Tải bản đầy đủ (.pdf) (221 trang)

đặc điểm sinh vật học của một số loài cá nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 221 trang )

CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CHỦ YẾU MỘT SỐ LOÀI CÁ NUÔI
1. CÁ CHÉP (Cyprinus carpio Linnaeus)
1.1. Vị trí phân loại
Cá chép tuy có nhiều dạng hình khác nhau, song chỉ có một loài duy nhất chúng
thuộc bộ cá chép.
Bộ cá chép: Cypriniformes
Họ cá chép: Cyprinidae
Giống cá chép: Cyprinus
Nhiều tác giả cho rằng trong giống cá chép Cyprinus có ba loài phụ đang phát
triển mạnh trên thế giới và ở nước ta.
• Cá chép vẩy: Cyprinus carpio linnẹ đây là loài cá nuôi phổ biến ở nước ta,
thân bao phủ một lớp vẩy đều đặn, chịu đựng rét cao, ở vùng Bắc Liên Xô
nhiệt độ có lúc xuống không độ nó vẫn sống được vài ngày (hình 1).
• Cá chép kính: Cyprinus curpeospecularis. Cá chép kính có bộ vẩy không
hoàn chỉnh, thường mỗi bên hông chỉ có ba hàng vẩy, vẩy mọc tập trung ở
đường bên. Vẩy to, nhỏ không đều, hàng giữa thường có vẩy rất to xếp
không có thứ tự, thân ngắn, lưng cao do đó có nhiều thịt.
• Cá chép trần: Cyprinus carpionudus, có nơi còn gọi là cá chép da vì thân
hoàn toàn không có vẩy bao bọc hoặc chỉ có rất ít và mọc lưa thưa.
1.2. Sự phân bố và đặc điểm hình thái cấu tạo
• Phân bố
Cá chép được phân bố rất rộng, gặp ở hầu hết các nước trên thế giới, tính thích
nghi caọ Cá chép được coi là loài cá nuôi ở ao hồ nước ngọt lâu đời nhất trên thế giớị
Cá chép ở nước ta phân bố tự nhiên không qua các tỉnh miền Trung. Nam bộ
không có cá chép gốc địa phương mà là cá nhập nội từ miền Bắc vàọ Cá chép sống được
ở hầu hết các thủy vực nước ngọt như ao, hồ, đầm, ruộng, sông, suối ở tầng giữa và đáỵ
Giới hạn nhiệt độ rộng từ 0 – 40
0
C, nhiệt độ thích hợp 20 – 27
0


C, hàm lượng oxy cực
tiểu cho phép là 2mg/ lít, pH từ 4 - 9, cá sống ở nước ngọt, đôi khi sống được cả ở vùng
nước lợ có nồng độ muối tới 14
0
/
00
.
• Hình thái cấu tạo
Cá chép có thân hình nhẵn bóng, vảy to tròn, thường có màu trắng bạc hơi pha
màu vàng, vây đuôi pha màu đỏ. Do chọn giống, hiện nay có rất nhiều nòi cá chép. ở
nước ta đã gặp tới 6 loại hình cá chép khác nhau: cá chép trắng, cá chép đỏ, cá chép kính,
cá chép cẩm, cá chép Bắc Cạn, cá chép gù. Nói chung màu sắc của cá thay đổi theo điều
kiện môi trường sống.
Cá chép có 2 đôi râụ Với cá chép bạc miền Bắc (C. carpio) có cấu tạo như sau:
6 - 8
Công thức vẩy đường bên: 30 35
6 - 7
Công thức vây: DIII - IV - 20 - 22; AII - III - 5 - 6
Công thức răng hầu : II3 - 3II, đôi khi I23 - 32I
Hiện nay cá chép có thân cao nhất là dạng cá chép vẩy và cá chép trần Ukraina
được lai tạo chọn lọc có thể đạt tỷ lệ kỷ lục về chiều dài trên chiều cao:
L L
= 2,05; cá chép tự nhiên ở Hồ Tây thường: = 4,0 - 4,3
H H
Cá chép Châu Âu chia làm 4 nhóm vẩy:
• Chép vẩy: vẩy phủ toàn thân một lớp đều đặn.
• Chép đốm: vảy lớn, phân bố rải rác không theo một quy luật nhất định (chép
kính Hungari).
• Chép vẩy: có hàng vẩy to đều đặn, xếp dọc theo đường bên, ngoài ra còn có
những hàng vẩy ở trên lưng và bụng.

• Chép trần: nói chung toàn thân không có vẩy, nếu có chỉ có một hàng vẩy
nhỏ trên lưng. ở nước ta không thấy có loại cá này.
1.3. Đặc điểm sinh sản
• Tuổi thành thục và cỡ cá thành thục
Tuổi thành thục và cỡ cá thành thục của cá chép cũng như các loài cá nuôi khác
phụ thuộc vào vĩ độ, vào chế độ dinh dưỡng. Cá chép Hungari, cá chép Nhật bản nuôi ở
Việt Nam thành thục sau một năm tuổị Cá chép Việt Nam sau một năm đã thành thục
tuyến sinh dục. Cá chép Bắc Á, Châu Âu thường 4 - 5 tuổi mới thành thục.
Cá chép Việt Nam thường trên dưới 200 gam đã phát dục thành thục lần đầu tiên.
Cá biệt có con còn nhỏ hơn đã thấy phát dục thành thục. Nhìn chung cá chép Hung vẩy
nuôi ở Việt Nam có cỡ cá thành thục lớn hơn cá chép Việt Nam và cá chép Nhật Bản.
• Sức sinh sản và sự nở của trứng
Sức sinh sản của cá chép phụ thuộc vào tuổi cá và cỡ cá, phụ thuộc vào chế độ
nuôi dưỡng. Cá chép nuôi ở nước ta lượng chứa trứng tăng nhanh vào lứa tuổi thứ 3 đến
5 tuổi và sau đó tăng không đáng kể (bảng 1).
Ở đồng bằng bắc bộ và miền núi phía Bắc, trong điều kiện ương nuôi thông
thường, trứng cá chép thường nở sau 3 ngày, có khi đến 4 - 5 ngàỵ Nhiệt độ thích hợp
nhất cho sự nở của trứng là 22 – 25
0
C.
Bảng 1: Mối quan hệ giữa kích thước, tuổi cá chép với lượng chứa trứng
Tuổi Chiều dài thân cá
(cm)
Khối lượng cá
(kg)
Tổng số trứng
1 17 – 20 0,2 – 0,28 46.000
2 23 – 26 0,4 – 0,55 53.000
3 35 – 41 0,9 – 1,2 163.000
4 51 – 56 1,8 – 2,7 1.000.000 – 1.300.000

5 58 – 62 2,9 – 3,4 1.000.000 – 1.300.000
• Thời vụ và tập tính đẻ trứng
Cá chép là loài cá bán di cư sinh sản, điều kiện sinh thái đẻ trứng đơn giản. Buồng
trứng của cá chép phát triển rất khác với buồng trứng của cá mè, trôi, trắm. Trong buồng
trứng có cả trứng ở pha 2, 3, 4 do sự phát triển không đồng đều đó dẫn đến cá chép đẻ
ngắt đợt làm nhiều lần. Ở các tỉnh miền Bắc cá chép đẻ 2 vụ là vụ xuân và vụ thu, nhưng
tập trung vào vụ xuân, tháng 2 - 3 dương lịch, ở miền núi (Sơn La, Lai Châu) cá chép đẻ
vào tháng 3 - 4. Đối với các tỉnh Nam bộ cá chép đẻ hầu như quanh năm, trong đó mùa
đẻ tập trung vào mùa mưa.
Cá chép thành thục trong các ao, hồ, đầm, sông, ruộng, vào mùa mưa thường
ngược dòng nước tới bãi cỏ hoặc các loại thực vật thủy sinh thượng đẳng khác đẻ vào đấỵ
Trứng cá chép dính vào các cây cỏ, rong ở dưới nước, rồi từ đó phát triển thành cá bột.
Cá chép thường đẻ vào sáng sớm, lúc mặt trời chưa mọc, có khi kéo dài tới 8 - 9 giờ sáng
hoặc đến trưa.
Điều kiện thích nghi cho cá chép đẻ trứng: nhiệt độ nước từ 20 – 23
0
C, có giá thể,
có nước mới, có mặt của cá đực, thời tiết bắt đầu ấm đồng thời có mưa, sấm đầu mùa, lúc
này cá thường tập trung đi đẻ.
1.4. Đặc điềm dinh dưỡng
• Giai đoạn cá bột lên cá hương (0,5 đến 2,5 - 3 cm).
Cá mới nở, dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Sau khi nở được 3 - 4 ngày cá bắt đầu
ăn động vật phù du cỡ nhỏ.
Sau khi nở được 7 - 10 ngày chiều dài L = 10 - 13,5 mm, các vây hình thành rõ
ràng, hàm trên bắt đầu xuất hiện răng sừng. Cá đã chủ động bắt mồi, thức ăn chủ yếu là
động vật phù du cỡ nhỏ, ngoài ra còn ăn được ấu trùng muỗi (Chironomus) cỡ nhỏ.
Sau khi nở được 15 - 25 ngày chiều dài L = 15 - 25 mm, toàn thân có vẩy bao bọc,
mồm xuất hiện chồi râu. Cá hoàn toàn chủ động bắt mồi. Thành phần thức ăn bắt đầu
thay đổi, thức ăn chủ yếu là sinh vật đáy (Benthos) cỡ nhỏ.
Sau khi nở được 20 - 28 ngày thân dài L = 19 - 28 mm, vây vẩy hoàn chỉnh, cá

chuyển sang sống đáy, cá ăn sinh vật đáy là chính.
• Cá trưởng thành
Cá ăn sinh vật đáy là chủ yếu như giun nước, ấu trùng, côn trùng, mùn bã hưu cơ,
mầm non thực vật, các loại thức ăn nhân công như cám gạo, bột mì, bã đậu, khô dầu….
1.5. Đặc diểm sinh trưởng của cá chép
Tốc độ sinh trưởng của cá chép phụ thuộc vào chế độ thức ăn của vùng nước. Kết
quả khảo sát tốc độ sinh trưởng của cá chép ở Hồ Tây - Hà Nội từ năm 1965 - 1966 của
Trạm nghiên cứu cá Đình Bảng (bảng 2).
Bảng 2: Sinh trưởng của cá chép ở Hồ Tây Hà Nội (1965 - 1966)
Tuổi Chiều dài thân (cm) Khối lượng (g)
1 17,1 – 20,1 207 – 278
2 23,0 – 26,0 405 – 550
3 35,0 – 41,0 900 – 1200
Tốc độ sinh trưởng của cá chép trong các ao nuôi cá thịt (bảng 3).
ảng 3: Tốc độ sinh trưởng của cá chép qua các năm
Tuổi Khối lượng (g)
1 300 – 500
2 700 – 1000
3 1000 – 1500
1.6. Sự phát triển của phôi cá chép
• Cấu tạo trứng cá chép
Trứng cá chép có cấu tạo hai loại màng: màng sơ cấp và màng thứ cấp. Khi trứng
rơi vào nước màng thứ cấp trương lên, có độ dính. Màng thứ cấp thích nghi với tính bám
của trứng vào giá thể, ngoài ra còn có tính chất bảo vệ. Trong màng sơ cấp có sắc tố thở
carotinoid, noãn hoàng cá chép nhiều. Tất cả các đặc điểm trên đều biểu hiện tính thích
nghi của loài.
• Quá trình phát triển phôi
- Thời kỳ tiền phôi: tính từ khi trứng được thụ tinh, phân cắt trứng đến khi cá nở
được 2 - 3 ngày.
- Thời kỳ hậu phôi: theo Vac Nhe Xốp năm 1957 chia ra làm 7 giai đoạn:

Giai đoạn A (mới nở): cá mới nở, noãn hoàng hình quả lê, nếp vây chưa phân hóa,
miệng cá chưa cử động, ruột thẳng, có tuyến dính ở ngực để bám vào giá thể, thân dài 5
mm.
Giai đoạn B (dinh dưỡng hỗn hợp): toàn thân dài 6 mm (giai đoạn A, B là giai
đoạn cá bột).
Giai đoạn C
1
(ăn thức ăn bên ngoài): nếp vây phân ra vây lưng và vây hậu môn,
mồm mở và hoạt động, màng nắp mang chưa đậy hết cung mang. Cá ăn động vật phù du
cỡ nhỏ, thân dài 6,8 mm.
Giai đoạn C
2
: đuôi dị hình, nếp sau dây sống cong lên, phía dưới vây đuôi và tia
vây bắt đầu cứng, nắp mang phủ hết cung mang, hàm dưới và hàm trên có răng sừng,
sống ven bờ, ăn động vật phù du, thân dài 8 mm.
Giai đoạn Đ
1
: đuôi xuất hiện tia vây chất xương, ruột thẳng. Cá bơi lội được ở chỗ
sâu, sống tầng đáy, ăn các con chi giác, chân chèo, luân trùng thân dài 9,5 mm.
Giai đoạn Đ
2
: vây đuôi lõm vào ở giữa chia làm hai thùy rõ rệt, ruột có nếp gấp,
cá bơi lội nhanh, sống đơn độc, cá ăn ấu trùng Chironomus, thân dài 1,2 cm.
Giai đoạn E : ruột có 2 gấp khúc, cá bơi lội trong cỏ, ăn sinh vật phù du và sinh vật
đáy, thân dài 1,4 cm.
Giai đoạn F : vẩy cá bắt đầu xuất hiện, mầm đôi râu thứ nhất hình thành, cá dùng
mõm để đào ủi thức ăn dưới đáy, cá ăn đáy là chủ yếu, thân dài 1,8cm .
Giai đoạn G : vẩy phủ toàn thân, cá đã có đầy đủ 2 đôi râu, ruột gấp khúc 6 vòng,
cá tiêu hoá được thức ăn thô, chủ yếu cá ăn động vật đáy.
• Những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình phát triển phôi cá chép

- Yếu tố nhiệt độ
Nhiệt độ của nước ảnh hưởng rất lớn đến qúa trình phát triển phôi. Quan hệ giữa
nhiệt độ nước với thời gian nở của trứng cá chép (bảng 4).
Theo AM.orutjep, với cá chép nhiệt độ thích ứng từ 18
0
C – 23
0
C, tỷ lệ thụ tinh đạt
61,5 - 75,6%, ở nhiệt độ 24 – 25
0
C đạt 40,8%, ở nhiệt độ 26 – 28
0
C đạt 9,04%. ở nhiệt độ
16 – 17
0
C tỷ lệ thụ tinh chỉ đạt 7,8 - 8,0%.
- Ánh sáng
Ánh sáng có liên quan trực tiếp đến nhiệt độ của nước. Nhìn chung ánh sáng trắng
dịu thích hợp với sự phát triển của phôi cá chép.
Bảng 4: Nhiệt độ và thời gian nở của phôi
0
(C) Thời gian nở của trứng (h)
Nhiệt độ nước
18 - 20 96 - 84
20 - 22 84 - 72
22 - 24 72 - 60
24 - 27 60 - 52h
Nhiệt độ thích hợp nhất cho phôi cá chép phát triển từ 22
0
C – 25

0
C.






Hình 1: Cá chép Cyprinus carpio
- Ôxy : hàm lượng ôxy cần thiết cho sự phát triển của phôi cá chép từ 3 mgO
2
/lít
trở lên.
- Tác động cơ học: tác động cơ học mạnh làm phôi dễ vỡ, ảnh hưởng đến tỷ lệ nở
của trứng cá chép.
- Chất nước: nước dùng để ấp trứng cá phải trong sạch, ít dịch hại, ôxy phong
phú, thuận lợi cho sự phát triển của phôi.
- Độ pH: hàm lượng pH thích hợp cho sự phát triển phôi cá chép từ 6,8 - 7,5.
2. Cá mè trắng Việt Nam
2.1. Vị trí phân loại
Cá mè trắng Việt Nam thuộc
Bộ cá Chép : Cypriniformes
Họ cá Chép : Cyprinidae
Giống cá Mè Trắng: Hypophthalmichthys
Loài cá Mè Trắng Việt Nam : Hypophthalmichthys harmandi (Sauvage, 1884)
2.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo và phân bố
• Hình thái cấu tạo
Cá mè trắng Việt Nam có hình thái cấu tạo như sau:
Số tia vây lưng III,7, vây ngực I,17 - 18, vây bụng I,7 - 8, vây hậu môn III,14 - 17.
Số vẩy đường bên 20 - 25

83 94
11 - 12
Công thức răng hầu 1 hàng 4 - 4.
Lược mang rất dài, xếp thành hàng mỏng (dạng hải miên) phần gốc có nhiều lỗ nhỏ.
Thân có 38 – 40 đốt sống, bóng hơi to, có 2 ngăn, ruột dài, cuộn khúc nhiều lần.
Thân cá màu trắng, phần lưng có màu sẫm, bụng màu trắng bạc.
Khi cá trưởng thành, trên mặt tia vây ngực của cá đực có nhiều khía răng cưa, sờ
tay vào thấy ráp, sắc, còn ở cá cái trơn nhẵn.
• Phân bố
Cá mè trắng là loài cá phổ biến ở sông ngòi miền Bắc nước ta có nhiều ở lưu vực
sông Hồng, sông Thái Bình và còn phát hiện thấy ở sông Mã, sông Lam. Đây là loài cá
điển hình ở đồng bằng miền Bắc nước ta.
2.3. Đặc điểm sinh sản
• Tuổi và kích thước phát dục
Cá mè trắng ở sông Hồng phần lớn thành thục tuyến sinh dục khi cá đạt tuổi 3
+
,
một số ít tuổi 2
+
: kích thước cá phát dục nhỏ nhất ở cá đực đạt 32,5 cm, khối lượng 75 g,
còn ở cá cái dài 37,3 cm, khối lượng 105 g.
Cá mè trắng Việt Nam nuôi trong ao, cá cái thành thục sinh dục ở 3
+
tuổi, dài 47
cm, khối lượng 2300g, cá đực 2
+
tuổi dài 40cm, khối lượng 2000g. ở sông Cà Lồ cá mè
trắng Việt Nam thành thục tuyến sinh dục khi cá đực dài 52cm, nặng 2500g, cá cái dài
53cm, cân nặng 2800g.








Hình 2: Cá mè trắng Việt Nam ( Hypophthalmichihys harmandi )
• Chu kỳ phát dục của tuyến sinh dục
Cá mè trắng sông Hồng đạt hệ số thành thục caọ Vào tháng 5 - 6, sang tháng 7 hệ
số thành thục bắt đầu giảm. Cá mè trắng trong các ao, hồ vào tháng 5 hệ số thành thục đã
đạt cao nhất, cuối tháng 7 đã có hiện tượng thoái hóa rõ rệt, sang tháng 9 hoặc chậm nhất
vào đầu tháng 10 đã hoàn thành qúa trình tái hấp thụ lại buồng trứng. Đồng thời lại bắt
đầu một chu kỳ phát dục mớị ở cá đực tuyến sinh dục thành thục sớm hơn.
• Sức sinh sản
Sức sinh sản tuyệt đối của cá mè trắng biến thiên từ 263.000 - 1.840.000 trứng
Sức sinh sản tương đối từ 95 - 400 trứng. Sức sinh sản có quan hệ mật thiết với khối
lượng cá (xem bảng 5).
Bảng 5: Quan hệ giữa khối lượng cá với sức sinh sản của cá
Khối lượng cá ( kg ) Sức sinh sản tuyệt đối Sức sinh sản tương đối
1,5 – 2,0 263.057 197,1
2,0 – 2,5 209.900 129,4
2,5 – 3,0 429.707 141,9
3,0 – 3,5 537.988 159,7
3,5 – 4,0 562.255 146,5
4,0 – 4,5 446.675 93,0
Lượng trứng cá đẻ trong tự nhiên từ 88,6 - 97,5%; sức sinh sản tương đối bằng
109 - 238 trứng, trung bình 154,9 trứng/ gam khối lượng cơ thể.
• Mùa vụ sinh sản và điều kiện sinh thái sinh sản
a) Mùa vụ sinh sản
Mùa vụ sinh sản của cá mè trắng trong tự nhiên từ hạ tuần tháng 4 (20/04) và kết

thúc vào hạ tuần tháng 6, một số năm kéo dài tới đầu tháng 7, cá đẻ tập trung nhất vào
15/05 đến 15/06.
Trong sinh sản nhân tạo cá mè trắng cho đẻ sớm hơn ở ngoài tự nhiên. Mùa vụ đẻ
tốt nhất vào trung tuần tháng 4 đến trung tuần tháng 5, một số nơi tháng 6 cho cá mè
trắng đẻ vẫn cho kết quả tốt.
b) Điều kiện sinh sản
Cá mè trắng thường đẻ ở vùng trung lưu các con sông như sông Thao (Phú Thọ,
Yên Bái); sông Đào (vùng Hòa Bình, Nghĩa Lộ) nơi giao lưu giữa sông và ngòi hoặc
dòng sông hẹp đột ngột hoặc đoạn sông quanh co uốn khúc, độ sâu thường từ 7 - 12m,
đáy sỏi cát, độ dốc 2 bờ 45 – 85
0
, độ dốc lòng sông 1 – 65
0
. Lưu tốc nước dao động từ 0,8
- 1,3 m/s, nước dâng cao, chảy quẩn là điều kiện rất quan trọng.
Nhiệt độ nước dao động từ 22 – 30
0
C thích hợp nhất từ 24 – 28
0
C.
Độ pH từ 7,0 - 7,5, hàm lượng ôxy từ 5 - 7 mg/l, độ trong của nước từ 6 - 12 cm.
Cá mè trắng đẻ nhiều đợt trong mùa, trứng trôi nổi về xuôi và nở dần thành cá bột.
2.4. Đặc điểm dinh dưỡng
- Tính ăn của cá mè trắng chưa trưởng thành. Sau khi nở được 3 - 4 ngày chiều dài
cơ thể từ 6 - 7 mm, thức ăn chủ yếu là động vật phù du cỡ nhỏ như luân trùng, chi giác và
ấu trùng không đốt của chúng. Sau 5 - 6 ngày lược mang bắt đầu xuất hiện có ăn thêm
thực vật phù du, khi cá đạt 3 - 4 cm cá chuyển sang ăn thực vật phù du là chủ yếu.
- Tính ăn của cá trưởng thành: cá mè trắng ăn thực vật phù du là chính, cộng thêm
một ít động vật phù du. Phân tích thành phần thức ăn trong ruột cá mè trắng cho thấy:
TVPD 60 - 70%

ĐVPD 30 - 40%
Chất vẩn 5%
Trong đó bao gồm tảo silic, tảo lục, ngoài ra còn có tảo lam, tảo vàng, tảo giáp, tảo
trần và một số luân trùng, chân chèo.
3. Cá mè trắng hoa nam (Hypophthalmichthys molitrix)
3.1. Vị trí phân loại
Cá mè trắng Việt Nam thuộc
Bộ cá Chép : Cypriniformes
Họ cá Chép : Cyprinidae
Giống cá Mè Trắng: Hypophthalmichthys
Loài cá Mè Trắng Trung Quốc: Hypophthalmichthys Molitrix C&V

3.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo và phân bố
• Hình thái cấu tạo
Cá mè trắng Hoa Nam có hình thái, cấu tạo như sau:
Số tia vây lưng 3,7, vây ngực 1,16 - 17, vây bụng 1,7, vây hậu môn 3,12, số vảy
đường bên:
29
107 113
16
răng hầu 1 hàng 4 - 4. Mặt răng có khe rãnh. Chiều dài thân bằng 3,1 - 3,5 lần chiều dài
đầu.
Phân biệt cá mè trắng Việt Nam và cá mè trắng Hoa nam ở giai đoạn trưởng
thành: Cá mè trắng Hoa Nam lườn bụng hoàn toàn vảy đường bên nhỏ hơn cá mè trắng
Việt Nam.







Hình 3: Cá Mè Trắng Hoa Nam
• Phân bố
Cá mè trắng Hoa Nam là loại cá đặc trưng của khu hệ cá đồng bằng Trung Quốc,
phân bố chủ yếu ở khu vực sông Trường Giang, sông Châu Giang, sông Tây Giang và
Hắc Long Giang.
Miền Bắc nước ta nhập nội cá này từ năm 1964, đã cho đẻ thành công là đối tượng
nuôi rộng rãi ở các ao hồ của Việt Nam hiện nay.
3.3. Đặc điểm sinh sản
• Tuổi thành thục và kích thước cá thành thục:
Cá mè trắng Hoa Nam ở Quảng Tây thành thục 2 - 3 tuổi, ở Hắc Long Giang từ 5 -
6 tuổị Kích thước thành thục nhỏ nhất ở Quảng Đông dài 20 cm, nặng 325 gam. ở miền
Bắc Việt Nam thành thục ở 2 tuổi.
• Chu kỳ phát dục của tuyến sinh dục
Vào mùa đông, tuyến sinh dục phần nhiều ở giai đoạn II và III (tháng 9 đến tháng
12) hệ số thành thục từ 1 - 4%. Cá biệt có những con cá lớn tuổi nuôi vỗ tốt tuyến sinh dục
ở giai đoạn III thậm trí đến đầu giai đoạn IV. Hệ số thành thục 5 - 7%. Sang mùa xuân
tháng 2 - 3, nhiệt độ nước ấm dần, tuyến sinh dục chuyển sang giai đoạn cuối của thời kỳ
sinh trưởng. Tốc độ phát dục nhanh, buồng trứng phần lớn lúc này ở giai đoạn 4a, 4b hệ số
thành thục 19 - 20%. Mùa vụ đẻ trứng của cá mè trắng Hoa Nam vào hạ tuần tháng 4 đến
cuối tháng 5, có thể kéo dài sang đầu tháng 6. Sang tháng 9 hệ số thành thục giảm đột ngột
từ 3 - 10% và đến tháng 10 tháng 11 hoàn thành quá trình hấp thụ.
Buồng tinh của cá đực phát triển sớm hơn của cá cái thường mùa đông tinh trùng
đã tới giai đoạn IV, nhưng mãi tới tháng 3 năm sau mới đạt giai đoạn V.
• Sức sinh sản
Cá mè trắng Hoa Nam sức sinh sản tuyệt đối biến thiên từ 1.722.000 - 1.925.000
trứng và tương đối từ 76 - 177 trứng. Sức sinh sản của cá mè trắng Hoa Nam ở miền Bắc
nước ta biến thiên từ 1.200.000 - 1.500.000 trứng, tương đối từ 129 - 180 trứng.
• Mùa vụ và điều kiện sinh thái sinh sản
Thời gian đẻ trứng từ tháng 4 đến tháng 6, tập trung nhất từ trung tuần tháng 4 đến

trung tuần tháng 5.
Bãi đẻ thường ở trung lưu và thượng lưu các sông lớn, nơi nước chảy xiết, lưu tốc
nước 0,45 - 2,2 m/s, chất đáy là cát sỏi, pH từ 7,5 - 8,0 lượng ôxy hòa tan 5 - 8 mg/l, độ
trong của nước từ 6 - 16 cm.
Cá mè trắng Hoa Nam thuần hóa ở nước ta có đặc điểm là nuôi vỗ dễ, cá phát dục
sớm hơn, tốt hơn và cho đẻ dễ dàng hơn cá mè trắng Việt Nam.
3.4. Đặc điểm dinh dưỡng
• Giai đoạn cá chưa trưởng thành:
Cá bột sau khi nở được 3 ngày cơ thể dài 7 - 8 mm, cá bắt đầu ăn động vật phù du
cỡ nhỏ như luân trùng (Rotifera) chi giác (Cladocera), chân chèo (Copepoda) và ấu trùng
không đốt của chúng.
Sau khi nở được 4 - 5 ngày, lược mang xuất hiện, ngoài thức ăn trên cá còn ăn
thêm thực vật phù du.
Sau 8 - 12 ngày thân dài 18 - 20 mm, lược mang phát triển nhanh, thực vật phù du
trong thành phần thức ăn tăng lên rõ rệt hơn hẳn động vật phù du.
• Giai đoạn cá trưởng thành:
Tính ăn của cá mè trắng Hoa Nam tương tự như tính ăn của cá mè trắng Việt Nam.
3.5. Sự phát triển phôi của cá mè trắng hoa nam
A- thời kỳ phụ trứng (tiền phôi)
Trong quá trình phát triển của phôi cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ đều giống nhau,
trong tài liệu này chúng tôi giới thiệu quá trình phát triển phôi của cá mè trắng làm ví dụ
(hình 3).
• Tế bào sinh dục và sự thụ tinh
Sơ lược đặc tính sinh lý của tinh trùng:
- Tinh trùng trong buồng sẽ không vận động, khi ra môi trường nước thì tinh trùng
vận động và được chia làm 3 thời kỳ:
+ Thời kỳ vận động tích cực
+ Thời kỳ lắc lư Tinh trùng không có
+ Thời kỳ chết khả năng thụ tinh
- Thời gian vận động phụ thuộc vào sự thành thục của tinh trùng - quá trình thành

thục vận động ngắn phụ thuộc chất nước, loài cá, phụ thuộc vào nhiệt độ nước. Nếu nhiệt
độ nước tăng, tinh trùng vận động nhanh, tuổi thọ giảm.
• Thời kỳ thụ tinh
Trứng mới rơi vào nước ( = 1,3 - 1,5 mm, tinh trùng chui vào trứng khi trứng đang
phân chia giảm nhiễm lần thứ hai, tinh trùng chui vào màng sơ cấp, màng trương lên -
màng thụ tinh. ( = 5,5 mm. Nguyên sinh chất tập trung về cực động vật sau 25 phút ở nhiệt
độ 28,5(C - 29,5(C đĩa phôi xuất hiện. Sau 40 phút màng thụ tinh lớn nhất. Hạch tế bào
trứng và hạch tinh trùng kết hợp với nhau sau khi tinh trùng chui vào 20 phút.
• Thời kỳ phân cắt trứng
- Sau 35 phút phân cắt lần 1 2 tế bào
- Sau 46 phút phân cắt lần 2 4 tế bào
- Sau 54 phút phân cắt lần 3 8 tế bào
- Sau 64 phút phân cắt lần 4 16 tế bào
- Sau 1 giờ 20 phút phân cắt lần 5 32 tế bào
- Sau 1 giờ 35 phút phân cắt lần 6 64 tế bào
Từ lần thứ 7 trở đi phân cắt không theo quy tắc, tiếp tục phân cắt cho khối đa bào.
• Thời kỳ phôi nang
Phôi nang dạng đĩa: chia thành 3 giai đoạn: phôi nang cao, thấp, muộn. Sau 2h 20(
phôi nang cao; sau 3h30( phôi nang thấp, tầng phôi nang bọc xuống eo cắt không rõ, phôi
nang muộn: phôi nang và noãn hoàng gần tròn.
• Thời kỳ phôi vị
- Thời kỳ đầu phôi vị: sau 3h55p bắt đầu có nhẫn phôi và có phôi thuẫn, tầng phôi
nang bọc xuống từ 1/5 - 1/2 trứng.
- Thời kỳ giữa phôi vị: sau 3h55p bắt đầu có nhẫn phôi, sau 4h15p tầng phôi nang
bọc 2/3 trứng, phôi thuẫn kéo dài như cái lưỡi.
- Thời kỳ cuối phôi vị: tầng phôi bọc xuống 4/5 tế bào trứng, phôi thuẫn đất dài.
• Thời kỳ phôi không khép kín và phôi thần kinh
Đầu phôi thuẫn hơi nhô to, trước hơi gập xuống, dọc theo phôi thuẫn xuất hiện
tấm thần kinh. Tấm thần kinh trước dày, hẹp - sau mỏng - tấm thần kinh lộn xuống tạo
thành rãnh thần kinh.

• Thời kỳ bọc mắt (6h47p)
• Thời kỳ túi tai (8h47p) có 17 đốt cơ
• Thời kỳ hình thành mầm đuôi (9h45p) có 20 đốt cơ
• Thời kỳ nở (16h55p)
B- các thời kỳ hậu phôi
Cá mới nở có chiều dài 4,9 - 5,2 mm, trong suốt, có 36 - 38 đốt cơ, noãn hoàng
hình bầu dục, vàng nhạt, có não, xương sống cơ quan thị giác, thính giác, khứu giác, hậu
môn, nguyên thủy, vây đuôi và khe mang, cá dinh dưỡng bằng noãn hoàng, chưa biết bơi,
cách 1 - 2 phút lại quẫy đuôi để nhao lên mặt nước, sau lại từ từ chìm xuống.
- Sau khi nở được 1 ngày: cơ thể dài khoảng 5,8 - 6,5 mm, có 40 - 42 đốt cơ, mắt
có sắc tố màu vàng, khe mang rõ, nếp vây khá lớn, khe miệng ở phía dưới.
- Nở 2 ngày: cơ thể dài = 7,5 - 8 mm bong bóng chưa có không khí noãn hoàng
dài, dẹp, hàm dưới cử động được, máu có màu đỏ, sắc tố mắt biến thành màu nâu den, có
43 - 44 đốt cơ, miệng chuyển về phía trước, vây ngực chưa có tia vây, cá đã bơi ngang.
- Sau 3 ngày cơ thể dài khoảng 8,2 - 8,5 mm, bong bóng có khí, ruột thẳng, miệng
ở đúng vị trí, lược mang là những mấu lồi hính tháp có 8 - 10 cái, noãn hoàng gần hết,
nên có thể nhiễm sắc tố, cá bắt đầu ăn động vật phù du.
- Sau 4 ngày: cơ thể dài khoảng 8,7 - 9 mm , màng vây lưng nhô ra, vây đuôi xuất
hiện, tia vây chất xương, cung mang thứ nhất có 26 - 28 cái dài 100 mm, răng hầu trông
như những cái gai nhỏ, hết noãn hoàng.

































































Hình… : Các giai đoạn phát triển phôi xương (Hồ Thu Cúc, 1996)
1-2: Đĩa phôi hình thành 3-10: Phân cắt đĩa phôi 11-12: Phôi nang cao
13: Phôi nang thấp 14: Phôi nang muộn 15-20: Giai đoạn tạo phôi vị
21-23: Hình thành thân
phôi
24: Phôi thần kinh 25-31: Hình thành bọc mắt
và túi tai

- Sau 7 ngày: cơ thể dài khoảng 12 - 13,5 mm, vây đuôi bắt đầu phân nhánh, vây
lưng và vây hậu môn bắt đầu có tia vây chất xương, bong bóng có 2 ngăn.
- Sau 10 ngày: cơ thể dài khoảng 18 mm, lược mang có 54 - 59 cái ruột gấp khúc.
- Sau 13 ngày: cơ thể dài khoảng 24 mm, các vây đã giống cá trưởng thành, lược
mang 105 - 129 cái.
- Sau 17 ngày: cá dài 27 mm, cá đủ vây, giống cá trưởng thành.
C- điều kiện sinh thái cho phôi phát triển
Nắm vững điều kiện sinh thái cho phôi phát triển, nhằm tạo điều kiện thích hợp
cho trứng nở là một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao năng suất cá bột.
• ôxy
ở các giai đoạn phát triển của phôi thai khác nhau, yêu cầu lượng tiêu hao ôxy
cũng khác nhau, lượng tiêu hao ôxy nhiều nhất là trước và sau khi nở 3 ngày, sau đó giảm
dần (xem bảng 6, 7, 8).
Bảng 6: Lượng tiêu hao ôxy của phôi cá mè trắng ở 25 – 27
o
C

Phôi
nang

Phôi
vị
Xuất
hiện
mầm
đuôi

Tim
đập


Nở
Tuần
hoàn
máu
Nở
sau
24h
Nở
sau
47h
Nở
sau
64h
Thời kỳ
phát triển
phôi
Lượng
tiêu hao ôxy
1 2 3 4 5 6 7 8 9
mg O
2
/1000
trứng/ 1 giờ

0,319

0,318

0,657


0,846

0,653

0,903

1,6

3,14

3,983
mg O
2
/ gam
trứng/ giờ

0,223

0,225

0,46

0,59

0,597

0,6

0,82


1,71

1,99
Bảng 7: Lượng tiêu hao ôxy của cá hương và cá giống
P cá
Lượng
tiêu hao ôxy

0,77g


1,07g

118g

130g

301g

284g
mg O
2
/g/h 0,63 0,483 0,66 0,21 0,216 0,176
Nhiệt độ 29-30
o
C 28
o
7C 28
o
7C 27-28

o
C23
o
7C 17
o
C
Bảng 8: Ngưỡng ôxy của cá ở các thời kỳ khác nhau
Thời kỳ
phát triển
Ngưỡng ôxy

Thời kỳ phôi

Thời kỳ cá
giống (11,7 cm )
Cá trưởng thành
(10 – 50 cm )
mgO
2
/l 1,6 0,79 0,3 – 0,4
Thời kỳ nở nếu trong điều kiện ôxy tự do phải mất hết 8 - 10 giờ mới nở hết, nếu
ôxy giảm đến gần ngưỡng chỉ sau 20 phút nở xong hết.
• Nhiệt độ
Phản ứng của phôi cá đối với nhiệt độ đã phản ánh khá rõ tính thích nghi với điều
kiện nhiệt độ của loài cá trong quá trình phát triển của cá thể. Trong quá trình phát triển
của phôi chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ, nhiệt độ nước cao thì quá trình ấp nở
nhanh, nhiệt độ nước thấp thì ngược lại. Thí dụ ở nhiệt độ nước 18
o
C cá mè trắng ấp nở
mất 61 giờ, nhưng ở 28

o
C chỉ cần 18 giờ. Khi nhiệt độ nước cao gần tới mức tối đa thì
thời gian nở của trứng chênh lệch nhau không nhiều. Ví dụ nhiệt độ nước 27
o
C thời gian
nở là 19h10p, nhiệt độ nước 30,2
o
C thời gian nở là 16 giờ. Nhưng khi nhiệt độ nước thấp
gần đến mức tối thiểu thì thời gian ấp nở chênh lệch nhau rất lớn.
Thí dụ: ở nhiệt độ nước 18
o
C thời gian ấp nở là 61 giờ, ở nhiệt độ nước là 22
o
C
thời gian ấp nở là 35 giờ.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với tốc độ phát dục của phôi ở thời kỳ sau (xuất hiện
đốt cơ) lớn hơn ở thời kỳ đầu (trước thời kỳ phôi vị).
Nhiệt độ nước từ 31
o
C trở lên cá con tuy có thể nở nhưng tỷ lệ ra bột rất thấp,
nghĩa là lúc đầu cá bột có hiện tượng chết hàng loạt, trên 32
o
C phôi thai phát triển không
bình thường, tỷ lệ chết và dị hình rất caọ Qua đó ta có thể rút ra: nhiệt độ giới hạn cho
phôi cá phát triển là từ 18 - 31
o
C, nhiệt độ thích hợp là 22 - 29
o
C, tốt nhất cho phôi thai
phát dục là 26

o
C. ương ấp cá ở nhiệt độ thích hợp nhất sẽ thu được hiệu suất cao và cá
bột có chất lượng tốt.
Tổng nhiệt độ cho sự phát dục của phôi cá mè là 600 - 700
o
C/h cá trắm cỏ là 650 -
700
o
C/h.
• Ánh sáng
Ánh sáng và màu sắc của ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát dục của
phôi cá mè trắng. ánh sáng vàng nhạt và trắng có ảnh hưởng tốt hơn so với ánh sáng tự
nhiên. ánh sáng màu sẫm (xanh lá cây, xanh lam, đỏ) có ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ nở của
phôi.
Theo tài liệu của Học viện thủy sản Thượng Hải (Trung Quốc) cho biết ảnh hưởng
của bóng tối liên tục đối với sự phát triển của phôi cá mè trắng; Thí nghiệm lần 1: sau khi
xuất hiện mầm đuôi thì phôi ngừng phát dục rồi chết. Thí nghiệm lần 2: có 45% phôi đến
thời kỳ chuyển động được thì ngừng phát triển, 15% phôi tuy nở nhưng tỷ lệ dị hình cao
và có con sau khi ra khỏi màng trứng 1 giờ cũng chết dần.
• pH
Sự thích ứng của cá với nồng độ H+ nhìn chung từ 6,7 – 8,6.
Nếu môi trường axít, ion H+ thâm nhập vào mang cá và gây ra sự tụ huyết ở các
mô dẫn đến cá chết, mặt khác nếu tác dụng của kiềm mạnh làm cho chất thải ra ở mang
bị ngưng kết, gây cản trở đến hô hấp của cá, cá bị chết.
• Địch hại
Chủ yếu: Chi giác, Cyclop, Dapnhia, nòng nọc Trong đó Thermocyclops
orthonoides là địch hại rất nguy hiểm đối với phôi và cá bột mè trắng. Mức độ làm hại tỷ
lệ thuận với thời gian tiếp xúc và mật độ của Thermocyclops (bảng 9)




Bảng 9: Tác hại của Therrmocyclops orthonoides ở thời kỳ phôi nang
Kết quả sau sau 420 phút
Số phôi Số con
Thermocyclops
Số phôi chếtSố dị hình Số phôi tốt
10 0 0 0 10
10 50 0 0 10
10 100 1 0 9
10 150 2 2 6
10 200 1 3 6
10 250 8 2 0
10 300 7 3 0
Bảng 10: Tác hại của Thermocyclops đối với cá bột sau khi nở được 1 ngày
Kết quả sau 960 phút
Số cá bột Số con
Thermocyclops
Số cá bột chết Số cá bột sống
10 0 0 10
10 5 6 4
10 15 9 1
10 30 10 0
10 50 10 0
Chú thích: Số liệu ở hai bảng trên là kết quả thí nghiệm tiến hành trong 20ml nước
trong.
4. Cá mè hoa (Aristichthys nobilis Richarson,1844)
4.1. Vị trí phân loại
Bộ cá chép: Cypriniformes
Họ cá chép: Cyprinidae
Giống cá mè hoa: Aristichthys

Loài : Aristichthys nobilis (Richarson,1844)
4.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo và phân bố
• Hình thái cấu tạo
Cá mè hoa có hình thái cấu tạo như sau:
Số tia vây lưng III,7, vây ngực I,17 - 19, vây bụng I,8, vây hậu môn III,12 - 13.
Số vẩy đường bên
25 - 27
95 105
19 – 20
Răng hầu một hàng 4 - 4, mặt răng dẹt, trơn láng.
Lược mang dài, xếp dày nhưng không liền nhau
Toàn thân có 37 - 38 đốt sống, phần lưng thân màu xanh thẫm, có nhiều đốm xanh
đen rải rác khắp thân nên gọi là cá mè đen hay mè hoa
Phân biệt đực cái: khi trưởng thành ở cá đực trên mặt tia vây ngực có những khía
răng cưa nhỏ, ráp sắc, còn ở cá cái hoàn toàn trơn nhẵn.
• Phân bố
Cá mè hoa là một trong các loài cá điển hình ở khu hệ cá vùng đồng bằng Trung
Quốc. Năm 1958 được đưa vào thuần hóa ở Việt Nam. Hiện nay cá mè hoa là một trong
những đối tượng nuôi chủ yếu ở các hồ chứa nước của nước ta.
4.3. Đặc điểm sinh sản
• Tuổi và kích thước phát dục
Cá mè hoa tuổi thành thục tuyến sinh dục ở cá đực 2 tuổi thân dài 53 cm, nặng 2,5
kg, cá cái 3
+
tuổi, thân dài 60 cm, nặng 3,6 kg.
Trong điều kiện ao nuôi ở miền Bắc nước ta, cá mè hoa nuôi tốt sau 2 tuổi đã tham
gia sinh sản. Cá biệt ở cá đực 1 tuổi đã có tinh dịch.
• Chu kỳ phát dục và tuyến sinh dục
Đặc điểm phát dục của cá mè hoa căn bản giống cá mè trắng. Vào mùa đông
tháng 9 đến tháng 12, tuyến sinh dục ở giai đoạn II, III, hệ số thành thục ở cá cái thường

từ 2 - 6%, song mùa xuân tháng 2, tháng 3 phần lớn đã đạt giai đoạn IV, hệ số thành thục
đạt từ 12 - 18%. Tháng 4, 5 hệ số thành đạt cao nhất tới 22%. Đến tháng 10 tháng 11 lại
bắt đầu chu kỳ phát dục mới.
Ở hồ chứa nước cỡ vừa và nhỏ cá phát dục không đều và hệ số phát dục thấp từ
8,74 - 10,05%. Có thể đưa cá mè hoa về ao nuôi vỗ một thời gian, sau đó cho đẻ thu được
kết quả tốt.
• Sức sinh sản
Sức sinh sản của cá mè hoa tương tự như các loài cá nuôi khác, tức lượng chứa
trứng có quan hệ với khối lượng cá. Sức sinh sản tuyệt đối dao động từ 255.000 -
1.355.000 trứng. Sức sinh sản tương đối từ 152 - 174,8 trứng.
Trong sinh sản nhân tạo, số lượng trứng đẻ cao nhất là 103 hạt/gam, trung bình
47,67 hạt/gam khối lượng cá cái, ở hồ Vân Trục (Vĩnh Phú) từ 98 - 45,6 hạt/gam khối
lượng cá cái. Một kg cá bố mẹ sản xuất được 30.000 - 50.000 cá bột.







Hình 4 – Cá mè hoa (Aristichihys nobilis)
• Mùa vụ sinh sản và tập tính
Cá mè hoa ở Trung Quốc sinh sản tự nhiên từ hạ tuần tháng 4 đến hạ tuần tháng 7,
ở miền Nam cá đẻ sớm hơn.
Ở miền Bắc nước ta, cá mè hoa cho đẻ nhân tạo sớm nhất vào cuối tháng 2, tập
trung vào tháng 3 đến tháng 6, muộn nhất vào cuối tháng 7. Còn ở sông Hồng thu được
cá có trứng và vớt được cá bột tự nhiên vào tháng 5 - 6.
Bãi đẻ của cá mè hoa tập trung ở vùng trung lưu các sông lớn, nơi có điều kiện
thủy văn thích hợp. Cá mè hoa đẻ trứng trên sông Đà ở vùng dưới thác Bờ (Hoà Bình) và
sông Thao (ở quanh Yên Bái). Lưu tốc nước 0,8 - 1,2m/s, mức nước dâng lên 0,9 - 4m,

độ trong nước 6 - 15 cm, nhiệt độ từ 20 - 30
o
C thích hợp 24 - 25
o
C, pH 7 - 8, ôxy hòa tan
từ 5 - 8 mg/l.
4.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Thức ăn của cá mè hoa bột chủ yếu là động vật phù du. Ngoài thức ăn tự nhiên, cá
bột mè hoa còn sử dụng thức ăn nhân tạo.
Cá mè hoa ở giai đoạn trưởng thành ăn động vật phù du là chính cộng thêm với
một phần thực vật phù du.
Phân tích thành phần thức ăn tự nhiên trong ruột cá được thể hiện như sau:
ĐVPD 55 - 60%
TVPD 30 - 40%
Chất vẩn 5%
Động vật phù du bao gồm: Bosmira, Bosminosis, Mesocyclops, Cladocera,
Keratella ngoài ra còn thấy tảo lục, tảo lam, tảo Silic và tảo giáp cũng chiếm số lượng
đáng kể.
5. Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus Cuvier & Valencienes, 1844)
5.1. Vị trí phân loại
Bộ cá Chép : Cypriniformes
Họ cá Chép : Cyprinidae
Giống cá Trắm Cỏ : Ctenopharyngodon
Loài cá Trắm Cỏ: Ctenopharyngodon idellus (Cuvier & Valencienes, 1844)
5.2. Hình thái cấu tạo và phân bố
• Hình thái cấu tạo
Số tia vây lưng 3,7; vây hậu môn 3,8; vây ngực 1,14; vây bụng 1,8; vẩy đường bên
7 - 8
41 45
5 - 6 - V

Răng hầu 2 hàng 5,2 - 2,4. Số lược mang ở cùng mang thứ nhất 20 - 22 chiếc. Số
đốt sống 40 - 42. Chiều dài thân bằng 3,4 - 3,8 lần chiều cao, 3,5 - 4,5 lần chiều dài đầu.
Phân biệt đực cái: cá trắm cỏ về mùa sinh sản, vây ngực của cá đực có chấm sao,
dùng tay vuốt nhẹ thấy ráp, cá cái thì không có hiện tượng trên.
• Phân bố
Cá trắm cỏ phân bố chủ yếu ở các lưu vực sông hồ thuộc miền trung á đồng bằng
Trung Quốc và đảo Hải Nam, chúng có cả ở vùng trung và hạ lưu sông Amua.
Ở miền Bắc nước ta, theo P. Chevey và Lemosson (1937) phát hiện thấy cá trắm
cả ở sông Hồng tại Hà Nộị Nhưng trong nhiều năm điều tra tiếp sau không còn gặp ở
sông Hồng nữa mà chỉ có ở sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn).
Cá trắm cỏ được nhập nội từ Trung Quốc vào miền Bắc nước ta năm 1958. Năm
1967 Trạm nghiên cứu cá nước ngọt Đình Bảng (Hà Bắc) đã thả hàng loạt cá trắm cỏ
giống ra gây nuôi ở sông Hồng. Cá sinh trưởng tốt, sinh sản được và trở thành nguồn lợi
tự nhiên của sông.
5.3. Đặc điểm sinh sản
• Tuổi và kích thước phát dục
Cá trắm cỏ đực 3 tuổi dài khoảng 53 cm, nặng 3000g; cá cái 4 tuổi dài 60 cm
nặng 3500g tham gia đẻ trứng lần đầụ Những con cá sinh trưởng tốt, cá đực 2 tuổi và cá
cái 3 tuổi cũng có khả năng sinh sản.
So với ở Trung Quốc, cá trắm cỏ ở Việt Nam, tuổi và kích thước nhỏ hơn đã phát
dục, ở Quảng Đông 4 - 5 tuổi, ở Triết Giang 5 - 6 tuổi (Chung Lân 1965), ở sông Amua 6
- 7 tuổi, dài 45 - 60 cm mới phát dục.
• Chu kỳ phát dục của tuyến sinh dục
Mùa đông phần lớn tuyến sinh dục của cá trắm cỏ thường ở giai đoạn II và IIỊ Vào
cuối tháng 3 đầu tháng 4, tuyến sinh dục phát triển nhanh sang giai đoạn III và IV, cá biệt
có những con sinh sản được. Tuyến sinh dục cực đại vào tháng 5 - 6 - 7. Đến tháng 8 hệ
số sinh dục giảm hẳn và chuẩn bị cho chu kỳ phát dục mới.
• Sức sinh sản
Trứng trắm cỏ có màu vàng nhạt, đường kính 1,3 - 1,6 mm, sức sinh sản tuyệt đối
biến thiên từ 315.000 - 2.100.000 trứng và tương đối từ 50 - 224 trứng. Sức sinh sản phụ

thuộc vào kích thước khá rõ.
Trong sinh sản nhân tạo sức đẻ trứng cao nhất 103 và trung bình 47 - 67 trứng/g
khối lượng cá, 1 kg cá trắm cỏ thu 60.000 - 80.000 cá bột.
• Mùa vụ và điều kiện sinh thái sinh sản
Cá trắm cỏ ở sông Hồng tháng 5 - 6 đã thấy đẻ trứng và đã vớt được cá bột.
Trong sinh sản nhân tạo, cá trắm cỏ đẻ sớm hơn, thường vào đầu tháng 3 đã cho
đẻ đạt kết qủa, thời gian đẻ trứng tập trung từ trung tuần tháng 3 đến cuối tháng 4.
Cá trăm cỏ đẻ nổị đẻ nhiều đợt, bãi đẻ tự nhiên thường ở trung lưu các sông,
thường là chỗ tiếp giáp 2 nguồn nước nơi uốn khúc hoặc đầu thác ghềnh, đáy thường là
cát sỏị Nhiệt độ thích hợp với việc đẻ trứng từ 22 - 28
oC
, lưu tốc nước từ 1 - 1,7m/s, tỷ lệ
đực cái là 1/1. Trứng trôi xuôi dòng trở thành cá bột.
Hiện nay nhiều cơ sở đã cho cá trắm cỏ đẻ nhân tạo thành công. Dưới ảnh hưởng
của kích thích tố, tác động của yếu tố nhiệt độ sự lặp lại chu kỳ phát dục của tuyến sinh
dục nhanh. Sau khi cho cá đẻ lần đầu, chúng ta tiếp tục đưa vào nuôi vỗ tái phát dục trong
thời gian từ 20 - 30 ngày, lại cho cá đẻ lần 2 trong năm.
5.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Sau khi nở được 3 ngày thân dài trên 7 mm, cá bắt đầu ăn luân trùng, ấu trùng
không đốt và một số tảo hạ đẳng.
Khi cá dài 1 - 2cm, cá bơi khoẻ, cá ăn luân trùng, động vật giáp xác và ấu trùng
phù du cỡ nhỏ.
Khi cá dài 2 - 3 cm ruột dài 110 - 130% thân, cá bắt đầu ăn một ít nõn non của
thực vật thượng đẳng, tỷ lệ luân trùng trong thành phần thức ăn giảm dần, nhưng động
vật giáp xác, phù du vẫn chiếm thành phần chủ yếu.
Khi cá có chiều dài 3 cm, thực vật thủy sinh thượng đẳng là thức ăn chính
(Mactusep, 1964), cá từ 4 - 10 cm có thể nghiền nát thực vật thượng đẳng, cá bắt đầu
chuyển sang ăn thực vật thủy sinh non, các lá non mầm non thực vật.
Cá trắm cỏ dài 20 - 25 cm, nặng 135 - 230 g ăn thực vật trên cạn; thích ăn cỏ gà,
cỏ mồi, cỏ chỉ, ít ăn cỏ dày, ăn thực vật thủy sinh, cá thích ăn rong lá vòng hơn rong đuôi

chó. Lượng thức ăn hàng ngày với thực vật trên cạn từ 22,1 - 28,7% khối lượng cơ thể.
Hệ số thức ăn của cá trắm cỏ với cỏ gà 25,2, cỏ chỉ 26,6, cỏ mồi 32,7, cỏ dày 47,8, rong
lá vòng 49, rong đuôi chó 153,3.







Hình 5- Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus)

×