Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Chuyên đề sinh viên sư phạm: Dạy con kỹ năng thoát hiểm trong mọi tình huống và bẩy kĩ năng thoát hiểm trong thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.82 KB, 12 trang )

Chuyên đề sinh viên sư phạm:
Dạy con kỹ năng
thoát hiểm trong
mọi tình huống
và bẩy kĩ năng
thoát hiểm trong
thực tế.
Dạy con kỹ năng
thoát hiểm trong
mọi tình huống.
Kỹ năng thoát hiểm, sử dụng các vật nguy
hiểm, làm việc nhà cha mẹ nên dạy con để
trẻ có thể thích ứng với bất kỳ tình huống nào
của cuộc sống.
1. Dạy con kỹ năng thoát hiểm
Bé ở nhà một mình an toàn là điều mà bất kể cha mẹ nào
cũng phải dạy con cho bằng được. Khi con lớn lên, cha mẹ
sẽ không thể có thời gian giám sát con suốt ngày đêm. Dạy
con các kỹ năng thoát hiểm và cách phòng tránh tai nạn
trong nhà là việc quan trọng hàng đầu. Hỏa hoạn, ngập lụt,
động đất là những dạng tai họa mà không ai có thể nói
trước. Dạy con cách ứng phó từ bây giờ để con biết cách
thoát ra. Đặc biệt, cha mẹ cần khẳng định với con: “Không
có gì quý hơn chính bản thân con”. Vì thế, con không cần
mang theo bất kể cái gì khi thoát ra. Con cũng không cần
cứu ai trước khi cứu chính con. Khi nào thoát ra ngoài rồi,
con cần phải kêu cứu. Nếu bé nào cũng biết điều đó thì tỷ
lệ tử vong do các thảm họa gây ra sẽ giảm tới mức tối
thiểu.
2. Dạy con kỹ năng sử dụng các vật dụng nguy hiểm
Trong nhà ai cũng có vô khối các vật dụng nguy hiểm như


dao, kéo, kim… Khi người lớn không có mặt, đám trẻ có
thể lôi mấy thứ đó ra chơi và sẽ gây hại cho chính chúng
và người khác. Dạy con sử dụng đúng cách, không gây sát
thương cho bản thân và người khác là việc mà cha mẹ cần
quan tâm ngay từ khi con mới 4, 5 tuổi. Dạy con làm từ từ
từng việc một và dưới sự quan sát của cha mẹ sẽ giảm
thiểu tác hại. Sau đó, các cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm
về kỹ năng này của con.
Ngay từ khi con 4, 5 tuổi, mẹ đã có thể hướng dẫn con sử
dụng một số đồ dùng như dao kéo. Ảnh: blogspot.com
3 . Dạy con làm việc nhà
Với suy nghĩ “Việc nhà là việc vặt, đã có người giúp việc
lo”, nhiều cha mẹ đã bỏ qua phần giáo dục siêu quan trọng
này. Chưa tính đến việc cha mẹ bỏ qua lợi ích của những
công việc nhỏ nhặt mà chỉ nói đến khả năng thích ứng
trong mọi hoàn cảnh, con kém hẳn so với các bạn. Khi cha
mẹ đi vắng, thay vì phải canh cánh lo quay về để chuẩn bị
bữa ăn cho con, cha mẹ có thể yên lòng vì con biết làm
mọi thứ rồi. Đó là lợi thế đầu tiên của kỹ năng này.
Ngoài ra, những việc nhà nho nhỏ được con đảm nhận sẽ
giúp giảm áp lực công việc cho mẹ. Quét nhà, dọn nhà, lau
bàn ghế … là việc bé 4, 5 tuổi làm được rồi. Để con làm
vừa giúp con hiểu sự vất vả của cha mẹ, vừa giúp con
hoàn thiện kỹ năng sống cơ bản, đó là lợi ích ai cũng nhìn
thấy.
4. Dạy con giao tiếp và ứng phó với người lạ
Ở nhà, thỉnh thoảng cũng có khách của bố mẹ đến chơi khi
bố mẹ đi vắng. Cha mẹ cần phải dạy con ứng xử sao để
lịch sự vui vẻ. Cũng có thể có nhiều người xấu ẩn giấu
trong cái vẻ đàng hoàng. Những vụ án xâm hại gần đây đã

chỉ rõ điều đó. Cha mẹ nên dạy con cách trả lời khách lịch
sự và có khoảng cách an toàn. Cách cư xử lịch sự (trang
phục gọn gàng, không hớ hênh), cách ngồi, nói năng…
đảm bảo để có thể yên tâm là con luôn an toàn.
Lâu lâu, cha mẹ cũng sẽ cần một ai đó chạy ra phố làm
việc vặt (mua gói tăm, quả ớt….). Dạy con cách qua
đường, đi chợ, xưng hô với người lớn tuổi… là những kỹ
năng cần thiết giúp con tự tin, chủ động hơn trong cuộc
sống.
5. Dạy con quan sát
Việc quan sát không chỉ giúp con rút ra kinh nghiệm từ sự
việc của người khác mà còn giúp con có những hiểu biết
sâu sắc về cuộc sống. Lá cây màu gì, chúng thay đổi màu
thế nào, bầu trời màu gì, cơn đằng nào thì hay mưa gió…
Đó là những trải nghiệm vô cùng thú vị mà con còn có thể
mang vào các bài văn, làm phong phú cho bài. Vì thế, cha
mẹ đừng quên dạy con cách quan sát.
Trong chương trình học của trường West Point - nơi uy tín
đào tạo ra các CEO xuất sắc thế giới, có một bài tập kiểm
tra đầu vào tương tự như sau: "Đầu tiên, họ nhốt từng tốp
sinh viên vào trong phòng, sau hai giờ thì thả ra và yêu
cầu sinh viên trả lời các câu hỏi như có bao nhiêu bóng
đèn trong phòng, bàn ghế màu gì, lúc vào là mấy giờ, lúc
ra mấy giờ, người ngồi bên trái có đeo đồng hồ không,
người bên phải tên gì ". Nếu trả lời không được, sinh
viên đương nhiên bị loại. Đó là bài học đầu tiên về óc
quan sát, yếu tố quan trọng nhất của một nhà quản trị tài
ba. Và có rất nhiều những bài học tương tự như vậy. Được
học cách quan sát ngay từ nhỏ sẽ giúp bé trưởng thành rất
nhiều.

Bẩy kĩ năng thoát
hiểm trong thực tế

Nhân viên cứu hộ này khuyên, yếu tố
quan trọng để con người thoát khỏi đám cháy
là bình tĩnh và nhanh nhẹn thực hiện theo
đúng phương pháp, kỹ năng thoát nạn để xử
lý các tình huống xảy ra. Phải tuân thủ
nguyên tắc cúi thấp người khi di chuyển vì
khói luôn bay lên cao. Đôi lúc, cần bò dưới
sàn nếu lượng khói tập trung nhiều, để tránh
ngạt rồi thoát ra ngoài.
Để chống nhiễm khói, nên lấy khăn thấm
nước che kín miệng và mũi để lọc không khí
khi hít thở hoặc sử dụng mặt nạ chống khói.
Muốn thoát ra khỏi đám lửa, dùng chăn, mền
nhúng nước trùm lên người và chạy nhanh ra
ngoài, tránh để lửa bén vào trang phục.
Cần nhanh chóng di chuyển đến lối thoát nạn an
toàn, là lối ra không bị khói, bụi, sản phẩm cháy che phủ,
không bị các tác động nguy hiểm của đám cháy uy hiếp tới
tính mạng. Lối này có thể là cửa đi, hành lang dẫn tới các
khu vực an toàn hoặc lối dẫn tới cầu thang bộ, lối ngang
dẫn sang công trình liền kề
Khi thoát ra ngoài cửa sổ hay hành lang hãy gây chú ý với
nhân viên cứu hỏa bằng cách vẫy tay, la hét. Nếu bị lửa
làm cháy quần áo, phải ngưng chuyển động, che mặt, nằm
xuống và lăn qua, lăn lại cho đến khi lửa được dập tắt.
Không được chạy vì gió có thể làm lửa cháy bùng thêm.
Không nhảy vào hồ bơi, bể chứa hay thùng nước vì nước

có thể bị nấu sôi khi bị lửa tác động.
Tư thế
khom lưng, dùng khăn ướt che miệng và mũi khi di
chuyển trong đám cháy.
Ở góc độ khác, một giảng viên khoa Phòng cháy, Đại học
Phòng cháy Chữa cháy nhìn nhận, trong những vụ hỏa
hoạn, trẻ em thường trở thành nạn nhân đầu tiên bởi các
em không biết cách thoát hiểm. Do đó để phòng tránh, ông
khuyên các bậc cha mẹ nên giáo dục cho trẻ những kỹ
năng thoát hiểm ngay từ khi các em còn nhỏ.Chẳng hạn,
người lớn có thể đặt cho trẻ những bài trắc nghiệm như:
Nếu bị kẹt trong đám cháy mà có người lớn, các con sẽ
làm gì?
a. Làm theo sự chỉ dẫn của người lớn.
b. Kêu cứu.
c. Khóc lóc ầm ĩ.
Từ những câu hỏi này, cha mẹ có thể dẫn ra các tình
huống giúp các bé thực hành kỹ năng thoát hiểm khi gồm:
Kỹ năng 1: Nếu bị kẹt trong đám cháy có người lớn bên
cạnh, các con phải bình tĩnh làm theo sự chỉ dẫn của người
lớn (tất nhiên người lớn cần có kỹ năng thoát nạn).
Kỹ năng 2: Trường hợp ở nhà một mình, hãy chỉ cho bé
những lối có thể thoát ra ngoài. Chẳng hạn nếu nhà đơn lẻ
chỉ có một cửa ra, đó chính là lối thoát nạn. Nếu nhà có
cửa trước và cửa sau đều dẫn ra ngoài thì 2 lối này thoát
nạn được. Còn nhà trên tầng, hãy thoát ra bằng cửa vào
buồng thang bộ chống nhiễm khói. Dặn bé cố gắng thoát
ra ngoài càng nhanh càng tốt. Tuyệt đối không chần chừ
mang theo đồ đạc hoặc nán lại gọi cứu hỏa.
Kỹ năng 3: Trường hợp cửa khóa, nếu ngửi thấy mùi khét

hoặc trông thấy khói, lửa cháy, phải cố gắng giữ bình tĩnh,
kêu gọi sự trợ giúp của người lớn trong gia đình bằng cách
hô lớn "Cháy".
Nếu bên cạnh có hàng xóm, bé hãy nhanh chóng gọi họ
giúp đỡ. Dùng điện thoại gọi ngay cho đội cứu hỏa, số
điện thoại 114 (chỉ bấm 114, không thêm bất cứ số nào
khác, rồi làm theo hướng dẫn của các chú). Đồng thời cầm
khăn vải sáng màu và di chuyển ra ban công của bất cứ
tầng nào của ngôi nhà, tốt nhất lên sân thượng, đứng vào
một bên lan can của ban công phía có tường nhà che chắn
để kêu cứu.
Kỹ năng 4: Nếu ở nhà cao tầng hoặc khu chung cư, trẻ
cần hô hoán báo động, kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người.
Trường hợp cháy ở nơi khác, khi có chuông báo cháy thì
cần nhanh chóng di chuyển để thoát nạn. Khi di chuyển
nên mang theo khăn nhúng nước che mũi, miệng để thở.
Nếu thấy các bác, cô, chú hàng xóm đang thoát nạn thì cầu
cứu sự giúp đỡ và di chuyển cùng họ, bằng không hãy tự
mình di chuyển.
Kỹ năng 5: Nếu ở chung cư, trẻ hãy di chuyển từ cửa căn
hộ, theo hành lang, đến cầu thang bộ hay cửa vào buồng
thang bộ gần nhất (có chữ EXIT màu xanh). Quan sát
không có khói, hãy chạy xuống dưới mặt đất.
Kỹ năng 6: Khi thấy khói ở cầu thang hoặc mở cửa buồng
thang có khói, hãy tìm cầu thang bộ hoặc cửa vào buồng
thang bộ khác gần đó. Trường hợp toàn bộ đều có khói,
hãy trở về căn hộ của mình, dùng điện thoại gọi 114 thông
báo con đang ở phòng số mấy của tòa nhà đang cháy. Bên
cạnh đó, cần dùng khăn nhúng nước, chèn kín vào khe cửa
căn hộ. Sau đó ra cửa sổ, ban công (ra hẳn ngoài ban công,

đóng cửa ban công lại), dùng khăn, vải, áo sáng màu (màu
đỏ là tốt nhất) vẫy và cầu cứu.
Lưu ý: Nhiều tòa nhà luôn khóa cửa ở tầng thượng thì
không nên di chuyển lên trên bởi nếu lối thang bộ bị
nhiễm khói, đây là nơi tập trung khói bay lên. Do đó cha
mẹ hãy kiểm tra xem lối cầu thang bộ của tòa nhà mình là
loại nào.
Kỹ năng 7: Phần lớn nạn nhân thiệt mạng trong các đám
cháy do ngạt, ngộ độc khói và khí độc kèm trong khói. Do
đó trong quá trình di chuyển thấy khói, hãy dạy bé dùng
khăn hay vải thấm nước buộc quanh mặt ra sau tai hoặc bịt
lên miệng, mũi để hô hấp. Khi di chuyển cúi người ở tư
thế đi khom, hạ thấp hoặc bò sát mặt đất, men theo tường
để tìm lối ra.
Nếu gia đình tự trang bị bình chữa cháy mini nên hướng
dẫn trẻ cách sử dụng chữa đám lửa nhỏ nếu độ tuổi của bé
có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi tốt. Không
dạy trẻ dùng nước hắt vào đám lửa đề phòng trường hợp
cháy thiết bị điện có thể gây hậu quả lớn.
Sưu tầm.

×