Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

PHIẾU MÔ TẢ DẠY HỌC TICH HỢP MÔN GDCD-Nhất Tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.83 MB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH YÊN
TRƯỜNG: THCS TÍCH SƠN
TỔ: KHOA HỌC XÃ HỘI
NGƯỜI THỰC HIỆN: BÙI THỊ YẾN NGỌC
ĐIỆN THOẠI: 01296705588
EMAIL:
Năm học: 2013-2014
Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân
PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DẠY HỌC – MÔN GDCD
1. Tên dự án dạy học
TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN SINH HỌC, HÓA HỌC, ĐỊA LÍ, NGỮ VĂN VÀ GIÁO
DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO BỘ MÔN GDCD.
Tiết 10. Bài 9:
Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
2. Mục tiêu dạy học
2.1. Kiến thức:
2.1.1. Môn GDCD
- Học sinh hiểu được những việc làm đúng đắn trong việc góp phần cùng với mọi người,
cộng đồng bảo vệ môi trường.
- Bảo vệ môi trường là góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
- Thực hiện và vận động bạn bè, người thân thực hiện bảo vệ môi trường là trách nhiệm
của học sinh.
2.1.2. Môn Sinh học
- Học sinh thấy được vai trò quan trọng của thực vật trong việc bảo vệ đất và nguồn
nước.
- Thấy được sự ra tăng dân số gây tác động xấu đến môi trường.
- Mỗi con người đều phải có ý thức thực hiện tốt luật Bảo vệ môi trường.
2.1.3. Môn Hóa học.
- Xác định được việc bảo vệ nguồn nước là rất cần thiết cho đời sống con người.
2.1.4. Môn Ngữ văn.


- Hiểu được sự nguy hiểm của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người.
2.1.5. Môn Địa lí.
Học sinh thấy được vai trò quan trọng của đất, nước, bầu khí quyển đối với sự sống của
con người, từ đó học sinh có ý thức xây dựng ý thức tích cực để bảo vệ môi trường.
2.2. Kỹ năng
- Giúp học sinh hình thành nếp sống có văn hóa , có ý thức bảo vệ môi trường.
- Học sinh tự nhận biết được những việc làm tốt cho môi trường.
Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp. Vĩnh Yên
2
Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân
- Có ý thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa, khu dân cư, trường lớp sạch sẽ.
- Có ý thức trồng cây xanh tạo bóng mát, trồng cây gây rừng, bảo vệ nguồn nước
2.3. Thái độ
- Các em thấy yêu quí thiên nhiên, yêu quí môi trường trong lành thân thiện
- Thấy rõ trách nhiệm của bản thân về việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân
cư, trường học góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường.
- Có thái độ đúng đắn trong việc góp phần cùng với mọi người, cộng đồng bảo vệ môi
trường.
3. Đối tượng dạy học
- Học sinh trường : THCS Tích Sơn
+ Số lượng: 110 học sinh
+ Số lớp: 3
+ Khối lớp: 8
4. Ý nghĩa của dự án
4.1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học
- Qua việc dạy học của dự án thì học sinh đã có tư duy, vận dụng được kiến thức của
nhiều môn học khác nhau để giải quyết một vấn đề gặp trong cuộc sống.
- Từ những kiến thức của dự án và cách vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác
nhau để giải quyết vấn đề mà học sinh có thể vận dụng đối với các tình huống khác.
4.2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống

- Phát hiện những hành động xấu đe dọa, tác động xấu đến môi trường .
- Học sinh có ý thức tốt để bảo vệ môi trường trong cuộc sống hàng ngày, đó là nâng cao
khả năng rèn luyện của bản thân và cộng đồng.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tích cực bảo vệ và trồng thêm cây xanh., tạo môi
trường xanh sạch đẹp.
- Bảo vệ nguồn nước, tránh làm ô nhiễm nguồn nước, làm trong sạch bầu khí quyển.
- Biết phân loại giác , tự giác thực hiện tốt những việc làm có ích cho môi trường xung
quanh mình.
5. Thiết bị dạy học và học liệu
5.1. Thiết bị dạy học
- Tranh ảnh về ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường, không bảo vệ môi trường.
- Một số mẩu truyện thực tế.
Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp. Vĩnh Yên
3
Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân
- Máy chiếu.
5.2. Học liệu
5.2.1. Một số hình ảnh về hậu quả của việc phá hoại môi trường, không bảo vệ môi
trường.
5.2.2. Một số hiểu biết về môi trường, ý thức, hành động của con người có tác động tới
môi trường.
Khái niệm về môi trường:
Theo Điều 1, Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam thì môi trường bao gồm các
yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con
người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên
nhiên.
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho
sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước,
ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung
quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.

Ô nhiễm môi trường:
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: « Ô nhiễm môi trường là sự làm
thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường ».
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc
năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến
sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm
bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa
hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng
độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con
người, sinh vật và vật liệu.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
- Dân số tăng, lượng tài nguyên thiên nhiên khai thác sử dụng nhiều, tạo ra lượng
phế thải lớn, tình trạng khai thác lạc hậu, bừa bãi.
- Khí thải công nghiệp, chất thải công nghiệp của các ngành sản xuất khác nhau,
quy trình thu gom, xử lí còn hạn chế.
- Các loại phân bón trong nông nghiệp, nhất là lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc
diệt cỏ…
- Do hoạt động sản xuất của con người ở nhiều lĩnh vực khác nhau như phá rừng,
xây dựng, khai thác các loại tài nguyên…
- Do chiến tranh (khí độc do khói súng, cháy nhà, cháy rừng; chất độc hóa học,
chất phóng xạ ; xác chết của người và động vật chưa được chôn cất kịp thời …)
Thực trạng môi trường Việt Nam.
Cùng với sức ép gia tăng dân số, sự nghèo nàn, quá trình đô thị hóa, sự di dân và
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tác động mạnh mẽ tới môi trường.
Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp. Vĩnh Yên
4
Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân
Nguy cơ mất rừng và tài nguyên rừng đang đe dọa nghiêm trọng. Trung bình rừng
bị phá hàng năm từ 150.000 – 200.000 ha/năm. Mất rừng, đồi núi trọc, đất bị xói mòn

rửa trôi, chế độ thủy văn và khí hậu thay đổi theo chiều hướng xấu, mất đa dạng sinh
học, nhất là những động vật quý hiếm.
Sự suy giảm nhanh chất lượng đất và diện tích canh tác, tài nguyên đất tiếp tục bị
lãng phí do canh tác không hợp lí, thiếu phân bón hữu cơ, phương thức canh tác lạc hậu.
Đặc biệt là sự lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu đã làm cho môi trường đất, nước và
không khí bị ô nhiễm ngày càng nặng nề, nhiều bệnh tật ngày càng phát sinh.
Tài nguyên biển, đặc biệt là tài nguyên sinh vật vùng ven biển đang bị suy giảm
nhanh, môi trường bị ô nhiễm: khai thác hải sản quá mức, đánh bắt sinh vật còn non,
công cụ khai thác còn lạc hậu, đánh bắt chủ yếu ven bờ…
Một số hình ảnh ô nhiễm môi trường ở Việt Nam
Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp. Vĩnh Yên
5
Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân
Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp. Vĩnh Yên
6
Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân
Thực trạng môi trường Thành Phố Vĩnh Yên và trường THCS Tích Sơn.
-Vĩnh Yên là một thành phố nhỏ, nhưng có số dân cư khá đông đúc, bên cạnh đó
lại có nhiều nhá máy, công ty, siêu thị, chợ lớn nên môi trường dễ bị ô nhiễm.
- Nguồn nước những sông ngòi ao hồ đang bị ô nhiễm do con người đang hàng
ngày xả nước thải trực tiếp ra đó.
Trường THCS Tích Sơn gần khu dân cư, trong khi ý thức bảo vệ môi trường của
một bộ phận nhân dân gần trường học và nơi học sinh sinh sống còn hạn chế nên ảnh
hưởng phần nào đến môi trường trường học.
- Về phía nhà trường tuy được đầu tư nhiều về cơ sở vật chất nhưng còn nhiều hạn
chế: sân trường có diện tích nhỏ, nhà trường đang trong quá trình sửa chữa và xây mới
nên còn bụi bặm, ồn ào.
- Đặc biệt ý thức bảo vệ môi trường của học sinh THCS Tích Sơn chưa cao, các
em chưa tự giác thực hiện những hành động bảo vệ môi trường, còn có một số ít học
sinh vứt bỏ rác bừa bãi ngay trong lớp học và ngoài sân trường, các em không phân loại

giác điều này dẫn tới việc xử lý giác thải rất khó khăn. Một số học sinh cũng thường
xuyên phá hoại cây xanh trong khu vực sân trường như: bẻ cành , ngắt lá
- Qua thực trạng môi trường Việt Nam, đặc biệt là thực trạng môi trường của
thành phố Vĩnh Yên và trường THCS Tích Sơn tôi đã thực hiện dự án này nhằm giúp
các em có ý thức thể hiện văn hóa bảo vệ môi trường trong cuộc sống hàng ngày. Các
em biết yêu quý thiên nhiên tươi đẹp, biết góp phần nhỏ bé của mình bảo vệ môi trường
xung quanh.
Trong bộ môn Sinh học lớp 6 các em cũng đã biết được thực vật có vai trò rất quan
trọng trong việc bảo vệ đất và nguồn nước, nếu thực vật bị tàn phá sẽ gây sói mòn đất,
Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp. Vĩnh Yên
7
Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân
nguồn nước sẽ ô nhiễm, từ đó các em sẽ trồng cây, chăm sóc cây và yêu cây hơn. Ngoài
ra trong bộ môn Sinh học lớp 9 các em còn biết được rằng sự ra tăng dân số nhanh có tác
động xấu tới môi trường và các em sẽ hiểu được rằng kế hoạch hóa gia đình là việc làm
rất cần thiết để có cuộc sống ấm no. Qua chương IV Bảo vệ môi trường các em cũng
được trang bị thêm những kiến thức về luật bảo vệ môi trường và biết được những điều
được làm và những điều không được làm để bảo vệ môi trường.
Trong bộ môn Hóa học các em được học về nước, các em thấy được rằng nước có vai
trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống của con người, chúng ta không thể duy trì
cuộc sống nếu như thiếu nước, và nếu sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây ra những
căn bệnh nguy hiểm tới tính mạng con người.Từ đó học sinh sẽ có ý thức bảo vệ nguồn
nước bằng cách không vứt rác thải xuống các ao hồ, và còn biết vận động người thân,
bạn bè mình thực hiện.
Trong bộ môn Địa lí học sinh thấy được tầm quan trọng của bầu khí quyển đối với sức
khỏe của con người. Bầu khí quyển bị ô nhiễm thì con người sẽ mắc các bệnh về hô hấp
và một số bệnh khác nữa nên các em sẽ có ý thức bảo vệ bầu khí quyển trong lành.
Qua môn Ngữ văn 8 học sinh thấy được việc lựa chọn sản phẩm tiện dùng hàng ngày
cũng rất quan trọng với môi trường, các em nên sử dụng lá cây để gói đồ hơn là dùng
những bao bì ni lông vì chúng khó phân hủy và còn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Sau khi thực hiện dự án, mỗi học sinh đều hiểu được những hành động hàng ngày rất
bình thường của mình cũng có ảnh hưởng tới môi trường. Các em sẽ có ý thức bảo vệ
và xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.
5.3. Ứng dụng công nghệ thông tin.
- Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2003.
- Sử dụng phần mềm Violet bản dùng thử tải từ Internet.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học.
Tiết 10: BÀI 9
GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
-Học sinh hiểu thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng
dân cư.
-Ý nghĩ của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
-Hiểu dược trách nhiện của học sinh trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở
cộng đồng dân cư.
- Chấp hành pháp luật về hôn nhân và gia đình
Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp. Vĩnh Yên
8
Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân
- Giúp học sinh có ý thức đúng đắn trong việc góp phần cùng với mọi người, cộng đồng
bảo vệ môi trường
2. Kĩ năng
-Thực hiện các quy định về nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
- Tham gia các hoạt đông tuyên truyền, vận động xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng
đồng dân cư.
3. Thái độ
- Đồng tình, ủng hộ các chủ chương xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư và
các hoạt động thực hiện chủ chương đó.
- Chấp hành pháp luật về hôn nhân và gia đình

-Có thái độ đúng đắn trong việc góp phần cùng với mọi người, cộng đồng bảo vệ môi
trường tại khu dân cư.
- Thực hiện và vận động bạn bè, người thân thực hiện bảo vệ môi trường là trách nhiệm
của học sinh.
II. THIẾT BỊ
Tranh ảnh, tư liệu
Máy chiếu
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Em đồng ý với những việc làm nào dưới đây?
a) Bắt chước kiểu quần áo của ngôi sao điện ảnh.
b) Tìm hiểu phong tục tập quán của các nước trên thế giới
c) Chỉ dùng hàng ngoại chê hàng Việt Nam.
d) Không xem nghệ thuật dân tộc của các nước khác.
đ) Dùng tiếng Việt xen lẫn tiếng nước ngoài
e) Học hỏi công nghệ sản xuất hiện đại để ứng dụng ở Việt Nam
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động
Những người sống cùng theo khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính:
- Ở nông thôn: Thôn, xóm làng.
- Ở thành phố: Thị trấn, khu tập thể, ngõ phố
Cộng đồng đó được gọi là gì?
Cộng đồng dân cư.
Cộng đồng dân cư phải làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa? Để hiểu kĩ vấn
đề này chúng ta cùng tìm hiểu bài 9
Hoạt động 2: Khám phá và kết nối
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC KIẾN THỨC CẦN ĐẠT ĐƯỢC
HOẠT ĐỘNG : NHÓM
Nhóm 1. Câu 1: Em hãy cho biết

I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Nhóm 1: Câu 1: Những hiện tượng tiêu cực:
- Tảo hôn dựng vợ gả chồng sớm .
- Người chết hoặc gia súc chết mời thầy
Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp. Vĩnh Yên
9
Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân
những hiện tượng tiêu cực ở nội dung
1.
Nhóm 2. Câu 2: Những hiện tượng đó
ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống
người dân ?
Tệ nạn này có vi phạm luật hôn nhân
và gia đình không?
GV tích hợp với môn sinh học:
? Vì lấy vợ. lấy chồng sớm , kiến thức
về kế hoạch hóa gia đình không có sẽ
dẫn đến điều gì? Điều này ảnh hưởng
gì tới cuộc sống và môi trường?
HS trả lời:
cúng thầy mo để phù phép trừ ma.
Nhóm 2. Câu 2 : Những hiện tượng đó gây
ảnh hưởng:

- Các em đi lấy chồng, lấy vợ phải xa gia
đình
- Các em không được đi học .
- Những cặp vợ chồng trẻ bỏ nhau, cuộc
sống dang dở .
- Nguyên nhân sinh ra đói nghèo .

- Những người được coi là ma thì bị xua
đuổi.
- Những người bất hạnh này phải chết vì đối
xử tồi tệ, cuộc sống cô độc, khốn khổ.
-Tệ nạn này đã vi phạm luật hôn nhân và gia
đình.
Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp. Vĩnh Yên
10
Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân
Nhóm 3. Câu 3: Vì sao làng Hinh
được công nhận là làng văn hóa ?
Làng Hinh có thực hiện tốt việc bảo vệ
môi trường không?
Nhóm 4. Câu 4: Những thay đổi của
làng Hinh có ảnh hưởng như thế nào
đến cuộc sống cộng đồng ?
Học sinh: thảo luận- đại diện nhóm trả
lời
Học sinh: Cả lớp nhận xét bổ sung
tranh luận

Nhóm 3:Câu 3: Làng Hinh được công nhận
là làng văn hóa:
-Thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường.
- Vệ sinh sạch sẽ
- Dùng nước giếng sạch .
- Không có bệnh dịch lây lan
- Bà con ốm đau đến trạm xá
- Trẻ em đủ tuổi đến trường
- Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ .

- Đoàn kết nương tựa giúp đỡ nhau .
-An ninh giữ vững, xóa bỏ phong tục tập
quán lạc hậu .
Nhóm 4. Câu 4: Ảnh hưởng của sự thay đổi
đó :
- Mỗi người dân cộng đồng an tâm sản xuất
làm ăn kinh tế .
- Nâng cao đời sống tinh thần, văn hóa của
nhân dân .
Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp. Vĩnh Yên
11
Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân
Giáo viên đặt câu hỏi:
1. Thế nào là cộng đồng dân cư?
2. Xây dựng nếp sống văn hóa như thế
nào?
Em có tham gia vệ sinh nơi em ở
không?
Em bảo vệ cảnh quan môi trường nơi
em ở, trường học và lớp học của em
như thế nào?
Tích hợp : GDPL; BVMT
- Đưa hình ảnh : sinh nhiều con,tệ nạn
xã hội,ô nhiễm môi trường ,ý thức giữ
gìn môi trường.
- HS quan sát ảnh và trả lời ảnh
? Em có nhận xét gì qua nội dung bức
tranh?
Bài tập tranh
Những hành vi trên có những dấu hiệu

nào sau đây.
a. Sai lệch với chuẩn mực xã hội
b. Vi phạm đạo đức và pháp luật
c. Không sai lệch với chuẩn mực
xã hội
d. Kích thích con người học tập và
lao động tốt.
e. Gây hậu quả xấu về mọi mặt đồi
sống xã hội.
Đáp án a, b, đ
II. NỘI DUNG BÀI HỌC.
1. Khái niệm
a) Cộng đồng dân cư:
Là toàn thể những người cùng sinh sống
trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị
hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ
có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng
thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.
b) Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng
dân cư:
Là làm cho đời sống văn hóa tinh thần ngày
càng lành mạnh, phong phú như giữ gìn trật
tự an ninh, vệ sinh nơi ở; bảo vệ cảnh quan
môi trường sạch đẹp; xây dựng tình đoàn kết
xóm giềng; bài trừ phong tục tập quán lạc
hậu, mê tín dị đoạn và tích cực phòng chống
các tệ nạn xã hội khác.
Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp. Vĩnh Yên
12
Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân

? Theo em, hành vi gây ô nhiễm môi
trường , sa vào tệ nạn xã hội như
những hình ảnh trên có vi phạm pháp
luật không?
? Em có biết điều luật nào quy định
nội dung trên không?
- GV giới thiệu:
Điều 248 Bộ luật hình sự quy định :
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới
bất kỳ hình thức nào được thua bằng
tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu
đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới hai
triệu nhưng đã bị kết án về tội này
hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ
luật này, chưa được xoá án tích mà
còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5 triệu
đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam
giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai
năm đến 7 năm: có tính chất chuyên
nghiệp; tiền hoặc hiện vật dùng đánh
bạc có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên;
tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt
tiền từ ba triệu đồng đến 30 triệu đồng.
Điều 249 quy định: 1. Người nào tổ
chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép
với quy mô lớn hoặc đã bị xử phạt

hành chính về hành vi quy định tại
điều này và điều 248 của Bộ luật này
hoặc đã bị kết án về một trong các tội
này, chưa được xoá án tích mà còn vi
phạm thì bị phạt tiền từ 10 đến 300
triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm
đến 5 năm.
GV tích hợp với môn sinh học, hóa
học và môn địa lí, nêu ra một số điều
*Việc làm xây dựng nếp sống văn hóa:
Giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo,
đoàn kết ,tạo mọi điều kiện cho con em học ,
BVmôi trường, vệ sinh đường làng ngõ xóm,
đọc sách báo, chống tệ nạn xã hội, thực hiện
KHHGĐ
*Việc làm thiếu văn hóa: Chỉ chăm lo cho
gia đình không quan tâm tới mọi người , ích
kỷ, tham gia vào tệ nạn xã hội , mê tín dị
đoan,, vi phạm ATGT, tệ nạn xã hội., sinh đẻ
không có kế hoạch, vứt rác bừa bãi, ->ảnh
hưởng không tốt đến chất lượng cuộc sống
*Biện pháp:
+ Thực hiện chính sách của Đảng, nhà nước.
+ Xây dựng cuộc sống lành mạnh.
+ Nâng cao dân trí, chăm lo giáo dục.
+ Đoàn kết giữ gìn an ninh trật tự, ATXH.
+ Thường xuyên bảo vệ sinh bảo vệ môi
trường.
* Xây dựng nếp sống văn hóa
-> cuộc sống ấm no, hạnh phúc

HS: Chăm ngoan, học giỏi, đoàn kết, tích
cực tham gia các hoạt động chính trị hoạt
động xã hội.sống lành mạnh, tích cực tham
gia bảo vệ môi trường, thực hiện tốt các quy
định của pháp luật.
Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp. Vĩnh Yên
13
Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân
trong luật bảo vệ môi trường.
Điều 182. Tội gây ô nhiễm không khí
1. Người nào thải vào không khí các
loại khói, bụi, chất độc hoặc các yếu tố
độc hại khác; phát bức xạ, phóng xạ
quá tiêu chuẩn cho phép, đã bị xử phạt
hành chính mà cố tình không thực hiện
các biện pháp khắc phục theo quyết
định của cơ quan có thẩm quyền gây
hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền
từ mười triệu đồng đến một trăm triệu
đồng, cải tạo không giam giữ đến ba
năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba
năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm
trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy
năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm
năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt
tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi

triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 183.Luật bảo vệ môi trường.
Tội gây ô nhiễm nguồn nước
1. Người nào thải vào nguồn nước dầu
mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ
quá tiêu chuẩn cho phép, các chất thải,
xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu
vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây
dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại
khác, đã bị xử phạt hành chính mà cố
tình không thực hiện các biện pháp
khắc phục theo quyết định của cơ quan
Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp. Vĩnh Yên
14
Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân
có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm
trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu
đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt
tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm
trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy
năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm
năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt
tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi

triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ một năm đến năm năm.
3. Ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống
văn hóa ở khu dân cư?
Học sinh làm gì xây dựng nếp sống
văn hóa khu dân cư?
2. Ý nghĩa việc xây dựng nếp sống văn hóa ở
cộng đồng dân cư:
- Góp phần làm cho cuộc sống bình yên,
hạnh phúc.
- Bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa
tốt đẹp của dân tộc.
-Những việc học sinh cần làm:
• Ngoan ngoãn lễ phép với mọi người.
• Chăm chỉ học tập.
• Tham gia các hoạt động chính trị xã
hội.
• Quan tâm giúp đỡ mọi người .
• Thực hiện nếp sống văn hóa.
Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp. Vĩnh Yên
15
Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân
GV tích hợp với môn sinh học, hóa
học, ngữ văn.
Hãy nêu những việc làm nhằm bảo vệ
môi trường của em?
HS trả lời:
4. Trách nhiệm của học sinh trong việc
tham gia xây dụng nếp sống vân hóa ở

cộng đồng?
Em làm gì xây dựng nếp sống văn hóa
khu dân cư?
HS: Trả lời cá nhân.
• Tránh xa các tệ nạn xã hội
• Đấu tranh chống hiện tượng mê tín dị
đoan .
• Cuộc sống văn hóa lành mạnh.
• Bảo vệ môi trường.
Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp. Vĩnh Yên
16
Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân
Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp. Vĩnh Yên
17
Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân
3. Trách nhiệm của học sinh:
- Thực hiện tốt các qui định về nếp
sống văn hóa của cộng đồng;
- Vận động gia đình, hàng xóm cùng
thực hiện tốt;
- Tích cực tham gia các hoạt động xây
dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng
phù hợp với khả năng.
Bài tập
Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp. Vĩnh Yên
18
Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân
GVKL: Chúng ta đã hiểu được thế
nào là cộng đồng dân cư. Vậy việc góp
phần xây dựng nếp sống văn hóa ở

cộng đồng dân cư là những việc làm
gì? Trách nhiệm của học sinh ra sao?
Chúng ta sẽ giải quyết phần bài tập
sau.
Bài tâp 1
Việc làm đúng của
gia đình
Việc làm sai của gia
đình
-Gương mẫu chấp
hành chủ trương
chính sách của
Đảng,pháp luật nhà
nước,tích cực tham
gia các phong trào
của địa phương
-Gia đình hòa thuận,
hạnh phúc, tiến bộ,
tương trợ giúp đỡ
mọi người trong cộng
đồng.
-Tổ chức lao động,
sản xuất, kinh doanh,
công tác học tập, đạt
năng xuất chất lượng
và hiệu quả.
-Mẹ còn đi xem bói.
-Ba còn rượu chè
-Chưa vận động bà
con tiết kiệm khi tổ

chức ma chay, cưới
hỏi
-Chưa giúp được gia
đình nghèo.
-Con cái còn mê chơi
games học chưa giỏi
-Kinh tế gia đình còn
ở mức trung bình.
Bài tập 2: Theo em, những biểu hiện nào
sau đây là xây dựng nếp sống văn hoá?
a. Gia đình giúp nhau làm kinh tế xoá đói
giảm nghèo.
b. Học sinh tụ tập ở quán xá, là cà ngoài
đường.
c. Trẻ em đến tuổi đi học đều được đến
trường.
d. Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình.
e. Làm vệ sinh đường phố, làng xóm.
g. Nghe và tuyên truyền tin đồn nhảm.
h. Lấy chồng trước tuổi quy định của pháp
luật.
Đáp án: a,c,e
4. Củng cố.
- Qua bài học này các em đã thấy mỗi chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ môi trường
xung quanh , để chúng ta có thể sống trong môi trường xanh sạch đẹp, bầu không khí
trong lành. Chúng ta không chỉ bảo vệ môi trường nơi ta sinh sống, hay trường học mà
còn có ý thức bảo vệ môi trường ở mọi lúc mọi nơi có thể.
- Học và làm các bài tập SGK.
Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp. Vĩnh Yên
19

Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân
5. Dặn dò.
-Làm bài tập 3 và 4 SGK trang 35
-Tìm một số gương gia đình văn hóa tiêu biểu của địa phương, nơi em đang sống
- Soạn bài mới, trả lời theo gợi ý SGK
- Về tìm hiểu hỏi ông bà, cha mẹ về truyền thống của gia đình dòng họ mình từ xưa đến
nay.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Giáo viên cho câu hỏi thảo luận nhóm [ thời gian 5 phút].
Câu 1. Em làm gì để bảo vệ nguồn nước ?
Câu 2. Em làm gì để bảo vệ bầu khí quyển ?
Câu 3. Em làm gì để xây dựng môi trường xanh sạch đẹp.
Qua phần trả lời của học sinh đã thấy các em biết xác định được những việc nên làm
,cần làm để bảo vệ môi trường xung quanh và môi trường của toàn thế giới.
8. Các sản phẩm của học sinh
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, trồng và chăm sóc cây xanh.
- Tích cực tham gia các hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng phù hợp với
khả năng
- Một số hình ảnh tích cực của học sinh THCS Tích Sơn sau khi tham gia dự án
Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp. Vĩnh Yên
20
Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân
Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp. Vĩnh Yên
21
Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân
Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp. Vĩnh Yên
22
Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân
Nhờ những hoạt động bảo vệ môi trường tích cực của các em mà trường THCS Tích
Sơn luôn sạch đẹp.

Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp. Vĩnh Yên
23

×