Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Báo cáo tốt nghiệp chỉnh sửa và hoàn chỉnh mô hình động cơ dầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOACÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC
Đề tài :CHỈNH SỬA VÀ HOÀN CHỈNH MÔ HÌNH
ĐỘNG CƠ DẦU
Giảng viên hướng dẫn: CAO XUÂN QUANG
Lớp :CĐOT12A
TP.HỒ CHÍ MINH,THÁNG 06/2013
Lớp : CDOT12A Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN













Tp.HCM, ngày …… tháng …… năm 2013
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐƠN VỊ……………………… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Tên đề tài:Chỉnh Sửa Và Hoàn Chỉnh Mô Hình Động Cơ Dầu


Họ tên sinh viên & mssv:
1.Lâm Bình Chi 10251471
2.Đỗ Hoàng Giang 10071281
3.Nguyễn Doãn Cảnh 10009773
4.Nguyễn Ngọc Kiên 10004273
Lớp : CDOT12A Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
5.Phạm Thanh Duy 10086741
6.Nguyễn Văn Hùng 10274241
7.Đinh Thanh Diệp 10312101
8.Hoàng Dương Công 10124411
Lớp : CDOT12A
Ngày giao : 15/06/2013
Nội dung:
• Đại tu động cơ.
• Làm khung mô hình.
• Hoàn chỉnh hệ thống bơm nhiên liệu (VE), khởi động, cung cấp điện.
• Chỉnh sửa hệ thống làm mát,lọc nhớt.
Giáo viên hướng dẫn: Cao Xuân Quang
Ngày nhận đề tài : 03/05/2013
Ngày hoàn thành :15/06 /2013
Ngày …tháng… năm 2013
Đơn vị đào tạo Bộ Môn Giảng viên hướng dẫn
Lớp : CDOT12A Trang 3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
Trang
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

2

Mục lục

4
Lời nói đầu

5
Lời cảm ơn

6
Chương 1 :Giới thiệu chung
1.1. Giới thiệu chung về kia besta

7
1.2. Động cơ mazda R2

8
Chương 2: Cách bố trí của động cơ nguyên lý hoạt động và các hệ thống chính của
động cơ
2.1. Thân máy

10
2.2. Pitông và thanh truyền

11
2.3. Trục khuỷu và bánh đà

12
2.4. Nắp máy

14

2.5. Cơ cấu phối khí

14
4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
2.6. Hệ thống làm mát

16
2.7. Hệ thống bôi trơn

17
2.8. Hệ thống cung cấp nhiên liệu bơm cao áp VE

18
Chương 3 : Quy trình tháo ráp và sửa chữa hư hỏng của động cơ mazda R2
3.1. Quy trình tháo cơ bản của một động cơ

22
3.1.1 Tháo động cơ ra khỏixe

22
3.1.2 Tháo rời các bộ phận của động cơ

23
3.2. Làm sạch và kiểm tra chi tiết

26
3.2.1 Làm sạch chi tiết

26

3.2.2 Kiểm tra chi tiết

27
3.4. Quy trình tháo lắp động cơ

34
3.4.1. Nguyên tắc khi tháo lắp

34
3.4.2 Yêu cầu kỹ thuật khi lắp

34
3.4.3 Lắp động cơ, làm khung mô hình và đưa động cơ lên mô hình

35
5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Tiến độ thực hiện

40
Kết luận

41
Tài liệu tham khảo

42
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, trong xã hội ngày càng phát triển nên nhu cầu phương tiện giao
thông cũng không ngừng tăng. Bên. Trong đó, xe ô tô là một loại phương tiện
được một số người ưa chuộng. Ngoài những xe con, xe khách dùng để chuyên

chở con người đi trên những quãng đường xa . Chiếc xe tải, xe rơ moóc còn
được dùng để chở hàng hóa từ nơi này đến nơi khác.
Trong quá trình sử dụng ô tô, tính năng kỹ thuật của các bộ phận dần dần bị
thay đổi. Quá trình thay đổi ấy xảy ra ở tất cả các bộ phận như động cơ,thùng,
bệ. hệ thống truyền lực, hệ thống treo….Trong đó, bộ phận động cơ sẽ không
đạt hiệu quả khi sử dụng trong thời gian dài. Vì trong quá trình hoạt động của
động cơ, các chi tiết bên trong như bạc xec măng, xupap, …sẽ bị mài mòn. Do
đó, chúng ta nên đại tu động cơ để cho nó hoạt động được tốt hơn giúp cho xe
đạt được năng suất cao trong quá trình làm việc.
Hầu hết,tất cả các xe sau một thời gian sử dụng sẻ phải được sửa chửa đại tu
để đưa động cơ trỏ lại với người sử dụng một cách tốt nhất.Do đó công việc đại
tu phải được thực hiện theo một quy trình nhất định và phải đảm bảo động cơ
phải hoạt động tốt và an toàn trong quá trình sử dụng. Vì thế, có thể nói công
việc đại tu động cơ là một quá trỉnh hết sức cần thiết, quang trọng và không thể
thiếu đối với các động cơ trên ôtô trước kia củng như hiện nay.
LỜI CẢM ƠN
Làm đồ án tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng cho sinh viên hiểu biết thêm
về thực tế, gắn kết lý thuyết chuyên ngành với thực tế, là tiền đề cho sau này ra
6
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
trường đi làm. Sau lan làm đồ án này đã giúp sinh viên chúng em hiểu rõ hơn
nhưng kiến thức chuyên môn của nghành công nghệ ôtô và đại tu máy .
Được sự giúp đỡ tận tình của ban lảnh đạo của khoa và giáo viên hưỡng
dẫn đã tạo điều kiện cho chúng em tích lũy thêm những kiến thức và kinh nghiệm
thuộc chuyên nghành và hoàn thành tốt đồ án, qua đó có được nền tảng cho nghề
nghiệp tương lai của mình.
Qua đó phần nào giúp sinh viên tự tin hơn, bản lĩnh hơn khi có dịp va chạm
thực tế hơn với công việc đặc biệt với công việc bảo dưỡng- sửa chữa ôtô.Chúng
em hy vọng với hành trang kiến thức sau những năm học tập tại trường và những
kinh nghiệm thực tiễn khi làm đồ án trong thời gian vừa qua.Chúng em sẽ tự tin

làm tốt với chuyên nghành của mình.
Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy của khoa để
chúngem có thể khắc phục được những nhược điểm và ngày càng hoàn thiện mình
hơn.Một lần nữa chúng em xin chân thành cám ơn quý thầy cô Trường Đại Học
Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh, nhất là thầy CAO XUÂN QUANG đã
giúp đỡ chúngem trong thời gian qua.
Chúc các quý thầy cô luôn mạnh khỏe và thành đạt!
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE KIA BESTA
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG
Kia besta là một chiếc xe được sản xuất bởi hãng hàn quốc kia motors từ
năm 1993.Đến năm 1996 được xuất hiện rộng rãi trong các hội chợ motors show
hầu hết trong nước. Tại International Motor Show 1996, Kia đã cho thấy một mô
7
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
hình của Beast đã biến thành một con robot khổng lồ. Sự hấp dẫn đã tạo ra hàng rất
lớn của người xem trong phiên bản thứ 19 của evento.3
Kia besta được xuất đi rộng rãi trong nước củng như các nước trên thế giới
do kia besta hội được các yếu tố quang trọng khiến người tiêu dùng phải chú ý tới
là kiểu dáng nhỏ gọn năng động trong chuyên chở người, xe được thiết kế 6 ghế
với động cơ mazda R2 (2.2 lít), với thiết kế như thế kiabesta nhanh chóng được ưa
chuộng từ năm 1997-2001 ở hầu hết các nước.
Kia besta trở nên đặc biệt khi đưa nó vào thị trường Brazil, Beast đã trở
thành một dòng xe bán thành công nhất, chiếc xe được nhập khẩu emplacado trên
toàn quốc trong những năm 1997, 1998 và 2001. Tuy nhiên, kết thúc năm 2005,
khi Kia ngừng sản xuất của Beast, điều khiến cho hơn 50% doanh thu hàng năm
của nó giảm đáng kể sau đó.
1.2. ĐỘNG CƠ MAZDA R2
Động cơ MAZDA R2à động cơ sử dụng phổ biến từ năm 1993 đến năm
2001 trên các xe Mazda Bongo/Kia Besta, Mazda B2200/E2200, Mazda Bongo

Friendee/Phiên bản của Ford, Mazda 323/Familia, Mazda 626/Capella, Mazda
MPV, Mazda 6, Mazda Premacy, Mazda B2500/Ford Ranger, tiếp tục Mazda,
Mazda Cronos, Suzuki Grand Vitara khi / Suzuki, Kia Sportage, … Đây là động cơ
dùng nhiên liệu dầu sử dụng bơm nhiên liêu là bơm cao áp VE, cơ cấu phân phối
khí kiểu xupap đặt, …được đội trực tiếp bằng 1 trục cam được dẫn động bằng
đai,với thiết kế đơn giản nhưng hiệu suất thì có thể so sánh ngang với các động cơ
tại thời điểm đó so với các hãng khác.
8
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Hình1.1 : Động cơ MAZDA R2
Bảng1.1 :Các thông số cơ bản của động cơ TOYOTA 2Y
Tên động cơ 2Y (xăng) Thứ nguyên Giá trị
Công suất cực đại (KW) N
emax
85
Số vòng quay cực đại (v/p) n
max
3500
Mômen xoắn cực đại (Nm) M
max
155
Tỉ số nén Ɛ 19.8
Đường kính xilanh (mm) D 93
Hành trình piston (mm) S 92
Số xilanh I 4
Số kỳ Τ 4
CHƯƠNG II
9
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CÁCH BỐ TRÍ CỦA ĐỘNG CƠ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ

CÁC HỆ THỐNG CHÍNH CỦA ĐỘNG CƠ
2.1. THÂN MÁY
Thân máy (hay blôc xylanh) là chi tiết cơ sở trên đó có lắp các cơ cấu và
các phụ khác của động cơ. Thân máy làm bằng gang hợp kim thấp có độ bền cao.
Xylanh được doa thẳng vào thân máy. Đường kính của xylanh là:
- Đường kính: 86mm
- Chiều dài: 163mm
- Khe hở giữa quả nén (pittông) và xylanh là: 0,03 – 0,05mm
Để tăng thời gian sử dụng động cơ, thân máy có thể được doa lên cốt sửa
chữa cho xylanh (lên cốt sửa chữa là tăng đường kính lên 0,5mm). Chỉ có thể lên 2
cốt sửa chữa, nếu doa rộng quá sẽ lầm mất lớp bề mặt xylanh.
10
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Phần dưới thân máy có 7 ổ đỡ trục khuỷu.Nắp ổ đỡ trục khuỷu được bắt
vào thân máy bầng bulông và được gia công cùng với thân máy. Do đó không được
đổi chỗ các nắp ổ đỡ trục khuỷu.
Phía bên phải động cơ trên thân máy có khoan đường dầu chính đưa dầu
bôi trơn đến 4 trục khuỷu lên trục cam, ngoài ra còn có các đường đưa dầu lên bầu
lọc và két làm mát dầu. Bên trong hộp trục khuỷu, phía dưới các xylanh có lắp các
vòi phun dầu lên thành xylanh. Bên dưới là các cacte dầu kép có tác dụng giữ mức
dầu ở phần dưới luôn đủ ngập phễu khi xe lên xuống dốc.
Trên thân máy xung quanh xylanh là áo nước có các vách dẫn nước có tác
dụng làm tăng khả năng làm máy xylanh, pittông, giảm biến dạng thân máy. Trên
thân máy có các lỗ dẫn lên nắp máy, phía trước thân máy có lắp hộp xích cam cùng
vớI bơm trợ lực tay lái, bơm nước quạt gió. Phía sau thâm máy có vỏ bánh đà nối
với vỏ ly hợp.Hai bên thân máy có vị trí bắt hai chân máy.
2.2. PITÔNG VÀ THANH TRUYỀN
Quả nén (pitông) đúc bằng hợp kim nhôm sau cùng tinh (hyper- eutetic)
chịu tảI trọng, cơ cao Để khỏi kẹt do biến dạng nhiệt không đều theo chu vi, đáy
pittông có dạng ô van trục lớn nằm vuông góc với trục chốt quả nén theo chiều cao

của váy pittông có độ côn phần trên có đường kính nhỏ hơn đường dưới.
Khe hở pittông – xylanh
Chốt quả nén được lắp theo kiểu bơi có vòng C chặn hai đầu.
Khe hở chốt quả nén và ống lót dầu nhỏ thanh truyền là: 0.005 - 0.011 mm
Khe hở tối đa 0.015
Mỗi khi tháo lắp chốt quả nén phải luộc quả nén trong nước nóng 80
0
C
dùng tay hoặc chuôi gỗ ấn vào chốt pittông
11
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Để làm kín xylanh và truyền nhiệt ra thân máy trên pittông có lắp hai vòng
găng hơi, vòng thứ nhất bằng thép, vòng thứ hai bằng gang.Vòng găng dầu có một
chiếc loại kép, có hai vòng thép mỏng và vòng lò xo ở giữa.
Thanh truyền bằng thép rèn, các bu lông nắp biên, nắp có ổ chục chính đều
là bu lông chịu kéo.
2.3. TRỤC KHUỶU VÀ BÁNH ĐÀ
Trục khuỷu là chi tiết chịu lực chính của động cơ, được đúc bằng gang đặc
biệt có độ bền cao, liền với 12 đối trọng để cân bằng động cơ.Để giảm biến dạng
trục khuỷu có 7 ổ đỡ và có các cổ khuỷu và cổ biên được bố trí với độ trùng hợp
lớn.Trong trục khuỷu có khoan các đường dầu, dẫn dầu bôi trơn các cổ trục thanh
truyền. Bảy ổ đỡ trục khuỷu được lắp bạc lót hợp kim nhôm có cốt thép.
Hai đầu trục khuỷu đều có phớt làm kín bằng cao su.Phớt trước được lắp
trên hộp xích cam.Còn phớt sau được lắp trên nắp giữ phớt sau.
Trên đầu trục khuỷu có lắp buli dẫn động đai cam, buli dẫn động bơm dầu,
bơm trợ lực tay lái. Đuôi trục khuỷu có lỗ lắp vòng bi cho trục dẫn động hộp số.
Bạc cổ trục khuỷu và cổ thanh truyền đều bàng hợp kim nhôm cốt
thép.Bánh đà được lắp vào đuôi trục khuỷu bằng 10 bulông tự hãm kèm theo vòng
đệm. Đối với các xe có lắp hộp tự động thay vì bánh đà, đuôi trục khuỷu được lắp
vành dẫn động hộp số tự động.

2.4. NẮP MÁY
Nắp máy đúc bằng hợp kim nhôm chung cho cả 4 xylanh. Trên nắp máy có
các buồng cháy hình nêm với các vị trí lắp các nấm hút, xả, nến điện, trục cam,
cụm ống xả, cụm ống hút, bơm xăng…Bên trong máy là khoang nước làm mát.
Ngoài ra trên nắp máy còn có các ống lót nến được đóng ép vào nắp máy, van
12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
thông gió cácte, bộ bơm cao áp VE với các kim phung cao áp và các bugi xong,
đầu cảm ứng nhiệt độ nước… Trục cam ở đầu có nối nhau bởi buli dẫn động.Mỗi
trục cam có 7 ổ đỡ, nắp ổ đỡ ốp thẳng vào cổ trục không cần bạc lót. Cam tác động
trực tiếp lên con đội tới xupap (nấm), không có giàn cò mổ. Điều chỉnh khe hở
nầm bằng cách thay các đệm lót trên con đội. Đế nấm (sie) được chế tạo bằng gang
đặc biệt có độ bền cao, chịu va đập. Mặt vát đế được gia công sau khi được lắp trên
nắp máy để bảo đảm độ đồng trục.Ống hướng dẫn nấm (ghit xupap) được làm bằng
gang, lắp có độ dôi vào nắp máy.
Chỉ gia công lỗ đường kính trong ống dẫn hướng (lỗ lắp nấm) sau khi lắp
ống dẫn hướng vào nắp máy. Trên ống dẫn hướng có lắp phớt cao su chịu dầu để
ngăn dầu lọt theo thân nấm vào xylanh. Các phớt cao su này ở nấm hút, xả có kết
cấu khác nhau.Đệm nắp máy có tác dụng làm kín giữa thân máy và nắp máy.Đệm
làm bằng bột sợi amiănng có viền mép bằng tôn mềm, các lỗ được viền bằng đồng
lá.Bề mặt bôi bột chì chống dính.
2.5. CƠ CẤU PHỐI KHÍ
Cơ cấu phối khí có tác dụng điều chỉnh quá trình nạp, xả khí trong động cơ
qua việc đóng mở các nấm hút xả. Cơ cấu phối khí gồm có bộ dẫn động đai và buli
cam, trục cam, nấm hút, xả, lò xo, con đội và các chi tiết khác để giữ nấm. Cơ cấu
phối khí có trục cam đặt trên nắp máy tác dụng thẳng vào nấm không có bộ cò mổ.
Bộ dẫn động đai buli truyền chuyển động từ buli trục khuỷu qua đai lên
buli bơm và cuối cùng là buli trục cam Trên thân máy đầu trục khuỷu có lắp vòi
phun dầu bôi trơn bánh xích trục khuỷu.Bộ dẫn động đai có buli tăng đai .Khi tháo
lắp đai phải quay trục khuỷu trùng với dấu “0” trên tấm vạch dấu góc mở nấm

sớm.Chốt trên mặt bích trục cam phải lưu ý sao cho vết dấu chấm trên mặt bánh
xích cam phải trùng với dấu trên buli cam. Các dấu đóng chấm trên bánh răng trục
cam phải ở cùng trên đường thằng nằm ngang. Trục cam đúc bằng gang, bề mặt
13
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
làm việc của các cam và cổ trục cam đều được tôi cao tần.Một trục cam có 7 ổ lắp
thẳng vào ổ đỡ trên nắp máy.
Lò xo xupap bằng thép lò xo chịu các tải trọng có tần xuất cao.Các xupap
được dẫn động trực tiếp từ trục cam qua con đội.Khi cần điều chỉnh khe hở xupap,
phải thay các đĩa đệm lót bằng thép trên mặt con đội.
2.6. HỆ THỐNG LÀM MÁT
Hệ thống làm mát bằng nước kiểu kín, tuần hoàn cưỡng bức, bao gồm áo
nước, xy lanh và nắp máy, két nước, bơm nước, van hằng nhiệt, quạt gió, các
đường ống nước. Hệ thống làm mát sử dụng nước sạch có pha chất phụ gia chống
đông, chống gỉ…
Nước từ két làm mát vào bộ sưởi qua van hằng nhiệt vào bơm nước. Tiếp
theo nước từ bơm vào thân máy, áo nước qua xy lanh, lên nắp máy làm mát cho
các chi tiết quanh buồng cháy rồi ra ngoài vào lại két nước làm mát và bộ sưởi. Từ
nắp máy có đường đưa nước làm mát làm mát hết các xylanh sau đó lại về van
hằng nhiệt và về két làm mát.
Két nước làm mát thường lắp trên phía đầu xe. Két làm mát gồm hai ngăn
chứa nước trên dưới và giàn ống có lắp cánh tản nhiệt.Nước từ động cơ được đưa
vào ngăn chứa nước trên, qua giàn ống xuống ngăn dưới ra van hằng nhiệt vào
bơm. Trên các xe có lắp hộp số tự động, còn có thêm bình làm mát dầu thuỷ lực
hộp số (được lắp ngay trong ngăn dưới két nước).
Bơm nước ly tâm được dẫn động bằng hai dây đai từ puli đầu trục khuỷu.
Bơm làm cho nước tuần hoàn trong hệ thống. Quạt gió làm mát được dẫn động
thẳng từ trục bơm nước (lắp trên hộp xích cam) qua ly hợp dầu silicon (có tác dụng
điều chỉnh số vòng quay quạt gió theo nhiệt độ nước làm mát). Van hằng nhiệt có
tác dụng dẫn lưu nước nóng, điều hoà chế độ nhiệt làm việc của động cớ. Bình

14
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
giãn nở dùng để chứa nước tràn ra từ hệ thống làm mát do bị hâm nóng khi động
cơ làm việc và để nước tràn từ bình vào khi động cơ bị nguội.
2.7. HỆ THỐNG BÔI TRƠN
Hệ thống bôi trơn (kiểu cưỡng bức và vung toé) dùng để đưa dầu bôi trơn
và làm mát các bề mặt ma sát của các chi tiết chuyển động của động cơ. Hệ thống
bôi trơn gồm có bơm dầu, bầu lọc dầu, cácte dầu, đường ống… Dầu từ cacte được
hút bằng bơm qua bầu lọc vào đường dầu dọc trong thân máy vào trục khuỷu, lên
trục cam, từ trục khuỷu tiếp theo vào các bạc biên, theo các lỗ phun lên thành
xylanh (các vòi phun được lắp bên trong hộp trục khuỷu), từ trục cam vào các bạc
cam rồi theo các đường dẫn tự chảy xuống cacte. Ở trên thân máy, đầu trục khuỷu
có vòi phun dầu bôi trơn bộ xích cam, còn bên trong hộp trục khuỷu có các vòi
phun bôi trơn xylanh.
Hinh2.3 : Chi tiết hệ thống bôi trơn của động cơ
Bơm dầu rôto kiểu trôkhôit, gồm 2 rôto tiếp xúc trong: rôto trong và rôto
ngoài. Rôto trong được dẫn động bởi bánh răng bên trong hộp xích cam, trục rôto
có rãnh then hoa để ăn khớp với bánh răng này. Bánh răng dẫn động rôto trong
cũng đồng thời là bánh răng trung gian dẫn động bơm trợ lực tay lái. Khi rôto trong
quay, rôto ngoài cũng quay theo cùng chiều. Do hai rôto trong ngoài lệch tâm,
15
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
không gian (thể tích) giữa các vấu (răng) rôto dần thu hẹp lại, tại cửa ra là thể tích
nhỏ nhất, dầu ở đây bị nén tới áp suất cao nhất sẽ theo đường ống vào động cơ. Tại
vòng quay cao áp suất dầu bôi trơn từ bơm thường cao hơn cần thiết.Vì vậy sau
mỗi bơm dầu thường có van điều chỉnh áp suất.Khi áp suất ra quá cao làm thắng
lực lò xo van, mở cửa van xả bớt dầu về cacte.
Van điều chỉnh áp suất được bố trí tren bầu lọc dầu. Áp suất dầu tiêu chuẩn
tại 3000 v/ph là 2,5 đến 5kG/cm
2

. Bầu lọc dầu kiểu toàn phần, lõi lọc giấy.Bầu lọc
dầu có tác dụng lọc các cặn bẩn cơ khí được tạo ra trong quá trình khai thác để
tránh làm mòn chi tiết.
Để làm mát dầu bôi trơn trong qua trình làm việc của động cơ, không làm
dầu bị hỏng, biến chất trước thời hạn, hầu hết đều có lắp két làm mát dầu. Két này
làm liền với thân máy ở bên phải, phía sau máy phát điện, dưới cụm ống (góp).
Để tránh làm đen dầu bởi khí cháy và khói lọt từ xylanh xuống cacte, để
không cho các chất độc ô nhiễm lọt ra ngoài, trên động cơ còn lắp đường ống hút
khí cháy và khói đê đưa vào cụm ống (góp) nạp.
2.8. HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU DÙNG BOM CAO ÁP VE
CHƯƠNG III
QUY TRÌNH THÁO RÁP VÀ SỬA CHỮA HƯ HỎNG CỦA
ĐỘNG CƠ MAZDA R2
16
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
3.1. QUY TRÌNH THÁO CƠ BẢN CỦA MỘT ĐỘNG CƠ
3.1.1. Tháo động cơ ra khỏi xe
 Các công việc chuẩn bị
- Xe phải được đỗ vào vị trí hợp lý.
- Kê, kích, chèn lại các lốp xa cho chắc chắn.
- Chuẩn bị phương tiện để phục vụ cho việc tháo.
 Trình tự tháo
- Tháo đầu kẹp ắc quy.
- Xả hết nước trong két và động cơ ra ngoài.
- Tháo hết dầu bôi trơn trong đáy dầu.
- Gỡ toàn bộ các đầu nối dây điện ở các vị trí như tai xe, thân xe.
- Tháo bầu lọc gió và 2 đường ống góp xuống( góp xả+hút).
- Gỡ các dây điện và nới các bulông bắt máy phát và đưa máy phát điện
xuống.
- Tháo ống dẫn dầu đưa bầu lọc tinh xuống.

- Tháo gỡ các dây điện đèn, còi và bulông để đưa đèn còi ra khỏi xe.
- Tháo trục bàn đạp, dây điện của máy khởi động để tháo và đưa máy khởi
động xuống.
- Nới lỏng và tháo các ống dẫn nước ra ngoài.
- Tháo bulông chân két nước và nhấc két nước xuống.
- Tháo ống hút xả, gỡ tấm cách nhiệt và đưa ống hút xả xuống.
- Tháo trục truyền động và tháo hộp số ra khỏixe.
- Tháo các hệ thống bàn đạp trong buồng lái, các chốt thanh kéo của phanh,
ly hợp, bàn đạp ga, các lò xo hồi vị.
- Tháo nắp dưới vỏ ly hợp, ống bơm mỡ, càng cua ra.
- Tháo đầu nối dây của đồng hồ công tơ mét.
- Tháo bulông lắp chân máy trước và sau ra, đưa động cơ xuống.
17
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Tiến hành đánh dấu trục cốt máy, trục cốt bơm, trục cốt cam,và tiến hành
tháo dây đai ra.
- Tháo bơm cao áp, đường ống cao áp,và các kim phung ra khỏi động cơ.
3.1.2. Tháo rời các bộ phận của động cơ
Sau khi động cơ đã tháo xuống, đặt động cơ lên giá chuyên dùng và cạo rửa
sạch sẽ bên ngoài sau đó mới tháo rời các bộ phận theop trình tự sau:
- Tháo các cụm chi tiết còn lại quanh động cơ.
- Tháo nắp chụp trục cam ra.
- Tháo trục cam theo trình tự sau:
+ Quay xem bánh răng trục cam có dấu ăn khớp chưa, nếu chưa có thì
phải đánh dấu lại.
+ Tháo bulông hãm mặt bích trục cam và đưa trục cam ra ngoài.
+ Đưa con đội ra.
- Tháo bulông nắp máy, chú ý nới lỏng dần và đều từ 2 dầu vào giữa rồi
dùng cán búa gõ nhẹ. Không được dùng tô vít cậy làm hỏng điện nắp máy.
18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Dùng dụng cụ bắt vào lỗ bugi và nhấc nắp máy ra rồi tháo điện nắp máy
ra.
Chú ý:không tháo nắp máy khi động cơ còn nóng.
- Đặt nghiêng động cơ phía buồng xupáp hướng lên trên với động cơ xupáp
đạt để tháo các bộ phận tiếp theo.
- Nới đều và tháo các bulông của bộ li hợp và đầu ra.
- Tháo két dầu, phao dầu và ống dẫn dầu ra.
+ Quay cho thanh truyền cần tháo xuống vị trí thấp nhất (điểm chết dưới)
kiểm tra xem thanh truyền đã có dầu chưa, nếu chưa có thì phải đánh
dấu lại.
+ Tháo chốt chẻ hoặc thanh phanh hãm rồi nới đều bulông hoặc êcu của
thanh truyền đó, đưa nắp đầu to thanh truyền ra ngoài, dùng cán búa
đẩy cụm pitông thanh truyền lên và đưa ra ngoài (nếu miệng xilanh có
gờ ta phải cạo đi trước khi đẩy cụm pitông ra).
+ Lắp lại cụm đầu to thanh truyền ngay để tránh nhầm lẫn. Cứ như thế
lần lượt tháo lần lượt toàn bộ cụm pitông thanh truyền ra ngoài.
- Lật ngược động cơ lên tháo trục khuỷu ra ngoài. Trước hết tháo các phanh
hãm ổ trục ra kiểm tra xem xét đã có dấu chưa.Nếu chưa có thì phải đánh dấu.
19
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Tháo bulông, êcu lấy nắp và lót bạc xuống để theo thứ tự ròi khiêng trục
khuỷu xuống. Lắp lại các bạc lót, nắp đậy vào đúng vị trí của nó và vặn các bulông
lại.
- Tháo bulông bắt vỏ bộ li hợp và đưa vỏ bộ li hợp xuống.
- Tháo rời pitông thanh truyền, khi tháo các xéc măng ra ngoài dùng kìm
chuyên dùng nếu không có thể tháo bằng tay (chú ý tránh gãy xéc măng).
- Tháo chốt pitông: trước khi tháo rời phải đánh dấu trên dỉnh pitông theo
số thứ tự của thanh truyền đó.
- Tháo phanh hãm chốt pitông và dùng trục bạc để đóng chốt ra ngoài. Khi

đóng phải chú ý nhẹ nhàng để tránh làm hỏng bạc và vỡ pitông (tốt nhất nên luộc
20
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
pitông trong dầu hoặc nước đến nhiệt độ khoảng 800-850
0
C rồi mới tháo).
- Tháo cụm xupap theo trình tự sau:
+ Tháo nắp đậy buồng xupáp ra.
+ Kiểm tra xem xupáp đã có dấu chưa, nếu chưa phải đánh dấu lại.
Chú ý: phải đánh dấu khi xupáp đóng.
+ Dùng vam chuyên dùng nén lò xo xupáp lấy tô vít cậy móng hãm ở
chân xupáp ra. Sau đó nới vam ra và cứ thế lấy hết móng hãm ra và
gói lại.
21
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
+ Dùng tuốc nơ vít đẩy vào cửa hút, cửa xả để đưa xupáp ra ngoài rồi để
vào giá đỡ chuyên dùng.
+ Tháo lò xo và để lò xo ra ngoài.
+ Tháo vấu khởi động bánh đai - nắp che bánh răng trục cam.
+ Sau khi tháo rời các xupap ra tiến hành xoáy các xupap.
3.2. LÀM SẠCH VÀ KIỂM TRA CHI TIẾT
3.2.1. Làm sạch chi tiết
Để xác định hư hỏng của chi tiết được chính xác và nâng cao chất lượng
sửa chữa. Các chi tiế sau khi tháo rời phải được cạo sạch sẽ, tuỳ theo từng loại mà
có các phương pháp như sau:
 Rửa cặn nước
Trong hệ thống làm mát thường xuyên cho nước cứng vào sẽ làm cho két
nước và các ngăn nước tích tụ các cặn bẩn kết tủa, hiệu quả làm mát kém, ảnh
hưởng đến sự làm việc của động cơ.
Cách rửa như sau: Tháo van hằng nhịêt ra, hoà 5-10% dung dịch sút vào

nước làm mát. Cho động cơ làm việc khi sôi nước thì thôi, sau đó xả ra và cho
nước sạch vào cho chạy và lại xả ra để rửa hết dung dịch có lẫn trong nước, rồi mới
cho nước khác vào.Tốt nhất là dùng thiết bị chuyên dùng để thông rửa.Thiết bị này
22
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
thực chất là một bơm nnước có thể điều chỉnh được lưu lượng bơm.Khi lắp ta đưa
nước vào dộng cơ vận hành thiết bị như vạy nước rửa sẽ chảy ngược lại so với
chiều tuần hoàn của nước làm mát.Kết quả các cặn bẩnm tạp chất kết tủa bị đẩy ra
thiết bị và được giữ lại ở đó.
 Rửa sạch cặn dầu
Cặn dầu chủ yếu là hỗn hợp dầu bôi trơn và bụi bẩn có thể rửa bằng dung
dịch rửa, dầu hoả, dầu diezel, xăng tuỳ theo loại chi tiết mà sử dụng cho kinh tế.
Không được đốt các chi tiết để khử cặn dầu vì làm như thế sẽ làm cứng các chi tiết
đó.
 Làm sạch muội than
Khi động cơ làm việc dầu bôi trơn sục lên buồng đốt hoặc do hỗn hợp cháy
không hết nên ở xupáp và đỉnh pitông đều có muội than bám vào. Như vậy sẽ làm
ảnh hưởng đến sự toả nhiệt làm giảm công suất của động cơ.Chi phí nhiên liệu
tăng, gây nên hiện tượng kích nổ muội than nhiều rơi xuống gây cào xước xilanh
và pitông, kẹt xecmăng.Vì vậy, khi sửa chữa phải được làm sạch bằng các dụng cụ
cạo muội than ở đỉnh pitông.Buồng đốt và cạo muội than ở bugi hoặc có thể dùng
xecmăng cũ để cạo rãnh lắp xécmăng sau đó rửa sạch và dùng khí nén để thổi.
3.2.2. Kiểm tra chi tiết
Các chi tiết sau khi rửa sạch phải được tiến hành kiểm tra và phân loại đây
là một công việc quan trọng nó không ảnh hưởng đến chất lượng hay giá thành sưả
chữa. Qua việc kiểm tra xác định trạng thái kỹ thuật cuả chi tiết cái nào dùng được,
chi tiết nào phải sửa chữa hay thay thế. Thường phân thành 3 nhóm:
+ Nhóm thay đổi
+ Nhóm sửa chữa
+ Nhóm không phải sửa chữa

23
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
 Kiểm tra bằng trực giác:
Cách này chỉ được áp dụng cho một số chi tiết bị nứt vỡ, biến dạng, mặt chi
tiệt bị cháy, bị cào xước, nếu người kiểm tra có kinh nghiệm có thể dùng phương
pháp nghe tiếng kêu, xem mầu của khói xả để xác định tình trạng của kỹ thuật của
những hư hỏng nhất định của động cơ.
 Kiểm tra bằng dụng cụ đo:
- Dùng dụng cụ đo để xác định hình dáng kích thước bao gôm các loại cữ,
mầu, loại này thường dùng nhiều đảm bảo độ chính xác cao
- Dùng thước cặp, pame. đồng hồ đo lo xo để đo kích thước bên ngoài, trong

- Dùng dụng cụ chuyên dùng để xác định độ kín khít.
- Dùng cân lá để đo khe hở v.v.
Kiểm tra máy phát
Máy phát ta có thể kiểm tra trực tiếp trên động cơ khi cho động cơ hoạt
động, đấu tải cho máy phát nếu có tải thì máy phát hoạt động tốt. Sau khi kiểm tra
trực tiếp trên động cơ nếu máy phát không làm viêc ta mới bắt đầu tháo các chi tiết
của máy phát ra kiểm tra từng chi tiêt : điốt chỉnh lưu, bộ tiết chế, chổi than, cuộn
dây rô to,
Hình 3.5 : Tháo máy phát và bộ tiết chế ra kiểm tra
24
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Hình3.6 : Cụm điốt chỉnh lưu
Hư hỏng chủ yếu của máy phát thường là bộ tiết chế và cụm điốt chỉnh lưu,
thường do quá trình làm việc của động cơ tạo ra số vòng quay lớn tác động lên tốc
độ máy phát làm tang dòng điện áp đột ngột dẫn đến hư hỏng chi tiết.
3.5.3. Lắp động cơ, làm khung mô hình và đưa động cơ lên mô hình
Lắp cơ cấu truyền lực:
1. Lật ngược thân máy lại bôi nhớt lên bạc lót cổ trục khuỷu lắp trục khuỷu

vào, siết đúng lực và đúng cách.
25

×