Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

sử dụng độn lót nền chuồng lên men vi sinh vật trong chăn nuôi gà tàu vàng giai đoạn 6-10 tuần tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD






TRÂN HỮU LỢI





SỬ DỤNG ĐỘN LÓT NỀN CHUỒNG LÊN
MEN VI SINH VẬT TRONG CHĂN NUÔI GÀ
TÀU VÀNG GIAI ĐOẠN 6 ĐẾN 10 TUẦN
TUỔI









LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI – THÚ Y








2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SHƯD





TRẦN HỮU LỢI





SỬ DỤNG ĐỘN LÓT NỀN CHUỒNG LÊN
MEN VI SINH VẬT TRONG CHĂN NUÔI GÀ
TÀU VÀNG GIAI ĐOẠN 6 ĐẾN 10 TUẦN
TUỔI






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH CHĂN NUÔI – THÚ Y





CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. NGUYỄN THỊ HỒNG NHÂN





2013

CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG


Luận văn này với đề tựa là “Khảo sát đặc tính sinh trưởng của cây calliandra
calothyrsus tại thành phố Cần Thơ”, do sinh viên Trần Hữu Lợi thự hiện theo
sự hướng dẫn của Ts. Nguyễn Thị Hồng Nhân. Luận văn đã báo cáo và được
Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày…………………



Ủy viên Thư ký
(ký tên) (ký tên)









Phản biện 1 Phản biện 2
(ký tên) (ký tên)








Cán bộ hướng dẫn Chủ tịch Hội đồng
(ký tên) (ký tên)

LỜI CẢM ƠN

Con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ và anh chị em trong gia
đình đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc học tập.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô Nguyễn Thị Hồng Nhân, giáo
viên hướng dẫn, đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Nguyễn Thiết, người đã trực
tiếp hướng dẫn và giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn quý thầy cô Bộ môn Chăn nuôi và Bộ môn Thú Y đã tận tình
giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu.
Xin gửi lời cảm ơn đến các chú và các anh tại trại Hòa An đã tạo điều
kiện thuận lợi để tôi hoàn thành thí nghiệm.

Xin cảm ơn các bạn lớp CNTY K36 đã luôn ủng hộ, giúp đỡ và bên cạnh
tôi những lúc vui buồn, khó khăn trong những năm qua.
Cuối cùng, xin chúc quý thầy cô và các bạn nhiều súc khỏe và thành đạt.
Xin chân thành cảm ơn!

ii

TÓM TẮT

Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của trấu và trấu có chộn men vi sinh
(PALASA) làm độn lót chuồng để nuôi gà Tàu Vàng giai đoạn 6-10 tuần tuổi
nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng độn lót sinh học lên khả năng sinh
trưởng của gà. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 2 nghiệm
thức và 4 lần lặp lại. Đối tượng thí nghiệm gồm 160 gà Tàu Vàng. Các chỉ tiêu
theo dõi gồm khối lượng, tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, hệ số chuyển hóa thức
ăn của gà. Kết quả thí nghiệm được ghi nhận như sau:
Khối lượng gà thí nghiệm ở 2 nghiệm thức tăng theo tuần tuổi. Khối
lượng ở nghiệm thức TN cao hơn so với nghiệm thức ĐC. Khôi lượng trung
bình ở các nghiệm thức TN và ĐC lần lượt là 846,55 g/con; 795,74 g/con và
Tương tự, tăng trọng trung bình ở nghiệm thức TN (21,53 g/con/ngày) cao
hơn nghiệm thức ĐC (18.17 g/con/ngày)). Trong khi đó, tiêu tốn thức ăn trung
bình ở nghiệm thức TN(67,53 g/con/ngày) cao hơn nghiệm thức ĐC (62,55
g/con/ngày) .Ngược lại hệ số chuyển hóa thức ăn trung bình của nhiệm thức
TN thấp hơn nghiệm thức ĐC lần lược là 3,33g/con; 3,7 g/con.
Tóm lại, khối lượng, tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của ngiệm thức ĐC
đều cao hơn nghiệm thức TN ,tuy nhiên hệ số chuyển hóa thức ăn của nghiệm
thức TN lại thấp hơn nghiệm thức ĐC.













iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân và chưa
từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Các số
liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực.


Cán bộ hướng dẫn Tác giả luận văn


Ts. Nguyễn Thị Hồng Nhân Trần Hữu Lợi




















iv

MỤC LỤC
Trang
Lời cám ơn Error! Bookmark not defined.
Tóm tắt Error! Bookmark not defined.
Lời cam đoan Error! Bookmark not defined.
Mục lục Error! Bookmark not defined.
Danh mục bảng Error! Bookmark not defined.
Danh mục hình Error! Bookmark not defined.
Danh mục chữ viết tắt Error! Bookmark not defined.
Chương 1: Giới thiệu Error! Bookmark not defined.
Chương 2: Lược khảo tài liệu Error! Bookmark not defined.
2.1 Chế phẩm sinh học trong sử lý chất thải động vật Error! Bookmark not
defined.
2.2 Tình hình nguyên cứu sử dụng độn lót chuồng lên men trong chăn nuôi Error!
Bookmark not defined.

2.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước Error! Bookmark not defined.

2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước Error! Bookmark not defined.
2.3 Giống và công tác giống gia cầm Error! Bookmark not defined.
2.3.1 Nguồn gốc và sự thuần hóa gia cầm Error! Bookmark not defined.
2.4 Tình hình chăn nuôi gà Error! Bookmark not defined.
2.4.1 Tình hình chăn nuôi gà trên thế giới Error! Bookmark not defined.
2.4.2 Tình hình chăn nuôi gà ở Việt Nam Error! Bookmark not defined.
2.5 Giới thiệu về một số giống gà Việt Nam Error! Bookmark not defined.
2.5.1 Gà tàu vàng Error! Bookmark not defined.
2.5.2 Gà chọi (gà Nòi) Error! Bookmark not defined.
2.5.3 Giống gà Ri Error! Bookmark not defined.
2.5.4 Giống gà Đông Tảo Error! Bookmark not defined.
2.5.5 Giống gà Mía Error! Bookmark not defined.
2.4.5 Giống gà Hồ 20
2.6 Độn lót lên men vi sinh vật trong chăn nuôi Error! Bookmark not
defined.
v

Chương 3: Phương tiện và phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not
defined.
3.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nguyên cứu Error! Bookmark not
defined.
3.1.1 Đối tượng Error! Bookmark not defined.
3.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
3.1.3 Thức ăn Error! Bookmark not defined.
3.1.4 Dụng cụ thi nghiệm Error! Bookmark not defined.
3.2. Phương pháp thí nghiệm Error! Bookmark not defined.
3.2.1 Phương pháp làm đọn lót trên men vi sinh vật Error! Bookmark not
defined.
3.3 Các chỉ tiêu theo dõi Error! Bookmark not defined.
3.4 Phương pháp xử lý số liệu Error! Bookmark not defined.

Chương 4: Kết quả thảo luận Error! Bookmark not defined.
4.1 khối lượng bình quân của gà Tàu Vàng Error! Bookmark not defined.
4.2 Tăng trọng bình quân của gà Tàu Vàng Error! Bookmark not defined.
4.3 Tiêu tốn thức ăn Error! Bookmark not defined.
4.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn 29
Chương 5: Kết luận và đề nghị Error! Bookmark not defined.
5.1 Kết luận Error! Bookmark not defined.
5.2 Đề Nghị Error! Bookmark not defined.
Tài liệu tham khảo 32
Phụ chương 34





vi




DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Các nước có số lượng gà nhiều nhiều nhất thế giới năm 2010 (đơn
vị: 1.000 con) 13
Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng thức ăn thí nghiệm 23
Bảng 3.2: Bố trí thí nghiệm 24
Bảng 4.1: Khối lượng (BW) của gà Tàu Vàng qua các tuần tuổi, g/con 26
Bảng 4.2: Tăng trọng (WG) của gà Tàu Vàng qua các tuần tuổi, g/con/ngày 27
Bảng 4.3: Tiêu tốn thức ăn (FI) của gà Tàu Vàng qua các tuần tuổi, g/con 28
Bảng 4.4: Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của gà Tàu Vàng qua các tuần

tuổi, g/con 29















vii





DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Gà Tàu Vàng 15
Hình 2.2 Gà Nòi 16
Hình 2.3 Gà Đòn 16
Hình 2.4 Gà Ri 17
Hình 2.5 Đông Tảo 18
Hình 2.6 Gà Mía 19

Hình 2.7 Gà Hồ 20
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện khối lượng của gà Tàu Vàng qua các tuần tuổi 26
Hình 4.2: Biểu đồ Tăng trọng gà Tàu Vàng qua các tuần tuổi 27
Hình 4.3
:Biểu đồ thể hiện lượng tiêu tốn thức ăn của gà Tàu Vàng qua các
tuần tuổi 29
Hình 4.4: đồ hệ số chuyến hóa thức ăn của gà Tàu Vàng qua các tuần tuổi
30












trang
viii





DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

SHƯD: Sinh học ứng dụng
CFU:
EM:
P: Photpho
Ca: Canxi
TN: Thí nghiệm
ĐC: Đối chứng
BW: Khối lượng
WG: Tăng trọng
FI: Tiêu tốn thức ăn
FCR: Hệ số chuyển hóa thức ăn












ix





1


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

Chăn nuôi là một ngành truyền thống lâu đời tại Việt Nam, đặc biệt là
chăn nuôi gia cầm. Bên cạnh việc cung cấp nguồn protein cho con người, nó
còn tạo công ăn việc làm cho người dân. Ngoài những lợi ít mang lại trên vẩn
còn một vấn đề nan giải đó là ô nhiễm môi trường không khí và nước. Mức ô
nhiễm nước thải chăn nuôi gia cầm được xác định vượt quá giới hạn và tăng
dần theo quy mô nông hộ - gia trại - trang trại hàm lượng các khí độc tại các
khu vực có chăn nuôi được xác định gấp 11,2- 15 lần giới hạn cho phép và
tăng dần ở quy mô lớn. Độ nhiễm khuẩn không khí cũng cao dần theo quy mô
và vượt quá giới hạn từ 19,72 lần đến 25,2 lần.
Sự ô nhiễm tạo ra các vấn đề như mùi hôi, khí độc và ruôi muỗi trong
chuồng nuôi làm dể phát sinh dịch bệnh do đó làm tăng chi phí thuốc thú y,
con vật chậm lớn ,chất lượng sản phẩm kém hiệu quả kinh tế thấp và ảnh
hưởng đến sức khỏe con người (Drummon và cs, 1980, attar và brake,1988).
Một số biên phát truyền thống đã được sử dụng như: thu gom chất thải hàng
ngày, dọn rửa chuồng, làm bể biogas hay ủ phân đã phần nào giải quyết được
vấn đề tuy nhiên vẩn còn một số vấn đề như: mất thời gian, chi phí mướn công
nhân ,tiền điên nước
Vì vậy để có thể xử lý tốt phân, chất thải chăn nuôi một cách triệt để, tạo
môi trường trong sạch thông thoáng giảm chi phí tiên thuê công nhân tiền điện
nước không phải thực hiên hằng ngày thì một trong những biện pháp hiêu quả
là sử dụng chế phẩm vi sinh vật để xử lý độn lót nền chuồng nuôi, nhằm làm
giảm mùi hôi thối, phân giải chất thải hằng ngày ngay tai chỗ.
Xuất pháp từ thực tế trên và được sự phân công của Bộ Môn Chăn Nuôi,
khoa Nông Nghiệp & SHƯD, trường Đại Học Cần Thơ chúng tôi thực hiện đề
tài: “sử dụng độn lót nền chuồng lên men vi sinh vật trong chăn nuôi gà
Tàu Vàng giai đoạn 6 đến 10 tuần tuổi” được thực hiện tại trại chăn nuôi
thực nghiệm khu Hòa An, trường đại học Cần Thơ.



2

CHƯƠNG 2:LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Chế phẩm sinh học trong sử lý chất thải động vật
Ngành công nghiệp chăn nuôi truyền thống đang phải đối mặt với một
vấn đề rất nan giải đó là gây ra sự ô nhiễm nghiêm trọng môi trường không
khí và nước. Sự ô nhiễm đã tạo ra mùi hôi, khí độc và ruồi muỗi trong chuồng
nuôi, dễ phát sinh dịch bệnh do đó làm tăng chi phí thuốc thú y, con vật chậm
lớn, chi phí thức ăn cao, chất lượng sản phẩm kém, hiệu quả kinh tế thấp và
ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Trong chăn nuôi gà, một số xử lý không
tốt nên khí NH
3
, H
2
S…thối độc phát tán, gây bệnh đường hô hấp cho gà đẻ
trứng, tỷ lệ đẻ giảm thấp một số cơ sở có môi trường nuôi dưỡng kém, tỷ lệ
mắc bệnh mãn tính cao, tỷ lệ chết suốt quá trình nuôi cao. Việc xử lý môi
trường ô nhiễm là vấn đề được cả thế giới quan tâm giải quyết, song vẫn chưa
có biện pháp nào được coi là lý tưởng. Lượng phân thải bằng 2,7 lần chất thải
rắn công nghiệp, nếu xử lý không tốt sẽ uy hiếp môi trường sinh thái và gây
nên những vấn đề xã hội nghiêm trọng. để xử lý ô nhiễm con người đã ứng
dụng khá nhiều biện pháp, kết hợp với sự thu gom chất thải hàng ngày thì các
biện pháp sinh học cũng đã được sử dụng rộng rãi để nhằm loại trừ mùi hôi và
khí độc của chuồng nuôi. đó là việc sử dụng bể biogas, một biện pháp phổ
biến và có hiệu quả, tuy nhiên trong chăn nuôi lớn với số lượng gia súc nhiều
cũng không thể giải quyết sự lên men hết số phân và nước thải rửa chuồng
nuôi. Ngoài ra biện pháp này cũng rất tốn nước và nhân lực. Hiện nay chế
phẩm sinh học đang được coi là công cụ hữu hiệu tạo nền tảng vững chắc cho

các hoạt động chăn nuôi trên thế giới.
Nhiều nhà khoa học thống nhất là các chế phẩm probiotic tạo nên các
đáp ứng tích cực ở vật nuôi chỉ khi các chế phẩm có đầy đủ các đặc tính của
probiotic, sự thiếu một hoặc nhiều đặc tính của probiotic có thể là nguyên
nhân của các đáp ứng âm tính. Chế phẩm sinh học không những được ứng
dụng rộng rãi trong cải thiện môi trường nuôi mà còn khống chế bệnh dịch và
tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi. Thành phần của chế phẩm sinh học
thường là một tập hợp các chủng vi sinh vật sống, được tuyển chọn và tối ưu
hoá tác dụng của chúng. Các nhà sản xuất đã lựa chọn những loài khác nhau
để cho ra một sản phẩm có tác dụng tốt trong quá trình sử dụng, tuy nhiên hiện
nay phổ biến nhất là các loài: Baciluss (B.subtilis, Blicheniformis,
B.megaterium ), vi khuẩn lactic (L.plantarum, L.casei L.bulgaricus ),
Nitrobacter, Thiobacterium, nấm men saccharomyces serevisiae

3

Hiện nay có khoảng 400 loại chế phẩm sinh học đang lưu thông trên thị
trường, trong đó có khoảng 430 loại dùng để xử lý môi trường và trên 60 loại
dùng để trộn vào thức ăn nhằm mục đích kích thích tăng trưởng, tăng sức đề
kháng nhưng chủ yếu tập trung vào xử lý môi trường,các loại chế phẩm này có
nguồn gốc từ nhiều nước: Trung Quốc, Indonesia, Đài Loan, Anh, Mỹ, Ấn Độ,
Hàn Quốc, Úc, Đức, Thái Lan…
Cơ chế tác động của các vi sinh vật hữu ích trong xử lý chất thải chăn
nuôi có thể kể đến:
- Khả năng tiêu hủy phân và mùi hôi: Một số vi sinh vật hữu ích có khả
năng phân giải và đồng hóa các chất thải động vật như phân, nước tiểu.
Quá trình phân giải này tạo thành các thành phần trao đổi chất có tác dụng
khử mùi trong chuồng trại như axit hữu cơ (trung hòa và cố định NH
3
), rượu

(trung hòa mùi lạ và diệt virus…), các enzyme, các chất loại kháng sinh …
đặc biệt, vi sinh vật đồng hóa phân, nước tiểu để tạo thành protein của
chính bản thân chúng, nguồn protein vi sinh vật này được đông vật sử dụng.
Khả năng khử mùi hôi và khí độc: Vấn đề khử mùi hôi và khí độc được đặt ra
trong những năm gần đây khi chăn nuôi phát triển với tốc độ nhanh gây ô
nhiễm lớn môi trường chăn nuôi.
- Trong nuôi gà, nhất là vào mùa đông chuồng nuôi thường đóng kín cửa
hay nuôi gà theo phương pháp chuồng kín đã tạo ra mùi thối rất khó chịu và có
hại do tích nhiều các khí NH
3
, H
2
S, CO
2
, CO làm cho gà dễ sinh các bệnh
đường hô hấp, ảnh hưởng đến sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn lớn, bị tổn thất về
kinh tế, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người chăn nuôi và những người
xung quanh. Tác dụng khử mùi hôi và khí độc của các vi sinh vật hữu ích
trong chế phẩm sinh học là rất mạnh. Chỉ cần pha loãng chế phẩm sinh học
thành dung dịch với tỷ lệ 1: 50-100 để phun trực tiếp lên chuồng trại nơi chứa
phân, trên cơ thể con vật cũng thấy ngay tác dụng khử mùi của chế phẩm Sự
khử các chất khí thối độc trong độn lót lên men nhờ sự tác động của nhiều
nhân tố. Cụ thể là:
+ Khống chế nguồn phát sinh khí: Sử dụng dịch lên men để lên men
thức ăn gia súc sẽ tăng cường sự tiêu hóa hấp thu thức ăn, nên một mặt làm
giảm lượng phân thải ra mặt khác làm giảm thải các chất dinh dưỡng còn lại
trong phân, do đó làm giảm sự hình thành các khí thối độc.
+ Tác dụng khử khử mùi hôi và khí độc quan trọng nhất là do vi sinh
vật. Vi sinh vật có ích thực hiện sự giảm mùi theo các cách: (i) Ức chế và khử
vi khuẩn có hại, lên men gây thối trong độn chuồng.Với một số lượng tế bào

rất lớn các chủng loại vi sinh vật khác nhau đã tạo ra sự áp đảo và tiêu diệt các
4

loại vi khuẩn lên men gây thối trong phân. Các vi sinh vật có ích bằng sự cạnh
tranh các chất dinh dưỡng, bằng việc sản sinh ra các chất gây ức chế như các
axit hữu cơ, chất có hoạt tính kháng sinh Khi chế thành dịch lên men thì dịch
lên men có độ pH thấp là khoảng 4, do có hàm lượng các axit hữu cơ 3-8% vi
sinh vật có ích có khoảng 5.108 CFU/g (Lactobacillus sp.,
Streptococcuslactis, vi khuẩn quang hợp…) nấm men khoảng 8.108CFU/g đã
sản sinh các chất kháng vi khuẩn thối như axit lactic, axit axetic, rượu ethylic,
ester, H
2
O
2
, bacterioxin … Axit hữu cơ có thể trung hòa hấp phụ NH
3
. (ii)
Trong thành phần của tổ hợp vi sinh vật được đưa vào xử lý độn chuồng có
những chủng có thể sử dụng các khí độc làm nguồn dinh dưỡng cho sự sinh
trưởng phát triển của mình, do đó mà góp phần làm giảm nhanh khí độc trong
độn lót (phân mới thải ra đã có nhiều khí thối độc do sự lên men của các vi
khuẩn thối rữa trong ruột già động vật ).Ví dụ: các chủng nấm men được
chọn lọc có thể sử dụng NH
3
cho sinh tổng hợp thành protein của tế bào hay vi
khuẩn quang hợp có màu lục có thể sử dụng cơ chất là H
2
S trong quá trình
đồng hóa CO
2

để tạo ra các hợp chất hữu cơ cần cho tế bào … điều đó cũng
giải thích vì sao dùng dịch lên men của chế phẩm vi sinh để phun vào nơi có
mùi hôi thì chỉ sau một thời gian ngắn đã giảm mùi rõ rệt. Sự lên men oxy hóa
của vi sinh vật để phân giải phân thành các chất không có mùi. đó là sự oxy
hóa triệt để các chất dinh dưỡng trong phân để thu năng lượng và tạo ra CO
2

và nước. Nhờ đó mà có thể giảm lượng lớn khí độc trong chuồng nuôi. Cần
chú ý khi chế độn lót có sự lên men mạnh lúc đầu sản sinh nhiều loại khí độc
cần mở cửa cho thông thoáng.
- Khả năng duy trì sự cân bằng sinh thái vi sinh vật trong chuồng nuôi:
Các chế phẩm vi sinh sử dụng để xử lý phân và rác thải động vật thường bao
gồm một tập hợp các vi sinh vật được chọn lọc rất nghiêm ngặt theo các tiêu
chí về đặc điểm sinh hóa học cụ thể. Một trong những tiêu chí quan trọng là
giữa chúng phải có được mối quan hệ cộng sinh và hỗ sinh để từ đó tạo ra sự
cân bằng sinh thái trong môi trường mà chúng tồn tại. Nếu giữa các chủng vi
sinh vật không có được mối quan hệ tương hỗ thì chắc chắn tổ hợp vi sinh vật
được chọn lọc và tập hợp sẽ bị phá vỡ trong một thời gian ngắn. Bởi lẽ sự phát
triển độc lập của từng chủng trong môi trường nhiều chất thải sẽ chịu sự tác
ñộng của nhiều yếu tố, trong ñó có cả sự canh tranh ngay trong các chủng của
tổ hợp với nhau và sự cạnh tranh của nhiêu vi khuẩn có hại có mặt trong chất
thải. Sự cân bằng sinh thái vi sinh vật trong chuồng nuôi sẽ ức chế các vi
khuẩn gây thối, vi khuẩn gây bệnh trong chuồng nuôi, làm giảm mùi hôi trong
chuồng và giảm bệnh cho gia súc (Lê Thị Thắm, 2001).

5

2.2 Tình hình nguyên cứu sử dụng độn lót chuồng lên men trong
chăn nuôi
2.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Ô nhiễm chuông nuôi là một trong những vấn đề lớn của chăn nuôi gà
tập trung. Rất nhiều chất khí độc hại trong chuông nuôi được sinh ra trong qua
trình trao đổi chất của gà cũng như trong quá trình phân hủy của chất thải
(phân, nước tiểu) như khí metan ( CH
4
), hydro sunfua (H
2
S), CO
2
và NH
3
,
trong số đó, amoniac là chủ yếu. Các khí độc này không chỉ ảnh hưởng đến
sức khỏe của gia cầm, sức khỏe của người chăn nuôi mà còn gây mùi khó chịu
và ô nhiễm môi trường (Gũrdil và cs, 2001).
Việc sử dụng độn lót chuồng trong chăn nuôi là một trong những nguyên
nhân tăng hàm lượng amoniac trong chuồng nuôi. Amoniac là sản phẩm của
quá trình phân hủy axic uric trong nước tiểu, các hợp chất chứa nitơ trong thức
ăn rơi vãi của vi sinh vật, chúng được tạo thành dưới một trong hai dạng khí
NH
3
(amoniac) và các ion amoni NH
4
+
tuy thuộc vào độ pH của độn lót nền
chuồng. Nếu độn lót chuồng có pH dưới 7,0 amoniac sẽ tồn tại dưới dạng ion
amoni (NH
4
+
) và amoniac tồn tại dưới dạng khí NH

3
khi pH lớn hơn 8,0 (carr
và cs, 1990 Gũidil và cs, 2001).
Các yếu tố ảnh hưởng tới NH
3
trong chuồng nuôi có thể kể đến. Sử dụng
độn lót chuồng cũ hoặc không được thay trong thơi gian dài dẩn đến sự tích tụ
NH
3
trên ngưỡng cho phép. Độn chuồng lót ước (độ ẳm > 30-40%) nhiệt độ
cao pH của độn lót > 8 va sự có mặt của các vi khuẩn, nấm mem, nấm mốc sẽ
nhanh chống phân hủy axit uric thành NH
3
bay hơi (carr và cs, 1990: zifei Liu
và cs, 2007).
Tác động có hại của amoniac trong chăn nuôi gia cầm đã được báo cáo
từ lâu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lương amoniac trong chuông nuôi
lớn hơn 25 ppm không những làm giảm tăng trọng và chuyển hóa thức ăn mà
hệ hô hấp của gà cũng bị ảnh hưởng do các nhung mau ở phế quản bị phá hủy,
dẩn đến sức đề kháng đối với đường hô hấp giảm, làm cho mầm bệnh để dàng
xâm nhập và có cơ hôi gây bệnh ( carlile, 1984). Ngoài ra hàm lượng NH
3
cao
hơn 25pmm có thể gây hại niên mạc mắt của gia cầm, gây chảy nước mắt
(Gũrdil và cs, 2001).
Các phương pháp sử lý độn lót nền chuồng nuôi nhằm làm giảm độ pH
của độn lót, vì vậy các vi khuẩn phân huy axic uric giải phóng amoniac sẽ bị
bất hoạt và giảm số lượng, từ đó giảm ô nhiễm chuông nuôi. Một trong những
phương pháp phổ biên sử lý là sử dụng hóa chất để sử lý độn lót nền. Trên thị
trường có nhiều sản phẩm sử lý độn lót chuồng nuôi gà như poultry litter

6

Treatmen ( PLT
TM
). Al –Clear
TM
(Granulated aluminum sulfate) poultry
Guard
TM
(PG), hydrated lime9 (HL), A-7
TM
(liquid axitified aluminum sulfate
LA) và sulfuric axit đậm đặc (98% H
2
SO
4
) (SA). Tuy nhiên n hững sản phẩm
này có những hạn chế như giá thành cao, sử dụng phức tạp do đòi hỏi phải có
bảo hộ lao động đặc biệt. Mặt khác, các sản phẩm này có thể gây tổn thương
da và những nguy hiểm khác cho công nhân khi sử dụng.Chính vì vậy, việc sử
dụng vi sinh vật để làm giảm lượng amoniac ở các trại chăn nuôi gà tập trung
đã được nghiên cứu. Theo Chiang và Hsieh (1995), báo cáo rằng, sử dụng chế
phẩm có chứa lactobacillus axitophilus, streptococcus faecium và bacillus có
thể làm giảm hàm lượng amoniac trong phân và chất độn chuồng trong chăn
nuôi gà thịt thương phẩm. Theo Yeo và Kim (1997), bổ sung lactobacillus
casei vào khẩu phần ăn của gà thịt có thể làm giảm sự hoạt động của ureaza
trong chất chứa ruột non ở 3 tuần đầu tiên. Tuy nhên, tác giả đã không báo cáo
về việc giảm khí amoniac và các hợp chất hữu cơ bay hơi trong chuồng nuôi
(Chang và Chen, 2003).
Tiến hành bổ sung chế phẩm thương mại Ecozyme có chứa các chủng vi

khuẩn lactobacillus sp. Vào thức ăn cho gà thịt 56 ngày tuổi đã làm giảm đáng
kể hàm lượng khí amoniac trong chuồn nuôi và làm giảm độ ẩm ước, độ pH
của phân gà, dẩn đến giảm đáng kể mùi hôi thối trong chuồng nuôi.
Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới, các nguyên cứu phối hợp nhiều chủng
vi sinh vật khác nhau để sản xuất các chế phẩm sinh học tổng hợp sử dụng
trong chăn nuôi để đạc được nhiều mục đích: vừa kích thích tăng trưởng,
phòng bệnh và giảm ô nhiễm môi trường nuôi vẩn còn rất hạn chế.
Một trong những sản phẩm vi sinh tổng hợp đã được nhiều người biết
đến, do là chế phẩm sinh học EM (là chữ viết tắt của cụm từ tiếng anh
Effective Miroorgain có nghĩa là vi sinh vật hữu hiệu) do giáo sư, tiến sĩ
Teruo Higa người Nhật nghiên cứu sản xuất vào năm 1980 và được du nhập
vào Việt Nam những năm sau đó.
Theo sự phân tích của các nhà khoa học Việt Nam thì chế phẩm EM có
chứa 87 chủng vi sinh vật khác nhau thuộc 05 nhóm cơ bản: nhóm vi khuẩn
quang hợp (Rodopseudomonas Chủng vi sinh sinh vật khác nhau thuộc 05
nhóm cơ bản: nhóm vi khuẩn quang hợp(Rodopseudomonas),nhóm vi khuẩn
Lactobacillus, nhóm nấm men (Saccharomyces), nhóm nấm sợi (Aspergillusvà
Penicillium). Theo như tài liệu hướng dẫn thì từ chế phẩm gốc EM1có thể chế
ra các chế phẩm khác như: EM thứ cấp, EM Bokashi B (làm thức ăn cho gia
súc) và EM Bokashi C (để xử lý môi trường). Các chế phẩm sinh học EM
thường dùng để bổ sung vào thức ăn, nước uống với mục đích:
7

-Tăng sức đề kháng.
-Tăng khả năng tiêu hóa thức ăn, tăng sinh trưởng.
- Khử mùi hôi, làm giảm ô nhiễm môi trường, chuồng trại chăn nuôi gia
súc, gia cầm.
- Xử lý các chất thải hữu cơ trong phân gia súc, gia cầm, rác thải, phế
thải nông nghiệp thành phân bón.
Như vậy, đây là một chế phẩm đa năng. Người ta cho rằng do nhóm vi

sinh vật hữu hiệu EM sống cộng sinh trong cùng một môi trường thì sẽ tao ra
một môi trường sinh thái đồng nhất, hổ trợ lẫn nhau cùng sinh trưởng và phát
triển, sản sinh ra nhiều sản phẩm khác nhau, nên sản phẩm EM có được hiệu
quả đa dạng như trên.
Xét về mặt khoa học thi không có một chế phẩm vi sinh vật được sử
dung chung cho nhiều lĩnh vực và với các mục đích khác nhau. Bởi lẻ mỗi một
lĩnh vực điều có những đặt điểm rất riêng, vì vậy muốn tác động có hiệu quả
thị một chế phẩm sinh hoc phải có những chủng vi sinh vật lựa chọn thật phù
hợp. Viếc sử dụng một hỗn hộp các vi sinh vật hữu hiệu (EM) chung cho
nhiều lình vực sẽ không mang lại kết quả thật tốt cho tất cả.
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, muốn cho động vật nuôi ít bi bệnh, tăng
cường được khả năng tiêu hóa hấp thụ thức ăn, có sự sinh trưởng phát triển
tốt, tăng khả năng sinh sản thì vấn đề quan tâm đực biệt phải là vấn đề môi
trường sống. Nếu một con giống tốt, được nuôi với một chế độ dinh dưỡng
hoàn hảo và đảm bảo tốt các yêu cầu về nuôi dưỡng khác mà lại phải sống
trong một môi trường không trong sạch, có nhiều khí thải độc hại, cảm nhiểm
nhiều vi sinh vật gây bệnh nhiệt độ và độ ẩm không đảm bảo thì chất chắn
đảm bảo không có sinh trưởng phát triển tốt mà còn rất dể mất bệnh.
Vấn đề vệ sinh môi trường chăn nuôi có liên quan chặt chẽ đến vấn đề
thải phân và nước tiểu của động vật nuôi. Vấn đề sử lý các chất thải này được
người chăn nuôi thực hiện hằng ngày với cách làm truyền thống như quét
dọn, tẩy rửa, thu gơm phân vào bể bioga hay ủ hố hay sử dụng độn lót chuồng
và định kì bổ sung hoặc thay thế độn lót Việc sử lý này không những tốn
nhiều công sức và cả tiền của mà còn không thể xử lý triệt để môi trường, sự ô
nhiễm vẩn còn nặng ảnh hưởng đến con vật, người chăn nuôi và cả khu dân
cư. Việc sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý phân và giảm mùi hôi không
giải quyết tận gốc của vấn đề và cũng không triệt để.
Làm sao để có thể xử lý phân, chất thải chăn nuôi một cách triệt để tạo
môi trường trong sạch có lợi cho sự sinh trưởng phát triển của con vật, giảm
8


được tỷ lệ mắc bệnh và đem lại các lợi ích khác nữa mà không phải tốn tiền và
nhân công, không phải thực hiện hàng ngày? Câu hỏi này đã được các nhà
khoa học Trung Quốc giải đáp, đó là sử dụng Chế phẩm lên men Hoạt tính 99
dùng chế tạo độn lót lên men dùng trong chăn nuôi. Chế phẩm lên men Hoạt
tính 99 là một sản phẩm bổ sung đa năng do Trung tâm chuyên khai thác sản
phẩm kỹ thuật “Cao-Mới-Tinh” Nghi Xuân nghiên cứu thành công năm 1999.
Chế phẩm lên men Hoạt tính 99 được giới thiệu là chế phẩm lên men
và phòng bệnh rất hữu hiệu. Năng lực lên men cả thể dịch và thể rắn, kết hợp
với công năng bảo vệ sức khỏe ñộng vật được đánh giá rất cao ở Trung Quốc
hiện nay (Trương Khải Bình, 2009).
Thành phần của Chế phẩm lên men Hoạt tính 99 bao gồm:
- Quần thể các vi sinh vật có ích với số lượng tế bào đạt 120.106 CFU/g
hoặc ml.
- Các thành phần của quá trình lên men và bổ sung tạo chế phẩm: hoạt
chất đa đường-oligosaccharit, các enzyme tiêu hóa, chất xúc tiến lên men,
chất axit hóa, chất tăng trưởng, viên nấm men, đa sinh tố, axit amin, các peptit
mạch ngắn, kháng sinh tự nhiên (của vi khuẩn lactic Streptococcus lactis),
công năng tổng hợp của dược thảo và một số thành phần được bổ sung thêm.
Chế phẩm lên men Hoạt tính 999 được sử dụng rộng rãi nhất trong chăn
nuôi hiện nay ở Trung Quốc với trên 100.000 hộ để lên men thức ăn và phòng
bệnh cho vật nuôi.
Tác dụng của Chế phẩm lên men Hoạt tính 99:
- Lên men thức ăn, biến ñổi thức ăn có giá trị thấp thành thức ăn có giá
trị cao, tăng tính ngon miệng .
-Phòng bệnh cho vật nuôi: giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết.
-Tăng cường tiêu hóa hấp thu thức ăn, giảm tiêu tốn thức ăn.
-Khử mùi hôi, giảm ô nhiễm môi trường,
-Cải thiện chất lượng sản phẩm, tạo sản phẩm an toàn;
-Lên men phân động vật để thành phân vi sinh có chất lượng dinh

dưỡng cao.
-Lên men các nguyên liệu để tạo độn lót chuồng lên men dùng trong
chăn nuôi lợn, gà, ngan.
Trong các tác dụng được nêu trên thì việc sử dụng Chế phẩm lên men
hoạt tính 99 để chế độn lót chuồng lên men được đặc biệt nhấn mạnh trong các
9

tài liệu do Cục Khuyến nông một số tỉnh phát hành. Người Trung Quốc coi
đây là phát kiến quan trọng mà họ gọi là “Kỹ thuật nuôi dưỡng bằng độn lót
chuồng vi sinh hoạt tính” (Trương Khải Bình, 2009). Những ñặc điểm của độn
lót chuồng lên men này là:
-Số lượng vi sinh vật đạt rất cao trong độn lót: 5.107 CFU/g (lên men
bằng chế phẩm vi sinh khác chỉ đạt 0,8.106 CFU).
- Các vi sinh vật trong độn lót có mối quan hệ cộng sinh, cộng tồn đã tạo
nên sự cân bằng chắc chắn, liên kết tạo ra sự phân giải mạnh mẽ, hiệu quả ổn
định trong giảm mùi hôi và giảm bệnh.
- Độn lót lên men không dễ bị lên mốc và biến chất;năng lực phân giải
mạnh.
- Trong quá trình nuôi dưỡng, có thể sử dụng các xử lý tiêu độc bình
thường mà không ảnh hưởng đến công năng của chế phẩm.
- Cách tạo độn lót đơn giản, bảo dưỡng dễ.
- Tạo cho chuồng nuôi có được một tiểu khí hậu tốt: nhiệt độ, độ ẩm
thích hợp, không khí trong lành, không có mùi thối và khí độc, giảm thiểu vi
sinh vật gây bệnh.
- Không cần phải thu dọn phân và tẩy rửa chuồng trong suốt quá trình
nuôi. Từ đó đem lại hiệu quả tác dụng rất to lớn cho người chăn nuôi cũng như
toàn xã hội.
Sử dụng độn lót chuồng lên men trong chăn nuôi đem lại nhiều lợi ích
cho người chăn nuôi. Trước hết cần nhận thấy đó là chuồng thiết kế đơn giản
với sự đầu tư thấp; xử lý độn lót nhanh vối sự đầu tư ban đầu ít, không phức

tạp nhưng lại có giá trị sử dụng cao, lâu dài. Một độn lót nền chuồng được xử
lý tốt có thể sử dụng liên tục trên 6 tháng thậm chí tới hàng năm. độn lót sau
đó vẫn có thể được sử dụng làm phân bón có chất lượng cao cho cây trồng.
Bình thường thì sau 3-4 tháng hoặc có thể tới 5-6 tháng sử dụng mới cần bổ
sung 5% độn lót lên men mới là có thể sử dụng lại. Như vậy bất cứ trong tình
huống nào thì việc sử dụng độn lót chuồng lên men trong chăn nuôi cũng làm
giảm rõ rệt công lao động và chi phí so với cách làm thông thường để vệ sinh
chuồng trại.
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Các chế phẩm sinh học được nghiên cứu, sản xuất để sử dụng trong chăn
nuôi ở nước ta chủ yếu thuộc 3 nhóm chính:
- Các chế phẩm probiotic thường dùng bổ sung vào thức ăn, nước uống
10

với mục đích tăng sức đề kháng, tăng khả năng tiêu hóa thức ăn, tăng sinh
trưởng.
- Các chế phẩm sinh học xử lý môi trường: Khử mùi hôi, làm giảm ô
nhiễm môi trường, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; xử lý các chất thải
hữu cơ trong phân gia súc, gia cầm, rác thải, phế thải nông nghiệp thành phân
bón cho cây trồng
- Các chế phẩm sinh học sử dụng trong nuôi trồng thủy sản: xử lý ô
nhiễm, cải tạo môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản (làm trong
sạch, khử mùi hôi của nước). Trong chăn nuôi gà, các chế phẩm sinh học được
sử dụng chủ yếu dưới dạng bổ sung vào thức ăn, nước uống nhằm mục đích
thay thế các chất kích thích tăng trưởng kháng sinh (Antibiotic Growth
Promoter). Các chế phẩm này thường chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh có
lợi và các sản phẩm lên men của chúng. Các vi sinh vật này giúp ức chế sự
phát triển của hệ vi sinh vật có hại trong đường tiêu hóa của gà và tăng sức đề
kháng của cơ thể với bệnh tật do tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Xem xét
cụ thể thì hầu như chưa thấy có một chế phẩm sinh học nào được hướng dẫn

dùng để xử lý độn lót nền chuồng trong chăn nuôi gà như đã đề cập ở phần
trên. Không thể không nhắc đến chế phẩm EM được du nhập vào nước ta và
được nghiên cứu thực nghiệm sử dụng trong thời gian tương đối dài. EM được
coi là một chế phẩm đa năng (Lê Khắc Quảng, 2004).
- Xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản
(làm trong sạch, khử mùi hôi của nước).
- Khử mùi hôi và giảm ruồi nhặng ở chuồng trại, nơi chứa phân, cống
rãnh và bãi rác thải sinh hoạt. Giảm ô nhiễm môi trường.
- Chế biến phân vi sinh từ phân rác thải và các phế phụ phẩm nông
nghiệp.
- Cho động vật nuôi uống để tăng sức đề kháng, giảm tỷ lệ mắc bệnh cho
vật nuôi.
- Lên men thức ăn bột trong nuôi lợn hay các phụ phẩm nông nghiệp
(rơm, thân ngô, ngọn mía) nuôi bò để tăng hiệu quả sử dụng góp phần tăng
năng suất chăn nuôi, tăng khả năng sinh sản và chất lượng của sản phẩm chăn
nuôi. Tuy nhiên chế phẩm EM được sử dụng rộng, có hiệu quả chủ yếu trong
lĩnh vực xử lý phân, rác thải, xử lý môi trường làm giảm mùi hôi và sự ô
nhiễm và dùng trong xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường nước trong nuôi trồng
thủy sản (làm trong sạch, khử mùi hôi của nước). Hạn chế khi sử dụng chế
phẩm EM là do không nhận ñược giống gốc, không biết cụ thể thành phần các
11

chủng vi sinh vật trong chế phẩm nên không đảm bảo sự nhân truyền giống
tốt và nhiều lí do khác mà chế phẩm EM đã không du trì được những hiệu quả
tác dụng ban đầu. Vì vậy các nhà khoa học đã nghiên cứu chế tạo các chế
phẩm EM. Có thể kể đến:
Chế phẩm BIO II gồm hỗn hợp vi sinh vật sống và enzyme tiêu hóa.
Trong nuôi trồng thủy sản, chế phẩm BIO II có tác dụng: phân hủy những thức
ăn thừa và các khí thải ở đáy ao, ổn định pH và màu nước ao, kìm hãm sự tăng
trưởng của các vi sinh vật gây bệnh cho tôm, cá như các vi khuẩn Vibrio spp,

tăng năng suất nuôi trồng (Lê Tấn Hưng và cs. 2003). Chế phẩm NB1, chế
phẩm NV1, chế phẩm BIO-F dùng xử lý rác sinh hoạt để sản xuất phân bón
hữu cơ vi sinh ở thành phố Hồ Chí Minh (Viện Sinh học nhiệt đới, 2005).
Chế phẩm EMC của Công ty Công nghệ Hóa sinh Việt Nam với tập hợp
nhiều vi sinh vật hữu hiệu. Chế phẩm EMC được sử dụng để xử lý phân gia
súc, gia cầm, rác thải, phế thải nông nghiệp làm phân bón hữu cơ và xử lý ô
nhiễm môi trường; phân giải nhanh các chất thải hữu cơ trong phân gia súc,
gia cầm, rác thải, phế thải nông nghiệp thành phân bón hữu cơ vi sinh sạch
nước và nền đáy ao nuôi tôm cá.
Chế phẩm BRF-2 quakit có thành phần gồm nhiều chủngloại vi sinh hữu
ích thường gặp trong đất và nước (đạt số lượng 4.106 CFU/ml), các enzyme
ngoại bào của quá trình sinh trưởng vi sinh và các enzyme ngoại bào tổng hợp
các chất dinh dưỡng sinh học và khoáng chất có tác dụng kích hoạt sinh
trưởng ban đầu và súc tác hoạt tính của vi sinh vật. Tác dụng của BRF-2
quakit: phân giải chất hữu cơ tan và không hòa tan từ chất thải của tôm, các
thức ăn thừa tích tụ đáy ao nuôi, tạo được sự ổn định, duy trì chất lượng nước
và cả màu nước trong ao hồ. Mặt khác chế phẩm này cũng giúp giảm thiểu
được các vi sinh vật gây bệnh như Vibrio, Aeromonas, E.coli , làm tăng thêm
lượng oxy hòa tan trong môi trường nước ao nuôi và giảm thiểu tối đa hàm
lượng các chất gây độc hại cho môi trường sinh thái (Võ Thị Hạnh và cs,
2007) ẩm khác trên Các trại chăn nuôi gà, lợn thường gây ô nhiễm, ảnh hưởng
tới khu vực dân cư lân cận. để giải quyết tình trạng này, các chuyên gia đã sử
dụng biện pháp sinh học làm giảm mùi hôi, ñồng thời sản xuất phân bón chất
lượng cao từ phân và nước thải. Có thể kể đến chế phẩm sinh học VEM và
BIO-F được nghiên cứu, sản xuất để xử lý mùi hôi và sản xuất phân hữu cơ vi
sinh từ chất thải chăn nuôi (Võ Thị Hạnh và cs, 2004 a,b) Võ Thị Hạnh và cs
thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới (2004 a,b, 2007b) đã cải tiến chế phẩm EM
thành chế phẩm VEM bằng cách thêmvào một số loài Bacillussp. đã được
chọn lọc và Rhodobacter sp. (vi khuẩn quang dưỡng).Thành phần của chế
12


phẩm: vi khuẩn lactic ≥ 106 CFU, vi khuẩn Bacillus ≥1.1010 CFU, vi khuẩn
quang dưỡng ≥1.107 CFU, nấm men ≥1.107 CFU.
Các chủng vi sinh vật này chịu được điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng Việt
Nam, do vậy không phải phụ thuộc vào nguồn giống vi sinh của nước ngoài.
Chế phẩm BIO-F là chế phẩm chứa các vi sinh vật do nhóm nghiên cứu phân
lập và tuyển chọn: xạ khuẩn Streptomyces sp., nấm mốc Trichoderma sp và
vi khuẩn Bacillus sp. Những vi sinh vật trên có tác dụng phân huỷ nhanh các
hợp chất hữu cơ trong phân lợn, gà và bò (protein và xenluloza), gây mất mùi
hôi. Chế phẩm BIO-F đó được sử dụng để sản xuất thành công phân bón hữu
cơ vi sinh chất lượng cao từ phân, bùn đáy ao, rác thải sinh hoạt (Viện Sinh
học nhiệt đới, 2005).
2.3 Giống và công tác giống gia cầm
2.3.1 Nguồn gốc và sự thuần hóa gia cầm
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), gia cầm bất nguồn từ gia cầm hoang dã,
là một trong những vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa. Nhiều di tích
kgoor cổ và nguồn gốc văn hóa cổ xưa chứng minh răng gia cầm đã được sử
dụng rộng rãi với mục đích kinh tế ngay từ thời văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc
và Huy Lạp cổ xưa. Vài thế kỷ gần đây với văn minh của loài người con người
đã thông qua chọn lọc nhân tạo, tạo nên một sự đa dạng lớn các giống gia cầm
mới. Gần đây số lượng các giống gia cầm và các dạng riêng biệt của nó, đặc
biệt ở gà đã tăng lên rất nhiều và đã trở thành chuyên nghành mũi nhọn về số
lượng và chất lượng sản phẩm của nó. Con người đang tiếp tục hoàn thiện các
giống đã có tạo ra các giống gia cầm mới trên cơ sởsử dụng các đặc điểm đặc
thù của các nước và khu vưc khác nhau trên thế giới để phối hợp vào trong
con giống. Vì vậy, khác với các giống trước đây các giống gia cầm ngày càng
có khả ăng thích ứng nhanh hơn phổ biến rộng rãi hơn trên thế giới ngay khi
nó được tạo ra. Chính đặc trưng này đã thúc đẩy nghành gia cầm phát triển với
tốc độ nhanh hơn nhiều nghành sản xuất khác trong nông nghiệp.
Gà được thuần hóa bất nguồn từ Ấn Độ, sau đó lan rộng ra nhiều vùng

khác nhau trên thế giới. Khi nghiên cứu sự di chuyển của gà trên thế giới, nhà
nghiên cứu người Anh tên là Eduara Braun đưa ra sơ đồ có tính thiết phục về
sự di cư của gà từ vùng được thuần hóa ra các vùng còn lại. Từ Ấn Độ gà
chuyển lên Trung Quốc, đi lên Bắc châu Á, qua Mông Cổ, phía Tây châu Âu,
tiếp tục chuyển qua Bắc Âu đến cuối cung là vùng châu Mỹ (Nguyễn Đức
Hưng 2006).
13

2.4 Tình hình chăn nuôi gà
2.4.1 Tình hình chăn nuôi gà trên thế giới
Chăn nuôi ga cầm thế giới đang phát triển mạnh cả về số lượng và chất
lượng, dặc biệt từ thập kỷ 40 trở lại đây. Tính đến nay tổng đàn gia cầm thế
giới đã lên đến 40 tỉ con, trong đó 95% là gà ;gà tây trên 2%; vịt gần 2% và
một số gia cầm khác như: ngan, ngỗng, chim cút, bồ câu
Do đặc điểm địa lý, khí hậu, truyền thống dân tộc, khả năng đầu tư và
trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong chăn nuôi gia cầm cùng với thối
quen tiêu dùng mà đàn gia cầm phân bố không đồng điều. Trên 50% đàn gia
cầm được nuôi ở Châu Mỹ, Hoa Kỳ là nước nuôi nhiều gà công nghiệp, kế đến
là một số nước Tây Âu, trong khi đó gà lông màu, gà địa phương nuôi trang
trại và chăn thả lại tập trung nhiều nhất ở Trung Quốc và một số nước ở Châu
Á (Nguyên Duy Hoàng, 1999).
Bảng 2.1: Các nước có số lượng gà nhiều nhiều nhất thế giới năm 2010 (đơn vị:
1.000 con
)
STT Tên nước Số lượng
1
China
4.702.278
2
Indonesia

1.341.784
3
Brazil
1.205.000
4
India
613.000
5 Iran (Ilamic Republic of) 513.000
6
Mexico
506.000
7 Rusian Federation 366.282
8 Pakistan 296.000
9 Japan 285.349
10 Turkey 244.280
FAO (2010)
2.4.2 Tình hình chăn nuôi gà ở Việt Nam
Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản
xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quang trọng thứ hai trong tổng giá trị

×