Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

ứng dụng công nghệ thông tin và các công cụ dạy học hiện đại trong giảng dạy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.31 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
TIỂU LUẬN:
TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CÁC
CÔNG CỤ DẠY HỌC HIỆN ĐẠI TRONG GIẢNG DẠY
GVHD: ThS. Lê Hải Nam

DANH SÁCH THÀNH VIÊN
Hoàng Thị Sao Mai K094071274
Nguyễn Thị Thái Phi K094071296
Hà Hương Trà K094071325
TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 9 năm 2011
Đề tài THĐC: “Ứng dụng CNTT và các công cụ hiện đại trong giảng dạy”
Mục lục:
CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU
Từ thập niên 90 của thế kỉ trước, UNESCO đã dự báo rằng công nghệ
thông tin (CNTT) sẽ làm thay đổi nền giáo dục một cách cơ bản vào đầu thế kỉ
XXI.Và cũng từ đó ứng dụng CNTT vào dạy học là một chủ đề lớn được
UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa
của thế kỉ XXI.
Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh
đảo trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của
CNTT.CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động
mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin.
Công nghệ thông tin là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý
thông tin.CNTT giúp con người chọn nhập và xử lý thông tin nhanh chóng để
biến thành tri thức. Tốc độ phát triển vũ bão của công nghệ làm cho việc luân
chuyển thông tin trở nên cực kỳ nhanh chóng và vai trò của thông tin ngày
càng trở nên quan trọng. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của CNTT đã


2
Đề tài THĐC: “Ứng dụng CNTT và các công cụ hiện đại trong giảng dạy”
nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy
và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người.
Chính tốc độ tăng trưởng và đặc điểm của tin học, công nghệ, kỹ thuật
số… đã có tác động to lớn và toàn diện đến xã hội loài người, trong đó bao
gồm lĩnh vực giáo dục.Trong thời đại hiện nay, CNTT là giải pháp quan trọng
cần triệt để khai thác quá trình dạy và học, nó tác động mạnh mẽ tới mọi
thành tố của quá trình quản lý, giảng dạy, đào tạo và học tập. Dựa trên sự hỗ
trợ của hệ thống các hạ tầng CNTT và sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện
đại khác: máy vi tính, máy chiếu đa năng, máy ảnh kỹ thuật số, các băng đĩa
ghi âm thanh, ghi hình… để cụ thể hóa bài giảng, giảm tính trừu tượng, nhằm
mục tiêu nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường
giáo dục mang tính tương tác cao.
Vì vậy, để tìm hiểu một cách sâu sắc hơn những lợi ích mà việc sử dụng
công nghệ thông tin và các trang thiết bị hiện đại trong giảng dạy mang lại,
nhóm chúng tôi đã chọn thực hiện đề tài “CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CÁC
CÔNG CỤ DẠY HỌC HIỆN ĐẠI TRONG GIẢNG DẠY”. Do không thể tránh khỏi
những sai sót trong quá trình thực hiện, chúng tôi rất mong muốn nhận được
sự góp ý của thầy để đề tài có thể hoàn thiện hơn.
3
Đề tài THĐC: “Ứng dụng CNTT và các công cụ hiện đại trong giảng dạy”
Chương 2. NỘI DUNG
2.1. Giới thiệu về máy tính và các công cụ dạy học hiện đại
2.1.1. Máy vi tính và mạng máy tính
Chiếc máy vi tính xuất hiện lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1946 đã làm
bùng lên ngọn lửa của cuộc cách mạng CNTT. Sau một thời gian phát triển, chiếc
máy vi tính cá nhân ngày nay có tốc độ tính toán đạt hàng triệu phép tính trong
một giây ra đời.
Ngày nay, với sự phát triển có tính chất bùng nổ của CNTT, máy

tính đã và đang được sử dụng trong quá trình dạy học để cải tiến và nâng cao
tính tích cực và chất lượng đào tạo toàn diện.Việc sử dụng máy tính hiện có hai
hướng: giáo viên sử dụng máy tính như công cụ dạy học và máy tính được dùng
như máy dạy học, thay thế hoàn toàn người giáo viên.
4
Đề tài THĐC: “Ứng dụng CNTT và các công cụ hiện đại trong giảng dạy”
Sử dụng máy tính như công cụ dạy học hay như là phương tiện góp phần
nâng cao tính tích cực trong dạy - học là để khai thác điểm mạnh của kỹ thuật
hiện đại hỗ trợ cho quá trình dạy - học. Máy tính có thể mô phỏng những hiện
tượng không thể hoặc không nên để xảy ra trong nhà trường, không thể hoặc khó
thể hiện nhờ những phương tiện khác.Việc mô phỏng có thể tránh được những thí
nghiệm nguy hiểm, vượt quá những hạn chế về thời gian, không gian và kinh phí.
Máy tính có khả năng lưu giữ một lượng thông tin rất lớn và tái hiện
chúng dưới những dạng khác nhau trong thời gian hạn chế.Máy tính có thể được
dùng như một máy soạn thảo văn bản tuyết vời. Ngươi giáo viên có thể dùng nó
để chuẩn bị bài giảng, nội dung giảng dạy,… và chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật
thông tin cho bài giảng luôn mới, luôn phong phú, sinh động,… Máy tính cũng
được dùng để tạo ra các bảng tính với những công thức hoặc chương trình cài đặt
sẵn và do đó có thể giúp người học trong việc điều tra, nghiên cứu,… và máy
tính có thể hỗ trợ tốt cho người học khác nhau từ người có tài năng đến ngời biij
khuyettes tật,…
Ngoài ra, nhằm tìm cách tăng hiệu quả và năng lực tính toán của máy vi
tính cá nhân, người ta còn nối một số máy lại với nhau. Việc nối các máy lại với
nhau xuất hiện một điều kỳ diệu: xuất hiện khả năng tương tác linh hoạt giữa các
máy vi tính cá nhân với nhau, khi xuất hiện khả năng nối máy tính thành một
mạng toàn cầu, sức mạnh của hệthống tăng lên rất nhiều đó là Internet.Internet là
một hệ thống gồm các dịch vụ truyền thông dữ liệu như đăng nhập từ xa, truyền
các tệp tin, thư điện tử và các nhóm thông tin.
Internet đã nối mạng toàn cầu với số lượng lớn thông tin đã được số hoá,
con người có thể tìm kiếm, trích lọc, tổng hợp thông tin trong những “kho kiến

thức” khổng lồ được liên kết tích hợp với nhau, biến chúng thành nguồn tài
nguyên quý giá, có thể chia sẻ, trao đổi thông tin trên phạm vi toàn cầu một cách
5
Đề tài THĐC: “Ứng dụng CNTT và các công cụ hiện đại trong giảng dạy”
dễ dàng. Internet đã hỗ trợ điều kiện để học sinh chủ động tìm kiếm tri thức, sắp
xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình.Kết quả là học
sinh có thể tìm kiếm đề tài yêu thích của họ qua mạng, trường học có thể mở
rộng các dịch vụ dạy và học đến cả những học sinh ở xa trường.
 Một số công dụng của Internet trong giảng dạy và học tập:
- Giảng viên có thể giao tiếp với tất cả các đối tượng: đồng nghiệp, sinh viên,
cấp trên và các đối tượng với nhau bằng email;
- Việc giảng dạy không những có thể diễn ra trên lớp mà có thể diễn ra ở bất
cứ lúc nào và bất cứ ở đâu;
- Việc học của sinh viên có thể được cá nhân hóa với sự giúp đỡ của giảng
viên bằng cách trao đổi trực tiếp với giảng viên mà không ngại bị đánh giá;
- Việc truy cập Internet thường xuyên có thể trang bị thêm cho sinh viên các
kỹ năng khác như tiếp cận và xử lý thông tin, giải quyết vấn đề, hợp tác,
sáng tạo, các kỹ năng về công nghệ và ngoại ngữ nói chung;
- Việc truy cập Internet cũng tạo cho giảng viên và sinh viên niềm say mê,
hứng thú trong học tập và giảng dạy, giúp cho họ có them động cơ học tập;
- Sinh viên có thể chủ động trong việc
xây dựng lộ trình học tập của mình và
có thể mở rộng hoặc giới hạn mối
quan tâm của mình;
- Internet là công cụ tuyệt vời trong việc
giúp sinh viên thực hành khả năng làm
việc và nghiên cứu độc lập;
- Giảng viên có thể liên kết nhiều ngành,
kiến thức, kỹ năng và thái độ trong
một bài giảng có sử dụng Internet;

- Sinh viên có thể làm việc theo nhóm, độc lập hay kết hợp với nhiều thành
viên bên ngoài lớp học, thành phố thậm chí quốc gia để có thể thực hiện
việc học tập của mình.
6
Đề tài THĐC: “Ứng dụng CNTT và các công cụ hiện đại trong giảng dạy”
2.1.2. Các công cụ dạy học hiện đại đa phương tiện
Đa phương tiện là phương pháp giới thiệu thông tin bằng máy tính, sử
dụng nhiều phương tiện truyền thông tin như văn bản, đồ hoạ và âm thanh, cùng
với sự gây ấn tượng bằng tương tác.
Với sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin và vi điện tử, các
công cụ lưu trữ thông tin ngày càng có sức chứa lớn, chẳng hạn một CD-ROM
(Compact Disk Read Only Memory) thông thường dung lượng 700MB, có thể
chứa được khoảng 250.000 trang văn bản, cho phép ghi hình ảnh động có màu
sắc kèm âm thanh; hoặc các đĩa DVD (Digital Video Disk) có sức chứa lớn hơn;
các thanh từ, thẻ từ (magenetic stick, card) có sức chứa hàng trăm GB, cho phép
ghi hình ảnh chất lượng cao vì có độ phân giải lớn.
Cũng vậy, các công cụ ghi thông tin kỹ thuật số (các máy chụp ảnh và
quay phim kỹ thuật số) ngày càng hiện đại, cho phép
ghi hình ảnh động có màu sắc kèm âm thanh một cách
nhanh chóng và tiện lợi.các công cụ nói trên giúp tạo
phương tiện chứa hình ảnh tĩnh và động chất lượng cao
phục vụ công nghệ dạy học hết sức nhanh chóng.Hiện
nay, đã xuất hiện nhiều loại thiết bị lưu trữ có dung
lượng bộ nhớ cao và tốc độ xử lý mạnh mẽ như USB,
SDD, HDD.
Cùng với các công cụ để tạo ra các phương
tiện dạy học, công cụ hỗ trợ việc trình diễn phương
tiện cũng ngày được hiện đại. Ngày nay đã xuất hiện
7
Đề tài THĐC: “Ứng dụng CNTT và các công cụ hiện đại trong giảng dạy”

nhiều loại máy chiếu (projector) đơn năng hoặc đa năng nối với máy vi tính để
bàn hoặc máy vi tính xách tay (laptop) có nhiều tính năng khác nhau: hoặc chiếu
các files văn bản, âm thanh, hình ảnhtĩnh và hình ảnh động được lưu giữ trong
máy vi tính, hoặc chiếu tranh ảnh từ các sách hay từ các tấm nhựa trong, hoặc
chiếu các phim video. Cũng có các máy chiếu có gắn đầu thu video cho phép ghi
và chiếu các tranh ảnh và vật bất kỳ, hai chiều, ba chiều, lên màn ảnh.
Tóm lại, để tiện lợi cho việc chiếu các văn bản, hình ảnh tĩnh và hình ảnh
động để trình diễn trong các lớp học, các buổi báo cáo hội nghị, người ta sản xuất
các phần mềm hỗ trợ. PowerPoint là một phần mềm rất mạnh phục vụ mục đích
trên. Với PowerPoint, ta có thể soạn thảo các slides chứa các văn bản và các đối
tượng khác và được trình diễn nhờ một máy chiếu gắn với máy tính. PowerPoint
cũng cho phép in ra các tập slides thu nhỏ làm tài liệu trao tay khi giảng dạy, báo
cáo.
8
Đề tài THĐC: “Ứng dụng CNTT và các công cụ hiện đại trong giảng dạy”
2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
- Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp
và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo,
phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có
nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng
loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công
nghệ thông tin và truyền thông. Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự lực với máy tính,
với Internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua mang, dạy học qua cầu
truyền hình. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học
sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho
học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan
tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì
nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy,
việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm”
sẽ trở nên dễ dàng hơn.

- Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phàn mềm giáo dục cũng đạt
được những thành tựu đáng kể như: bộ Office, Cabri, Crocodile,
SketchPad/Geomaster SketchPad, Maple/Mathenatica, ChemWin,
LessonEditor/VioLet… hệ thống www, Elearning và các phần mền đóng gói, tiện
ích khác. Do sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người
đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần
mềm dạy học nói riêng. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh
trung bình, thậm chí học sinh trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi
trường học tập. Phần mềm dạy học được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay
của giáo viên tới từng gia đình học sinh thông qua hệ thống mạng. Nhờ có máy
tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động
hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền
9
Đề tài THĐC: “Ứng dụng CNTT và các công cụ hiện đại trong giảng dạy”
thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của
bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo
hứng thú nơi học sinh. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời
gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong
giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và
truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học
tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người.
 Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi
trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc,
trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để
chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của
bản thân mình.
- Hiện nay các công cụ, các phần mềm ứng dụng được dùng cho việc dạy học bằng
CNTT là không thiếu về số lượng và đảm bảo cả về chất lượng, từ các phần mềm
thương mại cho đến các phần mềm miễn phí, mã nguồn mở. Tuy nhiên với chi

phí bản quyền phần mềm như hiện nay, với việc phổ biến diện rộng và ứng dụng
CNTT trong giáo dục cần phải đặc biệt chú trọng đến các phần mềm miễn phí và
mã nguồn mở.
2.2.1. Phần mềm tính toán
Máy vi tính không chỉ thực hiện cực kỳ nhanh chóng việc tính toán trên
các con số như máy tính trước đây, mà chúng còn giúp thực hiện các tính toán và
biểu diễn kết quả tính toán các phép tính giải tích và đại số, tìm nghiệm và biểu
diễn nghiệm của các phương trình đại số, phương trình vi phân, đạo hàm riêng…
các phần mềm nổi tiếng về lĩnh vực này có MATHEMATHICA, MAPLE,
10
Đề tài THĐC: “Ứng dụng CNTT và các công cụ hiện đại trong giảng dạy”
MATLAP… Các phần mềm này không chỉ giúp các nhà khoa học công nghệ tìm
được nhanh chóng các lời giải của các con toán phức tạp nảy sinh trong thực tế
có liên quan đến toán học cao cấp, mà là còn công cụ và phương tiện để tăng tính
hiệu quả của việc giảng dạy Toán học. Ví dụ: Phần mềm đó có thể giúp thực hiện
rất nhanh chóng việc vẽ các đồ thị biễu diễn các hàm giải tích, việc tính toán các
số vô tỷ với độ chính xác mong muốn.
Với các phần mềm này, người dạy sẽ có một công cụ để tăng hiệu suất dạy
toán và làm cho việc giảng dạy toán thêm sinh động và hấp dẫn.
2.2.2.Phần mềm hỗ trợ để soạn thảo các bài
giảng điện tử, giáo án điện tử
Có thể thấy các ứng dụng này hiện nay rất
được phổ biến như: MS Office, OpenOffice (soạn văn bản giáo trình),
MathCAD, Cabri, Sketpach (Toán), MultiSIM (Điện) Working Model (Vật Lý),
GIF Movie Gear (làm hoạt hình), Windows Movie Maker (làm phim),…
Crocodille Clips (tạo các thí nghiệm mô phỏng). Microsoft Producer (miễn phí):
Công cụ giúp đưa thêm multimedia (audio và video) vào các bài trình bày của
Microsoft PowerPoint, giúp bài trình bày trở nên sống động gấp nhiều lần.eXe
11
Đề tài THĐC: “Ứng dụng CNTT và các công cụ hiện đại trong giảng dạy”

(Mã nguồn mở): Giáo viên không
cần các kiến thức chuyên sâu về
tin học mà vẫn có thể phát triển
các bài giảng điện tử offline
(không cần kết nối vào mạng
Internet) sau đó kết xuất ra dưới
dạng các trang Web hoặc một gói tuân theo chuẩn SCORM.Claroline: Là ứng
dụng Web miễn phí cho phép tạo hoặc quản lý các khóa học thông qua Web.
 Lợi ích của việc soạn giáo án điện tử bằng Power Point:
- Tạo sự hứng thú học tập cho học sinh bởi khả năng đối thoại trực tiếp. Nó
giúp học sinh dễ lĩnh hội kiến thức bởi khả năng phối hợp được các giác
quan. Nó cũng làm tăng tính trực quan thông qua các minh hoạ bằng
“Media clips” phù hợp được chèm thêm vào bài giảng.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí trong giảng dạy bởi làm giảm được thời gian
viết bảng, tạo sự thuận lợi khi nhắc lại phần kiến thức được trình bày
trước, khả năng lưu giữ và bổ sung nội dung bài học dễ dàng mà không
cần in ấn lại.
- Tiện lợi khi cần tăng thêm lượng kiến thức, đưa thêm những nội dung mới
hay mở rộng trong tiết giảng. Phát huy được tính tích cực của học sinh vì
các minh hoạ cùng sự tổ chức giúp học sinh dễ dàng tìm hiểu, phân tích, so
sánh, tổng hợp vấn đề để rồi rút ra kết luận cần thiết.
- Giảm thiểu sự vất vả của giáo viên trong giờ lên lớp. Đồng thời, giúp giáo
viên hạn chế phần nào việc dùng phấn có ảnh hưởng không tốt đến sức
khoẻ.
- Thuận tiện trong việc hỗ trợ cho các hoạt động (trong các chủ đề của môn
học) nhắm truyền đạt kỷ năng, kiến thức và thái độ ngành, nghề cho học
sinh. Đặc biệt, nó giúp cho sự nhấn mạnh, lập lại hay liên kết các hoạt động
khác nhau được thuận lợi.
12
Đề tài THĐC: “Ứng dụng CNTT và các công cụ hiện đại trong giảng dạy”

2.2.3. Phần mềm dùng cho ôn tập, kiểm tra, trắc nghiệm
Những phần mềm này cho phép tương tác trên mạng và tự đánh giá như:
Hot Potatoes, Easy Test Maker, Castle Toolkit. Hiện nay hầu hết các trường học
(tại Thừa Thiên Huế) chưa đầu tư để triển khai các ứng dụng này để tạo nên một
kho tri thức dùng chung trong nhà trường.
2.2.4.Phần mềm kích thích, định hướng khả năng tư duy
Các phần mềm này hỗ trợ cho phương pháp tương tác làm việc theo
nhóm, là công cụ hỗ trợ nền tảng cho việc tương tác giữa giáo viên với hoc sinh
như: FreeMind, InfoRapid KnowledgeMap, Mind Management
2.2.5.Những phần mềm quản lý giáo dục hay quản lý trường học
Các phần mềm quản lý trường học và hệ thống thông tin quản lý giáo dục,
cơ sở dữ liệu về học sinh, giáo viên,… trong đó có học bạ và bảng điểm điện tử.
Loại hình các phần mềm quản lý trường học này đã và đang được các nhà cung
cấp giải pháp trong nước cung cấp nhiều và khá mạnh phù hợp với từng quy mô
ứng dụng và mức độ đầu tư khác nhau. Tuy nhiên để có thể tích hợp các thông
tin một cách đồng bộ và các cơ sở dữ liệu liên quan thì cần phải thống nhất về
các chuẩn (lưu trữ, kết nối, trao đổi thông tin, )
13
Đề tài THĐC: “Ứng dụng CNTT và các công cụ hiện đại trong giảng dạy”
2.2.6. Môi trường CNTT-TT tương tác giữa nhà trường và học sinh
Đó là các website, cổng thông tin: portal, các CMS (Content Management
System), các LMS (Learning Management System). Các giải pháp tương tác này
dựa trên nền tảng động viên khuyến khích tăng cường phát triển các nội dung
thông tin số, thu thập, tổng hợp và chia sẻ thông tin dùng chung cho cộng đồng.
Môi trường tương tác này cần tận dụng nguồn tài nguyên trên mạng để học sinh
có thể học theo kiểu trực tuyến "online" hoặc ngoại tuyến "offline" nhà trường
cung cấp các chương trình về lưu trên CD-ROM, trên các hệ CMS hay LMS để
giáo viên và học sinh khai thác theo những phạm vi nhất định.
2.3. Hiệu quả của việc ứng dụng CNTT và sử dụng công cụ hiện đại vào giảng dạy
14

Đề tài THĐC: “Ứng dụng CNTT và các công cụ hiện đại trong giảng dạy”
Sự tiến bộ kỳ diệu của công nghệ thông tin kết hợp với những thành tựu
trong các khoa học khác đã tạo nên các công cụ, phương tiện và môi trường làm
việc nói chung và áp dụng để dạy học nói riêng hết sức hữu hiệu.
• Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh video, camera … với âm
thanh, văn bản, biểu đồ … được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn
nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan. Kĩ thuật đồ hoạ
nâng cao có thể mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội
trong con người mà không thể hoặc không nên để xảy ra trong điều kiện nhà
trường.
• Ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa
dạng được kết nối với nhau và với
người sử dụng qua những mạng máy
tính kể cả Internet … có thể được khai
thác để tạo nên những điều kiện cực kì
thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu
để học sinh học tập trong hoạt động và
bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong
giao lưu.
• Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ,
âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý,
học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới. Đây là
một công dụng lớn của công nghệ thông tin trong quá trình đổi mới phương pháp
dạy học. Có thể khẳng định rằng, môi trường công nghệ thông tin chắc chắn sẽ
có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh và điều này làm nảy
sinh những lý thuyết học tập mới.
• Với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại, giảng viên có thể trình bày
trực quan những nội dung cơ bản của bài giảng cần phải nhấn mạnh, mở rộng và
15
Đề tài THĐC: “Ứng dụng CNTT và các công cụ hiện đại trong giảng dạy”

những vấn đề lý luận và thực tiễn cần phải liên hệ. Giảng dạy có sử dụng các
phương tiện kỹ thuật hiện đại hỗ trợ còn gợi mở cho giảng viên biếtcách kết hợp
nhiều phương pháp dạy học khác nhau một cách khéo léo tạo sự sinh động, hấp
dẫn cho bài giảng, nâng cao năng lực của người giảng viên.
Chương 3: KẾT LUẬN
Việc ứng dụng CNTT và các trang thiết bị vào giảng dạy đã thay đổi cả
vai trò của học sinh và giáo viên.Nếu trước kia trong hệ thống giáo dục truyền
thống người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ
16
Đề tài THĐC: “Ứng dụng CNTT và các công cụ hiện đại trong giảng dạy”
hiểu, giáo viên thường là nguồn tài liệu duy nhất cho học sinh học tập, “thầy đọc,
trò chép” và học sinh phải đến trường để học. Thì ngày nay trong hệ thống giáo
dục hiện đại, giáo viên đã phải dần dần trở thành người hướng dẫn học sinh biết
dùng máy tính và Internet để tự tìm nội dung, hình thành và phát triển cho học
sinh các phương pháp học chủ động, giáo viên đóng vai trò tạo điều kiện thuận
lợi và tháo gỡ khó khăn cho học sinh, giúp học sinh xây dựng tư duy.
Đổi mới phương pháp dạy học hiện đang là vấn đề cốt tử để nâng cao
chất lượng dạy học.Đó là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong cải
cách giáo dục ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông
tin và truyền thông nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học là một công
việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và
năng lực của đội ngũ giáo viên. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát
triển công nghệ thông tin trong dạy học trong thời gian tới có hiệu quả, không
có gì khác hơn, là nhà nước tăng dần mức đầu tư để không ngừng nâng cao,
hoàn thiện và hiện đại hoá thiết bị, công nghệ dạy học; đồng thời hoàn thiện
hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông để mọi trường học đều có thể kết
nối vào mạng Internet. Bên cạnh đó, có sự chỉ đạo đầy đủ, đồng bộ, thống nhất
bằng các văn bản mang tính pháp quy để các trường có cơ sở lập đề án, huy
động nguồn vốn đầu tư cho hoạt động này, góp phần làm thay đổi nội dung,
phương pháp, hình thức dạy học và quản lý giáo dục, tạo nên được sự kết hợp

giữa nhà trường, gia đình, xã hội thông qua mạng, làm cơ sở tiến tới một xã
hội học tập.
o0o
17

×