Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Luận văn Thạc sĩ đánh giá và đề xuất giải pháp ứng phó tác động biến đổi khí hậu đối với kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ TÁC
ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI KẾT CẤU HẠ
TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỈNH AN GIANG
Ngành:Kỹ thuậtXây dựng Công trình Giao thông
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014
MỤC LỤC
1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài. 3
2. Phạm vi nghiên cứu 4
3. Mục tiêu nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu 5
5. Nội dung nghiên cứu 5
6. Kết quả nghiên cứu. 5
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN
HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG 7
I.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu và nước biển dâng 7
I.1.1. Hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng 7
I.1.2. Các kịch bản về biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong tương lai 9
I.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật - khai thác của hệ thống KCHT-GTĐB 32
I.2.1. Chi phí đầu tư xây dựng và bảo trì lớn 32
I.2.2. Tính an toàn 33
I.2.3. Tính bền vững 33
I.3. Ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động giao thông vận tải đường bộ 33
I.4. Ảnh hưởng của BĐKH đến hệ thống KCHT-GTĐB 34
I.5. Kinh nghiệm của một số nước về các giải pháp ứng phó 34
I.6. Hệ thống KCHT-GTĐB tỉnh An Giang và Ảnh hưởng của BĐKH đến hệ thống
KCHT-GTĐB tỉnh An Giang. 36
I.6.1. Hệ thống KCHT-GTĐB tỉnh An Giang 36
I.6.2. Ảnh hưởng của BĐKH đến hệ thống KCHT-GTĐB tỉnh An Giang 39


CHƯƠNG II. ĐIỀU TRA, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ
DỰ BÁO NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐẾN KCHT-GTĐB Ở TỈNH
AN GIANG. 40
II.1. Hiện trạng mạng lưới KCHT-GTĐB trong vùng bị ảnh hưởng: 40
II.2. Định hướng phát triển KCHT - GTĐB tỉnh An Giang đến 2020, 2030 40
II.2.1. Định hướng chung 40
II.2.2. Định hướng phát triển KCHT-GTĐB tại các vùng bị ảnh hưởng 61
II.3. Hiện trạng về cách đánh giá thiệt hại hệ thống KCHT-GTĐB do BĐKH . 61
II.4. Hiện trạng về các giải pháp ứng phó 63
II.4.1. Đối với Bộ Giao thông vận tải 63
II.4.2. Đối với Vùng ĐBSCL 66
II.4.3. Đối với tỉnh An Giang. 67
II.5. Dự báo ảnh hưởng của BĐKH đến hệ thống KCHT-GTĐB 67
II.5.1. Dự báo động thái ảnh hưởng 67
II.5.2. Dự báo phạm vi ảnh hưởng 69
II.5.3. Dự báo ảnh hưởng của nước biển dâng đến KCHT-GTĐB: 70
CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THIỆT HAI HỆ THỐNG KẾT
CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA
BĐKH 72
III.1. Phương pháp tiếp cận 72
III.2. Các chỉ tiêu tính toán thiệt hại 73
III.2.1. Xác định các chỉ tiêu tính toán thiệt hại 73
III.2.2. Tính toán thiệt hại 74
III.2.3. Trình tự các bước tính toán 78
III.3. Các chỉ tiêu đánh giá thiệt hại 79
III.3.1. Xác định các chỉ tiêu đánh giá thiệt hại 79
III.3.2. Lập bảng đánh giá thiệt hại 82
CHƯƠNG IV. CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI NƯỚC BIỂN DÂNG ĐỂ
BẢO VỆ HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TỈNH AN GIANG 84

IV.1 Các giải pháp chung 84
IV.1.1. Các giải pháp góp phần giảm thiểu các yếu tố gây biến đổi khí hậu và
nước biển dâng 86
IV.1.2. Giải pháp phối hợp với các tổ chức, cơ quan 88
IV.1.3. Các giải pháp ứng phó với NBD 89
IV.2. Các giải pháp cụ thể 91
IV.2.1. Đối với công trình hiện hữu trong vùng bị ảnh hưởng 92
IV.2.2. Đối với công trình sẽ xây dựng trong tương lai trong vùng bị ảnh hưởng
92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
1. Kết luận: 94
2. Kiến nghị: 94

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Biến đổi khí hậu dẫn đến hiện tượng nước biển dâng là một trong những thách
thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Nó tác động nghiêm trọng tới sản
xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn cầu. Nhiệt độ tăng, mực nước biển
dâng gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, gây rủi ro lớn đối với hệ thống
kinh tế xã hội trong tương lai của tỉnh An Giang nói riêng và của cả nước nói
chung.
Việt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia chịu tác động nặng nề nhất
của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Việt Nam có bờ biển dài, nhiều khu kinh
tế và dân cư tập trung ở vùng ven biển, đặc biệt ở Đồng bằng Sông Hồng và Đồng
bằng Sông Cửu Long. Theo tính toán sơ bộ, nếu nước biển dâng cao 1m thì Việt
Nam sẽ bị ngập đến 38% diện tích. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời
sống, xã hội và an ninh lương thực của Việt Nam và thế giới trong đó An Giang là
một trong những vựa lúa lớn nhất của quốc gia.
Hậu quả của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với tỉnh An Giang cũng
như đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói

giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền
vững của tỉnh và của cả đất nước.
Nhận thức rõ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Chính phủ
Việt Nam đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí
hậu. Trên cơ sở các kịch bản về biến đổi khí hậu, nước biển dâng do Bộ Tài
Nguyên và Môi trường công bố, các Bộ, Ngành, địa phương tiến hành đánh giá tác
động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xây dựng kế hoạch hành động ứng
phó.
Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến
đổi khí hậu và nước biển dâng. Giao cho các Cục chuyên ngành quản lý và một số
cơ quan liên quan đề xuất giải pháp ứng phó.
Hệ thống Kết cấu hạ tầng – Giao thông đường bộ của tỉnh An Giang được
hình thành từ nhiều giai đoạn phát triển của đất nước, được tiếp tục bảo trì và phát
triển nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Nhiều công trình đã được đầu
tư xây dựng, nâng cấp đưa vào sử dụng và đem lại những kết quả thiết thực, nhiều
công trình giao thông hiện đại sẽ được xây dựng trong tương lai. Tuy nhiên, các dự
án chuẩn bị đầu tư chưa tính đến tác động của kịch bản biến đổi khí hậu và nước
biển dâng và tác động xấu của nó gây thiệt hại cho hệ thống Kết cấu hạ tầng – Giao
thông đường bộ.
Vì vậy việc nghiên cứu đề tài: Đánh giá và đề xuất giải pháp ứng phó tác
động của biến đổi khí hậu đối với kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh
An Giang là hết sức cần thiết, có tính khoa học và thực tiễn cao.
2. Phạm vi nghiên cứu
Tỉnh An Giang là một trong 13 tỉnh thành thuộc khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long, chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.
Đề tài chỉ nghiên cứu Kết cấu hạ tầng – Giao thông đường bộ trong địa bàn tỉnh
An Giang chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước biển dâng.
Chỉ đánh giá thiệt hại về mặt kinh tế.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu đánh giá sự BĐKH và tác động của BĐKH đến hệ thống kết cấu

công trình giao thông đường bộ.
- Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá thiệt hại hệ thống kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ bị ảnh hưởng của nước biển dâng đồng thời đề
xuất các giải pháp ứng phó phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh An Giang.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra, phân tích, tổng hợp
Phương pháp so sánh, ngoại suy
Phương pháp kịch bản
Phương pháp chuyên gia
5. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài được thể hiện qua 4 Chương:
Chương 1: Tổng quan về nước biển dâng và tác động đến hệ thống Kết cấu hạ
tầng – Giao thông đường bộ.
Chương 2: Điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng và dự báo những tác động
của biến đổi khí hậu đến kết cấu hậ tầng giao thông đường bộ ở tỉnh An Giang.
Chương 3: Phương pháp đánh giá thiệt hệ thống Kết cấu hạ tầng – Giao thông
đường bộ dưới tác động của biến đổi khí hậu
Chương 4: Các giải pháp ứng phó với nước biển dâng để bảo vệ hệ thống kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh An Giang.
6. Kết quả nghiên cứu.
Trên cơ sở xem xét chuyển về các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển
dâng, đánh giá thực trạng và dự báo được các tác động xấu của nước biển dâng đến
hệ thống Kết cấu hạ tầng – Giao thông đường bộ tỉnh An Giang.
Xây dựng được phương pháp đánh giá thiệt hại hệ thống Kết cấu hạ tầng
– Giao thông đường bộ do nước biển dâng trong phạm vi tỉnh An Giang.
Đề xuất các giải pháp ứng phó với tình trạng nước biển dâng phù hợp với điều
kiện cụ thể của tỉnh An Giang bao gồm các giải pháp chung và các giải pháp cụ
thể.

CHƯƠNG I.

TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN HỆ THỐNG
KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG
I.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu và nước biển dâng
I.1.1. Hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng
* Khái niệm về biến đổi khí hậu và nước biển dâng:
Theo tài liệu hướng dẫn “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định
các giải pháp ứng phó do Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường - Bộ
TN&MT phát hành năm 2011 thì một số khái niệm liên quan đến biến đổi khí hậu
và nước biển dâng được hiểu như sau:
- Khí hậu là trung bình theo thời gian của thời tiết, thường là 30 năm. Thời
tiết ở đây được hiểu là trạng thái khí quyển tại một địa điểm nhất định được xác
định bằng tổ hợp các yếu tố như nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, nắng, mưa, gió
- Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc
là dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập
kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong
hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành
phần của khí quyển, hay nói cụ thể hơn, nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động
kinh tế - xã hội của con người gây phát thải quá mức các khí gây hiệu ứng nhà
kính.
- Kịch bản biến đổi khí hậu là giả định có cơ sở khoa học về sự tiến triển
trong tương lai của các mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, phát thải khí nhà kính,
biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Như vậy kịch bản biến đổi khí hậu khác với dự
báo thời tiết và dự báo khí hậu vì nó chỉ đưa ra mối quan điểm về mối quan hệ giữa
phát triển kinh tế -xã hội và hệ thống khí hậu.
- Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích
ứng và giảm nhẹ các tác nhân gây ra biến đổi khí hậu.
- Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường
độ phát thải khí nhà kính.
- Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên phạm vi toàn cầu
trong đó không bao gồm thủy triều, nước dâng do bão Nước biển dâng tại một

vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác
nhau của nhiệt độ đại dương và các yếu tố khác. Đây là hậu quả tất yếu của hiện
tượng biến đổi khí hậu. Hai nguyên nhân chính làm tăng mực nước biển là sự giãn
nở nhiệt đại dương và sự tan băng.
- Ứng phó với nước biển dâng là các hoạt động của con người nhằm thích ứng
và hoặc chống đỡ để giảm nhẹ các ảnh hưởng và tác hại do nước biển dâng gây ra.
* Một số hiện tượng về biến đổi khí hậu và nước biển dâng:
Các hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng bao gồm những hiện
tượng như biến động khí hậu, nước biển dâng và các hiện tượng khí hậu cực đoan
là một thực tế mà Trái đất đang phải hứng chịu. Thời tiết thay đổi bất thường, đi
ngược với diễn biến thời tiết đã tồn tại hàng trăm năm, làm thay đổi hệ sinh thái,
xuất hiện những loài nguy hại; mưa lớn gây lũ lụt, sạt lở; hạn hán tạo ra tình trạng
sa mạc hóa ở nhiều vùng trên thế giới trong những năm gần đây là những minh
chứng.
Hiện tượng của biến đổi khí hậu được thể hiện qua 4 nhóm yếu tố tác động
sau:
- Sự gia tăng nhiệt độ trên phạm vi toàn cầu
- Mực nước biển dâng
- Lượng mưa gia tăng
- Các hiện tượng khí hậu cực đoan khác như cường độ và tần suất các cơn
bão, áp thấp nhiệt đới.
Theo báo cáo đánh giá lần thứ 4 của Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu
(IPCC) năm 2007, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 0,740C trong thời kỳ 1906
- 2005, và tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gấp đôi so với 50 năm
trước đó. Nhiệt độ trên lục địa tăng nhanh hơn so với trên đại dương.
Mực nước biển toàn cầu đã tăng với tốc độ ngày càng cao. Số liệu quan trắc
mực nước biển trong thời kỳ 1961 - 2003 cho thấy: sự tăng của mực nước biển
trung bình toàn cầu khoảng 1,8 - 2,3mm/n, trong đó do giãn nở nhiệt khoảng 0,42
-0,54mm/n, do tan băng khoảng 0,7 - 1,2mm/n. Số liệu đo đạc từ vệ tinh trong giai
đoạn 1993 - 2003 cho thấy tốc độ tăng của mực nước biển trung bình toàn cầu là

3,1 -3,8mm/n, nhanh hơn đáng kể so với thời kỳ 1961 - 2003.
I.1.2. Các kịch bản về biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong tương lai
I.1.2.1. Tóm tắt Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng Việt nam:
Các kịch bản phát thải khí nhà kính được lựa chọn để xây dựng kịch bản nước
biển dâng cho Việt Nam là kịch bản phát thải thấp (kịch bản B1), kịch bản phát
thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải trung bình (kịch bản B2) và kịch
bản phát thải cao nhất của nhóm các kịch bản phát thải cao (kịch bản A1FI). Các
kịch bản nước biển dâng được xây dựng cho bảy khu vực bờ biển của Việt Nam,
bao gồm: (1) Khu vực bờ biển từ Móng Cái đến Hòn Dấu; (2) Khu vực bờ biển từ
Hòn Dấu đến Đèo Ngang; (3) Khu vực bờ biển từ Đèo Ngang đến đèo Hải Vân;
(4) Khu vực bờ biển từ Đèo Hải Vân đến Mũi Đại Lãnh; (5) Khu vực bờ biển từ
Mũi Đại Lãnh đến Mũi Kê Gà; (6) Khu vực bờ biển từ Mũi Kê Gà đến Mũi Cà
Mau; và (7) Khu vực bờ biển từ Mũi Cà Mau đến Hà Tiên.
Bảng 1. Kịch bản nước biển dâng ứng với các thời đoạn khác nhau
Khu vực
Các mốc của thế kỷ 21

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Móng Cái-
Hòn Dấu
B1
7-8 10-12 14-17 19-22 23-29 28-36 33-43 38-50 42-57
B2
7-8 11-12 15-17 20-24 25-31 31-38 36-47 42-55 49-64
A1FI
7-8 11-13 16-18 22-26 29-35 38-46 47-58 56-71 66-85
Hòn Dấu-Đèo
Ngang
B1
8-9 11-13 15-17 19-23 24-30 29-37 34-44 38-51 42-58

B2
7-8 11-13 15-18 20-24 25-32 31-39 37-48 43-56 49-65
A1FI 8-9 12-14 16-19 22-27 30-36 38-47 47-59 56-72 66-86
Đèo Ngang-
Đèo Hải Vân
B1 7-8 11-12 16-18 22-24 28-31 34-39 41-47 46-55 52-63
B2 8-9 12-13 17-19 23-25 30-33 37-42 45-51 52-61 60-71
A1FI 8-9 13-14 19-20 26-28 36-39 46-51 58-64 70-79 82-94
Đèo Hải Vân-
Mũi Đại Lãnh
B1 7-8 12-13 17-18 22-25 29-33 35-41 41-49 47-57 52-65
B2 8-9 12-13 18-19 24-26 31-35 38-44 45-53 53-63 61-74
A1FI 8-9 13-14 19-21 27-29 36-40 47-53 58-67 70-82 83-97
Khu vực
Các mốc của thế kỷ 21

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Mũi Đại
Lãnh-Mũi Kê

B1 7-8 11-13 16-19 22-26 29-34 35-42 42-51 47-59 53-68
B2 8-9 12-13 17-20 24-27 31-36 38-45 46-55 54-66 62-77
A1FI 8-9 13-14 19-21 27-30 37-42 48-55 59-70 72-85 84-102
Mũi Kê Gà-
Mũi Cà Mau
B1 8-9 11-13 17-19 22-26 28-34 34-42 40-50 46-59 51-66
B2 8-9 12-14 17-20 23-27 30-35 37-44 44-54 51-64 59-75
A1FI 8-9 13-14 19-21 26-30 35-41 45-53 56-68 68-83 79-99
Mũi Cà Mau-
Kiên Giang

B1 9-10 13-15 18-21 24-28 30-37 36-45 43-54 48-63 54-72
B2 9-10 13-15 19-22 25-30 32-39 39-49 47-59 55-70 62-82
A1FI 9-10 14-15 20-23 28-32 38-44 48-57 60-72 72-88 85-105
(Kịch bản BĐKH 2012)
- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào giữa thế kỷ 21, trung bình trên toàn
Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 18-25cm. Đến cuối thế kỷ 21, mực
nước biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 54-
72cm; thấp nhất ở khu vực Móng Cái trong khoảng từ 42-57cm. Trung bình toàn
Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 49-64cm.
- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào giữa thế kỷ 21, trung bình
trên toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 24-27cm. Đến cuối thế
kỷ 21, nước biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong
khoảng từ 62-82cm; thấp nhất ở khu vực Móng Cái trong khoảng từ 49-64cm.
Trung bình toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 57-73cm.
- Theo kịch bản phát thải cao (A1FI): Vào giữa thế kỷ 21, trung bình trên
toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 26-29cm. Đến cuối thế kỷ 21,
nước biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 85-
105cm; thấp nhất ở khu vực Móng Cái trong khoảng từ 66-85cm. Trung bình toàn
Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 78-95cm.
I.1.2.1.1. Các phương pháp và nguồn số liệu để xây dựng kịch bản biến đổi
khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam được kế thừa từ các nghiên cứu trước đây
và được cập nhật đến năm 2010. Thời kỳ 1980-1999 được chọn là thời kỳ cơ sở để
so sánh sự thay đổi của khí hậu và nước biển dâng.
I.1.2.1.2. Về nhiệt độ:
- Theo kịch bản phát thải thấp: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm
tăng từ 1,6 đến 2,2
0
C trên phần lớn diện tích phía Bắc lãnh thổ và dưới 1,6
0
C ở đại

bộ phận diện tích phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào).
- Theo kịch bản phát thải trung bình: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình
tăng từ 2 đến 3
0
C trên phần lớn diện tích cả nước, riêng khu vực từ Hà Tĩnh đến
Quảng Trị có nhiệt độ trung bình tăng nhanh hơn so với những nơi khác. Nhiệt độ
thấp nhất trung bình tăng từ 2,2 đến 3,0
0
C, nhiệt độ cao nhất trung bình tăng từ 2,0
đến 3,2
0
C. Số ngày có nhiệt độ cao nhất trên 35
0
C tăng từ 15 đến 30 ngày trên phần
lớn diện tích cả nước.
- Theo kịch bản phát thải cao: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có
mức tăng phổ biến từ 2,5 đến trên 3,7
0
C trên hầu hết diện tích nước ta.
I.1.2.1.3. Về lượng mưa:
- Theo kịch bản phát thải thấp: Đến cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm tăng phổ
biến khoảng trên 6%, riêng khu vực Tây Nguyên có mức tăng ít hơn, chỉ vào
khoảng dưới 2%.
- Theo kịch bản phát thải trung bình: Đến cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm tăng
trên hầu khắp lãnh thổ. Mức tăng phổ biến từ 2 đến 7%, riêng Tây Nguyên, Nam
Trung Bộ tăng ít hơn, dưới 3%. Xu thế chung là lượng mưa mùa khô giảm và
lượng mưa mùa mưa tăng. Lượng mưa ngày lớn nhất tăng so với thời kỳ 1980-
1999 ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và giảm ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.
Tuy nhiên, ở các khu vực khác nhau lại có thể xuất hiện ngày mưa dị thường với
lượng mưa gấp đôi so với kỷ lục hiện nay.

- Theo kịch bản phát thải cao: Lượng mưa năm vào cuối thế kỷ 21 tăng trên
hầu khắp lãnh thổ nước ta với mức tăng phổ biến khoảng từ 2 đến 10%, riêng khu
vực Tây Nguyên có mức tăng ít hơn, khoảng từ 1 đến 4%.
I.1.2.1.4. Về nước biển dâng:
- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng
cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 54 đến 72cm; thấp
nhất ở khu vực từ Móng Cái đến Hòn Dấu trong khoảng từ 42 đến 57cm. Trung
bình toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 49 đến 64cm.
- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nước biển
dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 62 đến 82cm;
thấp nhất ở khu vực từ Móng Cái đến Hòn Dấu trong khoảng từ 49 đến 64cm.
Trung bình toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 57 đến 73cm.
I.1.2.1.5. Nếu mực nước biển dâng 1m, sẽ có khoảng 39% diện tích đồng
bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng
Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích
Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập; gần 35% dân số thuộc các tỉnh vùng
đồng bằng sông Cửu Long, trên 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng
Ninh, gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7% dân số Thành
phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng trực tiếp; trên 4% hệ thống đường sắt, trên 9% hệ
thống quốc lộ và khoảng 12% hệ thống tỉnh lộ của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng.
I.1.2.2. Kịch bản biến đổi khí hậu An Giang
I.1.2.2.1. Nhiệt độ
Kết quả tính toán từ SIMCLIM cho thấy nhiệt độ trung bình khu vực tỉnh An
Giang có xu hướng tăng qua các năm và tăng dần qua các giai đoạn và theo kịch
bản phát thải.
Bảng 2: Nhiệt độ trung bình khu vực tỉnh An Giang qua các kịch bản
Nhiệt độ trung bình qua các kịch bản
2020 2050 2070 2100
B1 28.012 28.077 28.354 28.698
B2 28.023 28.138 28.581 29.01

A1FI 28.019 28.158 29.083 30.157
Bảng 3. Thay đổi (
0
C) của nhiệt độ trong 4 giai đoạn so với giai đoạn nền (1990)
trong kịch bản phát thải B1
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
12-02 0.532 0.716 0.898 1.086 1.3 1.472 1.624 1.697 1.763
03-05 0.558 0.755 0.947 1.155 1.362 1.552 1.691 1.797 1.865
06-08 0.534 0.717 0.908 1.123 1.312 1.501 1.629 1.743 1.792
09-11 0.498 0.664 0.835 1.018 1.203 1.375 1.5 1.613 1.637
Bảng 4.Thay đổi (
0
C) của nhiệt độ trong 4 giai đoạn so với giai đoạn nền (1990)
trong kịch bản phát thải B2
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
12-02 0.591 0.813 1.022 1.267 1.505 1.752 1.996 2.209 2.423
03-05 0.617 0.846 1.089 1.333 1.577 1.824 2.075 2.321 2.574
06-08 0.595 0.814 1.054 1.291 1.515 1.76 2.004 2.252 2.501
09-11 0.548 0.75 0.957 1.187 1.413 1.625 1.865 2.067 2.276
Bảng 5.Thay đổi (
0
C) của nhiệt độ trong 4 giai đoạn so với giai đoạn nền (1990)
trong kịch bản phát thải A1FI
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
12-02 0.565 0.859 1.253 1.76 2.297 2.864 3.348 3.773 4.143
03-05 0.597 0.903 1.316 1.844 2.441 3.023 3.554 3.986 4.372
06-08 0.571 0.875 1.261 1.77 2.371 2.885 3.386 3.82 4.25
09-11 0.531 0.808 1.175 1.634 2.154 2.659 3.109 3.505 3.878
Nhiệt độ khu vực tỉnh An Giang có xu thế tăng dần qua các năm. Mức tăng
nhiệt độ tối đa vào khoảng 4.4

0
C trong tháng 12-02 năm 2100.


Hình 2: Phân bố nhiệt trung bình năm vào năm 2020 theo kịch bản phát thải B1
Hình 3: Phân bố nhiệt trung bình năm vào năm 2030 theo kịch bản phát thải B1
Hình 4: Phân bố nhiệt trung bình năm vào năm 2050 theo kịch bản phát thải B1
Hình 5: Phân bố nhiệt trung bình năm vào năm 2070 theo kịch bản phát thải B1
Hình 6: Phân bố nhiệt trung bình năm vào năm 2020 theo kịch bản phát thải B2
Hình 7: Phân bố nhiệt trung bình năm vào năm 2030 theo kịch bản phát thải B2
Hình 8: Phân bố nhiệt trung bình năm vào năm 2050 theo kịch bản phát thải B2
Hình 9: Phân bố nhiệt trung bình năm vào năm 2070 theo kịch bản phát thải B2
Hình 10: Phân bố nhiệt trung bình năm vào năm 2020 theo kịch bản phát thải A1FI
Hình 11: Phân bố nhiệt trung bình năm vào năm 2030 theo kịch bản phát thải A1FI
Hình 12: Phân bố nhiệt trung bình năm vào năm 2050 theo kịch bản phát thải A1FI
Hình 13: Phân bố nhiệt trung bình năm vào năm 2070 theo kịch bản phát thải A1FI
I.1.2.2.2. Lượng mưa
Kết quả tính toán từ SIMCLIM cho thấy lượng mưa trung bình năm ở khu
vực tỉnh An Giang tăng dần qua các giai đoạn và theo kịch bản phát thải. Lượng
mưa trung bình năm ở khu vực tỉnh An Giang trong các kịch bản có xu thế thấp ở
vùng nằm sau trong nội địa. Từ năm 2020 đến 2100, lượng mưa tăng dần về phía
đất liền.
Bảng 6: Lượng mưa trung bình (mm) qua các kịch bản
ở khu vực tỉnh An Giang
Lượng mưa trung bình (mm) qua các kịch bản
2020 2030 2050 2070
B1 1500.2 1506.9 1522 1535
B2 1502.2 1510.4 1528 1544.5
A1F1 1501.5 1512.5 1545.1 1584.2
Bảng 7. Thay đổi (%) của lượng mưa trong 4 giai đoạn so với giai đoạn nền (1990)

trong kịch bản phát thải B1
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
12-02 -1.9 -2.5 -3.2 -3.9 -4.6 -5.2 -5.7 -6.1 -6.3
03-05 -1 -1.3 -1.7 -2 -2.4 -2.7 -3 -3.1 -3.3
06-08 2.6 3.5 4.4 5.4 6.3 7.2 7.8 8.3 8.7
09-11 1.4 1.8 2.3 2.8 3.4 3.8 4.2 4.4 4.6
Bảng 8. Thay đổi (%) của lượng mưa trong 4 giai đoạn so với giai đoạn nền (1990)
trong kịch bản phát thải B2
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
12-02 -2.1 -2.9 -3.7 -4.5 -5.4 -6.2 -7.1 -7.9 -8.7
03-05 -1.1 -1.5 -1.9 -2.3 -2.8 -3.2 -3.6 -4.1 -4.5
06-08 2.9 3.9 5.1 6.2 7.3 8.5 9.7 10.8 12
09-11 1.5 2.1 2.7 3.3 3.9 4.5 5.1 5.7 6.3
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
12-02 -2 -3.1 -4.5 -6.3 -8.3 -10.2 -12 -13.4 -14.8
03-05 -1 -1.6 -2.3 -3.2 -4.3 -5.3 -6.2 -7 -7.6
06-08 2.8 4.2 6.1 8.6 11.3 14 16.4 18.4 20.3
09-11 1.5 2.2 3.2 4.5 6 7.4 8.7 9.8 10.8
Bảng 9.Thay đổi (%) của lượng mưa trong 4 giai đoạn so với giai đoạn nền (1990)
trong kịch bản phát thải A1FI
Lượng mưa trung bình theo mùa ở các giai đoạn 12-02 và 03-05 có xu
hướng giảm dần so với giai đoạn nền (1990) quá các năm. Ngược lại, lượng mua
trùng bình theo mùa ở các giai đoạn 06-08 và 09-11 có xu hướng tăng dần so với
giai đoạn nền qua các năm.
Hình 15: Phân bố mưa trung bình năm vào năm 2020 theo kịch bản phát thải B1
Hình 16: Phân bố mưa trung bình năm vào năm 2030 theo kịch bản phát thải B1
Hình 17: Phân bố mưa trung bình năm vào năm 2050 theo kịch bản phát thải B1
Hình 18: Phân bố mưa trung bình năm vào năm 2070 theo kịch bản phát thải B1
Hình 19: Phân bố mưa trung bình năm vào năm 2020 theo kịch bản phát thải B2

×