Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Nghiên cứu chuyển mạch mạng và xây dựng mạng VLAN cho công ty điện lực quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 41 trang )

Đề tài thực tập tốt nghiệp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN:
Họ và tên: Trần Ngọc Toàn
Mã số sinh viên: Ngành đào tạo: Công nghệ thông tin
Khóa học: 2010 – 2014 Lớp: DT10CTT01
II. THÔNG TIN ĐỀ TÀI:
Tên đề tài: Nghiên cứu chuyển mạch mạng và xây dựng mạng VLAN cho công ty điện
lực Quảng Nam
Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Hà Huy Cường
Mobile : 093501992
E-mail:
Cơ quan công tác: Khoa Công Nghệ Thông Tin - Trường ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
Trang 1
Đề tài thực tập tốt nghiệp
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới không ngừng của khoa học kĩ thuật, nhiều lĩnh vực đã
và đang phát triển vượt bật đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin. Ngày nay không
ai còn nghi ngờ vai trò của công nghệ thông tin trong đời sống, nó xuất hiện hầu hết
trong mọi lĩnh vực khoa học kỹ thuật, kinh doanh, cũng như mọi mặt vận động của xã
hội, dưới mọi quy mô, từ xí nghiệp công ty cho đến cả quốc gia và quốc tế.
Thành công lớn nhất của ngành công nghệ thông tin có thể kể đến đó là sự ra đời
của máy vi tính (PC). Máy tính được coi là công cụ hỗ trợ đắc lực cho con người trong
nhiều công việc đặc biệt là công tác quản lý. Máy tính cá nhân là công cụ tuyệt vời để
giúp tạo dữ liệu, bảng tính, hình ảnh và nhiều dạng thông tin khác, nhưng không cho
phép chia sẻ dữ liệu đã tạo nên. Mạng máy tính được hình thành từ nhu cầu muốn chia
sẻ tài nguyên và dùng chung nguồn dữ liệu. Nếu không có hệ thống mạng, dữ liệu phải
được in ra giấy thì người khác mới có thể hiệu chỉnh và sử dụng được hoặc chỉ có thể
sao chép lên đĩa mềm do đó tốn nhiều công sức và thời gian.


Vì vậy hạ tầng mạng máy tính là phần ko thể thiếu trong tổ chức hay các công ty.
Trong điều kiện kinh tế hiện nay thì hầu hết các công ty hay tổ chức có phạm vi sử
dụng bị hạn chế bởi diện tích và mặt bằng triển khai xây dựng mạng LAN để phục vị
cho việc quản lý dữ liệu nội bộ cơ quan mình được thuận lợi, đảm bảo tính an toàn dữ
liệu củng như tính bảo mật dữ liệu, mặt khác mạng LAN còn giúp các nhân viên trong
công ty truy cập dữ liệu 1 cách thuận tiện với tốc độ cao.
Và để giúp cho các cơ quan doanh nghiệp tận dụng tối đa tài nguyên hệ thống
dựa trên nền của hệ thống mạng cục bộ, giúp cho việc sử dụng hệ thống thông tin
truyền tải dữ liệu 1 cách an toàn và hiệu quả Cisco đã tạo ra 1 công nghệ cho phép
thiết lập 1 hệ thống mạng LAN ảo - VIRTUAL LAN. Vì vậy từ kiến thức đã có được
của mạng này, tôi đã đăng ký chọn đề tài " Nghiên cứu chuyển mạch mạng và xây
dựng mạng VLAN cho công ty điện lực Quảng Nam" nhằm mục đích xây dựng hệ
thông mạng VLAN hoàn chỉnh, qua đó đưa ra giải pháp hợp lý góp phần phát triển hệ
thống mạng của công ty điện lực Quảng Nam.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do kiến thức chưa sâu sắc, kinh nghiệm thực tế
chưa nhiều nên đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế thiếu sót, rất
mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô để đề tài hoàn thiện hơn.
2. Mục tiêu của đề tài
Nắm bắt được vấn đề chuyển mạch mạng, công nghệ VLAN, nghiên cứu tính
nổi bật của công nghệ VLAN để xây dựng hệ thống mạng VLAN cho công ty điện lực
Quảng Nam, vận dụng tất cả những kiến thức đã và được tự học, tham khảo ý kiến của
thầy hướng dẫn cùng với tìm tòi tài liệu trên mạng để có được 1 bài thực tập hoàn
chỉnh.
Ngoài ra việc thực hiện đề tài này nhằm tổng kết và bổ sung thêm những kiến
thức từ thực tiễn và những môn tôi đã được học tại trường. Sử dụng những kiến thức
đã học để giải quyết 1 số vấn đề thiết kế hệ thống mạng. Thông qua đề tài giúp tôi có
Trang 2
Đề tài thực tập tốt nghiệp
cái nhìn sâu sắc hơn về ngành công nghệ thông tin và có thể ứng dụng rộng rãi trong
thực tế. Tập làm quen với công việc và môi trường thực tế sau khi tốt nghiệp.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Kỹ thuật chuyển mạch mạng
Công nghệ VLAN
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu công nghệ VLAN từ đó áp dụng vào bài toán thực tế là xây dựng hệ
thống mạng VLAN cho công ty điện lực Quảng Nam
Đề tài: “Nghiên cứu chuyển mạch mạng và xây dựng mạng VLAN cho công ty
điện lực Quảng Nam” với mục đích đưa ra giải pháp góp phần vào phát triển hệ thống
mạng cho công ty, do đó phạm vi nghiên cứu đề tài là tại công ty điện lực Quảng Nam.
4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nội dung
Nội dung của đề tài là nghiên cứu về vấn đề chuyển mạch mạng, thiết kế và xây
dựng 1 hệ thống mạng VLAN cho công ty điện lực Quảng Nam, triển khai dịch vụ
mạng LAN ảo phù hợp với yêu cầu của công ty, tiện lợi cho quá trình vận hành và
giám sát toàn hệ thống. Tối ưu hóa các thiết bị mạng, thông qua các thiết bị mạng:
router, switch… Ngăn chặn những truy cập trái phép đến hệ thống. Qua đó công việc
phải làm:
Khảo sát hệ thống mạng cục bộ của công ty điện lực Quảng Nam
Nghiên cứu công nghệ mạng LAN ảo
Thiết kế và xây dựng hệ thống mạng VLAN phù hợp cho công ty
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đọc và nghiên cứu các tài liệu, sách báo liên quan đến đề tài
Học hỏi kinh nghiệm của người khác
Tham khảo từ Internet.
Xây dựng ứng dụng và thực nghiệm.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
VLAN là viết tắt của Virtual Local Area Network hay còn gọi là mạng LAN ảo
được ra đời nhằm giúp các cơ quan, doanh nghiệp tận dụng tối đa tài nguyên của hệ
thống dựa trên nền của hệ thốn mạng cục bộ, giúp cho việc sử dụng hệ thống, thông

tin truyền tải dữ liệu diễn ra 1 cách an toàn và hiệu quả.
Trang 3
Đề tài thực tập tốt nghiệp
Có thể nói VLAN là 1 lựa chọn tối ưu cho các cơ quan doanh nghiệp ứng dụng
hệ thống CNTT, với chi phí hợp lý, hiệu quả thì lớn. Với VLAN việc tiết kiệm các chi
phí xây dựng do việc tận dụng các cơ sở hạ tầng có sẵn, giảm chi phí vận hành và bảo
dưỡng, tính linh động cao.
Công ty điện lực Quảng Nam là nơi đã ứng dụng CNTT vào công tác quản lý
một cách khá hiệu quả. Cho đến thời điểm hiện tại công ty đã có cơ sở mạng LAN rất
tốt, việc ứng dụng mạng, đặt biệt là công nghệ mạng VLAN vào việc truyền tải dữ liệu
và bảo mật hệ thống là đặt biệt cần thiết.
6. Bố cục của đề tài
Gồm 3 chương
Chương 1 : Tổng quan về chuyển mạch mạng
Chương 2 : Lý thuyết cơ sở VLAN áp dụng vào đề tài
Chương 3 : Xây dựng mô hình mạng VLAN công ty điện lực Quảng Nam
Tổng kết : Trình bày các ưu điểm và hạn chế của hệ thống để đưa ra hướng phát triển
cho hệ thống. Qua đó tổng kết lại quá trình thực hiện đề tài.
B: NỘI DUNG
Chương 1 : Tổng quan về chuyển mạch mạng – Switch
1.1Định nghĩa về chuyển mạch
Chuyển mạch là một quá trình thực hiện đấu nối và chuyển thông tin cho người
sử dụng qua hạ tầng mạng viễn thông. Nói cách khác chuyển mạch trong mạng viễn
thông bao gồm chức năng định tuyến cho thông tin và chức năng chuyển tiếp thông
tin. Như vậy, theo khía cạnh thông tin thường khái miện chuyển mạch gắn liền với
mạng và lớp liên kết dữ liệu trong mô hình OSI (Open System Interconnection) của tổ
chức tiêu chuẩn quốc tế ISO.
Quá trình chuyển mạch được thực hiện ở các nút mạng, trong mạng chuyển
mạch kênh các nút mạng thường gọi là các Tổng đài, trong mạng chuyển mạch gói
thường được gọi là thiết bị định tuyến ( hay là Bộ định tuyến). Trong một số mạng đặc

biệt phần tử thực hiện nhiệm vụ chuyển mạch có thể vừa đóng vai trò thiết bị đầu cuối
vừa đóng vai trò chuyển mạch và chuyển tiếp thông tin.
1.2Thiết bị chuyển mạch switch
Switch là một thiết bị chọn lựa đường dẫn để gửi frame đến đích, switch hoạt
động ở Lớp 2 của mô hình ISO.
Nhiệm vụ của switch là chuyển tiếp các khung từ nhánh mạng này sang nhánh
mạng khác một cách có chọn lọc dựa vào địa chỉ MAC của máy tính. Để làm được
điều này, switch cần phải duy trì bộ nhớ của mình một bảng điạ chỉ cục bộ chứa vị trí
của tất cả các máy tính trong mạng. Mỗi máy tính sẽ chiếm giữ 1 mục trong bảng địa
chỉ. Mỗi switch được thiết kế với 1 dung lượng bộ nhớ giới hạn. Và như thế nó xác
Trang 4
Đề tài thực tập tốt nghiệp
định khả năng phục vụ tối đa của 1 switch. Chúng ta không thể dùng switch để nối quá
nhiều mạng với nhau.
Switch hoạt động ở lớp 2 của mô hình OSI, switch là 1 thiết bị lựa chọn đường
dẫn để quyết định chuyển frame đích nên mạng LAN hoạt động hiệu quả hơn. Switch
nhận biết máy nào kết nối vào cổng của nó bằng cách đọc địa chỉ MAC nguồn trong
frame mà nó nhận. Khi 2 máy thực hiện liên lạc với nhau, switch chỉ thiết lập 1 mạch
ảo giứa 2 cổng tương ứng mà ko làm ảnh hưởng đến lưu thông trên các cổng khác. Do
đó mạng LAN có hiệu suất hoạt động cao thường sử dụng chuyển mạch toàn bộ
Các đặc điểm chính của switch:
Tách biệt giao thông trên từng đoạn mạng: switch chia hệ thống mạng ra thành
nhiều đơn vị cực nhỏ gọi là microsegmet, các segment như vậy cho phép các người
dùng trên nhiều segment khác nhau có thể giữ dữ liệu cùng 1 lúc mà không làm chậm
các hoạt động của mạng. Bằng cách chia nhỏ hệ thống mạng, sẽ làm giảm lượng người
dùng và thiết bị cùng chia sẻ một băng thông.
Tăng nhiều hơn lượng băng thông dành cho mỗi người dùng bằng cách tạo ra
miền đụng độ nhỏ hơn: Switch là bảo đảm cung cấp băng thông nhiều hơn cho người
dùng bằng cách tạo ra các miền đụng độ nhỏ hơn. Switch chia nhỏ mạng LAN thành
nhiều đoạn mạng (segment) nhỏ. Mỗi segment này là một kết nối riêng giống như một

làn đường riêng 100 Mb/s. Mỗi server có thể đặt trên một kết nối 100 Mb/s riêng.
Trong các hệ thống mạng hiện nay Fast Ethernet switch được sử dụng làm đường trục
chính cho mạng LAN, còn Ethernet switch hoặc Fast Ethernet hub được sử dụng kết
nối xuống máy tính.
1.3Hoạt động chuyển mạch cơ bản của switch
Chuyển mạch là một kỹ thuật giúp giảm tắc nghẽn trong mạng Ethernet, Token
Ring và FDDI (Fiber Distributed Data Interface). Chuyển mạch thực hiện được việc
này bằng cách giảm giao thông và tăng băng thông. LAN switch thường được sử dụng
để thay thế cho Hub và vẫn hoạt động tốt với các cấu trúc cáp có sẵn.
Switch thực hiện hoạt động chính như sau:
- Chuyển mạch frame.
- Bảo trì hoạt động chuyển mạch.
- Khả năng truy cập riêng biệt trên từng port.
- Loại trừ được đụng độ và tăng thông lượng đường truyền
- Hỗ trợ được nhiều phiên giao dịch cùng một lúc
- Chuyển frame dựa trên bảng chuyển mạch
- Chuyển frame dựa theo địa chỉ MAC (lớp 2)
- Hoạt động ở lớp 2 của mô hình OSI
Trang 5
Đề tài thực tập tốt nghiệp
- Hoạt vị trí kết nối của từng máy trạm bằng cách ghi nhận địa chỉ nguồn trên
frame nhận vào.
Thời gian trễ là thời gian từ lúc switch nhận frame vào cho đến khi switch đã
chuyển hết frame ra cổng đích. Thời gian trể này phụ thuộc vào cấu hình chuyển mạch
và lượng giao thông qua switch.
Thời gian trễ được đo bằng đơn vị nhỏ hơn giây. Đối với thiết bị mạng hoạt
động với tốc độ cao thì mỗi nano giây (ns) trễ hơn là một ảnh hưởng lớn đến hoạt
động mạng.
1.4Chuyển mạch Lớp 2 và Lớp 3
Chuyển mạch là tiến trình nhận frame vào từ một cổng và chuyển frame ra tới

một cổng khác. Router sử dụng chuyển mạch Lớp 3 để chuyển các gói đã được định
tuyến xong. Switch sử dụng chuyển mạch Lớp 2 để chuyển frame.
Sự khác nhau giữa chuyển mạch Lớp 2 và Lớp 3 là loại thông tin nằm trong
frame được sử dụng để quyết định chọn cổng ra là khác nhau. Chuyển mạch Lớp 2
dựa trên thông tin là địa chỉ MAC. Còn chuyển mạch Lớp 3 là dựa trên địa chỉ lớp
mạng (ví dụ như: địa chỉ IP).
Chuyển mạch Lớp 2 nhìn vào địa chỉ MAC đích trong phần header của frame
và chuyển frame ra đúng cổng dựa theo thông tin địa chỉ MAC trên bảng chuyển
mạch. Bảng chuyển mạch được lưu trong bộ nhớ địa chỉ CAM (Content Addressable
Memory – nhớ nội dung địa chỉ). Nếu switch lớp 2 không biết gửi frame vào port nào,
cụ thể thì đơn giản là nó quảng bá frame ra tất cả các port của nó. Khi nhận được khi
nhận được gói trả lời về, switch sẽ nhận địa chỉ mới vào CAM.
Chuyển mạch Lớp 3 là một chức năng của Lớp mạng. Chuyển mạch Lớp 3
kiểm tra thông tin nằm trong phần header của Lớp 3 và đựa vào địa chỉ IP đó để
chuyển gói.
Dòng giao thông trong mạng chuyển mạch ngang hàng hoàn toàn khác với
dòng giao thông trong mạng định tuyến hay mạng phân cấp. Trong mạng phân cấp
dòng giao thông trong mạng được uyển chuyển hơn trong mạng ngang hàng.
Trang 6
Đề tài thực tập tốt nghiệp
Hình 1: Chuyển mạch lớp 2
Hình 2: Chuyển mạch lớp 3
1.5Chuyển mạch đối xứng và bất đối xứng
Chuyển mạch LAN được phân loại thành loại thành đối xứng và bất đối xứng
dựa trên bảng thông báo của mỗi cổng trên switch. Chuyển mạch đối xứng là chuyển
mạch giữa các cổng có cùng một băng thông. Chuyển mạch bất đối xứng là chuyển
Trang 7
Đề tài thực tập tốt nghiệp
mạch giữa các cổng có băng thông khác nhau (ví dụ: giữa các cổng 10/100Mb/s và
cổng 100Mb/s).

Chuyển mạch bất đối xứng cho phép cho phép dành nhiều băng thông hơn cho
cổng nối vào server để tránh nghẽn mạch trên đường này khi có nhiều client truy cập
server cùng một lúc. Chuyển mạch bất đối xứng cần có bộ đệm để giữ frame được liên
tục giữa hai tốc độ khác nhau của hai cổng.
Chuyển mạch giữa hai cổng có cùng băng thông (10/10Mbs hay 100/100 Mb/s).
Thông lượng càng tăng khi số lượng thông tin liên lạc đồng thời tại một thời
điểm càng tăng.
Hình 3: Chuyển mạch đối xứng
- Chuyển mạch giữa hai cổng không cùng băng thông (10/100 Mb/s)
- Đòi hỏi phải có bộ đệm.
Hình 4: Chuyển mạch bất đối xứng
Trang 8
Đề tài thực tập tốt nghiệp
1.6Bộ đệm
Ethernet switch sử dụng bộ đệm để giữ và chuyển frame. Bộ đệm còn được sử
dụng khi cổng đích đang bận. Có hai loại bộ đệm có thể sử dụng để chuyển frame là
bộ đệm theo cổng và bộ đệm chia sẻ.
Trong bộ đệm theo cổng, frame được lưu thành từng đợt tương ứng với từng
cổng nhận vào. Sau đó frame sẽ được chuyển sang hàng đợi của cổng đích khi tất cả
các frame trước nó trong hàng đợi đã được chuyển hết. Như vậy một frame có thể làm
cho tất cả các frame còn lại trong trong hàng đợi phải hoãn lại vì cổng đích của frame
này đang bận. Ngay khi cổng đích còn đang trống thì cũng phải chờ một khoảng thời
gian để chuyển hết frame đó.
Bộ được chia sẻ để tất cả các frame vào chung một bộ nhớ. Tất cả các cổng của
switch chia sẻ cùng một bộ đệm dung lượng bộ đệm phân bổ theo nhu cầu của mỗi
cổng tại mỗi thời điểm. Frame được tự động đưa ra cổng phát. Nhờ cơ chế chia sẻ này,
một frame nhận được từ cổng này không cần phải chuyển hàng đợi để phát ra cổng
khác.
Swicth giữ một sơ đồ cho biết frame nào tương ứng với cổng nào và sơ đồ này
sẽ xóa đi sau khi đã truyền frame thành công. Bộ đệm được sử dụng theo dạng chia sẻ.

Do đó lượng frame trong bộ đệm bị giới hạn bởi tổng dung lượng của bộ đệm chứ
không phụ thuộc vào vùng đệm của từng cổng như dạng bộ đệm theo cổng. Do đó
frame lớn có thể chuyển đi được và ít bị rớt gói hơn. Điều này rất quan trọng đố với
chuyển mạch bất đồng bộ vì frame được chuyển giữa hai cổng có hai tốc độ khác
nhau.
- Bộ đệm theo cổng lưu các frame theo hàng đợi tương ứng với từng cổng
nhận vào.
- Bộ đệm chia sẻ lưu tất cả các frame vào chung một bộ nhớ. Tất cả các cổng
trên switch chia sẻ cùng một vùng nhớ này
1.7Phương pháp chuyển mạch
Có 2 phương pháp chuyển mạch:
- Cut – through: frame được chuyển đi trước khi nhận xong toàn bộ frame.
Chỉ cần địa chỉ đích có thể đọc được rồi là có thể chuyển frame ra. Phương
pháp này làm giảm thời gian trễ nhưng đồng thời làm giảm khả năng phát
hiện lỗi frame.
- Store – and – forward: nhận vào toàn bộ frame xong rồi mới bắt đầu chuyển
đi. Switch đọc địa chỉ nguồn, đích và lọc frame nếu cần trước khi quyết định
chuyển frame ra. Vì switch phải nhận xong toàn bộ frame rồi mới bắt đầu
tiến trình chuyển mạch frame nên thời gian trễ càng lớn đối với frame càng
lớn. Tuy nhiên nhờ vậy switch mới kiểm tra lỗi cho toàn bộ frame giúp khả
năng phát hiện lỗi cao hơn.
Hai chế độ chuyển mạch cụ thể theo phương pháp cut – through
Trang 9
Đề tài thực tập tốt nghiệp
Fast – forward: Chuyển mạch nhanh có thời gian gian trễ thấp nhất. Chuyển
mạch nhanh sẽ chuyển frame ra ngay sau khi đọc được địa chỉ đích của frame mà
không cần phải chờ nhận hết frame. Do đó cơ chế này không kiểm tra được frame
nhận vào có bị lỗi hay không dù điều này không xảy ra thường xuyên và máy đích sẽ
hủy gói tin nếu gói tin đó bị lỗi. Trong cơ chế chuyển mạch nhanh, thời gian trễ được
tính từ lúc switch nhận vào bit đầu tiên cho đến khi switch phát ra bit đầu tiên.

Fragment – free: cơ chế chuyển mạch này sẽ lọc bỏ các mảnh gãy do dụng độ
gây ra trước khi bắc đầu chuyển gói. Hầu hết các frame bị lỗi trong mạng là những gãy
của frame do bị đụng độ. Trong mạng hoạt động bình thường, một mảnh frame gãy do
đụng độ gây ra phải nhỏ hơn 64 byte. Bất kỳ trong frame nào lớn hơn 64 byte đều xem
là hợp lệ và thường không có lỗi. Do cơ chế chuyển mạch không mảnh gãy sẽ chờ
nhận đủ 64byte đầu tiên của frame để bảo đảm frame nhận được không phải là một
mảnh gãy do bị đụng độ rồi mới bắt đầu chuyển frame đi. Trong chế độ chuyển mạch
này, thời gian trễ cũng được tính từ switch nhận được bit đầu tiên cho đến khi switch
phát switch phát đi bit đầu tiên đó.
Thời gian trễ của mỗi chế độ chuyển mạch phụ thuộc vào cách mà switch
chuyển frame như thế nào. Để chuyển frame được nhanh hơn, switch đã bớt thời gian
kiểm tra lỗi frame đi nhưng làm như vậy lại làm tăng dữ liệu cần truyền lại.
1.8Các chế độ chuyển mạch frame
Có ba chế độ chuyển mạch frame:
Fast – forwad: switch đọc được địa chỉ của frame là bắt đầu chuyển frame đi
luôn mà không cần nhận được hết frame. Như vậy, frame được chuyển đi trước nhận
hết toàn bộ frame. Do đó thời gian trễ giảm xuống nhưng khả năng phát hiện lỗi kém.
Fast - Forwad là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ switch đang ở chế độ chuyển
mạch cut -through.
Store – and – forwad: nhận vào toàn bộ frame rồi mới bắt đầu chuyển frame đi.
Switch đọc địa chỉ nguồn và thực hiện lọc bỏ frame nếu cần rồi mới quyết định chuyển
frame định. Thời gian switch nhận frame vào sẽ gây ra thời gian trễ. Frame càng lớn
thì thời gian trễ càng lớn, vì switch phải nhận xong hết toàn bộ frame rồi mới tiến hành
chuyển mạch cho frame. Nhưng vậy thì switch có đủ thời gian và dữ liệu để kiểm tra
lỗi frame, nên khả năng phát hiện lỗi cao hơn.
Fragment – free: nhận vào hết 64 byte đầu tiên của frame rồi mới bắt đầu
chuyển frame đi. Fragment – free là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ switch đang
sử dụng một dạng cải biên của chuyển mạch cut -through.
Một chế độ chuyển mạch khác được kết hợp giữa cut – through và Store – and
– forwad. Kiểu kết hợp này gọi là cut – through thích nghi (adaptive cut –through)

Trong chế độ này, switch sẽ sử dụng chuyển mạch cut –through cho đến khi
nào nó phát hiện ra một lượng frame bị lỗi nhất định. Khi số lượng frame bị lỗi vượt
quá mức ngưỡng thì khi đó switch sẽ chuyển sang dùng chuyển mạch store – and –
forward.
Trang 10
Đề tài thực tập tốt nghiệp
1.9Switch và miền đụng độ
Nhược điểm lớn nhất của mạng Ethernet 802.3 là đụng độ. Đụng độ xảy ra khi
hai máy tính truyền dữ liệu đồng thời. Khi đụng độ xảy ra, mọi frame đang được
truyền bị phát hủy. Các máy đang truyền sẽ ngưng việc truyền dữ liệu lại và chờ một
khoảng thời gian ngẫu nhiên theo quy luật CMSA/CD. Nếu đụng độ nhiều quá mức sẽ
làm không hoạt động được.
Miền đụng độ là khu vực mà frame được phát hiện ra có thể bị đụng độ. Khi kết
nối một máy vào một cổng của Switch, Switch sẽ tạo một kết nối riêng biệt băng thông
10Mb/s cho máy đó. Kết nối này và một miền đụng độ riêng (ví dụ: nếu ta nối máy
vào một cổng của một switch 12 cổng thì ta sẽ tạo ra 12 miền đụng độ riêng biệt.
Hình 5: Các máy tính kết nối vào switch tạo nên miền đụng độ
1.10 Switch và miền quảng bá
Thông tin liên lạc trong mạng được thực hiện theo 3 cách. Cách thông dụng
nhất gửi trực tiếp từ một máy phát đến một máy thu.
Cách hai truyền Multicast. Truyền multicast được thực hiện khi một máy muốn
gửi gói tin đến cho một mạng con, hay một nhóm nằm trong segment.
Khi một thiết bị gửi một gói tin quảng bá đến Lớp 2 thì địa chỉ MAC đích của
frame đó sẽ là FF:FF:FF:FF:FF:FF theo số thập lục phân. Với địa chỉ đích như vậy
mọi thiết bị đều phải nhận và xử lý gói quảng bá.
Miền quảng bá Lớp 2 còn được xem là miền quảng bá MAC. Miền quảng bá
MAC bao gồm tất cả các thiết bị trong LAN có thể nhận được frame quảng quảng bá
từ một máy trong trong LAN đó.
Switch là thiết bị Lớp 2. Khi switch nhận được goi quảng bá thi nó sẽ gửi ra tất
cả tất cả các cổng trừ cổng nhận gói vào. Mỗi thiết bị nhận được gói quảng bá đều phải

xử lý thông tin nẳm trong đó. Điều này làm giảm hiệu quả hoạt động của mạng vì tốn
băng thông cho mục đích quảng bá.
Trang 11
Đề tài thực tập tốt nghiệp
Khi hai switch kết nối với nhau, kích thước miền quảng bá tăng lên (ví dụ như
hình 6 gói quảng bá được ra tất cả các cổng của switch 1 mà switch 1 kết nối với
switch 2. do đó gói quảng bá cũng truyền cho các thiết bị kết nối vào switch 2.
Hậu quả là lượng băng thông khả dụng giảm xuống vì các thiết bị trong cùng
một miền quảng bá đều phải nhận và xử lý gói quảng bá.
Hình 6: Switch và miền quảng bá
1.11Thông tin liên lạc giữa swith và máy trạm
Khi một máy trạm được kết nối vào LAN, nó không cần quan tâm đến thiết bị
khác cùng kết nối vào LAN đó. Máy trạm chỉ đơn giản là sử dụng NIC (Network
Interface Card) để truyền dữ liệu xuống môi trường truyền.
Máy trạm có thể kết nối trực tiếp với một máy trạm khác bằng cáp chéo hoặc là
kết nối vào một thiết bị mạng như là Hub, switch hoặc router bằng cáp thẳng.
Switch là thiết bị Lớp 2 thông minh, có thể học địa chỉ MAC của các thiết bị
kết nối vào cổng của nó. Cho đến khi thiết bị bắt đầu truyền dữ liệu đến switch thì nó
mới học được đại chỉ MAC của thiết bị trong bảng chuyển mạch. Còn trước đó nếu
thiết bị chưa hề gửi dữ liệu gì đến switch thì switch chưa nhận biết gì về thiết bị này.
Chương 2 : Lý thuyết cơ sở VLAN áp dụng vào đề tài
2.1. Tổng quan về mạng VLAN
Trước hết cần nhắc lại về mạng LAN. Mạng LAN là một mạng cục bộ (viết tắt
của Local Area Network), được định nghĩa là tất cả các máy tính trong cùng một miền
quảng bá (broadcast domain). Cần nhớ rằng các router (bộ định tuyến) chặn bản tin
quảng bá, trong khi switch (bộ chuyển mạch) chỉ chuyển tiếp chúng.
Mô hình mạng không có VLAN là một mạng phẳng (flat network) vì nó hoạt
động chuyển mạch ở Lớp 2. Một mạng phẳng là một niểm quảng bá (broadcast), mỗi
Trang 12
Đề tài thực tập tốt nghiệp

gói quản bá từ một host nào đó đều đến được các host còn lại trong mạng. Mỗi cổng
trong switch là một miền đụng độ (collision), vì vậy người ta sử dụng switch để chia
nhỏ miền collision, nhưng nó không ngăn được miền quảng bá.
Vấn đề băng thông: trong một số trường hợp một mạng Campus ở lớp 2 có thể
mở thêm một số tòa nhà cao tầng nữa, hay một số người dùng tăng lên thì nhu cầu sử
dụng băng thông cũng tăng, do đó khả năng thực thi của mạng cũng giảm.
Vấn đề bảo mật: mỗi người dùng nào cũng có thể thấy các người dùng khác
trong cùng một mạng phẳng (flat network), do đó rất khó bảo mật.
Vấn đề về cân bằng tải: trong mạng phẳng ta không thể thực hiện truyền trên
nhiều đường đi, vì lúc đó mạng dễ bị vòng lặp, tạo nên cơn bão quảng bá (broardcast
storm) ảnh hưởng đến băng thông của đường truyền. Do đó không thể chia tải (còn gọi
là cân bằng tải).
Để giải quyết vấn đề trên, ta đưa ra giải pháp VLAN. VLAN (Virtual Local
Area Network) được định nghĩa là một nhóm logic các thiết bị mạng, và được thiết lập
dựa trên các yếu tố như chức năng, bộ phận, ứng dụng…của công ty. Mỗi VLAN là
một mạng con logic được tạo ra trên switch, còn gọi là đoạn hay miền quảng bá
(broadcast).
Như đã giới thiệu ở trên, VLAN là một mạng LAN ảo. Về mặt kỹ thuật, VLAN
là một miền quảng bá được tạo bởi các switch. Bình thường thì router đóng vai tạo ra
miền quảng bá. Đối VLAN thì có thể tạo ra miền quảng bá.
VLAN là một kỹ thuật kết hợp chuyển mạch lớp 2 và định tuyến lớp 3 để giới
hạn miền đụng độ và miền quảng bá. VLAN còn được sử dụng để bảo mật giữa các
nhóm VLAN theo chức năng mỗi nhóm.
Một đặc tính quan trọng của mạng chuyển mạch Ethernet là mạng LAN ảo
(VLAN). VLAN là một nhóm logic các thiết bị mạng hoặc user. Các thiết bị mạng
hoặc user được nhóm theo chức năng, phòng ban theo ứng dụng chức không theo vị trí
vật lý nữa. Các thiết bị trong VLAN được giới hạn chỉ thông tin lien lạc với các thiết
bị trong cùng VLAN. Chỉ có router cung các kết nối giữa các VLAN với nhau.
VLAN với cách phân nguồn tài nguyên và user theo logic đã làm tăng hiệu quả
hoạt động của toàn hệ thống mạng. Các công ty, tổ chức thường sử dụng VLAN để

phân nhóm user theo logic mà không cần quan tâm đến vị trí vật lý của họ.
Với VLAN, mạng có khả năng phát triển, bảo mật và quản lý tốt hơn vì router
trong cấu VLAN có thể ngăn gói quảng bá, bảo mật và quản lý dòng lưu lượng mạng.
VLAN là công cụ mạnh trong thiết kế cấu hình mạng. Với VLAN công việc
thêm bớt, chuyên đổi trong cấu trúc mạng khi cần thiết trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
VLAN còn giúp gia tăng tính bảo mật và kiểm soát quảng bá lớp 3. Tuy nhiên nếu
VLAN được cấu hình không đúng làm cho hoạt động mạng kém hoặc có khi không
hoạt động được. Do đó khi thiết kế mạng, việc nắm được cách triển khai VLAN trên
nhiều switch khác nhau là quan trọng.
Trang 13
Đề tài thực tập tốt nghiệp
2.2. Khái niệm mạng LAN ảo (VLAN)
VLAN là cụm từ viết tắt của virtual local area network (hay virtual LAN) hay
còn được gọi là mạng LAN ảo. VLAN là một kỹ thuật cho phép tạo lập các mạng
LAN độc lập một cách logic trên cùng một kiến trúc hạ tầng vật lý. Việc tạo lập nhiều
mạng LAN ảo trong cùng một mạng cục bộ (giữa các khoa trong một trường học, giữa
các cục trong một công ty, ) giúp giảm thiểu vùng quảng bá (broadcast domain) cũng
như tạo thuận lợi cho việc quản lý một mạng cục bộ rộng lớn. VLAN tương đương
như mạng con (subnet).
Với mạng LAN thông thường, các máy tính trong cùng một địa điểm (cùng
phòng ) có thể được kết nối với nhau thành một mạng LAN, chỉ sử dụng một thiết bị
tập trung như hub hoặc switch. Có nhiều mạng LAN khác nhau cần rất nhiều
bộ hub, switch. Tuy nhiên thực tế số lượng máy tính trong một LAN thường không
nhiều, ngoài ra nhiều máy tính cùng một địa điểm (cùng phòng) có thể thuộc nhiều
LAN khác nhau vì vậy càng tốn nhiều bộ hub, switch khác nhau. Do đó vừa tốn tài
nguyên số lượng hub, switch và lãng phí số lượng port Ethernet.
Với nhu cầu tiết kiệm tài nguyên, đồng thời đáp ứng nhu cầu sử dụng nhiều
LAN trong cùng một địa điểm, giải pháp đưa ra là nhóm các máy tính thuộc các LAN
khác nhau vào cùng một bộ tập trung switch. Giải pháp này gọi là mạng LAN ảo hay
VLAN.

Có 3 loại VLAN, bao gồm:
VLAN dựa trên cổng (port based VLAN): Mỗi cổng (Ethernet hoặc Fast
Ethernet) được gắn với một VLAN xác định. Do đó mỗi máy tính/thiết bị host kết nối
với một cổng của switch đều thuộc một VLAN nào đó. Đây là cách cấu hình VLAN
đơn giản và phổ biến nhất.
VLAN dựa trên địa chỉ vật lý MAC (MAC address based VLAN): Mỗi địa chỉ
MAC được gán tới một VLAN nhất định. Cách cấu hình này rất phức tạp và khó khăn
trong việc quản lý.
VLAN dựa trên giao thức (protocol based VLAN): tương tự với VLAN dựa
trên địa chỉ MAC nhưng sử dụng địa chỉ IP thay cho địa chỉ MAC. Cách cấu hình này
không được thông dụng.
Mọi công việc cấu hình VLAN hoặc thay đổi cấu hình VLAN điều được thực
hiện trên phần mềm mà không cần thay đổi cáp và thiết bị vật lý.
Một máy trạm trong một VLAN chỉ được liên lạc với file server trong cùng
VLAN với nó. VLAN được nhóm theo chức năng logic và mỗi VLAN là một miền
quảng bá, do đó gói dữ liệu chỉ được chuyển mạch trong cùng một VLAN.
VLAN có khả năng mở rộng, bảo mật và quản lý mạng tốt hơn. Router trong
cấu trúc VLAN thực hiện ngăn chặn quảng bá, bảo mật và quản lý nguồn giao thông
mạng. Switch không thể chuyển mạch giao thông giữa các VLAN khác nhau. Giao
thông giữa các VLAN phải được định tuyến qua router.
Trang 14
Đề tài thực tập tốt nghiệp
Hình 7: Phân đoạn mạng theo kiểu VLAN
2.3. Miền quảng bá với VLAN và Router
1 VLAN là 1 miền quảng bá được tạo nên từ 1 hay nhiều switch. Hình 7 cho
thấy tạo 3 miền quảng bá riêng biệt trên 3 switch như thế nào. Định tuyến lớp 3 cho
phép router chuyển gói giữa các miền quảng bá với nhau
2.4. Hoạt động của VLAN
Mỗi cổng trên switch có thể gán cho 1 VLAN khác nhau. Các cổng nằm trong
cùng 1 VLAN sẽ chia sẻ gói quảng bá với nhau. Các cổng không nằm trong cùng

VLAN sẽ không chia se gói quảng bá với nhau. Nhờ đó mạng LAN hoạt động hiệu
quả hơn
2.5. Ưu điểm của VLAN
Lợi ích của VLAN là cho phép người quản trị mạng tổ chức mạng theo logic
chứ không theo vật lý nữa.
Tiết kiệm băng thông của mạng: Do VLAN có thể chia nhỏ LAN thành các
đoạn (là một vùng quảng bá). Khi một gói tin quảng bá, nó sẽ được truyền chỉ trong
một VLAN duy nhất, không truyền ở các VLAN khác nên giảm được lưu lượng quảng
bá, tiết kiệm được băng thông đường truyền.
Tăng khả năng bảo mật: Các VLAN khác nhau không truy cập được vào nhau
(trừ khi có khai báo định tuyến).
Dễ dàng thêm hay bớt các máy tính vào VLAN: Trên một switch nhiều cổng,
có thể cấu hình VLAN khác nhau cho từng cổng, do đó dễ dàng kết nối thêm các máy
tính với các VLAN.
Trang 15
Đề tài thực tập tốt nghiệp
Mạng có tính linh động cao: di chuyển máy trạm trong LAN dễ dàng
Kiểm soát giao thông mạng dễ dàng
Thay đổi cấu hình LAN dễ dàng
2.6. Ứng dụng của VLAN
Ngăn chặn vùng quảng bá
Gia tăng tính bảo mật
Uyền chuyển trong viêc 1 Switch có thể tạo ra nhiều Switch ảo
Tạo ra vùng quảng bá để sử dụng chung một ứng dụng nào đó (điện thoại
VoIP).
2.7. Các chuẩn áp dụng cho VLAN
Giao thức thông dụng nhất hiện nay được sử dụng trong việc cấu hình các
VLAN là IEEE 802.1Q. Chuẩn IEEE 802.1Q là chuẩn về dán nhãn (tagging) VLAN.
2.8. Các loại VLAN
Có 3 loại thành viên VLAN để xác định và kiểm soát việc xử lý các gói dữ liệu:

VLAN dựa trên cổng (port based VLAN): mỗi cổng (Ethernet hoặc Fast
Ethernet) được gắn với một VLAN xác định. Do đó mỗi máy tính/ thiết bị host kết nối
một cổng của switch đều phụ thuộc vào VLAN đó. Đây là cách cấu hình VLAN đơn
giản và phổ biến nhất.
VLAN theo địa chỉ MAC ( MAC address based VLAN): mỗi địa chỉ MAC
được gán tới một VLAN nhất định. Cách cấu hình này rất phức tạp và khó khăn trong
việc quản lý.
VLAN theo giao thức (protocol based VLAN): tương tự với VLAN dựa trên
địa chỉ MAC nhưng sử dụng địa chỉ IP thay cho địa chỉ MAC. Cách cấu hình này
không thông dụng.
- Người dùng thuộc VLAN nào thì tùy theo vào port kết nối của người dùng
đó.
- Không cần tìm trong cơ sở dữ liệu khi xác định thành viên của VLAN
- Dễ dàng quản lý bằng giao diện đồ họa (GUIs). Quản lý thành viên của
VLAN theo port cũng dễ dàng và đơn giản.
- Bảo mật tối đa giữa các VLAN.
- Gói dữ liệu không “rò rỉ” sang các miền khác.
- Dễ dàng kiểm soát qua mạng.
Trang 16
Đề tài thực tập tốt nghiệp
Hình 8: 3 loại thành viên VLAN
Người dùng thuộc loại VLAN nào là tùy thuộc vào địa chỉ MAC của người
dùng đó.
Linh hoạt hơn như tăng độ tải lên giao thông mạng và công việc quản trị mạng.
Ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động, khả năng hoạt động mạng và khả năng
quản trị vì quản lý thành viên của VLAN theo địa chỉ MAC là một công việc phức tạp.
Tiến trình xử lý như các lớp trên.
2.9. Cấu hình VLAN
Cấu hình VLAN cơ bản
Trong môi trường chuyển mạch, một máy trạm chỉ nhận giao thông nào gửi đến

nó. Nhờ đó, mỗi máy trạm được dành riêng và trọn vẹn băng thông cho đường truyền
và nhận. Không giống như hệ thống hub chia sẽ chỉ có một máy trạm được phép
truyền tại một thời điểm, mạng chuyển mạch có thể cho phép nhiều phiên giao dịch
cùng một lúc trong một miền quảng bá mà không ảnh hưởng đến máy trạm khác bên
trong cũng như bên ngoài miền quảng bá.
Mỗi VLAN có một địa chỉ mạng Lớp 3 riêng: nhờ đó router có chuyến gói giữa
các VLAN với nhau.
Chúng ta có thể xây dựng VLAN cho mạng từ đầu cuối – đến – đầu cuối hoặc
theo giới hạn địa lý.
Một VLAN từ đầu cuối – đến đầu cuối có các đặc điển sau:
Người dùng được phân nhóm VLAN hoàn toàn không phụ thuộc vào vị trí vật
lý, chỉ phụ thuộc vào chức năng công việc của nhóm.
Mọi user trong một VLAN điều có chung tỉ lệ giao thông 80/20(80% giao
thông trong, 20% giao thông ngoài VLAN)
Trang 17
Đề tài thực tập tốt nghiệp
Khi người dùng đầu cuối di chuyển trong hệ thống mạng vẫn không thay đổi
VLAN của người dùng đó.
Mỗi VLAN có những yêu cầu bảo mật riêng cho mọi thàng viên của VLAN đó.
Bắt đầu tầng truy cập, port trên switch được cấp xuống cho mỗi người dùng.
Người sử dụng di chuyển trong toàn hệ thống mạng ở mọi thời điểm nên mỗi switch
đều là thành viên của mọi VLAN. Switch phải dán nhãn frame khi di chuyển frame
giữa các switch tầng truy cập với switch phân phối.
2.9.1 Cấu hình VLAN theo vật lý
VLAN từ đầu cuối - đến – đầu cuối cho phép phân nhóm nguồn tài nguyên sử
dụng, ví dụ phân nhóm user theo server sử dụng, nhóm dự án và theo phòng ban…
Mục tiêu của VLAN từ đầu cuối - đến - đầu cuối là giữ 80% giao thông trong nội bộ
của VLAN.
Khi các hệ thống mạng tập đoàn thực tập chung tài nguyên mạng VLAN từ đầu
cuối - đến - đầu cuối rất khó thực hiện mục tiêu của mình. Khi đó người dùng cần phải

sử dụng nhiều nguồn tài nguyên khác nhau không cùng nằm trong cùng VLAN với
người dùng. Chính vì xu hướng sử dụng và phân bố tài nguyên mạng khác đi nên hiện
nay VLAN thường được tạo ra theo giới hạn của địa lý.
Phạm vi địa lý có thể lớn bằng tòa nhà hoặc cũng có thể chỉ nhỏ với một
switch. Trong cấu trúc VLAN này, tỉ lượng sẽ là 20/80, 20% giao thông trong nội bộ
VLAN và 80% giao thông đi ra ngoài mạng VLAN.
Điểm này có ý nghĩa là lưu lượng phải đi qua thiết bị lớp 3 mới đến được 80%
nguồn tài nguyên. Kiểu thiết kế này cho phép việc truy cập nguồn tài nguyên được
thống nhất.
2.9.2 Cấu hình VLAN cố định
VLAN cố định là VLAN được cố hình theo port trên switch bằng các phần
mềm quản lý hoặc cấu hình trực tiếp trên switch. Các port đã được gán vào VLAN nào
thì nó sẽ giữ nguyên cấu hình VLAN đó cho đến khi thay đổi bằng lệnh. Đây là cấu
trúc VLAN theo địa lý, các user phải đi qua thiết bị lớp 3 mới truy cập 80% tài nguyên
mạng. Loại VLAN cố định hoạt động tốt trong những mạng có đặc điểm sau:
Sự di chuyển trong mạng được quản lý và kiểm soát.
Có phần mềm quản lý VLAN mạnh để cấu hình port trên switch.
Không dành nhiều tải cho hoạt động duy trì địa chỉ MAC của thiết bị đầu cuối
và điều cỉnh bảng địa chỉ.
VLAN động thì không phụ thuộc vào cổng trên switch
Trang 18
Đề tài thực tập tốt nghiệp
2.10. VLAN Trunking Protocol (VTP)
2.10.1 Giới thiệu về VLAN Trunking Protocol (VTP)
VTP là giao thức hoạt động ở lớp 2 trong mô hình OSI. VTP giúp cho việc cấu
hình VLAN luôn hoạt động đồng nhất khi thêm, xóa, sửa thông tin về VLAN trong hệ
thống mạng.
Trong khuôn khổ môi trường chuyển mạch VLAN. Một đường Trunk là một
đường kết nối point - to- point để hổ trợ các VLAN trên các switch liên kết với nhau.
Một đường cấu hình Trunk sẽ gộp nhiều đường liên kết ảo trên một đường liên kết vật

lý để chuyển tín hiệu từ các VLAN trên các switch với nhau dựa trên một đường cáp
vật lý.
Hoạt động của VTP:
Giao thức Trunking được phát triển để nâng cao hiệu quả quản lý việc lưu
chuyển các Frame từ VLAN khác nhau trên một đường truyền vật lý. Giao thức
Trunking thiết lập các thỏa thuận cho việc sắp xếp các frame vào các cổng được liện
kết với nhau ở hai đầu đường trunk.
Hiện nay có 2 kỹ thuật Trunking là Frame Filtering và Frame Tagging.
Một đường vật lý duy nhất kết nối giữa hai switch thì có thể truyền tải cho mọi
VLAN. Để lưu trữ, mỗi Frame được gắn tag để nhận dạng trước khi gửi đi, Frame của
VLAN nào thì thì đi về VLAN đó.
Chương 3 : Xây dựng mô hình mạng VLAN công ty điện lực Quảng Nam
3.1. Giới thiệu về công ty điện lực Quảng Nam
3.1.1 Tổng quan
Công ty Điện lực Quảng Nam là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền
Trung do Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành lập theo Quyết định số: 230/QĐ-EVN,
ngày 14/4/2010 của Hội đồng Quản trị Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Công ty Điện lực Quảng Nam được thành lập trên cơ sở kế thừa các quyền và
nghĩa vụ pháp lý của Điện lực Quảng Nam.
Ngày 1 tháng 4 hàng năm là ngày kỷ niệm thành lập Công ty Điện lực Quảng
Nam (ngày thành lập Điện lực Quảng Nam theo Quyết định số 257 EVN/TCCB-LĐ).
Tên đầy đủ tiếng Việt là CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG NAM.
Tên giao dịch quốc tế là QUANG NAM POWER COMPANY.
Tên viết tắt tiếng Anh là QNA PC.
Tên giao dịch viết tắt CPC QNA PC.
Trang 19
Đề tài thực tập tốt nghiệp
Hình 9: Công ty Điện Lực Quảng Nam
3.1.2 Cơ cấu tổ chức
Đảng bộ trực thuộc Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam.

Bộ máy chuyên môn Công ty Điện lực Quảng Nam ở thời điểm thành lập gồm:
Giám đốc, các Phó giám đốc, Kế toán trưởng và 10 phòng chuyên môn;
Tổng số lao động 743 người, trong đó, trình độ trên Đại học 1%, Đại học 24%;
Trung cấp, Cao đẳng 22%; Công nhân kỹ thuật 35%.
Công đoàn trực thuộc Công đoàn Tổng Công ty Điện lực Miền Trung.
Đoàn Thanh niên trực thuộc Đoàn Khối Doanh nghiệp Quảng Nam.
3.1.3 Lĩnh vực kinh doanh
Kinh doanh điện năng;
Quản lý vận hành lưới điện phân phối và hệ thống SCADA đi kèm đến cấp điện
áp 35 kV.
Kinh doanh các thiết bị điện.
Tư vấn lập dự án đầu tư, khảo sát, giám sát, thiết kế, đường dây và trạm biến áp
đến cấp điện áp 35 kV; Tư vấn đầu tư xây dựng các dự án viễn thông; Tư vấn thiết kế,
giám sát và xây lắp mạng viễn thông và hệ thống mạng.
Xây lắp và cải tạo lưới điện đến cấp điện áp 35 kV.
Trang 20
Đề tài thực tập tốt nghiệp
Sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị điện đến cấp điện áp 35 kV.
3.1.4 Thành tích ( 1997 – 2012)
Năm 1997, khi thành lập Điện lực Quảng Nam, toàn tỉnh chỉ có 1 trạm biến áp
110 kV; 8 trạm trung gian 35kV; 599 trạm biến áp phụ tải công suất 91.843 kVA; sản
lượng điện thương phẩm 92 triệu kWh, bình quân đầu người 76 kWh/năm. Khu vực
chưa có điện còn 6 huyện, 103 xã (với khoảng 120.000 hộ dân, chủ yếu ở vùng nông
thôn, miền núi). Điện dùng cho sản xuất công nghiệp chiếm 12%, tương ứng 12 triệu
kWh.
16 năm qua, được UBND tỉnh Quảng Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và
Tổng Công ty Điện lực miền Trung quan tâm đầu tư hàng nghìn tỷ đồng xây dựng
đường dây và trạm biến áp 220kV, 110kV và xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp lưới
điện trung, hạ áp, đã sớm hoàn thiện lưới điện trên địa bàn tỉnh.
Đến nay, đã có 8 trạm biến áp 110 kV, 14 trạm biến áp trung gian 35kV, 612

km đường dây 35kV, 2.551 km đường dây 15/22kV; gần 2.600 trạm biến áp phụ tải;
2.799 km đường dây 0,4kV.
100% số huyện, thành; 96,7% số xã, phường và 98,2% số hộ có điện; với tổng
số khách hàng gần 290.000, đã cung ứng cho kinh tế - xã hội địa phương 5.177 tỷ
kWh, tăng bình quân 17,5% /năm.
16 năm qua, Công ty Điện lực Quảng Nam đã được Nhà nước tặng thưởng
nhiều danh hiệu cao quí: 1 HCLĐ hạng Nhất; 1 HCLĐ hạng Nhì; 3 HCLĐ hạng 3 cho
các tập thể và 2 cho cá nhân; 8 Bằng khen của Thủ tướng cho 5 tập thể và 3 cá nhân;
18 Bằng khen của Bộ Công Thương; 157 Bằng khen của UBND tỉnh; 55 Bằng khen
của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và hàng trăm Giấy khen của Tổng Công ty Miền
Trung; nhiều tập thể được tặng danh hiệu tập thể lao động giỏi, xuất sắc; 3 cá nhân là
CSTĐ cấp Bộ Công nghiệp và hàng chục cá nhân cấp cơ sở…
Công ty Điện lực Quảng Nam đã được UBND tỉnh Quảng Nam đánh giá cao
và tặng Cờ thi đua xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua Khối Doanh nghiệp Trung
ương đóng trên địa bàn tỉnh liên tục những năm qua.
Các tổ chức Đảng, đoàn thể của Công ty có nhiều hoạt động phong phú, thiết
thực đã đạt được những kết quả khả quan. Đảng bộ liên tục 16 năm là tổ chức cơ sở
Đảng trong sạch vững mạnh; Công đoàn Công ty nhiều năm liền được công nhận là
Công đoàn vững mạnh, được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Công đoàn
ngành tặng nhiều bằng khen cho cá nhân và tập thể. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhiều
năm liền là đơn vị xuất sắc trong Đoàn khối các doanh nghiệp tại Quảng Nam.
3.1.5 Mục tiêu 5 năm 2010 – 2015
Mục tiêu tổng quát
Giữ vững khối đoàn kết, thống nhất trong đơn vị, phát huy truyền thống tốt đẹp
của đội ngũ công nhân viên chức ngành Điện; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết
kiệm, nâng cao ý thức tự chủ và tinh thần hăng say lao động.
Trang 21
Đề tài thực tập tốt nghiệp
Thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch hằng năm và kế hoạch 5 năm 2010-2015; đáp
ứng tối đa nhu cầu điện năng trên cả 2 mặt lượng và chất.

Phấn đấu 3 tăng: Tăng sản lượng điện; Tăng khách hàng dùng điện; tăng doanh
thu và hiệu quả công việc. Thực hiện 3 giảm: Giảm chi phí; giảm tồn nợ; giảm thời
gian mất điện của khách hàng.
3.2. Khảo sát mô hình mạng của công ty điện lực Quảng Nam
3.2.1 Khảo sát thực tế cơ sở vật chất
Sơ đồ logic mạng Lan của công ty
Hình 10: Sơ đồ logic mạng lan của công ty
Sơ đồ vật lý của các phòng ban trong mỗi tầng
Trang 22
Đề tài thực tập tốt nghiệp
Hình 11: Sơ đồ vật lý tầng 1
Hình 12: Sơ đồ vật lý tầng 2
Trang 23
Đề tài thực tập tốt nghiệp
Hình 13: Sơ đồ vật lý tầng 3
3.2.2 Giải pháp triển khai mạng VLAN cho công ty
Ta thấy do nhu cầu trao đổi thông tin dữ liệu giữa các phòng ban của công ty
rất nhiều, mà công ty phân bố thành 3 tầng nên việc đi lại trao đổi thông tin, dữ liệu
giữa các công ty rất nhiều khó khăn nhất la tốn kém thời gian của các nhân viên và
công ty lại không muốn những nhân viên ở các phòng ban khác nhau liên lạc với nhau.
Vì công ty có nhiều phòng ban nhưng có nhiều phòng ban có chức năng tương
tự nhau, vì vậy ta chỉ cần thiết kế những nhóm cơ bản chính nhưng vẫn giữ đầy đủ
chức năng cơ bản của từng phòng ban. Nên tôi quyết định thiết kế mạng Vlan cho
công ty nhằm giảm bớt thời gian đi lại và trao đổi thông tin và dữ liệu giữa các phòng
ban, vừa không để những nhân viên thuộc các phòng ban ngoài nhóm liên lạc với
nhau.
3.3. Thiết kế
3.3.1 Cài đặt VLAN tại công ty điện lực Quảng Nam
Yêu cầu: Thiết kế trên phần mềm giả lập Cisco Packet Tracer
Sử dụng 3 switch và 1 router để kết nối

Tạo 3 Vlan:
Trang 24
Đề tài thực tập tốt nghiệp
Vlan 10: KETOAN
Subnet : 172.17.10.1/24
Pc1: 172.17.10.21
Pc4: 172.17.10.24
Pc9: 172.17.10.29
Vlan 20: QUANTRI
Subnet : 172.17.20.1/24
Pc2: 172.17.20.22
Pc5: 172.17.20.25
Pc8: 172.17.20.28
Vlan 30: KINHDOANH
Subnet : 172.17.30.1/24
Pc3: 172.17.30.23
Pc6: 172.17.30.26
Pc7: 172.17.30.27
Router
Subinterface vlan10:172.17.10.2
Subinterface vlan20:172.17.20.2
Subinterface vlan30:172.17.30.2
Thiết bị Vlan Interface
PC Switch Switch
interface
Switch Router
Pc1 S1 F0/11 10
Pc2 S1 F0/18 20
Pc3 S1 F0/6 30
Pc4 S2 F0/11 10

Pc5 S2 F0/18 20
Pc6 S2 F0/6 30
Trang 25

×