Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

giáo dục nhận thức cho trẻ từ khi sinh ra đến khi trưởng thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 117 trang )

LoHa – Oliu Kids Fashion





NUÔIDẠY TRẺ TỪ 0-4 TUỔI
GIÁODỤC TỪ
BUỔI BÌNH MINH
NHẬN THỨC

Tổng hợp và Biên tập: LoHa
Bản quyền thuộc LoHa – Oliu Kids Fashion
Giáo dục từ buổi bình minh nhận thức

LoHa–OliuKidsFashion

LỜI NÓI ĐẦU

“Ngày nay rất nhiều cha mẹ lấy việc kinh doanh bận rộn, về đến nhà đã mệt nhoài thời gian đâu
mà dành cho con cái. Trên đời này có rất nhiều ông bố bà mẹ có suy nghĩ như vậy, cuốn sách này
hiển nhiên viết ra không phải để dành cho những người đó đọc.
Cũng có những chàng trai, cô gái “của thời đại mới” mang trong mình suy nghĩ “Nếu cuộc sống
của một người cha/mẹ sẽ gây trở ngại đến s
ự phát triển cá nhân, sẽ phá hỏng công việc cũng như
sinh hoạt của bản thân.” Như thế cũng có nghĩa là, những người này ghét làm cha, làm mẹ ít
nhiều vì điều đó ảnh hưởng đế sự phát huy thói cá nhân của mình. Trên đời này cũng có không ít
người như thế, và đương nhiên cuốn sách này được viết ra cũng không dành cho họ.
Nhưng cũng còn những người, biết rằng, bản thân mình dù chỉ làm đến đây thôi, nhưng ít nhấ
t sẽ
cố gắng làm cho con mình trở thành hoàn hảo; họ cũng hiểu rằng, mình chỉ là nấc thang thứ nhất,


con mình sẽ là nấc thứ hai, và những gì mình đã không thể làm được thì con cái sẽ tiếp tục giúp
mình… Những con người đó, bất kể họ thành công hay thất bại, đối với xã hội, đối với nhân loại
thì họ vẫn là những thiên tài, là những con ngươi ưu tú mà trong hàng ngàn vạn người mới có
được. Cuốn sách này
được viết ra với kỳ vọng dành cho những người như thế.”
Trích từ cuốn: “Thiên tài và sự giáo dục từ sớm”



Cuốn sách này được biên tập từ nhiều cuốn sách và tài liệu về nuôi dạy trẻ từ khi còn là một thai
nhi cho đến thời kỳ chuẩn bị đi học tiểu học. Với hy vọng và mong muốn đây là một kim chỉ nan
vạch hướng đi, cung cấp một s
ố nguyên tắc và nền tảng cơ sở khoa cho các bậc cha mẹ. Từ đó
hy vọng góp phần cải cách, thay đổi những nhận thức giáo dục trong mỗi chúng ta, để mỗi đứa trẻ
sinh ra được hưởng tình yêu thương trọn vẹn từ cha mẹ, được có cơ hội và môi trường phát huy
tất cả tố chất tiềm năng của mình. Tôi tin rằng cha mẹ cùng với tấm lòng thương yêu con cái sẽ có
thể trau dồ
i và bồi đắp cho mình những phương pháp và hoạt động giáo dục riêng phù hợp với
tính cách của từng đứa trẻ.
LoHa
Giáo dục từ buổi bình minh nhận thức

LoHa–OliuKidsFashion

Cuốn sách “Sự giáo dục Karl Witte” chính là tiền đề lý luận về giáo dục cho tất cả những người
đời sau này nghiên cứu và phát triển. Sách là những ghi chép của người cha (một mục sư của
làng nhưng có nhiều sáng kiến đáng ngạc nhiên, trong số đó đặc biệt nhất là những lý luận về
giáo dục) về phương pháp áp dụng và những kế hoạch nuôi dưỡng con trai tên Karl Witte. Khó có
thể hiểu được tại sao ở vào thời đó ông đã có những suy nghĩ như vậy, nhưng quả thực ông đã
cho rằng phải giáo dục con cái ngay từ khi là một đứa trẻ còn đỏ hỏn. Nói theo ngôn ngữ của ông,

giáo dục con trẻ phải là giáo dục bắt đầu từ buổi bình minh của khả năng nhận thức, và ông tin
rằng với cách đó, đứa trẻ sẽ trở nên phi phàm. Ông cũng tuyên bố
rộng rãi rằng mình sẽ làm như
vậy với con cái. Không may, đứa con đầu lòng của ông đã qua đời ngay sau khi sinh, và kế tiếp là
Karl Witte. Nhưng Witte lại là đứa trẻ không ai ngờ tới, đến mức chính ông đã phải thốt lên “Tôi đã
làm gì nên tội đến mức ông Trời phải khiến tôi có một đứa con đần độn như thế này!” Những
người xung quanh cũng đến an ủi ông, ngoài mặt nói rằng không đến mức phải lo lắng quá,
nhưng lại thì thầm sau lưng rằng Witte đúng thực là một đứa trẻ kém phát triển. Tuy nhiên người
cha đã không tuyệt vọng. Ông đã dần dần áp dụng những kế hoạch nuôi dưỡng của chính mình.
Đầu tiền, ngay cả mẹ nó cũng nói rằng, đứa trẻ thế này thì dù có dạy dỗ thế nào cũng vô ích, sẽ
chẳng thể trở thành gì cả. Nhưng tấm lòng người cha của ông không cho phép từ bỏ, và rồi không
lâu sau đứa trẻ đần độn đã khiến tất cả mọi người xung quanh phải kinh ngạc. Năm lên 8,9 tuổi,
cậu bé đã thông thạo 6 thứ tiếng: Đức, Pháp, Italia, Latinh, Anh và Hy Lạp; không những thế lại
còn hiểu biết cả về Động vật học, Thực vật học, Vật lý, Hóa học và đặc biệt là Toán học. Kết quả
là năm 9 tuổi Witte đã thi đỗ Đại học. Tháng 4 năm 1814, cậ
u bé chưa đầy 14 tuổi đã bảo vệ thành
công luận văn Thạc sỹ về đề tài Só học, và 2 năm sau đã thi đỗ Tiến sĩ Luạt và được bổ nhiệm
làm giảng viên Luật của trường Đại học Berlin. Sau ông đi du học Italia, trở về ông nhận cương vị
giảng viên tại đại học Bresau, 2 năm sau chuyển sang đại học Hale và giảng dạy ở đây cho đến
n
ăm 1883 qua đời. Rất may mắn cho thế hệ sau như chúng ta, Witte cha đã ghi chép lại tất cả quá
trình nuôi dạy Karl.
Sau này Boris Sidis cũng đọc cuốn sách này và áp dụng phương pháp dạy này cho con trai là
Willian Jame Sidis. Cậu bé William bắt đầu học từ 1 tuổi rưỡi và đến lúc 3 tuổi đã biết đọc biết viết
tiếng mẹ đẻ. Lên 5 tuổi, khi nhìn thấy tiêu bản một bộ xương trong nhà, cậu bé đặc biệt hứng thú
với cấu tạo c
ơ thể người và bắt đầu bước vào môn Sinh lý học, không lâu sau đã đạt được trình
độ học vấn tương đương với người có chứng chỉ hành nghề y thuật. William vào tiểu học năm lên
sáu và trong năm đó tốt nghiệp xong tiểu học. Lên 7 tuổi cậu muốn học tiếp trung học nhưng vì
tuổi còn nhỏ nên bị từ chối và phải học ở nhà, hầu hết là học về toán họ

c. Năm 8 tuổi cậu vào học
trung học, môn nào cũng xuất sắc, đặc biệt là toán học. Thời gian đó, William đã viết sách Thiên
văn học, ngữ pháp tiếng Anh, tiếng Latinh. Trong năm 9-10 tuổi, William tự học ở nhà, đến 11 tuổi
thì vào học tại Havard không lâu sau đã tham gia diễn thuyết về đề tài “Không gian chiều thứ tư” –
một vấn đề rất khó của Toán học và đã khiến các giảng viên hết sức ng
ạc nhiên.
Cha của Adoref Berle cũng đọc cuốn sách này và áp dụng phương pháp dạy con của cha Witte.
Cậu bé Berle vào đại học năm 13 tuổi rưỡi và chỉ mất 3 năm hoàn thành đại học. Sau đó tiếp tục
theo ngành luật
Giáo dục từ buổi bình minh nhận thức

LoHa–OliuKidsFashion

Cha của Wiener là một giảng viên trường Havard, ông đã đọc cuống sách cách giáo dục của Karl
Witte và dùng nó để dạy con mình là Nobert Wiener vào đại học Taft từ năm 10 tuổi và đến năm
14 tuổi thì tốt nghiệp đại học và học tiếp cao học tại Havard, đỗ Tiến sĩ năm 18 tuổi.
Nhân vật Trung Quốc, cô bé Lưu Diệc Đình tiêu biểu của thành quả bồi dưỡng nhân tài mà cha
m
ẹ em đã kiên trì áp dụng từ nhỏ theo phương pháp của Witte cha. Cô bé 18 tuổi đã làm xôn xao
dư luận toàn Trung Quốc khi cùng lúc nhận được giấy báo của 4 trường đại học nổi tiếng của Mỹ.
Bốn trường Đại học danh tiếng đó là: Đại học Harvard, Đại học Columbia, Học viện Wellesley, Học
viện Mount Holyke. Học viện Wellesley là một học viện nổi tiếng, đã từng đào tạo những nhân v
ật
nổi tiếng như phu nhân cựu tổng thống Mỹ Hillary Clinton, cựu ngoại trưởng Mỹ Madeleine Korbel
Albright, Tống Mỹ Linh, Băng Tâm. Hai trường Đại học Columbia và Học viện Mount Holyke cũng
là trường danh giá bậc nhất thế giới, hàng năm số học sinh dự thi vào các trường này rất đông,
ngay cả học sinh Mỹ cũng khó thi đỗ. Còn vào được trường Đại học Harvard đẳng cấp hàng đầu
thế giới thì đúng là m
ột kì tích, được các chuyên gia "tư vấn du học" gọi đây là một việc "khó hơn
lên trời". Ấy thế mà cô bé này còn dành được hẳn học bổng toàn phần, đài thọ hơn 30,000 đô la

Mỹ mỗi năm.
Đọc những điều này chắc nhiều cha mẹ sẽ cho rằng họ là những Thần Đồng. Khả năng bẩm sinh
của những đứa trẻ là khác nhau, có đứa mạnh hơn, có đứa kém h
ơn. Nhưng sự khác biệt này chỉ
ở một mức độ nhất định và có giới hạn. Giả dụ thiên tài có 100 phần thiên tài bẩm sinh thì có
khoảng 10 phần đần độn bẩm sinh, còn trẻ bình thường đại đa số chỉ có khoảng 50 phần thiên tài
bẩm sinh. Có điều những đứa trẻ có khả năng cao siêu ngay từ khi sinh ra là không nhiều. Tất cả
những người trong cuộc chứng kiến và ngay cả chính những
đứa trẻ trên đã khẳng định chúng
không phải là một cách ngẫu nhiên được sinh ra là thần đồng. Đó là kết quả của nền giáo dục kiên
trì và có phương pháp mà ở đó những tố chất tài năng được phát huy tối đa. Vậy nền giáo dục đó
như thế nào?

GIÁO DỤC TỪ BUỔI BÌNH MINH CỦA NHẬN THỨC
Khoa học đã chứng minh lứa tuổi mầm non có vị trí rất quan trọng trong suốt quá trình phát triển
cuộc đời của mỗi con người, nó được ví như "thời kỳ vàng của cuộc đời".
Tế bào não trẻ sơ sinh bắt đầu phát triển từ việc tiếp nhận tác động từ thế giới bên ngoài, thời kì
đầu phát triển thành các tế bào dạng tế bào Matrick. Ở đây, càng tiếp nhận tác động từ
bên ngoài
vào càng nhiều, tế bào não càng trở thành những tế bào giàu DNA phân hóa thành 2 loại tế bào
là tế bào thần kinh (nơ-ron) và tế bào Gria. Điều quan trọng ở đây là sau khi phân hóa tế bào thần
kinh (nơ-ron) không hề tăng lên. Tức là tế bào não đã dừng phát triển. Lúc đó dù có tác động đến
thế nào đi chăng nữa cũng không làm tăng tế bào thần kinh lên được, óc của trẻ đã cố định,
không thể thay đổi được nữa. Nhiề
u công trình nghiên cứu khoa học dưới góc độ sinh lý, tâm vận
động, tâm lý xã hội và những kết quả nghiên cứu về sự phát triển đặc biệt của não bộ trong những
năm đầu tiên của cuộc đời đã khẳng định sự phát triển của trẻ từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn phát triển
có tính quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực phát triển trí tuệ trong tương lai. Vì vậy
Giáo dục từ buổi bình minh nhận thức


LoHa–OliuKidsFashion

trong giai đoạn mầm non các bậc cha mẹ nên đặc biệt chú tâm giúp trẻ phát triển về thể chất, tình
cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách.
Trẻ lớn lên trở thành nhân tài hay chỉ là người bình thường, ít nhiều cũng có yếu tố trời cho. Sự di
truyền về lý thuyết là có thực, nhưng sự di truyền của khả nă
ng không giống như sự thừa kế tài
sản. Cái mà cha mẹ truyền cho con cái chính là khả năng tiềm tàng, nhưng nếu khả năng đó cứ
để nguyên như thế sẽ không phát huy tác dụng. Đối với một thiên tài, thì tố chất trời cho là quan
trọng, nhưng quan trong hơn là việc làm thế nào để phát huy tố chất đó. Tố chất thôi chưa đủ,
quan trọng phải là việc giáo dục trẻ trong giai đoạn từ
khi mới sinh đến khi 5,6 tuổi. Mỗi một đứa
trẻ sinh ra sẵn có 100 phần năng lực, nhưng nếu cứ để một cách tự nhiên thì có thể chỉ phát triển
được 20, 30 phần. Nếu được giáo dục tốt có thể khi trưởng thành sẽ phát triển đến 60,70 phần,
hay tốt hơn được là 80, 90 phần. Lý tưởng nhất là đứa trẻ được giáo dục đủ để phát huy được đủ
100 phần năng lự
c của mình. Nhưng năng lực của trẻ tồn tại theo quy tắc giảm dần: Nếu được
giáo dục tốt từ khi sinh ra thì có thể đạt được đủ 100 phần, nhưng nếu bắt đầu giáo dục từ khi 5
tuổi thì dù có làm tốt đến mấy cũng chỉ phát huy đuợc 80 phần, nếu bắt đầu từ 10 tuổi thì tối đa chỉ
được 60 phần. Nghĩa là thời đi
ểm bắt đầu càng muộn bao nhiêu thì khả năng phát huy năng lực
sẵn có cũng giảm đi bấy nhiêu. Có những khả năng mà thời kỳ dành cho việc phát triển là khá dài,
nhưng có những khả năng chỉ có thể phát triển trong một thời gian rất ngắn, và nếu nó không
được phát triển trong thời gian đó thì sẽ vĩnh viễn mất đi. Ví dụ đối với việc học ngoại ngữ, nếu
không b
ắt đầu trước 5 tuổi, thì sau này cũng sẽ không xuất sắc được. Học piano thì muốn thành
tài nhất thiết phải bắt đầu trước 5 tuổi, còn violon thì lại phải từ lúc 3 tuổi Mỗi đứa trẻ đều có cơ
hội phát triển khả năng của mình, nhưng nếu bỏ qua thời kỳ của sự phát triển đó thì từng thứ một
sẽ vĩnh viễn mất đi.
Đấy gọi là sự giảm dần khả năng tiềm tàng của trẻ. Thông thường trẻ em sẽ

tiêu phí khoảng thời gian thơ ấu của mình, nhưng nếu nhìn từ phương pháp giáo dục này thì
những đứa trẻ có thể tiếp thu một lượng tri thức khổng lồ ở thời kỳ thơ ấu. Giáo dục trẻ không bao
giờ là quá sớm. Cha mẹ cần chú trọng đến việc giáo dục trẻ t
ừ buổi bình minh nhận thức (từ 0
tuổi).
Tốc độ phát triển của não trẻ nhanh hơn người ta tưởng tượng gấp nhiều lần. Đến năm 3 tuổi não
đã hoàn chỉnh đến 60%, đến năm 6 tuổi thì đã được 80%. Nếu trẻ bắt đầu học từ 6 tuổi thì não đã
cơ bản hoàn thành, việc làm thay đổi đường hằn trên bộ não hay nâng cao chất lượng của não
đều hoàn toàn là không thể. B
ằng sự nỗ lực sau này, tất nhiên con người có thể bù đắp một số
tổn thất nào đó do thiếu giáo dục trong thời kỳ đầu, song tiềm năng đáng quý của trẻ nhỏ nếu
không có cơ hội phát triển trong thời kỳ phát triển thì tiềm năng sẽ bị thui chột. Với 80% đã hoàn
thiện thì dù có tập luyện đến đâu đi nữa thì thể chất thiên tài đã mất
đi không bao giờ trở lại. Độ
tuổi thích hợp nhất để học hỏi là từ khi trẻ chưa được 1 tuổi. Thời kỳ sơ sinh đến 3 tuổi là thời kỳ
nếu giáo dục đúng đắn não có thể phát triển với tố chất thiên tài, vượt bậc. Học tập từ 0-3 tuổi
không đơn thuần cho trẻ thu nạp kiến thức mà làm cho chất lượng của tế bào thần kinh não phát
triển tối đa, làm cho não bộ trẻ có phản ứng tốt với việc học, khắc sâu vào não, nâng cao chất
lượng của tế bào thần kinh não (trở thành tế bào thần kinh giàu ribonucleic RNA, cái được coi là
mầm sống của kí ức). Sau này trẻ dễ dàng tiếp thu và học tập hơn hẳn những trẻ ở độ tuổi này chỉ
chơi không thôi.
Giáo dục từ buổi bình minh nhận thức

LoHa–OliuKidsFashion

Nhiều người nghĩ rằng “giáo dục từ sớm ” trẻ sẽ mất đi tuổi thơ vô tư của mình. Có người cho
rằng dạy chữ, dạy số, dạy ngoại ngữ cho trẻ sớm là nhồi nhét khổ thân đứa trẻ. Họ cho rằng trẻ
phải được chơi tự do mới được. Nếu để trẻ chơi r
ồi một lúc nào đó bắt trẻ phải học sẽ là việc gây
tác hại đến bộ não của trẻ đang phát triển. Hay có nhiều cha mẹ nghĩ rằng chẳng cần con mình

thành thiên tài, chỉ cần người khỏe mạnh bình thường là được. Đây chính là những suy nghĩ cha
mẹ không nên có. Nếu dành thời gian đọc hết cuốn này, tin rằng rất nhiều người sẽ có quan điểm
và cách nhìn khác đi. Bởi “giáo dục từ
buổi bình minh nhận thức” không phải là bắt trẻ phải học cái
này cái kia, mà hiểu theo cách đơn thuần là trẻ được chơi một cách bổ ích nhất, tự do nhất bởi
“trẻ em chơi là sống”, “trẻ em là thiên tài chơi.” Cái gọi là “giáo dục” không phải là “đi học”, “biết
chữ” như nhiều người vẫn quan điểm, mà chính là bồi dưỡng nhân cách một cách kiện toàn, kích
thích niềm hăng say mọi mặt, khiến trẻ có th
ể phát huy đầy đủ năng lực bản thân trong tương lai.
Việc làm đầu tiên giáo dục trẻ là tạo ra môi trường giúp trẻ có thể phát triển toàn diện vô số khả
năng như kỹ năng, trí nhớ, tư duy, vận động, vẽ tranh một cách tự nhiên nhất. Chúng ta thường
thấy mặc dù trẻ con có hành động nội lực hết sức mạnh mẽ lại bị lơ đi không để ý hay bị ngăn
cấm không được tự do bộc lộ. Nhiều khi cha mẹ chỉ để con thích chơi gì thì chơi hoặc là chẳng
làm gì cả cứ để thời gian trôi qua vô bổ. Vì vậy đại đa số tài năng của trẻ nhỏ đáng ra được phát
triển tột độ lại bị mai một, lụi tàn. Dạy con không phải là việc sở hữu con mà nuôi dưỡng những tố
chất của trẻ như một báu vậ
t sống. Chuyện trẻ là số một ở trường lớp, hay mọi môn đều đạt điểm
tối đa chẳng phải là chuyện gì to tát. Cái quan trọng là ở chỗ trẻ có điểm gì mà các bạn khác
không có được. Thành tích học tập lúc cao lúc thấp chẳng phải là điều đáng phải quan tâm lo lắng
quá đáng. Việc thực sự quan trọng là việc nuôi dưỡng cá tính của trẻ, dạy trẻ có thể tự
suy nghĩ,
tự chủ và có tư duy độc đáo. Nhiệm vụ của cha mẹ là giáo dục con từ lúc còn thơ và phải tuân
theo trình tự phát triển tự nhiên của trẻ.
Nhiều cha mẹ hiểu lầm về việc phát triển ngôn ngữ của trẻ là rằng: Chẳng cần phải dạy trẻ từ ngữ
gì mà tự nhiên tới lúc đó trẻ sẽ tự biết nói. Ngôn ngữ của trẻ nhỏ không ph
ải bắt đầu từ việc nghe,
mà học một cách tự nhiên từ môi trường bên ngoài. Chúng ta dễ dàng thấy điều này khi so sánh
trẻ em ở các vùng nông thôn, xa xôi hay ở các nước đang phát triển chỉ học một số lượng ít ỏi từ
ngữ, trong khi các trẻ em sống trong môi trường văn hóa cao tại các thành phố lớn, các nước tiên
tiến lại có thể sử dụng chính xác rất nhiều từ ngữ khó gấp nhiều lần. Nhìn vào đ

ây ta thấy, khả
năng ngôn ngữ của trẻ thực sự là tùy thuộc vào môi trường. Các bậc cha mẹ cần phải hiểu rằng,
càng nhập dữ liệu vào đầu cho trẻ càng nhiều từ ngữ, thì lượng từ trẻ nói ra được mới phong phú.
Học giả Chom Ski nói “Việc trẻ nhỏ nhớ từ ngữ, cũng như việc người lớn học ngoại ngữ, không
chỉ dựa vào kí ức
để nhớ. Từ ngữ lọt vào tai trẻ, nằm trong vùng tiềm thức, được phân tích, tổng
hợp bằng một bộ máy computer siêu tốc, quản lý theo sự việc và bật ra.” Trẻ nhỏ sinh ra đã có
sẵn một vùng ngôn ngữ bẩm sinh. Năng lực tiềm tàng nơi trẻ nhỏ mới chỉ được sử dụng chút ít,
còn lại tới gần 100% nên trẻ có thể tinh thông được với cả những từ rất khó. Ng
ười lớn đã mất
dần năng lực này, chỉ còn có thể sử dụng 5% đó thôi. Chính vì vậy, khi khả tiềm tàng còn tới gần
như 100% này, phải tận dụng dạy cho trẻ được càng nhiều từ càng tốt. Càng dạy nhiều từ ngữ
cho trẻ, trí não của trẻ phát triển, thành một em bé thông minh.

Giáo dục từ buổi bình minh nhận thức

LoHa–OliuKidsFashion

DÀNH THỜI GIAN CHƠI CÙNG CON
Chơi cùng con chính là cách đầu tư tốt nhất cho sự phát triển trí tuệ của trẻ: Nhiều cha mẹ
vì bận công việc, giao con cho người giúp việc, người trông trẻ rồi cố gắng bù đắp bằng cách mua
thật nhiều đồ chơi đắt tiền, chọn các loại quần áo, sữa, bột, hoa quả tốt nhất cho con. Mỗi lần có
thời gian, cha mẹ chỉ biết cho con vào siêu thị, đến các khu giải trí. Cha mẹ cần có nhậ
n thức
đúng đắn hơn về việc dành thời gian chơi với con là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển trí
tuệ, cảm xúc của trẻ. Chơi cùng con chính là cách đầu tư tốt nhất cho sự phát triển trí tuệ trẻ. Hãy
dành ít nhất 30 phút mỗi ngày và nhiều hơn thế để chơi cùng con, nhờ đó cha mẹ có thể giúp trẻ
tăng chỉ số IQ đến 10 điểm.
Muốn làm được đi
ều này, trước hết cha mẹ cần lưu ý đến việc chọn đồ chơi cho bé. Việc lựa chọn

đồ chơi rất quan trong, tùy vào độ tuổi để cha mẹ cho bé chơi các đồ chơi phù hợp. Cha mẹ chỉ
nên cho trẻ chơi các đồ chơi có tác dụng kích thích trí tuệ và các giác quan của trẻ, không nên cho
trẻ chơi các đồ chơi chạy pin, điện tử. Các đồ chơi này tuy trẻ ham thích trước mắt nhưng lạ
i
không mang lại cho trẻ tư duy tốt khi chơi. Các đồ chơi cho trẻ cần đảm bảo các yếu tố như:
Đồ chơi phải đảm bảo vệ sinh, an toàn và dễ rửa sạch
Lựa chọn đồ chơi phải phù hợp với lứa tuổi và tính cách của bé
Đa dạng về hình thái: tròn, vuông, nhẵn, xù xì;
Đa dạng màu sắc: xanh, đỏ, tím vàng ;
Làm từ các chất liệu khác nhau (an toàn với trẻ) như nhựa, bông, kể
cả cát, nước sạch, gỗ;
Chủng loại khác nhau: như tranh ảnh, xếp hình, khối gỗ;
Đa dạng về chức năng: để bé nhận biết độ to nhỏ, nhiều, ít, âm thanh, cử động
Đồ chơi không phát ra âm thanh quá lớn sẽ ảnh hưởng đến thính giác của bé
Ngoài ra cha mẹ nên tạo một góc chơi yên tĩnh, đủ ánh sáng để cùng con xem tranh, kể chuyện
hay chơi các trò tương tác như ú - òa, chi chi chành chành, trốn tìm hoặc đạp xe, ném, đá
bóng ngoài tr
ời.
Khi ở bên trẻ, bố mẹ qua các trò chơi có thể giúp con phát triển vận động, cảm xúc xã hội, dạy bé
biết nhận biết cảm xúc của người khác và thể hiện cảm giác của chính mình cho phù hợp, đồng
thời chỉ cho bé hiểu các quy luật tự nhiên, xã hội
Trẻ sơ sinh được sinh ra cùng với lòng ham tìm hiểu, muốn học thật nhiều từ môi trường xung
quanh. Khả năng vận động, khả năng ngôn ng
ữ, khả năng nhớ các kỹ năng giúp cho trẻ thỏa mãn
lòng ham tìm hiểu này. Vì vậy, việc làm của cha mẹ là phải giúp trẻ thỏa mãn lòng ham tìm hiểu
này. Đây là công việc đầu tiên của việc giáo dục- dạy- con. Nhiệm vụ của cha mẹ là chuẩn bị sẵn
sàng một môi trường trợ giúp để trẻ có thể phát triển tối đa nhiều khả năng ưu tú bẩm sinh sẵn có
từ khi trẻ đượ
c sinh ra đời.
Chơi cùng trẻ rất quan trọng nhưng không phải ai cũng biết cách chơi để phát triển trí tuệ cho trẻ.

Giáo dục từ buổi bình minh nhận thức

LoHa–OliuKidsFashion


Dưới đây là Các nguyên tắc khi cha mẹ chơi và cư xử với trẻ:

Không được la mắng trẻ - Không dùng từ cấm đoán: Nếu cha mẹ luôn luôn cấm đoán “Không
được thế này! Không được thế nọ” thì trẻ trở nên cực kì tiêu cực, cái tính tự tin của trẻ không lớn
lên được, khi trẻ lớn hơn chút, dễ mắc vào các vấn đề phức tạp. Tức là, khi bị cấm đoán làm
những việc trẻ muốn, trong lòng trẻ nảy sinh tính phản kháng, khiến trẻ có cái tính nóng nảy hay
cáu. Câu nói “không đượ
c thế” chỉ được dùng khi trẻ gần kề với nguy hiểm, hoặc trường hợp có
ảnh hưởng tới việc hình thành tính cách của trẻ mà thôi. Xin lặp lại rằng phương pháp giáo dục là
không mắng con hay cấm đoán mà phải như một người bạn tôn trọng con, nếu con sai phải giải
thích để trẻ hiểu vì sao lại không được, nếu không giải thích rõ sẽ làm hỏng năng lực phán xét của
trẻ vừa chớ
m hình thành. Khi muốn cấm trẻ làm một việc nào đó, hãy tìm cách rủ trẻ sang một trò
chơi khác thì hơn. Như vậy không hề có tính cưỡng ép hay cấm đoán nào, khiến trẻ cũng thoải
mái. Bạn có thể bảo “Bây giờ con không ra ngoài được nhưng chúng ta có thể đọc sách và ra
ngoài sau nha con.”; hoặc thay vì “Con phải nhặt đồ chơi lên trước khi ăn” hãy nói “Mẹ sẽ nhặt
những mảnh xếp hình nếu con lượm những món đồ chơi kia nhé!”.
Mộ
t ví dụ khác: Trẻ kéo khăn trải bàn làm rơi vỡ cốc chén, có lẽ trẻ sẽ làm lại việc đó lần nữa. Trẻ
muốn biết xem kết quả có giống như với lần trước không. Khi đó, cha mẹ khéo léo cho trẻ được
thử nghiệm hiện tượng khác gần giống như thế. Trải một cái khăn trước mặt trẻ, cho vài đồ chơi
mà trẻ thích lên đó, quan sát xem trẻ
định làm gì. Trẻ có kéo cái khăn đó không? Có lẽ là có đấy!
Vậy thì, bỏ hết đồ chơi trên khăn ra cho còn cái khăn không. Trẻ có kéo cái khăn không đó không?
Lần đầu tiên trẻ kéo, nhưng lần thứ hai thì có lẽ sẽ không kéo nữa đâu. Tức là khi đó, trẻ đã học

được điều gì đó về mối liên hệ giữa cái khăn và các món đồ chơi để trên rồi.
Nếu bé 3 tuổi ngồi trộn rau với th
ịt, cơm với sữa rồi ăn ngon lành thì cha mẹ không nên la mắng,
mà coi đó là phát hiện thú vị của bé. Cứ để bé mặc sức sáng tạo và thử nghiệm. Sự thông minh
và khả năng sáng tạo của con phụ thuộc vào những thứ đơn giản và gần gũi quanh bé như thế
đấy. Với thời kỳ đón nhận va chạm từ bên ngoài là quan trọng, thì câu cấm đoán “không được thế”
sẽ không giúp trẻ khôn l
ớn được. Câu nói đó làm triệt tiêu tố chất trẻ em ghê gớm hơn tất thảy.
Nhìn thấy hành động nào đó của con, cho ngay đó là trẻ nghịch ngợm, là mắng luôn, là dập tắt
lòng ham tìm hiểu của trẻ, tức là thể hiện ngay lòng phản kháng cho trẻ biết. Sự thất bại trong giáo
dục trẻ bắt đầu từ đây. Cha mẹ cần có sự tôn trọng những việc trẻ làm, và có thái
độ trông nom bé
khỏi bị nguy hiểm
Không chê bai hay sửa sai ngay khi bé vừa làm hoặc vừa nói gì chưa đúng: Nếu bé có làm gì
sai, nói gì sai đừng vội sửa bé ngay, như thế sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng phán đoán của trẻ
sau này. Nếu bé có vẽ 1 ngôi sao 3 cánh hay trái tim hình tròn thì cũng để kệ bé làm việc của bé,
đừng sửa ngay lập tức khi đó. Trong mắt của trẻ, thế giới có thể được nhìn nhận theo một cách
rất khác bi
ệt.
Đừng tự đặt tên cho tác phẩm của bé. Trong khi bé đang cố gắng vẽ con hà mã mà mẹ lại khen
ngợi: “Ồ con sư tử đẹp quá” thì mẹ đã chạm đến sự tự tin của con mình. Sự gán ghép không đúng
Giáo dục từ buổi bình minh nhận thức

LoHa–OliuKidsFashion

ngữ cảnh như thế chỉ khiến bé nghĩ mình đã thất bại và sẽ rất e dè khi đưa cho ai đó xem tác
phẩm của mình. Thay vì thế, hãy hỏi bé “Con đang vẽ gì thế?” sẽ khuyến khích trẻ mô tả chi tiếp
những gì bé đang làm.
Đọc truyện cho bé càng nhiều càng tốt: Làm riêng cho bé giá sách, trên đó xếp các cuốn sách đã
mua cho trẻ lên đó. Mỗi ngày, trẻ sẽ rút một quyể

n trên giá xuống đưa cho cha mẹ đòi đọc cho
chúng nghe. Cha mẹ hãy đọc cuốn đó, say sưa như đọc lần đầu, lặp đi lặp lại biết bao nhiêu lần
cũng không được tỏ ra chán nản với việc đó.
Thời kỳ này mà đọc thật nhiều sách cho trẻ, sẽ là bí quyết để biến trẻ thành một người yêu thích
sách. Đồng thời trí tuệ của trẻ cũng vì thế mà tiến b
ộ không ngừng. Thời kỳ này, số lượng từ mà
trẻ nghe được càng nhiều thì khoảng sau sinh nhật 2 tuổi, trẻ sẽ có một vốn từ cực kỳ phong phú.
Cho trẻ vận động tối đa: Ở thời kỳ trẻ phát triển trẻ cần được vận động cơ thể một cách thoải
mái, tối đa. Đồng thời, tự bản thân trẻ cũng trải nghiệ
m bằng thân thể và tích lũy được nhiều kĩ
năng cơ bản, đơn giản song rất đa dạng. Cha mẹ nên cho trẻ ra chỗ rộng, cho trẻ đi bộ cho thật
thoải mái.
Mỗi ngày cha mẹ nên dành thời gian đưa con đi dạo chơi quanh xóm, quanh phố và trong quá
trình vừa đi, vừa trò chuyện với con về mọi vật xung quanh càng nhiều càng tốt. Chính những lúc
này là lúc học hỏi và khám phá thế giới nhiều nhấ
t của bé.
Hãy đưa bé đến càng nhiều nơi càng tốt: Mỗi lần đưa bé đi chơi ở khu vui chơi giải trí hay đi du
lịch là một cơ hội rất tốt để chúng ta dạy bé các kiến thức phổ thông. Tuy nhiên, khi đi chơi chúng
ta thường thư giãn và vui vẻ mà quên “mở mang kiến thức cho bé”. Đa số điểm đến tham quan
đều được sắp xếp theo sở thích của ba mẹ thay vì sở thích hay mụ
c đích học tập của bé.
Từ nhà hàng xóm, ngõ làng, về quê, đưa đi công viên hay đơn giản là đi bộ cùng con từ trường về
nhà. Trong mỗi cuộc đi chơi, cố gắng bày nhiều trò chơi để trẻ tìm hiểu những điều xung quanh.
Ví dụ đi bộ về nhà hãy chỉ cho bé thấy ngay cái vỉa hè cũng có nhiều điều thú vị, cách người ta lát
gạch ở vỉa hè, trồng cầy đều có ý ngh
ĩa…
Chú trọng đến việc rèn luyện các giác quan cho con: Sự sáng tạo được nuôi dưỡng từ việc
cảm nhận, sờ mó, từ những mùi vị và cảm giác, vì vậy bạn hãy chú ý đánh thức và phát triển các
giác quan cho bé. Hãy cho bé nếm các loại thức ăn, ngửi một cái lá thơm được vò nát, đi chân
trần qua bãi cỏ, bãi cát khô và hỏi xem cảm giác của bé như thế nào. Nếu bé còn quá nhỏ, cha mẹ

có thể làm mẫu bằng cách mô tả cảm giác củ
a mình và dạy bé cách biểu đạt. Nên khuyến khích
trẻ mô tả cảm xúc, cảm giác bằng lời. Điều đó giúp bé giải tỏa được cảm xúc và phát triển khả
năng ngôn ngữ.
Phải chơi đúng với trình độ của trẻ: Dễ quá sẽ làm cho trẻ chán. Khó quá sẽ khiến trẻ bực bội.
Cha mẹ có thể dựa theo sở thích của chính trẻ để gợi ý tổ chức lại cách chơi ng
ầm đưa ra những
tình huống, lồng vào đó những nhiệm vụ để trẻ tập trung chú ý, học cách quan sát, ghi nhớ, suy
nghĩ, lý giải…, nhờ đó kích hoạt tư duy sáng tạo. Chẳng hạn, nếu trẻ thích vẽ, thay vì để trẻ tự vẽ,
tô màu tuỳ hứng, mẹ vẽ cho trẻ một cái thân và cái đầu con sâu, sau đó yêu cầu bé thêm các chi
Giáo dục từ buổi bình minh nhận thức

LoHa–OliuKidsFashion

tiết thành con sâu có 5 mắt, 5 chân, trên mình có các chấm tròn màu vàng rồi cùng bé thảo luận
về những đặc điểm của con sâu kỳ lạ đó.
Để cho trẻ chủ động dẫn cuộc chơi: Đừng dành phần chủ động. Hỏi xem “con muốn bố/mẹ làm
gì” trong cuộc chơi. Nếu muốn trẻ chơi một trò khác thì tốt nhất không nên nói "thôi không chơi trò
này nữa" mà tìm cách thay đổi nh
ư thể trò chơi cũ vẫn đang tiếp tục. Ví dụ, có thể dừng câu
chuyện đang đọc lại và hỏi: “Con sẽ làm gì nếu chú mèo này ra khỏi mũ và đi ra ngoài chơi?” hoặc
“Chúng ta hãy cùng nhau nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra nếu…?”.
Hãy sáng tạo đồ chơi từ những vật dụng hàng ngày: Cho vài hạt đậu khô vào cái lon bia rỗng
để trẻ lắc, khám phá tiếng kêu leng keng, cắt bìa cứng dán thành hình ngôi nhà, đoàn tàu hay làm
những con búp bê từ
đôi tất cũ Những thứ đồ chơi như vậy chính là nên tảng để bé “chế tạo” và
khám phá thế giới xung quanh. Trò chơi bán hàng, chăm sóc búp bê thậm chí là vẽ và cắt hình
trên giấy cũng có ích cho sự sáng tạo của bé.
Hàng ngày dành thời gian để kể chuyện cho bé: từ 1-5 quyển truyện. Đọc hay kể cho trẻ nghe một
câu chuyện cổ tích là cha mẹ đã kích thích trí tưởng tượng, để bé tự do bay bổng trong thế giới kỳ


o ấy. Hãy sử dụng những ngữ điệu khác nhau cho từng nhân vật, thậm chí để bé tự đưa ra một
cái kết cho câu chuyện, hay kể sai chi tiết để con đính chính cũng là cách kiểm tra khả năng sáng
tạo của bé. Hãy cùng con biến tấu những chuyện cổ tích quen thuộc bằng cách thay con gấu bằng
gấu bông của bé, khu rừng trong chuyện bằng công viên gần nhà….
Đừng ăn thua với con: Điều này có thể làm cho trẻ m
ất hứng chơi.
Cha mẹ phải hết sức kiên nhẫn: Khi cha mẹ tức giận hoặc phát cáu lên vì trẻ, hãy vào phòng
riêng và giữ bình tĩnh trước khi tiếp tục nói chuyện với con.
Khi chơi với con, cha mẹ cần kiên trì, nhẫn nại hết sức. Cha mẹ lúc nào cũng phải giữ sự hứng
khởi và hăng say khi chơi với bé. Nếu con cứ muốn chơi đi chơi lại một trò chơi. Không nên nói
vớ
i trẻ: "Ôi không, lại là trò xếp hình cũ rích” hoặc “chúng ta đã đọc truyện con mèo trong chiếc mũ
mấy chục lần rồi”. Cha mẹ thường chỉ đọc 1 cuốn sách 1 lần nhưng trẻ nhỏ có thể nghe đi nghe lại
cả chục lần 1 truyện mà không chán. Đó là vì người lớn quá chú trọng vào kết quả, vào tính mục
đích. Còn bé tập trung vào chi tiết nên luôn phát hiện ra nhiều điều mới lạ qua mỗi lần nghe, cảm
thấy hứng thú với chính quá trình của các trò chơi mà ít quan tâm đến kết quả. Trí tuệ phát triển từ
chính những khám phá mới qua mỗi lần chơi, từ sự tương tác với người cùng chơi, từ hứng thú
với chính quá trình chơi.
Trẻ có thể ngồi hàng giờ để ngắm một đàn kiến chạy đi chạy lại hoặc cả ngày chỉ chơi quanh mấy
bông hoa bé xíu trong chậu bạn vừa cùng bé mua về. C
ứ để bé quan sát, thậm chí hãy ngồi cùng
con và chỉ ra những khác biệt giữa các bông hoa khi nắng chiếu vào hoặc giải thích cho con tại
sao kiến lại “chào nhau”
Nhận biết và khuyến khích nỗ lực của con, bất kể là kết quả như thế nào. Hãy làm cho bé cảm
nhận mình là người thật đặc biệt vì được bạn chơi cùng. Bé được chơi theo ý tưởng và cách chơi
của mình nhưng dưới sự tổ chức, định hướ
ng của người lớn.
Giáo dục từ buổi bình minh nhận thức


LoHa–OliuKidsFashion

Tìm cơ hội để chơi vào bất cứ lúc nào: Cha mẹ có thể sáng tạo ra các trò chơi mọi lúc mọi nơi,
nguyên liệu chính là mọi thứ xung quanh cuộc sống.
Chạy nhảy, đá và ném banh giúp trẻ phát triển sự thăng bằng và phối hợp.
Hát và trò chơi có nhịp điệu giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
Ghép hình và các trò chơi có tính giải đáp giúp phát triển trí tuệ.
Chờ t
ới phiên và chơi chung giúp phát triển kỹ năng quan hệ quan trọng và tính tự chủ
Chơi đùa là một nhu cầu quan trọng nhất của trẻ. Nhưng quan trọng hơn hết là trẻ được vui vẻ và
đùa giỡn với cha mẹ.
Không làm giúp trẻ: Cho dù bé loay hoay cả nửa giờ đồng hồ mà không xếp đúng hình hay tô
đúng màu cho bức tranh thì cha mẹ đừng vì sốt ruột mà giúp con hay nói “để mẹ làm cho”. Như
vậy là bạn đang làm gián đo
ạn sự say mê sáng tạo của bé và tập cho bé thói quen ỷ lại rồi đấy.
Nếu trẻ quá chán rồi thì hãy cho trẻ mắc sai lầm và nản lòng: Vd nếu bé nỗ lực chơi trò pháo đất
mà thất bại thì bạn cũng đừng can thiệp mà hãy để bé tự nghĩ ra một trò chơi khác với thứ đất nặn
đó
Không khen trẻ quá lời: Khen ngợi bé khi đang vẽ được bức tranh đẹp hoặc xếp cả đ
oàn tàu dài
là cần thiết. Nhưng nếu mang chiến tích đó đi khoe khoang với cả khu tập thể hoặc họ hàng hai
bên hay bạn bè thì cha mẹ đang làm con sớm mắc bệnh tự mãn. Phải luôn cho trẻ thấy bạn
khuyến khích động viên bé nhưng bé còn rất nhiều thứ phải học tập trong cuộc sống.
Cho bé sự lựa chọn trong khuôn khổ: Ví dụ thay vì hỏi con: “con muốn ăn gì hôm nay?” thì hãy
đưa lựa chọn cho bé “con muốn ăn món canh gà hay canh bò?” N
ếu mẹ nói: “Con muốn dọn bát
hay lấy thìa ra?” thì sẽ nhận được sự hợp tác hơn là khi bạn quát: “Dọn cơm ngay lập tức!”
Nếu sau khi bạn nói: “Đến giờ đi ngủ rồi!” hay “đến giờ đi tắm rồi!”… nhưng bé nói “Không, con
không đi ngủ đâu.” Thì hãy nhượng bộ bé nhưng chỉ trong khuôn khổ để cả cha mẹ và bé đều đạt
được ý nguyện của mình. Mẹ có thể nói: “Thế mẹ cho con ch

ơi 5 phút nữa, hết 5 phút là đi ngủ
nhé!” Bé sẽ dễ dàng đồng tình với thương lượng như thế.
Tôn trọng và nghiêm túc với con: Học cách giao tiếp tốt với trẻ cũng là một kỹ năng làm cha mẹ
quan trọng. Dù cho bé mới chỉ chập chững biết đi hay đang ở tuổi mới lớn, cách giao tiếp chính là
chìa khóa quan trọng để xây dựng sự tin tưởng và chia sẻ ở trẻ. Hãy để trẻ bi
ết rằng cha mẹ luôn
quan tâm và sẵn sàng giúp khi bé cần.
Khi nói chuyện với con, cha mẹ nên tắt tivi, bỏ cuốn sách, tờ báo xuống và lắng nghe bé nói một
cách chăm chú. Dù đang mệt mỏi, cha mẹ cũng cần cố gắng thể hiện rằng đang lắng nghe con
chăm chú. Lưu ý đừng ngắt lời khi bé đang cố kể về vấn đề của mình. Hãy tỏ ra lịch sự với trẻ
như thể cha m
ẹ sẽ là người bạn tốt nhất để bé có thể chia sẻ. Trừ khi những người khác thực sự
quan trọng với cuộc nói chuyện, nếu không cha mẹ nên nói chuyện riêng với con và khi không có
người khác ở xung quanh. Khiến trẻ bối rối, xấu hổ trước mặt nhiều người sẽ chỉ dẫn đến sự tiêu
cực, tức giận và chống đối của trẻ.
Giáo dục từ buổi bình minh nhận thức

LoHa–OliuKidsFashion

Cha mẹ không nên tỏ ra vượt xa hơn trẻ khi nói chuyện, sẽ dễ dàng hơn khi đóng vai trò là một
người bạn của bé Đừng sử dụng những từ ngữ làm bẽ mặt như ngu ngốc, lười biếng, câm hoặc
nói với trẻ "Thật ngốc nghếch, điều đó chẳng có ý nghĩa một tý nào cả" hoặc "Con thì biết gì, con
chỉ là mộ
t đứa trẻ.” Hãy nhớ rằng, luôn có nhân quả trong mọi hành vi cha mẹ cư xử với con, sự
nhạo báng sẽ khiến trẻ thấy xấu hổ, sự động viên sẽ khiến trẻ tự tin.
Đừng bao giờ hỏi tại sao, chỉ nên hỏi chuyện gì đã xảy ra. Cha mẹ nên hạn chế giảng giải và phê
phán trẻ bởi vì điều đó thực sự không có hiệu quả để có cuộc trò chuy
ện cởi mở. Hãy giúp con tạo
ra bước tiến quan trọng, hãy cho con thấy cha mẹ chấp nhận chính bản thân trẻ chứ không phải
những gì mà trẻ đã làm được hoặc chưa làm được.

Trong quá trình trò chuyện, cha mẹ có thể sử dụng những từ động viên và ca ngợi. Bằng cách lựa
chọn và sử dụng một trong những cách nói dưới đây hằng ngày khi nói với trẻ, bạn sẽ nhận thấy
rằng, tr
ẻ sẽ chú ý nhiều hơn đến những điều bạn nói và sẽ cố gắng để làm cha mẹ hài lòng. Cha
mẹ có thể nói với trẻ bằng một trong những từ sau: Đúng rồi, tốt, tuyệt vời, xuất sắc, mẹ rất tự hào
về con, tốt hơn nhiều rồi, thật là một ý kiến thông mình, điều đó thật hoàn hảo, mẹ (ba) rất yêu
con Ngoài bạn có thể th
ể hiện bằng hành động như: mỉm cười, gật đầu, đặt tay lên vai, nháy
mắt, ra dấu hiệu hoặc cử trí đồng tình, chạm vào má, cười, cù, ôm trẻ thật chặt…
Không cho trẻ nghe nhiều tiếng máy (tiếng TV, radio, băng cát sét, CD, video ), không cho trẻ
dướ 3 tuổi xem tivi. Nếu mỗi ngày để trẻ nghe liên tiếp 5,6 tiếng đồng hồ, trẻ sẽ quen với tiếng
máy, sẽ không có phản ứng với tiếng người thực m
ột cách chính xác nữa. Không phải là tuyệt đối
không cho trẻ nghe băng, CD, nhưng cho trẻ nghe cả ngày thứ tiếng máy đó, sau này sẽ gặp rắc
rối khi trẻ giao tiếp thật với người thật. Ví dụ như không biết hội thoại với người khác, hay nói lẩm
bẩm một mình.
Cho trẻ tham gia lao động các việc phù hợp với khả năng. Khuyến khích trẻ tham gia lao
động. Khi trẻ làm được việc gì giúp cha mẹ, phải khen tr
ẻ. Mỗi khi được ghi nhận việc đã làm như
vậy, dần dần trong trẻ hình thành ý thức của một người lớn. Ngược lại, phải nói rằng những trẻ
em không được nhờ giúp đỡ việc gì bao giờ, những trẻ em luôn phải nghe những lời nhỏ mọn của
cha mẹ là những trẻ bất hạnh. Để trẻ dần khẳng định bản ngã, từng bước trở thành ng
ười lớn,
điều quan trọng phải giải quyết triệt để ý thức được bố mẹ nhìn nhận, được bố mẹ tin tưởng trong
vùng ý thức sâu sa của trẻ. Trẻ khôngđược bố mẹ nhìn nhận, luôn phải nghe mắng mỏ, thất bại
mỗi khi thử nghiệm làm gì… không thể khẳng định bản ngã của mình được. Cần phải nhấn mạnh
rằng, càng khen, càng nhìn nhận việc làm của tr
ẻ sẽ là cách để trẻ lớn khôn, lanh lợi. Bố mẹ
không biết đến điều đó, con cái của họ thường có tinh thần không ổn định, tính cách bất thường,
phát sinh nhiều vấn đề bất hạnh.


Giáo dục từ buổi bình minh nhận thức

LoHa–OliuKidsFashion

GIÁO DỤC THỜI KỲ SƠ SINH
Thời kỳ này giáo dục và nói chuyện với trẻ chẳng khác nào “đàn gẩy tai trâu” nhưng cha mẹ vẫn
phải kiên nhẫn thực hiện hàng ngày, sẽ ngạc nhiên về kết quả sau này.
Cha mẹ thử đưa 1 ngón tay dứ dứ trước mặt trẻ, khi trẻ nhìn thấy sẽ nắm lấy. Ban đầu có thể trẻ
chưa nắm được ngay nhưng dần dần sẽ làm được. Khi nắm được rồi ta bắ
t đầu phát âm “ngón
tay, ngón tay, ngón tay…” lặp đi lặp lại cho trẻ nghe thấy.
Dạy trẻ nhận biết xung quanh: các đồ vật trên bàn, bộ phận cơ thể của trẻ, quần áo, cây cỏ… Rồi
các tính từ cũng được dạy. Dạy cho trẻ càng nhiều từ đơn càng tốt. Ví dụ nhìn thấy bông hoa chỉ
và nhắc đi nhắc lại “bông hoa, bông hoa ” đồng thời nói những sự việc liên qua đến vật muốn dạy,
việc này giảm nhàm chán của đơn từ Ví dụ: con mèo lông mượt, thích kêu meo meo…; Bông hoa
thơm thơm, màu đỏ, cánh mỏng, cắm vào lọ đẹp…
Theo phương pháp của Cha Witte, nên dạy cho trẻ những từ chuẩn ngay từ đầu. Để trẻ ghi nhớ
một từ cũng mất bằng đấy thời gian, thay vì dạy “gâu gâu, meo meo” dạy luôn từ chuẩn là “con
chó, con mèo”.
Từ khi còn trong nôi đã kể cho trẻ nhiều truyện hay ví dụ về cây cỏ, hoa lá, con vật, nàng tiên…
Tr
ẻ ngay từ khi còn ẵm ngửa tre không hề ngốc nghếch mà đã có khả năng tập trung và sự hứng
thú với tất cả mọi vật. Nếu quan sát kỹ, kịp thời nắm bắt được “ngọn lửa nhiệt huyết” đúng lúc và
kiên trì giúp trẻ phát triển.
Lưu ý là không cho trẻ dưới 3 tuổi xem Tivi.

Các trò chơi dành cho trẻ:

0-1 tháng tuổi

Bạn hãy tạo nhiều bộ mặt khi gần bé. Cố làm theo những tiếng động và bộ mặt của bé thể hiện.
Nói chuyện nhẹ nhàng vào tai bé. Cho bé nghe nhạc.
Nâng bé lên vai bạn để bé có thể thấy xung quanh. Đỡ đầu bé khi ẵm bé.
Cho bé thấy những bức tranh và những mẫu hình đơn giản có màu sáng và có trang trí, cách mặt
bé khỏang 20-30 cm.
Treo những vật quay nho nhỏ hay đồ chơi màu sáng ở nôi bé.
Ẵm bé lên, chăm sóc, hôn và vuốt ve bé. Nói chuyện với bé, gọ
i tên bé.
2 tháng tuổi
Khi bạn muốn bé chú ý, hãy nói chuyện nhẹ nhàng với bé bằng giọng cao và nhìn thẳng vào bé
Khi bạn muốn bé yên lặng, hãy nói với bé bằng giọng trầm hơn. Hãy nói chuyện thường xuyên với
bé.
Giáo dục từ buổi bình minh nhận thức

LoHa–OliuKidsFashion

Lắc nhẹ cái lục lạc gần đầu bé. Đu đưa một đồ chơi sáng màu trước mặt bé khỏang 10 cm. Nói
với bé bạn đang làm gì.
Kêu tên bé nhẹ nhàng bên tai. Thì thầm với bé cho đến khi bé di chuyển mắt hay cố gắng quay
đầu để nhìn thấy bạn. Làm như vậy ở tai bên kia của bé.
Nếu thời tiết cho phép, hãy đưa bé ra ngoài mỗi ngày. Bây giờ là thời gian tốt nhất để
thiết lập một
cuộc đi dạo hàng ngày.
Hãy ôm chặt bé, nói chuyện, vuốt ve và yêu thương bé.
3 tháng tuổi
Khi nói chuyện với bé, hãy nhìn trực tiếp vào mắt bé. Khuôn mặt bạn khi nhìn thẳng sẽ có ý nghĩa
với bé rất nhiều hơn là khi nhìn nghiêng.
Cho bé xem nhiều vật thể khác nhau. Để gần bé những vật có màu sáng và hấp dẫn dễ nhìn,
nghe hay sờ nhưng phải lớn để bé không bỏ chúng vào miệng. Khuyến khích bé vươn tới vật thể


đó hay chạm tới chúng.
Đưa cho bé 1 cái lục lạc nhỏ và chỉ cho bé cách lắc nó như thế nào để tạo ra âm thanh.
Khi có thể, bạn bế bé lên một cách an tòan trong lòng để bé có thể tiếp xúc, nhìn thấy quang cảnh
xung quanh.
Mỗi khi bạn hài lòng hay thích thú với những gì bé làm, hãy khen bé và gọi tên bé.
Đu đưa và hát cho bé nghe. Hãy cho bé thật nhiều quan tâm và yêu thương.

LUYỆN 5 GIÁC QUAN CHO TRẺ
Đây là giai đoạn trẻ có năng lực tiếp thu lớn nhất. Hãy nghĩ cách kích hoạt khả năng tiếp thu này
bằng các giác quan của trẻ, đó là 5 giác quan chính - thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu
giác.
Giai đoạn 0-3 tháng tuổi
Thị giác: Xung quanh giường của em bé mới sinh, nên treo các bức tranh phong cảnh và các tác
phẩm nghệ thuật nổi tiếng. Cho bé xem nhiều tranh đẹp về cỏ cây hoa lá, phong cảnh Tạo hứng
thú cho trẻ với màu sắc trong tranh và giọng nói của mẹ. Phải để tâm tới việc bao bọc bé trong
một môi trường đầy sắc thái phong phú. Trên kệ, giá sách, phải trưng bày những món đồ chơi có
sắc màu tươi sáng, hay những khối hình gỗ xếp màu sắc chẳng hạ
n.
Màu sắc mà em bé sơ sinh thích, không phải là hồng hay xanh lơ. Trước 9 tháng tuổi thì hệ thần
kinh thị giác chưa phát triển hoàn chỉnh, em bé chưa thể phân biệt các màu sắc đỏ, xanh, vàng.
Màu sắc mà em bé thích nhất là 2 tông màu rõ ràng sắc nét đen và trắng. Bé dưới một tháng tuổi,
mỗi ngày cho bé nhìn hình kẻ ka-rô ô đen trắng, mỗi ngày 3 phút, liên tục như vậy trong vòng một
tuần. Khả năng tập trung của bé, từ lúc chỉ chưa đầy 5 giây, sẽ tăng lên 60- 90 giây. Khả nă
ng tập
trung cao độ, sẽ liên quan tốt tới việc học nhiều điều sau này. Khả năng tập trung là nền móng của
Giáo dục từ buổi bình minh nhận thức

LoHa–OliuKidsFashion

khả năng học tập. Nếu đến 6 tháng tuổi mà bé chán nhìn hình kẻ vằn ngang và ô kẻ thì dừng việc

cho bé nhìn ô trong một thời gian.
Mua 1 quả bóng màu đỏ, buộc vào tay trẻ dạy cho trẻ quả bóng màu đỏ, hình tròn, nhẹ. Mỗi tuần
thay một quả màu khác nhau.
Dán bảng chữ cái in to, màu đỏ gần giường. Mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 2,3 giây mẹ bế bé tới gần
bẳng chữ
cái, lặp đi lặp lại như vậy, cũng khiến bé vui sướng vùng vẫy chân tay mỗi khi được bé
tới gần bảng chữ cái đó. Em bé được làm quen với chữ cái từ lúc lọt lòng khi lớn lên, nhìn thấy
chữ sẽ rất thích thú.
Thính giác: 6 tuần tuổi đọc bài thơ bằng tiếng anh và tiếng việt cho trẻ nghe, âm điệu bài thơ
thay đổi, luyến láy trẻ có thể có phản ứng khác nhau.
Tiếp theo, hàng ngày nên cho em bé nghe nhữ
ng bản nhạc có chọn lọc. Mỗi lần chỉ nghe khoảng
15 phút, mỗi ngày nghe khoảng 30 phút là được. Không nên để bé nghe lâu vì bé sẽ quen với
tiếng máy không biểu hiện được cảm xúc khi nghe tiếng nói thật của mẹ.
Mua chuông nhỏ có 7 nốt nhạc: đồ, rê, mi, fa, son, la, si sau đó treo 7 dải lụa màu đỏ, cam, vàng,
lục, lam, chàm, tím dưới các nốt nhạc đó, hàng ngày gõ cho trẻ nghe.
Nói chuyện nhiều với em bé từ khi lọt lòng: khi cho em bé bú, khi thay tã lót, khi tắm cho bé… Vừa
thay tã lót cho bé, vừa nói: “mẹ thay tã cho con nè…”; vừa n
ắm tay bé vừa nói “Đây là cái tay này,
tay, tay, tay” lặp đi lặp lại. Hoặc là vừa cho bé xem quả bóng hay con búp bê vừa nói “Đây là quả
bóng này, quả bóng, quả bóng” - “Đây là con búp bê, búp bê, búp bê”.
Xúc giác: Từ lúc lọt lòng, em bé đã bắt đầu học rất nhiều điều và ghi nhớ rất kĩ lưỡng vào bộ nhớ
của mình, những gì nhìn thấy, nghe thấy… hình thành nên nếp tư duy rõ nét trong não bộ.
Bú sữa mẹ, đây là bài học đầu tiên bằng xúc giác của em bé. Hãy quan sát kĩ m
ột em bé bú mẹ,
sẽ thấy, thao tác tìm ti mẹ, ngậm miệng vào ti, mút sữa tiến bộ rất nhanh. Lúc đầu còn bị đập mũi
hay vập cằm khó khăn lắm mới tìm được đúng đầu ti mẹ để đúng vào miệng, nhiều người mẹ lấy
tay giúp con, song tự em bé có thể điều chỉnh được rất nhanh.
Mẹ nên cố tình để đầu ti chạm vào những vị trí khác môi miệng bé như hàm trên, hàm dưới, cằ
m,

má phải, má trái. Làm vậy để em bé nhanh chóng học được cách điều chỉnh không gian, cảm
nhận được vị trí trên-dưới, phải-trái.
Không chỉ bằng đầu ti mẹ như trên, còn có thể dùng ngón tay, cái khăn xô, hay cái ống hút cọ nhè
nhẹ hàm trên, hàm dưới của bé. Bé sẽ biết được cảm giác khi được liếm, cắn vào những vật này,
và sẽ không cắn mút những thứ này như khi mút ti mẹ.
Hàng ngày tập thể dục và xoa bóp chân tay, như vậy vừa có th
ể phát triển xúc giác, lại vừa thúc
đẩy tuần hoàn máu và độ nhạy cảm của da.
Vị giác: Dùng khăn xô thấm 1 ít nước nguội, nước lạnh, nước vị ngọt, nước vị mặn, nước vị chua,
từng vị một cho bé nếm. Đây là cách kích hoạt vị giác rất tốt.
Giáo dục từ buổi bình minh nhận thức

LoHa–OliuKidsFashion

Lực nắm: Hãy cho em bé cầm nắm ngón tay của mẹ. Em bé khi mới lọt lòng được huấn luyện
cầm nắm đồ vật ngay, sẽ rất nhanh khôn.
Càng lúc mới sinh, em bé càng có khả năng nắm giữ đồ vật gì đó bên mình, song khả năng này lại
biến mất rất nhanh.
Để cho lực nắm này của em bé không mất đi, chúng ta nên luyện tập cho em bé cầm đồ vật t
ừ khi
mới chào đời. Khi luyện tập cho con cầm nắm, không được rời mắt nửa bước, kẻo bé va quệt đồ
vật vào đầu, vào mặt, vào người thành tai nạn.
Hàng ngày có thể tập nắm ngón tay mẹ luyện “ngồi dậy”, trẻ có “phản xạ cầm nắm” sẽ gắng sức
nhấc thân trên lên giống như đu xà đơn vậy. Đến 2 tháng tuổi, phản xạ này sẽ hết, cũng là lúc
cánh tay của trẻ được tập luyện khá tốt, tạo điều kiện cho trẻ tập bò sau này, và dần dần tăng
cường khả năng tự bảo vệ sau này.
Khứu giác: Hãy cho em bé ngửi hương thơm của hoa. Bé sẽ ngoái đầu về phía có hương thơm
đó. Nếu cho em bé ngửi nhiều mùi khác nhau, khứu giác sẽ được kích thích phát triển tốt.
Khi bé được 3 tháng tuổi, nếu đưa cho bé cái gì, bé cũng sẽ đưa lên miệng g
ặm. Bé sẽ thích mút

tay và cho đủ thứ linh tinh vào mồm ngậm. Cha mẹ cũng đừng vội giật ngay ra khỏi tay bé nhé.
Cách tốt nhất là hãy chăm chỉ rửa đồ chơi thật sạch và chỉ nên dặn con, đồ này ăn được, đồ này
không ăn được.

Giai đoạn từ 4-6 tháng
Giai đoạn này, trẻ có thể nhìn xa khoảng 3 mét. Tay có thể cầm nắm đồ vật một cách có ý thức.
Các trò chơi cho bé

4 tháng tuổi
Đưa cho bé những đồ vật để bé dễ nhìn, nếm ngửi và nghe. Để bé tập ngửi nước hoa.
Tập nghe nhạc từ băng, đĩa.
Cho bé đồ chơi để bé cầm nắm.
Cắt một băng khoảng 2,5 cm từ một chíếc tất màu và tròng vào cổ tay để bé có thể nhìn thấy, tìm
thấy tay mình dễ hơn.
Có thể tắm cho bé lâu hơn để bé chơi đùa. Té nước, đạp nước, gi
ỡn với đồ chơi khi tắm rất cần
cho sự phát triển của bé.
Lấy tay bạn nắm giữ hai chấn bé để bé đạp chống trả lại bạn hay để một cái lục lạc phía trên chân
bé để bé chòi đạp nó.
Khi giỡn với bé, bạn hãy khen những cố gắng của bé, cười với bé và ôm chặt bé. Bé sẽ thích thú
với những tán thưởng của bạn.
5 tháng tuổi
Giáo dục từ buổi bình minh nhận thức

LoHa–OliuKidsFashion

Cho bé những đồ chơi mà bé có thể nhận những đáp ứng lại từ đồ chơi đó. Ví dụ như một cái hộp
nhạc mà bé có thể khởi động khi kéo một cái quai cầm. Ở 5 tháng tuổi, bé có thể chơi trong chiếc
nôi có trò chơi hoặc những vật treo có thể chuyển động được.
Lập lại những gì bé “nói”, động viên bé nói chuyện và phát triển kỹ

năng về ngôn ngữ. Nói với bé
những từ hay cụm từ ngắn.
Tạo cơ hội cho bé gặp những bé khác. Cho chúng nhiều thời gian để nhìn nhau, cười, “nói
chuyện” và trườn tới gặp nhau.
Ẵm bồng bé thường xuyên, nói chuyện và thủ thỉ với bé. Hãy cho bé cảm nhận là bạn rất yêu bé.
6 tháng tuổi
Cầm tay bé và cùng vỗ tay với bé khi bạn hát với bé. Hát những bái hát ru bé ưa thích, thay đổi
giọng (to, nhỏ, lên xuống), và phát âm từ ngữ rõ ràng.
Bồng bé vào lòng, mặt bé cách mặt bạn khoảng 20 cm. Bắt chước thể hiện những âm thanh do bé
tạo ra.
Để bé tự ngồi không cần giữ và theo dõi bé. Để nhiều gối xung quanh bé để bé có thể ngã trên đó.
Để bé nằm sấp và nâng cao chân bé lên 8-10 cm so với mặt sàn. Khuyến khích bé đẩy người lên
khỏi sàn bằng hai tay bé.
Đứng ở một nơi bé có thể thấy bạn và nói với bé rằng bạn đang đi tới bồng bé. Đưa tay bạn ra, khi
bé cườ
i, “nói” hay vươn tới bạn, bạn hãy bồng bé lên.
Tiếp tục những cử chỉ ôm bé, vuốt ve và yêu thương bé.
Thời kỳ này cần tiếp tục kích thích các giác quan của bé.
Thị giác: Dẫn trẻ tới gần bức tranh nổi tiếng, nói chuyện cho bé nghe về bức tranh đó. Khi dẫn bé
đi dạo chơi, nhất thiết phải bằng mọi cách để cho bé ghi nhớ càng nhiều ấn tượng về thế giới bên
ngoài càng nhiề
u càng tốt. Vừa hướng con nhìn vào cảnh sắc xung quanh, bố mẹ phải vừa nói
bằng lời những từ ngữ về cảnh sắc đó. Hoặc là bế bé đi dạo trong nhà, nhìn thấy đồ vật gì trong
nhà cũng đọc tên đồ vật đó lên, lặp đi lặp lại nhiều lần cho bé nghe.
Dẫn trẻ tới gần bảng chữ cái, chỉ vào từng chữ, đọc tên chữ cái, lặp đ
i lặp lại nhiều lần
Hãy kiểm tra xem khi bật đèn sáng thì trẻ có nhìn về phía đèn sáng không, chuyển vị trí ngọn đèn
lúc gần - lúc xa xem em bé có điều chỉnh mắt nhìn theo không.
Thính giác: Cho bé ra công viên, cho em bé nghe những tiếng động khẽ khàng của thiên nhiên.
Nhớ phải nói nhiều về các từ ngữ chỉ đồ vật, hiện tượng thiên nhiên cho bé.

Có 2 điểm cần lưu ý khi nói chuyện với em bé
- Phải dùng giọng nói từ tốn, diễn c
ảm, vui vẻ. Cái giọng trầm trầm thấp thấp là không được.
- Dùng cả điệu bộ chân tay để hỏi bé, như “Con đói bụng chưa?” “Con muốn đi tè à?” “Con tè dầm
ra bỉm rồi à?”… Khi hỏi, với giọng nói diễn cảm, tự nhiên, đó sẽ là giọng nói lôi cuốn bé. Bé sẽ nhớ
Giáo dục từ buổi bình minh nhận thức

LoHa–OliuKidsFashion

một điều, là hỏi thì phải trả lời. Những câu trả lời đầu tiên của em bé, đó chính là những âm tiếng
em bé phát ra từ cổ họng, nghe như “gừ, gừ’ “chà, chà’…
Gọi, nói chuyện vào tai phải của bé. Em bé sơ sinh đến 3 tháng tuổi có tai phải nhạy cảm hơn. Vì
vậy khoảng 4 tháng tuổi vẫn có thể gọi em bé từ 2 tai cũng được.
Khi nói chuyện v
ới em bé, phải nhìn chăm chú vào mắt em bé “Bông ơi, con ngoan của mẹ “
Những câu bắt đầu như vậy sẽ làm kí ức phát triển dần lên.
Khi nghe bé nói, phải luôn nhìn vào mắt bé, chờ đợi câu trả lời của bé. Bé nói gì liền bắt chước bé
ngay. Đưa đồ chơi ra trước mặt bé làm “mồi” nói chuyện. “Con ơi, con búp bê này! Con thấy
không? Mẹ đang cầm con búp bê đấy”.
Nếu bé không thích, cũng không nên bỏ dở. Quan trọng là phải lặp đi lặp lại nhiều lần.
Xúc giác: Hãy kích hoạt khả năng tóm, nắm của bàn tay bé. Hãy cho bé cầm nắm nhiều đồ vật
khác nhau như len, bông, gỗ, vải sa tanh, miếng mút, giấy mềm… chẳng hạn.
Hãy để đồ chơi ở trong tầm với của trẻ.
Bình thường khi trẻ được 5,6 tháng thì biết đưa tay ra với đồ vật. Song nếu luyện tập cho bé tập
cầm, nắm, với từ sớm, đến khoả
ng 3 tháng tuổi là bé đã sử dụng tay rất tốt để làm từng thao tác
cầm - nắm - với một cách thành thạo. Những bé đó có ý thức học tập rất mạnh mẽ, chóng trưởng
thành.
Cho bé sờ tay vào chậu nước ấm ấm, lại sờ vào chậu nước lạnh, luân phiên nhau. Cũng dạy bé
xòe bàn tay, nắm bàn tay ở trong nước xem sao.

Vận động: Cho bé nằm sấp lên bụng mẹ/bố, để bé ngóc đầu dậy
được càng lâu càng tốt.

Giai đoạn từ 7-10 tháng
Các trò chơi cho giai đoạn này
7 tháng tuổi
Cho bé xem những cuốn tạp chí và sách hình. Mua những loại mà bé có thể vừa cầm vừa xem.
Chơi trò “ú òa” với bé. Bịt đầu bạn lại với một cái khăn tay hay tấm chăn mỏng và hỏi: Mẹ đâu hay
bố đâu? Lấy khăn ra và đến lượt bạn lấy chiếc khăn che bé để bé trốn. Bồng bé trước gương và
hỏi bé: Ai đây? Sau đó chỉ vào hình bé và gọi tên bé.
Mở nhạc và dìu cho bé nh
ảy, nói với bé mình đang làm gì. Trẻ sẽ cảm nhận được nhịp điệu tiết
tấu và bước nhảy nhịp nhàng.
Âu yếm bé thường xuyên và nói chuyện nhẹ nhàng với bé.
8 tháng tuổi
Tạo những âm thanh hấp dẫn và khuyến khích bé bắt chước làm theo.
Giáo dục từ buổi bình minh nhận thức

LoHa–OliuKidsFashion

Cho bé nghe những bài nhạc dành riêng cho trẻ sơ sinh và con nít.
Để bé đứng và tập cho bé nhảy, lắc lư hay đi bộ.
Bò chung với bé, vỗ tay khen thưởng và hôn bé khi bé đạt kết quả tốt. Nếu bạn có bé lớn hơn, rủ
bé lớn chơi với em nhỏ của nó.
Bỏ đồ chơi trong cái túi lưới và chỉ cho bé cách lấy chúng ra khỏi túi như thế nào và bỏ vào trở lại.
Đưa bé cùng đ
i với bạn đến siêu thị, đi dạo và những nơi đông vui khác. Sự kích thích của những
môi trường đa dạng khác nhau rất tốt cho bé.
Hãy dành thời gian để ôm ấp, vuốt ve, hôn và trò chuyện với bé.
9 tháng tuổi

Giấu một đồ chơi vào trong tấm chăn và hỏi bé “Đồ chơi ở đâu?” Bé sẽ không kiếm được chúng
dễ dàng; khi đó bạn hãy mở tấm chăn ra cho bé thấy.
Cho bé những đồ ch
ơi phát ra tiếng kêu (ví dụ con thú bằng nhựa mềm khi bóp vô kêu chút chít, )
và chỉ cho bé cách làm nó kêu như thế nào. Khen bé mỗi khi bé làm tốt trò chơi.
Đến giờ tắm, bạn có thể cho một súng bắn nước vào trong bồn, chậu tắm và cầm nó bắn nước
nhẹ nhàng vào bé và sau đó để bé bắn lại mình.
Có chế độ ăn và giờ ngủ thích hợp cho bé.
Âu yếm và nói chuyện thật nhẹ nhàng với bé, đọc truyện hay là hát cho bé nghe. Gần đến giờ
ngủ, b
ạn nên tránh những trò chơi có tính kích thích bé. Để những đồ chơi quen thuộc trong nôi
khi bé ngủ.
Tiếp tục trò chuyện với bé. Cho bé biết bạn đang làm gì và gọi tên những đồ vật quen thuộc.
10 tháng tuổi
Cho bé xem những cuốn sách với màu sắc sặc sỡ và nhiều hình ảnh. Chỉ cho bé xem và đọc tên
của những vật khác nhau trong đó.
Cho bé xem một quả bóng hay một đồ chơi, giấu nó sau lưng bạn và hỏi bé “Quả bóng ở đ
âu?”.
Khi bé kiếm được, lập lại trò chơi một lần nữa.
Đưa cho bé một cái hộp và nhiều đồ chơi. Bỏ từ từ từng đồ chơi một vào trong hộp. Giúp bé bỏ
đầy đồ chơi vào hộp và đổ ra sau đó. Hãy để bé tự chơi một mình.
Động viên bé cố tự đứng dậy một mình và bạn hãy cho bé biết bạn vui như thế nào khi bé làm
được điều đó.
Để cho bé cầ
m ngón tay bạn và tự bước đi.
Nói chuyện với bé thật nhiều, thường xuyên ôm bé và yêu thương bé.
Hãy tiếp tục kích thích các giác quan cho bé
Giáo dục từ buổi bình minh nhận thức

LoHa–OliuKidsFashion


Thị giác: Mở cửa sổ ra, cho con xem cây cối đu đưa trong gió. Cho con xem chuông gió, mỗi khi
gió thổi tới là có tiếng kêu vui tai phát ra.
Cho con ra công viên, xem các anh chị đang chơi. Trên đường đến công viên, trên đường về
quê…vừa đi vừa giảng giải nói chuyện với con. Hãy bế con trong tay và đi dạo, nói chuyện với
con. Hạn chế để con ngồi xe đẩy đi đây đi đó, trẻ không cảm nhậ
n được mỗi bước đi.
Bé được kề da áp thịt với cha mẹ mình, có cảm giác yên tâm, và sớm trở thành đứa trẻ thông
minh.
Cho trẻ xem nhìn nhiều đồ chơi di động. Cầm cái xúc xắc lắc lắc cho kêu ở nhiều vị trí khác nhau
để hướng tầm nhìn của bé tới đó.
Thính giác: Cho em bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng.
Gõ chuông màu sắc bé nghe, bé sẽ nhớ sự khác nhau của các cung bậc nốt nhạc. Chú ý xem trẻ
phản ứ
ng thế nào trước những âm thanh lạ tai khác nhau. Ví dụ như bất ngờ bật radio lên chẳng
hạn, như vậy sẽ làm cho khả năng phân biệt âm thanh của trẻ được phát triển hơn.
Cho trẻ nghe những bài hát ru con của các nước trên thế giới.
Xúc giác: Cho trẻ nắm ngón tay cha mẹ. Cho trẻ cầm tờ giấy thích xé thì xé, thích vò thì vò.
Cho trẻ đeo vòng tay, hoặc là buộc nơ vào cổ tay bé. Để đồ vật vừa tầm với để
trẻ tập với lấy đồ.
Để vào giường cho trẻ bộ đồ playgym (như cái mái nhà nhỏ, treo lủng lẳng nhiều món đồ chơi) để
cho bé làm được nhiều động tác tay như tóm, gõ, đẩy, quay tròn, kéo…
Không cấm trẻ mút tay: Mút tay đó là dấu hiệu cho thấy trẻ bước vào giai đoạn phát triển mới.
Đó là khả năng đưa đồ vật vào miệng của mình đã xuất hiện. Không nên cấm trẻ mút tay mà làm
mất tính tự tin của trẻ. Nếu muốn trẻ bỏ mút tay hãy hướng trẻ sang một trò khác.
Từ khoảng 6 tháng tuổi, 2 mẹ con hãy chơi bóng với nhau.
Cho trẻ chơi trò xếp hộp nhỏ lồng vào hộp to. Chơi trò đóng nắp cho hộp.
Vận động: Cho trẻ bò thỏa thích. Để bày trước mắt trẻ nhiều món đồ nó thích để trẻ bò tới nơi lấy.
Tức là để cho chân của bé được v
ận động hết sức. Hãy để trẻ bò thật nhiều trong suốt quãng thời

gian tập bò, không được nôn nóng cho trẻ vào xe tập đi sớm.
Bò là hoạt động kích thích phát triển gân cốt, kích thích kĩ năng điều khiển vận động nhất.
Ngôn ngữ: Điều quan trọng nhất đối với trẻ trong thời kì này là sự phát triển về ngôn ngữ. Hãy nói
chuyện với trẻ thật nhiều.

Giai đoạn từ 11-12 tháng
11 tháng tuổi
Đọc to và có biểu lộ cảm xúc cho bé nghe. Kể chuyện cho bé nghe theo những hình trong sách và
để cho bé lật sách khi bé đã sẵn sàng.
Giáo dục từ buổi bình minh nhận thức

LoHa–OliuKidsFashion

Cho bé những đồ chơi để xếp hay những vật có thể xếp khít lại với nhau ví dụ như bộ đồ chơi có
thể xếp lồng vào nhau.
Cho bé những đồ chơi có thể đẩy đi được dù bé chưa thể đi được.
Cho bé những đồ chơi bắt chước theo những vật dụng quen thuộc. Ví dụ như cái đĩa đồ
chơi hay
cái điện thoại đồ chơi.
Cho bé nhiều âu yếm và thương yêu.
12 tháng tuổi
Để bé ngồi trong lòng và mặt đối diện với bố mẹ. Chỉ vào mũi và nói “mũi”, sau đó chỉ vào mũi bé
và nói tương tự; lập lại với các cơ quan khác như mắt, tai, miệng, cằm, tóc,…
Đưa bé đi trên những con đường đi bộ thường ngày để bé quen dần với những thứ khác nhau: lá,
cỏ, thân cây,…
Giúp bé làm ngôi nhà b
ằng những đồ vật, những khối plastic và cho bé xô ngã chúng.
Cho bé những đồ chơi có bánh xe hay cho bé chơi xe tập đi để bé có thể đi vòng quanh căn nhà.
Khuyến khích bé đi theo bạn từ phòng này qua phòng khác.
Tham gia vào những nhóm gia đình có em bé. Nó sẽ giúp cho bé dễ hòa nhập với những đứa trẻ

khác.
Ôm ấp và yêu thương bé thường xuyên.
Thị giác: Cho bé xem các sách có nhiều tranh, sách bằng hình ảnh. Đưa bé đến trước bảng chữ
cái, mỗi ngày một chữ, đọc đi đọ
c lại nhiều lần cho bé nghe. Cho bé đứng trước gương và tập nói
chuyện với mẹ.
Hàng ngày dẫn bé đi dạo, giới thiệu cho bé xem các con vật ưa thích, các phương tiện đi lại. Giấu
đồ chơi của é bên dưới hộp rồi để bé tự tìm ra, có thể dùng 2 chiếc hộp và đố bé lấy đúng. Sau có
thể nâng dần lên 3-4 hộp.
Thính giác: Bắt chước tiếng kêu của các con vật và để bé nhặt đúng tấ
m card có hình con vật đó.
Hỏi những câu hỏi như: Mắt con đâu? Tai con đâu? và dạy bé dùng tay chỉ. Thời kỳ này bé có thể
phân biệt được các bộ phận của cơ thể.
Dạy bé hiểu những câu từ cơ bản như: đưa cho mẹ cái gì, cái đó không được…
Thời kỳ này trẻ hay đập, vỗ mọi thứ, bất kể là gì. Có thể thử cho trẻ chơi những đồ có tính chất c
ơ
khí, ví dụ như món đồ mà hễ lắc là phát ra tiếng kêu (xúc xắc, chuông), hoặc khi ấn vào sẽ có âm
thanh (đàn). Cũng có thể chơi trò bắt chước tiếng mẹ hay tiếng các con vật…
Xúc giác: Cho trẻ một tờ giấy để vo tròn lại, hoặc cho trẻ chơi với giấy bóng kính. Động tác vo
tròn giấy sẽ tập cho trẻ dần dần biết vẫy tay, ấn nút, vỗ tay…
Điều rất quan trọng là dạy cho tr
ẻ nhặt những món đồ nhỏ để luyện cách cầm nắm bằng ngón cái
và các ngón khác. Vd nhặt đỗ, nhặt hạt lạc
Giáo dục từ buổi bình minh nhận thức

LoHa–OliuKidsFashion

Tri thức: Dạy trẻ cách thao tác những đồ chơi đơn giản. Đặt một chiếc hộp âm nhạc trước mặt
trẻ, lên dây cót, để hộp xoay rồi quan sát xem khi chiếc hộp dừng lại trẻ sẽ làm thế nào. Buộc đồ
chơi trong chiếc khăn tay và quan sát trẻ. Tiếp theo buộc một bộ phận của đồ chơi. Sau đó giấu

vào h
ộp, giấu dưới gậm bàn… Đầu tiên trẻ sẽ chưa biết tìm ra vật bị giấu, nhưng dần dần sẽ làm
được. Có rất nhiều trò chơi theo kiểu đó. Hãy thử để trái bóng từ chỗ trẻ không với tới lên bàn tay
và mang đến gần trẻ. Để đồ chơi lại gần chân trẻ trong khi trẻ đang ngủ. Nếu đồ chơi để ở chỗ
cao hơn trẻ có lấ
y được không? Trẻ có giẫm vào đồ chơi không? Đổi món đồ gần chân trái, rồi
chân phải xem sao…
Dạy trẻ bắt chước theo mẹ. Bắt chước há miệng, vỗ tay, xoa tay, nắm tay thành nắm đấm, gõ 2
món đồ vào nhau… Thử cho trẻ chơi trò xếp gạch lên cao, cao bằng mẹ chẳng hạn. Để chiếc gối
chắn trước bức tường vừa xếp xem trẻ sẽ làm gì. Để đồ chơi ở cạnh bàn, r
ồi chắn cái gối giữa trẻ
và đồ chơi, nếu trẻ đẩy mạnh cái gối thì đồ chơi sẽ rơi mất. Nhiều lần như vậy thì trẻ sẽ biết cách
lấy gối một cách khéo léo.
Giấu đồ chơi dưới 3 món đồ khác trẻ cũng tìm được. Đầu tiên trước mặt trẻ úp cái bát lên món đồ,
trẻ sẽ lấy được ngay. Phủ thêm chiếc khăn giấy lên trên, trẻ
vẫn lấy được. Tiếp tục giấu dưới tạp
dề của mẹ để trẻ tìm. Khi trẻ biết lấy đồ dưới 2 món khác thì 3 món trẻ cũng sẽ làm được. Hãy ghi
nhớ lại xem khi nào trẻ làm được những việc đó.
Vận động: Cho trẻ đu xà.
Với trẻ biết đi thì cho trẻ đi thật nhiều.
Cho trẻ leo lên cao, đá những quả bóng to, ném bóng nhỏ.
Chữ
và ngôn ngữ: Đây là thời kỳ quan trọng nhất cho việc phát triển từ vựng. Từng bước hướng
dẫn để trẻ biết làm theo lời mẹ nói. Về chữ thì trẻ có thể nhớ được 1 chữ, từ đó cho trẻ chơi trò
tìm xem chữ đó nằm ở đâu. Khi trẻ nhớ được chữ thì viết chữ đó vào tấm card, rồi từ đó gia tăng
dần số
tấm card. Tấm card không phải để cho trẻ đọc mà là để cho trẻ nghe hiểu. Nếu trẻ chưa
nhớ được cũng không cần sốt ruột, có khi để nhớ được chữ phải mất cả nửa năm. Hãy kiên nhẫn
và tin tưởng vào sự tiến bộ của trẻ, và điều quan trọng là không được từ bỏ.
Mua 7 màu sắc cơ bản. Dùng tờ giấy trắng, bút đỏ vẽ 1 đ

oạn thẳng màu đỏ sau đó trẻ cũng làm
vậy, vẽ màu xanh, trẻ cũng vẽ vậy. Hướng dẫn trẻ nhận biết màu sắc qua mỗi trò chơi.
Khi trẻ biết đi, chỉ các màu sắc mọi vật xung quanh để trẻ biết

Giáo dục từ buổi bình minh nhận thức

LoHa–OliuKidsFashion

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TỪ 1 – 2 TUỔI
12 tháng tuổi: Bé sẽ đạt được một số kỹ năng quan trọng dưới đây, trong đó có 3 kỹ năng chính
quan trọng nhất là: Đi, Nói, Cầm nắm đồ vật đơn giản.
Bé có thể tự đi những bước đầu tiên một mình.
Có thể bé sẽ bắt đầu tự ăn bằng muỗng / thìa, mặc dù vẫn thường đưa trật ra ngoài miệng. Bé
uống được bằng tách.
Giai đoạn này bé ăn ít đi là bình thường. Từ khi sinh đến thôi nôi, cân nặng
của bé thường tăng gấp ba lần và bé sẽ cao thêm khoảng 25cm. Trong giai đoạn từ thôi nôi đến 2
tuổi, tốc độ tăng trưởng của bé sẽ chậm đáng kể và cơ thể bé sẽ bắt đầu giảm mất lớp mỡ sơ
sinh. Lượng thức ăn bé ăn hàng ngày cũng như món ăn bé thích và không thích cũng sẽ thay đổ
i.
Khi chơi, bé nắm được đồ vật giữa ngón cái và ngón trỏ một cách thành thạo, và dần thực hiện
được những động tác tinh vi hơn trước (vận động cơ lớn hơn).
Khoảng thời gian bé có thể tập trung chú ý là 2 – 5 phút đối với các hoạt động tĩnh, như chơi với
cái lúc lắc hoặc đồ chơi treo trang trí.
Bé thích đẩy, quăng ném và hất đổ đồ vật.
Bé sẽ cho bạn đồ chơ
i rồi lại lấy đi, hoặc chơi trò xếp những vật hình khối vào hộp chứa và đổ ra.
Bé biết đặt tên, đọc tên cho các vật chung quanh.
Ở thời kỳ này trẻ phát triển kỹ năng được vận động cơ thể một cách thoải mái, tối đa. Đồng thời,
tự bản thân trẻ cũng trải nghiệm bằng thân thể và tích lũy được nhiều kĩ năng cơ bản, đơn giản
song rất đa dạng.

Điều quan trọng, là luôn phải nghĩ rằng, làm thế nào để cho trẻ được tự do vận động. Cha mẹ cần
có sự tôn trọng những việc trẻ làm, và có thái độ trông nom bé khỏi bị nguy hiểm. Cho trẻ ra chỗ
rộng, cho trẻ đi bộ cho thật thoải mái. Với trẻ nhớ được kỹ năng đi bộ, thì việc quan tr
ọng nhất là
làm sao cho trẻ đi bộ hết mức có thể. Vào những ngày đẹp trời, dẫn trẻ ra công viên, ra quảng
trường, cho trẻ chơi thật là đã.
Rồi cho trẻ tập cầm đồ vật vừa tay, giơ lên, hạ xuống, cầm ra chỗ được bảo… đó là những vận
động rất tốt cho trẻ.
Thời kỳ từ 1 tuổi tới 1 tuổi 8 tháng ở trẻ nhỏ
gọi là thời kỳ thích làm thử. Trong thời kỳ này, mọi
hành động của trẻ đều thể hiện sự thích làm thử đó. Trẻ thích được thử trải nghiệm với trọng
lượng, quĩ đạo, quán tính, độ nảy… những phương pháp trắc nghiệm vật lý.
Phải cho trẻ được trải nghiệm tối đa cái thú thích làm thử này.
Trẻ có cầm cái khăn trải bàn mà kéo, cốc chén trên bàn rơi loảng xo
ảng, đổ vỡ cũng tuyệt nhiên
không được mắng. Vì đó là trẻ đang tìm ra “phát minh” mới của mình. Đó là việc hiểu ra với vật ở
xa, có thể kéo lại cho gần được; đó là hiện tượng đồ vật rơi từ trên cao xuống, có cái vỡ tan, có
cái nguyên lành… Không được vì trẻ làm rơi vỡ món đồ quí giá mà mắng trẻ gay gắt. Vì hành
động của trẻ không phải là ác ý, hành động đó cũng không phải thể hiện tính cách
đổ đốn, Trẻ
Giáo dục từ buổi bình minh nhận thức

LoHa–OliuKidsFashion

hành động vậy là vì nó có mục đích gì đó, đừng có cấm nó, hoặc nói “không được thế” ngay! Mà
hãy xem xem con làm gì đã!” tuyệt nhiên không được mắng trẻ khi đó. Mà việc đáng làm là phải
tìm chỗ nào đó cất cẩn thận những món đồ quí giá đó thì hơn!
Với kiểu chơi như vậy, trẻ học được rất nhiều điều. Vì vậy, hãy quan sát k
ỹ hành động của trẻ thì
hơn! Qua những cách chơi như vậy, trẻ không chỉ có thêm trí tuệ, mà còn được thỏa mãn lòng

thích tìm hiểu của mình, nảy sinh sự tích cực khi được tiếp xúc với sự vật bên ngoài.
Với trẻ đã đi vững, hãy thử làm thử nghiệm sau đây. Để cái bánh cái kẹo ở một nơi hơi cao hơn
trẻ một chút, bênh cạnh đó đặt một cái sọt rác để có thể
dùng làm bệ đứng lên nếu lật úp cái sọt
xuống. Trẻ có lật úp cái sọt rác xuống rồi đứng lên đó để với lấy bánh kẹo chứ? Nếu trẻ làm được
vậy, chứng tỏ trí tuệ của trẻ rất phát triển, khả năng tư duy cũng rất giỏi đó!
Xin nhắc lại rằng với thời kỳ đón nhận va chạm từ bên ngoài là quan trọng, thì câu cấm đ
oán
“không được thế” sẽ không giúp trẻ khôn lớn được. Câu nói đó làm triệt tiêu tố chất trẻ em ghê
gớm hơn tất thảy. Câu nói “không được thế” chỉ được dùng khi trẻ gần kề với nguy hiểm, hoặc
trường hợp có ảnh hưởng tới việc hình thành tính cách của trẻ mà thôi. Các bậc cha mẹ cần nhớ
rằng phương pháp giáo dục là không mắng con hay cấm đoán mà phải như một người bạn tôn
trọng con, nếu con sai phải giải thích để trẻ hiểu vì sao lại không được, nếu không giải thích rõ sẽ
làm hỏng năng lực phán xét của trẻ vừa chớm hình thành. Khi muốn cấm trẻ làm một việc nào đó,
hãy tìm cách rủ trẻ sang một trò chơi khác thì hơn. Như vậy không hề có tính cưỡng ép hay cấm
đoán nào, khiến trẻ cũng thoải mái. Bạn có thể bảo “Bây giờ con không ra ngoài được nhưng
chúng ta có thể đọc sách và ra ngoài sau nha con.”; hoặ
c thay vì “Con phải nhặt đồ chơi lên trước
khi ăn” hãy nói “Mẹ sẽ nhặt những mảnh xếp hình nếu con lượm những món đồ chơi kia nhé!”.
Tạo môi trường giàu ngôn ngữ
Vào thời kỳ này, khả năng hiểu ngôn ngữ của trẻ phát triển cực kỳ tập trung. Các cơ quan vùng
hàm, họng để phát âm phát triển vượt trội, giúp trẻ đã có thể phân biệt và sử dụng âm tiết một
cách chính xác. Trẻ cũ
ng có thể nói được những câu kết nối của 2, 3 từ liền nhau.
Thời kỳ này mà còn cho trẻ ngậm ti giả sẽ khiến cho các cơ quan vùng vòm họng để điều chỉnh
âm tiếng không phát triển, trẻ sẽ chậm biết nói, đây là điều cần hết sức lưu ý.
Ở cuối giai đoạn này, khả năng bắt chước lời nói dần đi vào hoàn chỉnh. Khoảng 1 tuổi rưỡi, bé
mới chỉ nói được khoảng 40-50 từ đơn, nhưng khi tròn 2 tuổi trẻ sẽ nói được khoảng 300 từ.
Đương nhiên, khả năng hiểu lời BM nói cũng tiến bộ vượt trội, nhưng để được như vậy, cần có sự
trợ giúp của người bố người mẹ nhiều.

Mỗi khi bố mẹ ở bên con, khi thay quần áo cho con, khi ăn cơm, khi đi dạo… đều phải nói chuyện
với con thật nhiều.
Khi vào bồn tắm, cố gắng dạy cho con biết các từ về cơ thể, như mắt, tai, mũi, mắt, tay, chân, đầu
gối… Cũng tương tự vậy, hãy dạy cho con tên của càng nhiều đồ vật trong nhà càng tốt.
Giáo dục từ buổi bình minh nhận thức

LoHa–OliuKidsFashion

Hãy duy trì cuốn sách từ lúc sơ sinh 5,6 tháng đã cho trẻ xem. Đọc cho trẻ càng nhiều càng tốt.
Thời kỳ này, số lượng từ mà trẻ nghe được càng nhiều thì khoảng sau sinh nhật 2 tuổi, trẻ sẽ có
một vốn từ cực kỳ phong phú.
Việc trẻ nhỏ nhớ từ ngữ, cũng như việc người lớn học ngoại ngữ, không chỉ dự
a vào kí ức để
nhớ. Từ ngữ lọt vào tai trẻ, nằm trong vùng tiềm thức, được phân tích, tổng hợp bằng một bộ máy
computer siêu tốc, quản lý theo sự việc và bật ra. Trẻ nhỏ sinh ra đã có sẵn một vùng ngôn ngữ
bẩm sinh. Năng lực tiềm tàng nơi trẻ nhỏ mới chỉ được sử dụng chút ít, còn lại tới gần 100% nên
trẻ có thể tinh thông được với cả những t
ừ rất khó. Người lớn đã mất dần năng lực này, khi
trưởng thành chỉ còn có thể sử dụng khoảng 5% thôi. Chính vì vậy, khi khả tiềm tàng còn tới gần
như 100% này, phải tận dụng dạy cho trẻ được càng nhiều từ càng tốt. Càng dạy nhiều từ ngữ
cho trẻ, trí não của trẻ phát triển, thành một em bé thông minh.
Người ta gọi giai đoạn từ khi trẻ được 1 tuổi 8 tháng tới 2 tuổ
i là giai đoạn có “chí”. Thời gian này,
trẻ cho chúng ta thấy năng lực tư duy tuyệt vời. Đặc điểm của trẻ giai đoạn này là, tách rời khỏi bố
mẹ, tự lập, muốn tự thể hiện. Khả năng tư duy phát triển tốt, trẻ rất có thể tự lập được.
Tính tự lập của trẻ ở giai đoạn này hoàn toàn chưa phải giai đoạ
n chín muồi. Vẫn có trẻ còn chưa
tốt nghiệp tã giấy. Tuy nhiên, đây là thời kỳ chuyển tiếp, từ một em bé sơ sinh nằm cũi thành một
đứa trẻ thích chơi ở những nơi rộng rãi hơn. Chính vì thế, tổng hợp rất nhiều mặt lại, có thể nói,
sự trưởng thành nơi trẻ giai đoạn này là rất “mãnh liệt”.

Sức tư duy của trẻ phát triển rất nhanh và mạ
nh mẽ, nhưng thông thường, tâm tính và lời nói của
trẻ vẫn còn chậm hơn nhiều. Những việc nên làm cho trẻ giai đoạn này là, tạo môi trường học tập
cho trẻ, làm thế nào để trẻ được tự do vận động hết mức có thể.
Trong giai đoạn này, trẻ vẫn chưa điều khiển tốt tốc độ của các việc, kể cả ăn, nói, chạy, hay suy
nghĩ. Ví d
ụ việc chạy, tất nhiên là trẻ chạy có tiến bộ hơn trước rất nhiều rồi, nhưng khi rẽ quẹo
phải trái thì chưa giỏi. Hoặc là giống như các vận động viên chạy thi cự li ngắn lao sầm vào giải
lụa căng làm đích, trẻ chạy thì được, nhưng lúc dừng lại bất ngờ thì chưa đứng khựng ngay lại
được.
Trẻ đã có thể nghĩ
được ở trong đầu rồi, nhưng thực tế lại không thực hiện được đúng như trẻ
nghĩ. Do đó, trẻ dễ nhụt lại. Vì vậy, việc quan trọng trong giai đoạn này, là giúp trẻ không bị nản
chí. Nếu trẻ biết là sức mình có hạn, sẽ cho rằng mình không có giá trị, yếu đuối, dễ tự ti. Cha mẹ
phải hết sức thận trọng khi tỏ thái độ không tho
ải mái, hay mắng mỏ trẻ.
Những lưu ý đặc biệt đối với trẻ giai đoạn này là cha mẹ hãy chơi cùng với con trẻ.
Lắng nghe trẻ nói, quan sát kỹ hành động của trẻ. Nỗ lực tìm hiểu xem từ thái độ, hành động đó là
trẻ muốn gì.
Việc quan trọng, là để cho trẻ phát âm được nhiều. Sau đó là dạy bé nói đúng, phát âm chuẩn, lặp
đi lặp lại. Dạy trẻ thậ
t nhiều từ ngữ phong phú, cho trẻ nói bật những từ ngữ đó thành tiếng, khen
ngợi trẻ, tạo cho trẻ lòng tự tin.

×