Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng BNP PARIBAS Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.73 KB, 94 trang )


ĐẠI HỌC MỞ TP. HCM UNIVERSITÉ LIBRE DE BRUXELLES
SOLVAY BUSINESS SCHOOL
CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ QUẢN TRỊ (MMVCFB 6)




Âu Mẫn Nhi



QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG BNP PARIBAS – CHI NHÁNH
TP. H CHÍ MINH



Chuyên ngành: Quản trò



Luận văn Thạc só Quản trò



Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thò Thanh Loan






Tp. Hồ Chí Minh
2007

MỤC LỤC


Trang
LỜI MỞ ĐẦU


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1
I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1
1.
Khái niệm về Ngân hàng Thương mại
1
2.
Hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam
3
II. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
5
1.
Khái niệm về rủi ro tín dụng
5
2.
Các loại rủi ro tín dụng
7
3.
Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến khả năng thanh toán của Ngân

hàng Thương mại
7
4.
Quản trò rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại
10
4.1.
Nhận biết rủi ro tín dụng
10
4.2.
Đánh giá rủi ro tín dụng
11
4.2.1.
Hệ số nợ quá hạn
11
4.2.2.
Hệ số rủi ro tín dụng
12
4.2.3.
Phân loại nợ quá hạn, nợ xấu tại Việt Nam
12
4.4.
Phương pháp chung để quản lý rủi ro tín dụng
13
III. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÔNG TÁC THẨM
ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
15
1.
Vai trò của việc thẩm đònh tín dụng trong hoạt động cho vay
15
2.

Khái niệm thẩm đònh tín dụng và mục đích của thẩm đònh tín dụng
16
3.
Quy trình và nội dung của thẩm đònh tín dụng
17
4.
Phân tích tín dụng - Kỹ thuật quản lý rủi ro tín dụng quan trọng
nhất trong công tác thẩm đònh tín dụng
19
4.1.
Mục tiêu phân tích tín dụng
19
4.2.
Các kỹ thuật phân tích tín dụng
19
4.2.1.
Thu thập và phân tích các thông tin tín dụng
19
4.2.2.
Các kỹ thuật thẩm đònh khác
25

CHƯƠNG II: QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÔNG TÁC
THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BNP PARIBAS – CHI
NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

29
I.
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG BNP PARIBAS – CHI
NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

29
1.
Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng BNP
Paribas – Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
29
2.
Giới thiệu Ngân hàng BNP Paribas – Chi nhánh thành phố Hồ Chí
Minh
31
3.
Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng BNP Paribas – CN. TPHCM
31
4.
Sản phẩm và dòch vụ
33
4.1.
Khách hàng mục tiêu
33
4.2.
Sản phẩm và dòch vụ
33
5.
Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm qua
34
II.
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÔNG TÁC THẨM
ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BNP PARIBAS – CHI
NHÁNH TP.HCM
39
1.

Giới thiệu quy trình thẩm đònh tín dụng tại Chi nhánh
39
2.
Các kỹ thuật quản lý rủi ro tín dụng trong công tác thẩm đònh tại
Chi nhánh
41
2.1.
Phân tích tín dụng
41
2.1.1.
Phân tích tài chính
41
2.1.1.1.
Phân tích xu hướng qua các năm (phân tích ngang)
41
2.1.1.2.
Phân tích tỷ trọng (phân tích dọc)
42
2.1.1.3.
Phân tích các chỉ số tài chính
42
2.1.2.
Phân tích phi tài chính
54
2.1.2.1.
Tổng quan về doanh nghiệp
54
2.1.2.2.
Các nhân tố môi trường kinh doanh
55

2.1.2.3
Các nhân tố ngành kinh doanh
56
2.1.2.4.
Năng lực quản lý
56
2.1.3.
Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
58
2.1.4.
Phân tích Kế hoạch kinh doanh
60
2.2.
Xếp hạng tín dụng (counterparty rating)
62
2.2.1.
Hệ thống xếp hạng
62
2.2.2.
Quy trình xếp hạng tín dụng
63
2.2.3.
Các công cụ xếp hạng tín dụng
65
2.2.3.1.
Bảng tiêu chí xếp hạng giá trò nội tại
65
2.2.3.2.
Công cụ xếp hạng tự động BIRD
70

2.3.
Tính toán “Tỷ suất Lợi tức trên Vốn Điều chỉnh Rủi ro” (RAROC -
Risk Adjusted Return On Capital)
73
III.
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG BNP PARIBAS – CN. TPHCM VÀ KIẾN NGHỊ
GIẢI PHÁP
75
1.
Hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh
75
2.
Kiến nghò
77
2.1.
Về phía Ngân hàng
77
2.1.1.
Chính sách tín dụng
77
2.1.2.
Chính sách marketing
78
2.1.3.
Chính sách nhân sự
79
2.2.
Về phía cán bộ tín dụng
79

2.3.
Về phía Ngân hàng Nhà nước
80


TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBTD : Cán bộ tín dụng
EAD : Số lượng nợ khi vỡ (Exposure at Default)
EBIT : Lợi nhuận trước lãi và thuế (Earning before interest and tax)
EBITDA : Lợi nhuận trước lãi, thuế, khấu hao và chi phí phân bổ
(Earning before interest, tax, depreciation and amortization)
NHTM : Ngân hàng Thương mại
NOCF : Dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh (Net
operating cashflow)
PD : Khả năng vỡ nợ (Probability of Default)
RAROC : Tỷ suất lợi tức trên vốn điều chỉnh rủi ro (Risk adjusted return
on capital)
SXKD : Sản xuất kinh doanh
SWOT : Điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức (Strength, weakness,
opportunity and threat)

DANH MỤC HÌNH & BẢNG



Danh mục Hình
- Hình 1: Sơ đồ chức năng hoạt động của Ngân hàng Thương mại (“NHTM”)
- Hình 2: Cơ cấu vốn của các NHTM
- Hình 3: Sơ đồ ví dụ về ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến khả năng cân đối
của NHTM
- Hình 4: Sơ đồ quy trình cho vay tại các NHTM
- Hình 5: Sơ đồ mục đích của thẩm đònh tín dụng tại các NHTM
- Hình 6: Sơ đồ quy trình thẩm đònh tín dụng tại các NHTM
- Hình 7: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng BNP Paribas – CN. TPHCM
(“Chi nhánh”)
- Hình 8: Sơ đồ quy trình thẩm đònh tín dụng tại Chi nhánh
- Hình 9: Quy trình xếp hạng tín dụng của Chi nhánh

Danh mục Bảng
- Bảng 1: Bảng Cân đối Kế toán tại ngày 31/12/2005 của Chi nhánh
- Bảng 2: Bảng Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh 2 năm 2004 & 2005 của
Chi nhánh
- Bảng 3: Chi tiết khoản mục “Các chi phí khác” trong Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh trong 2 năm 2004 & 2005 của Chi nhánh
- Bảng 4: Bảng Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ABC trong
2 năm 2004 & 2005
- Bảng 5: Bảng tóm tắt Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
ABC trong 2 năm 2004 & 2005
- Bảng 6: Bảng cân đối kế toán của công ty ABC trong 2 năm 2004 & 2005
- Bảng 7: Bảng các chỉ số tài chính của công ty ABC trong 2 năm 2004 & 2005
- Bảng 8: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty ABC trong 2 năm 2004 &
2005
- Bảng 9: Bảng hệ thống xếp hạng tín dụng của Chi nhánh
- Bảng 10: Bảng tiêu chí xếp hạng giá trò nội tại khách hàng của Chi nhánh
- Bảng 11: Bảng xếp hạng BIRD của công ty ABC tại Chi nhánh

- Bảng 12: Bảng tính Raroc của doanh nghiệp YYY tại Chi nhánh









LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự đổi mới chung của đất nước, ngành ngân hàng đã có những bước
tiến đáng kể trong tổ chức và hoạt động, ngày càng thể hiện rõ vai trò đóng góp
cho sự phát triển nền kinh tế. Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh việc đẩy mạnh
quá trình hiện đại hóa, quốc tế hóa, Đảng và Nhà nước ta đang hết sức quan tâm
và từng bước chỉ đạo việc việc hoàn thiện tổ chức, làm lành mạnh hóa các hoạt
động ngân hàng. Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đặt ra, ngành ngân hàng
cần phải tiếp tục đổi mới, phát triển mạnh mẽ, toàn diện, trong đó vấn đề có tính
thời sự cấp bách là bảo vệ an toàn và không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động
tín dụng vốn là một trong những nội dung kinh doanh chủ yếu, phức tạp và chứa
đựng nhiều rủi ro của các ngân hàng thương mại.

Tuy nhiên do lónh vực quản trò rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng thương
mại rất rộng lớn, nên bài viết của tôi chỉ tập trung vào các công cụ và kỹ thuật
quản trò rủi ro trong một khâu quan trọng của hoạt động cho vay là công tác
Thẩm đònh tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Tôi chọn Ngân hàng BNP
Paribas – Chi nhánh TP. HCM để thực hiện việc miêu tả và phân tích các hoạt
động quản trò rủi ro trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này do đây là một trong
những chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam có những

kỹ thuật quản trò rủi ro bài bản và tiên tiến trên thế giới.

Trong quá trình thực hiện bài viết này, tôi đã vận dụng nhiều kiến thức học được
từ chương trình Cao học Việt - Bỉ kết hợp với những kinh nghiệm thực tiễn lý thú
có được từ quá trình khảo sát hoạt động quản trò rủi ro tại Ngân hàng BNP
Paribas – Chi nhánh TP. HCM. Tôi hy vọng bài viết này sẽ là một đóng góp nho
nhỏ cho những người quan tâm đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên,
trong quá trình nghiên cứu khó tránh được các thiếu sót nhất đònh, tôi rất mong
nhận được sự góp ý chân thành cho bài viết của mình.

Âu Mẫn Nhi











CHƯƠNG I

Cơ sở Lý luận

I. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại
II. Quản trò rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại
III. Quản trò rủi ro tín dụng trong công tác thẩm đònh tín dụng tại các
Ngân hàng Thương mại

CHƯƠNG II

Quản trò rủi ro tín dụng trong công tác thẩm đònh tín
dụng tại Ngân hàng BNP PARIBAS
– Chi nhánh TP.HCM

I. Giới thiệu chung về Ngân hàng BNP PARIBAS – Chi nhánh thành
phố Hồ Chí Minh
II. Quản trò rủi ro tín dụng trong công tác thẩm đònh tín dụng tại Ngân
hàng BNP PARIBAS – Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
III. Đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại tại Ngân hàng BNP
PARIBAS – Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh và kiến nghò các giải
pháp



1
MMVCFB 6 Luận văn Thạc só Quản trò Âu Mẫn Nhi
I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1. Khái niệm về Ngân hàng Thương mại
Ngân hàng Thương mại (“NHTM”) đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng
trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hóa. NHTM là loại ngân
hàng có số lượng lớn và rất phổ biến trong nền kinh tế. Sự có mặt của NHTM
trong hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế xã hội đã chứng minh rằng: Ở
đâu có một hệ thống NHTM phát triển, thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ
cao của nền kinh tế.

Ngân hàng Thương mại (“NHTM”) là loại Ngân hàng giao dòch trực tiếp với các
công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết
kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện

thanh toán và cung ứng dòch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên.

Nghò đònh của chính phủ số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 đònh nghóa: “Ngân
hàng Thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và
các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần
thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước”.

Như vậy, có thể nói rằng NHTM là một loại đònh chế tài chính quan trọng vào
loại bậc nhất trong nền kinh tế thò trường. Nhờ hệ thống đònh chế này mà các
nguồn tiền vốn nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động và tập trung
lại, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để cho vay phục vụ phát triển kinh tế – xã
hội.

Từ đó có thể nói bản chất của NHTM thể hiện qua các điểm sau:
2
MMVCFB 6 Luận văn Thạc só Quản trò Âu Mẫn Nhi
ì Ngân hàng Thương mại là một tổ chức kinh tế, vì NHTM có cơ cấu, tổ chức
bộ máy như một doanh nghiệp bình đẳng trong quan hệ kinh tế với các doanh
nghiệp khác, tự chủ về tài chính và phải có nghóa vụ đóng thuế cho nhà nước
như các doanh nghiệp khác;
ì Hoạt động của Ngân hàng Thương mại mang tính chất kinh doanh, vì
NHTM cũng cần phải có vốn để kinh doanh và hoạt động theo mục tiêu tài
chính cuối cùng là lợi nhuận;
ì Ngân hàng Thương Mại là một doanh nghiệp đặc biệt, vì:
- Lónh vực hoạt động kinh doanh của NHTM là tiền tệ, tín dụng và dòch vụ
ngân hàng. Đây là một lónh vực đặc biệt vì nó liên quan trực tiếp đến tất
cả các ngành, liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội và mặt
khác; lónh vực tiền tệ – ngân hàng là lónh vực rất “nhạy cảm”, nó đòi hỏi
một sự thận trọng trong điều hành hoạt động ngân hàng để tránh những
thiệt hại cho nền kinh tế – xã hội. Chất liệu kinh doanh của ngân hàng là

tiền tệ, mà tiền tệ là một công cụ được Nhà nước sử dụng để quản lý vó
mô nền kinh tế, nó quyết đònh đến sự phát triển hoặc suy thoái của cả một
nền kinh tế, do đó chất liệu này được Nhà nước kiểm soát rất chặt chẽ;
- Hoạt động kinh doanh của NHTM chòu sự chi phối rất lớn bởi chính sách
tiền tệ của ngân hàng trung ương. Một NHTM không thể mở rộng hoạt
động kinh doanh khi ngân hàng trung ương đang áp dụng chính sách đóng
băng tiền tệ, hạn chế lạm phát; và ngược lại.
ì Ngân hàng Thương Mại là một trung gian tín dụng, đóng vai trò một tổ chức
trung gian đứng ra tập trung, huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn
rỗi trong nền kinh tế và biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay đáp
ứng các nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế, nhu
cầu vốn tiêu dùng của xã hội.
3
MMVCFB 6 Luận văn Thạc só Quản trò Âu Mẫn Nhi
Hình 1: Sơ đồ chức năng hoạt động của Ngân hàng Thương mại

2. Hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam
Hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam là hệ thống ngân hàng đa năng,
kinh doanh tổng hợp, được đònh hình và phát triển mạnh kể từ khi thực hiện việc
cải cách hệ thống tài chính ngân hàng năm 1990. Hệ thống này bao gồm:
ì Ngân hàng Thương mại quốc doanh (các tổ chức tín dụng nhà nước)
Ngân hàng Thương mại quốc doanh là NHTM được thành lập bằng 100% vốn
ngân sách nhà nước. Hiện cả nước có tổng cộng 5 ngân hàng thuộc loại hình
này:
- Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam;
- Ngân hàng Công thương Việt Nam;
- Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam;
- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; và
- Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long.
ì Ngân hàng Thương mại Cổ phần (thuộc loại hình tổ chức tín dụng cổ phần

của nhà nước và nhân dân)
Ngân hàng Thương mại Cổ phần là NHTM được thành lập dưới hình thức
Công ty cổ phần. Trong đó, một cá nhân hay pháp nhân chỉ được sở hữu một
số cổ phần nhất đònh theo quy đònh của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần được phân loại thành ngân hàng cổ phần đô

Công ty, xí
nghiệp, tổ
chức kinh tế,
cá nhân
Công ty, xí
nghiệp, tổ
chức kinh tế,
hộ gia đình,
cá nhân
Ngân
hàng
Thương
mại
Nhận tiền gửi,
tiết kiệm
Cho vay
phiếu, trái
phiếu
vụ ngân hàng
Phát hành kỳ Cung cấp dòch
4
MMVCFB 6 Luận văn Thạc só Quản trò Âu Mẫn Nhi
thò và Ngân hàng Cổ phần nông thôn. Hiện cả nước có tổng cộng 27 ngân
hàng cổ phần đô thò (Ngân hàng Á Châu, Sài Gòn Công Thương, Sài Gòn

Thương Tín, Đệ Nhất, Kỹ Thương, Quốc tế, Xuất Nhập Khẩu, Nam Đô, Nam
Việt, Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á, Bắc Á, Gia Đònh, Hàng Hải, v.v ) và
10 ngân hàng cổ phần nông thôn (Ngân hàng Đại Á, Đồng Tháp Mười, An
Bình, Hải Hưng, Kiên Long, Mỹ Xuyên, Nông Thôn Miền Tây, Nhơn Ái,
Rạch Kiến và Tân Hiệp).
ì Ngân hàng Liên doanh (thuộc loại hình tổ chức tín dụng liên doanh)
Ngân hàng Liên doanh là NHTM được thành lập bằng vốn liên doanh giữa
một bên là Ngân hàng Việt Nam và một bên khác là Ngân hàng nước ngoài
có trụ sở tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Hiện cả nước có
6 ngân hàng liên doanh:
- Ngân hàng INDOVINA: là liên doanh giữa Ngân hàng Công thương Việt
Nam với Ngân hàng Cathay United của Đài Loan;
- Ngân hàng VID PUBLIC: là liên doanh giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam với Ngân hàng Public Berhad của Mã Lai;
- Ngân hàng SHINHANVINA: trước đây là CHOHUNGVINA, liên doanh
giữa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với Ngân hàng Chohung của
Hàn Quốc. CHOHUNGVINA đã đổi tên thành SHINHANVINA vào
tháng 5/2006 sau khi có sự sát nhập giữa hai Ngân hàng Hàn Quốc là
Ngân hàng Chohung và Ngân hàng Shinhan;
- Ngân hàng VINASIAM: là liên doanh giữa Ngân hàng Nông nghiệp Việt
Nam với hai đối tác của Thái Lan là CP Group và Ngân hàng Thương mại
Siam.
- Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt: là liên doanh giữa Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam với Ngân hàng Ngoại thương của Lào.
5
MMVCFB 6 Luận văn Thạc só Quản trò Âu Mẫn Nhi
- Ngân hàng Liên doanh Việt-Nga (mới được cấp giấy phép thành lập vào
tháng 11/2006): là liên doanh giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam với Ngân hàng JSC VNESHTORG của Liên bang Nga.
ì Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài

Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài là NHTM được thành lập theo pháp luật
nước ngoài, được phép mở chi nhánh tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật
Việt Nam. Hiện cả nước có 32 ngân hàng thuộc loại hình này (Citibank,
HSBC, BNP Paribas, ANZ, JP Morgan, ABN Amro, Chinfon, Bank of China,
Bank of Tokyo Mitsubishi, Deutsche, Chinatrust, First Commercial Bank,
ICBC, Mizuho, OCBC, UFJ, v.v…)

II. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1. Khái niệm về rủi ro tín dụng
Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là những biến cố không mong đợi mà khi xảy
ra dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so
với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được
một nghiệp vụ tài chính nhất đònh. Rủi ro là một yếu tố khách quan cho nên
người ta không thể loại trừ được hẳn mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện của
chúng cũng như những tác hại do chúng gây nên.
Trên thế giới, người ta phân ra các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân
hàng như sau:
- Rủi ro tín dụng
- Rủi ro thanh khoản
- Rủi ro tỷ giá
- Rủi ro lãi suất

6
MMVCFB 6 Luận văn Thạc só Quản trò Âu Mẫn Nhi
Như đã đề cập ở phần trước, do một trong những chức năng cơ bản của một ngân
hàng thương mại là cung cấp tín dụng cho các khách hàng (cho vay), cho nên rủi
ro tín dụng (hay còn gọi là rủi ro trong hoạt động cho vay) là rủi ro đặc trưng và
dễ xảy ra nhất trong các loại rủi ro nêu trên.

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay của ngân hàng,

biểu hiện thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không
đúng hạn cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng còn gọi là rủi ro mất khả năng chi trả
và rủi ro sai hẹn.

Rủi ro tín dụng và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượng đồng biến
với nhau trong một phạm vi nhất đònh. Các rủi ro tín dụng phải được tính đến khi
các ngân hàng thương mại đònh giá các khoản vay theo nguyên tắc: Rủi ro tín
dụng cao phải được đền bù với mức giá cao để tăng lợi nhuận.

Rủi ro tín dụng được các ngân hàng thương mại đặc biệt quan tâm vì:
- Nhiệm vụ đầu tiên của ngân hàng là nhằm bảo vệ tiền gửi của khách
hàng. Nếu một khoản cho vay nào đó bò thất thoát (không thu hồi được)
thì trước tiên làm cho ngân hàng không có khả năng thanh toán cho người
gửi tiền. Ngân hàng cũng còn phải có trách nhiệm với các cổ đông, phải
đảm bảo mức chia lãi cổ phần hợp lý cũng như đảm bảo mức lương nhất
đònh đối với nhân viên ngân hàng. Vì lý do đó, ngân hàng phải luôn luôn
đặt mục tiêu thận trọng lên hàng đầu, nhất là khi cho vay, nhằm giảm
thiểu những thất thoát trong hoạt động tín dụng.
- Ngân hàng Trung ương của bất kỳ quốc gia nào cũng đều có nhiệm vụ
đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động một cách an toàn và ổn đònh. Vì
7
MMVCFB 6 Luận văn Thạc só Quản trò Âu Mẫn Nhi
rằng nếu có sự thất thoát trong hoạt động tín dụng nào đó, dù chỉ một
ngân hàng và ở một mức độ nhất đònh nào đó cũng sẽ đe dọa đến an toàn
và ổn đònh của toàn hệ thống. Vì lẽ đó mà các ngân hàng trung ương đều
quy đònh mọi ngân hàng phải tuân thủ quy trình phân tích rủi ro trong cho
vay. Để đảm bảo quy trình này luôn được các ngân hàng thương mại duy
trì, ngân hàng trung ương thường tiến hành thanh tra sổ sách và quy trình
tín dụng của ngân hàng thương mại.


2. Các loại rủi ro tín dụng
Tình trạng mất khả năng trả nợ của người đi vay tiền (doanh nghiệp) thường là
do những nguyên nhân chủ yếu như sau:
- Chu kỳ suy thoái kinh tế;
- Sự quản lý yếu kém;
- Tình hình chính trò bất ổn đònh;
- Sự đổ vỡ của đối tác;
- Sản phẩm và công nghệ lạc hậu của doanh nghiệp;
- Thiếu vốn;
- Yếu tố cạnh tranh;
- Sự bất ổn trong dân chúng, hay phản đối của dân chúng đối với công ty;
- v.v…

3. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến khả năng thanh toán của Ngân hàng
Thương mại
Nếu những doanh nghiệp vay vốn ngân hàng đổ vỡ, nhất là những doanh nghiệp
vay nhiều vốn của một ngân hàng và không có khả năng khắc phục được, thì sau
đó sẽ dẫn đến sự đổ vỡ của chính bản thân ngân hàng. Bởi vì rằng nếu ngân
8
MMVCFB 6 Luận văn Thạc só Quản trò Âu Mẫn Nhi
hàng bò rủi ro trong hoạt động tín dụng và phải dùng vốn để trang trải cho khoản
thất thoát này thì đến một chừng mực nào đó sẽ không thể thực hiện việc “xóa
sổ” những khoản thất thoát này nữa và ngân hàng có thể bò lâm vào tình trạng
nất khả năng thanh toán cho người gửi tiền. Sơ đồ so sánh dư nợ cho vay của
ngân hàng với nguồn vốn của ngân hàng dưới đây sẽ thể hiện rõ vấn đề này:
Hình 2: Cơ cấu vốn của các Ngân hàng Thương mại
- Trường hợp Ngân hàng còn có khả năng thanh toán

- Trường hợp Ngân hàng mất khả năng thanh toán do gặp rủi ro tín dụng


Một trong những nhân tố quan trọng nhất trong đánh giá khả năng cân đối vốn
của ngân hàng là việc xác đònh rủi ro thất thoát vốn có thể xảy ra. Để phân tích




VỐN
SỐ DƯ TIỀN GỬI
KHÁCH HÀNG
TÍN DỤNG
KHÓ ĐÒI
TÍN DỤNG CÓ
KHẢ NĂNG
THU HO
À
I
TÍN DỤNG KHÓ
ĐÒI

VỐN

SỐ DƯ TIỀN GỬI
KHÁCH HÀNG
TÍN DỤNG CÓ
KHẢ NĂNG
THU HỒI
TÍN DỤNG KHÓ ĐÒI
9
MMVCFB 6 Luận văn Thạc só Quản trò Âu Mẫn Nhi
nguyên nhân, sơ đồ minh họa sau đây sẽ góp phần chứng minh rõ hơn và giúp

cán bộ tín dụng dễ dàng nhận thấy:
Hình 3: Sơ đồ ví dụ về ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến khả năng cân đối
vốn của Ngân hàng Thương mại

Nhìn vào sổ sách kế toán, danh sách cho vay ta có thể nhận biết được ngân hàng
đã tập trung vốn vào khu vực nào. Ngân hàng có thể làm giảm bớt rủi ro tín
dụng bằng cách không tập trung quá nhiều vốn vào một người vay, tức là áp
dụng phương pháp phân tán rủi ro. Tuy nhiên, phân tán rủi ro chỉ là một trong
những phương pháp Quản trò rủi ro tín dụng tiêu biểu trong hoạt động kinh doanh
của NHTM mà nội dung này sẽ được trình bày ở những phần tiếp theo sau đây.

Mất khả năng cân đối vốn
Chất lượng tín dụng ngân
hàng kém
Rủi ro lớn do tập trung quá
nhiều vốn vào cho vay
vào/hay đối với:
Một thành
phần kinh tế
Một khách
hàng
Một khu vực
đòa lý
Người vay có
liên quan

10
MMVCFB 6 Luận văn Thạc só Quản trò Âu Mẫn Nhi
4. Quản trò rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại
Quản lý rủi ro là việc nhận diện và đề ra các biện pháp nhằm kiểm soát và hạn

chế sự xuất hiện của rủi ro tín dụng và những thiệt hại khi chúng phát sinh, đồng
thời đưa ra các giải pháp xử lý rủi ro hiệu quả nhất.
4.1. Nhận biết rủi ro tín dụng
Với mục đích cố gắng ngăn chặn những rủi ro trong hoạt động tín dụng, người
điều hành ngân hàng phải hiểu được rằng vì sao những rủi ro này có thể xảy ra?
Khi xem xét những rủi ro trong cho vay, cán bộ tín dụng phải xem xét rằng
những rủi ro này phát sinh do những nguyên nhân từ phía ngân hàng hay từ phía
khách hàng (thường là những nguyên nhân có thể kiểm soát được) hay do những
yếu tố khách quan từ môi trường bên ngoài (thường là những nguyên nhân
không thể hoặc khó kiểm soát được) để chủ động ngăn ngừa rủi ro, cụ thể như
sau:
ì Những nguyên nhân thuộc về năng lực quản trò ngân hàng
- Cho vay quá liều lónh do chạy theo doanh thu, cụ thể là: cho vay tập trung
quá nhiều vào một doanh nghiệp hoặc một ngành kinh tế nào đó; cho vay
quá nhu cầu của khách hàng;
- Thiếu am hiểu thò trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không
đầy đủ dẫn đến cho vay không hợp lý, cụ thể như: phân tích sơ sài hoặc
không phân tích lưu chuyển tiền tệ nên không xác đònh được nguồn trả nợ;
cho vay chỉ dựa trên tên tuổi của doanh nghiệp;
- Cán bộ ngân hàng thiếu đạo đức nghề nghiệp, yếu kém về trình độ
nghiệp vụ, cụ thể như: giúp khách hàng che giấu những khó khăn về tài
chính; quá tin cậy vào tài sản thế chấp; chưa có nhiều kinh nghiệm trong
việc xử lý các khoản nợ có vấn đề; thiếu quản lý và kiểm tra chặt chẽ các
mối quan hệ;
11
MMVCFB 6 Luận văn Thạc só Quản trò Âu Mẫn Nhi
- Do hoạt động kinh doanh ngân hàng trái pháp luật, tham ô,
ì Những nguyên nhân thuộc về phía khách hàng
- Sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả;
- Bò thua lỗ do thất bại trong hoạt động kinh doanh, do: không tính đến ảnh

hưởng của chu kỳ sống của sản phẩm; tiến độ dự án chậm; đưa sản phẩm
ra thò trường quá sớm; quá phụ thuộc vào một hoặc một vài khách hàng
hoặc thò trường lớn; mở rộng sản xuất kinh doanh quá mức kiểm soát;
- Quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu thanh khoản;
- Chủ doanh nghiệp thiếu năng lực điều hành, tham ô, lừa đảo;
- Mất đoàn kết trong nội bộ Hội đồng quản trò, ban giám đốc.
ì Những nguyên nhân khách quan có liên quan đến môi trường bên ngoài
- Các nhân tố kinh tế: suy thoái kinh tếá, lạm phát,…
- Thảm họa thiên nhiên: thiên tai, hỏa hoạn,
- Các sự kiện chính trò: tình hình an ninh, chính trò trong nước hay khu vực
không ổn đònh,
- Môi trường pháp lý không thuận lợi, lỏng lẻo trong quản lý vó mô;
- Các vấn đề xảy ra với ngành kinh doanh: khan hiếm nguyên liệu,
- Kiện cáo do bên thứ 3 gây ra: kiện cáo chống phá giá,

4.2. Đánh giá rủi ro tín dụng
4.2.1. Hệ số nợ quá hạn
Hệ số nợ quá hạn =

Quy đònh hiện nay của ngân hàng nhà nước cho phép dư nợ quá hạn của các
ngân hàng thương mại không được vượt quá 5%, nghóa là trong 100 đồng vốn
ngân hàng bỏ ra cho vay thì nợ quá hạn tối đa chỉ được phép là 5 đồng.
Dư nợ quá hạn

Tổn
g
dư nơ
ï
cho va
y

x 100%
12
MMVCFB 6 Luận văn Thạc só Quản trò Âu Mẫn Nhi
Để đảm bảo quản lý chặt chẽ, nợ quá hạn được phân chia theo thời hạn:
- Nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày, có khả năng thu hồi.
- Nợ quá hạn từ 181-360 ngày, có khả năng thu hồi.
- Nợ quá hạn từ 360 ngày trở lên, nợ khó đòi.
4.2.2. Hệ số rủi ro tín dụng
Hệ số rủi ro tín dụng =

Hệ số này cho ta thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản
mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thởi rủi
ro tín dụng cũng rất cao.
4.2.3. Phân loại nợ quá hạn, nợ xấu tại Việt Nam
- Nợ xấu (bad debt)
Nợ xấu (hay các tên gọi khác của chúng như nợ có vấn đề, nợ không lành mạnh,
nợ khó đòi, nợ không thể đòi) là một trong những vấn đề luôn làm đau đầu các
nhà quản trò ngân hàng. Theo tiêu chuẩn quốc tế, nợ xấu là những khoản nợ quá
hạn 90 ngày mà không đòi được và không được tái cơ cấu. Tại Việt Nam, nợ xấu
bao gồm những khoản nợ quá hạn có hoặc không thể thu hồi, nợ liên quan đến
các vụ án chờ xử lý và những khoản nợ quá hạn không được Chính phủ xử lý rủi
ro.
Đặc trưng của nợ xấu như sau:
̇ Khách hàng đã không thực hiện nghóa vụ trả nợ với ngân hàng khi các
cam kết này đã hết hạn
̇ Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến
có khả năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi.
̇ Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trò
phát mãi không đủ trang trãi nợ gốc và lãi.
Tổng dư nợ cho vay



To
å
ng ta
ø
isa
û
n
co
ù
13
MMVCFB 6 Luận văn Thạc só Quản trò Âu Mẫn Nhi
̇ Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày
- Nợ quá hạn (non-performing loan)
Nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép
và không đủ điều kiện để gia hạn nợ. Các khoản nợ quá hạn trong hệ thống
NHTM Việt Nam được chia thành 3 nhóm theo thời gian như đã đề cập trong
phần “4.2.1. Hệ số nợ quá hạn” ở trên. Tuy nhiên, cách phân loại nợ quá hạn
theo thời gian ở nước ta tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vì rằng những khoản nợ đã quá
hạn do khách hàng không còn khả năng thanh toán, nhưng vì một lý do nào đó
được ngân hàng gia hạn nợ, thì khoản nợ trên sẽ trở thành nợ trong hạn và không
được trích dự phòng, khách hàng không được xếp vào diện cần theo dõi. Hoặc
như khoản nợ còn trong hạn, nhưng khách hàng kinh doanh không hiệu quả, khả
năng trả nợ mong manh, nhưng vẫn chưa được xếp vào nợ xấu để tiến hành
những biện pháp phòng ngừa.

4.3. Phương pháp chung để quản lý rủi ro tín dụng
- Phân tán rủi ro trong cho vay: không dồn vốn cho vay quá nhiều đối với một
khách hàng hoặc không tập trung cho vay quá nhiều vào một ngành, lónh vực

kinh tế có rủi ro cao.
- Thực hiện tốt việc thẩm đònh khách hàng và khả năng trả nợ.
- Bảo hiểm tiền vay, nghóa là ngân hàng chuyển toàn bộ rủi ro cho cơ quan bảo
hiểm chuyên nghiệp.
- Phải có một chính sách tín dụng hợp lý và duy trì các khoản dự phòng để đối
phó với rủi ro.
- Tuân thủ các nguyên tắc an toàn tín dụng như sau:
̇ Chất lượng tín dụng quan trọng hơn việc mở rộng tín dụng;

×