Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

GIÁO ÁN TIN HỌC LỚP 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (634.77 KB, 30 trang )

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Tổ: Tin Học Giáo án khối 12
Ngày dạy: 18/08/2014 Chương I: KHÁI NIỆM VỀ HỆ CSDL
Lớp : 12B9,10,11. §1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Tiết : 01
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Kiến thức:
– Biết các vấn đề cần giải quyết trong một bài toán quản lí.
– Biết được các việc thường gặp khi xử lý thông tin đối với bài toán quản lý.
Kĩ năng:
– Bước đầu hình thành kĩ năng khảo sát thực tế cho ứng dụng quản lý.
Thái độ:
– Có ý thức sử dụng máy tính để khai thác thông tin, phục vụ công việc hàng
ngày.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung
1. Bài toán quản lý:
Đặt vấn đề: Giới thiệu một số bài toán quản lý và
sự cần thiết của việc quản lý. Đi vào một ví dụ cụ
thể về việc quản lý học sinh.
HS: Nghe giảng và suy luận.
GV: Theo em để quản lí thông tin về điểm của học
sinh trong một lớp em nên lập danh sách chứa các
cột nào?
GV: Gợi ý: Để đơn giản vấn đề cột điểm nên
tượng trưng một vài môn VD: Stt, hoten,


ngaysinh, giới tính, đoàn viên, toán, lý, hóa, văn,
tin
HS: Suy nghĩa và trả lời câu hỏi.
Để quản lí thông tin về điểm của học sinh trong
một lớp ta cần cột Họ tên, giới tính, ngày sinh, địa
chỉ, tổ, điểm toán, điểm văn, điểm tin
1. Bài toán quản lý:
- Bài toán quản lí là bài toán phổ biến.
Một xã hội ngày càng văn minh thì trình
độ quản lí phát triển ngày càng cao. Công
tác quản lí chiếm phần lớn trong các ứng
dụng của tin học.
- Ví dụ: Để quản lý học sinh trong nhà
trường, người ta thường lập các hồ sơ lớp
dưới dạng bảng gồm các cột, hàng để chứa
thông tin cần quản lý.
- Một bảng điểm của hs được lưu trữ dưới
dạng bảng như sau: (Hình 1 _SGK/4)
GV: (dùng bảng phụ minh họa H1 _SGK/4)
ST
T
Họ và tên Ngày sinh GT ĐV
Đ/C
Toán Lý Hoá Văn Tin
1 Nguyễn An 12/05/1990 Nam C CT 9.1 9.6 9.5 9.6 9.8
2 Trần Văn Giang 30/08/1991 Nam K CP 7.1 6.9 8.7 7.5 7.3
3 Lê Minh Châu 26/12/1990 Nữ C … 8.6 8.4 8.7 8.9 9.0
4 Doãn Thu Cúc 15/10/1991 Nữ K … 6.5 7.5 5.6 6.7 8.2
… … … … … … … … … …
50 Hồ Minh Hải 30/07/1991 Nam C … 7.0 6.5 6.5 8.5 7.5

Hình 1. Ví dụ hồ sơ lớp
GV: Huỳnh An Nghĩa
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Tổ: Tin Học Giáo án khối 12
GV: Lợi ích của việc quản lí điểm của học sinh
trên máy tính là gì?
HS: Dễ cập nhật thông tin của học sinh, lưu trữ
khai thác và phục vụ thông tin quản lí của nhà
trường,
HS: Quan sát bảng phụ và chú ý nghe giảng.
HS: Cho biết các công việc cần làm khi quản
lý.
2. Các công việc thường gặp khi xử lí thông
tin của một tổ chức.
GV: Em hãy nêu lên các công việc thường gặp
khi quản lí thông tin của một đối tượng nào đó?
HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
1. Tạo lập hồ sơ đối tượng cần quản lý.
2. Cập nhật hồ sơ như thêm, xóa, sửa hồ sơ
3. Khai thác hồ sơ như tìm kiếm, sắp xếp,
thống kê, tổng hợp, in ấn,…
HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài.
GV: Đi vào chi tiết các công việc thường gặp
khi quản lý.
GV: Để có được hồ sơ (ban đầu) cần thiết để
quản lý. Thì ta cần phải làm gì?
HS: Tạo lập hồ sơ đó.
GV: Nêu các bước để tạo lập hồ sơ?
HS: Tìm hiểu và trả lời.
GV: Khi có sự thay đổi thông tin của hồ sơ thì
ta phải làm gì?

HS: Cập nhật lại hồ sơ để đúng với thực tế.
GV: Nêu các công việc thường gặp khi cập
nhật hồ sơ?
HS: Tìm hiểu và trả lời.
Chú ý:
- Hồ sơ quản lí học sinh của nhà trường là tập
hợp các hồ sơ lớp.
- Trong quá trình quản lí, hồ sơ có thể có
những bổ sung, thay đổi hay nhầm lẫn đòi hỏi
phải sửa đổi lại.
- Việc tạo lập hồ sơ không chỉ đơn thuần là để
lưu trữ mà chủ yếu là để khai thác, nhằm phục
vụ các yêu cầu quản lí của nhà trường.
2. Các công việc thường gặp khi xử lí thông
tin của một tổ chức.
Tại mỗi nơi, mỗi lĩnh vực đều có đối tượng
quản lí và phương thức khai thác thông tin
riêng.
Công việc thường gặp khi xử lí thông tin
bao gồm: tạo lập, cập nhật và khai thác hồ sơ.
a) Tạo lập hồ sơ:
- Cần thực hiện các công việc sau:
+ Xác định chủ thể cần quản lí VD: Chủ thể
cần quản lí là học sinh,
+ Xác định cấu trúc hồ sơ. VD: ở hình 1, hồ
sơ của mỗi học sinh là một hàng có 11 thuộc
tính.
+ Thu thập, tập hợp thông tin cần thiết cho hồ
sơ và lưu trữ chúng theo đúng cấu trúc đã xác
định. VD: hồ sơ lớp dưới, kết quả điểm thi

học kì các môn học,
b) Cập nhật hồ sơ:
Thông tin lưu trữ trong hồ sơ cần được cập
nhật để phản ánh kịp thời, đúng với thực tế.
Một số việc thường làm để cập nhật hồ sơ:
- Sửa chữa hồ sơ;
- Bổ sung thêm hồ sơ;;
- Xóa hồ sơ.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
1. Củng cố:
– GV: Gợi ý cho hs tự củng cố.
1. Các vấn đề cần giải quyết trong một bài toán quản lý
2. Các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức.
– HS: Lần lượt trả lời câu hỏi và tự củng cố.
2. Dặn dò:
– Trong các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức, công việc nào
quan trong nhất?
GV: Huỳnh An Nghĩa
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Tổ: Tin Học Giáo án khối 12
– Cho biết thông tin cần lưu trữ hồ sơ khi quản lý sách trong thư viện?
– Học bài và chuẩn bị phần tiếp theo của bài.
V. RÚT KINH NGHIỆM.




Ngày dạy: 19/08/2014
Lớp : 12B9,10,11. §1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN (TT)
Tiết : 02
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

Kiến thức:
– Biết khái niệm CSDL và Hệ QT CSDL.
– Biết hình thành cơ sử dữ liệu đơn giản cho bài toán quản lý.
– Biết các mức thể hiện của CSDL.
Kĩ năng:
– Bước đầu hình thành kĩ năng khảo sát thực tế cho ứng dụng CSDL.
Thái độ:
– Có ý thức sử dụng máy tính để khai thác thông tin, phục vụ công việc hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ.
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, xem bài trước ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức?
HS: Trả bài.
Câu 2: Kể một số thông tin cần lưu trữ hồ sơ khi quản lý sách trong thư viện?
HS: Suy nghĩ liệt kê một số thông tin cần thiết. Tên sách, loại sách, số lượng, năm sx, tác
giả, ngày mượn, ngày trả…
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung
2. Các công việc thường gặp khi xử lí thông
tin của một tổ chức.
c) Khai thác hồ sơ:
GV: Bước tiếp theo của việc quản lý là khai
thác hồ sơ. Có nhiều hình thức khai thác theo
yêu cầu của công việc.
GV: Hướng dẫn các hình thức khai thác hsơ
HS: Tham gia phát biểu xây dựng bài và ghi
bài.

GV: Mục đích cuối cùng của việc tạo lập, cập
nhật, khai thác hồ sơ là phục vụ hỗ trợ cho quá
trình lập kế hoạch, ra quyết định xử lí công
việc của người có trách nhiệm.
VD: Cuối năm học, nhờ các thống kê, báo cáo
2. Các công việc thường gặp khi xử lí thông
tin của một tổ chức.
c) Khai thác hồ sơ:
Việc tạo lập, lưu trữ và cập nhật hồ sơ là để
khai thác chúng, phục vụ cho công việc quản
lí.
Khai thác hồ sơ bao gồm các công việc
chính sau:
- Sắp xếp hồ sơ theo một tiêu chí nào đó. VD:
sắp xếp theo bảng chữ cái của tên học sinh,
theo điểm của môn học nào đó,
- Tìm kiếm là việc tra cứu các thông tin thỏa
mãn một số yêu cầu nào đó. VD: Tìm họ tên
hs có điểm môn Tin cao nhất,
GV: Huỳnh An Nghĩa
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Tổ: Tin Học Giáo án khối 12
vè phân loại học tập mà Hiệu trưởng ra quyết
định thưởng cho những hs giỏi,
3. Hệ cơ sở liệu
a) Khái niệm CSDL và hệ quản trị CSDL
GV: Theo ví dụ 1 thì nhiệm vụ của lớp trưởng,
bí thư, GVCN sẽ khai thác các thông tin khác
nhau; dữ liệu đó rất lớn cần được lưu trữ trên
máy tính. Và việc lưu trữ dữ liệu trên máy có
ưu điểm gì so với một dữ liệu lưu trên giấy?

HS: Nghe giảng và trả lời: Dữ liệu lưu trên
máy tính được lưu trữ ở bộ nhớ ngoài có khả
năng lưu trữ dữ liệu khổng lồ, tốc độ truy xuất
và xử lí dữ liệu nhanh chóng và chính xác.
GV: Nhằm đáp ứng được nhu cầu trên, cần
thiết phải tạo lập được các phương thức mô tả,
các cấu trúc dữ liệu để có thể sử dụng máy tính
trợ giúp đắc lực cho con người trong việc lưu
trữ và khai thác thông tin.
GV: Thế nào là cơ sở dữ liệu?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Có nhiều định nghĩa khác nhau về CSDL,
nhưng các định nghĩa đều phải chứa 3 yếu tố
cơ bản:
- Dữ liệu về hoạt động của một tổ chức;
- Được lưu trữ ở bộ nhớ ngoài;
- Nhiều người khai thác.
GV: Phần mềm giúp người sử dụng có thể tạo
CSDL trên máy tính gọi là gì?
HS: hệ quản trị CSDL…
GV: Để tạo lập, lưu trữ và cho phép nhiều
người có thể khai thác được CSDL, cần có hệ
thống các chương trình cho phép người dùng
giao tiếp với CSDL.
GV: Hiện nay có bao nhiêu hệ quản trị CSDL?
HS: Các hệ quản trị CSDL phổ biến được
nhiều người biết đến là MySQL, SQL,
Microsoft Access, Oracle,
GV: Một số chu ý
HS: Tập trung nghe giảng và ghi bài.

- Thống kê là cách khai thác hồ sơ dựa trên
tính toán để đưa ra các thông tin đặc trưng.
VD: Xác định điểm cao nhất, thấp nhất môn
Tin,
- Lập báo cáo là việc sử dụng các kết quả tìm
kiếm, thống kê, sắp xếp các bộ hồ sơ để lập
báo cáo theo yêu cầu.
VD: Danh sách HSG của lớp, HS yếu kém
3. Hệ cơ sở liệu
a) Khái niệm CSDL và hệ quản trị CSDL
Để đáp ứng các nhu cầu khai thác thông tin,
phải tổ chức thông tin thành một hệ thống với
sự trợ giúp của máy tính điện tử.
 Khái niệm CSDL:
Một CSDl (Database) là một tập hợp các
dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin
của một tổ chức nào đó (như một trường học,
một ngân hàng, một công ti, một nhà máy, ),
được lưu trữ trên các thiết bị nhớ để đáp ứng
nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người
dùng với nhiều mục đích khác nhau.
VD: Hồ sơ lớp trong hình 1 khi được lưu trữ
ở bộ nhớ ngoài của máy tính có thể xem là một
CSDL, hầu hết các thư viện ngày nay đều có
CSDL, hãng hàng không quốc gia Việt Nam
có CSDL chứa thông tin về các chuyến bay,
 Khái niệm hệ QTCSDL:
Là phần mềm cung cấp môi trường thuận
lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và khai
thác thông tin của CSDL được gọi là hệ quản

trị CSDL (Database Management System).
Chú ý:
- Người ta thường dùng thuật ngữ hệ cơ sở dữ
liệu để chỉ một CSDL cùng với hệ QTCSDL
và khai thác CSDL đó.
- Để lưu trữ và khai thác thông tin bằng máy
tính cần phải có:
1. Cơ sở dữ liệu;
2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu;
3. Các thiết bị vật lí (máy tính, đĩa cứng,
mạng, ).
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
GV: Huỳnh An Nghĩa
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Tổ: Tin Học Giáo án khối 12
1. Củng cố:
Câu 1: Phân biệt CSDL với hệ QTCSDL
Cần thể hiện rõ 2 điểm sau:
1. CSDL là tập hợp các DL có liên quan với nhau đc lưu trữ ở thíêt bị nhớ của máy tính;
2. Hệ QTCSDL là các chương trình phục vụ tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL.
2. Dặn dò:
BT: Giả sử phải xây dựng một CSDL để quản lý mượn, trả sách ở thư viện, theo em
cần phải lưu trữ những thông tin gì? Hãy cho biết những việc phải làm để đáp ứng nhu cầu
quản lí của người thủ thư.
Gợi ý:- Để QL sách cần thông tin gì?
- Để quản lí người mượn cần thông tin gì?
- Để biết về những ai đang mượn sách và những sách nào đang cho mượn, cần
những thông tin gì?
- Để phục vụ bạn đọc: người thủ thư có cần kiểm tra để biết người đó có phải là bạn
đọc của thư viện hay không? Có tra cứu xem sách mà bạn đọc cần có còn hay không? Có
phải vào sổ trước khi đưa sách cho bạn đọc không?

– Học bài và chuẩn bị phần tiếp theo của bài.
V. RÚT KINH NGHIỆM.




Ngày dạy: 26/08/2014
Lớp : 12B9,10,11. §1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN (TT)
Tiết : 03
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Kiến thức:
– Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống;
– Biết các yêu cầu cơ bản đối với hệ cơ sở dữ liệu.
Kĩ năng:
– Bước đầu hình thành kĩ năng khảo sát thực tế cho ứng dụng CSDL.
Thái độ:
– Có ý thức sử dụng máy tính để khai thác thông tin, phục vụ công việc hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ.
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, xem bài trước ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Phân biệt CSDL với hệ QTCSDL?
HS: Trả bài.
Câu 2: Bài tập 3 SGK Tr 16?
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung
3. Hệ cơ sở liệu
Phần b và c (Giảm tải)

d) Một số ứng dụng:
GV: Việc xây dựng, phát triển và khai thác các
3. Hệ cơ sở liệu
Phần b và c (Giảm tải)
d) Một số ứng dụng:
GV: Huỳnh An Nghĩa
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Tổ: Tin Học Giáo án khối 12
hệ CSDL ngày càng nhiều hơn, đa dạng hơn
trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo
dục, y tế, Em hãy nêu một số ứng dụng có sử
dụng CSDL mà em biết?
HS: Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi.
- Cơ sở giáo dục;
- Cơ sở kinh doanh;
- Tổ chức tài chính;
- Tổ chức ngân hàng;

Câu 1:Cơ sở dữ liệu (CSDL) là :
a.Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một
chủ đề nào đó được lưu trên máy tính điện tử để
đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều
người.
b. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo
một chủ đề nào đó được ghi lên giấy.
c. Tập hợp dữ liệu chứa đựng các kiểu dữ liệu: ký
tự, số, ngày/giờ, hình ảnh của một chủ thể nào
đó.
d.Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một
chủ đề nào đó được lưu trên giấy để đáp ứng nhu
cầu khai thác thông tin của nhiều người.

Câu 2: Hãy nêu các ưu điểm khi sử dụng CSDL
trên máy tính điện tử:
a. Gọn, nhanh chóng
b. Gọn, thời sự (Cập nhật đầy đủ, kịp thời )
c. Gọn, thời sự, nhanh chóng
d. Gọn, thời sự, nhanh chóng, nhiều nguời có thể
sử dụng chung CSDL
Câu 3: Hoạt động nào sau đây có sử dụng CSDL
a. Bán hàng
b.Bán vé máy bay
c. Quản lý học sinh trong nhà trường
d. Tất cả đều đúng
b) Cơ sở giáo dục và đào tạo cần quản lí
thông tin người học, môn học, kết quả học
tập,…
c) Cơ sở kinh doanh cần có CSDL về thông
tin khách hàng, sản phẩm, việc mua bán,…
a) Cơ sở sản xuất cần quản lí dây chuyền
thiết bị và theo dõi việc sản xuất các sản
phẩm trong các nhà máy, hàng tồn trong
kho hay trong cửa hàng và các đơn đặt
hàng.
b) Tổ chức tài chính cần lưu thông tin về cổ
phần, tình hình kinh doanh mua bán tài
chính như cổ phiếu, trái phiếu, …
c) Các giao dịch qua thể tín dụng cần quản
lí việc bán hàng bằng thẻ tín dụng và xuất ra
báo cáo tài chính định kì.
d) Hãng hàng không cần quản lí các chuyến
bay, việc đăng kí vé và lịch bay,…

e) Tổ chức viễn thông cần ghi nhận các
cuộc gọi, hóa đơn hàng tháng, tính toán số
dư cho các thể gọi trả trước,…
Vui chơi giải trí,……
Câu 4: Các thành phần của hệ CSDL gồm:
a. CSDL, hệ QTCSDL
b. CSDL, hệ QTCSDL, con người
c. Con người, CSDL, phần mềm ứng dụng
d. Con người, phần mềm ứng dụng, hệ
QTCSDL, CSDL
Câu 5: Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL.
a. Tính cấu trúc, tính toàn vẹn
b. Tính không dư thừa, tính nhất quán
c. Tính độc lập, tính chia sẻ dữ liệu, tính an
toàn và bảo mật thông tin
d. Các câu trên đều đúng
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
1. Củng cố:
– GV: Gọi hs nêu 1 số ví dụ có ứng dụng xây dựng CSDL trong quản lý
– HS: Suy nghĩ, nêu và phân tích.
2. Dặn dò:
– Học bài và chuẩn bị bài tiếp theo §2: HỆ QUẢN TRỊ CSDL.
V. RÚT KINH NGHIỆM.




GV: Huỳnh An Nghĩa
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Tổ: Tin Học Giáo án khối 12
Ngày dạy: 27/08/2014

Lớp : 12B9,10,11. §2: HỆ QUẢN TRỊ CSDL
Tiết : 04
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Kiến thức:
– Biết khái niệm hệ QTCSDL;
– Biết các chức năng của hệ QTCSDL: Tạo lập CSDL, cập nhật dữ liệu, tìm kiếm, kết
xuất thông tin;
Kĩ năng:
– Nắm sự tương tác giữa các hoạt động trong Hệ QTCSDL.
Thái độ:
– Có ý thức sử dụng máy tính để khai thác thông tin, phục vụ công việc hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ.
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, xem bài trước ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu một số ứng dụng của việc xây dựng CSDL trong đời sống.
HS: Trả bài.
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung
1. Các chức năng của hệ QTCSDL.
GV: Nhắc lại khái niệm hệ QTCSDL?
HS: Trả lời câu hỏi.
Là phần mềm cung cấp môi trường thuận lợi và hiệu
quả để tạo lập, lưu trữ và khai thác thông tin của
CSDL được gọi là hệ quản trị CSDL (Database
Management System).
GV: Một hệ QTCSDL có các chức năng cơ bản nào?
HS: Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi.

Có 3 chức năng:
a) Cung cấp cách tạo lập cơ sở dữ liệu
b) Cung cấp cách cập nhật và khai thác dữ liệu
c) Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển việc truy cập
vào dữ liệu
GV: Trong Pascal để khai báo biến i, j là kiểu số
nguyên, k là kiểu số thực để dùng trong chương trình
em làm thế nào?
HS: Var i, j: integer; k: real;
GV: Cũng trong Pascal để khai báo cấu trúc bản ghi
Học sinh có 9 trường: hoten, ngaysinh, gioitinh,
doanvien, toan, ly, hoa, van, tin:

1. Các chức năng của hệ
QTCSDL.
a) Cung cấp môi trường tạo lập
CSDL
Một hệ QTCSDL phải cung cấp
một môi trường cho người dùng dễ
dàng khai báo kiểu dữ liệu, các cấu
trúc dữ liệu thể hiện thông tin và các
ràng buộc trên dữ liệu. Để thực hiện
được chức năng này, mỗi hệ
QTCSDL cung cấp cho người dùng
một ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu.
b) Cung cấp môi trường cập nhật
và khai thác dữ liệu
Ngôn ngữ để người dùng diễn tả
yêu cầu cập nhật hay tìm kiếm, kết
xuất thông tin được gọi là ngôn ngữ

thao tác dữ liệu.
Thao tác dữ liệu gồm:
• Cập nhật (nhập, sửa, xoá dữ
liệu);
• Khai thác (tìm kiếm, kết xuất dl).
GV: Huỳnh An Nghĩa
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Tổ: Tin Học Giáo án khối 12
HS: Type Hocsinh = record;
Hoten:string[30];
Ngaysinh:string[10];
Gioitinh:Boolean;
Doanvien:Boolean;
Toan,ly,hoa,van,tin:real;
End;
GV: Thế nào là ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu?
HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi:
• Do hệ quản trị CSDL cung cấp cho người dùng.
• Là hệ thống các kí hiệu để mô tả CSDL.
GV: Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu cho phép ta làm
những gì?
HS: - Khai báo kiểu dữ liệu và cấu trúc dữ liệu.
- Khai báo các ràng buộc trên dữ liệu.
GV: Thế nào là ngôn ngữ thao tác dữ liệu?
HS: Là ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập
nhật hay khai thác thông tin.
GV: Các thao tác dữ liệu?
HS: - Xem nội dung dữ liệu.
- Cập nhật dữ liệu (nhập, sửa, xóa dl).
- Khai thác dữ liệu (sắp xếp, tìm kiếm, kết xuất báo
cáo, )

GV: Chỉ có những người thiết kế và quản lí CSDL mới
được quyền sử dụng các công cụ này. Người dùng chỉ
nhìn thấy và thực hiện được các công cụ ở a, b.
c) Cung cấp công cụ kiểm soát,
điều khiển việc truy cập vào dữ
liệu
Để góp phần đảm bảo được các
yêu cầu đặt ra cho một hệ CSDL, hệ
QTCSDL phải có các bộ chương
trình thực hiện những nhiệm vụ sau:
• Đảm bảo an ninh, phát
hiện và ngăn chặn sự truy cập
không được phép.
• Duy trì tính nhất quán
của dữ liệu;
• Tổ chức và điều khiển
các truy cập đồng thời để bảo vệ
các ràng buộc toàn vẹn và tính
nhất quán;
• Khôi phục CSDL khi có
sự cố ở phần cứng hay phần
mềm;
• Quản lí các mô tả dữ
liệu.
2. Hoạt động của một hệ quản trị
cơ sở dữ liệu (giảm tải).
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
1. Củng cố:
– GV: Cho hs tự củng cố các chức năng của hệ QTCSDL. Cho ví dụ về cách cập nhật và
khai thác dữ liệu?

– HS: Tự củng cố
2. Dặn dò:
– Học bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
– Về làm các bài tập 1,2,3,4,5/Trang 20.
V. RÚT KINH NGHIỆM.




GV: Huỳnh An Nghĩa
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Tổ: Tin Học Giáo án khối 12
Ngày dạy: 02/09/2014
Lớp : 12B9,10,11. §2: HỆ QUẢN TRỊ CSDL (TT)
Tiết : 05
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Kiến thức:
– Biết vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL;
– Biết các bước xây dựng CSDL xuất thông tin;
Kĩ năng:
– Xây dựng CSDL đơn giản.
Thái độ:
– Yêu thích,tập trung khi học.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ.
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, xem bài trước ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu 2 yêu cầu cơ bản của Hệ CSDL? Cho ví dụ
HS: Trả bài.

3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung
3. Vai trò của con người khi làm việc với hệ
cơ sở dữ liệu:
Đặt vấn đề: Liên quan đến hoạt động của
một hệ CSDL, có thể kể đến bao vai trò khác
nhau của con người.
Hoạt động 1. Vai trò của con người khi làm
việc với hệ cơ sở dữ liệu

GV: Nhiệm vụ của người quản trị CSDL?
HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Thiết kế và cài đặt CSDL, hệ QTCSDL,
và các phần mềm có liên quan.
- Cấp phát các quyền truy cập CSDL
- Duy trì các hoạt động hệ thống nhằm thỏa
mãn các yêu cầu của các ứng dụng và của
người dùng.
GV: Vai trò của người lập trình ứng dụng?
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.
GV: Người dùng thường được phân thành
từng nhóm, mỗi nhóm có một số quyền hạn
nhất định để truy cập và khai thác CSDL.
4. Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu
3. Vai trò của con người khi làm việc với hệ cơ
sở dữ liệu:
a) Người quản trị cơ sở dữ liệu
Là một người hay nhóm người được trao
quyền điều hành CSDL.
Nhiệm vụ của người quản trị CSDL:

- Quản lí các tài nguyên của CSDL, hệ
QTCSDL, và các phần mềm có liên quan.
- Tổ chức hệ thống: phân quyền truy cập cho
người dùng, đảm bảo an ninh cho hệ CSDL.
- Nâng cấp hệ CSDL: bổ sung, sửa đổi để cải
tiến chế độ khai thác, nâng cao hiệu quả sử
dụng.
- Bảo trì CSDL: thực hiện các công việc bảo vệ
và khôi phục hệ CSDL.
b) Người lập trình ứng dụng:
Là người có nhiệm vụ xây dựng các chương
trình ứng dụng hỗ trợ khai thác thông tin từ
CSDL trên cơ sở các công cụ mà hệ QTCSDL
cung cấp.
c) Người dung: Là người có nhu cầu khai thác
thông tin từ CSDL.
4. Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu
Bước 1: Khảo sát
- Tìm hiểu các yêu cầu của công tác quản lí.
- Xác định và phân tích mối liên hệ các dữ liệu
cần lưu trữ.
- Phân tích các chức năng cần có của hệ thống
GV: Huỳnh An Nghĩa
Người quản trị
Người dùng
Người lập trình ứng
dụng
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Tổ: Tin Học Giáo án khối 12
GV: Việc xây dựng CSDL của một tổ chức
được tiến hành theo các bước:

Bước 1: Khảo sát;
Bước 2: Thiết kế;
Bước 3: Kiểm thử.
HS: Lắng nghe và ghi bài đầy đủ
GV: Theo em bước khảo sát ta cần thực hiện
những công việc gì?
HS: Đọc SGK và trả lời câu hỏi.
GV: Giới thiệu bước thiết kế CSDL.
HS: Chú ý lắng nghe và ghi bài.
GV: Giới thiệu bước kiểm thử.
HS: Chú ý lắng nghe và ghi bài.
GV: Đưa ra bài tập1.
HS: Quan sát và làm bài.
GV: Đáp án.
B, D sai vì
B. Trừ một số chương trình đặc biệt (thông
thường các chương trình kiểm tra trạng thái
thiết bị) tất cả các phần mềm đều phải chạy
trên nền tảng của một HĐH nào đó.
D. Ngôn ngữ CSDL là công cụ do hệ
QTCSDL cung cấp để người dùng tạo lập và
khai thác CSDL, hệ QTCSDL là sản phẩm
phần mềm được xây dựng dự trên một hoặc
một số ngôn ngữ lập trình khác nhau (trong
đó có thể có cả ngôn ngữ CSDL).
GV: Đưa ra bài tập 2.
HS: Quan sát và trả lời câu hỏi.
GV: Đáp án.
E. Bộ quản lí dữ liệu của hệ QTCSDL không
trực tiếp quản lí các tệp CSDL, mà tương tác

với bộ quản lí tệp của hệ điều hành để quản
lí, điều khiển việc tạo lập, cập nhật, lưu trữ
và khai thác dữ liệu trên các tệp CSDL.
khai thác thông tin, đáp ứng các yêu cầu đặt ra.
- Xác định khả năng phần cứng, phần mềm có
thể khai thác, sử dụng.
Bước 2: Thiết kế
- Thiết kế CSDL.
- Lựa chọn hệ quản trị để triển khai.
- Xây dựng hệ thống chương trình ứng dụng.
Bước 3: Kiểm thử
- Nhập dữ liệu cho CSDL.
- Tiến hành chạy thử các chương trình ứng dụng.
Bài 1: Những khắng định nào dưới đây là sai:
A. Hệ QTCSDL nào cũng có một ngôn ngữ
CSDL riêng;
B. Hệ QTCSDL hoạt động độc lập, không phụ
thuộc và hệ điều hành;
C. Ngôn ngữ CSDL và Hệ QTCSDL thực chất
là một;
D. Hệ QTCSDL thực chất là một bộ phận của
ngôn ngữ CSDL, đóng vai trò chương trình dịch
cho ngôn ngữ CSDL;
Bài 2. Câu nào sau đây về hoạt động của một hệ
QTCSDL là sai?
A. Trình ứng dụng tương tác với hệ QTCSDL
thông qua bộ xử lí truy vấn;
B. Có thể tạo các truy vấn trên CSDL dựa vào
bộ xử lí truy vấn;
C. Bộ quản lí dữ liệu của hệ QTCSDL tương tác

với bộ quản lí tệp của hệ điều hành để quản lí,
điều khiển việc tạo lập, cập nhật, lưu trữ và khai
thác dữ liệu trên các tệp của CSDL;
D. Bộ quản lí tệp nhận các yêu cầu truy xuất từ
bộ xử lí truy vấn và nó cung cấp dữ liệu cho bộ
truy vấn theo yêu cầu;
E. Bộ quản lí dữ liệu của hệ QTCSDL quản lí
trực tiếp các tệp CSDL.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
1. Củng cố:
– Hs củng cố quan bài tập.
2. Dặn dò:
– Học bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
V. RÚT KINH NGHIỆM.


Ngày dạy: 03/09/2014
GV: Huỳnh An Nghĩa
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Tổ: Tin Học Giáo án khối 12
Lớp : 12B9,10,11. BÀI TẬP CHƯƠNG I
Tiết : 06
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Kiến thức:
– Củng cố các khái niệm đã học: CSDL, hệ QTCSDL, hệ CSDL;
– Sự cần thiết phải có CSDL lưu trên máy tính, mối tương tác giữa các thành phần của hệ
CSDL;
Kĩ năng:
– Bước đầu hình thành kĩ năng khảo sát thực tế cho ứng dụng CSDL.
Thái độ:
– Tích cực trog việc phân tích và xây dựng CSDL từ thực tế.

II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ (nếu có).
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, chuẩn bị bài tập thực hành 1 trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung
§1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Bài tập sgk trang 16.
GV: Chia nhóm học sinh theo dãy 4 nhóm.
Giải câu 2,3 trang 16.
HS: Chia nhóm và cùng làm việc.
GV: Sau 15 phút gọi đại diện của từng
nhóm báo báo cáo kết quả, học sinh nhóm
khác nhận xét và bổ xung.
HS: Trả lời và đóng góp ý kiến bổ sung để
hoàn thành câu trả lời
GV: Nhận xét và đưa ra kết luận cuối
cùng.
§2 HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU
GV: Cho các nhóm thực hiện câu 1, 4
trang 20.
HS: Thực hiện và trả lời
GV: Nhận xét và đưa ra câu trả lời hoàn
chỉnh:
1. Ngôn ngữ định nghĩa dl trong một hệ
quản trị CSDL cho phép:
+ khai báo kiểu dữ liệu và cấu trúc dl
+ Khai báo các ràng buộc trên dl

4. Mỗi câu trả lời học sinh phải giải thích
được cho lựa chọn của mình.
§1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Bài tập sgk trang 16.
Gợi ý giải câu 2, 3 sgk.
Câu 2:
CSDL là tập hợp chứa các dữ liệu liên quan với
nhau chứa thông tin về một vấn đề nào đó, được
lưu trên máy tính. CSDL này do một hệ quản trị
CSDL tạo ra. Hệ quản trị CSDL là phần mềm dùng
tạo lập CSDL, hơn thế nữa nó còn cung cấp công
cụ để quản trị và khai thác CSDL đó.
Câu 3:
* Một số thông tin cần quản lý trong việc
mượn/trả sách:
- Người mượn (HS): số thẻ, họ và tên, ngày sinh,
giới tính, lớp, địa chỉ, ngày cấp thẻ, ghi chú,
- Sách: Mã sách, tên sách, loại sách, nhà XB, năm
XB, giá tiền, tác giả;
- Phiếu mượn (quản lí việc mượn sách): Mã thẻ, số
phiếu, ngày mượn, ngày cần trả, mã sách, số lượng
sách mượn,
- Đền bù: Số hiệu biên bản đền bù, mã sách, số
lượng đền bù, tiền đền bù,
* Những việc phải làm để đáp ứng nhu cầu
quản lí của người thủ thư:
- Cập nhật bạn đọc mới và phát hành thẻ
- Cho mượn: Kiểm tra thẻ đọc, phiếu mượn, tìm
sách trong kho, ghi sổ trả/ mượn và trao sách cho
học sinh mượn;

- Nhận sách trả: Kiểm tra thẻ đọc, phiếu mượn, đối
chiếu sách trả và phiếu mượn, ghi sổ mượn/ trả, ghi
GV: Huỳnh An Nghĩa
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Tổ: Tin Học Giáo án khối 12
sự cố sách trả quá hạn hoặc hư hỏng (nếu có), nhập
sách về kho,
- Thống kê báo cáo hàng tháng, quý năm.
- Nhập sách hoặc thanh lý sách khi có nhu cầu
§2 HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Giải câu 1,4 trang 20.
BT: Cho hồ sơ lớp như hình dưới, em hãy cho biết:
STT Họ và tên Ngày sinh Gt ĐV Toán Lý Hoá Văn Tin
1
Nguyễn Cao Sơn
12/05/1990 Nam X 9.1 9.6 9.5 9.6 9.8
2
Trần Thị Hà
30/12/1991 Nữ 7.1 6.9 8.7 7.5 7.3
3
Bùi Thị Thu
24/03/1990 Nữ X 6.5 6.7 7.1 8.2 6.9
4
Hồ Gia Bảo
26/12/1990 Nam X 8.6 8.4 8.7 8.9 9.0
5
Nguyễn Thị Quỳnh
14/08/1991 Nữ X 7.8 8.6 8.1 7.9 8.4
a) Ai có thể là người tạo lập hồ sơ?
b) Những ai có quyền sửa chữa hồ sơ và thường sửa chữa những thông tin gì?
c) Kể một số thống kê mà em biết? Tìm kiếm một số thông tin với điều kiện kép?

GV: Yêu cầu từng nhóm trình bày nội dung đã
thảo luận:
HS: Từng nhóm cử đại diện trình bày các nội
dung đã thảo luận.
GV: Gọi các nhóm khác cho ý kiến đóng góp
và đưa ra kết luận.
HS: Quan sát và ghi chép.
BT:
a) Người tạo lập hồ sơ có thể là Ban Giám
hiệu, giáo viên chủ nhiệm lớp hoặc người
được BGH phân công tạo lập hồ sơ.
b) Cập nhật hồ sơ: Các giáo viên bộ môn (cập
nhật điểm), giáo viên chủ nhiệm (cần nhận xét
đánh giá cuối năm).
c) Tính và thống kê học lực của học sinh của
từng học kì, thống kê sos học sinh nữ…
Tìm học sinh là Nam có điểm Tin là 9.0 (theo
yêu cầu nào đó)
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
1. Củng cố:
– HS: Tự củng cố kiến thức qua các bài tập.
2. Dặn dò:
– Về nhà thực hiện các bài tập còn lại trong SGK trang 16 và 20.
– Xem trước BT & TH 1.
V. RÚT KINH NGHIỆM.




GV: Huỳnh An Nghĩa

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Tổ: Tin Học Giáo án khối 12
Ngày dạy: 09/09/2014 BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 1
Lớp : 12B9,10,11. TÌM HIỂU HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Tiết : 07
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Kiến thức:
– Biết một số công việc cơ bản khi xây dựng một CSDL đơn giản.
– Học sinh nắm kiến thức về xây dựng CSDL từ thực tế Quản lý thư viện trong nhà
trường.
Kĩ năng:
– Khảo sát thực tế cho ứng dụng CSDL Quản lý thư viện.
Thái độ:
– Tư duy, phân tích và học hỏi.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, SGK, hướng dẫn hs tìm hiểu hoạt động thư viện của trường
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, chuẩn bị bài tập trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung
GV: Yêu cầu học sinh chia nhóm và khảo sát thực tế thư
viện trường.
HS: Chia nhóm và tiến hành tìm hiểu và thảo luận:
GV: Giải quyết một số câu hỏi sau:
Bài 1.
- Nội quy của thư viện như thế nào?
- Giờ phục vụ (giờ cho mượn, giờ thu hồi)? Quy định
mượn/trả sách? Quy ước một số sự cố (Sách bị cắt xén,
sách trả quá hạn, làm mất sách) khi vi phạm nội quy thì xử

lý như thế nào?
- Hoạt động mượn/trả sách cần phải có các loại phiếu, thẻ,
sổ sách gì?
Bài 2.
Hãy kể tên các hoạt động chính của thư viện.
- Việc nhập và thanh lý sách?
- Việc mượn/trả sách?
- Phục vụ mượn đọc tại chỗ:
+ Người đọc: muốn mượn sách thì cần phải làm những thủ
tục nào? Mỗi lần được mượn bao nhiêu quyển? khi mượn
đọc xong, muốn trả lại và mượn sách khác thì phải làm
sao?
+ Người thủ thư làm những nhiệm vụ gì?
- Phục vụ mượn về nhà:
+ Người đọc: muốn mượn sách thì cần phải làm những thủ
tục nào? Mỗi lần được mượn bao nhiêu quyển? khi mượn
đọc xong, muốn trả lại và mượn sách khác thì phải làm
sao?
+ Người thủ thư làm những nhiệm vụ gì?
Bài 3
Cho hs tìm hiểu thực tế và viết bài
thu hoạch, tiết sau nộp và sửa bài.
Bài 1.
Tìm hiểu nội quy thư viện, thẻ thư
viện, phiếu mượn sách, sổ quản lí
sách của thư viện trường THPT.
Bài 2.
Hãy kể tên các hoạt động chính
của thư viện.
Bài 3.

Hãy liệt kê các đối tượng cần quản
lí khi xây dựng CSDL thư viện về
quản lí quá trình mượn trả sách.
GV: Huỳnh An Nghĩa
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Tổ: Tin Học Giáo án khối 12
HS: Liệt kê các đối tượng cần quản lí khi xây dựng CSDL
quản lí sách và mượn/trả sách:
+ Người mượn, Sách, Tác giả, Phiếu mượn, Đền bù,
Thanh Lý.
GV: Dựa trên những thông tin thư viện cần quản lý, theo
em CSDL THƯ VIỆN của thư viện trường em cần phải có
những bảng nào? Mỗi bảng cần những cột nào?
Bài 4. Theo em CSDL thư viện
của trường em cần những bảng
nào? mỗi bảng cần những cột nào.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
1. Củng cố:
– HS: Tự củng cố kiến thức qua cách tìm hiểu và viết bài thu hoạch.
2. Dặn dò:
– Viết bài thu hoạch cho BT & TH 1 chuẩn bị tiết sau sửa.
V. RÚT KINH NGHIỆM.



Ngày dạy: 10/09/2014 BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 1 (TT)
Lớp : 12B9,10,11. TÌM HIỂU HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Tiết : 08
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Kiến thức:
– Biết một số công việc cơ bản khi xây dựng một CSDL đơn giản.

– Học sinh nắm kiến thức về xây dựng CSDL từ thực tế Quản lý thư viện trong nhà
trường.
Kĩ năng:
– Khảo sát thực tế cho ứng dụng CSDL Quản lý thư viện.
Thái độ:
– Tư duy, phân tích và học hỏi.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, SGK, hướng dẫn hs tìm hiểu hoạt động thư viện của trường
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, chuẩn bị bài tập trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung
Hướng dẫn sửa BT & TH 4.
GV: Gọi các nhóm báo cáo và sửa từng
bài tập trong BT & TH 1.
HS: Đại diện nhóm lên bảng sửa bài.
GV: Gọi nhóm bổ sung nếu có sai sót.
HS: Đại diện nhóm bổ sung.
GV: Nhận xét phần bài làm của hs và
hoàn chỉnh.
HS: Sửa bài.
GV: Hướng dẫn cho học sinh thực hiện.
Bài 1
- Nội quy của thư viện?
- Tìm hiểu thẻ thư viện cần những thông tin: Mã thẻ,
họ tên, địa chỉ…
- Mượn đọc tại chỗ: Xuất trình thẻ mượn sách, phiếu
mượn sách.

- Mượn về nhà: Xuất trình thẻ mượn sách, phiếu
mượn sách (số lượng mượn, tên sách, tác giả, ngày
mượn, ngày trả, giá tiền… )
- Sổ theo dõi sách trong kho: số lượng, tên sách, loại
sách, tác giả, ngày xuất bản, nhà xuất bản,…
GV: Huỳnh An Nghĩa
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Tổ: Tin Học Giáo án khối 12
Bài 4. Theo em CSDL thư viện của
trường em cần những bảng nào? mỗi
bảng cần những cột nào.
Từ các đối tượng đã lập ở bài 3 thành
các bảng tương ứng. Mỗi thông tin là 1
cột.
HS: Hoàn thành bài tập 1.
GV: Nhận xét và củng cố các ý chính.
- Sổ theo dõi tình hình sách cho mượn: số lượng, tên
sách, loại sách, tác giả, ngày mượn, ngày trả…
Bài 2
* Quản lí sách gồm các hoạt động như nhập/ xuất
sách vào/ ra kho (theo hóa đơn mua hoặc theo biên
lai giải quyết sự cố vi phạm nội quy), thanh lí sách
(do sách lạc hậu nội dung hoặc theo biên lai giải
quyết sự cố mất sách), đền bù sách hoặc tiền (do mất
sách)…
* Quản lí mượn/trả sách gồm các hoạt động như :
- Cho mượn: kiểm tra thẻ đọc, phiếu mượn, tìm sách
trong kho, ghi sổ mượn/trả và trao sách cho học sinh
mượn .
- Nhận sách trả: Kiểm tra thẻ đọc, phiếu mượn, đối
chiếu sách trả và thẻ mượn, ghi sổ mượn/trả, ghi sự

cố sách trả quá hạn và hư hỏng (nếu có), nhập sách
về kho.
- Tổ chức thông tin về sách và tác giả: giới thiệu
sách theo chủ đề, chuyên đề, tác giả, sách mới…
Bài 3: Một thư viện cần quản lý các đối tượng và
thông tin về các đối tượng đó như sau :
* NGƯỜI MƯỢN: Số thẻ, Họ và tên, Ngày sinh,
Giới tính, Lớp, Địa chỉ, Ngày cấp thẻ, Ghi chú.
* SÁCH: Mã sách, Tên sách, Loại sách, Nhà xuất
bản, Năm xuất bản, Giá tiền, Mã tác giả, Tóm tắt nội
dung.
* TÁC GIẢ: Mã tác giả, Họ và tên tác giả, Ngày
sinh, Ngày mất (nếu có), Tóm tắt tiểu sử.
* PHIEU MUON: Số phiếu, Số thẻ, Mã sách,
SL_Sách mượn, Ngày mượn, Ngày cần trả…
* DEN BU: Số biên bản, Mã sách, SL_Đền bù,
Tiền_DB.
* HOA DON: Mã sách, SL_Nhập, Thành tiền.
* THANH LY: BB_TL, Mã sách, SL_TL, Thành
tiền…
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
1. Củng cố:
– HS: Tự củng cố kiến thức qua các bài tập đã sửa.
2. Dặn dò:
– Xem trước bài §3: GIỚI THIỆU MICROSOFT ACCESS.
V. RÚT KINH NGHIỆM.






GV: Huỳnh An Nghĩa
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Tổ: Tin Học Giáo án khối 12
Ngày dạy: 16/09/2014
Lớp : 12B9,10,11. §3: GIỚI THIỆU MICROSOFT ACCESS
Tiết : 09
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Kiến thức:
– Biết được các khả năng của M.Access.
– Biết 4 loại đối tượng chính: Tables, Forms, Queries, Reports.
Kĩ năng:
– Nắm rõ khả năng và các đối tượng của Access.
Thái độ:
– Yêu thích để có hiểu biết kĩ năng sử dụng Access.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ (nếu có).
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, xem bài trước ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung
1. Phần mềm Microsoft Access
GV: Hãy cho biết trong bộ phần mềm Microsoft
Office của hãng Microsoft dành cho máy tính, gồm có
những phần mềm nào? Kể tên?
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV: Trong đó có phần mềm Microsoft Access.
Microsoft Access là gì?
HS: Là hệ QT CSDL.

GV: Access có nghĩa là gì?
HS: Truy cập, truy xuất.
2. Khả năng của Access
GV: Access cung cấp các công cụ nào?
GV: Access có những khả năng nào?
HS:
- Tạo lập và lưu trữ các cơ sở dữ liệu gồm các bảng,
mối quan hệ giữa các bảng trên các thiết bị nhớ.
- Tạo chương trình giải bài toán quản lí.
- Đóng gói cơ sở dữ liệu và chương trình tạo phần
mềm quản lí vừa và nhỏ.
GV: Xét bài toán quản lí học sinh của một lớp.
GV: Để quản lí học sinh trong một lớp Gv cần làm gì?
HS: Cần tạo bảng gồm các thông tin như bảng.
Họ tên Ngày sinh Giới tính Đoàn viên
Địa chỉ Tổ Toán

GV: Có thể dùng Access xây dựng CSDL giúp giáo
viên quản lí học sinh, cập nhật thông tin, tính điểm
1. Phần mềm Microsoft Access
Phần mềm Microsoft Access là hệ
quản trị CSDL nằm trong bộ phần
mềm Microsoft Office.
2. Khả năng của Access
a) Access có những khả năng nào?
- Tạo lập và lưu trữ các cơ sở dữ liệu
gồm các bảng, mối quan hệ giữa các
bảng trên các thiết bị nhớ.
- Tạo biểu mẫu để cập nhật dữ liệu, tạo
báo cáo thông kê, tổng kết hay những

mẫu hỏi để khai thác dữ liệu trong
CSDL.
- Tạo chương trình giải bài toán quản
lí.
- Đóng gói cơ sở dữ liệu và chương
trình tạo phần mềm quản lí vừa và nhỏ.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi,
chia sẻ dữ liệu trên mạng.
3. Các loại đối tượng chính của
Access
a) Các loại đối tượng.
+ Bảng (Table): Là đối tượng cơ sở,
dùng để lưu trữ dữ liệu. Mỗi bảng chứa
thông tin về một chủ thể xác định.
Gồm nhiều hang và cột, mỗi hàng chứa
GV: Huỳnh An Nghĩa
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Tổ: Tin Học Giáo án khối 12
trung bình môn, tính toán và thống kê một cách tự
động
HS: Chú ý nghe giảng.
3. Các loại đối tượng chính của Acces
GV: Access có những đối tượng nào?
HS: Bảng, mẫu hỏi, biểu mẫu, báo cáo,
GV: Bảng (Table) là gì?
HS: Là đối tượng cơ sở, được dùng để lưu trữ dữ liệu.
GV: Mẫu hỏi (Query) là gì?
HS: Đọc SGK nghiên cứu trả lời câu hỏi.
Dùng để sắp xếp, tìm kiếm và kết xuất dữ liệu từ
một hoặc nhiều bảng.
GV: Biểu mẫu (Form) là gì?

HS: Giúp tạo giao diện thuận tiện cho việc nhập hoặc
hiển thị thông tin
GV: Báo cáo (Report) là gì?
HS: Được thiết kế để định dạng, tính toán tổng hợp
các dữ liệu được chọn và in ra.
các thông tin về một cá thể, mỗi cột là
thuộc tính của chủ thể đó.
+ Mẫu hỏi (Query): Cho phép tìm
kiếm, sắp xếp và kết xuất dữ liệu xác
định từ một hoặc nhiều bảng.
+ Biểu mẫu (Form): Giúp cho việc
nhập hoặc hiển thị thông tin hoặc để
điều khiển thực hiện một ứng dụng.
+ Báo cáo (Report): Được thiết kế để
định dạng, tính toán, tổng hợp các dữ
liệu được chọn và in ra.
VD: SGK trang 27
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
1. Củng cố:
– Các đối tượng của Access.
2. Dặn dò:
– Trả lời câu hỏi 1, 2 (SGK - 33)
– Xem trước phần còn lại.
V. RÚT KINH NGHIỆM.




GV: Huỳnh An Nghĩa
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Tổ: Tin Học Giáo án khối 12

Ngày dạy: 17/09/2014
Lớp : 12B9,10,11. §3: GIỚI THIỆU MICROSOFT ACCESS (TT)
Tiết : 10
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Kiến thức:
– Vận dụng, thực hiện được các thao tác cơ bản trong M. Access.
– Biết được tác dụng của 2 chế độ làm việc trong các đối tượng.
– Tạo mới đối tượng, hiểu khái niệm thuật sĩ.
Kĩ năng:
– Thực hiện được khởi động và ra khỏi Access.
Thái độ:
– Yêu thích để có hiểu biết kĩ năng sử dụng Access.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ (nếu có).
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, xem bài trước ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Nêu công dụng của Access mang lại và các đối tượng của Access?
HS: Trả bài.
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung
4. Một số thao tác cơ bản:
GV: Khởi động Access và giới thiệu chi tiết các thao
tác cơ bản.
HS: Chú ý nghe GV giảng.
GV: Đặt câu hỏi có mấy cách thường được dùng để
khởi động Access?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét kết luận.

- Cách 1: Từ bản chọ start chọn Start - all programs
- Microsoft Office -Microsoft Access.
- Cách 2: Nháy đúp vào biểu tượng Access trên màn
hình.
GV: Yêu cầu HS thực hiện lại các thao tác của GV.
GV: Mở giao diện màn hình Access cho học sinh
quan sát và gới thiệu chi tiết cách tạo cơ sở dữ liệu
mới.
GV: Gợi ý chọn lệnh file - new mà hình làm việc của
access sẽ mở khung New File.
GV: Chọn Blank Database xuất hiện hộp thoại File
New Database.
GV: Yêu cầu HS lên làm lại các thao tác của GV.
GV: Trong hộp thoại File New Database chọ vị trí
lưu tập và nhập tên têp CSDL mới. Sau đó nháy vào
nút Create để xác nhận tạo tệp.
GV: Yêu cầu HS lên làm lại các thao tác của GV vừa
làm.
4. Một số thao tác cơ bản:
a) Khởi động Access
C1: Start/ chọn All Programs/
Microsoft Office/ chọn Microsoft
Access
C2: Nháy đúp vào biểu tượng
Access trên màn hình nền.
b) Tạo CSDL mới
1. Chọn lệnh File

New (Ctrl_N)
2. Chọn Blank Database

3. Chọn vị trí lưu tệp trong hộp thoại
File New Database -> nhập tên tệp rồi
chọn Create
c) Mở CSDL đã có
Thực hiện 1 trong 2 cách sau:
C1: Nháy chuột lên tên của CSDL
(nếu có)
C2: Chọn lệnh File/ Open, tìm và
nháy đúp vào tên CSDL cần mở.
d) Kết thúc phiên làm việc với
Access:
C1: Chọn File/ Exit
C2: Nháy nút ở góc trên bên phải
GV: Huỳnh An Nghĩa
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Tổ: Tin Học Giáo án khối 12
GV: Có 2 cách để thực hiện:
- Cách 1: Nháy chuột lên tên của CSDL nêu só trong
khung New file
- Cách 2: Chọn File - Open. rồi tìm nháy đúp vào
CSDL khi đó xuất hiện cửa sổ CSDL vừa mở.
HS : Chú ý quan sát các thao tác của GV:
GV: Yêu cầu học sinh lên làm lại các thao tác GV vừa
làm.
GV: Để kết thúc làm việc với Access ta thực hiện như
sau:
- Cách 1: Chọn File - Exit.
-Cách 2: Nháy vào nút ở góc bên phải màn hình.
HS : Chú ý quan sát các thao tác của GV:
GV: Yêu cầu học sinh lên làm lại các thao tác GV vừa
làm.

5. Làm việc với các đối tượng:
GV: Mỗi phần mềm đều có cách làm việc riêng, ta cần
nhớ rõ khi làm việc với các phần mềm này.
GV: Trên Access có mấy chế độ làm việc
HS: Trả lời, hs khác bổ sung.
GV: Chốt lại.
GV: Cũng như các hệ QT CSDL khác, việc tạo các
đối tượng có nhiều cách, nhưng tựu trung chỉ có 3
cách chính: dùng thuật sĩ, tự thiết kế và kết hợp cả hai
cách trên. Đây là một ưu điểm của các hệ QT CSDL.
Việc tự thiết kế đòi hỏi người sử dụng phải am hiểu
rộng. Trong phạm vi chương trình 12 ta chỉ dừng ở
chế độ dùng thuật sĩ.
màn hình.
5. Làm việc với các đối tượng:
a) Chế độ làm việc với các đối tượng
a1) Chế độ thiết kế (Design View):
trong chế độ này ta có thể tạo mới
bảng, biểu mẫu, mẫu hỏi, báo cáo,…
hoặc thay đổi. Nút lệnh .
a2) Chế độ trang dữ liệu (Data Sheet
View): chế độ này hiển thị dữ liệu
dạng bảng, cho phép làm việc trực tiếp
với dữ liệu như xem, xóa hay thay đổi,
thêm dữ liệu mới. Nút lệnh .
=> Ta có thể chuyển đổi giữa chế độ
thiết kế và trang dữ liệu.
b) Tạo đối tượng mới.
• Dùng các mẫu dựng sẵn (Wizard);
• Người dừng tự thiết kế;

• Kết hợp cả hai cách trên
Thuật sĩ (Wizard) là chương trình
hướng dẫn từng bước giúp nhanh
chóng tạo được các đối tượng của
CSDL từ các mẫu dựng
c) Mở đối tượng
Trong cửa sổ của loại đối tượng
tương ứng, double click lên một đối
tượng.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
1. Củng cố:
– HS: Tự củng cố qua các thao tác thực hiện trên Access.
2. Dặn dò:
– Trả lời câu hỏi 3, 4, 5(SGK - 33)
– Xem trước bài §4: CẤU TRÚC BẢNG.
V. RÚT KINH NGHIỆM.




GV: Huỳnh An Nghĩa
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Tổ: Tin Học Giáo án khối 12
Ngày dạy: 23/09/2014
Lớp : 12B9,10,11. §4: CẤU TRÚC BẢNG
Tiết : 11
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Kiến thức:
– Biết các khái niệm liên quan về bảng (Table): Trường (cột), bản ghi (hàng), kiểu dữ
liệu…
– Cách tạo cấu trúc bảng ở chế độ thiết kế, các tính chất bảng.

Kĩ năng:
– Tạo được bảng (table), các chọn các dữ liệu và các tính chất cho đúng.
Thái độ:
– Yêu thích môn học có kĩ năng sử dụng Access.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, SGK, máy chiếu hoặc phòng máy.
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, xem bài trước ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Gọi 1 hs lên máy thực hiện các thao tác khởi động, tạo mới CSDL và chuyển đổi qua
lại 2 chế độ làm việc với các đối tượng…
HS: Thực hiện.
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung
1. Các khái niệm chính
GV: Gọi học sinh nhắc lại các đối tượng của
bảng.
HS: Trả lời
GV: Theo em bảng (table) là gì?
HS: Trả lời
GV: Mỗi cột (thuộc tính) được gọi là Trường,
mỗi hàng của bảng còn được gọi là Bản ghi.
GV: Thế nào là trường, bản ghi cho ví dụ?
HS: Đọc SGK trang 34 nghiên cứu và trả lời câu
hỏi.
GV: Như ta biết mỗi trường trong bảng đều lưu
trữ một kiểu dữ liệu. Theo em kiểu dữ liệu trong
bảng là như thế nào?
HS: Đọc SGK nghiên cứu và trả lời.

GV: Yêu cầu học sinh xem một số kiểu dữ liệu
thường dùng trong SGK trang 34.
GV: Từ bảng trên em hãy lấy ví dụ minh họa?
HS: Ví dụ, MaSo có kiểu dữ liệu là Number
(kiểu số), HoDem có kiểu Text (kiểu văn bản),
NgSinh (ngày sinh) có kiểu Date/Time
(ngày/giờ), DoanVien có kiểu Yes/No
1. Các khái niệm chính
Dữ liệu trong Access được lưu trữ dưới
dạng các bảng, gồm có các cột và hàng.
Bảng là thành phần cơ sở tạo nên CSDL. Các
bảng chứa toàn bộ dữ liệu mà người dùng
cần để khai thác.
• Trường (Field): Mỗi trường là một cột thể
hiện một thuộc tính chủ thể cần quản lí.
VD: trong bảng HOC_SINH có các trường:
Ten, NgSinh, DiaChi, GT,…
• Bản ghi (Record): Mỗi bản ghi là một
hàng gồm dữ liệu về các thuộc tính của
chủ thể.
VD: trong bảng HOC_SINH bản ghi thứ 5 có
bộ dữ liệu là:
{5, Phạm Kim, Anh, Nữ, 5/12/1991,
không là đoàn viên, 12 Lê Lợi, 2}.
• Kiểu dữ liệu (Data Type): Là kiểu của dữ
liệu lưu trong một trường. Mỗi trường có
một kiểu dữ liệu.
Một số kiểu dữ liệu thường dùng trong
GV: Huỳnh An Nghĩa
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Tổ: Tin Học Giáo án khối 12

(đúng/sai).
2/ Tạo và sửa cấu trỳc bảng:
a) Tạo cấu trúc bảng:
GV: Muốn có bảng dữ liệu trước hết cần khai
báo cấu trúc bảng, sau đó nhập dự liệu vào bảng:
HS: Chú ý nghe giảng.
GV: Để tạo cấu trúc bảng trong chế độ thiết kế,
thực hiện như thế nào?
HS: Tham khảo SGK và trả lời.
GV: Thực hiện.
HS: Quan sát và theo dõi.
GV: Gọi 1 hs thực hiện lại.
GV: Sau khi thực hiện một trong hai cỏch trờn,
trờn cửa sổ làm việc của Access xuất hiện thanh
cụng cụ thiết kế bảng Table Design (h. 21) và
cửa sổ cấu trúc bảng (h. 22).
GV: Khi cửa số thiết kế xuất hiện để tạo một
trường ta tiến hành như thế nào?
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.
GV: Yêu cầu hs xem các tính chất của trường
trong sgk.
GV: Để thay đổi tính chất của trường ta thực
hiện như thế nào?
HS: Đọc SGK trả lời.
Access.
Kiểu dữ liệu Mô tả
Text Dữ liệu kiểu văn bản gồm
các kí tự
Number Kiểu số
Date/Time Kiểu ngày / giờ

Currency Kiểu tiền tệ
AutoNumber Kiểu số đếm, tăng tự động
Yes/No Kiểu Logic (Đúng/Sai)
Memo Kiểu văn bản
2/ Tạo và sửa cấu trúc bảng:
a) Tạo cấu trúc bảng:
C1: Nháy đúp Create table in Design view.
C2: Nháy nút lệnh , rồi nháy đúp
Design View.
Xuất hiện thanh công cụ thiết kế bảng
Table Design và cửa sổ cấu trúc bảng.
• Trong cửa số thiết kế gồm 2 phần:
- Phần định nghĩa trường gồm:
+ Field Name: Cho ta gõ tên trường cần tạo
+ Data Type: Cho ta chọn kiểu dữ liệu
tương ứng của trường.
+ Description: Cho ta mô tả trường
- Các tính chất của trường:
* Field (kích thước trường).
* Format (định dạng).
* Caption: Cho phép thay tên trường
bằng tiều đề tiếng Việt có dấu và đầy đủ ý
nghĩa hơn.
* Default Value (giá trị ngầm định)
• Để thay đổi tính chất của một trường:
1. Nháy chuột vào dòng định nghĩa trường;
2. Các tính chất của trường tương ứng sẽ
xuất hiện trong phần Field Properties ở
nửa dưới của cửa sổ cấu trúc bảng (h.
22).

IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
1. Củng cố:
– GV: Gọi hs thực hiện tạo 1 cấu trúc bảng đơn giản.
– HS: Thực hiện và tự củng cố.
2. Dặn dò:
– Xem trước phần tiếp theo của bài.
GV: Huỳnh An Nghĩa
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Tổ: Tin Học Giáo án khối 12
V. RÚT KINH NGHIỆM.



Ngày dạy: 23/09/2014
Lớp : 12B9,10,11. §4: CẤU TRÚC BẢNG (TT)
Tiết : 12
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Kiến thức:
– Vận dụng, thực hiện được các thao tác cơ bản trong M. Access.
– Biết được tác dụng của 2 chế độ làm việc trong các đối tượng.
– Tạo mới đối tượng, hiểu khái niệm thuật sĩ.
Kĩ năng:
– Đặt được khóa chính và các kĩ năng chỉnh sửa là lưu cấu trúc bảng.
Thái độ:
– Yêu thích để có hiểu biết cách tạo cấu trúc bảng trong Access.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, SGK, máy chiếu hoặc phòng máy.
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, xem bài trước ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:

GV: Xác định Trường (cột), Bản ghi (hàng) và kiểu dữ liệu của bảng HOC SINH. Rồi tiến
hành tạo cấu trúc bảng HOC SINH đó…
HS: Thực hiện và học sinh khác bổ sung nếu có.
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung
2/ Tạo và sửa cấu trúc bảng (tt):
a) Tạo cấu trúc bảng:
Chỉ định khoá chính
GV: Tại sao phải chỉ định khóa chính?
HS: Nghe giảng và ghi bài.
GV: Theo em thế nào là khoá chính?
HS: Khoá chính là trường có giá trị xác định
duy nhất mỗi hàng của bảng.
GV: Để chỉ định khoá chính, ta thực hiện như
thế nào?
2/ Tạo và sửa cấu trúc bảng (tt):
a) Tạo cấu trúc bảng:
Chỉ định khoá chính
• Một CSDL trong Access có thiết kế
tốt là CSDL mà mỗi bản ghi trong một
bảng phải là duy nhất, không có hai hàng
dữ liệu giống hệt nhau.
• Khi xây dựng bảng trong Access,
người dùng cần chỉ ra trường mà giá trị của
nó xác định duy nhất mỗi hàng của bảng.
•Trường đó tạo thành khóa chính
(Primary Key) của bảng.
* Để chỉ định khoá chính, ta thực hiện:
1. Chọn trường làm khoá chính;
2. Nháy nút hoặc chọn lệnh

EditPrimary Key.
* Lưu cấu trúc bảng
1. Chọn lệnh FileSave hoặc nháy nút
lệnh ;
GV: Huỳnh An Nghĩa
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Tổ: Tin Học Giáo án khối 12
HS: Đọc SGK, nghiên cứu và thực hiện.
GV: Sau khi chỉ định khoá chính
Access hiển thị hình chiếc chìa khoá ( ) ở bên
trái trường được chỉ định là khoá chính.
GV: Bước cuối phải thực hiện khi thiết kế một
bảng mới là đặt tên và lưu cấu trúc.
Để lưu cấu trúc ta thực hiện:
Trong cửa sổ thiết kế, kích vào nút close của cửa
sổ này (x), xuất hiện chọn Yes để đồng ý lưu.
Nhập vào tên Table (qui tắc đặt tên bảng giống
như qui tắc đặt tên trường) chọn OK.
Nếu trong bảng không có trường nào được tạo
khóa chính, Access xuất hiện thông bỏo
Nhằm lưu ý, bảng chưa có khóa chính, bạn có
muốn tạo khóa chính không? Nên đồng ý bằng
cách chọn Yes, Access sẽ tạo mới trường có tên
ID có kiểu d/liệu AutoNumber chứa các giá trị
số không trùng nhau.
HS: Thực hiện lại.
GV: Đặt vấn đề: Ta có thể thay đổi cấu trúc
2. Gõ tên bảng vào ô Table Name
trong hộp thoại Save As;
3. Nháy nút OK hoặc nhấn phím Enter.
b) Thay đổi cấu trúc bảng

Để thay đổi cấu trúc bảng, ta hiển thị
bảng ở chế độ thiết kế.
Thay đổi thứ tự các trường
1. Chọn trường muốn thay đổi vị trí,
nhấn chuột và giữ. Khi đó Access sẽ hiển
thị một đường nhỏ nằm ngang ngay trên
trường được chọn;
2. Di chuyển chuột, đường nằm ngang
đó sẽ cho biết vị trí mới của trường;
3. Thả chuột khi đã di chuyển trường
đến vị trí mong muốn.
Thêm trường
Để thêm một trường vào bên trên (trái)
trường hiện tại, thực hiện:
1. Chọn Insert→Rows hoặc nháy nút
;
2. Gõ tên trường, chọn kiểu dữ liệu, mô
tả và xác định các tính chất của
trường (nếu có).
Xoá trường
1. Chọn trường muốn xoá;
2. Chọn EditDelete Row hoặc nháy
nút .
Thay đổi khoá chính
1. Chọn trường muốn chỉ định là khoá
chính;
2. Nháy nút hoặc chọn lệnh
Edit→Primary Key.
c) Xoá và đổi tên bảng
Xoá bảng

1. Chọn tên bảng trong trang bảng;
2. Nháy nút lệnh (Delete) hoặc chọn
lệnh Edit→Delete.
Chú ý: Khi nhận được lệnh xoá, Access mở
hộp thoại để ta khẳng định lại có xoá
hay không.
GV: Huỳnh An Nghĩa
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Tổ: Tin Học Giáo án khối 12
bảng nếu thấy cấu trúc đó chưa thật
phù hợp, chẳng hạn thêm/xoá trường,
thay đổi tên, kiểu dữ liệu của trường,
thứ tự các trường thay đổi khoá chính
và yêu cầu học sinh nhắc lại các thao
tác đó.
HS: Nghe giảng và quan sát gv thực hiện trên
máy.
GV: Đặt vấn đề: Xoá một bảng không phải là
việc làm thường xuyên, song đôi khi trong quá
trình làm việc ta cần xoá các bảng không bao giờ
dùng đến nữa hay các bảng chứa các thông tin
cũ, sai.
GV: Thực hiện trên máy thao tác xóa trường.
HS: Quan sát và thực hiện trên máy của mình
GV: Thực hiện trên máy thao tác xóa trường.
HS: Quan sát và thực hiện trên máy của mình
GV: Nhật xét và có thể cho điểm các em làm tốt
Mặc dù Access cho phép khôi phục lại bảng
bị xoá nhầm, song cần phải hết
sức cẩn thận khi quyết định xoá
một bảng, nếu không có thể bị mất

dữ liệu.
Đổi tên bảng
1. Chọn bảng;
2. Chọn lệnh EditRename;
3. Khi tên bảng có viền khung là đường nét
liền (ví dụ ), gõ tên mới
cho bảng, rồi nhấn Enter.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
1. Củng cố:
– GV: Gọi hs thực hiện tạo và chỉnh sửa cấu trúc của 1 bảng hoàn chỉnh.
– HS: Thực hiện và tự củng cố.
2. Dặn dò:
– Về nhà làm bài tập 15 sgk trang 39
– Xem trước bài: Bài tập và thực hành 2.
V. RÚT KINH NGHIỆM.




Ngày dạy: 30/09/2014 BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 2
Lớp : 12B9,10,11. TẠO CẤU TRÚC BẢNG
Tiết : 13
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Kiến thức:
– Thực hiện được các thao tác cơ bản: khởi động và kết thúc Access, tạo CSDL mới.
– Phân biệt được các loại đối tượng, sự khác nhau giữa các cửa sổ của từng loại đối tượng.
Kĩ năng:
– Có các kĩ năng cơ bản về tạo cấu trúc bảng theo mẫu, chỉ định khoá chính.
– Thực hiện được chỉnh sửa và lưu cấu trúc bảng.
Thái độ:

– HS nhận thức được lợi ích cũng như tầm quan trọng của các công cụ phần mềm nói
chung cũng như của hệ QTCSDL nói riêng để có quyết tâm học tập tốt, nắm vững các
khái niệm và thao tác cơ sở của Access.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy.
GV: Huỳnh An Nghĩa
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Tổ: Tin Học Giáo án khối 12
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, xem bài trước ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Gọi lần lượt 2 hs tạo 1 cấu trúc bảng HOC SINH và thiết lập tính chất cho trường Tên
(độ lớn tối đa không quá 25 kí tự)s, Điểm Toán thông báo > 0 và <=10. Cách thay đổi
trường và lưu xóa bảng v.v.
HS: Lên máy thực hiện và hs khác bổ sung nếu có.
GV: Huỳnh An Nghĩa

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×