Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

sáng kiến kinh nghiệm mầm non để tài ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chăm sóc sức khỏe nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng tại trường mầm non a xã đông mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 33 trang )

Trường Mầm non A xã Đông Mỹ

Sáng kiến kinh nghiệm mầm non

Đề tài
“Ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý chăm sóc sức khỏe nhằm giảm
tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng tại trường
mầm non A xã Đông Mỹ”








Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hường (Phó hiệu trưởng)
Phó hiệu trưởng: Nguyễn Thị Thu Hường Trường mầm non A xã Đông Mỹ
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ


Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp
giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục góp phần nâng cao hiệu
quả, chất lượng giáo dục. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và
ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục là nhiệm vụ quan trọng quyết
định sự phát triển công nghệ thông tin của đất nước.
Trong thời đại bùng nổ công nghệ
thông tin, việc hiểu biết và vận dụng


CNTT vào quản lý và giảng dạy là một việc làm cần thiết và đem lại hiệu quả
thiết thực: Thông tin được cập nhật nhanh chóng và chính xác, việc quản lý
nhân sự, chuyên môn, thực hiện hồ sơ sổ sách và báo cáo thống kê nhẹ nhàng
và khoa học
.
Năm học 2012 - 2013 là năm thứ năm Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
và Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Thanh Trì tiếp tục triển khai thực hiện tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ.
Công tác quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm
non là nhiệm vụ trong tâm, hàng đầu trong các hoạt động của trường mầm
non. Trong đ
ó, công tác quản lý sức khoẻ có rất nhiều công việc tỉ mỉ,vụn vặt,
tốn rất nhiều thời gian để kiểm tra số liệu cho chính xác. Nếu không biết ứng
dụng công nghệ thông tin vào quản lý thì khó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ
quản lý của mình.
Hiện nay, công tác quản lý hoạt động chăm sóc sức khoẻ của trẻ đặc
biệt là việc đánh giá tình trạng dưỡng của trẻ qua các kỳ
cân đo thường giao
cho nhân viên y tế theo dõi, cân, đo vào biểu đồ tăng trưởng cho 100% số trẻ
đi học. Do số cháu đông, công việc chỉ do một người thực hiện bằng các
phương pháp thủ công nên mất nhiều thời gian, nhiều khi số liệu chưa chính
xác, còn nhầm lẫn, nếu tính không chính xác sẽ ảnh hưởng đến chất lượng
chăm sóc cá nhân trẻ.
Chính vì vậy năm học 2012 - 2013 và cả những năm họ
c trước, tôi luôn
suy nghĩ, tìm biện pháp để ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng cách tính
tháng, phân loại tình trạng dinh dưỡng, lập biểu thống kê, mẫu báo cáo khoa
học và tốn rất ít thời gian. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài:
“Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chăm sóc sức khỏe nhằm

giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng tại trường mầm non A xã Đông Mỹ”.




Phó hiệu trưởng: Nguyễn Thị Thu Hường Trường mầm non A xã Đông Mỹ
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
2

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ



I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN
Suy dinh dưỡng Protein năng lượng là vấn đề cộng đồng quan trọng
nhất trên thế giới hiện nay. Trẻ em chính là đối tượng chính của suy dinh
dưỡng nếu không được theo dõi và can thiệp kịp thời thì quãng thời gian phát
triển nhanh và quan trọng nhất ( thời kỳ bào thai và năm năm đầu tiên) sẽ trôi
qua và hậu quả do suy dinh dưỡng không có cơ hội phục hồi được.
Điều 26 quy chế nuôi d
ạy trẻ mầm non quy định “Nhà trường phải định
kỳ cân cho trẻ và ghi vào biểu đồ tăng trưởng. Trẻ dưới một năm và trẻ duy
dinh dưỡng cân hàng tháng. Trẻ trên một năm cân hàng quý”. Việc đánh giá
tình trạng dinh dưỡng cho trẻ đều kỳ và chính xác là rất cần thiết. Tổ chức y tế
thế giới đã khuyến nghị dùng quần thể tham khảo của Hoa Kỳ để đánh giá
tình trạng dinh d
ưỡng của trẻ em.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin tự tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu tài
liệu để xây dựng cách đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ hiệu quả giúp
phó hiệu trưởng làm tốt công việc quản lý chăm sóc sức khoẻ, nuôi dưỡng trẻ

góp phần giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi trong trường mầm non.
II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trường mầm non A xã Đông Mỹ nằ
m cuối Huyện Thanh Trì. Toàn
trường có 1 khu, tổng số diện tích đất: 4784m
2
được xây dựng 2 tầng với 8
phòng học và công trình vệ sinh khép kín, khu nhà bếp một chiều, đầy đủ các
phòng chức năng.
Trường đã được đầu tư trang bị 100% máy tính ở các phòng chức năng,
trong đó phòng máy Kidsmat được trang bị 10 máy tính. Tất cả các máy tính
đều được nối mạng Internet.
Từ năm 2007 đến nay, tôi đã áp dụng công nghệ thông tin vào công tác
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, đặc biệt là việc tính khẩu phần ăn, tính tháng, phân
loại tình tr
ạng dinh dưỡng của trẻ, lập biểu thống kê, mẫu báo cáo cân đo rất
hiệu quả và chính xác và thuận tiện.
1. Thuận lợi
- Bản thân tôi công tác trong ngành 13 năm, từ năm 2007 đến nay tôi
được phân công là phó hiệu trưởng phụ trách công tác nuôi dưỡng. Trong 6
năm qua tôi luôn được tham gia đón các đoàn kiến tập của Huyện, Thành Phố
làm điểm về quản lý hệ thống sổ sách nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ cho
trẻ. N
ăm 2011 – 2012 tôi được tham gia chấm thi kỹ năng công nghệ thông tin
và phần mềm ứng dụng cấp Huyện, cấpThành phố.
- Ban giám hiệu nhà trường có sự đồng nhất trong công tác chỉ đạo
Phó hiệu trưởng: Nguyễn Thị Thu Hường Trường mầm non A xã Đông Mỹ
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
3
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhân viên yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong

công tác.
2. Khó khăn
- Trẻ mầm non ở nông thôn đầu tiên đến trường tỷ lệ suy dinh dưỡng,
thấp còi cao. Phụ huynh đa số làm buôn bán, nghề nông nên ít dành thời gian
phối hợp quan tâm chăm sóc trẻ kịp thời.
- Trường mới được thành lập từ tháng 2/2012 trên cơ sở tách từ trường
mầm non Đông Mỹ. Nhân viên kế toán, y tế mới tuyển từ tháng 2/2012 nên
ch
ưa quen với các công việc đặc thù của ngành học. Khả năng vi tính còn hạn
chế.
III/ CÁC HÌNH THỨC VÀ BIỆN PHÁP
1. Ứng dụng công nghệ thông tin vào lập bảng đánh giá tình trạng dinh
dưỡng cho trẻ từ 0 – 75 tháng tuổi.
Trên thực tế việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ tại trường mầm non
qua các kỳ cân, đo thường dựa vào “ Biểu đồ tăng trưởng” sau khi đã tính
tháng tuổi và dóng theo số cân và chiều cao đã đo
được nhân viên y tế mới
đánh giá được kết quả dinh dưỡng của trẻ. Với cách làm này phải mất khoảng
4 phút một cháu nếu hơn 300 cháu phải mất hơn 20 tiếng liên tục mới vào
biểu đồ xong của toàn trường mà chưa có kết quả để thống kê báo cáo. Đây là
cách làm thủ công rất dễ nhầm lẫn, sai kết quả kênh nếu làm nhiều trẻ cùng
lúc và rất mất thời gian. Trong khi đó ban giám hiệu muố
n kiểm tra lại kết quả
phải tính tháng tuổi, dóng lại cân, đo xem kết quả từng cháu rất khó phát hiện
ra các lỗi sai của nhân viên. Như vậy, sẽ rất mất thời gian và ít người quản lý
nào có thể kiểm tra hết cách tính của 300 cháu. Trước thực tế trên, tôi đã
nghiên cứu quần thể tham khảo NCHS và biểu đồ tăng trưởng của trẻ trai và
trẻ gái để lập bảng đánh giá tình trạng dinh dưỡ
ng cho trẻ từ 0 – 75 tháng tuổi
trên phần mềm Microsoft office Excell 2003 để có số liệu chính xác, nhanh,

dễ kiểm tra và có kết quả đánh giá phân loại tình trạng dinh dưỡng cho trẻ
ngay khi có kết quả cân đo.
*Cách thực hiện:

Từ bảng tính Excell 2003 tôi lập bảng đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho
trẻ từ 0 - 75 tháng tuổi ( Dựa trên cơ sở của quần thể NCHS so với biểu đồ
tăng trưởng bé trai - bé gái) để lấy số liệu chính xác các chỉ số khối của cơ thể
về cân nặng, chiều cao chuẩn của trẻ tương ứng với số tháng, có kết quả phân
loại, đánh giá theo từng tháng tuổi các kênh trẻ
đạt kênh bình thường, suy
dinh dưỡng, thấp còi hay thừa cân.
Ví dụ: Tôi lập 1 sheet đặt tên là “Cân đo đã sửa” sau đó tôi mở file ra tạo
các cột hàng ngang gồm: tháng tuổi, trẻ trai, trẻ gái, cân nặng, chiều cao theo
mẫu của bảng “ Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ 0-18 tuổi”, nhưng tạo
thêm các cột xếp loại kết quả về cân nặng, chiều cao cụ thể cạnh các chỉ số
đánh giá. Cột xế
p loại này chính là kết quả kênh của trẻ trong sheet “tổng hợp
cân đo 4 đợt”

Phó hiệu trưởng: Nguyễn Thị Thu Hường Trường mầm non A xã Đông Mỹ
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
4



(Bảng đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ từ 0-75 tháng tuổi)
Phó hiệu trưởng: Nguyễn Thị Thu Hường Trường mầm non A xã Đông Mỹ
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
5
Kết quả đánh giá cụ thể như sau:

+ Về cân nặng: Cân nặng theo tuổi của mỗi trẻ được so sánh với cân nặng của
trẻ cùng tuổi, cùng giới của bảng tính. Thang phân loại các mức độ đánh giá
cân nặng của trẻ như:
Từ dưới hoặc bằng -2SD : Kênh suy dinh dưỡng
Từ trên -2SD đến dưới +2SD: Kênh bình thường
Từ trên hoặc bằng +2SD: Cao hơn so với tuổi
Ví dụ: V
ũ Huy Hoàng ( nam) lớp B1 sinh ngày 5 tháng 5 năm 2008 đến 15
tháng 9 năm 2013 (53 tháng) cháu cân được 13.2 kg. Kết quả chuẩn của bảng
tính khi trẻ được 53 tháng đạt dưới hoặc bằng 13.5 kg ở kênh suy dinh dưỡng
vì vậy cháu Hoàng đạt kênh suy dinh dưỡng.

(Cháu Vũ Huy Hoàng 53 tháng tuổi nặng 13.2 so với chuẩn)
+ Về chiều cao: Chiều cao theo tuổi của mỗi trẻ được so sánh với chiều cao
của trẻ cùng tuổi, cùng giới của bảng tính. Thang phân loại dựa theo độ lệch
chuẩn như sau:
Từ dưới hoặc bằng -2SD : Kênh thấp còi
Từ trên -2SD đến dưới +2SD: Kênh bình thường
Từ trên hoặc bằng +2SD: Cao hơn so với tuổi
Ví dụ: Phạm Trúc Quỳnh( nữ
) lớp C2 sinh ngày 21 tháng 12 năm 2009 đến 15
tháng 9 năm 2013 (33 tháng) cháu cao 84.3cm. Kết quả chuẩn của bảng tính
khi trẻ được 33 tháng đạt dưới hoặc bằng 84.5 cm ở kênh thấp còi vì vậy cháu
Quỳnh đạt kênh thấp còi.
Phó hiệu trưởng: Nguyễn Thị Thu Hường Trường mầm non A xã Đông Mỹ
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
6

(Cháu Phạm Trúc Quỳnh 33 tháng tuổi nặng 84.3 so với chuẩn)
* Kết quả: Lập được bảng đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho trẻ từ 0 - 75

tháng tuổi và phân loại cụ thể theo các mức độ đánh giá về cân nặng, chiều
cao cho trẻ chỉ cần lập một lần cho giá trị đánh giá chuẩn của tất cả các lần
cân, đo và có thể áp dụng với bất kỳ trẻ nào, tr
ường nào.
2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào lập bảng tổng hợp theo dõi cân
nặng, chiều cao của trẻ qua các kỳ cân đo.
Tăng cân đều đặn hàng tháng là dấu hiệu quan trọng nhất của một trẻ khoẻ
mạnh. Việc theo dõi diễn biến cân nặng, chiều cao của trẻ phát hiện sớm trẻ
không tăng cân hoặc xuống cân, trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi giúp những
người chăm sóc trẻ có biện pháp x
ử trí thích hợp, kịp thời góp phần phòng
ngừa suy dinh dưỡng, thấp còi. Chính vì vậy tôi đã hướng dẫn nhân viên y tế
và giáo viên tại các lớp cách cân, đo cho trẻ sao cho chính xác và lưu ý:
- Cần kiểm tra cân và thước đo trước khi cân, đo
- Khi cân, đo cho trẻ cần chính xác đến 0.1 kg, 0.1 cm VD: 14.2kg, 13.1kg
hoặc 98.1cm.
Phó hiệu trưởng: Nguyễn Thị Thu Hường Trường mầm non A xã Đông Mỹ
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
7

( Nhân viên y tế và giáo viên cân cho trẻ theo định kỳ)

( Nhân viên y tế và giáo viên lớp B1 đo chiều cao cho trẻ theo định kỳ)
Phó hiệu trưởng: Nguyễn Thị Thu Hường Trường mầm non A xã Đông Mỹ
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
8
Trong quá trình nhân viên y tế và giáo viên các lớp phối kết hợp cân, đo cho
trẻ tôi thường xuyên giám sát kiểm tra kết quả và yêu cầu cân, đo bổ xung
cho100% trẻ đến trường.
Sau khi cân, đo cho trẻ nhân viên y tế sẽ tính từng tháng tuổi của trẻ và

dóng kết quả cân, đo của từng trẻ theo biểu đồ tăng trưởng của trẻ về cân nặng
và chiều cao mới đánh giá được kết quả trẻ thuộc kênh gì và nế
u làm không
cẩn thận, tính tháng không chuẩn, dóng cân không đúng sẽ dễ bị nhầm lẫn,
không đánh giá đúng tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Để tránh nhầm lẫn, dễ
kiểm tra, tôi đã suy nghĩ và nghiên cứu kỹ các hàm trong chương trình excell
như: “ DATEDIF” để tính tháng tuổi, hàm “IF” kết hợp với hàm “ Vlookup”
để tính kết quả cân đo và đánh giá sự tăng cân, dừng cân và giảm cân của từng
trẻ và tôi đã hướng dẫn nhân viên y tế sử
dụng rất hiệu quả.
*Cách thực hiện:

Từ bảng tính Excell 2003 tôi đã xây dựng trên máy bảng tổng hợp cân đo
toàn trường của từng lớp và theo dõi đủ bốn đợt cân, đo.


(Bảng tổng hợp theo dõi cân nặng, chiều cao toàn trường)
- Tháng 9 tôi hướng dẫn nhân viên y tế nhập họ tên học sinh, ngày tháng năm
sinh và giới tính của trẻ từ lớp A1 đến lớp D2 cho đủ 8 lớp và lập các cột
ngang, dọc theo mẫu “theo dõi cân nặng chiều cao” của “sổ theo dõi chất
Phó hiệu trưởng: Nguyễn Thị Thu Hường Trường mầm non A xã Đông Mỹ
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
9
lượng nhóm – lớp” nhưng thêm các cột về ngày tháng năm sinh, giới tính, số
tháng
- Tại cột số tháng tôi dùng hàm DATEDIF(D7,$I$3, “m”+1). Khi sử dụng
hàm“ DATEDIF” này tôi chỉ cần có ngày thàng năm sinh của trẻ tự động cột
số tháng sẽ cho kết quả tương ứng với thời gian của mỗi kỳ cân đo.
Ví dụ: Cháu: Đỗ Minh Hiếu ở lớp A1 sinh ngày 17/6/2007 đến ngày cân
15/9/2012 sau khi lập công thức DATEDIF(D11,$I$3, “m”+1) ở cột số tháng

sẽ tự
động tính cháu được: 63 tháng tuổi.

( Công thức tháng tuổi cho trẻ)
Tương tự như vậy tôi chỉ cần tính hàm DATEDIF(D7,$I$3, “m”+1) của cháu
đầu tiên và nháy chuột vào vị trí ở ô đó xuất hiện dấu + đậm thì nháy chuột và
kéo dài xuống đến cháu cuối cùng thì nhả chuột. Công thức DATEDIF sẽ tự
chuyển tính tháng cho từng cháu tiếp theo cho đến hết.
Ví dụ: Cháu: Nguyễn Minh Hiệp ở lớp D2 sinh ngày 9/11/2010 đến ngày cân
15/9/2012 sau khi kéo chuột công thức sẽ tự động chuyển thành
DATEDIF(D292,$I$3, “m”+1) ở c
ột số tháng sẽ tự động tính cháu được: 23
tháng tuổi. Sau khi đã tính được số tháng tôi yêu cầu y tế nhập số liệu cân đo
Phó hiệu trưởng: Nguyễn Thị Thu Hường Trường mầm non A xã Đông Mỹ
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
10
của từng cháu theo lớp.

( Nhân viên y tế đang nhập số liệu cân nặng, chiều cao của trẻ trên bảng
tính)
- Để tính kết quả cân tôi dùng hàm lôgic là IF kết hợp với hàm tìm kiếm
VLOOKUP để tìm các kết quả cân đo của mỗi đợt:
Ví dụ cháu Đỗ Duy Anh A1 ở cột I8 sau khi nghiên cứu và tham khảo ý kiến
mọi người tôi đã đặt công thức tự động sẽ tìm kiếm dữ liệu ở sheet
candođasua và cho kết quả tr
ẻ thuộc loại kênh nào.
Ví dụ: Cháu: Nguyễn Minh Hiệp ở lớp D2 vào 9/11/2010 cháu được 23 tháng
tuổi cân được 14 kg và chiều cao là 95 cm công thức sẽ là

=IF(H298>0,IF(E298="nam",IF(H298>=VLOOKUP(G298,'Cand

o da sua'!$A$8:$Y$83,7,0),VLOOKUP(G298,'Cando da
sua'!$A$8:$Y$83,8,0),IF(H298>=VLOOKUP(G298,'Cando da
sua'!$A$8:$Y$83,4,0),VLOOKUP(G298,'Cando da
sua'!$A$8:$Y$83,6,0),IF(H298<VLOOKUP(G298,'Cando da
sua'!$A$8:$Y$83,2,0),VLOOKUP(G298,'Cando da
sua'!$A$8:$Y$83,3,0),0))),IF(E298="NỮ",IF(H298>=VLOO
KUP(G298,'Cando da
sua'!$A$8:$Y$83,19,0),VLOOKUP(G298,'Cando da
sua'!$A$8:$Y$83,20,0),IF(H298>=VLOOKUP(G298,'Cando
da sua'!$A$8:$Y$83,16,0),VLOOKUP(G298,'Cando da
sua'!$A$8:$Y$83,18,0),IF(H298<VLOOKUP(G298,'Cando da
sua'!$A$8:$Y$83,14,0),VLOOKUP(G298,'Cando da
sua'!$A$8:$Y$83,15,0),0))))),0)
tự động đưa kết quả trẻ đạt kênh bình thường về cân nặng và chiều cao.
Phó hiệu trưởng: Nguyễn Thị Thu Hường Trường mầm non A xã Đông Mỹ
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
11

( Công thức tính trẻ thuộc kênh về cân nặng)
Ví dụ: Cháu: Trần Hiền Anh ở lớp D2 vào 22/09/2010 cháu được 24 tháng
tuổi cân được 09 kg và chiều cao là 78 cm công thức sẽ tự động đưa kết quả
trẻ đạt kênh bình thường hay kênh thấp còi về chiều cao.
=IF(J8>0,IF(E8="nam",IF(J8>=VLOOKUP(G8,'Cando da
sua'!$A$8:$Y$83,11,0),VLOOKUP(G8,'Cando da
sua'!$A$8:$Y$83,13,0),IF(J8<=VLOOKUP(G8,'Cando da
sua'!$A$8:$Y$83,9,0),VLOOKUP(G8,'Cando da
sua'!$A$8:$Y$83,10,0),0)),IF(E8="NỮ",IF(J8>=VLOOKUP(G8,'Cando da
sua'!$A$8:$Y$83,23,0),VLOOKUP(G8,'Cando da
sua'!$A$8:$Y$83,25,0),IF(J8<VLOOKUP(G8,'Cando da
sua'!$A$8:$Y$83,21,0),VLOOKUP(G8,'Cando da

sua'!$A$8:$Y$83,22,0))))),0)
Với các tháng khác ta chỉ cần coppy các công thức này và chỉnh lại số thứ tự
giá trị các ô bị thay đổi. Tiếp t
ục nháy phải chuột hoặc kéo công thức xuống
đến các cháu cuối cùng
Lưu ý:
- Trong công thức ta dùng địa chỉ tuyệt đối bằng cách ấn chuột vào F4
$A$:$Y$ để đảm bảo địa chỉ này không bị thay đổi trong quá trình coppy
- Khi vào số cân nặng, chiều cao của trẻ cần phải nhập chuẩn Exccel tức là
nhập dấu chấm không nhập dấu phẩy giữa các số thập phân. Ví dụ: 12.3 hoặc
122.2 cm
Vớ
i các đợt cân, đo sau tôi copy công thức đã lập như tháng 9 nhưng chỉnh
lại các chữ cái theo cột dọc của hàng, thêm cột tăng cân, dừng cân, giảm cân
Phó hiệu trưởng: Nguyễn Thị Thu Hường Trường mầm non A xã Đông Mỹ
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
12
để nắm được tình trạng dinh dưỡng của trẻ so với tháng trước. Tôi đã dùng
hàm =IF(H8=0,0,IF(H8>M8,"Giảm cân",IF(H8<M8,"Tăng cân","Dừng
cân"))) để tính và kéo công thức cho tất cả các cháu như vậy chỉ cần nhập kết
quả cân đo của các đợt sau ở cột tăng cân, đứng cân, giảm cân sẽ cho kết quả.
Ví dụ : Cháu: Nguyễn Đức Anh B ở lớp B1 kết quả cân, đo đợt 1(tháng
9/2012) cân nặng là 15.7kg, đợt 2( tháng 12/2012) cân nặng
đạt 16.5: thì hàm
IF, =IF(H298=0,0,IF(H298>M298,"Giảm cân",IF(H298<M298,"Tăng
cân","Dừng cân")))sẽ cho kết quả cháu tăng cân, nhưng đến đợt 3( tháng
2/2913) cháu được 16.5 kg như vậy hàm sẽ cho kết quả là dừng cân.

(Cháu Nguyễn Đức Anh B đạt kết quả dừng cân tháng 2/2012)
Sau khi đã có kết quả chính xác của các lần cân tôi lập biểu đồ theo dõi cân

nặng, chiều cao của trẻ trên bảng tính Excell như sau:
Tôi tạo ra một sheet mới lấy tên là “ biểu đồ theo dõi” và chọn số thứ tự của
trẻ để làm mã chỉ cần đánh vào ô số thứ tự từ số 1 đến hết số trẻ sẽ cho đường
biểu diễn biểu đồ cân nặng, chiều cao tương ứng với tên từng trẻ
Phó hiệu trưởng: Nguyễn Thị Thu Hường Trường mầm non A xã Đông Mỹ
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
13

( Phần bôi vàng, chữ đỏ là mã số thứ tự của trẻ)
Dùng hàm=VLOOKUP(E2,'tong can do 4 dot'!$B$8:$AE$318,2,0) để tìm
kiếm dữ liệu về họ và tên trẻ ở sheet “ tổng hợp cân đo 4 đợt”. Các dữ liệu về
lớp, số tháng, kết quả cân, đo chiều cao của từng đợt tôi cũng dùng hàm
VLOOKUP để tìm kiếm các dữ liệu đã có và thay đổi số cột tương ứng với
kết quả cầ
n tìm kiếm.

( Hàm VLOOKUP để tìm kết quả cân lần 1)
Phó hiệu trưởng: Nguyễn Thị Thu Hường Trường mầm non A xã Đông Mỹ
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
14
Trên sheet “Bieu do theo doi” cháu Đỗ Duy Anh khi đã dùng các hàm
VLOOKUP tôi vào /Insert/Chart / chọn các dạng biểu đồ/next/series/Data
range/ bôi đen các kết quả cân các đợt đã copy ở trên/ next/ Titles/ đánh tên
biểu đồ, ký hiệu hàng ngang, dọc/ data labels / value/finish. Như vậy sẽ có
biểu đồ có đường biểu diễn theo dõi cân của trẻ tương tự như vậy ta lập các
biểu đồ tăng trưởng về chiều cao. Để kiểm tra kết quả trẻ bất kỳ ta nháy chuột
vào ô “STT” đánh s
ố thứ tự bất kỳ sẽ cho biểu đồ có đường biểu diễn cân
nặng, chiều cao tương ứng với tên trẻ, tháng tuổi, cân nặng, chiều cao của trẻ
tại Sheet “ tong can do 4 dot”.


(Ví dụ: Cháu Nguyễn Bảo Ngọc B1 không cân tháng 2 do nghỉ ốm)
Lưu ý:
- Những trẻ tại thời điểm tháng cân nhưng không cân do chuyển trường hoặc
nghỉ ốm đường biểu diễn trẻ về vị trí 0.
- Để kiểm tra các kết quả của bảng theo dõi cân nặng, chiều cao bốn đợt ta sử
dụng Data/Filter/Auto Filter/ chọn các dữ liệu cần kiểm tra
Phó hiệu trưởng: Nguyễn Thị Thu Hường Trường mầm non A xã Đông Mỹ
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
15

(Ví dụ: Chọn lớp C1 các cháu tăng cân tháng2)

(Đồng chí Phó hiệu trưởng đang kiểm tra kết quả
và lập các công thức tính trên excell)
Phó hiệu trưởng: Nguyễn Thị Thu Hường Trường mầm non A xã Đông Mỹ
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
16
*Kết quả: Sử dụng các hàm tính trên sẽ giúp cho chúng tôi theo dõi đánh
giá, phân loại tình trạng dinh dưỡng của trẻ một cách chính xác, nhanh nhất.
Chỉ mất 15 phút là y tế đã hoàn thành công việc. Khi đã phân loại được trẻ ở
kênh nào và số liệu trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, béo phì và kết quả đường
biểu diễn các kênh của trẻ, tôi đã chỉ đạo nhân viên y tế xây dựng kế hoạch
nêu rõ các biện pháp để chú trọng giảm tỷ lệ
trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi và
phân công nhân viên y tế tham gia phụ giờ ăn trên lớp, tính khẩu phần ăn để
tăng cường sự chăm sóc với các cháu. Từ đó có những biện pháp để phối kết
hợp với phụ huynh chăm sóc trẻ kịp thời, nhanh chóng.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào lập biểu thống kê, báo cáo kết quả
cân đo các kỳ cân.

Công tác thống kê, báo cáo là một trong những nhiệm vụ củ
a trường mầm
non cần phải thống kê, báo cáo số liệu kịp thời, chính xác. Vì vậy dựa theo
các yêu cầu sổ chất lượng của lớp, của nhà trường theo mẫu của Sở giáo dục
và Đào tạo và các mẫu thống kê của phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu tôi đã
lập các công thức lấy kết quả từ sheet 'tổng cân đo 4 đợt' dùng hàm COUNTIF
máy tính sẽ tự cho các mẫu báo cáo thống kê ngay khi nhập xong số
cân nặng,
chiều cao của trẻ toàn trường mà số liệu chính xác.

(Tổng hợp kết quả cân đo ngày 15 tháng 9 năm 2012)
Để tính tổng hợp kết quả cân đo của từng lớp tôi dùng công thức
COUNTIF(tong!$F$7:$F$754;"A1") và tiếp tục kéo chuột để có công thức
tính của từng lớp, chỉ bằng một công thức đã cho tôi kết quả cân của cả 8 lớp
Với cách tính số trẻ kênh bình thường tôi cũng dùng hàm
COUNTIF(tong!J8:J37;"BT") để lọc các dữ liệu kết quả cân đạt kênh bình
th
ường của từng lớp, tương tự cách làm trên với các kênh khác.
Phó hiệu trưởng: Nguyễn Thị Thu Hường Trường mầm non A xã Đông Mỹ
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
17
Mỗi một bảng thống kê cân đo, chiều cao các lớp tôi lập biểu đồ theo dõi
tổng hợp cân nặng, chiều cao, tăng, dừng, giảm cân (tương tự cách làm như
khi tính biểu đồ của cháu) để kịp thời đánh giá kết quả theo từng tháng để theo
dõi và đưa ra các biện pháp chỉ đạo kịp thời nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh
dưỡng, thấp còi.


(Biểu đồ tổng hợp kết quả cân nặng ngày 15 tháng 9 năm 2012)



(Biểu đồ tổng hợp kết quả chiều cao ngày 15 tháng 9 năm 2012)
Phó hiệu trưởng: Nguyễn Thị Thu Hường Trường mầm non A xã Đông Mỹ
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
18

(Tổng hợp kết quả cân đo ngày 15 tháng 12 năm 2012)


(Biểu đồ tổng hợp kết quả cân nặng, chiều cao ngày 15 tháng 12 năm 2012)

Phó hiệu trưởng: Nguyễn Thị Thu Hường Trường mầm non A xã Đông Mỹ
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
19

(Biểu đồ tổng hợp kết quả ngày 15 tháng 12 năm 2012)
Từ các kết quả thống kê của các lớp tôi lập công thức lấy kết quả số trẻ suy
dinh dưỡng ='t9'!H12+'t9'!H13 lấy kết quả từ sheet “ t9”, các công thức khác
cũng vậy tôi chỉ cần đổi các chữ cái theo cột cần cho kết quả của từng kênh
như để lấy số trẻ đạt kênh bình thường về chiề
u cao ='t9'!L12+'t9'!L13.

( Báo cáo cân, đo tháng 9 năm 2012 nộp Phòng Giáo dục và Đào tạo)
Phó hiệu trưởng: Nguyễn Thị Thu Hường Trường mầm non A xã Đông Mỹ
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
20
Từ mẫu tháng 9 tôi tạo thêm các sheet tháng 12, tháng 2, tháng 4, chỉnh lại
các công thức máy sẽ tự cho kết quả

( Báo cáo cân, đo tháng 4 năm 2013 nộp Phòng Giáo dục và Đào tạo)

*Kết quả: Việc lập các mẫu báo cáo thống kê bằng cách sử dụng các công
thức trên phần mềm excell cho kết quả nhanh chóng, chính xác, khoa học rất
tiện lợi, nhanh chóng và kịp thời. Chỉ cần nhập xong số cân nặng, chiều cao
của trẻ toàn trường ở sheet “ Tổng cân đo 4 đợt” là có kết quả cân đo theo các
mẫu báo cáo mà không cần phải tính toán như trướ
c đây.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng thực đơn, tính khẩu
phần ăn cân đối đảm bảo tỷ lệ các chất cho trẻ.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng thực đơn, tính khẩu
phần ăn cho trẻ là một việc làm quan trọng mang tính khoa học. Nó không chỉ
nhằm mục đính sử dụng phân phối hợp lý tiền ăn để giảm tối đa sự
thâm thừa
tiền ăn trong ngày của trẻ mà nó còn giúp người phụ trách công tác chăm sóc
nuôi dưỡng tính được lượng thực phẩm, tỷ lệ các chất cần và đủ để cung cấp
cho trẻ trong các bữa ăn ở trường mầm non. Để xây dựng thực đơn cho trẻ
phong phú hấp dẫn kích thích trẻ ăn ngon miệng tôi không chỉ điều tra khẩu vị
ăn của trẻ mà tôi thường khai thác tư liệu trên mạng internet t
ại

, các website của các trường bạn và tìm những thực đơn
hay theo mùa, món ăn ngon tôi coppy lại thành một fide dữ liệu riêng đặt tên
Phó hiệu trưởng: Nguyễn Thị Thu Hường Trường mầm non A xã Đông Mỹ
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
21
là thực đơn tham khảo. Ngoài ra tôi còn tham khảo thực đơn của các trường
bạn trong huyện, những sách, báo có các món ăn ngon, cách chế biến và đánh
máy tên món ăn, cách chế biến các món ăn đó trên máy và lưu vào. Từ đó,
mỗi khi xây dựng thực đơn theo mùa cho trẻ tôi chỉ cần mở fide “thực đơn
tham khảo” là có thể chọn được rất nhiều món ăn ngon, phù hợp với mùa, với
trẻ. Sau một thời gian sưu tầ

m tôi đã lựa chọn được 20 thực đơn theo mùa
dành cho trẻ mẫu giáo, nhà trẻ và hàng trăm món ăn ngon dành cho trẻ.
Khi đã xây dựng thực đơn phù hợp theo mùa cho trẻ nhà trẻ, mẫu giáo tôi lập
bảng tính trên excell 1 ngày bằng 1 sheeet với các thao tác đơn giản như: +, -
,*, /,=, hàm Sum để máy tự tính các kết quả về tỷ lệ các chất, số tiền cân đối
từng bữa của nhà trẻ và mẫu giáo theo quy định của Sở Giáo dục và Đ
ào tạo.
Khi kết quả chưa cân đối, số liệu chưa rõ ràng tôi chỉ cần điều chỉnh lại số liệu
các thực phẩm máy tiếp tục tính cho cân đối. Do có kinh nghiệm làm phó hiệu
trưởng được 6 năm nên tôi biết rõ để cân đối được tỷ lệ các chất cần bớt hoặc
thêm những thực phẩm nào.
Ví dụ: Nếu nhập thực phẩm mà tỷ lệ Protein thấp đạ
t dưới 24% nhu cầu năng
lượng cân đối giữa các chất tôi nhập thêm thịt và giảm bớt số lượng dầu ăn
hoặc đường, ngô, gạo
Nếu tỷ lệ Lipit bị cao quá trên 26% nhu cầu năng lượng giữa các chất tôi
giảm bớt lượng thịt sấn mông, dầu ăn, tăng nạc vai và bổ xung thêm các loại
ngũ cốc.
Nếu tỷ lệ Gluxit thấp dưới 62% nhu cầu năng l
ượng giữa các chất tôi tăng
thêm lượng sữa, các loại hoa quả như chuối, xoài
Nếu tỷ lệ Canxi thấp tôi sẽ bổ xung trong thực đơn thêm sữa, bánh canxi và
các loại thực phẩm giàu canxi như: Cua, tôm, trai, cá
Khi đã có được khẩu phần ăn cân đối tôi đặt tên cho sheet đã làm là T2t1 và
tạo thêm một sheet từ sheet t2t1 bằng cách nháy chuột trái vào sheet t2t1 xuất
hiện move or coppy/ tích chuột vào chữ Createa a coppy là tôi có 1 sheet
giống sheet t2t1 và đặt tên mới là t3t1. Sau đó tôi chỉ cần nhậ
p thực phẩm phù
hợp với thực đơn đã điều chỉnh. Cứ như vậy tôi lập mỗi ngày 1 sheet đủ với cả
tháng và thực đơn tôi tính được rất nhanh chỉ mất ½ ngày tôi đã làm được cả

tháng mà thực đơn cân đối, số liệu lại chính xác, sổ sách sạch đẹp. Hàng ngày
tôi chỉ cần nhập số cháu, số liệu thay đổi trong ngày chỉ 5 phút là có thể gọi
thêm thực phẩ
m trong ngày. Khi đã xây dựng được khẩu phần ăn cân đối, hợp
lý, đã tính chuẩn theo ngày tôi dạy cho kế toán, y tế làm, nhập số liệu trên
máy, chỉ cần ½ ngày các cô đã tính được theo mẫu tôi hướng dẫn cách tính từ
đó hàng ngày tôi giao cho kế toán tính chỉ 5 phút là đã hoàn thành, những
ngày kế toán đi giao dịch hoặc bận chốt sổ, y tế sẽ tính khẩu phần ăn cho trẻ.
Khi tính xong tôi chỉ mất 2 phút để kiểm tra lại kết qu
ả cho in sổ và kẹp từng
ngày thành 1 tháng. Cuối tháng tôi lập hàm COUNTIF, SUM máy tính sẽ tự
tính chất lượng bữa ăn theo tuần chẵn lẻ của cả tháng.
Phó hiệu trưởng: Nguyễn Thị Thu Hường Trường mầm non A xã Đông Mỹ
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
22


( Sổ tính khẩu phần ăn hoàn thành nhập số lượng thực phẩm và hàng tồn)
Phó hiệu trưởng: Nguyễn Thị Thu Hường Trường mầm non A xã Đông Mỹ
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
23

( Sổ tính khẩu phần ăn hoàn thành sau khi lập công thức tự cân đối các tỷ
lệ)
Nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng thực đơn, tính khẩu
phần ăn cho trẻ nhanh, tiện lợi nên tôi đã dành được nhiều thời gian để dự quy
trình chế biến món ăn tại bếp góp ý, điều chỉnh kịp thời cách sơ chế, chế biến
món ăn và trực ti
ếp dự giờ ăn trên lớp hàng ngày nhắc nhở giáo viên chăm
sóc kịp thời các cháu mới đi học, mới ốm dạy, các cháu suy dinh dưỡng, thấp

còi. Các lớp nhà trẻ, bé tôi thường phân công y tế, cô nuôi phụ giờ ăn để xúc
cho trẻ ăn, kịp thời động viên các cháu ăn ngon miệng, ăn hết xuất.
Phó hiệu trưởng: Nguyễn Thị Thu Hường Trường mầm non A xã Đông Mỹ
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
24

( Nhân viên y tế đang phụ giờ ăn lớp C1)
5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền với phụ huynh để
phối kết hợp chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi.
Để việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đạt hiệu quả tốt nhất thì cần thiết phải
có sự phối kết hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội. Hiện nay có rất nhiều
phụ huynh ít chú ý đến ch
ế độ dinh dưỡng của trẻ hoặc chăm sóc trẻ thái quá,
luôn ép trẻ ăn nhiều thịt, cá, trứng, sữa, ít cho trẻ ăn rau xanh. Cả hai cách
chăm sóc này đều làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ làm
cho trẻ không hấp thu đủ các chất dinh dưỡng dễ dẫn đến còi xương, suy dinh
dưỡng, thấp còi. Thời gian phụ huynh đưa trẻ đến trường và đón trẻ rất vộ
i để
đi làm và chiều về lại rất vội với những công việc gia đình nên thường rất ít có
điều kiện để trao đổi nhiều với giáo viên về tình hình của trẻ. Vì vậy, ngay từ
đầu năm học và các buổi nhà trường tổ chức họp phụ huynh tôi đã khai thác
trên mạng Internet các nội dung để chăm sóc trẻ khỏe mạnh, thông minh, lồng
ghép hình ảnh tác hại của việc suy dinh dưỡng, thấp còi trên bài gi
ảng
PowerPoint với các slide có hiệu ứng đưa ra cách đánh giá tình trạng dinh
dưỡng đơn giản nhất bằng việc theo dõi đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ
qua Excell dựa trên cơ sở của quần thể NCHS, phụ huynh có thể theo dõi sự
phát triển cân nặng, chiều cao của mình hàng tháng, hàng quý và biết ngay kết
quả con mình đạt kênh nào, trẻ đạt mức cân, đo nào so với chuẩn, so với lần
cân trước con mình đang ở tình trạng tă

ng cân đều hay dừng cân, giảm cân.

×