Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp "Thực trạng và một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài" docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.02 KB, 43 trang )

Trường ĐHKT&QTKD



Lớp KTĐT B

TRƯỜNG ………………….
KHOA……………………….
----------

Báo cáo tốt nghiệp
Đề tài:
Thực trạng và một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2010

-1-


Trường ĐHKT&QTKD



Lớp KTĐT B

MỤC LỤC
Lời nói đầu............................................................................................ ……………….....3
CHƯƠNG I:KHÁI QUÁT CHUNG VỀ FDI VÀ FDI TẠI VIỆT NAM.........................5
I Khái quát chung về FDI ……………………..…..........................................................5
1.Khái niệm.......................................................................................... .………….....5
2. Đặc điểm của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI)…………………....6
3.Các hình thức đầu tư FDI (theo luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam)...............6


4. Vị trí và ý nghĩa của đầu tư trực tiếp nước ngồi ……………………………...6
a, Vị trí……...…………………………………………………………………...6
b, Ý nghĩa………………………………….……………………………………7
5. Tác động của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI)……………….…...7
6. Vai trị của đầu tư trực tiếp nước ngồi đối với phát triển kinh tế……….…....8
II. Thực trạng thu hút và sử dụng FDI ở VN trong những năm qua………..……...….9
1. Qui mơ vốn đầu tư………………………………………………………..…....9
2. Đóng góp của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam………………………….....11
3. Những tồn tại, hạn chế

…………………………………...………………13

CHƯƠNG II:Thực trạng về đầu tư FDI tại Vĩnh Phúc giai đọan 2000-2010……...…14
I. Giới thiệu khái quát về đặc điểm địa bàn nghiên cứu……………………..............14
1. về điều kiện tự nhiên……………………………………………….................14
1.1 Vị trí địa lý…………………………………………………………………..14
1.2 Địa hình………………………………………………………………….…..14
1.3 khí hậu - thủy văn…………………………………………………….……..14
2. Điều kiện kinh tế xã hội………………………………………………….…..15
2.1 Dân số,lao động…………………………………………………..….….…..15
2.2 Giao thông & cơ sở hạ tầng…………………………………….…………….15
3. Đặc điểm về môi trường đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc…………………….…...16
II. Thực trạng tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FD) của
tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2010………………………………………….…….18

-2-


Trường ĐHKT&QTKD




Lớp KTĐT B

1. Tình hình thu hút FDI của Vĩnh Phúc……………………………………...…18
2. Kết quả hoạt động SXKD của các dự án đầu tư………………………...…....21
III.Đánh giá tổng quát về tình hình thu hút và sử dụng FDI của VP………………...26
A. Những đóng góp tích cực………………………………………….....................…26
1. FDI tạo nguồn vốn bổ xung quan trọng………………………………………26
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hố - hiện đại hố…….26
3. Chuyển giao cơng nghệ……………………………………………………….26
4. Giải quyết việc làm và nâng cao trình độ người lao động………………...….27
B. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân…………………………………………...29
1. Về cơ chế quản lý……………………………………………………………..29
2. Những tồn tại khác…………………………………………………………....29
C. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới……………………………...30
1. Mục tiêu phát triển tổng quát đến năm 2010………………………………..…30
2. Mục tiêu phát triển cụ thể đến năm 2010:………………………………….….30
3. Định hướng thu hút FDI của tỉnh…………………………………………..….32
Chương III:Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
trên địa bàn tỉnh………………………………………………………………….…....33
I. Kinh nghiệp của một số nước trên thế giới trong việc thu hút, quản lý và sử dụng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài…………………………………………..………………...33
1. Các nước ASEAN…………………………………………………………..…33
2. Trung Quốc………………………………………………………………...….34
2.1 Các chính sách biện pháp chủ yếu……………………………….…………..34
2.2 Về cơ cấu đầu tư……………………………………………………………..35
II.Một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư (FDI) vào Vĩnh Phúc trong những năm tới.35
1. Giải pháp chung………………………………………………………....…....35
2. Giải pháp cụ thể nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Vĩnh Phúc trong

thời gian tới……………………………………………………………….……..35
2.1 Cải thiện chính sách đất đai…………………………………………………..36
2.2 Xây dựng nhà ở cho công dân khu công nghiệp………………………….….36
2.3 Tăng cường hơn nữa các chính sách ưu đãi và khuyến khích FDI……….…..37
2.4 Giải pháp về tun truyền, quảng bá hình ảnh, xúc tiến đầu tư…………..…..37
2.5 Cải cách thủ tục hành chính………………………………………………......38

-3-


Trường ĐHKT&QTKD



Lớp KTĐT B

KẾT LUẬN……………………………………………………………………….…...39
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………….…40
PHỤ LỤC………………………………………………………………………..……41

LỜI MỞ ĐẦU
Sự nghiệp cơng nghiệp hố(CNH), hiện đại hố(HĐH) đất nước với mục tiêu phấn đấu
đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp đã đi được một
chặng đường khá dài. Nhìn lại chặng đường đã qua chúng ta có thể thấy rằng chúng ta
đã đạt được những thành tựu đáng tự hào: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm
đạt trên 7%, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao và không những đạt được
những thành tựu về mặt kinh tế mà tất cả các mặt của đời sống văn hoá- xã hội, giáo
dục, y tế, cũng được nâng cao rõ rệt, tình hình chính trị ổn định, an ninh-quốc phịng
được giữ vững, các mối quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng. Đạt được
những thành cơng đó bên cạnh sự khai thác hiệu quả các nguồn lực trong nước thì sự

hỗ trợ từ bên ngồi cũng đóng một vai trị quan trọng và trong đó vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi(FDI) của các quốc gia giữ vai trị chủ đạo.
Ngày nay nguồn vốn FDI ngày càng trở nên quan trọng với chúng ta bởi FDI không chỉ
là nguồn cung cấp vốn quan trọng mà còn là con đường cung cấp cơng nghệ hiện đại,
những bí quyết kỹ thuật đặc biệt và những kinh nghiệm trong quản lý và là cơ hội tốt
cho việt nam tham gia hội nhập kinh tế thế giới.Vì thế tình hình thu hút FDI là một
nhiệm vụ hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay đặc biệt với những nước đang
phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.
Riêng Vĩnh Phúc, một tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Hồng, cửa ngõ tây - bắc của Thủ
đô Hà Nội, trong vùng lan toả của tam giác phát triển kinh tế trọng điểm phía bắc, có vị
trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Nhưng nhìn chung, Vĩnh
Phúc là một tỉnh có nền kinh tế mang đặc trưng của một tỉnh nơng nghiệp, điểm xuất
phát thấp, nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ chưa thể đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Vì
vậy nguồn vốn FDI đóng một vai trò hết sức quan trọng đảm bảo cho tỉnh phát triển
kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố - hiện đại hố.Nhận thức được tầm quan trọng đó
của nguồn vốn FDI, Vĩnh Phúc cũng như các tỉnh khác trong cả nước đã tích cực đẩy

-4-




Trường ĐHKT&QTKD

Lớp KTĐT B

mạnh công tác kinh tế đối ngoại và thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hút các dự án
FDI và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Xuất phát từ thực tế trên, em xin trình bày về đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp
nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 –

2010”.
Nội dung chính của đề tài gồm có 3 phần:
Chương I: Khái quát chung về FDI và FDI tại Việt Nam.
Chương II: Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc giai đọan 2000
-2010.
Chương III:Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
trên địa bàn tỉnh.
Em xin gửi lời cảm ơn chân trọng tới cô giáo Nguyễn Thị Thúy Vân bộ môn
ĐTNN& CGCN, khoa KTĐT, Trường ĐHKT&QTKD đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài
này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 3 năm 2010

Bản đồ tỉnh Vĩnh Phúc

-5-


Trường ĐHKT&QTKD



Lớp KTĐT B

Chương I:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ FDI VÀ FDI TẠI VIỆT NAM
I. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1 Khái niệm
FDI đối với nước ta cịn khá mới mẻ bởi hình thức này mới xuất hiện ở Việt nam sau thời
kỳ đổi mới. Do vậy, việc đưa ra một khái niệm tổng quát về FDI khơng phải là dễ. Xuất

phát từ nhiều khía cạnh và góc độ, quan điểm khác nhau trên thế giới đã có nhiều khái
niệm khác nhau về FDI.
- Theo Tổ chức thương mại quốc tế: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một
nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước
thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân
biệt FDI với các cơng cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn
tài sản mà người đó quản lý ở nước ngồi là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường

-6-


Trường ĐHKT&QTKD



Lớp KTĐT B

hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công
ty con" hay "chi nhánh công ty".
- Theo luật đầu tư nước ngoài của nước Việt Nam năm 1996, theo khoản 1 điều 2: Đầu tư
trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc
bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu theo hai kênh chủ yếu:
- Đầu tư mới – Greenfield Investment (GI): Xây dựng doanh nghiệp mới, doanh nghiệp
liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
- Mua lại và sáp nhập– Merger&Acquisition (M&A): Mua lại và sáp nhập một doanh
nghiệp hiện có hoặc mua cổ phần của các công ty cổ phần hoặc đã được cổ phần hóa.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, chính phủ nước tiếp nhận đầu tư cịn lập
ra các khu ưu đãi đầu tư trong lãnh thổ nước mình như: Khu chế xuất, khu cơng nghiệp
tập trung, khu kinh tế hoặc là áp dụng các hợp đồng xây dựng -vận hành – chuyển giao

(B.O.T) hay xây dựng – chuyển giao (B.T) hay xây dựng – chuyển giao- vận hành
(B.T.O).
Ở nhiều quốc gia hình thức M&A là hình thức quan trọng của đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Tuy nhiên, hình thức này chưa phổ biến ở Việt Nam do những quy định hạn chế
cổ phần nước ngoài trong doanh nghiệp nội địa. Cùng với những chính sách cải cách
đầu tư đang trong giai đoạn bắt đầu được thực thi. Vì vậy, FDI vẫn chủ yếu được thực
hiện theo kênh GI.
2. Đặc điểm của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI)
* Về mặt quản lý: được kiểm sốt hoặc có ảnh hưởng đối với quản lý của doanh nghiệp
nước tiếp nhận vốn đầu tư.Các chủ đầu tư nước ngồi phải góp một số vốn tối thiểu vào
vốn pháp định theo luật đầu tư của mỗi nước trực tiếp quản lý điều hành dự án mà họ bỏ
vốn đầu tư. Quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của chủ đầu tư
trong vốn pháp định của dự án.
* Về mặt chun mơn: có chuyển giao bí quyết hay cơng nghệ.
* Về mặt hoạt động: đi vào sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ.
3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (theo luật đầu tư nước ngoài của
Việt Nam)
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp do chủ đầu tư nước ngoài bỏ
100% vốn tại nước sở tại, và có quyền điều hành toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp

-7-


Trường ĐHKT&QTKD



Lớp KTĐT B

theo quy định, pháp luật của nước sở tại. Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp

được thành lập do các chủ đầu tư nước ngồi góp vốn chung với doanh nghiệp nước sở
tại trên cơ sở hợp đồng lien doanh. Các bên tham gia điều hành doanh nghiệp, chia lợi
nhuận và chịu rủi ro theo tỉ lệ góp vốn của mỗi bên vào vốn điều lệ. Phần góp vốn của
bên nước ngồi khơng được ít hơn 30% vốn pháp định. Hình thức hợp đồng, hợp tác
kinh doanh: đây là một văn bản được kí kết giữa một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ
đầu tư trong nước để tiến hành một hay nhiều hoạt động kinh doanh ở nước chủ nhà
trên cở sở quy định về trách nhiệm để thực hiện hợp đồng và xác định quyền lợi của
mỗi bên, nhưng khơng hình thành một pháp nhân mới.
ngồi các hình thức kể trên ở các nước và ở Việt Nam cịn có các hình thức khác như :
hợp đồng xây dựng –kinh doanh –chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng –chuyển giao
–kinh doanh ( BTO), hợp đồng xây dựng –chuyển giao (BT) nhằm khuyến khích thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngồi.
4. Vị trí và ý nghĩa của đầu tư trực tiếp nước ngoài .
a, Vị trí.
- Đầu tư nước ngồi có một vị trí vơ cùng quan trọng. Nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển
nhanh và toàn diện hơn .
-Đầu tư nước ngoài làm tăng khả năng về vốn, kinh nghiệm quản lý cho nước nhận đầu
tư.
- Là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để đưa nước nhận đầu rút ngắn
khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới .Đối với các nước đang
phát triển, đầu tư nước ngoài là một yếu tố cần thiết và quan trọng để có thể đưa nền
kinh tế bắt kịp với thế giới .
b, Ý nghĩa.
Đầu tư trực tiếp nước ngồi có rất nhiều ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế của một
nước.
- Tạo thu nhập cho nước nhận đầu tư.
- Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp và tạo ra công ăn việc làm
cho người lao động .
5. Tác động của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI)
* Đối với nước đi đầu tư

- Tác động tích cực:

-8-


Trường ĐHKT&QTKD



Lớp KTĐT B

+ Tăng hiệu quả sử dụng vốn. Các nước đi đầu tư là những nước mà hiệu quả sử dụng
vốn không cao khi đầu tư sang các nước có hiệu quả sử dụng vốn cao hơn sẽ tăng hiệu
quả sử dụng vốn.
+ Tăng quy mô GNP. Do tăng hiệu quả sử dụng vốn nên đầu tư ở nước ngoài sẽ mang
lại thu nhập cao hơn so với đầu tư trong nước làm tăng quy mô GDP.
+ Mở rộng, chiếm lĩnh thi trường tiêu thụ và cung cấp nguyên liệu.
+ Giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm: Do khai thác được nguồn nhân công với giá
rẻ hoặc gần nguồn nguyên liệu, gần nguồn tiêu thụ sản phẩm nên giúp họ giảm chi phí
sản xuất, giảm giá thành sản phẩm nâng cao năng suất lao động.
Tránh được hàng rào mậu dịch của nước sở tại.
- Tác động tiêu cực:
+ Đầu tư q mạnh ra nước ngồi có thể làm cho vốn suy thối ở nước chủ nhà. Nếu
chính phủ các nước đi đầu tư đưa ra các chính sách khơng phù hợp sẽ khơng khuyến
khích các doanh nghiệp đầu tư trong nước. Trong khi đó các doanh nghiệp sẽ lao mạnh
ra nước ngoài để đầu tư nhằm thu lợi, do đó các quốc gia chủ nhà có xu hướng bị suy
thoái và tụt hậu.
+ Nguy cơ rủi ro cao hơn ở trong nước do đó các doanh nghiệp thường áp dụng các biện
pháo khác nhau dể phòng ngừa, hạn chế rủi ro.
* Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư

- Tác động tích cực:
+ Tăng quy mơ GDP do đầu tư của người nước ngoài mang lại, mở rộng cơ cấu kinh tế
trong nước, tạo đà cho sự phát triển.
+ Tạo điều kiện khai thác được nhiều nguồn vốn từ bên ngồi do khơng quy định mức
góp vốn tối đa mà chỉ quy định mức góp vốn tối thiểu cho các nhà đàu tư nước ngoài.
+ Tạo điều kiện tiếp thu công nghiệp hiện đại, kỹ năng quản lý và tác phong cơng
nghiệp của nước ngồi.
+ Giúp khai thác có hiệu quả lợi thế của đất nước về tài nguyên, vị trí địa lý,…
+ Sử dụng hiệu quả đồng vốn, tăng việc làm, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, nâng cao
phát triển kinh tế và đời sống nhân dân.
+ Tạo cảnh quan xã hội, tăng năng suất và thu nhập quốc dân.
+ Nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước tiếp cận với thị trường nước ngoài.
- Tác động tiêu cực:

-9-


Trường ĐHKT&QTKD



Lớp KTĐT B

+ Nhiều trường hợp tiếp nhận công nghiệp lạc hậu.
+ Khó bố trí cơ cấu đầu tư theo ngành và lãnh thổ vì các lĩnh vực và địa bàn được đầu
tư phụ thuộc vào sự lựa chọn của các nhà đầu tư nước ngoài mà nhiều khi không theo ý
muốn của nước tiếp nhận.
+ Nguồn tài nguyên bị khai thác q mức, nếu khơng có một quy hoạch đầu tư cụ thể
và khoa học thì dễ dấn đầu tư tràn lan kém hiệu quả, nạn ô nhiễm mơi trường trầm
trọng.

6. Vai trị của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế.
Đầu tư quốc tế (FDI) là yêu cầu tất yếu của quá trình tồn cầu hóa đang diễn ra ngày
càng mạnh mẽ. Với những đặc điểm của mình, FDI đóng vai trị quan trọng trong nền
kinh tế đối với cả nước nhập khẩu đầu tư và nước xuất khẩu đầu tư, thúc đẩy các nước
này gia tăng liên kết, nhằm duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế của nước mình. FDI có
vai trị quan trọng trong q trình phát triển của bất cứ một quốc gia nào trên thế giới.
FDI đã đem lại một hơi thở mới cho nền kinh tế thế giới. Mở cửa cho sự tồn cầu hóa
lan rộng khắp thế giới.

II. Thực trạng thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam trong những năm qua.
1. Qui mô vốn đầu tư
Kể từ khi Luật ĐTNN ban hành năm 1987 đến 31 tháng 12 năm 2002,Việt Nam đã cấp
phép cho 4232 dự án với tổng đăng ký đạt 42,1 tỷ USD. Trừ các dự án hết hạn và giải
thể, hiện còn 3524 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đạt 39,032tỷ USD. Trong số
các dự án còn hiệu lực tính đến ngày31/12/2002, đã thực hiện được khoảng 20,730 tỷ
USD, chiếm 53% tổng số vốn của các dự án. FDI trong hơn một thập kỷ qua có thể
được nhìn nhận qua hai giai đoạn với hai xu hướng phát triển khác biệt với mốc là năm
1996, FDI liên tục gia tăng cả về số dự án và vốn đầu tư, đạt mức kỷ lục là 8,6 tỷ USD
về tổng vốn đăng ký vào năm 1996. Trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng bình quân
hàng năm vốn FDI đạt khoảng 50%. FDI đã tăng đáng kể từ mức 37 dự án với tổng số
vốn đầu tư đăng ký 342 triệu USD năm 1988 lên 326 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng
ký 8.6 tỷ USD năm 1996.
Tuy nhiên, kể từ năm 1997 đến nay, do hạn chế của môi trường kinh doanh trong nước
cùng ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực và do sự cạnh tranh
của các nước về thu hút FDI ngày càng gay gắt, vốn FDI vào Việt Nam liên tục giảm và

- 10 -


Trường ĐHKT&QTKD




Lớp KTĐT B

cho đến năm 2000 mới có dấu hiệu phục hồi. Trong giai đoạn 1997 – 1999 FDI đã giảm
đáng kể từ mức vốn đầu tư đăng ký khoảng 8,6 tỷ USD năm 1996 xuống còn 1,6 tỷ
USD năm 1999 và tăng lên 2 tỷ USD vào năm 2000. Ngồi ra, trong giai đoạn này cịn
có một xu hướng khác rất đáng lo ngại đó là số dự án và vốn đầu tư giải thể tăng cao
hơn nhiều so với giai đoạn trước. Tổng số vốn đầu tư giải thể giai đoạn 1997 – 2000
khoảng 5,26 tỷ USD so với 2,96 tỷ USD của 9 năm trước cộng lại.
Sang năm 2001, tình hình trong nước và quốc tế có xu hướng thuận lợi cho việc thu hút
vốn đầu tư vào Việt Nam do:Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đang trong giai
đoạn khôi phục và ổn định, một số nhà đầu tư nước ngoài đang mong muốn tìm cơ hội
đầu tư vào Việt Nam.
Luật sửa đổi bổ xung Luật ĐTNN tại Việt Nam được quốc hội thong qua tháng 6 năm
2000 có nhiều điểm thơng thống và thuận lợi về thuế và các ưu đãi về tiền thuê đất cho
các nhà ĐTNN.Chính phủ ban hành hàng loạt các biện pháp nhằm tăng cường thu hút
nguồn vốn đầu tư quan trọng này. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được thông qua tạo
điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Mỹ tìm kiếm cơ hội hội đầu tư tại Việt Nam. Sau
hơn 3 năm trầm lắng, năm 2001 đã chứng kiến sự phục hồi của dòng vốn FDI với 462
dự án mới được cấp phép và 200 lượt dự án đăng ký vốn đưa tổng vốn đầu tư mới lên
2,6 tỷ USD, tăng 30% so với năm trước, trong đó vốn đầu tư mới cấp phép là 0,528 tỷ
USD, tăng 32% so với năm 2000. Với chính sách mở cửa đầu tư và những nỗ lự của
Chính phủ trong việc thu hút đầu tư nước ngồi tính đến tháng 12 năm 2002, tổng số
vốn FDI đăng ký tại Việt Nam đã lên tới 39 tỷ USD với 3.669 dự án được cấp phép.
Năm 2007, UNCTAD đã tiến hành khảo sát ý kiến của hàng loạt tập đồn xun quốc
gia trên khắp thế giới. Kết quả khơng gây nhiều ngạc nhiên khi Việt Nam lọt vào Top
10 nền kinh tế hấp dẫn nhất về đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia trong giai đoạn
2007 – 2009. Xếp thứ 6 về triển vọng thu hút đầu tư sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nga,

Brazin. Có 11% tập đoàn xuyên quốc gia được khảo sát khẳng định Việt Nam sẽ là
điểm hấp dẫn đầu tư của họ trong những năm tới, làm cho làn sóng FDI đầu tư vào Việt
Nam đã tăng tốc trong hai năm đầu tiên (năm 2007 FDI đăng ký đạt 21.348 triệu USD,
thực hiện đạt 8.030 triệu USD; năm 2008 tăng mạnh tương ứng là 64.100 triệu USD và
11.500 triệu USD.
Theo khảo sát của Hội đồng Kinh doanh châu Á, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về hấp
dẫn đầu tư đối với các tập đoàn châu Á trong giai đoạn 2007 – 2009. Có 85% ơng chủ

- 11 -


Trường ĐHKT&QTKD



Lớp KTĐT B

các tập đoàn châu Á được hỏi cho biết đã lên kế hoạch đầu tư vào Trung Quốc, 51% với
Ấn Độ và 38% dành cho Việt Nam.
Qua đó cho thấy xu hướng đầu tư ra nước ngồi ngày càng được đẩy mạnh, môi trường
đầu tư quốc tế ngày càng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Việt Nam.
Bảng 1: số liệu vốn FDI đầu tư vào Việt Nam
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006

2007
2008
2009

Vốn đăng kí
2838.9
3142.8
2998.8
3191.2
4547.6
6839.8
12004
21347.8
71726
21482.1

Vốn thực hiện
2413.5
2450.5
2591
2650
2852.5
3308.8
4100.1
8030
11500
10000

(Nguồn: Cục đầu tư nước ngồi – bộ kế hoạch và đầu tư)
2. Đóng góp của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam

Sau 15 năm thực hiện chủ trương thu hút vốn FDI, đến nay FDI đã có những tác động
tích cực tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam trên một số mặt chủ yếu sau:
Một là: Tạo vốn để phát triển. Thực trạng thiếu vốn của Việt Nam thể hiện rõ trong việc
mất cân đối giữa nhu cầu sử dụng vốn và nguồn cung cấp vốn;Vốn tích luỹ từ nội bộ rất
ít ỏi, chưa có hình thức thích hợp huy động vốn trong dân, tuy có Luật Đầu tư trong
nước nhưng còn kém hấp dẫn và mới được sửa đổi lại; ngoại tệ thu được qua xuất khẩu
và du lịch còn rất thấp, luôn phải nhập siêu trong những năm 80 và 90; nguồn vốn thu
được từ viện trợ của Liên Xô và các nước XHCN trước đây chiếm khoảng 40% ngân
sách khơng cịn nữa. Từ khó khăn về vốn, thời kỳ những năm 90 nước ta là một trong
45 nước có nền kinh tế nhỏ, thu nhập thấp nên rất khó khăn trong việc trả nợ.
Trong mấy năm khởi đầu (1988 - 1991) bình quân FDI chiếm 20% vốn đầu tư xã hội;
năm 1992 chiếm 50% tổng vốn đầu tư cả nước. Bình qn tính đến năm 2001 FDI
chiếm trên 24% và năm 2002 là 31% vốn đầu tư toàn quốc.
Tóm lại, mục tiêu thu hút vốn FDI trong hơn 10 năm qua của chúng ta đã đưa lại kết
quả khả quan. Chủ trương thu hút vốn FDI là kịp thời và đúng đắn, FDI đã bổ sung

- 12 -


Trường ĐHKT&QTKD



Lớp KTĐT B

nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử
dụng các nguồn lực trong nước, tạo ra thế và lực mới cho sự phát triển kinh tế. Tỷ trọng
vốn FDI trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội tăng nhanh qua các năm đang đóng góp
đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và là nguồn bù đắp quan trọng cho thâm hụt cán cân
vãng lai, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Hai là: Tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.Nguồn vốn FDI đã góp phần
tích cực trong việc hình thành, mở rộng và hiện đại hoá các ngành, lĩnh vực quan trọng
của nền kinh tế như:dầu khí, hố dầu, bưu chính viễn thơng, điện tử, ơtơ, xe máy, hố
chất, phân bón, dệt may, giầy dép, chế biến nơng sản, thực phẩm, chế biến thức ăn gia
súc, khách sạn du lịch ...Năng lực tăng thêm của những ngành, lĩnh vực do FDI tạo ra đã
góp phần nâng cao khả năng cạnh trang của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế,
thay thế hàng nhập khẩu, đẩy nhanh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng
cơng nghiệp hố,hiện đại hoá,tạo ra thế và lực mới cho phát triển kinh tế.
Ba là: Tác động mạnh đến hoạt động sản xuất, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế
đối ngoại. Đảng và Nhà nước chủ trương mở rộng, đa phương hoá và đa dạng hoá
trong hoạt động kinh tế đối ngoại, khuyến khích mạnh mẽ sản xuất kinh doanh hàng
xuất khẩu để nhanh chóng tiến tới cân bằng với hàng nhập khẩu; chủ động và tích cực
thâm nhập thị trường quốc tế; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngồi.
Như vậy, thơng qua đầu tư nước ngồi, kinh tế đối ngoại thực hiện vai trị to lớn trong
việc tác động đến tăng trưởng sản xuất và xuất nhập khẩu.
Bốn là: Khai thác tốt tiềm năng lao động, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao mức
sống cho người lao động, nâng cao trình độ quản lý điều hành doanh nghiệp .Đến nay,
các doanh nghiệp có vốn FDI đã trực tiếp tạo ra 439,000 chỗ làm việc. Tuy nhiên, theo
ước tính của Ngân hàng thế giới cịn có khoảng 1 triệu lao động gián tiếp do khu vực
này tạo ra như hoạt động thầu phụ, xây dựng ...
Năm là: Tác động lớn đến quá trình chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ và thiết
bị. Ta đã thấy vai trị to lớn của chuyển giao cơng nghệ để đổi mới công nghệ, thiết bị,
nâng cao năng lực sản xuất trong đầu tư nước ngoài. Đây là khâu quyết định để sản
phẩm có sức cạnh tranh và tồn tại lâu dài, có khả năng tìm kiếm lợi nhuận cao trên thị
trường thế giới đối với bất kỳ một quốc gia nào. Nhiều dự án FDI đã và đang chuyển
giao công nghệ tiên tiến, thiết bị và kỹ thuật hiện đại thuộc về các ngành mũi nhọn của
đất nước. Chẳng hạn trong cơng nghiệp dầu khí đã tiếp nhận được nhiều công nghệ địa

- 13 -



Trường ĐHKT&QTKD



Lớp KTĐT B

lý, vật lý, công nghệ thiết bị tiến bộ của hầu hết các nước G7, Nga, Hàn Quốc, Ấn Độ ...
phục vụ cho thăm dò khai thác ở thềm lục địa ở các độ sâu dưới biển, độ dài dẫn khí
vào đất liền.
Đa phần các dự án thuộc lĩnh vực chế biến, khai khống, cơng nghiệp nhẹ đều có tác
dụng đổi mới cơng nghệ thiết bị, lựa chọn các cơng nghệ thích hợp cho phép khai thác
lợi thế lao động. Trừ dầu khí, phần lớn giá trị xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp đều
do sự tiếp nhận các cơng nghệ tiên tiến này đưa lại. Nó cũng phù hợp với lợi ích tìm
kiếm lợi nhuận cao địi hỏi các cơng ty nước ngồi cần nơi chuyển giao cơng nghệ cịn
sử dụng được để tiếp tục kéo dài vòng đời sản phẩm.
Sự xuất hiện các doanh nghiệp FDI cịn có tác dụng kích thích sự đổi mới kỹ thuật cơng
nghệ cho các doanh nghiệp trong nước, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm nông,
công nghiệp, tạo được nhiều sản phẩm xuất khẩu cất lượng cao đa dạng, phong phú về
chủng loại.

3. Những tồn tại, hạn chế
Hoạt động FDI thời gian qua đã đặt ra nhiều vấn đề bức bách cần phải có những biện
pháp giải quyết cụ thể nằm nâng cao vai trị tác động tích cực của FDI đối với sự phát
triển kinh tế.
Một là: Tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh. Những năm gần đây có một bộ phận
sản phẩm của khối đầu tư nước ngoài cạnh tranh thiếu lành mạnh với hàng của các
doanh nghiệp Việt Nam bằng cách bán phá giá nhằm độc chiếm thị trường nội địa.
Hai là: Cơ cấu thu hút vốn cịn nhiều bất hợp lý. Do cơng tác xây dựng quy hoạch còn
gặp nhiều hạn chế, đồng thời chất lượng một số quy hoạch phát triển ngành được duyệt

cũng chưa cao do chưa xác định được đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng về mặt thị trường,
quy mơ, vốn đầu tư, nên thời gian qua có tình trạng đã cấp giấy phép đầu tư nước ngoài
vào một số lĩnh vực và sản phẩm tạm thời vượt quá nhu cầu hiện tại (như: Các dự án
khách sạn, nước giải khát có ga, sản phẩm điện tử gia dụng, lắp ráp ơtơ). Chính điều này
đã gây sức ép đối với sản xuất trong nước và dẫn đến sự giải thể của một số dự án
FDI.Mặc dù tất cả các địa phương trong cả nước đều thu hút được các dự án FDI nhưng
phần lớn các dự án tập trung vào các thành phố, tỉnh lớn như thành phố HCM, HN, Hải
Phịng, Đà Nẵng, tỉnh Đồng Nai, Bình Dương,Vũng Tàu, Quảng Ngãi.
Ba là: Chi phí đầu tư kinh doanh ở Việt Nam cao. Chi phí đầu tư kinh doanh ở Việt
Nam cao hơn so với các nước trong khu vực như: Giá điện sản xuất ở HN và thành phố

- 14 -


Trường ĐHKT&QTKD



Lớp KTĐT B

HCM cao hơn so với Thái Lan, Malaixia, Indonexia, giá cước vận chuyển container ở
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cao hơn so với Trung Quốc, Singapore, Philippin,
cước điện thoại quốc tế ở Việt Nam cao hơn từ 2,6 đến 5 lần so với các nước Thái Lan,
Malaixia, Indonexia, Singapore và Philippin. Ngoài ra, mức thuế thu nhập đối với người
có thu nhập cao ở Việt Nam cũng làm tăng chi phí đầu tư của các nhà ĐTNN.
Bốn là: Hệ thống chính sách, pháp luật thiếu đồng bộ. Hệ thống pháp luật, chính sách
liên quan tới ĐTNN thường xuyên thay đổi và không rõ ràng.Bên cạnh đó, việc tồn tại 2
giá đối với các dịch vụ cũng là điều bất hợp lý và thiếu bình đẳng giữa các doanh
nghiệp ĐTNN với các doanh nghiệp trong nước ...
Năm là: Thủ tục hành chính rườm rà. Các thủ tục hành chính rườm rà theo hướng "trên

lỏng, dưới chặt" việc phân quyền quản lý hoạt động của các dự án FDI sau giấy phép
tiến hành chậm, không rõ ràng, gây khơng ít khó khăn cho các nhà đầu tư. Q trình cải
cách thủ tục hành chính chưa có chuyển biến rõ rệt.

Chương II:
Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc
giai đọan 2000-2010
I. Giới thiệu khái quát về đặc điểm địa bàn nghiên cứu.
1. về điều kiện tự nhiên.
1.1 Vị trí địa lý
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thái
Nguyên và Tuyên Quang, phía Nam giáp Hà Tây, Phía Tây giáp Phú Thọ và phía Đơng
giáp thủ đơ Hà Nội. Tỉnh có diện tích tự nhiên 1.371,41 km2, dân số trung bình năm
2004 có 1.161,7 nghìn người với 9 đơn vị hành chính, trong đó 1 thành phố là: Vĩnh
Yên, và 1 thị xã là Phúc Yên và 7 huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo, Bình
Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Mê Linh. Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là thị xã Vĩnh Yên,
cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km,cách Cảng
biển: Cái Lân -Tỉnh Quảng Ninh, cảng Hải Phòng- Thành phố Hải Phòng khoảng 150
km.
Vĩnh Phúc nằm trên quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, là cầu nối giữa
vùng trung du miền núi phía Bắc với Thủ đơ Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế
Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thơng với cảng Hải Phịng và trục đường 18 thông với
cảng nước sâu Cái Lân. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối vùng KTTĐ Bắc Bộ, đặc

- 15 -


Trường ĐHKT&QTKD




Lớp KTĐT B

biệt đối với Thủ đô Hà Nội: Kinh tế Vĩnh Phúc phát triển sẽ đảm bảo vững chắc khu
vực phịng thủ cho Hà Nội; góp phần cùng Thủ Đơ Hà Nội thúc đẩy tiến trình đơ thị
hóa, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai, dân số, các nhu
cầu về xã hội, du lịch, dịch vụ của thủ đô Hà Nội.
1.2 Địa hình
Do đặc điểm vị trí địa lý nên nơi đây hình thành 3 vùng sinh thái rõ rệt: Đồng bằng trung
du và miền núi, hết sức thuận tiện cho phát triển nông – lâm nghiệp, thủy sản, công
nghiệp và du lịch – dịch vụ. Vùng trung du và miền núi của tỉnh VP có nhiều hồ nước,
như hồ Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Vạc. Đây là những nơi có tiềm năng đa dạng
cho phát triển thuỷ lợi, nuôi cá, xây dựng, phát triển các khu du lịch và thể thao.
1.3 khí hậu - thủy văn
Về khí hậu: Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ trung
bình năm 23,2 - 25 C, lượng mưa 1.500 - 1.700 ml; độ ẩm trung bình 84 - 85%, số giờ
nắng trong năm 1.400 - 1.800 giờ. Hướng gió thịnh hành là hướng Đơng - Nam thổi từ
tháng 4 đến tháng 9, gió Đơng - Bắc thổi từ tháng 10 tới tháng 3, kèm theo sương muối.
Riêng vùng núi Tam Đảo có kiểu khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình 180
C) cùng với cảnh rừng núi xanh tươi, phù hợp cho phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ
ngơi, giải trí.
Thuỷ văn: Tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều con sơng chảy qua, song chế độ thuỷ văn phụ
thuộc vào 2 sơng chính là sơng Hồng và sông Lô.
2. Điều kiện kinh tế xã hội.
2.1 Dân số,lao động.
Dân số trung bình năm 2004 có 1.161,7 nghìn người, sống trên địa bàn 9 huyện thị,
trong đó, tỷ lệ dân nông thôn chiếm 87,06%, Mật độ dân số trung bình 847người/km2,
thấp hơn mức bình quân 1.112,4 người/km2 của vùng KTTĐ Bộ.
Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch nhanh theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
và kéo theo tốc độ tăng dân số thành thị khá nhanh (5,8%/năm giai đoạn 2001-2004).

Tuy vậy, do xuất phát điểm là một tỉnh nông nghiệp (trước năm 1998), cho đến nay dân
số nơng thơn cịn chiếm tỷ lệ rất cao, 87,06% (năm 2004). Như vậy, công nghiệp phát
triển nhanh mới chỉ bước đầu tạo tiềm lực tăng trưởng, chưa tạo được nhiều công ăn
việc làm và chưa đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu lao động. Công nghiệp trên địa bàn
tỉnh, mà chủ yếu là FDI, phần lớn có hàm lượng cơng nghệ cao, cần ít lao động, địi hỏi

- 16 -


Trường ĐHKT&QTKD



Lớp KTĐT B

lao động có tay nghề, trong khi phần lớn lao động của tỉnh là lao động nông nghiệp và
tỷ lệ lao động được qua đào tạo lại thấp (25%).
Lao động trong độ tuổi và ngoài độ tuổi có lao động thực tế:765420 người. trong độ
tuổi: 736750 người = 63% dân số. Là tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào, là một trong 7
tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
2.2 Giao thơng & cơ sở hạ tầng:
Tỉnh có nhiều đường giao thơng thuỷ, bộ chạy qua như tuyến đường sắt liên vận Hà Nội–
Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc), tuyến đường thuỷ sông Hồng, Sông Lô và quốc lộ 2
nối liền Vĩnh Phúc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Hệ thống giao thông của tỉnh đa dạng và tương đối phát triển, có hệ thống đường bộ,
đường thủy, tiếp giáp với sân bay quốc tế Nội Bài nên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế
đối ngoại, là điểm đầu của quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân (tỉnh Quảng Ninh), đồng thời có
đường sắt Hà Nội-Lào Cai, đường quốc lộ 2 chạy dọc tỉnh. Chảy qua Vĩnh Phúc có 4
dịng chính: sơng Hồng, sơng Lơ, sơng Phó Đáy và sơng Cà Lồ. Hệ thống sông Hồng là
tuyến đường thuỷ quan trọng, thuận lợi cho tàu bè.

Kinh tế: Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 ước đạt 280 triệu USD. Tổng kim ngạch
nhập khẩu năm 2007 ước đạt 716,229 triệu USD, Khu vực nhập khẩu tập trung chủ yếu là
các doanh nghiệp FDI chiếm 96,14% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong năm 2007, tỉnh
đã thu hút được 67 dự án đầu tư mới và 19 dự án tăng vốn.Vĩnh Phúc có 7 khu công
nghiệp là Khu công nghiệp Kim Hoa, Khai Quang, Minh Quang, Bình Xun, Chấn
Hưng, Sơn Lơi, Bá Thiện và 6 cụm công nghiệp là Hương Canh, Lai Sơn, Hợp Thịnh,
Tân Tiến, Đạo Tú với diện tích quy hoạch gần 2.500ha. Để thu hút mạnh mẽ hơn nữa đầu
tư nước ngoài và đầu tư của các doanh nghiệp trong nước vào địa bàn tỉnh, Vĩnh Phúc sẽ
tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trong và ngồi các khu
cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp. Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc tiếp tục quan tâm phát triển các
làng nghề truyền thống như: Mộc Bích Chu, rèn Lư Nhân, Đá Hải Lựu, Gốm Hương
Canh…tiếp tục phát triển các nghề mới như: Mây tre đan xuất khẩu, ươm tơ.. Hiện nay
Vĩnh Phúc là tỉnh đứng vị trí thứ 7 trong cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp và là một
trong 7 tỉnh, thành nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Du lịch :Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, có một
vị trí chiến lược hết sức quan trọng về chính trị, kinh tế và văn hoá trong quá trnh phát
́
triển của đất nước. Tại đây có một quần thể danh lam, thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng như:

- 17 -


Trường ĐHKT&QTKD



Lớp KTĐT B

Rừng Quốc gia Tam Đảo, thác Bản Long, hồ Đại Lải, hồ Làng Hà,... Nhiều lễ hội dân
gian đậm đà bản sắc dân tộc và rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử

và giá trị tâm linh như danh thắng Tây Thiên, đền thờ Quốc mẫu Tây Thiên. Tây Thiên Tam Đảo là “Địa linh” lớn của cả nước, là quần thể danh thắng nổi tiếng một vùng, bởi lẽ
nơi đây hội tụ cả 3 yếu tố: Tâm linh - tín ngưỡng và cảnh quan thiên nhiên.
3. Đặc điểm về môi trường đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc.
Tỉnh Vĩnh phúc là một tỉnh được đánh giá là một tỉnh phát triển năng động ở khu vực
phía bắc. Do tỉnh có các chính sách về ưu đãi tương đối hấp dẫn cho các nhà đầu tư
nước ngồi. Vì vậy,Tỉnh Vĩnh phúc có vị thế tương đối thuận lợi để thu hút đầu tư. ác
nhà đầu tư tìm cơ hội đầu tư tại Tỉnh Vĩnh phúc sẽ được làm các thủ tục hành chính
theo “cơ chế một cửa” qua ban quản lý các khu Công nghiệpvà thu hút đầu tư Tỉnh
Vĩnh phúc."Cơ chế một cửa" trong quyết định này được thống nhất hiểu như sau:
- "Một cửa" là thực hiện theo một đầu mối, một cơ quan giải quyết mọi vấn đề liên
quan đến nhà đầu tư từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định dự án đến cấp giấy phép đầu tư
theo quy định của pháp luật.
- "Một cửa" không phải là một cơ quan làm thay tất cả các công việc của các ngành
liên quan mà là đầu mối khâu nối tổng hợp ý kiến các ngành trên cơ sở thống nhất ý
kiến của các ngành dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh.
• Các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh:
Miễn tiền thuê đất.
Các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, ngoài việc được hưởng miễn thuế đất
thuế quy định hiện hành của nhà nước, còn được hưởng miễn thêm như sau:
- Dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất trên địa bàn huyên Lập Thạch và các xã miền núi
của huyện Tam Dương, Bình Xuyên, Mê Linh được miễn thêm 8 năm; Đầu tư vào các
KCN, CCN và các địa bàn khác được miễn thêm 5 năm.
- Các dự án thoả mãn một trong các điều kiện sau đây được miễn 100% tiền thuê đất:
+ Đầu tư xây dựng khu chung cư cao tầng (Từ 3 tầng trở lên) để cho thuê ở đô thị, phục
vụ KCN, CCN.
+ Đầu tư xây dựng các cơng trình văn hố, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ nhân dân.
+ Chế biến nông sản, thực phẩm sử dụng trên 30% nguồn nguyên liệu tại Vĩnh Phúc.
Hỗ trợ đền bù giải phóng và san lấp mặt bằng
- Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN, CCN được hỗ trợ 8%.


- 18 -




Trường ĐHKT&QTKD

Lớp KTĐT B

- Sử dụng công nghệ cao và sử dụng từ 50 lao động trở lên được hỗ trợ 10%.
- Có vốn đầu tư từ 10 tỷ VND trở lên và sử dụng từ 50 lao động trở lên được hỗ trợ
10%.
- Chế biến nông sản thực phẩm sử dụng trên 30% nguồn nguyên liệu tại Vĩnh Phúc và
sử dụng từ 50 lao động trở lên được hỗ trợ 15%.
-Đầu tư vào các KCN, CCN vùng đồng bằng của các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường,
Yên Lạc được hỗ trợ 20%.
- Đầu tư xây dựng khu chung cư cao tầng (Từ 3 tầng trở lên) cho thuê ở đô thị, phục vụ
KCN, CCN ở thị xã Vĩnh Yên, các huyện Bình Xuyên, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên
Lạc, Lập Thạch và các cơng trình văn hố, thể thao, vui chơi giải trí, ytế, giáo dục được
hỗ trợ từ 50 - 100%.
- Đầu tư sản xuất ở huyện Lập Thạch, các xã miền núi của các huyện Tam Dương, Bình
Xuyên và các CCN ở Vĩnh Yên được hỗ trợ 100% (không tính đất trồng lúa).
Hỗ trợ lãi xuất tiền vay
Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động của tỉnh.
Dự án được hưởng ưu đãi theo quy định này là dự án đầu tư mới, sử dụng lao động
chưa qua đào tạo là người của tỉnh Vĩnh Phúc được ngân sách của tỉnh hỗ trợ kinh phí
một lần để đào tạo nghề là 500.000 VND/người.Trường hợp tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức đào
tạo nghề ở mức cơ bản thì doanh nghiệp chỉ được hỗ trợ 200.000 VND/người. Kinh
phí hỗ trợ đào tạo nghề nêu trên được thanh toán cho doanh nghiệp vào thời điểm sau
12 tháng kể từ khi dự án đi vào sản xuất trên cơ sở số lao động thực tế mà chủ đầu tư

cam kết (bằng văn bản) sử dụng ổn định ít nhất 36 tháng kể từ ngày ký hợp đồng lao
động.
Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng:
- Tỉnh đảm bảo xây dựng hạ tầng gồm đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước,
thông tin liên lạc đến hàng rào của KCN, CCN, khu xử lý chất thải, rắn công nghiệp tập
chung khi quy hoạch chi tiết của KCN,CCN đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
II. Thực trạng tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FD)
của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2010.

1. Tình hình thu hút FDI của Vĩnh Phúc
Để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ
XIII "... Phát huy và khai thác cao độ tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tận dụng

- 19 -




Trường ĐHKT&QTKD

Lớp KTĐT B

mọi nguồn lực bên trong và ngoài tỉnh, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, thu hút
đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, đẩy nhanh nhịp độ phát triển
kinh tế, chuyển mạnh nền kinh tế theo cơcấu công nghệp - nông nghiệp - dịch vụ, thực
hiện phân công lại lao động xã hội ...". Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân (HĐND), Uỷ ban
nhân dân (UBND) Tỉnhđã tập trung cao độ, chỉ đạo sát sao, đề ra các biện pháp và chính
sách cụ thể để cải thiện môi trường đầu tư, phát huy lợi thế và vị trí địa lý, tích cực thu
hút mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển. Vì vậy, kết quảthu
hút đầu tư trong những năm qua có sự tiến bộ vượt bậc, Trong giai đoạn 5 năm 1998 –

2002 tổng số dự án FDI vào Vĩnh Phúc chưa hẳn là đã cao - 23 dự án với tổng số vốn
đăng ký kinh doanh là 107,816 triệu USD nhưng tình hình thu hút vốn FDI của Vĩnh
Phúc rất khả quan (xem bảng )
BẢNG 2: TÌNH HÌNH THU HÚT FDI CỦA VĨNH PHÚC: (Giai đoạn 1998 - 2002)
Chỉ tiêu

1998

1999

2000

2001

Số dự án

1

1

4

4

12,5

13,916

16,8


64,4

11,5

12,9

15,5

59,73

Số VĐK (đ/vị Tr 0,2
USD
Tỷ trọng (%)

0,19

2002
13

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc)
Chỉ với một dự án "Sản xuất hương không mùi - nguyên liệu làm hương" với số vốn
đăng ký ít ỏi là 200.000 USD năm 1998 và năm 1999 cũng chỉ với một dự án FDI
nhưng với số vốn đăng ký là 12,5 triệu USD. Đến năm 2000 và 2001 mỗi năm Vĩnh
Phúc thu hút được 4 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 13,916 triệu USD và 16,8 triệu
USD. Năm 2002 Tỉnh đã thu hút được 13 dự án có vốn đầu tư nước ngồi với số vốn
đăng ký 64,4 triệu USD, tăng 3,2 lần về số dự án và 3,83 lần về số vốn đầu tư so với
năm 2001, chiếm tỷ trọng 59,73% của cả giai đoạn 1998 - 2002.Các dự án trên đã đầu
tư vào nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhưng riêng đầu tư vào lĩnh vực cơng nghiệp có tỷ
trọng cao nhất chiếm 52%, chế biến nông lâm sản - thực phẩm chiếm 17,3%, sản xuất
vật liệu xây dựng chiếm 12%, đặc biệt số dự án sử dụng công nghệ cao chiếm 8%.

Đến (tháng 2/2003), tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được 143 dự án đầu tư vào tỉnh. Trong
đó có 34 dự án có vốn FDI và 109 dự án trong nước. Mặc dù số dự án FDI chỉ chiếm
23,8% tổng số dự án nhưng lại có số vốn đăng ký kinh doanh rất cao là 365.636 triệu

- 20 -




Trường ĐHKT&QTKD

Lớp KTĐT B

USD tương đương 5484,54 tỷ VNĐ gần bằng một nửa tổng số vốn đăng ký của 143 dự
án. Điều này cho thấy lượng vốn FDI đầu tư thông qua các dự án chiếm xấp xỉ 1/2 tổng
lượng vốn đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc tính đến tháng 2/2003.Riêng hai tháng đầu năm
2003, tỉnh Vĩnh phúc đã thu hút được 22 dự án đầu tư, trong đó có 4 dự án có vốn đầu
tư mới và 2 dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 38 triệu USD
đạt 36% kế hoạch năm, tăng 3,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Dưới đây là các dự án có
vốn đầu tư nước ngoài FDI đã được cấp giấy phép trong tháng 1/2003 và đang hoạt
động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Năm 2005: trên địa bàn tỉnh thu hút được 81 dự án, trong đó:54 dự án DDI với tổng số
vốn đầu tư là 3.304 tỷ đồng .27 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký là 212,6 triệu USD,
trong đó có 07 dự án tăng vốn, mở rộng sản xuất với số vốn tăng là 100 triệu USD, tăng
1,3 lần về số dự án và 1,7 lần về số vốn đầu tư so với năm 2004, đạt 177,2% về số vốn
đầu tư so kế hoạch năm. Trong cơ cấu giá trị GDP của tỉnh, giá trị sản xuất CN-XD từ
39% năm 2000, tăng lên 52,2% năm 2005, bình quân 6năm 2000-2005 tăng 23,1%,ta có
bảng số tuyệt đối sau:
Bảng 3:Giá trị sản xuất cơng nghiệp Vĩnh Phúc 2000-2005
Tổng số

Nhà nước
Ngồi nhà
nước
FDI

2000
5.411
363
246

2001
6.222
566
423

2002
7.829
673
680

2003
10.259
833
1.103

2004
12.696
869
2.005,4


2005
15.614
824
2.758

4.802 5.234 6.475
8.323 9.821,3 12.032
(Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Vĩnh phúc)

BQ 6 năm
23,6%
17,9%
20,2%
15,6%

Đến năm 2006 – 2008 số dự án đã lên tới 171 dự án có vốn đầu tư FDI. Trong đó các
khu cơng nghiệp đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng tại khu cơng nghiệp
Bá Thiện,Ủy ban nhân dân huyện Bình Xuyên tiếp tục triển khai đền bù tiếp 200ha và
tiến hành lập các thủ tục để tái định cư.

Bảng 4:FDI tại Tỉnh Vĩnh phúc giai đoạn 2006 – 2008 chia theo huyện thị.
Huyện, thị
1. Thành phố Vĩnh yên
2. Thị xã phúc Yên

Số dự án

Tổng số vốn

55

4

đầu tư(USD)
771.712.000
309.600.000

- 21 -

Chiếm tỷ lệ % về
Số dự án
Số vốn đăng ký
33,7
4,5

29,68
11,9




Trường ĐHKT&QTKD
3. Huyện Mê Linh

65

884.962.000

4.Huyện Bình Xuyên
41
616.000.000

5. Huyện Tam Đảo
2
6.050.000
6. Huyện Tam Dương
2
4.731.000
7.Huyện lập Thạch
1
1.945.000
8. Huyện Vĩnh Tường
1
5.000.000
cộng
171
2.600.000.000
(Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Vĩnh phúc)

Lớp KTĐT B
47,7

34,04

8
2,3
2,3
1,5

23,69
0.23
0,18

0,07
0,21
100

100

Qua bảng số liệu trên ta thấy các nhà đầu tư nước ngoài dã tập trung chú ý của mình đến
các địa điểm thuộc Huyện Mê Linh, Thành phố Vĩnh yên, Thị xã phúc n, và Huyện
Bình Xun.Do có vị thế thuận lợi khoảng cách đến thành phố Hà Nội gần, giao thông
gần quốc lộ nên thuận tiện cho vận chuyển và giao lưu bn bán hàng hóa.Và tỉnh có ưu
đãi đầu tư khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi vào tỉnh đầu tư.Do vậy số dự án vào
các địa phương ngay càng tăng.
2. Kết quả hoạt động SXKD của các dự án đầu tư
Với 35 dự án đầu tư đang hoạt động trên địa bàn đã góp phần tạo ra sức tăng trưởng
GDP cao. Trong đó khơng thể khơng nhấn mạnh đến sự đóng góp to lớn của các dự án
FDI. Chính nhờ có các dự án FDI này, Vĩnh Phúc đã thúc đẩy nhanh quá trình chuyển
đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ, tăng nguồn thu ngân sách cho địa
phương, góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động,
khai thác tốt hơn nguồn nội lực, góp phần chuyển giao cơng nghệ, cải thiện kỹ năng lao
động, tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu.
- Tốc độ tăng GDP bình quân 5%/năm từ 1997 - 2001, riêng năm 2002 tăng 12,5%.
- Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI năm sau cao hơn năm trước và chiếm từ
65% đến 69% tổng giá trị sản xuất trên địa bàn tỉnh.
- Thu ngân sách từ các doanh nghiệp FDI và DDI (Domestic Direct Investment) năm
2002 so với năm 2001 tăng 4,11% (năm 2001 thu từ khu vực FDI và DDI là 671,7 tỷ
VNĐ/841,8 tỷ VNĐ = 86,4% tổng nguồn thu ngân sách. Năm 2002 là 1.417, 9 tỷ
VNĐ/1.612 tỷ VNĐ = 90,51% tổng nguồn thu ngân sách của Tỉnh).
Năm 2005:Đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp (giá CĐ 94): các dự án đi vào
sản xuất đã tạo ra GTSX công nghiệp đạt 15.223 tỷ đồng, chiếm 96% giá trị SXCN toàn


- 22 -


Trường ĐHKT&QTKD



Lớp KTĐT B

tỉnh, tăng 134% so với năm 2004, trong đó đóng góp của các dự án DDI là 2.960 tỷ
đồng, FDI là 12.263 tỷ đồng.
- Đóng góp vào xuất khẩu: các dự án đã đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt
158,2 triệu USD, chiếm 83,57% tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh, tăng 150,8% so với
năm 2004, trong đó giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp DDI là 13,8 triệu USD và
của các doanh nghiệp FDI là 144,4 triệu USD.
- Nộp ngân sách của các dự án: các dự án nộp ngân sách đạt 2.600 tỷ đồng, chiếm 75%
tổng thu ngân sách toàn tỉnh, tăng 153% so với năm 2004, trong đó nộp ngân sách của
các dự án DDI là 123 tỷ đồng, của các dự án FDI là 2.477 tỷ đồng.
Năm 2006:
- Đóng góp của các dự án FDI vào giá trị sản xuất công nghiệp( giá cố định 1994): đạt
15.772tỷ đồng, tăng 28,61%( 15.772/12.263 tỷ đồng) so với cùng kỳ và đạt 103,43% kế
hoạch đề ra.và doanh thu đạt 1,3 tỷ USD(FDI), 4.268 tỷ đồng(DDI).
- Thu ngân sách đạt 4500tỷ đồng trong đó FDI đóng góp 20%.
- Nộp ngân sách:3.542,9 tỷ đồng( FDI:3.407 tỷ đồng.
- Đóng góp vào xuât khẩu của các dự án: đạt 199 triệu USD( FDI là 175 triệu USD,
DDI:24 triệu USD),tăng 25,79%(199/158,2 triệu USD) và đạt 88,44% kế hoạch đề ra.
Năm 2007: Năm 2007 được coi là mốc son quan trọng đối với chặng đường hơn 10 năm
trải thảm đỏ thu hút đầu tư của Vĩnh Phúc. Trong năm, các KCN trên địa bàn tỉnh thu hút
được 67 dự án đầu tư mới và 19 dự án tăng vốn, trong đó có 28 dự án FDI mới và 12 dự
án tăng vốn với tổng vốn đăng ký 900 triệu USD, 39 dự án DDI mới và 7 dự án tăng vốn

với tổng vốn đăng ký gần 4.000 tỷ đồng. Bước ngoặt khơng chỉ bởi Vĩnh Phúc đã có dự
án “tầm cỡ” như dự án 500 triệu USD của Tập đồn Compal đầu tư sản xuất máy tính
xách tay mà còn mở ra hướng phát triển mới cho ngành công nghiệp của tỉnh trong tương
lai.
Đến hết năm 2007, trên địa bàn tỉnh có tổng số 500 dự án đầu tư, trong đó có 134 dự án
FDI với tổng vốn đăng ký đạt 1.788 triệu USD và 366 dự án DDI với tổng vốn đăng ký
23.900 tỷ đồng. Riêng trong lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong năm nay,
số dự án giảm tới 18% nhưng số vốn tăng hơn 6 lần so với năm 2006 và bằng cả 9 năm
trước đó cộng lại
-

Doanh thu:2.245 triệu USD tăng 72,6% so với cùng kỳ.

- 23 -




Trường ĐHKT&QTKD
-

Lớp KTĐT B

Đóng góp của các dự án FDI vào giá trị sản xuất công nghiệp( giá cố định
1994):24.174.442 triệu đồng.

-

Đóng góp vào xuât khẩu: 290 triệu USD, tăng 65,7% so với cùng kỳ.


-

Thu ngân sách:5425 tỷ đồng trong dố khu vực FDI đón góp 20%.

-

Nộp ngân sách: 4.372.700 triệu đồng.

Bảng 5:Một số sản phẩm chủ yếu năm 2007
Sản phẩm
Đơn vị
Năm 2007
Dự kiến năm 2008
Ơtơ
Chiếc
24.256
27.500
Xe máy
Chiếc
1.227.460
1.500.000
Săm lốp
Chiếc
55.891.324
57.000.000
3
Gạch men
Triệu m
40,94
45

Ống thép
Tấn
20.000
22.000
Bình nước nóng
Sản phẩm
12.000
30.000
Sợi dệt
Tấn
3.500
4.000
Tấm lợp kim loại
Tấn
20.000
21.000
May mặc
Sản phẩm
26.194.282
28.813.710
(nguồn: ban quản lý công nghiệp và thu hút đầu tư)
Đặc biệt trong năm 2008: năm có thể nói là vơ cùng khó khăn của các doanh nghiệp khi
phải đối mặt với cuộc khủng hoảng của kinh tế toàn cầu, nhưng tại Vĩnh Phúc việc thu
hút đầu tư vẫn đạt được những kết quả hết sức khả quan. Năm 2008 có thêm 20 dự án đi
vào hoạt động SXKD ( 9 dự án DDI và 11 dự án FDI). Luỹ kế đến hết năm 2008, trên địa
bàn tỉnh có 144 dự án hoạt động SXKD (82 dự án DDI và 62 dự án FDI), chiếm 40,34%
tổng số dự án đầu tư. Các dự án mới đi vào hoạt động trong năm 2008 tập trung chủ yếu
tại các địa bàn KCN Bình Xuyên, KCN Khai Quang, CCN Hợp Thịnh,…
Cụ thể, trong năm 2008, Ban đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 112 dự án và làm thủ
tục tăng vốn đầu tư cho 15 lượt dự án, trong đó đối với đầu tư trong nước (DDI): cấp

Giấy chứng nhận đầu tư cho 86 dự án đầu tư mới với số vốn đầu tư đăng ký là 5.516,08
tỷ đồng và 8 dự án đầu tư mở rộng với số vốn đăng ký tăng thêm là 415,79 tỷ đồng; về
đầu tư nước ngoài (FDI): cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 26 dự án đầu tư mới với số

- 24 -




Trường ĐHKT&QTKD

Lớp KTĐT B

vốn đầu tư đăng ký là 526,2 triệu USD và có 7 lượt dự án tăng vốn đầu tư, mở rộng hoạt
động SXKD với tổng số vốn tăng là 14,8 triệu USD.
Tính chung cả vốn đầu tư của dự án tăng vốn và cấp mới trong năm 2008, tổng vốn đầu
tư đăng ký của các dự án FDI là 541 triệu USD, đạt 67,62% về vốn đầu tư so với kế
hoạch năm; của các dự án DDI là 3.713,7 tỷ đồng đạt 148,3% về vốn đầu tư so với kế
hoạch năm. Như vậy, tính đến hết năm 2008, trên địa bàn tỉnh có 357 dự án thực hiện thủ
tục đầu tư qua bán còn hiệu lực, gồm 100 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 1.986,4 triệu
USD và 257 dự án DDI với tổng vốn đầu tư là 15.437,32 tỷ đồng. Trong đó:
- Đầu tư trong KCN, CCN: có 171 dự án (87 dự án DDI và 84 dự án FDI), chiếm 47,9%
tổng số dự án, với tổng vốn đầu tư là 1.512,65 triệu USD (chiếm 76,15% tổng vốn đầu tư
của dự án FDI) và 3.246,84 tỷ đồng (chiếm 21,03% tổng VĐT của các dự án DDI).
- Đầu tư ngồi KCN, CCN: có 186 dự án (170 dự án DDI và 16 dự án FDI), chiếm 52,1%
tổng số dự án, với tổng vốn đầu tư là 473,806 triệu USD (chiếm 23,85% tổng vốn đầu tư
của dự án FDI) và 15.437,33 tỷ đồng (chiếm 78,97% tổng vốn đầu tư của các dự án DDI).
Về cơ cấu đầu tư phân theo lĩnh vực:
-Lĩnh vực cơng nghiệp: có 246 dự án, gồm 90 dự án FDI với số vốn đầu tư 1.765,7 triệu
USD, chiếm 88,89% tổng vốn đầu tư FDI và 156 dự án DDI với số vốn đầu tư 9.532,0 tỷ

đồng, chiếm 62,75% tổng vốn đầu tư DDI.
- Lĩnh vực thương mại, dịch vụ: có 75 dự án, gồm 5 dự án FDI với số vốn đầu tư 178,84
triệu USD, chiếm 9,0% tổng vốn đầu tư FDI và 70 dự án DDI với số vốn đầu tư 1.161,5
tỷ đồng, chiếm 7,52% tổng vốn đầu tư DDI.
- Lĩnh vực nơng nghiệp: có 11 dự án, gồm 5 dự án FDI với số vốn đầu tư 41,92 triệu
USD, chiếm 2,11% tổng vốn đầu tư FDI và 6 dự án DDI với số vốn đầu tư 71,7 tỷ đồng,
chiếm 0,46% tổng vốn đầu tư DDI.
- Lĩnh vực du lịch, đô thị: có 16 dự án DDI với số vốn đầu tư 3.962,6 tỷ đồng, chiếm
25,67% tổng vốn đầu tư DDI.
-Lĩnh vực giáo dục - đào tạo: có 9 dự án DDI với số vốn đầu tư 709,5 tỷ đồng, chiếm
4,6% tổng vốn đầu tư DDI.
Dự án FDI phân theo vùng lãnh thổ đến hết năm 2008: Tính đến hết năm 2008, đã có 15
quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh, nguồn vốn đầu tư tập trung chủ yếu vẫn là các
nước Đông Bắc Á : Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc … đứng đầu là Đài
Loan có 40 dự án, vốn đầu tư 1.157,6 triệu USD, chiếm 58,3% tổng vốn đầu tư, tiếp đến

- 25 -


×