Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tìm hiểu về nhà sàn dân tộc thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.59 MB, 25 trang )

BÀI TIỂU LUẬN TÌM HIỂU VỀ:
NHÀ SÀN DÂN TỘC THÁI
Giáo viên hướng dẫn:
Nhóm sinh viên thực hiện :
Lê Thị Thanh An 10k5
Đèo Thuận Thắng 10k5
Khương Hải Hoàn 10k5
Nguyễn Văn Thắng 10k3
Mục lục: Chương 1: Đôi điều về dân tộc Thái.
Chương 2: Kiến trúc độc đáo của nhà sàn dân tộc Thái Sơn La .
Chương 3: Nhà sàn dân tộc Thái thời hiện đại ở Sơn La.
Chương 4: Tín ngưỡng dân gian được thể hiện trong kiến trúc nhà sàn dân tộc Thái.
Chương 5: Giá trị vật chất tinh thần của nhà sàn người Thái.
Chương 6: Bài học.
Các tư liệu sử dụng trong bài viết:
Hình ảnh đi chụp thực địa Tại một số xã của Tỉnh Sơn La : Bản Lưng - huyện Sông Mã , Bản
Bó –thành phố Sơn La…
Phỏng vấn các già làng, trưởng bản, thầy mo, thầy cúng, nghệ nhân văn hoá dân gian,cùng
đồng bào người dân tộc.
Tư liệu từ 1 số bài viết của Trần Vân Hạc: /> Tìm kiếm tài liệu qua mạng internet, thư viện tỉnh.
Thông tin từ 1 số địa chỉ Web:
/>c_nha_san.htm
/> /> />Thai/40038587/148/
/>Chương 1: Đôi điều về dân tộc Thái.
*Dân tộc Thái có khoảng 60 vạn người bao gồm nhiều ngành, mỗi ngành lại chia làm nhiều
nhóm khác nhau : Thái Đen, Thái Trắng và Thái Đỏ gồm nhiều nhóm phức tạp cư trú chủ yếu
ở Mộc Châu ( Sơn La), Mai Châu ( Hòa Bình) và các huyện miền núi hai tỉnh Thanh Hóa và
Nghệ Tĩnh : Thái Mai Châu , Thái Mộc Châu và Thái Thanh Hoá.
*Dân tộc Thái thuộc nhóm địa phương : Ngành Đen(Thái Đen), Ngành Trắng(Thái Trắng)
và thuộc nhóm ngôn ngữ Tày Thái.
I/ Dân cư


1/ Thái Đen ( hay còn gọi là Táy Đăm).
Địa bàn cư trú: chủ yếu ở hai tỉnh Sơn La , Hoàng
Liên Sơn , và các huyện Điện Biên , Tuần Giáo tỉnh
Lai Châu . Ở miền tây Thanh Hoá và Nghệ Tĩnh ,
những nhóm Tày Thanh (Man Thanh), Tày Mười, Tày
Khăng đã bị ảnh hưởng nhiều về văn hoá và nhân
chủng của các dân cư địa phương và Lào.
Nguồn gốc: Đến Việt Nam vào khoảng thế kỷ XI va XII . Tày Thanh từ Muờng Thanh (Điện
Biên) qua Lào và Thanh Hoá tới Nghệ Tĩnh cách đây 200,300 năm. Nhóm này gần gũi với Thái
Yên Châu và chịu ảnh huởng văn hoá Lào. Nhóm Tày Mười là 1 phần cư dân xã Chiềng Pấc di
vào Thanh Hoá và Nghệ Tĩnh từ thời Lê Thái Tổ.
2/ Thái Trắng (Táy Đón).

Địa bàn cư trú: Chủ yếu ở Lai Châu và các huyện
Quỳnh Nhai, Bắc Yên, Phủ Yên (Sơn La).
Nguồn gốc: Thái Trắng là con cháu người Bạch Y đã
cư trú từ lâu ở Tây Bắc và Nam Vân Nam. Nhưng đến
đầu thiên niên kỉ thứ 2 sau Công Nguyên, họ mới
chiếm được ưu thế ở dọc hữu ngạn sông Hồng và tỉnh
Lai Châu. Đến thế kỉ thứ XIII, họ đã làm chủ Muờng
Lay. Ở vùng ven sông Hồng, họ đến sớm hơn nguời
Thái Đen vì trong hành trình hành quân, Lạng Chượng
đã gặp cái tù trưởng Thái Trắng ở dọc đường. Bộ phận
Thái Trắng sau phát triển thế lực sang các vùng Quỳnh
Nhai (Sơn La), Mường Tè (Lai Châu), tới Mường Tấc
(Phủ Yên) và một bộ phận xuống Đà Bắc và Thanh
Hoá.
Nhà sàn dân tộc Thái ở Sơn La. 1
II/ Kinh tế:
Dân tộc Thái có nền kinh tế khá đa dạng, họ biết tận dụng tất cả những tài nguyên sẵn có cũng

như sáng tạo và phát minh ra những công cụ để phục vụ cho công việc của họ. dưới đây là
những hình thaí kinh tế chủ yếu của dân tộc Thái.
1/ Lúa nước:
<= Cọng nước
Khi đến Việt Nam , người Thái đã biết làm ruộng nước, nước là yếu tố quan trọng bậc nhất
trong việc trồng lúa, cần quanh vụ và khi có nước mới bắt đầu cáy cấy được,chính vì thế mà
họ có nhiều kinh nghiệm trong việc đào mương, đắp phai, bắc ống dẫn nước về ruộng cũng
như trong việc sử dụng một cách phổ biến và rất tài tình chiếc cọng nước_một thứ máy móc
giản đơn vào việc dẫn nước vào ruộng.
2/ Nương rẫy
Nương Thái có 2 loại : Nương và rẫy . Như là nương lúa, ngô, sắn, làm hai hoăc ba năm
phải bỏ hóa, thường đi đôi với công cụ là gậy chọc lổ hay là cuốc. Nương bông, chàm đã
được xới, bón kỹ. Loại nương này đã bắt đầu được thâm canh nhưng chưa đến mức độ chuyển
hóa thành ruộng hay thành vườn được.
Nhà sàn dân tộc Thái ở Sơn La. 2
3/ Thái Đỏ
+) Địa bàn cư trú: Chủ yếu ở Mộc Châu (Sơn La), Mai
Châu (Hà Sơn Bình) và các huyện miền núi 2 tỉnh Thanh
Hoá và Nghệ Tĩnh.
+) Nguồn gốc: Nhóm Thái Mộc Châu từ Lào sang từ thế
kỉ thứ XIV, chịu ảnh hưởng về nhân chủng và văn hoá của
cả hai nghành Thái Trắng và Thái Đen. Nhóm Thái Mai
Châu gốc từ miền Bắc Hà (Hoàng Liên Sơn) chuyển về vào
khoảng thế kỉ thứ XIV, từ đó xuống Mường Khòong (Thanh
Hoá) và một số ngược lên Châu Mộc (Sơn La) hoà vào
nhóm Thái cũ đã ở đó. Người Thái Thanh Hoá tiếp tục được
bổ sung bằng những luồng thiên di từ Lào qua hay Tây Bắc
về, có quan hệ qua lại về huyết thống với văn hoá và người
Mường.
Nhưng sau ngày giải phóng , việc trồng lúa có tăng

năng suất cao hơn nhờ vào việc tiếp thu những kỹ thuật
và phương pháp canh tác mới .“ Nước ,phân ,cần, giống,”
được chú trọng và giải quyết theo khả năng của địa
phương với sự giúp đỡ của chính phủ. Đã xuất hiện
những máy móc nông nghiệp cày , bừa máy , máy bơm
nước vv những công trình thủy nông loại nhỏ hay
vừa vv Đất được khai thác mạnh hơn nhờ làm thủy
lợi,bỏ phân tro, tăng diện tích, tăng vụ.
3/ Rừng
Nhờ ruộng đất, đời sống cư dân Thái có phần sung túc hơn các cư dân quanh vùng. Nhưng
họ cũng chưa thoát khỏi đói kém do lũ lụt, hạn hán gây ra và họ vẫn tồn tại và phát triển đến
tận bây giờ là nhờ có rừng phòng hộ và từ đó họ phát triển được kinh tế rừng, cung cấp cho họ
các thứ rau củ, hạt dại,nấm, mộc nhĩ, măng, rêu , và các loại côn trùng , dưới khe suối còn có
tôm, cua,ốc cá nhỏ Những thứ đó thường xuyên tham gia vào hai bữa ăn chính hàng ngày
của đồng bào. Nên hái lượm vẫn đóng một vị trí nhất định trong đời sống kinh tế của cư dân
người Thái.
Rừng còn cung cấp cho đồng bào Thái những nguyên vật liệu để làm nhà , đan lát những gia
cụ , cung cấp củi đun, dầu thắp sáng, những cáy thuốc và những lâm thổ sản quý, và do chính
sách thu mua lâm thổ sản và khuyến khích việc khai thác và trông rừng , có hợp tác xã đã thu
nhập được một số tiền mặt lớn góp phần nâng cao đời sống xã viên.
4/ Chăn nuôi, đánh cá.
Rừng không chỉ là nguồn cung cấp ,dự trữ nguyên
liệu lương thực,là đất để săn bắn,mà còn là nơi chăn gia
súc.Ở dây ít có đồng cỏ lớn .Nhưng ở từng địa
phương ,người Thái vẫn tìm kiếm được chỗ để tha rông
trâu bò trong những lúc không dùng chúng vào sản
xuất.
Nghề đánh cá khá phát triển: “Pày kin pà, ma kin
lảu” tức đi ăn cá, về uống rượu là câu nói cửa miệng
của đồng bào. Cá là món ăn có trong bữa cơm hằng

ngày, và không thể thiếu được trên mâm lễ và khi nhà
có khách khứa.
5/Dệt vải
Có thể coi phụ nữ Thái là những thợ dệt chăm chỉ,lành nghề ,sản xuất không những đủ chăn
màn ,quần áo cho gia đình mà còn đem trao đổi.Người Thái nổi tiếng với những tấm thổ cẩm
dệt rất tinh vi với những mô típ hoa văn hình thú ,chim ,cây cối .
Nhà sàn dân tộc Thái ở Sơn La. 3
Dệt vải là một nghề thủ công
truyền thống lâu đời của người
Thái. Hình ảnh cô gái Thái bên
khung cửi, nét đẹp quen thuộc vẫn
thường gặp ở mỗi nhà trong làng
bản.Họ dệt ra những tấm vải thổ
cẩm rất tinh xảo và đẹp.
III/ VĂN HÓA
A/ Văn hóa vật thể
1, Trang phục người Thái
TRANG PHỤC NAM
Người Thái phân bố rải rác ở những vùng, miền khác nhau. Ở mỗi vùng, từng nhóm người
Thái lại có những phong cách trang phục khác nhau.Trang phục nam giới gồm áo, quần, thắt
lưng và các loại khăn.
Áo nam giới có hai loại, áo cánh ngắn và áo dài. Áo ngắn
may bằng vải chàm, kiểu xẻ ngực, tay dài hoặc ngắn, cổ tròn.
Khuy áo làm bằng đồng hay tết bằng nút vải, có hai túi phía vạt
trước có khi có túi con ở phía ngực trái.
Áo ngắn loại này hầu như không có trang trí hoa văn, mà chỉ
dịp trang trọng người ta mới thấy nam giới Thái mặc tấm áo
cánh ngắn mới, lấp ló đôi quả chỉ (mak may) ở đầu đường xẻ tà
hai bên hông áo. Mak may quấn bằng chỉ mầu xanh, đỏ vàng,
xen kẽ nhau.

TRANG PHỤC NỮ
Cũng như nhiều dân tộc khác, trang phục của phụ nữ Thái còn bảo lưu và thể hiện rõ nét
nhất bản sắc văn hóa dân tộc. Các bộ phận của nữ phục Thái gồm: áo ngắn, (xửa cỏm), áo dài
(xửa chái và xửa luổng), váy (xỉn), thắt lưng (xải cỏm), khăn (piêu), nón (cúp), xà cạp (pepăn
khạ), các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay, xà tích…
Mô hình thiếu nữ Thái dệt vải
Khuyên tai của dân tộc Thái đen
Nhà sàn dân tộc Thái ở Sơn La. 4
Áo ngắn của người Thái có nhiều loại, trong đó xửa cỏm (áo ngắn bó sát người có hàng cúc
bướm) là đặc trưng hơn cả. Loại áo xửa cỏm may vừa khít thân, rất ngắn, gấu áo vừa chấm
cạp váy, làm tôn thêm những đường nét đẹp của người phụ nữ. Bởi thế, loại áo phụ nữ này rất
khó may cắt, sao cho bó sát người vừa làm cho người mặc cử động thoải mái.
Váy (xỉn) cùng với xửa cỏm tạo nên dáng nét chính của bộ nữ phục Thái. Thắt lưng (xài ẻo)
làm bằng vải tơ tằm hay sợi bông màu xanh lam hoặc tím xẫm, giữ cho cạp váy quấn chặt lấy
eo bụng.
Nói về bộ trang phục nữ Thái không thể thiếu chiếc khăn piêu. Chiếc khăn piêu được các
cô gái Thái thêu thùa rất cầu kì, nó thể hiện sự khéo léo của mỗi cô gái. Piêu tết 3 sừng là piêu
thường dùng, piêu tết 5 hay 7 sừng là piêu sang, dùng làm quà biếu, đội lúc bản mường có hội
hè, cưới xin.
Chiếc khăn piêu của người thái. Thiếu nữ đang thêu khăn.

Khăn Piêu là đặc trưng của người dân tộc Thái với đường nét tinh sảo và hoa văn mang đậm
chất núi rừng hoang sơ cùng màu sắc sặc sỡ, nó thể hiện tình yêu, sức mạnh nữ tính thật
quyến rũ.
Nhà sàn dân tộc Thái ở Sơn La. 5
Y phục phụ nữ Thái– Lai Châu Y phục phụ nữ Thái Trắng – Sơn La
2, Nhà cửa
Điểm khác biệt nhất của nhà cửa người Thái so với người Việt và Hán là họ xây nhà sàn.Nhà
sàn của người Thái sẽ được nói rõ và kĩ ở phần sau.
3, Ẩm thực

Một trong những đặc trưng nổi bật của dân tộc Thái là văn hóa ẩm thực. Món ăn của dân
tộc Thái thể hiện sự kết hợp hài hoà, sự giao lưu, hoà quyện cùng linh khí của núi, của sông,
của rừng.Văn hóa ẩm thực dân tộc Thái có một cội nguồn triết lí riêng để mãi trường tồn với
thời gian. Đối với người Thái, ẩm thực là một nghệ thuật đã trở thành nét văn hóa cổ truyền .
Bình thường, các món ăn của người Thái chia làm 5 phần lớn khác nhau như: căm chẳm
(đồ chấm, đặt đầu tiên); căm nặm (đồ uống, đặt thứ hai); căm cắp (đồ ghém, đặt thứ ba); căm
kin (phần về thức ăn, đặt thứ tư); căm khẩu (phần về cơm, đặt cuối cùng). Trong sự phân loại,
tự nó đã bao quát cả âm dương, ngũ hành một cách tổng thể. Xét riêng từng phần, sự hài hoà
cũng lại là một nét riêng tạo nên một tác phẩm vô cùng quyến rũ.
Xôi nếp đựng trong “ếp khảu”
Hình ảnh người phụ nữ Thái bên bếp lửa
đang dùng “Tàu hày”để đồ xôi.
Đối với người Thái, trong một mâm cơm, các món ăn bao giờ cũng phải đảm bảo đủ 2 yếu
tố âm, dương. Chúng bổ sung, pha trộn cho nhau làm thực khách mê mải cùng hương rượu,
quấn quít với những hương vị được gia giảm rất kỹ càng. Món cá mang tính âm (hàn) nên khi
ăn, người Thái dùng với một số gia vị mang tính dương như: ớt, sả, gừng, tiêu để cân bằng.
Và những vị cay này cũng lại được điều hoà bằng vị chua của khế, của chanh Mang trong
mình hơi thở của núi rừng rộng thẳm cùng những sản vật được thiên nhiên ưu đãi.
Món Pà pỉnh tộp
Chuẩn bị làm món rêu nướng
4, Phương tiện vận chuyển.
Nhà sàn dân tộc Thái ở Sơn La. 6
Do sinh sống bên cạnh dòng sông, con suối, người Thái nổi tiếng là những người đi thuyền
giỏi. Nhiều người du lịch không hết lời ca ngợi cách lái thuyền của họ vượt qua các thác
ghềnh, xuôi ngược sông Đà. Ngày xưa, trước khi lấy vợ,người thanh niên Thái buộc phải lên
rừng kiếm gỗ đóng xong chiếc thuyền độc mộc cho mình. Nổi tiếng ở vùng Thái là chiếc
thuyền đuôi én dùng để chở hàng, dọc các dòng sông lắm thác ghềnh. Thân thuyền thon, mũi
thuyền nhọn, phảng phất như hình chiếc thuyền trên trống đồng Ngọc Lũ. Thuyền có nhiều
loại: có loại to 5 mái chèo, có loại nhỏ 2 mái chèo. Thuyền to dài tới 15-16m, có thể chở được
20 tạ hàng.

Đến ngày nay, bên cạnh những phương tiện giao thông vận tải cổ truyền còn thấy thông
dụng ở nông thôn, đã xuất hiện những phương tiện hiện đại: ôtô, xe đạp, thuyền gắn máy.
Mạng lưới đường sá đã mở rộng xuống các làng mạc, tao điều kiện cho đồng bào dễ tiếp xúc
với văn minh bên ngoài của cả nước, thúc đẩy sự phát triển về các mặt kinh tế, xã hội, văn
hoá ở địa phương.
B/Văn hoá phi vật thể.
1, Ngôn ngữ.
a, Tiếng nói.
Người Thái nói các thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Thái của hệ ngôn ngữ Thái-Kadai.
Trong nhóm này có tiếng Thái của người Thái (Thái Lan), tiếng Lào của người Lào, tiếng
Shan ở Myanma và tiếng Choang ở miền nam Trung Quốc. Tại Việt Nam, 8 sắc tộc ít người
gồm Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái được xếp vào nhóm ngôn ngữ Thái.
b, Chữ viết.
Sách cổ của người Thái
Ở Việt Nam, Thái là dân tộc thiểu số có tiếng
nói và sớm có chữ viết riêng. Theo cuốn Quan Tô
Mương (kể chuyện Mường) thì chữ Thái Đen
dòng Tạo Xuông, Tạo Ngần ở đất Mường Lò (nay
là huyện Văn Trấn và thị xã Nghĩa Lộ - Yên Bái)
đã có từ thế kỉ XI.
Chắc chắn chữ Thái là phương tiện duy nhất để
ghi chép các thông tin kinh tế, xã hội, văn hoá của
dân tộc. Và như thế chữ Thái cổ đã trở thành di
sản văn hoá của tộc người và nhân dân Thái.


2,Tôn giáo tín ngưỡng.
Do sinh sống bằng nông nghiệp trong điều kiện còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, khoa
học còn kém phát triển, người Thái tin rằng các lực lượng siêu nhiên quyết định số phận của
họ. Họ tin trên trời có Then Luông là đấng cai quản trời đất,loài người và vạn vật, Then

Luông được các quần thần giúp việc. Còn ở trần gian, bất cứ nơi nào cũng có các ma cai
quản. Muốn lập bản, khai phá ruộng, phát nương, đánh cá, săn thú đều phải xin phép các ma
ruộng, ma nương, ma rừng ma suối… Những vị thần trên trời, các ma dưới trần cùng với ma
nhà, ma họ, những ông bà cụ kị đã mất là những lực lượng phù hộ, bảo vệ con người.
Nhà sàn dân tộc Thái ở Sơn La. 7
Thầy mo đang cúng lễ
Người Thái theo trật tự gia đình phụ quyền, có hình
thức thờ cúng tổ tiên. Người Thái có nơi thờ cúng từng
dòng tộc, từng dòng họ. Chỗ đó có thể là một rừng cấm,
một gốc cây, một hòn đá. Nếu người trong một họ liên
kêt với nhau bằng việc thờ cúng ma dòng họ, thời thành
viên trong gia đình liên kết với nhau bằng việc thờ ma
nhà.
Bố mẹ đã khuất được coi là siêu linh tác động đến toàn
bộ đời sống của con cháu. Chỉ có người chủ nhà mới
được thay mặt gia đình cúng ma nhà, chủ trì lễ xên hươn,
cầu xin tổ tiên nói chung phù hộ cho con cháu.

3, Văn hoá dân gian
Sinh sống hàng ngàn năm trên dải đất Việt Nam thừa hưởng một nền văn minh cổ truyền
lớn lao của cha ông người Thái đã góp phần cống hiến không nhỏ vào kho tàng văn hoá
chung của cả dân tộc Việt Nam . Nhờ có văn tự, cư dân Thái đã lưu lại cho đến nay nhiều
sách, chuyện ghi trên giấy, trên lá cây. Đó là những cuốn sách sử chép tay dày hằng trăm
trang, những bộ luật hay tập quán tương đối hoàn chỉnh, phản ánh tình hình xã hội đương thời
những bản trường ca làm kích động lòng người, những chuyện thơ tuy khuyết danh nhưng
đầy giá trị nghệ thuật, những tập dân ca những bài hát đồng giao những bài hát răn đời, những
tầp ghi chép những nghi lễ tôn giáo …Có thể nói vốn văn nghệ cổ truyền Thái rất phong phú.
Thơ ca dân gian chiếm một vị trí rất lớn gồm những câu ca dao, những tập thơ tình yêu,
thơ ca hát trong dịp hội hè, đám cưới, mừng lên nhà mới ,trong những dịp lao động sản xuất,
cho đến những bản trường ca, những truyện thơ lịch sử.

Đất Thái còn nổi tiếng về múa. Múa còn gọi là múa xoè. Ban đầu xoè có hình thức đơn
giản và có tính phổ thông. Có điệu xoè vòng hay xoè theo hàng, múa theo nhịp đàn hay theo
điệu hát khi vui chơi dưới ánh trăng hay lúc nghỉ giữa hai thời gian sản xuất. Sau cách mạng,
nghệ nhân dân gian mới phát triển thành những điệu xoè mang biểu diễn lên sân khấu như
điệu xoè khăn, xoè quạt, xoè nón, xoè bướm, xoè đèn…
Thiếu nữ Thái múa điệu múa dân tộc
Thiếu nữ Thái múa quạt
Chương 2: Kiến trúc độc đáo Nhà sàn dân tộc Thái ở SƠN LA.
Nhà sàn của người Thái Tây Bắc là một công trình kiến trúc đậm đà bản sắc văn hoá
dân tộc,ta sẽ tìm hiểu điều này qua những nét chính sau:
Nhà sàn dân tộc Thái ở Sơn La. 8
I. Sơ đồ mặt đứng.
II. Sơ đồ mặt bằng và phân chia không gian nội thất trong nhà sàn.
III.Kết cấu khung.
IV. Họa tiết trang trí nhà sàn.
V. Một số kiểu cầu thang nhà sàn.
VI. Vật liệu làm nhà sàn.
I. Sơ đồ mặt đứng.
Nhà sàn của người Thái - "hướn hạn phủ táy" là một công trình kiến trúc tài hoa, hoà đồng
với thiên nhiên, đất trời cùng vạn vật. Từ kiến trúc xây dựng đến nghệ thuật trang trí đều bắt
nguồn từ thực tế cuộc sống khách quan được cách điệu hoá đạt tới trình độ thẩm mỹ cao.
Cộng đồng người Thái sống thành những bản, mường, ở những thung lũng. Cuộc sống hoà
với thiên nhiên để tiện cho việc gieo cấy lúa nước, trồng lanh dệt vải nên ngôi nhà sàn của
người Thái đặc trưng khác biệt với nhà ở của các dân tộc khác.
Khí hậu Tây Bắc khắc nghiệt, hàng năm có thể chia làm 3 mùa : hanh, sương, mưa. Mùa
hanh từ tháng 10 đến tháng Giêng, mùa sương từ tháng 2 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 6
đến tháng 9. Từ xa xưa, trong nhận thức của người Thái là phải làm một kiểu nhà an toàn,
chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên. Vì thế, những ngôi nhà truyền
thống ra đời gắn với đồng bào hàng ngàn năm, giúp họ tồn tại, phát triển. Để có được ngôi
Nhà sàn dân tộc Thái ở Sơn La. 9

nhà sàn vừa ý, người Thái phải chọn những loại gỗ tốt làm khung nhà, mái lợp gianh,bây giờ
thì đa phần là lợp ngói.
Chùm ảnh đi chụp thực tế 1 ngôi nhà sàn ở bản Lưng-xã Chiềng en-huyện Sông Mã-SơnLa.
Phía trước nhà.
Nhìn chéo từ phía trước nhà.
Phía sau nhà.
Nhà sàn thường cao hơn mặt đất chừng 2 mét,như vậy giúp chống được ẩm thấp,thú dữ
(ngày xưa), phía trên để sinh hoạt, phía dưới có thể dùng để chăn nuôi. Mặt sàn được lát bằng
những cây bương, tre, vầu hoặc gỗ. Điều đặc biệt, trong nếp nhà sàn truyền thống là mặc dù
được cấu trúc từ các loại cây gỗ và cây có dóng, lợp bằng cỏ tranh hay ván thông, nhưng
không hề dùng đến một mẩu sắt nhỏ nào trong thiết kế xây dựng. Tất cả các hệ thống dây
chằng buộc, thắt khá công phu và tinh xảo bằng lạt tre, giàn mây hoặc vỏ những cây chuyên
dùng trong rừng. Tuy đơn sơ, mộc mạc, nhưng nhà sàn rất chắc chắn và bền với mưa rừng,
gió núi và khí hậu ẩm ướt quanh năm. Có những ngôi nhà tồn tại tới hàng trăm năm tuổi.
Ảnh đi chụp thực tế 2 ngôi nhà sàn khác ở xã Chiềng Lề-Sơn La.
Nhà sàn dân tộc Thái ở Sơn La. 10
II. Sơ đồ mặt bằng và phân chia không gian nội thất trong nhà sàn.
Nhà sàn cổ của người Thái bao giờ cũng làm số gian lẻ, hai đầu hồi - "tụp cống" khum
khum như mai rùa, gắn với truyền thuyết về thuở khai thiên lập địa, thần rùa "Pua tấu” dạy
cho người Thái biết cách làm nhà theo hình rùa đứng để tránh được lũ lụt và thú dữ.
Người Thái có câu: "Khửn song phái/ cái song đay" - tức là mở hai cửa/ đi hai thang. Nhà sàn
đặc trưng của người Thái đen luôn cũng có hai cầu thang: "Tang chan" và "Tang quản"."Tang chan" ở
cuối nhà, bên trái dành cho phụ nữ lên xuống, có 9 bậc tượng trưng cho 9 vía của người phụ
nữ. "Chan" là phần sàn nhà được nối dài ra ngoài trời. Đây là nơi các mẹ, các chị, các em thường
ngồi chơi lúc nhàn rỗi, thêu thùa, cầu thang này bao giờ cũng mang số lẻ, thường là 9 bậc, ứng với 9
vía. "Tang quản" là cầu thang dành riêng cho nam giới, ở đầu nhà, thường có 7 bậc ứng với 7 vía. Sở
dĩ có hai cầu thang là vì trước kia Người thái thường có tục lệ bắt con trai ở rể, trong suốt thời gian ở
rể, người con trai chỉ được phép đi bên cầu thang có 7 bậc, người phụ nữ cũng vậy họ cũng chỉ được
đi bên cầu thang có 9 bậc.
Nhà sàn dân tộc Thái ở Sơn La. 11

Trong nhà sàn Thái có hai cột rất quan trọng, chứa đựng văn hóa tâm linh của đồng bào, đó là cột
"sau chảu sửa" và "sau kẹk". Cột "sau chảu sửa" (cột chủ áo hay áo chủ) là một cái cột dựng góc đầu
cách gian "hoóng" (gian thờ tổ tiên) với gian ngủ của ông bà chủ. "Chủ áo" là chủ hồn, người Thái
quan niệm rằng chiếc áo mặc là vật chứa đựng linh hồn người và người ta thường treo thanh gươm
thiêng của dòng tộc hoặc khẩu súng kíp, túi đựng thuốc súng, đạn dược và chỉ có chủ nhà (đàn ông)
mới được treo áo của mình lên đó.
Cột "sau kẹk" có thể là cột chống cùng quá giang với cột chủ áo hoặc một cái cột nào đó tùy thuộc
vào đặc điểm của dòng họ và các thế hệ cùng chung sống trong ngôi nhà. Nhưng "sau kẹk" nhất thiết
phải là cột phía dưới bên quản. "Sau kẹk" được đánh dấu bởi một cái phên tre đan úp lên đầu cột chỗ
có khắc chuôi xuyên chống quá giang, bên trong phên tre đan đó buộc vào chiếc cột một gói hạt
giống, một mai rùa, một dương vật đẽo bằng gỗ.
Nhà sàn dân tộc Thái ở Sơn La. 12
Sơ đồ phân chia không gian bên trong nhà sàn:
- Nhà sàn của người Thái Đen ở huyện Mường La,Sơn La: Nhà sàn có hai thang ở hai đầu
hồi. Qua thang chính lên gian quản, gian này để trống. Từ gian này qua gian cửa chính vào
trong nhà,về phía trước là giường khách và có bàn ghế tiếp khách.Tiếp theo là gian hóng
(“hỏng hóng”),nơi đây có gian thờ tổ tiên và cột thiêng - "sau kẹk" Trên cột thiêng treo hình
thần rùa bằng gỗ, ba bông lúa - "sam huống khẩu" và ba nhánh rau thì là - "sam hóm chík"
Ngoài ý nghĩa có tính biểu tượng của tô tem giáo thì còn mang bóng dáng của thuyết thiên -
địa – nhân, phần sau của “hỏng hóng” là chỗ ở của vợ chồng chủ nhà.
Tiếp theo hỏng hóng là gian cang hướn (nghĩa là giữa nhà), phần sau dành cho con gái phía
trước để chống, theo tục của người Thái thì con gái không được nằm gần về phía bàn thờ. Về
phía bên trái là phần tang chan. Tang chan có gian ăn gọi là “hỏng lánh ngái” (“lánh ngái” có
nghĩa là bữa trưa và bữa tối), cạnh đó là bếp,cửa chỗ gian ăn có thể là cửa sổ hoặc cửa đi ( dối
với nhà có thêm hành lang bên ngoài). Cạnh đó còn có “hỏng chan” để lương thực, chai, lọ
Chủ yếu là nơi để phụ nữ trang điểm.
Tiếp đến ra phía ngoài cửa là “chan”, phần dưới mái là “chan cuông” nơi dành cho công việc
của nữ giới ( khâu,vá, thêu thùa…) và cũng là nơi để nước sinh hoạt. Phần lộ thiên là “chan
no” để ngồi hóng mát và phơi phóng. Thang phụ đặt ở chan chủ yếu để cho nữ giới qua lại.
Nhà sàn của người Thái cổ có hai bếp lửa - "Chík pháy". Bếp lửa phía "tang quản" dành cho

người già, bếp chính ở phía "tang chan" dành cho nữ giới và những công việc nội trợ. Giữa
núi rừng trùng điệp, bếp lửa hồng trên nhà sàn như trái tim hồng, sưởi ấm và nuôi dưỡng cả
về vật chất và tinh thần cho mỗi con người.
Nhà sàn dân tộc Thái ở Sơn La. 13
Một số cách sắp xếp nội thất trong nhà sàn
III. Kết cấu khung.
Bộ khung nhà Thái có hai kiểu cơ bản là khứ tháng và khay điêng . Vì khay điêng và vì khứ
kháng được mở rộng bằng cách thêm hai cột nữa. Kiểu vì này dần gần lại với kiểu vì nhà
người Tày-Nùng.
Kiểu vì khứ kháng gồm hai cột ( xau) và một
quá giang ( khứ). Đầu cột có đầu tua( luốt) để
lắp vào đầu quá giang. Để tạo thành bộ khung
nhà người ta liên kết các vì lại với nhau nhờ hai
cây đòn tay cái (pe cài) lắp vào đầu các cột và
hai thanh dầm (ping) ở ngang thân cột. Đó mới
chỉ là cái khung hình hộp chữ nhật. Khi cái
khung này hình thành kèo mới được đặt lên đầu
các cột. Kèo thuộc về khung mái nhà, chưa phải
là một bộ phận thuộc về vì cột.
Kết cấu bộ khung mái cũng có ba yếu tố: xinh dúa- kheo- hao.
Nhà sàn dân tộc Thái ở Sơn La. 14
Kết cấu ở thân cột để tạo nên giá đỡ mặt sàn cũng có ba bộ phận chủ yếu: ping- khang-
tông. Như vậy là kết cấu một vì nhà người Thái dựa trên một tổ hợp với ba yếu tố chính:
Xau-khứ- pe hay xau- pe- khứ
Xinh dúa- kheo- hao
Ping- khang- tông
Để giữ cho bộ mái không bị xiêu, dưới bộ khung mái người ta còn buộc hai cây tre (hay gỗ)
chéo nhau (háo chai) như hình dấu nhân. Hình thức giằng mái này chúng ta đã hấy ở nhiều
dân tộc trong nước.
Bộ khung 1 nhà sàn .

Kiểu vì khay điêng là kiểu vì khứ kháng được mở rộng bằng cách thêm hai cột con (xau
điêng) ở hai bên. Kết cấu vì này đã có sự thay đổi: ở đầu hai cột cái còn giữ nguyên kiểu lắp
ráp cổ truyền, còn ở hai đầu cột con lại theo nguyên tắc kèo- cột- xà.
Vì khay điêng dần chuyển theo nguyên tắc kèo- cột- xà giống như vì kèo của nhà người
Tày.
Giữa Thái Đen và Thái Trắng, về nhà cửa của họ, ngoài những yếu tố cơ bản giống nhau cũng
có nhứng nét khác biệt như: hình thù của bộ nóc, ở mặt bằng sinh hoạt, ở vị trí đặt cầu thang.
- Nhà sàn của người Thái Đen ở huyện Mường La Sơn La: nhà làm theo kiểu phăng đin-
khứ kháng mái hình mai rùa lợp bằng cỏ tranh, hai chỏm đầu dốc có khau cút xung quanh nhà
có che vách nứa.
IV. Họa tiết trang trí.
Đáng chú ý trong các hình thức trang trí nhà của người Thái nói chung và Thái Sơn La nói
riêng,đó là “Khau cút” - "Khau cút” là một biểu tượng trang trí trên nóc nhà sàn, nơi hai đầu
hồi của nhà người Thái Đen Tây Bắc. "Khau cút” không chỉ làm đẹp cho ngôi nhà, mà còn ẩn
chứa những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
Nhà sàn dân tộc Thái ở Sơn La. 15
Một số hình ảnh của “Khau cút”.
Ngôi nhà sàn của người Thái Đen- Tây Bắc bao giờ hai đầu hồi cũng có cấu trúc khum
khum như mai rùa- tiếng Thái gọi là tụp cống, vừa tạo dáng, vừa gợi sự liên tưởng tới sự chắc
chắn, bền vững. Khau cút gồm hai thanh gỗ bắt chéo nhau hình chữ X, đóng trên hai đầu đòn
nóc- tiếng Thái là tiêu bôn. Trên "Khau cút” được trang trí nhiều hoa văn, hoạ tiết như: Búp
cây guột- "cút lo ngong, hoa sen- "bók bua, hình trăng khuyết- "bươn hai bín”
Khau cút trước hết để chắn gió cho mái tranh hai đầu hồi- pảy lốm, dẫn dần các nghệ sỹ dân
gian, bằng trí tưởng tượng phong phú và bàn tay tài hoa của mình đã mô phỏng tự nhiên, tạo
nên những hoa văn, hoạ tiết trang trí cho "Khau cút có một vẻ đẹp hoàn hảo, chuyên chở
những ý nghĩa nhân sinh cao đẹp.
Trước hết là những hình cút cuốn tròn như búp cây guột- cút lo ngong từng chùm nối tiếp
nhau. Hình búp cây guột được thể hiện thành những hình kỷ hà và hoạ tiết lập lại trên khăn
piêu của chị em người Thái, tạo nên một vẻ duyên dáng và gần gũi. Các bản làng của người
Thái thường quần tụ ven suối, chân đồi, nơi đâu cũng rất nhiều búp cây guột xoáy trôn ốc

đung đưa trong gió, để rồi tự lúc nào cút lo ngong. Từ thực tế cuộc sống bước vào đời sống
nghệ thuật của người Thái một cách sống động. Khau cút cũng được trang trí hình hoa sen.
Người Thái Đen có câu: Khau cút tẻm lai bua/ Xinh dua tẻm lai én/ Nhả ca bén tin con, có
nghĩa là Khau cút vẽ vân sen, đầu kèo vẽ vân én, mái nhà xén bằng dui, như tiêu chí về vẻ đẹp
của một ngôi nhà người Thái. Trên Khau Cút còn có những hình trăng khuyết, từng đôi hướng
vào nhau.

Khau cút trên nóc nhà người Thái Đen.
Nói về sự tích và ý nghĩa của biểu
tượng Khau cút có nhiều ý kiến khác
nhau. Có ý kiến cho rằng đó là cặp
sừng trâu cách điệu, biểu tượng của
một nền văn minh lúa nước. Lại có ý
kiến cho rằng với trang trí hoạ tiết hoa
sen, Khau Cút có ít nhiều liên quan tới
đạo Phật. Ngoài ra còn có ý kiến cho
rằng, với hoạ tiết hình trăng, Khau cút
gắn với cuộc thiên di tìm miền đất hứa
của người Thái ở thế kỷ XI, anh em
luôn nhớ về nhau.
Theo ý kiến của giáo sư Cầm Trọng: "Như vậy ý kiến cho rằng Khau cút có từ ngọn cây
guột mà tiếng Thái gọi là cút lo ngong là có lý hơn cả”. (Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam -
Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 1978, trang 409).
Nhà sàn dân tộc Thái ở Sơn La. 16
Như vậy có thể nói Khau cút lúc đầu với tác dụng chủ yếu để chắn gió cho mái tranh, các
nghệ nhân dân gian mô phỏng tự nhiên trang trí cho Khau Cút thêm đẹp và dần dần các thế hệ
khai thác ý nghĩa nhân sinh phù hợp với quan điểm và trỡnh độ thẩm mĩ của mỗi người
và thời đại.
Một số dân tộc ở Tây Bắc, Tây Nguyên và một số nước nước ở đông nam Á cũng có nhưng
biểu tượng trang trí theo mô típ khau cút, ví dụ dân tộc Khơ Mú có khau cụm làm bằng hai

thanh tre, gỗ xẻ rãnh ở dọc răng cưa, tượng trưng cho một loại tiền cổ bằng vỏ ốc của thổ dân
một số bộ tộc cổ ở Tây Bắc Việt Nam và Lào, ghộp thành hình chữ X. Khau cụm tượng trưng
cho sự giầu sang, quyền quí.
Xưa người Thái Tây Bắc có đến năm lọai khau cút:
- "Khau cút pang” (còn gọi là khau cút mải): làm bằng hai thanh tre hoặc gỗ bắt chéo nhau
không trang trí hoa văn, họa tiết, trần trụi như nhà người đàn bà góa (me mải) nghèo khổ.
- "Khau cút quai”: Làm theo mô típ hình sừng trâu, biểu tượng của một nền văn minh lúa
nước.
- "Khau cút chim may”: Mô phỏng mô típ hình trăng khuyết.
- "Khau cút căm”- tức khau cút vàng: Thường làm bằng gỗ, khắc nhiều hoa văn , họa tiết,
có một thanh gươm bên dưới tượng trưng cho quyền lực.
- "Khau cút pua”- tức khau cút vua ban, còn có nghĩa là khau cút chùm, hay "khau cút bua”,
tức là khau cút hình hoa sen, được chạm trổ cầu kỳ và rất đẹp.
Ba loại khau cút dưới xưa chỉ dành riêng cho giới quí tộc, còn hai loại trên dành cho người
nghèo hoặc có địa vị xã hội thấp kém.
Song dù Khau cút mang hình dáng và có những ý nghĩa như thế nào, thì hình tượng Khau
cút đó góp phần không nhỏ làm phong phú them nền văn hoá của dân tộc Thái và mỗi người
Thái Đen Tây Bắc, mỗi khi bắt gặp hình tượng. Khau cút trên nóc ngôi nhà sàn thân thương
lại thêm ấm lòng, gắn bó hơn với gia đình, bản mường, đất nước.
Một số cửa sổ được trang trí họa tiết.
Trên bậu cửa sổ thường chạm hình đôi thuồng luồng - "tô ngựa", linh vật làm chủ sông,
suối, biểu tượng của sức mạnh và gia đình hạnh phúc. Trên các chấn song cửa sổ chạm các
hoa văn, hoạ tiết mô phỏng thiên nhiên theo hình đối xứng hoặc lặp lại. Đó là những hình thoi
như quả trám, hoa ban - "bók ban", búp cây guột - "cút lo ngong"… Nhà sàn người Thái trắng
Nhà sàn dân tộc Thái ở Sơn La. 17
- "Táy khao" thường có lan can xung quanh hoặc trước nhà rất đẹp. Thiên nhiên được phản
ánh một cách sống động, thể hiện tinh tế quan điểm về vũ trụ, âm dương ngũ hành và ý nghĩa
nhân sinh cao đẹp.
Một số kiểu trang trí lan can của nhà sàn
V. Một số kiểu cầu thang nhà sàn.

Cầu thang có nhiều hình thức khá đang dạng.
Một số kiểu cầu thang của
nhà sàn.
VI. Vật liệu làm nhà sàn.
Vật liệu để làm nhà sàn khá đa dạng ,nhưng thường làm bằng gỗ, mây, tre, nứa lấy trên rừng.
Khung,cột nhà sàn được làm bằng gỗ phách, kháo, lim…tùy vào điều kiện kinh tế của từng
gia đình.
Mặt sàn được lát bằng những cây bương, tre, vầu hoặc gỗ,vách bao quanh nhà làm bằng tre,
gỗ, mái nhà được lợp bằng cỏ tranh hay ván thông (bây giờ thường được lợp bằng ngói), Mái
nhà có độ dốc tương đối lớn tạo điều kiện cho nước mưa thoát đi nhanh nhất.
Một điểm chú ý trong cách chọn tre dùng làm nhà của người Thái đó là họ chỉ chặt tre vào
mùa cây tre rụng lá,bởi như vậy sẽ chống được mối mọt tốt hơn là tre ở thời điểm khác.
Tuy được dựng từ những vật liệu đơn sơ nhưng nhà sàn của người Thái rất vững chãi nhờ
việc tạo tỷ lệ hợp lý trong kết cấu khung gỗ. Điều đặc biệt, trong nếp nhà sàn truyền thống là
Nhà sàn dân tộc Thái ở Sơn La. 18
mặc dù được cấu trúc từ các loại cây gỗ và cây có dóng, lợp bằng cỏ tranh hay ván thông,
nhưng không hề dùng đến một chiếc đinh trong thiết kế xây dựng. Tất cả các hệ thống dây
chằng buộc, thắt khá công phu và tinh xảo bằng lạt tre, giàn mây hoặc vỏ những cây chuyên
dùng trong rừng.
Chương 3:
Nhà sàn dân tộc thời hiện đại ở Sơn La.
Theo truyền thống, người Thái ở nhà sàn như họ đã xác định trong thành ngữ: “Hươn mi hạn,
quản mi xấu” (nhà có gác, sàn có cột). Nhà sàn của người Thái mang một nét đẹp riêng biệt,
đơn sơ, nhưng cũng không kém phần bề thế, sang trọng…
Tuy nhiên ngày nay, nhiều bản của người Thái ở Sơn La đang vắng bóng dần những ngôi
nhà sàn truyền thống cổ xưa, thay vào đó là những ngôi nhà xây, lợp ngói và những ngôi nhà
sàn rất mới mẻ, mang đậm vóc dáng của thời hiện đại. Do nhiều yếu tố thuộc thời hiện đại tác
động, đồng bào đã bán đi những ngôi nhà sàn cũ của mình, bởi không có khả năng để “hiện
đại hoá” theo thời cuộc: Hoặc ở nhà sàn kiểu mới, hoặc ở nhà trệt xây theo kiểu nhà của
người Kinh - đó là sự lựa chọn mang tính đối mặt với thời hiện đại của chính ngôi nhà sàn,

chứ không hoàn toàn do chủ quan của những con người làm nên ngôi nhà sàn nữa! Do vậy,
cụm từ “chảy máu nhà sàn” mà báo chí hay dùng trước đây, cộng với cuộc vận động “không
mua bán nhà sàn” mà nhiều nơi làm thái quá, phần nào đã kìm hãm sự phát triển của nhà sàn
mới phù hợp với sự phát triển của lịch sử xã hội.
Nhà sàn kiểu cũ
Nhà sàn kiểu mới
Xã hội mới thì nhà sàn cũng phải mới, đó là điều không thể phủ nhận! Không ai bắt buộc
được một ai đó vẫn phải ở trên những ngôi nhà sàn kiểu cũ để “giữ gìn lấy bản sắc văn hoá
dân tộc”, trong khi họ không có khả năng để “cách tân” một nơi ở cho phù hợp với cái mới
hàng ngày đang diễn ra quanh mình. Trước thời hiện đại, nhà sàn cũng như tất cả các kiến
trúc văn hoá vật thể khác, đều phải tuân thủ quy luật đào thải vô cùng khắc nghiệt: Thời hiện
đại chỉ giữ lại những gì thuộc quá khứ khi đã hoá tâm linh, còn lại phải phù hợp thì mới tồn
tại!
Chùm ảnh đi chụp thực tế 1 số nhà sàn kiểu hiện đại tại xã bản Bó-Sơn La:
Nhà sàn dân tộc Thái ở Sơn La. 19
Hiện nay, đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La nói riêng và trên cả nước ta nói chung, đang lựa
chọn nhà ở hợp với không gian truyền thống của dân tộc mình. Hy vọng trong tương lai, đồng
bào sẽ tạo ra những kiểu nhà sàn đẹp hơn để phù hợp và đáp ứng hơn với thời đại mới, nhưng
cũng không để mất đi nét đẹp truyền thống ngôi nhà sàn của dân tộc mình đã có từ ngàn xưa
lại nay! Những hình ảnh sau đây cho thấy: Nhà sàn cũng phát triển theo thời đại mới, không
gì ngăn cản lại được!
Chương IV:
Nhà sàn dân tộc Thái ở Sơn La. 20
Tín ngưỡng dân gian được thể hiện trong kiến trúc dân tộc Thái
Thiên – Địa – Nhân trong kiến trúc nhà sàn người Thái:
Các bản mường của người Thái vùng Tây Bắc thường tập trung bên suối, chân đồi, tạo nên
cảnh sơn thủy hữu tình mà mỗi ngôi nhà là một điểm nhấn và là trung tâm của mọi hoạt động.
Cũng như nhiều dân tộc khác, người Thái cổ Tây Bắc quan niệm vũ trụ ba tầng thông tỏ và
giao cảm, mọi hoạt động nếu thuận theo các yếu tố đó sẽ có hiệu quả cao, mà kiến trúc nhà
sàn không nằm ngoài quỹ đạo đó.

Thiên: bao gồm quan niệm về vũ trụ, về các thế lực siêu nhiên chi phối mọi hoạt động của
con người, cùng với điều kiện sống và phong tục tập quán. Nhà sàn của người Thái cổ Tây
Bắc thường có hai đầu hồi khum khum như mai rùa gọi là "Tụp cống", gắn với truyền thuyết
thuở khai thiên lập địa, thần rùa đã dạy cho người Thái biết cách làm nhà. Kết cấu kiểu mái
này còn làm tăng vẻ đẹp và sự bền vững của ngôi nhà trước thời tiết khắc nghiệt của Tây Bắc.
Trên đòn nóc ở hai đầu hồi có trang trí hai thanh gỗ đóng chéo nhau hình chữ X, gọi là "Khau
cút". Tùy theo hoàn cảnh gia đình và địa vị xã hội mà "khau cút" có cách trang trí riêng từ đơn
giản tới phức tạp. Trên "khau cút" trang trí nhiều hoa văn, họa tiết hình trăng khuyết, hoa sen,
búp cây guột và đều có hoa đực và hoa cái tượng trưng cho âm dương và khát vọng sinh sôi
phát triển.
Trong ngôi nhà sàn bao giờ cũng có cột thiêng "sau hẹ". Trên cột thiêng có lồng một giỏ tre
tượng trưng cho bầu trời được gọi là "chóp nguôm", trên đó treo hình thần rùa bằng gỗ, ba
bông lúa, ba bông thì là, gói hạt rau cải và linh vật của nam, nữ đẽo bằng gỗ, cùng thanh
gươm Cột thiêng như cầu nối đất với trời, chuyên chở những ý nghĩa nhân sinh cao đẹp.
Trên đầu kèo và bậu cửa sổ được trang trí nhiều hình kỷ hà, hoa văn họa tiết mô phỏng cỏ,
cây, hoa, lá, chim thú với từng cặp đối xứng theo nguyên lý âm - dương hài hòa. Đặc biệt có
chạm đôi thuồng luồng chầu nhau, đây là linh vật chủ của sông suối và là biểu tượng của sức
mạnh và gia đình hạnh phúc.
Trên nhà sàn người Thái cổ Tây Bắc còn có hai bếp lửa, một bếp dành riêng cho nam giới,
một bếp dành cho nữ giới. Bếp lửa như trái tim hồng của ngôi nhà, ấm cúng giữa điệp trùng
non ngàn Tây Bắc.
Địa: bao gồm vật liệu và thế đất. Nhà sàn của người Thái cổ Tây Bắc được làm bằng gỗ tốt,
tre, hóp, lợp gianh tạo nên một vẻ thân thiện, hòa đồng với thiên nhiên. Nhà thường dựa lưng
vào đồi núi, quay mặt ra sông suối hoặc cánh đồng. Khi dựng nhà, yếu tố phong thủy rất được
chú trọng, nhằm mục đích cao nhất là khắc phục nhược điểm của thế đất và tuổi tác của gia
chủ, phát huy được những lợi thế vốn có. Người dân tộc Thái có câu: "Làm ăn có tháng/ Làm
nhà có ngày", đã phần nào nói lên tầm quan trọng của việc tính toán để phát huy cao nhất
thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
Nhân: đây là yếu tố con người với vai trò trung tâm của xã hội. Cấu trúc nhà sàn Thái cổ
Tây Bắc thể hiện rất rõ vai trò và vị trí của mỗi thành viên trong gia đình.Nhà sàn người Thái

cổ Tây Bắc bao giờ cũng có hai cầu thang, "tang chan" và "tang quản". Cầu thang phía "chan"
dành cho nữ giới, thường có chín bậc ứng với chín vía. Cầu thang phía "quản" dành cho nam
Nhà sàn dân tộc Thái ở Sơn La. 21
giới, thường có bảy bậc ứng với bảy vía. Trên nhà sàn, từ bếp lửa bên "quản" đến hết "tang
quản" là nơi dành cho đàn ông và thờ cúng.
Cấu trúc bản mường người Thái Tây Bắc theo vòng tròn đồng tâm: gia đình - bản - mường
nhỏ - mường lớn tạo nên một sắc thái văn hóa rất riêng.
Một số nét tâm linh trong nhà sàn của người Thái ở Sơn La:
- Mái nhà gắn liền với truyền thuyết của người Thái.
- Câu thang gắn liền với phong tục thờ cúng tổ tiên.
- Cửa sổ gắn liền với quan niệm về thế giới quan của người Thái.
CHƯƠNG V:
Nhà sàn của người Thái Sơn La là nơi hội tụ những giá trị vật
chất và tinh thần.
Đây là nơi chứng kiến buồn vui của bao thế hệ để rồi mỗi người hiểu thêm về quá khứ, hiện
tại và tương lai, trân trọng nâng niu những tài sản vô giá cả về vật chất và tinh thần đã trở
thành truyền thống tốt đẹp và phấn đấu vì một ngày mai tươi sáng hơn.
Quanh bếp lửa hồng, đã bao lần gia đình họ tộc quây quần nghe người già hát, ngâm, kể -
"khắp" những điều răn dạy về đạo lý làm người - "Quámk son cốn", Chuyện bản mường -
"Quámk tố mướng", Bước đường chinh chiến của cha ông - "Táy púk sấc", Tiễn dặn người
yêu - "Xống chụ xon xao", cùng nồng say trong các điệu "xoè" ngày mừng cơm mới, lên nhà
mới, hội cưới, ngày xuân.
Nhà sàn còn là nơi con trai đan lát, thổi khèn, pí, con gái quay xa, dệt vải, thêu thùa đã
được khái quát trong câu thơ: Trai biết đan chài/ gái biết dệt vải - "nhinh hụ tháp phải/ trái hụ
san he".
Các bản Thái thường quần tụ ven suối chân đồi theo tiêu chí: “sơn chầu thủy tụ”. Những
ngôi nhà sàn bình dị ấm cúng, khói lam thơm thoảng gió đồng, lách cách tiếng thoi đưa, đâu
đây da diết một điệu khèn câu khắp, lốc cốc tiếng mõ trâu đàn về bản. Tất cả làm nên một vẻ
đẹp trong sáng đậm tình như một bức tranh sơn thuỷ, dân dã nguyên sơ của một nền văn hoá.
CHƯƠNG VI : BÀI HỌC .

Nhà sàn được làm bằng các vật liệu tự nhiên,ban ngày sử dụng ánh sáng và gió tự nhiên là
chủ yếu.vì vậy sống và sinh hoạt trong không gian của nhà sàn,con người luôn cảm thấy thoải
mái,thông thoáng,mát mẻ,lại thêm cảnh quan rừng núi cây cối xung quang cảnh tạo cho con
người có cảm giác gần gũi với thiên nhiên hơn,mà yếu tố thiên nhiên rất cần thiết trong thiết
kế nhà ở hiện nay.
Mọi không gian trong nhà sàn được sử dụng tối đa để phục vụ cuộc sống sinh hoạt,và được
phân chia chức năng 1 cách rõ ràng. Chủ nhân ngôi nhà rất tài tình trong việc bố trí, sắp xếp,
Nhà sàn dân tộc Thái ở Sơn La. 22
cất trữ lương thực, nông cụ, bếp lửa, chăn nuôi… cũng như khéo léo bố trí vị trí ngủ, nghỉ một
cách phù hợp cho từng thành viên trong gia đình. Không gian nhà sàn còn chứa đựng những
thiết chế mang yếu tố tâm linh như: đặt ban thờ gia tiên, đặt ban thờ ma nhà, ma rừng, đặt bồ
vía - nơi trú ngụ hồn vía của mọi người trong nhà. Thậm chí, nhà sàn của một số tộc người có
đặt các vật thể tô tem giáo hay biểu tượng chứa đựng khát vọng của con người… Là người
học nghề kiến trúc ta học được rất nhiều điều về cách tổ chức không gian của đồng bào dân
tộc Thái.
Trong xã hội đang phát triển như hiện nay,những ngôi nhà mang dáng vẻ hiện đại vẫn đang
được thiết kế và xây dựng ở các vùng quê nói chung và ở vùng Sơn La nói riêng ,bên cạnh
những ngôi nhà đẹp,hiện đại mà vẫn giữ được trong mình nét truyền thống của nhà sàn ,thì
vẫn có những ngôi nhà sàn xây dựng sử dụng vật liệu mới một cách tùy tiện,mang tính tự
phát, chưa phù hợp, đang đánh mất dần đi hình ảnh,bản sắc,truyền thống vùng miền của mình.
Vẻ đẹp là rất tốt,rất cần thiết cho mọi dân tộc, nhưng truyền thống lại là một vẻ đẹp vô giá mà
không gì có thể so sánh được của mỗi dân tộc. Là một người học nghề và ra trường sẽ làm
nghề kiến trúc,chúng ta cần phải tiếp thu, gìn giữ và phát triển những nét đặc trưng và đặc sắc
trong kiến trúc đó ,mỗi chúng ta cần tìm hiểu hơn nữa về truyền thống văn hóa ,bản sắc dân
tộc Thái nói riêng và tất cả các dân tộc nói chung để có thể thiết kế được những công trình
không chỉ đẹp về hình thức, mà phải đẹp cả về “nội dung”,thân thiện môi trường, đẹp về quy
hoạch tổng thể .v.v. Đó là trọng trách của mỗi chúng ta - những sinh viên học về kiến trúc.

HẾT.
Nhà sàn dân tộc Thái ở Sơn La. 23

×