Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Một số biện pháp phát triển Bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.07 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA NGÂN HÀNG

ĐỂ TÀI 11: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN LỌAI
HÌNH BẢO HIỂM HỎA HỌAN NHÀ TƯ NHÂN Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY

Giảng viên: TS.Nguyễn Tấn Hòang
Nhóm thực hiện: Nhóm 8_Ngân hàng khối 2-K33
1. Phạm Thị Như Hoa NH5
2. Nguyễn Thị Thanh Hương NH4
3. Nguyễn Thị Thanh Huyền NH4
4. Lê Phương Thảo NH5
5. Nguyễn Bích Thùy NH4
TP.HỒ CHÍ MINH, Tháng 9/2010
Mục lục
I. Khái quát chung về Bảo hiểm hỏa họan
1. Sự ra đời và tầm quan trọng 3
2. Vài nét về Bảo hiểm hỏa họan 4
3. Sơ lược về Bảo hiểm hỏa họan nhà tư nhân 8
II. Thực trạng về bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân
ở Việt Nam
1. Tình hình hỏa họan ở Việt Nam 10
2. Thực trạng về Bảo hiểm hỏa họan nhà tư nhân hiện nay
và một số khó khăn gặp phải 11
1
1
III. Một số biên pháp phát triển lọai hình
Bảo hiểm hỏa họan nhà tư nhân ở Việt Nam
1. Cải tiến sản phẩm, phát triển sản phẩm mới 13
2. Sử dụng công cụ marketing thực hiện


xúc tiến thương mại 14
3. Nâng cao chất lượng của các dịch vụ kèm theo 14
- Đơn giản hóa thủ tục
- Công tác giám định
- Công tác tư vấn
- Công tác tính phí
- Công tác bồi thường
- Ứng dụng khoa học kĩ thuật
4. Công tác đào tạo cán bộ 16
5. Một số giải pháp cho các tòa nhà cao tầng,
khu chung cư 17
I. Khái quát chung về bảo hiểm hỏa hoạn :
1. Sự ra đời và tầm quan trọng:
Lịch sử nguồn gốc ngành bảo hiểm có từ rất xa xưa (hàng ngàn năm về
trước) Nhưng theo sử sách của ngành bảo hiểm , công ty bảo hiểm đầu tiên
ra đời ở Anh vào khoảng thế kỷ 17: Công ty bảo hiểm hàng hải Lloyds of
London.
Lịch sử cũng ghi nhận ông Nicholas Barbon là người sáng lập ra ngành
Bảo Hiểm hỏa hoạn vào năm 1680 sau sự kiện đám cháy khủng khiếp ở thủ
đô Luân Đôn. Đám cháy lớn kéo dài bảy ngày, tám đêm bắt đầu từ chủ nhật
2/9/1666 cho tới ngày 9/9/1666 đã để lại một tổn thất vô cùng to lớn: thiêu
hủy hoàn toàn 13.200 ngôi nhà, 87 nhà thờ . Từ sự kiện này, người dân Anh
mới nhận thức được tầm quan trọng của của việc thiết lập hệ thống phòng
cháy-chữa cháy và bồi thường cho người bị thiệt hại một cách hữu hiệu .
Công ty bảo hiểm hỏa hoạn đầu tiên tại nước Anh cũng ra đời từ đó.
2
2
Bảo hiểm hỏa họan cũng như bất kỳ nghiệp vụ bảo hiểm nào khác, cũng
đều ra đời bắt nguồn từ thực tế là con người luôn luôn phải vật lộn với rủi ro.
Nhiều lọai rủi ro được xuất hiện vẫn tồn tại và chi phối cuộc sống của con

người. Hơn nữa sự phát triển của con người phần nào đã hạn chế kiểm sóat
được rủi ro này nhưng lại làm tăng mức độ trầm trọng của rủi ro khác hoặc
làm phát sinh nhiều lọai rủi ro mới. chính sự đe dọa trực tiếp của rủi ro mà
bảo hiểm hỏa họan ra đời như một tất yếu khách quan.
Ở Việt Nam, bảo hiểm hỏa hoạn bắt đầu được thực hiện từ năm 1989 sau
khi có Quyết định số 06/TCQĐ ngày 17-01-1989 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính ban hành Quy tắc về bảo hiểm hỏa hoạn. Đến nay, do sự tối ưu của
bảo hiểm hỏa hoạn, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 130/2006/NĐ-CP
ngày 08-11-2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
2. Vài nét về bảo hiểm hỏa hoạn ( phạm vi, đối tượng, điều kiện)
2.1. Khái niệm
Là nghiệp vụ bảo hiểm những thiệt hại do cháy và các rủi ro tương
tự khác hay các rủi ro đặc biệt như: động đất, bão lụt, núi lửa, sét đánh…gây
ra cho đối tượng bảo hiểm.
2.2 Đối tượng bảo hiểm :
 Bất động sản: nhà cửa, công trình xây dựng, nhà máy, xí nghiệp, kho
tàng…thuộc loại hình SXKD hoặc công trình xây dựng
 Các động sản: tài sản liên quan đến người được BH
 Tài sản cần thiết cho sự hoạt động của một doanh nghiệp
 Hàng hoá
2.3 Phạm vi bảo hiểm
 Qui tắc bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ban hành theo quyết
định số 142/TC-QĐ ngày 12/04/1993
3
3
 Áp dụng chung cho tất cả các đối tượng trong nước, các DN có vốn
ĐTNN, các tổ chức quốc tế và cơ quan ngoại giao
Người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm :
 Những thiệt hại do những rủi ro được bảo hiểm gây ra cho tài sản
được bảo hiểm ghi trong giấy chứng nhận BH (hoặc danh mục kèm

theo) nếu người được BH đã nộp phí BH và những thiệt hại đó xảy ra
trước 4 giờ chiều ngày cuối cùng của thời hạn BH ghi trong giấy
CNBH
 Những chi phí cần thiết và hợp lý nhằm hạn chế tổn thất trong và sau
khi hoả hoạn.
Danh mục rủi ro lựa chọn :
A. Hoả hoạn
 Cháy:
- Nổ do ảnh hưởng của cháy
- Động đất hoặc lửa ngầm dưới đất
- Bản thân tài sản bị phá hủy hoặc hư hỏng do sự lên men hoặc quá
trình xử lý bằng nhiệt
 Sét: thiệt hại trực tiếp do sét gây ra
 Nổ: là hiện tượng cháy cực nhanh tạo ra và giải phóng một áp lực lớn
kèm theo một tiếng động mạnh phát sinh từ sự giãn nở nhanh, mạnh của
chất lỏng, chất rắn hoặc chất khí
- Nổ nồi hơi phục vụ sinh hoạt
- Hơi đốt phục vụ sinh hoạt thắp sáng hoặc sưởi ấm trong nhà
- Những thiệt hại tài sản do phương tiện hoặc biện pháp cứu chữa gây
ra
- Thiệt hại tài sản do mất cắp trong khi hoả hoạn
4
4
B. Nổ: tất cả thiệt hại do nổ gây nên, loại trừ
 Tài sản bị phá huỷ hay hư hại do nồi hơi, thùng đun nước bằng hơi
đốt, bình chứa, máy móc hoặc thiết bị mà áp suất bên trong hoàn toàn
do hơi nước tạo ra bị nổ
 Bình chứa, máy móc thiết bị hoặc chất liệu bên trong các dụng cụ đó
bị hư hại hay bị phá huỷ do nổ các chất liệu đó
C. Máy bay hoặc phương tiện hàng không khác hay các thiết bị trên các

phương tiện đó rơi vào.
D. Nổi loạn, bạo động dân sự, đình công, bế xưởng, hoặc hành động của
người tham gia gây rối, bạo động hay những người có ác ý không mang
tính chất chính trị.
Các rủi ro loại trừ :
 Những tài sản bị thiệt hại do
- Nổi loạn, bạo động dân sự ( nhóm D)
- Chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch của nước ngoài, chiến sự,
nội chiến, khởi nghĩa, cách mạng, binh biến, bạo động, đảo chính…
- Khủng bố (nhằm mục đích chính trị)
 Bất kì tổn thất nào, trực tiếp hay gián tiếp mà nguyên nhân gây
ra liên quan đến
- Phóng xạ hay nhiễm phóng xạ từ nhiên liệu hạt nhân hay từ chất thải
hạt nhân
- Các thuộc tính phóng xạ, độc, nổ hoặc các thuộc tình nguy hiểm khác
của thiết bị nổi hạt nhân hay các bộ phận của thiết bị đó
 Những tổn thất do hành động cố ý hoặc đồng loã của người được bảo
hiểm gây ra
 Những tổn thất về
5
5
- Hàng hoá nhận uỷ thác hay kí gửi
- Tiền bạc, kim loại, đá quí, chứng khoán, thư bảo lãnh, tem phiếu, tài
liệu, bản thảo, sổ sách kinh doanh, bản mẫu văn bằng, khuôn mẫu, bản
vẽ, tài liệu thiết kế
- Chất nổ
- Người, động vật, thực vật sống
- Những tài sản được bảo hiểm theo đơn BH hàng hải
- Tài sản bị cướp hay bị mất cắp
 Những thiệt hại mang tính chất hậu quả dưới bất kì hình thức nào (gián

đoạn kinh doanh, mất thu nhập, ô nhiễm môi trường…) trừ thiệt hại về
tiền thuê nhà nếu tiền thuê nhà được xác nhận trong giấy chứng nhận BH
là được BH
 Những thiệt hại gây ra cho bên thứ ba
 Những thiệt hại trong phạm vi miễn thường
3.Sơ lược về bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân :
3.1 Quyền lợi bảo hiểm:
Bảo hiểm cho những tổn thất về tài sản bị rủi ro bất ngờ và không lường
trước được tại ngôi nhà có tham gia bảo hiểm. Giá trị bồi thường tương
đương với giá trị phần tổn thất.
6
6
Những rủi ro được bảo hiểm bao gồm :
 Hoả hoạn, nổ bình ga hoặc nồi hơi nước, bình đun nước phục vụ
sinh hoạt gia đình; sét đánh.
 Do va chạm với các vật thể như:
• Máy bay và các phương tiện hàng không khác hoặc các thiết bị
trên các phương tiện đó rơi vào;
• Xe cộ hay động vật;
 Bão, lốc, lũ lụt, lún đất nhưng ngoại trừ những thiệt hại gây ra do
ẩm mốc thông thường, thiệt hại đối với trang thiết bị bên ngoài Ngôi
nhà, và các động sản bên ngoài khác. (Hạn mức bồi thường
100.000.000 VND).
 Thiệt hại do trộm cướp (Hạn mức bồi thường 100.000.000 VND)
3.2 Giới hạn bồi thường :
Trách nhiệm bồi thường trong mỗi vụ tổn thất hoặc trong bất kỳ một thời
hạn bảo hiểm nào cũng không vượt quá:
 Thiệt hại thực tế của ngôi nhà được bảo hiểm.
 Số tiền bảo hiểm của hạng mục bị tổn thất hoặc tổng số tiền bảo hiểm
nếu thiệt hại xảy ra với toàn bộ tài sản được bảo hiểm.

 Bất kỳ hạn mức trách nhiệm nào được ghi trong Giấy chứng nhận bảo
hiểm hoặc những số tiền được qui định theo một điều khoản bổ sung
kèm theo.
3.3 Những rủi ro loại trừ bảo hiểm:
Bất kỳ khiếu nại nào liên quan trực tiếp hay gián tiếp phát sinh do một trong
các trường hợp dưới đây sẽ không được bồi thường :
7
7
 Chiến tranh, xâm lược hay các hoạt động tương tự chiến tranh.
 Nội chiến, bạo loạn, hoặc những biến cố và nguyên nhân dẫn đến
việc tuyên bố và duy trì tình trạng khẩn cấp/giới nghiêm v.v…
 Những thiệt hại xảy ra trong các điều kiện bất thường phát sinh
bởi, hay là hậu quả trực tiếp, gián tiếp của các sự cố nói trên.
 Thiệt hại xảy ra khi ngôi nhà bỏ trống trong vòng 60 ngày;
 Thiệt hại xảy ra khi ngôi nhà đang cải tạo, sửa chữa;
 Thiệt hại do bị phá huỷ theo lệnh của Chính phủ, chính quyền địa
phương.
 Tài sản tự lên men/toả nhiệt hoặc chịu tác động của các quả trình
xử lý nhiệt/khô.
 Thiệt hại là hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp từ các rủi ro địa chấn
hoặc những hành động cố ý của người được bảo hiểm.
 Thiệt hại là hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp từ nguyên liệu hạt
nhân hoặc phóng xạ v.v…
 Thiệt hại đối với thiết bị điện hoặc bất kỳ bộ phận nào của thiết bị
điện do chạy quá tải, đoản mạch, rò điện v.v…
 Thiệt hại là hậu quả gián tiếp do bất kỳ nguyên nhân và hình thức
nào.
II. Thực trạng về Bảo hiểm hỏa họan nhà tư nhân
ở Việt Nam:
1. Tình hình hỏa họan ở Việt Nam:

Theo số liệu của Bộ Tài chính, từ năm 2002 đến 2008 cả nước đã xảy ra
hơn 15 nghìn vụ cháy, thiệt hại ước tính hàng nghìn tỷ đồng. Năm 2009 đã
xảy ra 1.948 vụ cháy, trong đó, có 1.677 vụ cháy ở các cơ sở và nhà dân, 271
8
8
vụ cháy rừng làm 62 người chết và 145 người bị thương. Tổng thiệt hại về
tài sản ước tính khoảng 500 tỉ đồng . Bên cạnh đó, cũng xảy ra 18 vụ nổ, làm
chết 16 người, bị thương 42 người, thiệt hại về tài sản ước tính 1,3 tỉ đồng.
Tuy giảm về lượng so với năm 2008 nhưng lại tăng mức thiệt hại về người.
Điển hình là số người bị chết vì cháy tăng 19% và chết trong các vụ nổ tăng
52%.
Theo Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC), trong quý I/2010, cả
nước đã xảy ra 511 vụ cháy tại các cơ sở, nhà dân và 40 vụ cháy rừng, làm
chết 11 người, bị thương 45 người, thiệt hại về tài sản ước tính trị giá
297,529 tỷ đồng và 801 héc-ta rừng. Các vụ hỏa họan tập trung chủ yếu tại
các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai…
Trong đó, số vụ hỏa họan nhà tư nhân xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước
với mức thiệt hại không nhỏ về cả người và của. Nguyên nhân gây cháy
phần lớn là do thiếu ý thức, sơ suất trong sinh hoạt sử dụng thiết bị điện và
vi phạm quy định về PCCC. Bên cạnh đó, rủi ro từ thiên tai như giông tố,
bão lụt, lũ… cũng xảy ra ngày càng nhiều và mức độ gây thiệt hại ngày càng
nghiêm trọng. Việt Nam được xếp vào diện một trong những quốc gia chịu
ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu nặng nề nhất thế giới. Chính vì vậy mà bảo
hiểm hỏa họan nhà tư nhân ngày càng cần thiết và có ý nghĩa quan trọng
trong việc khắc phục, bù đắp thiệt hại cũng như hướng dẫn các biện pháp
phòng tránh rủi ro cho người dân.
2. Thực trạng vể bảo hiểm hỏa họan nhà tư nhân hiện nay và một số
khó khăn gặp phải:
Ở Việt Nam, bảo hiểm hoả hoạn bắt đầu được thực hiện từ năm 1989 sau
khi có Quyết định số 06/TCQĐ ngày 17-01-1989 của Bộ trưởng Bộ Tài

chính ban hành Quy tắc về bảo hiểm hoả hoạn. Đến nay, do sự tối ưu của
bảo hiểm hoả hoạn, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 130/2006/NĐ-CP
ngày 08-11-2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Tuy nhiên,
đến cuối năm 2009, trong số hơn 30.000 cơ sở thuộc diện quy định, chỉ có
hơn 15% tham gia mua bảo hiểm bắt buộc. Còn đối với các hộ gia đình,nhà
tư nhân do không có yếu tố bắt buộc nên số đăng kí tham gia bảo hiểm hỏa
họan còn tương đối thấp và chưa nhận được nhỉều sự quan tâm bởi thực tế
nhu cầu của người dân và hiểu biết về tầm quan trọng của bảo hiểm hỏa
họan nhà tư nhân còn nhiều hạn chế với quan niệm chủ quan, “ trời kêu ai
nấy dạ”!. Thậm chí không ít trường hợp ngừơi dân có nhu cầu mua bảo hiểm
chỉ vì dưới áp lực của ngân hàng khi đem nhà đi thế chấp vay tiền.
9
9
Mặc dù ngày nay thì các nhà bảo hiểm đã đưa ra khá nhiều gói sản phẩm
cạnh tranh với chi phí tương đối không cao, khỏang 0,1%-0,15% giá trị ngôi
nhà. Ví dụ, căn nhà có giá trị 1 tỷ đồng, khách hàng muốn mua bảo hiểm 1
tỷ đồng (có nghĩa là phía bảo hiểm sẽ trả cho khách hàng cao nhất 1 tỷ đồng
nếu xảy ra rủi ro) thì khách hàng phải đóng số phí là 1-1,5 triệu đồng. Khách
hàng có thể chọn mua hình thức bảo hiểm hỏa họan nhà với mức bảo hiểm là
giá trị căn nhà hoặc một phần trị giá căn nhà. Càng ít có nguy cơ xảy ra rủi
ro thì mức phí mua bảo hiểm càng thấp. Ngoài việc được bảo hiểm trị giá
ngôi nhà, người mua bảo hiểm nhà còn được bảo hiểm cả tài sản trong ngôi
nhà khi xảy ra rủi ro hỏa họan.
Bên cạnh đó, các công ty bảo hiểm còn thực hiện các họat động tư vấn và
mở rộng các điều khỏan điều kiện bảo hiểm, … nhằm thu hút sự quan tâm
của khách hàng. Trước khi tiến hành ký hợp đồng bảo hiểm với khách hàng,
các công ty bảo hiểm thường phải đến kiểm tra trước nhằm để xem mức độ
xảy ra rủi ro mà tư vấn cách khắc phục cho khách hàng, đồng thời để kiểm
tra mức độ chính xác của những thông tin mà khách hàng đã cho công ty bảo
hiểm biết.

Cũng có một số ghi nhận trong một vài năm gần đây, lượng đăng kí bảo
hiểm lọai hình này đang có dấu hiệu tích cực hơn. Những hộ gia đình có căn
nhà giá trị vài tỷ đồng đã đến mua bảo hiểm ngày càng tăng thậm chí có
nhiều căn nhà trị giá khoảng 200 triệu đồng cũng đã tìm đến bảo hiểm để
mua sự an tâm. Tuy nhiên,từ những số liệu trên và thực tế đang cho thấy,
bảo hiểm hỏa họan nhà tư nhân vẫn chưa được sự quan tâm đúng mức.
Khách hàng chủ yếu trong lọai hình bảo hiểm này đa số là các gia đình có
thu nhập cao, còn những gia đình có thu nhập trung bình và thấp thì rất khó
để thuyết phục mua bảo hiểm hỏa họan cho chính ngôi nhà của họ.
10
10
Có khách hàng đã khó, ngay cả khi có khách hàng tìm đến mua bảo hiểm
rồi nhưng các công ty bảo hiểm vẫn không dễ dàng bán bảo hiểm cho khách
hàng. Trong nhiều trường hợp, các công ty bảo hiểm vẫn sẽ từ chối cung cấp
bảo hiểm vì nhận thấy độ rủi ro quá cao. Ví dụ như trường hợp nhà nằm
trong các khu chợ, các căn hẻm quá nhỏ và chằng chịt , xe phòng cháy chữa
cháy không vào được; nhà chứa nhiều vật dụng dễ gây cháy mà không trang
bị phương tiện phòng cháy chữa cháy đầy đủ dù sau khi đã được tư vấn; thói
quen hút thuốc vứt bừa bãi, bếp núc không an toàn, chứa chất dễ gây cháy,
nổ; nhà quá lụp xụp…
Với nhiều đánh giá của các chuyên gia thì mặc dù thị trường bảo hiểm hỏa
họan nhà tư nhân còn chưa được đón nhận một cách tích cực. Tuy nhiên, lọai
hình này cũng có một số tín hiệu lạc quan trong thời gian qua khi các vụ hỏa
họan diễn ra ngày một gia tăng và để lại những hậu quả nặng nề. Chính vì
vậy, thị trường bảo hiểm hỏa họan nhà tư nhân cũng được xem là tiềm năng
trong thời gian tới.
III. Một số biện pháp để phát triển lọai hình Bảo hiểm nhà
tư nhân ở Việt Nam:
1. Cải tiến sản phẩm, phát triển sản phẩm mới :
Có thể nhận thấy thực tiễn rằng, khi mà thu nhập của hộ gia đình ngày

càng gia tăng, chi tiêu cho cuộc sống không đơn thuần dừng lại ở các nhu
cầu thiết yêu nữa, mà nó ngày càng nâng cao, đỏi hỏi thị trường cao hơn.
Hơn thế nữa trong quan niệm sống của người Việt Nam, thì ngôi nhà
mang ý nghĩa hết sức quan trọng về cả tinh thần lẫn vật chất. Do đó, điều
quan trong là các doanh nghiệp Bảo Hiểm cần phải biết cách phát triển
sản phẩm mới, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người mua. Người
mua sản phẩm bảo hiểm có thể là các hộ gia đình ở các khu vực khác
nhau, thuộc các nhóm thu nhập khác nhau, có các rủi ro, nguy cơ khác
nhau vì vậy cần có các sản phẩm khác nhau để đáp ứng được nhu cầu
đa dạng đó. Thêm vào đó, nhu cầu trên không phải là bất biến mà luôn
thay đổi, do đó cần thiết có sản phẩm mới để thâm nhập và chiếm lĩnh thị
trường khả thi này. Một lý do khác mà không chỉ có đối với loại hình bảo
hiểm hoả hoạn nhà tư nhân mà hầu như với tất cả các loại hình bảo hiểm
khác, đó là chu kỳ sống của các sản phẩm bảo hiểm ngày càng ngắn hơn.
Mặc dù thực tế ,khi thiết kế sản phẩm mới, việc thuyết phục cơ quan cấp
phép, đặc biệt là khách hàng không hề đơn giản. Ngoài việc tính toán
mức phí hợp lý, DN còn phải nghiên cứu tâm lý khách hàng và tìm sự
khác biệt với sản phẩm của các DN đối thủ nếu có những nét tương đồng.
Do đó, chi phí để ra đời một sản phẩm mới không hề nhỏ. Tuy nhiên, dù
11
11
muốn hay không, đó là công việc mà các DN bảo hiểm phải làm, bởi nhu
cầu khách hàng ngày một cao, thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, vì
vậy đa dạng hóa và phát triển sản phẩm mới là cần thiết. Một ví dụ dễ
nhận thấy, đó là hầu như hiện nay khách hàng có thể tìm thấy dễ dàng
nhiều gói sản phẩm bảo hiểm cho ngôi nhà của mình, trong đó có đi kèm
với phần bảo hiểm hỏa hoạn khung nhà và các tài sản trong nhà đi kèm.
Ví dụ: ngoài bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân, có bảo hiểm nhà tư nhân
với 3 sản phẩm đi kèm: bảo hiểm khung nhà và tài sản, bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của chủ nhà với bên thứ 3 và bảo hiểm tai nạn con người

sống trong ngôi nhà đó…
2. Sử dụng các công cụ Makerting thích hợp để xúc tiến bán hàng:
- Xuất phát từ đặc tính của các sản phẩm dịch vụ là tính vô hình, không
thể tách rời và không thể lưu trữ,và đặc tính riêng của bảo hiểm hỏa
hoạn nhà tư nhân là loại hình bảo hiểm có tính tự nguyện. Nên để
thúc đẩy gia tăng doanh số của loại hình bảo hiểm này cần phải có
chiến dịch xúc tiến bán hàng hiệu quả. Có thể nói trong những năm
qua, khâu khai thác bảo hiểm vẫn còn yếu. Đẩy mạnh công tác khai
thác nghiên cứu thị trường là rất cần thiết. Mặc dù công tác khai thác
bảo hiểm không phải là kinh doanh thuần túy nhưng không vì thế mà
không tuyên truyền quản cáo. Đối với nhiều nước trên thế giới, bảo
hiểm đã trở thành nhu cầu và trở thành tập quán của đời sống, nhưng
với nứoc ta tất cả mới bắt đầu khi mà nhận thức của người dân về sự
cần thiết của bảo hiểm đối với nền kinh tế, cũng như đối với đời sống
xã hội vẫn còn hạn chế. Do vậy, đây là một cơ hội tốt để các doanh
nghiệp bảo hiểm nâng cao hiểu biết của người dân về bảo hiểm, đồng
thời xây dựng được hình ảnh của công ty mình trong những khách
hàng tiềm năng thông qua quảng cáo, qua các hoạt động xã hội mang
tính nhân đạo là những phương thức mà các công ty nên hướng tới.
Trong quá tình quảng bá sản phẩm nếu doanh nghiệp biết cách đánh
mạnh vào tâm lý người dân, và tât nhiên lựa chon phân khúc thích hợp
cho từng loại hình sản phẩm hỏa hoạn nhà thì việc phát triển loại hình
này là hết sức khả thi.
12
12
- Trên thực tế đối với một số doanh nhiệp bảo hiểm ngoài việc sử dụng
kết hợp các công cụ marketing khác nhau, họ còn thực hiện kết hợp
sản phẩm bảo hiểm hoả hoạn nhà tư nhân với các gói tín dụng mua,
thuê nhà của các ngân hàng đối tác. Việc tao ưu đãi từ 2 sản phẩm đi
kèm này khiến cho chúng trở nên hấp dẫn hơn trong mắt người tiêu

dùng, thu hút được doanh số bán gia tăng.
3. Nâng cao chất lượng của các dịch vụ kèm theo:
Trên thực tế, nền kinh tế của đất nước ta tăng trưởng đáng nể, kéo theo
mức thu nhập và đời sống nhân dân ngày càng cao, nên các cá nhân, hộ gia
đình có mong muốn mua bảo hiểm hỏa hoạn nhà cho họ tăng ngày càng
nhiều là điều đương nhiên. Tuy nhiên, khách hàng luôn mong muốn, được
cung cấp sản phẩm tốt nhất, tức là từ các khâu thực hiện cần chuyên nghiệp,
nhanh chóng, chính xác, khi gặp tổn thất hay thiệt hại thì khách hàng luôn
mong muốn được giải quyết nhanh gọn, công bằng với thái độ lịch sự và
thân thiện . Do đó, điều cần thiêt là nâng cao chất lượng các dịch vụ kèm
theo sản phẩm và cung cấp thêm nhiều tiên ích khác nhằm bổ sung cho sản
phẩm chính.
- Đơn giản hóa thủ tục:
Để tạo thuận lợi cho khách hàng dễ dàng tiếp cận sản phẩm, các
công ty bảo hiểm nên đơn giản hóa thủ tục mua sản phẩm bằng
cách thiết kế sản phẩm và mức phí theo gói phù hợp. Như vậy, các
hộ gia đình chỉ việc lựa chọn theo gói sản phẩm, sau khi xác nhận
đồng ý mua bảo hiểm thì coi như giao dịch đã thành công. Sản
phẩm sẽ được triển khai bán rộng rãi qua các kênh trực tuyến như
qua điện thoại ( hotline ), qua ATM của hệ thống ngân hàng, qua
Internet,… để tăng tính chủ động tiếp cận sản phẩm mọi lúc mọi
nơi cho khách hàng. Bên cạnh đó, sản phẩm cũng sẽ được bán
đồng bộ qua kênh đại lý, qua kênh ngân hàng (Bancasurance) và
các kênh phân phối khác. Các công ty bảo hiểm nên làm một
chương trình quảng bá mạnh mẽ sản phẩm này, kể cả việc giảm bớt
phí BH để khuyến khích người dân tham gia trong giai đoạn đầu.
Công ty bảo hiểm thường xuyên phối hợp với Sở Cảnh sát PC &
CC tổ chức hội thảo để đưa ra các giải pháp phòng cháy chữa cháy
bảo vệ tài sản trong nhà cho người dân.
- Công tác giám định:

Các công ty bảo hiểm nên tổ chức những khóa học nâng cao trình
độ chuyên môn, chất lượng phục vụ trong vịêc giám định. Bên
13
13
cạnh đó, phải duy trì mở rộng các mối quan hệ với các công ty
giám định, các đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực…
- Công tác tư vấn :
Ngoài việc tư vấn phí bảo hiểm, các khỏan đánh giá tăng giảm phí
bảo hiểm…, thì trong quá trình từ lúc tiếp cận khách hàng cho tới
khi kí kết hợp đông bảo hiểm, và trong quá trình hợp đồng còn
hiệu lực, thì công ty bảo hiểm cần cung cấp thêm thông tin về các
biện pháp an toàn nhà và tài sản bên trong, điều này không chỉ hạn
chế được rủi ro cháy nổ, mà còn hạn chế được nhiều rủi ro tiềm ẩn
khác, mang đến lợi ích tích cực cho gia đình, công ty và toàn xã
hội.
- Công tác tính phí:
Họat động kinh doanh bảo hiểm là một hình thức kinh doanh
dịch vụ. Phí bảo hiểm mà ngừoi tham gia bảo hiểm phải đóng cho
nhà bảo hiểm để đổi lấy những cam kết khi có sự kiện bảo hiểm
xảy ra. Chính vì vậy, việc tính phí phải vừa đảm bảo chi trả bồi
thường, đảm bảo kinh doanh có lãi đồng thời phải tạo được mức
phí có khả năng cạnh tranh được với các công ty khác. Phí bảo
hiểm có ý nghĩa quan trọng giúp làm tăng giá trị của công ty. Một
công ty có nguồn vốn dồi dào, các quỹ dự trữ được trích đầy đủ và
đều đặn hàng năm, doanh số và hiệu quả ngày càng phát triển đó là
mục tiêu chung của tất cả các công ty. Khi giá trị của công ty tăng
lên thì việc tạo lòng tin đối với khách hàng cũng dễ dàng hơn, có
tiếng nói hơn trong thị trường bảo hiểm.
- Công tác bồi thường:
Khách hàng chỉ nhận thấy rõ tác dụng của bảo hiểm nhất là khi họ

gặp rủi ro. lúc xảy ra tổn thất các gia đình thường cần nhiều vốn
gấp để khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống. Chính vì thế để tạo
lòng tin từ khách hàng thì công ty nên tiến hành giám định, thủ tục
bồi thường tổn thất nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng với
mức bồi thường thích đáng. Đây là cách tuyên truyền quảng cáo có
hiệu quả nhất gây uy tín cho công ty bằng hành động cụ thể chứ
không bằng lời nói suông
14
14
- Ứng dụng khoa học kĩ thuật:
Các công ty bảo hiểm cũng cần nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng
các thành tựu của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông
tin vào quá trình khai thác và quản lý hoạt động kinh doanh nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiết kiệm chi phí quản lý, hạ phí bảo
hiểm một cách hợp lý.
4. Công tác đạo tạo cán bộ:
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, phong cách phục vụ,
nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho các cán bộ kinh doanh, đại lý
môi giới bảo hiểm cũng rất cần thiết. cũng cần nhận thức rằng cán
bộ giỏi nghiệp vụ thì không những thực hiện công tác một cách
nhanh chóng trôi chảy mà nếu khi khách hàng thắc mắc yêu cầu gì
cán bộ có thể giải đáp một cách rõ ràng, tạo niềm tin cho khách
hàng.
Một trong những hành động cụ thể là công ty cần tổ chức thêm
những đợt tập huấn, đào tạo hướng dẫn cán bộ để nâng cao trình
độ nghiệp vụ. ngòai ra cần phát hiện và nhìn nhận đúng đắn năng
lực trình độ của từng cán bộ mà có chế độ đãi ngộ, ưu tiên thích
đáng.
5. Một số giải pháp cho các tòa nhà cao tầng, khu chung cư :
- Để phát triển hoại hình bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân không chỉ xuất

phát từ phía khách hàng mà còn xuất phát từ chính bản thân công ty
bảo hiểm có mạnh dạn phát triển loại hình bảo hiểm này ở các công
trình có quy mô lớn, mức độ rủi ro cao và khi xảy ra tổn thất thì mức
bồi thường ở những công trình này chi phí rất cao. Điều này cũng góp
phần khiến các công ty bảo hiểm ngại bảo hiểm cho các tòa nhà cao
tầng, kiến trúc hiện đại. Trong thời gian vừa qua đã có những vụ cháy
nhà cao tầng như 18 tầng SJC khiến cho rất nhiều người hoang mang
lo ngại. Ngày nay, các tòa nhà cao tầng được xây dựng khắp nơi. Các
công trình này mở rộng không gian và chức năng sử dụng đáp ứng
nhu cầu của con người, chúng không còn được xây dựng đơn giản
bằng gỗ như thợ xây ngày xưa và cũng không còn thiết kế các kiểu cổ
điển như hàng loạt các phòng được kết nối với nhau như kiểu cổ điển
nữa. Các tòa nhà được gọi là hiện đại ngày nay không chỉ đáp ứng yêu
cầu kỹ mỹ thuật và công nghệ hiện đại mà còn phải đảm bảo các tiêu
15
15
chí về an toàn phòng hỏa. Chính vì thế để hạn chế rủi ro hỏa hoạn xảy
ra cho các tòa nhà cao tầng cần phải :
• Xây dựng quy định các yêu cầu chung về an toàn cháy cho các
gian phòng, nhà và công trình xây dựng và bắt buộc áp dụng
trong tất cả các giai đoạn xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa hay
thay đổi công năng, đồng thời quy định phân loại kỹ thuật về
cháy cho các nhà, phần và bộ phận của nhà, cho các gian
phòng, cấu kiện xây dựng và vật liệu xây dựng.
• Phân loại chính xác các nhóm nhà dựa trên tính nguy hiểm cháy
theo công năng làm cơ sở tính toán số lượng khoảng cách, kích
thước lối thoát hiểm v.v…
• Chỉ tiêu diện tích rõ ràng cho từng chức năng.
• Khi xảy ra hỏa hoạn phải rất lâu sau các đơn vị cứu hỏa mới
tiếp cận được đám cháy để xử lý. Ví dụ: Tòa nhà Broadgate –

London là 4,5 giờ, Trung tâm thương mại thế giới -New York là
1,5 giờ, Windsor Tower- madrid là 19 giờ và những ví dụ khác.
Điều này có thể đem lại thiệt hại về người và của vô cùng to
lớn. Trong khi đó với cơ sở hạ tầng Việt Nam còn đang yếu
kém như hiện nay, cộng với tình trạng ùn tắc giao thông sẽ
khiến cho việc tiếp cận và xử lý cháy của các nhân viên cứu hỏa
là vô cùng khó khăn. Chúng ta có thể sử dụng các công nghệ và
vật liệu về PCCC để phòng cháy cho khu vực thoát hiểm của
công trình để ngăn cháy lan trong thời gian các nhân viên cứu
hỏa tiếp cận công trình hoặc trong thời gian cư dân thoát hiểm
ra ngoài công trình.
• Giải pháp thiết kế hỗ trợ PCCC trong các công trình cao tầng.
Đây là một giải pháp toàn diện đối với PCCC trong nhà cao
tầng, không chỉ tập trung vào công nghệ, kỹ thuật, vật liệu, thiết
kế mà còn bao gồm cả việc giáo dục về ý thức an toàn phòng
cháy chữa cháy đối với người dân.
- Sau vụ cháy ở tầng 18 khu chung cư JSC 34 Lê Văn Lương thì người
dân mới giật mình thắc mắc không biết chung cư mình ở có bảo hiểm
cháy nổ không và nếu cần bảo hiểm thì mua ở đâu, mua như thế nào?
Điều này cho thấy người dân sống ở các chung cư vẫn chưa được tiếp
cận với loại hình bảo hiểm này một cách thích đáng. "Đa số khách
hàng mua "Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc" hay "Bảo hiểm hỏa hoạn và
các rủi ro đặc biệt" là các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vì nguy
cơ của mặt hàng này cao nên không thể bỏ qua. Còn với các chung cư
cao tầng đến "Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc" còn bị các chủ đầu tư tìm
cách "trốn" điều này gây thêm khó khăn cho các công ty bảo hiểm tiếp
16
16
cận với người dân. Để khắc phục tình trạng trên cần phải làm rõ trách
nhiệm mua bảo hiểm thuộc về ai để tránh tình trạng gây tâm lý hoang

man cho người dân, ỷ lại chủ đầu tư và trực tiếp tiếp cận với các công
ty bảo hiểm để được tư vấn một cách thỏa đáng. Ngoài ra, các công ty
bảo hiểm nên đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm cho hộ gia đình sinh
sống trong các khu chung cư. Theo đó, bên cạnh sản phẩm bảo hiểm
cháy nổ bắt buộc theo quy định của Bộ Tài chính, các hộ gia đình có
thể lựa chọn mua thêm gói bảo hiểm cho căn hộ của mình với các điều
khoản bảo hiểm mở rộng cho tài sản bên trong căn hộ, trách nhiệm đối
với bên thứ ba, tiền thuê nhà và tai nạn con người.
Kết luận:
Thực tế cho thấy, Bảo hiểm hỏa họan nhà tư nhân ở Việt Nam
tuy còn hạn chế ở một số mặt, đặc biệt là từ sự thiếu quan tâm của
đa số các hộ gia đình. Tuy nhiên, các công ty bảo hiểm cũng đã có
những kết quả đáng kể trong vài năm trở lại đây khi nền kinh tế
đang dần phát triển và hội nhập, nhận thức của nguời dân cũng
ngày một nâng cao. Điều đó không chỉ thể hiện ở sự tăng trưởng
của các chỉ tiêu trong họat động kinh doanh mà còn khằng định
được do sự đóng góp của nghiệp vụ đối với nền kinh tế. Thông qua
tác dụng bảo tòan vốn, tạo ra một tâm lí an tòan, tin tưởng cho cá
nhân cũng như cho tòan bộ công dân, nghiệp vụ này đã làm nổi bật
được vai trò của mình trong công cuộc đổi mới đất nước.

17
17
18
18

×