S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
MẠC CHÍ THIỆN
NGHIÊN CỨU LƢỢNG CO2 HẤP THỤ CỦARỪNG
TRỒNG BẠCH ĐÀN ĐỎ (EUCALYPTUS ROBUSTA)
Ở HỮU LŨNG – LẠNG SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Thái Nguyên - 2013
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
MẠC CHÍ THIỆN
NGHIÊN CỨU LƢỢNG CO2 HẤP THỤ CỦARỪNG
TRỒNG BẠCH ĐÀN ĐỎ (EUCALYPTUS ROBUSTA)
Ở HỮU LŨNG – LẠNG SƠN
Chuyên ngành : Lâm học
Mã số: 60620201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Quế Anh
Thái Nguyên – 2013
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ
trợ từ Giáo viên hướng dẫn TS. Vũ Thị Quế Anh. Các nội dung nghiên cứu và
kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu
phục vụ cho việc phân tích, nhận xét đánh giá được chính tác giả điều tra từ
hiện trường và thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu
tham khảo. Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác đã được thể hiện trong phần tài liệu
tham khảo.
Nếu có phát hiện bất cứ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình.
Thái Nguyên, ngày 8 tháng 9 năm 2013
Mạc Chí Thiện
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện theo chương trình đào tạo Cao học Lâm
nghiệp của Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên (khóa 19,
năm 2011-2013).
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được
sự quan tâm giúp đỡ của Khoa Sau Đại học, Khoa Lâm nghiệp và các thầy cô
giáo của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Vũ Thị Quế Anh, người hướng
dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Phòng Quản lý & Đào tạo Sau Đại học,
Khoa Lâm nghiệp, các thầy cô quản lý phòng thí nghiệm - Viện Khoa học Sự
sống trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này.
Xin cảm ơn cán bộ UBND xã Hòa Thắng, Cán bộ phòng Tài nguyên &
Môi trường huyện Hữu Lũng đã cung cấp các thông tin về địa bàn nghiên
cứu, các hộ dân trồng rừng trên địa bàn nghiên cứu đã tạo điều kiện giúp đỡ
tác giả trong việc thu thập số liệu hiện trường để thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Mạc Chí Thiện
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu 2
2.1. Mục tiêu tổng quát: 2
2.2. Mục tiêu cụ thể: 3
3. Đối tƣợng nghiên cứu 3
4. Giới hạn nghiên cứu 3
5. Ý nghĩa 3
Chương 1 4
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4
1.1. Trên thế giới 4
1.2. Ở Việt Nam 6
1.3. Nhận xét chung 14
1.4. Điều kiện cơ bản khu vực nghiên cứu 14
1.4.1. Điều kiện tự nhiên 15
1.4.1.1. Vị trí địa lý 15
1.4.1.2. Địa hình 15
1.4.1.3. Khí hậu 16
1.4.1.4. Tài nguyên đất 16
1.4.1.5. Tài nguyên nước 17
1.4.1.6. Tài nguyên rừng 18
1.4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 18
1.4.2.1. Đặc điểm kinh tế 18
1.4.2.2. Đặc điểm xã hội 21
1.4.3. Nhận xét 24
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
iv
1.4.3.1. Thuận lợi 24
1.4.3.2. Những tồn tại 25
Chương 2 26
NỘI DUNG VÀ PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Nội dung nghiên cứu 26
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 26
2.2.1. Phương pháp tiếp cận 26
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 26
2.2.2.1. Phương pháp kế thừa tài liệu 26
2.2.2.2. Phương pháp điều tra thực địa 27
Chương 3 31
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31
3.1. Lƣợng CO2 hấp thụ của cá thể cây bạch đàn từ 1 đến 6 năm tuổi 31
3.1.1. Lượng CO2 hấp thụ của cá thể bạch đàn 1 năm tuổi 31
3.1.2. Lượng CO2 hấp thụ của cá thể bạch đàn 2 năm tuổi 34
3.1.3. Lượng CO2 hấp thụ của cá thể bạch đàn 3 năm tuổi 38
3.1.4. Lượng CO2 hấp thụ của cá thể bạch đàn 4 năm tuổi 41
3.1.5. Lượng CO2 hấp thụ của cá thể bạch đàn 5 năm tuổi 43
3.1.6. Lượng CO2 hấp thụ của cá thể bạch đàn 6 năm tuổi 47
3.2. Lƣợng CO2 hấp thu của lâm phần bạch đàn và đề xuất một số ứng
dụng trong việc xác định lƣợng CO2 hấp thụ của trạng thái rừng trồng
bạch đàn đỏ 49
3.2.1. Lượng CO2 hấp thu của lâm phần bạch đàn 49
3.2.2. Đề xuất một số ứng dụng trong việc xác định lượng CO
2
hấp thụ
đuợc của trạng thái rừng trồng bạch đàn 51
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 52
1. Kết luận 52
2. Tồn tại 52
3. Kiến nghị 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
C : Cacbon
CDM : Clean Development Mechanism - Cơ chế phát triển sạch
GIS : Geographic Information System - Hệ thống thông tin địa lý
GTSX: Giá trị sản xuất
IPCC : Intergovernmental Panel on Climate Change - Ủy ban Liên Chính phủ
về Thay đổi khí hậu
NLTS : Nông lâm thủy sản
Otc : Ô tiêu chuẩn
UBND: Ủy ban Nhân dân
UNEP: United Nations Environment Programme - Chương trình môi trường
của Liên Hiệp Quốc
UNFCCC: UN Framework Convention on Climate Change - Công ước khung
của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Lượng C tích lũy theo kiểu rừng
Bảng 3.1: Kết quả điều tra phân bố theo cấp kính các otc bạch đàn 1 năm tuổi
Bảng 3.2: Khối luợng tươi cây cây tiêu chuẩn của bạch đàn 1 năm tuổi
Bảng 3.3: Khối lượng khô của cây tiêu chuẩn bạch đàn 1 năm tuổi
Bảng 3.4: lượng C tích trữ và lượng CO2 hấp thụ ở cây tiêu chuẩn 1 năm tuổi
Bảng 3.5: Phân bố theo cấp kính của các otc bạch đàn 2 năm tuổi
Bảng 3.6: khối lượng tươi cây tiêu chuẩn 2 năm tuổi
Bảng 3.7: Lượng C tích trữ và Lượng CO2 hấp thụ của cá thể bạch đàn 2 năm
tuổi
Bảng 3.8: Phân bố theo cấp kính của bạch đàn 3 năm tuổi trên hai otc.
Bảng 3.9: Khối lượng tươi các bộ phận cây tiêu chuẩn 3 năm tuổi
Bảng 3.10: Lượng C tích trữ và Luợng CO2 hấp thụ của cây tiêu chuẩn 3 năm
tuổi
Bảng 3.11: Phân cấp kính của bạch đàn 4 năm tuổi trên hai otc.
Bảng 3.12: Khối lượng tươi cây tiêu chuẩn 4 năm tuổi
Bảng 3.13: Lượng C tích trữ và lượng CO2 hấp thụ của cây tiêu chuẩn 4 năm
tuổi
Bảng 3.14: Phân bố theo cấp kính của bạch đàn 5 năm tuổi trên hai otc
Bảng 3.15: Khối lượng tươi cây tiêu chuẩn 5 năm tuổi
Bảng 3.16: Lượng C tích trữ và lượng CO2 hấp thu của cây tiêu chuẩn 5 năm
tuổi
Bảng 3.17: Kết quả điều tra đường kính trên hai otc bạch đàn 6 năm tuổi
Bảng 3.18: Khối lượng tươi cây tiêu chuẩn 6 năm tuổi
Bảng 3.19: Lượng C tích trữ và lượng CO2 hấp thụ của cây tiêu chuẩn 6 năm
tuổi
Bảng 3.20: Lượng C tích trữ và lượng CO2 hấp thụ/ha rừng trồng bạch đàn từ 1
năm tuổi đến 6 năm tuổi.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Chiều cao của 30 cây bạch đàn 1 năm tuổi đo được trên hai otc
Hình 3.2: Tỉ lệ giữa khối luợng các bộ phận so với tổng khối lượng cả cây
Hình 3.3: Chiều cao của 30 cây bạch đàn 2 năm tuổi đo trên hai otc
Hình 3.4: Tỉ lệ giữa khối lượng các bộ phận so với sinh khối cả cây ở cây tiêu
chuẩn
Hình 3.5: Chiều cao của 30 cây bạch đàn 3 năm tuổi đo trên hai otc
Hình 3.6: Tỉ lệ giữa khối lượng các bộ phận so với khối lượng cả cây
Hình 3.7: Chiều cao 30 cây bạch đàn 4 năm tuổi đo trên hai otc.
Hình 3.8: Kết quả điều tra chiều cao trên hai otc bạch đàn 5 năm tuổi
Hình 3.9: Kết quả điều tra chiều cao trên hai otc bạch đàn 6 năm tuổi
Hình 3.10: lượng C tích trữ và CO2 hấp thụ/ha
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nhằm ngăn chặn những biến đổi khí hậu do phát thải khí nhà kính gây
ra, tại hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển ở
Rio de janeiro-Braril (tháng 6/1992), với sự tham gia của 160 quốc gia, trong
đó có Việt Nam đã ký công ước khung về biến đổi khí hậu toàn cầu
(UNFCCC). Mục tiêu của Công ước là nhằm làm ổn định nồng độ nhà kính
trong khí quyển để ngăn chặn những tác động nguy hiểm của nó đối với khí
hậu toàn cầu [22].
Để có thể triển khai thực hiện Công ước, tại hội nghị các bên lần thứ 3
tổ chức vào tháng 12 năm 1997, Nghị định thư Kyoto được đệ trình. Nội dung
quan trọng của Nghị định thư là đưa ra chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính có
tính ràng buộc pháp lý đối với các nước phát triển và cơ chế giúp các nước
đang phát triển đạt được sự phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững
thông qua thực hiện “Cơ chế phát triển sạch” (CDM - Clean Development
Mechanism) [25]. CDM đã mở ra cơ hội lớn cho ngành lâm nghiệp trong việc
bán tín chỉ C tích lũy bởi hệ sinh thái rừng để tạo nguồn sống cho người dân
và tái đầu tư phát triển rừng.
Ở Việt Nam, vấn đề thương mại hóa các giá trị dịch vụ môi trường rừng
bao gồm khả năng hấp thụ CO
2
của rừng còn rất mới mẻ nhưng lại rất được sự
quan tâm nghiên cứu trong một vài năm gần đây. Việt Nam đã thực sự quan tâm
đến vấn đề biến đổi khí hậu và là một trong những quốc gia tiên phong ở Đông
Nam Á thực hiện chi trả các dịch vụ môi trường rừng. Ngày 10 tháng 04 năm
2008 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 380/QĐ-TTg về chính sách thí
điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng được thực hiện thí điểm tại 2 tỉnh Sơn La
và Lâm Đồng [23].
Sau hai năm thực hiện thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng theo
quyết định 380/QĐ-TTg, ngày 24 tháng 09 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ đã
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
2
ra Nghị định số 99/2010/NĐ-TTg về chính sách chi trả môi trường rừng [24].
Theo Nghị định này, các tổ chức cá nhân được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường
rừng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng của các khu
rừng tạo ra dịch vụ đã cung ứng trong đó có hấp thụ CO
2
và lưu giữ C của
rừng.
Để các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng có thể tiến hành được
thì cần phải có các nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO2 và lưu giữ C ở các loại
rừng, không chỉ rừng tự nhiên mà cả ở các hệ thống rừng trồng. Ở thời điểm hiện
tại khi mà các hệ thống rừng tự nhiên vẫn có nguy cơ xuống cấp về chất lượng
thì các hệ thống rừng trồng có vai trò ngày càng lớn đối với lâm nghiệp nói riêng
và toàn thể xã hội nói chung.
Hữu Lũng là một huyện phát triển mạnh về lâm nghiệp của tỉnh lạng
sơn. Hiện nay, Hữu Lũng được coi là đại diện cho vùng Đông Bắc về trồng
rừng nguyên liệu (chủ yếu cây bạch đàn) phục vụ cho công nghiệp sản xuất
giấy, sản xuất ván dán. Bạch đàn là cây sinh trưởng nhanh nên khả năng hấp
thụ CO2 là rất lớn. Với diện tích rừng trồng tới gần 14.000 ha như ở Hữu
Lũng thì lượng CO2 được hấp thụ sẽ là một con số không nhỏ, để tìm ra được
lượng CO2 mà rừng trồng bạch đàn ở địa phương này hấp thụ là bao nhiêu thì
cần phải có những nghiên cứu cụ thể. Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài
“Nghiên cứu lượng CO
2
hấp thụ của rừng trồng Bạch đàn đỏ (Eucalyptus
robusta) ở Hữu Lũng – Lạng Sơn” được đặt ra là thực sự cần thiết, có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Góp phần vào nghiên cứu định lượng khả năng hấp thụ CO
2
của rừng
trồng ở nước ta làm cơ sở xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
3
2.2. Mục tiêu cụ thể:
+ Xác định được khả năng hấp thụ CO2 của các cá thể bạch đàn đại
diện cho các trạng thái bạch đàn từ 1 năm tuổi đến 6 năm tuổi.
+ Xác định được khả năng hấp thụ CO
2
của trạng thái rừng trồng bạch
đàn từ 1 năm tuổi đến 6 năm tuổi ở Hữu Lũng – Lạng Sơn. Đề xuất được một
số ứng dụng trong việc xác định lượng CO
2
hấp thụ của rừng bạch đàn trên
địa bàn nghiên cứu.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là trạng thái rừng trồng cây bạch đàn.
4. Giới hạn nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung: Do thời gian, kinh phí hạn chế và các đặc điểm
đặc trưng của rừng trồng bạch đàn đỏ nên đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu khả
năng hấp thụ CO2 của tầng cây bạch đàn mà bỏ qua nghiên cứu lượng CO2
tương đương dưới dạng C tích lũy trong đất và trong vật rơi rụng của rừng
bạch đàn trên khu vực nghiên cứu.
- Giới hạn về địa điểm nghiên cứu: Huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
- Giới hạn về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10 năm
2012 đến tháng 9 năm 2013.
5. Ý nghĩa
Kết quả của đề tài sẽ góp phần vào các công trình nghiên cứu về khả
năng hấp thụ CO2 của rừng trồng ở Hữu Lũng nói riêng và trên toàn quốc nói
chung.
Đề tài là công trình nghiên cứu đầu tiên về hấp thụ CO2 tại huyện Hữu
Lũng. Kết quả của đề tài có thể được dùng làm cơ sở cho các công trình
nghiên cứu khác cùng lĩnh vực tại địa phương này, làm căn cứ cho các
chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng nếu các chương trình này được
thực hiện tại địa phương này.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Rừng có vai trò rất quan trọng trong sự điều tiết CO
2
trong khí quyển,
chúng được ví như bể hấp thụ loại khí này. Hàng năm, nhờ quang hợp thực vật
đã tạo ra trên trái đất 150 tỷ tấn sinh khối, hấp thụ 300 tỷ tấn CO
2
. Năng suất hấp
thụ phụ thuộc nhiều vào kiểu rừng và loại cây. Rừng kín ôn đới hấp thụ CO
2
khoảng 20 - 25 tấn/ha/năm, rừng mưa nhiệt đới thường xanh hấp thụ CO
2
khoảng 150 tấn/ha/năm. Các chuyên gia môi trường đã tính toán và cho thấy để
hấp thụ được lượng khí CO
2
gia tăng như tốc độ hiện nay, mỗi năm trên Trái Đất
phải trồng thêm 500 triệu ha rừng và tiêu tốn 200.000 - 500.000 triệu USD.
Chính vì vậy, tích lũy C dần trở thành một trong những nhiệm vụ cơ bản của
ngành Lâm nghiệp. Đây là vấn đề quan tâm không chỉ của một hay vài nước mà
là vấn đề toàn cầu (Dẫn theo Nguyễn Thị Hạnh, 2009) [5].
Theo nguồn từ UNEP, trong chu trình C toàn cầu, lượng C lưu giữ
trong thực vật thân gỗ và trong lòng đất khoảng 2,5 Tt
1
(bao gồm trong đất,
sinh khối tươi và vật rơi rụng), trong khi đó khí quyển chỉ chứa 0,8 Tt. Dòng
C trao đổi do sự hô hấp và quang hợp của thực vật là 0,61 Tt và dòng trao đổi
giữa không khí và đại dương là 0,92 Tt (Phạm Tuấn Anh, 2006 trích dẫn) [3].
Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại biến đổi khí hậu do
ảnh hưởng của nó đến chu trình C toàn cầu . Tổng lượng dự trữ C của rừng
trên toàn thế giới, trong đất và thảm thực vật là khoảng 830 PgC, trong đó C
trong đất lớn hơn 1,5 lần C dự trữ trong thảm thực vật (Brown, 1997). Đối với
rừng nhiệt đới, có tới 50% lượng C dự trữ trong thảm thực vật và 50% dự trữ
trong đất (Dixon et al., 1994; Brown, 1997; IPCC, 2000; Pregitzer and
Euskirchen, 2004) [26], [27].
1
1 terra ton (Tt) = 10
12
tấn = 10
18
g
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
5
Kết quả nghiên cứu của Woodwell và Pecan (1973) đã đưa ra lượng C
trong các kiểu rừng trên lục địa (Bảng 1.1), trong đó rừng mưa nhiệt đới có lượng
C tích trữ lớn nhất là khoảng 340 tỷ tấn, đất trồng trọt thấp nhất là khoảng 7 tỷ tấn.
Bảng 1.1: Lượng C tích lũy theo kiểu rừng
Kiểu rừng
C tích lũy
(tỷ tấn)
Tỷ lệ
(%)
Rừng mưa nhiệt đới
340
62,16
Rừng nhiệt đới gió mùa
12
2,19
Rừng thường xanh ôn đới
80
14,63
Rừng phương bắc
108
19,74
Đất trồng trọt
7
1,28
Tổng lượng các bon ở lục địa
547
100
(Nguồn: Woodwell và Pecan, 1973; Phạm Tuấn Anh, 2006 trích dẫn) [3]
Brown et al. (1996) đã ước lượng, tổng lượng C mà hoạt động trồng
rừng trên thế giới có thể tích trữ tối đa trong vòng 55 năm (1995 - 2050) là vào
khoảng 60 - 87 Gt C, với 70% ở rừng nhiệt đới, 25% ở rừng ôn đới và 5% ở
rừng cực bắc (Cairns et al., 1997). Tính tổng lại, rừng, trồng rừng có thể hấp
thụ được 11 - 15% tổng lượng CO2 phát thải từ nguyên liệu hóa thạch trong
thời gian tương đương (Brown, 1997) [26].
Từ những nghiên cứu trên cho thấy khả năng hấp thụ CO
2
của thực vật,
đặc biệt là cây rừng nhiệt đới – chúng được coi là các bể chứa C trên phạm vi
toàn cầu.
Năm 1980, Brown và cộng sự đã sử dụng công nghệ GIS dự tính lượng
C trung bình trong rừng nhiệt đới châu Á là 114 tấn/ha trong phần sinh khối
và 148 tấn/ha trong lớp đất mặt với độ sâu 1m, tương đương với 42 – 43 tỷ
tấn C trong toàn châu lục. Năm 1991, Houghton R.A đã chứng minh lượng C
trong rừng nhiệt đới châu Á là 40 – 250 tấn/ha, trong đó 50 – 120 tấn/ha ở
phần thực vật và đất (Brown, S. 1997) [26].
Tại Philippines, Lasco R (1999) tính toán đuợc ở rừng tự nhiên thứ sinh
có 86 - 201 tấn C/ha trong phần sinh khối trên mặt đất. Ở rừng già con số đó
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
6
là 370 - 520 tấn sinh khối/ha (tương đương 185 - 260 tấn C/ha, lượng C ước
chiếm 50% sinh khối). Nghiên cứu của Lasco năm 2003 cũng cho thấy rừng
trồng thương mại cây mọc nhanh tích luỹ được 0,5 - 7,82 tấn C/ha/năm tuỳ
theo loài cây và tuổi. [29].
Subarudi và các cộng sự (2003) [30], nghiên cứu về khả năng hấp thụ C
của một số loài cây trồng chính ở Indonexia, trên cơ sở đó họ đã xây dựng mô
hình kinh tế cho các loài cây này, trong đó có loài Keo tai tượng đã đưa ra
được phương trình tính lượng C có trong sinh khối cây với loài Keo tai tượng:
15.1*
75.0
*53.0*5.0 Vt
Bt
(1.1)
Vt: là thể tích cây tính theo tuổi:
806.01/1
)806.01(926,1(12,194 tExpVt
(với α=5,356) (1.2)
Vấn đề giá trị thương mại C cũng đã có một số nghiên cứu. Theo ngân
hàng thế giới (1998) [31], các nhà khoa học đã ước lượng giá trị dịch vụ do hệ
sinh thái rừng trên toàn thế giới đạt khoảng 33.000 tỷ USD/năm trong đó giá
trị mang lại từ giá trị thương mại CO
2
là rất lớn. Natasha và Ina (2002) [28] đã
tổng hợp các kết quả nghiên cứu về giá trị của rừng.
1.2. Ở Việt Nam
Việt Nam phê chuẩn Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi
khí hậu ngày 16 tháng 11 năm 1994 và Nghị định thư Kyôtô vào ngày 25
tháng 9 năm 2003, được đánh giá là một trong những nước tích cực tham gia
vào Nghị định thư Kyoto sớm nhất (Hoàng Mạnh Hoà, 2004) [9].
Theo đánh giá và ước tính được tiềm năng giảm nhẹ khí nhà kính của
Việt Nam qua 18 phương án cho các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, thay
đổi sử dụng đất và lâm nghiệp. Tiềm năng khí nhà kính trong lĩnh vực năng
lượng dao động từ 80mt CO
2
đến 120mt CO
2
trong 10 năm (2001-2010) với
chi phí để giảm khí nhà kính dao động trong khoảng từ 22,3USD/tấn CO
2
đến
154,2USD/ tấn CO
2
. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, việc giảm nhẹ tiềm năng
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
7
khí nhà kính được ước tính vào khoảng 22.2mt CO
2
tương đương với chi phí
để giảm dao động giữa 1.75 và 8.2USD/tCO
2
, trong khi đối với thay đổi sử
dụng đất và lâm nghiệp, tiềm năng hấp thụ khí nhà kính là vào khoảng
52.2mtCO
2
cùng thời kỳ với chi phí để giảm thấp, dao động từ 0,13
USD/tCO
2
đến 2,4 USD/tCO
2
. Điều này đã đặt ra một cơ hội lớn cho ngành
lâm nghiệp Việt Nam (dẫn theo Lý Thu Quỳnh, 2007) [19].
Nhận thức được tầm quan trọng trong việc hấp thụ CO
2
của các hệ sinh
thái rừng, trong những năm gần đây các nghiên cứu về khả năng tích lũy C
của các dạng thảm thực vật cũng đã được tiến hành nghiên cứu ở một số khía
cạnh khác nhau. Ban đầu các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đánh giá
lượng C tích lũy ở rừng trồng của một số loài cây trồng chủ yếu như Keo,
Thông, Mỡ,… và nghiên cứu lượng C tích tụ trong đất dưới tán rừng, C trong
cây bụi thảm tươi dưới tán rừng và ngoài chỗ trống.
Trong thời gian này, có nhiều bài viết đề cập đến các thông tin về Công
ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto và
các nhận xét, ý kiến xung quanh vấn đề này như:
- “CDM - Cơ hội mới cho ngành Lâm nghiệp” (Cao Lâm Anh, 2005) [1].
- Tài liệu “Nghị định thư Kyoto, cơ chế phát triển sạch và vận hội mới -
4/2005” của Trung tâm Sinh thái & Môi trường rừng.
- “Cơ chế phát triển sạch và cơ hội thương mại C trong Lâm nghiệp”
của Phạm Xuân Hoàn (2005) [10].
Trong các tài liệu này các tác giả đã khái quát toàn bộ thông tin về
hoàn cảnh ra đời cũng như nội dung, mục tiêu của Công ước khung của Liên
hiệp quốc về biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto và đặc biệt quan tâm đến
“Cơ chế phát triển sạch” - một cơ hội thương mại lớn cho ngành Lâm nghiệp.
Bên cạnh đó một số tác giả như Phạm Văn Điển (2004), Vũ Tấn Phương
(2004), Ngô Đình Quế (2005), cũng đã đưa ra các phương pháp lượng hoá
giá trị thương mại của C về mặt phương pháp luận.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
8
Nguyễn Tuấn Dũng (2005) [4] đã nghiên cứu lượng C tích lũy của một
số trạng thái rừng trồng tại núi Luốt trường Đại học Lâm nghiệp cho hai đối
tượng là rừng trồng thuần loài Thông mã vĩ 20 tuổi và rừng trồng Keo lá tràm
15 tuổi. Kết quả cho thấy, đối với Thông mã vĩ 20 tuổi, lượng C tích lũy của
cây tiêu chuẩn bình quân lâm phần là từ 78,1 165,5 kg/cây; với keo lá tràm
15 tuổi, con số này là 133,9 kg/cây. Rừng trồng thông mã vĩ tích lũy được 75
115,7 tấn C/ha trong cây, với keo lá tràm con số này là 56,4 95,6 tấn C/ha.
Tại thời điểm nghiên cứu, với rừng thông mã vĩ trồng thuần loài 20 tuổi,
lượng C tích lũy trong vật rơi rụng là từ 2,04 3,62 tấn/ha, với rừng keo lá
tràm trồng thuần loài 15 tuổi con số này nằm trong khoảng 2,36 4,83 tấn/ha.
Cũng trong năm 2005, Ngô Đình Quế [18] và các cộng sự đã nghiên
cứu lượng C tích lũy cho các loài Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lai, Thông
nhựa, Thông mã vĩ, Thông ba lá, Bạch đàn Urophylla với phạm vi áp dụng
cho rừng phòng hộ môi trường và rừng sản xuất nguyên liệu giấy ở vùng đồi
núi thấp. Kết quả nghiên cứu của Ngô Đình Quế cho thấy, khả năng hấp thụ
CO
2
của các lâm phần khác nhau tùy thuộc vào năng suất lâm phần đó ở các
tuổi nhất định. Để tích lũy khoảng 100 tấn CO
2
/ha Thông nhựa phải đến tuổi
16 - 17, Thông mã vĩ và Thông ba lá ở tuổi 10, Keo lai tuổi 4 - 5, Keo tai
tượng 5 - 6, Bạch đàn Uro ở tuổi 4 - 5. Kết quả nghiên cứu này rất có ý nghĩa
nhằm làm cơ sở cho việc quy hoạch vùng trồng, xây dựng các dự án trồng
rừng theo cơ chế phát triển sạch.
Trong nghiên cứu trữ lượng cácbon của thảm tươi và cây bụi, Vũ Tấn
Phương (2006) [16] thấy rằng tỷ lệ sinh khối khô/tươi của tế guột đạt 46 %,
cây bụi 45 % và lau lách đạt 33%. Lượng C được tác giả tính như sau: lượng
C = 50 % lượng sinh khối khô. Lượng C trên mặt đất biến động từ 6,6 - 20
tấn/ha, trong đó lau lách có lượng C tích lũy cao nhất khoảng 20 tấn/ha, cỏ chỉ
và cỏ lông lợn thấp nhất khoảng 3,9 tấn C/ha. Từ kết quả trên cho thấy khả
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
9
năng hấp thụ CO
2
của lau lách cao nhất trong các đối tượng mà tác giả nghiên
cứu.
Theo Phạm Thị Quỳnh Anh (2006) [2], tỷ lệ sinh khối tươi bộ phận của
lâm phần mỡ đạt trung bình thân 62,25 % (57 - 65 %), cành 8,25 % (7 - 11
%), lá 5,57 % (5 - 6 %), rễ 23 % (22 – 24 %). Sinh khối khô bộ phận của thân
biến động từ 76 - 79 %, cành 4 – 7 %, lá 3 %, rễ 14 %. Phương trình tương
quan sinh khối với nhân tố điều tra lâm phần mỡ (A, N, D
1,3
, Hvn) được chọn
có R từ 0,53 – 0,89. Tác giả đã tính lượng C trong sinh khối khô từ công thức
cấu tạo của xellulose (C
6
H
10
O
5
)
n
tức là % C = 72/162*100 = 44 %. Lượng C =
sinh khối khô*%C và ở tuổi 6 – 21 mỡ tích lũy khoảng 22,79 – 259,11 tấn
CO
2
/ha, trung bình 9,56 tấn CO
2
/ha/năm. Lượng giá tương đương 1.100.000 đ
(đơn giá 7 USD/tấn CO
2
).
Trong chương trình hướng dẫn thực hiện các hoạt động của dự án trồng
rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR - CDM) tại Việt Nam, kết quả nghiên
cứu của Claudia Doets, Nguyễn Văn Sơn và Lê Viết Tám (2006) cho thấy cỏ
tranh tích lũy C đạt 5,63 tấn/ha tương đương lượng hấp thụ là 24,16 tấn
CO
2
/ha. Cỏ lau tích lũy C đạt 13,43 tấn/ha tương đương lượng hấp thụ là
49,69 tấn CO
2
/ha. Cây Asa tích lũy C đạt 9,29 tấn/ha tương đương lượng hấp
thụ là 34,37 tấn CO
2
/ha. Cây bụi tích lũy C đạt 13,87 tấn/ha tương đương
lượng hấp thụ là 51,32 tấn CO
2
/ha. Rừng Quế 14 tuổi có mật độ trung bình
2.000 cây/ha tích lũy 3,3 tấn C/ha/năm tương đương lượng hấp thụ là 12,1 tấn
CO
2
/ha/năm. Rừng thông 15 tuổi có mật độ trung bình 1.000 cây/ha tích lũy
3,6 tấn C/ha/năm tương đương lượng hấp thụ là 13,3 tấn CO
2
/ha/năm. Rừng
Keo lá tràm 12 tuổi có mật độ trung bình 833 cây/ha tích lũy 2,8 tấn C/ha/năm
tương đương lượng hấp thụ là 10,5 tấn CO
2
/ha/năm. Rừng Keo tai tượng 4
tuổi có mật độ trung bình 620 cây/ha tích lũy 1,9 tấn C/ha/năm tương đương
lượng hấp thụ là 7,0 tấn CO
2
/ha/năm. Rừng Keo lai 3 tuổi có mật độ trung
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
10
bình 1.483 cây/ha tích lũy 4,7 tấn C/ha/năm tương đương lượng hấp thụ là
17,4 tấn CO
2
/ha/năm.
Kết quả nghiên cứu khả năng hấp thụ các bon rừng Mỡ trồng thuần loài
của Võ Đại Hải (2007) [6] cho thấy cây cá thể hấp thụ từ 8,64 – 78,87 kg
C/cây. Trong đó trung bình thân chiếm 70 % (54 – 80 %), cành 7% (3 – 11 %),
lá 4 % (1 – 6 %) và rễ chiếm 19 % (14 – 30 %). Tác giả kết luận rằng trong
cùng cấp đất, tuổi cây tăng thì hấp thụ C tăng, tuổi tăng thì tỷ lệ C thân tăng, tỷ
lệ cành, lá và rễ giảm. Tổng lượng C tích lũy trong lâm phần mỡ đạt 40.933-
145.041 kg, trong đất chiếm 38 – 75 %, tầng cây gỗ 19 – 60 %, vật rụng 1,56 –
7,91 % và cây bụi thảm tươi 0,21 – 3,25 %. Tác giả đã thử nghiệm tương quan
giữa C cá thể với các nhân tố điều tra (D
1,3
, Hvn), phương trình được chọn có
R: 0,57 – 0,97C. Tương quan giữa quần thể với các nhân tố điều tra (D
1,3
, Hvn,
tuổi, mật độ), các phương trình được chọn có R= 0,62 - 0,88.
Nguyễn Duy Kiên (2007) [13], khi nghiên cứu khả năng hấp thụ CO
2
rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) tại Tuyên Quang đã cho thấy
sinh khối tươi trong các bộ phận lâm phần Keo tai tượng có tỷ lệ khá ổn định,
sinh khối tươi tầng cây cao chiếm tỷ trọng lớn nhất từ 75-79%; sinh khối cây
bụi thảm tươi chiếm tỷ trọng 17- 20 %; sinh khối vật rơi rụng chiếm tỷ trọng
4-5%.
Kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu ”Nghiên cứu sinh khối và khả năng
cố định C của rừng Mỡ (Manglietia conifera Dandy) trồng tại Tuyên Quang
và Phú Thọ” cho thấy, cấu trúc sinh khối cây cá thể Mỡ gồm 4 phần thân,
cành, lá và rễ, trong đó sinh khối tươi lần lượt là 60%, 8%, 7% và 24%; t
-
, 6% là sinh khối cây bụi thảm
tươi và 8% là sinh khối của vật rơi rụng (Lý Thu Quỳnh, 2007) [19].
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
11
Không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các trạng thái rừng trồng, trong
thời gian gần đây các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu khả năng hấp thụ
CO
2
ở các trạng thái rừng tự nhiên khác nhau.
Vũ Tấn Phương (2006) [16] tính toán trữ lượng C trong sinh khối thảm
tươi cây bụi tại Hòa Bình và Thanh Hóa là 20 tấn/ha với lau lách, 14 tấn/ha
với cây bụi cao 2-3 m, khoảng 10 tấn/ha với cây bụi dưới 2m và tế guột, 6,6
tấn/ha với cỏ lá tre, 4,9 tấn/ha với cỏ tranh, cỏ chỉ/cỏ lông lợn là 3,9 tấn/ha.
Đây là một kết quả nghiên cứu rất quan trọng không những chỉ đóng góp cho
phương pháp luận nghiên cứu sinh khối cây bụi thảm tươi mà còn là căn cứ
khoa học để xây dựng kịch bản đường cơ sở cho các dự án trồng rừng CDM
sau này.
Phạm Tuấn Anh (2007) [3] khi nghiên cứu năng lực hấp thụ CO
2
của
rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại Tuy Đức - Đăk Nông đã tiếp cận theo
từng loài cây trong rừng tự nhiên như Chò xót, Trâm, Kết quả cho thấy tỷ lệ
C tích lũy trong thân cây so với khối lượng tươi dao động từ 14,1% - 31,8%.
Nghiên cứu cũng đã xây dựng mối quan hệ giữa lượng CO
2
hấp thụ với các
nhân tố điều tra cây cá thể làm cơ sở dự báo lượng CO
2
tích lũy theo các chỉ
tiêu lâm phần. Tác giả cũng đã lượng giá hấp thụ CO
2
theo lâm phần: trạng
thái rừng IIA, IIB là 303.811 đồng/năm; rừng IIIA
1
là 607.622 đồng/năm;
trạng thái IIIA
2
là 911.434 đồng/năm.
Vũ Tấn Phương (2006) [15], khi nghiên cứu lượng giá kinh tế môi
trường và dịch vụ môi trường của một số loại rừng chủ yếu ở Việt Nam đã đi
đến kết luận như sau: Giá trị lưu giữ C và hấp thụ CO
2
của rừng là rất đáng
kể, đặc biệt là rừng tự nhiên và rất khác nhau ở các loại rừng. Giá trị lưu giữ
C và hấp thụ CO
2
tỷ lệ thuận với trữ lượng và sinh khối rừng. Với rừng tự
nhiên, giá trị lưu giữ C cao nhất ở rừng tự nhiên giàu, tiếp đến là rừng trung
bình, rừng nghèo, rừng phục hồi và thấp nhất là rừng tre nứa. Giá trị lưu giữ C
bình quân của rừng gỗ tự nhiên (giàu, trung bình, nghèo, phục hồi) và tre nứa
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
12
thứ sinh là 35 – 37 triệu đồng/ha và giá trị hấp thụ khí CO
2
hàng năm đối với
rừng gỗ tự nhiên là khoảng 5- 13 triệu đồng/ha/năm. Đối với rừng trồng, giá
trị hấp thụ khí CO
2
phụ thuộc vào sinh trưởng và mật độ rừng, đối với các loại
rừng trồng nghiên cứu (Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm, bạch đàn
Urophylla và Quế) đã xác lập được phương trình tương quan giữa sinh khối
và trữ lượng C với các chỉ tiêu sinh trưởng và là cơ sở quan trọng cho ước
tính sinh khối và trữ lượng C của rừng.
Trong báo cáo tổng kết Nghiên cứu định giá rừng ở Việt Nam [17] do
Vũ Tấn Phương và các cộng sự thực hiện năm 2008, tác giả đã đánh giá rất
cao vai trò hấp thụ CO
2
của rừng và giá trị lưu giữ C của rừng, là phần không
thể thiếu trong định giá rừng. Đề tài đã nghiên cứu giá trị lưu giữ C của các
loại rừng ở cả ba miền với cả ba loại rừng. Kết quả cho thấy, các hiện trạng
rừng ở miền Nam có giá trị hấp thụ CO2 hàng năm cao hơn so với miền Bắc
và miền Trung.
Theo Hoàng Xuân Tý (2004) [21], nếu tăng trưởng rừng đạt 15 m
3
/ha/
năm, tổng sinh khối tươi và chất hữu cơ của rừng sẽ đạt được xấp xỉ 10
tấn/ha/năm tương đương 15 tấn CO
2
/ha/năm, với giá thương mại CO
2
tháng
5/2004 biến động từ 3 – 5 USD/tấn CO
2
, thì mỗi ha rừng như vậy có thể đem
lại 45 – 75 USD (tương đương với 675.000 – 1.120.000 đồng Việt Nam) mỗi
năm.
Võ Đại Hải và cộng sự (2009), trong đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu
khả năng hấp thụ và giá trị thương mại C của một số dạng rừng trồng chủ
yếu ở Việt Nam” đã nghiên cứu và xác định được cấu trúc lượng C trong cây
cá thể, trong lâm phần các loài Thông đuôi ngựa, Thông nhựa, Keo lai, Keo lá
tràm, Bạch đàn Uro,… bên cạnh đó, các tác giả còn xác định được các mối
quan hệ tương quan giữa lượng C hấp thụ với sinh khối cây cá lẻ, sinh khối
cây bụi, thảm tươi, thảm mục dưới tán rừng,… [7], [8].
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
13
Đặng Thịnh Triều (2010) [20] trong đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu khả
năng cố định C của rừng trồng Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lambert) và
Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh et. de Vriese) làm cơ sở xác định giá trị
môi trường rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam” đã xác định được
khả năng hấp thụ C ở cấp tuổi 6 của lâm phần Thông mã vĩ khoảng từ 115,21
- 178,68 tấn/ha, của lâm phần Thông nhựa khoảng 117,05 - 135,54 tấn/ha tùy
thuộc vào cấp đất, đồng thời tác giả cũng đã xây dựng được bảng tra khả năng
hấp thụ C của cây cá thể cũng như lâm phần Thông mã vĩ và Thông nhựa
chung và riêng cho từng cấp đất, xác định được giá trị thương mại C của rừng
trồng Thông nhựa và Thông mã vĩ theo từng cấp đất.
Đề tài “Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO
2
và cải tạo đất của rừng
trồng Keo Lai ở một số tỉnh miền núi phía Bắc” của Nguyễn Viết Khoa
(2010) [9], đã xác định được cấu trúc lượng C tích lũy trong cây cá thể và lâm
phần Keo lai tính trung bình cho các tuổi và cấp đất như sau:
+ Cấu trúc lượng C tích lũy trong cây cá thể Keo lai: thân 54,31%, rễ
16,4%, cành 15,16%, lá 8,58%, vỏ 5,54%.
+ Cấu trúc lượng C tích lũy trong lâm phần Keo lai: đất rừng chiếm
67,74%, tầng cây gỗ 27,58%, tầng cây bụi thảm tươi chiếm 1,48% và vật rơi
rụng chiếm 3,2%.
Ngoài ra cũng có một số công trình nghiên cứu như “Thử nghiệm tính toán
giá trị bằng tiền của rừng trồng trong cơ chế phát triển sạch” (Nguyễn Ngọc
Lung, Nguyễn Tường Vân, 2004) [14]. Mỵ Thị Hồng (2006), “Nghiên cứu sinh
trưởng và khả năng tích luỹ C hữu cơ của rừng Bần chua (Sonneratia caseolaris
(L.) Engler) trồng tại xã Nam Hưng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình” [11].
Nguyễn Thị Hạnh (2009) “Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO
2
của rừng keo lai
(Acacia auriculiformis x A. mangium) trồng tại xã Gia Huynh, huyện Tánh Linh,
tỉnh Bình Thuận”. Những nghiên cứu này bước đầu đã xác định được khả năng
hấp thụ CO2 của đối tượng rừng nghiên cứu.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
14
1.3. Nhận xét chung
Điểm qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới
đề tài nghiên cứu, có thể thấy rằng việc nghiên cứu và định lượng khả năng
hấp thụ CO
2
của rừng là một vấn đề phức tạp và là mối quan tâm nghiên cứu
của nhiều quốc gia.
- Trên thế giới, các công trình nghiên cứu được thực hiện khá đồng bộ ở
nhiều lĩnh vực từ nghiên cứu cơ bản đến các nghiên cứu ứng dụng, trong đó
nghiên cứu sinh khối và hấp thụ CO
2
của rừng được nhiều tác giả quan tâm
trong những năm gần đây, các phương pháp nghiên cứu khá đa dạng và được
hoàn thiện dần.
- Ở nước ta, các công trình nghiên cứu về hấp thụ CO
2
của rừng cũng
ngày càng tăng lên, các nghiên cứu không chỉ dừng lại ở các rừng tự nhiên và
các loài cây phổ biến mà các tác giả đã bắt đầu nghiên cứu lượng CO
2
hấp thụ
của rừng trồng với các loài cây khác nhau. Một điểm khá chung của các công
trình nghiên cứu là hầu hết các tác giả thường thiết lập mối quan hệ giữa
lượng CO2 hấp thụ với các nhân tố điều tra cơ bản như đường kính, chiều cao
vút ngọn, mật độ, tuổi, Đây là cơ sở quan trọng cho việc xác định nhanh
lượng CO2 hấp thụ của rừng trồng nước ta thông qua điều tra một số chỉ tiêu
đơn giản, dễ đo đếm.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái
rừng ở nước ta còn ít, chưa đi sâu vào từng trạng thái rừng cụ thể trong khi
lượng khí nhà kính thải ra từ các hoạt động kinh tế của con người ngày một
tăng lên dẫn đến việc các chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng sẽ
được triển khai tại các địa phương trong tương lai gần đây. Vì vậy đề tài:
“Nghiên cứu lượng CO
2
hấp thụ của rừng trồng Bạch đàn đỏ (Eucalyptus
robusta) ở Hữu Lũng – Lạng Sơn” đặt ra là hết sức cần thiết và có ý nghĩa
thực tiễn, góp phần vào kho tàng các công trình nghiên cứu về hấp thụ CO2
của các trạng thái rừng ở các địa phương trên toàn quốc.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
15
1.4. Điều kiện cơ bản khu vực nghiên cứu
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
1.4.1.1. Vị trí địa lý
Hữu Lũng là một huyện ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng Trung du và
miền núi phía Bắc, có đường quốc lộ 1A và đường sắt liên vận Quốc tế đi
theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, rất thuận tiện cho việc giao lưu hàng hoá
thương mại, dịch vụ với các tỉnh trong nước, các tỉnh phía Nam Trung Quốc
cũng như các nước ở phía Bắc Châu Á, tạo điều kiện thuận lợi cho Hữu Lũng
trong việc giao lưu hàng hóa, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ
tiên tiến vào sản xuất và đời sống, là điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội.
Hữu Lũng là huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn, có toạ độ
địa lý từ 21
o
23’ đến 21
o
45’ vĩ độ Bắc, từ 106
o
10’ đến 106
o
32’ kinh độ Đông,
có tổng diện tích tự nhiên 80.674,64 ha, chiếm 14,27% diện tích tự nhiên của
tỉnh, bao gồm 25 xã và 1 thị trấn.
- Phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Bắc giáp huyện Văn Quan, huyện Bắc Sơn.
- Phía Đông giáp huyện Chi Lăng.
- Phía nam giáp tỉnh Bắc Giang.
1.4.1.2. Địa hình
Là huyện thuộc vùng núi thấp của tỉnh Lạng Sơn, địa hình phân chia rõ
rệt giữa vùng núi đá vôi phía Bắc với vùng núi đất phía Nam. Phần lớn diện
tích ở vùng núi đá vôi có độ cao 450 - 500m, vùng núi đất có độ cao trên dưới
100m so với mặt nước biển. Nhìn chung, địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh
bởi các dãy núi đá vôi độ dốc lớn phía Bắc cũng như các dãy núi đất sắp xếp
theo dạng bát úp phía Nam huyện.
Địa hình núi đá chiếm trên 25% tổng diện tích tự nhiên, giữa vùng núi
đá là những thung lũng nhỏ tương đối bằng phẳng, đây là vùng đất thuận lợi
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
16
cho sản xuất nông nghiệp. Xen kẽ các vùng núi đất là các giải ruộng bậc
thang phân bố theo các sườn núi, dọc sông. Ngoài ra, đất sản xuất nông
nghiệp được tạo bởi các khe suối từ nhiều đời nay.
1.4.1.3. Khí hậu
Hữu Lũng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang nét đặc
trưng của vùng núi phía bắc. Mùa đông lạnh, thời tiết khô hanh ít mưa. Mùa
hè nóng ẩm, mưa nhiều.
Hữu Lũng có nền nhiệt tương đối thấp, nhiệt độ trung bình năm 21-
22
o
C nhiệt độ trung bình thấp nhất trong tháng 1 là 15,1
o
C, nhiệt độ cao nhất
vào tháng 7 là 28
o
C, biên độ dao động ngày và đêm cũng như các tháng trong
năm khá lớn. Độ ẩm không khí trung bình là 79%, cao nhất vào tháng 4 là
86%, thấp nhất vào tháng 12 là 72%. Lượng mưa trung bình 1200- 1600
mm/năm.
Hữu Lũng chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng núi phía Bắc, khô lạnh, ít
mưa về mùa đông, nóng ẩm nhiều về mùa hè. Lượng bức xạ hàng năm ở Hữu
lũng là 114 KCal/ cm
2
, trong đó các tháng mùa hè đều trên 10KCal/
cm
2
/tháng, mùa đông lớn hơn 5,5 KCal/ cm
2
/tháng. Nhiệt độ trung bình hàng
năm 22,7
o
C. Tháng 1 có nhiệt độ không khí trung bình thấp nhất 15
o
C và
tháng 7 có nhiệt độ cao nhất 28,5
o
C. Đặc điểm chung của vùng là tổng nhiệt
độ lớn hơn 8000
o
C, nhiệt độ tháng 1 xấp xỉ 15
o
C.
1.4.1.4. Tài nguyên đất
Được phát triển trên nền địa chất cách đây khoảng 200 triệu năm, các
biến động kiến tạo và quá trình phong hóa đã hình thành nên các nhóm đất
Feralit có nguồn gốc đá mẹ trầm tích, sa thạch xen lẫn đá vôi và nhóm đất dốc
tụ phù sa sông suối ở Hữu Lũng với tổng diện tích 2.960,27ha/80.583,50ha
diện tích tự nhiên.
+ Nhóm đất Feralit có diện tích 41.965,27 ha chiếm 97,7% diện tích
đất, bao gồm các loại: Feralit vàng nhạt phát triển trên đá cát (Fq) sa thạch