Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối tiêu hồng nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 142 trang )


Số hóa bởi trung tâm học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



LÊ XUÂN THÀNH






NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
TRỒNG GIỐNG CHUỐI TIÊU HỒNG NHÂN BẰNG
PHƢƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẠI HUYỆN TRẤN YÊN,
TỈNH YÊN BÁI



Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Dương Trung Dũng


Thái Nguyên, 2013

Số hóa bởi trung tâm học liệu


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được
chỉ rõ nguồn gốc.


Học viên



Lê Xuân Thành


















Số hóa bởi trung tâm học liệu


ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi
còn nhận được sự nhiệt tình giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày
tỏ biết ơn chân thành tới:
TS. Dương Trung Dũng, giảng viên Khoa Nông học – Trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên, giáo viên hướng dẫn đã có nhiều công sức trong việc
hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành Luận văn này.
Hội đồng Khoa học Công nghệ tỉnh; Lãnh đạo Sở Khoa học và Công
nghệ và lãnh đạo, cán bộ Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công
nghệ tỉnh Yên Bái tạo mọi điều kiện thuận lợi về nhân lực, thời gian, kinh phí
trong quá trình triển khai đề tài và bảo vệ luận văn này.
Nhân dịp này, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới những
người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và
khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.

Học viên




Lê Xuân Thành


Số hóa bởi trung tâm học liệu


iii
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 1
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
3.1. Ý nghĩa khoa học 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và thị trường chuối trên thế giới 3
1.1.1. Sản xuất chuối trên thế giới 3
1.1.2. Tiêu thụ chuối tươi trên thế giới 5
1.1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 8
1.2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và thị trường chuối của Việt Nam 19
1.2.1. Tình hình sản xuất và thị trường chuối 19
1.2.2. Tình hình nghiên cứu chuối 22
Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu 30
2.2. Địa điểm nghiên cứu 30

2.3. Thời gian thực hiện 30
2.4. Nội dung nghiên cứu 30
2.4.1. Nghiên cứu xác định tổ hợp phân bón thích hợp bón cho chuối Tiêu
Hồng 30
2.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến khả
năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của chuối Tiêu Hồng 31

Số hóa bởi trung tâm học liệu


iv
2.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất của chuối Tiêu Hồng. 31
2.5. Phương pháp nghiên cứu 31
2.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 31
2.5.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 32
2.5.3. Điều kiện thí nghiệm 34
35
35
2.6.2. Phương pháp theo dõi và xử lý số liệu 36
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
3.1. Diễn biến thời tiết khí hậu tại vùng nghiên cứu trong thời gian thí nghiệm 38
3.2. Nghiên cứu xác định tổ hợp phân bón thích hợp cho chuối Tiêu Hồng
38
3.2.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tỷ lệ sống 38
3.2.2. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến thời gian sinh trưởng 39
3.2.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến đặc điểm hình thái cây 40
3.2.4. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất 45
3.2.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các tổ hợp phân bón 49

3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến khả năng
sinh trưởng, phát triển và năng suất của chuối Tiêu Hồng 50
3.3.1. Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến tỷ lệ sống 50
3.3.2. Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến thời gian sinh trưởng
51
3.3.3. Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến đặc điểm hình thái
52

Số hóa bởi trung tâm học liệu


v
3.3.4. Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất 56
3.3.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các phương thức giữ ẩm 60
3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất của chuối Tiêu Hồng 60
3.4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng 61
3.4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến đặc điểm hình thái 62
3.4.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất 66
3.4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mật độ trồng 71
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 73
1. Kết luận 73
2. Đề nghị 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

Số hóa bởi trung tâm học liệu



vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CA
:
Bảo quản trong khí quyển điều chỉnh
EU
:
Cộng đồng chung Châu Âu
FAO
:
Tổ chức nông lương Thế giới
GAP
:
Good Aqricultural Practies (sản xuất nông nghiệp tốt)
MA
:
Bảo quản trong khí quyển cải biến






Số hóa bởi trung tâm học liệu


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1. Sản lượng chuối thế giới năm 2011 3
Bảng 1.2. Một số nước nhập khẩu chuối chủ yếu 5
Bảng 1.3. Diện tích và sản lượng các loại quả năm 2011 19
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất chuối giai đoạn 2001-2011 20
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất chuối ở các vùng trồng năm 2011 20
Bảng 2.1. Các tổ hợp phân bón áp dụng cho chuối Tiêu Hồng 30
Bảng 2.2. Một số phương thức giữ ẩm cho chuối Tiêu Hồng 31
Bảng 2.3. Các mật độ trồng cho chuối Tiêu Hồng 31
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tỷ lệ sống 39
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến thời gian sinh trưởng 39
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến động thái ra lá 41
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chiều cao thân giả, đường
kính thân giả khi trỗ buồng 43
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến số lá và diện tích lá hoạt
động khi trỗ buồng 44
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến các yếu tố 45
cấu thành năng suất 45
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến độ lớn của quả 47
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến tỷ lệ cây trỗ và cây
cho thu hoạch 48
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất 48
Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế của các tổ hợp phân bón 50
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của một số phương thức đến tỉ lệ sống 51
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến thời gian
sinh trưởng 52

Số hóa bởi trung tâm học liệu


viii

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến động thái ra lá 53
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến sự tăng
trưởng về chiều cao thân giả, đường kính thân giả khi trỗ buồng 54
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến số lá và diện
tích lá hoạt động khi trỗ buồng 55
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến các yếu tố
cấu thành năng suất 56
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến kích thước quả 57
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến tỷ lệ cây trỗ
và cây cho thu hoạch 58
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến năng suất 58
Bảng 3.20. Hiệu quả kinh tế của các phương thức giữ ẩm 60
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng 61
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra lá 62
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều cao và đường kính
thân giả 64
Bảng 3.24. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số lá và diện tích lá 65
hoạt động khi trỗ buồng 65
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất 67
Bảng 3.26. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến kích thước quả 68
Bảng 3.27. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ trỗ và cây cho thu hoạch 69
Bảng 3.28. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất quả 70
Bảng 3.29. Hiệu quả kinh tế của các mật độ trồng 71


Số hóa bởi trung tâm học liệu


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 3.1. Động thái ra lá qua các tháng của các tổ hợp phân bón 41
Hình 3.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến số lá và diện tích lá khi trỗ buồng 44
Hình 3.3. Năng suất ở một số tổ hợp phân bón 49
Hình 3.4. Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến ra lá qua các tháng 53
Hình 3.5. Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến số lá và diện
tích lá hoạt động khi trỗ buồng 55
Hình 3.6. Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến năng suất 59
Hình 3.7. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra lá 63
Hình 3.8. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số lá và diện tích lá hoạt động
khi trỗ buồng 65
Hình 3.9. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ trỗ và cây cho thu hoạch 70








Số hóa bởi trung tâm học liệu


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Chuối là cây ăn quả quan trọng ở nước ta, dễ trồng, thích nghi rộng, dễ
sử dụng, có tiềm năng xuất khẩu, năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Năm
2011, Viện nghiên cứu rau quả đã tuyển chọn được giống chuối Tiêu Hồng,

giống địa phương, có nguồn gốc từ huyện Lý Nhân tỉnh Nam Hà và được Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là giống sản xuất thử. Giống
chuối này sinh trưởng khỏe, năng suất cao, chất lượng tốt trong cả mùa lạnh
và mùa nóng, thích hợp trồng ở nhiều vùng khác nhau, nhất là trên các giải
đất phù sa, dọc các con sông lớn.
Yên Bái là một tỉnh miền núi có tiềm năng phát triển chuối không chỉ
cho tiêu dùng nội tỉnh mà còn hướng sản phẩm ra các tỉnh ngoài và xuất khẩu.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2012, cả nước có 122.800 ha chuối,
sản lượng đạt gần 1,8 triệu tấn. Cũng trong năm 2012, diện tích trồng chuối
của tỉnh Yên Bái là 1.179 ha, sản lượng đạt trên 11,6 nghìn tấn, năng suất
chuối bình quân trên toàn tỉnh chỉ đạt 10,37 tấn/ha, kém xa so với tiềm năng
vốn có của giống là 40 – 45 tấn/ha và chỉ bằng 61,81% năng suất chuối trung
bình của cả nước (16,51 tấn/ha). Kỹ thuật thâm canh chưa hợp lý là nguyên
nhân chính dẫn đến tình trạng này, trong đó: chế độ dinh dưỡng, ẩm độ đất,
sâu bệnh hại được xem là các yếu tố có tác động mạnh đến quá trình hình
thành năng suất chuối ở hầu khắp các vùng trồng chuối trong cả nước.
Vì những yêu cầu của xã hội chúng tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu
một số biện pháp kỹ thuật trồng giống chuối Tiêu Hồng nhân bằng phương
pháp nuôi cấy mô tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái".
2. Mục tiêu của đề tài

Số hóa bởi trung tâm học liệu


2
Sử dụng một số biện pháp kỹ thuật để xác định tổ hợp phân bón,
phương thức giữ ẩm và mật độ thích hợp đến sinh trưởng, phát triển của giống
chuối Tiêu Hồng trồng bằng cây nuôi cấy mô tế bào tại xã Y Can, huyện Trấn
Yên, tỉnh Yên Bái.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học
Là cơ sở khoa học để hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc
giống chuối Tiêu Hồng trồng bằng cây nuôi cấy mô tế bào tại huyện Trấn
Yên, tỉnh Yên Bái. Là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được tổ hợp phân bón, phương thức giữ ẩm và mật độ trồng
thích hợp cho cây chuối Tiêu Hồng trồng bằng cây nuôi cấy mô tại xã Y Can,
huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

Số hóa bởi trung tâm học liệu


3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và thị trƣờng chuối trên thế giới
1.1.1. Sản xuất chuối trên thế giới
Theo các số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới (2011) [30]
được trình bày ở bảng dưới đây: Sản lượng chuối trên thế giới năm 2011 khoảng
107,142 triệu tấn. Trong đó dẫn đầu là Ấn Độ 29,666 triệu tấn, tiếp đến là Trung
Quốc 10,705 triệu tấn, Philippin 9,165 triệu tấn, Ecuador 7,427 triệu tấn, Brazil
7.329 triệu tấn v.v… Việt Nam xếp thứ 16 về sản lượng với 1.523 triệu tấn.
Bảng 1.1. Sản lƣợng chuối thế giới năm 2011
TT
Tên nƣớc
Sản lƣợng (tấn)
1
Ấn Độ
29.666.973

2
Trung Quốc
10.705.740
3
Trung Quốc, đại lục
10.400.000
4
Philippines
9.165.043
5
Ecuador
7.427.776
6
Brazil
7.329.471
7
Indonesia
6.132.695
8
Tanzania
3.143.835
9
Angola
2.646.073
10
Guatemala
2.679.934
11
Mexico
2.138.687

12
Costa Rica
1.937.122
13
Burundi
1.848.727
14
Colombia
2.042.925
15
Thái Lan
1.600.000
16
Việt Nam
1.523.428
17
Cameroon
1.394.675
18
Kenya
1.197.988
19
Ai Cập
1.054.243
20
Các nước còn lại
3.106.852

Tổng sản lƣợng toàn thế giới
107.142.187


Số hóa bởi trung tâm học liệu


4
Nguồn: FAOSTAT (2013)[30], Số liệu thống kê năm 2013[20]


5
1.1.2. Tiêu thụ chuối tươi trên thế giới
Theo Hoàng Bằng An và cs (2010) [2], hầu hết chuối xuất khẩu trên thị
trường là các giống chuối thuộc nhóm Cavendish, được sản xuất trong các
trang trại nhỏ và các đồn điền lớn. Có tới 26% sản lượng chuối Cavendish
dùng cho xuất khẩu. Các nước xuất khẩu chuối chính ở Châu Mỹ Latinh gồm
có Ecuado, Costa Rica và Colombia. Châu Á có các nước xuất khẩu chuối
chủ yếu là Philipin, Trung Quốc và Ấn Độ. Trong khi đó, xuất khẩu chuối
chính ở Châu Phi là các nước Camơrun, Cote d’ivoire và ở vùng Caribe là
Dominic và Windward Islands.
Bảng 1.2. Một số nƣớc nhập khẩu chuối chủ yếu
Tên nƣớc
Năm 2009
Năm 2010
Khối lƣợng
(tấn)
Giá trị
(USD)
Khối lƣợng
(tấn)
Giá trị
(USD)

Tổng số
27.671.098
22.360.000.000
29.207.110
25.950.000.000
Hoa Kỳ
4.114.891
1.974.545.000
3.579.969
1.750.796.000
Bỉ
1.351.242
1.532.190.000
1.315.331
1.597.037.000
Đức
1.233.712
873.434.000
1.358.347
1.028.752.000
Nhật Bản
1.109.068
842.900.000
1.252.606
1.010.297.000
Nguồn: FAOSTAT (2013)[30], Số liệu thống kê năm 2013[20]
Hiện tại Pêru được đánh giá là nước có tiềm năng về xuất khẩu chuối với
các vùng chuối an toàn như Tumbes, Piura và Lambayeque. Có tới gần 100%
lượng chuối xuất khẩu của Pêru là chuối an toàn. Riêng năm 2006, kim ngạch
xuất khẩu chuối an toàn là 27 tỷ USD. Trong đó có tới 98% là chuối tươi và

2% là chuối sấy khô. Năm 2007, chuối tươi xuất khẩu của Pêru chủ yếu sang
các thị trường truyền thống là Hà Lan và Mỹ, đạt trị giá khoảng 26,54 tỷ USD
và chiếm trên 85% giá trị kim ngạch xuất khẩu chuối của Pêru. Giá xuất khẩu


6
chuối trung bình của Pêru là 8,43 USD/thùng cao hơn mức giá trung bình của
Ecuado chỉ là 6,5 USD/thùng [26].
Giai đoạn 2005-2008 các nước nhập khẩu chuối lớn trên thế giới là
Vương quốc Bỉ, Mỹ, Đức… Có khoảng 17 nước nhập khẩu chuối đạt trị giá
trên 100 triệu USD/năm [26].
Chuối là loại trái cây nhiệt đới được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên
thế giới, chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại rau quả toàn cầu. Theo số liệu
của FAO, hàng năm toàn thế giới sản xuất trên 70-80 triệu tấn chuối. Trong
đó, sản lượng chuối ở các nước đang phát triển chiếm tới 98% và chủ yếu
được xuất khẩu sang các nước phát triển. Tuy nhiên việc sản xuất cũng như
xuất khẩu chuối thường tập trung vào một số nước nhất định. Năm 2005, có 10
nước sản xuất chính chiếm tới 75% sản lượng chuối thế giới. Chỉ riêng Ấn Độ,
Ecuado, Brazin và Trung Quốc đã chiếm một nửa sản lượng chuối toàn thế giới.
Nếu những năm 1980, các nước Mỹ Latinh và khu vực Caribê là khu vực sản
xuất chuối chính của thế giới thì hiện nay khu vực Châu Á đã vượt lên dẫn đầu,
tiếp theo là các nước Nam Mỹ và cuối cùng là Châu Phi.
Xuất khẩu chuối thế giới tập trung cao ở các nước đang phát triển với
khối lượng lớn. Chỉ riêng các nước Mỹ Latinh và vùng Caribê cung cấp
khoảng 70% tổng số chuối xuất khẩu của thế giới. Bốn quốc gia đứng đầu
xuất khẩu chuối vào năm 2004 là Ecuado, Costa Rica, Philippin và Colombia
chiếm khoảng 63% lượng chuối xuất khẩu thế giới. Riêng Ecuado cung cấp
trên 30% lượng chuối xuất khẩu toàn cầu. Tuy nhiên, lượng chuối xuất khẩu
của các nước Mỹ Latinh và vùng Caribê có xu hướng giảm từ sau những năm
90 của thế kỷ XX. Trong khi đó, lượng chuối xuất khẩu của các nước Châu Á

lại có xu hướng tăng lên [26].
Nhập khẩu chuối nhiều nhất là Liên minh Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản,
chiếm khoảng 67% khối lượng chuối nhập khẩu của thế giới vào năm 2004.
Trong khoảng thời gian này có 10 nước đứng đầu, chiếm trên 80% chuối nhập


7
khẩu của thế giới. Một số các thị trường tiêu thụ mới nổi lên như Nga, Trung
Quốc và các nước Đông Âu [26].
Chính sách nhập khẩu ở các nước rất khác nhau. Trong giai đoạn 1985-
2000, ở Mỹ không có biểu giá, không có hạn ngạch nhập khẩu và không có
kiểm dịch thực vật đối với nhập khẩu chuối. Nhưng ngược lại ở Châu Âu lại
có những thay đổi về chính sách nhập khẩu trong giai đoạn này. Trong giai
đoạn 1985- 1992 các nước trong cộng đồng Châu Âu đã có những thay đổi hệ
thống quản trị, có sự ưu đãi đối với các lãnh thổ thuộc địa trước đây cho tự do
nhập vào. Mặc dù vậy, khi có thị trường riêng vào năm 1993, đã có sự thay đổi
về chế độ cho hài hoà hơn và theo quy chế hội đồng (EEC) 404/93 của Liên
minh Châu Âu, đã đặt ra một tổ chức thị trường chung cho chuối [2].
Giá bán lẻ ở thị trường Mỹ thấp hơn đáng kể so với các thị trường khác,
chủ yếu do thuế thấp hoặc do không áp dụng hạn ngạch đối với chuối nhập
khẩu vào thị trường Mỹ và do chi phí vận chuyển thấp do vùng cung cấp gần.
Giá bán lẻ chuối ở Châu Âu cao chủ yếu là do các nước này đều có quy định về
hạn ngạch nhập khẩu. Điều này chỉ có ở thị trường EU. Ở Nhật Bản giá bán
chuối còn cao hơn do mức thuế nhập khẩu cao hơn cho dù chuối ở nước này còn
rẻ hơn so với nhiều loại quả khác.
Tiêu chuẩn nhập khẩu chuối trên thế giới cũng rất khác nhau. Yêu cầu
chung là sản phẩm chuối có chất lượng cao, hương vị, kích thước và bề ngoài
hấp dẫn. An toàn thực phẩm đã trở thành vấn đề quan trọng. Người tiêu dùng
ở Châu Âu rất quan tâm đến nguồn gốc, nhãn mác và thương hiệu của thực
phẩm. Chất lượng chuối được xác định bởi chiều dài và độ săn chắc của quả.

Yêu cầu chất lượng tối thiểu cho chuối theo 3 loại sau, theo tiêu chuẩn
của Liên minh Châu Âu [2]:
* Loại chuối “Extra”: Đây là loại chuối có chất lượng thượng hạng, có
những đặc trưng nổi trội là vỏ rất mỏng, không có dấu hiệu nhiễm bệnh.
Loại chuối này có chất lượng và giữ được chất lượng kể cả trong quá trình
bảo quản trong bao bì.


8
* Chuối loại 1: loại chuối này bắt buộc phải có chất lượng tốt, có các đặc
trưng về giống, các dấu vết trên vỏ nhỏ không đáng kể, không ảnh hưởng tới
bề ngoài của sản phẩm. Loại chuối này cũng có chất lượng và giữ được chất
lượng kể cả trong quá trình bảo quản trong bao bì.
- Có hình dạng và màu sắc đẹp.
- Các khiếm khuyết trên vỏ ít, dấu vết khiếm khuyết không quá 2cm
2

toàn
bộ vỏ chuối. Trong bất cứ trường hợp nào không được làm ảnh hưởng tới phần
thịt quả.
* Chuối loại 2: loại chuối này không có chất lượng cao như những loại
trên. nhưng vẫn phải đảm bảo thoả mãn các yêu cầu tối thiểu, các khiếm
khuyết phải ở ngưỡng cho phép và giữ lại được những đặc trưng thông
thường của chuối liên quan đến chất lượng và phẩm cấp:
- Hình dáng và màu sắc giữ được những nét đặc trưng thông thường của
quả chuối.
- Các vết xước, vảy, vết cọ xát, vết bẩn dưới 4 cm
2
trên toàn bộ diện tích
vỏ quả chuối. Trong bất cứ trường hợp nào không được làm ảnh hưởng tới

phần thịt quả.
Tóm lại
- Trên thế giới sản xuất chuối ngày càng phát triển, chất lượng chuối
ngày càng nâng cao. Đáng chú ý là cho đến nay đã có một số nước như Pêru sản
xuất chuối theo quy trình an toàn với những vùng sản xuất tập trung quy mô lớn
đáp ứng nhu cầu nhập khẩu ngày càng cao và khắt khe của các nước thuộc cộng
đồng Châu Âu.
- Các nước xuất khẩu chuối chủ yếu thuộc khu vực Châu Á.
- Các nước nhập khẩu chuối chủ yếu là các nước phát triển nhất là các
nước thuộc cộng đồng Châu Âu, Mỹ và các nước Trung Đông.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
* Nghiên cứu chọn tạo giống chuối
Các loại chuối ăn được hiện nay bắt nguồn từ loài Musa acuminata mang


9
kiểu gen A hoặc từ loài Musa balbisiana mang kiểu gen B hoặc từ cả hai.
Nhiều giống chuối nhị bội thể, tam bội thể hoặc tứ bội thể đã được tạo ra do
quá trình lai tạo giữa những genome A và genome B và còn rất nhiều giống
được tạo nên từ biến dị soma. Các giống có genome B có tính chống chịu tốt
hơn. Simmon và Shepherd (1955) [42] đã đưa ra 15 chỉ tiêu về hình thái và
thang điểm để phân loại chuối ăn được theo các nhóm AA, AB, AAA, AAB,
ABB, ABBB. Các giống chuối ăn tươi thuộc genome AA hoặc AAA.
Chuối tiêu thuộc nhóm phụ Cavendish mang kiểu gen AAA. Đây là
nhóm phụ cực kỳ quan trọng trong giao dịch thương mại chuối cho cả nhu cầu
xuất khẩu hoặc nội tiêu. Chiều cao của các giống trong nhóm này biến động
rất lớn trong khoảng từ 1,8 -5m nên được chia ra 4 loại như sau:
- Loại Dwarf Cavendish hay còn gọi là tiêu lùn
Dwarf Cavendish còn có tên gọi khác là Canary, Dwarf Chinese,
Basrai, Governor và Enano. Các giống thuộc loại này có chiều cao khoảng 1,5

- 2,0 m trong chu kỳ đầu. Nếu tiếp tục giữ chồi để thu hoạch trong các chu kỳ
2,3,4 thì chiều cao càng cao có thể lên đến 2,2-2,4m. Tuy nhiên, chu vi thân
giả hầu như không đổi, biến động từ 0,8-1,0 m. Các giống chuối tiêu lùn được
phát triển rất rộng và chu kỳ kinh doanh ngắn nhất, năng suất cao, chịu được
gió bão. Tuy nhiên Dwarf Cavendish thường bị bệnh sinh lý “nghẽn cổ”
(choke throat) nên đã và đang được thay bằng giống cao hơn là chuối tiêu vừa
như Williams, Grand Nain. Đặc điểm chung quan trọng của những giống này
là không bị bệnh sinh lý “nghẽn cổ” và năng suất, chất lượng cao hơn. Ở
vùng á nhiệt đới, ngoại trừ Israel, những giống chuối này thường bị nhiễm
bệnh héo vàng Fusarium nòi (race) 4, nên đang dần được thay bằng giống đột
biến AAA chịu đựng được Fusarium nòi 4 như giống Tai Chiao no.1 của Đài
Loan ở những vùng nhiễm bệnh nặng [33].
- Loại Giant Cavendish (tiêu vừa)
Dòng vô tính chính của loại này là Mons Mari ở Queensland, Williams ở
New South Wales - Úc và Nam Phi; Chinese Cavendish ở Nam Phi; Grand


10
Nain ở Trung Mỹ, Israel, Quần đảo Canary và Nam Phi; và Giant Governor ở
Tây Ấn. Các giống thuộc loại này không quá cao, nhưng gọi Giant Cavendish
để phân biệt với loại Dwarf Cavendish (tiêu lùn), và chiều cao cây giữa các
giống cũng chênh lệch nhau. Chiều cao cây chu kỳ đầu khoảng 2,3-2,5 m, các
chu kỳ sau có thể cao đến 3,0 – 3,2 m. Grand Nain là giống chuối xuất khẩu
chính, nhưng chỉ trồng được ở những vùng không có nguồn bệnh héo vàng
Fusarium nòi (race) 4 và hiện đang được trồng nhiều ở các nước vùng Trung
Mỹ để xuất khẩu [39].
- Loại Robusta
Dòng vô tính chính của Robusta là Tall Mons Mari ở Úc; Poyo ở Tây Ấn
và Tây Phi; Valery ở Châu Mỹ La tinh, và Americani ở Reunion. Những
giống thuộc loại này cao khoảng 2,7-3,0 m ở chu kỳ đầu và lên khoảng 3,2 -

4,2 m vào các chu kỳ 2,3,4. Trong đó giống Poyo có chiều cao cao nhất.
Valery cũng là giống chuối xuất khẩu chính của khu vực Châu Mỹ, nhưng
hiện nay giống này cũng bị nhiễm bệnh Fusarium nòi 4 [33].
- Loại Lacatan
Lacatan còn có tên gọi khác là Pisang Masak Hijau ở Malaysia, Monte
Cristo ở Puerto Rico và Giant Fig ở Tây Ấn. Vì các giống thuộc loại này có thân
giả quá cao nên hạn chế trong sản xuất thương mại, chỉ trồng nhiều ở Jamaica và
Tây Ấn [37]. Chu vi thân giả giữa 4 loại này hơn kém nhau không đáng kể, biến
động từ 0,8 – 1,0 m.
Rất khó để phân biệt giữa các giống trong nhóm phụ Cavendish. Có khi
cùng một giống nhưng mỗi địa phương lại có những tên gọi khác nhau hoặc
các giống khác nhau nhưng lại trùng tên gọi. Có những giống chỉ cần dựa vào
một số đặc điểm hình thái đã có thể phân biệt được ngay như giữa Dwarf
Cavendish với Lacactan hoặc với Williams. Khó phân biệt nhất là giữa các
giống đột biến. Thực tế, những dòng vô tính hoặc giống Cavendish đều có
nguồn gốc từ đột biến của dòng vô tính gốc Cavendish. Qua nhiều thế hệ đã
tạo ra những khác biệt về hình thái và tạo thành từng nhóm. Tỷ lệ đột biến


11
trong tự nhiên có thể lên đến 2 phần triệu, tỷ lệ này cũng có thể cao hơn vì
chưa phát hiện hoặc không được ghi nhận.
Để bảo tồn cũng như tạo nguồn vật liệu khởi đầu cho công tác chọn tạo
giống mới, theo R.V.Valmayor (2002) [40], ở mỗi khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương, Mỹ Latinh và Caribe, Châu Phi và các khu vực khác đều đã thu
thập và lưu giữ trên 2000 mẫu giống chuối. Các vườn tập đoàn giống chuối
lớn nhất là Papua New Guine gồm trên 500 mẫu giống. Tại Honduras,
Guadeloup, Philippines và Jamaica đều lưu giữ khoảng 400 mẫu giống mỗi
vùng. Việc sử dụng, khai thác nguồn gen phong phú này vào mục đích tuyển
chọn giống tốt là một hướng đi phổ biến và hiệu quả ở nhiều nước. Ở Đài

Loan năm 2006 Trung tâm Tài nguyên Gen Cây trồng Quốc gia (PGRC) đã
thu thập và bảo tồn in vitro 123 giống chuối (Musa sapientum), bảo tồn ngoài
đồng 214 mẫu, trong đó có 98 mẫu genome AAA, 36 AAB, 27 ABB, 19 AA, 2
AB, 1 BB, 1 AAAA, 1 AABB và các mẫu khác. Trong số mẫu giống thu thập đã
chọn lọc được giống chuối bản địa Musa formosana (Warb.) có khả năng kháng
bệnh héo vàng lá do nấm Fusarium oxysporum f sp. cubense gây hại [33].
Cùng với việc quản lý đất và dinh dưỡng, Thái Lan còn rất quan tâm
nhập nội và khảo nghiệm giống nhằm chọn tạo ra những giống chuối có thời
gian sinh trưởng ngắn, thấp cây, đạt năng suất, chất lượng cao hơn và nhất là
kháng một số bệnh hại nguy hiểm như héo rũ Fusarium, Sigatoka và tuyến
trùng (1998) [41].
Theo Agustin B.Molina, V.N. Roa and M.A.G. Maghuop (2000) [26],
một trong những phương pháp chủ yếu tạo giống mới là lai hữu tính. Tạo đột
biến soma có tỷ lệ đột biến trong phòng thí nghiệm lên đến 5-10%, trong khi
trong tự nhiên tỷ lệ đó chỉ khoảng 1-2 phần triệu. Nuôi cấy tế bào trần hoặc
callus và chuyển gen cũng có khả năng tạo ra tế bào lai soma. Chỉ trong thời
gian ngắn, hàng loạt giống chuối tam bội, tứ bội mới đã được tạo ra như
FHIA 01, FHIA 02 FHIA 03, FHIA-23, SH-3436-9, Udhayam, H1, H, H59,


12
H65, H1009 kháng hoặc chịu được bệnh sọc đen Sigatoka [29] [30]. Các
giống chuối của Đài Loan nổi tiếng về kháng bệnh Fusarium nòi (race) 4 như
Hshien Jinchao, Tai Chiao no.1 (GCTCV 215-1) đã được tạo ra nhờ chọn lọc
từ hàng triệu cây đột biến soma được trồng hàng năm tại vùng chuối bị bệnh,
tuy năng suất thấp hơn giống Grant Cavendish 10% [34]. Tương tự, ở Úc có
giống Novaria đột biến từ giống Grand Nain. Còn các giống chuối thương mại
đang được sản xuất quy mô lớn tại Malaysia và Philippin như Pingsan
Baragan và Pingsan Mas đều có nguồn gốc từ Indonesia [36].
Các giống chuối đạt năng suất cao và chất lượng quả tốt nổi tiếng được

chọn tạo thuộc nhóm AAA, nhóm phụ Cavendish sử dụng cho ăn tươi đã
được tổ chức Tiêu chuẩn CODEX thừa nhận cho phép giao dịch thương mại
trên thế giới gồm: Dwarf Cavendish, Giant Cavendish, Lacatan, Robusta
(Poyo), Williams, Americani, Valery và Arvis [2].
* Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống chuối
Các biện pháp kỹ thuật nhân giống chuối truyền thống như nhân bằng củ
và bằng chồi có nhiều hạn chế về thời gian nhân giống, hệ số nhân, độ đồng
đều và chất lượng cây giống nên chủ yếu được áp dụng ở quy mô sản xuất
nhỏ lẻ phục vụ nội tiêu. Đối với sản xuất quy mô lớn và nhằm vào mục đích
sản xuất hàng hoá xuất khẩu, cây giống nhất thiết phải được nhân bằng nuôi
cấy mô tế bào. Trong công tác giống cây trồng, nuôi cấy mô tế bào thực vật
được ứng dụng để:
- Làm phong phú vật liệu di truyền cho công tác chọn giống.
- Nhân nhanh và duy trì các giống và cá thể có ý nghĩa khoa học, có giá
trị kinh tế cao.
- Làm sạch virus phục tráng giống bị thoái hoá vì bệnh.
Trong các ứng dụng trên thì việc ứng dụng trong nhân nhanh vô tính
giống cây trồng là lĩnh vực được quan tâm hơn cả. Kỹ thuật nhân giống in
vitro là một biện pháp nhân nhanh hữu hiệu nhất trong các phương pháp nhân


13
giống vô tính. Kỹ thuật này cho phép tạo ra một quần thể cây con đồng đều,
giữ nguyên được đặc tính của cây mẹ, có hệ số nhân giống cao, sớm phát huy
được hiệu quả kinh tế, không tốn diện tích cho nhân giống, dễ chăm sóc, dễ
dàng khắc phục những điều kiện bất lợi.
Từ những ưu điểm nêu trên cho thấy kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực
vật đem lại lợi ích không nhỏ trong việc sản xuất giống cây trồng.
Chuối là đối tượng cây ăn quả có hình thức sinh sản vô tính với phương
thức nhân giống truyền thống sử dụng chồi nách làm giống trồng các thế hệ kế

tiếp. Việc sử dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào để nhân giống chuối đã được
nghiên cứu, ứng dụng từ rất lâu tại nhiều nước trên thế giới. Theo Agustin
B.Molina (2002) [28], kỹ thuật nuôi cấy in vitro có một số ưu điểm như sau:
- Nhân được số lượng lớn cây giống từ số ít cây ban đầu trong một thời
gian ngắn.
- Cây giống hoàn toàn sạch bệnh, tránh được sâu bệnh hại lan truyền qua
nguồn đất, tiết kiệm được hoá chất xử lý đất trồng.
- Trồng cây giống nuôi cấy mô đạt tỷ lệ cây sống cao trên 98%, sinh
trưởng nhanh hơn chồi nách nên thời gian từ trồng đến thu hoạch ngắn.
- Cây chuối nuôi cấy mô thích hợp với thâm canh cao, ra hoa đồng loạt
và có thể điều khiển thời gian thu hoạch.
- Giá thành cây giống in vitro rẻ hơn so với cây chồi nách, dễ nhân giống
và vận chuyển.
Theo Hwang SC và Chao CP (2010) [33], tại Viện nghiên cứu chuối Đài
Loan đã ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô chuối trên quy mô lớn để sản xuất
cây thương mại từ năm 1983. Sau 10 năm đã có khoảng 15 triệu cây được sản
xuất bằng phương pháp nuôi cấy in vitro cung cấp cho sản xuất. Cũng nhờ
ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô, một lượng rất lớn cây giống sạch các bệnh
nguy hiểm như BBTV (Banana Bunchy Top Virus), Fusarium wilt, Black
Sigatoka đã được nhân nhanh, góp phần khôi phục nhiều vùng trồng chuối có
nguy cơ tàn lụi ở Australia.


14
* Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật sản xuất chuối
Theo Inge Van den Bergh and Agustin B.Molina (2007) [34], thời vụ
trồng chuối rất khác nhau tùy thuộc vào các vùng trồng nhưng được xác định
là thích hợp nhất từ cuối mùa khô đến đầu mùa mưa. Ở Puertorico và một số
vùng trồng lý tưởng có thể trồng chuối quanh năm. Trong khi đó, ở những
vùng khác thời vụ trồng cần phải sắp xếp sao cho tránh được nắng gắt đầu vụ

và nhất là tránh rét khi trỗ buồng. Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định
thời vụ trồng khác nhau ảnh hưởng nhiều đến thời gian từ trồng đến thu
hoạch, năng suất và chất lượng quả.
Mật độ và khoảng cách trồng thay đổi giữa các giống, tùy thuộc độ màu
mỡ của đất trồng và nhiều yếu tố khác. Trồng dày giúp vườn chuối tăng khả
năng chống gió bão nhưng hạn chế ra chồi và chỉ đạt lợi nhuận cao ở vụ đầu.
Những vụ sau, quả nhỏ dần, hay bị chín ép và thịt quả nhão. Mật độ trồng phổ
biến ở các nước vùng Trung Mỹ và Nam Phi là 1.235 cây/ha. Trồng dày đến
1.976 cây/ha, năng suất tăng 4 tấn/ha. Tuy nhiên, nếu tăng mật độ đến 3.212
cây/ha năng suất có chiều hướng giảm. Mật độ trồng ở Surinam biến động rất
lớn trong khoảng từ 600- 4.400 cây/ha nhưng mật độ 2.000-2.500 cây/ha được
xác định là thích hợp nhất [32].
Các kết quả nghiên cứu ở Ecuador đã xác định với lượng bón N – P
2
O
5

K
2
O tính cho 1 ha là 600 – 100 – 600 kg, năng suất quả vụ 1 chỉ đạt 30 tấn ở
mật độ trồng 1.500 cây/ha nhưng lại đạt tới 55 tấn nếu trồng dày đến 3.000
cây/ha. Năng suất quả vụ 2 cao hơn với các giá trị tương ứng là 47 tấn và 65
tấn. Không có sự khác biệt đáng kể về các chỉ tiêu chất lượng quả giữa các
mật độ trồng kể trên. Để duy trì năng suất cao ở những vụ tiếp theo thì cần
chú trọng đánh tỉa chồi và đối với mật độ trồng dày hơn thì lượng phân bón
phải nhiều hơn. Tuy nhiên, mật độ trồng quá dày thì lợi nhuận có xu hướng
giảm. Những năm gần đây, ở Philippine, Australia, Đài Loan và nhiều nước
trồng chuối xuất khẩu bắt đầu chú trọng thiết kế vườn chuối theo kiểu trồng



15
hàng kép gồm 2- 4 hàng đơn và để đường đi rộng nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho chăm sóc, thu hoạch và vận chuyển [26].
Việc xác định liều lượng và phương pháp bón phân đã thu hút sự quan
tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Phần lớn các kết quả nghiên cứu đều
chỉ ra rằng cây chuối rất phàm ăn và nhấn mạnh sự cần thiết phải bón phân
cân đối. Ở Puertorico, lượng bón phổ biến 1 ha là 250 – 325 kg đạm. 125 –
163 kg lân và 500 – 650 kg kali. Tuy nhiên, lượng bón thích hợp đối với mỗi
vùng phải qua nghiên cứu mới xác định được do tùy thuộc rất nhiều vào đặc
điểm giống, loại đất và mật độ trồng … Vì vậy, liều lượng và phương pháp
bón thích hợp ở vùng này đôi khi lại không đạt hiệu quả cao ở nhiều vùng
khác. Mặc dù vậy, tỷ lệ bón NPK được khuyến cáo ở nhiều nước là 8:10:8.
Các loại phân vô cơ đạt hiệu quả cao nhất trong điều kiện bón cân đối kết hợp
với bón phân hữu cơ và tưới nước [35].
Nhiều biện pháp kỹ thuật thâm canh chuối khác đã được xác định có tác
dụng làm tăng năng suất và chất lượng quả như bón phân vi sinh, phun chất
điều tiết sinh trưởng. Che phủ nilon đen kết hợp với tưới nước đã làm tăng
nhiệt độ của đất trong mùa đông lên 2 – 3
0
C và có tác dụng làm cho một số
giống chuối thuộc nhóm phụ Cavendish ra hoa sớm hơn 16 ngày [26].
* Nghiên cứu phòng trừ sâu bệnh hại chuối
Chuối tiêu thuộc nhóm phụ Cavendish (AAA), bị rất nhiều sâu, bệnh hại.
Ở mỗi nước lại có đối tượng gây hại chính khác nhau. Theo kết quả tổng hợp
tình hình sâu bệnh hại chuối của Sing HP (2010 [43] những đối tượng sâu, bệnh
sau đây thường xuyên xuất hiện và gây hại nhiều ở Ấn Độ, Trung Quốc, Thái
Lan và Philippin…
- Sâu đục thân (Cosmopolites sordidus)
- Sâu gặm quả non (Colaspis hypochlora)
- Bệnh chùn ngọn (BBTV)

- Bệnh héo vàng lá FOC (Fusarium oxysporium f.sp Cubense)
- Bệnh đốm đen lá ( Mycosphaerella musicola)

×