Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

bài giảng địa chất việt nam chương i mở đầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.56 KB, 8 trang )

ĐịachấtViệtNam
(Đưa vào 1 hình ảnh địa chất khu vưc để làm nền
)
Giáo viên:
 TS. Ngô Xuân Thành
 Bộ môn Địachất
 E-mail:

Mở đầu
I. Tổng quan
II. Nội dung môn học và đối tượng
nghiên cứu
III. Đặc điểm của môn học
IV. Hình thức kiểm tra
I. Tổng quan
 Lãnh thổ Việt Nam là một vùng có cấu trúc địa
chất vô cùng phức tạp và đa dạng với những yếu tố
đa dạng về mặt địa tầng, kiến tạo, sinh khoáng
• Là vùng tiếp giáp giữa 3 địa mảng lớn: Hoa Nam, Đông Dương
và Simao. Các địa mảng này có lịch sử tiến hóa đa dạng và phức
tạp, được thành tạo từ sự ghép nối giữa nhiều vi mảng (tiểu lục
địa trong nhiều thời kỳ khác nhau).
• Chịu tác động mạnh mẽ của hoạt động tạo núi Yến Sơn trong
Mesozoi muộn) và hoạt động va chạm Ấn Độ - Âu Á (trong
Kainozoi) dẫ
n đến sự biến cải của các cấu trúc có trước, làm
phức tạp hóa cấu trúc địa chất khu vực
Hoạt động va chạm Ấn Độ -Âu Á dẫn đến sự thay đổi
hình thái và ki


ế
n tạo khu vực
 Là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm lớn
nên mức độ che phủ và phong hóa cao, là một trong
những nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong công tác
địa chất, những cũng là tác nhân quan trọng thành tạo
các mỏ khoáng có trữ lượng lớn liên quan đến nguồn
gốc phong hóa
 Là vùng lãnh thổ khá phong phú về khoáng sản, sự có
mặt của các loại hình khoáng sản tương đối toàn diện,
có khá nhiều loại hình khoáng sản có tiềm năng lớn
Vấn đề trong nghiên cứu địa chất
• Làm thế nào để nắm chắc được cấu trúc địa chất, các phân
vị địa chất, hoạt động kiến tạo v.v. của vùng đang tiến hành
nghiên cứu, trong khi diện tích nghiên cứu lại nhỏ bé ?
• Làm thế nào để có cái nhìn tổng thể về địa chất và tài
nguyên đất nước, phục vụ trực tiếp cho công tác quy hoạch
kinh tế vùng, cũng như định hướng cho các công tác nghiên
cứu cụ thể cho từng vùng miền, t
ừng đối tượng nghiên cứu?
Câu trả lời
Mỗi một quốc gia đều có những thành tựu nghiên cứu
riêng trong các lĩnh vực khoa học, trong đó có khoa học
địa chất. Bối cảnh địa chất của mỗi một vùng nghiên cứu
đều nằm trong một bối cảnh địa chất chung khu vực, được
xác lập dựa trên những nghiên cứu lâu dài và có kế thừa
của các nhà địa chất qua từng thời kỳ.
Cần phải nắm chắc đặc điểm địa chất của Việt Nam
II. Đối tượng và nội dung nghiên cứu
của môn học Địa chất Việt Nam

Đối tượng nghiên cứu:
Đặc điểm địa chất của lãnh thổ Việt Nam
Nội dung nghiên cứu:
-Tổng hợp quá trình hình thành các đá trầm tích và thời gian thành tạo
chúng, sự phân bố, đặc điểm thạch học các phân vị địa tầng, thế giới
hữu cơ v.v. từ đó đưa ra những nhận định về điều kiện cổ địa lý và thời
gian xuất hiện của các đá trầm tích
-Hoạt động magma trên lãnh thổ Việt Nam, phân loại, thời gian thành
tạo, quy luật thành tạo và phạ
m vi phân bố và mối liên quan của chúng
với các hoạt động kiến tạo
- Nghiên cứu lịch sử phát triển của các hoạt động kiến tạo, các mô hình
kiến tạo giải thích cho sự hình thành và tiến hóa kiến tạo trên lãnh thổ
Việt Nam
III. Đặc điểm môn học
- Tính khu vực
Là một môn học về địa chất khu vực
Lãnh thổ Việt Nam nằm ở vị trí giao nhau giữa các địa mảng, được
cấu thành từ các vi mảng có lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp.
Đặc điểm này làm cho Việt Nam có được một vị trí đặc biệt trong địa
chất thế giới. Do vậy địa chất Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong
sự hiểu biết chung về địa chất khu vực và toàn cầu.
- Tính tổng hợp
Là môn học mang tính tổng hợp cao
Là môn học dựa trên các kết quả nghiên cứu về địa chất Việt Nam
trong nhiều thời kỳ, đề cập một cách toàn diện đến các vấn đề của
địa chất Việt Nam. Do đó cần phải có những hiểu biết về các chuyên
nghành thạch học, cổ sinh địa tầng, địa chất cấu tạo v.v.
Những nội dung chính của môn học được trình bày
trong 7 Chương

Chương I: Đặc điểm địa lý tự nhiên Việt Nam
Chương II: Lịch sử nghiên cứu địa chất Việt Nam
Chương III: Địa tầng
Chương IV: Các thành tạo magma
Chương V: Cấu trúc kiến tạo
Chương VI: Khoáng sản
Chương VII: Một số vấn đề trong nghiên cứu địa chất
Việt Nam
Nội dung của môn học
1. Điểm ý thức học tập (điểm C):
Cách thức kiểm tra và thi học phần
Hình thức thi học phần:
10%
2. Điểm bài tập (điểm B):
30%
3. Điểm thi học phần (điểm A):
60%
Thi viết (thi trắc nghiệm) hoặc viết tiểu luận

×