Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Một số thực phẩm có tác dụng phòng ngừa ung thư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.16 KB, 7 trang )

Một số thực phẩm có tác
dụng phòng ngừa ung thư
Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo, một trong các yếu
tố dẫn đến bệnh ung thư là do ăn uống. Nhưng ngược
lại, cũng có nhiều loại thực phẩm thông dụng hàng ngày
lại có tác dụng phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm cướp đi
hàng triệu sinh mạng mỗi năm này.
Các chuyên gia y học đã dự báo, đến năm 2015, số
người mắc bệnh ung thư trên toàn thế giới sẽ lên đến
con số 10 triệu người, và số bệnh nhân này phần lớn sẽ
không có điều kiện chữa trị.
Các nhà khoa học Pháp đã kết luận rằng: Thói quen có
liên quan đến bệnh ung thư. Có đến 30% những người
mắc bệnh ung thư được cho rằng có liên quan đến ăn
uống. Trong một công bố gần đây của Viện Khoa học
sức khỏe Pháp với tiêu đề “Ăn uống với bệnh ung thư”
đã nêu rõ những thực phẩm chứa nhiều mỡ, sữa
nguyên bơ, thịt và những thức ăn có chứa nhiều mỡ, là
những nguyên nhân có thể gây ung thư, đặc biệt ung
thư đại tràng và trực tràng. Ngoài ra còn là nguyên nhân
gây các bệnh tim mạch.
Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã ghi rõ mối quan hệ giữa
ăn uống và ung thư. Những thực phẩm có chứa nhiều
mỡ, ướp muối, hun khói được coi là những thực phẩm
có thể dẫn đến căn bệnh chết người này. Các nhà khoa
học cũng đã khuyến cáo nên ăn nhiều rau xanh, hoa
quả tươi là những thực phẩm có chứa nhiều các hoạt
chất chống oxy hóa, vitamin, chất xơ… Và đây cũng là
những yếu tố được coi là góp phần làm giảm tỷ lệ mắc
bệnh ung thư. Theo các chuyên gia, ăn uống hợp lý có
thể làm giảm 35% ca tử vong do ung thư. Các nhà khoa


học đã khuyến cáo là không phải ăn nhiều hay ít hơn
một loại thức ăn nào mà cơ bản là duy trì chế độ ăn hợp
lý có các loại thực phẩm cơ bản: gạo, thịt, rau và hoa
quả.
Trong vấn đề này, chúng tôi tổng hợp một số nghiên cứu
khoa học về tác dụng phòng và chữa bệnh ung thư từ
thực phẩm:
Tỏi: Người ta thấy rằng, những người ăn tỏi có tỷ lệ mắc
bệnh ung thư dạ dày thấp nhất. Các nhà khoa học nhận
thấy rằng tỏi có thể làm giảm hàm lượng đáng kể nitrite
trong dạ dày và do vậy đã làm giảm thấp khả năng tạo
ra nitrosamine, một chất được coi là có thể dẫn đến ung
thư.
Mới đây, trong khi tiến hành nghiên cứu về tác dụng hạ
thấp lượng cholesterol trong máu của tỏi, các nhà khoa
học thuộc Viện Ung thư Quốc gia Mỹ đã phát hiện: Tỏi
có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và các
dạng ung thư khác như đại tràng, dạ dày, vú… Ở những
người ăn mỗi ngày một tép tỏi, nguy cơ ung thư sẽ giảm
một nửa so với người không ăn. Theo các nhà khoa
học, ngoài tỏi ra, các loại lúa đậu, hành tươi, rau quả và
trái cây cũng có tác dụng nhất định trong việc phòng
chống ung thư.
Hành tây: Các nhà khoa học đã phát hiện trong hành
tây có hoạt chất vescalin (C27H20O8), là chất chống
ung thư tự nhiên. Tác dụng chống ung thư của chúng tỏ
ra khá rõ rệt. Nghiên cứu chỉ rõ những người thường
xuyên ăn hành tây có tỷ lệ ung thư dạ dày thấp hơn 25%
so với những người ăn ít hoặc không ăn hành tây và tỷ
lệ tử vong do ung thư dạ dày cũng thấp hơn 30%.

Cà rốt: không chỉ giàu chất dinh dưỡng mà còn là một
dược liệu có giá trị. Người La Mã đã gọi cà rốt là “Nữ
hoàng của các loài rau”. Trong cà rốt, ngoài các chất
protid, lipid, glucid, nước, cenluloz còn chứa các muối
khoáng (K, Ca, Fe, P, Cu, Mn, Mg…) và các vitamin C,
D, E, B1, B2, rất nhiều caroten - chất sẽ chuyển hóa
thành vitamin A sau khi vào cơ thể. Dịch ép của cà rốt
được dùng bôi ngoài để chữa một số bệnh như đinh
nhọt, chốc lở, nấm da, chàm, bỏng, vết thương lỏ loét,
bổ trợ trong điều trị ung thư vú, ung thư biểu mô.
Cà rốt và các loại rau màu xanh, màu vàng có tác dụng
phòng ngừa bệnh ung thư. Cà rốt chứa nhiều caroten
(tiền vitamin A) có khả năng chuyển hóa thành vitamin
A. Các nhà nghiên cứu đã kềt luận rằng: Ở những
người thiếu vitamin A, tỷ lệ ung thư cao hơn 2 lần so với
người bình thường. Ngoài ra, cà rốt còn chứa nhiều chất
xơ, rất có lợi đối với cơ thể. Theo một nghiên cứu gần
đây ở Italy, cà rốt sống chứa một lượng lớn các chất có
khả năng chống lại bệnh ung thư đại tràng, trực tràng và
ung thư vú.
Cà chua: Là loại thực phẩm phổ biến ở Việt Nam, còn
có tên gọi là trái táo vàng. Một số nghiên cứu cho thấy
trong cà chua có một loại sắc tố tạo nên màu đỏ là
Lycopene cùng với Beta carôten (Vitamin A tự nhiên) có
nhiều trong cà chua, có tác dụng chống oxy hóa tế bào;
Do vậy cà chua có tác dụng tốt trong dự phòng các
bệnh ung thư.
Các nhà khoa học nhận thấy rằng, cà chua rất có lợi
trong việc phòng chống một số bệnh ung thư vú, ung
thư dạ dày và ung thư đường tiêu hóa. Theo nhóm

nghiên cứu do giáo sư John Erdman thuộc Đại học
Illinois (Mỹ) chủ trì, để phòng chống các căn bệnh ung
thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt, người ta cần ăn
nguyên trái cà chua chưa chế biến. Trong một thí
nghiệm trên chuột, nhóm nghiên cứu đã đưa ra nhận
định rằng chất caroténoid trong cà chua được dùng dưới
dạng thực phẩm phụ trợ cho món ăn sẽ kém hiệu quả
hơn so với việc dùng toàn bộ trái cà chua.
Chè: Hay còn gọi là trà. Có nhiều loại trà khác nhau như
trà xanh, trà đen do cách chế biến khác nhau.
Phenylpolyphenol là một hoạt chất có nhiều trong nước
trà được coi là một trong những chất có tác dụng chống
ung thư. Nước trà có thể phòng chống một số bệnh ung
thư như ung thư gan, ung thư dạ dày. Chè có khả năng
ức chế việc hình thành chất nitrosamine.
Thí nghiệm trên động vật cho thấy, chuột được uống
nước trà có tỷ lệ mắc bệnh ung thư giảm thấp so với
nhóm chứng. Nghiên cứu của các nhà khoa học
Australia tiến hành tại Trung Quốc cho thấy, phụ nữ
uống trà xanh đều đặn hàng ngày giảm được 60% khả
năng bị ung thư buồng trứng.
Trà xanh làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, đó là
kết luận của các nhà khoa học Australia. Trong một
nghiên cứu được tiến hành tại Trung Quốc cho thấy, phụ
nữ uống trà xanh đều đặn hàng ngày giảm được 60%
khả năng bị ung thư buồng trứng.
Kết luận này được các nhà khoa học Đại học Curtin ở
Perth (Australia) và các nhà khoa học Trung Quốc đưa
ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên hơn 900 phụ nữ.
Dù các loại trà khác cũng tỏ ra hiệu quả nhưng trà xanh

có tác dụng mạnh nhất.
Các loại nấm ăn: Các nhà khoa học Mỹ và Nhật đã
phát hiện rất nhiều loại nấm ăn như nấm hương, nấm
đông, nấm rơm, mộc nhĩ đen và mộc nhĩ trắng có chứa
hoạt chất chống ung thư. Nghiên cứu đã chứng minh
chất Pholysaccharide trong nấm đông cô có tác dụng
phòng chống ung thư rất mạnh. Pholysaccharide có
trong mộc nhĩ trắng và mộc nhĩ đen cũng là chất chống
ung thư khá hiệu nghiệm. Những thành phần khác trong
các loại nấm như chất xơ và calci cũng có tác dụng
phòng chống ung thư, nâng cao sức đề kháng cơ thể.
Nấm búp: Nấm búp A. Blazei Murr có tác dụng làm
thuốc và ăn cũng rất ngon. Trong nấm có nhiều vitamin:
B1 0,3, B2 3,2, acid ascorbic 49,2mg%, ngoài ra còn có
D2. Với thành phần acid amin đầy đủ, có thể coi nấm
búp là nguồn thực phẩm cao cấp. Từ cuối thập niên 80 -
đầu thập niên 90, Kawagishi ở Nhật Bản đã phát hiện ra
hiệu quả chống ung thư rất cao của các hoạt chất của
nấm búp. Các popysaccharid và lectin có hoạt lực chống
tế bào ung thư: Hạn chế sự phát triển khối u và kéo dài
thời gian sống. Các tác giả Nhật Bản còn chiết ra 4 loại
steroid, ergosterol và regosterol peroxid, cerevisterol và
cerebrosid có khả năng ức chế mạnh tế bào ung thư.
Nấm hương: Hay còn gọi là nấm donko, nấm shiitake.
Ngoài giá trị là nấm thực phẩm cao cấp, với thành phần
dinh dưỡng cao và hương vị hấp dẫn đặc biệt, nấm
hương còn có những giá trị y-dược đặc sắc. Các
polysaccharid tan trong nước nóng là một dược phẩm
chống ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày. Thực tế lâm
sàng, lentinan đã được kiểm tra kỹ về hoạt tính chống

ung thư và hầu như không có tác dụng phụ, do đó được
áp dụng như một trị liệu pháp có hiệu quả cao cho các
bệnh nhân ung thư. Có những trường hợp ung thư
đường dạ dày-ruột giai đoạn 3 được điều trị bằng nấm
hương kết quả vẫn rất khả quan.

×