BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ KIM DUNG
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG
PHÂN BÓN ĐẾN CÂY VÀ ĐẤT TRONG TRỒNG NGÔ
TRÊN ĐẤT DỐC TẠI SƠN LA
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Mã số : 60.85.02
Người hướng dẫn : PGS.TS. NGUYỄN NHƯ HÀ
HÀ NỘI - 2012
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để
bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Thị Kim Dung
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được nhiều sự quan tâm và chỉ bảo tận tình của các tập thể, cá nhân.
Trước hết, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn đối với sự giúp đỡ quý báu
của các thầy cô giáo Bộ môn Nông Hóa; Bộ môn Vi Sinh và các thầy, cô giáo
Khoa Tài Nguyên và Môi trường; Viện sau đại học trường Đại học Nông
nghịêp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc sự giúp đỡ và chỉ bảo
tận tình của hai thầy cô là Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Như Hà và Thạc sỹ Lê
Bích Đào, những người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình triển khai
thực hiện đề tài nghiên cứu và viết luận văn.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đối với sự giúp đỡ quý báu của Trung tâm
Phát triển nông lâm nghiệp miền núi Phía Bắc tại tỉnh Sơn La và nhân dân địa
phương đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Bản thân tôi có được thành quả ngày hôm nay, không thể quên được sự
động viên, giúp đỡ của gia đình, người thân và bạn bè đã cùng cảm thông, chia
sẻ những khó khăn vất vả và tạo mọi điều kiện để tôi yên tâm làm luận văn.
Một lần nữa cho phép tôi được cảm ơn những ý kiến đóng góp của các
Thầy trong Hội đồng và sự có mặt của bạn bè đồng nghiệp trong buổi bảo vệ
của tôi hôm nay là nguồn động viên cổ vũ to lớn đối với tôi.
Xin chân thành cảm ơn!.
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2012
Học viên
Nguyễn Thị Kim Dung
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình, đồ thị viii
1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
2.1 Sản xuất nông nghiệp trên đất dốc và vấn đề môi trường 3
2.1.1 Vai trò của sản xuất nông nghiệp 3
2.1.2 Vai trò của trồng ngô ở miền núi phía Bắc 6
2.1.3 Trồng trọt trên đất dốc và vấn đề môi trường 7
2.2 Vai trò của phân bón trong sản xuất nông nghiệp 12
2.2.1 Vai trò của phân bón đối với năng suất, chất lượng sản phẩm cây
trồng 12
2.2.2 Vai trò của phân bón đối với hiệu quả sản xuất 16
2.3 Tác dụng của phân bón đối với môi trường 16
2.4 Khả năng và giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng xấu của bón phân
trong trồng trọt tới môi trường 23
2.4.1 Giải pháp phát triển trồng trọt bền vững trên đất dốc 23
2.4.2 Giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng xấu tới môi trường của tình
trạng sử dụng phân bón trong trồng trọt 25
3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
iv
3.1 Đối tượng nghiên cứu 32
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 32
3.3 Nội dung nghiên cứu 32
3.3 Phương pháp nghiên cứu 33
3.3.1 Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng 33
3.3.2 Phương pháp phân tích đất và cây 34
3.3.3 Các phương pháp nghiên cứu khác 36
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
4.1 Kết quả điều tra tình hình sản xuất lương thực và ngô tại Sơn La 39
4.1.1 Đặc điểm tự nhiên tỉnh Sơn La 39
4.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La 40
4.1.3 Tình hình sản xuất lương thực và ngô tại Sơn La 41
4.2 Đánh giá tác động của việc bón phân trong trồng ngô 46
4.2.1 Tác động của phân bón đến đến cây ngô trong quá trình trồng trọt 46
4.2.2 Tác động của việc sử dụng phân bón tới khả năng che phủ bảo vệ
đất của cây ngô 49
4.2.3 Tác động của việc bón phân trong trồng ngô tới sức sản xuất của đất 53
4.2.4 Hiệu quả năng lượng của việc bón phân 55
4.2.5 Đánh giá tác động của việc sử dụng phân bón trong trồng ngô tới đất 57
4.3 Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng xấu của tình trạng sử
dụng phân bón trong trồng ngô trên đất dốc 62
4.3.1 Khả năng ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường của tình trạng sử
dụng phân bón trong trồng ngô 62
5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
5.1 Kết luận 68
5.2 Đề nghị 68
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANLT : An ninh lương thực
BVTV : Bảo vệ thực vật
CEC : Dung tích hấp thu trao đổi của đất
FAO : Tổ chức Nông nghiệp và lương thực thế giới
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
GS. TSKH : Giáo sư, tiến sĩ khoa học
KT - XH : Kinh tế - Xã hội
PC : Phân chuồng
PGS. TS : Phó giáo sư, tiến sĩ
SNM : Sau nảy mầm
SXNN : Sản xuất nông nghiệp
TB : Trung bình
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
VSV : Vi sinh vật
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
vi
DANH MỤC BẢNG
ÍTT Tên bảng Trang
2-1 Ảnh hưởng của xói mòn đến một số chỉ tiêu hóa tính đất ở những
vị trí khác nhau trên sườn đồi 8
2-2 Bón phân đạm làm tăng năng suất và hàm lượng protein trong hạt ngô 13
2.3 Ảnh hưởng của bón phân khoáng tới các chất bị mất do xói mòn đất 17
2-4 Ảnh hưởng của bón phân cho ngô tới tình trạng vi sinh vật trong đất 18
2-5 Lợi ích của che phủ trên đất có độ dốc 10% 24
2-6 Tình hình sử dụng phân hóa học và năng suất trên đất Đông Anh 27
2-7 Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng sản xuất & năng suất đất
đồi xấu 28
2-8 Hàm lượng NO
3
−
trong rau thâm canh bằng phân hóa học &
phân chuồng 28
2-10 Ảnh hưởng của các kiểu phối hợp phân bón đến khả năng ổn
định địa bàn trồng dứa 29
2-10 Bón phân cân đối, không cân đối và năng suất ngô ở Mỹ 31
4-1 Diện tích, năng suất, sản lượng ngô tại Sơn La 43
4-2 Hiện trạng sử dụng phân bón trong trồng ngô của nông dân tại 3
huyện điều tra 44
4-3 So sánh hiện trạng sử dụng phân bón của nông dân với quy trình
hướng dẫn 45
4-4 Diện tích, năng suất ngô năm 2010 tại Sơn La 45
4-5 Tác dụng của phân bón đối với cây ngô trong quá trình trồng trọt 46
4-6 Ảnh hưởng của bón phân tới tình trạng các chất khoáng N,P,K
trong hạt và phụ phẩm của cây ngô (%) 48
4-7 Ảnh hưởng của bón phân tới khả năng che phủ đất của cây ngô 50
4-8 Ảnh hưởng của bón phân cho ngô đến khả năng sản xuất của đất 53
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
vii
4-9 Ảnh hưởng của bón phân tới khả năng sử dụng nguồn nước và
CO
2
của cây ngô 55
4-10 Hiệu suất năng lượng trong bón phân cho ngô 56
4-11 Ảnh hưởng của bón phân tới một số tính chất hóa học đất sau
một vụ trồng ngô 57
4-12 Ảnh hưởng của bón phân tới lượng N, P, K cây ngô lấy từ đất
sau một vụ sản xuất (kg/ha) 58
4-13 Tình trạng suy thoái các chất khoáng N,P,K của đất do cây lấy đi
sau một vụ trồng ngô không bón phân hay bón không đủ 60
4-14 Ảnh hưởng của bón phân cho ngô tới một số chỉ tiêu vi sinh vật
đất sau một vụ trồng ngô (× 10
3
CFU/g đất) 60
4-15 Khả năng ảnh hưởng tiêu cực tới đất của việc bón phân trong
rồng ngô (kg/ha) 62
4-16 Khả năng ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường do bón phân N,P,K
cho cây ngô sau một vụ trồng 63
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
viii
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
ÍTT Tên hình, đồ thị Trang
Hình 2.2: Diễn biến của nitơ khi bón vào đất [8] 20
Đồ thị 4.1. Lượng mưa và nhiệt độ không khí tại Sơn La, bình quân giai
đoạn 2009 - 2011 40
Đồ thị 4.2. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô qua các năm tại Sơn La 43
Đồ thị 4.3. Ảnh hưởng của bón phân đến chiều cao cây ngô qua các giai
đoạn phát triển. 47
Đồ thị 4.4. Ảnh hưởng của phân bón đến diện tích lá của cây ngô tại thời
điểm 60 ngày trồng 51
Đồ thị 4.5. Ảnh hưởng của việc bón phối hợp phân chuồng và vô cơ tới
diện tích lá (công thức 6) 51
Hình 4.1. Mô hình ủ phân 67
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, sản xuất nông nghiệp
sẽ ngày càng chiếm một tỷ trọng nhỏ trong GDP của mỗi quốc gia, mỗi vùng
lãnh thổ. Nhưng mãi mãi đóng vai trò quan trọng và không ngành nào có thể
thay thế được. Vì nó không chỉ đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, cung
cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và
chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất
khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ, mà còn góp phần quan trọng cho ổn định
chính trị, an sinh xã hội cho mỗi quốc gia. Trên 40% số lao động trên thế giới
đang tham gia vào hoạt động nông nghiệp, phần lớn diện tích đất đai đang
được sử dụng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Ở Việt Nam hiện nay tỷ lệ
lao động nông nghiệp vẫn còn chiếm tới 70%, phần lớn diện tích đất đai trong
đó có đất dốc đang sử dụng để sản xuất nông nghiệp.
Để đảm bảo ANLT an sinh xã hội cho phần lớn dân cư sống bằng nghề nông
và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất rất cần thâm canh SXNN. Có nhiều nhân tố ảnh
hưởng tới sự phát triển của nông nghiệp: đất đai, khí hậu và nguồn nước, dân cư và
nguồn lao động, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật… Theo FAO trên phạm vi toàn
thế giới, trung bình phân bón quyết định 50% năng suất cây trồng. Để nâng cao
năng suất trong sản xuất lương thực thì không thể không sử dụng phân bón, đặc biệt
là phân bón hóa học. Đây là những loại phân bón có chứa hàm lượng lớn những
nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu (N, P, K…) ở dạng hòa tan, khi bón cho cây sẽ giúp
tăng năng suất và chất lượng cây trồng, tuy nhiên nếu bón phân không hợp lý sẽ để
lại các hậu quả tiêu cực lên nông sản và môi trường sinh thái.
Vấn đề môi trường gần đây thu hút nhiều sự chú ý của toàn xã hội. Báo
động để loài người có đầy đủ ý thức cảnh giác hơn là cần thiết, nhưng gây sợ
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
2
hãi đến mức chống lại công nghiệp hóa, sinh học hóa, hiện đại hóa, đòi trở lại
cuộc sống “tự nhiên ” hoang dã thì hoàn toàn không đúng. Vấn đề ảnh hưởng
của phân bón đến môi trường cũng vậy, cần được nhìn toàn diện hơn. [24] Vì
như người được giải thưởng Nobel trong lĩnh vực nông nghiệp - ông N.
Borlaurg đã phát biểu “Những người đang hoạt động trên mặt trận lương thực
hãy luôn nhớ rằng, hòa bình không thể có và không thể thiết lập trên cái dạ
dày trống rỗng. Ngăn ngừa người nông dân tiếp cận với giống mới, phân bón,
thuốc BVTV, thế giới sẽ bị diệt vong bởi nạn đói và rối loạn xã hội trước khi
bị diệt vong do bị ô nhiễm môi trường như một số người vẫn thường nói”[24].
Sơn La là một trong những tỉnh miền núi, biên giới đang còn rất nhiều
khó khăn ở phía Tây Bắc của Việt Nam. Hiện tại và trong tương lai gần nền
kinh tế và đời sống của dân trong tỉnh vẫn phải chủ yếu dựa vào sản xuất
nông nghiệp mà chủ yếu là trồng trọt. Trong đó cây trồng chính là ngô và đất
canh tác chính lại là đất dốc. Vì vậy, trong hoàn cảnh dân số ngày càng tăng,
quỹ đất sản xuất lương thực có hạn, không còn con đường nào khác buộc Sơn
La phải thâm canh ngô trên đất dốc để đảm bảo an ninh lương thực và an sinh
xã hội nhưng phải gắn liền với bảo vệ môi trường.
Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn nêu trên, chúng tôi thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu tác động của việc sử dụng phân bón đến cây và đất
trong trồng ngô trên đất dốc tại Sơn La” để góp phần phát triển sản xuất ngô
bền vững trên đất đồi núi.
1.2. Mục tiêu của đề tài
• Đánh giá tác động của việc sử dụng phân bón tới cây ngô và đất trồng
ngô
• Xác định ảnh hưởng xấu của việc sử dụng phân bón tới môi trường trong
trồng ngô trên đất dốc
• Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng xấu của việc sử dụng phân
bón trong trồng ngô trên đất dốc
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
3
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Sản xuất nông nghiệp trên đất dốc và vấn đề môi trường
2.1.1. Vai trò của sản xuất nông nghiệp
2.1.1.1. Đáp ứng nhu cầu thiết yếu và an sinh xã hội
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người nông nghiệp là ngành sản
xuất ra đời đầu tiên. Từ lâu nông nghiệp được coi là một trong hai ngành sản
xuất vật chất cơ bản của xã hội bao gồm công nghiệp và nông nghiệp. Vai trò
quan trọng của nông nghiệp thể hiện ở sự đóng góp to lớn, toàn diện vào việc
phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường của mỗi đất nước. [3]
Nông nghiệp là ngành sản xuất và cung cấp cho xã hội những sản phẩm
tiêu dùng không thể thay thế được, đó là những sản phẩm có ý nghĩa quyết
định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người như: lương thực, thực
phẩm. Vì vậy, Ănghen nói: “Trước hết con người cần phải có ăn, uống và ở
trước khi lo đến chuyện làm chính trị, khoa học, kỹ thuật, tôn giáo ” Chủ tịch
Hồ Chí Minh cũng nói: “Có thực mới vực được đạo, phải làm cho nhân dân ta
ngày càng ấm no”. [17]
Nông nghiệp là một trong những ngành quan trọng sản xuất và cung
cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, công
nghiệp Sự phát triển của nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phát
triển kinh tế đất nước và tốc độ tăng trưởng của thu nhập quốc dân. [30]
Nông nghiệp là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm công nghiệp. Đối
với nước ta hiện nay hơn 70% dân số sống ở nông thôn đang đòi hỏi công
nghiệp phải cung cấp một khối lượng lớn các loại tư liệu sản xuất cũng như
hàng tiêu dùng. Sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống kinh tế của nông
dân được đảm bảo sẽ góp phần ổn định chính trị - xã hội, an ninh trật tự được
giữ vững, từng bước đô thị hóa nông thôn.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
4
Nông nghiệp là nơi bổ sung lực lượng lao động cho công nghiệp và các
ngành khác của nền kinh tế quốc dân. Phát triển nông nghiệp sẽ tăng nguồn
dự trữ lương thực cho quốc gia, đảm bảo nhu cầu cho quân đội, tăng cường
khả năng quốc phòng cho đất nước.
Như vậy nếu không có một nền nông nghiệp phát triển, một nền nông
nghiệp tiên tiến thì nền kinh tế quốc dân khó có thể phát triển vững mạnh và
với tốc độ cao được. Điều đó càng có ý nghĩa quan trọng đối với những nước
có nền kinh tế lạc hậu, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp như nước ta. [14]
2.1.1.2. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và chống suy thoái môi trường
Bản chất của quá trình trồng trọt là tạo điều kiện cho quá trình quang
hợp của cây trồng xảy ra thuận lợi, trong đó áp dụng các biện pháp kỹ thuật
canh tác khác nhau (giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, BVTV ) nhằm sử dụng
hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên: năng lượng mặt trời, tài nguyên
nước, tài nguyên đất bằng bón phân hợp lý trong hệ thống: cây trồng - đất
trồng - khí hậu - phân bón - kỹ thuật canh tác [15].
Vì năng suất cây trồng là kết quả của quá trình quang hợp và được tạo
thành trực tiếp từ các chất: nước, dinh dưỡng khoáng, CO
2
và năng lượng mặt
trời. Trong đó nguồn năng lượng mặt trời và CO
2
có rất nhiều trong tự nhiên
do các cơ thể quang hợp mới chỉ sử dụng được khoảng 2% tổng lượng mà mặt
trời chiếu lên trái đất, CO
2
do cây trồng lấy từ khí quyển qua lá cũng chỉ mới
chiếm 3% tổng khối lượng của khí này có trong khí quyển và được phát thải
từ rất nhiều nguồn trong tự nhiên tới mức gây ô nhiễm môi trường. Xét về
tổng số, nước có trong tự nhiên thường thừa thãi so với yêu cầu của cây từ
lượng mưa hàng năm nhưng do mưa phân bố không phù hợp với yêu cầu
(lúc quá nhiều khi quá ít) nên cây trồng vẫn thường bị thiếu nước. Do đó
trong trồng trọt vẫn thường phải quan tâm cung cấp nước (tưới, tiêu) theo nhu
cầu tạo năng suất của từng loại cây trồng, nhưng có thể khai thác từ những
nguồn có sẵn trong tự nhiên (nước sông, suối ) [15].
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
5
Xét theo thành phần hóa học, cây có các nguyên tố cấu tạo chính là: C
chiếm tới 42%, H - 44%, O - 6% và tổng của chúng chiếm 92% khối lượng
khô của cây, khoảng 8% chất khô còn lại do các nguyên tố dinh dưỡng
khoáng (N, P…) tạo thành. Các nguyên tố cấu tạo trên được cây trồng lấy từ
CO
2
trong khí quyển, còn H
2
O và các chất dinh dưỡng khoáng được cây lấy từ
đất qua hệ thống rễ (A. Gros, 1977) [15].
Nước được rễ cây hút từ đất vừa là nguồn dinh dưỡng (H và O) vừa là
phương tiện vận chuyển các nguyên tố dinh dưỡng khoáng. Nước không chỉ
cần cho cây dinh dưỡng khoáng và quang hợp mà còn cần với số lượng lớn để
thoát hơi nước qua lá. Đây là quá trình có tác dụng điều hòa hoạt động sống
của cây, trong đó sử dụng một phần năng lượng mặt trời, thải nước thừa của
cây vào khí quyển. Sự thoát hơi nước từ mặt lá cây cũng rất cần thiết cho quá
trình quang hợp và tạo năng suất, do có tác dụng duy trì nồng độ dịch bào và
giữ cho nhiệt độ trên mặt lá mà cây có thể chấp nhận được.
Như vậy đối với cây trồng nước là nguồn cung cấp các nguyên tố cấu
tạo chính H, O, đặc biệt H ( 42% chất khô). Do đó nước rất quan trọng không
chỉ với cây trồng mà cả với khả năng sản xuất (độ phì nhiêu) của đất. Nước
chỉ phát huy tác dụng đối với cây thông qua đất và được bổ sung từ các nguồn
có sẵn trong tự nhiên như: nước mưa, nước sông và suối Để tạo 1 tấn chất
khô trong quá trình sinh trưởng tùy theo điều kiện cây cần bốc hơi nước, dao
động từ 30 - 80 tấn (I.A.Gôđin, 1989), trung bình 40 - 50 tấn nước (A. Gros,
1977)[15].
Sản xuất nông nghiệp còn góp phần phòng chống, ngăn ngừa thiên tai,
bảo vệ môi trường sinh thái, điều hòa khí hậu đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, du
lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc
sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa,
tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
6
gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho
sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người… Có thể nói, trong các nhu cầu sử
dụng tài nguyên đất để phát triển kinh tế xã hội ( công nghiệp, giao thông…)
của con người, sử dụng đất cho trồng trọt là số ít nhu cầu sử dụng đất còn có
tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt trong tiêu thụ nguồn CO
2
[15].
2.1.2. Vai trò của trồng ngô ở miền núi phía Bắc
Đất dốc chiếm khoảng 3/4 diện tích đất tự nhiên của Việt Nam phân
bố ở vùng trung du và miền núi nước ta và là vùng chậm phát triển, đời
sống nông dân còn rất nhiều khó khăn, kinh tế nghèo nàn. Vì vậy dù muốn
hay không thì bắt buộc người dân ở vùng trung du miền núi cũng phải sử
dụng đất đồi núi để sản xuất nông nghiệp thì mới đủ đáp ứng cho cuộc
sống của họ. [25]
Trên thế giới, ngô (Zea mays) là cây lương thực có tiềm năng năng suất
rất cao. Ngô là cây có thể trồng trong những điều kiện khí hậu khác nhau, có
khả năng chịu hạn và sử dụng nước tiết kiệm, không kén đất, có thể trồng
được nhiều vụ trong năm. Vì vậy cây ngô được trồng phổ biến ở khắp nơi và
là cây trồng thích hợp cho vùng đất dốc. Ngô là cây lương thực có vị trí thứ 2
(sau lúa) ở Việt Nam, ngoài tác dụng làm lương thực (là lương thực chính của
một số dân tộc ít người), ngô hiện được dùng chủ yếu cho chăn nuôi, làm
nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi [17]. Cây
ngô là một cây ngũ cốc quang hợp theo chu trình C4, là cây ưa nhiệt có hệ
thống rễ chùm phát triển (FAO, 1993)[2].
Miền núi phía Bắc là một trong những vùng trồng ngô chính của Việt
Nam. Sản xuất ngô ở đây còn đặc biệt quan trọng trong ổn định đời sống của
phần lớn dân số sống bằng nghề nông. Vì vậy nhu cầu phát triển sản xuất ngô
bền vững ở đây càng trở nên cấp thiết hơn bất cứ nơi nào. Tuy nhiên trồng
ngô ở miền núi ngoài những hạn chế, khó khăn như những vùng trồng ngô
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
7
khác ở nước ta còn có một số khó khăn khác: đất dốc bị xói mòn, rửa trôi
mạnh và vận chuyển khó khăn; thường hoàn toàn dựa vào nước trời [19].
Điều kiện và yêu cầu phát triển sản xuất ngô ở Việt Nam rất lớn, đặc biệt
ở vùng miền núi phía Bắc, trong đó có tỉnh Sơn La. Nhưng hiện tại nước ta vẫn
phải nhập khẩu 500.000 - 700.000 tấn ngô hạt/năm, do sản xuất ngô đang có
một số tồn tại lớn: Năng suất ngô trung bình của Việt Nam tuy đã tăng liên tục
trong 20 năm gần đây, nhưng mới đạt 3,96 tấn/ha và bằng 81% của thế giới,
thấp hơn rất nhiều so với các nước năng suất cao ( 8 - 10 tấn/ha) và với năng
suất trong thí nghiệm.
Song ngô chưa phát huy được tiềm năng phát triển của nó do trong sản
xuất ta mới chỉ chú trọng được nhiều đến giống ngô. Để đạt năng suất cao cây
ngô lai đòi hỏi phải thâm canh, trong đó có yêu cầu đầu tư vốn không chỉ cho
giống mà cả phân bón và các vật tư khác. Các biện pháp canh tác ngô mặc dù
đã được cải thiện nhiều xong vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của các giống
mới nên là những yếu tố hạn chế năng suất ngô hiện nay ở Việt Nam [19].
2.1.3. Trồng trọt trên đất dốc và vấn đề môi trường
2.1.3.1. Quá trình xói mòn, rửa trôi
Xói mòn đất là quá trình có thể làm suy thoái độ phì nhiêu đất rất
nhanh do liên quan trực tiếp tới tác động tiêu cực của khí hậu, độ dốc của đất
tự nhiên và trình độ áp dụng kỹ thuật canh tác của người sản xuất [15].
Ở Việt Nam có một số đặc điểm chung về mưa (lượng mưa hàng năm
cao, bình quân 1500 - 2000 mm, có nơi tới 3000 mm, mưa lại tập trung vào
một thời gian xác định thành mùa mưa) cùng với địa hình dốc của phần lớn
diện tích đất (đặc biệt ở vùng đồi núi). Những đặc điểm trên đã tạo điều kiện
rất thuận lợi cho việc hình thành những dòng nước chảy và tạo ra một quá
trình tự nhiên tác động mạnh nhất đến độ phì nhiêu của các loại đất ở nước ta
là quá trình xói mòn bề mặt [24].
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
8
Bảng 2-1. Ảnh hưởng của xói mòn đến một số chỉ tiêu hóa tính đất
ở những vị trí khác nhau trên sườn đồi
%
Mili định lượng
/100 g đất
Loại đất dốc
Và độ dốc
Vị trí
Hữu
cơ
N K
2
O
Cation
kiềm
Kiềm
thổ
Độ chua
trao đổi
A 0,86 0,07
0,30 0,03 1,86 3,17
B 2,12 0,18
0,90 0,25 4,17 1,65
A 1,87 0,11
0,76 0,17 5,63 1,17
Feralit trên đá
cát 12,0
0
B 3,46 0,30
1,12 0,63 10,98
0,62
A 3,14 0,17
0,26 0,02 2,32 4,89
Feralit trên đá
bazan 15,4
0
B 5,22 0,29
0,73 0,21 5,75 2,15
A 1,61 0,10
0,60 0,16 3,96 5,63
Feralit trên đá
phiến 17,1
0
B 3,94 0,26
1,52 0,49 6,15 2,67
Nguồn: Nguyễn Vy, 2003
Ghi chú: A, B là các vị trí khác nhau trên sườn đồi
Không những vậy trên vùng đất dốc với các phương thức canh tác lạc
hậu từ ngàn xưa để lại như phát nương, đốt rẫy vừa làm mất lớp che phủ mặt
đất vừa làm mất chất hữu cơ và đạm trong khối lượng chất xanh của thảm thực
vật tự nhiên. Việc trồng các cây lương thực có tán lá quá nhỏ trên đất quá dốc
lại không có biện pháp chống xói mòn bảo vệ đất… đã làm tăng thêm tác dụng
tiêu cực của những nhân tố tự nhiên nêu trên. Do khi mặt đất không hoặc có
cây che phủ kém sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi để cho mưa, gió xối trực tiếp vào
đất và phá vỡ kết cấu đất rồi hình thành những dòng nước chảy tràn trên mặt
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
9
đất mà cuốn trôi đất và các chất dinh dưỡng hòa tan và không hoà tan. Kết quả
của những điều nêu trên, là xói mòn có thể làm mất lớp đất bề mặt (vốn thể
hiện tiềm năng cao nhất của độ phì nhiêu tự nhiên) dày 1 - 2 cm với khối lượng
đất hàng chục tấn/ha cùng với lượng lớn (hàng chục kg/ha) các chất dinh
dưỡng và chất hữu cơ. Làm cho các chỉ tiêu hóa tính đất trên đỉnh đồi và dưới
chân đồi hoàn toàn khác hẳn nhau [24].
Song song với quá trình xói mòn bề mặt, một quá trình khác có thể làm
giảm mạnh độ phì nhiêu của đất, dẫn tới thoái hóa và kiệt quệ các chất dinh
dưỡng khoáng, đặc biệt là các chất ở dạng hòa tan, đó là quá trình rửa trôi theo
phẫu diện. Quá trình này còn gọi là rửa trôi theo trọng lực, rửa trôi theo chiều
sâu, rửa trôi thẳng đứng Lượng mưa lớn ở nước ta đã làm cho dung dịch đất,
có một thời gian dài trong năm luôn ở trạng thái pha loãng, không còn đủ điều
kiện thích ứng cho đất hấp thu cơ học, hấp thu phân tử và ảnh hưởng không
nhỏ đến hấp thu hóa lý và hấp thu hóa học. Trong hoàn cảnh này các ion có
trong dung dịch đất đã theo trọng lực di chuyển xuống các lớp đất dưới, tạo ra
hiện tượng rửa trôi theo phẫu diện. Quá trình rửa trôi mang cả anion và cation
xuống các lớp đất sâu, song quan trọng nhất vẫn là các cation kiềm và kiềm
thổ. Do đó dẫn đến sự thay đổi cơ bản về lượng và chất của dung tích hấp thu
trong lớp đất mặt cũng như toàn phẫu diện, ảnh hưởng tới hàng loạt quan hệ
tương tác trong dinh dưỡng cây trồng [15][24].
Nước ta có lượng mưa lớn lại tập trung theo mùa, nên mỗi trận mưa
thường rất to. Khi mưa, do hạt mưa rơi từ trên cao xuống, nếu mặt đất không
có gì che phủ thì hạt mưa sẽ gõ rất mạnh vào mặt đất, làm tan rã các hạt đất.
Sau đó trên mặt đất sẽ xuất hiện dòng chảy cuốn trôi các hạt đất này đem
xuống phía dưới chân núi và chảy theo sông suối. Cứ như thế mỗi năm lớp đất
mặt bị bào mòn dần cho đến khi trơ sỏi đá không thể canh tác được nữa. Nơi
có điều kiện dòng chảy tập trung sẽ xảy ra xói mòn khe rãnh.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
10
Tán rừng như một lá chắn rộng lớn làm chậm dòng chảy của nước và
tầng thảm mục trong rừng như một bọt xốp khổng lồ hút nước khi mưa và nhả
dần nước khi khô hạn. Do chặt phá rừng bừa bãi, làm nương rẫy du canh liên
tục nhiều năm, do canh tác không đúng kỹ thuật trên đất dốc nên đất đai bị mất
dần làm cho tài nguyên đất giảm sút. Do mất rừng, nên nguồn nước ngày càng
cạn kiệt làm cho tài nguyên nước ngày càng giảm sút. Khi rừng đã mất, mặt
đất bị trơ trọi, đất lại dốc thì sau mỗi trận mưa lớn, nước sẽ dồn xuống rất
nhanh tạo ra các trận lũ quét, lở đất ở vùng miền núi và lụt lội ở vùng đồng
bằng gây ra nhiều thiệt hại về người và kinh tế. Khi đất đai đã không thể canh
tác được nữa, người dân tất phải di chuyển đến chỗ khác để phá rừng trồng cây
lương thực, như vậy diện tích rừng bị giảm dần, phá vỡ vòng tuần hoàn tự
nhiên theo hướng bất lợi như hạn hán, khi hậu biến đổi gây tổn hại về môi
trường cho toàn nhân loại. [25]
2.1.3.2. Tình trạng suy thoái đất
Điểm nổi bật nhất và cũng là xu thế của nhiều vùng đất dốc, là sự thoái
hoá đất. Đất dốc nhiệt đới nói chung có độ phì nhiêu thấp; có phản ứng chua
và thường chứa một tổ hợp các yếu tố hạn chế về hóa học (độc nhôm, sắt;
thiếu lân, canxi, kali, magiê) và vật lý (giữ nước kém, dễ bị rửa trôi, dễ đóng
váng, bị nén chặt); Dung tích hấp thu và độ no bazơ thấp nên có khả năng giữ
chất dinh dưỡng kém; Hoạt động sinh vật thấp; (Mutert E. và Fairhurst T,
1997). [5][15]
Các nguyên nhân gây thoái hóa đất trồng thường là: Xói mòn, rửa trôi;
Chế độ tưới tiêu; Bón phân không cân đối; Kỹ thuật canh tác không hợp lý.
Xói mòn và rửa trôi là nguyên nhân gây thoái hoá thường xuyên và quan
trọng nhất đối với đất dốc vùng nhiệt đới ẩm, vì nó không chỉ làm suy thoái
độ phì nhiêu tầng đất mặt, gây chua hoá đất mà còn có thể làm mất dần lớp
đất canh tác. Tác động này càng nặng nề, nếu đất dốc không được che phủ
thường xuyên, hoặc đất bị canh tác ngay trước hay trong khi mưa [15][24].
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
11
Xói mòn và rửa trôi thường liên quan tới lượng mưa; độ dốc; độ che
phủ và thảm thực vật; biện pháp canh tác… Chế độ tưới, tiêu “nhờ nước trời”,
lúc gây hạn, lúc quá nhiều nước, đặc biệt khi lượng mưa quá lớn, trở thành
“đồng minh đắc lực” của xói mòn, rửa trôi. Kỹ thuật canh tác không hợp lý
như: sử dụng giống cây trồng không phù hợp với điều kiện sinh thái; làm đất,
gieo trồng không theo đường đồng mức; xới xáo đất khi mưa sẽ trở thành
nguyên nhân không nhỏ làm suy thoái đất [15][24] [28].
Người dân ở một số vùng miền núi vẫn tiến hành canh tác nương rẫy du
canh theo chu kỳ:
Rừng Phát đốt Trồng cây ngắn ngày Bỏ hóa
Kiểu canh tác này gây ra xói mòn đất nghiêm trọng. Khi áp lực dân số
tăng lên, nhu cầu về đất đai canh tác cũng tăng dẫn đến thời gian bỏ hóa ngắn
lại làm cho đất bị thoái hóa nhanh hơn [43]. Thông qua việc phá rừng, đốt rẫy,
canh tác trên đất dốc không có biện pháp bảo vệ đất, làm xói mòn và thoái
hóa đất rất mạnh.
Trên những vùng canh tác đất dốc lạc hậu, không có biện pháp bảo vệ
đất chống xói mòn đã làm lượng đất bị bào mòn bình quân hàng năm trên 1 ha
lên tới hàng chục tấn. Trong trường hợp này con người đã cùng các yếu tố tự
nhiên tự hủy hoại môi trường sống của mình và xã hội. [16]
Trồng một loài cây liên tục trong nhiều năm trên cùng một mảnh đất,
đồng thời không bón phân làm cho cạn kiệt chất màu, không duy trì được độ
phì và khả năng sản xuất của đất một cách lâu dài. Thực hiện các biện pháp
sai như cày xới toàn diện trong mùa mưa, lên luống xuôi theo chiều dốc, trồng
cây không theo đường đồng mức đều làm ảnh hưởng xấu đến đất dốc.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
12
2.2. Vai trò của phân bón trong sản xuất nông nghiệp
2.2.1. Vai trò của phân bón đối với năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng
2.2.1.1. Phân bón với năng suất cây trồng
Theo Nguyễn Trọng Thi, Nguyễn Văn Bộ (1999)[32], giải pháp phát
triển lương thực bền vững trên nguyên tắc dựa vào phân bón sẽ có vị trí ngày
càng quyết định để sử dụng hiệu quả đất hiện có. Nhiều cuộc điều tra tổng kết
về vai trò của phân bón với cây trồng ở khắp các châu lục trên thế giới đều cho
thấy, trong số các biện pháp kỹ thuật trồng trọt liên hoàn, bón phân luôn là biện
pháp kỹ thuật có ảnh hưởng lớn nhất, quyết định nhất đối với cây trồng. [16]
Theo FAO trong thập niên 1969 - 1979 trên phạm vi toàn thế giới,
trung bình phân bón quyết định 50% năng suất cây trồng, cứ bón 1 tấn các
chất dinh dưỡng nguyên chất chính thì sản xuất được 10 tấn hạt ngũ cốc. Ở
các nước có hệ thống nông nghiệp phát triển trong hơn 100 năm gần đây (từ
khi bắt đầu sử dụng phân bón hóa học), hơn 60% năng suất cây trồng tăng là
nhờ sử dụng phân khoáng. Kết quả nghiên cứu và điều tra ở Việt Nam cho
đến năm 1997 cho thấy, tính trung bình phân bón làm tăng 38 - 40% tổng sản
lượng, bón 1 tấn dinh dưỡng nguyên chất có thể thu được 13 tấn thóc (Viện
thổ nhưỡng nông hóa, 1999). Tổng kết về vai trò của từng yếu tố kỹ thuật
trong nông nghiệp hiện đại ở Mỹ cho thấy: Năng suất quyết định bởi: 41% do
phân khoáng, 15 - 20% do thuốc BVTV, 15% do hoàn thiện các biện pháp kỹ
thuật, 8% do chọn giống, 8% do tưới nước, 11 - 18% do các yếu tố khác (Lê
Văn Khoa, 1996). [16]
2.2.1.2.Phân bón với chất lượng sản phẩm
Mặc dù chất lượng sản phẩm cây trồng quyết định bởi đặc điểm của cây
và giống cây trồng. Nhưng do cây trồng hút chất dinh dưỡng từ đất và phân
bón để tạo nên năng suất và chất lượng sản phẩm nên việc thiếu hay thừa một
số chất nhất định trong dinh dưỡng của cây làm ảnh hưởng đến hoạt động của
men, do đó ảnh hưởng đến phẩm chất nông sản.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
13
Phân bón (nhất là phân vi lượng, phân kali) tác động mạnh lên hàm
lượng và tính chất các loại men nên vừa có khả năng tạo năng suất cây trồng
cao vừa có khả năng tạo phẩm chất tốt (chất khoáng, protein, đường và
vitamin). Phân lân làm tăng rõ phẩm chất các loại rau, cỏ làm thức ăn gia súc
và chất lượng hạt giống. Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, bón phân
kali cho cây làm tăng chất lượng của nhiều loại cây trồng: Tăng tỷ lệ bột,
giảm mạnh hàm lượng HCN (axit xianhidric) trong củ sắn; Tăng hàm lượng
và năng suất protein, năng suất dầu trong các hạt cây đậu đỗ; Tăng tỷ lệ
đường trong mía; Tăng tỷ lệ tananh và chất hoà tan trong búp chè; Tăng tỷ lệ
đường và nhựa thơm trong lá thuốc lá; Tăng tỷ lệ đường, đặc biệt là đường
gluco trong quả cam và dứa; Giảm chất xơ trong cải bắp (Viện Thổ nhưỡng -
Nông hoá, 1999).
Phân đạm hóa học thường được nói tới như một "tội phạm" trong tác
dụng xấu đối với chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm
(VSATTP), nhưng loại phân này cũng có những ảnh hưởng tốt đến chất lượng
sản phẩm. Khi bón phân đạm cho cây trồng làm cho cây hút được nhiều đạm
hơn, có hàm lượng protein trong sản phẩm tăng lên rõ, hàm lượng xenlulo
giảm xuống. Bón phân đạm còn có khả năng làm tăng hàm lượng caroten
trong cây, nhất là khi bón phối hợp với phân lân.
Bảng 2-2. Bón phân đạm làm tăng năng suất và hàm lượng protein
trong hạt ngô
Lượng đạm bón
(kg/ha)
Năng suất hạt
(tấn/ha)
Hàm lượng protein trong
hạt (%)
0 7,4 8,0
100 10,0 8,5
200 11,5 9,5
Nguồn: Viện Lân & Kali Canada, 1995
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
14
Vì vậy, bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng không chỉ làm tăng
năng suất mà còn làm tăng chất lượng sản phẩm như: hàm lượng các chất
khoáng, protein, đường, bột và vitamin… Điều này được thể hiện rõ trong
nhiều công trình nghiên cứu và thực tiễn sản xuất ở khắp nơi trên thế giới. [16]
Trong thực tế sản xuất có những hiện tượng chứng tỏ là bón nhiều phân
hóa học phẩm chất nông sản bị sút kém rõ rệt. Bón quá nhiều đạm ảnh hưởng
xấu tới chất lượng của các nông sản (làm tăng tỷ lệ nước và hàm lượng NO
3
–
gây bất lợi cho người sử dụng, làm giảm tỷ lệ Cu trong cỏ nên có thể gây vô
sinh cho bò sinh sản). Bón phân không cân đối tạo ra các nông sản (thức ăn)
không cân đối, thiếu các vitamin, thiếu các nguyên tố vi lượng khiến người và
động vật mắc các bệnh suy dinh dưỡng, thiếu máu, vô sinh… Vì bón phân
không cân đối đều có thể gây mất an toàn chất lượng nông sản và môi trường,
điều này thường thấy rõ nhất với yếu tố N. (Vũ Hữu Yêm, 1995) [16]
Vì vậy, để sử dụng phân bón hiệu quả và an toàn, ngoài kiến thức về
phân bón còn cần có những hiểu biết về mối quan hệ giữa bón phân với các
yếu tố liên quan khác như: đất trồng, khí hậu, kỹ thuật trồng trọt. [16]
2.2.1.3. Vai trò của các chất dinh dưỡng chính đối với cây
Trong ngành trồng trọt sở dĩ việc cung cấp các chất dinh dưỡng khoáng
thiết yếu, đặc biệt là các chất đa lượng, có vai trò rất quan trọng đối với cây
trồng vì những lý do sau đây:
Đạm là chất không thể thiếu đối với các cơ thể sinh vật nói chung;
đạm là yếu tố chính, yếu tố quyết định sự sinh trưởng, phát triển và năng
suất của cây. Do đạm là thành phần cơ bản và thường chiếm 15 - 17% của
chất protein - chất biểu hiện của sự sống. Đạm có trong nhiều hợp chất hữu
cơ, rất cơ bản và rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây:
Diệp lục, các axit nucleic (ADN và ARN), các loại men, bazơ có đạm, một
số hợp chất có hoạt tính sinh học cao. Đạm là yếu tố cơ bản của quá trình
đồng hoá các bon, đạm có tác dụng kích thích sự phát triển của bộ rễ và
việc hút các yếu tố dinh dưỡng khác của cây.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
15
Lân là một trong những chất cần thiết bậc nhất của quá trình trao đổi
chất của thực vật, do có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phân chia tế bào,
tạo thành chất béo và protein. Lân thúc đẩy sự phát triển bộ rễ, đặc biệt là
các rễ bên và lông hút (là bộ phận trực tiếp hấp thu dinh dưỡng của cây),
kích thích sự hình thành nốt sần ở cây bộ đậu.
Lân cũng là yếu tố của sự sinh trưởng và phát triển của cây, đủ lân hạn
chế tác hại của việc thừa N, tăng khả năng hút N cho cây, cây sẽ sinh trưởng
và phát triển tốt hơn, thúc đẩy việc ra hoa và hình thành quả ở cây, làm quả
mau chín. Lân là yếu tố quyết định phẩm chất hạt giống do làm cho hạt
giống có tỷ lệ nảy mầm cao, hạt đầy đặn (mẩy), vỏ có màu sắc đẹp hấp dẫn.
Lân còn có tác dụng tạo cho cây có khả năng điều hoà những sự thay đổi về
phản ứng môi trường, giúp cây tăng các khả năng chống chịu với điều kiện
bất thuận như: khả năng chịu rét, chịu hạn và khả năng chống chịu sâu bệnh
hại cây trồng.
Kali tham gia rất tích cực vào quá trình quang hợp, tổng hợp các chất
hydratcácbon hay gluxit của cây. Kali điều tiết các hoạt động sống của cây,
tham gia vào quá trình phân chia tế bào; tăng cường khả năng hút các chất
dinh dưỡng khác, làm giảm tác hại của việc thừa N, tăng khả năng chống đổ
và chống chịu các điều kiện khí hậu bất thuận, chống chịu sâu, bệnh hại cây.
Kali có ảnh hưởng nhiều tới chất lượng sản phẩm của cây trồng, làm tăng hàm
lượng đường, tinh bột, số lượng và chất lượng sợi, chất lượng thương phẩm
của các nông sản
Cây trồng lấy các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu chủ yếu từ đất,
tuy nhiên trữ lượng và khả năng cung cấp dưới dạng dễ tiêu đối với cây của các
chất này có trong đất lại có hạn, đặc biết đối với các loại đất nghèo dinh dưỡng.
Do đó việc đảm bảo dinh dưỡng khoáng bằng bón phân cân đối cho cây trồng
trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất của trồng trọt.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………
16
2.2.2. Vai trò của phân bón đối với hiệu quả sản xuất
Như trên đã thấy, bón phân là biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng quyết
định đối với năng suất, phẩm chất nông sản, nên trong trồng trọt người sản
xuất rất coi trọng đầu tư phân bón. Vì việc sử dụng phân bón hiệu quả sẽ làm
tăng nhiều thu nhập và lợi nhuận cho người sản xuất. [16]
Andre Gros (1977) cho biết: Một trong những điều kiện cơ bản của lợi
nhuận nông nghiệp là tận dụng được vốn kinh doanh, trong đó vốn dùng cho
phân bón có tác dụng kích thích lãi và không nên hà tiện. Người trồng trọt có
thể bón phân để đạt lợi nhuận tối đa từ một đơn vị diện tích trồng trọt thông
qua việc xác định được lượng phân bón và năng suất tối thích [16].
Nghiên cứu của HLS. Tandon (1994) về sản xuất của một nông hộ trên
2 ha cho thấy, nhờ thâm canh cao dù chi phí sản xuất tăng nhiều hơn (1200$,
trong đó tăng chi phí phân bón nhiều nhất - 500$) mà làm tăng thu nhập
(4000$) hơn 8 lần so với không thâm canh (480$).[16]
2.3. Tác dụng của phân bón đối với môi trường
2.3.1. Tác dụng tích cực của phân bón đối với đất
Trong trồng trọt cần bón phân nhằm đạt năng suất cây trồng cao thỏa
đáng với chất lượng tốt, hiệu quả sản xuất cao, đồng thời để ổn định và bảo vệ
được đất trồng. Bón phân là biện pháp để hoàn trả lại các chất khoáng cây
trồng hút để tạo sản phẩm hay bị rửa trôi, xói mòn, giữ cho đất khỏi bị suy
kiệt đi. Bón phân còn là biện pháp bổ sung và điều chỉnh các chất khoáng
trong đất làm cho môi trường đất trở nên tốt hơn và cân đối hơn. Ví dụ như
bón vôi cho đất chua, bón lân cho đất nghèo lân hay đất nhiều đạm mà ít lân,
đạm - lân không cân đối, nên năng suất không cao. Bón magie cho đất thiếu
magie để chữa bệnh vàng lá chè (Lê Văn Đức - 1996), bón lưu huỳnh để chữa
bệnh vàng lá cà phê (Công Huyền Tôn Nữ Tuấn Nam, 1998). [10]