Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới một số loài quý hiếm tại vườn quốc gia xuân thủy - nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 141 trang )


Số hóa bởi trung tâm học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


NGUYỄN THỊ LÀNH


NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ
MÔI TRƢỜNG TỚI MỘT SỐ LOÀI QUÝ HIẾM
TẠI VƢỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ
- NAM ĐỊNH


Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng
Mã số: 60 44 03 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG



Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Văn Hùng





Thái Nguyên - 2013



Số hóa bởi trung tâm học liệu

i
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, tôi luôn nhận đƣợc sự quan tâm dạy dỗ và chỉ bảo ân cần của
các thầy giáo, cô giáo, sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của các bạn đồng
nghiệp, sự động viên kịp thời của gia đình và ngƣời thân đã giúp tôi vƣợt qua
những trở ngại và khó khăn để hoàn thành chƣơng trình đào tạo Thạc sỹ khoa
học nông nghiệp – Chuyên ngành: Khoa học nông nghiệpmôi trƣờng.
- Trƣởng khoa Tài nguyên và Môi trƣờng - Trƣờng Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đã hƣớng dẫn khoa học và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trƣờng, khoa Đào tạo Sau
đại học, các Giáo sƣ, Tiến sĩ hợp tác giảng dạy tại khoa Phòng quản lí Sau
- .
Xin cảm ơn Ban quản lý và cán bộ côn
nghiên cứu thực tế để hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, do điều kiện hạn chế về
thời gian, nhân lực và những khó khăn khách quan nên không tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi mong muốn nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu
của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để luận văn
đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
, ngày tháng năm 2013
Học viên

Nguyễn Thị Lành



Số hóa bởi trung tâm học liệu

ii
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu chính 2
1.3. Mục tiêu cụ thể 3
2. Ý nghĩa của đề tài 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1.1. Cơ sở pháp lý 4
1.1.2. Cơ sở khoa học 5
1.1.3. Cơ sở lý luận và thực tiễn 9
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 28
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 28
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu 28
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 28
2.2. Địa điểm nghiên cứu 28
2.3. Nội dung nghiên cứu 28
2.3.1. Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ảnh hƣởng tới bảo
tồn ĐDSH VQG Xuân Thuỷ, Nam Định 28
2.3.2. Điều tra, đánh giá thực trạng đa dạng sinh vật VQG Xuân Thuỷ,
Nam Định 29
2.3.3. Xác định các yếu tố sinh thái - môi trƣờng ảnh hƣởng tới sự phân
bố của hệ thực vật VQG Xuân Thuỷ, Nam Định 29

2.3.4. Xác định các yếu tố con ngƣời ảnh hƣởng đến một số loại qúy hiếm
tại VQG Xuân Thuỷ, Nam Định 29
2.3.5. Đề xuất các giải pháp bảo tồn một số loài chim lội nƣớc tại VQG
Xuân Thuỷ, Nam Định 29

Số hóa bởi trung tâm học liệu

iii
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 30
2.4.1. Phƣơng pháp thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu thứ cấp 30
2.4.2. Phƣơng pháp thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu sơ cấp. 30
2.4.3. Phƣơng pháp xác định thông tin về thảm thực vật và sinh thái cần
thu thập 30
2.4.4. Lựa chọn và thiết lập ô nghiên cứu 31
2.4.5. Phƣơng pháp phân tích mẫu thực vật 31
2.4.6. Thu thập thông tin 31
2.4.7. Xử lý số liệu 31
2.4.8. Phân tích dữ liệu 31
2.4.9. Phƣơng pháp điều tra thực vật theo tuyến 32
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu 34
3.1.1. Điều kiện tự nhiên [1] 34
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội VQG Xuân Thủy 42
3.1.3. Tài nguyên nhân văn 46
3.2. Thực trạng đa dạng sinh vật VQG Xuân Thuỷ, Nam Định 47
3.2.2. Động vật 50
3.3. Các yếu tố sinh thái - môi trƣờng ảnh hƣởng tới sự phân bố của hệ thực
vật VQG Xuân Thuỷ, Nam Định 52
3.3.1. Mối tƣơng quan giữa các yếu tố sinh thái - môi trƣờng và sự phân
bố của hệ thực vật 52

3.3.2. Nguồn tài nguyên cây đặc hữu và cây quý hiếm 61
3.4. Các yếu tố con ngƣời ảnh hƣởng tới sự phân bố của một số loài chim
lội nƣớc tại VQG 64
3.4.1. Điều kiện cộng đồng vùng đệm VQG 64
3.4.2. Đánh giá số lƣợng đàn Cò thìa (Platalea minor) 67
3.5. Đề xuất các giải pháp bảo tồn một số loài chim lội nƣớc tại VQG Xuân
Thuỷ, Nam Định 76
3.5.1. Giải pháp chính sách 76

Số hóa bởi trung tâm học liệu

iv
3.5.2. Giải pháp quản lí 77
3.5.3. Giải pháp kĩ thuật 77
3.5.4. Giải pháp kinh tế 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
1. Kết luận 79
2. Kiến nghị 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81



Số hóa bởi trung tâm học liệu

v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BÐKH
: Biến đổi khí hậu
CBD

: Công ƣớc về đa dạng sinh học
CITES
: Công ƣớc về buôn bán quốc tế các loài động thực vật
hoang dã nguy cấp
ĐNN
: Đất ngập nƣớc
ĐDSH
: Đa dạng sinh học
HST
: Hệ sinh thái
IPGRI
: Viện tài nguyên di truyền quốc tế
IUCN
: Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên
MAB
: Chƣơng trình con ngƣời và sinh quyển
PTNT
: Phát triển nông thôn
RNM
: Rừng ngập mặn
SĐVN
: Sách đỏ Việt Nam
UBND
: Uỷ ban nhân dân
UNEP
: Chƣơng trình môi trƣờng Liên hợp quốc
UNESCO
: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên
hiệp quốc
VQG

: Vƣờn Quốc Gia
WWF
: Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên


Số hóa bởi trung tâm học liệu

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Nhóm loài động vật và phân hạng nguy cơ tuyệt chủng ở
Việt Nam 17
Bảng 3.1. Thống kê diện tích các loại đất đai ở VQG Xuân Thủy 39
Bảng 3.2. Thống kê các loại đất đai ở vùng đệm ĐV tính : ha 39
Bảng 3.3. Thống kê dân số 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy 43
Bảng 3.4. Số lƣợng các loài thực vật tìm thấy trong vùng RNM ven
biển huyện Giao Thủy 47
Bảng 3.5. Tài nguyên khu hệ thực vật VQG 49
Bảng 3.6. Cấu trúc thành phần loài chim ở VQG Xuân Thuỷ 50
Bảng 3.7. Các loài chim quý hiếm đƣợc ghi trong Sách Đỏ ở VQG
Xuân Thuỷ 51
Bảng 3.8. Một số loài thực vật quý hiếm tại VQG 62
Bảng 3.9. Thống kê từ tổ chức Birdlife về VQG Xuân Thuỷ qua các
năm 68
Bảng 3.10. Thống kê số lƣợng Cò thìa (Platalea minor) 10 năm gần
đây tại VQG Xuân Thủy 69
Bảng 3.11. Mực nƣớc biển dâng (cm) so với 2010 75
Bảng 3.12. Kịch bản BĐKH phía Bắc của Việt Nam 75





Số hóa bởi trung tâm học liệu

vii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Bản đồ Vuờn Quốc gia Xuân Thuỷ - Nam Định 34
Hình 3.2: Mối quan hệ giữa các yếu tố sinh thái môi trƣờng với sự phân
bố của hệ thực vật VQG Xuân Thủy Nam Định (stress; 0,06) 56
Hình 3.3: Tỷ lệ đồng dạng về các yếu tố sinh thái với hệ thực vật trong
các ô tiêu chuẩn (similarity từ 82 -97%) 57
Hình 3.4: Tỷ lệ đồng dạng về các yếu tố sinh thái trong các ô tiêu chuẩn
(similarity từ 82 -94%) 58
Hình 3.5: Mối quan hệ giữa các loài xuất hiện tại 5 ô tiêu chuẩn 59
Hình 3.6: Quan hệ giữa các loài thực vật trong 5 ô tiêu chuẩn tại Vƣờn
Quốc gia Xuân Thủy 60
Hình 3.7: Quan hệ giữa các loài thực vật trong 5 ô tiêu chuẩn tại vƣờn
quốc gia Xuân Thủy chỉ số MDS (stress: 0) 61
Hình 3.8: Mối quan hệ giữa điều kiện cộng đồng với bảo tồn ĐDSH
VQG Xuân Thủy 65
Hình 3.9: Mối quan hệ giữa điều kiện cộng đồng với bảo tồn ĐDSH
VQG Xuân Thủy 66
Hình 3.10: Đàn Cò thìa (Platalea minor) tại đuôi Cồn Ngạn đƣợc ghi
lại vào ngày 26/12/2012 69
Hình 3.11: Số lƣợng Cò thìa (Platalea minor) tại VQG Xuân Thủy 70

Số hóa bởi trung tâm học liệu

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cùng với sự đa
dạng về địa hình đã tạo nên tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao [1]. Một dải
thảm thực vật phong phú bao gồm nhiều kiểu rừng phong phú từ rừng rậm
nhiệt đới ẩm thƣờng xanh, rừng rậm nhiệt đới nửa rụng lá mùa mƣa đến
rừng á nhiệt đới ẩm thƣờng xanh, á nhiệt đới ẩm hơi khô, sa van nhiệt đới
khô, rừng nhiệt đới khô, rừng ngập mặn (RNM), rừng lá kim, rừng lùn núi
cao, v.v.[1].
Việt Nam là một trong số ít nƣớc trên thế giới có hệ sinh thái (HST)
RNM ven biển rất độc đáo của vùng đất ngập nƣớc (ĐNN) [20]. Vai trò và ý
nghĩa kinh tế, xã hội, môi trƣờng của RNM đã đƣợc khẳng định trong nhiều
nghiên cứu và trong thực tiễn không những ở nƣớc ta mà còn nhiều nƣớc trên
thế giới, đặc biệt nơi có RNM. Qua đó, thấy đƣợc tầm quan trọng của HST
đầy tiềm năng này [20]. Giá trị kinh tế của RNM là cung cấp lƣơng thực, thực
phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn cho gia súc, lấy gỗ, củi, than, tinh dầu và
nhiều nguyên vật liệu khác [20]. Về môi trƣờng, RNM cố định bãi bồi cửa
sông mở rộng đồng bằng lấn nhanh ra biển; chống xói lở bờ biển và hai bên
bờ các sông, rạch vùng ven biển; bảo vệ các hệ thống đê ven biển, ngăn nƣớc
mặn; điều hòa khí hậu vùng ven biển; RNM là môi trƣờng sống lý tƣởng cho
các loài thú, chim nƣớc sống trong khu vực RNM. [20]
Để tìm hiểu sâu hơn về các loài quý hiếm tại khu vực có RNM, đề tài
chọn địa điểm là Vƣờn Quốc Gia (VQG) Xuân Thủy - Nam Định thuộc huyện
Giao Thuỷ, Nam Định đƣợc công nhận là khu ramsar thứ 50 trên thế giới và
đầu tiên của khu vực Đông Nam Á năm 1989 [18]. Với tổng diện tích khoảng
7.100 ha, gồm 3.100 ha diện tích đất nổi có rừng và 4.000 ha đất RNM. Theo
thống kê, vƣờn hiện có 182 loài thực vật có mạch, trong đó có nhiều loài rong
tảo có giá trị kinh tế cao [1]. Thành phần thực vật của VQG Xuân Thủy tƣơng


Số hóa bởi trung tâm học liệu

2
đối nghèo so với nhiều VQG khác trong cả nƣớc, nhƣng có ý nghĩa về bảo vệ
ĐDSH đối với vùng ĐNN [1].
Vƣờn Quốc Gia Xuân Thủy với hệ sinh thái độc đáo, rừng ngập mặn ở
đây đã góp phần cố định phù sa để tạo nên các cồn bãi mới, làm vƣờn ƣơm
cho các loài động thực vật thủy sinh và đóng vai trò cân bằng sinh thái trong
khu vực và đã tạo nên một hệ động thực vật thủy sinh phong phú với trên 180
loài thực vật và 500 loài động vật nổi, động vật vật đáy nhƣ: tôm, cua, cá,
ngao đã tạo ra nguồn thức ăn dồi dào cho các loài chim biển di cƣ [1]. Chính
vì thế mà đây còn là điểm dừng chân của nhiều loài chim biển, trong đó
thƣờng xuyên xuất hiện 9 loài có tên trong sách đỏ quốc tế nhƣ: rẽ mỏ thìa, cò
thìa, choắt mỏ thìa, mòng biển mỏ ngắn, bồ nông, choắt chân màng lớn, cò
lạo Ấn Độ, choắt mỏ vàng, cò trắng Trung Quốc, v.v.[1] Trƣớc thực trạng đó,
đã có nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đã thực hiện các khảo sát,
đánh giá về môi trƣờng thích nghi của loài chim đang dần tuyệt chủng nàyCò
Thìa là một loài quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam đang đứng trƣớc
nguy cơ tuyệt chủng cao. Mỗi năm tại VQG Xuân Thủy phát hiện trên dƣới
50 cá thể. Trƣớc thực trạng đó, đã có nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài
nƣớc đã thực hiện các khảo sát, đánh giá về môi trƣờng thích nghi của loài
chim đang dần tuyệt chủng này. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu trong và ngoài
nƣớc đƣợc thực hiện tại VQG, tuy vậy có rất ít các đề tài nghiên cứu
thốngông kê hoàn chỉnh ĐDSH và đặc biệt là nghiên cứu có hệ thống về ảnh
hƣởng và mối tƣơng quan của các yếu tố sinh thái môi trƣờng tới tới sự xuất
hiện một số loài thực vật, chim lội nƣớc v.v. làm cơ sở cho việc hoạch định
chiến lƣợc bảo tồn ĐDSH nói chung và một số loài chim lội nƣớcquý hiếm
nói riêng tại VQG. Từ tính cấp thiết trên tôi tiến hành xây dựng đề tài
“Nghiên cứu một số yếu tố môi trường ảnh hưởng tới một số loài quý hiếm
tại Vườn Quốc Gia Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định”.

1.2. Mục tiêu chính
Nghiên cứu một số yếu tố môi trƣờng ảnh hƣởng tới một số loài quý
hiếm và đề xuất các giải pháp bảo tồn ĐDSH VQG Xuân Thủy, Nam Định.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

3
1.3. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng đa dạng sinh học một số loài quý hiếm tại VQG
Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định.
- Xác định một số yếu tố sinh thái, môi trƣờng, con ngƣời ảnh hƣởng tới
sự phân bố của một số loài quý hiếm tại VQG Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định.
- Đề xuất giải pháp bảo tồn một số loài quý hiếm tại VQG Xuân Thuỷ,
Nam Định.
* Yêu cầu
- Nghiên cứu đƣợc mối tƣơng quan giữa các yếu tố sinh thái - môi
trƣờng tới sự xuất hiện một số loài quý hiếm tại VQG Xuân Thuỷ.
- Số liệu thu thập đƣợc phản ánh trung thực, khách quan.
- Kết quả phân tích đạt đƣợc mục đích đề ra.
- Những kiến nghị đƣa ra phải có tính khả thi với điều kiện thực tiễn.
2. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Giúp cho học viên có
cơ hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học
chuyên sâu, giúp tôi vận dụng đƣợc những kiến thức đã học vào thực tế.
- Ý nghĩa trong thực tiễn: Đề tài trang bị cho học viên những kiến thức về
môi trƣờng và HST rừng, hiểu thêm về ĐDSH vùng ĐNN của nƣớc ta cũng
nhƣ của địa phƣơng mình. Từ đó giúp cho địa phƣơng định hƣớng đƣợc biện
pháp bảo tồn và duy trì các loài đặc hữu quý hiếm trong thời gian tới.





Số hóa bởi trung tâm học liệu

4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở pháp lý
1.1.1.1. Các văn bản của Trung ương
- Luật Đa dạng sinh học năm 2008
Đa dạng sinh học
.
- Luật bảo vệ môi trƣờng 29/11/2005
- Luật bảo vệ và phát triển rừng (có hiệu lực từ 1-4-2005).
- Luật thủy sản ban hành năm 2003.
- Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 Về quản lý thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm-Luật bảo vệ môi trƣờng 29/11/2005.
- Nghị định 80/2003/NĐ - CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc quy
định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trƣờng.
- Nghị định 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
bảo vệ môi trƣờng.
- Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 Về quản lý thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
- Nghị định 48/2002/NĐ-CP ngày 22/4/2002 sửa đổi bổ sung danh mục
thực vật, động vật hoang dã quý hiếm.
- Nghị định 109/2003/NĐ-CP về bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập
nƣớc Việt Nam.
- Quyết định 04/2004 của Bộ Tài Nguyên và Môi trƣờng phê duyệt kế

hoạch hành động về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nƣớc
giai đoạn 2004- 2010.
- Quyết định 126/QĐ-TTG năm 2012 của thủ tƣớng chính phủ về thí điểm
chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng.
- Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 về Quản lý các loại rừng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

5
- Thông tƣ 18/2004/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi trƣờng của Bộ
Tài Nguyên về việc bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nƣớc Việt Nam.
- Thông tƣ 18/2010/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ quy
định về quản lí nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen.
- Thông tƣ liên tịch số 144/2002/TTLT/BNNPTNT-BCA-BQP ngày
06/12/2002 Bộ Nông nghiệp &và PTNT, Bộ Công An và Bộ Quốc phòng V/v
Hƣớng dẫn thực hiện phối hợp giữa các lực lƣợng kiểm lâm, công an, quân
đội trong công tác bảo vệ rừng; và các văn bản pháp quy khác.
- Thông tƣ 78/TT-BNN ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày
31/12/2009 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
- Sách đĐỏ Việt Nam.
1.1.1.2. Các văn bản liên quan tới VQG Xuân Thủy, Nam Định
- Nghị định 48/CP ngày 12/8/1996 của Chính Phủ về quy định xử phạt
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
- Quyết định số 01/2003/QĐ-TTG về việc chuyển khu bảo tồn đất ngập
nƣớc Xuân Thủy thành Vƣờn quốc gia Xuân Thủy, Tỉnh Nam Định.
- Quyết định số 1063/QĐ-UBND “ V/v Phê duyệt Kế hoạch quản lý điều
hành Vƣờn quốc gia Xuân Thủy, giai đoạn 2013-2018”
- Quyết định 04/2004/QĐ TNMT ngày 5 tháng 4 năm 2004 của Bộ
trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng phê duyệt kế hoạch Hành động về

Bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN giai đoạn 2004-2010
Quyết định số 1010/QĐ-BNN-TCLN V/v phê duyệt “Phƣơng án chia sẻ
lợi ích trong quản lý bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng tại VQG
Xuân Thủy”
1.1.2. Cơ sở khoa học
1.1.2.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan
- Khái niệm môi trường: "Môi trƣờng bao gồm các yếu tố tự nhiên và
yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con ngƣời, có
ảnh hƣởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con ngƣời và thiên
nhiên." (Theo Ðiều 1, Luật Bảo vệ Môi trƣờng của Việt Nam).
Formatted: Font color: Black, Vietnamese
Formatted: Font color: Black, Vietnamese

Số hóa bởi trung tâm học liệu

6
- Hệ sinh thái: HST là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và
phát triển trong một môi trƣờng nhất định, quan hệ tƣơng tác với nhau và với
môi trƣờng đó".[15]
- Đa dạng sinh học: Trong công ƣớc về ĐDSH, thuật ngữ ĐDSH đƣợc
dùng để chỉ sự phong phú và đa dạng của giới sinh vật từ mọi nguồn trên trái
đất, nó bao gồm sự đa dạng trong cùng một loài, giữa các loài và sự đa dạng
HST (Gaston and Spicer, 1998)
- Vườn Quốc Gia: VQG là một diện tích trên đất liền hoặc trên biển,
chƣa hoặc mới bị tác động nhẹ do các hoạt động của con ngƣời, có các loài
động thực vật quý hiếm và đặc hữu hoặc có các cảnh quan đẹp có tầm cỡ
quốc gia hoặc quốc tế.
Mục tiêu bảo vệ của VQG là:
+ Bảo vệ các HST và các loài động, thực vật quý hiếm có tầm quan trọng
quốc gia và quốc tế.

+ Nghiên cứu khoa học.
+ Phát triển du lịch sinh thái [15]
- Tuyệt chủng: Khái niệm tuyệt chủng có nhiều nghĩa khác nhau. Một
loài bị coi là tuyệt chủng khi không còn một cá thể nào của loài đó còn sống
sót ở bất kì nơi đâu trên thế giới.
Loài mà chỉ còn một số cá thể còn sót lại nhờ sự chăm sóc, nuôi trồng
của con ngƣời thì đƣợc coi là bị tTuyệt chủng trong hoang dã. Một loài đƣợc
coi là tuyệt chủng cục bộ nếu nhƣ nó không sống sót tại những nơi chúng đã
từng sống, nhƣng ngƣời ta vẫn tìm thấy chúng tại những nơi khác trong thiên
nhiên [15]
- Rừng ngập mặn: RNM là kiểu rừng phát triển trên vùng đất lầy, vùng
ngập nƣớc mặn vùng cửa sông, ven biển, dọc theo các sông ngòi, kênh rạch
có nƣớc lợ do thủy triều lên xuống hàng ngày. RNM đƣợc hình thành bởi
các cây ngập mặn nếu diện tích che phủ đạt trên 10%. Loại rừng này bao
gồm các loài cây ngập mặn chính thống, đó là những loài cây chỉ có ở RNM
và các loài cây gia nhập RNM, những loài cây có thể gặp ở cả trong RNM
và những vùng khác nữa.
Formatted: Font color: Black, Vietnamese

Số hóa bởi trung tâm học liệu

7
1.1.2.2. Các công ước quốc tế liên quan đến các loài bị đe dọa
Công ƣớc quốc tế là văn bản ghi rõ những việc cần tuân theo và những
điều bị cấm thi hành, liên quan đến một lĩnh vực nào đó, do một nhóm nƣớc
thoả thuận và cùng cam kết thực hiện, nhằm tạo ra tiếng nói chung, sự thống
nhất về hành động và sự hợp tác trong các nƣớc thành viên. Công ƣớc quốc tế
có hiệu lực trọn vẹn với các nƣớc thành viên, nhƣng cũng có tác động rất lớn
đối với các nƣớc trong khu vực chƣa tham gia công ƣớc.
Việt Nam đã tham gia ký kết rất nhiều thỏa thuận quốc tế liên quan đến

bảo tồn các loài bị đe dọa:
- Công ƣớc về ĐDSH (Convention on Biological Diversity): Công ƣớc
ĐDSH (CBD) đƣợc Chƣơng trình môi trƣờng Liên hợp quốc (UNEP) khởi
thảo từ năm 1988, trải qua nhiều lần gặp gỡ và bàn bạc giữa các quốc gia từ
năm 1992, tại hội nghị quốc tế về môi trƣờng và phát triển Rio (Brazil), 168
nƣớc đã ký vào bản công ƣớc và đƣợc thực thi vào ngày 28/11/1994. Công
ƣớc về ĐDSH gồm có phần mở đầu, 42 điều, 2 bản phụ lục. Việt Nam đã ký
công ƣớc ĐDSH vào tháng 10/1994 và đã trở thành thành viên thứ 99 của
công ƣớc này. Tất cả nội dung của công ƣớc đƣa ra 3 mục tiêu chính:
+ Bảo vệ ĐDSH
+ Sử dụng bền vững ĐDSH
+ Phân phối lợi nhuận của các sản phẩm mới lấy từ các loài hoang dại và
các loài thuần dƣỡng.[15]
- Công ước CITES: (Công ƣớc buôn bán quốc tế về các loài động thực
vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng).
Công ƣớc CITES đƣợc kí kết thông qua ngày 1/3/1973 có hiệu lực từ
ngày 1/7/1975 tại Washington, do vậy công ƣớc này còn đƣợc gọi là công ƣớc
Washington. Đến tháng 6 năm 2006 công ƣớc này có 173 nƣớc thành viên,
Việt Nam trở thành thành viên thứ 121 của CITES vào ngày 20/01/1994.
Nội dung của công ƣớc CITES là những nƣớc thành viên thực hiện việc
cấm buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt

Số hóa bởi trung tâm học liệu

8
chủng đƣợc ghi trong bản phụ lục kèm theo của công ƣớc đã đƣợc hội nghị
toàn thể các nƣớc thành viên thỏa thuận thông qua.[15]
- Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên Quốc tế
Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đƣợc thành lập nhằm mục
tiêu gây ảnh hƣởng, khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức trên toàn thế giới bảo

tồn tính toàn vẹn và đa dạng của thiên nhiên, đảm bảo việc sử dụng tài
nguyên thiên nhiên công bằng và bền vững về mặt sinh thái. Việt Nam là một
quốc gia thành viên của IUCN từ năm 1993. Do đó, Chính phủ Việt Nam cần
phải thực hiện sứ mạng của IUCN, có trách nhiệm chấp thuận Danh lục Đỏ
IUCN và lồng ghép các loài liệt kê trong danh lục Đỏ IUCN vào hệ thống quy
chế bảo vệ loài.[16]
- Công ước Ramsar về các vùng ĐNN
Tiêu đề chính thức của công ƣớc là The Convention on Wetlands of
International Importance, especially as Waterfowl Habitat (Công ƣớc về các
vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt nhƣ là nơi cƣ trú của các loài
chim nƣớc). Công ƣớc này đƣợc tạo ra và phê chuẩn bởi các quốc gia tham
gia tại cuộc họp tại thành phố Ramsar, Iran ngày 2 tháng 2năm 1971 và có
hiệu lực từ ngày 21 tháng 12 năm 1975.[15]
Công ƣớc Ramsar là một công ƣớc quốc tế về bảo tồn và sử dụng một
cách hợp lý và thích đáng các vùng ĐNN, mục đích ngăn chặn quá trình xâm
lấn ngày càng gia tăng vào các vùng ĐNN cũng nhƣ sự mất đi của chúng ở
thời điểm hiện nay cũng nhƣ trong tƣơng lai, công nhận các chức năng sinh
thái học nền tảng của các vùng ĐNN và các giá trị giải trí, khoa học, văn hóa
và kinh tế của chúng.
Công ƣớc Ramsar cung cấp một khuôn khổ cho các hành động quốc gia
và việc hợp tác quốc tế để bảo tồn và sử dụng khôn khéo các vùng ĐNN và
tài nguyên ĐNN. Việt Nam tham gia vào công ƣớc Ramsar từ năm 1989.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

9
Theo Điều 2 của Công ƣớc, Việt Nam cam kết “đề xuất các vùng ĐNN
phù hợp trong lãnh thổ của mình vào danh sách các Vùng ĐNN có tầm quan
trọng Quốc tế đầu tiên là tất cả các vùng ĐNN có tầm quan trọng đối với
các loài chim nƣớc vào bất cứ mùa nào cần đƣợc đƣa vào danh sách”. Theo

Điều 3, “thúc đẩy việc bảo tồn các vùng ĐNN và các loài chim nƣớc qua việc
thiết lập các khu bảo tồn ĐNN”. Tuân thủ cam kết này, Việt Nam cần đảm
bảo tối thiểu là tất cả các khu đáp ứng tiêu chí Ramsar sẽ đƣợc đề cử thành
khu Ramsar và đƣợc đƣa vào hệ thống các khu bảo vệ ở cấp quốc gia. Có 27
khu ở Việt Nam đã đƣợc Birdlife International xác định là đáp ứng các tiêu
chí Ramsar (Birdlife International 2005) nhƣng cho đến nay mới chỉ có 4 khu
đƣợc công nhận, bao gồm: VQG Xuân Thủy (1989), Bàu Sấu - VQG Cát Tiên
(2005), VQG Ba Bể (2011) và mới đây nhất là VQG Tràm Chim (tháng 2/2012).
1.1.3. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1.3.1. Những nghiên cứu về RNM
Những nghiên cứu về RNM trên thế giới
Đến nay RNM xuất hiện trên 75% bờ biển nhiệt đới và á nhiệt đới trong
khoảng từ 30
0
vĩ tuyến Nam đến 30
0
vĩ tuyến Bắc. RNM có diện tích lớn nhất
trong vùng từ 10
0
vĩ độ Bắc tới 10
0
vĩ độ Nam (Twille và cộng sự, 1992). [27]
Diện tích RNM trên toàn thế giới ƣớc tính khoảng 18 triệu ha, phân bố
tại 82 nƣớc. Trong đó, ở khu vực châu Á, RNM có khoảng 8,3 triệu ha chiếm
tới 46% diện tích RNM trên thế giới. Riêng 7 nƣớc Đông Nam Á, diện tích
RNM chiếm tới 36% tổng diện tích RNM trên thế giới (Mark Spalding và
cộng sự, 1997). [27]
Từ lâu các ngành khoa học đã quan tâm nghiên cứu về đất ngập mặn
cũng nhƣ RNM trên nhiều lĩnh vực vì những giá trị to lớn về sinh học, sinh
thái, và kinh tế - xã hội của vùng ven biển. Từ năm 1928 Watson đã lập ra

một bảng phân loại thủy văn liên quan đến sự phân vùng của các loài cây
ngập mặn ở phía Tây Malayxia, cho đến nay nhiều nhà khoa học vẫn sử dụng

Số hóa bởi trung tâm học liệu

10
để nghiên cứu sự phân bố các loài thuộc các khu vực khác nhau trên thế giới
(Snedaker và Lugo, 1973; Chapman, 1977; Santisuk, 1983; Aksornkoae,
1986). Dựa trên một số kết quả thí nghiệm cũng nhƣ quan sát thực địa, một số
tác giả cho rằng RNM cũng phát triển ở cả những vùng không có nƣớc triều
(Stodart và cộng sự, 1973). [27]
Vào năm 1969, W.E.Odum đã khám phá ra tác dụng của mùn bã thực vật
ngập mặn khi nghiên cứu chuỗi thức ăn vùng cửa sông Florida.
Lĩnh vực đƣợc quan tâm nhiều nhất là phân loại thực vật, thảm thực vật
và phân bố. Có 2 công trình nổi tiếng là Mangrove vegetation của
V.J.Chaman (1975) và The botany of mangroves của P.B. Tomlimson (1986)
đã nghiên cứu về giả phẫu, phân loại, phân bố, sinh thái một số loài cây ngập
mặn trên thế giới.
Nghiên cứu về các nhân tố sinh thái ảnh hƣởng tới sự hình thành và phát
triển RNM có nhiều tác giả đề cập đến. Theo V.J.Chaman (1975) có 7 yếu tố
sinh thái cơ bản ảnh hƣởng tới sự phát triển RNM là : nhiệt độ, thế nền đất
bùn, sự bảo vệ, độ mặn, thủy triều, dòng chảy hải lƣu, biển nông. [27]
Tổ chức UNESCO (1979) và FAO (1982) khi nghiên cứu về rừng và đất
rừng ngập nƣớc ở vùng Châu Á Thái Bình Dƣơng cho rằng: HST rừng ngập
mặn trong khu vực này đã và đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi nhiều nguyên
nhân khác nhau. Trong đó, nguyên nhân chính là do sự khai thác rừng, đất
RNM không hợp lí gây ra những biến đổi tiêu cực tới đất và nƣớc. Các tổ
chức này đã khuyến cáo các quốc gia có rừng và đất ngập mặn cần có những
biện pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này.
Cho đến nay những nghiên cứu ở nhiều nƣớc đã xác định đƣợc phân bố,

đặc điểm sinh thái các loại thực vật RNM, đa sạng của HST RNM. Số liệu
nghiên cứu cho thấy RNM phân bố chủ yếu ở vùng cửa sông, ven biển, vùng
nƣớc lợ, nƣớc mặn và ảnh hƣởng bởi thủy triều. Đến nay, hệ thực vật RNM
đã phát triển 100 loài trong đó có những loài phân bố rất hạn chế nhƣng nhiều
loài phân bố ở nhiều vùng sinh thái (Tomlimson, 1986; Mark Spalding và
cộng sự, 1997; Rao, 1987; Mepham, 1985; Duke, 1992). Châu Á có sự đa

Số hóa bởi trung tâm học liệu

11
dạng nhất về số loài cây RNM, với khoảng 70 loài, tiếp đến là Châu Phi
khoảng 30 loài, Châu Mỹ và vùng Caribean khoảng 11 loài. Các loài cây
RNM phổ biến ở hầu khắp các vùng sinh thái thuộc chi Đƣớc (Rhizhophora),
Vẹt (Bruguiera) và Trang (Kandelia).
WWF (1994), đã tiến hành nghiên cứu vùng RNM tại Costa Rica.
Nghiên cứu đã sử dụng lƣợng giá kinh tế HST RNM làm công cụ xây dựng
chính sách khôi phục và bảo tồn HST RNM trƣớc những ép ngày càng gia
tăng từ phát triển kinh tế, mà đặc biệt là xu hƣớng chuyển đổi mục đích sử
dụng đất RNM sang nuôi tôm và các loại thủy sản khác. Việc lƣợng giá
kinh tế HST RNM đã dựa trên cách tiếp cận tổng giá trị kinh tế (TEV). Kết
quả nghiên cứu đã chỉ ra giá trị sử dụng trực tiếp từ việc đánh bắt các tài
nguyên RNM.
Những nghiên cứu về RNM ở Việt Nam
Việt Nam có tổng diện tích trên đất liền tự nhiên là 32.894.398 ha với bờ
biển dài 3.260 km, hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo lên sự phong phú và đa
dạng về HST rừng ngặp mặn. [28]
Hiện nay những giá trị trực tiếp của RNM đối với nền kinh tế Việt Nam
chủ yếu là củi và than, sau đó là gỗ. Tại miền Bắc Việt Nam, RNM sinh
trƣởng xấu hơn ở miền Nam rõ rệt, cây ngập măn ở trong rừng thƣờng không
quá 10m nên giá trị trực tiếp của RNM chủ yếu vẫn là củi, với năng suất

không cao. [28]
Công trình nghiên cứu có hệ thống về RNM đầu tiên ở Việt Nam là luận
văn tiến sĩ của Vũ Văn Cƣơng (1964) về các quần xã thực vật ở rừng Sát
thuộc vùng Sài Gòn - Vũng Tàu. Tác giả đã chia thực vật ở đây thành 2
nhóm: thực vật nƣớc mặn và thực vật nƣớc lợ.
Lê Công Khanh (1986) mô tả các đặc điểm sinh học để phân biệt các chi,
các họ có trong RNM. Tác giả đã xếp 57 loài cây RNM vào 4 nhóm dựa vào
tính chất ngập nƣớc và độ mặn của nƣớc: nhóm mọc trên đất bồi ngập nƣớc
(độ mặn của nƣớc từ 15-32
0
/
00
) có 25 loài; nhóm sống trên đất bồi thƣờng
ngập trên nƣớc lợ (độ mặn 0.5-15
0
/
00
) có 9 loài; và nhóm sống trên đất bồi ít
ngập nƣớc lợ có 12 loài. [13]

Số hóa bởi trung tâm học liệu

12
Phùng Trung Ngân và Châu Quang Hiền (1987) đã đề cập tới 7 kiểu
thảm thực vật ngập mặn ở Việt Nam: Rừng Mấm hoặc Bần đơn thuần, rừng
Đƣớc đơn thuần, rừng Dừa nƣớc, rừng hỗn hợp vùng triều trung bình, rừng
Vẹt - Giá vùng đất cao, rừng Chà là- Ráng dại và trảng thoái hóa.
Mazda và cộng sự (1997), tiến hành nghiên cứu về tác dụng giảm sóng
của RNM thực hiện tại vùng RNM mới trồng của tỉnh Thái Bình, với các loài
cây chủ yếu là cây Trang (Kendelia candel). Kết quả cho thấy RNM góp phần

làm giảm đáng kể áp lực của sóng biển tác động vào đê biển. [10]
Nghiên cứu RNM Cần Giờ ở thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng phƣơng
pháp tổng giá trị kinh tế RNM đƣợc đánh giá dựa trên những số liệu thu thập
đƣợc trên thực địa. Kết quả cho thấy tổng giá trị kinh tế nguồn lợi RNM về lợi
ích sử dụng trực tiếp, các giá trị gián tiếp hầu nhƣ chƣa lƣợng giá đƣợc.
Nguyễn Hoàng Trí (1999) và Phan Nguyên Hồng và cộng sự (1999) cho
rằng Đƣng không có ở miền Bắc Việt Nam mà chỉ có ở ven biển miền Trung
và Nam Bộ. Quần xã Đƣng tiên phong ở phía Tây bán đảo Cam Ranh gặp ở
phía trong quần xã Mấm trắng, Bần trắng trên đất ngập triều trung bình. Cóc
trắng gặp ở cả 3 miền trên vùng đất cao ngập triều không thƣờng xuyên, nền
đất tƣơng đối chặt. Vẹt đen không có ở miền Bắc, gặp ở vùng nƣớc lợ miền
Nam. Trang phân bố từ Bắc vào Nam chịu đƣợc biên độ nhiệt khá khắc
nghiệt, hiện đƣợc trồng nhiều ở miền Bắc. [27]
Nguyễn Hoàng Trí và cộng sự (2002), đã tiến hành xây dựng khung phân
tích để lƣợng giá tổng hợp giá trị kinh tế của HST rừng ngập mặn Cần Giờ
Thành phố Hồ Chí Minh nhằm làm rõ giá trị của khu dự trữ sinh quyển đối
với lợi ích của cộng đồng địa phƣơng.
Qua quá trình nghiên cứu đánh giá kinh tế một số vùng ĐNN điển hình
ven biển Việt Nam kết quả cho thấy vùng bãi triều Tây Nam Cà Mau đạt giá
trị cao nhất với tổng giá trị kinh tế là 4.593,91 thì tổng giá trị khai thác loài
ngao năm 2004 ƣớc tính đạt từ USD/ha. Theo số liệu của khu Ramsar- VQG
Xuân Thủy thì tổng giá trị khai thác loài ngao năm 2004 ƣớc tính đạt từ 7- 10
triệu USD, điều đó đã góp phần rất quan trọng vào sự phát triển của đời sống
ngƣời dân vùng ven biển. [26]

Số hóa bởi trung tâm học liệu

13
Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phƣơng
(2005) nghiên cứu tổng quan RNM Việt Nam đã xây dựng lên bản đồ phân bố

RNM Việt Nam.
1.1.3.2. Tổng quan về ĐDSH trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.3.2.1. Tổng quan về ĐDSH trên thế giới
ĐDSH là sự phong phú và đa dạng của sự sống, có vai trò sống còn đối
với Trái đất. ĐDSH có nhiều giá trị to lớn, tập trung vào 3 nhóm: giá trị kinh
tế, giá trị nhân văn và giá trị sinh thái. Giá trị kinh tế là cung cấp nguồn lƣơng
thực, thực phẩm duy nhất cho con ngƣời. Theo tính toán của các nhà khoa học
trên thế giới, hàng năm ĐDSH cung cấp cho con ngƣời một lƣợng sản phẩm
trị giá khoảng 33.000 tỷ USD. Giá trị nhân văn của ĐDSH là tính phong phú,
vẻ đẹp muôn màu của thiên nhiên, cung cấp giá trị thẩm mỹ. Giá trị sinh thái
là vai trò duy trì cân bằng sinh học, bảo vệ các nguồn tài nguyên, điều hoà khí
hậu và phát triển bền vững. [13]
Khí hậu thay đổi dẫn tới môi trƣờng sống thay đổi và các loài động thực
vật cũng phải thay đổi chu kì sinh trƣởng và các đặc điểm cơ thể hoặc thay
đổi đƣờng di cƣ để thích nghi với môi trƣờng mới, làm mất ĐDSH. Theo một
nghiên cứu mới đây về ĐDSH quốc tế, các nhà khoa học cảnh báo, hơn một
phần ba loài động vật trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng. Thế giới đang phải
đối mặt với một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của tình trạng tuyệt chủng và
suy giảm về loài. Theo số liệu thống kê mới nhất của IUCN, có 17.291 trong
tổng số 47.677 loài trên thế giới đang bị đe dọa tuyệt chủng. Trong đó gồm
21% động vật có vú, 30% động vật lƣỡng cƣ, 35% động vật không xƣơng
sống và 70% loài thực vật. Các nhà khoa học cảnh báo, thế giới không những
lo ngại số loài vật có nguy cơ tuyệt chủng cao mà còn bị đe dọa phá vỡ hoàn
toàn HST. [42]
Hiện trạng các loài chim nước trên toàn cầu
Một cuộc khảo sát toàn cầu đƣợc thực hiện ở 100 quốc gia, công bố ngày
23/1/2007 đã phát hiện 44% trong tổng số 900 loài chim nƣớc trên toàn cầu
đã suy giảm số lƣợng trong 5 năm qua, chỉ có 34% loài vẫn ổn định và 17%
có tăng số. Trong số các loài chim bị suy giảm, có chim choi choi, cò, cò mỏ


Số hóa bởi trung tâm học liệu

14
cày… Tình trạng suy giảm này diễn ra tồi tệ nhất ở châu Á với 62% số chim
nƣớc suy giảm hoặc tuyệt chủng, kế đến là châu Phi 48%, châu Đại Dƣơng
45%, Nam Mỹ 42%, châu Âu 41% và Bắc Mỹ 37%.[36]
Theo Simon Delany, một quan chức bảo tồn chim nƣớc quốc tế của tổ
chức Wetlands International có trụ sở tại Hà Lan, nguyên nhân của tình trạng
suy giảm này là do sự biến mất của những đầm lầy, sự phát triển nông nghiệp,
kinh tế tàn phá môi trƣờng và nhiệt độ tăng.
Bảo tồn ĐDSH không chỉ là nhiệm vụ của riêng quốc gia nào mà hiện
nay nó đã trở thành một vấn đề chiến lƣợc của tất cả các quốc gia trên toàn
thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời liên quan đến các vấn đề sinh thái
môi trƣờng, bảo tồn ĐDSH nhƣ: Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN),
UNEP, Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (World Wide Fund For Nature -
WWF), v.v.… Ngoài ra, còn có các công ƣớc quốc tế về bảo tồn ĐDSH: công
ƣớc CITES, công ƣớc BĐKH, công ƣớc ĐDSH, tất cả các công ƣớc đƣa ra 3
mục tiêu chính: Bảo vệ ĐDSH, sử dụng bền vững ĐDSH, phân phối lợi
nhuận của các sản phẩm mới lấy từ các loài hoang dại và các loài thuần
dƣỡng, trong đó đã đề cập tới các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. [30]
1.1.3.2.2. Tổng quan về ĐDSH ở Việt Nam
a. ĐDSH ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có diện tích phần lục địa rộng hơn 33 triệu ha,
một phần gắn liền với lục địa và một phần thông với đại dƣơng, kéo dài từ
Bắc xuống Nam hơn 1.650km. Phân bố từ vĩ độ 8
o
30‟ đến 23
o
2‟ Bắc và từ
kinh độ 102

o
10‟ đến 109
o
24‟ Đông. Hơn nữa, lãnh thổ Việt Nam còn chịu sự
chi phối về hoạt động địa chất của hai địa khối Indonesia (từ Mƣờng Tè -
Điện Biên Phủ ở cực Tây Bắc đến Trung Bộ và Nam Bộ) và Hoa Nam (Vùng
Bắc Bộ) và là quốc gia nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với tổng
bức xạ đạt 110-120 calo.cm
2
/ năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm khác nhau
giữa miền Bắc và miền Nam, nhiệt độ trung bình ở miền Nam là 27
0
C trong
khi đó ở miền Bắc chỉ có 21
0
C. Lƣợng mƣa trung bình năm vào hơn
1500mm.… Với các yếu tố nhƣ vậy đã tạo nên tính ĐDSH cao ở Việt Nam,
đƣợc xếp thứ 16 trên thế giới với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san
Formatted: Font color: Black, Vietnamese
Formatted: Font color: Black, Vietnamese

Số hóa bởi trung tâm học liệu

15
hô, v.v… tạo nên môi trƣờng sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú
hoang dã trên thế giới. [16]
* Hệ thực vật:
Hệ thực vật của Việt Nam gồm khoảng 15.988 loài, trong đó có 11.458
loài thực vật bậc cao và 4.528 loài thực vật bậc thấp. Các nhà thực vật học dự
báo, số loài thực vật bậc cao có mạch ít nhất sẽ tăng lên đến 15.000 loài, trong

đó có khoảng 5.000 loài đã đƣợc nhân dân sử dụng làm lƣơng thực và thực
phẩm, dƣợc phẩm, làm thức ăn gia súc, lấy gỗ, tinh dầu, các nguyên vật liệu
khác hay làm củi đun.[5]
Chắc rằng trong hệ thực vật Việt Nam còn nhiều loài mà chúng ta chƣa
biết công dụng của chúng. Cũng có thể có rất nhiều loài có tiềm năng là một
nguồn cung cấp sản vật quan trọng.
Tuy hệ thực vật Việt Nam không có các họ đặc hữu và chỉ có khoảng 3%
số chi là đặc hữu (nhƣ các chi Ducampopinus, Colobogyne) nhƣng số loài đặc
hữu chiếm khoảng 33% số loài thực vật ở miền Bắc Việt Nam và hơn 40%
tổng số loài thực vật toàn quốc (Thái Văn Trừng, 1970). Phần lớn số loài đặc
hữu này tập trung ở bốn khu vực chính: khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn ở
phía Bắc, khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung, cao nguyên Lâm Viên ở
phía Nam và khu vực rừng mƣa ở phần Bắc Trung Bộ. Nhiều loài là đặc hữu
địa phƣơng chỉ gặp trong một vùng rất hẹp với số cá thể rất thấp. Các loài này
thƣờng rất hiếm vì các khu rừng ở đây thƣờng bị chia cắt thành những mảnh
nhỏ hay bị khai thác một cách mạnh mẽ.
Do đặc điểm cấu trúc, các kiểu rừng nhiệt đới ẩm thƣờng không có loài
chiếm ƣu thế rõ rệt nên số lƣợng cá thể của từng loài thƣờng hạn chế và một
khi đã bị khai thác, nhất là khai thác không hợp lý thì chúng chóng bị kiệt
quệ. Đó là tình trạng hiện nay của một số loài cây gỗ quý nhƣ Gõ đỏ (Afzelia
xylocarpa) Gụ mật (Sindora siamensis) nhiều loài cây làm thuốc nhƣ Hoàng
liên chân gà (Coptis chinensis), Ba kích (Morinda officinalis) thậm chí có
nhiều loài đã trở nên hiếm hay có nguy cơ bị tiêu diệt nhƣ Thông nƣớc
(Glyptostrobus pensilis), Hoàng đàn (Cupressus torulosa), Bách xanh
Formatted: Font color: Black, Vietnamese

Số hóa bởi trung tâm học liệu

16
(Calocedrus macrolepis), Cẩm lai Bà Rịa (Dalbergia bariaensis), Pơmu

(Fokiena hodginsii).
* Hệ động vật:
Hệ động vật của Việt Nam vô cùng phong phú. Hiện đã thống kê đƣợc
310 loài và phân loài thú, 840 loài chim, 286 loài bò sát, 162 loài ếch nhái,
khoảng 700 loài cá nƣớc ngọt, 2.458 loài cá biển và hàng vạn loài động vật
không xƣơng sống ở cạn, ở biển và nƣớc ngọt. Hệ động vật Việt Nam không
những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo, đại diện cho
vùng Đông Nam Á. [36]
Hệ động vật của Việt Nam có giá trị thực tiễn cao và nhiều loài có ý nghĩa
lớn về bảo vệ nhƣ: Voi, Tê giác, Bò rừng, Hổ, Báo, Voọc vá, Voọc xám, Trĩ,
Sếu, Cò quắm. Trong vùng phụ Đông Dƣơng có 25 loài thú linh trƣởng thì ở
Việt Nam có 16 loài, trong đó có 4 loài đặc hữu của Việt Nam. Có 49 loài chim
đặc hữu cho vùng phụ thì ở Việt Nam có 33 loài, trong đó có 11 loài là đặc hữu
của Việt Nam; trong khi Miến Điện, Thái Lan, Mã Lai, Hải Nam mỗi nơi chỉ có
2 loài, Lào 1 loài và Campuchia không có loài đặc hữu nào.[16]
* Các HST: Các HST Việt Nam có thể phân thành 3 dạng chính: HST
trên cạn, HST đất ngập nƣớc và HST biển.
Rừng chiếm hơn 36% diện tích, đặc trƣng cho nhiều HST trên cạn ở Việt
Nam, với nhiều kiểu rừng phong phú rừng trên núi đá vôi, rừng rụng lá và nửa
rụng lá, rừng thƣờng xanh núi thấp, núi trung bình, núi cao, v.v. … Có giá trị
ĐDSH cao và có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo tồn ĐDSH của Việt
Nam.
HST biển: Việt Nam có vùng lãnh hải gắn với bờ biển rộng khoảng
226.000 km
2
. Do vậy HST biển cũng rất phong phú, có 20 kiểu HST điển
hình, có tính ĐDSH và năng suất sinh học cao. Trong vùng biển nƣớc ta đã
phát hiện đƣợc khoảng 11.000 loài sinh vật cƣ trú trong các vùng ĐDSH biển
khác nhau. Thành phần quần xã trong HST giàu, cấu trúc phức tạp, thành
Formatted: Font color: Black, Vietnamese


Số hóa bởi trung tâm học liệu

17
phần loài phong phú. Đây là môi trƣờng sản xuất thuận lợi và rộng lớn gắn
chặt với đời sống của hàng triệu cƣ dân sống ven biển của Việt Nam.
HST đất ngập nƣớc đa dạng và phong phú theo đánh giá của Viện Điều
tra quy hoạch rừng (1999) có 39 kiểu ĐNN, bao gồm: ĐNN tự nhiên 30 kiểu,
ĐNN ven biển 11 kiểu, ĐNN nội địa 19 kiểu, ĐNN nhân tạo 9 kiểu.
Một số kiểu ĐNN có nguồn tài nguyên ĐDSH phong phú nhƣ đầm lầy
than bùn, RNM, rạn san hô, đầm phá, vụng biển, vũng biển, các vùng ĐNN
cửa sông Hồng, ĐNN đồng bằng sông Cửu Long.[5]
b. Các loài bị đe dọa ở Việt Nam
Các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm cần đƣợc ƣu tiên bảo vệ
đã ghi nhận đƣợc 418 loài trong Sách Đỏ đỏ Việt Nam năm 2007 bao gồm:
Thú thú (94 loài); Chim chim (76 loài); Bò bò sát (40 loài); Lƣỡng lƣỡng cƣ
(14 loài); Cá cá (89 loài: Cá cá nƣớc ngọt 36 loài; Cá cá biển 53 loài); Động
động vật không xƣơng sống nƣớc ngọt (19 loài); Động động vật không xƣơng
sống biển (61 loài); Côn côn trùng (25 loài).[7]
Bảng 1.1. Nhóm loài động vật và phân hạng nguy cơ tuyệt chủng ở Việt
Nam
TT
Nhóm động vật
Sách Đỏ đỏ Việt Nam 2007
CR
EX
EW
EN
VU
LRnt

DD
1
Thú
12
3
1
30
32
7
9
2
Chim
11


17
26
12
10
3
Bò sát
9

1
14
16


4
Lƣỡng cƣ

2


8
9


5

4

3
29
50

3
6
Động vật không xƣơng sống nƣớc ngọt
1


1
11
1
5
7
Động vật không xƣơng sống biển
6



9
44

2
8
Côn trùng
4


7
9

5
(Nguồn: Hội nghị khoa học về ĐDSH, 2010)[7]
Formatted: Font color: Black, Vietnamese
Formatted: Font color: Black, Vietnamese
Formatted: Font color: Black, Vietnamese
Formatted: Font color: Black, Vietnamese
Formatted: Font color: Black, Vietnamese
Formatted: Font color: Black, Vietnamese
Formatted: Font color: Black, Vietnamese
Formatted: Font color: Black, Vietnamese
Formatted: Font color: Black, Vietnamese
Formatted: Font color: Black, Vietnamese
Formatted: Font color: Black, Vietnamese

×