Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Cơ sở lý luận triết học của chiến lược CNH,HĐH ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.22 KB, 21 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết hiện nay nền kinh tế thế giới đang diễn ra một
cách sôi động và các quốc gia trên thế giới cũng đang nhanh chóng thực hiện
các chiến lược nhằm đưa nền kinh tế nước mình phát triển đi lên. Muốn vậy
các nước không còn con đường nào khác là phải thực hiện Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa (CNH,HĐH). Do vậy vấn đề CNH,HĐH là một vấn đề chung,
mang tính toàn cầu và được mọi người quan tâm nghiên cứu.
Việt Nam chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc
hậu, lại bị chiến tranh xâm lược tàn phá nặng nề, cần phải nhanh chóng vươn
lên, nắm bắt cơ hội, vượt qua thử thách, phát triển nhanh và bền vững để hội
nhập khu vực và thế giới. Muốn tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt
được đồng thời khắc phục yếu kém, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu kinh tế sớm đưa
đất nước ra khỏi tình trạng một nước nghèo, cải thiện đời sống người dân,
tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, củng cố vững chắc độc lập và chủ
quyền quốc gia, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất ra đời phù hợp với quan
hệ sản xuất mới thì không còn con đường nào khác là chúng ta phải đẩy mạnh
quá trình CNH,HĐH.
Chính vì vậy, tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã khẳng
định: Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH,HĐH vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh, vững bước đi lên xã hội chủ
nghĩa là nhiệm vụ trung tâm trong thời kì quá độ.
Để góp phần nghiên cứu về chiến lược CNH,HĐH, trong khuôn khổ bài
viết này em xin đề cập tới “Cơ sở lý luận triết học của chiến lược CNH,HĐH
ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”.
Em rất mong sự góp ý của thầy cô và các bạn.

1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
I. Chi ến lược CNH,HĐH ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ
1. Mục tiêu của chiến lược CNH,HĐH ở Việt Nam


a. Mục tiêu của chiến lược CNH,HĐH ở Việt Nam:
- Như chúng ta đã biết, Việt Nam hiện nay vẫn đang ở tình trạng là một
nước nghèo, lạc hậu, chúng ta không còn con đường phát triển nào khác ngoài
con đường CNH,HĐH. Để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đó, để tránh
khỏi nguy cơ tụt hậu nhanh, xa hơn so với các nước trong khu vực và đưa
nước ta mau chóng đạt tới trình độ của một nước phát triển, chúng ta cần đẩy
mạnh CNH,HĐH đất nước với tư cách là “một cuộc cách mạng toàn diện và
sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực đời sống của xã hội”.Ý thức rõ đó là con
đường tất yếu khách quan, tại đại hội Đảng lần thứ VIII, Đảng ta đã xác định
mục tiêu của sự nghiệp cao cả đó là: “Xây dựng nước ta trở thành một nước
công nghiệp có cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan
hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với quá trình phát triển của lực lượng sản xuất,
đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu
nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”.
[Văn kiện đại hội đại biểu toàn quôc lần thứ VIII]
Theo tinh thần của văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của
Đảng cộng sản Việt Nam, chúng ta phải ra sức phấn đấu đến năm 2020 về cơ
bản, nước ta trở thành nước công nghiệp.
- Để thực hiện mục tiêu tổng quát trên, trong mỗi giai đoạn phát triển
của nền kinh tế, CNH,HĐH cần thực hiện được những mục tiêu nhất định. Cụ
thể là trước mắt chúng ta cần tập trung đẩy mạnh CNH,HĐH nông thôn. Tiếp
tục phát triển và đưa nông, lâm, ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng ứng
dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, đẩy mạnh thủy
lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, quy hoạch sử dụng đất hợp lý, đổi mới cây
trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên một diện tích, giải quyết tốt vấn đề
tiêu thụ hàng hóa. Đầu tư nhiều hơn cho phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế xã
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
hội ở nông thôn. Phát triển công nghiệp, dịch vụ, các ngành nghề đa dạng, chú
trọng công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp, các làng nghề,

chuyển một bộ phận quan trọng lao động nông nghiệp sang các khu vực công
nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, cải thiện đời sống nông dân và dân cư ở nông thôn.
b. Quan điểm của Đảng ta về chiến lược CNH,HĐH:
- CNH,HĐH phải đảm bảo giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng
hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế quốc tế đối
ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa
nguồn lực bên ngoài trên cơ sở xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với
khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu
bằng những sản phẩm trong nước có hiệu quả.
- CNH,HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế
trong đó thành phần kinh tế nhà nước là chủ đạo.
- Lấy việc phát huy nguồn nhân lực con người làm yếu tố cơ bản cho
việc phát triển nhanh và bền vững. Tăng trưởng kinh tế gắn với đời sống nhân
dân, phát triển văn hoá giáo dục, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.
- Khoa học và công nghệ là động lực của CNH,HĐH, kết hợp công
nghiệp truyền thống với công nghiệp hiện đại. Tranh thủ đi nhanh vào công
nghiệp hiện đại ở những khâu quyết định.
- Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định
phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ. Đầu tư chiều sâu
để khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có.
- Kết hợp chặt chẽ và toàn diện phát triển kinh tế với cúng cố, tăng
cường nền quốc phòng - an ninh của đất nước.
2. Nội dung của chiến lược CNH,HĐH ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ
a. Nội dung lâu dài của chiến lược CNH,HĐH:
- Phát triển lực lượng sản xuất - cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
xã hội - trên cơ sở thực hiện cơ khí hoá nền sản xuất xã hội và áp dụng những
thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại.

Quá trình CNH,HĐH trước hết là quá trình cải biến lao động thủ công,
lạc hậu thành lao động sử dụng máy móc, tức là phải cơ khí hoá nền kinh tế
quốc dân. Đó là bước chuyển đổi rất căn bản từ nền kinh tế nông nghiệp sang
nền kinh tế công nghiệp.
Đi liền với cơ khí hoá là điện khí hoá và tự động hoá sản xuất từng
bước và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự nghiệp CNH,HĐH đòi hỏi
phải xây dựng và phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp, trong đó then
chốt là ngành chế tạo tư liệu sản xuất.
Đồng thời, mục tiêu của CNH,HĐH còn là sử dụng kỹ thuật, công nghệ
ngày càng tiên tiến, hiện đại nhằm đạt được năng suất cao. Tất cả những điều
đó chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở một nền khoa học - công nghệ phát
triển đến một trình độ nhất định.
Khi mà nền khoa học của thế giới đang có sự phát triển như vũ bão,
khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, khi mà công nghệ đã trở
thành nhân tố quyết định chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất…thì khoa
học- công nghệ phải là động lực của CNH,HĐH. Bởi vậy phát triển khoa học-
công nghệ cần chú ý tới những vấn đề sau:
Thứ nhất, phải xác định được phương hướng đúng đắn chó sự phát triển
khoa học - công nghệ. Phương hướng chung cho sự phát triển khoa học - công
nghệ ở nước ta hiện nay là: Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi
khả năng để đạt được trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông
tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức
cao hơn và phổ biến nhiều hơn những thành tựu mới về khoa học vè công
nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức.
Thứ hai, phải tạo dựng được những điều kiện cần thiết cho sự phát triển
khoa học - công nghệ. Việc xác định những phương hướng đúng cho sự phát
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
triển khoa học - công nghệ là cần thiết nhưng chưa đủ, mà khoa học-công
nghệ còn phát triển khi được đảm bảo những diều kiện kinh tế-xã hội cần

thiết, đó là đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ có số lương đủ lớn chất
lượng cao, đầu tư ở mức cần thiết, các chính sách kinh tế xã hội phù hợp…
Trong quá trình CNH,HĐH, người lao động - lực lượng sản xuất thứ
nhất - không những phải được nâng cao trình độ văn hoá và khoa học - công
nghệ mà còn phải được trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật tiên tiến. Họ vừa là
kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất, vừa tạo ra sự phát triển đó.
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá hợp lý và hiệu quả.
Quá trình CNH,HĐH cũng là quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Cơ
cấu của nền kinh tế quốc dân bao gồm các ngành kinh tế, các vùng kinh tế,
các thành phần kinh tế… và mối quan hệ hữu cơ giữa chúng. Trong cơ cấu
của nền kinh tế, cơ cấu các ngành kinh tế là quan trọng nhất, quyết định các
hình thức cơ cấu kinh tế khác. Cơ cấu kinh tế hợp lý là điều kiện để nền kinh
tế tăng trưởng, phát triển. Vì vậy CNH,HĐH đòi hỏi phải xây dựng cơ cấu
kinh tế hợp lý hiện đại.
Cơ cấu kinh tế hợp lý trong một nền kinh tế thị trường hiện tại đòi hỏi
công - nông nghiệp - dịch vụ phát triển mạnh mẽ, hợp lý và đồng bộ. Mạng
lưới dịch vụ với tư cách là một ngành kinh tế phát triển mới có thể phục vụ tốt
cho sự phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp và nông nghiệp.
Ở nước ta, kể từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, dưới ánh
sáng của đường lối đổi mới, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã đạt được
những thành tựu quan trọng.
Thông qua cách mạng khoa học - công nghệ và phân công lại lao động
với những tính quy luật vốn có của nó, thích ứng với điều kiện nước ta, Đảng
ta đã xác định dược một cơ cấu kinh tế hợp lý mà “bộ xương” của nó là cơ cấu
kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ gắn với phân công và hợp tác quốc tế sâu
rộng. Mục tiêu phấn đấu của nước ta đến năm 2010 là tỷ trọng GDP của
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nông nghiệp là 16-17% , công nghiệp 40-41%, dịch vụ 42-43%.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa xã hội được thực hiện theo phương châm: Kết hợp công nghệ với nhiều
trình độ, tranh thủ công nghệ mũi nhọn - tiên tiến vừa tận dụng được nguồn
lao động dồi dào, vừa cho phép rút ngắn khoảng cách lạc hậu, vừa phù hợp
với nguồn vốn có hạn trong nước, lấy quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu, có tính
quy mô lớn nhưng phải là quy mô hợp lý và có điều kiện giữ được tốc độ tăng
trưởng hợp lý tạo ra sự cân đối giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế và các
vùng trong ngành kinh tế… Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta trong những
năm trước mắt cần thực hiện theo định hướng chung sau đây: Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư trên cơ sở phát huy các thế mạnh và các lợi thế so
sánh của đất nước, tăng sức mạnh cạnh tranh, gắn với nhu cầu thị trường trong
nước và ngoài nước, nhu cầu đời sống nhân dân và quốc phòng - an ninh. Tạo
thêm sức mua của thị trưòng trong nước, mở rộng thị trường ngoài nước và
đẩy mạnh xuất khẩu.
- Thiết lập quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
CNH,HĐH ở nước ta nhằm mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do đó
CNH,HĐH không chỉ là phát triển lực lượng sản xuất mà còn là quá trình thiết
lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Theo quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ
của lực lượng sản xuất, bất kỳ sự thay đổi nào của quan hệ sản xuất đều là kết
quả tất yếu của sự phát triển lực lượng sản xuất. CNH,HĐH không chỉ là phát
triển mạnh lực lượng sản xuất, mà còn khơi dậy và khai thác mọi tiềm năng
kinh tế, mọi nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
b. Nội dung CNH,HĐH trong những năm trước mắt:
- Đặc biệt coi trọng CNH,HĐH nông nghiệp và nông thôn.
Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gần với công nghiệp chế
biến nông, lâm, thuỷ sản nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đa dạng của
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nông, lâm, ngư nghiệp, bảo đảm vững chắc yêu cầu an toàn lương thực cho xã
hội; tạo nguồn nguyên liệu có khối lượng lớn, chất lượng cao, giá thành hạ, đủ

tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến; tăng giá trị và khối
lượng hàng xuất khẩu; tăng thêm việc làm và thu nhập cho người lao động;
phân công lại lao đông xã hội, hình thành các điểm công nghiệp gắn liền với
đô thị hoá tại chỗ, mở mang thị trường sản phẩm và dịch vụ cho công nghiệp.
Để thực hiện nhiệm vụ CNH,HĐH nông nghiệp và nông thôn cần phải
chú trọng đến các vấn đề thuỷ lợi hóa, áp dụng công nghệ tiến bộ, nhất là công
nghệ sinh học, cơ giới hoá, điện khí hoá; phát triển mạnh công, thương
nghiệp, dịch vụ, du lịch…; tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng…
- Phát triển công nghiệp.
Hướng ưu tiên phát triển công nghiệp là: các ngành chế biến lương
thực- thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp điện
tử và công nghệ thông tin. Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp
nặng trong những ngành trọng yếu mà nhu cầu đòi hỏi bức bách và có điều
kiện về vốn, công nghệ, thị trường để phát huy tác dụng nhanh và có hiệu quả
(năng lượng - nhiên liệu, vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, đóng và sửa chữa
tàu thuỷ, luyện kim, hoá chất).
- Cải tạo mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ
tầng vật chất của nền kinh tế.
Trong cơ chế thị trường, kết cấu hạ tầng có vai trò hết sức quan trọng
đối với sự phát triển của sản xuất, kinh doanh và đời sống của dân cư. Từ một
nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội, kết cấu ở hạ tầng của
nền kinh tế nước ta hết sức thấp kém, không đáp ứng được yêu cầu của nền
sản xuất kinh doanh và của đời sống dân cư. Do vậy, trong những năm trước
mắt, việc xây dựng kất cấu hạ tầng của nền kinh tế được coi là một nội dung
của CNH,HĐH.
Do khả năng tài chính có hạn, trong những năm trước mắt, việc xây
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
dựng kết cấu hạ tầng phải tập trung vào khâu cải tạo, mở rộng, nâng cấp.Việc
xây dựng mới chỉ có mức độ và phải tập trung vào những khâu trọng điểm, có

ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế hoặc vùng kinh tế. Có như vậy mới tạo
điều kiện cho mở rộng đầu tư phát triển, thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.
- Phát triển nhanh du lịch, các ngành dịch vụ.
Phát triển nhanh du lịch và các ngành dịch vụ như: hàng không, hàng
hải, bưu chính - viễn thông, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm, pháp
lý, thương mại… Trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu về dịch vụ của nhân dân.
Mức thu nhập, mức sống càng cao, nhu cầu về các loại dịch vụ trực tiếp góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Phát triển dịch vụ còn nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh.
Trong cơ chế thị trường, hiệu quả của các doanh nghiệp tuỳ thuộc vào rất
nhiều yếu tố: Doanh nghiệp có đủ vốn kinh doanh không? Thông tin cho
doanh nghiệp có kịp thời, đầy đủ và chính xác hay không? Hàng hoá sản xuất
có bán được không? Nhanh hay chậm?... Do đó, sự phát triển của các ngành
ngân hàng, thông tin bưu điện, thương mại, giao thông vận tải… trực tiếp
quyết định hiệu quả của các ngành sán xuất vật liệu, kinh doanh.
Sự phát triển của ngành du lịch, một mặt cho phép khai thác các tiềm
năng du lịch, tăng thu nhập, tạo việc làm cho dân cư… Mặt khác, sự phát triển
của ngành du lịch còn góp phần mở rộng giao lưu, phát triển kinh tế đối ngoại,
mở cửa nền kinh tế. Bởi vậy, phát triển nhanh ngành du lịch, dịch vụ được coi
là một nội dung của CNH,HĐH ở nước ta trong những năm trước mắt.
- Phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, lãnh thổ trên cơ sở khai thác triệt để
các lợi thế, tiềm năng của từng vùng, liên kết hỗ trợ nhau, làm cho tất cả các
vùng cùng nhau phát triển. Trong những năm trước mắt phải tập trung thích
đáng nguồn lực cho các lĩnh vực, các địa bàn trọng điểm có điều kiện sớm đưa
lại hiệu quả cao, đồng thời phải hỗ trợ cho những nơi khó khăn, đẩy mạnh hợp
8

×