Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Đáp án 20 câu hỏi ôn tập môn kinh tế vĩ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.79 KB, 38 trang )

Câu 1: Những vấn đề chính của kinh tế vĩ mơ là gì?
Kinh tế học vĩ mơ nghiên cứu nền kinh tế quốc dân và kinh tế toàn cầu, xem xét xu hướng phát triển
và phân tích biến động một cách tổng thể, toàn diện về cấu trúc của nền kinh tế và mối quan hệ giữa
các bộ phận cấu thành của nền kinh tế. Kinh tế vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế ở giác độ tổng thể,
toàn bộ thông qua các biến số kinh tế: tổng sản phẩm quốc gia, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỉ lệ lạm
phát, tỉ lệ thất nghiệp, cán cân thương mại… để đề ra các chính sách kinh tế nhằm ổn định và thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế.
Mục tiêu phân tích của kinh tế học vĩ mơ nhằm giải thích giá cả bình quân, tổng việc làm, tổng thu
nhập, tổng sản lượng sản xuất. Kinh tế học vĩ mơ cịn nghiên cứu các tác động của chính phủ như
thuế, chi tiêu, thâm hụt ngân sách lên tổng việc làm và thu nhập. Chẳng hạn, kinh tế học vĩ mơ
nghiên cứu chi phí cuộc sống bình quân của dân cư, tổng giá trị sản xuất, chi tiêu ngân sách của một
quốc gia.
Các chuyên gia kinh tế học vĩ mô phát triển các mô hình để giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố
như thu nhập quốc gia, sản lượng, tiêu dùng, thất nghiệp, lạm phát, tiết kiệm, đầu tư, buôn bán đa
quốc gia và tài chính đa quốc gia. Các mơ hình này và các dự báo do chúng đưa ra được cả chính
phủ lẫn các tập đồn lớn sử dụng để giúp họ phát triển và đánh giá các chính sách kinh tế và các
chiến lược quản trị.
- Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu mặt tổ chức con người thành lực lượng tối ưu để tác động vào giới
tự nhiên nhưng chỉ nghiên cứu quan hệ này ở tầm vĩ mơ.
- Từ giác độ đó, Kinh tế học vĩ mơ nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau và nghiên cứu mối quan hệ
giữa các vấn đề đó:
+ Nghiên cứu cấu trúc tổng thể nền kinh tế, của lực lượng kinh tế tồn xã hội có liên quan đến việc
tạo ra kết quả cuối cùng mà xã hội mong muốn.
+ Nghiên cứu mục tiêu vĩ mô của hoạt động kinh tế (được hiểu là mục tiêu toàn diện, toàn dân,
toàn xã hội của hoạt động kinh tế).
+ Nghiên cứu những quy luật vận động của nền kinh tế quốc dân và kết cục của các vận động đó
như quy luật cung - cầu lao động, tiền tệ, về tích lũy hàng hóa và dịch vụ,…
- Trên cơ sở các quy luật đó, kinh tế học vĩ mơ tìm ra mối quan hệ cân đối ở tầm vĩ mô cần bảo đảm
cho sự vận động kinh tế đạt được các mục tiêu đã nêu.
- Đi sâu hơn nữa, có thể thấy, kinh tế học vĩ mơ: Chỉ ra đích của sự hoạt động của toàn bộ nền
kinh tế và con đường cho tồn bộ nền kinh tế đạt được đích đó. Cụ thể:


+ Là môn học đề cập đến các quy luật KT khách quan, mqh lợi ích và các động thái kinh tế tổng thể
của một xã hội.
+ Nghiên cứu các yếu tố cơ bản có tác động bao trùm gồm: giá cả, lãi suất, tỉ giá hối đối, mơi
trường kinh doanh,…
+ Nghiên cứu các hiện tượng kinh tế cơ bản như: chu kỳ kinh doanh, thất nghiệp, lạm phát.
+ Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sự phát triển lâu dài của cả xã hội như: tích lũy - tiêu dùng,
tiết kiệm và đầu tư, cán cân thanh tốn, …
+ Các chính sách và cơng cụ kinh tế của CP tác động vào nền KTQD để đạt được mục tiêu đề ra.

1


Câu 2
Lạm phát – inflation
Lạm phát – inflation
Định nghĩa

Giảm phát - deflation
Giảm phát - deflation

Mức giá chung

- Lạm phát là tình trạng mức giá
chung của nền kinh tế tăng lên
trong một thời gian nhất định
- Lạm phát là sự mất cân đối
giữa tiền và hàng trong nền kinh
tế (phương trình Fisher M.V =
P.Y)
- Lạm phát là hiện tượng tiền

trong lưu thông vượt quá nhu
cầu cần thiết làm cho chúng bị
mất giá, giá cả của hầu hết các
lại hàng hóa tăng lên đồng loạt.
- Tăng nhanh và liên tục

Sức mua của
đồng tiền
Nền kinh tế

- Giảm.
- Phá giá nội tệ.
- Tăng trưởng

Phân loại

* Theo nguyên nhân:
- Do cầu kéo
- Do chi phí đẩy
- Do cơ cấu
- Do xuất khẩu
- Do nhập khẩu
- Do lạm phát tiền tệ
- Do lạm phát đẻ ra lạm phát
* Theo mức độ nghiêm trọng:
- Lạm phát 1 con số
- Lạm phát 2 con số
- Lạm phát phi mã.
- Siêu lạm phát.
* Tích cực:

- Lạm phát thấp, vừa phải: phát
vừa phải thúc đẩy sự phát triển
kinh tế vì nó có tác dụng làm
tăng khối tiền tệ trong lưu
thơng, cung cấp thêm vốn cho
các đơn vị sản suất kinh doanh,
kích thích sự tiêu dùng của

Ảnh hưởng

Giảm lạm
phát
Giảm lạm
phát
- Giảm lạm
phát là tình
trạng mức giá
chung của nền
kinh tế ổn định
và giảm xuống
dần nhưng vẫn
cao so với
trước khi lạm
phát (P vẫn >
Po)

- Giảm phát là tình trạng
mức giá chung của nền kinh
tế giảm xuống trong một
khoảng thời gian

- Giảm phát là tình trạng
giảm giá phổ biến trong nền
kinh tế (Keynes)
- Giảm phát là sự thu hẹp
khối lượng tiền tệ so với số
lượng hàng hóa trong nền
kinh tế. (trường phái tân cổ
điển)
- Giảm liên tục.
- Có xu hướng
giảm nhẹ so
với thời kỳ
lạm phát liên
tục
- Tăng.
- Nâng giá nội tệ.
- Suy thối/ đình đốn.
- Tăng trưởng
chậm.
- Tổng cầu giảm, kéo theo
suy thoái kinh tế, thất nghiệp
gia tăng.
- Sự thắt chặt quá mức chính
sách tiền tệ.

* Tích cực:
- Nếu giảm phát hình thành
như là kết quả tự nhiên của
những nỗ lực chống lạm
phát cao trước đó, thì đương

nhiên, lợi ích của giảm phát
lúc này chính là các lợi ích
của việc kiềm chế thành
2


chính phủ và nhân dân.
* Tiêu cực:
- Lạm phát cao, siêu lạm phát:
tác hại nghiêm trọng đối với
kinh tế và đời sống.
- Nhân sách nhà nước: Lạm
phát gây thiệt hại cho ngân sách
nhà nước bằng việc bào mòn
giá trị thực của những khoản
cơng phí, ngồi ra lạm phát cao
kéo dài và khơng dự đốn trước
được làm cho nguồn thu ngân
sách nhà nước bị giảm do sản
xuất bị suy thoái.
- Phân phối lại thu nhập và của
cải:
dân. Khi lạm phát xảy ra,
những ngươi có tài sản, những
người đang vay nợ là có lợi vì
giá cả của các loại tài sản nói
chung đều tăng lên, con giá trị
đồng tiền thì giảm xuống.
Ngược lại, những người làm
công ăn lương, những người gửi

tiền, những người cho vay là bị
thiệt hại.
Để tránh thiệt hại, một số nhà
kinh tế đưa ra cách thức giải
quyết đơn giản là lãi suất cần
được điều chỉnh cho phù hợp
với tỷ lệ lạm phát. Ví dụ, lãi
suất thực là 3%, tỷ lệ tăng giá là
9%, thì lãi suất danh nghĩa là
12%. Tuy nhiên, một sự điều
chỉnh cho lãi suất phù hợp tỷ lệ
lạm phát chỉ có thể thực hiện
được trong điều lạm phát ở mức
độ thấp.

công lạm phát cao đem lại.
- Nếu giảm phát gia tăng do
giảm chi phí sản xuất nhờ
thúc đẩy tiến bộ cơng nghệ
hoặc tự do hố mậu dịch, thì
sẽ rất có lợi, bởi khi đó giá
hạ sẽ làm tăng thu nhập thực
tế, làm tăng sức mua, thúc
đẩy sản xuất phát triển.
- Ngày nay, cuộc cách mạng
về công nghệ thơng tin làm
giảm chi phí chung cả trong
sản xuất lẫn dịch vụ xã hội.
Sự ra đời của mạng Internet
giúp phổ biến thơng tin,

giảm rào cản truy cập, góp
phần hạ giá các mặt hàng.
Sự xuất hiện của đồng
EURO có thể làm tăng sức
cạnh tranh của các nước khu
vực. Giảm phát theo chiều
hướng này có tác dụng tốt
đối với nền kinh tế.
* Tiêu cực:
- Giảm phát sẽ nguy hiểm
nếu nó phản ánh mức cầu
giảm đột ngột, dư thừa năng
lực sản xuất ở mức cao và
phổ biến, cũng như thu hẹp
mức cung tiền.
- Giảm phát làm tăng tâm lý
thích giữ tiền, hạn chế hoặc
trì hỗn tiêu dùng với hy
vọng "giá hàng ngày mai sẽ
thấp hơn giá hàng hơm nay".
- Điều đó làm giảm cầu,
giảm sức tiêu dùng thị
trường, buộc các công ty
phải tiếp tục giảm giá hàng,
giảm sản lượng sản xuất,
giảm tiền lương và giảm khả
năng bố trí cơng ăn việc làm
đưa đến thất nghiệp. Giảm
phát còn làm tăng gánh nặng
nợ nần, do lãi suất danh

nghĩa không thể âm, nên lãi
suất thực tế có thể lên rất
3


cao. Nguy cơ suy thoái hay
thu hẹp nền kinh tế, phá sản
và khủng hoảng ngân hàng
cũng vì vậy gia tăng.
- Xét toàn cảnh nền kinh tế,
giảm phát tạo ra một vịng
xốy luẩn quẩn: hạ giá - tăng
dịch vụ nợ - giảm tiêu dùng
và tăng dư thừa công suất tăng thất nghiệp và giảm thu
nhập - giảm tiêu dùng - giảm
cầu và tiếp tục hạ giá....
Mối quan hệ các - Tỷ giá: tăng
chỉ tiêu khác
- Thất nghiệp: lạm phát và thất
nghiệp có mối quan hệ nghịch
biến, khi lạm phát tăng lên thì
thất nghiệp giảm xuống và
ngược lại khi thất nghiệp giảm
xuống thì lạm phát tăng lên.
Nhà linh tế học A.W. Phillips
đã đưa ra “Lý thuyết đánh đổi
giữa lạm phát và việc làm”, theo
đó một nước có thể mua một
mức độ thất nghiệp tháp hơn
nếu sẵn sàng trả giá bằng một tỷ

lệ lạm phát cao hơn.
- Lạm phát đã ảnh hưởng đến
mọi mặt trong đời sống kinh tế xã hội và nhà nước phải áp
dụng những biện pháp thích hợp
để kiềm chế, kiểm soát lạm
phát:
+ Thứ nhất, tập trung giải quyết
các vấn đề từ gốc của giá cả là
chất lượng tăng trưởng, sức
cạnh tranh của nền kinh tế, hiệu
quả sử dụng vốn.
+ Thứ hai, kiên định thực hiện
đồng bộ các biện pháp nhằm
khống chế tổng cầu của nền
kinh tế mà Nghị quyết 11/NQCP đã đề ra.
+ Thứ ba, bảo đảm cân đối
cung-cầu hàng hố, dịch vụ
trong mọi tình huống, trước hết
là các mặt hàng thiết yếu phục

- Tỷ giá: giảm.
- Thất nghiệp: giảm phát và
thất nghiệp có mối quan hệ
đồng biến

Để chống lại quá trình giảm
phát với tất cả những tác hại
tiêu cực của nó, thường áp
dụng những giải pháp
"ngược chiều" với chống

lạm phát. Nổi bật là việc:
- Tăng cung tiền:
+ Mở rộng thâm hụt ngân
sách
+ Nới lỏng tín dụng và tăng
lương
Với mục đích là nhằm “kích
cầu” nền kinh tế. Đây là
những phương pháp tiêu
biểu mà nhiều nước trên thế
giới đang áp dụng khá phổ
biến trong thời gian gần đây,
nhất là ở Mỹ, Tây Âu, Nhật.
Một giải pháp khác được
nhấn mạnh nhằm giải toả
4


vụ sản xuất và đời sống, không
để xảy ra thiếu hàng sốt giá. Sắp
xếp lại tổ chức mạng lưới lưu
thông hợp lý, tránh đẩy chi phí
lưu thơng tăng cao. Rà sốt, kịp
thời tháo gỡ khó khăn, vướng
mắc và có các giải pháp hỗ trợ
phù hợp về tiếp cận vốn, lãi
suất, thuế… cho sản xuất kinh
doanh, góp phần thúc đẩy sản
xuất phát triển để tăng cung cho
thị trường, giảm chi phí tạo ra

cơ hội giảm sức ép đẩy giá tăng.
+ Thứ tư, thường xuyên tổ chức
kiểm tra, kiểm soát thị trường,
ngăn chặn các hành vi gian lận
thương mại, đầu cơ găm hàng
thao túng thị trường giá cả. Tiếp
tục thực hiện các biện pháp
quản lý thị trường vàng, thị
trường ngoại hối.
+ Thứ năm, thực hiện nhất quán
cơ chế giá thị trường; tiếp tục có
lộ trình thích hợp để xố bao
cấp qua giá đối với các loại
hàng hố dịch vụ cịn bao cấp
và phù hợp với mục tiêu kiềm
chế lạm phát như: điện, xăng
dầu, nước sạch, than bán cho
điện… Đồng thời, bộ sẽ có các
giải pháp hỗ trợ hợp lý đối với
những ngành sản xuất gặp khó
khăn, hỗ trợ đối với người
nghèo, người có thu nhập thấp,
thực hiện các chính sách an sinh
xã hội.
+ Thứ sáu, tiếp tục đẩy mạnh
công tác thông tin, tuyên truyền
về chủ trương biện pháp bình
ổn giá, kiềm chế lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mô bảo đảm an
sinh xã hội, tạo ra sự đồng

thuận trong xã hội, giảm thiểu
các yếu tố tâm lý, kỳ vọng tăng
giá trên thị trường.
Thơng tin thêm

tình trạng đầu tư dư thừa
cơng suất trong nền kinh tế
là:
Tiến hành các cải cách cơ
cấu cần thiết
Nâng cao chất lượng sản
phẩm
Cải thiện danh mục hàng
hoá, dịch vụ sản xuất
Chuyển các năng lực sản
xuất dư thừa sang các lĩnh
vực mới
- Giảm thuế:
- điều chỉnh lãi suất - giảm
lãi suất

Dragon Capital dự báo lạm phát
5


(tính 12 tháng) của Việt Nam sẽ
ở mức đỉnh trên 16% và duy trì
ở mức trên 15% trong suốt quý
3/2011, và đến cuối năm 2011
sẽ ở mức từ 12% đến 13,5%.

Quý 1/2011, kinh tế Việt Nam
tăng trưởng chậm lại 5,43% từ
mức 7,34% quý IV năm ngoái.
Câu 2: Phân biệt giữa lạm phát, giảm phát và giảm lạm phát.
1. Lạm phát:
 ĐN: là tình trạng mức giá chung tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định.
 Nguyên nhân: (chủ yếu)
o AD > AS (AD thay đổi, AS giữ nguyên)  Y, P, U hoặc LM > SM  SM
tăng  If
o Chi phí tăng lên
o XK - NK (NX>0  AD > AS hoặc PNK   PTN)
o SM
o Yếu tố tâm lý
 Tác động: (xem phần trả lời câu hỏi 3)
 Biện pháp: thực hiện CSTK – CSTT thắt chặt
o Giảm chi tiêu G, tăng T
o Cắt giảm đầu tư công không hiệu quả
o Tăng r, dbb, lsck, …
2. Giảm phát: (xem thêm TLTK: “Cần hiểu đúng về giảm phát”)
 ĐN: là tình trạng mức giá chung giảm xuống trong một khoảng thời gian nhất định
 Nguyên nhân: do tổng cầu giảm
 Tác động: AD  Y, P, U.
Tuy nhiên, không phải lúc nào giảm phát cũng kéo theo suy thối kinh tế (*)
o Tác động tích cực:
Nếu giảm phát hình thành như là kết quả tự nhiên của những nỗ lực chống lạm phát cao
trước đó, thì đương nhiên, lợi ích của giảm phát lúc này chính là các lợi ích của việc
kiềm chế thành cơng lạm phát cao đem lại. Hoặc, nếu giảm phát gia tăng do giảm chi phí
sản xuất nhờ thúc đẩy tiến bộ cơng nghệ hoặc tự do hố mậu dịch, thì sẽ rất có lợi, bởi
khi đó giá hạ sẽ làm tăng thu nhập thực tế, làm tăng sức mua, thúc đẩy sản xuất phát
triển.

o Tác động tiêu cực:
Giảm phát sẽ nguy hiểm nếu nó phản ánh mức cầu giảm đột ngột, dư thừa năng lực sản
xuất ở mức cao và phổ biến, cũng như thu hẹp mức cung tiền.Giảm phát khiến làm tăng
tâm lý thích giữ tiền, hạn chế hoặc trì hỗn tiêu dùng với hy vọng "giá hàng ngày mai sẽ
thấp hơn giá hàng hơm nay". Điều đó làm giảm cầu, giảm sức tiêu dùng thị trường, buộc
các công ty phải tiếp tục giảm giá hàng, giảm sản lượng sản xuất, giảm tiền lương và
giảm khả năng bố trí cơng ăn việc làm đưa đến thất nghiệp. Giảm phát còn làm tăng
gánh nặng nợ nần, do lãi suất danh nghĩa không thể âm, nên lãi suất thực tế có thể lên
rất cao. Nguy cơ suy thoái hay thu hẹp nền kinh tế, phá sản và khủng hoảng ngân hàng
cũng vì vậy gia tăng. Xét toàn cảnh nền kinh tế, giảm phát tạo ra một vịng xốy luẩn
6


3.

quẩn: hạ giá - tăng dịch vụ nợ - giảm tiêu dùng và tăng dư thừa công suất - tăng thất
nghiệp và giảm thu nhập - giảm tiêu dùng - giảm cầu và tiếp tục hạ giá....
 Biện pháp: thực hiện CSTK – CSTT mở rộng
o tăng chi tiêu G, giảm T, giảm r, nới lỏng tín dụng, tăng lương,…
o tiến hành các cải cách cơ cấu cần thiết, nâng cao chất lượng sản phẩm và cải thiện
danh mục hàng hoá, dịch vụ sản xuất và chuyển các năng lực sản xuất dư thừa sang các
lĩnh vực mới, còn nhiều tiềm năng phát triển, hoặc tạo ra nhu cầu mới cho xã hội.
Giảm lạm phát:
 ĐN: là tình trạng mức giá chung tăng lên nhưng tốc độ thấp hơn so với kỳ trước.
 Nguyên nhân: do CP thực hiện CSTK-CSTT quá mức nhằm kiềm chế lạm phát  AD
 Y, If giảm so với thời kỳ trước
 Tác động: Sức tiêu thụ nội địa không tăng do luồng cung tiền tệ giảm, trong khi xuất
khẩu kém. Nếu kịch bản xấu nhất xảy ra, hàng không thể xuất trong khi cầu nội địa giảm, hàng
không tiêu thụ hết, giá cả sẽ giảm, sản xuất đình đốn.
 Biện pháp: thực hiện CSTK mở rộng và CSTT nới lỏng (hạn chế cung tiền)


Câu 3: Hãy liệt kê theo thứ tự các tác động của lạm phát dựa vào mức độ quan trọng theo suy
nghĩ của bạn.
• Giá cả tăng mạnh sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.
• Sự mất giá của tiền trong nước so với ngoại tệ tạo điều kiện tăng cường tính cạnh tranh của
hàng xuất khẩu, tuy nhiên nó gây bất lợi cho hoạt động nhập khẩu. Ngoài ra khi lạm phát
khiến cho người dân và các tổ chức sẽ cho rằng đồng nội tệ mất giá và đỏ xô lựa chọn các
đồng ngoại tệ mạnh khác hoặc vàng làm công cụ cất giữ sẽ an toàn hơn khiến cho cơn sốt
vàng và ngoại tệ tằng làm cho tình hình kinh tế sẽ bất ổn hơn và lạm phát có nguy co gia
tăng.
• Lạm phát gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước bằng việc bào mòn giá trị thực của những
khoản cơng phí.Ngồi ra lạm phát cao kéo dài và khơng dự đoán trước được làm cho nguồn
thu ngân sách nhà nước bị giảm do sản xuất bị suy thối.
• Trong lĩnh vực lưu thông, khi vật giá tăng quá nhanh thì tình trạng đầu cơ, tích trữ hàng
hóa thường là hiện tượng phổ biến, gây nên mất cân đối giả tạo làm cho lưu thơng càng thêm
rối loạn.
• Khi các mức giá cả trong tương lai khó dự đốn hơn thì các kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm
hợp lý sẽ trở nên khó thực hiện hơn. Người dân ngày càng lo ngại về việc sức mua trong
tương lai của họ bị giảm xuống và mức sống của họ cũng vì vậy mà kém đi.
• Lạm phát cao đặc biệt ảnh hưởng xấu đến những người có thu nhập khơng tăng kịp mức tăng
của giá cả, đặc biệt là những người sống bằng thu nhập cố định như là những người hưởng
lương hưu hay công chức. Phúc lợi và mức sống của họ sẽ bị giảm đi.
• Lạm phát có thể làm thay đổi nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân trái với ý muốn của người
làm luật do một số luật thuế khơng tính đến ảnh hưởng của lạm phát. Ví dụ: trong trường
hợp thu nhập thực tế của cá nhân không thay đổi nhưng thu nhập danh nghĩa tăng do lạm
phát thì cá nhân phải nộp thuế thu nhập trên cả phần chênh lệch giữa thu nhập danh nghĩa và
thu nhập thực tế.
 Giải pháp (chủ yếu):


7


o Giảm thuế nhập khẩu đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt
như năng lượng, lương thực thực phẩm….Bên cạnh đó cần phải bình ổn giá điện nước sinh
hoạt và điều tiết giá các loại mặt hàng có nhu cầu cao trong xã hội như lương thực, nguyên vật
liệu xây dựn và áp dụng mức gía trần cho một số loại mặt hàng.
o Kết hợp với doanh nghiệp tiến hành tích trữ và hỗ trợ doanh nghiệp bình ổn và kiềm chế
tăng giá tối thiểu để tránh tình trạng sau khi hàng hóa tăng giá sẽ khơng giảm mà sẽ lập một mặt
bằng giá mới đặc biệt trong giai đoạn tết.
o Kiểm tra chặt chẽ các dự án đầu tư công, kiên quyết cắt giảm các dự án đầu tư công không
hiệu quả, gây thất thốt lãng phí NSNN.
o Sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt bằng các cách như nâng lãi suât ngân hàng hoặc tăng
dữ trữ bắt buộc.
o ……
Câu 4: Các NHTM tạo tiền bằng cách nào? Mối quan hệ giữa lượng tiền mạnh (cơ sở tiền) và
cung tiền là gì? NHTW tăng lượng tiền mạnh bằng cách nào?
Giả sử NHTW phát hành H=1000$, tỷ lệ dự trữ 10%. Số tiền 1000$ thuộc về KH A
o KH A đem 1000$ gửi NH I. NH I giữ lại 100$, R1= 100, cho B vay 900$
o KH B đem 900$ trả cho C, C đem gửi NH II 900$. NH II dự trữ R 2=90$, cho D vay 810$
o KH D đem 810$ trả cho E, E đem gửi NH III 810$. NH III dự trữ R 3=81$, cho E vay 729$
o ....
Như vậy từ H=1000$ ban đầu do NHTW phát hành, lượng tiền được đưa vào giao dịch
M1 = 900 + 810 + 729 + ...= 9000$
Lượng tiền dự trữ R = 100 + 90 + 81 + ... = 1000$ được chuyển về NHTW bằng với số tiền ban
đầu.
Công thức: M1 = k. H
Trong đó: M1: lượng tiền giao dịch (cung tiền trong nền kinh tế)
K: số nhân tiền tệ
H: tiền cơ sở (tiền NHTW phát hành)

H = CM + RM
M1 = CM + DM
Trong đó: CM: lượng tiền mặt ngoài NH
RM: lượng tiền dự trữ trong NH
DM: lượng tiền gửi trong NH
Như vậy để tăng lượng tiền mạnh (tiền cơ sở H), NHTW cần:
o Tăng M1 thông qua nghiệp vụ thị trường mở (mua chứng khoán để bơm tiền mặt ra lưu
thông) hay phát hành tiền
o Nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc RM  H
Ngoài ra, cần biết thêm:
k = (c+1)/(c+d)
với c: tỷ lệ tiền mặt/tiền gửi c=CM/DM
d = dbb + dty
d: tỷ lệ tiền dự trữ/tiền gửi d=R M/DM
Để thay đổi M1 cần thay đổi một trong các chỉ tiêu sau: H (phát hành tiền), R M(thơng qua dbb),
DM (thơng qua rtk),…
CÂU 5: PHƯƠNG TRÌNH SỐ LƯỢNG LÀ GÌ? THUYẾT SỐ LƯỢNG TIỀN TỆ LÀ GÌ?
• Phương trình số lượng:
Mối liên hệ giữa giao dịch và tiền tệ có thể biểu thị bằng một phương trình được gọi là phương trình
số lượng như sau
M x V=P x T
- M: khối lượng tiền tệ
8


- V: tốc độ lưu thông
- P: giá cả
- T: số lượng
Vế phải của phương trình số lượng cho ta biết rằng số lượng giao dịch T biểu thị tổng số
giao dịch trong 1 thời kỳ nhất định. Nói cách khác, T là số lượng hàng hóa, dịch vụ được đổi ra tiền

trong năm. P là giá cả của 1 lần giao dịch điển hình – tức số tờ đơ la được trao đổi. Tích của giá một
lần giao dịch và số lượng giao dịch P.T bằng số tờ dô la được trao đổi trong 1 năm.
Vế trái của pt cho ta biết về khối lượng tiền được dùng để tiến hành các giao dịch. M là khối
lượng tiền tệ. V là tốc độ giao dịch (lưu thông) của tiền tệ và tính bằng số lần quay vịng của tiền
trong nền kinh tế. Nói cách khác, tốc độ lưu thơng cho ta biết số lần một đồng đô la được trao tay
trong 1 thời kỳ nhất định.
Pt số lượng là một đồng nhất thức: những định nghĩa về 3 biến số làm cho pt đó đúng. Pt hữu
ích vì nó cho thấy rằng nếu một trong các biến thay đổi, thì một hay nhiều biết số khác cũng phải
thay đổi theo để duy trì sự bằng nhau. Ví dụ, nếu khối lượng tiền tệ tăng và tốc độ lưu thông của
tiền không đổi, giá cả hoặc số lượng giao dịch phải tăng.


Thuyết số lượng tiền tệ:
Giả định tốc độ lưu thơng khơng đổi, phương trình số lượng có thể được coi là lý thuyết về
GDP danh nghĩa. Phương trình số lượng nói rằng:
MV = PY
- Dấu gạch ngang trên V hàm ý tốc độ lưu thông không đổi. Bởi vậy, sự thay đổi của khối tiền
tệ M phải gây ra sự thay đổi tương ứng của GDP danh nghĩa PY. Điều đó có nghĩa khối
lượng tiền tệ quyết định giá trị sản lượng bằng tiền của nền kinh tế.
Như vậy lý thuyết số lượng tiền tệ nói rằng ngân hàng trung ương, một cơ quan kiểm soát mức cung
ứng tiền tệ, trực tiếp kiểm soát tỷ lệ lạm phát. Nếu NHTW giữ cho mức cung ứng tiền tệ ổn định,
thì mức giá cả cũng ổn định. Nếu NHTW tăng cung ứng tiền tệ một cách nhanh chóng, mức giá
cũng tăng lên nhanh chóng.
CÂU 6: PHƯƠNG TRÌNH FISHER LÀ GÌ. NẾU TỶ LỆ LẠP PHÁT DỰ KIẾN TĂNG THÌ
LS DANH NGHĨA THAY ĐỔI NTN
* Phương trình Fisher: i = r + π : lãi suất danh nghĩa là tổng của ls thực tế và tỷ lệ lạm phát.
Cho thấy ls danh nghĩa có thể thay đổi do hai nguyên nhân: ls thực tế thay đổi hoặc do tỷ lệ lạm
phát thay đổi. Tỷ lệ lạm phát tăng 1% sẽ tiếp tục làm ls danh nghĩa tăng 1%. Tỷ lệ 1-1 giữa tỷ lệ
lạm phát và ls danh nghĩa đc gọi là hiệu ứng Fisher.
* Nếu tỷ lệ lạm phát dự kiến tăng thì ls danh nghĩa thay đổi ntn?

Khi tỷ lệ lạm phát cao, ls danh nghĩa cũng có xu hướng cao. Ls danh nghĩa i thay đổi theo tỷ
lệ 1-1 với những thay đổi trong tỷ lệ lạm phát dự kiến. Gọi:
π : tỷ lệ lạm phát thực hiện trong tương lai
πc : tỷ lệ lạm phát dự kiến
i - π : ls thực tế thực hiên
i - πc : ls thực tế dự kiến
Hai mức ls thực tế này khác nhau khi mức lạm phát thực tế π khác mức lạm phát dự kiến πc
Lạm phát danh nghĩa không thể điều chỉnh để thích ứng với lạm phát thực hiên, vì khơng ai biết lạm
phát thực hiện là bao nhiêu khi quy định ls danh nghĩa. Ls danh nghĩa chỉ có thể điều chỉnh để thích
ứng với lạm phát dự kiến. Hiệu ứng Fisher có thể được biểu thị chính xác hơn dưới dạng: i = r + πc
Câu 7: Phân biệt TGHĐ thực và TGHĐ danh nghĩa
9


 TGHĐ danh nghĩa: là mức giá mà tại đó 2 đồng tiền của 2 quốc gia có thể chuyển đổi cho
nhau.
 TGHĐ thực: là tỷ giá mà dựa vào đó hàng của 1 nước được trao đổi với hàng hố của nước
khác.
o Cơng thức: er = P/P* . e (với
o Khi e  er
hàng nội rẻ hơn hàng ngoại  X, M
*
o Khi P > P   er
Hoặc e = er x P*/P
Như vậy, sự thay đổi của e phụ thuộc vào sự thay đổi của er hoặc P, P*
Nói cách khác: %∆e = %∆er + %∆P* - %∆P
%∆e = %∆er + chênh lệch về tỷ lệ lạm phát
Cách 2 :
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: là tỷ lệ mà tại đó một người đổi đồng tiền của một quốc gia này lấy
một đồng tiền của quốc gia khác.

Tỷ giá hối đoái thực tế: là tỷ lệ mà tại đó một người trao đổi hàng hóa và dịch vụ của nước này lấy
hàng hóa và dịch vụ của nước khác.
Ví dụ: giả sử rằng 1 giạ lúa của Mỹ bán được 100 đô la, và 1 giạ lúa của Nhật bán được 16.000 yên.
Vậy tỷ giá hối đóai thực tế giữa lúa của Mỹ và lúa của Nhật sẽ là bao nhiêu?
Câu trả lời là: 1 đô la -------------80 n
100 đơ la----------- 1 giạ
 Thì giá lúa của Mỹ sẽ là 8.000 yên/giạ lúa.
 Lúa của Mỹ rẻ bằng một nửa lúa của Nhật. Tỷ giá hối đoái thực tế là ½ giạ lúa của Nhật trên 1
giá lúa của Mỹ
Câu 8: Từ mơ hình Mundell – Fleming, rút ra kết luận quan trọng gì khi áp dụng các chính
sách kinh tế trong các cơ chế tỷ giá khác nhau?
 Chính sách tài khóa:
o Cơ chế TGHĐ thả nổi:

LM
BP’
BP
r’
r’’
r
IS’
IS’’
IS
Y

Y’’ Y’

Khi CP G, T  AD  IS dịch chuyển sang phải IS’ (Y’, r’). Ở mức r’ > r  thu
hút dịng vốn nước ngồi  e (nội tệ tăng giá)  X, M  BP dịch chuyển sang
trái BP’. Đồng thời AD (do X, M)  IS dịch chuyển sang trái IS’’ (Y’’, r’’)

10


 CSTK có tác dụng yếu trong cơ chế TGHĐ thả nổi do tác động lấn hất quốc tế 
NX
o Cơ chế TGHĐ cố định:
LM
LM’
r’
r’’
r

BP

IS’
IS
Y

Y’ Y’’

Khi CP G, T  AD  IS dịch chuyển sang phải IS’ (Y’, r’) Ở mức r’ > r  thu
hút dòng vốn nước ngoài (KA)  Sf > Lf  e (nội tệ tăng giá).
Để duy trì TGHĐ như ban đầu, CP phát hành tiền  SM  LM dịch chuyển sang phải
(Y’’, r’’)
 CSTK có tác dụng mạnh trong cơ chế TGHĐ cố định
 Chính sách tiền tệ:
o Cơ chế TGHĐ thả nổi:

LM
BP

r
r’’

LM’
BP’

r’

IS’
Y

Y’

IS
Y’’

Khi CP thực hiện CSTT mở rộng bằng cách tăng cung tiền trong nền kinh tế  SM
LM dịch chuyển sang phải (Y’, r’)  r  dòng vốn chảy ra nước ngoài  e (nội
tệ giảm giá)  X, M  BP dịch chuyển sang phải BP’. Đồng thời AD  IS dịch
chuyển sang phải (Y’’, r’’)
11


 CSTT có tác dụng mạnh trong cơ chế TGHĐ thả nổi
o Cơ chế TGHĐ cố định:
LM
LM’
BP
r
r’

IS
Y

Y’

Khi CP thực hiện CSTT mở rộng bằng cách tăng cung tiền trong nền kinh tế  SM
LM dịch chuyển sang phải (Y’, r’)  r  dịng vốn chảy ra nước ngồi  e (nội
tệ giảm giá).
Để duy trì TGHĐ như ban đầu, CP thực hiện bán ngoại tệ (mua nội tệ)  SM LM
dịch chuyển sang trái về vị trí ban đầu
 CSTT khơng có tác dụng trong cơ chế TGHĐ cố định
 Chính sách ngoại thương:
o Cơ chế TGHĐ thả nổi:
LM

r’

BP
BP’

r

IS’
IS
Y

Y’

Khi CP thực hiện giảm thuế xuất khẩu, đặt ra hạn ngạch hoặc thuế quan  X, M  AD
 IS dịch chuyển sang phải (Y’, r’). Đồng thời khi X, M  lượng ngoại tệ đi vào > lượng

12


ngoại tệ đi ra  BP dịch chuyển sang phải BP’. Sf > Lf  e (nội tệ tăng giá)  X, M 
AD  IS, BP dịch chuyển sang trái như ban đầu.
 Chính sách ngoại thương khơng có tác dụng trong cơ chế TGHĐ thả nổi.
o Cơ chế TGHĐ cố định:
LM
LM’
r’

BP
BP’

r’’
r
IS’
IS
Y

Y’

Y’’

Khi CP thực hiện giảm thuế xuất khẩu, đặt ra hạn ngạch hoặc thuế quan  X, M  AD
 IS dịch chuyển sang phải (Y’, r’). Đồng thời khi X, M  lượng ngoại tệ đi vào > lượng
ngoại tệ đi ra  BP dịch chuyển sang phải BP’. Sf > Lf  e (nội tệ tăng giá)
Để duy trì TGHĐ như ban đầu, NHTW thực hiện mua ngoại tệ (bán nội tệ)  SM > LM  LM
dịch chuyển sang phải (Y’’, r’’)
 Chính sách ngoại thương có tác dụng mạnh trong cơ chế TGHĐ cố định

o Chính sách phá giá – nâng giá nội tệ:

Chính sách phá giá: khi CP muốn tăng xuất khẩu ròng, phá giá nội tệ  e (nội
tệ giảm giá)  X, M  AD  Y, U

Chính sách nâng giá nội tệ: khi CP muốn kiềm chế lạm phát, nâng giá nội tệ 
e (nội tệ tăng giá)  X, M  AD  Y, U
Câu 8. Từ mơ hình Mundell_Fleming, rút ra kết luận quan trọng gì khi áp dụng các chính
sách kinh tế trong các cơ chế tỷ giá khác nhau?
Theo mơ hình Mundell-Fleming, cân bằng trong một nền kinh tế mở nhỏ với vốn được tự do lưu
chuyển giữa các quốc gia có thể đượïc thể hiện bỡi 2 phương trình sau

13


Phuong trình (1.3) thể hiện sự cân bằng trên thị trường hàng hố, và phương trình (1.4) thể hiện sự
cân bằng trên thị trường tiền tệ. Các biến ngoại sinh bao gồm các biến T, G của chính sách tài khố,
biến M của chính sách tiền tệ, mức giá P, và mức lãi suất thế giới r*. Trong mơ hình này biến nội
sinh là thu nhập thực (Y) và tỷ giá hối đoái danh nghĩa (e)
Đồ thị dưới đây thể hai hiện mối quan hệ này. Điểm cân bằng mô hình là điểm giao nhau giữa hai
đường IS* và đường LM*. Điểm giao nhau chỉ ra mức tỷ giá (e0) và thu nhập thực (Y0) mà cả thị
trường hàng hoá và thị trường tiền tệ đồng thời đạt được trạng thái cân bằng. Bất kỳ mức tỷ giá nào
khác với mức tỷ giá cân bằng thì nó có khuynh hướng hội tụ về mức tỷ giá cân bằng.

NỀN KINH TẾ NHỎ MỞ DƯỚI CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ THẢ NỔI
Dưới chế độ tỷ gía thả nổi, chính phủ và Ngân Hàng Trung Ương không can thiệp trên thị trường
ngoại hối. Tỷ giá được điều chỉnh một cách tự động để đáp lại các lực lượng cung và cầu trên thị
trường ngoại hối. Như vậy, ít nhất về mặt lý thuyết, chế độ tỷ giá này tự động khử sự mất cân bằng
trong thanh tốn quốc tế.
1. Phân tích tác động của chính sách tài khố

Giả sử rằng chính phủ gia tăng chi tiêu trong nước bằng cách gia tăng việc mua sắm hoặc cắt giảm
thuế. Việc làm này sẽ làm gia tăng tổng chi tiêu dự kiến và làm cho đường IS* dịch chuyển sang
phải. Kết quả được thể hiện trên đồ thị là là giá đồng bản tệ (e) sẽ tăng lên nhưng thu nhập thực (Y)
vẫn giữ nguyên như cũ.

14


Kết quả này có thể được giải thích như sau: Khi chính phủ gia tăng mua sắm hoặc giảm thuế, tổng
thu nhập trong nền kinh tế sẽ tăng lên theo mơ hình số nhân (∆Y=(1/(1-mpc)*∆G). Q trình này
khơng dừng lại ở đây, một khi thu nhập tăng sẽ làm tăng cầu tiền thực trong nền kinh tế. Với giả
thiết cung tiền không đổi, sự gia tăng cầu tiền thực sẽ kéo theo sự gia tăng lãi suất trên thị trường
tiền tệ. Tuy nhiên, với nền kinh tế mở nhỏ chỉ cần một sự gia tăng lãi suất trong nước so với lãi suất
nước ngoài, các nhà đầu tư nhận ra rằng đầu tư vào tài sản tài chính trong nước có lợi hơn. Khi đầu
tư vào tài sản tài chính trong nước (mà nó được định giá bằng đồng bản tệ) tăng sẽ làm tăng cầu
đồng bản tệ trên thị trường ngoại hối và đẩy giá đồng bản tệ lên. Một khi giá đồng bản tệ tăng, khả
năng cạnh tranh của khu vực xuất khẩu sẽ giảm xuống, xuất khẩu rịng giảm đúng bằng mức tăng
mua sắm của chính phủ để cho sản lượng không đổi như trên đồ thị (2.1) ở trên
2. Phân tích tác động của chính sách tiền tệ
Giả sử rằng Ngân Hàng Trung Ương tăng mức cung tiền bằng biện pháp mua chứng khoán vào.
Với giả thiết giá cố định, gia tăng cung tiền cũng có nghĩa là tăng cung tiền thực và làm cho đường
LM* dịch chuyển sang bên phải như đồ thị (2.2) phía dưới. Kết quả là giá đồng bản tệ giảm xuống
và thu nhập tăng lên.

Điều này có thể được giải thích như sau: Khi tăng mức cung tiền sẽ làm giảm lãi suất, một khi lãi
suất trong nước thấp hơn so với lãi suất nước ngoài sẽ tạo ra cơ hội cho việc đầu tư vào tài sản tài
chính ở nước ngồi. Việc đầu tư vào tài sản tài chính ở nước ngồi, mà nó được định giá bằng đồng
ngoại tệ, sẽ làm cho cầu ngoại tệ tăng lên cùng với sự gia tăng của cung đồng bản tệ. Lúc này giá
15



đồng bản tệ giảm xuống. Một khi đồng bản tệ giảm giá sẽ làm cho giá hàng hoá trong nước trở nên
rẻ hơn và vì vậy gia tăng xuất khẩu ròng. Điều này cho thấy trong một nền kinh tế mở nhỏ một sự
gia tăng mức cung tiền sẽ làm cho giá đồng bản tệ giảm xuống và thu nhập tăng lên
3. Phân tích tác động của chính sách ngoại thương
Bây giờ giả sử rằng chính phủ giảm cầu nhập khẩu bằng biện pháp đánh thuế vào hàng nhập khẩu
hay sử dụng hạn ngạch nhập khẩu. Điều này sẽ làm cho tổng chi tiêu dự kiến tăng do xuất khẩu
ròng tăng lên. Khi tổng chi tiêu tăng sẽ làm cho đường IS* dịch chuyển sang phía bên phải. Kết quả
sẽ làm cho giá đồng bản tệ tăng lên nhưng thu nhập vẫn khơng thay đổi

Khi chính phủ sử dụng thuế hay hạn ngạch đối với hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu ròng tăng làm
cho thu nhập trong nền kinh tế tăng lên. Mặt khác, khi nhập khẩu giảm sẽ làm cho cung đồng bản tệ
giảm xuống và đẩy giá của đồng bản tệ tăng lên. Sự tăng giá đồng bản tệ làm cho giá hàng hoá
trong nước trở nên đắt đỏ hơn và điều này làm cho xuất khẩu giảm. Cuối cùng thu nhập sẽ giảm
đúng bằng phần mà nó tăng ban đầu để cho chính sách ngoại thương khơng ảnh hưởng đối với thu
nhập mà chỉ làm cho giá đồng bản tệ tăng lên
NỀN KINH TẾ NHỎ MỞ DƯỚI CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ CỐ ĐỊNH
1. Phân tích tác động của chính sách tài khố
Cũng như phần phân tích dưới chế độ tỷ giá thả nổi, khi chính phủ gia tăng chi tiêu trong nước bằng
cách gia tăng việc mua sắm hoặc cắt giảm thuế. Việc làm này sẽ làm gia tăng tổng chi tiêu dự kiến
và làm cho đường IS* dich chuyển sang phải, tạo áp lực đẩy giá đồng bản tệ lên (e). Dưới chế độ tỷ
giá cố định, Ngân Hàng Trung Ương phải can thiệp bằng cách mua ngoại tệ trên thị trường ngoại
hối với tỷ giá quy định. Trong trường hợp này, cung tiền tăng và đường LM* dịch chuyển sang
phải. Khác với chính sách mở rộng tài khoá dưới chế độ tỷ giá thả nổi, dưới chế độ tỷ giá cố định
chính sách mở rộng tài khoá làm tăng tổng cầu và thu nhập

16


2. Phân tích tác động của chính sách tiền tệ

Điều gì sẽ xãy ra khi Ngân Hàng Trung Ương tăng mức cung tiền? Khi Ngân Hàng Trung Ương
tăng mức cung tiền sẽ làm cho đường LM* dịch chuyển sang phía bên phải. Lúc này lãi suất trên thị
trường tiền tệ giảm xuống và tạo ra sự chênh lệch với lãi suất bên ngồi. Các nhà đầu tư tìm thấy cơ
hội đầu tư vào tài sản tài chính nước ngồi sinh lợi cao hơn và mang vốn ra nước ngoài. Trên thị
trường ngoại hối, cung đồng bản tệ tăng lên tạo áp lực giảm giá đồng bản tệ. Để duy trì tỷ giá không
đổi, Ngân Hàng Trung Ương sẽ bán ngoại tệ ra để bù đắp sự thiếu hụt ngoại tệ trên thị trường. Điều
này lại làm cho mức cung tiền giảm và đường LM* trở lại vị trí ban đầu như được thể hiện dưới đồ
thị (Chính sách tiền tệ trong trường hợp này chỉ đóng vai trị duy trì tỷ giá ổn định, nó khơng có tác
dụng đối với các mục tiêu khác)

3. Phân tích tác động của chính sách ngoại thương
Giả sử chính phủ giảm nhập khẩu thơng qua việc tăng thuế nhập khẩu. Chính sách này làm tăng
tổng chi tiêu dự kiến và làm cho đướng IS* dịch chuyển sang phải. Sự dịch chuyển đường IS* sang
phải có xu hướng làm tăng giá đồng bản tệ. Để duy trì tỷ giá cố định, Ngân Hàng Trung Ương phải
tăng mức cung tiền và đường LM* sẽ dịch chuyển sang phải. Trên đồ thị bên dưới chúng ta nhận ra
dưới chế độ tỷ giá cố định biện pháp hạn chế nhập khẩu làm gia tăng tổng cầu

17


Tóm tắt tác động của các chính sách
Chính sách

Chế độ tỷ giá hối đoái
Thả nổi
Y

e

Mở rộng tài khoá


0

Tăng

Mở rộng tiền tệ

Giảm

Hạn chế nhập khẩu

0

Cố định
NX

Y

e

NX

Giảm

Tăng

0

0


Giảm

Tăng

0

0

0

Tăng

0

Tăng

0

Tăng

CÂU 9. Thế nào là chính sách tài khóa thuận chu kỳ và chính sách tài khóa nghịch chu kỳ?
* chính sách tài khóa thuận chu kỳ:
Thực hiện chính sách tài khóa mở rộng khi nền kinh tế lạm phát cao ( tăng G, giảm T),
CSTK thu hẹp (giảm G, tăng T) khi nền kinh tế suy thối.
* chính sách tài khóa nghịch chu kỳ:
Thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp (giảm G, tăng T) khi nền kinh tế lạm phát cao, CSTK
mở rộng ( tăng G, giảm T) khi nền kinh tế suy thoái.
Câu 10: Tác động của dòng vốn vào đối với cán cân thanh toán và bất ổn đối với kinh tế vĩ mô
diễn ra theo cơ chế phổ biến nào?
Tác động của dịng vốn vào đối với cán cân thanh tốn:

+ Dòng ngoại tệ vào làm tăng tài khoản vốn giúp nâng cao khả năng thanh khoản của tài khoản
quốc gia.
+ Tuy nhiên nó cũng có mặt tiêu cực, đó là:
* Tác động thông qua cán cân thương mại:
Xu hướng tăng cán cân thương mại của khối ĐTNN đặc biệt đối với các
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã “chèn lấn” các doanh nghiệp trog nước bằng cách thực hiện
các thương vụ sáp nhập và thơn tính (M&A) các doanh nghiệp trong nước nhằm độc chiếm lợi
nhuận. Với tỷ trọng xuất khẩu cao của các doanh nghiệp ĐTNN có làm thúc đẩy tăng trưởng GDP
trong nước, nhưng khi có biến động của nền kinh tế thì sự thối lui của khối này sẽ
18


ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của quốc gia; cuối cùng, về lâu dài các quốc gia chủ yếu phải
dựa vào khối đầu tư trong nước để phát triển.
* Tác động thông qua chuyển lợi nhuận đầu tư ra nước ngoài. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến
cán cân thanh toán của các quốc gia đang phát triển.
* Tác động do tăng chi phí mua các bằng sáng chế, know-how nhằm độc quyền kỹ thuật cao
Các doanh nghiệp ĐTNN thường mua các sáng chế và bí quyết sản xuất để độc chiếm cơng nghệ,
nhờ đó gia tăng lợi nhuận từ đầu tư.
- Các luồng vốn vào và bất ổn kinh tế vĩ mô, được diễn ra theo cơ chế sau:
+ Các dịng vốn vào lớn có thể gây ra tình trạng bất ổn nếu khơng được vơ hiệu hóa, nhưng để vơ
hiệu hóa địi hỏi một thị trường trái phiếu phát triển mà thường là khơng có ở các nền kinh tế mới
nổi.
+ Nếu các dòng vốn vào chuyển hóa thành các dịng tín dụng trong nước thì chu kỳ phát triển bùng
nổ hay nóng lên bắt đầu.
+ Rõ ràng là điều này đã xảy ra ở Việt Nam mặc dù đã có những biện pháp kịp thời ngăn chặn dịng
tín dụng phát triển thành khủng hoảng
Có the mơ tả qua sơ đồ sau:

Câu 11: Bộ ba bất khả thi là gì?

 Bộ ba bất khả thi là gì?
Lý thuyết bộ ba bất khả thi (The Impossible Trinity (hay Inconsistent Trinity hay Triangle of
Impossibility)) là một chính sách kinh tế quốc tế. Lý thuyết phát biểu rằng: một quốc gia không
thể đồng thời thực hiện cùng một lúc 3 mục tiêu chính sách vĩ mơ:

Ổn định tỷ giá

Tự do hóa dịng vốn

Chính sách tiền tệ độc lập
“Bạn khơng thể có đồng thời tất cả: một quốc gia chỉ có thể chọn tối đa 2 trong 3. Nó có thể
chọn một chính sách ổn định tỷ giá nhưng phải hi sinh tự do hóa dịng vốn tức là tiếp tục kiếm soát
19


vốn (giống như Trung Quốc ngày nay), nó có thể chọn một chính sách tự do hóa dịng vốn nhưng
vẫn tự chủ về tiền tệ, song phải để tỷ giá thả nổi (giống như Anh hoặc Canada), hoặc nó có thể chọn
kiểm sốt vốn và ổn định chính sách tiền tệ , nhưng phải thả nổi lãi suất để chống lạm phát hoặc
suy thoái (giống như Achentina hoặc hầu hết Châu Âu)"-- trích lời đề tặng Robert Mundell - Paul
Krugman, 1999.
 Trong nền kinh tế mở cửa với thế giới bên ngồi, ba yếu tố gồm: (1) dịng vốn chảy vào và
chảy ra; (2) tỷ giá hối đoái; và (3) lạm phát ln có liên hệ mật thiết với nhau.
Nếu nguồn vốn được tự do lưu chuyển thì khi đó có 2 trường hợp xảy ra: vốn đổ vào quá nhiều
hoặc q ít. Ta xét trường hợp dịng vốn chảy vào trong nước nhiều, khi đó, đồng nội tệ có sức ép
lên giá. Để cố định tỷ giá, NHTW buộc phải mua ngoại tệ vào, bơm nội tệ ra. Động thái này sẽ làm
cho lạm phát trong nước tăng. Khi đó, nếu chính sách tiền tệ là độc lập, để kiềm chế lạm phát,
NHTW lại phải hút bớt tiền trong lưu thông. Như vậy, hành động ban đầu của NHTW và hành động
về sau là mâu thuẫn nhau. Do vậy, bộ ba bất khả thi xuất hiện: NHTW không thể đồng thời cố định
tỷ giá, thực hiện chính sách tiền tệ độc lập trong khi tự do hóa dịng vốn.
 Tham khảo bộ ba bất khả thi của một số quốc gia trên thế giới:

/>%E1%BA%A3-thi-%E1%BB%9F-VN
CÂU 11:
Lý thuyết bộ ba bất khả thi - The Impossible Trinity (hay Inconsistent Trinity hoặc Triangle of
Impossibility) là một chính sách kinh tế quốc tế. Lý thuyết phát biểu rằng: một quốc gia không thể
đồng thời thực hiện cùng một lúc 3 mục tiêu chính sách vĩ mơ:


Ổn định tỷ giá



Tự do hóa dịng vốn



Chính sách tiền tệ độc lập

“Bạn khơng thể có đồng thời tất cả: một quốc gia chỉ có thể chọn tối đa 2 trong 3. Nó có thể chọn
một chính sách ổn định tỷ giá nhưng phải hi sinh tự do hóa dịng vốn tức là tiếp tục kiếm sốt vốn
(giống như Trung Quốc ngày nay), nó có thể chọn một chính sách tự do hóa dịng vốn nhưng vẫn tự
chủ về tiền tệ, song phải để tỷ giá thả nổi (giống như Anh hoặc Canada), hoặc nó có thể chọn kiểm
sốt vốn và ổn định chính sách tiền tệ , nhưng phải thả nổi lãi suất để chống lạm phát hoặc suy
thoái (giống như Achentina hoặc hầu hết Châu Âu)"-- trích lời đề tặng Robert Mundell - Paul
Krugman, 1999.
Đây là mơ hình lý thuyết rất phổ biến, gọi là mơ hình Mundell- Fleming được Robert Mundell và
Marcus Fleming phát triển trong những năm 1960. Và vào những năm 1980 khi vấn đề kiểm soát
vốn bị thất bại ở nhiều quốc gia cùng với mâu thuẫn giữa việc neo giữ tỷ giá và chính sách tiền tệ
20



độc lập ngày càng rõ ràng thì Lý thuyết bộ ba bất khả thi đã trở thành nền tảng cho kinh tế học vĩ
mô của nền kinh tế mở.
Một kiểu khác của lý thuyết bộ ba bất khả thi rất được chú ý - với một chính sách ổn định tỷ giá
hồn hảo, với một tài khoản vốn mở (khơng bị kiểm sốt) hồn hảo, nhưng một quốc gia vẫn hồn
tồn khơng thể tự chủ chính sách tiền tệ. Những ví dụ lặp lại trên thế giới cho thấy ở những nơi và
thời điểm mà tài khoản vốn bắt đầu được tự do , thì cùng lúc xuất hiện một chính sách tỷ giá cứng
nhắc hơn và sự tự chủ về chính sách tiền tệ cũng giảm đi.
Song song với sự phát triển thương mại và dịch vụ trong thế giới hiện đại, kiểm soát vốn rất dễ bị
lãng quên. Thêm nữa, vấn đề kiểm sốt vốn cịn thể hiện những thay đổi của quốc gia không đúng
thực tế. Do vậy rất khó để một quốc gia có được một hệ thống kiểm soát vốn thật sự hiệu quả. Lý
thuyết bộ ba bất khả thi khẳng định rằng: trong điều kiện ngày nay, một quốc gia phải lựa chọn giữa
việc giảm thiểu sự thay đổi tỷ giá hoặc điều hành một chính sách tiền tệ độc lập ổn định. Nó khơng
thể có đồng thời cả hai.
Tại sao lại có " bộ ba bất khả thi"?
Nếu nguồn vốn được tự do lưu chuyển thì khi đó có 2 trường hợp xảy ra: vốn đổ vào quá nhiều
hoặc quá ít. Ta xét trường hợp dòng vốn chảy vào trong nước nhiều, khi đó, đồng nội tệ có sức ép
lên giá. Để cố định tỷ giá, NHTW buộc phải mua ngoại tệ vào, bơm nội tệ ra. Động thái này sẽ làm
cho lạm phát trong nước tăng. Khi đó, nếu chính sách tiền tệ là độc lập, để kiềm chế lạm phát,
NHTW lại phải hút bớt tiền trong lưu thông. Như vậy, hành động ban đầu của NHTW và hành động
về sau là mâu thuẫn nhau. Do vậy, bộ ba bất khả thi xuất hiện: NHTW không thể đồng thời cố định
tỷ giá, thực hiện chính sách tiền tệ độc lập trong khi tự do hóa dịng vốn.
Câu 12: Nếu tỷ lệ lạm phát của nước A cao hơn nước B thì tỷ giá hối đoái giữa
đồng tiền của hai nước như thế nào?
Trả lời:
Khi tỷ lệ lạm phát ở một quốc gia tăng lên hay giảm xuống sẽ làm giá trị của đồng tiền
nước đó thay đổi dẫn tới tỷ giá hối đối của đồng tiền nước đó so với nước ngồi bị biến
động. Nếu mức lạm phát của một nước này cao hơn mức lạm phát của nước khác thì sức
mua của nội tệ sẽ giảm so với ngoại tệ. Lạm phát cao càng kéo dài, đồng tiền càng mất giá, sức
mua của tiền trong nước giảm thì làm cho tỷ giá hối đối tăng lên.
Hoặc có thể giải thích:

21


Khi một nước có lạm phát, sức mua đồng nội tệ giảm, với tỷ giá hối đối khơng đổi, hàng hoá dịch
vụ trong nước đắt hơn trên thị trường nứơc ngồi trong khi hàng hố dịch vụ nước ngồi rẻ hơn trên
thị trường trong nứơc. Theo quy luật cung cầu, cư dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại
nhiều hơn vì giá rẻ hơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đối tăng.
Tương tự vì tăng giá, cư dân nước ngoài sẽ dùng hàng nhập khẩu hơn. Hoạt động xuất khẩu giảm
sút, cung ngoại tệ trên thị trường giảm, tỷ giá hối đoái tăng. Như vậy lạm phát ảnh hưởng đến cả
cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng
nhanh hơn. Trên thị trưòng tiền tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm
giữ các tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng. Trong trường
hợp các quốc gia đều có lạm phát thì những tác động trên sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối
giữa các quốc gia. Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn, đồng nội tệ quốc gia đó sẽ mất giá một
cách tương đối và tỷ giá hối đoái tăng.
Câu 13:
* Cơ chế tỷ giá hối đoái cố đinh:
Định nghĩa:
- Tỷ giá được xác định và duy trì một cách cố định (tại một điểm hay một khoảng hẹp) trong
một thời kỳ dài.
- Ngân hàng Trung ương thường được chỉ định là cơ quan xác định và duy trì tỷ giá cố định.
- Tỷ giá áp dụng trong các hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường chính thức là tỷ giá quy
định bởi Ngân hàng Trung ương.
Ưu điểm của chế độ tỷ giá cố định (thường được áp dụng tại các nền kinh tế có trình độ phát
triển chưa cao.)
- Hạn chế sự biến động của tỷ giá vì vậy khơng cần phải dự phịng cho rủi ro tỷ giá
- Chính phủ và ngân hàng trung ương dễ dàng đạt được các mục tiêu liên quan
Nhược điểm của tỷ giá cố định
- Thị trường ngoại hối không phát triển và ln tiềm ẩn những hạn chế và tình trạng mất cân
đối cung cầu

- Tình trạng khan hiếm ngoại tệ rất phổ biến hạn chế sự phát triển thương mại quốc tế
- Chi phí can thiệp và quản lý dự trữ ngoại hối rất lớn .
- Tạo ra tâm lý ỷ lại cho người dân và doanh nghiệp.
Ngoài ra, nếu đồng tiền áp dụng theo cơ chế tỷ giá hối đoái này được định giá quá cao hay quá
thấp đều ảnh hưởng mạnh hoạt động của nền kinh tế. Cơ chế tỷ giá này cũng chịu nhiều rủi ro
khi có sự tấn công tiền tệ. Không những vậy, cơ chế tỷ giá hối đối cố định dễ làm cho tình
trạng 2 tỷ giá và thị trường chợ đen phát triển.
*Cơ chế tỷ giá hối đối thả nổi hồn tồn: là một tỷ giá hồn tồn do cung cầu quyết định,
khơng có bất cứ sự can thiệp nào của chính phủ. (thường được áp dụng tại các nền kinh tế phát
triển)
Ưu:
- Chế độ tỷ giá thả nổi nhạy với thị trường ngoại hối nên cho phép làm dịu tác động của
các cú sốc và chu kỳ kinh doanh nước ngoài.
- Thêm vào đó, nó khơng bóp méo các hoạt động kinh tế.
Nhược:
- Nếu tỷ giá biến động mạnh sẽ ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế. Cơ chế tỷ giá này chỉ áp
dụng được các nền kinh tế mạnh và có một thị trường tương đối phát triển.
22


*Cơ chế tỷ giá hối đối thả nổi có quản lý:
Cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết là một chế độ tỷ giá hối đoái nằm giữa hai chế độ thả nổi và cố
định. Với cơ chế tỷ giá này NHTW sẽ công bố một mức tỷ giá nào đó và thường xuyên điều chỉnh
theo những thay đổi trong cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối quốc gia, và tín hiệu trên thị trường
chợ đen.
Một vài lý do cơ bản để NHTW can thiệp vào tỷ giá đó là:
1. NHTW có khả năng ảnh hưởng để tỷ giá ở mức hợp lý hơn.
2. NHTW can thiệp để giảm chi phí do hiện tượng tăng vọt tỷ giá.
3. NHTW can thiệp để các hoạt động kinh tế trở nên trơn tru hơn.
Cơ chế tỷ giá này được áp dụng khá phổ biến tại các nền kinh tế đang phát triển. NHTW điều hành

tỷ giá bằng cách công bố tỷ giá mục tiêu và mua bán ngoại tệ trên thị trường để giữ tỷ giá ở gần
vùng mục tiêu cơng bố trước đó. Ưu điểm là nó tạo ra một môi trường kinh doanh tương đối ổn
định. Tuy nhiên, cịn nhược điểm là buộc NHTW phải có khả năng điều hành hiệu quả.
Câu 13: Ưu - nhược điểm mỗi cơ chế TGHĐ
 TGHĐ cố định:
o Ưu điểm:

Tỷ giá ổn định góp phần ổn định giá cả trong nước và ổn định kinh tế

Thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế do hạn chế những rủi ro về biến động tỷ giá
và do có sự ràng buộc lẫn nhau giữa các nước

CP có kỷ luật trong việc hoạch định và thực thi chính sách vĩ mơ nhằm tránh tình
trạng cạn kiệt dự trữ ngoại hối hoặc luồng cung tiền quá lớn.

Hạn chế tình trạng đầu cơ ngoại tệ gây bất ổn nền kinh tế
o Nhược điểm:

Tạo ra sự chênh lênh giữa tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa

Tạo ra tỷ giá chợ đen

NHTW phải có một lượng ngoại tế đủ lớn để duy trì tỷ giá và phải thương xuyên
giám sát sự biến động của tỷ giá đăc biệt khi có các bất ổn kinh tế - chính trị trên thế giới

CSTT không thể được sử dụng để theo đuổi các mục tiêu chính sách khác ngồi việc
duy trì TGHĐ
 TGHĐ thả nổi:
o Ưu điểm:


NHTW khơng phải quan tâm đến tình trạng cán cân thanh tốn quốc tế vì cán cân sẽ
tự điều chỉnh để đạt trạng thái cân bằng

Đảm bảo được tính độc lập của CSTT khơng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài

Nền kinh tế trở nên độc lập cho phép các nền kinh tế thích nghi được những ảnh
hưởng của cú sốc về giá cả bên ngoài
o Nhược điểm:

Các hoạt động thương mại quốc tế dễ gặp rủi ro do chịu sự biến động về tỷ giá
 TGHĐ thả nổi có quản lý:
o Ưu điểm:

Tỷ giá tương đối ổn định do đó góp phần thúc đẩy các quan hệ kinh tế quốc tế.
o Nhược điểm:

NHTW phải có lượng ngoại tệ đủ mạnh để can thiệp thị trường khi cần thiết và phải
xác định mức độ phù hợp nếu không sẽ trở thành TGHĐ cố định
23


Câu 14/ Tại sao cơ chế tỷ giá cố định có rủi ro bị tấn cơng đầu cơ:
− Khi Ngân hàng TW của một quốc gia tuyên bố (hoặc ngầm định) giữ tỷ giá cố định hoặc biến
động trong một biên độ dao động hẹp, các nhà đầu cơ sau khi tìm hiểu các thơng tin sẽ dự đốn
& kỳ vọng rằng đồng nội tệ đang bị định giá cao hơn giá trị thực so với USD, và nếu họ biết rõ
về khả năng can thiệp vào tỷ giá của NHTW thông qua việc sử dụng quỹ dự trữ ngoại tệ của
mình là có hạn, thì họ sẽ tấn cơng vào cơ chế neo giữ tỷ giá này bằng cách liên tục vay bằng nội
tệ rồi mua USD tại nước sở tại theo tỷ giá trên thị trường ngoại hối chính thức. Vì cầu USD tăng
lên nên NHTW phải bán USD ra để can thiệp nhằm bình ổn tỷ giá. Nhưng hành động can thiệp
này có hạn phụ thuộc vào mức độ dự trữ ngoại hối của NHTW cũng như phụ thuộc vào mức độ

tấn công dai dẳng của nhà đầu cơ. Trong tình huống xấu nhất, NHTW mặc dù đã sử dụng quá
nhiều dự trữ ngoại hối của mình nhưng vẫn khơng thắng nổi ý chí tấn cơng liên tục của nhà đầu
cơ nên buộc phải từ bỏ ý định can thiệp ổn định tỷ giá. Kết cục là đồng bản tệ bị phá giá tự do
khơng kiểm sốt, gây hoảng loạn trong giới đầu tư nước ngoài, làm nhu cầu chuyển đổi từ nội tệ
sang ngoại tệ càng tăng mạnh, đến lượt nó lại làm cho nội tệ mất giá hơn nữa trong vịng xốy
trơn ốc.
Đến lúc này, các nhà đầu cơ tiền tệ mới ung dung tung một phần USD mà họ mới vừa mua trước
đây ở nước sở tại ra để mua nội tệ nhằm thanh toán các khoản vay bằng nội tệ từ hệ thống ngân
hàng sở tại dùng để tấn công hệ thống tỷ giá nước này. Nói là họ chỉ tung “một phần” USD vì đồng
nội tệ đã bị phá giá rất nhiều so với thời điểm họ vay ngân hàng nên nay họ chỉ cần một phần trong
số USD mua gom được là cũng đủ để mua lại đúng số bản tệ mà họ đã vay. Kết quả là nhà đầu cơ
thu được một khoản USD chênh lệch đáng kể từ hoạt động tấn cơng mang tính đầu cơ này. Cịn nền
kinh tế sở tại thì bị tổn thương nghiêm trọng với đồng bản tệ mất giá, nhà đầu tư nước ngoài nghiêm
túc (dài hạn) thì hoảng sợ bỏ chạy, các hoạt động sản xuất và kinh doanh bị đình đốn, và nền kinh tế
thậm chí có khả năng rơi vào khủng hoảng.
14. Vì sao cơ chế tỷ giá cố định có nhiều khả năng bị tấn công đầu cơ?
Do mất tự chủ về tiền tệ.khi chính sách tiền tệ bị ràng buộc để giữ vững tỷ giá, các quốc gia không
thể linh hoạt trong việc điều chỉnh những bất cân xứng trong nền kinh tế một cách nhanh nhất.
Nhằm đối phó với những biến động trong nước và bên ngoài để ổn định giá trị bản tệ địi hỏi chi phí
cơ hội do phải duy trì một lượng dự trữ ngoại hối khá lớn
Chính sách tỷ giá cố định cũng được cho là quá cứng nhắc vì đã che khuất nội tệ. Sự che đậy thơng
tin này tạo ra tính khơng chắc chắn, kích thích các kẻ đầu cơ tấn cơng vào các đồng tiền này và
nhiều nước sẽ giảm dự trữ ngoại hối khi cố gắng bảo vệ đồng tiền của mình chứ khơng chịu để nó
24


mất giá, Thái Lan trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á là một ví dụ điển hình. Ngồi ra, việc
thực hiện các biện pháp chính sách nhằm giữ cho tỷ giá hối đối cố định tương đối khó khăn và tốn
kém. Chi phí can thiệp và quản lý dự trữ ngoại hối rất lớn để can thiệp vào thị trường ngoại hối khi
cần thiết.

Câu 15: Các công cụ ổn định tự động là gì? Vì sao các nước đang phát triển thường khơng có
cơng cụ ổn định tự động nền kinh tế? Tại sao chính sách tài khóa thường thuận chu kỳ ở các
nước đang phát triển?
Theo học thuyết Keynes, chính sách tài khóa được sử dụng để chống lại chu kỳ kinh tế, hay cịn gọi
là chính sách tài khóa tùy ý có thể được tách ra 2 phần: chính sách tài khóa mở rộng (được sử dụng
để kích thích kinh tế thơng qua chính sách kích cầu xã hội hiệu quả), chính sách tài khóa kiềm chế
(được sử dụng để kiềm chế sức ép lạm phát). Một hình thức của chính sách tài khóa phản chu kỳ
được biết đến như là ổn định tự động. Nghĩa là có những chính sách được thiết kế tự nó điều chỉnh
làm cho chính sách tài khóa mở rộng trong thời kỳ suy thoái và thu hẹp trong thời kỳ tăng trưởng
cao như là chính sách bảo hiểm, an sinh xã hội, thuế thu nhập…
Khi một nền kinh tế đối mặt với hố suy thối, chi tiêu chính phủ có thể đưa tổng cầu AD đến
mức sản lượng tiềm năng: Tăng chi mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ (phục vụ công việc
công), cắt giảm thuế, tăng các khoản chuyển nhượng.
Khi tổng cầu vượt mức sản lượng tiềm năng, tạo ra lạm phát. Vì vậy chính phủ có thể làm
giảm tổng cầu thơng qua: Cắt giảm chi tiêu chính phủ về các hàng hóa và dịch vụ, tăng thuế, giảm
các khoản chuyển nhượng.
Khi các nước tiến hành các chính sách tài khóa mở rộng và lúc có lạm phát, hay tiến hành
chính sách tài khóa thắt chặt khi có suy thối, thì người ta gọi các chính sách tài khóa đó là theo chu
kỳ hay thuận chu kỳ. Ngược lại là chính sách tài khóa ngược chu kỳ hay nghịch chu kỳ.
Các nước phát triển đạt được các chính sách tài khóa ngược chu kỳ thơng qua các cơng cụ
bình ổn tự động: Bảo hiểm thất nghiệp và các chuyển khoản nhượng xã hội tăng lên khi thất nghiệp
cao, Chính sách thuế cũng có thể ngược chu kỳ (thu nhập cá nhân giảm làm giảm doanh thu của
chính phủ).
Các nước đang phát triển thường khơng có các cơng cụ bình ổn tự động. Hiếm có các
khoản bảo hiểm thất nghiệp. Các khoản chuyển nhượng xã hội chỉ chiếm một phần nhỏ trong ngân
sách. Tiêu dùng của chính phủ và tiền lương chiếm phần lớn chi tiêu trong các nước đang phát triển.
Thuế ở các nước đang phát triển cũng thường là thuế gián thu(thuế thương mại và thuế tiêu dùng)
thay vì thuế trực thu( thuế thu nhập).
Chính sách tài khóa thường thuận chu kỳ ở các nước đang phát triển:
- Các dịng vốn vào rịng có tính thuận chu kỳ tại hầu hết các nước OECD và các nước đang

phát triển: Các nước có xu hướng vay mượn nhiều hơn trong thời kỳ kinh tế thuận lợi và trả
nợ vào lúc khó khăn. Nói cách khác, chính phủ và các doanh nghiệp mất nhiều nguồn tiếp
cận với các khoản vay quốc tế vào những lúc khó khăn.
- Chính sách ngân sách của các nước OECD nhìn chung hoặc có tính nghịch chu kỳ, hoặc
khơng theo chu kỳ. Ngược lại rất rõ rang, chính sách ngân sách của các nước đang phát triển
chủ yếu có tính thuận chu kỳ. Chính phủ chi tiêu nhiều hơn cho các khoản đầu tư và các
khoản cơng ích xã hội vào thời kỳ thuận lợi, và cắt giảm chi tiêu và thời kỳ khó khăn. Rất

25


×