lâm phần như trữ lượng/ha, sản lượng/ha,… với các nhân tố tạo
thành nó như tuổi lâm phần, chiều cao, đường kính bình quân lâm phần, tổng
tiết diện ngang/ha, mật độ, chỉ số cấp đất… rất được quan tâm. Đầu thế kỷ
XX, đã có những biểu sản lượng được xây dựng bằng phương pháp đồ thị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên />5
* Nghiên cứu theo phân bố kích cỡ
Việc nghiên cứu phân phối trữ lượng rừng theo kích cỡ, thường áp
dụng cho cỡ đường kính. Hướng nghiên cứu này phát triển mạnh từ những
năm 60 trở lại đây với nhiều tác giả tiêu biểu như: Cluter (1967, 1971),
Lekhart (1971, 1972), Burkhart (1974)… Trên mỗi cỡ kính thì lấy các giá trị
về chiều cao, thể tích, số cây… bằng những quy luật tương quan hay thống kê
trị số trung bình hoặc sử dụng các mẫu biểu lập sẵn. Vấn đề cốt lõi của
phương pháp nghiên cứu này là xác định được hàm phân phối mật độ cho các
cỡ đường kính trong quá trình vận động theo thời gian của rừng.
* Nghiên cứu theo cây lẻ
Một số tác giả đã tập trung vào nghiên cứu quy luật sinh trưởng của các
cây đại diện lâm phần như: cây trung bình, cây sinh trưởng tốt nhất… từ đó,
ta thấy rằng có hai cách nghiên cứu cây đó là: xem như các cây sinh trưởng
độc lập với nhau (Distance independent) và có xem xét với các cây bạn trong
lâm phần (Distance dependent). Trong trường hợp thứ hai, mỗi cây được gắn
một chỉ số cạnh tranh và coi chỉ số này là một trong những yếu tố ảnh hưởng
đến sinh trưởng của nó (Trịnh Đức Huy, 1988) [16].
1.1.2.2. Nghiên cứu về cây Keo tai tượng (Acacia mangium Wild)
Keo tai tượng (Acacia mangium Wild) là loài cây nguyên sản ở phía
Bắc Queensland (Australia), có ở Irian Jaya, Maluku của Indonesia (Doran và
Skelton, 1982) [39]. Đây là loài cây sinh trưởng nhanh, cây được sử dụng
rộng rãi cho các mục đích khác nhau như lấy gỗ, củi, ta nanh, trồng nông lâm
kết hợp, trồng cây đường phố và là cây cải tạo đất (Turnbull, 1986) [46]. Với
những đặc điểm ưu việt như vậy, loài cây này đã được đưa vào trồng ở nhiều
quốc gia khác nhau, đặc biệt là ở Indonesia, Malaysia và Thái Lan.
Ở Australia, Keo tai tượng được tìm thấy tự nhiên trong 2 vùng là khu
vực từ Jardine đến Claudie River (từ 11
o
20’ - 12

o
44’ vĩ độ Nam) và vùng từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên />6
Ayton đến Nam Ingham (từ 15
o
54’ - 18
o
30’ vĩ độ Nam). Hầu hết đó là vùng
nhiệt đới duyên hải thấp với độ cao 800 m trên mực nước biển.
Keo tai tượng còn phân bố kéo dài tới các tỉnh miền tây Papua
Newguinea và tỉnh Irian Jaya thuộc Indonesia (Awang and Taylor 1993).
Vùng sinh thái keo tai tượng thường là nhiệt đới ẩm, với mùa khô ngắn (4 - 6
tháng), lượng mưa trung bình từ 1446 - 2970 mm. Nhiệt độ trung bình tháng
thấp nhất là 13 - 21
o
C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 25 -32
o
C.
Việc gây trồng Keo tai tượng đã được thực hiện ở hầu hết các quốc gia
trong khu vực (Awang và Bhuimibhamon, 1993) [36]. Kết quả của các khảo
nghiệm được thiết lập vào những năm 1980 đã được báo cáo từ các quốc gia
như Trung Quốc (Chung et al, 1990) [38]. Thái Lan (Atipanumpai, 1989)
[35]. Phần lớn các báo cáo này đều cho thấy sự khác biệt về khả năng sinh
trưởng của các xuất xứ khác nhau. Hạt keo tai tượng chất lượng tốt có thể lấy
từ cây có độ tuổi 4 trở lên, do vỏ hạt cứng nên có thể bảo quản trong vài năm.
Hạt sau khi xử lý có thể cho tỷ lệ nảy mầm đạt trên 75 %. Cây con mới nảy
mầm cần che bóng 50 % ánh sáng sau đó cần ánh sáng 100 %. Cây có thể
đem trồng sau 3 - 4 tháng với chiều cao đạt tối thiểu 25 cm. Việc áp dụng
biện pháp kỹ thuật lâm sinh tuỳ vào mục đích trồng rừng. Thông thường rừng
Keo tai tượng thường được trồng bằng cây con có bầu, việc trồng bằng cây

con rễ trần cho kết quả rất khác nhau, mật độ trồng khoảng từ 1075 đến 1680
cây/ha.
1.1.2.3. Nghiên cứu về trồng rừng và năng suất rừng trồng nguyên liệu
Nằm trong chương trình trồng rừng của bang Sao Paulo (Brazil), 60
dòng vô tính của các loài Eucalyptus grandis, Eucalyptus urophylla, và
Eucalyptus grandis × Eucalyptus urophylla đã được chọn để xác định các
giống sinh trưởng nhanh và kháng được bệnh. Kết hợp với lựa chọn lập địa
thích hợp, năng suất rừng trồng ở đây đã tăng từ 27 m
3
/ha/năm lên 60
m
3
/ha/năm, tăng thu di truyền đạt 122 % (Lal, 1994) [44].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên />7
Theo Bell (1978), thì diện tích rừng trồng Thông caribaea bằng cây
hom ở Công Gô từ 1978 đến 1986 là 23.407 ha, trong đó năm ít nhất 1978 là
61 ha, năm cao nhất 1984 là 5096 ha. Tăng trưởng bình quân năm ở tuổi 6 của
các dòng vô tính được chọn là 35 m
3
/ha/năm so với 12 m
3
/ha/năm ở các lô hạt
chưa được tuyển chọn và 25 m
3
/ha/năm của các xuất xứ đã được chọn. Như
vậy tăng thu từ 40 % lên tới 192 %, tức là gần 3 lần so với rừng trồng chưa
được cải thiện [37].
Zobel và Ikemori (1983), đã đưa ra rằng nhân giống sinh dưỡng nhằm
duy trì những đặc tính của cây mẹ được chọn lọc đã góp phần rất lớn vào
nâng cao sản lượng rừng trồng. Đối với rừng trồng Eucalyptus grandis ở

Brazil, nhân giống sinh dưỡng đã góp phần đưa sản lượng từ 36 m
3
/ha/năm
lên 64 m
3
/ha/năm [47].
1.1.2.4. Ảnh hưởng của của một số nhân tố đến sinh trưởng và chất lượng
rừng trồng
Theo tổng hợp các kết quả nghiên cứu ở các nước vùng nhiệt đới, tổ
chức Nông lương thế giới (FAO, 2004) đã chỉ ra rằng khả năng sinh trưởng
của rừng trồng, đặc biệt là rừng trồng nguyên liệu công nghiệp phụ thuộc rất
rõ vào 4 nhân tố chủ yếu liên quan tới điều kiện lập địa là: Khí hậu, địa hình,
loại đất và hiện trạng thực bì, điển hình là các công trình nghiên cứu của
Julian Evans (1992) [41], Pendey (1983) [45].
* Ảnh hưởng của điều kiện lập địa
Sinh trưởng của cây rừng một phần phụ thuộc vào cơ cấu di truyền và
phần khác phụ thuộc vào tác động của điều kiện lập địa. Mỗi loài cây cần một
sự tác động tổng hợp nhất định của lập địa để thỏa mãn các điều kiện sống
của nó. Các nhân tố lập địa có thể tác động đến sinh trưởng của cây rừng với
nhiều mức độ khác nhau từ tối thiểu đến tối đa.
Peler.R.Stevens (1986) đã viết cuốn “Sổ tay để phân hạng lập địa và
đánh giá mức độ thích hợp của lập địa áp dụng ở Bangladet” trong đó việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên />8
áp dụng lập địa để đề xuất cây trồng và đánh giá độ thích hợp của cây trồng
với các dạng lập địa thông qua chỉ tiêu năng suất. Qua đó, Trung tâm lâm
nghiệp Quốc tế (CIFOR) đã tiến hành nghiên cứu về quản lý lập địa và sản
lượng rừng trồng ở các nước nhiệt đới trên các đối tượng là: Bạch đàn,
Thông, Keo trồng thuần loài trên các dạng lập địa ở các nước như: Brazil,
Công Gô, Nam Phi, Trung Quốc, Indonesia, và nay bắt đầu nghiên cứu ở Việt
Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biện pháp xử lý lập địa khác nhau và

các loài cây trồng khác nhau đã có ảnh hưởng không giống nhau đến độ phì,
cân bằng nước, sự phân huỷ thảm mục và chu trình dinh dưỡng khoáng.
Khảo sát rừng trồng ở các điều kiện lập địa khác nhau trong vùng nhiệt
đới, Evans (1992) thấy Eucalyptus camaldulensis thường chỉ đạt năng suất 5 -
10 m
3
/ha/năm khi trồng ở những lập địa khô với chu kì kinh doanh từ 10 - 20
năm, trong khi đó ở những nơi ẩm năng suất có thể đạt tới 30 m
3
/ha/năm. Rõ
ràng điều kiện lập địa khác nhau thì năng suất rừng cũng khác nhau [41].
Golcaves J.L.M et al (2004), khi nghiên cứu về sản lượng rừng trồng
Bạch đàn ở Brazil, cho rằng năng suất trồng là sự “kết hôn” thích hợp giữa
kiểu gen với điều kiện lập địa và kỹ thuật canh tác. Ngoài ra, tác giả còn chỉ
ra giới hạn của sản lượng rừng có liên quan tới các yếu tố môi trường theo thứ
tự mức độ quan trọng như sau: nước > dinh dưỡng > độ sâu tầng đất [42].
Như vậy việc xác định các điều kiện lập địa phù hợp với cây trồng có ý
nghĩa rất quan trọng. Điều kiện lập địa có ý nghĩa quyết định tới năng suất,
sản lượng rừng trồng. Vì vậy, việc lựa chọn dạng lập địa phù hợp với cây
trồng giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt nhằm nâng cao năng suất,
chất lượng rừng.
* Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh
Đối với mỗi dạng lập địa, mỗi loài cây trồng, mỗi mục đích kinh doanh
rừng đều có cách sắp xếp, bố trí mật độ khác nhau. Đã có rất nhiều các công
trình nghiên cứu về mật độ trồng rừng với nhiều loài cây khác nhau trên các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên />9
lập địa khác nhau, điển hình là các công trình nghiên cứu của Julian Evans
(1992), khi nghiên cứu mật độ trồng rừng cho Bạch đàn Eucalyptus deglupta
ở Papua New Guinea đã bố trí 4 công thức có mật độ trồng khác nhau (2985
cây/ha; 1680 cây/ha; 1075 cây/ha; 750 cây/ha). Số liệu thu được sau 5 năm

trồng cho thấy đường kính bình quân của các công thức thí nghiệm tăng theo
chiều giảm mật độ, nhưng tổng tiết diện ngang lại tăng theo chiều tăng mật
độ, điều này có nghĩa là rừng trồng ở mật độ thấp tuy lượng tăng trưởng về
đường kính cao hơn nhưng trữ lượng gỗ cây đứng vẫn nhỏ hơn những công
thức trồng ở mật độ cao [41].
Về kỹ thuật bón phân cho cây trồng nhằm nâng cao năng suất rừng
trồng. Tác giả Mello (1976) ở Brazil cho thấy khi bón phân NPK Bạch đàn
sinh trưởng nhanh hơn 50% khi không bón phân. Nghiên cứu về công thức
bón phân cho Bạch đàn (Eucalyptus grandis) theo công thức 150 gram
NPK /gốc theo tỷ lệ N:P:K = 3:2:1. Bón phân Phosphate cho Thông caribe ở
Cu Ba. Herrero và cộng sự (1988) thu được kết quả là nâng cao sản lượng
rừng sau 13 năm trồng từ 56 m
3
/ha lên 69 m
3
/ha [43].
Như vậy việc làm rõ được ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật
lâm sinh tác động đến rừng có ý nghĩa quyết định tới năng suất, sản lượng
rừng trồng. Vì vậy, việc lựa chọn biện pháp phù hợp với cây trồng sẽ giúp cây
trồng sinh trưởng và phát triển tốt, nâng cao năng suất rừng.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.3.1 Nghiên cứu về sinh trưởng
Người đặt nền móng đầu tiên cho việc nghiên cứu sinh trưởng là Đồng
Sĩ Hiền (1974). Tác giả đã tập trung nghiên cứu một số loài cây rừng phổ biến
và đưa ra các kết quả nghiên cứu về cây cá lẻ có tính ứng dụng cao trong việc
điều tra, kinh doanh rừng [14].
Nguyễn Ngọc Lung (1999), đã có nghiên cứu rất cụ thể về sinh trưởng
của cây Thông ba lá từ giai đoạn vườn ươm, đến giai đoạn cây khép tán. Tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên />10
giả đã đưa ra được tốc độ sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm,

sinh trưởng của cây con sau khi trồng từ 1- 6 tuổi có tốc độ sinh trưởng trung
bình giai đoạn đầu sinh trưởng chiều cao từ 0,35 - 0,6 m, các năm sau có thể
đạt từ 0,8 - 1 m [24].
Như vậy, việc nghiên cứu về sinh trưởng đã thu được một số lượng lớn
các kết quả như: Vũ Tiến Hinh (2003) [13]; Đào Công Khanh (2001) [26];
Bảo Huy (1995) [15] về các loài cây Sa mộc, Thông mã vĩ, Mỡ, Bạch đàn,
Keo tai tượng, Tếch, Thông nhựa. Một số tác giả đã nghiên cứu sinh trưởng
cho các loài cây ở cấp độ địa phương, trong đó Vũ Tiến Hinh (1996), đã
nghiên cứu Keo lá tràm cho một số địa phương mô phỏng bằng một số hàm
toán học phù hợp [10].
* Mô hình sinh trưởng cây bình quân
Vũ Tiến Hinh (1995), khi nghiên cứu lựa chọn cây tiêu chuẩn bình
quân lâm phần Thông đuôi ngựa đã kết luận, có thể dùng cây bình quân theo
tiết diện ngang (cây có D = D
g
, H = H
g
) thay cho cây bình quân thể tích. Sử
dụng chỉ tiêu D
g
, H
g
để xác định thể tích bình quân lâm phần thông qua
phương trình thể tích [9].
Vũ Tiến Hinh, Phạm Ngọc Giao (1997) cho thấy, với đối tượng rừng
trồng có chu kỳ kinh doanh không dài (phạm vi phân bố đường kính không
lớn) ở nước ta, có thể sử dụng D
g
, H
g

làm kích thước cây bình quân lâm phần
[11].
Để xác lập các đường sinh trưởng D, H, V cho cây bình quân lâm phần
với các lâm phần Thông ba lá được thiết kế tỉa thưa hàng năm, Nguyễn Ngọc
Lung (1999) đã sử dụng hàm Schumacher mô tả sinh trưởng đường kính,
chiều cao và thể tích cho từng cấp đất [24]. Nhưng với các lâm phần Sa Mộc,
Thông đuôi ngựa, Mỡ được thiết kế tỉa thưa một số lần trong chu kỳ kinh
doanh, tác giả đã dùng phương trình suất tăng trưởng chiều cao và suất tăng
trưởng đường kính cùng với các giá trị chiều cao, đường kính của các cấp đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên />11
cho trước tại tuổi A
0
xác định sinh trưởng chiều cao và đường kính bình quân
lâm phần cho các tuổi nhỏ hơn A
0
(Vũ Tiến Hinh, 2000) [12].
* Mô hình trữ lượng lâm phần
Dự đoán trữ lượng lâm phần dựa vào sinh trưởng thể tích đã được tác
giả Nguyễn Ngọc Lung (1999) áp dụng để dự đoán trữ lượng cho các lâm
phần Thông ba lá, trong đó: mật độ được xác định theo mô hình mật độ tối
ưu, thể tích cây bình quân được xác định thông qua phương trình sinh trưởng
theo đơn vị cấp đất [24].
Vũ Tiến Hinh (2000, 2003) và các cộng sự khi nghiên cứu lập biểu sản
lượng cho các loài: Sa Mộc, Mỡ, Thông mã vĩ và Quế cũng dự đoán trữ lượng
trên cơ sở sinh trưởng về thể tích [12], [13].
1.1.3.2. Nghiên cứu về cây Keo tai tượng (Acacia mangium Wild)
Nghiên cứu loài Keo tai tượng được bắt đầu vào năm 1980, theo Nguyễn
Hoàng Nghĩa (1991), một số xuất xứ của 4 loài keo đã được đưa vào thử
nghiệm ở nước ta cho thấy, tiềm năng sinh trưởng đáng khích lệ, ở hai địa điểm
Ba Vì (Hà Tây) và Hóa Thượng (Thái Nguyên), Keo tai tượng sinh trưởng khá

nhất cả về chiều cao lẫn đường kính. Cuối những năm 1980, Keo tai tượng đã
trở thành loài cây được ưa chuộng nhất ở nước ta, vì bên cạnh sinh trưởng
nhanh nó còn khả năng duy trì độ phì của đất, chống xói mòn [25].
Hoàng Thúc Đệ (1998) [6], nghiên cứu về chất lượng và khả năng sử
dụng gỗ Keo tai tượng để sản xuất ván dăm, ván bóc đã kết luận, gỗ Keo tai
tượng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của nguyên liệu sản xuất ván dăm và
ván bóc. Tuy nhiên tác giả cũng nhận xét, do sớm phân cành, nên chiều dài
thân ngắn, nhiều mắt. Vì vậy, tỷ lệ các khúc gỗ tròn dùng để bóc rất thấp, gỗ
đưa vào băm làm ván dăm tỷ lệ cành chiếm tỷ lệ khá cao. Tác giả kiến nghị,
phải xem xét lại vấn đề chọn giống, dẫn giống, xuất xứ, trồng rừng cùng với
các nghiên cứu khác để đề xuất các biện pháp lâm sinh tác động làm giảm
cong vênh, số lượng mắt và chiều cao dưới cành, độ thon thân cây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên />12
Theo Lê Mộng Chân và Vũ Văn Dũng (1999) [2], Keo tai tượng là cây
gỗ trung bình, tuổi thành thục thường cao trên 15 m, đường kính 40 - 50 cm.
Là cây sinh trưởng tương đối nhanh, trong rừng trồng có thể cao thêm 1,3 -
1,5 m, đường kính tăng 1,5 - 1,8 cm mỗi năm. Là cây ưa sáng, sinh trưởng
nhanh, rễ có nốt sần, có khả năng tái sinh bằng hạt và chồi tốt. Là loài cây
thích hợp khí hậu nhiệt đới ẩm, không có mùa khô kéo dài.
1.1.3.3. Nghiên cứu về trồng rừng và năng suất rừng trồng nguyên liệu
Ở Việt Nam, trong những năm vừa qua, vấn đề trồng rừng và kinh
doanh rừng trồng ngày càng được quan tâm. Bên cạnh những cây bản địa
được gây trồng thành công, như Mỡ, Tre luồng, Thông nhựa thì một số loài
cây mọc nhanh như Keo, Bạch đàn, với nhiều xuất xứ cũng được tham gia
vào cơ cấu cây trồng trong lâm nghiệp. Những nghiên cứu nổi bật trong
những năm gần đây có thể tổng kết như sau:
Theo Lê Đình Khả và cộng sự (2000), nốt sần và khả năng cải tạo đất
của Keo lai ở giai đoạn 3 tháng tuổi, số lượng và khối lượng nốt sần trên rễ
của Keo lai gấp 3 - 10 lần các loài Keo bố, mẹ. Số lượng tế bào vi khuẩn cố
định đạm trong bầu đất cao hơn so với bố, mẹ, một số khác có tính chất trung

gian. Dưới tán rừng 5 tuổi, số tế bào vi sinh vật và vi khuẩn cố định đạm
trong 1 gam đất dưới tán rừng keo lai cao hơn rõ rệt so với bố, mẹ. Đất dưới
tán rừng Keo lai được cải thiện hơn đất dưới tán rừng keo của bố, mẹ cả về
hoá, lý tính [19].
Nghiên cứu sinh trưởng của cây Mỡ, Lâm Công Định (1965) [7] đã đưa
ra một số kết luận sau: Cây tiêu chuẩn 35 tuổi ở vị trí sườn đồi có H
vn
= 19,5
m, D
1.3
= 30,7 cm, V = 0,64 m
3
. Trong một số điều kiện cơ bản về đất đai và
khí hậu Mỡ sinh trưởng trung bình. Tốc độ sinh trưởng có thể giảm hay tăng
lên nhất là trong giai đoạn tuổi nhỏ. Sự tăng giảm đó phụ thuộc chặt chẽ vào
các điều kiện chi phối cụ thể như: hướng phơi, thời vụ…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên />13
1.1.3.4. Ảnh hưởng của của một số nhân tố đến sinh trưởng và chất lượng
rừng trồng
* Ảnh hưởng của điều kiện lập địa
Vấn đề xác định điều kiện lập địa thích hợp cho các loài cây trồng ở
nước ta trong những năm gần đây đã được chú ý và đã được đề cập đến ở các
mức độ khác nhau, nổi bật nhất là công trình nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và
cộng sự (1994) [30], khi đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp vùng
Đông Nam Bộ, các tác giả đã căn cứ vào 3 nội dung cơ bản có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau là đơn vị sử dụng đất; tiềm năng sản xuất của đất và độ
thích hợp của cây trồng.
Khi nghiên cứu xác định tiêu chuẩn phân chia lập địa cho rừng trồng
công nghiệp tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam, Ngô Đình Quế và cộng sự
(2001) [28], cũng đã nhận định có 4 yếu tố chủ đạo ảnh hưởng rõ rệt tới khả

năng sinh trưởng của rừng trồng công nghiệp, bao gồm: đá mẹ và loại đất; độ
dầy tầng đất và tỷ lệ đá lẫn; độ dốc; thảm thực vật chỉ thị.
Lê Đình Khả và Dương Mộng Hùng (2003), đã tập hợp các nghiên cứu
của các nhà khoa học trong và ngoài nước về phân loại, phân bố, đặc điểm
sinh học, sinh thái, tiềm năng sử dụng và triển vọng gây trồng trên nhiều vùng
sinh thái và nhiều dạng lập địa cũng như các kết quả khảo nghiệm ở nước ta
đã đề xuất một số loài Keo có triển vọng tại Việt Nam là: Keo lá tràm, Keo tai
tượng, Keo lá liềm [20].
Đỗ đình Sâm (2001) [28], đã nghiên cứu dạng lập địa và áp dụng các
biện pháp kỹ thuật lâm sinh vào trồng rừng công nghiệp tại các vùng Trung
tâm, Đông Nam bộ, Tây Nguyên, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, năng suất rừng trồng công nghiệp và lập địa gây
trồng có quan hệ mật thiết với nhau. Các nghiên cứu về điều kiện lập địa của
Trần Khải (2000) đã phân hạng các loại đất thích hợp với những loại cây
trồng rừng [22].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên />14
Như vậy, xác định điều kiện lập địa thích hợp cho trồng rừng là một
trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng để nâng cao năng suất rừng trồng.
* Ảnh hưởng của biện pháp làm đất đến năng suất rừng trồng
Trong những năm gần đây, việc áp dụng biện pháp cơ giới trong trồng
rừng, nhất là trồng rừng công nghiệp đã được các nhà lâm học quan tâm, điển
hình là công trình nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2001), thông qua
thí nghiệm cày ngầm để trồng Bạch đàn uro trên đất thoái hoá ở Phù Ninh
(Phú Thọ), tác giả đã cho thấy năng suất của rừng Bạch đàn được trồng trên
đất cày ngầm cao hơn nhiều so với nơi làm đất bằng thủ công, sau 8 tuổi ở nơi
làm đất bằng cầy ngầm trữ lượng cây đứng có thể đạt tới 16 m
3
/ha/năm,
nhưng nơi làm đất bằng thủ công chỉ đạt 5 m
3

/ha/năm [29].
Trên đất dốc chưa bị thoái hoá ở Đông Nam Bộ, Phạm Thế Dũng và
cộng sự (2005) [5], đã thử nghiệm 2 phương pháp làm đất là thủ công và cơ
giới để trồng rừng Keo lai, kết quả cho thấy khả năng sinh trưởng của Keo lai
ở phương pháp làm đất thủ công lại tốt hơn phương pháp cơ giới, sau 3 năm
tuổi ở công thức làm đất cơ giới chỉ đạt từ 8,74 - 8,87 cm về đường kính và
9,82 - 9,92 m về chiều cao, nhưng ở công thức làm đất thủ công lại đạt với
các trị số tương ứng là 9,40 - 10,38 cm và 11,33 - 11,71 m.
* Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất rừng trồng
Bón phân cho cây rừng cũng là một trong những biện pháp kỹ thuật
thâm canh đã được áp dụng trong khoảng 10 - 15 năm trở lại đây, bón phân
nhằm bổ sung dinh dưỡng cho đất và hỗ trợ cho cây trồng sinh trưởng nhanh
trong giai đoạn đầu. Đặc biệt, bón phân chuồng không những cải thiện hoá
tính mà còn cải thiện được cả lý tính của đất, nổi bật là công trình nghiên cứu
bón phân cho Keo lai ở Cẩm Quỳ (Ba Vì - Hà Tây) của Lê Đình Khả và cộng
sự (1999) [18].
Ngày nay do nguồn phân hữu cơ có hạn, để bón cho rừng trồng thông
thường là các loại phân khoáng tổng hợp như NPK, Supe lân hoặc phân vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên />15
sinh hữu cơ,… và thường được dùng để bón lót và bón thúc cho rừng trồng
trong từ 1 đến 2 năm đầu, có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu nổi
bật nhất trong thời gian gần đây như công trình nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm
(2001) [29], tác giả đã bố trí 14 công thức bón khác nhau cho Keo lai trồng
trên đất phù sa cổ ở Đông Nam Bộ, sau 2 năm tuổi kết quả cho thấy Keo lai
sinh trưởng tốt nhất ở những công thức bón từ 150 - 200 g NPK kết hợp với
100 g phân vi sinh, trữ lượng cây đứng có thể đạt tới 26 m
3
/ha/năm.
Hoàng Xuân Tý và nhóm tác giả (1995) [33], đã đề ra tổ hợp phân hữu
cơ vi sinh để bón cho hai loài Keo tai tượng và Keo lá tràm, nhóm tác giả

cũng đưa ra kết luận, công thức bón phân tốt nhất cho bón lót là 100 g NPK +
160 g than bùn hoặc 100 g NPK + 100 g than bùn + Bo + Zn. Ở mật độ 1666
cây/ha, cả hai loài Keo cho năng suất cao nhất sau 40 tháng.
Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2006) [31], kế thừa các kết quả nghiên
cứu và bổ sung một số giải pháp trong nghiên cứu các giải pháp khoa học
công nghệ để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu (KC.06.05.NN), những
nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc xác định một số biện pháp kỹ thuật
thâm canh làm nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng. Kết quả đã cho
thấy hiệu quả tác động là tích cực năng suất rừng trồng đều đạt trên 25 m
3
/ha,
có nơi như Bầu Bàng - Bình Dương năng suất tới 36 - 40 m
3
/ha.
Như vậy, bón phân cho rừng trồng là một trong những biện pháp kỹ thuật
thâm canh đã được tập trung nghiên cứu nhiều, hầu hết các tác giả đều thống
nhất rằng phân bón có ảnh hưởng khá rõ đến sinh trưởng của các loài cây
trồng, nhất là các loài cây trồng rừng nguyên liệu công nghiệp. Tuy nhiên,
mỗi loài cây trên mỗi dạng lập địa có nhu cầu phân bón rất khác nhau.
* Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất rừng trồng
Mật độ là yếu tố quyết định năng suất của rừng trồng, mật độ quá cao
sẽ ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh trưởng của cây trồng, nhưng mật độ quá
thấp sẽ lãng phí đất và phải tốn công chăm sóc diệt cỏ dại. Mật độ trồng ban
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên />16
đầu như thế nào có hiệu quả nhất? Vấn đề này phải tuỳ thuộc vào mục đích
trồng rừng, đồng thời tuỳ thuộc vào điều kiện lập địa nơi gây trồng. Khi đánh
giá năng suất rừng trồng Keo lai ở vùng Đông Nam Bộ, Phạm Thế Dũng và
cộng sự (2004) [4] đã khảo sát trên 4 mô hình có mật độ trồng ban đầu khác
nhau là: 952; 1111; 1142 và 1666 cây/ha, kết quả phân tích cho thấy sau 3
năm trồng năng suất cao nhất ở rừng có mật độ 1666 cây/ha (21 m

3
/ha/năm),
năng suất thấp nhất ở rừng có mật độ 952 cây/ha (9,7 m
3
/ha/năm). Tác giả cho
rằng đối với Keo lai ở khu vực Đông Nam Bộ nên trồng mật độ từ 1111-1666
cây/ha là thích hợp nhất.
Quy trình kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn cung cấp nguyên liệu giấy ở các
tỉnh miền núi phía Bắc đã quy định cho một số loài Thông, Keo lá to và Bồ đề
mật độ trồng từ 1200 - 1500 cây/ha. Tuy các quy trình quy phạm trên đây đã
quy định các loại mật độ cụ thể cho một số loại rừng trồng thâm canh, nhưng
cũng chỉ mang tính chất tạm thời, nó còn phụ thuộc rất nhiều vào từng loại đất
và từng loại giống mới đã được cải thiện bổ sung.
Theo kết quả nghiên cứu của một số công trình cho thấy, giai đoạn cây
5 tuổi tỷ lệ sống của rừng trồng ở mật độ 1330 cây/ha và 1660 cây/ha so với
tỷ lệ sống tại tuổi 3 là không khác nhau. Nhưng ở mật độ 2000 cây/ha thì tỷ
lệ sống ở tuổi 5 và tuổi 3 là khác nhau nhiều (tuổi 3 là 90,74 % và tuổi 5 là
87,04 %). Trên thực tế rừng trồng nguyên liệu gỗ nhỏ ở Thái Nguyên hiện
nay thường trồng với mật độ từ 1660 - 2500 cây/ha. Sự ảnh hưởng của các
mật độ này đến chất lượng gỗ Keo tai tượng như thế nào và sử dụng gỗ ở
cấp mật độ đó như thế nào, cho đến nay chưa có công trình nào khẳng định
chắc chắn.
1.1.3.5. Nghiên cứu về nhân giống và tạo cây con
Sau năm 1975, đặc biệt là từ năm 1980 trở lại đây hoạt động cải thiện
giống cây rừng mới được đẩy mạnh trong cả nước. Các hoạt động trong thời
gian đầu chủ yếu là khảo nghiệm loài và xuất xứ cho các loài Thông, Bạch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên />17

×