Như chúng ta đã biết, công nghệ thông tin và truyền thông (Information
and Communication Technology – ICT) là một thành tựu lớn của cuộc cách
mạng khoa học - kỹ thuật (CMKH – KT) hiện nay.
Ở nước ta, vấn đề ứng dụng ICT trong giáo dục, đào tạo được Đảng và
Nhà nước rất coi trọng, coi yêu cầu đổi mới PPDH có sự hỗ trợ của các
phương tiện kỹ thuật hiện đại là điều hết sức cần thiết. Các Văn kiện, Nghị
quyết, Chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã thể hiện rõ
điều này, như: Nghị quyết CP của Chính phủ về chương trình quốc gia đưa
CNTT (CNTT) vào giáo dục đào tạo (1993), Nghị quyết Trung ương II khóa
VIII, Luật giáo dục (1998) và Luật giáo dục sửa đổi (2005), Nghị quyết 81
của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 29 của Bộ Giáo dục – Đào tạo, Chiến lược
phát triển giáo dục 2001 – 2010,…
Trong Nghị quyết Trung ương II, khoá VIII Đảng và Nhà nước ta
khẳng định, phải “đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học.
Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào
quá trình dạy và học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu
của học sinh, sinh viên nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh mẽ phong
trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là
thanh niên.”
Chỉ thị số 29 của Bộ Giáo dục – Đào tạo (ngày 30/7/2001/CT) về tăng
cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn
2001 – 2015 nêu rõ “CNTT là phương tiện để tiến tới một xã hội hóa học
tập”, nhưng “giáo dục và đào tạo phải đóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc
đẩy sự phát triển của CNTT ”.
1
Trong “Chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo đến năm 2010” của
Bộ Giáo dục – Đào tạo đã yêu cầu ngành giáo dục phải từng bước phát triển
giáo dục dựa trên CNTT, vì “CNTT và đa phương tiện sẽ tạo ra những thay
đổi lớn trong quản lý hệ thống giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương
trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học”.
Với tất cả các môn học nói chung và môn Địa lý nói riêng, một trong 3
xu hướng đổi mới hiện nay đó chính là đổi mới dạy học theo quan điểm của
công nghệ dạy học. Nói đến công nghệ dạy học người ta không thể không
nhắc đến CNTT với một phương tiện ngày càng trở nên quen thuộc là
Internet.Với Internet, người ta có thể truy cập được một khối lượng thông tin
khổng lồ với tốc độ cực kì nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu GV không định
hướng cho HS trong quá trình sử dụng thông tin trên Internet thì sẽ khiến cho
HS mất thời gian, thông tin tìm được không chính xác, hàm lượng khoa học
không cao. Để khắc phục những nhược điểm trên đây của việc học tập sử
dụng Internet người ta đã phát triển phương pháp WebQuest. Đây là một
phương pháp mới và rất có hiệu quả trong việc hỗ trợ HS học tập thông qua
Internet với những định hướng nhằm hạn chế những khó khăn trong quá trình
tìm kiếm thông tin trên mạng của HS. Bản thân chính tác giả cũng đã từng
kiểm chứng tính khả dụng của Webquest và cảm thấy cần tiếp tục đào sâu
nghiên cứu để phát triển thêm phương pháp này.
Với tất cả những lí do trên, em đã chọn đề tài "Xây dựng và sử dụng
Webquest trong dạy học địa lý lớp 10 - THPT” làm nội dung nghiên cứu cho
luận văn thạc sĩ.
2.1. Trên thế giới
Như chúng ta đã biết, cùng với sự bùng nổ của ICT cũng như việc ứng
dụng ICT vào dạy học nói chung và dạy học địa lý nói riêng đã được nghiên
2
cứu rộng rãi. Có rất nhiều nghiên cứu liên quan tới ứng dụng ICT vào dạy học
như: Chương trình MEP (Microelectronies Education Program) ở Anh vào
năm 1980; Tổ chức NSCU (National Software - Cadination Unit) của Ôx-
trây-li-a được thành lập vào năm 1984 chuyên cung cấp các chương trình, các
phần mềm, các môn học cho các trường Đại học; Hội thảo về "Xây dựng các
phần mềm dạy học" ở các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương
(Gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Srilanca, Thái Lan, Malaysia) năm
1985; Đề án CLASS (Computer Literacy And Studies in School), Ấn Độ,
1985… Các công trình này chủ yếu nghiên cứu về mặt lý thuyết của CNTT
và cho ra đời các ứng dụng (Các phần mềm, website hỗ trợ dạy học).
Theo đó, nhiều PPDH liên quan tới ICT đã ra đời trong đó có Webquest
hay còn gọi là PPDH hiệu quả thông qua Internet.
Năm 1995, Bernie Dodge ở trường đại học San Diego State University
(Mỹ) là người đầu tiên sử dụng Webquest trong dạy học. Các đại diện tiếp
theo là Tom March (Úc) và Heinz Moser (Thụy Sĩ). Ý tưởng của họ là đưa ra
cho HS một tình huống thực tiễn có tính thời sự hoặc lịch sử, dựa trên cơ sở
những dữ liệu tìm được, HS cần xác định quan điểm của mình về chủ đề đó
trên cơ sở lập luận. HS tìm được những thông tin, dữ liệu cần thiết thông qua
những trang kết nối (links) đã được GV lựa chọn từ trước.
Một số cuốn sách nghiên cứu về Webquest đã xuất bản như: “Using
WebQuests in the Social Studies Classroom” (Sử dụng Webquest trong dạy
học các môn khoa học xã hội) của các tác giả: Margaret M. Thombs, Maureen
M. Gillis, Alan S. Canestrari, cung cấp các biện pháp thực tế để sử dụng
Webquest nhằm tối ưu hóa việc học các môn khoa học xã hội, đòi hỏi mức độ
tư duy cao của HS, thúc đẩy hơn sự hiểu biết về các nền văn hóa xã hội; “The
World Is Open” (Thế giới mở) của tác giả Curtis J. Bonk, khám phá các thay
3
đổi mạnh mẽ của thế giới đang ảnh hưởng đến người học trong đó có việc khai
thác Internet nói chung và sử dụng thông tin trên các trang web nói riêng…
Bên cạnh đó, cũng có nhiều luận văn và luận án nghiên cứu về
Webquest và hiệu quả của việc sử dụng WebQuests như: luận án nghiên cứu
“The WebQuest creation process” (Quá trình tạo Webquest) của Roberts,
Leanne M., 2005, “WebQuest design strategies”(Các kĩ thuật xây dựng
Webquest) của Frazee, James Phillip vào năm 2004. Các đề tài này đã nghiên
cứu về các vấn đề cơ sở lí luận và thực tiễn của Webquest trong đó chú trọng
đến việc nghiên cứu quá trình tạo ra Webquest, các mô hình Webquest và các
kĩ thuật xây dựng Webquest, đồng thời tiến hành thực nghiệm kiểm chứng đối
với sinh viên các trường Đại học Akron, Đại học San Diego…
Ngày nay WebQuest (thuật ngữ tiếng Anh) được sử dụng rộng rãi trên
thế giới, trong giáo dục phổ thông cũng như đại học.
2.2. Ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, việc đổi mới PPDH trong đó có vấn đề ứng
dụng CNTT vào dạy học nói chung và dạy học địa lý nói riêng được rất nhiều
nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu. Trong những nghiên cứu này có thể kể
đến: Phần mềm "PC FACT với dạy học địa lý" của G.S Nguyễn Dược, phần
mềm Db - Map của PGS.TS Đặng Văn Đức (1998), phần mềm "Atlas Địa lý
Việt Nam" của Tổng cục du lịch Việt Nam, phần mềm “Atlas Địa lý môi
trường Việt Nam" do Cục môi trường - Bộ Khoa học công nghệ và môi
trường xây dựng (2001); Báo cáo “Nghiên cứu ứng dụng tin học trong dạy
học địa lý – một hướng đổi mới dạy học và HS làm trung tâm” của PGS.TS
Đặng Văn Đức (1998)… Các luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án
tiến sĩ như: “ Đổi mới PPDH địa lý KT –XH thế giới ở trường THPT tại
TPHCM” – Phan Huy Xu (1993), “Ứng dụng CNTT trong giảng dạy Địa lý
KT –XH Việt Nam (lớp 12, THPT)” – Trần Thị Thanh Thủy (2002), “Ứng
4
dụng CNTT trong giảng dạy Địa lý KT –XH Thế giới theo hướng tích cực
(lớp 11)” – Nguyễn Thị Thu Anh (2005)… Nội dung của các luận văn này đề
cập đến vấn đề đổi mới PPDH trong đó có việc đổi mới theo xu hướng sử
dụng CNTT cụ thể là sử dụng các chương trình, phần mềm máy tính để thiết
kế các bài giảng Địa lý ở THPT, xây dựng website tư liệu phục vụ cho giảng
dạy bộ môn Địa lý với những chuyên ngành khác nhau như Địa lý tự nhiên,
KT - XH.
Bên cạnh đó còn có rất nhiều sách, giáo trình đề cập tới đổi mới PPDH
và ứng dụng CNTT vào dạy học địa lý: Sách dịch “Phát huy tính tích cực của
HS như thế nào?”, tác giả I.F.Khrlamop, Nxb Giáo dục năm 1979; "Phương
pháp dạy học địa lý" của Nguyễn Dược, Đặng Văn Đức, Nguyễn Trọng Phúc,
Nguyễn Thị Thu Hằng, Trần Đức Tuấn, Nxb Giáo dục năm 1996; "Phương
pháp dạy học địa lý KT – XH thế giới ở THPT" của Nguyễn Ngọc Minh, Đại
học Sư phạm Huế năm 2000; Tư liệu "Đổi mới phương pháp dạy học địa lý
theo hướng tích cực hóa hoạt động người học" của Đặng Văn Đức, Nguyễn
Thị Thu Hằng (2001); Sách "Phương pháp dạy học địa lý theo hướng tích
cực" của Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, Nxb Đại học Sư phạm
(2004). Trong những tài liệu này, các tác giả đã đề cập đến những vấn đề của
đổi mới PPDH, phát huy tính tích cực của HS. Các tác giả đã đưa ra những cơ
sở lí luận của vấn đề, hướng dẫn cách khai thác từng loại phương pháp theo
từng bước đi cụ thể và đưa ra một vài ví dụ minh họa.
Ở Việt Nam, có một số tài liệu đề cập tới Webquest như: “Một số vấn
đề chung về đổi mới PPDH ở trường THPT (Dự án phát triển giáo dục THPT
của Bộ Giáo dục và đào tạo)” – Nguyễn Văn Cường và Bern Meier, 2010;
Đĩa CD “CNTT cho dạy học tích cực”, NXB Giáo dục, 2010; Tài liệu tập
huấn, bồi dưỡng cho GV Địa lý các trường THPT chuyên ở Việt Nam của
PGS.TS Trần Đức Tuấn. Hầu hết các tài liệu này đề cập tới các vấn đề lí luận
5
liên quan đến Webquest và xây dựng một ví dụ minh họa. Riêng tài liệu
nghiên cứu về cách xây dựng và sử dụng Webquest trong dạy học địa lý thì
mới chỉ có duy nhất khóa luận tốt nghiệp của chính tác giả: “Sử dụng
Webquest trong dạy học địa lý lớp 11 THPT” – Nguyễn Thị Hồng (2012).
!"#$%#" &'
3.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về cách xây dựng và sử
dụng Webquest trong dạy học địa lý lớp 10 nhằm phát huy được tính tích cực,
chủ động, sáng tạo và vận dụng kíên thức, kĩ năng của HS, đáp ứng được yêu
cầu đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học địa lý ở trường
THPT.
3.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và biện pháp
hướng dẫn sử dụng Webquest trong dạy học địa lý lớp 10 THPT.
- Xây dựng Webquest hỗ trợ dạy học địa lý lớp 10.
- Nghiên cứu sử dụng Webquest trong dạy học địa lý lớp 10.
- Tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng tính hiệu quả và tính khả thi
của đề tài nghiên cứu.
()*+#,-%#
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp xây dựng và sử dụng
Webquest trong dạy học địa lý lớp 10 THPT
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài hướng tới việc:
. Xây dựng và sử dụng Webquest trong dạy học địa lý lớp 10 THPT
6
. Phạm vi tiến hành thực nghiệm ở trường THCS và THPT Tạ Quang
Bửu, Hà Nội. Cụ thể, bài dạy thực nghiệm là bài 37: Địa lý các ngành giao
thông vận tải.
/*0,1,
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
5.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Xuất phát từ mục đích và nhiệm vụ của đề tài, tác giả đã tiến hành
nghiên cứu, thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như các sách liên quan
tới PPDH và đổi mới PPDH của các tác giả như: Nguyễn Dược, Nguyễn Đức
Vũ, Đặng Văn Đức, Trần Đức Tuấn Bên cạnh đó còn có các luận văn thạc
sĩ, khóa luận tốt nghiệp liên quan đến đổi mới PPDH và ứng dụng CNTT vào
trong dạy học địa lý, các SGV và thiết kế bài giảng liên quan đến chương
trình Địa lý lớp 10 (ban cơ bản). Ngoài ra, tác giả còn thu thập các tài liệu liên
quan tới tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, đây là những cơ sở quan
trọng cho việc lựa chọn các nội dung và PPDH tích cực nhằm phát huy tối đa
tính tích cực, chủ động của HS trong học tập.
5.1.2. Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp này được sử dụng để thống kê và xử lý kết quả điều tra
thực tế, thống kê và xử lý kết quả thực nghiệm. Ngoài ra tác giả cũng sử dụng
phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả điều tra ở trường phổ thông.
Để kết quả nghiên cứu chính xác và đảm bảo độ tin cậy cao, việc sử dụng
nhóm phương pháp toán học trong nghiên cứu là rất cần thiết. Thông qua
phương pháp này, ta nhận biết được kết quả lĩnh hội tri thức của HS từ đó rút
ra kết luận cho toàn bộ hệ thống lí luận và thực nghiệm của đề tài.
5.1.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Là phương pháp nghiên cứu để nhận thức các đối tượng tồn tại trong
một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố tạo nên. Nội dung, phương pháp, phương
7
tiện dạy học là một thể thống nhất với những quy luật nội tại của nó. Các yếu
tố đó có mối liên hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Do đó, để đảm bảo tính khoa
học, các đối tượng phải được xem xét trong một hệ thống hoàn chỉnh. Tổ
chức một giờ học có sử dụng các PPDH mới liên quan đến CNTT như sử
dụng Webquest phải quan tâm tới nhiều yếu tố như: Nội dung bài học, trình
độ của GV và HS, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, của địa phương
Với những tài liệu đã thu thập được, tôi phân tích, tổng hợp và đưa ra những
giả thuyết, kết luận cho những vấn đề đang quan tâm.
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
5.2.1. Phương pháp chuyên gia
Là phương pháp tranh thủ những ý kiến và kinh nghiệm của các giáo
sư, tiến sĩ, các thầy cô giáo dạy giỏi môn Địa lý bao gồm một số thầy cô trong
khoa Địa lý trường ĐHSP Hà Nội và các thầy cô dạy Địa lý tại các trường
THPT trên địa bàn Hà Nội. Từ những kiến thu nhận được, tác giả đã có
những định hướng về nội dung nghiên cứu đề tài cũng như những vấn đề liên
quan đến thực nghiệm sư phạm.
5.2.2. Phương pháp khảo sát, điều tra
Để tìm hiểu tình hình thực tế của việc ứng dụng CNTT và sử dụng
Webquest trong quá trình tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS và rèn
luyện các kĩ năng cho HS trong dạy học địa lý lớp 10, tác giả đã sử dụng
phương pháp khảo sát, điều tra bằng cách tiến hành tổ chức điều tra ở một số
trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau:
- Dự giờ: Dự các giờ lên lớp của GV kết hợp với các giáo án để xác
định cách thiết kế bài giảng hiện nay của GV.
- Khảo sát dựa trên các phiếu điều tra: Lập các mẫu phiếu điều tra với
đối tượng là GV.
8
- Phỏng vấn: Phỏng vấn các GV môn Địa lý các vấn đề như thiết kế bài
giảng, sử dụng phương pháp dạy học, việc ứng dụng CNTT, vấn đề học tập
của HS và các vấn đề khác có liên quan.
Việc áp dụng các phương pháp mới nhất là các phương pháp có liên
quan đến CNTT phù hợp với khả năng của HS là một quá trình thử nghiệm
lâu dài, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm của GV và điều kiện cơ sở vật chất của nhà
trường. Do đó, quá trình nghiên cứu cần có sự điều tra, khảo sát một cách
chính xác.
5.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Để kiểm chứng tính khả thi của nội dung nghiên cứu, tác giả đã sử
dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm. Quá trình thực nghiệm được thực
hiện ở khu vực thành thị - nơi có điều kiện ứng dụng CNTT thuận lợi (Hà
Nội) trên cơ sở tiến hành kiểm chứng ở 2 lớp là lớp đối chứng và lớp thực
nghiệm. Thông qua kết quả thực nghiệm có thể chứng thực tính tích cực, ưu
việt của việc sử dụng Webquest vào dạy học địa lý nói chung và dạy học địa
lý lớp 10 THPT nói riêng.
234 56&'7 8#9
Luận văn gồm ba phần chính: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết
luận.
Phần nội dung bao gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng
Webquest trong dạy học địa lý lớp 10 THPT
- Chương 2: Xây dựng và sử dụng Webquest trong dạy học địa lý lớp
10 THPT
- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
9
:;<<,%=&'7 8#9
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng
Webquest trong dạy học địa lý lớp 10 THPT
- Luận văn góp phần khẳng định việc xây dựng và sử dụng Webquest
trong dạy học địa lý lớp 10 THPT phát huy được tính tích cực, chủ động và
sáng tạo của HS trong quá trình học tập.
- Thiết kế và sử dụng Webquest vào dạy học một số bài trong chương
trình Địa lý 10 THPT nhằm phát huy được tích tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh.
- Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi và hiệu
quả của đề tài nghiên cứu.
10
>?@A
3BCA
3CDEFGHIJ3I?K3LMG?N3OPQ@JAGHDR
@SATUVWUDIIXYA@ZQ[3\ME]^II
30_77 8
1.1.1. Một số vấn đề của việc đổi mới PPDH
1.1.1.1. Định hướng về đổi mới PPDH
Định hướng về đổi mới PPDH đã được thể hiện cụ thể trong Nghị
quyết Hội nghị Trung uơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng
hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ
năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.
Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý
các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.”
Dạy học là hoạt động thống nhất hữu cơ của hai hoạt động dạy và học.
Dạy là quá trình tổ chức nhận thức cho HS của người GV. Bản chất của quá
trình dạy học là tạo ra các tình huống học tập, các tình huống gia cố trong đó
người học sẽ hoạt động dưới sự hướng dẫn của GV. Học là quá trình hoạt
động tự giác, tích cực của HS nhằm lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, phát
triển trí tuệ, thể chất và hình thành nhân cách của HS. Bản chất của quá trình
học tập là quá trình tiếp thu, xử lí thông tin bằng các hoạt động trí tuệ và hoạt
động thể chất, từ đó có được kiến thức, kĩ năng, thái độ, hành vi mới.
Trong quá trình dạy học có sự tác động qua lại, chi phối lẫn nhau của
rất nhiều các nhân tố nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Mối quan hệ của các
11
thành tố trong quá trình dạy học thể hiện ở sự tác động qua lại giữa mục tiêu,
phương pháp, tổ chức, nội dung, phương tiện, đánh giá và được thể hiện cụ
thể bằng sơ đồ sau [5]:
Hình 1.1: Sơ đồ quá trình dạy học
Nhìn vào sơ đồ trên, chúng ta thấy rõ đổi mới quá trình dạy học là quá
trình đổi mới toàn diện trên tất cả các nhân tố của quá trình dạy học (Mục
tiêu, phương pháp, tổ chức, nội dung, phương tiện, đánh giá). Nó là một quá
trình mà trong đó các nhân tố liên quan đến quá trình dạy học có tác động
tương hỗ lẫn nhau, ảnh hưởng tới nhau, một nhân tố thay đổi kéo theo các
nhân tố khác cũng thay đổi và làm thay đổi toàn bộ quá trình dạy học. Để đổi
mới thành công quá trình dạy học nhằm phát huy hơn nữa chất lượng và hiệu
quả giáo dục thì cần phải có sự đổi mới ở tất cả các nhân tố cả mục tiêu,
phương pháp, tổ chức, nội dung, phương tiện, đánh giá. Trong đó, việc đổi
mới PPDH là một trong những yêu cầu bức thiết nhất.
1.1.1.2. Bản chất của đổi mới PPDH
Đổi mới PPDH địa lý là quá trình hiện đại hóa và tối ưu hóa tổ chức
dạy học địa lý. Lí luận và thực tiễn dạy học địa lý đã chứng tỏ điều này. Đổi
mới PPDH địa lý chỉ thành công nếu chúng ta đẩy mạnh quá trình hiện đại
12
ND
PT
MT
PP
TC
ĐG
MT: Mục tiêu
PP: Phương pháp
TC: Tổ chức
ND: Nội dung
PT: Phương tiện
ĐG: Đánh giá
W 15`-a
Môi trường giáo
dục của nhà trường
Môi trường kinh tế - xã hội
hóa và tối ưu hóa dạy học địa lý theo hướng kết hợp chặt chẽ giữa tăng cường
áp dụng các phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học hiện đại
kết hợp với việc cải biến các phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức
dạy học truyền thống theo những định hướng mới của dạy học hiện đại.
Hình 1.2: Bản chất của đổi mới dạy học địa lý
[1, tr12]
Đổi mới PPDH địa lý là quá trình tác động mạnh mẽ đến cả thầy và trò.
Không thể đạt được các mục tiêu của cải cách giáo dục và không thể cải biến
được tình trạng dạy học địa lý kém hiệu quả như hiện nay nếu sự đổi mới chỉ
tác động đến người thầy. Sự đổi mới PPDH địa lý chỉ thành công khi PPDH
địa lý tác động sâu sắc đến người HS và "phát huy được tính tự giác, tích cực,
chủ động học tập và ý chí vươn lên" (Luật Giáo dục 1998, chương I, điều 24).
Ở Trung Quốc người ta cũng có câu nói rất hay rằng: "Tôi nói - tôi quên, Tôi
nghe - tôi nhớ, Tôi làm - tôi hiểu". Có thể nói, lí luận dạy học hiện đại đã
khẳng định con người phát triển trong hoạt động và bằng hoạt động. Vì vậy,
đổi mới PPDH địa lý về thực chất là quá trình phát huy mạnh mẽ các hoạt
động tích cực, tự giác, sáng tạo của HS theo hướng tăng cường các hoạt động
độc lập và các hoạt động tương tác của HS.
Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, đổi mới PPDH không chỉ giới hạn ở
yếu tố phương pháp mà nó đòi hỏi sự đổi mới ở nhiều mặt khác nhau của quá
trình dạy học từ mục tiêu đến nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức
dạy học và không gian học tập Địa lý. Chính vì vậy, thực chất của đổi mới
13
Đổi mới tổ chức dạy học
Địa lý
Nâng cao
chất
lượng và
hiệu quả
dạy học
địa lý
Hiện đại hóa và tối ưu hóa
việc tổ chức quá trình dạy học
Đổi
mới
PPDH
địa lý
PPDH địa lý là quá trình đổi mới tổ chức dạy học địa lý. Từ trước đến nay,
chúng ta mới chỉ chú ý đến đổi mới các yếu tố như: phương pháp , phương tiện
và hình thức dạy học còn việc đổi mới một không gian lớp học còn chưa được
quan tâm đúng mức. Việc ứng dụng PPDH Webquest không chỉ đáp ứng được
yêu cầu về đổi mới phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức mà ngay cả
không gian học tập cũng được thay đổi, đáp ứng được yêu cầu đổi mới.
Mục đích tối cao của đổi mới dạy học địa lý trên cơ sở hiện đại hóa và
tối ưu hóa tổ chức dạy học địa lý là nâng cao chất lượng và hiệu quả của dạy
học địa lý, làm cho môn học có vị thế xứng đáng trong hệ thống các môn học
ở nhà trường phổ thông, để HS ngày càng yêu thích học Địa lý hơn.
Đổi mới quá trình dạy học địa lý là một quá trình đòi hỏi có thời gian.
Tư tưởng nóng vội muốn trong một thời gian ngắn hoàn thành quá trình đổi
mới trong khi chưa tạo ra những điều cần và đủ cho quá trình đổi mới đều
không thích hợp và sẽ không tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực
hiện. Quá trình đổi mới sẽ thành công khi các trường THPT kết hợp được
những tiến bộ liên tục, tuần tự với những bước tiến nhảy vọt trong quá trình
đổi mới PPDH ở trường phổ thông.
1.1.1.3. Ý nghĩa của đổi mới PPDH địa lý
Đổi mới PPDH mang lại nhiều ý nghĩa to lớn.
- Trước hết, trong cuộc sống hiện nay, khi cuộc cách mạng KHKT phát
triển như vũ bão, khi mà thế giới đang bước vào thời đại của toàn cầu hóa và
phát triển bền vững thì ngành giáo dục và đào tạo đứng trước những khó
khăn, thách thức và vận hội mới, đổi mới PPDH địa lý đáp ứng được nhu cầu
thực tiễn của cuộc sống hiện đại đang đặt ra góp phần giúp cải tiến nền giáo
dục còn nhiều yếu kém và hạn chế của nước ta.
- Đổi mới PPDH góp phần vào việc làm thay đổi phong cách dạy của
thầy và phong cách học của trò. Trước đây, phong cách dạy học chủ yếu là
14
lấy thầy làm trung tâm với đặc trưng là thầy đọc trò chép, người thầy lên lớp
với những PPDH truyền thống, chưa chú ý tới những nhu cầu, hứng thú của
HS. Đặc biệt hơn là với môn Địa lý, một môn học luôn bị các em coi là môn
phụ thì đôi khi việc lên lớp của GV còn mang tính hình thức, người thầy chỉ
quan tâm đến nhồi nhét kiến thức cho HS khiến cho HS không có hứng thú
học và không có trách nhiệm với việc học của mình và do đó việc dạy học địa
lý không thể thành công được. Đổi mới PPDH với việc tác động sâu sắc tới cả
thầy và trò đã hình thành nên phong cách dạy và học mới. Phong cách dạy
học mới thể hiện ra ở những đặc trưng hết sức quan trọng như: người thầy
thiết kế các tình huống để HS tự khai thác, tự chiếm lĩnh, tự kiến tạo kiến thức
và tạo ra các cơ hội để người HS có thể suy nghĩ nhiều hơn, hoạt động nhiều
hơn, có trách nhiệm nhiều hơn và tìm thấy nhiều niềm vui trong học tập của
mình. Phong cách học của trò cũng có nhiều đổi mới: HS chủ động, tích cực
và có động cơ học tập cao; luôn tò mò, say mê và tự mình khám phá điều gì
đó, có trách nhiệm với công việc học tập của bản thân, biết đánh giá việc học
tập của mình và các bạn cùng lớp
- Đổi mới PPDH với việc đưa vào những PPDH tích cực đã gợi mở,
kích thích, đòi hỏi người học phải suy nghĩ, tìm tòi, phát huy tư duy đến mức
cao nhất để có thể giải quyết thấu đáo các vấn đề đặt ra và mô hình chung đã
giúp người học có thể phát hiện ra khả năng tiềm ẩn của bản thân mình. Bên
cạnh đó, việc đổi mới PPDH với những hình thức tổ chức dạy học mới còn
giúp phát huy tối đa trí tuệ tập thể, tạo nên một tập thể lớp đoàn kết, đồng thời
còn giúp bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học - một yếu tố cần thiết với
mỗi HS trong thời đại mới.
- Đổi mới dạy học địa lý góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của
việc dạy học Điạ lý ở các trường phổ thông. Nhờ có đổi mới PPDH , HS tiếp
thu bài tốt hơn, nắm vững kiến thức Địa lý và các kĩ năng thực hành hơn, trí tuệ
15
được hình thành và phát triển tốt hơn, các phẩm chất, các giá trị quan trọng của
người HS hiện đại được hình thành, củng cố và phát triển mạnh mẽ hơn.
Đặc biệt hơn, đổi mới PPDH với việc ứng dụng CNTT truyền thông đã
tạo tiền đề để hình thành các PPDH mới trong đó có việc sử dụng Webquest
đã làm tăng hiệu quả dạy học lên rất nhiều. Trên cơ sở đó, đáp ứng được yêu
cầu của quá trình đổi mới.
1.1.1.4. Xu hướng đổi mới PPDH hiện nay
Hiện nay, đổi mới PPDH nói chung và đổi mới PPDH địa lý nói riêng
không chỉ giới hạn ở đổi mới dạy học địa lý theo quan điểm lấy HS làm trung
tâm như nhiều người quan niệm. Trên thực tế, đổi mới PPDH địa lý chịu tác
động của nhiều quan điểm đổi mới giáo dục và dạy học hiện đại, trong đó
đáng kể nhất là các xu hướng đổi mới cơ bản sau đây:
+ Xu hướng đổi mới dạy học địa lý theo quan điểm lấy HS làm trung
tâm: Vấn đề dạy học lấy HS làm trung tâm những năm gần đây đã được đề
cập đến khá nhiều trong các tài liệu dạy học ở trong nước cũng như ở nước
ngoài. Trong thực tiễn giáo dục ở nước ta hiện nay, ở nhà trường phổ thông
cũng như đại học đã có nhiều ý kiến bàn bạc, tranh luận về vấn đề này. Có
người quá nhấn mạnh vào vấn đề lấy HS làm trung tâm mà có phần coi nhẹ
vai trò của GV. Ngược lại cũng có những người cho rằng dạy học lấy HS làm
trung tâm không đúng hoặc không phù hợp với thực tiễn dạy học ở nước ta.
Ngoài ra, một số người đã tán thành quan điểm này nhưng chưa hiểu thật rõ
bản chất của nó. Nói một cách khái quát, bản chất của việc dạy học lấy HS
làm trung tâm là người dạy phải tính đến nhu cầu, nguyện vọng của người
học, đến những đặc điểm tâm sinh lí và cấu trúc tư duy cuả từng người, là
chiến lược, phương pháp, thủ pháp dạy của thầy phải phù hợp với chiến lược,
phương pháp, thủ pháp của trò, việc dạy phải xuất phát từ người học, vì người
học, phải đáp ứng được những yêu cầu của người học cũng như của xã hội.
16
Theo đó, xu hướng đổi mới dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm yêu
cầu phải cải biến và sử dụng các PPDH truyền thống theo quan điểm đổi mới
(bao gồm phương pháp thuyết trình, đàm thoại…) đồng thời tăng cường sử
dụng các phương pháp mới, hiện đại (bao gồm phương pháp nhóm, thảo luận,
động não, nêu và giải quyết vấn đề…).
+ Xu hướng đổi mới theo quan điểm công nghệ dạy học:
Dạy học theo quan điểm công nghệ dạy học là một xu thế phát triển
mạnh mẽ của dạy học địa lý hiện đại và đồng thời cũng là một tiếp cận quan
trọng để đổi mới tổ chức dạy học địa lý. Thực tế đã chứng minh sự khác biệt
không nhỏ giữa dạy học theo quan điểm công nghệ dạy học và không theo
công nghệ dạy học. Điều này được lí giải bởi những ưu việt của công nghệ dạy
học khi nó được áp dụng một cách đúng đắn. Về bản chất, công nghệ dạy học
là một chuyên ngành lí luận dạy học chuyên biệt nhằm hiện đại hóa và tối ưu
hóa việc tổ chức quá trình dạy học trên cơ sở áp dụng tổng hợp những thành
tựu của khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là những thành tựu của khoa
học giáo dục và các ngành khoa học có liên quan như tâm lí học, sinh học,
lôgic học và đặc biệt là CNTT và truyền thông (ICT) nhằm tạo nên chất lượng,
năng suất hiệu quả cao hơn cho giáo dục. Chính nhờ những ưu điểm mang lại
mà công nghệ day học ngày càng tỏ ra là một tiếp cận và công cụ quan trọng để
đổi mới dạy học địa lý ở nhà trường phổ thông. Với sự trợ giúp của công nghệ
dạy học, quá trình đổi mới tổ chức dạy học địa lý có thể thực hiện theo các
hướng sau đây:
- Đổi mới thiết kế các bài học Địa lý theo quan điểm công nghệ dạy học
theo hướng tăng cường chuẩn hóa và qui trình hóa: Điều này cho phép tạo lập
mối liên hệ chặt chẽ giữa mục tiêu, các hoạt động dạy học và sản phẩm của
quá trình dạy học và qui trình hóa các quá trình dạy học diễn ra trong bài học
17
Địa lý. Thiết kế bài học theo công thức GIPO sẽ là một tiếp cận đổi mới quan
trọng theo hướng này.
- Tăng cường sử dụng ICT để tạo ra những công cụ dạy học hiện đại
như hồ sơ dạy học điện tử, Webquest… cũng như hỗ trợ cho việc áp dụng các
PPDH hiện đại trong tổ chức dạy học địa lý như: Tổ chức dạy học dự án với
sự trợ giúp của ICT đặc biệt là Internet, tổ chức dạy học với Webquest.
Có thể nói đổi mới PPDH trong đó có xu hướng ứng dụng CNTT vào dạy
học sẽ mang lại hiệu quả cao, phát huy được tối ưu tính tích cực của HS. Song
để đạt được hiệu quả tốt nhất, GV không nên cứng nhắc lựa chon một phương
pháp xuyên suốt toàn bài mà phải lồng ghép nhiều phương pháp tùy vào nội
dung bài dạy. Bên cạnh đó, dạy học không chỉ đổi mới về mặt phương pháp mà
cần phải đổi mới toàn diện trong đó có đổi mới về đánh gíá kết quả học tập của
HS. Giữa đánh gía của GV và HS cần có sự phối hợp tốt để mang lại hiệu quả
đánh giá cao, đặc biệt là khi sử dụng các PPDH có ứng dụng CNTT như dạy học
dự án hay Webquest thì điều này trở nên thuận tiện và dễ dàng.
1.1.2. Ứng dụng ICT trong dạy học địa lý
1.1.2.1 Khái niệm ICT
"ICT" ((Information and Communication Technologies) được sử dụng
như là một thuật ngữ chung cho tất cả các loại công nghệ cho phép người
dùng tạo, truy cập và thao tác với thông tin. ICT là một sự kết hợp của công
nghệ thông tin và công nghệ truyền thông.
Công nghệ thông tin giờ đây đã có mặt ở nhiều phương diện trong cuộc
sống hàng ngày của chúng ta từ thương mại đến giải trí và thậm chí cả văn
hóa. Ngày nay, điện thoại di động, máy tính để bàn, thiết bị cầm tay, thư điện
tử và việc sử dụng Internet đã trở thành tâm điểm trong văn hóa và cộng đồng
của chúng ta. ICT đã tạo nên một xã hội toàn cầu, nơi mà mọi người có thể
tương tác và liên lạc với nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả.
18
Ứng dụng của ICTngày càng nhiều và có hiệu quả sâu sắc đến hầu hết
mọi mặt của đời sống xã hội nói chung và trong ngành giáo dục nói riêng. Đã
từ rất lâu, trong hệ thống giáo dục của phương Tây, ICT đã được tích hợp vào
chương trình học phổ thông. Người ta đã nhận thấy rằng ứng dụng ICT rất có
ích cho tất cả các môn học. Ở nước ta, trong những năm gần đây, ICT nói
chung và CNTT đã từng bước làm nên cuộc cách mạng đổi mới phương pháp
dạy học trong trường phổ thông và đem lại nhiều hiệu quả lớn.
1.1.2.2. Vai trò của ICT trong dạy học địa lý
ICT có vai trò rất lớn đối với quá trình dạy học cuả tất cả các môn học
nói chung và môn Địa lý nói riêng. Cụ thể với môn Địa lý, ICT có 4 vai trò cơ
bản như sau:
+ ICT gây hứng thú và phát huy tính tích cực học tập Địa lý của học
sinh:
Với ưu thế của ICT – một nguồn thông tin – dữ liệu rất khổng lồ dưới
các dạng khác nhau như kí hiệu, hình ảnh, đồ thị, biểu đồ với những màu sắc
hấp dẫn, âm thanh sống động kích thích sự hứng thú, tò mò và ham muốn tìm
tò, nghiên cứu, trải nghiệm của học sinh. Trong quá trình học tập ICT ( máy
tính, Internet ) là nguồn tài liệu khổng lồ, quý giá và có thể khai thác được
trong thời gian ngắn. Mặt khác nó còn cho phép người học có thể công bố
(đánh giá) kết quả học tập và nghiên cứu của mình. Đặc biệt việc sở dụng
Internet ta có thể tiến hành các cuộc điều tra, trao đổi ý kiến cho nhau và
thông báo những thông tin cần thiết. Chính vì vậy mà ICT sẽ thu hút được
người học và thúc đẩy người học tích cực làm việc độc lập.
+ ICT có khả năng lưu trữ và cung cấp cho việc dạy và học Địa lý
lượng thông tin lớn:
Trong quá trình dạy học địa lý, bằng những kĩ năng sử dụng các
phương tiện, thiết bị kĩ thuật hiện đại học sinh có thể khai thác từ Internet,
19
Encarta, phần mềm Db- map một khối lượng thông tin Địa lý khổng lồ
dưới nhiều dạng khác nhau: văn bản, hình ảnh, số liệu, lược đồ, bản đồ
Nguồn thông tin này luôn cập nhật, chính xác và nhanh chóng. Ta có thể
khẳng định rằng không có giáo trình, sách giáo khoa và thư viện nào có thể
cung cấp thông tin một cách nhanh chóng và cập nhật như Internet.
Điều này không những đối với học sinh mà còn có ý nghĩa đặc biệt với
giáo viên. Với các nguồn tư liệu phong phú và cập nhật này, giúp cho giáo
viên thuận tiện hơn rất nhiều khi chuẩn bị bài cũng như khi lên lớp.
Hơn nữa, máy tính lưu giữ thông tin và dữ liệu, nó cho phép giáo viên
có thể thành lập ngân hàng dữ liệu thông tin giáo khoa, nội dung giảng dạy.
+ ICT góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học Địa lý:
Như chúng ta đã biết, đổi mới phương pháp dạy học chính là khắc phục
lối truyền thụ một chiều, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo
của học sinh. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện
hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự
nghiên cứu cho học sinh.
Tuy nhiên muốn thay đổi định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Địa lý, người giáo viên phải thay đổi cách dạy, người học phải thay đổi cách
học. Cần tăng cường sử dụng các phương pháp tích cực như hợp tác theo
nhóm, khai thác tri thức từ bản đồ, nêu và giải quyết tình huống, phương pháp
dự án, và tổ chức các giờ học Địa lý theo quan điểm kiến tạo, sư phạm
tương tác, hoạt động hoá người học Tổ chức dạy học theo các quan điểm và
phương pháp đó, đòi hỏi học sinh phải biết kết hợp làm việc theo nhóm và
làm việc một cách độc lập, mặt khác học sinh phải hoạt động tìm kiếm, lựa
chọn xử lí một cách tự giác, tích cực Tuy nhiên để thực hiện được điều đó,
phải có phương tiện, thiết bị kĩ thuật để hỗ trợ cho học sinh hoạt động. Có
20
như vậy trong một khoảng thời gian nhất định, dưới sự hỗ trợ của giáo viên,
học sinh mới có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.
+ ICT có khả năng đổi mới hình thức tổ chức dạy học Địa lý:
Trong quá trình dạy học nói chung, dạy học Địa lý nói riêng chúng ta
có thể áp dụng nhiều tổ chức hình thức dạy học khác nhau. Ngoài hình thức
giáo dục truyền thống là lên lớp giảng bài, học mở rộng, học từ xa tương
ứng với các hình thức này đã xuất hiện các ứng dụng của công nghệ điện tử -
viễn thông trong giáo dục đó là: băng nghe tiếng (hệ 1); băng hình, truyền
hình (hệ 2). Tuy các phương tiện này đã thúc đẩy việc dạy- học, song các loại
này vẫn còn ở thế bị động, nó chỉ hoạt động một chiều. Người học không thể
tương tác với máy, khó chọn được thời gian học.
Hiện nay, thế hệ 3 – sử dụng ICT để dạy và học đã được áp dụng và
đáp ứng được yêu cầu của việc dạy học, đặc biệt là dạy học từ xa. Hai công
nghệ hiện đại và ứng dụng một cách có hiệu quả nhất cho giáo dục và đào tạo
là công nghệ truyền thông đa phương tiện Multimedia và công nghệ mạng
Networking, đặc biệt là Internet. Hai công nghệ này đã giúp cho dạy học thay
đổi được hình thức tổ chức. Người học không nhất thiết phải lên lớp, theo
đúng thời gian, địa điểm quy định, mà người học có thể học bất cứ ở đâu, nơi
nào ( thành phố hay vùng sâu, vùng xa). Người học có thể chủ động được thời
gian , bất cứ lúc nào họ muốn, họ không phải phụ thuộc vào giờ lên lớp hay
phát sóng của đài, truyền hình.
Đặc biệt là nhờ ICT, chúng ta có khả năng dạy học theo kiểu phân hoá.
Mỗi học sinh ngồi trước một máy trong hệ thống máy đã được nối mạng.
Giáo viên giao bài tập cho từng học sinh tuỳ theo khả năng của học sinh đó và
ngay sau đó bài tập được đánh giá trên máy.
Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức. Vì vậy,
việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đào tạo sẽ là nhân tố sống còn
21
quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, công ty, gia đình và cá
nhân. Hơn nữa, việc học tập không chỉ bó gọn trong việc học phổ thông, học
đại học mà là học suốt đời.
1.1.2.3. Khả năng ứng dụng ICT trong dạy học địa lý
Khả năng ứng dụng ICT trong dạy học địa lý bao gồm:
+ Khả năng lựa chọn và khai thác những thông tin Địa lý:
Thông qua những phần mềm Địa lý có sẵn, GV có thể khai thác dữ liệu
phục vụ cho nội dung bài giảng. Việc khai thác các thông tin trên máy vi tính
nhanh chóng, dễ dàng và thuận tiện hơn so với một số tài liệu khác. Đặc biệt,
máy vi tính có thể giúp GV có được lượng thông tin lớn và chính xác thông
qua việc sử dụng Internet, khai thác các phần mềm Địa lý như: Word Atlat,
Encatar, Mapinfo…để có được những hình ảnh, âm thanh, bản đồ… tăng tính
trực quan cho bài học.
+ Khả năng thiết kế bài giảng Địa lý trên máy vi tính:
Các chương trình trình diễn trên máy vi tính cho phép GV có thể thiết
kế toàn bộ nội dung bài giảng trên máy với các kênh chữ, kênh hình, kênh
tiếng rất đa dạng. Đồng thời còn có khả năng thiết kế các mô hình, các dạng
chuyển động Địa lý như hệ mặt trời, động đất, núi lửa mà HS khó có thể
quan sát ngoài thực tiễn.
+ Khả năng thực hiện tiến trình dạy học trên lớp:
Địa lý là môn học không thể thiếu các bản đồ, biểu đồ và các hình ảnh
trực quan. Máy vi tính sẽ giúp GV muốn đưa bản đồ, hình ảnh thì chỉ cần mở
file đó lên. Điều này giúp GV, HS tiết kiệm thời gian do không phải treo bản
đồ hay vẽ biểu đồ lên trên bảng. Mặt khác, Địa lý là môn học cung cấp cho
HS những tri thức về tự nhiên cũng như KT - XH khắp nơi trên thế giới, nơi
mà cả GV và HS đều khó có điều kiện đến tận nơi quan sát… Trước đây, GV
thường dụng bản đồ để giúp HS xác định được vị trí của những khu vực đó.
22
Nhưng hiện nay với máy tính điện tử, Internet và các phần mềm ứng dụng,
HS còn được quan sát cụ thể các hiện tượng tự nhiên, những phong tục tập
quán, những hoạt động sản xuất của con người ở khắp các khu vực đó một
cách trực quan, sinh động thông qua các tranh ảnh, video mà GV cung cấp,
hoặc HS cũng có thể tự tìm hiểu trên các trang web.
+ Khả năng kiểm tra, đánh giá:
GV có thể sử dụng các phần mềm có sẵn hoặc tự xây dựng các phần
mềm kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp thu bài giảng của HS như câu hỏi trắc
nghiệm, các bài thực hành với bản đồ câm, các bài thực hành với biểu đồ.
+ Khả năng tự học, tự nghiên cứu:
Ngoài giờ học trên lớp, cả GV và HS đều có thể khai thác các phần mềm
Địa lý ở nhà để mở rộng nội dung, tự bổ sung tri thức và rèn luyện kĩ năng.
Các thông tin Địa lý đặc biệt là Địa lý KT - XH luôn thay đổi và yêu cầu
tính cập nhật rất cao. Máy vi tính với sự kết nối toàn cầu của nó sẽ là công cụ hỗ
trợ hữu ích cho mỗi người trong quá trình tự học suốt đời của mình.
1.1.3. Internet với dạy học địa lý ở trường phổ thông
1.1.3.1. Internet
Internetlà một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công
cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền
thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu dựa trên một giao thức liên mạng
đã được chuẩn hóa. Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn
của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học của
người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu.
Để có được Internet với nhiều tiện ích và nhiều nhà điều hành như hiện
nay nó đã có một chặng đường dài phát triển.
Tiền thân của Internet ngày nay là mạng Arpanet. Mạng này được hình
thành đầu tiên tại cơ quan quản lí dự án nghiên cứu phát triển Arpanet của bộ
23
quốc phòng Mĩ. Arpanet được thành lập với mục đích quân sự, dùng để liên
kết 4 địa điểm gồm: Viện nghiên cứu Stanford, Đại học Califonia của Los
Angeles, Đại học Utah và Đại học Califonia của Santa Barbara vào tháng 7
năm 1969. Đây chính là mạng liên khu vực đầu tiên được xây dựng, chúng ta
hay gọi là mạng WAN (Wide Area Network).
Chúng ta được biết đến với thuật ngữ "Internet" lần đầu tiên vào
khoảng năm 1974. Nhưng đến năm 1983, chúng ta mới có một giao thức
chuẩn đối với ngành quân sự Mĩ và tất cả các máy tính nối với Arpanet phải
sử dụng chuẩn mới này đó chính là TCP/IP. Đến năm 1984, Arpanet mới
chính thức được chia thành hai bộ phận nhằm cụ thể hóa mục đích chính của
từng bộ phận mới này. Bộ phận thứ nhất vẫn được gọi là Arpanet dành cho
mục đích nghiên cứu và phát triển, bộ phận thứ hai là Milnet dùng cho mục
đích quân sự.
Sau những năm 1984, khoảng năm 1985, Internet mới được xác lập khi
tổ chức khoa học quốc gia Mĩ (NSF) thành lập mạng liên kết các trung tâm
máy tính lớn với nhau gọi là NSFNET. Từ đó, Internet không ngừng lớn
mạnh và phạm vi ảnh hưởng của nó cũng ngày càng được mở rộng.
Như vậy, Mĩ là quốc gia tiên phong cho hệ thống Internet như ngày
nay. Với rất nhiều ứng dụng có quan hệ mật thiết với đời sống hằng ngày của
chính chúng ta. Khả năng phổ biến rộng rãi Internet phần nào thay đổi bộ mặt
của toàn xã hội và kể cả ngành giáo dục. Hiện nay, Internet có rất nhiều ứng
dụng hữu ích cho ngành giáo dục. Nếu sử dụng hợp lí Internet sẽ phần nào
làm thay đổi chính chất lượng giáo dục hiện nay của nước nhà.
Trong thời đại của toàn cầu hóa và cách mạng khoa học – công nghệ
hiện đại, Internet phát triển như vũ bão và đã trở thành một công cụ hiệu
nghiệm của dạy học địa lý phổ thông. Internet chính là kho tri thức khổng lồ
nhất, đầy đủ, sinh động, cập nhật nhất về tất cả các lĩnh vực khoa học, kinh tế,
24
văn hóa, giáo dục… trên thế giới, qua đó GV và HS sẽ dễ dàng tìm thấy thông
tin phục vụ cho việc dạy và học.
1.1.3.2 Giới thiệu các ứng dụng của Internet
Internet ngày càng ảnh hưởng một cách sâu rộng tới toàn bộ xã hội là
điều không thể phủ nhận, với rất nhiều các ứng dụng nó đã cung cấp cho cuộc
sống nhiều điều thú vị, mới mẻ hơn. Trong đó, phải kể đến một số các ứng
dụng nổi bật của Internet như sau:
+ Hệ thống thư điện tử (email): Với mục đích có thể gửi thư đến nhau
dưới dạng file mềm nhằm rút ngắn khoảng cách và thời gian để nhận và trả lời
thư. Nhờ dịch vụ này mà những thông tin cần thiết được cập nhật nhanh chóng.
+ Trò chuyện trực tuyến (chat): Có những người cách xa nhau cả nửa
vòng thế giới vẫn có thể trò chuyện với nhau, vẫn có thể nhìn thấy nhau, nghe
giọng nói của nhau. Internet quả thực đã tạo ra được điều kì diệu.
+ Máy truy tìm dữ liệu (search engine): Nhờ ứng dụng truy tìm dữ liệu
này của Internet mà người sử dụng có thể không mất quá nhiều thời gian để
tìm được thứ mình cần. Rất đơn giản, có thể quay số, băng rộng không dây,
vệ tinh hay điện thoại cầm tay.
+ Các dịch vụ thương mại và chuyển ngân: Không nằm ngoài mục đích
rút ngắn khoảng cách không gian và thời gian, ngay cả với các dịch vụ thương
mại và chuyển ngân cũng được các ứng dụng của Internet tác động và đem lại
nhiều tiện ích.
+ Các dịch vụ về y tế, giáo dục (ví dụ như dịch vụ chữa bệnh từ xa hay
các lớp học ảo )
Kế thừa một số các ứng dụng của Internet để sử dụng trong giáo dục sẽ
đem lại hiệu quả cao. Có thể sử dụng để tìm kiếm dữ liệu, thông tin liên quan
đến bài giảng hoặc liên quan đến việc học tập, hay sử dụng để tạo các lớp học
25