Bản Tin Sớm www.bantinsom.com
ỨNG DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ TRONG PHÒNG NGỪA RỦI
RO TỶ GIÁ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
ThS. Phạm Thị Hoàng Anh
1. CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ VÀ ỨNG DỤNG TRONG PHÒNG
NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ.
Ngày nay, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại
(NHTM) trở nên phong phú và đa dạng hơn bao giờ hết. Bên cạnh các
nghiệp vụ ngân hàng mang tính truyền thống thì các ngân hàng đã
không ngừng phát triển các nghiệp vụ tài chính mới, hiện đại, trong
đó, phải kể đến các giao dịch kinh doanh ngoại tệ. Đây là một hoạt
động kinh doanh có thể đem lại lợi nhuận rất cao cho NHTM, nhưng nó
cũng chứa đầy những rủi ro. Khi tham gia hoạt động kinh doanh tiền
tệ, ngân hàng sẽ tạo ra trạng thái ngoại tệ mở và dẫn đến rủi ro tỷ giá
cho ngân hàng nếu tỷ giá trên thị trường biến động. Để có thể hạn chế
được rủi ro này, ngân hàng sẽ phải tiến hành các biện pháp phòng
ngừa. Một trong những công cụ hữu hiệu phòng ngừa tỷ giá đó chính
là các hợp đồng phái sinh về tiền tệ (Currency Derivaties). Các hợp
đồng phái sinh tiền tệ bao gồm: hợp đồng ngoại hối kì hạn, hợp đồng
ngoại hối hoán đổi, hợp đồng ngoại hối quyền chọn và hợp đồng ngoại
hối tương lai.
2. THỊ TRƯỜNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ TRÊN THẾ GIỚI.
Kể từ những năm 80 của thế kỉ 20, các giao dịch tài chính phái
sinh đã được sử dụng ngày càng rộng rãi ở nhiều quốc gia, đặc biệt là
những nước có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, ý thức phòng ngừa
rủi ro tỷ giá thông qua các công cụ phái sinh tiền tệ của các NHTM
cũng như các chủ thể khác trong nền kinh tế vẫn còn rất hạn chế
(Mallin, Ow-Young and Reynolds, 2001). Nhận định này được thể hiện
khá rõ nét nếu chúng ta so sánh tỷ trọng của giao dịch phái sinh tiền
tệ với tổng các giao dịch tài chính phái sinh khác (xem sơ đồ 1). Theo
số liệu về doanh số của các công cụ tài chính phái sinh toàn cầu tháng
6/2007, các giao dịch phái sinh tiền tệ chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm
tốn khoảng 9% so với 68% của giao dịch phái sinh lãi suất và 23% của
giao dịch phái sinh trên chỉ số chứng khoán.
Sơ đồ 1: tỷ trọng của giai dịch phái sinh tiền tệ so với các
giai dịch phái sinh khác trên OTC (tháng 6/2007)
Bản Tin Sớm www.bantinsom.com
Nguồn: BIS Quaterly Review, March, 2008.
Tuy vậy, một thực tế không thể phủ nhận rằng, bên cạnh mục
đích phòng ngừa rủi ro về tỷ giá, các giao dịch phái sinh tiền tệ ngày
càng được sử dụng với mục đích đầu cơ nhằm tìm kiếm lợi nhuận
khổng lồ, đặc biệt là hợp đồng tiền tệ tương lai và quyền chọn. Chính
vì lẽ đó mà doanh số của các giao dịch này đã có sự gia tăng đáng kể
qua các năm. Chúng ta có thể thấy điều đó qua Sơ đồ 2 và Sơ đồ 3.
Sơ đồ 2
D e c - 0 7
D o a n h s ö ë g i a o d õc h p h a ái s i n h c u ãa c a ác h ú åp à ö ìn g p h a ái s i n h
T i ï ìn t ï å t r ï n c a ác S ú ã g i a o d õc h t o a ân c ê ìu ( 2 0 0 0 - 2 0 0 7 )
0
5 0
1 0 0
1 5 0
2 0 0
1 2 / 2 0 0 0
1 2 / 2 0 0 1
1 2 / 2 0 0 2
1 2 / 2 0 0 3
1 2 / 2 0 0 4
1 2 / 2 0 0 5
1 2 / 2 0 0 6
N ù m
T y ã U S D
O p t i o n s
F u t u r e s
Bản Tin Sớm www.bantinsom.com
Nguồn: BIS Quaterly Review, March, 2008
Sơ đồ 3
0
5 , 0 0 0
1 0 , 0 0 0
1 5 , 0 0 0
2 0 , 0 0 0
2 5 , 0 0 0
T y ã U S D
1 2 / 2 0 0 0
1 2 / 2 0 0 1
1 2 / 2 0 0 2
1 2 / 2 0 0 3
1 2 / 2 0 0 4
1 2 / 2 0 0 5
1 2 / 2 0 0 6
6 / 2 0 0 7
N ù m
D o a n h s ö ë c u ãa c a ác h ú åp à ö ìn g p h a ái s i n h t i ï ìn t ï å t r ï n O T C ( 2 0 0 - 2 0 0 7 )
O u t r i g h t F o r w a r d & F o r e x S w a p
C u r r e n c y S w a p
O p t i o n s
Qua hai sơ đồ trên chúng ta có thể thấy rằng doanh số của các
giao dịch phái sinh tiền tệ trên thị trường phi tập trung (OTC) cao hơn
rất nhiều so với các giao dịch diễn ra trên Sở giao dịch. Có thể nói đó
là con số áp đảo khi các giao dịch phái sinh tiền tệ trên OTC chiếm tới
99% về doanh số, còn giao dịch trên Sở chỉ là 1%.
Theo một nghiên cứu khá toàn diện của Wharton School được
thực hiện năm 2003, đối tượng điều tra là các công ty phi tài chính của
Mỹ, thì có khoảng 40% doanh nghiệp sử dụng các giao dịch tài chính
phái sinh, 76% trong số đó có sử dụng các giao dịch phái sinh tiền tệ
để phòng ngừa rủi ro hối đoái. Mục đích chính của các công ty khi sử
dụng các giao dịch này là quản lý luồng tiền, tiếp đó là quản lý sự biến
động trong thu nhập của chính họ. Với mục đích phòng ngừa rủi ro tỷ
giá cho các hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc các giao dịch tài trợ quốc
tế, 86% các doanh nghiệp cho rằng họ sẽ sử dụng hợp đồng kì hạn và
tương lai và cho đó là công cụ phòng ngừa rất hữu hiệu. Trong khi đó,
nếu phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho giá trị thị trường của các doanh
nghiệp thì nghiệp vụ “option” lại được xem là một công cụ quan trọng,
khi có tới 67% doanh nghiệp lựa chọn. Một lý do rất đơn giản khi giải
thích tại sao giao dịch kì hạn lại được sử dụng nhiều hơn giao dịch
quyền chọn vì giao dịch kì hạn tỏ ra thích hợp hơn khi phòng ngừa rủi
ro tỷ giá, hơn nữa, chi phí phòng ngừa lại rẻ hơn nhiều so với các giao
dịch phái sinh khác.
Bản Tin Sớm www.bantinsom.com
3. KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI
SINH TIỀN TỆ TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM.
3.1. Các văn bản pháp lý
3.1.1. Điều chỉnh giao dịch ngoại hối kì hạn và hoán đổi:
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, trước
ngày 28/5/2004, tỷ giá kì hạn được xác định bằng cách lấy tỷ giá giao
ngay cộng với một biên độ dao động tùy theo kì hạn của hợp đồng kì
hạn. Như vậy, cách xác định tỷ giá kỳ hạn theo thông lệ quốc tế và
của NHNN Việt Nam là hoàn toàn khác biệt. Điều này có thể dẫn tới sự
khác nhau rất lớn giữa hai cách tính và một khi cách xác định tỷ giá kỳ
hạn theo quy định của NHNN không còn phù hợp với những diễn biến
trên thị trường thì điều này sẽ làm nản lòng các chủ thể tham gia loại
nghiệp vụ này trên thị trường ngoại hối. (Xem bảng 1)
Bảng 1: Bảng tổng hợp phương pháp xác định tỷ giá kì hạn theo
quy định của NHNN (Tỷ giá kì hạn tối đa = Tỷ giá giao ngay tối
đa + % biên độ dao động):
Bản Tin Sớm www.bantinsom.com
Nguồn: Văn bản pháp quy của NHNN
Hơn nữa, thời hạn tối đa theo quy định lúc đó của NHNN đối với
loại hợp đồng này chỉ là 6 tháng, liệu rằng có đáp ứng được nhu cầu về
thời hạn trong hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các chủ thể
tham gia thị trường ngoại hối hay không. Bởi trong tương lai, số lượng
chủ thể tham gia trên VinaForex là rất đông và mỗi chủ thể có một
nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá với thời hạn riêng của mình, có thể là
vài tháng mà thậm chí là hơn 1 năm. Vì thế, trong thời gian tới, việc
mở rộng thời hạn dài hơn 6 tháng như hiện nay là tất yếu và NHNN
không thể lại tiếp tục quy định tỷ lệ % gia tăng cho mỗi một thời hạn
được. Đồng thời, nghiệp vụ kỳ hạn có thể được mở rộng cho nhiều loại
ngoại tệ mạnh khác mà không riêng gì USD. Do đó, NHNN không thể
quy định tỷ lệ % gia tăng cho mỗi thời hạn và cho mỗi một loại ngoại
tệ được.
Chính vì vậy, ngày 28/5/2004, Thống đốc NHNN đã ra quyết
định số 648/2004 trong đó quy định kì hạn của hợp đồng Forward và
Swap từ 3 ngày đến 365 ngày và thay đổi lại nguyên tắc xác định tỷ
giá kì hạn. Tỷ giá kì hạn được xác định trên cơ sở: (i) tỷ giá giao ngay
Bản Tin Sớm www.bantinsom.com
của ngày kí hợp đồng kì hạn, hoán đổi; (ii) chênh lệch giữa 2 mức lãi
suất hiện hành là lãi suất cơ bản của VND (tính theo năm) do NHNN
công bố và lãi suất mục tiêu của Mĩ (Fed Funds Target rate) của USD
do Cục dự trữ Liên bang Mỹ công bố; và (iii) kì hạn của hợp đồng. Có
thể khẳng định rằng, quyết định này đã đưa cách thức tính tỷ giá kì
hạn của các NHTM Việt Nam tiến gần với thông lệ quốc tế và là tiền đề
pháp lý quan trọng cho sự phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam
nói chung và giao dịch ngoại hối kì hạn nói riêng.
3.1.2. Điều chỉnh giao dịch quyền chọn tiền tệ:
Hiện nay, các NHTM Việt Nam thực hiện giao dịch quyền chọn
tiền tệ theo Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN.
Theo đó, giao dịch quyền chọn tiền tệ (sau đây gọi là “giao dịch quyền
chọn”) là một giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền, trong
đó, bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán
một lượng ngoại tệ xác định ở một mức tỷ giá xác định trong một
khoảng thời gian thoả thuận trước. Nếu bên mua quyền chọn thực hiện
quyền của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng
ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá đã thoả thuận trước. Tại Quyết
định này, giao dịch quyền lựa chọn chỉ bao gồm giao dịch giữa các
ngoại tệ (không liên quan đến Đồng Việt Nam). Đối tượng được tham
gia giao dịch hối đoái bao gồm tổ chức tín dụng (TCTD) được phép, tổ
chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân và NHNN Việt Nam. TCTD được
phép được duy trì tổng giá trị hợp đồng quyền lựa chọn không có giao
dịch đối ứng tối đa là 10% so với vốn tự có. Cũng trong quyết định
này, các TCTD được phép không được mua quyền lựa chọn của tổ chức
kinh tế, tổ chức khác và cá nhân mà họ chỉ được phép bán quyền chọn
cho các đối tượng này mà thôi.
3.2. Thực trạng rủi ro tỷ giá của các ngân hàng thương
mại
3.2.1. Trạng thái ngoại tệ của các NHTM
Như chúng ta đã biết, các giao dịch mua bán ngoại tệ của NHTM
làm chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ, từ đó, làm phát sinh trạng
thái ngoại tệ trường hoặc đoản. Một NHTM duy trì trạng thái ngoại tệ
trường sẽ gặp rủi ro hối đoái nếu như ngoại tệ giảm giá; và ngược lại,
họ sẽ gặp rủi ro khi ngoại tệ tăng giá trong trường hợp NHTM đó duy
trì trạng thái ngoại tệ đoản. Điều đó có nghĩa là khả năng rủi ro hối
đoái sẽ xảy ra nếu như NHTM đó duy trì trạng thái ngoại tệ mở và tỷ
giá trên thị trường biến động. Chính vì vậy, ngày 10/01/1998, Thống
đốc NHNN ban hành Quyết định 18/1998/QĐ-NHNN7 về việc quy định
trạng thái ngoại tệ đối với các NHTM Việt Nam, ngân hàng liên doanh
và công ty tài chính. Theo đó, các ngân hàng phải thực hiện tổng trạng
thái ngoại tệ cuối ngày không được vượt quá 30% vốn tự có của ngân
hàng mình.
Bản Tin Sớm www.bantinsom.com
Nguyên tắc tính trạng thái của một ngoại tệ:
- Trạng thái ngoại tệ (TTNT) cuối ngày được tính trên cơ sở TTNT
ngày hôm trước và chênh lệch giữa doanh số mua, doanh số bán phát
sinh trong ngày của ngoại tệ đó, bao gồm cả giao dịch giao ngay và kỳ
hạn.
- TTNT cuối tháng được tính trên cơ sở số dư tại thời điểm cuối
ngày làm việc cuối cùng của tháng của tài khoản mua bán ngoại tệ
kinh doanh, tài khoản ngoại tệ bán ra từ các nguồn khác, tài khoản
cam kết mua ngoại tệ giao ngay, tài khoản cam kết bán ngoại tệ giao
ngay, tài khoản cam kết mua ngoại tệ có kỳ hạn và tài khoản cam kết
bán ngoại tệ có kỳ hạn.
- Trạng thái ngoại tệ cuối ngày (phương pháp cộng dồn doanh
số).
Việc giới hạn trạng thái ngoại tệ như vậy chủ yếu là giúp các ngân
hàng phòng tránh rủi ro tỷ giá đặc biệt là các ngân hàng có tư tưởng
kinh doanh mạo hiểm, hạn chế các ngân hàng này có trạng thái ngoại
tệ mở quá lớn so với vốn tự có. Bởi khi rủi ro tỷ giá thực sự phát sinh,
các ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ mất vốn và nếu để trạng thái
ngoại tệ mở quá cao thì ngân hàng sẽ chịu nhiều thua lỗ, giảm năng
lực tài chính. Thực tế cho thấy, các NHTM thường duy trì trạng thái
ngoại tệ đoản và hậu quả là phải đối mặt với rủi ro tỷ giá khi tỷ giá
tăng. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) là ngân hàng chiếm tỷ
trọng doanh số mua bán ngoại tệ lớn nhất trên thị trường ngoại tệ liên
ngân hàng và chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trạng thái ngoại tệ của ngân
hàng này. (Xem bảng 2).
Bảng 2: Bảng trạng thái ngoại tệ cuối năm của VCB
Đơn vị : Nguyên
tệ
Bản Tin Sớm www.bantinsom.com
Nguồn : Phòng kinh doanh ngoại tệ VCB
Đến cuối năm 2006, các NHTM Việt Nam thường duy trì trạng
thái ngoại hối đoản là do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, mức tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng mà
NHNN công bố thường ổn định trong thời gian dài, hầu như không có
biến động lớn, thậm chí có lúc tỷ giá USD và JPY so với VND đứng yên
hoặc giảm. Do đó, việc duy trì trạng thái ngoại tệ đoản đối với USD và
JPY là bình thường.
Thứ hai, đặc điểm của thị trường ngoại hối Việt Nam thời gian
này là theo hướng một chiều, cầu về ngoại tệ luôn lớn hơn cung ngoại
tệ, do vậy mà doanh số mua vào nhỏ hơn doanh số bán ra và điều này
dẫn tới trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng mà không riêng gì của
VCB thường ở trạng thái đoản.
Thứ ba, lãi suất cho vay VND thường cao hơn nhiều so với lãi
suất cho vay của USD, EUR và JPY (lãi suất thực của VND dương), vì
thế các ngân hàng sẵn sàng bán ngoại tệ đổi lấy nội tệ và cho vay nội
tệ để hưởng lãi suất cao, đến hạn hoàn trả ngoại tệ họ sẽ mua ngoại
tệ vào và khoản lãi thu được từ cho vay VND luôn lớn hơn khoản thua
lỗ do tỷ giá tăng (tức là VND mất giá) trong khi chính sách tỷ giá mà
NHNN theo đuổi lại ổn định trong thời gian dài và vì thế trạng thái
ngoại tệ của VCB và các ngân hàng khác thường đoản.
Từ cuối năm 2006 đến những tháng đầu quý I/2008, trạng thái
ngoại tệ của các NHTM Việt Nam lại ở tình huống ngược lại, đó là nó
luôn ở mức dư thừa. Nguyên nhân của tình trạng này là do:
Thứ nhất: nguồn cung ngoại tệ cho các NHTM tăng nhanh là do
thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua phát triển với tốc độ
khá nóng. Điều đó khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài đổ xô vào thị
trường Việt Nam. Họ chuyển USD vào Việt Nam và chuyển đổi ra VND
để kinh doanh chứng khoán dẫn đến cung ngoại tệ tăng mạnh.
Bản Tin Sớm www.bantinsom.com
Thứ hai: Ngoài nguồn vốn đầu tư gián tiếp thì nguồn vốn đầu tư
trực tiếp FDI thực hiện trong năm 2007 cũng như trong quý I năm
2008 tăng cao. Trong quý I năm 2008, tính chung cả vốn cấp mới và
tăng thêm, cả nước đã thu hút thêm đạt 5,436 tỷ USD vốn đầu tư
đăng ký, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2007 đã làm tăng nguồn cung
USD của các NHTM.
Thứ ba: do Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục cắt giảm lãi
suất đã làm cho USD giảm giá mạnh so với các tiền tệ như EUR, JPY…
cũng làm cho dòng vốn đầu tư chuyển từ USD sang VND.
Tất cả những lý do trên đã làm cho trạng thái ngoại tệ của các
NHTM Việt Nam luôn ở trong tình trạng dư thừa. Trong khi đó, để
tránh áp lức cho lạm phát, NHNN không mua số ngoại tệ dư thừa này
đã khiến cho tỷ giá USD/VND liên tục suy giảm. Và chính điều này lại
gây khả năng rủi ro tỷ giá cho các NHTM. Tuy nhiên, hiện nay ngoại tệ
lại đảo chiều, dẫn đến căng thẳng ngoại tệ tại các NHTM, NHNN đã
phải can thiệp và can thiệp với số lượng khá lớn.