Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.57 KB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Hữu Công
Lớp : NHB
Khoá : CD28
Khoa : Ngân hàng thương mại
HÀ NỘI – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp này là nghiên cứu độc lập của em. Các
số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề đều là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Sinh viên
Nguyễn Hữu Công
LỜI CÁM ƠN
Em chân thành cảm ơn các thầy , cô trong khoa Ngân hàng thương mại , trường
Học viện ngân hàng cơ sở đào tạo Sơn Tây đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 3
năm học tập . Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền
tảng cho quá trình nghiên cứu chuyên đề mà còn là hành trang quý báu để em bước
vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Em chân thành cảm ơn các anh , chị trong phòng Khách hàng doanh nghiệp của
NHTMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm.
Trân trọng!
Sinh viên
Nguyễn Hữu Công
DANH MỤC KÝ TỰ VIẾT TẮT
CVTD Cho vay tiêu dùng
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NH Ngân hàng


KH Khách hàng
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
TSBĐ Tài sản bảo đảm
CBTD Cán bộ tín dụng
DS Doanh số
HĐTD Hợp đồng tín dụng
NQH Nợ quá hạn
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
*Sơ đồ:
MỤC LỤC
7
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, kinh tế Việt Nam phát triển, đời sống người dân ngày càng
tăng cao, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng ngày một lớn. Người tiêu dùng với
mức thu nhập ngày càng ổn định và cải thiện, cùng với trình độ dân trí mức sống cao,
hứa hẹn sẽ thúc đẩy cho vay tiêu dùng ngày càng phát triển.
Hiện nay hoạt động cho vay tiêu dùng mang một vai trò quan trọng trong dịch vụ
ngân hàng. Cho vay tiêu dùng đóng góp một phần lợi nhuận lớn trong hoạt động tín
dụng. Ở một số nước, chỉ số tiêu dùng được coi là dấu hiệu chủ chốt cho nền kinh tế.
Tuy vậy cho vay tiêu dùng tại Việt Nam vẫn có những hạn chế nhất định như
định mức cho vay tiêu dùng tối đa còn thấp, thời hạn cho vay tiêu dùng ngắn, chính
sách và thủ tục cho vay tiêu dùng còn phức tạp và hạn chế, chưa hấp dẫn được đông
đảo KH tương xứng với vị thế và tiềm năng của các ngân hàng.
Nhận thấy được vai trò quan trọng của cho vay tiêu dùng đối với các NHTM
cũng như với sự phát triển của nền kinh tế, cùng với những kiến thức thi thập được từ
quá trình thực tập tại NHTMP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm, em
chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại
NHTMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm ” làm đề tài chuyên đề
tốt nghiệp.

2. Đối tượng nghiên cứu
Cho vay tiêu dùng có nội dung rộng, khoá luận chỉ tập trung nghiên cứu về thực
trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM, lấy số liệu thực
tế của hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh
Hoàn Kiếm từ năm 2011-2013 làm cơ sở chứng minh.
3. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về cho vay tiêu dùng và thực trạng hoạt
động cho vay tiêu dùng của NHTM.
- Đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Công thương Việt Nam –
Chi nhánh Hoàn Kiếm.
8
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu
dùng tại NHTMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp
phân tích lý luận, điều tra, thống kê, tổng hợp…. nhằm làm nổi bật thực trạng và đưa
ra những giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Công thương
Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm phù hợp với tình hình thực tế.
5. Kết cấu của chuyên đề
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về cho vay tiêu dùng của NHTM.
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Công thương
Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm.
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTMCP
Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm.
9
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NHTM
1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
1.1.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dung là một hình thức tín dụng, qua đó ngân hàng cho khách hàng

là cá nhân hay hộ gia đình vay một lượng tiền nhất định để mua hàng hoá hay dịch vụ
sử dụng vào mục đích tiêu dùng.
Vay tiêu dùng là nguồn tài chính quan trọng giúp cá nhân và hộ gia đình trang
trải nhu cầu về nhà ở, mua sắm phương tiện đi lại, đồ dùng gia đình hay những chi tiêu
cho nhu cầu giáo dục, y tế, du lịch…mà không phục vụ trực tiếp cho mục đích sản
xuất kinh doanh.
Một thực tế là, thời điểm phát sinh nhu cầu tiêu dùng và thời điểm có khả năng
thanh toán không phải lúc nào cũng khớp nhau, hơn nữa người tiêu dùng không phải
lúc nào cũng có khả năng thanh toán một hàng hoá nào đó ngay lập tức, họ cần phải
tích luỹ trong một khoảng thời gian nhất định. Trong khi doanh nghiệp sản xuất lại
không thể bán chịu hàng hoá cho người tiêu dùng, bởi vì nếu bán chịu thì doanh
nghiệp sẽ thiếu vốn và gặp rủi ro tín dụng. Đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng và
doanh nghiệp, hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng ra đời và phát triển như
ngày nay.
1.1.2. Đặc điểm của CVTD
Là một khoản cho vay, nên cho vay tiêu dùng cũng có nội dung và đặc điểm của
một khoản vay nói chung, đó là thời hạn, tính hoàn trả và lãi xuất. Ngoài ra, cho vay
tiêu dùng có các đặc điểm đặc thù :
a. Đối tượng được cấp tín dụng :Là người tiêu dùng bao gồm các cá nhân và hộ gia đình.
b. Mục đích tín dụng : Để mua hàng hoá và dịch vụ sử dụng vào mục đích tiêu dùng, chứ
không phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh. Các hàng hoá và dịch vụ chủ yếu gồm :
nhà ở, đồ dùng gia đình, phương tiện đi lại, giáo dục, y tế, du lịch,
c. Quy mô các món vay thường nhỏ, nhưng số lượng các món vay lại lớn. Xuất phát từ
đối tượng vay là cá nhân và hộ gia đình với mục đích vay là để tiêu dùng nên nhu cầu
vay của họ thường nhỏ lẻ để trang trải cho nhu cầu cá nhân hay hộ gia đình, do đó, quy
10
mô các khoản vay không lớn. Do các món vay có giá trị nhỏ, nên chi phí tổ chức cho
vay cao, đây là một trong những nguyên nhân khiến cho lãi xuất cho vay tiêu dùng
thường cao hơn lãi suất cho vay thương mại hay công nghiệp.
d. Cho vay tiêu dùng có rủi ro cao hơn so với cho vay thương mại hay công nghiệp, bởi

vì các khoản vay tiêu dùng không những chịu rủi ro của các nhân tố khách quan mà
còn chịu rủi ro xuất phát từ bản than khách hàng như điều kiện tài chính của cá nhân
hay hộ gia đình có thể thay đổi bất lợi rất nhanh do bệnh tật, tai nạn, thất nghiệp, hay
các bi kịch gia đình. Đây là lý do tiếp theo tại sao lãi suất cho vay tiêu dùng thường là
cao hơn so với các loại cho vay khác.
e. Thời hạn cho vay thường ngắn, nên lãi suất cho vay tiêu dùng thường là cố định, do
đó không phản ánh được những thay đổi của thị trường, điều này khiến cho các hợp
đồng cho vay tiêu dùng bộc lộ rủi ro lãi suất là rất lớn.
f. Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng hầu như ít co giãn với lãi suất. Xuất phát từ giá trị
khoản vay thường nhỏ, nên thong thường người đi vay quan tâm đến số tiền phải thanh
toán định kỳ ( hàng tháng ) hơn là lãi xuất mà họ phải chịu.
g. Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế. Khi kinh tế
tăng trưởn, người dân lạc quan về thu nhập trong tương lai nên có xu hướng tăng chi
tiêu cho tiêu dùng, kích thích tín dụng tiêu dùng tăng trưởng; ngược lại, khi kinh tế
suy thoái, thu nhập của người dân giảm, họ bi quan lo lắng về nguy cơ thất nghiệp
nên có xu hướng tiết kiệm, chi tiêu ít hơn,… khiến cho tín dụng tiêu dùng giảm
xuống.
h. Mức thu nhập và trình độ học vấn à hai biến số có mối quan hệ mật thiết tới nhu cầu
cho vay tiêu dùng của khách hàng. Thu thập càng cao thì chỉ tiêu cũng càng lớn, nên
việc vay mượn được xem như công cụ để đạt được mức sống cao hơn, tiện nghi hơn,
chứ không đơn thuần chỉ do ăn no mặc ấm. Với trình độ học vấn cao hơn, thì thu nhập
cũng cao hơn, làm cho các khoản vay của họ trở nên an toàn hơn không chỉ vì có
nguồn trả nợ tốt mà còn an toàn về nhân thức, tư cách đạo đức của người vay. Học vấn
cao thường nhận được sự tin tưởng của ngân hàng nên họ dễ dành được vay và có xu
hướng vay được nhiều hơn. Ngược lại, những người có học vấn thấp thì có xu hướng
vay khó hơn, số tiền vay được ít hơn, chịu sự giám sát chặt chẽ của ngân hàng, thậm
chí không được ngân hàng cấp tín dụng.
i. Chất lượng thong tin tài chình của khách hàng vay thường không cao. Điều này là vì,
các công ty muốn vay vốn ngân hàng phải xuất trình báo cáo tài chính và thường phải
11

có xác nhận của công ty kiểm toán, trong khi đó, những thong tin tài chính cá nhân rất
khó kiểm chứng được.
Hiện nay, ở Việt Nam, Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) mới chỉ
cung cấp thong tin tín dụng các nhân và hộ gia đình. Các thông tin về khách hàng cá
nhân chủ yếu là do khách hàng tự cung cấp nên đô chính xác không cao. Chính vì vậy,
các ngân hàng thường tập trung cho vay cá nhân chủ yếu với cán bộ, công nhân viên
chức trong hệ thống cơ quan hành chính và cán bộ, nhân viên một số doanh nghiệp lớn
do thu nhập của họ tương đối ổn định và phần lớn họ đều mở tài khoản tại ngân hàng
cho vay nên việc kiểm tra thông tin, giám sát khoản vay, thu nợ trở nên dễ dàng và an
toàn cho ngân hàng.
j. Tư cách của khách hàng là yếu tố khó xác định, song lại rất quan trọng, quyết định sự
hoàn trả của khoản vay. Cũng như bất kỳ khoản cho vay nào, đây là chỉ tiêu quan
trọng để ngân hàng thẩm định trước khi quyết định cho vay. Đối với cho vay tiêu
dùng, thì tư cách người vay lại càng có vai trò quan trọng, nhưng do tư cách người vay
là nhân tố định tính nên rất khó xác định chính xác. Tư cách người vay quyết định tới
việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và là yếu tố quyết định thiện chí hoàn trả vay, thì
khả năng trả nợ của khách hàng càng cao, giảm được rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
1.1.3. Phân loại cho vay tiêu dùng
CTVD cũng thuộc loại hình cho vay nói chung, nên về nguyên tắc, các tiêu chí
phân loại cho vay nói chung cũng có thể áp dụng để phân loại CVTD. Tuy nhiên, do
CVTD là loại cho vay đặc thù, nên phải đưa ra tiêu chí phân loại đặc thù để làm nổi
bật đặc trưng cơ bản của CVTD.
1.1.3.1. Căn cứ cho mục đích vay vốn
Căn cứ vào mục đích vay vốn, CVTD được phân thành cho vay cư trú và cho vay
phi cư trú.
a) CVTD cư trú ( Residential Loans )
Gồm các khoản cho vay để tài trợ cho việc mua căn hộ chung cư, nhà liền kề hay
biệt thự, xây dựng, hay sửa chữa nâng cấp nhà ở,…. Nhằm mục đích cư trú. Như vậy,
cho vay cư trú thực chất là cho vay BĐS dùng cho mục đích tiêu dùng. Những khoản
cho vay này thường là trung và dài hạn từ 5 đến 10, 20 hay 30 năm và được bảo đảm

12
bằng chính tài sản từ vốn vay, nên được gọi là cho vay thế chấp BĐS ( Residential
Mortgage Loans). Lãi suất cho vay cư trú có thể là cố định và cũng có thể là thả nổi.
Một khoản phí cam kết, khoảng từ 1% đến 2% trên tổng giá trị cam kết cho vay phải
trả ngay khi ký kết hợp đồng, nhằm đảm bảo cho người vay có thể rút tiền tại các thời
điểm theo thoả thuận. Cho vay cư trú thường có giá trị lớn, thời hạn dài nên thường áp
dụng phương thức trả góp.
b) CVTD phi cư trú
Đây là các khoản cho vay tài trợ cho các hoạt động phi cư trú, như trang trải các
chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng sinh hoạt, y tế, học hành, du lịch…. Như vậy cho vay
cư trú thực chất là cho vay động sản dùng cho mục đích tiêu dùng. Đặc trưng của các
khoản vay này thường không lớn, thời hạn ngắn đến trung hạn, lãi suất áp dụng thường
là cố định và áp dụng phương thức hoàn trả cả gốc và lãi một lần khi đến hạn ( lump
sum payment ), tuy nhiên, phương thức trả góp cũng được áp dụng trong các trường
hợp như cho vay mua xe cộ, du thuyền hay các tài sản có giá trị lâu bền.
1.1.3.2. Căn cư theo phương thức hoàn trả
Nếu dựa trên tiêu thức này thì CVTD được phân thành : CVTD trả góp và CVTD
phi trả góp.
a) CVTD trả góp
Hình thức này chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng CVTD của các NH bởi tính hợp
lý của nó. Theo hình thức này, người đi vay trả nợ cho NH (gồm cả gốc và lãi) theo
nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định do NH quy định (tháng hay quý). Hình thức
này áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc với những KH mà thu nhập định kỳ
của họ không đủ để thanh toán hết số nợ trong một lần.
b) CVTD phi trả góp
* CVTD trả một lần
Đây là hình thức tài trợ mà theo đó số tiền đi vay của khách hàng sẽ được thanh
toán một lần khi hợp đồng tín dụng hết hạn. Đặc điểm của khoản tín dụng này thường
là có quy mô nhỏ và thời hạn cho vay ngắn. Hình thức cho vay này được NH áp dụng
vì nó giúp NH không mất nhiều thời gian như khi NH tiến hành thu nợ làm nhiều kỳ.

Tuy nhiên, người tiêu dùng lại không ưa thích hình thức này do nó không có tính hợp
13
lý như hình thức CVTD trả góp nên trong thực tế những khoản CVTD cấp theo hình
thức này không nhiều.
* CVTD tuần hoàn
Đây là các khoản cho CVTD, trong đó NH cho phép khách hàng xử dụng thẻ tín
dụng hoặc phát hành séc thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo phương pháp này
thì trong thời hạn tín dụng được thoả thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu
nhập kiếm được từng kỳ, khách hàng được NH cho phép thực hiện việc cho vay và trả
nợ trong nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng. Trong tất cả các lãi
suất CVTD, thì CVTD tuần hoàn có mức lãi suất cao nhất bởi những khoản cho vay
này không được đảm bảo và chi phí để điều hành tín dụng tuần hoàn tương đối .
1.1.3.3. Căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay
Nếu căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay thì CVTD được phân làm 3 loại :
Chovay cầm đồ; cho vay thế chấp lương; Và cho vay có đảm bảo tài sản hình thành từ
vốn vay.
* Cho vay cầm đồ
Là hình thức cho vay, trong đó, NH cho KH vay để nhằm mục đích tiêu dùng
nhưng NH sẽ giữ tài sản để đảm bảo các nghĩa vụ của KH. Danh mục các loại tài sản
và điều kiện các loại tài sản được cầm đồ được cầm đồ được NH quy định cụ thể dựa
trên cơ sở quy định của pháp luật và chính sách tín dụng của NH.
* Cho vay thế chấp lương
Cho vay thế chấp lương thường được áp dụng cho khách hàng có việc làm ổn
định, thu nhập ổn định, ngoài các khoản chi tiêu thường xuyên hàng tháng thì còn một
phần tích luỹ để trả nợ vay. Số tiền NH cho KH vay được xác định dựa trên nhu cầu
muốn vay & thu nhập thường xuyên của KH. Do đó, khi xét duyệt cho vay, NH cần
thu nhập đủ thông tin về các thu nhập khác nhau cũng như các khoản chi tiêu khác
thường xuyên của khách hàng.
* Cho vay có đảm bảo tài sản hình thành từ tiền vay
“ Tài sản đảm bảo hay vật thế chấp là vật sở hữu được hứa cho người cho vay

nếu người vay vỡ nợ. Nếu người vay không trả được khoản nợ vay, ngân hàng có thể
bán vật thế chấp và dùng tiền thu được để bù đắp các tổn thất của mình do món vay
đó gây ra.”
NGÂN HÀNG CÔNG TY BÁN LẺ
NGƯỜI TIÊU DÙNG
(1)
(2)
(4)
(6)
(3)
14
Hình thức này thường được áp dụng đối với KH có nhu cầu vay tiêu dùng để
mua các tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài. Dựa vào khả năng tài chính và
trả nợ của khách hàng, giá trị tài sản cần mua sắm NH sẽ quyết định mức cho vay
thích hợp, thông thường mức cho vay tối đa của NH là khoảng 70-80% giá trị tài sản
cần mua.
Tuy vậy, hiện nay có một hình thức cho vay tiêu dùng không cần phải có tài sản
đảm bảo, đó là hình thức cho vay tín chấp: hình thức cho vay dựa trên uy tín và sự tin
tưởng ở khách hàng. Tuy rủi ro cao nhưng do áp lực cạnh tranh nên các ngân hàng
thương mại vẫn cho vay theo hình thức này. Mặc dù các NHTM cũng đưa ra các quy
định để kiểm soát như tăng cường thẩm định khách hàng, thời hạn khoản vay chỉ kéo
dài từ 24 đến 60 tháng hoặc thấp hơn, song việc đưa ra những điều khoản hấp dẫn để
thu hút khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh như tăng hạn mức cho vay, giảm điều
kiện thu nhập tối thiẻu để xét duyệt cho vay… đã taọ ra những khe hở có thể dẫn đến
rủi ro cho hoạt động tín dụng này tại ngân hàng.
1.1.3.4. Căn cứ theo phương thức cho vay giữa NH và khách hàng vay vốn
Theo tiêu thức này, CVTD được phân làm hai loại là : CVTD trực tiếp và CVTD
gián tiếp.
a) Cho vay tiêu dùng trực tiếp
Đây là hình thức cho vay , trong đó NH tiếp xúc trực tiếp với KH của mình, việc

thu nợ cũng được tiến hành trực tiếp bởi chính NH.
NGÂN
HÀNG
CÔNG TY
BÁN LẺ
NGƯỜI
TIÊU DÙNG
(3)
(1)
(2)
(5)
(6)
15
Sơ đồ 1.1: Cho vay tiêu dùng trực tiếp
(1): Ngân hàng và người tiêu dùng ký hợp đồng vay.
(2): Người tiêu dùng trả trước một số phần tiền mua tài sản còn thiếu cho công ty
bán lẻ
(3): Ngân hàng thanh toán số tiền mua tài sản còn thiếu cho công ty bán lẻ.
(4): Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng.
(5): Người tiêu dùng thanh toán tiền vay cho ngân hàng.
b) Cho vay tiêu dùng gián tiếp
Là hình thức cho vay, trong đó NH mua những khoản nợ phát sinh do những
Công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá hay dịch vụ cho người tiêu dùng.
Giữa NH và công ty bán lẻ sẽ ký kết một Hợp đồng mua bán nợ, trong đó NH sẽ
đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng được bán chịu, số tiền bán chịu tối đa và
loại sản phẩm được bán chiu.
(4)
Sơ đồ 1.2: Cho vay tiêu dùng gián tiếp
(1): Ngân hàng và công ty bán lẻ ký kết hợp đồng mua bán nợ.
(2): Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký kết hợp dồng mua bán chịu hàng hoá.

(3): Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng.
(4): Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu hàng hoá cho ngân hàng.
(5): Ngân hàng thanh toán tiền cho công ty bán lẻ.
(6): Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng.
1.1.3.5. Căn cứ vào thời hạn cho vay
Dựa vào phân loại này , có 3 loại cho vay:
16
• Cho vay ngắn hạn: loại cho vay này có thời hạn dưới 12 tháng và được sử dụng để bù
đắp chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
• Cho vay trung hạn: là loại cho vay từ 1 đến 5 năm, được sử dụng để đầu tư mua sắm
tài sản cố định, công nghê, mở rộng sản xuất kinh doanh.
• Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm, đáp ứng nhu cầu dài hạn như
xây nhà ở, các thiết bị.
1.1.4. Quy trình cho vay tiêu dùng
Quy trình cho vay tiêu dùng nói riêng và quy trình cho vay nói chung được thực
hiện qua các giai đoạn như sau:
Các giai đoạn
của quy trình tín
dụng.
Nguồn và nơi cung
cấp thông tin.
Nhiệm vụ của ngân
hàng ở mỗi giai đoạn.
Kết quả sau khi
kết thúc một giai
đoạn.
1. Lập hồ sơ đề
nghị cấp tín
dụng.
-Khách hàng đi vay

cung cấp.
-Tiếp xúc, phổ biến
và hướng dẫn lập hồ
sơ cho khách hàng.
-Hoàn thành bộ hồ
sơ để chuyển sang
bộ phận phân tích.
2. Phân tích tín
dụng.
-Hồ sơ đề nghị vay
từ giai đoạn 1
chuyển sang.
-Các thông tin bổ
sung từ phỏng vấn,
hồ sơ lưu trữ…
-Tổ chức thẩm định
về các mặt tài chính
và phi tài chính do
các cá nhân hoặc bộ
phận thẩm định thực
hiện.
-Báo cáo kết quả
thẩm định để
chuyển sang bộ
phận có thẩm
quyền và quyết
định cho vay.
3. Quyết định
tín dụng.
-Các tài liệu và

thông tin từ giai
đoạn 2 chuyển sang
và báo cáo kết quả
thẩm định.
-Các thông tin bổ
sung.
-Quyết định cho vay
hoặc từ chối của cá
nhân hoặc hộ được
giao quyền phân
quyết.
-Quyết định cho
vay hoặc từ chối.
-Tiến hành các thủ
tục pháp lý như ký
hợp đồng tín
dụng, các hợp
đồng khác.
4. Giải ngân. -Quyết định cho vay
và các hợp đồng liên
quan.
-Các chứng từ làm
cơ sở giải ngân.
-Thẩm định các
chứng từ theo các
điều kiện của hợp
đồng tín dụng.
-Chuyển tiền vào
tài khoản tiền gửi
cho khách hàng

hoặc chuyển trả
cho đơn vị cung
17
cấp
5. Giám sát, thu
nợ và thanh lý
tín dụng
-Các thông tin từ nội
bộ ngân hàng.
-Các báo cáo tài
chính theo định kỳ.
-Các thông tin khác.
-Phân tích hoạt động
tài khoản, các báo cáo
tài chính, kiểm tra cơ
sở của khách hàng.
-Thu nợ.
-Tái xét và xếp hạng.
- Thanh lý tín dụng.
-Báo cáo kết quả
giám sát và đưa ra
các giải pháp xử
lý.
-Lập các thủ tục
để thanh lý tín
dụng.
Bảng 1.1: Quy trình cho vay tiêu dùng
1.1.5. Lợi ích của cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng mang lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế, ngân hàng và người
tiêu dùng.

a) Đối với nền kinh tế:
Thông qua tài trợ cho tiêu dùng, thực chất ngân hàng đã gián tiếp tài trợ cho sản
xuất của các doanh nghiệp. Khi tiêu dùng được thúc đẩy ( kích cầu ), theo đó sản xuất
của các doanh nghiệp cũng phát triển theo, kích thích tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn
việc làm và thu nhập cho người lao động.
b) Đối với người tiêu dùng:
Thông qua cho vay tiêu dùng, họ được hưởng các tiện ích trước khi tích luỹ đủ
tiền, nâng cao chất lượng cuộc sống, cho phép họ chi tiêu ở hiện tại và thanh toán
trong tương lai, nó đặc biệt quan trọng đối với giới trẻ. Nhờ CVTD mà cá nhân hay hộ
gia đình có thể đưa ra những quyết định lớn như xây dựng nhà cửa, mua phương tiện
đi lại, học hành, chữa bệnh,… điều này đã giải quyết được vấn đề giữa việc thoả mãn
yêu cầu với yếu tố thời gian vì nếu đợi đến khi có đủ tiền mới thực hiện thì lợi ích cảm
nhận từ sự thụ hưởng có xu hướng giảm xuống. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng đi vay
để tiêu dùng thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiết kiệm và gặp khó khăn trong tương lai.
c) Đối với ngân hàng
18
Cũng như bất kỳ một khoản cho vay nào, CVTD mang lại thu nhập cho ngân hàng.
Hơn nữa, do khách hàng vay tiêu dùng là số đông với khoản vay nhỏ nên thông qua
CVTD ngân hàng có thể phân tán được rủi ro và đa dạng hoá sản phẩm. CVTD giúp
ngân hàng mở rộng quan hệ với khách hàng, từ đó tăng khả năng huy động các loại tiền
gửi ào ngân hàng và cung cấp các loại hình dịch vụ khác. Một thực tế là nguồn vốn chủ
yếu và ổn định của ngân hàng là huy động từ các cá nhân và hộ gia đình.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
1.2.1. Khái niệm cho vay
Cho vay là phương thức tài trợ có tính truyền thống của nghề Ngân hàng. Hình
thức biểu hiện cụ thể là: Ngân hàng chuyển tiền trực tiếp cho khách hàng sử dụng theo
yêu cầu hoặc mục đích tiêu dùng của khách hàng khi khách hàng đáp ứng được các
yêu cầu của Ngân hàng đặt ra.
1.2.2. Đặc điểm

Ngân hàng đáp ứng cho tất cả các khách hàng sử dụng vốn nhưng khách hàng
phải đáp ứng được các điều kiện của Ngân hàng đặt ra.
- Qui mô của các hợp đồng cho vay từ nhỏ đến lớn, với nhu cầu vay nhỏ đến các
dự án lớn mức rủi ro cao hay thấp, mức thu hồi vốn như thế nào, tài sản thế chấp và uy
tín của khách hàng ra sao sẽ ảnh hưởng đến mức lãi suất ngân hàng qui định cụ thể.
Ngoài ra với thời gian sử dụng vốn khác nhau thì lãi suất cũng sẽ khác nhau.
1.2.3. Vai trò của hoạt động của hoạt động cho vay NHTMCP Công thương Việt
Nam- Chi nhánh Hoàn Kiếm
- Đối với ngân hàng
Cho vay là hoạt động chính của Ngân hàng, đây là hoạt động mang lại lợi nhuận
cho Ngân hàng.
Cho vay của Ngân hàng lớn mà mức dư nợ thấp chứng tỏ Ngân hàng làm ăn có
hiệu quả, uy tín của Ngân hàng rất lớn. Cho vay của Ngân hàng càng ngày chứng tỏ
nhiều người đã biết đến Ngân hàng. Như vậy vấn đềhuy động vốn, hoặc huy động các
nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư gửi vào ngân hàng nhiều hơn. Từ đó tạo điều kiện
mở rộng mạng lưới của Ngân hàng nhờ đó ngày càng phát triển và sẽ càng ngày càng
đa dạng hóa cáchình thức cho vay từ đó mà nâng cao thu nhập cho ngân hàng.
19
- Đối với khách hàng.
Nhờ có Ngân hàng cho vay mà khách hàng sẽ có thể thực hiện được những dự
định, dự án của mình. Do vậy mang lại lợi nhuận cho khách hànghay giải quyết được
các vấn đề mà khách hàng gặp phải trong vấn đề đột xuất, cấp bách.
Tuy vật khách hàng cần phải tính toán đến khả năng chi trả để việc chi tiêu sẽ
hợp lý.
- Đối với nền kinh tế
Cho vay của Ngân hàng sẽ làm cho khách hàng thực hiện được các dự án của
mình, như vậy rất tốt trong việc thúc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa, tạo thêm cây
ăn việc làm cho xã hội tạo khả năng lưu thông vốn nhanh, từ đó thúc đẩy nền kinh tế
phát triển và tăng trưởng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Toàn bộ nội dung chương 1 đã tập trung giải quyết được một số vấn đề cơ bản về
chất lượng cho vay tiêu dùng như: khái niệm về cho vay tiêu dùng, khái quát về hoạt
động cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
.Đây là cơ sở để chuyên đề đánh giá đúng thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại
NHTMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
2.1. TỔNG QUAN VỀ NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH
HOÀN KIẾM
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Công thương Việt Nam –
chi nhánh Hoàn Kiếm
Trước tháng 7/1988, ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm là ngân hàng quận
Hoàn Kiếm (trực thuộc Ngân hàng Hà Nội) cho đến tháng 7/1988, ngân hàng Công
thương Việt Nam được thành lập và ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã trở thành
20
một chi nhánh của ngân hàng Công thương Việt Nam. Cùng với sự thay đổi đó, ngân
hàng Công thương Hoàn Kiếm từ một quỹ tiết kiệm chuyển từ số 10 Lê Lai về 37
Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm và đây cũng là trụ sở chính của ngân hàng Công thương
Hoàn Kiếm cho đến bây giờ. Hiện nay, NHTMCP Việt Nam – chi nhánh Hoàn Kiếm
là chi nhánh cấp một của NHTMCP Công thương Việt Nam, có quyền tự chủ kinh
doanh, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng Nhà nước cũng
như các tổ chức tín dụng khác trong cả nước. Kể từ khi thành lập cho đến nay,
NHTMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Hoàn Kiếm đã và đang hoạt động kinh
doanh trên cơ sở tự kinh doanh, tự bù đắp và có lãi. Bên cạnh những hoạt động nâng
cao hoạt động kinh doanh và uy tín, ngân hàng cũng luôn chăm lo đến nâng cao đời
sống của cán bộ nhân viên, nâng cao chất lượng đào tạo, không ngừng phát triển
nguồn nhân lực chất lượng và nhận thức rõ nhân lực là nhân tố quyết định trong cạnh
tranh, sự phát triển của ngân hàng. Đến nay NHTMCP Công thương Việt Nam - chi
nhánh Hoàn Kiếm đã đạt được những kết quả đáng kể trong hoạt động kinh doanh của

mình và trong nhiều năm là “lá cờ” đầu trong hệ thống NHTMCP Công thương Việt
Nam. Ngân hàng luôn đảm bảo nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, đồng
thời hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn có lợi nhuận và dư nợ lành mạnh, góp
phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước.
21
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Công thương Việt Nam – Chi
nhánh Hoàn Kiếm
NHTMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Hoàn kiếm có lực lượng đội ngũ
cán bộ công nhân viên khá hùng hậu. Trong đó, trên 70% cán bộ có trình độ đại học và
trên đại học còn lại đều được đào tạo qua hệ cao đẳng và trung học chuyên ngành ngân
hàng. Bộ máy điều hành là một nhân tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của
các cơ quan nói chung và NHTMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Hoàn Kiếm
nói riêng. Dưới đây là sơ đồ thể hiện cơ cấu tổ chức của chi nhánh:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành
22
Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức các phòng ban của chi nhánh
2.1.3. Khái quát về tình hình hoạt động tại NHTMCP Công thương Việt Nam –
Chi nhánh Hoàn Kiếm
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Năm 2012, 2013 thế giới lien tiếp phải hứng chịu các cuộc khủng hoảng, từ
khủng hoảng nợ công đến khủng hoảng chính trị, lạm phát toàn cầu, những biến động
mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán, BĐS và cả các thảm hoạ thiên nhiên. Kinh tế
thế giới vì thế bị ảnh hưởng nặng nề, Việt Nam cũng không tránh khỏi tình hình
chung. Chính sách tiền tệ, NH đã có nhiều chuyển biến lớn. Với bối cảnh kinh tế vĩ mô
Việt Nam bất ổn, lạm phát, nợ xấu tăng cao, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11
nhằm kiểm soạt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó chính sách tiền tệ chặt chẽ.
23
Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được áp dụng tại các ngân hàng là dưới 20%, giảm tỷ lệ
dư nợ phi tài sản xuất xuống dưới 16%. CVTD vốn là cho vay phi sản xuất. Tuy nhiên
NHTMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm đã đạt được một số kết

quả nhất định trong việc huy động vốn và hoạt động tín dụng.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại NHTMCP Công thương Việt Nam
Chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: tỷ đồng
Chi tiêu
2011 2012 2013
Số tiền Cơ cấu Số tiền Cơ cấu Số tiền Cơ cấu
1. Tổng nguồn vốn ( NV ) 4.057 100,0 3.034 100,0 2.413 100,0
Nguồn nội tệ 3.256 80,3 2.298 75,74 1.889 78,28
Nguồn ngoại tệ 801 19,7 736 24,26 524 21,72
2. NV phân theo TPTK 4.057 100,0 3.034 100,0 2.413 100,0
TG của các TCKT 2.811 69.3 1.413 46.6 868,8 36
TG của dân cư 957,4 23,6 1.517 50 1.356 56,2
TG của các TCTD 289 7,1 104 3,4 188,2 7,8
3. NV phân theo thời hạn 4.057 100,0 3.034 100,0 2.413 100,0
NV KKH và < 12 tháng 2.572 63,4 1.760 58 1.315 54,5
NV >12 tháng và < 24 tháng 49 1,2 61 2 44 1,8
NV > 24 tháng 1.436 35,4 1213 40 1054 43,7
Thay đổi của TNV (1.123) (1.023) (621)
24
Qua bảng tổng kết nguồn vốn trong 3 năm gần đây nhất ở trên có thể thấy được
rằng tổng nguồn vốn huy động càng về sau càng giảm đi. Năm 2012 tổng nguồn vốn
giảm đến 1.023 tỷ đồng so với năm 2011 và giảm 621 tỷ ở năm 2013 . So với năm
2011, năm 2012 và năm 2013 tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng và TCTK Bảo hiểm xã
hội giảm mạnh khoản vốn nhận ngắn hạn đảm bảo thanh khoản vốn. Trong đó tiền gửi
không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ dạn dưới 12 tháng năm 2012 giảm 812 tỷ đồn tương
đươn với 31,6% so với năm 2011; còn tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn
dưới 12 tháng ở năm 2013 cũng giảm 25,3% tương đương với 445 tỷ đồng so với năm
2012. Tuy nguồn vốn trung và dài hạn cũng giảm từ 180-200 tỷ đồng mỗi năm nhưng
tỷ trọng lại tăng 14,2% ở năm 2012 và 13,8% ở năm 2013 so với năm 2011.

Nguyên nhân dẫn đến sự tụt giảm mạnh của nguồn vốn là do công tác huy động
vốn năm 2012, 2013 gặp rất nhiều khó khăn. Vào thời điểm quý 3, quý 4 năm 2011,
các NH cạnh tranh ngầm về lãi suất, có nhiều NH lách luật vượt trần lãi suất 14%/năm
đối với tiền gửi ngắn hạn để thu hút khách hàng. Điều này trở nên thiếu ổn định với
các kỳ hạn ngắn. Sang năm 2012, cuộc đua lãi suất vẫn không hề giảm nhiệt khi àng
loạt NH công bố tăng lãi suất ở các kỳ hạn trên 12 tháng vốn đang được NHNN thả
nổi. NHTMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm cũng không phải
ngoại lệ, đã thông báo lãi suất kỳ hạn 24 tháng là 12%/năm và từ 12-18 tháng là 11,5%
trong khi lãi suất tương ứng ở năm 2011 là 11% và 10,6%. Đây cũng là lý do vì sao
tuy về mặt số lượng nguồn vốn trung dài hạn có giảm nhưng lại tăng về mặt tỷ trọng .
Xét về nguồn vốn phân theo thành phần kinh tế có thể thấy tiền gửi của các tổ
chức kinh tế giảm mạnh từ 2.811 tỷ đồng ở năm 2011 xuống 1.413 tỷ đồng ở năm
2012 và đến năm 2013 chỉ còn 868,8 tỷ đồng. Có thể nhận thấy do tình hình kinh tế
bất ổn, sản xuất kinh doanh trì trệ, hàng tồn kho tăng khiến tiền nhàn rỗi của các
TCKT không còn được dồi dào như trước. Ngược lại, tiền gửi của các dân cư lại tăng
từ 957,4 tỷ đồng năm 2011 lên 1.517 tỷ đồng ở năm 2012. Tuy đến 2013 chỉ tiêu này
là 1.356 tỷ đồng, giảm 161 tỷ đồng so với năm 2012 nhưng sự giảm sút này là 1.356 tỷ
đồng, giảm 161 tỷ đồng so với năm 2012 nhưng sự giảm sút này là do tổng nguồn
cùng giảm, còn về mặt tỷ trọng , tiền gửi của dân cư năm 2013 lại tăng 6,2% so với
năm 2012 từ 50% lên 56,2%. Mặc dù sau 1 năm, trần lãi suất huy động giảm từ 14% ở
năm 2011 xuống còn 8-9%/năm nhưng dân chúng lại lựa chọn gửi tiền tại NH.
25
Nguyên do là từ sự biến động của các kênh đầu tư khác như chứng khoán, vàng, BĐS
đều đi xuống khiến dân cư đặt niềm tin vào một kênh tiết kiệm, đầu tư an toàn hơn là
NH. Có thể nói niểm tin của dân chúng vào NH đã quay trở lại và chính lượng tiền gửi
tăng vọt của dân chúng đã cứu nguy hệ thông NHTM vào thời điểm nhạy cảm như
hiện nay.
Biểu đồ 2.1: Tình tình huy động vốn của NHTMCP Công thương Việt Nam
Chi nhánh Hoàn Kiếm theo thành phần kinh tế
Bảng 2.2. Tình hình dư nợ tín dụng tại NHTMCP Công thương Việt Nam

Chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013
Số
tiền
%
tổng
dư nợ
Số
tiền
%
tổng
dư nợ
Số
tiền
%
tổng
dư nợ
Tổng dư nợ 1.844 100 1.561 100 1.212 100
Phân
theo
kỳ
hạn
-Cho vay ngắn hạn 988,4 53,6 955,5 61,2 832,15 68,66
-Cho vay trung và dài hạn 855,6 46,4 605,5 38,8 379,85 31,34
Theo
loại
tiền
- Cho vay nội tệ 1.328,68 72,00 1.017 65.15 866,94 71,53

- Cho vay ngoại tệ 516,32 28,00 544 34,85 345,06 28,47
Qua bảng tổng hợp số liệu trên có thể thấy, dư nợ cho vay của NH đều có xu
hướng giảm qua các năm. Cụ thể, ở thời điển cuối năm 2011, dư nợ cho vay của NH

×