Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA WTO ĐẾN NỀN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.42 KB, 25 trang )

TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ RỦI RO
ĐỀ TÀI:
TÁC ĐỘNG CỦA WTO ĐẾN NỀN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM
GVHD: HỒ VĂN DŨNG
LỚP HỌC PHẦN:
NHÓM THỰC HIỆN:
1. Phùng Quang Huy (NT) – ĐHQT2A
2. Dương Ngọc Ánh – ĐHQT2A
3. Huỳnh Thế Huân – ĐHQT2A
4. Đỗ Thị Dung – ĐHQT2A
5. Trần Thị Ngọc Trang – ĐHQT2B
6. Trịnh Thị Ngọc Yến – ĐHQT2B
7. Hoàng Thị Hải Yến – ĐHQT2B
8. Nguyễn Thị Nhung – ĐHQT2B
9. Võ Thị Thu Thảo – ĐHQT2B
10.Lê Ngọc Trị - ĐHQT2B
11.Phan Trọng Nhân – ĐHQT2B
12.Nguyễn Văn Tuân – ĐHQT3B

QUẢN TRỊ RỦI RO – NHÓM 1
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2008
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT WTO VÀ NỀN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ………. 4
1.1Sơ lược WTO…………………………………………………………………………4
1.2Nền nông nghiệp Việt Nam trước khi gia nhập WTO……………………………… 5
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA WTO ĐẾN NỀN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 6
2.1Ảnh hưởng của WTO đến sản xuất nông nghiệp Việt Nam……………………… 6
2.1.1 Thuận lợi của nền nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO………………… 6
2.1.2 Thách thức đặt ra cho nền nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO………….9
2.2Những thành tựu Việt Nam đã đạt được sau 2 năm gia nhập WTO ……………… 12


CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 17
~ 2 ~
QUẢN TRỊ RỦI RO – NHÓM 1
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), bắt đầu quá trình thực thi các nghĩa vụ và quyền lợi với tư
cách là một thành viên hoàn toàn của Tổ chức Thương mại có quy mô toàn cầu này. Việc
gia nhập WTO là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam, là cột mốc đánh dấu
sự hội nhập sâu rộng của đất nước chúng ta vào nền kinh tế toàn cầu. Đồng thời, việc gia
nhập WTO cũng thể hiện sự tín nhiệm và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế với những
thành công của công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội trong nước và mở cửa, hội
nhập với bên ngoài của Việt Nam trong hai thập kỷ qua.
Có thể nói, thời gian hơn 1 năm không phải là nhiều, nhưng những thành tựu Việt
Nam đạt được sau khi là thành viên WTO thì không thể phủ nhận được. Và trong bài tiểu
luận này nhóm chúng tôi sẽ làm rõ hơn nhưng tác động của WTO đến nền nông nghiệp
Việt Nam, những sự thay đổi những thành tựu cũng như những khó khăn của Việt Nam
khi gia nhập tổ chức thương mại WTO.
Trong quá trình tìm hiểu, do khả năng còn hạn hẹp, nhóm 1 mới chỉ dừng lại ở
mức độ nghiên cứu tài liệu, tổng hợp các số liệu, các ý kiến, nhìn nhận của các chuyên
gia v.v… Do đó, có thể bài viết sẽ còn nhiều khiếm khuyết, và chưa đạt được mục đích
mà nhóm đã đặt ra. Bởi vậy, nhóm rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô
và các bạn, để bài viết hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm 1
~ 3 ~
QUẢN TRỊ RỦI RO – NHÓM 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT WTO VÀ NÊN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1.1 Sơ lược về Tổ chức Thương mại Thế giới WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade Organization, viết tắt WTO;
tiếng Pháp: Organisation mondiale du commerce; tiếng Tây Ban Nha: Organización

Mundial del Comercio; tiếng Đức: Welthandelsorganisation) là một tổ chức quốc tế đặt
trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước
thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại.
WTO có các chức năng sau:
• Quản lý việc thực hiện các hiệp định của WTO
• Diễn đàn đàm phán về thương mại
• Giải quyết các tranh chấp về thương mại
• Giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia
• Trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển
• Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác
Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại
để tiến tới tự do thương mại. Ngày 13 tháng 5 năm 2005, ông Pascal Lamy được bầu làm
Tổng giám đốc thay cho ông Supachai Panitchpakdi, người Thái Lan, kể từ 1 tháng 9
năm 2005. Tính đến ngày 25 tháng 1 năm 2008, WTO có 152 thành viên. Mọi thành viên
của WTO được yêu cầu phải cấp cho những thành viên khác những ưu đãi nhất định
trong thương mại, ví dụ (với một số ngoại lệ) những sự nhượng bộ về thương mại được
~ 4 ~
QUẢN TRỊ RỦI RO – NHÓM 1
cấp bởi một thành viên của WTO cho một quốc gia khác thì cũng phải cấp cho mọi thành
viên của WTO (WTO, 2004c).
Ngày 7 tháng 11 năm 2006 Việt Nam chính thức gia nhập WTO sau 11 năm thương
thuyết và là thành viên 150 của tổ chức này.
1.2 Nền nông nghiệp Việt Nam trước khi gia nhập WTO
Sản xuất nông nghiệp Việt Nam không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho
con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng
có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ.
Việt Nam đã đạt được những bước tiến lớn trong xuất khẩu nông sản. Từ chỗ 20 năm
trở về trước, Việt Nam hầu như không xuất khẩu nông sản, cho tới nay, Việt Nam đã trở
thành nước xuất khẩu gạo và cà phê đứng thứ hai trên thế giới và cũng là nước đứng

trong nhóm quốc gia hàng đầu về xuất khẩu thuỷ sản và nhiều sản phẩm nhiệt đới khác
như cao su, hồ tiêu, hạt điều, chè.
Tuy nhiên nền nông nghiệp nước ta còn ở trình độ phát triển thấp, quy mô sản xuất
nhỏ bé, manh mún, năng suất lao động rất thấp, chất lượng nhiều loại nông sản không
cao, nhiều doanh nghiệp chế biến luôn trong tình trạng thiếu hoặc không đảm bảo nguyên
liệu dẫn đến giá thành cao, chất lượng thấp.
Đa số doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có tới
60% số doanh nghiệp nông lâm nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng. Vì thế, hiệu quả kinh
doanh của nhiều doanh nghiệp nông nghiệp thấp hơn nhiều so với các ngành kinh tế
khác.
~ 5 ~
QUẢN TRỊ RỦI RO – NHÓM 1
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA WTO ĐẾN NỀN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
2.1Ảnh hưởng của WTO đến sản xuất nông nghiệp Việt Nam
2.1.1 Thuận lợi của nền nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO:
Sau một năm Việt Nam gia nhập WTO, lĩnh vực được dự đoán sẽ chịu nhiều rủi ro
nhất là nông nghiệp vẫn phát triển theo hướng tích cực, tạo ra 19,8% tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) và khoảng 25% kim ngạch xuất khẩu. Bức tranh kinh tế xã hội nông thôn Việt
Nam đã có những chuyển biến đáng kể với tốc độ tăng trưởng bình quân 5,4%/năm về
giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 14,7% năm 2007.
Từ đó, ta có thể thấy được những thuận lợi cơ bản cho nông nghiệp khi Việt Nam
là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO :
- Mở rộng thị trường xuất khẩu cho các mặt hàng truyền thống nông nghiệp và
thuỷ sản:
Được hưởng ưu đãi của các nước thành viên, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để đưa
hàng nông sản thâm nhập các thị trường thế giới. Ngoài các sản phẩm chất lượng cao có
ưu thế, nhiều sản phẩm tiềm năng, sản phẩm sạch sẽ có cơ hội phát triển.
Số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Công Thương đều cho
thấy năm 2007 ghi dấu ấn thành công của nông – thủy sản xuất khẩu với việc các mặt
hàng chủ lực như gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều… đều đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên

và duy trì vị trí trong tốp hàng đầu thế giới.
Cùng với những ưu thế sẵn có của nông sản Việt Nam, việc gia nhập WTO tiếp
tục tạo đà thuận lợi cho nông sản mở rộng thị trường, bên cạnh những bạn hàng truyền
thống, hầu hết các ngành hàng xuất khẩu trong năm nay đều tiếp nhận thêm bạn hàng
mới.
~ 6 ~
QUẢN TRỊ RỦI RO – NHÓM 1
Đơn cử như cao su, nhiều năm trước đây, xuất khẩu mặt hàng này chủ yếu tập
trung vào thị trường Trung Quốc, năm qua đã giảm chỉ còn khoảng 59%, trong khi xuất
sang các thị trường khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaixia, Đức lại tăng đáng kể. Đặc
biệt, sản lượng cao su xuất sang thị trường Malaysia trong năm nay đã tăng 3 lần so với
năm trước và đây được đánh giá là thị trường chiến lược của cao su Việt Nam trong
tương lai.
Với ngành chè, những nỗ lực cải thiện chất lượng chè Việt Nam sau khi gia nhập
WTO còn mang lại kết quả rõ nét hơn. Theo Hiệp hội hội Chè Việt Nam, sau những nỗ
lực của ngành chè trong việc đầu tư phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến chè theo
quy hoạch, đồng thời tổ chức lại ngành chè theo hướng từng bước hiện đại hoá, tăng
nhanh tỷ lệ các sản phẩm chè tinh chế, có chất lượng cao và đa dạng hoá sản phẩm, năm
nay giá chè xuất khẩu của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể với mức tăng khoảng
25%, tương ứng mức tăng 270-280 USD/tấn.
Riêng nhóm hàng thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định,
chưa bao giờ “bức tranh” chung về hàng thủy sản xuất khẩu lại sáng đẹp như năm qua.
Không chỉ tăng về giá trị xuất khẩu, đạt 3,75 tỷ USD, cao hơn 400 triệu USD so với năm
2006, mà điều đáng kể là số lượng doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường
có yêu cầu cao về chất lượng như EU, Mỹ và Nhật Bản năm qua tăng gấp 2 lần. Danh
mục sản phẩm xuất khẩu thủy sản cũng không ngừng gia tăng để đáp ứng đa dạng của thị
trường.
Người dân Việt Nam, đặc biệt là nông dân, cũng được hưởng lợi nhiều hơn từ việc
gia nhập WTO do hàng hóa, nhất là nông sản, được tiếp cận bình đẳng ở thị trường mở
của các quốc gia thành viên.

- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài:
~ 7 ~
QUẢN TRỊ RỦI RO – NHÓM 1
Tuy việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong nông nghiệp chưa chứng tỏ
được lợi thế nhưng việc xây dựng các chính sách trong nước phù hợp với thông lệ quốc tế
sẽ tạo thêm sức hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực này ở Việt Nam.
Đồng thời, Việt Nam cũng sẽ được tham gia nhiều hơn vào các chương trình hợp
tác về khoa học công nghệ, thu hút đầu tư để từ đó có thể nâng cao năng suất, đổi mới
công nghệ sản xuất và chế biến nông sản, tác động tốt đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nông thôn.
- Giải quyết tranh chấp thương mại hiệu quả hơn:
Là thành viên của tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam sẽ có quyền cùng với các
quốc gia thành viên thảo luận các quy chế của WTO, WTO là diễn đàn thương mại mà ở
đó, mọi thành viên có quyền tự bảo vệ mình khi xảy ra tranh chấp thương mại. Việt Nam
có quyền thương lượng và khiếu nại một cách công bằng hơn với các cường quốc thương
mại trong tranh chấp dựa trên những luật lệ chung, Việt Nam có cơ hội tiếp cận cơ chế
giải quyết tranh chấp của WTO giúp tránh được những xử kiện thiếu công bằng mà Việt
Nam đã từng gặp phải trước đây khi xuất hàng vào các thị trường nước ngoài, giúp cho
ngành nông nghiệp Việt Nam có thuận lợi hơn trong tranh chấp thương mại, chống bán
phá giá…hàng nông sản xuất khẩu giá rẻ sẽ dễ bán hơn trên thị trường, việc chống bán
phá giá thủy hải sản sẽ hiệu quả hơn…
- Tạo khuôn khổ pháp lí ổn định, lâu dài, minh bạch công khai:
Nhờ đó có thể dự báo trước những rủi ro trong thương mại nông sản cho các nhà
sản xuất. Điều đó sẽ giúp các nhà sản xuất Việt Nam rộng đường thâm nhập vào thị
trường nông sản rộng lớn của cộng đồng thương mại quốc tế, tạo cơ hội cho nông dân
Việt Nam thay đổi tư duy làm ăn theo lối hiện đại, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng
cho các nhà sản xuất Việt Nam cũng như các nước tham gia thị trường nông sản trong
~ 8 ~
QUẢN TRỊ RỦI RO – NHÓM 1
nước và quốc tế, qua đó thúc đẩy sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm

nghèo.
2.1.2 Thách thứcđặt ra cho nền nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO:
Sau một năm Việt Nam gia nhập WTO, lĩnh vực được dự đoán sẽ chịu nhiều rủi ro
nhất là nông nghiệp vẫn phát triển theo hướng tích cực, tạo ra 19,8% tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) và khoảng 25% kim ngạch xuất khẩu. Bức tranh kinh tế xã hội nông thôn Việt
Nam đã có những chuyển biến đáng kể với tốc độ tăng trưởng bình quân 5,4%/năm về
giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 14,7% năm 2007.
Từ đó, ta có thể thấy được những thuận lợi cơ bản cho nông nghiệp khi Việt Nam
là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO :
- Mở rộng thị trường xuất khẩu cho các mặt hàng truyền thống nông nghiệp và
thuỷ sản:
Được hưởng ưu đãi của các nước thành viên, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để đưa
hàng nông sản thâm nhập các thị trường thế giới. Ngoài các sản phẩm chất lượng cao có
ưu thế, nhiều sản phẩm tiềm năng, sản phẩm sạch sẽ có cơ hội phát triển.
Số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Công Thương đều cho
thấy năm 2007 ghi dấu ấn thành công của nông – thủy sản xuất khẩu với việc các mặt
hàng chủ lực như gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều… đều đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên
và duy trì vị trí trong tốp hàng đầu thế giới.
Cùng với những ưu thế sẵn có của nông sản Việt Nam, việc gia nhập WTO tiếp
tục tạo đà thuận lợi cho nông sản mở rộng thị trường, bên cạnh những bạn hàng truyền
thống, hầu hết các ngành hàng xuất khẩu trong năm nay đều tiếp nhận thêm bạn hàng
mới.
~ 9 ~
QUẢN TRỊ RỦI RO – NHÓM 1
Đơn cử như cao su, nhiều năm trước đây, xuất khẩu mặt hàng này chủ yếu tập
trung vào thị trường Trung Quốc, năm qua đã giảm chỉ còn khoảng 59%, trong khi xuất
sang các thị trường khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaixia, Đức lại tăng đáng kể. Đặc
biệt, sản lượng cao su xuất sang thị trường Malaysia trong năm nay đã tăng 3 lần so với
năm trước và đây được đánh giá là thị trường chiến lược của cao su Việt Nam trong
tương lai.

Với ngành chè, những nỗ lực cải thiện chất lượng chè Việt Nam sau khi gia nhập
WTO còn mang lại kết quả rõ nét hơn. Theo Hiệp hội hội Chè Việt Nam, sau những nỗ
lực của ngành chè trong việc đầu tư phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến chè theo
quy hoạch, đồng thời tổ chức lại ngành chè theo hướng từng bước hiện đại hoá, tăng
nhanh tỷ lệ các sản phẩm chè tinh chế, có chất lượng cao và đa dạng hoá sản phẩm, năm
nay giá chè xuất khẩu của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể với mức tăng khoảng
25%, tương ứng mức tăng 270-280 USD/tấn.
Riêng nhóm hàng thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định,
chưa bao giờ “bức tranh” chung về hàng thủy sản xuất khẩu lại sáng đẹp như năm qua.
Không chỉ tăng về giá trị xuất khẩu, đạt 3,75 tỷ USD, cao hơn 400 triệu USD so với năm
2006, mà điều đáng kể là số lượng doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường
có yêu cầu cao về chất lượng như EU, Mỹ và Nhật Bản năm qua tăng gấp 2 lần. Danh
mục sản phẩm xuất khẩu thủy sản cũng không ngừng gia tăng để đáp ứng đa dạng của thị
trường.
Người dân Việt Nam, đặc biệt là nông dân, cũng được hưởng lợi nhiều hơn từ việc
gia nhập WTO do hàng hóa, nhất là nông sản, được tiếp cận bình đẳng ở thị trường mở
của các quốc gia thành viên.
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài:
~ 10 ~
QUẢN TRỊ RỦI RO – NHÓM 1
Tuy việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong nông nghiệp chưa chứng tỏ
được lợi thế nhưng việc xây dựng các chính sách trong nước phù hợp với thông lệ quốc tế
sẽ tạo thêm sức hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực này ở Việt Nam.
Đồng thời, Việt Nam cũng sẽ được tham gia nhiều hơn vào các chương trình hợp
tác về khoa học công nghệ, thu hút đầu tư để từ đó có thể nâng cao năng suất, đổi mới
công nghệ sản xuất và chế biến nông sản, tác động tốt đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nông thôn.
- Giải quyết tranh chấp thương mại hiệu quả hơn:
Là thành viên của tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam sẽ có quyền cùng với các
quốc gia thành viên thảo luận các quy chế của WTO, WTO là diễn đàn thương mại mà ở

đó, mọi thành viên có quyền tự bảo vệ mình khi xảy ra tranh chấp thương mại. Việt Nam
có quyền thương lượng và khiếu nại một cách công bằng hơn với các cường quốc thương
mại trong tranh chấp dựa trên những luật lệ chung, Việt Nam có cơ hội tiếp cận cơ chế
giải quyết tranh chấp của WTO giúp tránh được những xử kiện thiếu công bằng mà Việt
Nam đã từng gặp phải trước đây khi xuất hàng vào các thị trường nước ngoài, giúp cho
ngành nông nghiệp Việt Nam có thuận lợi hơn trong tranh chấp thương mại, chống bán
phá giá…hàng nông sản xuất khẩu giá rẻ sẽ dễ bán hơn trên thị trường, việc chống bán
phá giá thủy hải sản sẽ hiệu quả hơn…
- Tạo khuôn khổ pháp lí ổn định, lâu dài, minh bạch công khai:
Nhờ đó có thể dự báo trước những rủi ro trong thương mại nông sản cho các nhà
sản xuất. Điều đó sẽ giúp các nhà sản xuất Việt Nam rộng đường thâm nhập vào thị
trường nông sản rộng lớn của cộng đồng thương mại quốc tế, tạo cơ hội cho nông dân
Việt Nam thay đổi tư duy làm ăn theo lối hiện đại, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng
cho các nhà sản xuất Việt Nam cũng như các nước tham gia thị trường nông sản trong
~ 11 ~
QUẢN TRỊ RỦI RO – NHÓM 1
nước và quốc tế, qua đó thúc đẩy sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm
nghèo.
2.2 Những thành tựu Việt Nam đạt được sau 2 năm gia nhập WTO:
Khi Việt Nam ta gia nhập WTO đã gặp nhiều khó khăn và thuận lợi, do đó nèn
kinh tế đã đạt được những thàng tựu về các lĩnh vực, trong đó có Nông Nghiệp và đã thể
hiện qua kết quả sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 9 tháng đầu năm 2008 (tăng
nhiều so cùng kỳ năm 2007).
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 9 tháng đầu năm 2008( theo giá so
sánh 1994) ước đạt 144 399,63 tỷ đồng, tăng 5,43% so cùng kỳ năm trước; trong đó nông
nghiệp đạt 103 300,46 tỷ đồng, tăng 4,78%, lâm nghiệp đạt 4917,65 tỷ đồng, tăng 1,5%,
thuỷ sản đạt 36 181,52 tỷ đồng tăng 7,91%.
Kết quả sản xuất từng ngành khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản như sau:
1. Nông nghiệp
Trồng trọt

Cây lúa: Diện tích gieo cấy lúa cả năm ước đạt 7374,3 nghìn ha, tăng 175,2 nghìn
ha (+2,4%) so năm 2007 trong đó vụ đông xuân gieo cấy 3012,5 nghìn ha, tăng 24,2
nghìn ha (+0,8%), vụ hè thu + thu đông gieo cấy 2357,8 nghìn ha, tăng 154,3 nghìn ha
(+7%), vụ mùa gieo cấy 2004 nghìn ha, giảm 3,3 nghìn ha (-0,2%).
Năm 2008 tiếp tục là năm sản xuất lúa được mùa lớn trên diện rộng. Nếu sản xuất
vụ mùa và lúa thu đông trong những tháng sắp tới không bị ảnh hưởng nhiều do mưa bão
và sâu bệnh thì sản lượng lúa cả năm 2008 có thể đạt trên 38,5 triệu tấn, tăng trên 2,6
triệu tấn so với năm 2007.
~ 12 ~
QUẢN TRỊ RỦI RO – NHÓM 1
Cây ngô: Diện tích ngô đạt 1075,9 nghìn ha, tăng 4,8 nghìn ha (+0,4%); năng suất
ước đạt 40,1 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha (+2%). Sản lượng đạt 4315,9 nghìn tấn, tăng 104,7
nghìn tấn (+2,5%) so cùng kỳ.
Cây hàng năm khác:
Cây chất bột có củ: Năm 2008 diện tích sắn ước đạt 518,6 nghìn ha tăng 23,1
nghìn ha (+4,7%); sản lượng đạt 8753,8 nghìn tấn, tăng 561 nghìn tấn (+6,8%). Diện tích
khoai lang ước đạt 161,4 nghìn ha, giảm 15,2 nghìn ha (-8,6%); sản lượng đạt 1325,6
nghìn tấn, giảm 125,5 nghìn tấn (-8,6%).
Diện tích cây rau đậu các loại: Diện tích rau ước đạt 714,6 nghìn ha, tăng 8,1
nghìn ha (+1,1%), sản lượng 11374,7 nghìn tấn, tăng 290,1 nghìn tấn (+2,6%); Cây đậu
các loại diện tích ước đạt 196,9 nghìn ha, giảm 8,2 nghìn ha (-4%), sản lượng 177,4
nghìn tấn, tăng 0,7 nghìn tấn (+0,4%) so cùng kỳ do năng suất tăng 4,7%.
Cây công nghiệp hàng năm: Sản lượng lạc ước đạt 534,9 nghìn tấn, tăng 24,9
nghìn tấn (+4,9%). Tuy nhiên, sản lượng một số cây công nghiệp hàng năm quan trọng
khác giảm: Sản lượng đỗ tương ước đạt 265,8 nghìn tấn, giảm 9,4 nghìn tấn (-3,4%); sản
lượng mía ước đạt 16394,3 nghìn tấn, giảm 1002,4 nghìn tấn (-5,8%).
Cây công nghiệp lâu năm:
Năm 2008 giá cà phê, chè, cao su, hồ tiêu đều ổn định và ở mức cao đã kích thích
người dân mở rộng diện tích cũng như chú trọng đầu tư tăng năng suất. Diện tích gieo
trồng phần lớn các cây công nghiệp lâu năm tăng: chè búp ước đạt 130,6 nghìn ha, tăng

4,1 nghìn ha (+3,2%); cây cà phê ước đạt 518,1 nghìn ha, tăng 8,8 nghìn ha (1,76%); cây
cao su ước đạt 601,9 nghìn ha, tăng 45,6 nghìn ha (+8,2%); cây hồ tiêu ước đạt 49,7
nghìn ha, tăng 1,3 nghìn ha (+2,7%); Riêng cây điều ước đạt 414,3 nghìn ha, giảm 25,6
nghìn ha (-5,8%).
~ 13 ~
QUẢN TRỊ RỦI RO – NHÓM 1
Sản lượng phần lớn các loại cây lâu năm tăng khá Sản lượng chè búp tươi ước
năm 2008 đạt 759 nghìn tấn, tăng 52,4 nghìn tấn (+7,4%). Sản lượng cà phê vụ 2008 –
2009 ước đạt 1017,6 nghìn tấn, tăng 56,3 nghìn tấn (+5,9%) so vụ năm trước. Sản lượng
cao su mủ khô ước đạt 644,2 nghìn tấn, tăng 34,5 nghìn tấn (+ 5,7%) so năm trước. Hồ
tiêu ước đạt 100,5 nghìn tấn, tăng 11,2 nghìn tấn (+12,5%) so 2007. Riêng sản lượng điều
ước đạt 300 nghìn tấn, giảm 12,4 nghìn tấn (- 4%) so cùng kỳ.
Cây ăn quả: Tổng diện tích các loại cây ăn quả đạt 786 nghìn ha, tăng 1,9% so với
năm 2007. Sản lượng nhiều cây ăn quả tăng khá so với cùng kỳ như: Bòng/bưởi tăng
12% (do các có thị trường tiêu thụ trong nước tốt); xoài tăng 8,8% so cùng kỳ; cam, quýt
tăng 2,7%; vải, chôm chôm tăng 0,6%. Một số cây sản lượng giảm: Nhãn giảm 6,3%, dứa
giảm 0,7%.
Chăn nuôi
Sau những đợt rét đậm và dịch bệnh lan rộng trong 6 tháng đầu năm, hiện nay
chăn nuôi đang có xu hướng phát triển tích cực: Đàn trâu đạt xấp xỉ năm trước, đàn bò
ước tăng 3-4%, đàn lợn ước tăng 1% và đàn gia cầm ước tăng 6-7%.
2. Lâm nghiệp
Lâm sinh
Trồng rừng tập trung tháng 9 ước đạt 16,5 nghìn ha, đưa diện tích trồng 9 tháng
đầu năm đạt 150,3 nghìn ha (tăng 1,3% so cùng kỳ năm trước). Trồng cây phân tán (chỉ
tính cây lâm nghiệp) tháng 9 ước đạt 26,4 triệu cây, chung 9 tháng trồng cây phân tán đạt
khoảng 165,1 triệu cây, bằng 99,2% so cùng kỳ năm trước.
Trong 9 tháng đầu năm, chăm sóc rừng trồng bằng 99,3% so cùng kỳ, khoanh nuôi
tái sinh ước tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước.
Khai thác lâm sản

~ 14 ~
QUẢN TRỊ RỦI RO – NHÓM 1
Khai thác gỗ trong tháng 9 ước đạt 382,4 nghìn m3, chung toàn quốc trong 9 tháng
ước đạt 2 435,3 nghìn m3 (+4,3% so 9 tháng năm 2007), trong đó chủ yếu là gỗ rừng
trồng. Khai thác củi 9 tháng ước đạt 20 132 nghìn ste, tăng 1,8% so với cùng kỳ.
Tình hình bảo vệ rừng:
Hiện tượng cháy rừng, phá rừng đã được hạn chế. 9 tháng đầu năm 2008, diện tích
rừng bị thiệt hại 2417,8ha, bằng 44,3% so với cùng kỳ, trong đó diện tích rừng bị cháy là
1033,6ha, bằng 24,3% so với 9 tháng đầu năm 2007.
Thuỷ sản
Tổng sản lượng thuỷ sản 9 tháng đầu năm ước tính đạt 3408,5 nghìn tấn tăng
10,3% so cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng cá đạt 2575,4 nghìn tấn, tăng 12,5%,
sản lượng tôm đạt 376,5 nghìn tấn, tăng 3,3%.
Nuôi trồng thuỷ sản
Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng 9 tháng ước tính đạt 1828,5 nghìn tấn tăng 20,9%
so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 1374,1 nghìn tấn, tăng 25,2%, tôm đạt 296,7
nghìn tấn, tăng 5,3%.
Khai thác thuỷ sản
Sản lượng thủy sản khai thác 9 tháng ước đạt 1580 nghìn tấn, tăng 0,1% so với
cùng kỳ năm trước, trong đó khai thác biển đạt 1435,5 nghìn tấn, bằng cùng kỳ năm
trước.
Báo cáo ước giá trị sản xuất Nông Nghiệp 9 tháng đầu năm 2008
( theo giá cố định năm 2004)
Đơn vị: triệu đồng
2007 2008 2008/2007 (%)
~ 15 ~
QUẢN TRỊ RỦI RO – NHÓM 1
Tổng số: 98,586,118 98,586,118 104.78
I. Trồng trọt:
- Lượng thực

- Rau đậu
- Cây công nghiệp
- Cây ăn quả
- Cây khác
- Sản phẩm phu
TT
74,501,107
48,473,483
8,050,492
10,260,064
6,434,419
152,259
1,130,389
78,680,517
51,941,951
8,230,435
10,538,687
6,667,115
157,131
1,145,197
105.61
107.16
102.24
102.72
103.62
103.20
101.31
II. Chăn nuôi:
- Gia súc
- Gia cầm

- Chăn nuôi khác
- Sản phẩm không
qua giết thịt
- Sản phẩm phụ
CN
21,625,591
15,414,988
2,877,380
4,118
2,916,076
413,030
22,093,381
15,532,382
3,069,729
4,233
3,069,134
417,903
102.16
100.76
106.68
102.80
105.25
101.18
III. Dịch vụ 2,459,419 2,526,561 102.73
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
Giải pháp cho ngành nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO.
~ 16 ~
QUẢN TRỊ RỦI RO – NHÓM 1
Giải pháp thu hút FDI cho ngành nông nghiệp.
Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

(FDI) đổ vào nước ta ngày càng tăng. Tuy nhiên, nguồn vốn này mới chỉ tập trung vào
lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, trong khi ngành nông -lâm -ngư nghiệp cần nhiều vốn
để đổi mới sản xuất thì chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư. Phải chăng, thời gian qua,
chúng ta đã “bỏ quên” một lĩnh vực quan trọng, đang là nguồn sinh kế của trên 60 triệu
dân nông thôn. Nhìn về tương lai, để có nền nông nghiệp phát triển mạnh, bền vững, hội
nhập quốc tế chúng ta cần có những chính sách, hoạch định các biện pháp để thu hút
được ngày càng nhiều vốn FDI cho nông nghiệp, nhất là khi vốn ODA vào Việt Nam sẽ
ngày một ít đi. Nhưng trước khi xét đến các nguyên nhân khách quan, ngành nông nghiệp
cũng cần nhìn lại mình, từng bước đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao năng lực trình độ
của người sản xuất thì mới thu hút được các nhà đầu tư.
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy 6
tháng đầu năm 2007, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ
đạt 107 triệu USD, chiếm 2,46%, trên tổng số 4,3 tỷ USD vốn FDI của cả nước. Nguyên
nhân của sự kém thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này là: Nền nông
nghiệp Việt Nam nhìn chung còn là sản xuất nhỏ, manh mún, đầu tư phân tán. Những
tiêu chuẩn hiện đại cần thiết cho một nền nông nghiệp hàng hoá như tuân theo các chu
trình sản xuất, kiểm tra chất lượng và hàng loạt các tiêu chuẩn, quy định khác còn rất xa
lạ và mơ hồ với nông dân nên càng khó thu hút các dự án nước ngoài. Ngoài ra, phải kể
đến mức độ rủi ro cao do chính sách thuế, chính sách sử dụng đất và chế độ ưu đãi đầu tư
còn chưa thống nhất, rõ ràng, không đủ hấp dẫn các nhà đầu tư bằng các lĩnh vực phi
nông nghiệp khác. Bên cạnh đó, việc thiếu một chiến lược thu hút FDI dài hạn, cơ sở hạ
tầng nông thôn yếu kém, kỹ năng lao động thấp, mức độ rủi ro cao tiếp tục là những trở
ngại lớn, ngăn cản các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận với nông nghiệp Việt Nam. Bên
cạnh đó, Nhà nước chưa thực sự tạo ưu đãi cho nhà đầu tư, đặc biệt là lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn. Vấn đề tích tụ ruộng đất để có vùng sản xuất lớn là yếu tố quyết định
để thu hút FDI ở các địa phương lại rất khó thực hiện do chính sách đền bù, thuế và chế
~ 17 ~
QUẢN TRỊ RỦI RO – NHÓM 1
độ ưu đãi chưa rõ ràng. Các tỉnh thu hút mạnh FDI thường chỉ chú trọng đến các lĩnh vực
dễ “ăn” như công nghiệp và dịch vụ và thường bỏ qua lĩnh vực nông -lâm -ngư nghiệp

vốn là tiềm năng của nhiều địa phương. Nhà nước cũng chỉ tập trung ưu tiên cho công
nghiệp, dịch vụ, công nghệ cao mà “quên” mất các dự án liên quan đến nông -lâm -ngư
nghiệp; Hệ thống bảo hiểm nông nghiệp hầu như không hoạt động khiến nhà đầu tư
“ngần ngại” khi đổ tiền vào lĩnh vực vốn nhạy cảm và nhiều rủi ro này; Việc triển khai
các dự án FDI nông nghiệp thường được thực hiện tại các vùng nông thôn nhưng các
nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng nên có tới
30% số dự án bị giải thể so với mức bình quân chung của cả nước là 20%. Đơn cử, doanh
nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này cần sử dụng nhiều đất đai để xây dựng vùng nguyên liệu
thì thực tế tại các địa phương, đất đai đã được giao hết cho các hộ nông dân với quy mô
sản xuất manh mún, đầu tư phân tán, chạy theo thị trường khiến các cơ sở chế biến nông
sản FDI luôn bị động về nguồn nguyên liệu.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong giai đoạn 2001-2005, tổng
vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp khoảng 108.923 tỷ đồng, trong đó vốn từ ngân sách
Nhà nước là 28.968 tỷ đồng. Mức đầu tư như vậy mới chỉ đạt 15-17% tổng vốn đầu tư từ
ngân sách hàng năm, trong khi nhu cầu thực tế cần khoảng 25-30%. Trong khi đóng góp
của nông nghiệp - nông thôn chiếm tới 20% GDP, thì mức đầu tư như những năm qua là
chưa phù hợp, chưa đủ tầm, đẩy là chưa nói tới 70% dân số sống ở khu vực nông thôn.
So sánh với một số quốc gia và vùng lãnh thổ có nền nông nghiệp phát triển như Đài
Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc luôn có tỷ trọng vốn FDI trong nông nghiệp ổn định từ 13-
21%. Trong bối cảnh huy động nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, nguồn
vốn ODA có xu hướng giảm sút trong những năm gần đây thì việc huy động tối đa mọi
nguồn lực, trong đó có nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là một yêu cầu cấp bách. Tuy
vậy, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong khi tỷ trọng đầu tư của vốn FDI cho
khu vực công nghiệp là 34%, dịch vụ 59% thì khu vực nông nghiệp – nông thôn chỉ
chiếm 7%. Trong giai đoạn 2006-2010 nhìn vào danh mục 94 dự án trọng điểm quốc gia
mà bộ này mời gọi vốn FDI gần 26 tỷ USD càng thấy rõ sự mất cân đối trong đầu tư giữa
~ 18 ~
QUẢN TRỊ RỦI RO – NHÓM 1
khu vực công nghiệp - xây dựng với nông nghiệp - nông thôn. Trong danh mục, ngành
nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi chỉ có 1 dự án; ngành thuỷ sản có khá hơn, với 4

dự án mời gọi đầu tư. Ngoài một số hạn chế chung của môi trường đầu tư nước ta,
nguyên nhân khiến tỷ lệ vốn đầu tư FDI vào nông nghiệp – nông thôn còn thấp là do sản
xuất nông lâm nghiệp thường gặp nhiều rủi ro hơn các ngành khác do chịu ảnh hưởng của
thời tiết, khí hậu, thiếu đảm bảo về điều kiện hạ tầng, đất đai và nguồn nhân lực. Đã vậy,
chiếnlược, định hướng thu hút vốn đầu tư FDI vào nông nghiệp - nông thôn chưa rõ ràng,
hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập, chưa thực sự tạo điều kiện
thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư Bên cạnh đó, công tác xúc tiến đầu tư của Việt Nam
trong lĩnh vực này còn rất hạn chế. Hiện còn có quá ít các quốc gia lớn đầu tư cho phát
triển nông nghiệp - nông thôn Việt Nam. Đối tác của chúng ta trong lĩnh vực này vẫn chủ
yếu là các nhà đầu tư từ châu á, nhiều nhất là các dự án đầu tư của Thái Lan, Singapore,
Đài Loan, Nhật Bản Một vấn đề đặt ra tại thời điểm này là: Phải chăng vì chúng ta chưa
có khả năng thu hút các nhà đầu tư từ một số nước hay khu vực có tiềm năng và thế mạnh
to lớn về nông nghiệp như Hoa Kỳ, Canada, Australia và các nước châu Âu khác? Giải
đáp được vấn đề này chúng ta cần có chính sách mới thu hút đầu tư hơn nữa, cần có
những chương trình xúc tiến đầu tư, mời gọi đầu tư cụ thể, đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ
tầng và nâng cao nhận thức của người nông dân
Tính đến hết tháng 6/2007, các dự án FDI ở Việt Nam đã thu hút được 67,3 tỷ
USD vốn đăng ký với gần 30 tỷ USD vốn thực hiện song số vốn đăng ký trong nông
nghiệp chỉ đạt 3,78 tỷ USD (tương đương 5,6%), vốn thực hiện là gần 1,9 tỷ USD (xấp xỉ
6,3%). Mặc dù nguồn vốn đầu tư còn hạn chế song, các dự án FDI đã góp phần không
nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hoá quy
mô lớn, nâng cao giá trị xuất khẩu cho nông sản Việt Nam, trên cơ sở phát huy các lợi thế
so sánh và áp dụng các công nghệ mới, công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh khi tham
gia hội nhập. Với 758 dự án đã và đang triển khai, lĩnh vực FDI trong nông nghiệp đem
lại doanh thu hàng năm khoảng 312 triệu USD, xuất khẩu trên 100 triệu USD/năm và
tăng mạnh trong thời gian gần đây. Theo các chuyên gia nông nghiệp, để kêu gọi được
~ 19 ~
QUẢN TRỊ RỦI RO – NHÓM 1
các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ngoài việc cần giải quyết
những hạn chế đang tồn tại, chúng ta cần phải xác định rõ lĩnh vực ưu tiên thu hút FDI cụ

thể. Chúng ta cần tiến hành xây dựng chiến lược, quy hoạch cho từng ngành. Lập hệ
thống quản lý và xúc tiến FDI, bao gồm: hình thành cơ chế, đề xuất, phê duyệt, các tiêu
chí xếp hạng ưu tiên các dự án; xác định mức độ phân cấp, phân quyền trong ngành về
quản lý; tăng cường thông tin đối ngoại như xây dựng hệ thống tham tán nông nghiệp tại
nước ngoài, xây dựng hệ thống đầu mối tại các tỉnh, các vùng; thành lập trung tâm và quỹ
xúc tiến đầu tư và thương mại nông nghiệp do Bộ điều hành. Ngoài ra, cần dùng kinh phí
trong nước kết hợp nguồn ODA vốn hỗ trợ phát triển chính thức và viện trợ phi chính
phủ để phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề cho khu vực nông thôn. Tăng cường năng
lực phân tích và tiếp thị, phát triển sản phẩm, thương hiệu nông sản Việt Nam bằng việc
đẩy mạnh xúc tiến thương mại. Thực hiện các nghiên cứu về các điều kiện thực tế khi thu
hút FDI trong nông nghiệp, nông thôn như các chính sách sử dụng đất, thuế, tín dụng, và
các chế độ ưu đãi đầu tư trong nông nghiệp; ưu tiên của Chính phủ về FDI cho nông
nghiệp, nông thôn nên được thể hiện bằng các chính sách; các biện pháp bảo hộ khả thi
đối với nông – lâm sản và các ngành nghề kinh tế ở nông thôn phù hợp với bối cảnh và lộ
trình hội nhập. Cần đưa các hành động thu hút FDI vào chiến lược kế hoạch 5 năm của
ngành. Cụ thể, các đơn vị của bộ, các sở, tổng công ty cùng tham gia xây dựng các dự án
trọng điểm; phát triển hệ thống quản lý FDI trong ngành, bao gồm cả cơ chế hình thành
danh mục ưu tiên thu hút FDI và hệ thống hỗ trợ xúc tiến đầu tư, trong đó cần xây dựng
hệ thống tổ chức, xây dựng thể chế, quy trìrth công tác, tăng cường năng lực vận hành.
Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững.
Tình hình sản xuất nông nghiệp luôn xảy ra tình trạng “tự phát”, “làm theo phong
trào” như cá ba sa, chưa giải quyết xong hậu quả dư thừa do phát triển quá mức lại lo
thiếu nguyên liệu vào vụ tới, phá cây ăn quả Đồng bằng sông Cửu Long để trồng lúa, cà
phê, hồ tiêu,… Nguyên nhân là do nông dân thiếu thông tin.
~ 20 ~
QUẢN TRỊ RỦI RO – NHÓM 1
Hiện nay, cách tiếp cận thông tin chính của nông dân là qua đài, báo, truyền hình,
mạng lưới khuyến nông. Tuy nhiên, các thông tin này thường chỉ tập trung vào kỹ thuật
sản xuất, trong khi đó câu hỏi đầu tiên đặt ra cho các nông dân là sản xuất cho ai, bao
nhiêu, sau đó mới là sản xuất như thế nào.

Các thông tin bà con nông dân tiếp cận được rất chung chung về cầu và giá các
sản phẩm cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, đại loại như “tới đây sẽ thiếu nguyên liệu
cá ba sa”, “nhu cầu của thị trường rất lớn”, “sẽ xuất khẩu sang thị trường EU”,… Nhận
được thông tin kiểu này, người nông dân ào ạt phát triển “tự phát” là điều không tránh
khỏi. Vì vậy phải có những giải pháp nhằm phát triển bền vững ngành nông nghiệp trong
nước:
Thứ nhất, Chính phủ nên giao cho một cơ quan chuyên nghiên cứu, tổng hợp đủ
mạnh để dự báo được nhu cầu, giá cả sản phẩm ở trong và ngoài nước theo từng thời
điểm cụ thể. Các thông tin này phải được thực hiện liên tục và thường xuyên cung cấp
cho nông dân.
Thứ hai, cần có quy hoạch tổng thể quy mô quốc gia về mỗi loại hàng nông, lâm,
thuỷ sản đảm bảo phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu… Kết quả quy
hoạch phải chỉ rõ loại cây trồng, vật nuôi, số lượng, quy mô diện tích,… ở từng khu vực
cụ thể. Đặc biệt, đối với một số cây trồng có thế mạnh như lúa, cà phê,… phải chỉ rõ đến
tận cánh đồng của từng xã.
Các thông tin này phải được công khai đến cơ quan chức năng của từng địa
phương và bà con nông dân. Các địa phương thường xuyên tổng hợp số liệu hiện trạng về
quy mô sản xuất, thông báo công khai để nông dân tự xem xét nhu cầu thị trường và năng
lực sản xuất của mình để ra quyết định. Hiện nay, việc quy hoạch đang được thực hiện
theo mục tiêu của từng tỉnh; quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia chỉ mang tính định
hướng.
~ 21 ~
QUẢN TRỊ RỦI RO – NHÓM 1
Thứ ba, diện tích đã được quy hoạch để canh tác các loại cây trồng nông nghiệp
quan trọng phục vụ an ninh lương thực như lúa phải được giao cho Bộ NN&PTNT quản
lý. Với cách làm này sẽ tránh được tình trạng diện tích nông nghiệp bị chuyển đổi mục
đích một cách tuỳ tiện. Đất đai, cây trồng trên đất, việc xuất nhập khẩu các loại hàng hoá
nông nghiệp chiến lược phải được giao cho một Bộ NN&PTNT và chịu trách nhiệm
trước Chính phủ và nhân dân.
Thứ tư, lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp thấp, vì vậy, người nông dân các vùng

quy hoạch chuyên sản xuất nông nghiệp cần được hỗ trợ nhiều hơn nữa để sản xuất các
mặt hàng chiến lược (như lúa, nuôi trồng thuỷ sản,…) trên nguyên tắc người nông dân
phải làm đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường.
Thứ năm, xây dựng cơ chế, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các “nhà”
Trong những năm gần đây, tình trạng doanh nghiệp, nông dân phá hợp đồng xảy
ra thường xuyên. Khi giá cả thị trường xuống, doanh nghiệp bỏ nông dân; khi giá thị
trường lên, nông dân giữ hàng không bán,… Nguyên nhân là do doanh nghiệp và nông
dân có lợi ích ngược nhau. Nông dân luôn muốn bán đắt, doanh nghiệp luôn muốn mua
rẻ. Hậu quả là nông dân luôn bị thiệt thòi, doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Ví dụ như cá ba sa, hồ tiêu, muối,… khi giá cao và có xu hướng tăng thì nông dân không
bán, găm hàng, sau một thời gian giá bị rớt.
Để khắc phục tình trạng này, cần có sự hợp tác chặt chẽ của các nông dân và
doanh nghiệp. Để doanh nghiệp đi trao đổi, thống nhất với từng hộ nông dân là điều
không thể. Vì vậy, các hộ nông dân sản xuất trong khu vực phải tự hợp tác với nhau, xây
dựng tổ hợp tác tự nguyện, cử ra ban đại diện để làm việc với doanh nghiệp.
Trước mỗi vụ thu hoạch, ban quản lý tổ hợp tác cùng với nông dân tính toán chi
phí, giá thành sản xuất để làm việc với doanh nghiệp thu mua trên địa bàn. Bản thân
doanh nghiệp cũng sẽ tính toán chi phí, giá thành để cùng thống nhất với nông dân, để
~ 22 ~
QUẢN TRỊ RỦI RO – NHÓM 1
cùng phân chia lợi nhuận. Làm như vậy sẽ khắc phục được tình trạng doanh nghiệp ép
giá nông dân, nông dân sợ doanh nghiệp quá lãi.
Thị trường nông, lâm, thuỷ sản khác với các thị trường khác, lợi ích của sản xuất
nông nghiệp mang tính kinh tế - xã hội - chính trị, các cơ quan quản lý nhà nước ở địa
phương thống nhất vùng nguyên liệu cho từng doanh nghiệp và phương thức xác định
giá. Doanh nghiệp ở vùng này sẽ không thể sang vùng khác để mua hàng được và có mua
được thì chi phí cũng sẽ cao hơn. Trên tinh thần hợp tác của các hộ nông dân, thống nhất
của doanh nghiệp, sẽ giúp cho người sản xuất và người kinh doanh, thu mua, chế biến
đều có lợi.
Để tồn tại trong một xã hội phải có sự hợp tác, kinh tế Việt Nam hiện nay đã chịu

sự chi phối của thị trường thế giới, nếu các nhà sản xuất làm ăn nhỏ lẻ theo kiểu tiểu
nông, chi phí sẽ cao, không đủ sức cạnh tranh. Với phương thức sản xuất cá thể như hiện
nay, các nhà tiểu nông lại tự cạnh tranh với nhau, thực chất là đã tự kiềm chế nhau. Tổ
hợp tác là xu thế tất yếu, để cùng nhau sản xuất lượng hàng vừa đủ, để sản phẩm nông
nghiệp trở thành hàng hoá.
Ổn định sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân, thay đổi bộ mặt nông
thôn là nền tảng phát triển kinh tế, ổn định xã hội, chính trị của một nước có tỷ trọng
nông nghiệp cao như nước ta. Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, xây dựng cơ chế,
văn bản pháp quy nhằm hỗ trợ nông dân có cơ sở pháp lý tự nguyện hợp tác với nhau.
Phương thức sản xuất quá nhỏ lẻ, manh mún như hiện nay không thể phát triển sản
xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá được, chỉ phù hợp với mục tiêu tự cung tự cấp,
đảm bảo cuộc sống đủ ăn cho từng gia đình, an ninh lương thực cho xã hội, một phần
xuất khẩu nhưng chi phí sản xuất cao. Hơn nữa, với những hạn chế về quy hoạch, thiếu
thông tin quy mô, sản lượng, giá thị trường cho nông dân đã dẫn đến tình trạng nông dân
sản xuất theo phong trào, có năm quá dư thừa, có năm lại quá thiếu. Khắc phục tình trạng
này, vai trò và trách nhiệm chính thuộc các cơ quan quản lý nhà nước.
~ 23 ~
QUẢN TRỊ RỦI RO – NHÓM 1
Giải pháp xây dựng thương hiệu cho nông nghiệp Việt Nam:
Theo số liệu của Cục Sở hữu công nghiệp (Bộ Khoa học và Công nghệ), trong hơn
90.000 thương hiệu hàng hóa các loại được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam chỉ mới có
khoảng 15% là của Việt Nam và có đến 90% hàng nông sản của ta được bán ra thị trường
thế giới thông qua các thương hiệu nước ngoài, gây thiệt hại cho nền kinh tế lên đến hàng
trăm triệu USD. Các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng nông sản của ta nhìn chung
vẫn chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của thương hiệu, một yếu tố có vai trò quyết
định đến sự sống còn của doanh nghiệp.
Vì thế, xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam đang là vấn đề cấp bách
nhằm giảm thiệt hại cho nông dân, doanh nghiệp, từng bước nâng cao vị thế của nông sản
trên thị trường quốc tế. Để làm được như vậy, xin được đưa ra các giải pháp sau:
Thứ nhất, Nhà nước cần có một kế hoạch dài hạn về việc xây dựng thương hiệu

mặt hàng nông sản, dĩ nhiên chiến lược này phải là một bộ phận hợp thành quan trọng
trong chiến lược tổng thể của Nhà nước đối với việc xây dựng thương hiệu cho hàng hóa
Việt Nam. Bộ Thương mại kết hợp với Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn xây dựng
một lộ trình với những bước đi thích hợp cho vấn đề này, và lộ trình này phải có sự tham
gia tích cực của các doanh nghiệp, các nhà khoa học và cả những nông dân trực tiếp sản
xuất ra nông sản.
Thứ hai, hiện nay một số thương hiệu nông sản của ta như cà phê Trung Nguyên,
gạo nàng thơm Chợ Đào, bưởi Năm Roi, xoài cát Hòa Lộc, vải thiều Lục Ngạn rất có
uy tín và được tiêu thụ mạnh trên thị trường khu vực và thế giới. Những điển hình tiên
tiến này cần được nhân rộng lên một cấp độ mới. Muốn làm được như vậy cần phải có sự
quảng bá, tuyên truyền giới thiệu mạnh mẽ các mặt hàng nông sản Việt Nam trên các
phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là xây dựng trang WEB về thương hiệu nông
sản Việt Nam.
~ 24 ~
QUẢN TRỊ RỦI RO – NHÓM 1
Thứ ba, thiết tưởng các cơ quan tài chính ngân hàng nên có một cơ chế tài chính
đặc thù ưu tiên cho việc quảng bá và xây dựng thương hiệu đối với các mặt hàng nông
sản, vì hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng này đang gặp rất nhiều khó
khăn về vốn.
Thứ tư, việc xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam chỉ có thể
phát triển vững chắc khi nó được đặt trong mối tương quan với việc gia tăng năng suất
lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tích cực chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới
và trên hết tìm một vị thế vững chắc cho nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới.
~ 25 ~

×