Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

nghiên cứu nhân giống invitro dòng chuối nl1 tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 81 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




TỐNG HOÀNG HUYÊN




NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG INVITRO DÒNG CHUỐI NL1
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN










LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP















THÁI NGUYÊN - 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




TỐNG HOÀNG HUYÊN





NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG INVITRO DÒNG CHUỐI NL1
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN


Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 01 10




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS. TS Ngô Xuân Bình






THÁI NGUYÊN - 2013


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ bất cứ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Học viên


Tống Hoàng Huyên


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình học tập và nghiên cứu đề tài, tôi đã hoàn thành bản luận
văn nghiên cứu khoa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới các
thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sau Đại học; Khoa Nông Học, Trường Đại học
Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi tiến hành nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS. TS. Ngô Xuân Bình
đã luôn quan tâm giúp đỡ nhiệt tình, trách nhiệm và công tâm trong suốt quá
trình tôi tiến hành nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng gửi tới các thầy giáo, cô giáo, bạn bè,
đồng nghiệp, gia đình sự biết ơn sâu sắc và xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013

Học viên


Tống Hoàng Huyên


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu - ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 3
2.1. Mục tiêu 3
3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Tổng quan về cây chuối 4
1.2. Tình hình sản xuất v rên thế giới và Việt Nam 7
1.3 chuối trên thế giới 7
1.3.2. Tình hình s 9
12
1.3.1. Tình hình n ề chuối trên thế giới 12
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 20
CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 23
2.1. Vật liệu nghiên cứu 23
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23
2.2.1. Địa điểm tiến hành đề tài 23
2.2.2. Thời gian tiến hành đề tài 23

2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 23
2.3.1. Nội dung nghiên cứu 23
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu 24
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng một số hóa chất khử trùng tới tỉ lệ sống của
mẫu chuối 30


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng một số chất kích thích sinh trưởng tới khả
năng nhân chồi chuối, nhân nhanh chuối và sự ra rễ chuối 37
3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể và điều kiện phân bón lá đến sinh
trưởng của chuối nuôi cấy mô giai đoạn vườn ươm 43
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48
1. Kết luận 48
2. Đề nghị 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

v
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

α-NAA α-Naphthalene Acetic Acid
BAP 6-benzylaminopurine
CT Công thức
ĐTST Điều tiết sinh trưởng

FAO Tổ chức nông-lương thế giới
IAA Idol acetic acid
INIBAP Mạng lưới quốc tế cải thiện nguồn gen cây chuối
ITMP Chương trình khảo nghiệm giống chuối quốc tế
NL1 Nông Lâm 1
MS Murashige & Skoog, 1962
TN Thí nghiệm


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng trong quả chuối ăn tươi và chuối nấu 5
Bảng 1.2. Hàm lượng vitamin trong một số loại quả 6
Bảng 1.3: Diện tích, năng suất, sản lượng chuối thế giới giai đoạn 7
2006 - 2011 7
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất, sản lượng chuối Việt Nam 9
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của nồng độ H2O2 và thời gian khử trùng tới tỉ lệ sống của
mẫu chuối NL1 (sau 20 ngày nuôi cấy) 30
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của nồng độ nước khử trùng y tế Johnson và thời gian xử lý
tới tỉ lệ sống của mẫu chuối (sau 20 ngày nuôi cấy) 34
Bảng 3.4. So sánh kết quả nghiên cứu khử trùng 3 loại hoá chất oxy già, cồn và
nước khử trùng y tế Johnson (sau 20 ngày nuôi cấy) 36
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của nồng độ BAP tới khả năng nhân chồi chuối mẫu chuối
NL1 (sau 20 ngày nuôi cấy) 37
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của tổ hợp BAP phối hợp với α NAA tới khả năng nhân
nhanh mẫu chuối NL1 (sau 20 ngày nuôi cấy) 39
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của

tăng trưởng chiều cao chồi chuối NL1 (sau 25 ngày nuôi cấy) 40
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của tổ hợp BAP phối hợp với IAA tới khả năng ra rễ chuối
(sau 30 ngày nuôi cấy) 42
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của giá thể phù hợp đến sinh trưởng của chuối nuôi cấy mô
giai đoạn vườn ươm (sau 45 ngày) 43
(sau 45 ngày) 45


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vii
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ


Đồ thị 3.1: Ảnh hưởng của nồng độ H
2
O
2
và thời gian khử trùng tới tỉ lệ sống của
mẫu chuối NL1 (sau 20 ngày nuôi cấy) 31
Đồ thị 3.2: Ảnh hưởng của nồng độ cồn và thời gian khử trùng tới tỉ lệ sống của
mẫu chuối NL1 (sau 20 ngày nuôi cấy) 42
Đồ thị 3.3: Ảnh hưởng của nồng độ nước khử trùng y tế Johnson và thời gian khử
trùng tới tỉ lệ sống của mẫu chuối NL1 (sau 20 ngày nuôi cấy) 44
Đồ thị 3.4: So sánh kết quả nghiên cứu khử trùng 3 loại hoá chất oxy già, cồn và
nước khử trùng y tế Johnson tới tỉ lệ sống của mẫu chuối NL1 (sau 20
ngày nuôi cấy) 46
Đồ thị 3.5: Ảnh hưởng của nồng độ BAP tới khả năng nhân chồi mẫu chuối NL1
(sau 20 ngày nuôi cấy) 47
Đồ thị 3.6: Ảnh hưởng của tổ hợp BAP phối hợp với α NAA tới khả năng nhân

nhanh mẫu chuối NL1 (sau 20 ngày nuôi cấy) 49
Đồ thị 3.7: Ảnh hưởng α NAA
tăng trưởng chiều cao chồi chuối NL1 (sau 25 ngày nuôi cấy) 51
Đồ thị 3.8: Ảnh hưởng của tổ hợp BAP phối hợp với IAA tới khả năng ra rễ chuối
(sau 30 ngày nuôi cấy) 53
Đồ thị 3.9: Ảnh hưởng của giá thể phù hợp đến sinh trưởng của chuối nuôi cấy mô
giai đoạn vườn ươm (sau 45 ngày) 54
(sau 45 ngày) 56



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Chuối là loại trái cây nhiệt đới được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia và
vùng miền trên thế giới, đồng thời cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong
thương mại rau quả của toàn cầu, là cây có ưu thế xuất khẩu đứng đầu về khối
lượng và đứng thứ hai về kim ngạch trong cơ cấu xuất khẩu trái cây của thế
giới. Đây cũng là loại hàng hóa nhạy cảm về kinh tế, chính trị, xã hội. Cùng
với gạo, lúa mì, ngũ cốc, chuối cũng là một trong số những mặt hàng chủ lực
của nhiều nước đang phát triển.
Chuối là loại cây cây ăn quả dễ trồng, yêu cầu đầu tư thấp, quả ít bị ảnh
hưởng độc hại do có vỏ dày, hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là
hàm lượng đường. Trong 100gr thịt quả chuối tươi tỷ lệ đường chiếm 27%,
prôtêin 1,8%,, lipit 0,3%, chuối cung cấp một lượng calo đáng kể 173
Kcal/100gr thịt quả, trong khi đó cam chỉ có cho 53 Kcal/100gr [7] . Đối với
chuối luộc (Cooking Banana) thì tỷ lệ Gluxit 31%, lipit 0,2%, prôtêin 1% và

cho 128 Kcal/100gr thịt quả [23]. Ngoài ra, trong quả chuối còn có nhiều loại
vitamin khác nhau, đặc biệt là Vitamin A, B1, B12,… [7] [23]. Chính vì vậy
chuối trở thành thức ăn cho mọi tầng lớp nhân dân chẳng những ở các quốc
gia nhiệt đới mà khắp mọi nơi trên thế giới.
Ở Việt Nam cây chuối đã đuợc trồng phổ biến từ lâu đời rải rác trong các
vườn gia đình khắp cả nước từ đồng bằng, trung du, đến miền núi và có vai
trò quan trọng trong đời sống nhân dân. Quả chuối được sử dụng làm
lương thực, ăn tươi, làm bánh, kẹo, nước giải khát, bột dinh dưỡng cho trẻ
em… Ngoài sản phẩm quả các bộ phận khác của cây chuối đều có thể sử dụng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
vào các mục đích khác nhau như thân giả dùng để chăn nuôi, lá dùng làm để
gói, cây non và hoa dùng để làm rau, các phần khác có thể làm phân bón…
hoặc phơi khô làm chất đốt. Chuối là cây xuất khẩu có giá trị với nhiều loại
mặt hàng như quả tươi, chuối sấy khô…
Chính vì vậy chuối được đánh giá là một trong ba cây ăn quả
chính cam, chuối, dứa và diện tích trồng không ngừng tăng lên. Năm 2002
diện tích chuối trong cả nước là 96.000 ha, năm 2004 là 102.091 ha và đến
năm 2005 tăng lên là 103.400 ha chiếm 13,4,% cây ăn quả trong cả nước. Cho
đến năm 2005 sản lượng chuối 1.354,300 tấn. [2] Tuy có vai trò chiến lược
như vậy, song cho đến nay công tác nghiên cứu về cây chuối ở nước ta còn
chưa đầy đủ và hệ thống, có thể nói chưa xứng với vai trò kinh tế của nó
trong sản xuất và xuất khẩu. Việc sản xuất ở nước ta còn gặp một số khó khăn
do chuối trồng phân tán, thu hoạch không đồng đều, giống chuối quá đa dạng,
năng suất, phẩm chất không ổn định.
Khoa học công nghệ phát triển hiện đại đã dần hoàn chỉnh kỹ thuật thâm
canh cây chuối. Đặc biệt trong công tác nhân giống cây chuối bằng nuôi cấy

mô tế bào. Cây chuối nuôi cấy mô có những ưu điểm: cây giống đồng đều,
sạch bệnh, đặc biệt là sạch các bệnh về virus dẫn đến tăng năng suất, chuối trỗ
buồng và chín tập trung, rất thuận lợi cho thu hoạch và vận chuyển, đồng thời
có thể sản xuất một lượng lớn cây giống trong một khoảng thời gian ngắn.
Dòng chuối NL1 là dòng chuối của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Việc nghiên cứu trên dòng chuối NL1 (Nông lâm 1) vẫn còn nhiều hạn chế.
Từ tình hình thực tiễn nêu trên, nhằm đáp ứng nhu cầu về cây giống phục vụ
cho việc tiêu thụ và cung cấp giống chuối ra sản xuất một cách nhanh chóng,
cũng như góp phần vào việc tăng cường nghiên cứu về dòng chuối NL1


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu nhân giống invitro dòng chuối NL1
tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
một số yếu tố kỹ thuật (chất khử trùng,
chất kích thích sinh trưởng, giá thể, điều kiện dinh dưỡng) đến khả năng nhân
nhanh invitro dòng chuối NL1.

-
1.
-
cung cấp giống chuối NL1 ra thị trường.
3. Yêu cầu của đề tài
Nghiên cứu ảnh hưởng một số hóa chất khử trùng tới tỉ lệ sống của mẫu
chuối.
Nghiên cứu ảnh hưởng một số chất kích thích sinh trưởng tới khả năng

nhân chồi chuối, khả năng nhân nhanh chồi chuối và sự ra rễ chuối.
Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể và điều kiện phân bón lá đến sinh trưởng
của chuối nuôi cấy mô giai đoạn vườn ươm.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về cây chuối
Từ xa xưa việc trồng và nhân giống chuối đã tồn tại. Ở châu Đại Dương
nghề nông đã có sớm nhất khoảng 8.000 năm trước Công nguyên vùng này
đầu tiên đã thấy xuất hiện chuối Austramusa, loài này đã được coi là
một trong những cây nông nghiệp đầu tiên. Ở châu Á chuối đã được xuất
hiện từ 4000 năm trước Công Nguyên [4], vì vậy có thể nói chuối có nguồn
gốc từ Châu Á. Điều này không những thể hiện ở sự phát triển mạnh của
chuối ăn quả tươi và chuối ăn luộc do thích hợp khí hậu mà còn ở sự đa dạng
các chủng loại chuối.
Theo Nguyễn Đăng Khôi và cs (1997) [8] các loài chuối thuộc ngành
Ngọc Lan (Mangolophya), lớp Hành (Liliopsida), phân lớp Hành (Lilidae), bộ
Gừng (Zingibereles), họ Chuối (Musacea). Họ chuối gồm 2 chi với 70 loài,
trong đó: chi Ensete gồm 10 loài, phân bố chủ yếu vùng Châu Phi; chi Musa
gồm 60 loài phân bố ở các vùng nhiệt đới [8, 14].
Trong Bộ gừng, Musaceae là họ nguyên thủy nhất, chúng gồm những
cây thân thảo lớn có rễ, sống lâu năm, lá mọc xoắn ốc có bẹ lá ôm lấy nhau
tạo thành thân giả, phiến lá rất lớn. Cụm hoa mọc theo kiểu hoa tự bông vô
hạn được hình thành ở ngọn từ thân khí sinh. Trục mang hoa và thân
thật được mọc lên từ củ dưới lòng đất. Lá bắc lớn trong chứa từ 1 - 3 hàng

hoa. Những hoa ở gốc của cụm hoa là hoa cái, hoa ở giữa là hoa lưỡng tính,
hoa trên cùng là hoa đực. Bao hoa gồm 2 hoặc 3 vòng nhưng tạo thành 2
cánh, cánh ngoài cùng được tạo bởi 3 đài đính liền với 2 cánh hoa và thường
có mầu vàng ươm hay mầu vàng nhạt, cánh hoa trong nằm đối diện với mảnh
ngoài thường ngắn, màu trong suốt và được hai mép của cánh ngoài bao phủ.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
Có 5 nhị, bộ nhụy, lá noãn hợp bầu dưới, quả mọng, chứa nhiều hạt tuy nhiên
ở loài chuối trồng hạt thui đi rất sớm. [8, 14]
Chuối là một trong 5 loại quả trao đổi chủ yếu trên thị trường thế giới,
bên cạnh giá trị là loại quả cho khối lượng sản phẩm lớn, chuối còn có hàm
lượng dinh dưỡng khá cao, tại một số nước Châu Á, Châu Phi, chuối là lương
thực, thực phẩm chủ yếu, được sử dụng như khoai tây ở các nước có khí hậu
ôn đới [14].
Thành phần dinh dưỡng trong quả tính theo khối lượng tươi và khô đối
với chuối ăn và chuối nấu như sau:
Bảng 1.1. Thành phần dinh dƣỡng trong quả chuối ăn tƣơi và chuối nấu
Thành phần
Chuối ăn tƣơi (%)
Chuối nấu (%)
Theo khối
lƣợng tƣơi
Theo khối
lƣợng khô
Theo khối
lƣợng tƣơi
Theo khối

lƣợng khô
Nước
75,7
-
66,4
-
Gluxit
22,2
91,4
31,2
92,8
Protein
1,1
4,5
1,1
3,3
Lipit
0,2
0,8
0,4
1,2
Tro
0,8
3,3
0,9
2,7
Trong quả chuối có một lượng vitamin khá lớn, đặc biệt là các Vitamin
nhóm A và C. Tuỳ thuộc vào giống, hàm lượng vitamin có thể thay đổi, các
giống chuối ăn được thường giàu vitamin C và B6, còn các giống chuối trong
nhóm chuối nấu lại giàu vitamin A. Nói chung, hàm lượng vitamin trong

chuối phong phú và cao hơn một số loại quả khác như cam, táo…Tác giả
Champion J. cho rằng quả chuối có giá trị dinh dưỡng cao, thể hiện khi ăn
100 g thịt quả cho mức năng lượng 110 - 120 calo. Trong khi đó, 100g táo


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
cho mức năng lượng 64 calo, 100 g cam cho 52 calo, 100g đào cho 45 calo…
Măt khác, các thành phần dinh dưỡng trong quả chuối được cơ thể hấp thụ
nhanh. Vì vậy, chuối được coi là loại quả lý tưởng cho người già, sức khỏe
yếu, suy dinh dưỡng, mệt mỏi… Ngoài ra, quả chuối cũng có vị trí đặc biệt
trong khẩu phần ăn giảm mỡ, Cholesteron và muối Natri…[24].
Bảng 1.2. Hàm lƣợng vitamin trong một số loại quả
Loại
quả
Caroten
(Tiền vitamin A)
Thiamin
(Vitamin B
1
)
Riboflavin
(Vitamin B
2
)
Axit ascobic
(Vitamin C)
Chuối
0,24

0,05
0,06
10,00
Táo
0,05
0,03
0,07
5,00 - 8,00
Cam
0,04 - 0,17
0,08
0,03 - 0,05
52,00 - 53,00
Một số phát hiện gần đây cho biết, chuối là sản phẩm có hiệu quả trong
việc chữa các bệnh về phủ tạng như đường ruột… Ngoài ra, quả chuối rất có
lợi cho những người nhiễm độc than trì, có tác dụng chống các vết loét gây ra
bởi những người bệnh dùng thuốc aspirin và có tác dụng làm lành các vết loét
này, đồng thời, trong thành phần chuối còn có đầy đủ các axit amin [24]
Chuối là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao và giá thành rẻ nên chuối
được tiêu thụ với số lượng lớn trên thế giới. Bên cạnh tiêu thụ quả tươi, sản
phẩm chuối có thể là nguyên liệu sản xuất ra bột chuối và chuối sấy khô. Bột
chuối là loại dinh dưỡng quý cho trẻ em và người già yếu, người có bệnh tiêu
hóa và đây là sản phẩm có giá trị kinh tế rất cao [2], cụ thể như sau
Khô đậu tương (45% protêin) : 300 USD/tấn
Bột sắn khô : 100 USD/tấn
Bột chuối (cho người ) : 1000 USD/tấn
Bột chuối (cho gia súc) : 110 USD/tấn
Protein đậu tương : 664 USD/tấn
Chuối sấy là một sản phẩm cho năng lượng cao, khối lượng nhẹ, dễ
dàng vận chuyển và bảo quản. Ngoài ra, chuối sấy còn được sử dụng làm



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
nguyên liệu cho sản xuất bánh kẹo, tinh dầu. Một số sản phẩm phụ của chuối
như nhựa mủ… có tầm quan trọng trong sản xuất Tanin, bẹ chuối là nguyên
liệu để sản xuất dây chão, lá chuối được sử dụng làm gói bọc… Ngoài ra,
chuối còn làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất cồn, bia, rượu… Thời
gian trước, vỏ chuối trong ngành chế biến thực phẩm thường bị loại bỏ dưới
dạng phế thải, điều này gây tác hại lớn đến môi trường xung quanh, không
đem lại hiệu quả kinh tế, nhưng gần đây, người ta đã tạo ra được Ethanol từ
vỏ chuối [2].
So với nhiều loại cây trồng khác, toàn bộ sản phẩm của cây chuối có
thể làm lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, thuốc nhuộm, công nghiệp
chế biến thực phẩm, làm rượu, mứt và vì một lý do nào đó trong sản xuất kinh
doanh, việc xuất quả tươi gặp trở ngại thì cũng dễ dàng sử dụng sản phẩm
chuối vào những mục đích khác với trang thiết bị yêu cầu không cao như
chuối sấy khô, làm bột, ủ chua… [16].
1.2. Tình hình trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuấ chuối trên thế giới
Bảng 1.3: Diện tích, năng suất, sản lượng chuối thế giới giai đoạn 2006 - 2011
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Diện tích

(nghìn ha)
4.883,992
4.905,094
4.778,464
4.843,110
4.771,944
5.279,638
Năng suất
(tấn/ha)
17,26
18,18
19,61
19,78
21,39
20,29
Sản lượng
(nghìn tấn)
84.327,409
89.191,385
93.745,445
95.816,627
102.114,818
107.142,187
(Nguồn: FAO Statistical Database, 2013 [38])
Chuối là loại quả nhiệt đới được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên
thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong thương mại rau quả toàn cầu. Khoảng
98% sản lượng chuối của thế giới được trồng ở những nước đang phát triển


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


8
và được xuất khẩu tới các nước phát triển. Vào năm 2007, tổng cộng có 130
nước sản xuất chuối. Theo số liệu của FAO diện tích chuối trên thế giới năm
2011 là 5,2 triệu ha, năng suất trung bình đạt 20,29 tấn/ha, sản lượng chuối
trên thế giới năm 2010 là 107,1 triệu tấn, tăng 22,8 triệu tấn so với năm 2006.
Tình hình sản xuất chuối toàn thế giới giai đoạn 2006 - 2011 được đề cập ở
bảng 1.2.
Xuất khẩu chuối trên thế giới tập trung cao ở các nước đang phát triển,
chỉ riêng các nước Mỹ Latinh và vùng Caribe cung cấp khoảng 70% tổng số
chuối xuất khẩu của cả thế giới. Bốn quốc gia đứng đầu xuất khẩu chuối vào
những năm 2011 là Ecuado, Costa Rica, Philippines và Colombia chiếm
khoảng 63% lượng chuối xuất khẩu thế giới, riêng Ecuado cung cấp trên
30% lượng chuối xuất khẩu toàn cầu, tuy nhiên, lượng chuối xuất khẩu của
các nước Mỹ Latinh và vùng Caribean có xu hướng giảm từ sau những năm
90, trong khi đó lượng chuối xuất khẩu các nước Châu Á lại tăng lên [32].
Nhập khẩu chuối nhiều nhất là liên minh Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản,
chiếm khoảng 67% khối lượng chuối nhập khẩu của thế giới vào năm 2011.
Trong khoảng thời gian này có 10 nước đứng đầu chiếm 80% chuối nhập
khẩu thế giới. Một số các thị trường mới nổi lên như Nga, Trung Quốc và các
nước Đông Âu [32].
Ở Châu Á nước xuất khẩu chuối nhiều nhất là Philippines, nước nhập
khẩu nhiều nhất là Nhật Bản. Hiện nay, thị trường tiêu thụ chuối ăn vẫn đang
được mở rộng như khu vực Bắc Đông Á, Trung Cận Đông và một số nước
Tây Âu. Một số nước trước đây nhập khẩu chuối từ Châu Mỹ nay có xu
hướng bắt đầu chuyển sang nhập khẩu chuối của Châu Á. Trong đó, có
những khách hàng rất quan tâm đến chuối của Việt Nam và có thể mua với
số lượng lớn [32].



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
1.3.2.
Chuối là mặt hàng có triển vọng xuất khẩu của Việt Nam, nhất là đối với
giống chuối già và chuối cau. Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam đã
có những công nghệ mới để hỗ trợ các tỉnh cây giống chuối nuôi cấy
mô sạch bệnh và công nghệ chuyển màu chuối già sang màu vàng rất đẹp, có
thể cạnh tranh xuất khẩu chuối với Philipin, Đài Loan vào thị trường châu Âu,
Nhật Bản. Thời gian gần đây các tỉnh Cà Mau, Đồng Nai, Quảng Ngãi… đã
có những bước cải thiện trong việc trồng và phát triển cây chuối tiến tới xuất
khẩu sản phẩm chuối.
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất, sản lƣợng chuối Việt Nam
giai đoạn 2005 - 2010

2005
2006
2007
2008
2009
2010
Diện tích
(Nghìn ha)
104,7
108,1
109,7
111,7
116,2
119,5
Năng suất

(tấn/ha)
14,32
14,23
15,10
16,46
15,96
15,74
Sản lượng
(Nghìn tấn)
1344,2
1368,6
1485,8
1602,5
1611,8
1660,8
(Nguồn: Cục trồng trọt , 2012)[26]
Theo số liệu thống kê năm 2010, diện tích chuối của cả nước là 119,5
nghìn ha, sản lượng xấp xỉ 1,66 triệu tấn, vùng trồng chuối lớn nhất là Đồng
bằng Sông Cửu Long chiếm 30% diện tích, Đồng bằng Sông Hồng 16%, Bắc
Trung Bộ 16% [26]. Tuy nhiên, diện tích trồng chuối không tập trung, với đặc
điểm là cây ăn quả ngắn ngày, nhiều công dụng và ít tốn diện tích, nên chuối
được trồng như một cây tận dụng đất trong các vườn cây ăn quả của các hộ
gia đình. Hiện tại, một số tỉnh miền Trung và miền Nam như: Thanh Hoá,
Nghệ An, Khánh Hoà, Đồng Nai, Sóc Trăng, Cà Mau có diện tích chuối từ
3000 - 8000 ha. Trong khi, các tỉnh trồng nhiều chuối ở miền Bắc như Hải
Phòng, Nam Định, Phú Thọ có diện tích chuối chưa đạt 3000 ha [26].


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


10
Chuối của Việt Nam xuất khẩu sang một số nước như Australia, Nga,
Hà Lan, Trung Quốc, Đức, Mông Cổ, Newziland, Mỹ Trong đó, tập trung
chủ yếu vào thị trường Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, khối lượng chuối xuất
khẩu của Việt Nam rất thấp, đạt khoảng 100 nghìn tấn/năm, chưa tương xứng
với tiềm năng và tổng sản lượng chuối.
Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau quả nói chung và cây chuối nói
riêng ở Việt Nam vẫn sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, thủ công trong thu hoạch
và chế biến, xúc tiến thương mại kém, chưa khai thác được lợi thế so sánh để
chuyển sang thành lợi thế cạnh tranh của ngành chuối ở Việt Nam, nên sản
xuất không phát triển mạnh và không bền vững, thua kém nhiều nước trên thế
giới và khu vực [1].
Trước và sau Tết Canh Dần 2010, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã
xuất bán được hơn 400 tấn chuối quả, với giá bình quân 4,5 triệu đồng/tấn. Xã
Tân Long, một trong 12 xã biên giới của huyện Hướng Hoá trồng hơn 550 ha
chuối tạo ra một khối lượng lớn nông sản mang tính hàng hoá. Sản phẩm
chuối Tân Long đã xuất sang Trung Quốc. Xác định cây chuối là một trong
những cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao, cho thu nhập quanh năm, vốn
đầu tư ít nên người dân đã tập trung mở rộng diện tích trồng. Đến nay, toàn
vùng đã trồng được hơn 1.400 ha cây chuối. Bình quân mỗi ha thu từ 40-50
triệu đồng/năm. Mỗi ngày tư thương mua khoảng 50 - 60 tấn chuối quả để
xuất khẩu sang Trung Quốc và tiêu thụ nội địa. Năm 2009, nông dân Hướng
Hóa đã thu hơn 80 tỷ đồng từ bán chuối quả.
Nhiều hộ nông dân ở tỉnh Lào Cai thu tiền tỷ từ trồng cây chuối tiêu.
Xã Bản Lầu có hơn 60 hộ trồng 87 ha chuối, tổng thu nhập từ bán chuối gần
10 tỷ đồng. Gia đình chị Trần Thị Mai, thôn Na Lốc 1, trước đây nổi tiếng
trồng dưa hấu. Nay chuyển sang trồng 1,5 vạn cây chuối, vì thấy có hiệu quả
kinh tế, dễ trồng, có thị trường tiêu thụ. Sau một năm chuối đã cho thu nhập
hơn 200 triệu đồng [2].



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
Chuối còn được nông dân nhiều địa phương trồng xen canh, như xã
Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai trồng xen canh hơn 1.200
ha. Chuối được trồng khá đa dạng như chuối bom, chuối sứ, chuối ngọc nữ,
chuối chà bột và chuối cau. Nhiều hộ dân cho rằng, trồng chuối ít lo mất mùa,
gần đây các tiểu thương đến tận vườn mua [2].
Nhiều địa phương trồng chuyên canh cây chuối. Gần 600 ha chuối tiêu
hồng tập trung ở một số xã huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên đang vào mùa
thu hoạch. Chuối tiêu hồng năng suất bình quân 250 kg/sào, cao gấp đôi chuối
tiêu bình thường, bình quân thu lãi trên 100 triệu đồng/ha, gấp khoảng 4 lần
trồng lúa. Xã Tứ Dân thâm canh cây chuối tiêu hồng lớn nhất huyện Khoái
Châu, chiếm gần 1/3 diện tích chuối toàn huyện [1].
Mô hình thâm canh chuối tiêu hồng công nghệ cao tại Hưng Yên cho
lãi hơn 100 triệu đồng/ha. Diện tích trồng chuối tiêu hồng theo công nghệ
nuôi cấy mô do Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Hưng Yên triển khai đang
trong giai đoạn thu hoạch với giá trị bình quân mỗi hecta nông dân thu lãi trên
100 triệu đồng, cao gấp 4 lần so với trồng lúa. Ngoài những ưu thế về chất
lượng giống, tỷ lệ trổ bông đồng loạt đạt hơn 96% (cao hơn 2 lần so với trồng
theo phương pháp truyền thống) là lợi thế lớn để nông dân tiêu thụ sản phẩm
trọng dịp Tết với giá trị cao hơn hẳn [1, 2].
Giống chuối tiêu hồng đã được tuyển chọn, thuần hoá và nhân giống
bằng phương pháp nuôi cấy mô tại Viện Nghiên cứu Rau quả. Sau hơn 1 năm
chuyển giao kỹ thuật trồng tại Hưng Yên, hiện mỗi cây có trung bình hơn 11
nải/buồng và số nải hữu hiệu là 9 nải tương đương 80%. Khối lượng trung
bình mỗi buồng là 30 kg. Nếu so với giống chuối tiêu đang được trồng phổ
biến thì giống chuối tiêu hồng sử dụng công nghệ này đã cho năng suất cao
hơn từ 1,5 đến 1,7 lần. Đặc biệt, thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch chỉ

từ 12 đến 14 tháng, vụ thu hoạch cũng tập trung trong 3 đến 4 tuần, ngắn hơn
từ 2 đến 3 tháng so với trồng chuối theo phương pháp truyền thống [2].


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

12
Hiện nay, các xã Bình Kiều, Thành Công (huyện Khoái Châu), Minh
Tân (huyện Phù Cừ) đang đồng loạt thu hoạch 4,4 ha chuối tiêu hồng cung
cấp cho thị trường Tết Mậu tý. Năng suất bình quân mỗi ha đạt từ 2.700 đến
2.880 buồng, với giá thành từ 60 đến 65 nghìn đồng/buồng người dân thu từ
173 đến 175 triệu đồng. Trừ chi phí gần 70 triệu đồng, nông dân vẫn lãi từ
104 đến 106 triệu đồng/ha. Càng giáp Tết, giá chuối càng tăng nhanh, hiện
một số hộ dân chưa bán cả vườn cho thương lái vẫn bán được chuối với giá từ
80 đến 100.000 đồng/buồng. Ngoài ra, nhiều hộ tăng thêm thu nhập bằng bán
mầm chuối, trồng xen các cây ngắn ngày như lạc, đậu tương, tận dụng thân
chuối làm thức ăn gia súc [1]
Dự án xây dựng mô hình thâm canh chuối tiêu hồng công nghệ cao đang
được Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Hưng Yên mở rộng thêm gần 4 ha tại 4 xã
phường: Phan Sào Nam (Phù Cừ), Ngọc Thanh (Kim Động), Nghĩa Trụ (Văn
Giang), Lam Sơn (thị xã Hưng Yên). Sở đã cung cấp gần 29.000 cây giống
chuối tiêu hồng và tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho gần 200 lượt người [1].
Lá chuối ở Việt Nam đôi khi bỏ đi nhưng lại là “đặc sản” ở thị trường
Mỹ. Nhu cầu tiêu thụ lá chuối ở Mỹ rất có tiềm năng, khách hàng chủ yếu là
cư dân Mỹ gốc Việt. Doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất hiện xuất khẩu lá
chuối sang Mỹ là Công ty Thành Hải, huyện Nhà Bè, Tp.HCM đã xuất đi Mỹ
20 tấn lá chuối cho Tập đoàn A&M Seafood. Giá mỗi kg lá chuối tại Mỹ là 36
cent (6.500 đồng) [1].
1.3. Tình hình ng về chuối trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình ng ề chuối trên thế giới

Về công tác đánh giá và thu thập tập đoàn quỹ gen chuối, INIBAP -
Mạng lưới quốc tế cải thiện nguồn gen cây chuối (International Network for
the Improvement of Banana and Plantain) được thành lập năm 1984 tại
Montpellier France. INIBAP có quan hệ rộng rãi với tất cả các tổ chức
Quốc tế nghiên cứu về nông nghiệp khác và đặc biệt rất quan tâm đến các


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
chương trình Quốc gia. Mục tiêu của INIBAP là hợp tác nghiên cứu, cung cấp
thông tin và huy động tài trợ ủng hộ các hoạt động nghiên cứu và phát triển về
chuối. Nhận thức đầy đủ vai trò của Đông Nam Á trong các vấn đề cây
chuối, INIBAP đã đang và sẽ tập trung nghiên cứu, tài trợ cho các hoạt động
thu thập, đánh giá sử dụng và bảo quản nguồn gen cây chuối trong vùng.
Ngoài ra những tập đoàn có quy mô lớn của thế giới một số nước
ở châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng cũng đã quan tâm tới
việc thu thập, đánh giá sử dụng và bảo quản chuối trong tập đoàn của họ.
Theo thống kê của INIBAP (1990) tổng số các mẫu chuối trồng của
Philippines là 80 mẫu trong đó các mẫu thuộc loại M.acuminata và
M.balbisiana là 27 mẫu và chỉ duy nhất có 1 mẫu là chưa xác định được kiểu
di truyền. Ở đây còn giữ và duy trì 29 mẫu giống của Malaysia, 35 mẫu giống
của Thai lan, 16 mẫu giống của Indonesia, 148 mẫu giống của Papua
Newguinea. Ngoài ra còn có 10 mẫu giống của các loại khác trong chi Musa
và các loại họ hàng. Như vậy tính đến nay Philippines có 318 mẫu
giống, được coi là nước có tập đoàn chuối lớn nhất trên thế giới. Mặt khác
INIBAP cũng đang tiếp tục đẩy mạnh việc thu thập, nghiên cứu, đánh giá và
bảo quản tập đoàn chuối ở khu vực này [14].
Ở Thai Lan tổng số mẫu là 49 mẫu trong đó 17 mẫu giống thuộc nhóm
AA/AAA, 1 mẫu thuộc nhóm BB/BBB và 21 mẫu giống là còn lai

của M.accuminata và M. balbisiana, 10 mẫu giống là các loài hoang dại và
loài có quan hệ họ hàng gần gũi.
Ở Malaysia tổng số có 62 mẫu giống trong đó có 30 mẫu giống thuộc
nhóm AA/AAA, 4 mẫu giống thuộc nhóm BB/BBB, 20 mẫu là con lai của
M.acuminata và M.balbisiana, các loài dại và có quan hệ họ hàng gần gũi.
Tập đoàn chuối của Indonesia có 37 mẫu giống trong đó có 18
mẫu giống thuộc nhóm AA/AAA, 2 mẫu giống thuộc nhóm BB/BBB, 15 là


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

14
con lai của M.acuminata và M.balbisiana, các loài dại và có quan hệ họ hàng
gần gũi chỉ có 2 mẫu giống. Trong việc nghiên cứu thực vật nói chung và cây
chuối nói riêng thỉ công tác thu tập mặc dù là bước rất quan trọng và
không thể thiếu được nhưng nó chỉ là bước khởi đầu. Vấn đề ở chỗ phân tích,
đánh giá, mô tả sự đa dạng ấy để sử dụng chúng vào mục đích khác nhau
phục vụ cuộc sống con người. Chính vì vậy INIBAP đã đưa ra một cái mẫu
dùng để mô tả đặc điểm hình thái, đánh giá khả năng thích nghi, khả năng
kinh tế chung cho tất cả các vườn tập đoàn trên thế giới, thuận tiện cho công
tác chọn tạo giống và trao đổi hợp tác.
Về nghiên cứu về chọn tạo giống chuối, đối với mọi cây trồng nói chung
và cây chuối nói riêng giống là khâu quan trọng nhất cho hiệu quả kinh tế cao
việc tạo ra giống mới có thể bằng nhiều cách như đột biến, chọn lọc trong sản
xuất tập đoàn. Đi đầu trong vấn đề chọn giống chuối phải kể đến Viện
Nghiên cứu chuối Đài Loan. Ở đây phần lớn các giống chuối được chọn
lọc để sản xuất chuối thương mại thuộc về nhóm Cavendish.
Theo thống kê của INIBAP, ở mỗi khu vực châu Á - Thái Bình Dương,
Mỹ Latin và Caribe, châu Phi và các khu vực khác đều đã thu thập và lưu giữ
trên 2000 mẫu giống chuối. Các vườn tập đoàn giống chuối lớn nhất là Papua

New Guine gồm trên 500 mẫu giống, các vườn tập đoàn tại Honduras,
Guadeloup, Philippine và Giamaica đều lưu giữ khoảng 400 mẫu giống. Việc
sử dụng, khai thác nguồn gen phong phú này vào mục đích tuyển chọn giống tốt
là một hướng đi phổ biến và hiệu quả ở nhiều nước. Các giống chuối đạt
năng suất cao và chất lương quả tốt nổi tiếng được tuyển chọn nhờ
phương pháp này bao gồm: Dwarf Cavendish, Giant Cavendish, Pisang masak
hijau, Robusta, Valery …
Việc nhập nội và khảo nghiệm giống cũng được nhiều nước quan tâm,
đặc biệt là thông qua Chương trình khảo nghiệm giống chuối quốc tế


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

15
(ITMP) do INIBAP chủ trì. Các giống chuối thương mại đang được sản
xuất quy mô lớn tại Malaisia như Pingsan Baragan và Pingsan Mas đều có
nguồn gốc từ Indonesia.
Công tác nghiên cứu tạo giống mới đã và đang được chú trọng thực hiện
ở nhiều nước với mục tiêu tạo ra những giống chuối có thời gian sinh trưởng
ngắn, thấp cây, đạt năng suất, chất lượng cao hơn các giống thuộc nhóm
phụ Cavendish và nhất là kháng một số bệnh hại nguy hiểm như héo rũ
Fusarium, Sigatoka và tuyến trùng … Một trong những phương pháp chủ yếu
tạo giống mới là lai hữu tính. Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt giống chuối
mới đã được tạo ra như FHIA 01, FHIA 03, FHIA 21 (Philippine),
Udhayam, H1, H2, H59, H65, H1009 (Ấn Độ). Phương pháp tạo giống quan
trọng khác là nuôi cấy tế bào trần và tạo đột biến. Các giống chuối của Đài
Loan nổi tiếng về kháng bệnh Fusarium chủng 4 như Hshien Jinchao,
Tai Chiao 1 đã được tạo ra nhờ chọn lọc từ các đột biến tế bào chất xảy ra
ở vườn chuối bị bệnh.
- Giống Peichiao: Giống này cao và thích ứng rộng thời gian sinh trưởng

khoảng 11 - 12 tháng khối lượng buồng trung bình 25 kg và có thể đạt 30kg ở
điều kiện chăm sóc tốt.
- Giống Hsien Jinchiao là một đột biến của giống chống bệnh
BBTV nhưng chống bệnh không được lâu, lá của nó cao và hẹp hơn Peichiao.
Lá bắc rụng sau khi nở, giống này thích nghi tốt với vùng đất dốc.
- Giống Tai chiao No1 (GCT CV 215 - 1) là giống mới đưa ra giống
này là giống chống bệnh Fusarium chủng 4. Giống này được chọn lọc từ
những giống đột biến tế bào chất ở vườn bị bệnh.
- Giống Semi Dwarp cuptivar cavendish B.F. là giống có khả năng thay
thế các giống cao cây [14].


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

16
Trung tâm tài nguyên chuối Đông Nam Á tại Davao Philippine
đang duy trì 80 giống chuối Philipine, từ nguồn tài nguyên này đã lai tạo ra
được những con lai tứ bội cho năng suất cao và kháng được bệnh
Black Leaf Streak/black Sigatoka giống ăn tươi FHIA - 01, giống chuối là
FHIA - 21 và giống chuối FHIA - 03 [14].
Ở Nam Phi giống được chọn chủ yếu để sản xuất chuối thương mại là
Wiliams, Dwarf cavendish, Grand - nain [14].
Ở Brazin tạo được giống kháng bệnh Panama và đốm lá. Ấn Độ từ việc
sử dụng nguồn gen di truyền đã chọn được một giống chuối. Bằng kỹ thuật
cấy mô và xử lý phóng xạ ở Australia tạo ra giống Cavendish chịu lạnh giống
lai kháng bệnh Sigatoka và kháng nòi 4 của bệnh Panama.
Tóm lại: Việc chọn tạo giống từ nguồn gen sẵn có là rất phổ biến ở các
nước trồng chuối suất khẩu trên thế giới. Trong chọn giống ngoài việc chọn
giống có năng suất cao, người ta còn rất chú ý đến chọn các giống kháng bệnh
đặc biệt là những bệnh nguy hiểm.

Về kỹ thuật nhân giống chuối, các biện pháp kỹ thuật nhân giống chuối
truyền thống như nhân bằng củ và bằng chồi có rất nhiều hạn chế về thời gian
nhân giống, hệ số nhân, độ đồng đều và chất lượng cây giống nên chủ yếu
được áp dụng ở quy mô sản xuất nhỏ lẻ phục vụ nội tiêu. Đối với sản xuất quy
mô lớn và nhằm vào mục đích xuất khẩu, cây giống chủ yếu được nhân bằng
nuôi cấy mô tế bào.
Theo Nguyễn Thị Lang (2002) [15] Nhân giống bằng nuôi cấy mô có
nhiều ưu điểm như hệ số nhân rất cao, cây con đồng đều, sạch bệnh, rẻ
và thời gian sinh trưởng ngắn. Cho đến nay nuôi cấy mô tế bào đã được ứng
dụng rộng rãi ở hầu khắp các nước trồng chuối. Chỉ tính riêng ở Đài Loan, từ
năm 1983 đến nay, mỗi năm đã sản xuất 1,5-2,0 triệu cây phục vụ sản xuất.
Trong khi đó, nhờ ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô, một lượng rất lớn cây

×