Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tiểu luận MÔN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ Tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương, tiền công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.5 KB, 17 trang )

Thuế TNCN đối với tiền lương, tiền cơng GVHD : PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng

Học viên : Phan Văn Hợp – Lớp NHĐêm 4 – K22 Page 0


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
V I Ệ N Đ À O T Ạ O S A U Đ Ạ I H Ọ C
LỚP CAO HỌC NGÂN HÀNG ĐÊM 4 - K22


BÀI THUYẾT TRÌNH - MƠN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ

ĐỀ TÀI
Phân Tích Tác Động Của Thuế Thu Nhập
Cá Nhân Đối Với Tiền Lương Tiền Công

GVHD : PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng
SVTH : Phan Văn Hợp
MSSV : 7701220450
Lớp : CH Ngân Hàng Đêm 4 -K22





T P . H Ồ C H Í M I N H , T H Á N G 1 2 N Ă M 2 0 1 3

Thuế TNCN đối với tiền lương, tiền công GVHD : PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng

Học viên : Phan Văn Hợp – Lớp NHĐêm 4 – K22 Page 1


MỤC LỤC


Thuế TNCN đối với tiền lương, tiền công GVHD : PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng

Học viên : Phan Văn Hợp – Lớp NHĐêm 4 – K22 Page 2















Thuế TNCN đối với tiền lương, tiền công GVHD : PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng

Học viên : Phan Văn Hợp – Lớp NHĐêm 4 – K22 Page 3

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) là một trong những nguồn thuế chính của chính phủ.
Với hình thức trực thu, thuế TNCN đánh trực tiếp vào từng cá nhân có thu nhập trong nền
kinh tế, đảm bảo mọi cá nhân đều phải đóng góp một phần thu nhập vào ngân sách trên

cơ sở đó xây dựng đất nước và phát triển phúc lợi công cộng, đảm bảo quyền lợi cho mọi
người dân. Nhưng thu thuế như thế nào, bao nhiêu là hợp lý lại là vấn đề còn nhiều tranh
cãi. Chính phủ cần thu thuế để tạo dựng cho ngân sách, người dân cần một luật thuế phù
hợp và công bằng. Giải pháp là xây dựng và hoàn thiện luật thuế. Tuy nhiên, cả điểm tích
cực và tiêu cực đều có những điểm phải bàn. Vậy, người dân và chính phủ nói gì?
Mặc dù, thuế TNCN đã được đưa vào áp dụng ở Việt Nam từ năm 1991 với tên gọi
“Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao”, từ khi Chính phủ công bố dự thảo lần
đầu cho đến khi công bố luật thuế TNCN đến nay thì mục tiêu cải cách thuế của Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay là tăng nguồn thu, giảm thâm hụt ngân sách được xem là
mục tiêu hàng đầu, thứ hai là cải thiện tính công bằng nhất là công bằng theo chiều ngang
của hệ thống thuế, thứ ba nâng cao hiệu quả và hiệu lực của công tác quản lý thu thuế. Để
đạt được các mục tiêu của chính sách thuế thì công tác quản lý thu thuế của Cục thuế
ngày càng phải được hoàn thiện hơn. Trên cơ sở đó, đề tài là đánh giá khi áp dụng Luật
thuế TNCN từ tiền lương tiền công có đạt được các mục tiêu đã đề ra không, những hạn
chế trong công tác quản lý thu thuế TNCN từ tiền lương tiền công từ đó có kiến nghị về
hoàn thiện công tác quản lý thu thuế TNCN ở nước ta. Vì vậy chúng ta đi làm rõ vấn đề:
“ Tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương, tiền công”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Dựa vào những lý luận cơ bản về thuế thu nhập cá nhân, bài tiểu luận tập trung phân tích
đánh giá các quy định về thuế TNCN từ tiền lương tiền công. Từ đó, đưa ra những kiến
Thuế TNCN đối với tiền lương, tiền công GVHD : PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng

Học viên : Phan Văn Hợp – Lớp NHĐêm 4 – K22 Page 4

nghị về công tác quản lý thu thuế của Cục thuế để việc triển khai Luật thuế TNCN từ
tiền lương tiền công đạt được các mục tiêu đề ra. Bài viết này giúp người đọc hiểu thêm
về thuế TNCN ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương tiền công từ đó nêu lên thực trạng thu thuế khi luật
thuế TNCN từ có hiệu lực đến nay.

Phạm vi nghiên cứu là thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công từ trước đến nay của
nước ta.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và sưu tầm các tài liệu liên quan.
II. NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
1. Sự hình thành của thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân lần đầu tiên ra đời ở Anh (1799) sau đến Nhật (1887), Đức
(1889), Mỹ (1913) và Mỹ trở thành quốc gia có tỷ suất thuế thu nhập cá nhân lớn nhất thế
giới chiếm tới 40% tổng thu từ thuế vào ngân sách nhà nước. Trung Quốc, thuế thu nhập
cá nhân ra đời từ năm 1941 nhưng đến năm 1955 mới trở thành một sắc thuế độc lập. Ở
Pháp, thuế thu nhập cá nhân ra đời năm 1961, Liên Xô năm 1922,Hàn Quốc năm 1974 và
cho đến nay theo thống kê của ERNST& YOUNG tại “the global Excutive” hiện nay thế
giới có khoảng 180 nước áp dụng thuế thu nhập cá nhân.
Thuế thu nhập cá nhân trên thế giới thông thường đánh vào cả cá nhân kinh doanh và cá
nhân không kinh doanh. Thuế này được coi là loại thuế đặc biệt vì có lưu ý đến hoàn
Thuế TNCN đối với tiền lương, tiền công GVHD : PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng

Học viên : Phan Văn Hợp – Lớp NHĐêm 4 – K22 Page 5

cảnh của các cá nhân có thu nhập phải nộp thuế thông qua việc xác định miễn, giảm thuế
hoặc khoản miễn trừ đặc biệt.
Tại nước ta, thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, hệ thống chính sách thuế đã được
hình thành và từng bước hoàn thiện qua hai lần cải cách (năm 1990 và năm 1995). Thuế
TNC ở Việt Nam đã được áp dụng từ năm 1991. Trong suốt 18 năm từ khi có hiệu lực
đến năm 2008, loại thuế này chiếm tỷ lệ 2% trong tổng thu ngân sách. Ở các nước tiên
tiến, tỉ lệ thuế thu nhập cá nhân thường chiếm từ 30% đến 50% tổng thu ngân sách của
chính phủ.
Cũng trong 18 năm qua, ngưỡng bắt đầu chịu thuế áp dụng cho người Việt Nam đã được
điều chỉnh 5 lần (chưa tính những lần Chính phủ đề xuất nhưng không được Quốc hội

thông qua), ngưỡng này tăng dần từ 500 ngàn đồng/tháng (áp dụng từ năm 1991) đến 5
triệu đồng/tháng (áp dụng từ năm 2004). Đồng thời, thuế suất tối đa áp dụng cho người
Việt Nam cũng giảm dần từ mức 80% xuống 72%, rồi 65%, rồi 40%, để còn lại mức 35%
như trong Luật thuế TNCN hiện tại áp dụng ngày 01/01/2009.
2. Khái quát về thuế thu nhập cá nhân
2.1. Khái niệm
“Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận của các cá nhân
trong một kỳ tính thuế nhất định thường một năm, từng tháng hoặc từng lần, không phân
biệt nguồn gốc phát sinh thu nhập”
2.2. Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân
Một là, thuế thu nhập cá nhân là một hình thức động viên mang tính bắt buộc trên nguyên
tắc theo luật định. Phân phối khoản thu nhập qua thuế thu nhập cá nhân gắn với quyền
lực, sức mạnh của Nhà nước.
Thuế TNCN đối với tiền lương, tiền công GVHD : PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng

Học viên : Phan Văn Hợp – Lớp NHĐêm 4 – K22 Page 6

Hai là, thuế thu nhập cá nhân là khoản đóng góp không hoàn trả trực tiếp cho người nộp.
Nó vận động một chiều, không phải là khoản thù lao mà người nộp thuế phải trả cho Nhà
nước do được hưởng các dịch vụ Nhà nước cung cấp.
Ba là, thuế thu nhập cá nhân luôn gắn với chính sách xã hội của mỗi quốc gia. Hầu hết
các quốc gia đều gắn chính sách thuế thu nhập cá nhân với một số chính sách xã hội khác
(như phúc lợi công cộng, chăm sóc sức khỏe…).
Bốn là, thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu. Do vậy, người nộp thuế cũng là người chịu
thuế.
Năm là, thuế thu nhập cá nhân có diện thu thuế rất rộng, tất cả các cá nhân có thu nhập
bao gồm: công dân nước sở tại và người nước ngoài cư trú thường xuyên hay không
thường xuyên tại nước đó và hầu như tất cả số thu nhập có được của các cá nhân đều phải
tính thuế không kể nguồn thu nhập phát sinh trong nước hay ngoài nước. Chính vì vậy,
khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách của thuế thu nhập cá nhân rất cao.

Sáu là, việc đánh thuế thu nhập cá nhân thường áp dụng theo nguyên tắc thuế suất lũy
tiến. Đặc điểm này xuất phát từ vai trò chủ yếu của thuế thu nhập cá nhân là điều tiết
mạnh người có thu nhập cao, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Do vậy, việc sử dụng
thuế suất lũy tiến sẽ đáp ứng được nhu cầu đó vì phần thu nhập tăng thêm càng cao thì sẽ
phải tính thuế suất càng cao.
Bảy là, xét về góc độ kinh tế, thuế thu nhập cá nhân có tính trung lập cao hơn so với các
loại thuế khác vì việc tăng hay giảm thuế thu nhập cá nhân hầu như không kéo theo
những biến đổi về cơ cấu kinh tế.
2.3. Vai trò của thuế thu nhập cá nhân
* Đối với nền kinh tế - xã hội
Thuế TNCN đối với tiền lương, tiền công GVHD : PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng

Học viên : Phan Văn Hợp – Lớp NHĐêm 4 – K22 Page 7

- Tạo lập nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước.
- Góp phần thực hiện công bằng xã hội
- Điều tiết thu nhập, tiêu dùng và tiết kiệm
- Góp phần phát hiện thu nhập bất hợp pháp
* Đối với hệ thống thuế
- Góp phần khắc phục nhược điểm của một số loại thuế khác
- Góp phần hạn chế sự thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp
Tóm lại, Thuế thu nhập cá nhân đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi
quốc gia. Tuy nhiên, vì công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân còn nhiều hạn chế nên
những vai trò này vẫn chưa thực sự được phát huy ở những nước chậm phát triển.
2.4. Đối tượng nộp thuế
Thuế thu nhập cá nhân thuộc loại thuế trực thu nên đối tượng chịu thuế cũng đồng thời là
đối tượng nộp thuế. Xác định đối tượng nộp thuế là một trong những nội dung quan trọng
của thuế thu nhập cá nhân, từ đó mới có thể vận dụng cách tính thuế cho phù hợp. Khi
tiến hành xác định đối tượng nộp thuế, người ta thường dựa vào hai tiêu thức là “nơi cư
trú” và “nguồn phát sinh thu nhập”.

2.5. Thu nhập chịu thuế
Thu nhập tính thuế ở đây là một số khoản thu nhập nằm trong diện tính thuế thu nhập cá
nhân theo quy định trong chính sách thuế thu nhập cá nhân của từng quốc gia. Để tính
được thuế thu nhập cá nhân phải nộp trước tiên phải xác định được những khoản thu nhập
nào là đối tượng tính thuế và tính toán thu nhập đó như thế nào. Sau đó, căn cứ vào một
số quy định khác trong chính sách thuế như các khoản miễn giảm, khấu trừ… cơ quan
Thuế TNCN đối với tiền lương, tiền công GVHD : PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng

Học viên : Phan Văn Hợp – Lớp NHĐêm 4 – K22 Page 8

thuế xác định được thu nhập tính thuế, từ thu nhập tính thuế và thuế suất sẽ xác định
được thuế phải nộp.
Chương 2 : THỰC TRẠNG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ THUẾ THU NHẬP
CÁ NHÂN ĐỐI VỚI TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG
1. Thực trạng thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam thông qua Luật thuế TNCN
1.1. Đối tượng nộp thuế TNCN
Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại
Điều 3 của Luật thuế thu nhập cá nhân phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá
nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật thuế thu nhập cá
nhân phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo
12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà
thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện cư trú quy định trên.
1.2. Thu nhập chịu thuế TNCN
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh;
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng
lao động;

- Thu nhập từ đầu tư vốn;
Thuế TNCN đối với tiền lương, tiền công GVHD : PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng

Học viên : Phan Văn Hợp – Lớp NHĐêm 4 – K22 Page 9

- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn;
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản;
- Thu nhập từ trúng thưởng bằng tiền hoặc hiện vật;
- Thu nhập từ bản quyền;
- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại theo quy định của Luật Thương mại;
- Thu nhập từ thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở
kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử
dụng;
- Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế,
cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký
sử dụng.
1.3. Thu nhập được miễn thuế
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ;
cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con
rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với
nhau.
Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của
cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.
Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất.
Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với
con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ
Thuế TNCN đối với tiền lương, tiền công GVHD : PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng

Học viên : Phan Văn Hợp – Lớp NHĐêm 4 – K22 Page 10


với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em
ruột với nhau.
Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối,
nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ
chế thông thường.
Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để
sản xuất.
Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Thu nhập từ kiều hối.
Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm
việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.
Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả.
Thu nhập từ học bổng.
Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai
nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định
của pháp luật.
Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục
đích lợi nhuận.
Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới
hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
1.4. Giảm thuế
Thuế TNCN đối với tiền lương, tiền công GVHD : PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng

Học viên : Phan Văn Hợp – Lớp NHĐêm 4 – K22 Page 11

Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh
hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại
nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.
1.5. Các khoản giảm trừ

- Giảm trừ gia cảnh
- Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo
1.6. Biểu thuế tính thuế TNCN
Biểu thuế luỹ tiến từng phần được quy định như sau :
Bậc thuế Phần thu nhập tính
thuế/năm
(triệu đồng)
Phần thu nhập tính
thuế/tháng
(triệu đồng)
Thuế suất
(%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35
Biểu thuế toàn phần được quy định như sau:
Thu nhập tính thuế Thuế suất (%)

a) Thu nhập từ đầu tư vốn 5
Thuế TNCN đối với tiền lương, tiền công GVHD : PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng

Học viên : Phan Văn Hợp – Lớp NHĐêm 4 – K22 Page 12

b) Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại 5
c) Thu nhập từ trúng thưởng 10
d) Thu nhập từ thừa kế, quà tặng 10

e) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
- Trường hợp không xác định được thu nhập tính thuế thì áp dụng
thuế suất tính trên giá bán
20
0,1
g) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
- Đối với chuyển nhượng chứng khoán áp dụng thu theo từng
phần
25
2

2. Thực trạng quản lý TNCN đối với tiền lương và tiền công
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ tiền lương, tiền công ngày càng chiếm tỷ trọng lớn
trong nguồn thu ngân sách nhà nước.
Cùng với sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về TNCN, hoạt động quản lý thuế TNCN
từ tiền lương, tiền công của các cơ quan quản lý thuế cũng từng bước được đổi mới, cải
thiện phù hợp với tình hình phát triển đất nước; góp phần giúp Chính phủ điều hành nền
kinh tế vĩ mô, kiểm soát được thu nhập của từng bộ phận nhân dân để hoạch định chính
sách phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, an sinh xã hội… cho phù hợp, đồng thời góp
phần ổn định nguồn thu ngân sách, quản lý hiệu quả nguồn thu thuế TNCN, đảm bảo
công bằng xã hội trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
Hoạt động quản lý thuế TNCN từ tiền lương, tiền công là một trong những mặt công tác
quan trọng của quản lý tài chính nhà nước. Hoạt động này bao gồm những mặt công tác
cơ bản như: Quản lý các cá nhân thuộc diện khai, nộp thuế, tính thuế và các khoản được
khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế; Tuyên truyền, phổ biến đường lối của
Đảng, chính sách của Nhà nước, quy định pháp luật về thuế TNCN, góp phần nâng cao
nhận thức của người dân về tác dụng của thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng đối với
Thuế TNCN đối với tiền lương, tiền công GVHD : PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng

Học viên : Phan Văn Hợp – Lớp NHĐêm 4 – K22 Page 13


sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, từ đó nâng cao ý thức tự giác chấp
hành nghĩa vụ nộp thuế
2.1. Những thành tựu đạt được
Thực tiễn cho thấy, hoạt động quản lý thuế TNCN của ngành Thuế ở nước ta những năm
qua đã đạt được những mặt đáng khích lệ, cụ thể là:
- Các cục, chi cục thuế đã tổ chức triển khai thực hiện tốt các văn bản quy phạm pháp luật
về thuế TNCN. Cán bộ làm công tác quản lý thuế TNCN từ tiền lương, tiền công đã được
tập huấn, nắm chắc những quy định của Luật thuế TNCN và các văn bản hướng dẫn thi
hành.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho nhân dân thực hiện nghĩa vụ thuế
TNCN từ tiền lương, tiền công, kịp thời giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của nhân
dân.
- Các cục, chi cục thuế đã tuân thủ đúng các quy trình quản lý thuế TNCN từ tiền lương,
tiền công. Tổ chức thực hiện tốt hoạt động kiểm soát khai nộp thuế TNCN từ tiền lương,
tiền công của các cá nhân từ khâu đăng ký mã số thuế, kê khai thu nhập, kê khai giảm trừ
gia cảnh và giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, nộp thuế, hoàn thuế.
Công tác thanh tra thuế TNCN từ tiền lương, tiền công đã có những chuyển biến tích cực,
bước đầu xử lý nghiêm một số trường hợp kê khai không đúng với thu nhập thực tế hoặc
kê khai sai, gian dối về giảm trừ gia cảnh.
- Tổng cục Thuế đã phát hành phần mềm đăng ký mã số thuế cá nhân nhằm hỗ trợ đăng
ký thuế TNCN, góp phần giúp cơ quan chi trả thu nhập giảm bớt chi phí, công sức đi lại,
thời gian liên hệ nhiều lần với cơ quan thuế, đồng thời giúp ngành Thuế giảm bớt sự quá
tải trong việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.
Ngành Thuế cần phát triển nhiều hình thức tuyên dương, khen thưởng những cá nhân có
nhiều thành tích đóng góp thuế TNCN từ tiền lương, tiền công vào NSNN đúng, đủ,
khuyến khích họ tiếp tục kê khai và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế TNCN từ tiền lương,
tiền công.
2.2. Những hạn chế
Tuy nhiên, hoạt động quản lý thuế TNCN từ tiền lương, tiền công trong những năm qua

vẫn còn một số hạn chế, đó là:
Thuế TNCN đối với tiền lương, tiền công GVHD : PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng

Học viên : Phan Văn Hợp – Lớp NHĐêm 4 – K22 Page 14

- Chưa có biện pháp hữu hiệu để kiểm soát các khoản giảm trừ, đặc biệt là giảm trừ gia
cảnh của NNT.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát khấu trừ thuế tại nguồn có nơi chưa chặt chẽ. Đối với
những NNT "có tóc" như: Cán bộ làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, cán
bộ thuộc đơn vị hành chính sự nghiệp, những người làm công ăn lương… thì cơ quan chi
trả tiền lương, tiền công cho NNT thực hiện nghiêm túc, nhưng những người có thu nhập
tự do ở nhiều nơi, kinh doanh đa vùng miền, bán hàng qua hệ thống mạng internet…, đặc
biệt là một bộ phận người mẫu, ca sĩ, cầu thủ…thì cơ quan thuế chưa kiểm soát được thu
nhập, dẫn đến việc khai nộp thuế của một số cá nhân này thực hiện không nghiêm túc.
Chương 3 : KIẾN NGHỊ
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN đã chính thức có hiệu lực từ ngày
1/7/2013. Để Luật này, tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động quản lý thuế TNCN từ
tiền lương, tiền công, khắc phục những hạn chế nêu trên, trong thời gian tới, ngành Thuế
cần thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:
Một là, tham mưu cho Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành các thông tư quy định cụ thể,
chi tiết các khoản thu nhập chịu thuế và thu nhập không chịu thuế, đảm bảo mọi cá nhân
khi kê khai thuế TNCN từ tiền lương, tiền công đều dễ hiểu, dễ kê khai và kê khai đầy đủ
đồng thời dễ nộp thuế.
Hai là, các cục, chi cục thuế cần phối hợp chặt chẽ với các đội thuế phường, xã để theo
dõi sát tình hình thu nhập từ tiền lương, tiền công của các cá nhân, nắm chắc tình hình
nguồn thu, các khoản giảm trừ của cá nhân theo quy định pháp luật, kịp thời đưa vào
kiểm soát, quản lý những đối tượng thuộc diện nộp thuế. Ngành Thuế cần phát triển
nhiều hình thức tuyên dương, khen thưởng những cá nhân có nhiều thành tích đóng góp
thuế TNCN từ tiền lương, tiền công vào NSNN đúng, đủ, khuyến khích họ tiếp tục kê
khai và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.

Ba là, chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ ngành Thuế đủ về số lượng, đảm
bảo về chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu công tác, góp phần giảm tải khối lượng công
việc trên mỗi cán bộ thuế. Cán bộ phải được bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ để
kịp thời phát hiện, xử lý những thủ đoạn khai gian dối, trốn thuế TNCN từ tiến lương,
tiền công.
Thuế TNCN đối với tiền lương, tiền công GVHD : PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng

Học viên : Phan Văn Hợp – Lớp NHĐêm 4 – K22 Page 15

Bốn là, triển khai tốt các biện pháp nhằm ngăn chặn hiện tượng gian lận trong kê khai
thuế TNCN từ tiền lương, tiền công. Ngành Thuế cần tăng cường công tác tuyên truyền
pháp luật về thuế TNCN từ tiền lương, tiền công cho rộng rãi quần chúng nhân dân.
Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý thông tin cá nhân NNT và hồ sơ giảm trừ
gia cảnh cho người phụ thuộc một cách hợp lý, sử dụng đồng bộ, liên thông trên toàn
quốc, kết hợp với tăng cường rà soát, đối chiếu để ngăn chặn gian lận. Bên cạnh đó, cần
ban hành các văn bản cụ thể hóa trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân chi trả tiền lương,
tiền công trong việc kê khai thu nhập từ tiền lương, tiền công của NNT, kiểm soát, quản
lý và có trách nhiệm xác minh các trường hợp NNT được giảm trừ gia cảnh. Ngoài ra,
cần thực hiện quyết liệt, thường xuyên và có hiệu quả công tác thanh tra, kịp thời phát
hiện những gian lận trong việc kê khai thuế TNCN từ tiền lương, tiền công, kê khai sai về
giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nhằm trốn thuế.
Năm là, cần đa dạng hóa các hình thức thu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công. Hiện nay,
thuế TNCN vẫn phần lớn được thu tại kho bạc nhà nước, vì vậy NNT tốn kém về thời
gian, chi phí đi lại để nộp thuế. Mặt khác, đối với phương pháp thu tại nguồn chỉ thích
hợp với những cán bộ, công chức nhà nước hoặc người lao động tại các doanh nghiệp,
còn đối với người kinh doanh tự do, kinh doanh qua mạng hoặc đa vùng miền thì khó áp
dụng. Ngành Thuế cần tiếp tục cải tiến phương pháp thu, đẩy mạnh hơn nữa hình thức
thu qua ngân hàng, giúp NNT tiết kiệm được thời gian, công sức đi lại.
KẾT LUẬN
Sau những năm triển khai thực hiện Luật thuế TNCN từ tiền lương tiền công, Cục thuế đã

quan tâm đến công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế để giúp cho người dân hiểu
chính sách thuế thực hiện kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế đúng chế độ chính sách.
Đồng thời, Cục thuế cũng đã tăng cường cải cách hành chính và hiện đại hóa trong công
tác quản lý thu thuế đã tạo điều kiện thuận lợi cho cả cơ quan thuế và người nộp thuế
trong việc chấp hành chính sách thuế, giảm chi phí tuân thủ thuế và chi phí quản lý thuế
của cơ quan thuế. Việc kê khai và khấu trừ tại nguồn trước khi chi trả thu nhập cho người
lao động đã đảm bảo được mục tiêu thu đúng, thu đủ cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên,
Thuế TNCN đối với tiền lương, tiền công GVHD : PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng

Học viên : Phan Văn Hợp – Lớp NHĐêm 4 – K22 Page 16

trong công tác quản lý thu thuế của Cục thuế vẫn còn một số bất cập, chúng ta cần phải
khắc phục và hoàn thiện hơn nữa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản luật:
1. Luật thuế thu nhập cá nhân 2007
2. Thông tư : 111/2013/TT-BTC và
Thông tư 62/2009/TT-BTC
của bộ tài chính
3. Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính
về hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 của Chính phủ quy
định một số điều của Luật thuế Thu nhập cá nhân.
4. Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính về
hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 của Chính phủ quy
định một số điều của Luật thuế Thu nhập cá nhân.
B. Danh mục website:
1.
2.
3.

×