Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

BẠN CÓ SUY NGHĨ GÌ VỀ VẤN ĐÊ TRỤC LỢI BẢO HIỂM ?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.39 KB, 21 trang )

Nhóm thực hiện :
Võ Lê Hoài Thương NH6
Phạm Thuỳ Liên NH4
Phan Thị Ngọc Xuân NH4
Lưu Thị Vân Anh NH4
Hoàng Phúc Hân NH4
ĐỀ TÀI 10
BẠN CÓ SUY NGHĨ GÌ VỀ VẤN ĐÊ
TRỤC LỢI BẢO HIỂM ?
MỤC LỤC
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM
I.Khái niệm 3
II.Đối tượng tham gia trục lợi bảo hiểm 4
III.Phân loại 4
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG TRỤC LỢI BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM
I.Thực trạng trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam 7
1.Lĩnh vực bảo hiểm Phi Nhân Thọ 7
2. Lĩnh vực bảo hiểm Nhân Thọ 11
II.Nguyên nhân và hậu quả của trục lợi bảo hiểm 13
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM
I.Giải pháp của Nhà nước 16
II. Giải pháp của Doanh nghiệp bảo hiểm 18
III.Giải pháp của Bên mua bảo hiểm 19
IV.Đề xuất của nhóm 20
2
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM
I.Khái niệm
Hiện nay hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tham gia bảo hiểm ngày càng phổ biến
thì hành vi gian lận trong lĩnh vực này, thường gọi là trục lợi bảo hiểm cũng gia tăng và
trở nên ngày càng tinh vi.
 Theo quy định tại Thông tư 31/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực


hiện Nghị định 118 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
thì: “Trục lợi bảo hiểm là hành vi cố ý lừa dối của tổ chức, cá nhân nhằm thu lợi bất
chính khi tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và giải quyết khiếu
nại bảo hiểm”. Như vậy, nói đến trục lợi bảo hiểm là phải nói đến hành vi của tổ chức, cá
nhân được thực hiện một cách cố ý nhằm thu lợi bất chính. Cho dù là tổ chức, cá nhân
nào đi chăng nữa, nhưng nếu muốn thực hiện được hành vi trục lợi bảo hiểm, thì các chủ
thể này cũng phải tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm.
 Trục lợi bảo hiểm, cũng có thể hiểu một cách nôm na, đó là hành vi kiếm lợi bất
hợp pháp trong kinh doanh bảo hiểm và tham gia bảo hiểm.
Trong các hình thức trục lợi thì chủ yếu là trục lợi bảo hiểm tài sản tức là việc các bên
tham gia vào quan hệ bảo hiểm tài sản nhằm thực hiện các hành vi lừa dối để được hưởng
quyền lợi tài chính mà lẽ ra mình không được hưởng hoặc hưởng lợi lớn hơn quyền lợi
tài chính mà mình được hưởng.
3
II.Đối tượng tham gia trục lợi bảo hiểm
Hành vi trục lợi bảo biểm thường xuất phát từ những đối tượng sau:

Bên mua bảo hiểm (còn gọi là Bên được bảo hiểm)

Doanh nghiệp Bảo hiểm : Nhân viên, Đại lý bảo hiểm thuộc nội bộ hoặc DN môi
giới bảo hiểm.Đó là sự tham gia, tư vấn, hướng dẫn, bảo vệ, đồng tình của nhân viên, đại
lý thuộc nội bộ, cũng như của cá nhân trong những cơ quan liên quan về mặt pháp lý, tư
pháp, nhằm cùng hưởng lợi từ hành vi trục lợi.
III.Phân loại
Trục lợi bảo hiểm thường được biểu hiện dưới một số hình thức sau:
1.Khai tăng trị giá tổn thất
Hành vi này thường được thực hiện bằng cách lợi dụng tổn thất xảy ra để làm hư
hỏng thêm tài sản được bảo hiểm nhằm được trả tiền bồi thường cao hơn, hoặc làm hư
hỏng toàn bộ tài sản đã được bảo hiểm để được bồi thường tài sản có trị giá lớn hơn.
Một cách khác là tổn thất ít, lẽ ra không được bồi thường, nhưng làm cho tổn thất

vượt quá mức miễn thường để được bồi thường.
2.Đã xảy ra tổn thất mới đi mua bảo hiểm
Hình thức trục lợi bảo hiểm này không phải là hiếm. Đối tượng bảo hiểm (máy
móc, phương tiện vận chuyển…) đã bị tổn thất tức là sự kiện bảo hiểm đã xảy ra, bên
mua bảo hiểm mới đi giao kết hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường hoặc được trả tiền
bảo hiểm.
Ví dụ: Tàu biển đã bị đắm, toàn bộ hàng hóa bị tổn thất, chủ hàng mới đi mua bảo
hiểm.
3.Bảo hiểm trùng
Bảo hiểm trùng là việc bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai
doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện
và sự kiện bảo hiểm.
Ví dụ: Một tài sản trị giá 10 tỷ đồng được mua bảo hiểm ở 3 doanh nghiệp bảo
hiểm với số tiền bảo hiểm ở mỗi doanh nghiệp là 10 tỷ đồng. Khi có tổn thất toàn bộ, 3
công ty phải trả 30 tỷ đồng, trong khi lẽ ra chỉ phải cùng nhau chi trả tổng cộng là 10 tỷ
đồng.
4
4.Cố ý gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm
Đây là hình thức trục lợi bảo hiểm rất tinh vi, có kiến thức nghiệp vụ cao về bảo
hiểm, được chuẩn bị kỹ lưỡng, số tiền trục lợi thường lớn, rất khó điều tra hoặc tìm ra
được sự thật thì tốn nhiều công sức, tiền của.
Một cách khá phổ biến là tìm cách hủy hoại tài sản trong một hoàn cảnh được dàn
dựng như thật. Ví dụ như cố ý đánh đắm tàu biển trong một tình huống được tạo ra rất
“hợp lý” (thời tiết xấu, hỏng máy, cố ý đâm va…) Chẳng hạn như, một tàu biển trị giá
30 triệu đô-la, được “bắt tay” nâng lên 32 triệu đô-la; sau đó tàu bị đắm rất “hợp lý” và
“ngẫu nhiên”, số tiền bảo hiểm phải trả là 32 triệu đô-la (gian lận 2 triệu đô-la!).
Hay, một cách làm khác là thay thế những thiết bị đắt tiền của tài sản được bảo
hiểm bằng những đồ “rởm” sau đó hủy hoại tài sản đó. Cách trục lợi này thường xảy ra
với các tài sản có giá trị cao, có lắp đặt thiết bị đắt tiền như tàu thủy, xe chuyên dụng…
5.Khai ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm trước thời hạn hợp đồng

Hợp đồng bảo hiểm phải có thời hạn bảo hiểm, tức là nếu trong khoảng thời gian
đó có sự kiện bảo hiểm xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho
người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm.
Ví dụ, Một “Giấy chứng nhận bảo hiểm môtô-xe máy” có ghi thời hạn bảo hiểm :
24 tháng, từ 8 giờ 50 phút ngày 28-9-2008 đến 8 giờ 50 phút ngày 28-9-2010. Nếu tai nạn
cho người đi xe máy xảy ra ngày 29-9-2010 thì kẻ trục lợi bảo hiểm sẽ “đạo diễn” sao
cho tai nạn xảy ra trước 8 giờ 50 phút ngày 28-9-2010.
6.Lập hồ sơ giả
Cách trục lợi này thường phải có “tay trong” ở các doanh nghiệp bảo hiểm và “bắt
tay” với đường dây sửa chữa đối tượng bảo hiểm là tài sản như phương tiện vận tải, máy
móc, thiết bị…
7.Tạo dựng hiện trường giả
Trục lợi bảo hiểm theo cách này thường biểu hiện ở việc tạo ra một hiện trường
như thật.
Ví dụ, Giả vờ bị mất cắp hàng hóa thì khóa cửa kho bị phá, niêm phong hầm hàng
bị mở, mái kho bị dỡ ra…Hay là đánh tráo biển số của xe ôtô không tham gia bảo hiểm
nhưng bị tai nạn bằng biển số của xe có tham gia bảo hiểm nhưng không bị tai nạn…
5
8. Doanh nghiệp bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ bồi thường kịp thời cho
người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo qui định Luật Kinh Doanh Bảo
Hiểm
Hành vi trây ỳ trong việc bồi thường cho người được bảo hiểm trong bảo hiểm tài
sản nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp bảo hiểm cần được pháp luật nghiêm cấm.
Bởi vì, hành vi này không những gây thiệt hại cho người được bảo hiểm mà còn ảnh
hưởng rất lớn đến uy tín kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm, tác động xấu đến
quá trình xây dựng và phát triển thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm tài
sản nói riêng.
6
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG TRỤC LỢI BẢO HIỂM Ở VIỆT
NAM

I.Thực trạng trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam
Thị trường bảo hiểm của Việt Nam trong thời gian qua đã xuất hiện những hình thức
trục lợi bảo hiểm. Có những trường hợp do khách hàng bảo hiểm liên kết với cán bộ
doanh nghiệp bảo hiểm để trục lợi. Có trường hợp do khách hàng bảo hiểm liên kết với
cán bộ của các cơ quan Nhà nước, gây sức ép bắt doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi
thường. Việc gian lận này không những ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp bảo hiểm mà còn gây tác động xấu tới xã hội, gây thiệt hại trực tiếp đến
những khách hàng mua bảo hiểm trung thực. Tình trạng trục lợi bảo hiểm xảy ra ở hai
lĩnh vực chủ yếu: bảo hiểm Phi Nhân Thọ và bảo hiểm Nhân Thọ
1.Lĩnh vực bảo hiểm Phi Nhân Thọ
a. Trục lợi từ bảo hiểm xe cơ giới

Hợp lý hóa ngày tai nạn và hiệu lực bảo hiểm
Chủ xe đã không mua bảo hiểm, và khi tai nạn xảy ra, chủ xe phải đối mặt với khó
khăn về tài chính nên đã hình thành ý đồ gian lận để được nhận tiền bồi thường. Tai nạn
xảy ra ngoài thời hạn bảo hiểm, do đó, người trục lợi sẽ tìm mọi cách để hợp lý hóa ngày
tai nạn và hiệu lực bảo hiểm. Có hai cách để hợp lý hóa ngày tai nạn như sau:

Ghi lại ngày tai nạn:
- Mua hợp đồng bảo hiểm sau khi tai nạn xảy ra: Trong hồ sơ, ngày xảy ra tai nạn sẽ
được ghi sau so với ngày thực tế
- Tai nạn xảy ra khi đã hết hạn hợp đồng bảo hiểm: Trong hồ sơ, ngày xảy ra tai nạn
sẽ được ghi trước so với ngày bị tai nạn thực tế.
Trong cả hai trường hợp trên, người trục lợi bảo hiểm thường thông đồng hoặc tìm
mọi cách mua chuộc nhân viên cơ quan chức năng để ghi sai ngày xảy ra tai nạn
trong các biên bản tai nạn
Ví dụ : Chủ một chiếc xe Accura mua bảo hiểm ngày 28/12/2008 và báo tai nạn xảy
ra tại Lâm Đồng. Trong biên bản tai nạn được Công An Lâm Đồng ký vào ngày
7
17/1/2009 nhưng lại ký dấu treo. Toàn bộ thiệt hại của chiếc xe này khoảng 200 triệu

đồng. Tuy nhiên, khi giám định tại garage thì phát hiện chiếc xe này bị đóng bụi bẩn
như đã nằm tại garage lâu lắm. Sau khi kiểm tra sổ của bảo vệ garage thì biết chiếc xe
này được kéo về garage ngày 27/12/2008, tức là thời điểm trước ngày mua bảo hiểm.
Như vậy, sau khi xe bị tai nạn, chủ xe mới gắn biển số xe bị hư hại này vào chiếc xe
khác cùng loại còn nguyên vẹn và mua bảo hiểm để được đền bù cho chiếc xe bị thiệt
hại.

Ghi lùi ngày trên giấy chứng nhận bảo hiểm
Đây là hành vi mà người trục lợi bảo hiểm thông đồng với người bán bảo hiểm ghi
lùi ngày bán bảo hiểm về trước trên giấy chứng nhận bảo hiểm.

Thay đổi tình tiết vụ án
- Thay đổi người lái xe có giấy phép lái xe hợp lệ khi tai nạn do lái xe không có
bằng lái hoặc bằng lái không có hiệu lực gây ra.
- Sữa chữa hiệu lực bằng lái do bằng lái đã hết hạn hoặc không phù hợp với loại
xe được lái.
- Thay đổi lỗi, nguyên nhân trong vụ tai nạn.

Tạo hiện trường giả
- Đưa xe từ nơi xảy ra tai nạn đến nơi khác để lập biên bản
- Thay đổi biển số xe không bị tai nạn đã mua bảo hiểm vào xe bị tai nạn không
mua bảo hiểm để chụp ảnh, khám nghiệm, lập biên bản
Ví dụ : Khách hàng mua bảo hiểm chiếc xe Huyndai Santafe ngày 11/8/2009 và đã
báo tai nạn ngày 16/8/2009. Tổng thiệt hại ước tính lên đến 150 triệu đồng. Tuy nhiên,
trong quá trình điều tra giám định tai nạn, nhân viên bồi thường đã phát hiện sự không
trung thực của khách hàng. Khách hàng mua bảo hiểm cho chiếc xe Huyndai Santafe
đời 2007 với hình xe nộp cho công ty bảo hiểm còn khá mới. Nhưng khi yêu cầu bồi
thường lại là chiếc Huyndai Santafe đời 2003. Santafe đời 2003 có một số chi tiết bên
ngoài khác với đời 2007 mà khách hàng đã sơ ý không phát hiện ra mặc dù đã cố tình
lấy biển số xe bị hư hỏng gắn vào xe còn nguyên vẹn để mua bảo hiểm.

8

Khai tăng số tiền tổn thất
Đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự:
- Khai tăng số tiền tổn thất hoặc số tiền phải bồi thường cho người thứ ba, đưa tài
sản hoặc hàng hóa hư hỏng ( đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hàng
hóa) không do tai nạn vào hiện trường tai nạn hoặc biên bản tai nạn
Đối với bảo hiểm vật chất thân xe:
- Đưa báo giá sửa chữa cao hơn thực tế, thúc ép công ty bảo hiểm chấp nhận
phương án khắc phục hậu quả bất hợp lý như thiệt hại bộ phận xe nhẹ nhưng đòi
thay mới.
- Không thiệt hại, không sửa chữa nhưng cũng kê khai đưa vào hợp đồng sửa
chữa. Sửa chữa, thay thế ngay cả những bộ phận hư hỏng không do tai nạn gây
ra hoặc bị tai nạn từ trước khi bảo hiểm.
- Thay thế những vật tư cũ, chế lại nhưng kê khai thay mới
- Lấy cắp phụ tùng xe (kính, gương), tài sản, hàng hóa chở trên xe thay vào đồ đã
hư hỏng.

Lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần
- Khách hàng mua bảo hiểm trùng để có thể thu được số tiền bồi thường nhiều hơn
giá trị thiệt hại
- Hai xe đâm va nhau, chủ xe đã được chủ xe có lỗi bồi thường nhưng vẫn tiếp tục
khiếu nại đòi bồi thường
- Hai xe cùng có lỗi gây thiệt hại cho người thứ ba, cả hai chủ xe đều lập hồ sơ và
cùng quy lỗi toàn bộ thuộc về mỗi xe để được bồi thường về trách nhiệm dân sự.

Cố ý gây tai nạn
- Hình thức này thường xảy ra với các chủ xe đang trong thời kỳ khó khăn về tài
chính, họ lập ra màn kịch nhằm thu tiền bồi thường để chi trả nợ dần hay lấy số
tiền đầu tư vào một phương án kinh doanh khác

- Ví dụ như tự đốt xe, cho xe lao xuống vực, hủy hoại toàn bộ xe, khi xe đã bị tai
nạn thì phá hủy một số bộ phận khác để được thay mới.
9
Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, 9 tháng đầu năm 2009, doanh thu bảo hiểm phi
nhân thọ tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù thị trường này đã đạt tốc độ tăng
trưởng cao trong bối cảnh kinh tế suy giảm, song các doanh nghiệp bảo hiểm đang phải
đối mặt với nhiều rủi ro vì số tiền chi cho các vụ trục lợi từ bảo hiểm chiếm hơn 10%
tổng giá trị bồi thường.
Lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới dẫn đầu về doanh thu, đạt 3.246 tỷ đồng, tăng hơn
45%, với giá trị giải quyết bồi thường 3.540 tỷ đồng, chiếm 35,9% doanh thu. Mặc dù
lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới đạt được doanh thu cao, song nghiệp vụ này cũng có tỷ lệ
rủi ro lớn nhất trên thị trường Bảo hiểm Phi Nhân Thọ. Tổng số tiền bồi thường của
nghiệp vụ này trong 9 tháng chiếm 45,1% doanh thu của các doanh nghiệp. Trong đó,
doanh nghiệp có tỷ lệ bồi thường cao gồm Bảo Minh: 57,4%, Bảo Long: 52,7%, Bảo
Việt: 50,8%.
Ví dụ :
Số vụ phát hiện trục lợi bảo hiểm chia theo hình thức tại Pjico giai đoạn 2000-
2004 (Đơn vị : vụ) - Nguồn : Công ty Pjico
STT Các hình thức trục lợi
bảo hiểm
2000 2001 2002 2003 2004
1 Hợp thức hóa ngày giờ tai
nạn và hiệu lực bảo hiểm
15 22 26 30 34
2 Thay đổi tình tiết vụ tai
nạn
7 11 12 14 16
3 Lập hồ sơ hiện trường giả 3 5 5 7 9
4 Khai tăng số tiển tổn thất 6 9 10 12 15
5 Lập hồ sơ khiếu nại nhiều

lần
1 1 - 1 1
6 Cố ý gây tai nạn - - - - -
10
7 Cộng 32 48 53 64 75
Nhìn vào số liệu bảng trên ta thấy, trong 6 hình thức trục lợi bảo hiểm cơ bản
thường thì khách hang của công ty sử dụng 4 hình thức phổ biến là : Hợp lý hóa ngày giờ
tai nạn và hiệu lực bảo hiểm; thay đổi tình tiết vụ tai nạn; lập hồ sơ hiện tượng giả và
khai tăng số tiền tổn thất; hình thức lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần có được sử dụng nhưng
rất ít; còn hình thức cố ý gây tai nạn chưa từng xuất hiện tại công ty Pjico.
b.Trục lợi từ bảo hiểm hàng hóa
 Bà Nguyễn Thị Loan, Giám đốc ban bồi thường của Tổng công ty cổ phần Bảo
Minh cho biết đã có hàng trăm vụ trục lợi bảo hiểm với các thủ đoạn tinh vi. Chẳng hạn
như một khách hàng nước ngoài đến gặp trực tiếp cán bộ Bảo Minh và yêu cầu cấp hợp
đồng bảo hiểm hàng hóa ngay cho lô hàng được chất lên tàu và tối đến sẽ khởi hành.
Khách hàng còn yêu cầu cán bộ bảo hiểm ra cảng để giám định trực tiếp. Hồ sơ toàn bộ
lô hàng là hợp lệ, rõ ràng. Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm của mình, cán bộ Bảo Minh đã từ
chối bảo hiểm. Một thời gian sau, Báo An ninh Thế giới đã vạch trần thủ đoạn trục lợi
của con tàu này bởi nó là “con tàu ma” mua bảo hiểm rồi tự tạo ra tai nạn để trục lợi bảo
hiểm.
 Một vụ việc điển hình về trục lợi bảo hiểm đã được phát hiện tại Công ty Cổ phần
bảo hiểm PJICO. Lẽ ra trước ngày 1-11-2002 (thời điểm tàu Hanjin rời cảng Sài Gòn đi
Hamburg) chủ hàng phải mua bảo hiểm cho lô hàng tôm của mình, nhưng mãi đến ngày
11-11-2002 khi tàu bị hỏa hoạn tại Srilanka làm cho toàn bộ lô hàng tôm chở trên tàu bị
thiệt hại, đại diện cho chủ hàng mới đến PJICO để mua bảo hiểm cho lô hàng. Đây là
nguyên nhân tạo nên việc một số người có chức vụ của công ty đã “rút ruột” PJICO 3,8 tỉ
đồng và chia nhau.
2. Lĩnh vực bảo hiểm Nhân Thọ
Theo số liệu thống kê của các công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ, trong hai năm trở lại
đây, số trường hợp đầu cơ trục lợi bảo hiểm bị phát hiện chiếm khoảng 20% trên tổng số

11
trường hợp khách hàng yêu cầu đền bù. Đây mới là số vụ bị phát hiện, con số thật có thể
còn cao hơn và thường biểu hiện qua một số đặc điểm sau:
- Người được bảo hiểm chết do các bệnh có thời gian tiến triển bệnh lý kéo dài như:
ung thư, lao, xơ gan, suy thận, suy tim…
- Người được bảo hiểm chết khi hợp đồng có hiệu lực trong những năm đầu.
- Người được bảo hiểm đã điều trị bệnh (thuộc trường hợp những bệnh không chấp
nhận bảo hiểm) trước khi hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực dưới tên người khác.
- Hợp đồng có số tiền bảo hiểm lớn so với khả năng tài chính, hoàn cảnh kinh tế của
người tham gia bảo hiểm.
- Rủi ro xảy ra liên quan đến nhiều hợp đồng bảo hiểm được phát hành vào những
thời điểm gần nhau.
- Quan hệ giữa người tham gia bảo hiểm, người được hưởng quyền lợi bảo hiểm và
người được bảo hiểm ít ràng buộc về mặt huyết thống.
- Người yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm không cung cấp các thông tin về quá
trình điều trị bệnh trước lúc tử vong, kê khai chung chung về nguyên nhân chết
như: chết do bệnh già, chết đột tử tại nhà, không rõ nguyên nhân, không có ai
chứng kiến.
- Các thông tin về rủi ro xảy ra và quá trình cấp cứu, điều trị không logic giữa các
giấy tờ và chứng từ do người yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm cung cấp.
- Khai báo rủi ro xảy ra trong hoàn cảnh đặc biệt: tự ngã, tai nạn xảy ra trong đêm
không có mặt của công an…
Trong số những dấu hiệu kể trên, hiện tượng trục lợi bảo hiểm thường diễn ra phổ
biến nhất là việc khách hàng kê khai không trung thực về tình trạng sức khỏe của người
được bảo hiểm trong Giấy yêu cầu bảo hiểm - một phần của Hợp đồng bảo hiểm.
12
Một số ví dụ điển hình cho việc trục lợi bảo hiểm nhân thọ:
Ví dụ đầu tiên : Vụ bà M. mua một hợp đồng bảo hiềm nhân thọ của Công ty D.
với số tiền bảo hiểm 40 triệu đồng. Dựa trên hồ sơ sức khỏe tự khai, bà M. hoàn toàn đủ
tiêu chuẩn và công ty bảo hiểm đồng ý bảo hiểm nhân thọ cho bà M. Sau khi phát hành

giấy chứng nhận bảo hiểm cho bà được 23 ngày, công ty nhận được yêu cầu giải quyết
quyền lợi bảo hiểm vì bà M. đã “đột tử”. Gia đình bà M. gửi cho công ty bảo hiểm một
giấy chứng tử của bà M. với nguyên nhân là “đột tử”, một bản tường trình về tình huống
tử vong, chứng minh bà M. trước khi qua đời hoàn toàn “khỏe mạnh”, không có bệnh tật
gì (có xác nhận của công an thị trấn nơi bà M. cư trú). Sau 8 tháng liên tục điều tra, công
ty bảo hiểm phát hiện bà M. nhập viện điều trị bệnh u não 3 lần với một tên khác (là tên
người chị bà M. mà người này hiện vẫn sống khỏe mạnh tại một địa phương khác).
 Hoặc một thủ đoạn khác là : người đã qua đời nhưng chưa khai tử, thân nhân liền
lập hồ sơ mua bảo hiểm cho người quá cố. Sau khi hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, gia
đình mới tiến hành khai tử cho người quá cố, thay đổi ngày qua đời sao cho khớp đúng
vào thời gian hợp đồng có hiệu lực, nộp các giấy tờ liên quan, làm thủ tục yêu cầu công
ty bảo hiểm đền tiền.
Bên cạnh những trường hợp trục lợi của những người mua bảo hiểm, ở Việt Nam
trong thời gian qua cũng có tình trạng trục lợi bảo hiểm của nhân viên bảo hiểm như:
Trong quá trình công tác, ông Bùi Ngọc Phúc đã có hành vi nhận thẻ bảo hiểm từ chi
nhánh Pjico Nghệ An, bán cho khách hàng lấy tiền tiêu pha cá nhân, không nộp lại cho
Công ty. Hiện tại, ông Phúc còn nợ Công ty Pjico một khoản tiền bán thẻ bảo hiểm khá
lớn. Chiếc thẻ bảo hiểm Pjico của anh Cao Tiến Tuệ cũng đã bị ông Phúc bán lấy tiền
nhưng không nộp cho Công ty (ông Phúc đã có văn bản xác nhận). Và khi xảy ra việc
ông Tuệ bị tai nạn giao thông dẫn tới tử vong, chị Cao Thị Bốn( vợ ông Tuệ) yêu cầu đòi
bồi thường bảo hiểm, lãnh đạo Pijico cũng đã có văn bản yêu cầu ông Bùi Ngọc Phúc giải
quyết nhưng ông Bùi Ngọc Phúc không có tiền để trả.
Nói tóm lại, tình trạng trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam đã diễn ra dưới rất nhiều hình thức
khác nhau. Tuy ngành bảo hiểm đã làm rõ được rất nhiều vụ trục lợi bảo hiểm nhưng
những hình thức trục lợi bảo hiểm vẫn liên tục thay đổi. Vì vậy, những biện pháp để ngăn
chặn trục lợi bảo hiểm là rất cần thiết.
13
II.Nguyên nhân và hậu quả của trục lợi bảo hiểm
1.Nguyên nhân
Việc trục lợi bảo hiểm gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tác động xấu môi

trường kinh doanh bảo hiểm.
Những nguyên nhân gây ra trục lợi Bảo hiểm là:
* Pháp luật
Hình phạt của pháp luật đối với hành vi trục lợi bảo hiểm chưa nghiêm,thiếu sự
kiểm tra, kiểm soát và xử lý nên nhiều người nảy sinh hành vi gian lận. Ví dụ các nghiệp
vụ bảo hiểm mà luật kinh doanh bảo hiểm quy định bắt buộc như bảo hiểm trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, nhưng các chủ xe không tham gia bảo
hiểm vì không có sự kiểm tra xử phạt.
* Doanh nghiệp Bảo hiểm
 Quy trình làm việc của doanh nghiệp bảo hiểm chưa chặt chẽ. Chưa tuân thủ
nghiêm ngặt quy trình, chưa có công cụ kiểm soát hiệu quả việc tuân thủ.
 Thị trường bảo hiểm luôn sôi động, phức tạp, tình hình cạnh tranh ngày càng
khốc liệt do chạy theo cạnh tranh, doanh thu có phần buông lỏng quản lý, hạ thấp điều
kiện, bỏ qua những nguyên tắc cần thiết.
 Các biện pháp quản lý rủi ro, phòng ngừa trục lợi chưa hữu hiệu; có chỗ còn
phụ thuộc vào đạo đức của đội ngũ cán bộ, nhân viên bảo hiểm.
* Đối tượng tham gia bảo hiểm
 Nhận thức của người dân về pháp luật còn nhiều yếu kém, nhất là những văn
bản pháp quy về bảo hiểm. Nhiều người dân nhận thức còn rất mơ hồ về bảo hiểm và họ
cho rằng quỹ bảo hiểm giống như quỹ phúc lợi. Cho nên đã có rất nhiều trường hợp nói
sai sự thật để giúp nạn nhân nhận quyền lợi bảo hiểm.
 Ðối tượng trục lợi thường tìm kiếm phương thức mới tinh vi, gây khó khăn cho
công tác ngăn chặn.
 Một số cán bộ, nhân viên bảo hiểm không gắn bó với doanh nghiệp sẵn sàng
ngã giá để tham gia các vụ gian lận, hoặc bày cách, tiếp tay cho mưu đồ gian lận.
 Những vụ việc gian dối bị phát hiện thiếu sự hợp tác, giúp đỡ của nhân chứng,
vì lo sợ bị trả thù.
14
2.Hậu quả
Theo Hiệp hội các hãng bảo hiểm châu Âu, hàng năm họ bị thiệt hại vì trục lợi bảo

hiểm không dưới 10 tỷ USD , chiếm gần 2,5% số phí bảo hiểm. Chỉ riêng các vụ gian lận
về cháy, mất cắp xe hơi, mất trộm tại nhà, hàng năm các hãng bảo hiểm ở Pháp đã thiệt
hại tới gần 10 tỷ France (theo giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm).
Một vài con số như thế tuy chưa khái quát được hết tác hại nghiêm trọng của trục
lợi bảo hiểm đối với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm nhưng
cũng đủ làm cho các nhà bảo hiểm phải giật mình vì lượng thất thoát đi là khá lớn. Ở
nước ta hiện nay, chưa có công ty bảo hiểm nào thống kê được chính xác hàng năm
doanh nghiệp mình bị trục lợi mất bao nhiêu .
Có thể kể đến một số hậu quả do trục lợi bảo hiểm gây ra như sau :
+ Đối với doanh nghiệp bảo hiểm hậu quả có thể tính toán được do hành vi trục lợi
bảo hiểm là làm giảm lợi nhuận hiệu quả kinh doanh bị hạn chế. Thậm chí còn tác động
xấu đến uy tín của doanh nghiệp .
+ Đối với khách hàng là những người trung thực sẽ bị thiệt thòi về quyền lợi bởi vì
phí bảo hiểm mà họ phải nộp lại dùng để trả cho những khoản tiền gian lận không được
phát hiện ra. Do vậy doanh nghiệp nào có nhiều vụ gian lận thì sẽ có phí bảo hiểm cao
hơn những doanh nghiệp kiên quyết chống và loại trừ những kẻ trục lợi bảo hiểm .
+ Đối với xã hội gian lận bảo hiểm là một nguy cơ về đạo đức, làm tha hoá, biến
chất cán bộ nhà nước, làm cho môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh và thiếu sự công
bằng. Điều đó dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật, gây rối trật tự an ninh xã hội .
15
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ TRỤC LỢI BẢO
HIỂM
Thị trường bảo hiểm càng phát triển thì các hình thức trục lợi bảo hiểm cũng ngày
càng đa dạng hơn, thủ đoạn trục lợi bảo hiểm cũng tinh vi hơn theo thời gian và số tiền
gian lận trục lợi bảo hiểm cũng ngày càng nhiều hơn. Do vậy, để khắc phục, nâng cao
khả năng phòng ngừa trục lợi bảo hiểm, cần thực hiện các giải pháp đồng bộ.
I.Giải pháp của Nhà nước
Trước hết cần rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động kinh
doanh bảo hiểm. Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người tham
gia bảo hiểm, mua bảo hiểm, cần có chế tài nghiêm khắc, đủ mạnh có giá trị răn đe, ngăn

chặn, thậm chí xử lý hình sự đối với hành vi trục lợi bảo hiểm gây hậu quả lớn về tài sản,
đạo đức, nhân cách, làm giảm sút lòng tin đối với cán bộ, công chức, tổ chức, cơ quan
nhà nước. Hiện nay trong luật kinh doanh bảo hiểm cũng có những quy định để hạn chế
hành vi trục lợi bảo hiểm như:
 Quy định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm và doanh
nghiệp bảo hiểm trong quan hệ pháp luật bảo hiểm.
16
+ Cơ sở hình thành nên quy định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong
quan hệ thương mại nói chung đó là, tất cả các giao dịch kinh doanh cần thực hiện trên
cơ sở tin cậy lẫn nhau. Trong thực tế, điều đó có nghĩa là các bên khi tham gia vào các
hoạt động kinh doanh không được phép có bất kỳ hành vi gian lận hay mưu toan lừa
đảo nào. Luật KDBH quy định: “Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ kê khai đầy đủ, trung
thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp
bảo hiểm”. Và để đảm bảo nguyên tắc trung thực tuyệt đối của hoạt động kinh doanh
bảo hiểm, bên mua bảo hiểm cũng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực
của những thông tin mà họ đưa ra.
+ Để tránh những tranh chấp xảy ra trong việc thực hiện quy định của pháp luật về
nghĩa vụ cung cấp trong quan hệ bảo hiểm tài sản, trước khi giao kết hợp đồng, các bên
cần thiết phải lập biên bản ghi rõ những nội dung mà doanh nghiệp bảo hiểm yêu cầu
cũng như những thông tin mà bên mua bảo hiểm cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm.
 Quy định về giới hạn bồi thường
Quán triệt nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản, Luật KDBH đã quy định
về căn cứ bồi thường tại Điều 46 như sau: Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo
hiểm phải trả cho người được bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá thị trường của tài
sản tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế và số tiền bồi thường
mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo
hiểm.
 Bảo hiểm trùng
Bảo hiểm trùng là trường hợp một tài sản tham gia bảo hiểm ở nhiều công ty bảo
hiểm khác nhau và tổng số tiền bảo hiểm của các hợp đồng này lớn hơn gấp nhiều lần

giá trị bảo hiểm. Để ngăn chặn mục đích trục lợi trong trường hợp này, khoản 2 Điều 44
Luật KDBH quy định: “Trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng,
khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi
thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền của tất cả các
hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh
nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản”.
 Quy định về hợp đồng bảo hiểm tài sản
17
Việc pháp luật không cho phép giao kết hợp đồng bảo hiểm trên giá trị nhằm ngăn
chặn tình trạng trục lợi thông qua việc bên mua bảo hiểm cố ý khai tăng giá trị của tài
sản tại thời điểm giao kết hợp đồng, nhằm được hưởng số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị
của tài sản.
 Quy định về an toàn
Rất nhiều trường hợp, người được bảo hiểm đã nảy sinh ý đồ trục lợi thông qua
việc để mặc cho tổn thất xảy ra nhằm hưởng tiền bồi thường từ doanh nghiệp bảo
hiểm.Để ngăn chặn ý đồ trục lợi của bên mua bảo hiểm (người được bảo hiểm), Điều
50 Luật KDBH quy định:
+ Người được bảo hiểm phải thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy, an
toàn lao động, vệ sinh lao động và những quy định khác của pháp luật có liên quan
nhằm bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm.
+ Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn cho
đối tượng bảo hiểm hoặc khuyến nghị, yêu cầu người được bảo hiểm áp dụng các biện
pháp đề phòng, hạn chế rủi ro.
+ Trong trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp đảm bảo
an toàn cho đối tượng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền ấn định một thời
hạn để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó; nếu hết thời hạn này mà các
biện pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì doanh nghiệp bảo hiểm có
quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
 Quy định về thời hạn trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.
Pháp luật đã quy định một trong những nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp bảo

hiểm là “Bồi thường kịp thời cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm” để
ngăn chặn hành vi trục lợi bảo hiểm của mua bảo hiểm và nhân viên bảo hiểm.
II. Giải pháp của Doanh nghiệp bảo hiểm
Việc phòng chống trục lợi bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm là hết sức quan
trọng.
18
Do vậy, để khắc phục vấn đề trục lợi bảo hiểm thì chính doanh nghiệp bảo hiểm cần
có các giải pháp sau :
Thứ nhất, doanh nghiệp bảo hiểm phải nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, xây dựng
mới, ban hành quy trình làm việc chặt chẽ, thiết lập hệ thống kiểm tra, giám sát nhanh
nhạy, hiệu quả, bảo đảm trong mọi tình huống, điều kiện, đều thực hiện nghiêm túc quy
trình.
Thứ hai, từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ thông qua việc tuyển dụng, đào tạo,
quan tâm giáo dục đạo đức, lòng yêu nghề, tính tự trọng, tinh thần trách nhiệm đối với
công việc, doanh nghiệp cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, đặc biệt yêu cầu về tính gương
mẫu của các cấp lãnh đạo. Bên cạnh đó phải có chính sách đãi ngộ thoả đáng với họ,
thưởng phạt phải hết sức nghiêm túc và có nề nếp.
Thứ ba, xây dựng quan hệ tốt với cơ quan chức năng có liên quan như: giám định,
điều tra, khoa học chuyên ngành, hợp tác hiệu quả trong giải quyết vụ việc bảo hiểm, bồi
thường có yếu tố gian lận, tính phức tạp, không rõ ràng. Coi trọng công tác thanh tra,
kiểm tra để bảo đảm việc tuân thủ quy trình công việc, phát hiện, xử lý kịp thời những sai
phạm. Cập nhật, thông tin kịp thời, rộng rãi các vụ việc trục lợi được phát hiện để trao
đổi, rút kinh nghiệm, đưa vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nội bộ, nâng
cao năng lực phòng ngừa. Xây dựng quy trình cụ thể về điều tra, xác minh những vụ việc
có dấu hiệu gian lận, trục lợi bảo hiểm, để triển khai thực hiện trong toàn hệ thống doanh
nghiệp.
Thứ tư, đẩy mạnh công tác truyền thông, tạo dư luận ủng hộ việc đấu tranh với
những hành vi gian lận, trục lợi bảo hiểm.
Thứ năm, quá trình giám định và bồi thường, chi trả bảo hiểm phải thực hiện đúng
nguyên tắc và trình tự mỗi khâu: nếu thấy nghi ngờ một loại giấy tờ nào đó hoặc không

rõ thời gian, không gian trong các vụ tổn thất cần xác minh lại ngay. Nếu thấy cần thiết
phải báo ngay để doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức xác minh, điều tra cho rõ. Ngoài
phương án điều tra độc lập, cần tranh thủ sự giúp đỡ của các bên có liên quan như: chính
quyền địa phương, công an, y bác sỹ và những người làm chứng.
III.Giải pháp của Bên mua bảo hiểm
19
 Hãy cảnh giác với những đại lý bảo hiểm không có đăng ký. Trước khi mua bảo
hiểm, hãy liên hệ với doanh nghiệp bảo hiểm để bảo đảm rằng đại lý tiếp cận bạn là một
đại lý được uỷ quyền.
 Nếu có điều kiện thì nên hạn chế việc trả phí bảo hiểm bằng tiền mặt, cố gắng
trả phí BH bằng séc hoặc lệnh trả tiền. Hãy trả phí bảo hiểm trực tiếp cho doanh nghiệp
thay vì trả cho đại lý.
 Kiểm tra kỹ càng đơn bảo hiểm ngay lập tức để bảo đảm chắc chắn rằng phạm
vi bảo hiểm đáp ứng được yêu cầu của bạn và bảo đảm rằng số phí bảo hiểm bạn đã trả
được phản ánh trong giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm. Hãy đòi biên lai thu
phí làm chứng cho việc đã trả phí bảo hiểm.
 Liên hệ với doanh nghệp, Hiệp hội bảo hiểm nhân thọ hoặc phi nhân thọ và
cảnh sát nếu bạn bị lừa đảo hoặc bị xúi giục gian lận. Cung cấp càng chi tiết những thông
tin như tên những cá nhân có hành vi gian lận, số tiền, ngày tháng và hình thức gian lận.
IV.Đề xuất của nhóm
 Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm.Cần sớm hoàn chỉnh
hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam.
 Hiện nay Hiệp hội bảo hiểm ở Việt Nam hoạt động chưa hiệu quả.Do vậy, trong
thời gian tới Hiệp hội phải phát huy vai trò đoàn kết các Công ty bảo hiểm để chống lại
hiện tượng trục lợi bảo hiểm.
 Doanh nghiệp bảo hiểm phải kiểm tra chặt chẽ các cán bộ, nhân viên bảo hiểm.
Đề ra những cơ chế quản lý phù hợp như phí bảo hiểm thu được trong ngày, cuối ngày
phải nộp; Giấy bảo hiểm cấp trong ngày phải thông báo cho doanh nhiệp vào cuối ngày;
Khách hàng tham gia bảo hiểm với số tiền lớn thì phải báo cáo về doanh nghiệp bảo hiểm
kiểm tra theo dõi thường xuyên.Để đảm bảo có thể phát hiện nhanh các vụ trục lợi bảo

hiểm thì chính các Doanh nghiệp bảo hiểm cần ban hành một quy chế khen thưởng cụ thể
20
đối với những người có công phát hiện ra các vụ trục lợi.Việc này sẽ một động lực
khuyến khích tinh thần làm việc cho các cán bộ giám định.
 Doanh nghiệp bảo hiểm phải tăng cường khâu tuyển chọn và đào tạo đại lý,
cộng tác viên.Tuyển lựa đại lý, công tác viên có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, tổ
chức cho họ tham gia các lớp đào tạo, hướng dẫn về khai thác nghiệp vụ.
21

×