Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

luận văn tốt nghiệp sư phạm Nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.41 KB, 109 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội được hình thành rất sớm
trong lịch sử phát triển nhân loại, là vấn đề được mọi giai cấp, mọi thời đại
quan tâm. Bên cạnh những giá trị chung của nhân loại, đạo đức bao gồm
những tiêu chuẩn, những nguyên tắc, lý tưởng có tính chất nhất thời về lịch
sử và có tính giai cấp. Ở thời đại nào, dưới chế độ nào thì nét chung của đạo
đức vẫn là hướng tới cái thiện, hướng tới quan hệ đẹp đẽ của con người. Từ
xưa ông cha ta đã dạy “Tiên học lễ, hậu học văn”, phải chăng “lễ” là đạo đức,
là nền tảng cho sự phát triển nhân cách của con người. Khi đánh giá vai trò
của đạo đức trong đời sống, từ rất sớm, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định
đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, ngọn
nguồn của sông suối. Người nói: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước,
không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.
Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng
không lãnh đạo được nhân dân”. Đặc biệt đối với việc dạy học và giáo dục
Người còn chỉ rõ: “Dạy cũng như học phải chú trọng cả đức lẫn tài. Đức là
đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng. Công tác giáo dục đạo đức
trong trường học là một bộ phận có tính chất nền tảng của nhà trường
XHCN”.
1.2. Tại đại hội IX Đảng ta đã chỉ rõ phải: “Phát triển đội ngũ giáo
viên, coi trọng chất lượng và đạo đức sư phạm”. Đúng vậy, với nghề dạy
học, đạo đức của người thầy luôn được coi trọng, là nhân tố quyết định
đến sự thành công. Bởi lẽ, không chỉ mang đến tri thức, người giáo viên
còn phải đảm đương cả trách nhiệm giáo dục, uốn nắn về đạo đức, tình
cảm cho học sinh theo những chuẩn mực xã hội quy định. Và bởi “sản
phẩm” mà thầy cô giáo làm ra chính là nhân cách học sinh. Làm hư một
viên ngọc có thể bỏ đi, làm hư một đồ vàng có thể nấu lại nhưng làm hỏng
một con người đó là tội lớn. Khi đã lựa chọn nghề giáo, đòi hỏi người
giáo viên phải có tình yêu thương học sinh, sự nỗ lực hết mình, tình cảm
thiết tha, gắn bó với nghề và cả sự hy sinh thầm lặng. Để có được trang


giáo án hoàn chỉnh, bài giảng sinh động, lôi cuốn thì cần phải có biết bao
giọt mồ hôi rơi xuống bằng chính lương tâm, trách nhiệm của người thầy.
Muốn làm một giáo viên trước hết phải có đạo đức – đó là nhân tố nền
tảng, là gốc của con người. Với ý nghĩa đó, việc giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho sinh viên trường sư phạm là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Văn kiện Đại hội IX của Đảng còn vạch rõ: “Đối với thế hệ trẻ, chăm
lo giáo dục, bồi dưỡng đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng,
đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát
triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010 của Thủ
tướng Chính phủ, khẳng định mục tiêu tổng quát: “Tăng cường giáo dục, bồi
dưỡng, đào tạo thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, trở thành
nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao và phát huy tốt vai trò xung kích, sáng
tạo của thanh niên trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước”. Chiến lược đưa ra 6 mục tiêu cụ thể hóa mục tiêu tổng quát, trong
đó mục tiêu đầu tiên, liên quan đến vấn đề giáo dục tư tưởng, chính trị và
đạo đức: “Nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa
xã hội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và giáo dục
đạo đức cách mạng cho thanh niên”.
1.3. Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành TƯ tại đại hội IX còn nhận
định về vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên như một lời cảnh báo về
những thay đổi sau 5 năm đổi mới: “Chất lượng giáo dục, nhất là chất lượng
giáo dục tư tưởng, đạo đức còn kém, một bộ phận học sinh, sinh viên mờ
nhạt về lý tưởng xã hội chủ nghĩa”. Đúng vậy, trong xu thế hội nhập, xu thế
toàn cầu hóa diễn ra trên mọi mặt của đời sống xã hội đã ảnh hưởng nhiều
đến tầng lớp sinh viên. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực thì mặt trái của
nó cũng len lỏi, xâm nhập vào mọi tầng lớp, trong đó có HSSV, khiến cho
một bộ phận sinh viên sa sút về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, hoài bão, ước
mơ,

Thực tế, sinh viên vào học trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang xuất
phát từ nhiều động cơ khác nhau. Phần đông các em chọn học ngành sư phạm
vì cho rằng để có việc làm ổn định mà chưa đặt lòng yêu nghề nghiệp, thích
làm công việc dạy học lên hàng đầu. Số sinh viên có hiểu biết và có lí tưởng
về nghề dạy học khi vào học sư phạm còn ít. Nhận thức của sinh viên về đạo
đức nghề dạy học còn hạn hẹp. Đa phần sinh viên chưa có ý thức cao trong
việc tự bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho mình. Còn có hiện
tượng thi hộ, thi thay trong kỳ thi kết thúc học phần. Trong các đợt thực tập
sư phạm ở trường phổ thông còn mang tính đối phó với yêu cầu, điểm số,
chưa thực sự tận tuỵ, tâm huyết với nghề, lòng yêu trẻ ở một số sinh viên còn
mờ nhạt. Hơn nữa, quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm nói
chung, trường CĐSP Kiên Giang nói riêng còn nặng về trang bị tri thức khoa
học, chưa chú ý đúng mức về rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp và phẩm chất
đạo đức của người giáo viên tương lai. Các hình thức giáo dục đạo đức nghề
dạy học cho sinh viên của trường còn đơn điệu, chưa chưa đồng bộ, nghèo về
nội dung, chủ yếu là thông qua các môn học. Là giáo viên của trường, tôi
luôn ý thức rõ việc đào tạo ra những người thầy giáo tương lai vừa có tài vừa
có đức, trong đó đức là nền tảng có vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy, việc
tìm ra biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm là vô
cùng cần thiết.
Những lí do trên là động lực thôi thúc tôi quyết định chọn đề tài
“Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm
Kiên Giang” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục đạo đức nghệ
nghiệp cho sinh viên, đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Kiên Giang nhằm giáo dục
phẩm chất đạo đức nhà giáo cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục và đào tạo ở các trường sư phạm nói chung, trường cao đẳng sư
phạm Kiên Giang nói riêng.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đạo đức nghề nghiệp và các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp
cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang
4. Giả thuyết khoa học
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của sinh viên sư
phạm. Trường sư phạm là môi trường giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong
việc hình thành năng lực và phẩm chất của giáo viên khi ra trường. Hiện
nay, việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư
phạm Kiên Giang chưa được quan tâm đúng mức, nghèo về nội dung, đơn
điệu về hình thức và chưa có sự đồng bộ. Nếu xác đinh được các biện pháp
giáo dục đạo đức nghề nghiệp với nhiều hình thức thiết thực, tác động từ
nhận thức đến thái độ hành vi, thói quen cho sinh viên trường cao đẳng sư
phạm Kiên Giang thì sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp
cho sinh viên góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà
trường.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp
cho sinh viên cao đẳng sư phạm.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng đạo đức nghề nghiệp của sinh viên cao
đẳng sư phạm và việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường
Cao đẳng sư phạm Kiên Giang.
- Đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh
viên trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang và tiến hành thực nghiệm sư
phạm.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Khảo sát đạo đức nghề nghiệp và giáo dục đạo đức nghề nghiệp của
sinh viên năm thứ nhất K31, sinh viên năm thứ hai K30 thuộc khoa Tự

nhiên, khoa Xã hội và khoa Tiểu học của trường CĐSP Kiên Giang.
Các biện pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên hệ chính qui của nhà
trường
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá, các tài liệu liên quan
đến đề tài.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Thu thập những tư liệu thực tiễn phản ánh đạo đức nói chung và việc
rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp nói riêng của sinh viên trường
Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang.
7.2.2. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
Nhằm tổng kết kinh nghiệm giáo dục, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp
cho sinh viên sư phạm từ các thông tin khoa học giáo dục trong nước, kinh
nghiệm của đồng nghiệp, bản thân từ đó rút ra những kết luận khoa học cần
thiết.
7.2.3. Phương pháp điều tra
Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến khảo sát thực trạng đạo đức nghề
nghiệp của sinh viên, biện pháp giáo dục ĐĐNN cho sinh viên trường CĐSP
Kiên Giang.
7.2.4. Phương pháp thực nghiệm khoa học
Nhằm khẳng định tính khả thi của các biện pháp, hình thức đã đề xuất.
7.2.5. Phương pháp chuyên gia
Lấy ý kiến chuyên gia về việc biện pháp giáo dục ĐĐNN cho sinh
viên.
7.3. Phương pháp thống kê
Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý các số liệu đã được điều tra
và làm căn cứ khẳng định tính khả thi, độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hàng ngàn năm nay dù trong chế độ xã hội nào, ở phương Đông hay
phương Tây, thì vai trò và vị trí của người thầy giáo cũng luôn được đề cao,
máy móc dù thông minh đến đâu cũng không thể thay thế được.
Điển hình ở phương Tây, J.A.Komenxki (1592-1670) - ông tổ của nền
sư phạm cận đại đã đánh giá rất cao về vai trò của các phẩm chất đạo đức
trong nhân cách sư phạm. Ông so sánh người giáo viên khi thì như một
người điêu khắc tích cực, khi thì như một người công bộc trung thành và
trong sạch của thế giới đang nung nấu ý muốn xua tan bóng tối của trí tuệ,
đem lại ánh sáng cho mọi tư tưởng và hành động. Người giáo viên phải là
người có học thức và yêu lao động, yêu một cách không bờ bến công việc
của mình. Theo ông, nghề thầy giáo là nghề rất vinh dự “dưới ánh mặt trời
không có nghề nghiệp nào cao quý hơn” [9; 88]. Do đó họ phải gương mẫu
về mọi mặt, đặc biệt là phải có tình yêu thương thành thực đối với học sinh,
bởi “anh không thể như một người cha thì cũng không thể là một người
thầy!” [9; 88]. Ông nhấn mạnh đến phẩm chất của người thầy giáo đó là sự
niềm nở và nhiệt tình, không cho phép bất cứ một cử chỉ nặng nề nào khiến
học sinh xa lánh mình. Thầy giáo cần lôi kéo học sinh bằng suy nghĩ, bằng
cách đối xử và những lời lẽ của một người cha. Theo ông, một khi thầy cô
giáo biết đối xử với học sinh bằng tình thương mến, chẳng mấy chốc sẽ thu
hút được trái tim chúng và thậm chí học sinh sẽ mong đến trường hơn là
ngồi ở nhà.
Ở phương Đông, người thầy được nhắc nhiều đến là Khổng Tử (551-
479) là người sáng lập ra thuyết đạo đức của Nho giáo. Theo ông, nhân-
nghĩa là giường cột của đạo đức, nhân nghĩa được đánh giá theo hành vi.
Quan điểm đạo đức của Khổng Tử hướng đến việc khuyên bảo dạy dỗ con
người yêu thương đồng loại, có quan hệ tốt với nhau, biểu thị rõ tinh thần và

ý chí tốt lành thiết tha mong muốn làm cho con người tránh được, bớt được
đau khổ.
Ở Việt Nam, khi nhắc đến thầy cô giáo, chúng ta nghĩ đến hình ảnh
“người lái đò chở chữ” và in đậm trong tâm trí của biết bao người. Hình ảnh
đó gợi lên sự tận tụy, hy sinh thầm lặng, gieo vào lòng thế hệ trẻ niềm tin yêu
cuộc sống, yêu quê hương, yêu dân tộc và tiến đến kho tàng tri thức của nhân
loại.
Với vai trò to lớn đó của người thầy giáo mà vấn đề ĐĐNN,
GDĐĐNN cho SVSP luôn được sự chú ý, quan tâm, của các cấp lãnh đạo
Đảng và Nhà nước, các nhà khoa học, các thầy cô giáo, phụ huynh học sinh
và các lực lượng khác trong xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khai sáng nền giáo dục mới Việt Nam và
hết sức chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã có rất nhiều bài nói
chuyện, bài viết về giáo dục chứa đựng những quan điểm, tư tưởng giáo dục
hết sức vĩ đại mà lại cụ thể và sâu sắc. Trong đó phải kể đến những lời giáo
huấn của Bác dành cho những người làm công tác giáo dục và đào tạo thế hệ
trẻ.
Trong buổi nói chuyện với GV và sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội,
ngày 21/10/1964, Bác nói: “Có gì vẻ vang hơn là đào tạo những thế hệ trẻ
sau này tích cực góp phần xây dựng CNXH và CNCS. Người thầy giáo tốt –
thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không
đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy
giáo tốt là những Anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”. Lời nói
của Bác thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo”của dân tộc, sự đánh giá
đúng đắn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta về sứ mệnh trọng đại của
người thầy giáo, đồng thời cũng là những đòi hỏi rất cao về phẩm chất người
thầy.
Qua đó, chúng ta cũng thấy quan điểm của Bác Hồ về “người thầy
giáo tốt” là vô cùng sáng tỏ, vừa cụ thể, thiết thực, vừa có ý nghĩa lâu dài.
Phẩm chất của “những Anh hùng vô danh” ấy gồm cả đức và tài.

Về đức của người thầy, cũng như đức của cán bộ, đảng viên. Bác luôn
nhắc nhở: “Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc rất quan trọng. Nếu
không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng. Đạo đức cách mạng là
triệt để trung thành với cách mạng, một lòng một dạ phục vụ nhân dân”. Bác
chỉ rõ: “Cô giáo, thầy giáo trong chế độ ta phải góp phần vào công cuộc xây
dựng CNXH. Phải có chí khí cao thượng, phải “tiên ưu, hậu lạc, nghĩa là khó
khăn thì chịu trước thiên hạ, sung sướng thì hưởng sau thiên hạ. Đấy là đạo
đức cách mạng”. cái đức của người thầy giáo còn được biểu hiện ở tinh thần
đoàn kết, tương thân tương ái. Bác nói: “Đoàn kết thực sự, giữa thầy và thầy,
giữa thầy và trò,… giữa cán bộ và công nhân. Toàn thể nhà trường phải
đoàn kết thành một khối, đoàn kết phải thực sự trăm phần trăm, chứ không
phải chỉ đoàn kết ngoài miệng”. Bác nhắc nhở thêm cái đức của người thầy
là “Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tự do, chống lề mề, luộm
thuộm” và “phải thật thà yêu nghề mình, thật thà yêu trường mình”.
Việc nhận thức và học tập những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ
giúp người thầy giáo có đủ uy tín khi đứng trước học sinh và có thể làm tốt
nhiệm vụ “trồng người” của mình, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay một
bộ phận giáo viên, sinh viên có sự xuống cấp về đạo đức nghề nghiệp.
Ngày 29/06/1962, cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã có bài phát biểu tại
trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đồng chí đã nhấn mạnh “những thầy giáo
không yêu nghề cũng có nghĩa là đồng chí đó không yêu người. Càng yêu
nghề bao nhiêu thì càng yêu người bấy nhiêu”. Lời căn dặn của đồng chí cố
Tổng Bí thư đã trở thành phương châm hành động của rất nhiều thế hệ giáo
viên dưới mái trường XHCN. Các phẩm chất: yêu người và yêu nghề đó
chính là những phẩm chất trụ cột, nền tảng trong ĐĐNN của người giáo
viên.
Thêm vào đó ĐĐNN, GDĐĐNN còn là vấn đề được quan tâm bởi rất
nhiều các nhà khoa học giáo dục, các thầy cô giáo…. Cụ thể là:
- GS Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng “Tri thức có thể có được bằng cách
luyện cấp tốc trong một thời gian ngắn nhưng phẩm chất nghề nghiệp thì

không thể có được trong ngày một, ngày hai. Những phẩm chất đó muốn có
được phải tổ chức giáo dục chặt chẽ ngay từ khi sinh viên mới bước vào
trường”. Trong bài viết của mình tác giả nhấn mạnh việc giáo dục để sinh
viên sư phạm có được những phẩm chất nghề nghiệp là một công việc lâu
dài, khó khăn và phức tạp. Quá trình GDĐĐNN được chia thành nhiều giai
đoạn, nhưng giai đoạn học tập và nghiên cứu ở trường sư phạm là quan
trọng nhất và phải tiến hành chặt chẽ.
- Tác giả PGS Lê Văn Hồng, trong công trình nghiên cứu “Tâm lý học
lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm”, ông dành hẳn một chương để nói về nhân
cách người thầy giáo. Tác giả đã đi sâu phân tích những đặc điểm của lao
động sư phạm trên cơ sở đó chỉ ra các phẩm chất của người thầy giáo, đó là:
+ Thế giới quan khoa học
+ Lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ
+ Lòng yêu nghề
+ Những phẩm chất đạo đức và ý chí của người thầy giáo
Theo tác giả, phẩm chất đạo đức là một trong hai yếu tố tạo nên uy tín
chân chính của người thầy giáo. Có thể nói, việc chỉ ra các phẩm chất của
người thầy giáo của tác giả Lê Văn Hồng là hết sức khoa học và hợp lý. Vì
các phẩm chất đó là kết quả tất yếu của quá trình tư duy lô gíc và phân tích
các vấn đề liên quan: sự cần thiết phải trau dồi nhân cách và đặc điểm lao
động sư phạm.
Tác giả còn cho rằng trường sư phạm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng
trong việc xây dựng nên những cơ sở trọng yếu để hình thành nhân cách
người thầy giáo tương lai. Thời gian học tập và tu dưỡng của SV ở trường
sư phạm là vô cùng quan trọng để tạo nên những tiền đề cần thiết tạo nên
nhân cách đó.
- Hai tác giả PGS.TSKH Nguyễn Kế Hào và GS.TS Nguyễn Quang
Uẩn cũng trong công trình “Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học
sư phạm” về cơ bản có nhiều điểm tương đồng và trùng khớp với PGS Lê
Văn Hồng khi nói về phẩm chất người thầy giáo. Song, hai tác giả này lại

cho rằng: Trong những phẩm chất nhân cách của người thầy giáo có thêm
một thành tố nữa là “đạo đức-lối sống”. Hai tác giả đã đưa ra khái niệm
“Đạo đức nghề”: “Trong xã hội hiện đại với nền KTTT, đối với các ngành
nghề khác nhau, ở những quốc gia khác nhau người ta đều coi trọng đạo đức
nghề, như nghề y có y đức, nghề giáo có đạo đức nhà giáo, các nghề kinh
doanh có chữ tín,…” [20; 109]. Theo hai tác giả, trong nhân cách nhà giáo
thời hiện đại, có một số phẩm chất nổi lên, được kết tinh lại như sợi chỉ đỏ
xuyên suốt cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp của người thầy giáo, đó là
các phẩm chất:
+ Lí tưởng nghề nghiệp
+ Tính trung thực trong cuộc sống và trong hoạt động nghề
+ Lòng tin, trước hết là tin vào đạo học và tin vào chính mình
Nếu thiếu những phẩm chất này thì nhân cách người thầy giáo sẽ
không được hoàn thiện, họ sẽ không có được bản lĩnh nhà giáo và do vậy sẽ
khó thực hiện tốt nhiệm vụ “trồng người” của mình.
- Khác với những tác giả đã được trình bày ở trên, tác giả TS. Phạm
Trung Thanh lại có cách tiếp cận các phẩm chất của người thầy thầy giáo
theo một hướng khác. Tác giả này đưa ra khái niệm “văn hóa-sư phạm” [36;
67] mà mỗi người cần có, đặc biệt là những người làm nghề dạy học. Theo
tác giả, “văn hóa-sư phạm” được biểu hiện dưới các nét sau:
+ Là người sống có mục tiêu, lí tưởng cao cả
+ Là người có phẩm chất đạo đức: cần, kiệm, liêm chính
+ Là người sống có đạo lý
+ Là người có sự nhất quán giữa lời nói và việc làm
+ Là người sống trung thực và tôn trọng chữ tín
+ Là người có thái độ khiêm tốn học hỏi mọi người
Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy “văn hóa-sư phạm” mà tác giả
đưa ra được dựa trên hai nền tảng hết sức quan trọng là những giá trị đạo
đức truyền thống của dân tộc Việt Nam kết hợp hài hòa với đạo đức mới là
đạo đức cộng sản. Đây là một cách tiếp cận mang những nét đặc trưng riêng.

Theo tác giả Phạm Trung Thanh, không chỉ người thầy giáo mà ngay
chính giáo sinh sư phạm cũng phải tự rèn luyện để có được “văn hóa-sư
phạm” như “Là những người sẽ bước tiếp trên con đường của các bậc thầy
thuộc thế hệ ông, cha đã đi, thế hệ giáo sinh hiện nay có trách nhiệm gìn giữ
và không ngừng phát huy vẻ đẹp thanh cao của người thầy trong sự phát
triển của xã hội hiện đại. Có được vị trí như hôm nay, mọi giáo sinh phải
bằng mọi hành động thực tiễn của mình để thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối
với những người trực tiếp và gián tiếp giáo dục, đào tạo mình nên người, đặc
biệt là những người thầy”. [36; 71]
- Theo tác giả Nguyễn Đình Chỉnh, lý tưởng nghề nghiệp có vai trò rất
quan trọng, là hạt nhân trong nhân cách sư phạm. Đó là hứng thú và sự say
mê, gắn bó với công việc đào tạo thế hệ trẻ. Thực hiện được điều đó đòi hỏi
người giáo viên phải chuyển tấm lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, lòng
yêu nghề từ dạng tiềm tàng sang hiện thực”.
Tác giả đề cập rất nhiều tới vai trò của công tác TTSP trong việc hình
thành các phẩm chất nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm. Tác giả đã chỉ ra và
đánh giá rất cao biện pháp GDĐĐNN tổ chức công tác sư phạm khoa học và
hợp lý rằng: “Riêng về mặt phương pháp đào tạo, phải không ngừng cải tiến
phong cách và phương pháp làm việc, làm thế nào để tạo ra được những
người thầy giáo có một tình cảm mới-tình cảm gắn bó với cuộc sống của nhà
trường phổ thông hiện nay, luôn luôn tìm tòi sáng tạo, có kỹ năng sử dụng
được những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công việc, xứng đáng là tâm hồn
và trí tuệ của nhà trường, là người nắm trong tay số phận của sự nghiệp cải
cách giáo dục của chúng ta”. Tuy nhiên, tác giả cũng có những đánh giá về
công tác TTSP hiện nay “Mô hình công tác TTSP của giáo viên tương lai ở
trường phổ thông chưa rõ ràng, chưa chỉ ra được cấu trúc và nội dung tối ưu
của hoạt động dạy học và giáo dục”. Hoặc “Mô hình công tác TTSP đã tạo ra
ở sinh viên một sự định hướng lệch lạc trong quan niệm của họ về nghề dạy
học dẫn đến coi thường nghề dạy học nên không tạo ra được động cơ và nhu
cầu tập luyện, trau dồi tay nghề ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường sư

phạm”.
Có thể nói tác giả Nguyễn Đình Chỉnh đánh giá cao vai trò GDĐĐNN
của công tác TTSP. Sự đánh giá của tác giả hoàn toàn phù hợp và trùng
khớp với lý luận cũng như thực tiễn giáo dục hiện nay tại các trường sư
phạm đào tạo giáo viên
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Khái niệm đạo đức nghề nghiệp
1.2.1.1- Đạo đức
Mỗi lĩnh vực khoa học, nhà khoa học lại đề cập đến đạo đức ở những
khía cạnh với những phạm vi nội dung khác nhau:
“Đạo đức là một bộ phận quan trọng trong các hình thái ý thức xã
hội. Theo quan niệm mác-xít, đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực
hành vi của con người và đánh giá cách ứng xử trong quan hệ của người này
với người khác, việc thực hiện nghĩa vụ của con người đối với xã hội” [29;
11]
“Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc,
chuẩn mực xã hội, nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình
sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội trong
quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội.” [8; 4]
“Đạo đức là toàn bộ những quy tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và
đánh giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan
hệ với tự nhiên”. [8; 4]
“Đạo đức là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác
trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với cộng đồng
xã hội, với tự nhiên và với cả bản thân mình”. [8; 4]
Theo từ điển xã hội học NXB thế giới Hà Nội 1993 – Nguyễn Khắc
Viện (chủ biên):
“Đạo đức bao gồm những chuẩn mực hành vi đạo đức của con người
theo hướng thiện, tránh hướng ác. Mỗi một xã hội, mỗi một nhóm xã hội và
mỗi cá nhân có thể lí giải cái thiện (đạo đức) và cái ác (vô đạo đức) theo

những cách khác nhau, tùy thuộc vào quan niệm sống và lợi ích của mình”.
Như vậy, chúng ta có thể nêu ra nhiều định nghĩa khác nhau về đạo
đức. Nhưng tựu chung lại dù theo cách định nghĩa nào thì đạo đức đều đề
cập đến các vấn đề sau:
- Là hệ thống giá trị, quy tắc, chuẩn mực xã hội
- Phản ánh mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội, với người khác và
với chính mình.
- Đạo đức thực hiện các chức năng: định hướng giáo dục, điều chỉnh
hành vi và kiểm tra đánh giá.
Tóm lại, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm hệ thống
nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực. Nhờ đó mà cá nhân lựa chọn và điều chỉnh
cách ứng xử của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội, cộng đồng. Đồng
thời, dựa vào hệ thống quy tắc, chuẩn mực đó để đánh giá hành vi cá nhân là
đạo đức hay phi đạo đức.
1.2.1.2. Nghề nghiệp
Có nhiều cách hiểu khác nhau về nghề nghiệp:
Theo tác giả Hồ Hồng Lam “Nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động
lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức,
kĩ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng
được những nhu cầu của con người và xã hội”.
Theo từ điển Tiếng Việt “Nghề nghiệp là một công việc mà người ta
thực hiện trong suốt cả cuộc đời”. Ví dụ: nghề dạy học, nghề y, nghề kinh
doanh…. Nghề nghiệp không chỉ đảm bảo cuộc sống mà còn tôn vinh con
người trong lĩnh vực nghề nghiệp đó.
Bất cứ một loại hình nghề nghiệp nào cũng có đối tượng quan hệ trực tiếp
của nó. Dựa vào tiêu chuẩn này các nhà khoa học đã chia thành bốn loại sau:
- Nghề quan hệ với kỹ thuật: thợ lắp máy, sửa chữa máy, gia công…
- Nghề quan hệ với tín hiệu: thợ sắp chữ, sửa bản in, đánh máy, mật mã…
- Nghề quan hệ với động vật và thiên nhiên: chăn nuôi, thú y, địa chất,…
- Nghề quan hệ trực tiếp với con người: tuyên huấn, bán hàng, hướng

dẫn viên du lịch, thầy thuốc, dạy học….
Vì đối tượng quan hệ trực tiếp với con người, nên đòi hỏi người hoạt
động trong nghề đó phải có những yêu cầu nhất định trong quan hệ giữa con
người và con người như: sự tôn trọng, lòng tin, tình thương, sự đối xử công
bằng, thái độ ân cần, lịch sự, tế nhị… và đó là những nét tính cách không thể
thiếu được của loại hình nghề nghiệp này.
1.2.1.3. Đạo đức nghề nghiệp
Khái niệm đạo đức nghề nghiệp là sự thu hẹp phạm vi của khái niệm
đạo đức nói chung, nó được cụ thể hóa và đặc trưng hóa cho từng nghề
nghiệp nhất định.
Mỗi loại hình nghề nghiệp luôn đặt ra cho người hoạt động trong lĩnh
vực đó những yêu cầu, quy tắc, chuẩn mực… mà họ phải tự giác thực hiện,
khi những nguyên tắc, chuẩn mực đó không được thực hiện hoặc thực hiện
không đúng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động.
Như vậy, có thể nói có bao nhiêu loại nghề nghiệp thì cũng có bấy
nhiêu loại đạo đức nghề nghiệp. Ví dụ khi nói đến đạo đức của ngành y thì
vấn đề “lương y như từ mẫu” được coi là một chuẩn mực đạo đức của ngành
này. Với lực lượng công an nhân dân thì phẩm chất đạo đức của họ phải đạt
chuẩn theo 6 điều Bác Hồ dạy:
“Với tự mình phải cần, kiệm, liêm, chính.
Với đồng sự phải thân ái giúp đỡ.
Với chính phủ phải tuyệt đối trung thành.
Với nhân dân phải kính trọng lễ phép.
Với công việc phải tận tụy.
Đối với địch phải cương quyết khôn khéo.”
Với ngành giáo dục, một khẩu hiệu chung cho các cấp học là “Tất cả
vì học sinh thân yêu”. Đó chính là đạo đức của người thầy giáo. Hay với
những người làm công tác dịch vụ xã hội thì “Vui lòng khách đến, vừa lòng
khách đi” là biểu hiện đạo đức nghề nghiệp của họ.
Tóm lại, từ nội hàm của khái niệm đạo đức nói chung và qua một số

đặc trưng về đạo đức của một vài nghề nghiệp, ta có thể hiểu:
Đạo đức nghề nghiệp là hệ thống các chuẩn mực đạo đức phản ánh
những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, của bản thân nghề nghiệp đó đối với
người làm việc trong lĩnh vực nghề nghiệp đó, giúp họ hoàn thành nhiệm vụ
của mình với kết quả cao nhất.
1.2.2. Đạo đức nghề nghiệp của nghề dạy học
Dạy học là một nghề rất đặc biệt mà “Không ai trong xã hội, ngay cả
cha mẹ là bậc vĩ nhân đi nữa cũng không thể thay thế được chức năng của
người thầy giáo” [23; 194]. Các nhà khoa học cũng đã chỉ rõ đặc thù lao
động sư phạm của người thầy giáo là:
Nghề mà đối tượng quan hệ trực tiếp là con người
Nghề mà công cụ chủ yếu là nhân cách của chính mình
Nghề tái sản xuất, mở rộng sức lao động xã hội
Nghề đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo
cao
Nghề lao động trí óc chuyên nghiệp
Hơn thế nữa, những người làm công việc dạy học không chỉ học sinh
mà cha mẹ học sinh và cả nhân dân cũng gọi bằng một từ thể hiện lòng kính
trọng và biết ơn sâu sắc là “Thầy”. Chính vì thế mà nghề dạy học và bản
thân người thầy giáo tự đòi hỏi mình phải rèn luyện, tu dưỡng cho mình
những phẩm chất đạo đức hết sức cao đẹp. Cụ thể ở các phẩm chất cơ bản
sau:
- Thế giới quan khoa học
Thế giới quan khoa học là hệ thống các quan điểm đúng đắn và tiến
bộ của người thầy giáo về thế giới. Đó không phải là bản tính tự nhiên của
nhà giáo, mà nó được hình thành thông qua nhiều hoạt động khác nhau, đặc
biệt quan trọng là việc học tập hệ thống các môn khoa học Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Điều 19 Luật giáo dục quy định: “Không truyền bá tôn giáo, không
tiến hành các nghi thức tôn giáo trong các trường, cơ sở giáo dục khác của

hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan hành chính nhà nước, của tổ chức
chính trị xã hội, của lực lượng vũ trang nhân dân”. Điều này đòi hỏi nhà giáo
phải có thế giới quan khoa học, có quan điểm duy vật biện chứng về các quy
luật phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Thế giới quan khoa học là thành tố nền tảng, định hướng thái độ, hành
vi của người giáo viên trước các vấn đề của thế giới tự nhiên, thực tiễn xã
hội và thực tiễn nghề nghiệp. Nó quyết định đến sự hình thành niềm tin
chính trị và bảo đảm cho người giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Lý tưởng nghề dạy học
Lí tưởng nghề dạy học là hạt nhân trong nhân cách của người thầy
giáo. Lí tưởng này được biểu hiện ở niềm say mê nghề nghiệp, sẵn sàng
cống hiến, hi sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ
trẻ, có lương tâm nghề nghiệp, lòng yêu trẻ, tận tụy hy sinh với công việc,
lối sống giản dị, chân tình… Những điều đó tạo nên sức mạnh, động lực
quan trọng giúp người thầy vượt qua khó khăn về vật chất và tinh thần, hoàn
thành nhiệm vụ giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội. Những
điều đó sẽ để lại những dấu ấn đậm nét trong tâm trí người học sinh, có tác
dụng hướng dẫn, điều khiển quá trình hình thành và phát triển nhân cách của
trẻ.
Lí tưởng nghề dạy học không có sẵn, sự hình thành và phát triển của
nó là một quá trình hoạt động tích cực trong công tác giáo dục. Chính trong
quá trình đó nhận thức về nghề càng được nâng cao, tình cảm nghề nghiệp
ngày càng sâu sắc, hành động trong nghề ngày càng tỏ rõ quyết tâm cao. Vì
lí tưởng nghề dạy học có tác dụng to lớn như vậy nên mọi việc làm trong
trường sư phạm phải nhằm xây dựng lí tưởng nghề nghiệp cho giáo viên
tương lai. Nếu trường sư phạm không giáo dục được lý tưởng nghề dạy học
thì như A.X.Macarenco đánh giá là “không giáo dục gì hết”.
- Lòng yêu trẻ
Yêu trẻ là một trong những phẩm chất cao quý của con người, là
phẩm chất đặc trưng trong nhân cách người thầy giáo, vì lòng thương người

đó là đạo lý của cuộc sống. Bằng sự trải nghiệm của mình
V.A.Xukhômlinxki đã khẳng định ý nghĩa to lớn của tình thương người,
lòng yêu trẻ: “Tôi nghĩ rằng đối với một nhà giáo dục điều chủ yếu là tình
người, đó là nhu cầu sâu sắc trong con người. Có lẽ những mầm mống của
hứng thú sư phạm là ở chỗ hoạt động sáng tạo đầy tình người để tạo ra hạnh
phúc cho con người. Đó là một điều vô cùng quan trọng. Vì khi tạo ra niềm
vui cho người khác, cho trẻ thơ thì ở họ sẽ có một tài sản vô giá đó là tình
người, mà tập trung là sự nhiệt tâm, thái độ ân cần và chu đáo, lòng vị tha”.
Lòng yêu trẻ không phải là sự ủy mỵ, yếu mềm hay thả lỏng, chiều
chuộng thỏa mãn mọi nhu cầu của trẻ và làm thay trẻ. Mà ngược lại đó là sự
nghiêm túc, yêu cầu cao đối với học sinh, bao dung và độ lượng, khách quan
và công bằng đối với các em. Lòng yêu trẻ giúp người thầy giáo có thể đi
sâu vào thế giới nội tâm của trẻ, hiểu trẻ và là người mà trẻ sẵn sàng tâm sự,
nói ra những điều thầm kín nhất. Lòng yêu trẻ sẽ càng trở nên sâu sắc khi
người thầy giáo tham gia hết mình vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ
trẻ. Người thầy giáo có lòng yêu trẻ thực sự vừa là người thầy, người cha,
người mẹ, chuyên gia tâm lý, người bạn lớn, bạn cùng chơi, cùng học … của
trẻ.
Như vậy, có thể khẳng định lòng yêu trẻ là một phẩm chất trụ cột của
người thầy giáo. Nó được hình thành, nảy nở qua tiếp xúc với trẻ, do đó sinh
viên sư phạm phải hình thành lòng yêu trẻ trong thậm chí trước khi vào học
ở trường sư phạm.
- Lòng yêu nghề
Có lẽ không có người thầy nào trong cuộc đời lao động sư phạm
của mình lại không một lần được nghe lời hát “yêu người bao nhiêu ta
càng yêu nghề bấy nhiêu”. Lời hát đó như một sự ngợi ca về người thầy
đồng thời là một lời nhắc nhủ chúng ta luôn rèn luyện, tu dưỡng cho
mình những phẩm chất đó.
Lòng yêu nghề của người thầy giáo thể hiện ở sự tận tâm với công
việc, sẵn sàng hi sinh, chấp nhận thiệt thòi khó khăn để thực hiện nhiệm vụ

dạy học và giáo dục với tinh thần, trách nhiệm cao nhất. Lòng yêu nghề
cũng là một động lực quan trọng giúp người thầy giáo vượt qua những khó
khăn, gian khổ và thử thách trong công việc. Vì thế việc giáo dục cho SVSP
lòng yêu nghề ngay khi họ học tập ở trường sư phạm là một vấn đề nghiêm
túc, khoa học và rất quan trọng trong quá trình đào tạo giáo viên. Lòng yêu
nghề đó sẽ càng trở nên sâu sắc khi sinh viên ra trường tham gia vào công
tác dạy học và giáo dục, lúc đó lòng yêu nghề của họ sẽ được thử thách và
khẳng định.
- Các phẩm chất đạo đức khác của người thầy giáo
Khác với các hoạt động khác, công cụ chủ yếu và quan trọng nhất
trong hoạt động của người thầy giáo là chính nhân cách người thầy. Thầy
giáo giáo dục học sinh không chỉ bằng những hành động trực tiếp của mình
mà còn bằng cả tấm gương của cá nhân mình, bằng thái độ và hành vi của
chính mình đối với hiện thực. Điều đó đòi hỏi ngoài những phẩm chất kể
trên, người thầy giáo còn phải có các phẩm chất đạo đức khác như: tinh thần
nghĩa vụ, tinh thần “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, thái độ nhân
đạo, lòng tôn trọng, thái độ công bằng, lòng chính trực, ngay thẳng, giản dị,
khiêm tốn, kiên nhẫn, biết tự chiến thắng với những thói hư tật xấu…. Đây
là những phẩm chất thiết thực giúp người thầy giáo có ý chí, nghị lực vượt
qua khó khăn và góp phần tạo nên uy tín sư phạm chân chính của người thầy
giáo.
Tóm lại, việc hình thành những phẩm chất nêu trên của người thầy giáo
là cả một quá trình lâu dài và phức tạp. Quá trình đó được diễn ra trên nhiều
môi trường khác nhau, theo nhiều con đường khác nhau, chịu sự tác động của
nhiều lực lượng giáo dục khác nhau song nhà trường sư phạm được xem là
môi trường quyết định đến những tố chất nền tảng ban đầu của người thầy
giáo.
1.2.3. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp
1.2.3.1. Giáo dục
Khái niệm giáo dục được các nhà khoa học diễn đạt theo nhiều cách

khác nhau:
- Theo PGS.TS. Trần Thị Tuyết Oanh: “Giáo dục là quá trình tổ chức các
loại hình hoạt động phong phú, đa dạng nhằm hình thành và phát triển các phẩm
chất và năng lực của con người, đáp ứng các yêu cầu của xã hội, thời đại.” [34;
47]
- Theo PGS.TS. Phạm Viết Vượng: “Giáo dục là quá trình tác động có
mục đích, có hệ thống của nhà giáo dục đến các đối tượng giáo dục, thông
qua việc tổ chức các hoạt động đa dạng, với những nội dung, những hình
thức và các phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, để
hình thành cho họ những phẩm chất của người công dân theo yêu cầu của xã
hội và thời đại.” [42; 11]
- Theo từ điển Giáo dục học, “Giáo dục là hoạt động hướng tới con
người thông qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ
những tri thức và kinh nghiệm, rèn kĩ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng
và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực,
phẩm chất nhân cách phù hợp với mục đích chuẩn bị cho đối tượng tham gia
lao động sản xuất và đời sống xã hội.” [19; 105]
Dù theo cách diễn đạt nào thì giáo dục đều đề cập đến các vấn đề sau:
- Thực chất của giáo dục là sự chuyển giao kinh nghiệm giữa các thế
hệ, sự gắn kết giữa các thế hệ.
- Chức năng cơ bản của giáo dục là chăm sóc, bồi dưỡng, đào tạo thế
hệ trẻ, hình thành, phát triển ở họ những năng lực, phẩm chất nhân cách.
- Mục đích giáo dục là phát triển cá nhân, duy trì và phát triển xã hội.
- Hình thức là thông qua quá trình tổ chức các loại hình hoạt động
phong phú, đa dạng với những nội dung và phương pháp giáo dục phù hợp.
1.2.3.2. Giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là một vấn đề lớn trong chiến lược
con người của Đảng, được xã hội quan tâm và có vị trí đặc biệt quan trọng
trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, văn minh.

Trong nhà trường, giáo dục đạo đức cho học sinh là phát triển mặt đạo
đức của nhân cách, là xây dựng các phẩm chất đạo đức XHCN trong mỗi cá
nhân, là hình thành ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức, hành vi và thói quen
đạo đức của học sinh theo những nguyên tắc đạo đức cách mạng mà tấm
gương sáng ngời là đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Theo PGS.TS Phạm Viết Vượng: giáo dục đạo đức là quá trình tác
động hình thành cho học sinh ý thức, tình cảm, niềm tin và thói quen hành vi
đạo đức, thể hiện trong cuộc sống hàng ngày đối với gia đình, cộng đồng,
làng xóm, với bạn bè và tập thể [42]
Theo hai tác giả Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt: “Giáo dục đạo đức là quá
trình biến đổi hệ thống các chuẩn mực từ những đòi hỏi bên ngoài, bên trong của
cá nhân thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục” [22]
Như vậy, giáo dục đạo đức chính là giúp thế hệ trẻ hình thành lí tưởng, ý
thức và tình cảm đạo đức, tạo nên những thói quen và hành vi đạo đức của con
người mới XHCN. Thể hiện ở các phẩm chất đạo đức như lòng nhân ái, yêu tổ
quốc, yêu đồng bào, yêu lao động, đức hy sinh, dũng cảm, tính liêm khiết,
trung thực, vô tư, khiêm tốn, tự tin, tự trọng, nhân ái, bao dung, độ lượng…
Phẩm chất đạo đức là một trong các mặt quan trọng nhất của ý thức xã
hội. Vì thế giáo dục được coi là nhiệm vụ hàng đầu, luôn gắn chặt và thấm
sâu vào các mặt giáo dục nền tảng khác là trí dục, thể dục, mĩ dục và giáo
dục lao động.
1.2.3.3. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp
Mục tiêu các trường đào tạo nghề là tạo ra đội ngũ nguồn nhân lực
vừa “hồng” vừa “chuyên” đáp ứng yêu cầu của xã hội. Để thực hiện được
mục tiêu đó thì các trường phải tiến hành ba nhiệm vụ cơ bản trong quá trình
đào tạo, đó là:
- Trang bị hệ thống kiến thức nghề nghiệp cần thiết
- Hình thành những kỹ năng, kỹ xảo mà từng loại nghề nghiệp đòi hỏi
- Giáo dục để người học nghề có đủ những phẩm chất cơ bản và
những phẩm chất đạo đức đặc thù của lĩnh vực nghề nghiệp.

Ba nhiệm vụ trên phải được tiến hành đồng thời, trong mối quan hệ
chặt chẽ với nhau, bởi nhiệm vụ này là tiền đề, cơ sở cho nhiệm vụ kia và
được diễn ra bằng nhiều hoạt động. Nếu bỏ hoặc thực hiện không tốt bất cứ
một nhiệm vụ nào cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả của quá trình đào
tạo nghề.
Như vậy, có thể xem GDĐĐNN là sự tác động qua lại giữa các hoạt
động GDĐĐNN với người học nghề nhằm hình thành ở họ những phẩm chất
nghề nghiệp cần thiết.
1.2.4. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên CĐSP
Công tác GDĐĐNN cho sinh viên trong các nhà trường sư phạm là
hết sức quan trọng, được các nhà trường chú ý và đặt song song với nhiệm
vụ bồi dưỡng tri thức khoa học. Về bản chất GDĐĐNN là việc tổ chức các
hoạt động để tác động vào nhân cách SVSP nhằm hình thành ở họ những
phẩm chất đạo đức mà xã hội và nghề dạy học yêu cầu, tạo nên sự phát triển
toàn diện về nhân cách cho SVSP. Đây là khâu quan trọng của quá trình
hình thành nhân cách người giáo viên theo mục tiêu đào tạo và theo tiêu
chuẩn đạo đức của người giáo viên. Do đó, quá trình GDĐĐNN cần phải
chú ý đến các khâu: giáo dục ý thức ĐĐNN, giáo dục thái độ và tình cảm
ĐĐNN, giáo dục hành vi, thói quen nghề nghiệp.
- Giáo dục ý thức ĐĐNN trước hết là giúp SVSP hiểu được sự cần
thiết phải có các phẩm chất và chuẩn mực ĐĐNN. Đồng thời giúp họ nắm
được nội dung cụ thể của các phẩm chất và chuẩn mực đạo đức đó. Trên cơ
sở đó hình thành cho họ niềm tin vào các phẩm chất ĐĐNN.
- Giáo dục thái độ và tình cảm ĐĐNN là nhiệm vụ rất quan trọng
nhưng cũng rất khó khăn và tinh tế vì phải tác động đến thế giới nội tâm,
cảm xúc bên trong của sinh viên. Vì thế phải làm sao khơi dậy ở SVSP
những rung động, xúc cảm về nghề dạy học như yêu nghề, mến trẻ, lòng tự
hào về nghề dạy học, có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng diễn ra
trong nghề dạy học…Ví dụ: biết lên án những hành vi vi phạm ĐĐNN như
vòi vĩnh phụ huynh học sinh, xúc phạm nhân phẩm học sinh, chạy theo lối

sống thực dụng… Bên cạnh đó giáo dục cho SVSP những phẩm chất có tính
chất nghề nghiệp như lương tâm, vinh dự, trách nhiệm, phẩm giá…
Tình cảm và thái độ ĐĐNN được hình thành trên cơ sở SVSP ý thức
đúng đắn về ĐĐNN và được biểu hiện, khẳng định qua các hành vi, thói
quen nghề nghiệp.

×