Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Công nghệ sản xuất phân hữu cơ rác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
BÁO CÁO THỰC TẬP
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT PHÂN BÓN
HÓA SINH RVAC
Giảng viên hướng dẫn : Th.S PHẠM THÀNH TÂM
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN VĂN HỒNG
Lớp : DHOHC4A
Khoá : 2010-2013
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7, năm 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
BÁO CÁO THỰC TẬP
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT PHÂN BÓN
HÓA SINH RVAC
Giảng viên hướng dẫn : Th.S PHẠM THÀNH TÂM
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN VĂN HỒNG
Lớp : DHOHC4A
Khoá : 2009-2013
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7, năm 2013
3
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nước ta là nước sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, do đó nhu cầu sử
dụng phân bón là tất yếu, hằng năm nước ta sử dụng từ 7,5 – 8,5 triệu tấn phân bón
các loại, nguồn cung từ trong nước chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu, còn lại phải
nhập từ nước ngoài. Do đó nước ta không ngừng sản xuất phân bón để phục vụ nhu
cầu của ngành nông nghiệp.
Được sự phân công của trường về thực tập tại Công ty phân bón hóa sinh
RVAC Tiền Giang, em phải có nhiệm vụ tìm hiểu tổng quan chung về công ty.
Tại công ty các anh đã tận tình hướng dẫn cho em về nhà máy sản xuất phân
bón hữu cơ. Tại đây thì em tìm hiểu về:


• Tổng quan về công ty
• Quy trình công nghệ sản xuất phân bón tại công ty
4
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 4 năm học tại trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh,
các thầy cô đã tận tình giảng dạy và truyền đạt nhiều kiến thức sâu rộng về mọi mặt
cho chúng em. Nhờ đó, em đã tiếp thu và tích lũy nhiều kiến thức và bài học quý
báu, đó là hành trang để em tự tin vững bước khi đi vào cuộc sống.
Vì vậy, trước hết em xin cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô, nhất là các thầy cô
trong khoa Công nghệ hóa đã tận tình dạy dỗ em trong suốt thời gian em học ở
trường.
Em xin trân trọng cảm ơn thầy Phạm Thành Tâm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
em trong suốt thời gian làm báo cáo thực tập.
Em xin cảm ơn Ban Lãnh Đạo Công ty phân bón hóa sinh RVAC Tiền Giang,
các anh trong tổ công nghệ đã tận tình chỉ dẫn và cung cấp tài liệu để em hoàn
thành tốt kỳ thực tập và viết bài báo cáo thực tập tại công ty trong thời gian qua. Và
đồng thời cũng giúp em có kinh nghiệm sau khi ra trường.
Xin trân trọng cảm ơn!
5
NHẬN XÉT CỦA ĐẠI DIỆN CÔNG TY















TP.Hồ Chí Minh, ngày …tháng….năm 2013
Đại diện công ty
6
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN











Phần đánh giá:
• Ý thức thực hiện:
• Nội dung thực hiện:
• Hình thức trình bày:
• Tổng hợp kết quả:
Điểm bằng số: Điểm bằng chữ:
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
Giáo viên hướng dẫn
7
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN











Phần đánh giá:
• Ý thức thực hiện:
• Nội dung thực hiện:
• Hình thức trình bày:
• Tổng hợp kết quả:
Điểm bằng số: Điểm bằng chữ:
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2010
Giáo viên phản biện
8
Chương I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
VỀ CÔNG TY RVAC TIỀN GIANG
1.1. Giới thiệu
Công ty TNHH sản xuất Phân bón hóa sinh RVAC tiền thân là Cơ sở sản xuất
Phân bón Hội làm vườn Tiền Giang được thành lập vào tháng 3 năm 1993. Đến
tháng 10 năm 1996 cơ sở được đổi tên là Cơ sở sản xuất Phân bón hóa sinh VAC
Tiền Giang. Tháng 10 năm 2007 đổi tên và sát nhập Xưởng VAC Tân Mỹ Chánh và
Nhà máy phân bón RVAC Tân Phước thành Công ty TNHH SX Phân bón Hóa Sinh
RVAC như hiện nay.
Công ty TNHH Sản Xuất Phân Bón Hóa Sinh RVAC là doanh nghiệp hoạt động
theo mô hình Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Sản Xuất Phân Bón Hóa Sinh RVAC.

Tên giao dịch quốc tế của công ty bằng tiếng Anh:
RVAC BIOCHEMICAL FERTILIZER PRODUCE LIMITED COMPANY.
Tên công ty viết tắt : RVAC.
Trụ sở chính của Công ty:
Địa chỉ nhà máy: số 100, tỉnh lộ 865, ấp Mỹ Đức, xã Mỹ Phước, huyện Tân
Phước, tỉnh Tiền Giang.
Địa chỉ văn phòng giao dịch: số 505 Quốc lộ 50, xã Tân Mỹ Chánh, TP Mỹ Tho,
tỉnh Tiền Giang.
Điện thoại : (073) 3850 092 - Fax : (073) 3 850 873.
9
1.2. Sơ đồ tổ chức
1.3. Chức năng – nhiệm vụ
Sản xuất các loại phân bón đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tổ chức các buổi hội thảo cùng nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Thiết kế thi công các công trình nông nghiệp, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường
trong chăn nuôi.
Cung cấp các loại nấm men, chế phẩm sinh học.
1.4. Lĩnh vực hoạt động
- Mua bán hóa chất trừ hóa chất nằm trong danh mục cấm kinh doanh
- Sản xuất, mua bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
- Sản xuất chế phẩm phục vụ chăn nuôi, thuỷ sản.
- Mua bán chế phẩm phục vụ chăn nuôi, thuỷ sản.
- Mua bán giống cây trồng và vật nuôi.
- Xử lý côn trùng, dịch hại.
- Sản xuất, mua bán meo nấm các loại.
- Sản xuất cơ khí nông nghiệp và xây dựng.
- Mua bán cơ khí nông nghiệp và xây dựng.
- Thi công các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp
Chương II: TỔNG QUAN VỀ PHÂN BÓN HỮU CƠ
2.1. Khái niệm phân hữu cơ

Phân hữu cơ là phân chứa các chất dinh dưỡng dạng hơp chất hữu cơ. Được
dùng làm phân bón trong nông nghiệp.
10
- Phân chuồng: bao gồm các loại phân của gia súc (Trâu, Bò, Heo,
Ngựa )
- Phân bắc: là loại phân bón do con người thải ra.
- Phân gia cầm: là những loại phân do gia cầm thải ra (Gà, Vịt, Cút,
Chim )
- Phân xanh: là những sản phẩm thu được từ xác của các cây xanh
mục nát.
- Than bùn: là những loại phân chế biến từ than bùn.
- Phân rác: là những sản phẩm thu được từ rác thành phố. Các phụ
phẩm công nghiệp (các phụ phẩm từ công nghiệp sản xuất đường và
bột ngọt)… Phân bón giúp tăng thêm độ mầu mỡ cho đất bằng cách
cung cấp thêm các chất hữu cơ và bổ dưỡng.
2.2. Sơ lược về phân hữu cơ gia cầm
Nhằm để giải quyết vấn đề môi trường trong việc chăn nuôi ở địa phương công
ty đã kết hợp với người dân sản xuất phân bón hữu cơ làm từ phân gia cầm, để giảm
mức độ ô nhiễm do phân gia cầm thải ra môi trường
Gia cầm nuôi phổ biến hiện nay là gà, vịt, ngỗng, cút,…. Tính chất và tỉ lệ dinh
dưỡng của phân gia cầm khác nhiều so với phân và nước giải của các gia súc lớn.
Gia cầm là loại ăn tạp, từ sâu bọ, cá, hạt cốc, cỏ,… và khi bài tiết thì phân lẫn với
nước giải. vì vậy tỉ lệ ba nguyên tắc dinh dưỡng N-P-K ở gia cầm cao hơn của phân
gia súc. Mặt khác gia cầm lại ít uống nước, nên nồng độ chất tan cao hơn. Hằng
năm mỗi con gà bài tiết 10-15kg phân, vịt 15-20kg, ngỗng 20-25kg. nhưng về dinh
dưỡng thì phân gà cao hơn phân vịt và phân ngỗng.
2.3. Phân hữu cơ làm từ than bùn
Than bùn được tạo thành từ xác các loài thực vật khác nhau. Xác thực vật được
tích tụ lại, được đất vùi lấp và chịu tác động của điều kiện ngập nước trong nhiều
năm. Với điều kiện phân huỷ yếm khí các xác thực vật được chuyển thành than

bùn.
Trong than bùn có hàm lượng chất vô cơ là 18 – 24%, phần còn lại là các chất
hữu cơ. Theo số liệu điều tra của các nhà khoa học, trên thế giới trữ lượng than bùn
có khoảng 300 tỷ tấn, chiếm 1.5% diện tích bề mặt quả đất. Than bùn được sử dụng
11
trong nhiều ngành kinh tế khác nhau. Trong nông nghiệp than bùn được sử dụng để
làm phân bón và tăng chất hữu cơ cho đất.
Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong than bùn thay đổi tuỳ thuộc vào thành
phần các loài thực vật và quá trình phân huỷ các chất hữu cơ.
Than bùn có hợp chất bitumic rất khó phân giải. Nếu bón trực tiếp cho cây
không những không có tác dụng tốt mà còn làm giảm năng suất cây trồng. Vì vậy,
than bùn muốn dùng làm phân bón phải khử hết bitumic. Trong than bùn có axit
humic, có tác dụng kích thích tăng trưởng của cây. Hàm lượng đạm tổng số trong
than bùn cao hơn trong phân chuồng gấp 2 – 7 lần, nhưng chủ yếu ở dưới dạng hữu
cơ. Các chất đạm này ở dạng không hòa tan nên cây không thể hấp thụ và sử
dụng. Để bón cho cây, người ta phải hoạt hóa và dinh dưỡng hóa mới trở thành phân
bón trực tiếp cho cây trồng. Chế biến than bùn thành các dạng phân bón khác nhau
được thực hiện trong các xưởng. Thông thường quá trình chế biến thông qua các
công đoạn sau đây: Dùng tác động của nhiệt để khử bitumic trong than bùn. Có thể
phơi nắng một thời gian để Ôxy hoá bitumic. Có thể hun nóng than bùn ở nhiệt độ
70
o
C. Dùng vi sinh vật phân giải than bùn. Sau đó trộn với phân hoá học NPK, phân
vi lượng, chất kích thích sinh trưởng, tạo thành loại phân hỗn hợp giàu chất dinh
dưỡng.

Chương III: HỆ THỐNG SẢN XUẤT PHÂN BÓN TẠI CÔNG TY
RVAC TIỀN GIANG
3.1.Phân hữu cơ làm từ phân gia cầm
3.1.1. Nguyên liệu

Phân gia cầm (cút, gà, vịt) là loại phân thải ra từ chân nuôi công nghiệp có thành
phần dinh dưỡng cao cho các loại cây trồng, giúp đất màu mỡ, tơi xốp, cân bằng hệ
vi sinh vật đất.
12
3.1.2. Những phụ gia khác
Men vi sinh Bio-RVAC Chế phẩm này bao gồm một tập đoàn vi sinh vật (VSV)
hữu ích như VSV phân hủy xenlulo
3.1.2.1. VSV phân hủy chất hữu cơ (nấm Trichoderma)
là loại nấm có khả năng phân giải chất xenlulozơ trong phân của gia cầm, ngoài ra
sử dụng nấm này còn có nhiều tác động đến đất và cây trồng. Nấm Trichoderma
spp. hiện diện gần như trong tất cả các loại đất và trong một số môi trường sống
khác. Chúng là loại nấm được nuôi cấy thông dụng nhất. Chúng hiện diện với mật
độ cao và phát triển mạnh ở vùng rễ của cây, một số giống có khả năng phát triển
ngay trên rễ. Những giống này có thể được bổ sung vào trong đất hay hạt giống
bằng nhiều phương pháp. Ngay khi chúng tiếp xúc với rễ, chúng phát triển trên bề
mặt rễ hay vỏ rễ phụ thuộc vào từng giống. Vì vậy, khi được dùng trong xử lý hạt
giống, những giống thích hợp nhất sẽ phát triển trên bề mặt rễ ngay cả khi rễ phát
triển dài hơn 1m phía dưới mặt đất và chúng có thể tồn tạo và còn hiệu lực cho đến
18 tháng sau khi sử dụng. Tuy nhiên không nhiều giống có khả năng này.
Ngoài sự hình thành khuẩn lạc trên rễ, nấm Trichoderma còn tấn công, ký sinh
và lấy chất dinh dưỡng từ các loài nấm khác. Bởi vì nơi Trichoderma phát triển tốt
nhất là nơi có nhiều rễ khỏe mạnh, vì Trichoderma sở hữu nhiều cơ chế cho việc tấn
công các loài nấm gây bệnh cũng như cơ chế cho việc nâng cao sự sinh trưởng và
phát triển của cây. Nhiều phương pháp mới trong kiểm soát sinh học và nâng cao sự
sinh trưởng của cây hiện nay đã được chứng minh rõ ràng. Quá trình này được điều
khiển bởi nhiều gen và sản phẩm từ gen khác nhau. Sau đây là một số cơ chế chủ
yếu: Ký sinh nấm, kháng sinh, cạnh tranh chất dinh dưỡng và không gian; sự chịu
đựng các điều kiện bất lợi bằng việc gia tăng sự phát triển của cây và rễ; làm hòa
tan và cô lập chất dinh dưỡng vô cơ, cảm ứng sự kháng bệnh, bất hoạt enzyme gây
bệnh.

Hầu hết các giống Trichoderma không sinh sản hữu tính mà thay vào đó là cơ chế
sinh sản vô tính. Tuy nhiên, có một số giống sinh sản hữu tính đã được ghi nhận
nhưng những giống này không thích hợp để sử dụng trong các phương pháp kiểm
soát sinh học. Phương pháp phân loại truyền thống dựa trên sự khác nhau về hình
13
thái chủ yếu là ở bộ phận hình thành bào tử vô tính, gần đây nhiều phương pháp
phân loại dựa trên cấu trúc phân tử đã được sử dụng. Hiện nay, nấm Trichoderma ít
nhất 33 loài.
Khả năng kiểm soát bệnh
Rất nhiều giống Trichoderma có khả năng kiểm soát tất cả các loài nấm gây
bệnh khác. Tuy nhiên một số giống thường có hiệu quả hơn những giống khác trên
một số bệnh nhất định. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, nấm Trichoderma giết
nhiều loại nấm gây thối rễ chủ yếu như: Pythium, Rhizoctonia và Fusarium. Quá
trình đó được gọi là: kí sinh nấm (Mycoparasitism). Trichoderma tiết ra một enzym
làm tan vách tế bào của các loài nấm khác. Sau đó nó có thể tấn công vào bên trong
loài nấm gây hại đó và tiêu thụ chúng. Chủng sử dụng trong T-22 tiết ra nhiều
enzym chính yếu, endochitinase, hơn các chủng hoang dại, do đó, T-22 sinh trưởng
tốt hơn và tiết ra nhiều enzym hơn các chủng hoang dại. Sự kết hợp này cho phép
nó bảo vệ vùng rễ của cây trồng chống lại các loại nấm gây thối rễ trên đồng ruộng.
Những phát hiện mới hiện nay cho thấy rằng một số giống có khả năng hoạt hóa
cơ chế tự bảo vệ của thực vật, từ đó những giống này cũng có khả năng kiểm soát
những bệnh do các tác nhân khác ngoài nấm.
Ứng dụng của nấm đối kháng Trichoderma
Chất kiểm soát sinh học
Hiện nay loài nấm này đã được sử dụng một cách hợp pháp cũng như không
được đăng ký trong việc kiểm soát bệnh trên thực vật. Các chế phẩm nấm
Trichoderma được sản xuất và sử dụng như là chất kiểm soát sinh học một cách có
hiệu quả. Hình thức sử dụng dưới dạng chế phẩm riêng biệt hoặc được phối trộn
vào phân hữu cơ để bón cho cây trồng, vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây vừa tăng
khả năng kháng bệnh của cây.

Kích thích sự tăng trưởng của cây trồng
Những lợi ích mà những loài nấm này mang lại đã được biết đến từ nhiều năm
qua, bao gồm việc kích thích sự tăng trưởng và phát triển của thực vật, do việc kích
thích sự hình thành nhiều hơn và phát triển mạnh hơn của bộ rễ so với thông
thường. Những cơ chế giải thích cho các hiện tượng này chỉ mới được hiểu rõ ràng
14
hơn trong thời gian gần đây. Hiện nay, một giống nấm Trichoderma đã được phát
hiện là chúng có khả năng gia tăng số lượng rễ mọc sâu (sâu hơn 1 m dưới mặt đất).
Những rễ sâu này giúp các loài cây như bắp hay cây cảnh có khả năng chịu được
hạn hán.
Một khả năng có lẽ đáng chú ý nhất là những cây bắp có sự hiện diện của nấm
Trichoderma dòng T22 ở rễ có nhu cầu về đạm thấp hơn đến 40% so với những cây
không có sự hiện diện của loài nấm này ở rễ. Nguồn gen để sử dụng trong chuyển
gen. Nhiều vi sinh vật kiểm soát sinh học đều có chứa một số lượng lớn gen mã hoá
các sản phẩm có hoạt tính cần thiết sử dụng trong kiểm soát sinh học. Nhiều gen có
nguồn gốc từ Trichoderma đã được tạo dòng và có tiềm năng ứng dụng rất lớn trong
chuyển gen để tạo ra cây có khả năng kháng được nhiều bệnh. Chưa có gen nào
được thương mại hóa, tuy nhiên có một số gen hiện đang được nghiên cứu và phát
triển.
Khả năng ứng dụng ở Việt Nam.
Các kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Cần thơ, Viện Lúa Đồng Bằng Sông
Cửu Long, Công ty thuốc sát trùng Việt Nam, Viện Sinh học Nhiệt đới đã cho thấy
hiệu quả rất rõ ràng của nấm Trichoderma trên một số cây trồng ở Đồng Bằng Sông
Cửu long và Đông nam Bộ. Các nghiên cứu cho thấy nấm Trichoderma có khả năng
tiêu diệt nấm Furasium solani (gây bệnh thối rễ trên cam quýt, bệnh vàng lá chết
chậm trên tiêu) hay một số loại nấm gây bệnh khác như Sclerotium rolfsii,
Fusarium oxysporum, Rhizoctonia solani. Công dụng thứ hai của nấm Trichoderma
là khả năng phân huỷ cellulose, phân giải lân chậm tan
3.1.2.1. VSV khử mùi hôi (Baccilus Subtilis, Lactobacillus acidophilus):
Lactobacillus acidophilus là vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn phát triển tốt ở nhiệt độ

37 - 40
o
C và pH = 5,5 - 6 , chúng là những vi khuẩn có dạng hình que dài không
sinh bào tử, tế bào thuờng xếp đôi hoặc hình thành chuỗi. Chúng là vi khuẩn rất
phổ biến và thường là lành tính. Chúng là nhóm chính của vi khuẩn axit lactic, hầu
hết các chủng của chúng đều phân giải đường lactose và một số loại đường khác
thành axit lactic. Chính sự hình thành axit này làm trở ngại sự phát triển của một số
loại vi khuẩn khác. Ngoài ra Lactobacillus còn sinh sản rất mạnh vì thế chúng
15
chiếm ưu thế hơn trong lúc cạnh tranh môi trường với những vi khuẩn gây mùi có
trong phân động vật, từ đó quá trình ủ sẽ bớt được mùi hôi
Baccilus subtilis là vi khuẩn hiếu khí tùy nghi tế bào ít khi tạo thành chuỗi
thuờng ở dạng đơn bào, hiện diện nhiều trong đất ruộng, nước, trong đường tiêu hóa
của người và động vật. Baccilus subtilis có khả năng sản xuất một số hợp chất
kháng khuẩn khác nhau có khả năng ức chế sự phát triển của một số loại vi sinh vật,
nhờ vào đó ta sử dụng chúng để làm hạn chế khả năng hoạt động của vi sinh vật gây
mùi trong quá trình ủ
3.1.3 Các thông số nguyên liệu đầu vào
Trong phân gia cầm tươi chất đạm chủ yếu nằm dưới dạng urat (hợp chất của
ure) mà cây không hút trực tiếp được, thậm chí nó còn có hại cho sự sinh trưởng
của rễ cây trồng. vì vậy phân gia cầm cần đem ủ cho hoai mới bón cây được.
16
3.1.4 Quy trình công nghệ sản xuất
3.1.5. Thuyết minh quy trình
3.1.5.1. Phân gia cầm
Phân gia cầm thuờng nhão xền xệt, ẩm độ trên 90%. Với độ ẩm này và nhiệt độ
không khí ( trên 26
o
C) là điều kiện cho vi sinh vật phát triển, nó làm cho phân gia
cầm có mùi hôi tanh, nước bẩn sinh ra nhiều. Cho nên độ ẩm của phân là nguyên

17
nhân gây ra sự hôi thối do đó phải làm giảm độ ẩm để khác phục hiện tượng bay
mùi
3.1.5.2. Làm giảm ẩm
Có nhiều phương pháp làm giảm độ ẩm cho phân gia cầm
- Chất độn được sử dụng để làm giảm độ ẩm cho phân gia cầm,
thường là tro trấu, bụi dừa, mộc cưa, phế liệu hữu cơ (bã mía), phân
gia cầm thành phẩm trong quá trình ủ trước….
- Giảm ẩm bằng sử dụng nhiệt: sấy cưỡng bức hoặc phơi dưới ánh
nắng mặt trời. Giảm ẩm bằng cách này phải tốn thiết bị, sân bãi, thời
gian giảm ẩm phải nhanh vì để lâu ruồi nhặng sinh ra, sự phát tán ô
nhiễm lan rộng
Cho nên giảm ẩm bằng chất độn khô có tính kinh tế hơn, dễ thực hiện hơn
- Phân gia cầm sau khi đem về được tháo ra khỏi bao, trải mỏng từ 5 –
10cm. Sau đó dùng chất độn khô trải lên bề mặt ( 5 -10cm). Tỷ lệ giữa
chất độn và phân được đảm bảo hợp lý nếu khi lấy mẫu nhỏ chất độn
và phân trộn lại đem vắt không còn nước chảy ra là được.
- Tiếp tục phun đều men Bio - RVAC lên trên chất độn, làm lại quy
trình trên cho đến khi hết phân goa cầm.
- Sau đó vun đống trở lại, dùng bạc nylong đậy kín lại
3.1.5.3. Ủ hiếu khí
Quá trình ủ hiếu khí để cho vi sinh vật hoạt động, phân giải được các chất hữu
cơ trong phân gia cầm. Khoảng 24h sau khi ủ nhiệt độ đống ủ tăng dần cho đến
60
o
C – 70
o
C, đống ủ tốt có bốc khói. Ủ trong khoảng 8 ngày thì chất hữu cơ được
phân hủy hoàn toàn, nhiệt độ đống ủ hạ xuống còn 45
o

C – 50
o
C
3.1.5.4. Phun H
3
PO
4
Sau khi nhiệt độ quá trình ủ còn 45
o
C – 50
o
C ta tiến hành phun H
3
PO
4
để giảm
lượng NH
3
bay hơi trong quá trình ủ, đồng thời tạo được lượng đập Amoniphotphat
cho phân hữu cơ, giảm được lượng NH
3
bay ra hạn chế mùi của khí bay ra, hạn chế
ảnh hưởng của khí NH
3
đến nhà xưởng
18
3.1.5.5. Sấy phân sau ủ
Để bảo quản được lâu tránh ẩm mốc ta tiến hành sấy sản phẩm, để giảm lượng
hơi nước có trong sản phẩm. Trong lúc sấy nguyên liệu được đảo liên tục trong
thùng chứa để tiến hành trộn đều chất độn và phân sau ủ lại.

3.1.5.6. Thêm phân vi lượng
Sau khi sấy sản phẩm đã đạt được độ ẩm cần thiết, phân được chuyển vào thiết
bị làm nguội và ta tiến hành bổ sung phân vi lượng như Bo, Zn, Cu, Mn vào phân
để tăng dinh dưỡng cho phân
3.2 Phân hữu cơ làm từ than bùn
3.2.1 Nguyên liệu
Than bùn được mua từ các mỏ than bùn ở vùng ĐB. Sông Cửu Long nó là than
bùn nhiệt đới, đặc biệt là than bùn thuộc các đầm lầy ven biển chứa nhiều pyrit
(S
2
Fe) nên pH thuờng rất thấp (3 – 4,5). Trong thành phần nguyên tố của than bùn
thì ba nguyên tố cacbon, oxy, hydro chiếm gần hết thành phần nguyên tố. Phần còn
lại dành cho nhiều khoáng chất khác, trong đó mỗi khoáng chất chỉ chiếm một tỷ lệ
rất nhỏ. Các nguyên tố thuờng gặp trong cái loại than bùn ở Việt Nam là: N, P, K, S,
Zn, Mg, Mn, Al, Fe, Pb, Cu… để sử dụng than bùn làm phân bón cho cây phải tiến
hành quá trình hoạt hóa than bùn
3.2.2. Những phụ gia khác
3.2.2.1. Nấm Trichoderma:
Thuộc nhóm nấm bất toàn (Deuteromycetes hay Fungi Imperfecti), sinh sản vô tính
bằng bào tử bụi nang bằng những giá bào tử có có hình dạng khác nhau xếp thành
chuỗi (đính bào tử) ở đầu ngọn có cuống bào tử. Khuẩn lạc nấm có màu lục (khi
tăng trưởng dưới nắng mặt trời). Hiện nay, nấm Trichoderma được tìm thấy ít nhất
ở 33 loài. Các nghiên cứu cho thấy, nấm Trichoderma có khả năng tiêu diệt nấm
Furasium solani (gây bệnh thối rễ trên cây cam quýt, bệnh vàng lá chết chậm trên
tiêu) hay một số loại nấm bệnh khác như Sclerotium rolfsii, Fusarium oxysporum,
Rhizoctonia solani trên cây ớt, cà tím, cà chua, dưa hấu Công dụng thứ hai của
nấm Trichoderma là khả năng phân hủy cellulose, phân giải lân chậm tan.
19
Công dụng
- Được khai thác từ quần thể nấm hữu ích trong thiên nhiên, có tác

dụng:
- Kháng nấm gây bệnh như vàng lá, thối rễ trên cây cam, quýt, cây ăn
quả, cây tiêu.
- Khống chế tuyến trùng cắn rễ truyền bệnh sclerotium rolfsii,
Fusarium oxysporum, Rhizoctonia trên cây ớt, cà chua, dưa leo, dư
hấu, bí đao, bầu
- Phân giải cellulose, xác bã thực vật, gốc rạ, phân giải hợp chất lân
khó tan thành dễ tiêu.
- Cắt các liên kết keo đất, làm đất tơi xốp, tái tạo mùn cho đất, chống
thoái hoá và xói mòn đất.
- Tăng khả năng hấp thụ phân bón, kích thích bộ rễ vươn dài, nhiều
lông hút, rễ chuột cao su non cứng cáp, ăn sâu.
3.2.3 Thông số nguyên liệu đầu vào
Than bùn nguyên liệu được nhập về có độ pH (3 – 4,5) có lẫn nhiều tạp chất là
bã hữu cơ, thành phần dinh dưỡng đa dạng nhưng rất ít và ở dạng không tan nên cây
không thể hấp thụ được.
20
3.2.4 Quy trình hoạt hóa than bùn và quy trình sản xuất phân hữu cơ
21
22
3.2.5 Thuyết minh quy trình
3.2.5.1. Hoạt hóa
Hoạt hóa than bùn là chuyển axit humic trong than bùn sang dạng hoạt động, tức
dạng có thể hòa tan trong nước, lúc này phân hữu cơ có giá trị nhất của than bùn
mới phát huy tác dụng tối đa và mới thể hiện hoạt tính sinh học cao nhất của chúng
với cây trồng. Khi hoạt hóa than bùn phải dùng các tác nhân kiềm để chuyển axit
humic thành các muối humat hòa tan, vì vậy độ chua của than bùn sẽ giảm theo.
3.2.5.2. Ủ phân
Quá trình ủ phân ta thêm nấm Trichoderma vào, tiến hành ủ hiếu khí để nấm
phân giải các hợp chất hữu cơ có trong than bùn, nhiệt độ 45 -50

o
C để cho hợp chất
bitumic bay hơi, vì bitumic là hợp chất rất khó phân giải và khi không làm mất
bitumic phân bón không phát huy được mặt lợi mà còn làm hại đến cây, làm giảm
năng suất của cây trồng. Ta tiến hành ủ trong 4 -5 ngày để cho nấm có thời gian sinh
sản và phân giải hết chất hữu cơ, đồng thời quá trình bay hơi của bitumic diễn ra
hoàn toàn.
3.2.5.3. Dinh dưỡng hóa than bùn
Sau khi than bùn đã đuợc hoạt hóa, giảm độ chua, loại bỏ chất có hại, phân giải
hữu cơ, muốn sản xuất phân bón phải làm cho phân bón giàu chất dinh dưỡng tức
thực hiện quá trình dinh dưỡng hóa than bùn. Để thực hiện điều này, trong sản xuất
phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng từ than bùn đã áp dụng phương pháp bổ sung các
chất dinh dưỡng đa lượng ( N, P, K), vi lượng (Mo, Zn, Mn, Cu, Fe, B). Tùy vào
loại cây trồng mà thành phần dinh dưỡng vi lượng được bổ sung phù hợp, có thể
thay đổi tỷ lệ một cách dễ dàng để cho phù hợp với những loại cây khác nhau. Bột
than bùn và các dưỡng chất được phối trộn đều và để phơi khô
23
3.2.5.4. Xay nhuyễn và sàn
Sau khi than bùn đã khô ta tiến hành xay nhuyễn và đưa qua hệ thống sàn để lấy
sản phẩm mịn đẹp đóng gói thành phẩm
3.2.5.5. Thành phẩm
Vì đây là phân hữu cơ bón để cải tạo đất nên không thông qua quá trình tạo hạt,
sản phẩm được đóng vào bao chuyển vào kho và chờ tiêu thụ
3.2. Các thiết bị sử dụng
Hình 3.2: Máy xúc
24
Hình 3.3: Thiết bị trộn
25
Hình 3.4: Thiết bị sàn
Hình 3.5: Băng tải

×