Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

HIỆU TRƯỞNG QUẢN lý CÔNG tác dạy và học TRƯỜNG TIỂU học TRÀM CHIM 3 TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.06 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

VÕ VĂN LỘC

HIỆU TRƯỞNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC DẠY VÀ HỌC
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÀM CHIM 3 - TỈNH ĐỒNG
THÁP

Ngành đào tạo :Cán bộ quản lý giáo dục
Trình độ đào tạo : Bồi dưỡng

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CUỐI KHÓA

ĐỒNG THÁP NĂM 2010

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

1


VÕ VĂN LỘC

HIỆU TRƯỞNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC DẠY VÀ HỌC
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÀM CHIM 3 - TỈNH ĐỒNG
THÁP

Ngành đào tạo :Cán bộ quản lý giáo dục
Trình độ đào tạo : Bồi dưỡng


TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CUỐI KHÓA

Người hướng dẫn:
ThS. PHẠM MINH GIẢN

ĐỒNG THÁP NĂM 2010

2


LỜI CAM ĐOAN
------------------Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả và số liệu nghiên cứu trong luận văn trung thực, được các tác giả
cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
Tác giả luận văn
Võ Văn Lộc

3


LỜI CẢM ƠN
--------------------

Trong quá trình học tập tại trường Đại học Đồng Tháp và quachuyến
đi học tập kinh nghiệmthực tế ở tỉnh Kiên Giang, liên hệ tình hình thực
tế của trường Tiểu học Tràm Chim 3, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp,
đã giúp cho tơi có thêm hiểu biết sâu sắc hơn về công tác quản lý của
Hiệu trưởng đối với hoạt động Dạy và học của nhà trường.
Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn sâu sắc, đến Ban Giám hiệu cùng

q thầy cơ giảng viên trường Đại học Đồng Tháp, đã truyền đạt cho tơi
những kiến thức q báo, bổ ích trong suốt thời gian theo học tập tại
trường. Đặc biệt là Thầy Phạm Minh Giản đã tận tình hướng dẫn cho
tơi thực hiện luận văn tốt nghiệp này đúng thời gian qui định.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, q thầy cơ trường Đại
học Đồng Tháp đã tạo mọi điều thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập tại trường.

4


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................2
1.Lý do chọn đề tài..........................................................................2
2.Khách thể và đối tượng nghiên cứu.............................................4
3.Giới hạn và phạm vi nghiên cứu..................................................4
4.Mục đích nghiên cứu....................................................................4
5.Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................5
6.Giả thiết khoa học của đề tài........................................................5
7.Phương pháp nghiên cứu..............................................................5
8.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.........................................6
PHẦN NỘI DUNG...........................................................................10
Chương I : Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu............................10
1. Lược sử vấn đề, quan điểm, nhận xét tầm quan trọng
của đề tài....................................................................................10
2. Tầm quan trọng của việc quản lý Dạy và học.............................10
3. Nhiệm vụ cụ thể của đề tài..........................................................13
Chương II: Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu.......................17
1. Đặc điểm tình hình..................................................................... 17

1.1- Thuận lợi ………………………………………………….. 17
1.2- Khó khăn ………………………………………………….. 19
2. Các công việc đã làm của Ban giám hiệu từ đầu năm học..........16
Chương III : Giải pháp-Các kết quả nghiên cứu..........................24
1. Nhiệm vụ quản lý hoạt động Dạy................................................24
2. Quản lý hoạt động học của học sinh............................................35
3. Giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ học tập của học sinh..........36
4. Mọi hoạt động lao động đều phải tính đến hiệu quả ..................37
5. Về phía giáo viên.........................................................................39

5


6. Về phía học sinh..........................................................................39
7. Chất lượng đạo đức - hoạt động ngoài giờ lên lớp.....................40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................45
1. Những việc mà Hiệu trưởng cần thực hiện.................................45
2. Kết luận ……..………………………………………………….46
3. Những kiến nghị..........................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................50

PHẦN MỞ ĐÀU
1. Lí do chọn đề tài
Trong công tác quản lý của Hiệu trưởng về hoạt động Dạy và học
trong nhà trường là hết sức quan trọng, nó quyết định đến chất lượng và
hiệu quả đào tạo của nhà trường.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã khẳng định:
“Trong công cuộc công nghiệp hố-hiện đại hố đất nước những
chính sách, giải pháp đúng trong phát triển giáo dục và đào tạo phải
hướng tới hình thành một nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự

nghiệp cơng nghiệp hóa -hiện đại hố trong thời đại ngày nay. Đó là
một nguồn nhân lực bao gồm những người có đức, có tài, ham học hỏi,
thơng minh sáng tạo, làm việc quên mình vì nền độc lập và sự phồn vinh
của Tổ quốc, được chuẩn bị tốt kiến thức văn hoá, được đào tạo thành
thạo về kĩ năng nghề nghiệp, về năng lực quản lí sản xuất kinh doanh,
điều hành vĩ mơ kinh tế và tồn xã hội, có trình độ khoa học kĩ thuật
vươn lên ngang tầm thế giới”.
Như chúng ta đã biết nhiệm vụ giáo dục trẻ em được cả xã hội quan
tâm nhưng quan trọng hơn cả vẫn là nhà trường. Đặc biệt là trường tiểu
học là nơi kết tinh trình độ văn minh của xã hội trong công tác giáo dục

6


trẻ em. Trường tiểu học chân chính khơng chỉ là nơi trẻ tiếp thu kiến
thức khoa học mà còn là nơi giáo dục các em trở thành người có ích cho
xã hội. Vì vậy, trẻ em phải được giáo dục toàn diện. Bác Hồ người thầy
vĩ đại của ngành giáo dục có nói: “Người có đức mà khơng có tài làm
việc gì cũng khó. Người có tài mà khơng có đức là người vơ dụng”. Như
vậy trường tiểu học có nhiệm vụ dạy trẻ về tri thức khoa học và phẩm
chất đạo đức là hai nhiệm vụ song song không thể thiếu được.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định :
“Về giáo dục và đào tạo, chúng ta phấn đấu để lĩnh vực này cùng
với khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu thơng qua
việc đổi mới tồn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam. Những biện pháp cụ
thể là : đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học theo
hướng "chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hố". Phát huy trí sáng tạo, khả
năng vận dụng, thực hành của người học. Đề cao trách nhiệm của gia
đình, nhà trường và xã hội. Chuyển dần mơ hình giáo dục hiện nay sang

mơ hình giáo dục mở - mơ hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt
đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học. Phát triển
giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và hệ thống hướng nghiệp, dạy
nghề. Đổi mới hệ thống giáo dục đại học và sau đại học; gắn đào tạo,
nghiên cứu khoa học công nghệ với sử dụng, trực tiếp phục vụ chuyển
đổi cơ cấu lao động. Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục; thực hiện phân
cấp, tạo động lực và sự chủ động của các cơ sở, các chủ thể tiến hành
giáo dục. Nhà nước tăng đầu tư tập trung cho các mục tiêu ưu tiên, các
chương trình quốc gia phát triển giáo dục, hỗ trợ các vùng đồng bào
dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; thực hiện miễn

7


giảm việc đóng góp và cấp học bổng cho học sinh nghèo, các đối tượng
chính sách, học sinh giỏi.”
- Trường Tiểu học Tràm Chim 3 vừa được chia tách ra từ trường
Tiểu học Tràm Chim 1, lấy hai điểm lẻ của tuyến dân cư khóm. 3, cụm
dân cư , khóm 5, được thành lập từ này 06 tháng 11 năm 2009 nên cần
có sự chú tâm của người Hiệu trưởng trong công tác. quản lý, chỉ đạo :
“Dạy tốt-học tốt để giữ vững chất lượng năm sau cao hơn năm trước.”
Vậy là từ trước đến nay, Hiệu trưởng quản lý tốt hoạt động Dạy và
học của nhà trường và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là vấn đề quan trọng,
có vị trí chiến lược lâu dài. Ngày nay trong đời sống công nghệ và khoa
học phát triển, những người làm cơng tác quản lí giáo dục, chúng tơi
hiểu một cách sâu sắc hơn ai hết về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt
động dạy và học viên trong sự nghiệp giáo dục nói chung và trong sự tồn
tại và phát triển của trường mình nói riêng. Vì vậy, việc quản lý hoạt
động dạy và học của Hiệu trưởng trong nhà trường là nhiệm vụ quan
trọng nhất. Chính vì thế, tôi quyết tâm chọn đề tài :

“Hiệu trưởng quản lý hoạt động Dạy và học ở trường Tiểu học
Tràm Chim 3, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp “.
2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu :
- Hiệu quả quản lý hoạt động dạy và học của trường Tiểu học
Tràm Chim 3.
- Giáo viên,học sinh và phụ huynh học sinh trong phạm vi quản lý
của nhà trường.
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu :

8


Vì điều kiện thời gian khơng cho phép nên đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu truyền thống dạy tốt và học tốt của trường Tiểu học Tràm
Chim 3.
4. Mục đích nghiên cứu :
Trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ lý luận và thực tiễn của đề tài, từ
đó đề xuất các giải pháp giáo dục học sinh của giáo viêntrường Tiểu học
Tràm Chim 3, theo hướng tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
của nhà trường đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của các biện pháp quản lí,
cơng tác chỉ đạo, kiểm tra hoạt động dạy và học trong phạm vi trường
Tiểu học Tràm Chỉm 3, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
- Tìm hiểu thực trạng của nhà trường về cơng tác quản lý của năm
qua khi trường chưa tách là trường Tiểu học Tràm Chim 1 Áp dụng các
biện pháp quản lí vào việc dạy và học ở trường có truyền thống dạy tốt
và học tốt của trường Tiểu học Tràm Chim 3.
- Đề xuất một số ý kiến góp phần nâng cao hiệu quả quản lí việc
dạy và học. của trường Tiểu học Tràm Chim 3

6. Giả thiết khoa học của đề tài :
Tìm hiểu cơng tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động Dạy và học
của nhà trường
Nếu sử dụng tốt các biện pháp quản lí dạy và học của đề tài nghiên
cứu sẽ góp phần giữ vững được truyền thống Dạy tốt và học tốt thành
công từ đó nâng cao chất lượng giáo dục của trường Tiểu học Tràm

9


Chim 3, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp và phát huy hơn nữa trong
những năm tiếp theo.
7. Phương pháp nghiên cứu :
7. 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan tới việc
quản lý dạy và học. mà tôi đã được Thầy cô trường Đại học Đồng Tháp
truyền thụ qua lớp cán bộ quản lý giáo dục Tiểu học, tài liệu tham khảo
và các ý kiến của các bạn đồng nghiệp.
7. 2. Phương pháp điều tra:
+ Điều tra về giáo viên.
+ Điều tra về học sinh.
+ Điều tra về phụ huynh.
+ Dựa vào kết quả giảng dạy và học tập của năm trước đề ra kế
hoạch cho năm học này.
7. 3. Phương pháp thực nghiệm:
Áp dụng những lý luận về quản lý dạy và học vào việc quản lý dạy
và học của giáo viên và học sinh trường Tiểu học Tràm Chim 3, huyện
Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. .
7. 4. Phương pháp quan sát:
Dự giờ dạy của giáo viên và kiểm tra chất lượng học tập của học

sinh qua các bài kiểm tra.
7. 5. Phương pháp thống kê toán học:
Nhằm xử lý các số liệu và kết quả thu được trong quá trình nghiên
cứu.

10


8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài :
- Thực hiện được các yêu cầu về thực hiện chương trình dạy học,
bài soạn, giảng bài, thăm lớp dự giờ, sinh hoạt tổ chuyên môn, sử dụng
đồ dùng dạy học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Thực hiện tốt kế hoạch tổ chức kiểm tra, giúp đội ngũ cán bộ,
giáo viên, nhân viên nâng cao tay nghề, hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhằm
nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường
- Công tác quản lý hoạt động dạy và học của trường từng bước đi
vào nề nếp ổn định .
Tham khảo vài nghiên cứu của Thế giới đối với người quản
lý trong nhà trường (Hiệu trưởng)
Đảm bảo chất lượng giáo dục phải là một trong những quan tâm hàng
đầu của người làm quản lý giáo dục, trong đó có giáo dục Tiểu học. Sau
đây là một vài ví dụ về vai trị và trách nhiệm mà một người Hiệu trưởng
trường Tiểu học phải thực hiện:
- Hiệu trưởng phải hiểu được tầm quan trọng của công tác đảm
bảo chất lượng giáo dục trong nhà trường;
- Hiệu trưởng cần kết nối các hoạt động đảm bảo chất lượng giáo
dục với mục đích, mục tiêu giáo dục đã được đề ra cho nhà trường và
chiến lược, các kế hoạch hành động để thực hiện các mục đích, mục tiêu
đó. Khuynh hướng hiện nay trên thế giới là người quản lý chuyển đổi từ
việc kiểm soát chặt chẽ đầu vào sang việc cố gắng phấn đấu để đạt được

những mục tiêu giáo dục ở đầu ra. Điều đó cũng dễ hiểu vì ở các nước,
giáo dục Tiểu học cũng là giáo dục bắt buộc, vì vậy việc hạn chế đầu vào
là khơng có. Tuy nhiên, để đầu ra đạt chất lượng, cần phải có nhiều nỗ

11


lực và kế hoạch để đảm bảo là các em khi ra khỏi trường phải có được
các kiến thức và kỹ năng cơ bản, cần thiết để tiếp tục học lên.
- Hiệu trưởng cần phải thấy rõ vấn đề chất lượng giáo viên là một
trong những vấn đề cốt lõi của công tác đảm bảo chất lượng học tập.
- Hiệu trưởng cần phải có phong cách lãnh đạo, cỗ vũ học tập, tạo
điều kiện cho tính hợp tác trong cơ quan phát triển, khuyến khích sự đa
dạng, ủng hộ sử dụng công nghệ, thực hiện cơ chế tự chịu trách nhiệm,
phát triển việc giảng dạy theo cách hướng dẫn, và chủ trương ủng hộ các
gương làm việc tốt.
- Việc quyết định nội dung gì thích hợp cho học sinh Tiểu học
khơng phải lúc nào cũng dễ. Chương trình kiểm tra hiện nay thường điều
khiển việc lựa chọn nội dung. “Dạy học để kiểm tra” đã trở thành hiện
tượng chung của nhiều lớp học.
- Đánh giá, chương trình, là một giai đoạn quan trọng. Tính chịu
trách nhiệm của các nhà lãnh đạo nhà trường về việc thực hiện của mình
phải khuyến khích họ trở nên cả hiệu quả lẫn năng lực trong việc phát
triển chất lượng các chương trình trong nhà trường. Các tiêu chí lịch sử
dùng cho chất lượng chương trình, cộng với nghiên cứu giáo dục có cơ
sở, sẽ hướng dẫn các nhà lãnh đạo chương trình trong các đánh giá của
họ về chương trình đào tạo nhà trường.
- Qua tham khảo, nghiên cứu các ý kiến trên của thế giới, tôi nhận
thấy Hiệu trưởng chỉ đạo, quản lý việc thực hiện chương trình nghiêm
túc sẽ mang lại hiệu quả cao trong quản lý hoạt động Dạy và học của nhà

trường.
. Hoạt động giáo dục ở tiểu học là một q trình tổ chức hoạt động
phức tạp. Nó bao gồm tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ

12


quan. Sự hình thành nhân cách của học sinh khơng thể tách rời sự tham
gia các hoạt động ngoại khoá, các hoạt động xã hội. Tuy vậy nổi bât lên
tất cả vẫn là hai hoạt động chính của nhà trường:Hoạt động dạy của thầy
và hoạt động học của trị. Nó là cơ sở của các hoạt động giáo dục khác
của nhà trường.
- Hiệu trưởng phải chuyên tâm, say sưa trong công việc quản lý
các hoạt động này để đạt tới hiệu quả cao nhất. Muốn vậy đòi hỏi người
quản lý phải khơng ngừng học hỏi và rèn luyện.
- Để có được môi trường giáo dục tốt, việc phối hợp 3 mơi trường:
Gia đình - Nhà trường - Xã hội là yếu tố khơng thể thiếu;trong đó, cơng
tác xã hội hóa giáo dục là đặc biệt quan trọng. Được sự hỗ trợ của Ban
đại diện cha mẹ học sinh, công tác xã hội hóa giáo dục của Nhà trường
trong những năm qua thật sự nổi bật. bên cạnh việc truyền thụ kiến thức,
nhà trường cịn phối hợp với Phịng giao thơng huyện Tam Nông để
tham khảo, mượn biển báo giao thông để thực hiện giảng dạy chương
trình an tồn giao thơng thực hiện trong tháng đầu năm học cho học
sinh;thường xuyên lồng ghép ý thức giữ gìn vệ sinh mơi trường trong
các tiết học, tổ chức những buổi nói chuyện chuyên đề nhân những ngày
lễ lớn trong năm… Đặc biệt, hiện nay nhà trường thực hiện phong
trào :”Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tạo mơi trường
thân thiện và Xanh - Sạch - Đẹp. Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên
ln ý thức trong việc bố trí và sử dụng thật khoa học, đảm bảo sử dụng
hết công năng phục vụ tốt cho hoạt động giáo dục, thực hiện tốt công tác

đổi mới phương pháp giảng dạy tạo quan hệ thân thiện giữa thầy và trò.

13


PHẦN NỘI DUNG
Chương I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Lược sử vấn đề, quan điểm, nhận xét tầm quan trọng của đề tài:
“Hiệu trưởng quản lý hoạt động Dạy và học”
Tuổi thiếu niên ngày nay không thể thiếu một trình độ văn hố
phổ thơng được lĩnh hội từ nhà trường. Hoạt động dạy và học ở trường
đem lại cho tuổi thiếu niên một vốn văn hoá tuy chưa phải là đủ cho
cuộc đời nhưng tương đối hoàn chỉnh, có hệ thống và cơ bản, là cơ sở
ban đầu rất quan trọng hình thành nhân cách học sinh, để từ đó các em
lao động và tiếp tục học tập sau này.
Trẻ em được trở thành “Con người ”chỉ nhờ có giáo dục
(Komenski). Nếu khơng được học và dạy bảo, con người sẽ sống như
hoang thú, mọi hành động sẽ mang tính bản năng.
Trong phạm trù giáo dục thì giáo dục trí tuệ là khâu quan trọng
nhất. Nó bao gồm việc tiếp thu tri thức và hình thành thế giới quan khoa
học, phát triển các năng lực nhận thức và sáng tạo. Để có được điều đó,
các em phải được đến trường để học. “Trong nhà trường, hoạt động dạy

14


và học là con đường quan trọng nhất để giáo dục trí tuệ ” ( Xu Khơm
Lin Ski ).
Bia Văn Miếu Quốc Tử Giám đã khắc:

“ Các bậc hiền nhân tài giỏi là yếu tố cốt tử đối với một chính thể.
Khi yếu tố này dồi dào thì đất nước tăng tiến mạnh mẽ và phồn thịnh.
Khi yếu tố này kém thì quyền lợi đất nước bị suy giảm… Những người
giỏi, có học thức là một sức mạnh đặc biệt quan trọng đối với đất
nước”.
- Trường Tiểu học Tràm Chim 3 mới được thành lập và tách ra từ
trường Tiểu học Tràm Chim 1 từ năm học 2009-2010 nhiệm vụ quản lý
hoạt động Dạy và học hết sức quan trọng , nhằm củng cố và nâng cao
chất lượng giáo dục của trường.
2. Tầm quan trọng của việc quản lý Dạy và học:
2.1. Nhiệm vụ của hoạt động dạy và học ở trường tiểu học Tiểu học
Tràm Chim 3 , là làm cho học sinh nắm vững tri thức khoa học một cách
có hệ thống, cơ bản, có những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong học tập,
trong lao động và trong cuộc sống của trẻ.
2.2. Trong những kĩ năng cần được rèn luyện cho học sinh thì quan
trọng nhất là làm cho học sinh có được kĩ năng học tâp để thực hiện
“Hình thành hoạt động học tập” Là hoạt động chủ đạo của các em trong
thời kỳ ở bậc Tiểu học. .
2.3. Phát triển trí tuệ học sinh trong quá trình nắm tri thức, trước hết
là phát triển tư duy độc lập sáng tạo, hình thành năng lực nhận thức và
hoạt động của học sinh. Ở học sinh Tiểu học, trí tưởng tượng rất phong
phú nhưng trình độ chuẩn bị sẵn sàng về mặt trí tuệ ( hoạt động tư duy)
cho học tập chưa phát triển đến mức cần thiết. Cho nên dạy học chẳng

15


những phải phát triển trí tưởng tượng của các em mà còn phải rèn luyện
các thao tác tư duy để phát triển năng lực nhận thức, năng lực hoạt động
khoa học, sáng tạo.

2.4. Dạy kiến thức văn hóa phải đi đơi với sự hình thành ở học sinh
thế giới quan khoa học, lòng yêu quê hương, yêu Tổ quốc và chủ nghĩa
xã hội… Những phẩm chất này phải trở thành động cơ, mục đích học tập
của học sinh trong nhà trường và định hướng hoạt động của học sinh
trong cuộc đời.
2.5. Những nhiệm vụ dạy và học nói trên được thực hiện đồng thời và
thống nhất với nhau trong quá trình dạy hoc. “ Quá trình dạy và học là
tập hợp những hành động liên tiếp của giáo viên và học sinh, được giáo
viên hướng dẫn. Những hành động này nhằm làm cho học sinh tự giác
nắm vững hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ sảo và trong quá trình đó, phát
triển được năng lực nhận thức, nắm được các yếu tố của văn hố, lao
động trí óc và chân tay, hình thành những cơ sở của thế giới quan và
hành vi cộng sản chủ nghĩa ”. ( ÊxiPôp )
2.6. Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trị là hai hoạt động
trung tâm của một q trình dạy học và là hai hoạt động mang tính chất
khác nhau. Song thống nhất với nhau trong mối quan hệ qua lại giữa
thầy và trò, dạy và học cùng lúc diễn ra trong những điều kiện vật chất kĩ thuật nhất định.
2.7. Nếu xét quá trình dạy và học như là một hệ thống thì trong đó
quan hệ giữa hoạt động dạy của thầy với hoạt động học của trò thực chất
là mối quan hệ điều khiển. Với tác động sư phạm của mình, thầy tổ chức,
điều khiển hoạt động học tập của trò. Điều khiển hoạt động dạy và học
của hiệu trưởng chủ yếu tập trung vào hoạt động dạy của thầy và là trực

16


tiếp với thầy, gián tiếp với trị;Thơng qua hoạt động dạy của thầy, quản
lý hoạt động học của trị.
Tính ưu việt của một mơ hình học tập mới kinh nghiệm
của Thầy Nguyễn Hữu Tâm-Hiệu trưởng trường Tiểu học Đống Đa :

- Những kinh nghiệm q báu về mơ hình giáo dục theo tiêu chí
“Mơi trường học tập bạn hữu” đã được thầy Hiệu trưởng Nguyễn Hữu
Tâm, Trường Tiểu học bán công Đống Đa, quận 4, chia sẻ với các đồng
nghiệp và các tổ chức Cứu trợ Trẻ em Anh, Bỉ và UNICEF tại diễn đàn
“Môi trường học tập bạn hữu” do Bộ Bộ Giáo dục và đào tạo phối hợp
với UNICEF, Tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh, Bỉ và Ngân hàng Thế giới
(WB) tổ chức vào ngày 21/8, tại Hà Nội.
- Theo thầy Tâm, sau một thời gian triển khai thí điểm mơ hình
này, chất lượng dạy và học của trường thầy được nâng cao hẳn. Các em
học sinh thường xuyên được vui chơi, tham gia các phong trào giải trí
lành mạnh cũng như các cuộc hội thảo mà nhà trường tổ chức. Khác với
cách làm thông thường, trong mỗi lần tổ chức vui chơi cho các em bằng
các hình thức: chợ thơn q, vui chơi thể thao cùng nhiều hoạt động giải
trí khác, trường đều khuyến khích các em tự sáng tạo các vật dụng liên
quan, chủ động chơi theo phong cách và mong muốn riêng của trẻ.
Những lúc như vậy, người lớn, thầy cơ chỉ đóng vai trị bảo vệ vịng
ngồi chứ khơng trực tiếp “cầm tay chỉ việc” cho các em. Cách làm này
đã tạo cho trẻ sự thoải mái, yên tâm để phát huy được tất cả các khả
năng sáng tạo cũng như ý tưởng của mình. Ở đó, chúng khơng cảm thấy
khiên cưỡng, gị bó, phải làm theo ý muốn và yêu cầu của người lớn.
- Cũng theo thầy Tâm, khi triển khai theo mơ hình thí điểm này,
các lớp học khơng phải ngồi theo cách thơng thường: em ngồi sau phải
nhìn lưng em trước mà bàn học được thiết kế theo nhiều tư thế, kiểu

17


dáng, miễn là giúp các em có được cảm giác thoải mái, thân thiện để
trao đổi kinh nghiệm học tập.
- Một trong những bí quyết đem lại hiệu quả cao trong chất lượng

học tập và đời sống tinh thần của các em mà trường đã đạt được là tăng
cường các cuộc đối thoại giữa học sinh với học sinh, học sinh với thầy
cơ, tất nhiên là có cả sự tham gia của nhiều phụ huynh và chính quyền
địa phương sở tại, dưới hình thức hội thảo. Tại đây, trường bố trí cho
từng nhóm hội ý riêng để tránh áp đặt, mất đi tính trung thực. Nhờ đó,
các em nhỏ đã tự tin, mạnh dạn nói lên tất cả khúc mắc cũng như mong
muốn của mình về học tập, về cách cư xử của bố mẹ, thầy cô.
- Theo “tiết lộ” của thầy Tâm, có rất nhiều ơng bố bà mẹ, khi
được mời lên phát biểu, giãi bày trong những cuộc hội thảo như thế, đã
hối hận đến nghẹn lời hoặc khóc nức nở vì cảm thấy mình đối xử với con
nhỏ thật vơ tâm, bất nhẫn.
- Ngồi những cuộc hội thảo định kỳ hàng tháng, trong những
ngày học bình thường, các em được phép vẽ màu trên giấy (tất cả do
nhà trường đài thọ) để thể nghiệm năng lực bằng mong muốn, ý tưởng
bất chợt của mình, sau đó được dán lên tường lớp học. Với những em
khơng thích vẽ, có thể viết lên những điều mình khơng hài lịng về bạn
bè, gia đình, cách rầy la nặng lời của cô giáo mỗi khi không làm xong
bài tập Nhờ sự “khuyến khích” này, các em đã khơng phải giữ trong
lịng mình những ấm ức, sự bực dọc có thể gây ảnh hưởng xấu đến học
tập. . .
Những băn khoăn, thắc mắc trong hội nghị
- Đa số đại biểu tham dự hội nghị đều tán thưởng mơ hình và
những thành tựu đột phá mà trường Tiểu học bán công Đống Đa đã làm

18


được, mặc dù họ vẫn còn nhiều băn khoăn, thắc mắc. Một đại diện của
Oxfam Bỉ hỏi về kinh phí và thời gian để tổ chức tất cả các hoạt động
trên; đại diện của Tổ chức Cứu trợ trẻ em Mỹ thì thắc mắc về việc trong

một mơi trường học tập như thế, có chỗ nào dành cho trẻ em khuyết tật
và cách học này chỉ dành cho con em nhà giàu, khá giả hay đại trà?
- Giải đáp tất cả những băn khoăn nói trên, thầy Tâm cho biết:
kinh phí khơng phải là điều cần nhất trong khi thực hiện mơ hình học
tập bạn hữu mà là phương pháp thực hiện và sự kiên trì, nhẫn nại. Hiện
tại, mỗi tháng trường chúng tôi bỏ ra khoảng hai triệu đồng cho các
hoạt động vui chơi đó của trẻ em (mua màu, bút, tổ chức phiên chợ ).
Còn về thời gian, vì trường chỉ học chính khố vào buổi sáng nên các
hoạt động nói trên chủ yếu diễn ra vào buổi chiều (học ngoại khoá)
hoặc trong các ngày nghỉ.
- Riêng về vấn đề trẻ khuyết tật, thầy Tâm thừa nhận: ban đầu, khi
giới thiệu một số trẻ khuyết tật vào bất kỳ lớp học nào, các thầy cô giáo
cũng chối nguây nguẩy vì sợ ảnh hưởng đến thành tích thi đua, đến khi
nghe trường quả quyết là sẽ khơng tính các em vào thành tích của lớp,
họ mới chịu nhận. Về sau, tất cả đều làm rất tốt.
- Thán phục trước những thành tựu mà Trường Tiểu học bán công
Đống Đa đạt được, song nhiều đại biểu vẫn băn khoăn về việc, liệu mơ
hình học tập trên có hồn tồn thành cơng như mong đợi khi một lớp
học có tới hơn 50 học sinh? Về vấn đề này, ông Trịnh Quốc Thái Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo Dục & Đào tạo) thừa
nhận là “quá tải” và cho rằng, trường nên giảm tỷ lệ học sinh các lớp
xuống còn tối đa 35 em theo chỉ đạo của Bộ. Nếu khơng, sẽ rất khó đạt
được u cầu mà mục tiêu của mơ hình đề ra.

19


Qua những kinh nghiệm trên, Tôi mong rằng, với nhiều thành tựu
đáng nể chỉ sau một thời gian ngắn triển khai thí điểm “Mơi trường học
tập bạn hữu”, trong tương lai, mơ hình này sẽ được nhân rộng trong tất
cả các trường học của huyện Tam Nơng nói chung và trường Tiểu học

Tràm Chim 3 nói riêng, để các em học sinh chúng ta yên tâm hơn trong
học tập, đời sống và phát huy được hết mọi khả năng sáng tạo của mình.
3. Nhiệm vụ cụ thể của đề tài
Vấn đề quan trọng nhất, bao trùm nhất trong hoạt động của nhà
trường đó là hoạt động dạy và học. Với một trường vừa mới được thành
lập vào đầu năm học, thì việc quản lý hoạt động dạy và học càng cần
được chú trọng hơn để giữ vững thành tích hiện có và phát huy hơn nữa
truyền thống tốt đẹp của nhà trường. Vì vậy, vấn đề cần nghiên cứu
trong đề tài của tôi là: “Hiệu trưởng quản lý hoạt động dạy và học
trường Tiểu học Tràm Chim 3, huyện Tam Nông tinh Đồng Tháp
nhằm giữ vững và phát huy những truyền thống dạy tốt và học tốt
để giữ vững chất lượng “.

20


Chương II :
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm tình hình
1. 1. Thuận lợi
- Trường Tiểu học Tràm Chim 3, nằm trên địa bàn tuyến dân cư
khóm 3Tràm Chim-Thanh Bình và cụm dân cư khóm 5 thị trấn Tràm
Chim là trung tâm kinh tế văn hóa, xã hội của huyện Tam Nơng có khu
du lịch Vườn Quốc Gia Tràm Chim, khu công nghiệp chế biến thủy sản
Hoàng Long, thúc đẩy dịch vụ du lịch, thương mại phát triển, đời sống
người dân tạm ổn định.
BÁNG 1 -Thống kê tình hình học sinh năm học 2009-2010 :
KHỐI
Một
Hai

Ba
Bốn
Năm

SỐ LỚP
03
02
02
02
02

SỐ HS/NỮ
83/35
58/28
33/18
58/26
46/19

Tổng cộng

11

278/126

21


- Tổng số Cán bộ, giáo viên và nhân viên là 17/9 nữ. Trong đó:
+ Cán bộ quản lý : 02 người
+ Giáo viên là 11 người

+ Chuyên trách phổ cập giáo dục Tiểu học : 01 người
+ Chuyên trách Thư viện và Thiết bị : 01 người
+ Chuyên trách Kế toán và Văn thư : 01 người
+ Chuyên trách Y tế học đường và Thủ quỹ : 01 người.
- Trình độ chun mơn :
+ Đại học : 08 người
+ Cao đẳng : 04 người
+ Trung học sư phạm : 02 người
+ Trung cấp khác : 02 người
+ Chưa qua đào tạo chuyên môn: 01 người
- Học sinh ngoan, chăm học, có ý thức kỉ luật tốt “ Kính thầy, u
bạn”. Nhiều phụ huynh có trình độ và đặc biệt rất quan tâm đến việc học
tập của con em mình.
- Nhiều đồng chí giáo viên có tuổi nghề cao, độ tuổi trung bình
của giáo viên là 30 tuổi. Các đồng chí đó có rất nhiều kinh nghiệm giảng
day, cơng tác chủ nhiệm và quan hệ với phụ huynh. Còn một số đồng chí
giáo viên trẻ mới ra trường rất nhiệt tình với cơng việc được giao, u
nghề mến trẻ.
- Hầu hết các đồng chí giáo viên nhận thức rõ vai trị, vị trí, trách
nhiệm của mình đối với nghề nghiệp và các công việc được giao.

22


- Ngồi cơng tác chủ nhiệm một lớp, một số các đồng chí giáo
viên sẵn sàng nhận thêm các cơng tác như cơng đồn, thanh tra, khối
trưởng chun mơn… Khi được Hiệu trưởng phân công.
- Trường luôn nhận được sự chỉ đạo chuyên môn của Sở Giáo dục
và đào tạo Đồng Tháp và Phòng Giáo dục và đào tạo Tam Nơng.
Bên cạnh đó, trường cịn nhận được sự động viên và hỗ trợ kịp thời của

Đảng uỷ và UBND thị trấn Tràm Chim và ban đại diện cha mẹ học sinh
của nhà trường.
1.2. Khó Khăn
Bên cạnh những thuận lợi là cơ bản trường cũng cịn gặp một số
khó khăn:
- Trường Tiểu học Tràm Chim 3 có hai điểm trường Tuyến dân cư
khóm 3 và Cụm dân cư khóm 5, thị trấn Tràm Chim.
- Còn một số học sinh học tập chưa ngoan cịn học yếu, chậm tiến
bộ và có 01 em học sinh khiếm thính học hịa nhập giáo viên giảng dạy
chưa qua tập huấn chuyên môn dạy lớp học hịa nhập.
- Trường chưa có các phịng chức năng và điểm lẻ chưa có hàng
rào.
- Đội ngũ giáo viên của trường có nhiều đồng chí cao tuổi nên
chưa theo kịp với việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Giáo viên trẻ
mới ra trường thiếu kinh nghiệm trong nghề.
- Còn một số học sinh chưa thật chăm học, một bộ phận phụ
huynh do mãi lo làm ăn nên chưa quan tâm đến việc học của con cái, cịn
khốn trắng cho nhà trường.
2. Các công việc đã làm của Hiệu trưởng từ đầu năm học:

23


2.1. Về học sinh:
Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng đã tổ chức điều tra cơ bản,
nắm vững tình hình học sinh về mọi mặt: Sĩ số, học lực, hạnh kiểm, hoàn
cảnh…
BẢNG 2 -Thống kê về số lượng, chất lượng học sinh đầu năm
học 2009-2010 như sau:


T/Số

Giới tính
Nam

Nữ

Phổ cập
Đúng

Học lực năm trước

P/cập

Giỏi

Khá

T/B

T/P xã hội

Yếu

279

153

126


195

84

65

85

91

48

Nông

bộ

tuổi

Cán

dân

25 %

75 %

2.2. Về giáo viên:
BẢNG 3 - Thống kê về số lượng, trình độ chun mơn của giáo
viên năm học 2008-2009 :
T/số


Nữ

Độ tuổi

Trình độ đào tạo

20-

5

40-

59-

29

11

3039

49

60

2

7

2


TC

01



1

3

ĐH

Chuyên mơn

7

Tốt

7

Khá

TB

4

0

2.2.1. Hồn cảnh gia đình:

- Phần lớn các đồng chí giáo viên của trường có đời sống đảm bảo,
có mức thu nhập ổn định, n tâm cơng tác. Có 1 đồng chí hồn cảnh

24


khó khăn, chưa có nhà riêng phải ở nhờ nhà công vụ của trường Tiểu học
Tràm Chim 2.
2. 2. 2. Đạo đức và sở trường của giáo viên:
Nhìn chung các đồng chí giáo viên u nghề mến trẻ, n tâm
cơng tác. Ln có ý thức phấn đấu học tập để nâng cao trình độ chun
mơn, nghiệp vụ và nâng cao chất lượng trong giảng dạy và chủ nhiệm.
Các đồng chí lâu năm có nhiều kinh nghiệm về giảng dạy và quản lí học
sinh. Giáo viên trẻ nhiệt tình cơng tác, có trình độ kiến thức cơ bản cao,
biết ngoại ngữ, vi tính, rất nhạy bén với việc đổi mới phương pháp dạy
học, sẵn sàng nhận bất cứ cơng việc gì mà nhà trường phân cơng. Tập
thể giáo viên đồn kết nhất trí, thương u, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi
hồn cảnh và giáo viên coi trường như một tổ ấm.
Trên cơ sở nắm vững về hoàn cảnh kinh tế, sở trưởng và đạo đức
của từng giáo viên trong trường, Hiệu trưởng đã phân cơng, giao việc
cho từng đồng chí một cách hợp lí.
Ví dụ: Đối với các đồng chí có chun mơn chắc, kinh nghiệm
giảng dạy lâu năm thì giao cho làm khối trưởng chun mơn. Đối với
đồng chí có khả năng thuyết phục mọi người, gương mẫu, được mọi
người tín nhiệm thì bầu làm chủ tịch Cơng đồn. Cịn các đồng chí chủ
nhiệm thì tùy vào khả năng chun mơn mà giao chủ nhiệm các khối lớp
2.2.3. Thành tích giảng dạy của giáo viên:
- Đánh giá xếp loại công chức cuối năm và chuẩn nghề nghiệp
Trong đó chia theo loại:
+ Xuất sắc:


11GV

Tỷ lệ : 100 %

+ Khá:

Không

25


×