Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.65 KB, 34 trang )

TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT Ở VIỆT NAM
Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, đất là địa bàn cho các quá trình
biến đổi và phân hủy các phế thải khoáng và chất hữu cơ nơi cư trú cho các loại
động thực vật và con người, địa bàn để lọc nước và cung cấp nước. Đất còn
phục vụ cho con người ở nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, xây
dựng, giao thông…
Rất nhiều người nghĩ rằng sự quan tâm và bình luận về đất là vấn đề riêng
của một số người có liên hệ đến các ngành nghề và lĩnh vực như nông lâm
nghiệp, địa chất, thổ nhưỡng Với họ "tấc đất tấc vàng" chỉ là một giá trị "lý
tưởng" trong mối tương quan giữa "ruộng và đất" như một câu ca dao đã ví von:
"Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang, Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu"
Quan điểm này tuy phổ biến song rất hời hợt. Nhiều kinh nghiệm lịch sử
và bằng chứng cụ thể đó đây khắp thế giới đã xác định rằng có những giai đoạn
và hoàn cảnh, để bảo vệ và duy trì sự no ấm và nền độc lập của quốc gia, sự bảo
vệ đất phải được nâng lên hàng đầu và mối quan tâm về đất phải được trở thành
mối quan tâm chung (Từ đất dùng ở đây xin hiểu là lớp đất mỏng trên cùng của
mặt đất, giàu chất dinh dưỡng hữu cơ, nơi mà giới động vật và thực vật phát
triển hoàn chỉnh, phong phú).
Chính vì những lí do đó mà tôi chọn đề tài “Tài nguyên đất và bảo vệ môi
trường đất ở Việt Nam”
I/ ĐẶC ĐIỂM ĐẤT ĐAI VIỆT NAM
- Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý báu. Đất không chỉ không
chỉ là tư liệu sản xuất không thay tế được của ngành nông- lâm- ngư nghiệp mà
còn là thành phần rất quan trọng của môi trường sống, là nơi phân bố dân cư,
xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội an ninh và quốc phòng.
- Theo quan điểm sinh thái đất không phải là một khối vật chất trơ mà là
một hệ thống cân bằng của một tổng thể gồm các khoáng nghiền vụn, các chất
hữu cơ và những những sinh vật đất.
- Thành phần của đất bao gồm: các hạt khoáng( 40%), các chất mùn hữu
cơ (5%), không khí (25%) và nước (35%).
- Qúa trình tạo đất chịu sự tương tác giữa các yếu tố đá gốc, địa hình, khí


hậu, hoạt động sống của thế giới sinh vật, trước hết là thảm thực vật cũng như
tác động của con người.
- Nước ta có diện tích đất thuộc loại trung bình trên thế giới: đất tự nhiên
khoảng 33 triệu ha, được xếp thứ 57/200 nước, nhưng dân số đông (khoảng 78
triệu người) nên diện tích đất bình quân mỗi người vào loại thấp chưa đến 0,4ha
và xếp vào thứ 128.
- Đất đai nước ta rất đa dạng và phức tạp về loại hình nhưng đại thể có thể
phân thành 2 nhóm chính: nhóm đất núi( đất dốc, đất đồi núi…) và đất hình
thành từ các sản phẩm bồi tụ.
+ Nhóm đất thứ nhất chủ yếu là loại đất feralit chiếm ½ diện tích đất tự
nhiên. Đất feralit được hình thành trong quá trình phong hóa nhiệt đới có tầng
đất sâu, dày, ít mùn và thường có màu vàng đỏ, phân bố ở vùng đồi núi chủ yếu
ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Nhóm đất thứ hai là nhóm đất trẻ, màu mỡ hơn cả đất phù sa có hàm
lượng dinh dưỡng khá, phân bố chủ yếu ở các châu thổ và dọc theo các thung
lũng rộng lớn ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
- Trong quá trình khai thác và sư dụng, diện tích đất rừng ngày càng bị
thu hẹp trong khi đó diện tích đất trống, đồi trọc tăng lên. Diện tích đất trống đồi
trọc cao nhất là ở Tây Bắc (22,6%) rồi đến Đông Bắc (15,6%), Bắc Trung Bộ
(15,2%).
(Trích nguồn số liệu của Địa lý kinh tế VN /2010)
- Thành phần khoáng của đất bao gồm ba loại chính là khoáng vô cơ,
khoáng hữu cơ và chất hữu cơ.
+ Khoáng vô cơ là các mảnh khoáng vật hoặc đá vỡ vụn đã và đang bị
phân huỷ thành các khoáng vật thứ sinh.
+ Chất hữu cơ là xác chết của động thực vật đã và đang bị phân huỷ bởi
quần thể vi sinh vật trong đất.
+ Khoáng hữu cơ chủ yếu là muối humat do chất hữu cơ sau khi phân huỷ
tạo thành.
Ngoài các loại trên, nước, không khí, các sinh vật và keo sét tác động

tương hỗ với nhau tạo thành một hệ thống tương tác các vòng tuần hoàn của các
nguyên tố dinh dưỡng nitơ, phôtpho, v.v
- Các nguyên tố hoá học trong đất tồn tại dưới dạng hợp chất vô cơ, hữu
cơ có hàm lượng biến động và phụ thuộc vào quá trình hình thành đất. Thành
phần hoá học của đất và đá mẹ ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành đất có
quan hệ chặt chẽ với nhau. Về sau, thành phần hoá học của đất phụ thuộc nhiều
vào sự phát triển của đất, các quá trình hoá, lý, sinh học trong đất và tác động
của con người.
- Sự hình thành đất là một quá trình lâu dài và phức tạp, có thể chia các
quá trình hình thành đất thành ba nhóm: Quá trình phong hoá, quá trình tích luỹ
và biến đổi chất hữu cơ trong đất, quá trình di chuyển khoáng chất và vật liệu
hữu cơ trong đất.
- Đất được con người sử dụng vào 2 nhóm mục đích cơ bản: xây dựng nhà
ở, công trình và sản xuất nông lâm nghiệp. Có thể nêu lên các chức năng cơ bản
của đất:
• Là môi trường (địa bàn) để con người và sinh vật trên cạn sinh
trưởng và phát triển.
• Là địa bàn để cho các quá trình biến đổi và phân hủy các phế thải.
• Là nơi cư trú cho các động vật và thực vật đất.
• Là địa bàn cho các công trình xây dựng.
• Lọc và cung cấp nguồn nước cho con người
II/ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở NƯỚC TA
Theo báo cáo Tổng điều tra đất đai năm 2010, tổng diện tích các loại đất
kiểm kê của cả nước là 33.093.857 ha. Theo mục đích sử dụng, đất được phân
thành 3 nhóm chính: đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp; đất chứa sử dụng.
Tình hình sử dụng đất của nước ta cụ thể như sau:
2.1. Hiện trạng và biến động đất nông nghiệp trên cả nước:
Tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước năm 2010 là
26.100.160 ha, tăng 5.179.385 ha (gấp 1,25 lần) so với năm 2000. Trong đó,
lượng tăng chủ yếu ở loại đất lâm nghiệp (tăng 3.673.998 ha) và loại đất sản

xuất nông nghiệp (tăng 1.140.393 ha).
Chỉ tiêu Diện tích (ha) Biến động (ha)
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 2000-2005 2005-2010 2000-2010
Tổng diện tích
đất nông nghiệp
20.939.679 24.822.560 26.100.160 3.882.881 1.277.600 5.160.481
Đất sản xuất
nông nghiệp
8.977.500 9.415.568 10.117.893 438.068 702.325 1.140.393
Đất lâm nghiệp 11.575.027 14.677.409 15.249.025 3.102.382 571.616 3.673.998
Đất nuôi trồng
thuỷ sản 367.846 700.061 690.218 332.215 -9.843 322.372
Đất làm muối 18.904 14.075 17.562 -4.829 3.487 -1.342
Đất nông
nghiệp khác
402 15.447 25.462 15.045 10.015 25.060
Nguồn: Tổng điều tra đất đai năm 2000, năm 2005 và năm 2010
Biến động sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện trên các điểm sau:
- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp cả nước có sự gia tăng tương đối, giai đoạn
2000-2010, tăng bình quân 114.000 ha/năm. Sự gia tăng này có thể đến từ việc
mở rộng một phần quỹ đất chứa sử dụng, khai phá rừng, đất lâm nghiệp
Trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp, diện tích đất trồng lúa có sự suy
giảm đáng kể (trên 340.000 ha), trung bình mỗi năm giảm trên 34.000 ha. Có
41/63 tỉnh giảm diện tích đất trồng lúa. Nguyên nhân giảm chủ yếu do chuyển từ
đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại đất nông nghiệp khác, như: đất trồng
rau, màu hoặc trồng cây công nghiệp (cao su, cà phê), trồng cây cảnh, cây ăn
quả, nuôi trồng thủy sản và các loại đất phi nông nghiệp (công trình công cộng,
phát triển đô thị và các khu dân cý nông thôn, hoặc đất sản xuất, kinh doanh).
- Giai đoạn 2000-2005, diện tích đất lâm nghiệp tăng nhanh, từ
11.575.027 ha lên 14.677.409 ha, bình quân hằng năm tăng trên 620.000 ha và

mức tăng trưởng này giảm nhẹ trong giai đoạn kế tiếp. Đất lâm nghiệp của cả
nước năm 2010 tăng 571.616 ha so với năm 2005, tính chung cho cả giai đoạn
diện tích đất lâm nghiệp tăng 3.673.998 ha. Nguyên nhân tăng chủ yếu do các
địa phương đã đẩy mạnh việc giao đất để trồng hoặc khoanh nuôi phục hồi rừng,
cùng với đó là do quá trình đo đạc, vẽ bản đồ địa chính đất lâm nghiệp được xác
định lại chính xác hơn.
So với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của các tỉnh, thành phố, thì
tổng diện tích đất lâm nghiệp cả nước đạt 96,3%, thấp hơn quy hoạch được
duyệt là 595.059 ha, trong đó có 35 tỉnh không hoàn thành chỉ tiêu quy hoạch.
- Trong 5 năm đầu (2000-2005), diện tích đất nuôi trồng thủy sản có sự
tăng trưởng mạnh tăng từ 367.846 ha lên 700.061 ha, bình quân hàng năm tăng
khoảng 66.500 ha. Giai đoạn 5 năm tiếp theo (2006-2010) giảm 9.843 ha (Hình
1). Năm 2010, diện tích đất nuôi trồng thủy sản chiếm 2,64% trong tổng cơ cấu
đất nông nghiệp.
So với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của các tỉnh, thành phố, tổng
diện tích đất nuôi trồng thủy sản của cả nước (không tính diện tích nuôi trồng
thủy sản kết hợp) thực tế thấp hõn 124.392 ha (đạt 84,72% so với quy hoạch
được duyệt).
- Diện tích đất làm muối có sự suy giảm trong giai đoạn đầu 2000-2005
và tăng trưởng trở lại trong giai đoạn sau 2006-2010. Diện tích đất làm muối
giảm 4.829 ha giai đoạn 2000-2005 và 5 năm sau đó tăng 3.487 ha. Tính cả giai
đoạn 2001-2010, diện tích đất làm muối giảm 1.342 ha. Mặc dù trong những
năm qua, sản xuất muối có những tiến bộ nhất định về năng suất và chất lượng,
tuy nhiên, ngành này vẫn chứa đáp ứng được nhu cầu trong nước. Hàng năm, đất
nước còn phải nhập khẩu muối cho các nhu cầu khác nhau với giá thành cao.
Đây là vấn đề mang tính nghịch lý cần phải xem xét, vì Việt Nam là một nước
nhiệt đới, với 3.444 km chiều dài bờ biển.
- Diện tích đất nông nghiệp khác đã có sự thay đổi đáng kể, tăng trưởng
mạnh trong 10 năm qua, từ 402 ha năm 2000 lên tới 25.462 ha vào năm 2010,
gấp hõn 63 lần. Mức tăng trưởng gần như tuyến tính, lượng tăng trưởng hàng

năm ở mức 2.506 ha.
2.2. Hiện trạng và biến động đất phi nông nghiệp:
Diện tích đất phi nông nghiệp trên cả nước có mức tăng trưởng tương đối
nhanh và tuyến tính trong vòng một thập niên qua. Trung bình mỗi năm, diện
tích đất phi nông nghiệp gia tăng thêm khoảng 82.000 ha và tốc độ tăng trưởng
bình quân hằng năm ở mức xấp xỉ 29%.
Tổng diện tích nhóm đất chuyên dùng gia tăng mạnh nhất trong giai đoạn
2005-2010 (722.277 ha); tiếp theo là diện tích đất ở, tăng 237.300 ha; đất nghĩa
trang, nghĩa địa tăng 7.200 ha; đặc biệt, nhóm đất sông suối và mặt nước chuyên
dùng giảm mạnh xuống chỉ còn khoảng trên 1 triệu ha vào năm 2010. Đất tôn
giáo, tín ngưỡng cũng có sự gia tăng đáng kể, tăng trên 1.800 ha sau 5 năm, từ
năm 2005 đến năm 2010 (Bảng 3).
Chỉ tiêu Diện tích (ha)
Biến động (ha)
tăng (+), giảm (-).
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 2000-2005 2005-2010 2000-2010
Tổng diện tích 2.850.298 3.232.715 3.670.186 +382.417 + 437.471 +819.888
Đất ở 443.178 598.428 680.477 +155.250 + 82.049 +237.299
Đất chuyên dùng 1.072.202 1.383.766 1.794.479 +311.564 + 410.713 +722.277
Đất tôn giáo, tín
ngưỡng
12.804 14.620 +1.816
Đất nghĩa trang,
nghĩa địa
93.741 97.052 100.939 +3.311 +3.887 +7.198
Đất sông suối và
mặt nước chuyên
dùng
1.143.087 1.137.445 1.075.736 -5.642 -61.709 -67.351
Đất phi nông

nghiệp khác
3.221 3.936 +3.221 +715 +3.936
Bảng 3. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp trên cả nước
- Đất ở: Giai đoạn 2000-2005, diện tích đất ở tăng trưởng nhanh, từ
443.178 ha lên 598.428 ha, bình quân mỗi năm tăng trên 31.000 ha và ở mức
trên 7%/năm. Tốc độ này đã tăng trưởng chậm lại trong vòng 5 năm 2005-2010,
tuy nhiên vẫn còn ở mức tương đối cao (3%/năm), trung bình mỗi năm tăng trên
16.000 ha. Đây là một con số không nhỏ!
Tính bình quân cả giai đoạn 2000-2010, đất ở khu vực nông thôn tăng
khoảng 17.900 ha/năm, tăng trưởng ở mức 5,4%/năm; đất ở đô thị tăng khoảng
7.900 ha/năm, tăng trưởng hằng năm ở mức 8,1%/năm. Như vậy, có thể thấy
lượng tăng tuyệt đối diện tích đất ở khu vực thành thị nhỏ hơn rất nhiều khu vực
nông thôn, nhưng xét về tốc độ tăng trưởng, thì khu vực này lại lớn hơn rất
nhiều. Điều này phản ánh áp lực nhu cầu về đất ở khu vực thành thị và xu hướng
này sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.
- Đất chuyên dùng: Giai đoạn 2000-2005, đất chuyên dùng trên cả nước
tăng từ 1.072.202 ha lên 1.383.766 ha, bao gồm: đất trụ sở cơ quan, công trình
sự nghiệp; đất quốc phòng, an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;
đất sử dụng vào mục đích công cộng, tăng 213.473 ha so với năm 2000.
Giai đoạn 2005-2010, diện tích đất chuyên dùng cả nước tăng 410.713 ha;
trong đó, đất phục vụ cho mục đích công cộng tăng mạnh nhất (258.421 ha), chủ
yếu là đất giao thông và thủy lợi; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
(101.677 ha); đất quốc phòng và đất an ninh (55.140 ha).
So với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của các tỉnh, thành phố, thì
tổng diện tích đất chuyên dùng cả nước mới thực hiện được 94,28% mức quy
hoạch được duyệt là 108.405 ha. Trong đó, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng
đất khu công nghiệp chỉ đạt 53,8%, thấp hõn 83.691 ha so quy hoạch được
duyệt.
- Các loại đất khác: Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng đã có sự suy
giảm đáng kể trong cơ cấu đất phi nông nghiệp. Năm 2000, diện tích đất sông

suối và mặt nước chuyên dùng chiếm tỷ trọng trên 40% trong tổng cơ cấu đất
phi nông nghiệp, thì tỷ lệ này năm 2010 chỉ còn trên 29%, giảm khoảng 67.400
ha.
Giai đoạn 2000-2010, diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng trưởng
tương đối nhanh ở mức 8%/năm, tăng từ 93.700 ha năm 2000 lên tới 101.000 ha
vào năm 2010 và chiếm 3,29% trong tổng cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp.
Tình trạng lập mồ mả tự do, phân tán trong đất canh tác, ngoài quy hoạch sử
dụng đất diễn ra phổ biến, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và vệ sinh môi
trường. Do vậy, vấn đề quy hoạch và định mức sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa
địa đang nổi lên cấp bách ở tất cả các địa phương, cần phải giải quyết trong thời
gian tới.
Bên cạnh đó, đất tôn giáo, tín ngưỡng cũng có sự gia tăng mạnh, trong
vòng 5 năm (2005-2010) tăng 1.820 ha, tăng trưởng 14%.
Đất phi nông nghiệp khác năm 2010 tăng 715 ha so với năm 2005. Năm
2005, chỉ tiêu đất phi nông nghiệp khác được đưa vào kiểm kê, cả nước có 3.221
ha, chiếm 0,10% tổng diện tích đất phi nông nghiệp cả nước; đến năm 2010, con
số này là 3.936 ha.
2.3. Hiện trạng và biến động đất chưa sử dụng:
Thực tế, diện tích đất chứa sử dụng đã giảm nhanh, mạnh và đáng kể sau
một thập niên. Chỉ sau 5 năm từ năm 2000-2005, diện tích đất chứa sử dụng đã
giảm một nửa từ 10.027.265 ha xuống còn 5.065.884 ha. Năm 2000, diện tích
đất chứa sử dụng chiếm tới 30,5% trong tổng cơ cấu đất đai (gần 2/3 diện tích cả
nước), thì năm 2005 con số này chỉ còn 15,3%, đến năm 2010 con số này là
10%. Những con số này cho thấy, quỹ đất đai chứa sử dụng không còn nhiều.
Ngay cả những cánh rừng nguyên sinh cũng đã bị tàn phá nhiều để phục vụ cho
các mục đích mưu sinh của con người.
Như vậy, số liệu thống kê cho thấy, một số tỉnh, thành phố có sự suy giảm
đáng kể về diện tích đất nông nghiệp, ví dụ như vùng Đồng bằng sông Hồng
giảm tới 32.000 ha chỉ sau 5 năm (2005-2010). Cùng với đó là sự gia tăng về
quy mô diện tích đất sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp. Sự suy giảm

này là do một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã được chuyển sang sử
dụng cho các mục đích phi nông nghiệp và mục đích khác, như: xây dựng các
công trình công nghiệp, công trình thủy lợi, giao thông, nhà ở, các công trình hạ
tầng xã hội Trong khi đó, quỹ đất nông nghiệp không còn khả năng mở rộng
nhiều. Đây sẽ là thách thức đối với các nhà quản lý, quy hoạch đất đai và các
nhà hoạch định chính sách.
Một xu thế phát triển trong tương lai đó là xu hướng gia tăng mạnh nhu
cầu về quỹ đất phục vụ cho mục đích phi nông nghiệp, đặc biệt là áp lực tăng
cầu về diện tích đất chuyên dùng phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã
hội. Khi diện tích đất chứa sử dụng đã được tận dùng, thì để có được quỹ đất
phục vụ cho các mục đích phi nông nghiệp, sản xuất, kinh doanh chỉ có thể
chuyển một phần từ quỹ đất nông nghiệp. Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới
sản lượng sản xuất trong khu vực nông nghiệp cũng như những người nông dân
có quyền sử dụng quỹ đất này trước đó, làm thay đổi về cơ cấu lao động tại các
vùng, địa phương này.
Vì vậy, việc quy hoạch sử dụng đất đai cần có những đánh giá tác động
toàn diện về lợi ích và chi phí của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất vào các
mục đích phi nông nghiệp, đặc biệt tại các vùng, địa phương có sự suy giảm quỹ
đất sản xuất nông nghiệp mạnh, để có thể đưa ra đề xuất quy hoạch sử dụng đất
trong vùng, địa phương một cách hiệu quả.
III/ VẤN ĐỀ BẤT CẬP TRONG VIỆC QUẢN LÍ ĐẤT HIỆN NAY
Có thể nói, xuất phát tử những nhu cầu sử dụng và quản lí tài nguyên đấy,
vấn đề nghiên cứu đất trên cơ sở đánh giá khả năng sử dụng đất đai ở Việt Nam
trong thời kì chuyển đổi cơ cấu kinh tế sản xuất nông lâm nghiệp là cần thiết
nhằm điều tra, phân hạng, định hướng sử dụng và quản lí nguồn đất một cách
hữu hiệu gắn với quan điểm sinh thái bền vững và bảo vệ môi trường.
3.1. Ở Việt Nam, tình hình canh tác chưa hợp lý
Một số diện tích không nhỏ bị xói mòn, thoái hóa, một diện tích lớn đất
xấu chưa được cải tạo,trong đó có 460.000ha đất cát.
- Diện tích tính theo đầu người quá thấp: diên tích đất Việt Nam là 33

triệu ha (đứng thứ 58 trên thế giới) nhưng diên tích bình quân trên đầu người chỉ
là 0,5 ha( đứng thứ 159 trên thế giới).
+ Về đất nông nghiệp: càng ít. Tổng tiềm năng dự trữ đất nông nghiệp là
10-11 triệu ha, hiện nay sử dụng được 7 triệu ha, ¾ trong số đó là trồng cây và
chỉ còn 0,08-0,09 ha/người.Ô nhiễm đất ngày càng nhiều ở vùng lân cận có các
nhà máy,khu công nghiệp,ví dụ : xung quanh khu công nghiệp Thủ Đức (TP.Hồ
Chí Minh ),khu Thượng Đình,Văn Điển (Hà Nội) thành phần đất có hàm lượng
chì, crom, cadimi, kẽm khá cao làm thành phần vi sinh vật có ích đã thay đổi,
ảnh hưởng tới cây trồng.
+ Nhu cầu về đất cho phát triển công nghiệp, đô thị, giao thông, thủy lợi
đang ngày càng tang làm cho đất nông nghiệp,đất rừng bị giảm xuống. có tỉnh
đã lấy diện tích đất nông nghiêp dùng cho đô thị hóa
+ Công nghiệp hóa nên bị giảm tới 2000 ha/năm và ước tính trên phạm vi
cả nước là 28000 ha/năm.
- Đất không phải là một khối vật chất “trơ” mà là một hệ thống rất “mỏng
manh” của một tổng thể gồm các thể khoáng nghiền vụn, các chất hưu cơ và
những sinh vật đất trong trạng thái cân bằng động. Đất được tạo thành là do sự
tương tác các yếu tố địa hình, khoa học, hoạt động sống của sinh vật, trước hết
là thảm thực vật và sự sử dụng của con người.
3.2. Quy hoạch đất chưa hợp lí
Tổ chức Oxfam đã công bố kết quả sau nhiều tháng triển khai,có rất nhiều
phát hiện về sự hợp lý trong quy hoạch sử dụng đất,chế dộ sử dụng đất…
(Tổ chức Oxfam là một trong những tổ chức phi chính phủ quốc tế hàng đầu
hoạt động trong các lĩnh vực phát triên nông thôn,hỗ trợ nhận đạo và giảm thiểu
rủi ro thiên tai,phát triển xã hội dân sự và cộng đồng thiểu số,nâng cao vị thế
phụ nữ)
+ Quy hoạch sử dụng đất manh mún, tồn tại nhiều dự án treo, tồn tại
nhiều mâu thuẫn giữa các nông trường và nông dân, định giá đất chưa hợp lý là
một trong rất nhiều phát hiện của Oxfam sau quá trình tham vấn lấy ý kiến nhân
dân, góp ý cho Luật Đất đai (sửa đổi).

+ Ngày 22.3, Viện Nghiên cứu lập pháp (Quốc hội) cùng Tổ chức Oxfam
đã tổ chức Hội thảo "Xem xét, bình luận báo cáo tổng hợp kết quả tham vấn ý
kiến nhân dân và góp ý Luật Đất đai (sửa đổi)".
+ Tại hội thảo này, Tổ chức Oxfam đã công bố kết quả tham vấn sau
nhiều tháng riển khai, có rất nhiều phát hiện về sự bất hợp lý trong việc quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chế độ sử dụng đất đối với đất nông nghiệp do
nông dân sử dụng cũng như việc thu hồi đất và giải quyết bồi thường hỗ trợ, tái
định cư cho người bị thu hồi đất
3.2.1.Khó từ đất manh mún:
Theo Oxfam, hầu hết các ý kiến đều cho rằng người dân không được biết
về các uá trình lập quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất và các phương án quy
hoạch,kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và việc thu hồi đất liên quan tới
thực hiện các dự án. Điều đó khiến người dân hoang mang không yên tâm sản
xuất,thậm chí có những người dân phản ứng gay gắt với chính quyền địa
phương.
+ xã Quy Hậu, huyện Tân Lạc (Hòa Bình), người dân đang rơi vào tình
trạng này khi chính quyền cho thực hiện dự án hồ Trọng mà dân xã Quy Hậu đã
không được thông báo về việc xây dựng và thu hồi, bồi thường mất đất như thế
nào nên khi thấy cán bộ địa chính xã và các nhà thầu tiến hành đo đạc, người
dân rất hoang mang và họ đã ngăn cản không cho triển khai dự án trên phần đất
của họ.
+ Liên quan đến việc quy hoạch sử dụng đất, PGS-TS Nguyễn Quang
Tuyến Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng: "Người dân thường ở thế bị động,
không có thông tin và mất quyền tham gia quyết định quy hoạch trong chế độ sở
hữu toàn dân về đất đai. Bên cạnh đó việc quy hoạch sử dụng đất hiện nay còn
manh mún, không đồng bộ, không được triển khai (quy hoạch "treo"), thiếu chi
tiết, cụ thể và thiếu cơ chế bảo vệ chặt chẽ quỹ đất nông nghiệp, điều đó gây trở
ngại cho việc sản xuất của nông dân".
3.2.2 Thu hồi đất thiếu minh bạch:
+ Hầu hết các ý kiến đều nói rằng quá trình thực hiện thu hồi đất thiếu

minh bạch, người dân không biết gì về các nhà đầu tư được giao đất, cho thuê
đất, không được biết gì về phương án bồi thường, hỗ trợ, về nơi ở mới, trong khi
tái định cư có tác động rất lớn đến cuộc sống hiện tại của họ. Điều làm người
dân bất bình nhất là mình được bồi thường, hỗ trợ rất ít nhưng nhà đầu tư lại
được lợi rất lớn khi chuyển nhượng đất được giao cho người khác trên thị
trường.
+ Các cuộc tham vấn cộng đồng để góp ý cho Dự Thảo Luật Đất Đai sửa
đổi đã được thực hiện với 1300 người bao gồm nông dân nghèo và đại diện các
nhóm yếu thế khác như người dân tộc thiểu số,phụ nữ tại 22 xã thuộc 11 huyện
của 4 tỉnh Hòa Bình, Yên Bái, Quảng Bình và Long An.
+ Về vấn đề này, tại hội thảo ông Tất Thắng - Viện Nghiên cứu quản lý
kinh tế T.Ư cho rằng: "Luật Đất đai càng thu hẹp khái niệm thu hồi đất càng tốt,
bởi vì quyền sử dụng đất là quyền tài sản, do đó không nên áp dụng cơ chế thu
hồi đất.
+ Không thể thu hồi tài sản cá nhân của người dân được. Nên thay khái
niệm thu hồi bằng khái niệm trưng thu, trưng mua. Nhà nước có thể sử dụng cơ
chế trưng thu, trưng mua cho mục đích công cộng, xã hội, còn đối với mục đích
quốc phòng an ninh có thể sử dụng cơ chế thu hồi đất khi thấy cần thiết".
+ Cũng trong bản tổng hợp kết quả tham vấn cộng đồng, Viện Nghiên cứu
lập pháp (Quốc hội) cho rằng trước đây, cộng đồng các dân tộc thiểu số được
khai thác đất rừng, cuộc sống của họ luôn gắn với rừng. Giờ đây, họ thiếu cả đất
ở, đất sản xuất và mất sinh kế, dẫn đến thiếu đói thường xuyên do các nông, lâm
trường quốc doanh chiếm giữ một diện tích đất lớn, trong khi lại sử dụng không
hiệu quả.
+ Ngoài ra, vấn đề quy hoạch sử dụng đất không xác định rõ ràng về
địa giới và trách nhiệm quản lý dẫn đến tranh chấp đất đai giữa người dân địa
phương với nông, lâm trường, khiếu kiện kéo dài tới nhiều cấp chính quyền gây
thiệt hại đến tài sản của các bên. Điển hình là Lâm trường Tân Lạc (Hòa Bình)
hiện nay vướng vào các vụ khiếu kiện của người dân 5 xã trên tổng số 8 xã có
diện tích đất đan xen với lâm trường.

3.2.3. Lãng phí và vô lý
Sản xuất nông nghiệp còn manh mún trên 70 triệu thửa đất ; diện tích đất
lâm nghiệp tuy có tang nhưng rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị tàn phá ; đất giao
thông còn thiếu so với nhu cầu phát triển,mật độ quốc lộ còn ở mức rất thấp so
với khu vực (0,053km/km2, trong khi Trung Quốc, Thái Lan là 0,2- 0,11
km/km2) ; diện tích đất công nghiệp tuy tang nhanh (khoảng 7000 ha/năm )
nhưng còn dài trải,thiếu thống nhất ; đất phát triển đô thị tăng rất nhanh nhưng
cơ cấu sử dụng chưa hợp lý,đất ở chiếm tỷ lệ cao và chủ yếu là đất làm nhà ở
theo gia đình độc lập – là những tồn tại trong sử dụng đất phổ biển trên phạm vi
cả nước được GS. Tôn Gia Huyên từ Hội Khoa Học Đất Việt Nam đúc rút.
+ Thực trạng của Hà Nội như phân tích của TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm
đã rất đáng quan ngại,nhưng theo GS. Tôn Gia Huyên, thì tình hình buông lỏng
quản lý, nôn nóng chạy theo các lợi ích kinh tế ở nhiều địa phương, tự phát
chuyển mục đích sử dụng đất, tạo ra sự rối loạn trong sử dụng đất,để lại tác động
rất xấu đến môi trường hiện nay còn nhức nhối hơn cả.
+ Nhiều nơi muốn tranh thủ các nhà đầu tư nên đã cho phép thu hồi san
lấp mặt bằng một lượng lớn đất nông nghiệp để lập khu công nghiệp, dịch vụ.
Sau đó do thiếu vốn nên các dự án hoạt động cầm chừng, đất đau bị bỏ hoang
trở thành “ dự án treo”.
+ Hầu hết khu công nghiệp đều bám vài các đường giao thông huyết mạch
đi qua những vùng nông nghiệp trù phú, hàng vạn ha đất “ bờ xôi ruộng mật “ bị
sử dụng phí phạm,tác đông trực tiếp đến công ăn, việc làm,thu nhập và đời sống
của hàng chục vạn hộ gia đình nông thôn và hàng triệu lao động nông nghiệp.
Đe dọa mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
+ Trước hàng loạt thách thức đặt ra trong phát triển, tang trưởng kinh tế
khi dân số cả nước dự báo sẽ có 110 – 115 triệu người,trong đó 55% dân sống
trong đô thị vào năm 2030, GS Huyên đặc biệt nhấn mạnh,công tác quy hoạch
sử dụng đất phải ưu tiên và bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa.
+ Ông phân tích, quỹ đất lúa hiện nay của Việt Nam vào khoảng 4.1 triệu
ha với năng suất bình quân chỉ bằng 75-77% của Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung

Quốc. Trong vòng 20 năm tới,để đảm bảo mục tiêu phát triển và đột phá, trong
xây dựng cở sở hạ tầng kinh tế xã hội,dự báo sẽ phải tiếp tục chuyển đổi sang
mục đích phi nông nghiệp 450.000 – 500.000 ha đất trồng lúa.
+ Nếu muốn đến năm 2030,chúng ta có được 46-49 triệu tấn lương thực,
trong đó có 43-44 triệu tấn thóc để đạt mức bình quân trên 350 kg/người/năm
cho 110-115 triệu dân,thì phải có ít nhất 3,8 triệu ha đất trồng lúa với hệ số sử
dụng đất là 1,95 và năng suất phải đạt 62 tạ/ha, tương đương với năng suất lúa
của Nhật Bản hiện nay.
+ Với tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng để khai thác them hàng
trăng nghìn ha đất trồng lúa, từ nay đến 2030, sẽ rất khó khan để duy trì được
con số 3,8 triệu ha tổng diện tích đất lúa nước.
+ Vị chuyên gia bày tỏ tâm huyết : “ Bảo vệ đất trồng lúa không chỉ có ý
nghĩa đảm bảo an ninh lương thực mà còn là việc duy trì nền văn minh lúa nước
mà dân tộc Việt Nam đã dày công xây dựng hàng ngàn năm mới có và đang trở
thành một thương hiệu trong thời hội nhập, đậy cũng là quá trình đấu tranh gay
gắt để hài hòa giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, giữa lợi ích cục bộ và lợi
ích toàn cục,giữa lợi ích kinh tế và lợi ích văn hóa – xã hội.
+ Hệ thống pháp luật, kỹ thuật có thể góp phần tích cực để xử lý mối quan
hệ này. Theo đó, từng mét vuông đất lúa đều phảo được tính toán để sử dụng với
hiệu quả cao nhất ; có sự đầu tư xứng đáng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng
xã hội, đảm bảo cho người trồng lúa có thu nhập xứng đáng và cuộc sống sung
túc cả về vật chất lẫn tinh thần.
3.2.4.Quy hoạch lạc hậu với tốc độ phát triển đô thị
Tình trạng kiểm soát chặt chẽ, chưa tiết kiệm và hiệu quả về sử dụng đất
đai là ý kiến đánh giá chung của nhiều chuyên gia tại hội thảo lấy ý kiến sửa đổi
Luật Đất Đai 2003 về Quy Hoạch, kế hoạch sử dụng đất và giao đất, cho thuê
đất do Tổng cục Quẩn Lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi Trường chủ trì cuối
tuần qua.
+ Ở khía cạnh phát triển đô thị, mặc dù có nhiều tiến bộ nhưng TS.KTS
Đào Ngọc Nghiêm, Hội Quy Hoạch Phát Triển Đô thị Việt Nam, vẫn vạch ra

nhiều bất cập của vấn đề sử dụng đất. điển hình là trong định hướng quy hoạch
tổng thể phát triển đô thị ở Việt Nam được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt
năm 1998 có dự báo, đến năm 2010, diện tích đô thị khoảng 243.000 ha, chiếm
1,4% diện tích cả nước. nhưng thực tế chỉ đến năm 2005, diện tích đô thị cả
nước đã là trên 325.000 ha, vượt quá 1,8 lần so với dự báo diện tích đất đô thị
đến năm 2010.
+ Sự thiếu chính xác và lạc hậu của số liệu thống kê tình hình sử dụng đất
cũng được TS. Nguyễn Văn Chinh – Viện Trưởng Viên Quy Hoạch và Thiết kế
Nông Nghiệp, Bộ NN & PTNT đồng quan điểm.
+ TS. Chinh phản ánh, theo số liệu thống kê đến ngày 1/1/2010 , đồng
bằng Sông Hồng còn hơn 20.000 ha đất bằng chưa sử dụng, trong đó Hà Nội còn
gần 4.300 ha, Hải Phòng còn hơn 2.400 ha, Nam Định còn hơn 4.100 ha, Ninh
Bình còn gần 5.000 ha, Thái Bình còn gần 1.700 ha “Song qua thực tế quy
hoạch nông nghiệp ở các địa phương,chúng tôi thấy các tỉnh trên không còn diện
tích chưa sử dụng”.
+ Vị Viện trưởng kiến nghị, về chỉ tiêu đất chưa sử dụng,cần áp dụng
phương pháp khao học Viễn thám, GIS để đưa ra chỉ tiêu chính xác hơn.
IV/ QUÁ TRÌNH THOÁI HÓA ĐẤT Ở VIỆT NAM.
Việt Nam có khoảng 9 triệu ha đất bị hoang hóa, trong đó có 5,06 triệu ha
đất chưa sử dụng và 2 triệu ha đất đang được sử dụng bị thoái hóa nặng.Thống
kê của Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn cho thấy, nước ta còn khoảng
chín triệu ha đất bị hoang hóa (chiếm khoảng 28% tổng diện tích đất đai trên
toàn quốc), trong đó có 5,06 triệu ha đất chưa sử dụng và hai triệu ha đất đang
được sử dụng bị thoái hóa nặng ở nhiều nơi với mức độ ngày càng nghiêm trọng
do xói mòn rửa trôi, sa mạc hóa, chua mặn hóa, kết von đá ong hóa, bạc màu
hóa và ô nhiễm đất do các chất thải gây độc.
4.1. Quá trình xói mòn rửa trôi:
Trên các sườn đồi núi cao, dốc, nhất là các vùng rừng và thảm thực vật đã
bị phá hủy mạnh, đất bị hoang trống, thì vào mùa mưa nhiệt đới, đất bị rửa trôi,
xói mòn, tạo thành các rãnh xói mòn và lớp đất mặt bị mỏng dần, nhiều nơi trơ

ra lớp sỏi, tầng đá phía dưới, gọi là đất xói mòn trơ sỏi đá. Những đất này hầu
như không còn khả năng sản xuất và trồng rừng, điển hình cho diện tích đất
trống đồi núi trọc ở các vùng đồi núi do đất vừa không còn hoặc còn rất ít tầng
đất mặt, vừa không còn các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng như chất
hữu cơ, chất dinh dưỡng NPK
a) Xói mòn đất : (erosion¬) là sự chuyển dời vật lý lớp đất mặt từ cao
xuống thấp hoặc từ nơi này đến nơi khác do nước chảy, gió, sức kéo trọng lực.
+ Do Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa có chế độ gió, lượng mưa trung
bình mưa. ở miền Bắc mưa tập trung vào tháng 5-10, ở miền Trung từ tháng 7-
10 và cường độ mưa lớn. Những trận mưa trên 100mm chiếm 50% nên đã tạo độ
dốc dòng chảy mạnh. Bên cạnh đó, vùng đồi nước ta lại có độ dốc lớn: độ dốc tư
10-25% , chiếm hơn 65% diện tích, độ dốc >25% chiếm 20%.
+ Các loại xói mòn :
• Xói mòn do nước: Hạt mịn-thành phần chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất
dễ dàng bị nước cuốn đi. Đây là một thiệt hại đáng được quan tâm. Mưa sẽ làm
tách rời các hạt đất,va đập và phá hủy các hạt đất, vận chuyển các hạt đất bị phá
hủy theo các dòng chảy trên mặt đất. Xói mòn này có thể làm bóc đi cả tầng đất
và vỏ phong hóa, làm trồi ra cả lớp đá mẹ lộ thiên ở vùng có độ dốc lớn hoặc tạo
ra các khe rảnh lớn có độ sâu và rộng khác nhau tại nơi có địa hình không bằng
phẳng, có trổ trủng.
• Xói mòn do gió:
Xói mòn do gió là hiện tượng đất bị gió cuốn đi nơi khác, xảy ra chủ yếu
ở vùng khô và bán khô hạn làm thu hẹp diện tích đất canh tác, lấp các công trình
giao thông, một số nhà cửa.Xói mòn do gió phụ thuộc vào những nhân tố ảnh
hưởng như độ ẩm đất, tốc độ gió, mức độ ghồ ghề bề mặt, các đặc tính của đất,
lớp thảm thực vật và cây trồng che phủ.
• Xói mòn do trọng lực
Là hiện tượng cả khối đất bị sạt lở hay trượt từ cao xuống do trọng lực.
Nguyên nhân là do những vận động địa chất hoặc trong quá trình hình thành đất
đã tạo ra các lớp đất khác nhau, có những khe nứt nhất định và trọng lực nên đất

đã trượt theo độ dốc. Xói mòn gây ra nguy hiểm đối với công trình giao thông,
đe dọa đời sống con người và động thực vật.Sự cố nứt đất và trượt lở đất cũng
xảy ra ngày một nghiêm trọng hơn, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long, Tây
Bắc và miền Trung. Các kết quả khảo sát ghi lại 51 điểm sụt lở làm mất hàng
năm 350 ha đất với thiệt hại ước tính hàng ngàn tỷ đồng. Theo dự báo, số lượng
sụt lở còn tiếp tục gia tăng và tổng diện tích đất bị mất có thể lên tới 10.000 ha.
• Yếu tố tự nhiên: bao gồm mưa, địa hình, mức độ che phủ đất và đất.
Lượng mưa càng lớn và cường độ mưa càng mạnh thì lượng đất bị xói
mòn càng nhiều .
Địa hình là yếu tố chủ yếu quan hệ tới việc gây ra xói mòn do yếu tố độ
sâu, độ dốc, chiều dài dốc và hình dạng dốc.
Mức độ che phủ của cây phụ thuộc chặt chẽ với lượng đất bị xói mòn vì
nó ngăn cản dòng chảy, phân tán xung lực của hạt mưa và phân tán dòng chảy
bề mặt.
Tính chất của đất đặc trưng cho tình ứng chịu xói mòn của đất phụ thuộc
vào độ thấm nước của đất như thành phần cơ giới đất,độ dày tầng đất, kết cấu
đất, hàm lượng hưu cơ.
• Yếu tố con người: do việc khai thác và sử dụng tài nguyên đất chưa hợp
lí, diện tích đất bỏ hoang, đồi trọc còn tồn tại.
+ Biểu hiện thoái hóa đất do xói mòn :
Vùng sinh thái Tỉ lệ đất dốc (%) Tỷ lệ đất thoái hóa do
xói mòn (%)
1. Miền núi phía Bắc 95 80
2. Miền núi Khu IV cũ 80 70
3. Miền núi duyên hải miền Trung 70 65
4. Cao nguyên Tây Nguyên 90 60
Nguồn : Thái Phiên, Nguyễn Tử Xiêm,1999
• Theo nhiều nghiên cứu về xói mòn ở Việt Nam thì quá trình xói mòn có
thể xuất hiện từ độ dốc 30. . Nếu độ dốc tăng 2 lần thì cường độ xói mòn tăng
hơn 4 lần, nếu chiều dài sườn dốc tăng 2 lần thì xói mòn tăng 2-2,5 lần.

• Tác hại của xói mòn:
Xói mòn đất gây ảnh hưởng cân bằng đất- thảm thực vật- khí hậu:
Về mặt sản xuất nông nghiệp:
Tầng đất mặt bị bào mòn, đất trở nên nghèo dinh dưỡng, trơ sỏi đá, một số
tính chất đất bị thay đổi do chế độ nhiệt, ẩm đất bị thay đổi. Năng suất cây trồng
giảm nhanh chóng, có khi không cho thu hoạch.
Về mặt lâm nghiệp:
Do xói mòn đất, số lần gieo trồng ở nương rẫy giảm đi. Hơn nưă, việc
khai thác rừng bừa băi sẽ kèm theo nạn lũ lụt, hạn hán và tiểu khí hậu thay đổi
do chế độ nước, nhiệt và các hoạt động sống sinh vật bị đảo lộn. tài nguyên rừng
cũng bị suy giảm đáng kể. nếu như năm 1943 Việt Nam có tỷ lệ che phủ của
rừng là 43%, sau nhiều nổ lực khắc phục của nguyên nhân mất rừng suốt 60 năm
qua,tỷ lệ che phủ hiện nay chỉ mới là 37.6%. Rừng bị mất làm tăng diện tích đất
hoang hóa, keo theo sự suy giảm đáng kể các hệ sinh thái,làm suy thoái vùng
đầu nguồn.
Về mặt thủy lợi:
Phù sa từ các con sông bắt nguồn từ đồi núi đổ về bồi đắp các lòng sông ở
hạ lưu, nâng mức sông lên đã tạo áp lực lớn cho các con sông, gây lũ lụt vào
mùa mưa cho các vùng đồng bằng,quá trình tiêu thủy khó khăn hơn.Phù sa làm
cho các hồ, đập chúa nước bị đầy và thu hẹp nên gây khó khăn cho việc tưới tiêu
nếu không được nạo vét hằng năm.
b) Rửa trôi : Hiện tượng rửa trôi không chỉ xảy ra trên đất dốc bị xói mòn
mà có thể xuất hiện ở trên các loại đất ở nước ta, kể cả vùng đồng bằng và trũng
úng. Nguyên nhân của hiện tượng rửa trôi trong đất là do:
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa mưa nhiệt đới cường độ lớn và tập
trung, tạo nên lượng nước và dòng chảy lớn.
+ Đất dốc khi có mưa lớn tạo dòng chảy thường gây ra rửa trôi đi cùng với
sự xói mòn đất.
+ Đất hình thành trên các bậc thềm dốc thoải hay lượn sóng thì sự rửa trôi
xảy ra trên mặt và theo chiều sâu.

+ Tại những vùng đất thấp bị ngập úng nước theo mùa hoặc lâu năm thì sự
rửa trôi xảy ra từ trên mặt đất theo chiều sâu xuống các lớp đất dưới.
Quá trình rửa trôi trong đất bao gồm:
+ Rửa trôi chất hữu cơ và hợp chất mùn trên bề mặt hoặc theo chiều sâu
tầng đất, làm cho đất nghèo mùn có màu xám trắng, khả năng giữ nước và giữ
chất dinh dưỡng kém, mất kết cấu đất.
+ Rửa trôi cấp hạt sét hoặc trên mặt hoặc theo chiều sâu đất làm cho lớp đất
mặt chứa nhiều cát, khả năng hấp phụ kém, dễ khô hạn, nghèo dinh dưỡng, đất
bị dí, dẽ bí, khó thoát nước khi mưa kéo dài.
+ Rửa trôi các chất dinh dưỡng chủ yếu là các hợp chất sắt, nhôm, các
Cation Ca, Mg, đặc biệt là NPK, làm cho đất bị nghèo kiệt dinh dưỡng, đất bị
chua.
+ Sự thoái hóa đất do quá trình rửa trôi là thể loại đất thoái hóa phổ biến ở
nước ta và gây hậu quả khá nghiêm trọng, tạo ra những loại đất có vấn đề/đất bị
thoái hóa với diện tích khá lớn.
+ Kết quả nghiên cứu nhiều năm trên đất dốc cho thấy đến 60% diện tích
chịu tác động rửa trôi. Lượng đất bị mất hàng năm từ vài chục tấn/ha trên đất
rừng thứ sinh và trồng cây lâu năm trưởng thành đến vài trăm tấn/ha trên đất
trống đồi núi trọc. Lượng đất mất hàng năm trên đất trồng cây ngắn ngày không
có công trình chống xói mòn từ 50 đến 100 tấn/ha. Lượng đất này chứa khoảng
1 tấn chất hữu cơ, 150 kg đạm, lân, kali tổng số. Phân tích đất hứng được do rửa
trôi cho thấy chúng chứa chủ yếu là mùn, các cấp hạt mịn và chất dinh dưỡng
với hàm lượng cao hơn lớp đất mặt. Theo mức độ nhạy cảm với rửa trôi từ dễ
đến khó có thể xếp như sau: Na > K > N > Mg > P.
+ Các Cation kiềm và Cation kiềm thổ như Na, K, Ca, Mg bị mất dần trong
đất do quá trình rửa trôi, cây hút làm chất dinh dưỡng mà con người không chú
ý bổ sung kịp thời, đất chỉ còn lại các Cation gây chua (H+ , Al3+) và các gốc
axit. Quá trình này thường xảy ra ở các đất đồi núi bị khai phá làm nương rẫy,
trồng trọt liên tục với phương thức độc canh, lạc hậu, đất bị thoái hóa, rửa trôi
xói mòn mạnh.

Bảng 2 : Một số chỉ tiểu hóa học trên đất đỏ Bazan bị rửa
trôi dưới các phương thức canh tác khác nhau.
Phương thức canh tác C% Ca + Mg
Me/100 g đất DTHT
me/100 g đất
Mới khai hoang 4,1 0,27 15,5 28,0
Trồng cà phê (18 tuổi) 3,9 0,21 15,8 26.4
Lúa nương sau 4 năm 2,2 0,13 9.3 18,2
Lúa nương 3 năm và sau 4 năm 1,2 0,1 3,4 14,0
Ví dụ về sự thoái hóa đất do quá trình rửa trôi trên đất dốc vùng đồi núi Sơn La
(Hội Khoa học Đất, 2005):
Tính chất các loại đất có sự biến động lớn theo thời gian, không gian và phương
thức sử dụng. Quá trình thoái hóa đất do rửa trôi diễn ra mạnh mẽ và rõ ràng.
+ Hàm lượng mùn ở lớp đất mặt hàng năm giảm 0,10-0,20%, tương ứng đến
1-2 tấn mùn/ha.
+ Đạm tổng số giảm trung bình 50 kg/ha/năm; lân tổng số giảm trung bình
50 kg/ha/năm; kali tổng số giảm trung bình 500 kg/ha/năm.
+ Trị số pHKCl của hai nhóm đất đỏ vàng và mùn vàng đỏ trên núi phân
tích trong những năm 1960-1970 dao động phổ biến từ 4,1-5,4. Hiện nay trị số
này phổ biến từ 3,4-3,8.
+ Sự phân dị của phẫu diện đất về thành phần cơ giới thể hiện ngày càng rõ
(phần trên phẫu diện đất nghèo sét hơn các tầng đất sâu).
4.2.Quá trình sa mạc hóa :
Khái niệm sa mạc hóa:Sa mạc hoá là sự suy thoái đất ở các vùng khô cằn,
bán
khô cằn và khô cằn cận ẩm ướt, chủ yếu do các hoạt động của con người và sự
biến
đổi của khí hậu gây nên.
Ngày nay, hoang mạc hoá là một trong những vấn đề môi trường và tài
nguyên

thiên nhiên mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt và giải quyết nhằm phát triển
sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực. Trên thế giới hiện có khoảng
30% diện tích bề mặt Trái đất là hoang mạc hoặc đang diễn ra quá trình hoang
mạc. Sự mở rộng của hoang mạc ở các vùng khô hạn, bán khô hạn và một số nơi
ẩm ướt không chỉ do khí hậu và biến đổi khí hậu mà còn do sức ép gia tăng dân
số và hoạt động sống của con người. Hàng năm trên toàn thế giới có 11 đến 13
triệu héc ta rừng bị chặt phá, hàng chục triệu héc ta đất bị suy thoái dẫn đến
hoang mạc, chiếm hơn 1/3 diện tích đất trên thế giới bị tổn thương nghiêm trọng
do việc khai thác quá mức và sử dụng đất không hợp lý.
Hiện trên thế giới có hơn 250 triệu người trực tiếp bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá
và khoảng một triệu người trên 100 nước đang gặp nguy hiểm., sa mạc hóa ở
Việt Nam khá cục bộ gồm các dải cát hẹp trải dọc theo bờ biển miền Trung, tập
trung ở 10 tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận với diện tích khoảng 419.000 ha
và ở đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 43.000 ha.
Trong gần 40 năm qua, quá trình hoang mạc hoá do cát di động rất nghiêm
trọng. Mỗi năm có khoảng 10-20 ha đất canh tác bị lấn bởi cát di động. Ở các
tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, thời tiết đặc biệt khô nóng vào mùa khô, lượng
mưa trung bình hàng năm ở một số nơi chỉ đạt khoảng 700 mm (vùng nóng hạn
nhất là Ninh Thuận và Bình Thuận).
Do biến đổi lớn về khí hậu và môi trường trong những năm gần đây, hạn hán
nghiêm trọng đã xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã thúc
đẩy sự suy thoái đất theo xu hướng sa mạc hóa. Hiện tượng sa mạc hóa thể hiện
rõ nhất trên đất trống đồi núi trọc (ĐTĐNT) không còn lớp phủ thực vật và địa
hình dốc, chia cắt, nơi có lượng mưa thấp: 700-800 mm, 1.500 mm/năm, lượng
bốc thoát hơi tiềm năng đạt 1.000-1.800 mm/năm (Ninh Thuận, Bình Thuận,
Cheo Reo, sông Mă, Yên Châu…).
Tác hại của sa mạc hóa:gây tổn thất về kinh tế, sức khỏe và môi trường sống
của con người
+ Thu nhập :Vùng đất bị sa mạc hóa không thể trồng cây nông nghiêp và chăn
nuôi gia súc và nhiều hoạt động kinh tế khác nên thu được lợi ít.

+ Kinh tế do phải chi phí cho việc xuống cấp của đất, cho quản lí cây trồng tốt
hơn,tưới tiêu hợp lí và các chiến lược tạo việc làm phi nông nghiệp cho người
dân ở vùng đất khô để giúp ngăn chặn sa mạc hóa.
+Sức khỏe và môi trường sống của con người.
+Vùng đất bị sa mạc hóa sẽ có nhiều sự thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa
gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
Nguyên nhân chủ yếu của quá trình sa mạc hóa là do việc khai khẩn đất đai quá
mức và sự phát triển của ngành chăn nuôi bất chấp sự phát triển bền vững và
mục tiêu phát triển lâu dài vì lợi ích kinh tế trước mắt.
Biện pháp chống sa mạc hóa
+ Tăng độ che phủ rừng để bảo vệ đất (chỉ tiêu đến năm 2010 sẽ nâng độ che
phủ rừng toàn quốc lên 43%). Tiếp tục thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu
ha rừng và hệ thống cây trồng phân tán ở nông thôn.
+ Quy hoạch và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên (đất, rừng và nước) theo
luật định.
+Tăng cường các biện pháp giảm nhẹ thiên tai, đặc biệt là vấn đề cung cấp nước
trong các vùng bị hạn hán nghiêm trọng.
+ Phát triển nông thôn, đặc biệt là tiếp tục thực hiện chương trình xoá đói giảm
nghèo và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn (chương trình 135 và các chương
trình khác tương tự).
+ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường sự phối hợp và tranh thủ sự hỗ trợ của
quốc tế đối với công tác chống sa mạc hoá ở Việt Nam
4.3.Quá trình bạc màu hóa :
Đất bị nghèo thành phần khoáng sét, chất hữu cơ cũng như các nguyên tố vô cơ
do sự rửa trôi hoặc thấm trôi của nước trên bề mặt đất hoặc theo chiều sâu tầng
đất. Sự khoáng hóa chất hữu cơ mạnh do đất bị khô hạn hoặc quá tơi xốp. Lớp
đất mặt thường có màu xám, thành phần cát bụi, mất kết cấu, rất nghèo chất hữu
cơ và các chất dinh dưỡng khác. Quá trình này thường xảy ra ở các vùng đất phù
sa hình thành trên phù sa cổ hoặc phù sa cũ và các vùng đồi thấp bị khai phá sử
dụng lâu đời mà đất không được bảo vệ, bồi dưỡng, thảm thực vật và cây trồng

phát triển kém, tạo sinh khối kém. Đất thoái hóa do bị bạc màu hóa thường phổ
biến ở các vùng ven rìa đồng bằng sông Hồng thuộc các bậc thềm phù sa cổ và
cũ, không còn chịu ảnh hưởng bồi đắp phù sa sông và có một quá trình lâu đời
canh tác lúa nước và hoa màu lạc hậu: cấy chay, bừa chùi, thiếu nước.
Nhìn chung các kết quả nghiên cứu trong nhiều năm qua của các cơ quan khoa
học đất cho thấy, đất xám bạc màu có hàm lượng hữu cơ thấp (OM%: 0,8-
1,2%), các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng đều nghèo đến rất nghèo, đất
chua toàn phẫu diện (pH từ 3,8 đến 5,0), CEC rất thấp từ 5,8-7,5 cmol/kg đất,
thành phần khoáng sét của tầng canh tác chủ yếu là SiO2 và kaolinit chứng tỏ
đất bị thoái hóa sét và chua hóa.
Bảng 4. Những đặc tính chính của đất xám bạc màu
Đặc điểm Phẫu diện 1 Phẫu diện 2 Phẫu diện 3 Phẫu diện 4
Vị trí lấy mẫu Sóc Sơn,
Hà Nội Phổ Yên,
Thái Nguyên Ea-H,
Đắk Lắk Hòa Thành,
Tây Ninh
- Độ cao (m)
- Độ dốc
- Đá mẹ/mẫu chất
- KN thấm nước
- Rửa trôi bề mặt
- Ngập lụt
- Loại sử dụng đất 10-15
Bằng thoải
Phù sa cổ
Nhanh
Không rõ
Không
2 vụ lúa 30

Bằng thoải
Đá cát
Nhanh
Không rõ
Không
2 lúa-màu 270
Dốc 8o
Đá macma axit
Nhanh
Mức độ TB
Không
Rừng khoọc 18
Bằng thoải
Đá biến chất
Nhanh
Mức độ nhẹ
Không
Trồng điều
Nguồn : Đỗ Nguyên Hải, Tạp chí Khoa Học Đất,12/2005.
4.4.Quá trình mặn hóa :
Đất mặn : Sự hình thành đất mặn là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố: đá
mẹ, địa hình trũng không thoát nước, mực nước mặn nông, khí hậu khô hạn và
sinh vật ưa muối. trong các yếu tố trên nước ngầm mặn là nguyên nhân trực tiếp
làm cho đất bị mặn.
Đất bị thoái hóa theo hướng nhiễm mặn do :
+ Sự biến đổi khí hậu tại những vùng ven biển.
+ Quá trình canh tác không hợp lý của con người: khai hoang trồng một vụ, mùa
khô
bỏ hóa do thiếu nước tưới, muối mặn từ nước ngầm bốc lên, gây mặn cho đất.
Khai

hoang trồng trọt một thời gian, không có nước tưới, bỏ hóa, đất nhiễm mặn trở
lại.
+ Những khu vực làm muối, đất bị nhiễm mặn mạnh.
+ Những khu vực nuôi tôm nhân tạo: tại các vùng ven biển, trong những năm
gần
đây, nghề nuôi tôm nước mặn phát triển mạnh do con người đầu tư kiến thiết
đồng
ruộng dẫn nước mặn vào nuôi tôm. Sau một thời gian, tôm bị bệnh hoặc không
thích
nghi được với công nghệ nuôi nhân tạo này, các hồ nuôi tôm bị phế bỏ, để lại là
diện
tích đất nhiễm mặn không còn khả năng trồng trọt nếu không được cải tạo lại.
Sự
thoái hóa đất do nguyên nhân này đang là nguy cơ mất đất sản xuất nông nghiệp
phá
sản trong nghề nuôi tôm nước mặn của nhiều nông hộ vùng đất cát ven biển
miền
Trung và vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long.
Ở Việt Nam đất mặn có diện tích 2 triệu ha,chiếm 6% diện tích đất tự
nhiên. Qúa
trình mặn hóa lục địa do các loại muối khó tan vẫn còn ở trong đất chỉ có những
muối dễ tan như NaCl, MgCl2 mới được hòa tan.
Nhìn chung đất bị mặn hóa sẽ không thể sản xuất nông nghiệp với các
loại hình sử
dụng đất trồng các loại cây lương thực, thực phẩm hoặc cây ăn quả như ở các
vùng
đất phù sa. Vì vậy, phần lớn diện tích này sẽ trở thành loại đất suy thoái theo
kiểu
hoang hóa. Đất có độ mặn lớn (tổng số muối tan cao), cấu trúc hình cột chai
cứng

×